Chương II Nghị định 08/2022/NĐ-CP : Bảo vệ các thành phần môi trường và di sản thiên nhiên
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);
c) Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải.
4. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở các nội dung sau:
a) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo;
b) Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch:
a) Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh;
b) Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm và lộ trình thực hiện.
6. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;
b) Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
d) Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt;
đ) Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
e) Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;
g) Các biện pháp, giải pháp khác.
7. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt:
a) Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt;
b) Các giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng;
d) Các giải pháp công trình, phi công trình khác.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;
c) Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
3. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
4. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
5. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.
6. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng;
b) Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
c) Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
d) Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.
2. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;
b) Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí.
3. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
4. Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.
6. Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
3. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương: hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị, nông thôn và các khu vực khác.
2. Về đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí; thực trạng và hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang thực hiện; hiện trạng các chương trình, hệ thống quan trắc; tổng hợp, xác định, đánh giá các nguồn phát thải chính (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện); thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải chính và mô hình hóa chất lượng môi trường không khí.
3. Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo mùa, các vấn đề ô nhiễm liên tỉnh, xuyên biên giới (nếu có); nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội làm phát sinh các nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện).
4 Về đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng: thông tin, số liệu về số ca bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí (nếu có); kết quả đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân tại địa phương.
5. Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí: hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí ở địa phương.
6. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được ban hành theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh trong trường hợp cần thiết để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.
3. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
1. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:
a) Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ;
c) Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học;
d) Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
3. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi nội tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng được xác định như sau:
a) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp liên vùng, liên tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh trở lên trong thời gian 03 ngày liên tục;
b) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên địa bàn trong thời gian 03 ngày liên tục.
1. Việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
2. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm, suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất bao gồm:
a) Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
b) Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
c) Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
d) Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường đất bao gồm điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết.
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra, giám sát.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này; điều tra, đánh giá chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này để làm căn cứ lập dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 15; điều tra đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn để xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực đất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này nhằm đánh giá, phát hiện các chất gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất, nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ là căn cứ để xác định, khoanh vùng và quản lý các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Tổng hợp, rà soát tài liệu liên quan đến khu vực đất cần thực hiện điều tra, đánh giá;
b) Khảo sát hiện trường khu vực ô nhiễm môi trường đất;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hàm lượng các chất ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm:
a) Công bố thông tin và khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết;
b) Công bố thông tin và khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để theo dõi, giám sát.
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất nhằm xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ, quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường;
c) Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và xác định trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về cách thức, phương pháp, mạng lưới lấy mẫu phân tích sơ bộ, chi tiết chất lượng môi trường đất tại hiện trường.
1. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất căn cứ vào báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, điều tra, đánh giá chi tiết quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này và phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
d) Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu;
đ) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
e) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
4. Đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh công bố thông tin cho cộng đồng về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành biểu mẫu phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ, cải tạo, phục hồi và nâng cao độ phì đất nông nghiệp.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch được phân công; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện kế hoạch.
2. Nội dung của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:
a) Đánh giá tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường đất; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất; các vấn đề bất cập, tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng môi trường đất;
b) Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia;
c) Đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
d) Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp;
đ) Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch;
e) Tổ chức thực hiện, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp; cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
3. Căn cứ vào kết quả điều tra, định kỳ trước ngày 25 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp, gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
1. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường căn cứ vào một trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được đánh giá theo mức độ ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa đối với cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Tiêu chí đối với một số đối tượng di sản thiên nhiên cụ thể được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Khu dự trữ sinh quyển là khu vực đáp ứng tiêu chí có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt cần bảo tồn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Khu vực tập hợp các hệ sinh thái có tính đại diện cho một vùng địa lý sinh vật;
b) Có ranh giới rõ ràng để thực hiện phân vùng quản lý theo quy định tại Nghị định này và bảo đảm triển khai các hoạt động, xây dựng, thí điểm mô hình kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái, phát triển kinh tế xã hội bền vững, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học - công nghệ, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
3. Công viên địa chất là khu vực đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Có ranh giới địa lý, hành chính rõ ràng, liền khoảnh, trong đó chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và kinh tế;
b) Có các đặc điểm nổi bật, độc đáo, minh chứng cho các quá trình địa chất quan trọng trong lịch sử tiến hóa, phát triển của Trái đất, đồng thời là nơi hội tụ các giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học và được nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách tổng thể, bền vững.
4. Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên khác;
b) Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên;
c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên;
Đối với di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
đ) Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản thiên nhiên.
5. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án xác lập và thẩm quyền công nhận di sản thiên nhiên khác
a) Đối với di sản thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định này:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập, tổ chức thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên cấp tỉnh trên địa bàn quản lý; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng đề xuất xác lập di sản thiên nhiên theo quy định tại điểm này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp tỉnh gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ranh giới thuộc di sản thiên nhiên và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan;
b) Đối với di sản thiên nhiên cấp quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định này:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp quốc gia trên địa bàn quản lý và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di sản thiên nhiên cấp quốc gia;
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công nhận di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hội đồng thẩm định gồm các thành viên là đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ranh giới diện tích khu vực được đề cử di sản thiên nhiên và một số tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan.
6. Hồ sơ và nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác
a) Hồ sơ thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm: báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan đối với dự án xác lập di sản thiên nhiên; văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên;
b) Nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm: mức độ đáp ứng các tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên; vị trí địa lý, ranh giới và diện tích di sản thiên nhiên, các phân vùng quản lý di sản thiên nhiên; mục tiêu quản lý di sản thiên nhiên; nội dung quản lý và kế hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; mô hình tổ chức quản lý; nguồn lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý di sản thiên nhiên.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các mẫu biểu về văn bản đề nghị thẩm định và báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường; hướng dẫn kỹ thuật lập, công nhận di sản thiên nhiên khác quy định tại Điều này.
1. Ban quản lý (nếu có) hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên lập hồ sơ đề nghị tổ chức quốc tế công nhận danh hiệu quốc tế và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định theo quy định tại Điều này.
Việc hướng dẫn kỹ thuật, thẩm định và đề cử công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Di sản văn hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Tổ chức thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đề cử di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận:
a) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: hồ sơ được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định.
Trường hợp di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định sau khi có văn bản đồng thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới thuộc di sản thiên nhiên đề cử;
b) Hội đồng thẩm định gồm các thành viên là đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề cử di sản thiên nhiên, đại diện một số tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan;
c) Nội dung thẩm định bao gồm: việc đáp ứng các tiêu chí đối với di sản thiên nhiên đề cử danh hiệu quốc tế; vị trí địa lý, ranh giới và diện tích di sản thiên nhiên, các phân vùng di sản thiên nhiên; mục tiêu quản lý di sản thiên nhiên; nội dung quản lý và kế hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; mô hình tổ chức quản lý; nguồn lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý di sản thiên nhiên sau khi được công nhận;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ sau họp Hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đề cử tổ chức quốc tế công nhận danh hiệu quốc tế đối với di sản thiên nhiên.
3. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện và gửi hồ sơ đề cử công nhận theo quy định của tổ chức quốc tế.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật việc đề cử, công nhận danh hiệu quốc tế đối với di sản thiên nhiên của Việt Nam theo quy định của các tổ chức quốc tế; chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế để hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận.
1. Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên bao gồm điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm một lần và hoạt động điều tra, đánh giá khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc điều tra, đánh giá định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;
b) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;
c) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
d) Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên thực hiện điều tra, đánh giá định kỳ di sản thiên nhiên theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có di sản thiên nhiên và cập nhật kết quả điều tra, đánh giá theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu báo cáo quy định tại khoản này.
3. Căn cứ vào giá trị nổi bật của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân thành các nhóm dưới đây và tổ chức quản lý và ưu tiên nguồn lực để bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan:
a) Nhóm di sản về cảnh quan sinh thái, thiên nhiên quan trọng bao gồm: di sản thiên nhiên được xác lập, công nhận khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường; khu bảo vệ cảnh quan được thành lập theo pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Nhóm di sản về đa dạng sinh học cao, bao gồm: di sản thiên nhiên được xác lập, công nhận khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường; khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; khu dự trữ sinh quyển theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
c) Nhóm di sản về địa chất, địa mạo điển hình, bao gồm: các di sản thiên nhiên được khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường, công viên địa chất theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
d) Nhóm di sản về môi trường sinh thái quan trọng, bao gồm: các di sản thiên nhiên khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
đ) Nhóm các vườn di sản thiên nhiên, bao gồm: di sản thiên nhiên được xác lập, công nhận khi đáp ứng từ 02 tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường trở lên; vườn quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản.
4. Căn cứ vào quy mô diện tích, phạm vi ảnh hưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng về các giá trị của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân cấp như sau:
a) Di sản thiên nhiên cấp tỉnh, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và có ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương;
b) Di sản thiên nhiên cấp quốc gia, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia;
c) Di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm: danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, công viên địa chất toàn cầu đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận; vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) đã được Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) công nhận; vườn di sản ASEAN được Ban thư ký ASEAN công nhận và các di sản thiên nhiên được các tổ chức quốc tế công nhận.
5. Di sản thiên nhiên được xác định vị trí, diện tích, ranh giới của vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp (nếu có) theo quy định sau đây:
a) Vùng lõi là khu vực chứa đựng các giá trị cốt lõi theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên và được quản lý, bảo vệ hiệu quả, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực bảo vệ I của danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; khu vực có các giá trị cốt lõi cần phải được bảo vệ nguyên vẹn, giữ được nét nguyên sơ của tự nhiên của di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
Việc phân khu chức năng của các khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản;
b) Vùng đệm, bao gồm: khu vực có giá trị cần bảo vệ ở mức thấp hơn so với vùng lõi của di sản thiên nhiên; khu vực bảo vệ II của danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật di sản văn hóa; và khu vực nằm sát ranh giới của vùng lõi có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội bên ngoài di sản thiên nhiên đến vùng lõi của di sản thiên nhiên;
c) Vùng chuyển tiếp, bao gồm các khu vực nằm liên kết với vùng đệm, nơi diễn ra các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cần được kiểm soát để phù hợp, hài hòa với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn của việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên.
6. Việc quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được ưu tiên sử dụng nguồn lực và thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, quy định pháp luật có liên quan và quy định dưới đây:
a) Quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn tỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; tổ chức xây dựng và phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với các di sản thiên nhiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch, phương án quản lý đó có trách nhiệm lồng ghép, cập nhật các nội dung theo quy định tại Nghị định này vào quy chế, kế hoạch, phương án theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên phải đáp ứng tiêu chí về năng lực quản lý và bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức, huy động lực lượng và nguồn lực, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật, các quy chế, kế hoạch đã được phê duyệt; được bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; tổ chức giám sát, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thiên nhiên; tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật; tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thiên nhiên; tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu vực di sản thiên nhiên; thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.
Đối với khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên địa chất toàn cầu nằm trên địa bàn rộng, có các khu vực sản xuất, khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý liên ngành và bảo đảm nguồn lực hoạt động để quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
c) Việc thành lập ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên trong trường hợp di sản thiên nhiên là khu bảo tồn thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản. Việc thành lập ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý trong trường hợp di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Trường hợp di sản thiên nhiên có các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các danh lam thắng cảnh do các ban quản lý khác nhau quản lý hoặc được giao cho các tổ chức khác nhau quản lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sắp xếp hoặc chỉ giao một ban quản lý hoặc một tổ chức có năng lực và bảo đảm nguồn lực quản lý di sản thiên nhiên đó.
Trường hợp di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập hoặc giao một ban quản lý hoặc giao một tổ chức quản lý di sản thiên nhiên đó;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mô hình ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp di sản thiên nhiên không thuộc quy định tại điểm c khoản này nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên đó;
đ) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng đầu tư, thành lập, quản lý, sử dụng và phát triển bền vững các di sản thiên nhiên.
7. Bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi;
c) Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững;
d) Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định;
đ) Tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, kiểm soát các tác động tới môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết.
Trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên, trong đó xác định rõ khu vực áp dụng, thời gian áp dụng;
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, phê duyệt dự án phục hồi môi trường của di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xây dựng, ban hành, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên địa bàn quản lý; thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu bảo vệ di sản thiên nhiên trong các hoạt động lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ di sản thiên nhiên trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;
đ) Các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật.
PROTECTION OF ENVIRONMENTAL COMPONENTS AND NATURAL HERITAGE SITES
Article 4. Contents of surface water quality management plan
Main contents of a surface water quality management plan are provided in clause 2 Article 9 of the LEP. Several contents are elaborated as follows:
1. Regarding assessment of surface water quality; determination of surface water safeguard zones and water source protection corridors; determination of aquatic areas:
a) Current state and changes in quality of surface water in rivers and lakes in at least the last 03 years;
b) Current state of surface water safeguard zones, water source protection corridors and aquatic areas already determined as prescribed by regulations of law on water resources.
2. Regarding types and total amount of pollutants discharged into the surface water:
a) Consolidated results of assessment of total load of each pollutant selected to assess the c from point and non-point source pollution and surface already investigated and assessed as prescribed in point b clause 2 Article 9 of the LEP;
b) Prediction of load of pollutants generated from point and non-point sources of pollution during the planning period.
3. Assessment of carrying capacity, zoning and quotas for wastewater discharge:
a) Consolidation of results of assessment of carrying capacity of surface water on the basis of the available results given in the last 03 years and results of additional investigation and assessment; determination of the roadmap for assessment of carrying capacity of surface water during the period of implementation of the surface water quality management plan;
b) Zoning of wastewater discharge by purposes of protecting and improving quality of surface water on the basis of results of assessment of carrying capacity of surface water and environmental zoning (if any);
c) Determination of wastewater discharge quota for each river and lake section on the basis of results of assessment of carrying capacity of surface water and environmental zoning.
4. Prediction of trends in changes in surface water quality on the basis of the following contents:
a) Prediction of load of pollutants generated from point and non-point sources of pollution during the next 05 year period;
b) Results of performance of the tasks in Clauses 1 to 3 of this Article.
5. Regarding objectives and targets of the plan:
a) Surface water quality objectives and targets to be achieved for the 5-year period for each river and lake section on the basis of practical needs for socio-economic development and environmental protection; provincial river and lake water quality objectives appropriate to the inter-provincial river and lake water quality objectives;
b) Objectives and roadmap for reducing discharge into river and lake sections that have reached their carrying capacity in order to improve water quality, particularly: total pollutant load that needs to be reduced for each pollutant for which the surface water has reached its carrying capacity; allocation of the load to be reduced according to pollution sources and roadmap.
6. Regarding measures to prevent and reduce surface water pollution; solutions for cooperation, sharing of information and management of transboundary surface water pollution:
a) The measures specified in clause 2 Article 7 of the LEP for the river and lake sections which have reached their carrying capacity;
b) Measures and solutions for protecting surface water safeguard zones, water source protection corridors and aquatic areas in accordance with regulations of law on water resources;
c) Mechanisms and policies for implementing the roadmaps specified in Points a and b Clause 4 of this Article;
d) Measures and solutions for control of discharges to surface water;
dd) Establishing a system for monitoring and warning of changes in surface water quality, including transboundary surface water quality in line with the national environmental monitoring planning and environmental monitoring contents mentioned in the regional planning and provincial planning;
e) Measures and solutions for cooperation in and sharing of information about transboundary surface water quality;
g) Other measures and solutions.
7. Regarding solutions for protecting and improving surface water quality:
a) Scientific and technological solutions for remediating polluted surface water and improving surface water quality;
b) Mechanisms and policies;
c) Solutions for organizing and mobilizing participation by agencies, organizations and communities;
d) Other construction and non-structural solutions.
8. Implementation:
a) Delegation of responsibilities to presiding authorities and cooperating authorities for implementing the plan;
b) Mechanism for supervising, reporting and expediting the implementation;
c) List of prioritized projects and tasks for fulfillment of the plan objectives;
d) Mechanism for allocating resources for implementation of the plan.
Article 5. Procedures for implementing the surface water quality management plan
1. The surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes plays a significant role in socio-economic development and environmental protection shall be promulgated for each inter-provincial river and lake according to the following regulations:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) shall preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces concerned in formulating, approving and implementing the scheme for investigation, assessment and production of the draft of the surface water quality management plan for each inter-provincial river and lake;
b) MONRE shall send the draft of the surface water quality management plan for each provincial river and lake to the provincial People’s Committees, Ministries and ministerial agencies concerned to seek written opinions; consider, receive and respond to opinions, complete the draft plan and submit it to the Prime Minister for consideration and promulgation. A dossier submitted to the Prime Minister consists of a proposal; draft plan; draft of the decision to promulgate the plan; report on response to opinions; written opinions of relevant agencies;
c) According to the state management requirements and proposals of the provincial People’s Committees, MONRE shall consider and decide to assign the task of formulating the surface water quality management plan for each inter-provincial river and lake to the provincial People’s Committees, which will preside over and cooperate with local authorities and agencies concerned in performing the task.
The provincial People’s Committee assigned the task shall preside over assuming MONRE’s responsibility for drawing up, seeking opinions on and completing the draft plan as prescribed in points a and b of this clause; submit a dossier prescribed in point b of this clause to MONRE for consideration and submission to the Prime Minister for promulgation.
2. The surface water quality management plan for provincial rivers and lakes plays a significant role in socio-economic development and environmental protection shall be formulated for all provincial rivers and lakes or each provincial river and lake and according to the following regulations:
a) The provincial specialized environmental protection authority shall preside over and cooperate with departments, branches and People’s Committees of districts concerned in formulating, approving and implementing the scheme for investigation, assessment and production of the draft of the surface water quality management plan for provincial rivers and lakes;
b) The provincial specialized environmental protection authority shall send the draft of the surface water quality management plan for provincial rivers and lakes to the district-level People’s Committees, departments and branches concerned and provincial specialized environmental protection authorities of bordering provinces and central-affiliated cities to seek written opinions; consider, receive and respond to opinions, complete the draft plan and submit it to the provincial People’s Committee for consideration and promulgation. A dossier submitted to the provincial People’s Committee consists of a proposal; draft plan; draft of the decision to promulgate the plan; report on response to opinions; written opinions of relevant agencies.
3. The determination of rivers and lakes serves an important role in socio-economic development and environmental protection and is carried out according to current state of surface water quality, current state of waste sources, demand for water for purposes of socio-economic development, protection and improvement of surface water quality and other requirements for state management of environmental protection.
4. The surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes must conform to the national environmental protection planning. If the national environmental protection planning is yet to be promulgated, the surface water quality management plan for inter-provincial rivers and lakes must comply with state management requirements, be reviewed and updated so that it conforms to the national environmental protection planning to be promulgated.
5. The surface water quality management plan for provincial rivers and lakes must conform to the national environmental protection planning and environmental protection contents in regional planning and provincial planning. If the national environmental protection planning or environmental protection contents in the regional planning or provincial planning are yet to be promulgated, the surface water quality management plan for provincial rivers and lakes must comply with state management requirements, be reviewed and updated so that it conforms to the national environmental protection planning, regional planning and provincial planning to be promulgated.
6. The surface water quality management plan specified in clauses 1 and 2 of this Article must be formulated in accordance with the 05-year socio-economic development plan. Before June 30 of the fourth year of the medium-term public investment plan in the previous period, the plan approving authority shall direct the review and assessment of implementation of the plan in the previous period, formulation and approval of a plan for the next period to form a basis for proposing a medium-term public investment plan.
Article 6. Contents of national air quality management plan
Main contents of a national air quality management plan are provided in clause 3 Article 13 of the LEP. Several contents are elaborated as follows:
1. Regarding assessment of management and control of air pollution at national level; identification of major causes of air pollution:
a) Current state and changes in national air quality in at least the last 03 years; total amount of emissions causing air pollution and spatial distribution of emissions from point, mobile and non-point sources of pollution; impacts of air pollution on community health;
b) Results of execution of air quality monitoring programs, automatic and continuous air quality and industrial emission monitoring stations; the use of monitoring data in service of assessment of changes in and management of air quality in at least the last 03 years;
c) Current management of national air quality in at least the last 03 years; problems about air quality management;
d) Considering major causes of air pollution.
2. Air quality management objectives:
a) Overall objectives: improving efficiency in air quality management in accordance with the socio-economic development plan and environmental protection plan according to the plan period;
b) Specific objectives: quantifying targets to reduce the total amount of emissions generated from the main sources of emissions; improving air quality.
3. Air quality management tasks and solutions:
a) Mechanisms and policies;
b) Scientific and technological tasks and solutions for improving air quality;
c) Tasks and solutions for air quality management and control.
4. Prioritized programs and projects for realizing the tasks and solutions specified in clause 3 of this Article.
5. Mechanism for cooperation in and measures for management of inter-regional and inter-provincial air quality which shall sufficiently specify contents and measures for cooperation in air pollution remediation and air quality management; responsibilities of agencies and organizations concerned for managing inter-regional and inter-provincial air quality, aggregating, reporting and publishing information in cases where air quality is polluted.
6. Organizing implementation of the national air quality management plan. To be specific:
a) Delegating responsibilities to presiding authorities and cooperating authorities for implementing the plan;
b) Mechanism for supervising, reporting and expediting the implementation;
c) List of prioritized programs and projects for fulfillment of the tasks and solutions mentioned in the plan;
d) Mechanism for allocating resources for implementation of the plan.
Article 7. Procedures for promulgating national air quality management plan
1. The national air quality management plan shall be promulgated according to the following regulations:
a) MONRE shall preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces concerned in formulating, approving and implementing the scheme for investigation, assessment and production of the draft of the national air quality management plan;
b) MONRE shall send the draft of the national surface air quality management plan to the provincial People’s Committees, Ministries and ministerial agencies concerned to seek written opinions; consider, receive and respond to opinions, complete the draft plan and submit it to the Prime Minister for consideration and promulgation. A dossier submitted to the Prime Minister consists of a proposal, draft plan, draft of the decision to promulgate the plan; consolidated report on response to opinions; written opinions of relevant agencies.
2. The national air quality management plan must conform to the national environmental protection planning. If the national environmental protection planning is yet to be promulgated, the national air quality management plan must comply with state management requirements, be reviewed and updated so that it conforms to the national environmental protection planning to be promulgated.
3. The national air quality management plan must be formulated in accordance with the 05-year socio-economic development plan. Before June 30 of the fourth year of the medium-term public investment plan in the previous period, the plan approving authority shall direct the review and assessment of implementation of the plan in the previous period, formulation and approval of a plan for the next period to form a basis for proposing a medium-term public investment plan.
Article 8. Contents of provincial air quality management plans
Main contents of a provincial air quality management plan are provided in clause 4 Article 13 of the LEP. Several contents are elaborated as follows:
1. Regarding assessment of local air quality: current state of air quality in urban and rural areas and other areas.
2. Regarding assessment of management of air quality; air monitoring; determination and assessment of main sources of emissions; emission inventory; air quality modeling; status and effectiveness of air quality management measures that are being implemented; status of monitoring programs and systems; consolidation, determination and assessment of main sources of emissions (point, mobile and non-point sources of pollution); inventory of main sources of emissions and air quality modeling.
3. Regarding analysis and identification of causes of air pollution: objective causes lying in meteorological factors, seasonal climate, inter-provincial and transboundary pollution problems (if any); subjective causes lying in socio-economic development activities generating sources of emissions causing air pollution (point, mobile and non-point sources of pollution).
4. Assessment of impacts of air pollution on health community: information and data on cases (if any) impacted by air pollution; results of assessment of impacts of air pollution on health of locals.
5. Objectives and scope of air quality management: current state of and changes in air quality, current local management of air quality.
6. Air quality management tasks and solutions:
a) Mechanisms and policies;
b) Scientific and technological tasks and solutions for improving air quality;
c) Tasks and solutions for air quality management and control.
7. Organizing implementation of a provincial air quality management plan. To be specific:
a) Delegating responsibilities to presiding authorities and cooperating authorities for implementing the plan;
b) Mechanism for supervising, reporting and expediting the implementation;
c) Mechanism for allocating resources for implementation of the plan.
8. The provincial People’s Committee shall organize the formulation of a provincial air quality management plan under technical guidance of MONRE.
Article 9. Procedures for promulgating provincial air quality management plan
1. The provincial air quality management plan shall be promulgated according to the following regulations:
a) The provincial specialized environmental protection authority shall preside over and cooperate with departments, branches and People’s Committees of districts concerned in formulating, approving and implementing the scheme for investigation, assessment and production of the draft of the provincial air quality management plan;
b) The provincial specialized environmental protection authority shall send the draft of the provincial air quality management plan to the district-level People’s Committees, departments and branches concerned and provincial specialized environmental protection authorities of bordering provinces and central-affiliated cities if necessary to seek written opinions; consider, receive and respond to opinions, complete the draft plan and submit it to the provincial People’s Committee for consideration and promulgation.
A dossier submitted for promulgation of the provincial air quality management plan consists of a proposal; draft plan; draft of the decision to promulgate the plan; consolidated report on response to opinions about completion of the draft plan; written opinions of relevant agencies.
2. The provincial air quality management plan must conform to the provincial environmental protection planning and environmental protection contents in regional planning and provincial planning. If the national environmental protection planning or environmental protection contents in the regional planning or provincial planning are yet to be promulgated, the air quality management plan must comply with state management requirements for environmental protection, be reviewed and updated so that it conforms to the national environmental protection planning, regional planning and provincial planning to be promulgated.
3. The provincial air quality management plan must be formulated in accordance with the 05 year socio-economic development plan. Before June 30 of the fourth year of the medium-term public investment plan in the previous period, the plan approving authority shall direct the review and assessment of implementation of the plan in the previous period, formulation and approval of a plan for the next period to form a basis for proposing a medium-term public investment plan.
Article 10. Implementing emergency measures in case of serious air pollution
1. If the air is seriously polluted due to an environmental emergency, the response to environmental emergency shall comply with Section 1 Chapter X of the LEP.
2. If the air is seriously polluted in a case other than that specified in clause 1 of this Article, the competent authority specified in clauses 1 and 3 Article 14 of the LEP shall provide directions on the implementation of the following emergency measures:
a) Restricting, suspending or adjusting working hours of manufacturing establishments with high dust emission rates and emission discharge rates involved in a type of production that is likely to cause environmental pollution;
b) Restricting and diverting road vehicles;
c) Suspending or adjusting working hours of agencies, organizations and schools;
d) Suspending outdoor gatherings.
3. In the case of inter-provincial, regional or transboundary serious air pollution specified in point a clause 5 of this Article, MONRE shall request the Prime Minister to provide directions on the implementation of the following emergency measures specified in clause 2 of this Article. The provincial People’s Committee shall organize the implementation of the emergency measures in areas under its management as directed by the Prime Minister.
4. In the case of provincial serious air pollution specified in point b clause 5 of this Article, the provincial People’s Committee shall organize the implementation of the measures specified in clause 2 of this Article.
5. If the serious air pollution air is determined as follows:
a) The air is seriously polluted at inter-regional and inter-provincial level when the Vietnam daily Air Quality Index (VN_AQI) value is 301 or higher according to the monitoring results given by national and local environmental monitoring stations in at least 02 bordering provinces or central-affiliated cities within a period of 03 consecutive days;
b) The air is seriously polluted at provincial level when the Vietnam daily Air Quality Index (VN_AQI) value is 301 or higher according to the monitoring results given by national and local environmental monitoring stations within a period of 03 consecutive days.
Article 11. Responsibilities of agencies, organizations, residential communities, households and individuals for soil protection
1. Upon execution of investment projects, operation of businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters, the use of land for construction of cemeteries and graveyards, the use of land in rivers, channels, streams and specialized water surfaces, it is required to take measures to prevent and minimize adverse impacts on soil without polluting or degrading land quality or losing or reducing land use capability by intended purposes.
2. The repurposing of paddy land to land for growing annual and perennial plants or rice in combination with aquaculture must not pollute or degrade land and must comply with regulations of law on land.
3. The use of land for mineral activities, production of building materials and ceramic manufacturing must not cause adverse impacts on the landscape and environment and obstruct the flow; return the land to its original condition at the request of the authority allocating or leasing out land in accordance with regulations of law on land.
Article 12. Areas required to undergo investigation, assessment and classification of soil quality
1. Areas required to undergo investigation, assessment and classification of soil quality include:
a) Areas contaminated with chemicals during the war;
b) Areas that dedicated areas for production, business operation and service provision, industrial clusters, chemical depots, agrochemical warehouses, craft villages which have been closed or relocated;
c) Areas that have manufacturing establishments which have been closed or relocated and involved in one of the following types: mining and processing of toxic minerals and metal minerals; processing of minerals using toxic chemicals; production of cast iron and steel, metallurgy (except workpiece material rolling, drawing, casting); production of basic inorganic chemicals (except industrial gases), inorganic fertilizers (except blending, division and packaging), agrochemicals (except for blending and division); oil refinery and petrochemical; thermal power (except the use of gas or DO); recycling and treatment of domestic solid waste, normal industrial solid waste, hazardous waste; plating and cleaning of metal surfaces using dangerous chemicals; manufacture of batteries and accumulators;
d) Areas contaminated with chemicals and agrochemicals.
2. Soil quality investigation and assessment include preliminary and detailed investigation and assessment.
Article 13. Investigation, assessment, remediation and improvement of soil environment polluted by organizations and individuals
1. Agencies, organizations, residential communities, households and individuals causing soil pollution shall carry out detailed investigation and assessment as prescribed in Article 16 hereof; formulate and implement a scheme to improve and remediate soil pollution areas as prescribed in Article 17 of this Decree.
2. The soil environment remediation and improvement scheme must be sent to the provincial specialized environmental protection authority for inspection and supervision purposes.
Article 14. Investigation, assessment, remediation and improvement of soil environment within the state’s jurisdiction
1. The provincial People’s Committee shall direct the provincial specialized environmental protection authority to carry out preliminary investigation and assessment of the areas specified in clause 1 Article 12 of this Decree; carry out detailed investigation and assessment, formulate the environmental remediation and improvement scheme for the areas where soil pollution caused by a historic event occurs or in the case of failure to identify organizations and individuals causing pollution as prescribed in Articles 16 and 17 of this Decree to form a basis for setting up a project as prescribed in clause 2 of this Article.
2. The provincial People’s Committee shall approve environmental remediation and improvement schemes for the soil pollution areas specified in clause 1 of this Article in accordance with regulations of law on state budget.
3. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall carry out preliminary investigation and assessment of national defense and security land as prescribed in Article 15; carry out detailed investigation of national defense and security land as prescribed in Article 16 of this Decree; approve the project on environmental remediation and improvement in the case of national defense and security land as prescribed in Article 16 of this Decree and regulations of law on state budget.
4. The provincial People’s Committee, Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall send results of environmental improvement and remediation in the cases specified in clauses 2 and 3 of this Article.
5. It is advisable that sources of capital for soil environment improvement and remediation be diversified as prescribed by law.
Article 15. Preliminary investigation and assessment of soil quality
1. The preliminary investigation and assessment of land areas specified in clause 1 Article 12 of this Decree are aimed at assessing and identifying pollutants whose content exceed the permissible limits specified in the environmental technical regulation on soil quality, causes and entities causing environmental pollution. The preliminary investigation and assessment shall serve as the basis for determining, zoning and managing areas at risk of soil pollution, soil pollution areas as prescribed in clauses 2, 3 and 4 Article 17 of the LEP.
2. Preliminary investigation and assessment include:
a) Consolidating and reviewing documents relating to the land area to be investigated and assessed;
b) Carrying out a site survey of the soil pollution area;
c) Collecting and analyzing samples to determine concentration of pollutants, sources of pollution and carrying out preliminary assessment and classification of pollution degree;
d) Making a report on preliminary investigation and assessment according to the form promulgated by MONRE.
3. According to the result of preliminary investigation and assessment, the authority specified in clause 4 of this Article shall:
a) publish information and preliminarily zone the pollution area to carry out detailed investigation and assessment;
b) publish information and preliminarily zone the land area at risk of pollution to carry out supervision.
Article 16. Detailed investigation and assessment of soil pollution areas
1. The detailed investigation and assessment of a soil pollution area are aimed at determining residual pollutants and their concentration; sources of residual pollution; classifying degree and extent of environmental pollution; proposing environmental remediation and improvement.
2. Detailed investigation and assessment include:
a) Formulating a detailed site survey plan;
b) Carrying out detailed site investigation, survey and sampling according to distribution of residual pollutant concentration; carrying out detailed analysis and assessment, determination of components and characteristics causing residual pollution, degree and extent of impacts of residual pollutants on the environment;
c) Making a map of the soil pollution area showing information about pollutants, degree and extent of pollution;
d) Making a report on detailed investigation and assessment of the soil pollution area according to the form promulgated by MONRE.
3. The result of detailed investigation and assessment serve as a basis for setting up an environmental remediation and improvement project and defining responsibility for soil pollution area remediation and improvement.
4. MONRE shall provide technical guidance on methods and network for collect sample in service of preliminary and detailed analysis of soil quality on site.
Article 17. Environmental remediation and improvement
1. The soil pollution area remediation and improvement shall rely on the results of preliminary and detailed investigation and assessment specified in Articles 15 and 17 of this Decree and the environmental remediation and improvement plan.
2. Main contents of an environmental remediation and improvement scheme include:
a) General information about the soil pollution area;
b) Results of investigation and assessment of pollution degree of the soil pollution area;
c) Selecting the on-site or off-site remediation method as prescribed;
d) Technical and technological facilities and measures for reducing or eliminating residual pollutants in the soil pollution area; a table showing comparison between technical measures and analyses to serve the selection of an optimal scheme;
dd) Roadmap and plan for implementing the remediation plan;
e) Carrying out control and supervision during and after remediation.
3. After completing the soil environment remediation and improvement, the entities mentioned in clause 1 Article 13 of this Decree shall report the result of soil environment remediation and improvement to the provincial specialized environmental protection authority.
4. For the areas where soil pollution caused by a historic event occurs or in the case of failure to identify the entities causing pollution, after completing the environmental remediation and improvement, the provincial People’s Committee shall make publicly available or authorize the provincial specialized environmental protection authority to make publicly available results of environmental remediation and improvement.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate form of the scheme for environmental improvement and remediation specified in clause 2 of this Article.
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and provide guidance on implementation of technological solutions and advances during agricultural production in agricultural production to protect, remediate, improve and increase the fertility of agricultural land.
Article 18. Extremely serious soil pollution area remediation and improvement plan
1. MONRE shall preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies, provincial People’s Committees concerned in formulating and submitting to the Prime Minister an extremely serious soil pollution area remediation and improvement plan specified in point c clause 1 Article 19 of the LEP; organize performance of the tasks in the assigned plan; supervise and submit a consolidated report on implementation of the plan to the Prime Minister.
2. Contents of the extremely serious soil pollution area remediation and improvement plan include:
a) Carrying out overall assessment of status of soil pollution; considering main causes of soil pollution; existing problems and causes therefor during soil quality management;
b) Determining overall and specific objectives of the plan in conformity with the national 05-year socio-economic development plan;
c) Proposed tasks and solutions for extremely serious soil pollution area remediation and improvement;
d) Executing prioritized programs and projects for fulfillment of the tasks and solutions;
dd) Providing funding sources for implementation of the plan;
e) Organizing the implementation, including responsibilities of the presiding authority and cooperating authority; mechanism for supervising, reporting and expediting the implementation; mechanism for allocating resources for the implementation.
3. According to the investigation result, before December 25 every year, the provincial People’s Committee, Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall submit a consolidated report to MONRE on the list of extremely serious soil pollution areas using the form prescribed by MONRE.
Section 4. ENVIRONMENTAL PROTECTION OF NATURAL HERITAGE SITES
Article 19. Criteria, procedures and power for establishing and recognizing other natural heritage sites specified in the LEP
1. The establishment and recognition of the natural heritage sites in point c clause 1 Article 20 of the LEP shall rely on any of the following criteria specified in clause 2 Article 20 of the LEP and be assessed according to their positive and significant impacts on communities, localities, nation, region and globe. Criteria applicable to several natural heritage sites specified in clauses 2 and 3 of this Article.
2. Biosphere reserve means an area which satisfies the criterion “be of significance for biological diversity conservation” specified in point b clause 2 Article 20 of the LEP and is elaborated as follows:
a) It encompasses a mosaic of ecological systems representative of major biogeographic region(s);
b) It has clearly defined boundaries to facilitate the management zoning as prescribed in this Decree, carry out activities, build and pilot a model combining biodiversity conservation, use of ecosystem services, sustainable socio-economic development, support for research, communication and education about environmental protection, nature conservation and biodiversity.
3. Geopark means an area which satisfies the criterion specified in point c clause 2 Article 20 of the LEP and is elaborated as follows:
a) It has clearly defined and seamless geographical and administrative boundaries and houses a geological heritage of scientific, educational and economic significance.
b) It is an outstanding example representing major stages of earth's history, including the record of life or significant geomorphic features, has nature and biodiversity values and is researched, assessed, conserved, exploited and used in a holistic and sustainable manner.
4. Procedures for establishing and recognizing other natural heritage site:
a) Carry out investigation and assessment of the natural heritage site to be established;
b) Set up a natural heritage site establishment project;
c) Seek opinions of agencies and organizations concerned and consult communities about the natural heritage site establishment project;
For the natural heritage site in at least 02 provinces or central affiliated cities, MONRE shall seek opinions of other Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces concerned;
d) Organize appraisal of the natural heritage site establishment project dossier;
dd) Complete the dossier and submit it to a competent authority for its decision to recognize the natural heritage site.
5. Responsibility for setting up and appraising the natural heritage site establishment project dossier and power to recognize other natural heritage site
a) For a provincial natural heritage site specified in point a clause 4 Article 21 of this Decree:
The provincial People’s Committee shall set up an establishment project, appraise it and recognize the natural heritage site within its province; encourage entities and communities to propose the establishment of the natural heritage site as prescribed in this point.
The provincial People’s Committee shall establish a council responsible for appraising provincial natural heritage site establishment projects. The council is composed of representatives of the provincial People’s Committee, departments and branches concerned, People’s Committee of the district sharing its boundary with the natural heritage site, experts and scientists in relevant fields;
b) For a national natural heritage site specified in point b clause 4 Article 21 of this Decree:
The provincial People’s Committee shall set up a project on establishment of the national natural heritage site within its province, send it to MONRE for appraisal and submit it to the Prime Minister for recognition of the national natural heritage site;
MONRE shall preside over and cooperate with the provincial People’s Committee in setting up an establishment project, appraise and submit it to the Prime Minister for approval and recognition of the natural heritage site in at least 02 provinces or central-affiliated cities or within the territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned;
The appraisal council is composed of members that are representatives of the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Agriculture and Rural Development, other Ministries, ministerial agencies, representatives of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities sharing their boundary with the natural heritage site to be recognized and several organizations, experts and scientists in relevant fields.
6. Documentation requirements for appraisal of the project on establishment of other natural heritage site
a) Documentation includes a natural heritage site establishment project report; relevant agencies’ written opinions about the natural heritage site establishment project; written request for appraisal of the natural heritage site establishment project;
b) The appraisal of the natural heritage site establishment project shall cover the degree of satisfaction of criteria for establishing the natural heritage site; geographical location, boundary and area of the natural heritage site, natural heritage site management zones; objectives for natural heritage site management; contents of management and plan for environmental protection of natural heritage site plan; management model; resources for managing and organizing management of the natural heritage site.
7. MONRE shall promulgate forms of the written request for appraisal and report on establishment of other natural heritage site specified in point c clause 1 Article 20 of the LEP; provide technical guidance on establishing and recognizing other natural heritage site specified in this Article.
Article 20. Procedures and power for applying for recognition of natural heritage sites recognized by international organizations
1. The management board (if any) or organization assigned to manage natural heritage sites shall prepare an application for recognition of international title by an international organization and submit it to a competent authority for consideration and appraisal as prescribed in this Article.
The provision of technical guidance, appraisal of guidelines and application for recognition of a natural heritage site by an international organization specified in clause 2 Article 31 of the Law on Cultural Heritage.
2. Organize appraisal and submit the guidelines for applying for recognition of the natural heritage site recognized by an international organization:
a) For a natural heritage site located in 01 province or central affiliated city: the application shall be submitted to the provincial People’s Committee for consideration and submission to MONRE for appraisal.
If the natural heritage site is located in at least 02 provinces or central-affiliated cities or within the territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned, the management board or organization assigned to manage natural heritage sites shall submit the application to MONRE after obtaining written consent from the People’s Committee of the province sharing its boundary with the natural heritage site to be recognized;
b) The appraisal council is composed of members that are representatives of the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Agriculture and Rural Development, other Ministries, ministerial agencies, representative of the People’s Committee of the province applying for recognition of the natural heritage site, representatives of several organizations, experts and scientists in relevant fields.
c) The appraisal shall cover the satisfaction of the criteria applicable to the natural heritage site to be given the international title; geographical location, boundary and area of the natural heritage site, natural heritage site management zones; objectives for natural heritage site management; contents of management and plan for environmental protection of natural heritage site plan; management model; resources for managing and organizing management of the natural heritage site after being recognized;
d) MONRE shall preside over and cooperate with the provincial People’s Committee in completing the application after holding an appraisal council meeting and submitting to the Prime Minister the guidelines for applying for recognition of international title given by the international organization to the natural heritage site.
3. After the Prime Minister grants approval for the guidelines, MONRE shall cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and provincial People’s Committee in completing and submitting an application for recognition in accordance with regulations of the international organization.
4. MONRE shall provide technical guidance on applying for recognition and recognition of international title for Vietnam’s natural heritage sites in accordance with regulations of international organizations; appoint an agency in charge of communicating with international organizations to provide technical guidance and assistance in management, environmental protection, nature and biodiversity conservation of natural heritage sites recognized by international organizations.
Article 21. Investigation, assessment, management and environmental protection of natural heritage sites
1. Natural heritage site investigation and assessment include the investigation and assessment carried out every 05 years and other investigation and assessment activities prescribed by relevant regulations of law. Periodic investigation and assessment of a natural heritage site include the following elements:
a) Environmental changes and natural values that need to be protected and conserved according to the criteria for establishing and recognizing the natural heritage site;
b) Socio-economic activities that produce adverse impacts on the natural heritage site environment; exploitation and use of values of natural resources and ecosystem services provided by the natural heritage site;
c) Ecosystem restoration, protection and conservation of nature and biodiversity values provided by the natural heritage sites; measures to protect environment of the natural heritage site as prescribed by law;
d) Other contents prescribed by relevant regulations of law.
2. The management board or organization assigned to manage natural heritage sites shall carry out periodic investigation and assessment of the natural heritage site according to clause 1 of this Article; send a report to the People’s Committee of the province where the natural heritage site is located and update the investigation and assessment result according to clause 1 of this Article in the national biodiversity database and specialized databases pursuant to relevant regulations of law.
The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate form of the report prescribed in this clause.
3. According to the outstanding nature values that need to be protected and conserved, the natural heritage site shall be categorized into the following groups; organizing management and prioritize resources for environmental protection, nature and biodiversity conservation in the natural heritage site shall comply with the regulations set out in this Decree and relevant regulations of law:
a) Group of heritage sites with important ecological and natural landscapes, including natural heritage sites established and recognized when satisfying the criterion specified in point a clause 2 Article 20 of the LEP; landscape protection zones established under the laws on biodiversity, forestry and fisheries; scenic landscapes recognized as cultural heritage in accordance with regulations of law on cultural heritage;
b) Group of heritage sites rich in biodiversity, including natural heritage sites established and recognized when satisfying the criterion specified in point b clause 2 Article 20 of the LEP; nature reserves and habitat/species management areas established under the laws on biodiversity, forestry and fisheries; biosphere reserves specified in clause 2 Article 19 of this Decree;
c) Group of heritage sites with significant geomorphic or physiographic features, including natural heritage sites established and recognized when satisfying the criterion specified in point c clause 2 Article 20 of the LEP; geoparks specified in clause 3 Article 19 of this Decree;
d) Group of heritage sites of ecological importance, including natural heritage sites established and recognized when satisfying the criterion specified in point d clause 2 Article 20 of the LEP;
dd) Group of natural heritage gardens, including natural heritage sites established and recognized when satisfying at least 02 criteria specified in clause 2 Article 20 of the LEP; national parks prescribed by the laws on biodiversity, forestry and fisheries.
4. According to their size, extent of impacts and significance of natural values that need to be protected and conserved, natural heritage sites shall be ranked as follows:
a) Provincial natural heritage sites, including provincial wildlife sanctuaries prescribed by regulations of law on biodiversity, forestry and fisheries; scenic landscapes which are provincial sites/monuments prescribed by the law on cultural heritage; provincially significant wetlands prescribed by regulations of law on biodiversity; natural heritage sites prescribed in Article 19 of this Decree, having positive impacts on and serving as a significant role in local environmental protection, nature and biodiversity conservation.
b) National natural heritage sites, including national wildlife sanctuaries prescribed by regulations of law on biodiversity, forestry and fisheries; scenic landscapes which are national sites/monuments prescribed by the law on cultural heritage; wetlands of national importance prescribed by regulations of law on biodiversity; natural heritage sites prescribed in Article 19 of this Decree, having positive impacts on and serving as a significant role in national environmental protection, nature and biodiversity conservation.
c) Special national natural heritage sites, including scenic landscapes which are special national natural heritage sites prescribed by law on cultural heritage, world natural heritage sites, world biosphere reserves, global geoparks recognized by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO); wetlands of international importance (Ramsar Sites) recognized by the Secretariat of the Convention on Wetlands (Ramsar Convention); ASEAN heritage gardens recognized by the ASEAN Secretariat and natural heritage sites recognized by international organizations.
5. Locations, area and boundaries of core zone, buffer zone and transition zone (if any) in a natural heritage site shall be determined according to the following regulations:
a) Core zone is an area containing core values according to the criteria for establishing and recognizing natural heritage sites and is effectively managed and protected, including wildlife sanctuary; zone protection I of scenic landscape recognized as cultural heritage in accordance with regulations of law on cultural heritage; area with core values that need to be protected in a manner that remains intact and preserves the pristine nature of the natural heritage site specified in Articles 19 and 20 of this Decree.
Wildlife sanctuary zoning shall comply with regulations of law on biodiversity, forestry and fisheries;
b) Buffer zone includes an area with values to be protected at a lower level than the core zone of the natural heritage; zone protection II of scenic landscape recognized as cultural heritage in accordance with regulations of law on cultural heritage; and an area adjacent to boundary of the core zone which is intended to prevent and mitigate the negative impacts of socio-economic development activities outside the natural heritage site on the core zone of the natural heritage site;
c) Transition zone, is an area associated with the buffer zone, wherein socio-economic development activities take place and are controlled in order to be in harmony with protection and conservation objectives upon establishment and recognition of a natural heritage site.
6. The management and environmental protection of a natural heritage site shall be given resources priority and carried out under the treaty to which Vietnam is a signatory, relevant regulations of law and the following regulations:
a) Management and environmental protection regulations and plan:
The provincial People’s Committee shall organize formulation and approval of regulations and plans for management and environmental protection of natural heritage sites located within its province. MONRE shall provide guidance on formulating a plan for management and environmental protection of natural heritage sites; organize formulation and approval of regulations and plan for management and environmental protection of natural heritage sites located in at least 02 provinces or central-affiliated cities or within the territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned.
For the natural heritage sites specified in point a clause 1 Article 20 of the LEP for which the management regulations, plan and scheme have been available before the effective date of this Decree, the authority having the power to approve such regulations, plan and scheme shall incorporate and update the contents prescribed in this Decree in the regulations, plan and scheme in accordance with regulations of law on biodiversity, forestry, fisheries and cultural heritage within 06 months from the effective date of this Decree;
b) The management board or organization assigned to manage natural heritage sites shall comply with the criteria concerning capability for management and environmental protection, form and mobilize forces and resources for management and environmental protection of natural heritage sites in accordance with regulations of law and approved regulations and plan; provide sources from state budget for management and environmental protection of natural heritage sites; organize supervision and promptly prevent infringement of natural heritage sites; sell tickets and collect entrance fees and service charges; manage and use revenues as prescribed by law; disseminate information, raise awareness and encourage participation of communities in the protection and management of natural heritage sites; participate in the management, connection and supervision of investment, environmental protection, nature and biodiversity conservation in natural heritage areas; perform other tasks assigned by competent authorities.
For world biosphere reserves and global geoparks located in a large area with production areas and residential areas, the provincial People's Committee shall establish an cross-sectoral management board and provide resources for management, environmental protection, nature and biodiversity conservation as prescribed in this Decree and relevant regulations of law;
c) Establishing a board for management of or assigning an organization to manage a natural heritage site which is a wildlife sanctuary shall comply with regulations of law on biodiversity, forestry and fisheries. Establishing a management for management of or assigning an organization to manage a natural heritage site which is a scenic landscape shall comply with regulations of law on cultural heritage.
If the natural heritage site has a wildlife sanctuary or scenic landscape managed by different management boards or assigned to different organizations to manage, the provincial People’s Committee shall decide to appoint or assign only one management board or one sufficiently competent organization and provide resources for management of such natural heritage site.
If the natural heritage site is located in at least 02 provinces or central-affiliated cities or within the territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned, MONRE shall reach an agreement with Ministries and ministerial agencies concerned to request the Prime Minister to issue a decision to carry out merger or assign a management board or assign an organization to manage such natural heritage site.
d) The provincial People’s Committee shall decide on the management board model or assign an organization to manage natural heritage sites within its province in a case other than that specified in point c of this clause. If the natural heritage site other than that specified in point c of this Clause is located in at least 02 provinces or central-affiliated cities or within the territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned, MONRE shall request the Prime Minister to issue a decision on the management model or assign an organization to manage such natural heritage site;
dd) Organizations, enterprises, individuals and communities are encouraged to invest in, establish, manage, use and develop natural heritage sites in a sustainable manner.
7. Environmental protection of a natural heritage site shall comply with the following regulations:
a) Business operations and services within the core zone of the natural heritage site shall be controlled as the strict protection zone according to regulations on environmental zoning of the LEP; business operations and services in the buffer zone of the natural heritage shall be controlled as the low-emission zone according to regulations on environmental zoning of the LEP;
b) Priority shall be given to conserving and restoring ecosystems in the natural heritage site back into their natural state; polluted and degraded soil and water environment in the natural heritage site shall be remediated and improved;
c) Core values of nature and biodiversity of the natural heritage site shall be protected and conserved intactly; ecosystem services of the natural heritage site shall be maintained, developed and used in a sustainable way;
d) The specific indicators regarding geology, landscape, ecology and biodiversity of the natural heritage site must be investigated, assessed, monitored, inventoried and reported according to regulations;
dd) Other requirements concerning environmental protection, prevention and control of impacts on environment and biodiversity of the natural heritage site specified in this Decree, relevant regulations of law and regulations of treaties on environment and biodiversity to which Vietnam is a signatory shall be complied with.
In case of emergency that seriously affect environment of the natural heritage site, MONRE shall request the Prime Minister to consider and decide to impose emergency or temporary measures to restrict the total amount of waste discharged to the environment of the natural heritage site, including clearly defining the area where the measures are imposed and duration of imposition.
e) MONRE and provincial People’s Committee shall organize formulation and approval of a project on remediation of the polluted or degraded environment of the natural heritage site in accordance with regulations of law on state budget.
8. Responsibility for management and environmental protection of natural heritage sites is defined as follows:
a) MONRE shall assist the Government in performing uniform management and environmental protection of natural heritage sites; formulate, promulgate and propose the promulgation of legislative documents; organize the implementation and inspection of compliance with laws and technical guidance on management and environmental protection of natural heritage sites;
b) Provincial People’s Committees shall perform uniform management and environmental protection of natural heritage sites within their provinces; comply with regulations on management and environmental protection of natural heritage sites under regulations of this Decree and relevant regulations of law;
c) Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize implementation of requirements for protection of natural heritage sites upon carrying out forestry, aquaculture and agriculture activities under regulations of this Decree and relevant regulations of law;
d) The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall organize implementation of requirements for protection of natural heritage sites upon carrying out culture, sports and tourism activities;
dd) Ministries and ministerial agencies shall protect environment of natural heritage sites as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực