Chương XII Nghị định 08/2022/NĐ-CP : Quản lí nhà nước, thanh tra, kiểm tra và cung cấp dịch vụ cổng trực tuyến về bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm chung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về tái sử dụng, tái chế và sử dụng chất thải làm nguyên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực theo phân công của cơ quan có thẩm quyền; phối hợp xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Hướng dẫn, xây dựng năng lực và tổ chức thực hiện phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ, ứng phó sự cố môi trường; tổ chức thực hiện tái sử dụng, tái chế chất thải, bảo vệ môi trường đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn bản pháp luật được giao chủ trì xây dựng, ban hành theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này trong hoạt động kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực; phối hợp kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện lồng ghép và tổ chức thực hiện nội dung kinh tế tuần hoàn, đầu tư phát triển vốn tự nhiên trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; lồng ghép yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực;
đ) Tổ chức quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; xây dựng hoặc phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường theo thẩm quyền và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia;
e) Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, cung cấp, cập nhật thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;
h) Tổ chức thực hiện hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong các hiệp định, thỏa thuận thương mại quốc tế thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;
i) Phối hợp lập, triển khai thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, không khí, kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật;
k) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này.
2. Trách nhiệm cụ thể quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của một số bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Bộ Công Thương chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường; phối hợp tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý hóa chất, xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của pháp luật;
b) Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại chất thải rắn tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ, chung cư kết hợp với văn phòng, tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp; hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
d) Bộ Giao thông vận tải xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông vận tải theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn trong hoạt động hàng hải, hàng không theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý;
đ) Bộ Y tế hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường trong khuôn viên bệnh viện và cơ sở y tế; bảo vệ môi trường trong phòng, chống dịch bệnh; quy định về mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm; hướng dẫn, tổ chức thực hiện nội dung kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường;
g) Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định quy chuẩn kỹ thuật môi trường, công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp xây dựng, ban hành và thực hiện hướng dẫn kỹ thuật hiện có tốt nhất theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
h) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lồng ghép nội dung kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường trong xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo;
i) Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tiền ký quỹ bảo vệ môi trường, thành lập thị trường các-bon trong nước, cơ chế quản lý tài chính đối với quỹ bảo vệ môi trường, mua sắm xanh theo quy định của pháp luật; tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền phân bổ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hải quan;
k) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển bảo đảm yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, nguồn lực bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về mua sắm xanh;
l) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng xanh; khuyến khích tài trợ cho vay ưu đãi đối với dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều 158 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp xem xét, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các quyền trong bảo vệ môi trường sau:
a) Tiếp cận nguồn lực về tài chính trong sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
b) Bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức chính trị - xã hội.
1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Hoạt động thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường là việc tổ chức thanh tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với một tổ chức, cá nhân trong thời gian 03 năm liên tiếp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động thanh tra thường xuyên do cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp và bảo đảm các yêu cầu, nội dung sau:
a) Đối tượng thanh tra thường xuyên là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức I, Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thuộc trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Hoạt động thanh tra thường xuyên phải được lập kế hoạch trong thời gian 03 năm liên tiếp hoặc ngắn hơn do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định. Kế hoạch thanh tra thường xuyên được lồng ghép trong quá trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; bảo đảm không chồng chéo với hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Việc thành lập, tổ chức triển khai đoàn thanh tra thường xuyên được thực hiện như đối với hoạt động thanh tra theo kế hoạch theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra; trường hợp không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường thì được thực hiện như sau:
a) Không công bố trước quyết định thành lập đoàn thanh tra khi có căn cứ cho rằng việc công bố trước dẫn tới đối tượng thanh tra che giấu, tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra;
b) Sau khi xuất trình quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được quyền tiếp cận ngay khu vực phát sinh chất thải, khu vực có công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, khí thải và điểm xả thải và các khu vực khác trong phạm vi quyết định thanh tra để triển khai các hoạt động thanh tra theo thẩm quyền;
c) Trường hợp đối tượng thanh tra có hành vi không hợp tác hoặc cản trở hoạt động thanh tra đột xuất, trưởng đoàn thanh tra phối hợp với lực lượng Công an nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để tiếp cận hiện trường phục vụ hoạt động thanh tra và lập biên bản vụ việc;
d) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ký các biên bản làm việc, biên bản lấy mẫu môi trường; trường hợp người đại diện theo pháp luật không có mặt, đại diện tổ chức, cá nhân được thanh tra có mặt tại hiện trường có trách nhiệm ký biên bản. Trường hợp không có đại diện của tổ chức, cá nhân được thanh tra hoặc đại diện tổ chức, cá nhân được thanh tra không ký biên bản thì đề nghị đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện Công an cấp xã ký biên bản với vai trò người chứng kiến;
đ) Sau khi đã thực hiện các hoạt động để bảo đảm đối tượng thanh tra không tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn thanh tra, trong thời hạn không quá 03 ngày, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp đại diện theo pháp luật của đối tượng thanh tra không có mặt theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục công bố quyết định thanh tra được thực hiện theo pháp luật về thanh tra;
e) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết để đoàn thanh tra thi hành nhiệm vụ khi đã xuất trình quyết định thanh tra; tùy theo mức độ, bị xử lý vi phạm khi có các hành vi cản trở hoạt động của đoàn thanh tra đột xuất;
g) Thành viên đoàn thanh tra, công chức, viên chức có liên quan không được công bố, cung cấp thông tin về quá trình đề xuất, ban hành quyết định thanh tra đột xuất, xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, chuẩn bị công bố quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra đối với trường hợp quy định khoản này.
1. Trách nhiệm, hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
b) Hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường gồm: kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.
Hoạt động kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hoạt động kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường. Không báo trước quyết định thành lập đoàn kiểm tra khi có căn cứ cho rằng việc báo trước dẫn tới đối tượng kiểm tra tẩu tán tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm hiệu quả hoạt động của đoàn kiểm tra hoặc theo yêu cầu của người ra quyết định.
Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất khi có căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra đột xuất không báo trước theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Thủ trưởng cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thủ trưởng cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Quốc phòng thành lập và tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng;
d) Thủ trưởng cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Công an thành lập và tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh;
đ) Thủ trưởng cơ quan Công an, đơn vị Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có thẩm quyền thành lập và tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, trừ các trường hợp kiểm tra quy định tại điểm d khoản này;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra đột xuất không báo trước theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường;
g) Thủ trưởng cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
h) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân và đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường trên địa bàn.
3. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng;
c) Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được lồng ghép trong quá trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra về bảo vệ môi trường; bảo đảm không chồng chéo với kế hoạch thanh tra, giữa kế hoạch kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất quy định tại khoản 3 Điều 162 Nghị định này và điểm b khoản 1 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường hoặc Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau: ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra; căn cứ ban hành quyết định kiểm tra; hình thức kiểm tra (ghi rõ kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất); họ, tên cá nhân, tên tổ chức, đại diện hộ gia đình; địa điểm kiểm tra; họ, tên, chức vụ của Trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra; họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời hạn kiểm tra.
Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị người ra quyết định kiểm tra quyết định trưng cầu tổ chức có chức năng để giám định, kiểm định, quan trắc, đo đạc và phân tích mẫu môi trường. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định hoặc ghi ngay tại quyết định kiểm tra quy định tại khoản này. Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc, đo đạc và phân tích mẫu môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định do mình thực hiện;
c) Thành phần đoàn kiểm tra:
Thành phần đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm: cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan ra quyết định kiểm tra; các chuyên gia trong trường hợp cần thiết và thành phần khác do người có thẩm quyền thành lập đoàn kiểm tra quyết định; đại diện cơ quan phối hợp nơi tiến hành kiểm tra, đại diện lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, đại diện của các cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất hoặc các cơ quan này có văn bản về việc không cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra. Các cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan phải cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trường hợp không cử được cán bộ thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị phải có văn bản trả lời.
Thành phần đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan ra quyết định kiểm tra, đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp trên và thành phần khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Thành phần đoàn kiểm tra của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường do Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này quyết định; mời đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tham gia. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm cử cán bộ phối hợp tham gia đoàn kiểm tra khi nhận được đề nghị của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường về việc triển khai đoàn kiểm tra, trường hợp không cử cán bộ tham gia thì phải kịp thời có văn bản trả lời lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Thành phần phiên làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.
Các thành viên đoàn kiểm tra theo quy định tại khoản này không tham gia phải có văn bản báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; kiểm tra các hoạt động có liên quan đến dấu hiệu hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm môi trường; hoạt động liên quan đến nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm môi trường;
đ) Thời hạn kiểm tra:
Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 07 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra. Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, thời hạn kiểm tra là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không bao gồm thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
Mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
e) Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra chậm nhất 05 ngày, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất không báo trước theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật về cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và pháp luật khác có liên quan. Trưởng đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra;
g) Trong trường hợp kiểm tra đột xuất không báo trước, sau khi xuất trình quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra được quyền tiếp cận ngay khu vực phát sinh chất thải, khu vực có công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, khí thải và điểm xả thải và các khu vực khác trong phạm vi quyết định kiểm tra để triển khai các hoạt động kiểm tra theo thẩm quyền. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng kiểm tra phải cử người đại diện có mặt ngay để làm việc với Đoàn kiểm tra, chấp hành các yêu cầu của Đoàn kiểm tra để bảo đảm việc kiểm tra được thực hiện theo đúng nội dung, yêu cầu, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong quyết định kiểm tra.
Trường hợp đối tượng kiểm tra có hành vi không hợp tác hoặc cản trở hoạt động kiểm tra đột xuất, Trưởng đoàn kiểm tra phối hợp với lực lượng Công an nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để tiếp cận hiện trường phục vụ hoạt động kiểm tra và lập biên bản vụ việc.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm ký các biên bản làm việc, biên bản lấy mẫu môi trường, trường hợp người đại diện theo pháp luật không có mặt, đại diện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có mặt tại hiện trường có trách nhiệm ký biên bản. Trường hợp không có đại diện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc đại diện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không ký biên bản thì đề nghị đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện Công an xã ký biên bản với vai trò người chứng kiến;
h) Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản có Trưởng đoàn kiểm tra, đại diện theo pháp luật của tổ chức ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật, đại diện hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên;
i) Trong quá trình kiểm tra, căn cứ tình hình thực tế, Trưởng đoàn kiểm tra đề xuất Thủ trưởng cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền tổ chức thanh tra đột xuất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 162 Nghị định này.
6. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kết quả kiểm tra phải được Thủ trưởng, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thông báo bằng văn bản và phải gửi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được kiểm tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Thời hạn thông báo kết quả kiểm tra tối đa là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động kiểm tra và có kết quả phân tích mẫu môi trường (nếu có) đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này hoặc tối đa 15 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thông báo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường phải được gửi về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp, trừ kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về một số đặc thù trong trình tự, thủ tục triển khai đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
1. Việc kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bình thường của tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định tại Điều 162 và Điều 163 Nghị định này.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước, bảo đảm cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra thông qua các nội dung sau đây:
a) Hướng dẫn, định hướng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trừ hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
b) Phối hợp và chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin kịp thời các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức cho lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường cho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cùng cấp để chủ động phối hợp;
c) Chủ trì xử lý các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổng hợp, chỉ đạo công khai kết quả xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo cơ quan được giao chức năng thanh tra, cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra khi nhận được đề nghị của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường về việc triển khai đoàn kiểm tra; trường hợp không cử cán bộ thì phải kịp thời có văn bản trả lời;
đ) Thực hiện trách nhiệm phối hợp khác theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Bộ Công an có trách nhiệm bảo đảm cơ chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường với các lực lượng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các nội dung sau đây:
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường; không kiểm tra các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu hoạt động phạm tội về bảo vệ môi trường hoặc thực hiện theo quy định pháp luật về tố tụng hình sự hoặc phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường đang xảy ra; phối hợp với cơ quan khác có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này;
b) Cung cấp, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cung cấp thông tin về các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
c) Trong quá trình triển khai hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp để phối hợp;
d) Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường gửi văn bản tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cùng cấp để tổng hợp, theo dõi.
4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cung cấp thông tin kịp thời các dấu hiệu hoạt động phạm tội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức cho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này; cung cấp thông tin về kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường cho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cùng cấp để chủ động phối hợp;
b) Chỉ đạo cơ quan được giao chức năng thanh tra, cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra khi nhận được đề nghị của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường về việc triển khai đoàn kiểm tra; trường hợp không cử cán bộ thì phải kịp thời có văn bản trả lời;
c) Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, cơ quan được giao chức năng thanh tra, cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường các cấp gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên để tổng hợp, theo dõi.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng, cung cấp, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến về môi trường theo quy định tại Nghị định này và kế hoạch, lộ trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm sự kết nối, liên thông, tích hợp giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo hình thức trực tuyến.
2. Các dịch vụ công trực tuyến về môi trường liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các dịch vụ công trực tuyến khác phải tuân thủ quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
3. Trường hợp trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản giấy, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính phải số hóa kết quả để lưu trữ tại hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định và liên thông với Cổng dịch vụ công của cơ quan cấp trên. Trường hợp trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử, nếu tổ chức, cá nhân yêu cầu trả kết quả bằng văn bản giấy thì cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện chuyển đổi kết quả ra văn bản giấy theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính về môi trường ở trung ương và thủ tục hành chính thực hiện theo giải pháp cung cấp tập trung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ xác lập yêu cầu và thực hiện kết nối, liên thông.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính về môi trường ở địa phương, trừ thủ tục hành chính thực hiện theo giải pháp cung cấp tập trung quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối, liên thông với hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
STATE MANAGEMENT AND INSPECTION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION AND PROVISION OF ONLINE PUBLIC ENVIRONMENTAL SERVICES
Section 1. STATE MANAGEMENT OF ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 160. Responsibilities of Ministries and ministerial agencies for performance of tasks in state management of environmental protection
Ministries and ministerial agencies shall preside over and cooperate in performing the tasks in state management of environmental protection assigned as prescribed in the LEP and this Decree. To be specific:
1. Overall responsibilities of Ministries and ministerial agencies for state management of environmental protection:
a) Preside over formulating and promulgating within their power and organizing the implementation of technical regulations and technical guidance on reuse, recycling and use of waste as raw materials and materials for production, business and services under their relevant authority as prescribed by law; preside over formulating and implementing environmental protection programs, schemes and projects under their relevant authority as assigned by competent authorities; cooperate in formulating, providing guidance on and organizing the implementation of legislative documents on environmental protection, national environmental standards and technical environmental regulations, environmental protection strategies, planning and plans;
b) Providing guidance on, building capacity for and organizing the prevention and warning of environmental risks and response to environmental emergencies; organize the reuse and recycling of waste, environmental protection of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants under their relevant authority under regulations of law;
c) Inspect the implementation of legislative documents assigned to them for formulation and promulgation as prescribed by the LEP and this Decree during with respect to the inspection activities under their relevant authority; cooperate in inspecting the observance of the law on environmental protection in accordance with the law;
d) Incorporate and organize the implementation of circular economy, investment in and development of natural capital in development strategies, planning, plans, programs and projects under their relevant authority as prescribed by law; incorporate the environmental protection requirements in strategies, planning and investment activities under their relevant authority;
dd) Organize environmental monitoring in service of industry and field management according to regulations of law; build or cooperate in building environmental databases with their power and integrating them into the national environmental database;
e) Invest in, build, manage, operate, provide and update environmental information and environmental databases under their relevant authority as prescribed by law;
g) Organize communication, spreading of knowledge and dissemination of the law on environmental protection under their relevant authority;
h) Develop international integration and cooperation in environmental protection, incorporating the environmental protection requirements into international trade agreements under their relevant authority;
i) Cooperate in the formulation and implementation of plans for management of surface water and air quality, plans for polluted soil improvement and remediation in accordance with the law;
k) Other tasks prescribed by the LEP and this Decree.
2. Specific responsibilities of several Ministries and ministerial agencies for state management of environmental protection:
a) The Ministry of Industry and Trade shall direct the development of the environmental industry; cooperate in organizing the compliance with the environmental protection requirements during chemical management, export, import, production, business operation and use of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants according to regulations of law;
b) The Ministry of Construction shall organize the formulation, promulgated within its power and provide guidelines for implementation of standards and technical regulations on design of solid waste collection systems suitable for the classification of solid waste at source of shopping-residential complexes, officetels, complex of mixed-use high-rise buildings; provide guidance on technical infrastructural constructions for collection and drainage of wastewater in urban areas and high density residential areas;
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and organize management of sludge dredged from channels and hydraulic structures in compliance with environmental protection requirements; provide guidelines for collecting and treating livestock waste and agriculture by-products to be reused for other purposes; formulate, promulgate or submit to competent authorities for promulgation and organize the implementation of mechanisms and policies for rural development in association with environmental protection and climate change adaptation; organize the execution of environmental monitoring programs in service of industry and field management according to regulations of law;
d) The Ministry of Transport shall formulate and promulgate national technical regulations on technical and environmental safety for means of transport in accordance with law; direct and organize the dredging operations within seaport water and inland water areas in accordance with law; promulgate or submit to competent authorities for promulgation and organize the implementation of mechanisms and policies on conversion and removal of fossil fuels vehicles and vehicles causing environmental pollution; organize the environmental protection, adaptation to climate change and protection of the ozone layer upon carrying out maritime and aviation activities in accordance with the treaties to which Vietnam is a signatory and other fields under its management;
dd) The Ministry of Health shall provide guidance on and organize the implementation of the law on waste management and environmental protection within hospitals and health facilities; environmental protection in disease prevention and control; regulations on burial and cremation of people who die of dangerous epidemics; provide guidance and organize the control of effects of environmental pollution on human health according to regulations of law; provide guidance on, collect information, build databases and report the use of insecticidal and germicidal chemicals and preparations for household and medical use in accordance with law; organize the execution of environmental monitoring programs in service of industry and field management according to regulations of law;
e) The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall organize the implementation of regulations on environmental protection during culture, sport and tourism activities; development of tourist accommodation establishments and eco-friendly tourism services;
g) The Ministry of Science and Technology shall appraise environmental technical regulations and publish national environmental standards according to regulations of law on standards and technical regulations and law on environmental protection; cooperate in formulating, promulgating and complying with guidelines for best available techniques in accordance with law; organize the execution of environmental monitoring programs in service of industry and field management according to regulations of law;
h) The Ministry of Education and Training organizes the integration of knowledge of environment and environmental protection into educational and training programs at all levels of education and training; develop human resources for environmental protection according to regulations of law; organize the implementation of policies and laws on environmental protection in schools, educational institutions and training institutions;
i) The Ministry of Finance shall develop, promulgate or submit to competent authorities for promulgation of regulations on management and use of deposits on environmental protection, establishment of domestic carbon market, mechanisms for financial management of environment protection funds and green procurement according to regulations of law; aggregate and request competent agencies to allocate state budget for covering recurrent expenditures on environmental protection activities in accordance with law; organize the implementation of policies and laws on environmental protection in the customs field;
k) The Ministry of Planning and Investment shall aggregate and request competent agencies to allocate development investment capital for fulfilling the requirements, objectives, tasks, solutions and resources for environmental protection in strategies, planning, plans, programs, schemes and projects on socio-economic development and environmental protection in accordance with law; formulate, promulgate or submit to competent authorities for promulgation of mechanisms and policies on green procurement;
l) The State Bank of Vietnam provide guidance on and organize the implementation of policies for environmental risk management during grant of green credit; encourage the grant of concessional loans to projects granted green credit in accordance with law.
Article 161. Responsibility for enabling socio-political organizations, socio-political-professional organizations and socio-professional organizations to participate in environmental protection
1. Environmental protection authorities at all levels shall enable socio-political organizations, socio-political-professional organizations and socio-professional organizations to exercise the rights specified in clause 2 Article 158 of the LEP.
2. Apart from the regulations specified in clause 1 of this Article, environmental protection authorities at all levels shall consider enabling socio-political organizations to exercise the following rights during their environmental protection:
a) Access financial resources upon using sources of funding for environmental services;
b) Provide refresher training in the law on environmental protection to socio-political organizations.
Section 2. INSPECTION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 162. Specialized inspection of environmental protection
1. The specialized inspection of environmental protection shall be carried out under regulations of law on inspection and specific regulations on environmental protection specified in clauses 2 and 3 of this Article.
2. The regular environmental protection inspection means an organization inspecting the compliance with the law on environmental protection by some organizations and individuals for 03 consecutive years in order to prevent, detect and handle violations against the law; assist organizations and individuals to comply with regulations of law on environmental protection.
Regular inspection shall be carried out by the authority assigned to carry out specialized inspection of environmental protection at the request of the head of the supervisory environmental protection authority and satisfy following requirements:
a) The entities undergoing regular inspection are organizations and individuals whose production, business and services are involved in types of business, production and services likely to cause environmental protection at level I Column 3 Appendix II enclosed with this Decree and are those repeating their violation after or before penalty imposition in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations;
b) Regular inspection shall be planed for a period of 03 consecutive years or shorter as decided by the head of the competent authority. The regular inspection plan shall be incorporated during the process of formulating and approving the environmental protection inspection plan; shall not overlap the plan-based inspection by MONRE and provincial People’s Committees;
c) The establishment and deployment of a regular inspectorate shall be carried out as the plan-based inspection according to regulations of law on inspection.
3. The unscheduled inspection of environmental protection shall be carried out under regulations of law on inspection; if a decision on inspectorate establishment is not announced in advanced as prescribed in point b clause 2 Article 160 of the LEP, comply with the following regulations:
a) A decision on inspectorate establishment will not be announced if there are grounds for presuming that the prior announcement results in the inspected entity hiding their documents or evidence in relation to the violations against the law, thereby reducing the effectiveness in the inspection or at the request of the inspection decision maker.
b) After presenting the inspection decision, the inspectorate’s chief is entitled to immediately reach the area where waste is generated, the area where the work or equipment for collecting and treating wastewater or emissions is available and discharge points and other areas within the scope of the inspection decision to carry out inspection activities within his/her power;
c) Where the inspected entity fails to facilitate or obstructs the unscheduled inspection, the inspectorate’s chief shall cooperate with the People's Public Security force or the communal People's Committee to adopt professional methods as prescribed to reach the scene for inspection purpose and make a record of the case;
d) The legal representative of the organization or individual shall sign the working records and environmental sampling records; if the legal representative is absent, the representative of the inspected organization or individual present at the scene shall sign the records. In case there is no representative of the inspected organization or individual or their representative does not sign the records, the representative of the communal People's Committee or the communal police authority is requested to sign the records as an eyewitness;
dd) After taking actions to ensure that the inspected entity does not hide their documents or evidence in relation to the violations against the law reducing the effectiveness in the inspection, within 03 days, the inspectorate’s chief shall announce the inspection decision, except where the legal representative of the inspected entity is not present as requested. Procedures for announcing the inspection decision shall comply with regulations of law on inspection;
e) The organization or individual shall facilitate the inspection after the inspectorate presents the inspection decision; depending the seriousness of the violation, the organization or individual may incur a penalty for obstructing the unscheduled inspection;
g) Members of the inspectorate and officials concerned are not permitted to disclose and provide any information relating to the process of proposing and issuing an unscheduled inspection, formulating and approving the inspection plan, making preparations for issuing the inspection decision to the inspected entity in the case specified in clause.
Article 163. Inspection of compliance with law on environmental protection
1. Responsibility and methods for inspection of compliance with the law on environmental protection are prescribed as follows:
a) The competent authority specified in clause 1 Article 160 of the LEP shall organize and direct the compliance with the law on environmental protection by organizations, households and individuals;
b) Methods for inspection of compliance with law on environmental protection: on a periodic or unscheduled basis.
The periodic inspection shall be conducted according to the plan approved by the competent authority.
The unscheduled inspection by an environmental protection authority shall be conducted as specified in point a clause 3 Article 160 of the LEP. A decision on inspectorate establishment will not be announced if there are grounds for presuming that the prior announcement results in the inspected entity hiding their documents or evidence in relation to the violations against the law, thereby reducing the effectiveness in the inspection or at the request of the inspection decision maker.
The Environmental Crime Prevention and Control Police shall carry out an unscheduled inspection when there are grounds specified in point b clause 3 Article 160 of the LEP.
2. The power to inspect the compliance with the law on environmental protection is prescribed as follows:
a) The Minister of Natural Resources and Environment shall establish an unscheduled inspectorate without prior notice as specified in point a clause 3 Article 160 of the LEP;
b) The head of the authority exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection affiliated to MONRE shall establish an inspectorate for inspection of compliance with law on environmental protection, except for the case specified in point a of this clause;
c) The head of the authority exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection affiliated to the Ministry of National Defense shall establish an inspectorate for inspection of compliance with law on environmental protection by investment projects and businesses classified as state secrets in the field of national defense;
d) The head of the authority exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection affiliated to the Ministry of Public Security shall establish an inspectorate for inspection of compliance with law on environmental protection by investment projects and businesses classified as state secrets in the field of security;
dd) Heads of police authorities and Environmental Crime Prevention and Control Police units authority have the power to establish and organize an inspectorate for inspection of compliance with law on environmental protection according to this Decree and law on environmental crime prevention and control police, except for the case specified in point d of this clause;
e) Chairmen/Chairwomen of provincial and district-level People’s Committees shall establish unscheduled inspectorates without prior notice as specified in point a clause 3 Article 160 of the LEP;
g) Heads of authorities exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection owned by provincial and district-level People’s Committees shall establish inspectorates for inspection of compliance with law on environmental protection within their districts and provinces, except for the case specified in point e of this clause;
h) Chairmen/Chairwomen of communal People’s Committees shall establish and organize the inspection of compliance with the law on environmental protection by households, individuals and entities required to carry out environmental registration within their communes.
3. The power to approve periodic inspection plans:
a) The Minister of Natural Resources and Environment shall approve MONRE’s plans for inspection of compliance with law on environmental protection;
b) The Minister of National Defense shall approve plans for inspection of compliance with law on environmental protection by investment projects and businesses classified as state secrets in the field of national defense;
c) The Minister of Public Security shall approve plans for inspection of compliance with law on environmental protection by investment projects and businesses classified as state secrets in the field of security;
d) Chairmen/Chairwomen of provincial People’s Committees shall approve plans for inspection of compliance with law on environmental protection of authorities exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection affiliated to provincial People’s Committees;
dd) Chairmen/Chairwomen of district-level People’s Committees shall approve plans for inspection of compliance with law on environmental protection of authorities exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection affiliated to district-level People’s Committees and owned by communal People’s Committees.
4. The plan for inspection of compliance with law on environmental protection inspection plan shall be incorporated during the process of formulating and approving the environmental protection inspection plan; shall not overlap the inspection plan; the inspection plan of MONRE shall not overlap the plans of provincial People’s Committees; except for the unscheduled inspection specified in clause 3 Article 162 of this Decree and point b clause 1 of this Article.
5. Procedures for inspecting the compliance with the law on environmental protection:
a) Ministers and Chairmen/Chairwomen of People's Committees at all levels specified in clause 1 Article 160 of the LEP or heads of competent agencies and competent persons prescribed by law shall issue decisions to inspect compliance with law on environmental protection;
b) An inspection decision shall mainly contain date of issue; legal references; method of inspection (specifying periodic or unscheduled inspection); full name of the individual, name of the organization, representative of the household; place of inspection; full names and position of the chief and members of the inspectorate; full name and position of the person issuing the inspection decision; inspection contents; duration of the inspection.
If it is deemed necessary to assess professional and technical issues to form a basis for giving a conclusion, the inspectorate’s chief shall request the decision maker to solicit a license organization for assessment, inspection, monitoring, measurement and analysis of environmental samples. Expertise shall be solicited in writing, specifying requirements, contents, duration and expertise-soliciting organization or such requirements, contents, duration and expertise-soliciting organization may be written on the inspection decision specified in this clause. The organization assessing, inspecting, monitoring, measuring and analyzing environmental samples shall take legal responsibility for the accuracy, objectiveness and promptness of their assessment results;
c) Composition of an inspectorate:
An inspectorate of MONRE, provincial People's Committee or district-level People's Committee is composed of cadres, public officials, public employees of the authority issuing the inspection decision; experts where necessary and other members decided by the person competent to establish the inspectorate; representative of the cooperating authority in the place of inspection, representative of the environmental crime prevention and control police, representative of specialized agencies at the same level in the industries and fields related to the inspection contents and inspected entities, except where an unscheduled inspection is carried out or these agencies have a document stating that they do not send a representative to participate in the inspectorate. Specialized agencies at the same level in the industries and fields related to the inspection contents and inspected entities shall send their representative to join the inspectorate for inspection of compliance with law on environmental protection at the request of the competent authority. In case of failure to appoint any official, within 03 days from the receipt of the written request, a written response shall be given.
An inspectorate of the communal People's Committee is composed of cadres, public officials, public employees of the authority issuing the inspection decision, representative of the superior specialized environmental protection authority and other members decided by the Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee.
Composition of an inspectorate of the Environmental Crime Prevention and Control Police shall be decided by the head of the competent authority and competent person specified in point dd clause 2 of this Article; representative of the specialized environmental protection authority at the same level shall be invited to join the inspectorate. The specialized environmental protection authority shall appoint its officials to join the inspectorate upon receiving an environmental crime prevention and control police’s written request for deployment of the inspectorate. In case of failure to appoint any official, give a timely written response to the environmental crime prevention and control police. Members attending the first working session of the inspectorate shall be decided by the inspectorate’s chief.
If not joining the inspectorate, the members specified in this clause shall notify the chief in writing;
d) Inspection contents:
Inspecting the compliance with law on environmental protection in support of state management of environmental protection; inspecting activities in relation to signs of criminal activity or violations against the law in relation to environmental crimes; activities in relation to crime reports or petitions for prosecution or reports on violations against the law in relation to environmental crimes;
dd) Duration of the inspection:
The duration of the inspection of an organization, household or individual shall not exceed 07 days from the date of commencement of the inspection at the place of inspection. If a complicated or broad-range inspection is required, the duration of the inspection of the implementation shall be 15 days from the date of commencement of inspection. The duration shall not include the time of analysis, assessment and inspection of environmental samples (if any).
Form of the inspectorate establishment decision shall be prescribed by MONRE;
e) The inspection decision shall be sent to the inspected entity within 05 days from the date on which it is issued, except for an unscheduled inspection carried out without prior notice under the regulations set forth in point a clause 3 Article 160 of the LEP, law on Environmental Crime Prevention and Control Police and other relevant laws. The inspectorate’s chief shall conduct the inspection within 10 days from the date on which the inspection decision is issued;
g) In the case of unscheduled inspection without prior notice, after presenting the inspection decision, the inspectorate’s chief is entitled to immediately reach the area where waste is generated, the area where the work or equipment for collecting and treating wastewater or emissions is available and discharge points and other areas within the scope of the inspection decision to carry out inspection activities within his/her power. The organization, household or individual that is required to undergo the inspection must appoint a representative to be present immediately to work with the inspectorate and comply with the requests made by the inspectorate to ensure that the inspection is carried out in accordance with the requirements, contents and procedures specified in legislative documents and the inspection decision.
Where the inspected entity fails to facilitate or obstructs the unscheduled inspection, the inspectorate’s chief shall cooperate with the People's Public Security force or the communal People's Committee to adopt professional methods as prescribed to reach the scene for inspection purpose and make a record of the case.
The legal representative of the organization, household or individual shall sign the working records and environmental sampling records; if the legal representative is absent, the representative of the inspected organization, household or individual present at the scene shall sign the records. In case there is no representative of the organization, household or individual or their representative does not sign the records, the representative of the communal People's Committee or the communal police authority is requested to sign the records as an eyewitness;
h) The inspection shall be made into a record bearing the signatures and seals of the inspectorate’s chief and organization’s legal representative as prescribed by law, and signature and full name of the inspected household’s or individual’s representative.
i) During the inspection, according to the actual situation, the inspectorate’s chief shall request the head of the authority or person competent to issue the inspection decision to issue a decision within his/her power or request a competent authority to organize an unscheduled inspection of the inspected organization, household or individual as prescribed in clause 3 Article 162 of this Decree.
6. Processing of the inspection result:
a) During the inspection, if detecting any violation against the law on environmental protection committed by an organization, household or individual, the competent person in the performance of his/her duty shall make a administrative violation record and transfer it to a competent person in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations;
b) The inspection result must be notified in writing by the head of the authority or person competent to issue the inspection decision and sent to the inspected organization, household or individual and relevant agencies and units. The maximum time limit for notification of the inspection result is 15 days from the date on which the inspection ends and the environmental sample analysis result (if any) is available in the case not specified in point a of this clause or 15 days from the date the person competent to impose penalties for administrative violations decide to impose a penalty in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations in the case specified in point a of this clause;
c) The notification of inspection result shall be sent to the specialized environmental protection authority at the same level, except for the result of inspection of compliance with law on environmental protection by investment projects and businesses classified as state secrets in the field of national defense and security;
7. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall promulgate some specific regulations on procedures for deployment of inspectorates for inspection of compliance with law on environmental protection by investment projects and businesses classified as state secrets in the field of national defense and security.
Article 164. Mechanism for cooperation in inspection
1. The inspection and imposition of penalties for administrative violations in the field of environmental protection must not overlap and not affect the normal production, business operation and service provision by organizations and individuals as prescribed in clause 4 Article 160 of the LEP and Articles 162 and 163 of this Decree.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall uniformly direct and organize the environmental protection inspection nationwide and implement a mechanism for cooperation among inspection forces as follows:
a) Instruct and direct provincial People's Committees to formulate, approve and organize the implementation of plans for inspection of compliance with the law on environmental protection; provide professional guidance on procedures for conducting inspection and imposing penalties for administrative violations in the field of environmental protection, except for the inspection of investment projects and businesses classified as state secrets in the field of national defense and security;
b) Cooperate with and direct environmental protection authorities at all levels to cooperate with the People's Public Security force in detecting, preventing, fighting and preventing crimes and violations against the law on environmental protection; provide timely information on signs of crimes in the field of environmental protection by individuals and organizations to the People's Public Security force in accordance with law; provide information on the environmental protection inspection plans to the Environmental Crime Prevention and Control Police at the same level for proactive cooperation;
c) Preside over handling overlapping issues during inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection; consolidate and direct the disclosure of results of imposition of violations against regulations on environmental protection in accordance with law;
d) Direct authorities assigned to conduct inspection and affiliated authorities exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection to appoint their representatives to join an inspectorate upon receiving an environmental crime prevention and control police’s written request for deployment of the inspectorate. In case of failure to appoint any official, give a timely written response;
dd) Fulfill other responsibility for cooperation as prescribed in point d clause 2 Article 160 of the LEP.
3. The Ministry of Public Security shall implement a mechanism for cooperation between the Environmental Crime Prevention and Control Police and inspection forces inspecting compliance with law on environmental protection of competent authorities as follows:
a) Direct the Environmental Crime Prevention and Control Police to inspect compliance with law on environmental protection by organizations and individuals as prescribed in point b clause 3 Article 160 of the LEP; do not inspect the entities specified in the annual inspection plans approved by MONRE, provincial and district-level People’s Committees, except where any sign of criminal activity in relation to environmental protection is found or regulations of the Criminal Procedure Code are implemented or an in-progress violation against the law resulting in environmental pollution has to be immediately prevented; cooperate with other authorities exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection as prescribed in this Decree;
b) Provide and direct the Environmental Crime Prevention and Control Police at the same level to provide information about violations against the law on environmental protection committed by the entities under annual inspection plans of environmental protection authorities;
c) During the process of carrying out environmental protection inspection within its power, the Environmental Crime Prevention and Control Police force must notify the specialized environmental protection authority the same level in writing for cooperation;
d) Before December 20, the Environmental Crime Prevention and Control Police shall send a consolidated document containing results of inspection and imposition of penalties for violations against regulations on environmental protection to the environmental protection authority at the same level.
4. People’s Committees at all levels shall:
a) Direct the specialized environmental protection authority to provide timely information on signs of criminal activities in the field of environmental protection by individuals and organizations to the Environmental Crime Prevention and Control Police; cooperate with the Environmental Crime Prevention and Control Police in inspection compliance with law on environmental protection according to this Decree; provide information on the environmental protection inspection plan to the Environmental Crime Prevention and Control Police at the same level for proactive cooperation;
b) Direct authorities assigned to conduct inspection and affiliated authorities exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection to appoint their representatives to join an inspectorate upon receiving an environmental crime prevention and control police’s written request for deployment of the inspectorate. In case of failure to appoint any official, give a timely written response;
c) Before December 20, every authority assigned to conduct inspection and authority exercising the function of inspecting compliance with law on environmental protection shall send a consolidated report on results of inspection and imposition of penalties for violations against regulations on environmental protection to the superior environmental protection authority.
Section 3. PROVISION OF ONLINE PUBLIC ENVIRONMENTAL SERVICES
Article 165. Rules for providing online public environmental services
1. Regulatory bodies shall develop, provide and render online public environmental services under this Decree and the plans and roadmaps of competent authorities, ensuring the connection between the National Single Window Portal and the National Public Service Portal. Organizations and individuals are encouraged to use public environmental services online.
2. The online public environmental services in relation to exports, imports and goods in transit shall comply with regulations on administrative procedures via National Single Window and ASEAN Single Window and specialized inspection for exports and imports; other online public services shall comply with regulations on administrative procedures by electronic means.
3. If the administrative procedure result is announced in the form of a physical document, the authority in charge of handling administrative procedures shall digitalize the result for storage on the single-window information system as prescribed and connection with the public service portal of the superior authority. In the case where electronic administrative procedure result is announced, if the organization or individual requests a physical document, the authority in charge of handling administrative procedures shall transform the result into a physical document according to the Government’s regulations on administrative procedures by electronic means.
Article 166. Responsibility for providing online public environmental services
1. MONRE shall develop electronic web portals providing online services of central environment administrative procedures and concentrated administrative procedures under the Prime Minister’s decision; cooperate with the Ministry of Finance and Office of the Government in receiving and confirming requests and establishing connections.
2. Provincial People’s Committees shall develop electronic web portals providing online services of local environment administrative procedures and concentrated administrative procedures as prescribed in clause 1 of this Article, ensuring synchronization and connection with the online public environmental service provision system of MONRE.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 25. Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 52. Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
Điều 56. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn
Điều 57. Yêu cầu chung về quản lý nước thải
Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 63. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 72. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 79. Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 89. Các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Điều 92. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 99. Quản lý thông tin môi trường
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 106. Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 112. Thông báo thiệt hại đối với môi trường
Điều 113. Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
Điều 119. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 120. Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 121. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
Điều 131. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 133. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
Điều 141. Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
Điều 143. Đối tượng phát triển dịch vụ môi trường
Điều 144. Khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường
Điều 154. Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Điều 162. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
Điều 164. Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 51. Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 76. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 93. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 98. Quan trắc khí thải công nghiệp
Điều 104. Bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 107. Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 125. Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 127. Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
Điều 147. Trình tự, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường