Chương VI Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Trách nhiệm tái chế ,xử lí sản phẩm,bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất,nhập khẩu
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định này.
2. Bao bì quy định tại khoản 1 Điều này là bao bì thương phẩm (gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của sản phẩm, hàng hóa sau đây:
a) Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
b) Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
c) Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;
d) Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;
đ) Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;
e) Xi măng.
3. Các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:
a) Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường.
b) Nhà sản xuất bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;
c) Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.
4. Nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây:
a) Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt; săm lốp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
b) Sản phẩm điện, điện tử: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;
c) Phương tiện giao thông: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.
1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 3 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
4. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
5. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì sau 03 năm đầu tiên thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.
6. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Quy cách bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn một hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường cho một hoặc một nhóm sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường, nhà sản xuất, nhập khẩu tự quyết định việc tái chế theo các cách thức sau đây:
a) Tự thực hiện tái chế;
b) Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;
c) Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (sau đây viết tắt là bên được ủy quyền);
d) Kết hợp cách thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự thực hiện tái chế phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không tự thực hiện tái chế khi không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị tái chế được nhà sản xuất, nhập khẩu thuê để thực hiện tái chế quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Bên được ủy quyền tổ chức tái chế quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Không trực tiếp tái chế và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ đơn vị tái chế nào liên quan đến phạm vi được ủy quyền;
c) Được ít nhất 03 nhà sản xuất, nhập khẩu đồng ý ủy quyền tổ chức tái chế.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh sách tổ chức, đơn vị tại khoản 4 và khoản 5 Điều này để nhà sản xuất, nhập khẩu biết, lựa chọn. Nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế hoặc bên được ủy quyền khi không bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
7. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường thì không phải thực hiện các cách thức tái chế quy định tại khoản 2 Điều này.
8. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ nhà sản xuất, nhập khẩu, đơn vị tái chế, bên được ủy quyền trong việc phân loại, thu gom sản phẩm, bao bì sau tiêu dùng trên địa bàn.
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu đăng ký kế hoạch tái chế hằng năm và báo cáo kết quả tái chế của năm trước về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 hằng năm; trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu ủy quyền toàn bộ cho bên được ủy quyền thì bên được ủy quyền có trách nhiệm đăng ký, báo cáo thay cho nhà sản xuất, nhập khẩu.
Việc đăng ký kế hoạch tái chế được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường của năm liền trước đó. Nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đăng ký kế hoạch tái chế và mẫu báo cáo kết quả tái chế quy định tại khoản này.
2. Trường hợp khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu nhiều hơn so với kế hoạch tái chế đã đăng ký thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải bổ sung khối lượng chênh lệch vào kế hoạch tái chế của năm tiếp theo.
Trường hợp khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu ít hơn so với kế hoạch tái chế đã đăng ký thì nhà sản xuất, nhà nhập khẩu được thực hiện, báo cáo kết quả tái chế theo khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu.
3. Trường hợp kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế không đạt yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền để hoàn thiện kế hoạch, báo cáo trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo. Không đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
4. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường không phải đăng ký, thực hiện kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F) được xác định theo công thức: F = R x V x Fs, trong đó:
F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng);
R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này (đơn vị tính: %);
V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế (đơn vị tính: kg);
Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg).
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Fs cho từng sản phẩm, bao bì và điều chỉnh Fs theo chu kỳ 03 năm một lần.
3. Việc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của nhà sản xuất, nhập khẩu được thực hiện như sau:
a) Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền đóng góp tài chính theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Việc kê khai số tiền đóng góp tài chính được tính theo khối lượng sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu sản phẩm, bao bì của năm liền trước. Nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai;
b) Trước ngày 20 tháng 4 hằng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc có thể lựa chọn nộp tiền thành hai lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20 tháng 4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20 tháng 10 cùng năm;
c) Trường hợp kê khai khối lượng sản phẩm, bao bì thấp hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu thì phải nộp số tiền cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo; trường hợp kê khai lượng sản phẩm, bao bì nhiều hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu thì được trừ số tiền đã nộp cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo.
1. Tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam quy định tại Điều 81 Nghị định này được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Lãi tiền gửi ngân hàng của số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.
2. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu được hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế quy định tại khoản 1 Điều này lập hồ sơ đề nghị theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 10 hằng năm để được xét duyệt hỗ trợ.
3. Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này được quy định như sau:
a) Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công khai tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động, sản phẩm tái chế của năm tiếp theo theo đề xuất của Hội đồng EPR quốc gia;
b) Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính của cơ quan, tổ chức và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định và các đề nghị hỗ trợ tài chính theo đề nghị của Hội đồng EPR quốc gia;
d) Tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện thông báo và ký kết hợp đồng hỗ trợ với các cơ quan, tổ chức được nhận hỗ trợ tài chính;
đ) Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện thanh toán số tiền hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng ký kết quy định tại điểm d khoản này.
4. Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế phải công khai, minh bạch, đúng mục đích. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế hằng năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
5. Hội đồng EPR quốc gia thông qua và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 2 Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Nhà sản xuất có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;
c) Nhà nhập khẩu có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.
2. Bao bì quy định tại khoản 1 Điều này là bao bì thương phẩm (bao bì trực tiếp) của sản phẩm, hàng hóa.
3. Mức đóng góp tài chính cụ thể đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại các Cột 3, 4 và 5 Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải được điều chỉnh 05 năm một lần tăng dần theo yêu cầu bảo vệ môi trường.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, ban hành mức đóng góp tài chính tăng dần theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Việc kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu của năm liền trước. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai.
2. Trước ngày 20 tháng 4 hàng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc có thể lựa chọn nộp tiền thành hai lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20 tháng 4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20 tháng 10 cùng năm.
3. Trường hợp kê khai khối lượng sản phẩm, bao bì thấp hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp số tiền cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo; trường hợp kê khai lượng sản phẩm, bao bì nhiều hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu thì được trừ số tiền đã nộp cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo.
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu được hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường lập hồ sơ đề nghị theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 10 hằng năm để được xét duyệt hỗ trợ.
2. Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định này.
3. Việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải phải công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải hằng năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
4. Lãi tiền gửi ngân hàng của tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
5. Hội đồng EPR quốc gia thông qua và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại Điều 77 và Điều 83 Nghị định này có trách nhiệm công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu gồm: thành phần nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; hướng dẫn phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý; cảnh báo rủi ro trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý.
2. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan đăng ký doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp, chia sẻ thông tin về thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp và thông tin khác liên quan đến sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII và Phụ lục XXIII lục ban hành kèm theo Nghị định này theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia được kết nối với các cơ sở dữ liệu thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu có liên quan để bảo đảm việc đăng ký, báo cáo và kê khai của nhà sản xuất, nhập khẩu đúng quy định của pháp luật.
2. Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia được mở và phân cấp theo loại tài khoản và đối tượng đăng ký, kê khai, báo cáo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia.
4. Sau khi Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia được vận hành chính thức, việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại Nghị định này phải được đăng ký, kê khai, báo cáo, tổng hợp, quản lý trên Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia
1. Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này. Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
2. Thành phần Hội đồng EPR quốc gia gồm đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các nhà sản xuất, nhập khẩu; đại diện đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải và đại diện tổ chức xã hội, môi trường có liên quan.
Hội đồng EPR quốc gia có văn phòng giúp việc đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng EPR quốc gia; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của văn phòng giúp việc của Hội đồng EPR quốc gia.
RESPONSIBILITY FOR RECYCLING AND TREATING PRODUCTS AND PACKAGING OF PRODUCERS AND IMPORTERS
Section 1. RESPONSIBILITY FOR RECYCLING PRODUCTS AND PACKAGING OF PRODUCERS AND IMPORTERS
Article 77. Entities and roadmap for fulfilling recycling responsibility
1. Organizations and individuals that manufacture/import (hereinafter referred to as “producers and importers”) products and packaging specified in Column 3 in the Appendix XXII enclosed herewith to be put on Vietnam’s market shall fulfill their responsibility for recycling such products and packaging according to the mandatory recycling rates and specifications specified in Article 78 of this Decree.
2. The packaging prescribed in clause 1 of this Article is consumer packaging (including primary packaging and secondary packaging) of the following products and goods:
a) Food prescribed by regulations of law on food safety;
b) Cosmetics prescribed by regulations of law on conditions for cosmetics manufacturing;
c) Medicine prescribed by regulations of law on pharmacy;
d) Fertilizers, feeds and veterinary drugs prescribed by regulations of law on fertilizers, feeds and veterinary drugs;
dd) Detergents and preparations for domestic, agricultural and medical use;
e) Cement.
3. The following entities are not required to fulfill their recycling responsibility:
a) Producers and importers of products and packaging to be exported or temporarily imported or produced/imported for research, learning or testing purposes as prescribed in clause 1 Article 54 of the LEP.
b) Producers of packaging specified in clause 1 of this Article having a revenue from sale of goods and provision of services of the previous year not exceeding 30 billion dong;
c) Importers of packaging specified in clause 1 of this Article having total value of imports (according to customs value) of the previous year not exceeding 20 billion dong.
4. Producers and importers shall fulfill their responsibility for recycling products and packaging they produce/import according to the following roadmap:
a) Packaging, batteries, cells; lubricating oil; tires: as of January 01, 2024;
b) Electric and electronic products: as of January 01, 2025;
c) Vehicles: as of January 01, 2027.
The Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) shall submit regulations on disposal of vehicles to the Prime Minister for promulgation before January 01, 2025.
Article 78. Mandatory recycling rates and specifications
1. Mandatory recycling rate is the ratio of the minimum weight of a product or packaging that must be recycled according to the mandatory recycling specifications to the total weight of a product or packaging manufactured, put on the market and imported in the year in which the responsibility is fulfilled.
The mandatory recycling rate of each type of product or packaging shall be determined on the basis of its life cycle, disposal rate and collection rate; national recycling target, environmental protection requirements and socio-economic conditions from time to time.
2. The mandatory recycling rate for each type of product or packaging in the first 03 years is specified in Column 4 of the Appendix XXII enclosed herewith. The mandatory recycling rate shall be adjusted every 03 years progressively order so as to meet the national recycling target and environmental protection requirements.
3. Producers and importers are entitled to recycle products and packaging they produce/import or to recycle products and packaging of the same type as specified in Column 3 of the Appendix XXII enclosed herewith which are produced and imported by other producers and importers to achieve the mandatory recycling rate. The recycling of scrap imported as production materials shall not be included in the mandatory recycling rate applied to producers and importers.
4. If any producer/importer carry out recycling at a rate higher than the mandatory recycling rate specified in clauses 1 and 2 of this Article, the difference may be reserved and carried forward to subsequent years.
5. The mandatory recycling rate for each type of product or packaging after the first 03 years of application as specified shall be adjusted by the Prime Minister and promulgated before September 30 of the last year of the 03-year cycle to be applied in the next 03-year cycle.
6. The mandatory recycling specifications are selected recycling solutions accompanied by minimum requirements for amount of materials and fuel recovered with respect to product and packaging recycling. The mandatory specification for each type of product and packaging is specified in Column 5 of the Appendix XXII enclosed herewith.
Article 79. Methods for fulfilling recycling responsibility
1. Producers and importers shall select one of the methods for fulfilling their recycling responsibility specified in clause 2 Article 54 of the LEP for one or group of products or packaging specified in Column 3 in the Appendix XXII enclosed herewith.
2. If the producer/importer selects the method “organizing recycling” specified in point a clause 2 Article 54 of the LEP, such producer/importer shall decide to carry out recycling themself by adopting one of the following methods:
a) Carry out recycling themself;
b) Hire a recycling service provider to carry out recycling;
c) Authorize an intermediary organization to organize the recycling (hereinafter referred to as “the authorized party”);
d) A combination of the methods specified in points a, b and c of this clause.
3. The producer/importer carrying out recycling themself shall satisfy the environmental protection requirements as prescribed by law; shall not carry out recycling themself in case of failure to satisfy the environmental protection requirements as prescribed by law.
4. The recycling service provider hired by the producer/importer to carry out recycling as prescribed in point b clause 2 of this Article shall satisfy the environmental protection requirements as prescribed by law.
5. The authorized party specified in point c clause 2 of this Article shall:
a) have legal status and be established according to regulations of law;
b) not directly carry out recycling and not have proprietorial relation with any recycling service provider in connection with the authorized scope;
c) be authorized by at least 03 producers or importers to organize recycling.
6. MONRE shall publish a list of the entities specified in clauses 4 and 5 of this Article in order for producers and importers make their selection. Producers and importers shall not hire any recycling service provider or authorized party that fails to satisfy the requirements as prescribed by law.
7. The producer/importer that opts for making financial contributions to the VEPF as prescribed in point b clause 2 Article 54 of the LEP is not required to adopt the recycling methods specified in clause 2 of this Article.
8. People’s Committees at all levels, organizations, individuals and consumers shall enable and assist producers, importers, recycling service providers and authorized parties to classify and collect post-consumer products and packaging within their areas.
Article 80. Registration of recycling plans and reporting of recycling results
1. Every producer and importer shall register their annual recycling plan and report recycling results of the previous year to MONRE before March 31 every year; if the producer/importer totally authorizes the authority party, the authorized party shall do so on their behalf.
A recycling plan shall be registered according to the weight of products and packaging manufactured, put on the market in the immediate previous year. The producer/importer or authorized party shall take legal responsibility for the accuracy of the recycling plan registration information and recycling results reported.
The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate forms of recycling plan registration and recycling result report prescribed in this clause.
2. If the actual weight of the manufactured product or packaging put on the market and imported is greater than that specified in the registered recycling plan, the producer/importer must carry forward the difference to the next year’s recycling plan.
If the actual weight of the manufactured product or packaging put on the market and imported is less than that specified in the registered recycling plan, the producer/importer is entitled to carry out recycling and report recycling results according to the actual weight of the manufactured product or packaging put on the market and imported.
3. If the recycling plan or recycling result report is unsatisfactory, MONRE shall notify the producer/importer or authorized party to complete the plan or report within 30 working days from the receipt of the notification. It is not allowed to register the recycling or report recycling results with respect to scrap imported as production materials.
4. The producer/importer that opts for making financial contributions to the VEPF as prescribed in point b clause 2 Article 54 of the LEP is not required to register their recycling plan and report their recycling results as specified in clause 1 of this Article.
Article 81. Making financial contributions to the VEPF
1. Financial contributions made to VEPF for each type of product or packaging (F) shall be determined according to the formula: F = R x V x Fs, where:
F is the total amount of money payable by the producer/importer to the VEPF for each type of product or packaging (unit: dong);
R is the mandatory recycling rate for each type of product or packaging as specified in clause 1 Article 78 of this Decree (unit: %);
V is the weight of the product or packaging manufactured, put on the market and imported in the year in which the responsibility is fulfilled (unit: kg);
Fs is a reasonable and valid norm of recycling cost for a unit of weight of the product or packaging, including costs of classifying, collecting, transporting and recycling the product or packaging and administrative expenses in support of fulfillment of the recycling responsibility by the producer/importer (unit: dong/kg).
2. MONRE shall request the Prime Minister to impose Fs on each type of product and packaging and adjust Fs every 03 years.
3. Financial contribution by the producer/importer to the VEPF shall be made as follows:
a) Every producer/importer shall themself declare and send a declaration of financial contributions which is made using the form provided by MONRE to the VEPF before March 31 every year. The declaration of financial contributions shall rely on the weight of products or packaging manufactured, put on the market and imported in the immediate previous year. The producer/importer or authorized party shall take legal responsibility for the information provided in the declaration.
b) Before April 20, the producer/importer shall pay financial contributions on a lump-sum basis to the VEPF or select to pay financial contributions in two installments, including the first installment equal to at least 50% of the total amount made before April 20 and the second installment which is the remaining amount made before October 20 in the same year;
c) If the declared weight of the product or packaging is less than the actual weight of the product or packaging manufactured, put on the market and imported, the producer/importer must make payments for the difference in the next year; if the declared weight of the product or packaging is greater than the actual weight of the product or packaging manufactured, put on the market or imported, the payments for the difference in the next year shall be deducted.
Article 82. Supporting recycling of products and packaging
1. Financial contributions made to the VEPF as prescribed in Article 81 of this Decree shall be used to support the classification, transport, recycling and treatment of the products and packaging specified in Column 3 in the Appendix XXII hereof and administrative costs in support of the fulfillment of recycling responsibility by producers and importers.
The bank deposit interests of financial contributions made to the VEPF shall be used to cover the administrative costs in support of management, supervision and facilitation of the fulfillment of recycling responsibility by producers and importers.
2. Agencies and organizations that wish to receive financial support for recycling activities as specified in clause 1 of this Article shall prepare an application according to the form provided by MONRE and submit it to MONRE before October 30 every year for approval.
3. Financial support for recycling of products and packaging is specified in Column 3 in the Appendix XXII enclosed herewith is prescribed as follows:
a) Before September 30 every year, MONRE shall publish criteria, priorities and financial support for recycling activities and recycling products in the next year as proposed by the National EPR Committee;
b) The National EPR Council shall appraise and vote to approve requests for financial support from agencies and organizations and submit them to MONRE;
c) MONRE shall approve appraisal results and requests for financial support at the request of the National EPR Council;
d) The organization assigned by MONRE to notify and sign a contract for provision of financial support with agencies and organizations entitled to receive financial support;
dd) The VEPF shall provide financial support to agencies and organizations under the signed contract specified in point d of this Clause.
4. The receipt and use of financial contributions to the VEPF for supporting recycling must be received and used in a public and transparent manner and for their intended purposes. The VEPF shall report to MONRE and National EPR Committee and make publicly available the receipt and use of financial contributions for recycling support on an annual basis before March 31 of the next year.
5. The National EPR Committee shall approve and submit to Minister of Natural Resources and Environment the Regulation on management and use of financial contributions to the VEPF for recycling support by producers and importers.
Section 2. RESPONSIBILITY OF PRODUCERS AND IMPORTERS FOR COLLECTING AND TREATING WASTE
Article 83. Entities making and level of financial contributions to the VEPF for supporting waste treatment activities
1. Producers and importers of the products and packaging specified in Column 2 in the Appendix XXIII hereof to be put on Vietnam’s market shall make financial contributions to the VEPF to support waste treatment activities, except where:
a) Producers and importers of products and packaging to be exported or temporarily imported or produced/imported for research, learning or testing purposes as prescribed in clause 1 Article 55 of the LEP;
b) Producers have a revenue from sale of goods and provision of services of the previous year not exceeding 30 billion dong;
c) Importers have a total value of imports (according to customs value) of the previous year not exceeding 20 billion dong.
2. The packaging specified in clause 1 of this Article is consumer packaging (primary packaging) of products and goods.
3. Specific level of financial contributions for each product and packaging is specified in Columns 3, 4 and 5 in the Appendix XXIII enclosed herewith.
4. Financial contributions to the VEPF for supporting waste treatment activities shall be adjusted every 05 years progressively in accordance with environmental protection requirements.
5. The Prime Minister shall decide to adjust and introduce progressive levels of financial contributions at the MONRE’s request; administrative costs in support of management, supervision and facilitation of the fulfillment of responsibility for waste collection and treatment by producers and importers.
Article 84. Procedures for making financial contributions to the VEPF for waste treatment support
1. Every producer/importer shall themself declare and send a declaration of financial contributions for waste treatment support which is made using the form provided by MONRE to the VEPF before March 31 every year. The declaration of financial contributions for waste treatment support shall rely on the weight of products or packaging manufactured, put on the market and imported in the immediate previous year. The producer/importer shall take legal responsibility for the information provided in the declaration.
2. Before April 20, the producer/importer shall pay financial contributions for waste treatment support on a lump-sum basis to the VEPF or select to pay financial contributions in two installments: at least 50% of the total amount before April 20 and the remaining amount before October 20 in the same year.
3. If the declared weight of the product or packaging is less than the actual weight of the product or packaging manufactured, put on the market and imported must make payments for the difference in the next year; if the declared weight of the product or packaging is greater than the actual weight of the product or packaging manufactured, put on the market or imported, the payments for the difference in the next year shall be deducted.
Article 85. Supporting waste treatment activities
1. Agencies and organizations that wish to receive financial support for waste treatment activities as specified in clause 3 Article 55 of the LEP shall prepare an application according to the form provided by MONRE and submit it to MONRE before October 30 every year for approval.
2. Financial support for waste treatment activities shall comply with the procedures specified in clause 3 Article 82 of this Decree.
3. The financial contributions for waste treatment support must be received and used in a public and transparent manner and for their intended purposes.
The VEPF shall report to MONRE and National EPR Committee and make publicly available the receipt and use of financial contributions for supporting waste treatment activities on an annual basis before March 31 of the next year.
4. The bank deposit interests of financial contributions made to the VEPF shall be used to cover the administrative costs in support of management, supervision and facilitation of the fulfillment of responsibility for waste collection and treatment by producers and importers.
5. The National EPR Committee shall approve and submit to Minister of Natural Resources and Environment the Regulation on management and use of financial contributions to the VEPF for waste treatment support by producers and importers.
Section 3. PROVISION AND MANAGEMENT OF INFORMATION AND MANAGEMENT AND SUPERVISION OF RESPONSIBILITY FULFILLMENT BY PRODUCERS AND IMPORTERS
Article 86. Provision of information about products and packaging
1. The producers and importer specified in Articles 77 and 83 of this Decree shall make publicly available information about the products and packaging they produce and import, including: ingredients, fuels and materials; guidelines for classification, collection, reuse, recycling and treatment thereof; risk warnings during the recycling, reuse and treatment.
2. Tax authorities, customs authorities, enterprise registration authorities, agencies and organizations concerned shall provide and share information about tax, customs, enterprise registration and other information relating to production and import of products and packaging specified in the Appendix XXII and Appendix XXIII enclosed with this Decree at the MONRE’s request.
Article 87. National EPR web portal
1. The National EPR web portal is connected to databases of tax, customs and enterprise registration and related databases so as to ensure that the registration, reporting and declaration by producers and importers as prescribed by law.
2. The National EPR web portal shall be opened and privileges shall be granted according to the type of account and entities that carry out registration, declaration and reporting.
3. MONRE shall build, manage and operate the National EPR web portal.
4. After the National EPR web portal is officially operated, the information concerning the fulfillment of responsibility by producers and importers specified in this Decree shall be registered, declared, reported, consolidated and managed on the National EPR web portal.
Article 88. National EPR Council
1. The National EPR Council shall advise and assist the Minister of Natural Resources and Environment to manage, supervise and support the fulfillment of responsibility by producers and importers as prescribed in this Decree. The National EPR Council shall operate on the principle of collectives and make its decisions under the majority rule.
2. The National EPR Council is composed of the MONRE, Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development; representatives of producers and importers; representatives of recycling service providers, waste treatments service providers and representatives of social and environmental organizations concerned.
The National EPR has an Assistance Office located at MONRE and operate on a part-time basis.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall decide to establish National EPR Council; promulgate regulations on organization and operation of the National EPR Council and define functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Assistance Office affiliated to the National EPR Council.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 25. Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 52. Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
Điều 56. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn
Điều 57. Yêu cầu chung về quản lý nước thải
Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 63. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 72. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 79. Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 89. Các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Điều 92. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 99. Quản lý thông tin môi trường
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 106. Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 112. Thông báo thiệt hại đối với môi trường
Điều 113. Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
Điều 119. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 120. Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 121. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
Điều 131. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 133. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
Điều 141. Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
Điều 143. Đối tượng phát triển dịch vụ môi trường
Điều 144. Khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường
Điều 154. Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Điều 162. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
Điều 164. Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 51. Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 76. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 93. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 98. Quan trắc khí thải công nghiệp
Điều 104. Bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 107. Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 125. Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 127. Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
Điều 147. Trình tự, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường