Chương IX Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường là tài liệu xác định các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, dự kiến kịch bản xảy ra sự cố môi trường kèm theo các phương án ứng phó tương ứng để bảo đảm sẵn sàng, kịp thời ứng phó khi sự cố môi trường xảy ra trên thực tế.
2. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở, các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường;
b) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm: công trình, thiết bị và bảo đảm vật tư, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường; bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó với từng kịch bản sự cố môi trường;
c) Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường cho lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ;
d) Phương thức thông báo, báo động khi xảy ra sự cố môi trường và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố môi trường;
đ) Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường; phương án ứng phó đối với các kịch bản sự cố môi trường;
b) Phương án bố trí trang thiết bị, vật tư, phương tiện bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường theo các mức độ sự cố;
c) Phân công lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố môi trường; xác định nội dung và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường trong chương trình kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp hằng năm;
d) Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phương thức thông báo, báo động về sự cố môi trường và cơ chế huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường;
đ) Biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này.
2. Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện.
Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm.
Trường hợp kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được lồng ghép, tích hợp với kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp thì kế hoạch phòng thủ dân sự phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Nghị định này.
1. Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và gửi cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh, cấp huyện trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện; gửi cho cơ quan trên địa bàn và cấp trên trực tiếp.
3. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của cơ sở; gửi kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm cung cấp nội dung kế hoạch cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp dự án, cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường cho Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do tràn dầu gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
c) Chỉ đạo các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác ứng phó sự cố môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải; hướng dẫn kỹ thuật phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do chất thải gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do rò rỉ bức xạ, hạt nhân;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do rò rỉ bức xạ, hạt nhân gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống, ứng phó sự cố môi trường do thiên tai, vỡ đê, hồ, đập, cháy rừng và dịch bệnh trên vật nuôi gây ra;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do thiên tai, vỡ đê, hồ, đập, cháy rừng, dịch bệnh trên vật nuôi gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
6. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hỏa hoạn;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do hỏa hoạn gây ra;
c) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường và cơ quan công an các cấp tham gia ứng phó sự cố môi trường theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền;
d) Chỉ đạo và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố môi trường; điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
b) Chủ trì tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
c) Tổ chức đánh giá phạm vi, mức độ tác động của sự cố môi trường quốc gia đến sức khỏe con người.
8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan triển khai các phương án về sử dụng hạ tầng giao thông, các trang thiết bị, phương tiện, vật tư vận tải trong phạm vi phụ trách tham gia ứng phó sự cố môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
9. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
10. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo sự phân công của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
1. Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường phải được thực hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung như sau:
a) Thông tin của tổ chức, cá nhân phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái;
b) Dấu hiệu, địa điểm về môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
c) Nguồn nghi gây ô nhiễm, suy thoái;
d) Các thiệt hại ban đầu xảy ra (nếu có);
đ) Chứng cứ khác có liên quan (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan kèm theo (nếu có).
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp môi trường bị ô nhiễm, suy thoái do một trong các nguyên nhân sau đây:
a) Do thiên tai gây ra;
b) Thuộc trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận thông báo về việc môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan tiếp nhận phải chuyển ngay thông báo và các tài liệu kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường để giải quyết.
2. Kiểm tra, xác minh thông tin, lập biên bản về các dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Biên bản phải có xác nhận của cán bộ xác minh, đại diện của dân cư nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp cơ quan giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
3. Xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
4. Tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
a) Tổ chức thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để thu thập dữ liệu, chứng cứ; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
b) Thành lập hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường theo quy định tại Điều 114 Nghị định này;
c) Đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên kết quả tư vấn của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ .
5. Thực hiện xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong trường hợp được tổ chức, cá nhân ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, thẩm định, đánh giá các dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập để xác định, tính toán thiệt hại đối với môi trường; bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, khách quan; chịu trách nhiệm trước cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về kết quả thẩm định dữ liệu, chứng cứ.
2. Cơ cấu, thành phần hội đồng:
a) Hội đồng phải có ít nhất 07 thành viên với cơ cấu, thành phần gồm: 01 Chủ tịch hội đồng, trường hợp cần thiết có thêm 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 01 thành viên thư ký là công chức hoặc viên chức của cơ quan tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ; đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực có liên quan;
b) Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có trình độ đại học, ít nhất là 05 năm nếu có trình độ thạc sỹ, ít nhất là 03 năm nếu có trình độ tiến sỹ;
c) Hội đồng do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập phải có đại diện của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
d) Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập phải có đại diện của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái; có đại diện của Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái trong trường hợp cần thiết;
đ) Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái; có đại diện của Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái trong trường hợp cần thiết).
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên trong hội đồng và giữa hội đồng thẩm định với tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Phiên họp chính thức của hội đồng chỉ được tiến hành khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến của tối thiểu 2/3 số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch hội đồng được Chủ tịch hội đồng ủy quyền) và thành viên thư ký;
b) Có sự tham gia của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Không áp dụng quy định này nếu tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vắng mặt đến lần thứ 03 khi đã có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có sự tham gia của đơn vị thu thập dữ liệu, chứng cứ; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái quy định tại điểm a khoản 4 Điều 113 Nghị định này (nếu có).
5. Thành viên hội đồng vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.
6. Thành viên hội đồng, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định dữ liệu, chứng cứ; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường:
a) Thành phần môi trường: môi trường nước mặt, môi trường đất;
b) Hệ sinh thái bao gồm: rừng (trên cạn và ngập mặn); hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển;
c) Các loài động vật, thực vật phân bố tại Việt Nam bị chết thuộc danh mục: loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.
2. Việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
1. Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập để xác định tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm:
a) Tác nhân gây sự cố môi trường hoặc làm xâm hại trực tiếp đến môi trường, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;
b) Thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm: loại hình hoạt động; sản phẩm, công suất, nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất; dòng chất thải; vị trí, phương thức xả thải; biện pháp xử lý chất thải; công tác quan trắc, phân tích các thông số môi trường;
c) Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.
2. Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu hiện trạng môi trường khu vực trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường;
b) Quyết định, giấy phép, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định việc sử dụng hoặc phê duyệt quy hoạch sử dụng các thành phần môi trường nước tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
c) Kết quả quan trắc; điều tra; thanh tra; kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến môi trường nước tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
d) Diện tích mặt nước, thể tích nước bị ô nhiễm;
đ) Chất gây ô nhiễm và hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong nước;
e) Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.
3. Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu hiện trạng môi trường khu vực trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường;
b) Quyết định, giấy phép, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định việc sử dụng hoặc phê duyệt quy hoạch sử dụng các thành phần môi trường đất tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
c) Kết quả quan trắc; điều tra; thanh tra; kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến môi trường đất tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
d) Các thông tin, tài liệu, bản đồ, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai tại khu vực cần xác định ô nhiễm;
đ) Diện tích, thể tích, khối lượng đất bị ô nhiễm;
e) Chất gây ô nhiễm và hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong đất;
g) Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.
4. Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái bị suy thoái bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu hiện trạng môi trường khu vực trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường;
b) Quyết định, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ bảo tồn của hệ sinh thái tự nhiên;
c) Kết quả điều tra; thanh tra; kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến hệ sinh thái tự nhiên tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
d) Bản đồ hiện trạng rừng, cơ sở dữ liệu diễn biến rừng qua các thời kỳ (dạng số) (trữ lượng gỗ, cấu trúc rừng, diện tích, tăng trưởng rừng); Bản đồ ô nhiễm môi trường giải đoán bằng hình ảnh, phần mềm chuyên dụng (bản đồ dạng số);
đ) Thông tin cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, hải văn, môi trường (nước, trầm tích), bản đồ hiện trạng phạm vi, ranh giới, diện tích, cấu trúc, phân bố theo độ sâu, độ bao phủ, hiện trạng hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo;
e) Thông tin hiện trạng xả thải, điểm xả thải vào vùng có hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn thuộc khu đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo;
g) Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.
5. Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để xác định số lượng, thành phần các loài động vật, thực vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này bao gồm:
a) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định danh mục và chế độ quản lý các loài động vật, thực vật;
b) Kết quả điều tra, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến các loài động vật, thực vật;
c) Diện tích khu vực bị tác động bởi ô nhiễm, suy thoái môi trường, thời gian tác động và chi phí phục hồi loài ở mức tối thiểu;
d) Dữ liệu, chứng cứ khác có liên quan.
6. Dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái có thể dưới hình thức: hình ảnh, băng từ, dữ liệu thu được từ quan trắc, đo đạc, phân tích, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các hình thức khác.
7. Dữ liệu, chứng cứ được sử dụng để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bảo đảm tính chính xác, có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.
1. Cách thức, phương pháp xác định phạm vi, diện tích mặt nước, khu vực môi trường nước bị ô nhiễm như sau:
a) Điều tra, khảo sát, xác định điều kiện tự nhiên và môi trường của nơi xảy ra ô nhiễm;
b) Sử dụng mô hình tính toán thủy động lực học và môi trường phù hợp để dự đoán, xác định phạm vi ô nhiễm;
c) Khảo sát thực địa dựa vào mô hình tính toán để xác định phạm vi, diện tích, thể tích ô nhiễm.
2. Cách thức, phương pháp xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường đất bị ô nhiễm như sau:
a) Điều tra, khảo sát thực địa dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tương ứng theo các cấp;
b) Lấy mẫu và phân tích mẫu đất theo quy định của pháp luật để xác định các điểm đất bị ô nhiễm; phạm vi, diện tích, khối lượng, thể tích đất bị ô nhiễm được xác định thông qua ranh giới khoanh đất bị ô nhiễm trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tương ứng theo các cấp.
3. Cách thức, phương pháp xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái rừng (trên cạn và ngập mặn) bị suy thoái như sau:
a) Chập bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ ô nhiễm nhằm xác định phạm vi, diện tích rừng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm;
b) Điều tra hiện trạng các lô trạng thái rừng ngoài thực địa sau sự cố ô nhiễm để xác định số lượng, khối lượng, thành phần rừng bị thiệt hại;
c) Trường hợp không có bản đồ hiện trạng, bản đồ diễn biến rừng thì sử dụng các cơ sở dữ liệu hệ sinh thái rừng tương đương.
4. Cách thức, phương pháp xác định phạm vi, diện tích, số lượng hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển được quy định như sau:
a) Điều tra thực địa, thu thập thông tin, tính toán diện tích, độ che phủ rạn san hô, cỏ biển bị thiệt hại;
b) Trường hợp không có bản đồ, dữ liệu hiện trạng thì sử dụng các cơ sở dữ liệu hệ sinh thái tương đương.
5. Cách thức, phương pháp xác định thiệt hại số lượng, thành phần các loài động vật, thực vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này như sau:
a) Điều tra thực địa, thu thập thông tin thực địa tại khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái về số lượng các cá thể và thành phần các loài động vật, thực vật;
b) Thu thập và phân tích, tính toán bằng các phương pháp đo đếm thực tế, sử dụng mô hình tính toán, các biện pháp kỹ thuật để đánh giá sự thay đổi về thành phần loài, số lượng cá thể của các loài động vật, thực vật trước và sau khi xảy ra sự cố ô nhiễm.
1. Nguyên tắc xác định mức độ thiệt hại:
a) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật theo quy định tại Điều 115 Nghị định này được xác định theo chi phí để xử lý, phục hồi môi trường, hệ sinh thái và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc về bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái;
b) Thiệt hại đối với môi trường của một khu vực địa lý bằng tổng thiệt hại về từng thành phần môi trường của khu vực địa lý đó.
2. Phương thức xác định mức độ thiệt hại:
Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể lựa chọn một trong những phương thức xác định chi phí xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái và làm chết động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này tự thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để xử lý, phục hồi môi trường và nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc về bằng hoặc tương đương với trước khi xảy ra ô nhiễm, suy thoái.
Trường hợp này tổ chức, cá nhân tự chi trả chi phí để xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này trong thời hạn quy định, có sự giám sát, xác nhận kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; suy thoái hệ sinh thái và làm chết các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này không tự thực hiện được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc xác định chi phí xử lý, phục hồi môi trường và gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này theo công thức quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Trường hợp không xác định được chi phí xử lý, phục hồi môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này thì áp dụng kết quả tính toán thiệt hại đối với môi trường, suy thoái hệ sinh thái và làm chết các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này của các vụ việc xảy ra trước đó có phạm vi và tính chất tương đương đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc mô phỏng hiện trạng môi trường khi chưa bị ô nhiễm, hệ sinh thái khi chưa bị suy thoái và các loài động vật, thực vật khi chưa bị chết; lên phương án tính toán chi phí để xử lý, phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này nhằm đưa về hiện trạng ban đầu hoặc tương đương;
d) Phương án khác.
3. Trường hợp thực hiện việc xử lý, phục hồi môi trường và nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên đối với loài động vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này theo các phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái và làm chết các loài động vật, thực vật phải chi trả chi phí để thực hiện.
4. Công thức tính toán chi phí bồi thường thiệt hại:
a) Tổng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường của một khu vực địa lý được tính theo công thức như sau:
T = TN + TĐ + THST + TLBV, trong đó:
T là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường của một khu vực địa lý;
TN là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường nước;
TĐ là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường đất;
THST là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái;
TLBV là thiệt hại gây ra đối với loài động vật, thực vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này;
b) Thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với môi trường nước được tính theo công thức như sau:
TN = S x CN, trong đó:
TN: thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường nước;
S: thể tích nước bị ô nhiễm (m3);
CN: định mức để xử lý 01 m3 nước đạt quy chuẩn kỹ thuật;
c) Thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với môi trường đất được tính theo công thức như sau:
TĐ = S x CĐ, trong đó:
TĐ: thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường đất;
S: thể tích hoặc khối lượng đất bị ô nhiễm (m3 hoặc kg);
CĐ: định mức để xử lý 01 m3 hoặc 01 kg đất đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Thiệt hại do suy thoái hệ sinh thái rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển được tính theo công thức như sau:
THST = S x 3 x CHST, trong đó:
THST: thiệt hại do suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô; hệ sinh thái cỏ biển;
S: diện tích rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái, rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái (tính theo m2);
CHST: định mức để trồng phục hồi rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái;
đ) Thiệt hại do động vật, thực vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này được tính theo công thức như sau:
TLBV = N x CLBV, trong đó:
TLBV: thiệt hại về động vật, thực vật;
N: số lượng cá thể động vật, thực vật;
CLBV: định mức để nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của các loài động vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này;
e) Định mức để xử lý một đơn vị thể tích nước, thể tích hoặc khối lượng đất đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, chi phí trồng phục hồi rừng (trên cạn và ngập mặn), hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và chi phí để nuôi trồng thực vật, gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật vào các môi trường sống tự nhiên, nuôi trồng thực vật bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu của các loài động vật quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Nghị định này được áp dụng định mức theo quy định hiện hành;
g) Trong trường hợp chưa có định mức, các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm của mình xây dựng, ban hành định mức xử lý, phục hồi môi trường; hệ sinh thái; gây nuôi bảo tồn, phục hồi, tái thả động vật, nuôi trồng thực vật quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này.
1. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được lựa chọn theo quy định tại khoản 3 điều 135 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực môi trường được công bố theo quy định hoặc tổ chức khác có đủ điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được yêu cầu giám định;
c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định.
1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường không đồng ý với kết quả xác định thiệt hại có thể yêu cầu giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường áp dụng theo quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Kết quả giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là căn cứ để cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường đưa ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại trước khi lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường.
ENVIRONMENTAL EMERGENCY PREVENTION AND RESPONSE; COMPENSATION FOR ENVIRONMENTAL DAMAGE
Section 1. ENVIRONMENTAL EMERGENCY PREVENTION AND RESPONSE
Article 108. Environmental emergency response plans
1. An environmental emergency response plan means a document which identify potential environmental emergencies and potential environmental emergency scenarios and include response schemes to allow a ready and prompt response to an actual environmental emergency.
2. An internal environmental emergency response plan contains the following contents:
a) Identifying and assessing risks of environmental emergencies occurred during operation of a business, scenarios for each type of potential risk of an environmental emergency;
b) An environmental emergency prevention and response scheme including works, equipment, supplies, tools and vehicles necessary for environmental emergency response; deployment of on-site resources for ready response to each environmental response scenario;
c) A plan to provide training and organize drills in environmental emergency response for the on-site response force;
d) Method for public alert and notification of environmental emergencies and deployment of human resources and equipment for environmental emergency response;
dd) Solutions for organizing response to environmental response in terms of the contents specified in clause 3 Article 125 of the LEP.
3. A district-level, provincial or national internal environmental emergency response plan contains the following contents:
a) Identifying and assessing risks of environmental emergencies in the locality; scenarios for each type of potential risk of an environmental emergency; environmental emergency scenario response plan;
b) Plan for deployment of equipment, supplies and vehicles for response to environmental emergency at levels of emergencies;
c) Assigning full-time and part-time forces to respond to environmental emergencies; determining contents and organizing environmental emergency response training and drills in the annual civil defense plan and program at the same level;
d) Procedures for receiving and processing information and methods for public alert and notification of environmental emergencies and mechanisms for deployment of human resources and equipment for response at levels of environmental emergencies;
dd) Solutions for organizing response to environmental response in terms of the contents specified in clause 3 Article 125 of the LEP.
Article 109. Promulgating and approving environmental emergency prevention and response plans
1. Every investment project and business owner shall promulgate and organize the implementation of their environmental emergency prevention and response plan in conformity with the environmental emergency prevention and response contents in the decision on approval of EIAR appraisal result or environmental license.
If the environmental emergency response plan is incorporated into and approved together with the plan for response to another emergency as prescribed in point b clause 6 Article 124 of the LEP, such plan shall include all contents specified in clause 2 Article 108 of this Decree.
2. The National Committee for Search and Rescue, the provincial Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, the district-level provincial Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall promulgate the national, provincial and district-level environmental emergency response plan respectively.
The national, provincial and district-level environmental emergency response plan shall be formulated and promulgated every 05 years.
If the national, provincial and district-level environmental emergency response plan are incorporated into the civil defense plan at the same level, it shall include all contents specified in clause 3 Article 108 of this Decree.
Article 110. Disclosure of environmental emergency response plans
1. The National Committee for Search and Rescue shall disclose its national environmental emergency response plan on its website and send it to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees.
2. The provincial and district-level People’s Committees shall disclose their provincial and district-level environmental emergency response plans on their websites; send them to authorities within their provinces and districts and to supervisory authorities.
3. Every investment project and business owner shall disclose their internal environmental emergency response plans; send the environmental emergency response plan to the district-level provincial Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control.
The investment project and business owner shall provide contents of their plan to the management board of the industrial park, export-processing zone, economic zone or hi-tech zone if the project or business is located in the industrial park, export-processing zone, economic zone or hi-tech zone.
Article 111. Responsibilities of Ministries and ministerial agencies for environmental emergency prevention and response
1. The Ministry of National Defense shall:
a) Preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in providing guidelines, forming forces and providing resources and equipment for environmental emergency response to the National Committee for Search and Rescue, the provincial and district-level Steering Committees for Natural Disaster Prevention and Control;
b) Preside over advising National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by oil spill; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue;
c) Direct military zones and local military authorities at all levels to advise the People's Committees at the same level on response to environmental emergencies.
2. MONRE shall:
a) Provide technical guidance on waste-related emergency response and prevention; technical guidance on environmental remediation after environmental emergency;
b) Preside over advising National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by waste; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
3. The Ministry of Industry and Trade shall:
a) Provide technical guidance on prevention and response to environmental emergencies caused by leakage or dispersion of toxic chemicals for industrial use;
b) Preside over advising the National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by leakage or dispersion of toxic chemicals for industrial use; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
4. The Ministry of Science and Technology shall:
a) Provide technical guidance on prevention and response to environmental emergencies caused by radiation and nuclear leakage;
b) Preside over advising National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by radiation and nuclear leakage; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Provide technical guidance on prevention of and response to environmental emergencies caused by natural disasters, dyke, lake and dam breach and domesticated animal diseases;
b) Preside over advising National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by natural disasters, dyke, lake and dam breach, forest fire, domesticated animal diseases; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
6. The Ministry of Public Security shall:
a) Provide technical guidance on prevention and response to environmental emergencies caused by conflagration;
b) Preside over advising National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by conflagration;
c) Direct fire and rescue police; environmental crime prevention and fighting police and police authorities at all levels to participate in environmental emergency response at the request of competent authorities;
d) Direct and ensure political security, social order and safety in areas where environmental emergencies occurs; investigate and clarify the causes of environmental emergencies in accordance with regulations of law.
7. The Ministry of Health shall:
a) Provide guidance on prevention and response to environmental emergencies caused by dangerous infectious diseases;
b) Preside over advising National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies caused by dangerous infectious diseases; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
c) Organize assessment of extent and level of impacts of the national environmental emergencies on human health.
8. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense, Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces concerned in implementing plans for use of traffic infrastructure, equipment, vehicles and supplies under their jurisdiction for participation in environmental emergency response as directed by the National Committee for Search and Rescue.
9. The Ministry of Finance shall provide guidelines for allocation of budget for environmental emergency response.
10. Ministries and ministerial agencies shall advise the National Committee for Search and Rescue on organizing response to the national environmental emergencies within their jurisdiction; participate in response to the national environmental emergencies as assigned by the National Committee for Search and Rescue.
Section 2. RESPONSIBILITY FOR CLAIMING COMPENSATION FOR ENVIRONMENTAL DAMAGE
Article 112. Notification of environmental damage
1. The notification to the authority settling claims for damage when finding a sign of pollution or degradation as prescribed in clause 1 Article 131 of the LEP shall be made in writing. A written notification is composed of the following contents:
a) Information about the organization or individual finding the sign of pollution or degradation;
b) Sign and location where the environmental pollution or degradation occurs;
c) Suspected sources of pollution or degradation;
d) Initial damage (if any);
dd) Other relevant evidence (if any);
e) Other relevant documents attached (if any).
2. The regulations set out in clause 1 of this Article shall not apply to the case where the environment is polluted or degraded due to the following causes:
a) Natural disasters;
b) A force majeure event or emergency which requires compliance with request of the competent authority;
c) Other cases prescribed by law.
Article 113. Responsibilities of authority settling claims for environmental damage
1. Receive notifications of signs of environmental pollution or degradation. If it is beyond its power, the receiving authority shall immediately the notification and attached documents to the authority competent settling claims for environmental damage for settlement.
2. Check and verify information and make a record of signs of environmental pollution or degradation. The record must be confirmed by the person in charge of verification, representative of the residential area where the pollution or degradation occurs, representative of the communal People’s Committee if the settling authority is the People’s Committee of the district or higher.
3. Identify the organization or individual causing environmental pollution or degradation.
4. Collect and appraise data and evidence to assess environmental damage and claim compensation for environmental damage as prescribed in clause 2 Article 131 of the LEP. To be specific:
a) Collect data and evidence; determine the liability for damage; calculate environmental damage caused by pollution or degradation or hire a suitably qualified unit to do so;
b) Establish a data and evidence appraisal council so as to assess environmental damage as prescribed in Article 114 of this Decree;
c) Put forward a claim for damage on the basis of the consultancy given by the data and evidence appraisal council.
5. Assess damage and claim compensation for loss of life, health, property and legitimate interests of an organization or individual as a result of impairment of environmental functions and usefulness if authorized by the organization or individual pursuant to the legislation on civil matters.
Article 114. Data and evidence appraisal council
1. The data and evidence appraisal council shall research, consider, appraise and evaluate collected data and evidence to assess and calculate environmental damage; ensure the accuracy, adequacy and objectiveness; be responsible to the authority settling claims for damage for its data and evidence appraisal results.
2. Composition of the council:
a) The council shall be composed of at least 07 members: 01 Chair, 01 Deputy Chair where necessary, 01 secretary who is a public official or public employee of the authority organizing collection and appraisal of data and evidence; representatives of authorities concerned; representative of the environmental protection authority; experts in environment and other related fields;
b) An expert who is the council’s member must have at least 07 years, 05 years or 03 years of work experience if holding a bachelor’s degree, a master’s degree and a doctoral degree respectively;
c) The council established by MONRE must include a representative of the specialized environmental protection authority of the province where the pollution or degradation occurs;
d) The council established by the provincial People’s Committee must include a representative of the specialized environmental protection authority of the province where the pollution or degradation occurs; representative of the management board of the economic zone, industrial park, export-processing zone or hi-tech zone where the where the pollution or degradation occurs where necessary;
dd) The council established by the district-level People’s Committee must include a representative of the People’s Committee of the commune where the pollution or degradation occurs; representative of the management board of the economic zone, industrial park, export-processing zone or hi-tech zone where the where the pollution or degradation occurs where necessary.
3. The council shall work on the principle of public discussion between council members and between the council and the organizations and individuals concerned.
4. An official meeting of the council shall be only conducted if the following conditions are satisfied:
a) At least 2/3 of council members attend the meeting in person or online, among which the Chair (or Deputy Chair authorized by the Chair) and secretary are required;
b) The meeting is attended by the organization or individual causing environmental pollution or degradation. This regulation will not apply if the organization or individual causing environmental pollution or degradation is absent for the third time when requested in writing by the competent authority;
c) The meeting is attended by the unit collecting data and evidence; determining the liability for damage; calculating environmental damage caused by pollution or degradation specified in point a clause 4 Article 113 of this Decree (if any).
5. The absent council members may provide their evaluation reports in advance, which are considered opinions of members who are present at the meeting but are not permitted to vote.
6. Council members and enquired authorities and experts shall be responsible to the authority settling claims for damage for their evaluation of the tasks assigned during the data and evidence appraisal; are entitled to receive remuneration as prescribed by law.
Section 3. ASSESSMENT OF ENVIRONMENTAL DAMAGE
Article 115. Subjects of assessment of damage caused by environmental pollution and degradation
1. Subjects of assessment of damage caused by environmental pollution or degradation:
a) Environmental components: surface water environment, soil environment;
b) Ecosystems including: forest ecosystem (terrestrial and mangrove); coral ecosystem; seagrass ecosystem;
c) Dead species of animals and plants distributed in Vietnam on the list of endangered, precious and rare species whose protection is prioritized; endangered, precious and rare species of forest plants and animals; endangered species of wild fauna and flora in the CITES Appendices.
2. The assessment of loss of life, damage to health, property and legitimate interests of organizations and individuals as a result of impairment of environmental functions and usefulness shall be carried out pursuant to the legislation on civil matters.
Article 116. Data and evidence used to assess damage caused by environmental pollution and degradation
1. Data and evidence to be collected to identify an organization or individual that causes environmental pollution or degradation include:
a) Agents that cause an environmental emergency or directly harm the environment or area of environmental pollution or degradation;
b) Basic information about the organization or individual in relation to the area of environmental pollution or degradation, including type of operation; products, capacity or input materials; manufacturing process; waste stream; location and method of waste discharge; waste treatment measures; monitoring and analysis of environmental parameters;
c) Other related data and evidence.
2. Data and evidence to be calculated or estimated to determine the area of polluted or degraded water include:
a) Information and data on state of the environment in the area prior to environmental pollution or degradation;
b) Decision(s), license(s) or document(s) issued by the competent authority prescribing the use or approval(s) for the planning for use of components of water in the polluted or degraded area;
c) Results of monitoring; investigation; auditing; inspection by the competent authority in relation to water in the polluted or degraded area;
d) Area of water surface and volume of polluted water;
dd) Pollutants and content of pollutants in water;
e) Other related data and evidence.
3. Data and evidence to be calculated or estimated to determine the area of polluted or degraded soil include:
a) Information and data on state of the environment in the area prior to environmental pollution or degradation;
b) Decision(s), license(s) or document(s) issued by the competent authority prescribing the use or approval(s) for the planning for use of components of soil in the polluted or degraded area;
c) Results of monitoring; investigation; auditing; inspection by the competent authority in relation to soil in the polluted or degraded area;
d) Information, documents, maps and data on natural and socio-economic conditions, management and use of land and natural resources in relation to soil quality and potential in the area where pollution needs to be determined;
dd) Area, volume and mass of polluted soil;
e) Pollutants and content of pollutants in soil;
g) Other related data and evidence.
4. Data and evidence to be collected or estimated to determine the area, number and components of the degraded ecosystems include:
a) Information and data on state of the environment in the area prior to environmental pollution or degradation;
b) Decision(s) or document(s) issued by the competent authority prescribing level of conservation of the ecosystem;
c) Results of investigation; auditing; inspection by the competent authority in relation to the ecosystem in the polluted or degraded area;
d) Forest status map, database of forest transition from time to time (digital) (except for wood reserve, forest structure, forest area, forest growth); environmental pollution map interpreted by images or specialized software (digital map);
dd) Information on database of natural conditions, hydrometeorology, oceanography and environment (water, sediment), map of status of scale, boundary, area, structure, distribution by depth, coverage, status of coral ecosystems, seagrass ecosystems, coastal and island wetland ecosystems;
e) Information about status of discharge, points of discharge of waste into areas with coral reef, seagrass and mangrove ecosystems within the area of land on which coastal and island wetlands are available;
g) Other related data and evidence.
5. Data and evidence to be collected or estimated to determine the number and components of species of animals and plants specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree include:
a) Document(s) issued by the competent authority prescribing list and mechanism for management of species of animals and plants;
b) Results of investigation, auditing and inspection by the competent authority in relation to species of animals and plants;
c) Area of the site impacted by environmental pollution or degradation, duration of impact and costs of species restoration kept to the minimum;
d) Other related data and evidence.
6. Data and evidence used to assess damage caused by pollution or degradation may be in the form of: images, words, data obtained observation, measurement, analysis, remote sensing, geographic information system and other forms.
7. Data and evidence used to assess damage caused by environmental pollution or degradation must be accurate, scientifically sound and practical.
Article 117. Methods for determining area of polluted and degraded environment; number of deteriorated environmental components, types of damaged ecosystems, dead species of animals and plants
1. Methods for determining area of polluted surface water and water:
a) Carrying out investigations, surveys and determination of natural conditions and environment of the area where pollution occurs;
b) Using suitable hydrodynamic and environmental models to predict and determine the extent of pollution;
c) Carrying out field surveys according to the models to determine the extent, area, and volume of pollution.
2. Methods for determining area of polluted soil:
a) Carrying out field investigations and surveys according to the current land use map equivalent to levels;
b) Collecting and analyzing soil samples according to regulations of law to determine pollution points; area, weight and volume of polluted soil determined through the demarcation of contaminated land on the current land use map equivalent to levels.
3. Methods for determining area, number and components of degraded forest ecosystem (terrestrial and mangrove):
a) Overlaying the forest status map with the pollution map to determine area of the forest affected by pollution;
b) Carrying out field investigations into forest status plots after pollution to determine the number, volume and components of the damaged forests;
c) In the absence of a forest status map or forest transition map, using an equivalent forest ecosystem database.
4. Methods for determining scale, area and number of coral and seagrass ecosystems:
a) Carrying out field surveys, collecting information, calculating area and coverage of damaged coral reefs and seagrass;
b) In the absence of a map or data on status of coral reefs and seagrass, using equivalent ecosystem databases.
5. Methods for assessing damage to the number and composition of species of animals and plants specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree:
a) Carrying out field investigations and collecting filed information in the polluted and degraded environment about the number of individuals and composition of species of animals and plants
b) Carrying out collection, analysis and calculations by adopting actual measurement methods, using models and technical measures to assess the change in species composition, number of individuals of species of animal and plants before and after the pollution.
Article 118. Assessing degree of damage to each environmental component, ecosystem and species
1. Rules for determining the degree of damage:
a) The degree of damage to environmental component, ecosystem and species of animal and plant specified in Article 115 of this Decree shall be determined according to the costs of environment and ecosystem remediation and restoration, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants in accordance with environmental technical regulations or to a state which is the same as or equivalent to the original state of the ecosystems and species of the animals and plants specified in points b and c clause 1 Article 115 of this Decree prior to the pollution or degradation;
b) Damage to the environment of a geographic area equals the total of damage to environmental components of such geographic area.
2. Methods for determining the degree of damage:
As the case may be, the competent authority and organization or individual causing environmental pollution or degradation may opt for one of the following methods for determining the costs of environmental remediation and restoration, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants in accordance with environmental technical regulations or to a state which is the same as or equivalent to their original state and restoration of the ecosystems and species of animals and plants specified in points b and c clause 1 Article 115 of this Decree:
a) The organization or individual that causes environmental pollution, ecosystem degradation and death of animals and plants specified in clause 1 Article 115 of this Decree shall carry out or hire a suitably qualified unit to carry out environmental remediation and restoration, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants in accordance with environmental technical regulations or to a sate which is the same as or equivalent to the original state of the ecosystems and species of animals and plants specified in points b and c clause 1 Article 115 of this Decree in accordance with environmental technical regulations or to a state which is the same as or equivalent to their original state prior to the pollution or degradation.
In this case, the organization or individual causing environmental pollution or degradation shall itself pay the costs of environmental remediation and restoration, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants in accordance with environmental technical regulations or to a state which is the same as or equivalent to the original state of the ecosystems and species of animals and plants specified in points b and c clause 1 Article 115 of this Decree within the prescribed time limit, shall be under supervision and have their result of implementation confirmed as prescribed by law;
b) The organization or individual that causes environmental pollution; ecosystem degradation and death of animals and plants specified in clause 1 Article 115 of this Decree fails to determine the costs of environmental remediation and restoration and conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants in accordance with environmental technical regulations or to a sate which is the same as or equivalent to the original state of the ecosystems and species of animals and plants specified in points b and c clause 1 Article 115 of this Decree, the competent authority shall do so according to the formula specified in clause 4 of this Article;
c) In case of failure to determine the costs of environmental remediation and restoration under environmental technical regulations, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants in accordance with environmental technical regulations or to a state which is the same as or equivalent to the original state of the ecosystems and species of animals and plants specified in points b and c clause 1 Article 115 of this Decree, use the result of calculation of damage to the environment or damage caused by ecosystem degradation or death of the species of animals and plants specified in clause 1 Article 115 of this Decree in the previously occurred cases with equivalent extent and nature which have been recognized by a competent authority or where the state of the environment prior to its pollution, the state of the ecosystem prior to its degradation and the status of species of animals and plants prior to their death are simulated; make a plan to calculate the costs of restoring the environment, ecosystems and species of animals and plants specified in clause 1 Article 115 of this Decree to their original or equivalent state;
d) Other methods.
3. If the environmental remediation and restoration and cultivation of plants, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats for the species of animals specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree are carried out using the methods specified in points b, c and d clause 2 of this Article, the organization or individual that causes pollution or degradation of the environment or ecosystem and causes death of the species of animals and plants ;
4. Formula for calculating compensations for damage:
a) The total damage caused by pollution or degradation to the environment of a geographic area shall be calculated according to the following formula:
T = TN + TĐ + THST + TLBV, where:
T is the damage caused by pollution or degradation to the environment of a geographic area;
TN is the damage caused by pollution or degradation to water;
TĐ is the damage caused by pollution or degradation to soil;
THST is the damage caused by pollution or degradation to the ecosystem;
TLBV is the damage caused to the species of animals and plants specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree;
b) The damage caused by pollution to water shall be calculated according to the following formula:
TN = S x CN, where:
TN is the damage caused by pollution or degradation to water;
S is the volume of polluted water (m3);
CN is the rated amount for treating 01 m3 of water in accordance technical regulations;
c) The damage caused by pollution to soil shall be calculated according to the following formula:
TĐ =S x CĐ, where:
TĐ is the damage caused by pollution or degradation to soil;
S is the volume or weight of polluted soil (m3 or kg);
CĐ is the rated amount for treating 01 m3 or 01 kg of soil in accordance technical regulations;
d) The damage to a forest ecosystem (terrestrial and mangrove), coral ecosystem; seagrass ecosystem shall be calculated according to the following formula:
THST = S x 3 x CHST, where:
THST is the damage caused by degradation to the ecosystem including forest ecosystem (terrestrial and mangrove), coral ecosystem; seagrass ecosystem;
S is the area of degraded forest (terrestrial and mangrove), ecosystem, coral reef and seagrass ecosystem (expressed in m2);
CSHT is the rated amount for restoring the degraded forest (terrestrial and mangrove), coral ecosystem and seagrass ecosystem;
dd) The damage caused to the species of animals and plants specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree shall be calculated according to the following formula:
TLBV = N x CLBV, where:
TLBV is the damage to the animals and plants;
N is the number of individuals of animals and plants;
CLBV is the rated amount for plant cultivation, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats or cultivation of plants to a state which is the same as or equivalent to the original state of the species of animals specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree;
e) The rated amount for treating a unit of volume of water, volume or weight of soil in accordance with environmental technical regulations, costs of forest (terrestrial and mangrove), coral ecosystem and seagrass ecosystem restoration and costs of plant cultivation, conservation breeding, restoration and reintroduction of animals into their natural habitats and plant cultivation to a state which is the same as or equivalent to the original state of the species of animals specified in point c clause 1 Article 115 of this Decree shall comply with applicable regulations;
g) If a rated amount is not available, the competent authorities shall, within their jurisdiction, introduce a rated amount for environmental remediation and restoration; ecosystem restoration; conservation breeding, restoration and reintroduction of animals and plant cultivation specified in clause 1 Article 115 of this Decree.
Section 4. VERIFICATION OF DAMAGE CAUSED BY IMPAIRMENT OF ENVIRONMENTAL FUNCTIONS AND USEFULNESS
Article 119. Organizations verifying damage caused by impairment of environmental functions and usefulness
1. Organizations verifying damage caused by impairment of environmental functions and usefulness shall be selected as prescribed in clause 3 Article 135 of the LEP.
2. An organization verifying damage caused by impairment of environmental functions and usefulness means a subject-matter expertise service provider in the field of environment which is announced as prescribed or another organization which satisfies the following conditions:
a) Have a legal status;
b) Have professional experience suitable for the contents to be verified;
c) Have adequate officials and infrastructure for verification.
Article 120. Verifying damage caused by impairment of environmental functions and usefulness
1. Any organization or individual suffering from damage or authority settling claims for environmental damage fails to agree with the result of damage verification may request verification of damage caused by impairment of environmental functions and usefulness.
2. Procedures for verifying damage caused by impairment of environmental functions and usefulness shall comply with regulations on judicial expertise in the environment field and relevant regulations of law.
3. The result of verification of damage caused by impairment of environmental functions and usefulness shall serve as the basis for the authority settling claims for environmental damage to issue a demand that compensation be paid before selecting one of the methods specified in clause 1 Article 133 of the LEP.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực