Chương X Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng áp dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Tổ chức, cá nhân đã chi trả dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo pháp luật về lâm nghiệp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải trả tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của Nghị định này.
2. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản của vùng đất ngập nước quan trọng, vùng sinh thái hỗn hợp theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
b) Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản của khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
c) Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động thuộc di sản thiên nhiên phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí; dịch vụ hệ sinh thái công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí; trừ trường hợp đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức áp dụng thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước, làm căn cứ báo cáo Chính phủ quyết định việc áp dụng chính thức.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ của hệ sinh thái tự nhiên thuộc khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 6 Điều 124 Nghị định này phải trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên khi có các hoạt động sau đây:
a) Khai thác, sử dụng mặt nước, mặt biển của hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ giải trí dưới nước;
b) Khai thác, sử dụng cảnh quan của hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí.
2. Các trường hợp được miễn trừ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân ở khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác nhận bởi chính quyền địa phương;
b) Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó;
c) Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
d) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đồng thời là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ hạch toán các chi phí phục vụ hoạt động bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị định này trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung chính của đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh bao gồm:
a) Thông tin chung về các khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; danh sách, bản đồ các khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên. Bản đồ bao gồm bản đồ in và bản đồ số tỷ lệ 1:25.000 - 1:100.000 (tùy theo hình dáng và diện tích của tỉnh);
b) Tổ chức, cá nhân cung ứng và được trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
c) Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được cung ứng; loại hình hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên;
d) Hình thức chi trả, mức chi trả tối thiểu đối với các loại hình dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định tại Điều 125 và khoản 1 Điều 126 Nghị định này;
đ) Kế hoạch thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
e) Kiểm tra, giám sát việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
3. Trường hợp địa phương chưa xây dựng, phê duyệt đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập đề án cho một hoặc một số hệ sinh thái tự nhiên.
4. Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên có trách nhiệm lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho khu vực áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phù hợp với đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Nội dung chính của đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở bao gồm:
a) Tên gọi, địa danh của hệ sinh thái tự nhiên;
b) Thông tin chung về khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới, diện tích cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo tỷ lệ 1:5.000 đến 1:25.000 (tùy theo hình dáng và diện tích của khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên);
c) Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được cung ứng;
d) Danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
đ) Các biện pháp bảo tồn, duy trì, phát triển hệ sinh thái tự nhiên;
e) Dự kiến mức chi trả, hình thức chi trả;
g) Phương án sử dụng nguồn thu từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
6. Việc xác định khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị định này được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm vùng đất ngập nước quan trọng, vùng nước thuộc vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước và khu vực khác có các hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản sử dụng các dịch vụ được cung ứng bởi các hệ sinh thái đất ngập nước (nếu có);
b) Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái biển bao gồm khu bảo tồn biển và vùng nước thuộc vùng đệm của khu bảo tồn biển; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực khác có các hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản sử dụng các dịch vụ được cung ứng bởi các hệ sinh thái biển (nếu có);
c) Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí bao gồm toàn bộ diện tích khu vực núi đá, hang động, công viên địa chất.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền trực tiếp cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp không thực hiện theo hình thức trả tiền trực tiếp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác qua quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong trường hợp địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên. Đối với hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đã thực hiện trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc trả tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác phải phù hợp với đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cho toàn bộ khu vực áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 4 Điều 128 Nghị định này;
b) Trước ngày 15 tháng 10 hằng năm, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên gửi kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên về quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác;
c) Chậm nhất trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên lập bản kê nộp tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và gửi quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác;
d) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên nộp tiền theo từng quý hoặc từng năm. Thời gian nộp chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc quý đối với trường hợp nộp theo quý và chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc quý I đối với trường hợp nộp theo năm.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; mẫu kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; mẫu bản kê nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Mức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đối với kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản được xác định trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện giữa tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phù hợp với đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại Điều 124 Nghị định này đồng thời phải bảo đảm tối thiểu bằng 01% doanh thu thực hiện trong kỳ phát sinh từ hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản tại khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 6 Điều 124 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh được giảm tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên. Mức giảm tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thỏa thuận và quyết định.
1. Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên có quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được từ dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 122 Nghị định này là Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoặc tổ chức được giao quản lý, bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật, tiền thu được từ dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều này, phần còn lại được chuyển về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với địa phương chưa thành lập quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để điều phối, sử dụng cho mục đích bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên khác trên địa bàn tỉnh.
3. Chi phí hợp lý để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên bao gồm:
a) Tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
b) Trả cho bên nhận khoán bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên;
c) Kiểm tra, giám sát, thống kê, kiểm kê, đánh giá hệ sinh thái tự nhiên;
d) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
đ) Chi cho quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
e) Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
4. Quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác có trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý đối với tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác như sau:
a) Kiểm tra tính chính xác của diện tích cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; lập danh sách tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
b) Tổng hợp kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
c) Lập kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; dự toán chi quản lý đối với tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên vào Quý IV hằng năm; trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác là Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam) hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác là quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh) quyết định;
d) Thông báo kế hoạch thu, chi đến tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
5. Việc xác định và điều phối tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác được thực hiện như sau:
a) Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, căn cứ vào số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thực thu năm trước và kết quả xác định diện tích được chi trả, Giám đốc quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác xác định số tiền để chi trả cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên năm trước để điều phối, chi trả cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
b) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm, quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác thông báo cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
c) Quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác được trích lại tối đa không quá 10% tổng số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác để phục vụ cho hoạt động quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Kinh phí trích lại cho quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác được sử dụng để bổ sung chi cho các hoạt động của bộ máy quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác phục vụ trực tiếp cho hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu tổng hợp kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; mẫu kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; mẫu dự toán chi quản lý đối với tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; mẫu thông báo của quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên số tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại điểm b và điểm c khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5 Điều này.
1. Có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên chi trả tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
2. Có nghĩa vụ sử dụng tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo đúng mục đích quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 127 Nghị định này.
3. Có nghĩa vụ bảo đảm duy trì diện tích, bảo vệ chất lượng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được cung ứng theo quy định của pháp luật và hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đã ký kết.
4. Phải lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 124 Nghị định này trước khi triển khai ký kết các hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; gửi 01 bộ đề án về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để theo dõi, quản lý.
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả duy trì, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trong phạm vi khu vực có cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; thông báo về diện tích, trạng thái hệ sinh thái tự nhiên do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đánh giá.
2. Được tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên phạm vi khu vực có cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
3. Đề nghị tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trong trường hợp tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không bảo đảm đúng thỏa thuận đã ký kết về diện tích hoặc trạng thái của hệ sinh thái tự nhiên đã được tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên chi trả số tiền tương ứng.
4. Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải chi trả với quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác trong trường hợp thực hiện chi trả theo hình thức ủy thác.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin cung cấp làm căn cứ xác định mức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
6. Trả tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đã ký kết.
7. Tham gia bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên trên phạm vi khu vực có cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát các tác động từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên và có trách nhiệm phục hồi nếu gây ra ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên.
8. Được quỹ bảo vệ môi trường nhận ủy thác thông báo kết quả chi trả theo hình thức ủy thác đến tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trong trường hợp chi trả theo hình thức ủy thác.
1. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 3 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như sau:
a) Nhà nước ưu tiên bố trí quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
b) Trường hợp nhà nước không bố trí được quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, chủ đầu tư dự án được hưởng chính sách như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Chủ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 3 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai như các đối tượng thuộc dự án, ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
3. Chủ dự án đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2, điểm d khoản 3 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai như các đối tượng thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư dự án đã ứng trước kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được khấu trừ theo quy định của pháp luật đất đai.
4. Dự án di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc di dời cơ sở đang hoạt động thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
1. Ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh:
a) Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này nếu áp dụng công nghệ xử lý chất thải có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% tính trên tổng lượng chất thải rắn thu gom thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 80% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm;
b) Chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này mà không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm.
2. Ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: được thực hiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này; tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này; tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh từ quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
4. Việc cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật về bảo lãnh tín dụng.
5. Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất trực tiếp cho chủ đầu tư sau khi tất toán các khoản tín dụng trung, dài hạn để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường theo Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này và dự án được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam. Chủ đầu tư cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh dự án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả, chính xác về đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất.
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Ưu đãi các chính sách thuế, phí, lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
1. Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Dịch vụ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân;
c) Dịch vụ vận tải công cộng, trừ dịch vụ sử dụng phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu.
2. Việc trợ giá đối với sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
1. Hạng mục mua sắm hoặc đầu tư công trong các dự án đầu tư, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ ưu tiên sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
2. Khi xây dựng hồ sơ mời thầu đối với hoạt động mua sắm công, các yêu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam cần được đưa vào trong tiêu chí lựa chọn nhà thầu.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mua sắm xanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về ưu tiên mua sắm sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường trong hoạt động đấu thầu thực hiện dự án, nhiệm vụ đối với nhà thầu, nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
5. Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết nội dung thực hiện mua sắm xanh đối với các dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
b) Sản xuất và phổ biến các thể loại phim, chương trình truyền hình về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường;
c) Cung cấp miễn phí các dụng cụ cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải trong chất thải rắn sinh hoạt.
2. Chi phí thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được hạch toán vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn
a) Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
b) Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;
c) Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ căn cứ kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện một hoặc nhiều biện pháp theo thứ tự ưu tiên sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:
a) Hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện môi trường; tối ưu hóa sử dụng thiết bị, sản phẩm; tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu;
b) Kéo dài vòng đời sản phẩm và các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm, bao gồm: tái sử dụng (sản phẩm được người tiêu dùng khác tái sử dụng); tu sửa (sửa chữa hoặc bảo trì các sản phẩm bị lỗi để kéo dài thời gian sử dụng); tân trang (phục hồi và nâng cấp sản phẩm cũ); tái sản xuất (sử dụng các thành phần, linh kiện, cấu kiện của các sản phẩm thải bỏ vào các chức năng tương tự); thay đổi mục đích sử dụng (sử dụng các sản phẩm hoặc các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm thải bỏ cho sản phẩm mới có chức năng khác);
c) Giảm chất thải phát sinh bao gồm: tái chế chất thải (xử lý, chế biến chất thải để chuyển hóa thành nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có ích); thu hồi năng lượng thông qua thiêu đốt chất thải.
3. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp căn cứ kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:
a) Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; các giải pháp khác quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
c) Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải;
d) Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
4. Chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung căn cứ kế hoạch quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện thiết kế, tổ chức quản lý và thực hiện các biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:
a) Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, năng lượng;
b) Áp dụng các giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính;
c) Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các biện pháp khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định tại khoản 5 Điều này trước ngày 31 tháng 12 năm 2023;
b) Xây dựng, vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn;
c) Xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn;
d) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, có trách nhiệm:
a) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục, đào tạo về nội dung kinh tế tuần hoàn;
c) Lồng ghép các tiêu chí cụ thể thực hiện kinh tế tuần hoàn ngay trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải;
d) Quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu thực hiện kinh tế tuần hoàn và tích hợp với hệ thống thông tin dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Tổ chức áp dụng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành, lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu, chất thải theo kế hoạch hành động quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
e) Thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến kinh tế tuần hoàn theo quy định tại Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng, lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh phù hợp với các kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này trên địa bàn quản lý;
c) Tổ chức áp dụng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành, lĩnh vực năng lượng, nguyên liệu, chất thải theo kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản này, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
4. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn bao gồm các nội dung chính sau:
a) Phân tích tổng quan về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên; sản xuất và tiêu dùng; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; bối cảnh trong nước và quốc tế về thực hiện kinh tế tuần hoàn;
b) Xây dựng quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ kế hoạch hành động quốc gia 10 năm;
c) Xác định nhiệm vụ, lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện theo từng giai đoạn; xây dựng danh mục các ngành, lĩnh vực đặc thù phải có hướng dẫn áp dụng kinh tế tuần hoàn;
d) Xác định các loại hình dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản phẩm phải thực hiện thiết kế để đạt được các tiêu chí kinh tế tuần hoàn; áp dụng sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế, quản lý vòng đời của các loại hóa chất và chất thải;
đ) Định hướng các giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn bao gồm: tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, pháp luật; phát triển khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng kỹ thuật; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu; huy động các nguồn vốn; hợp tác quốc tế và các giải pháp khác;
e) Tổ chức thực hiện bao gồm: phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp; chế độ giám sát, báo cáo; phân bổ nguồn lực thực hiện.
5. Kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia quy định tại khoản 4 Điều này. Căn cứ đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm, trong kế hoạch hành động phải xác định các giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn phù hợp với quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 138 Nghị định này.
6. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn theo kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Khuyến khích chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn sớm hơn lộ trình được xác định trong kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
8. Khuyến khích chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục duy trì việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 138 Nghị định này (nếu có).
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn đối với các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn;
b) Cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Điều 131, 132, 133, 134, 135 và 137 Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan và cơ chế khuyến khích về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại các Điều 154, 155, 156 và 157 Nghị định này.
3. Nhà nước khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế tuần hoàn sau:
a) Nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;
b) Phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn;
c) Áp dụng các biện pháp cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
d) Phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải;
đ) Huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;
e) Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.
1. Danh mục nhóm công nghệ, thiết bị, sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các chỉ tiêu thống kê về ngành công nghiệp môi trường vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tổ chức chỉ đạo định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về ngành công nghiệp môi trường.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ, thiết bị, sản phẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 Nghị định này để đáp ứng yêu cầu xử lý các vấn đề môi trường quan trọng, lâu dài, quy mô cấp vùng, quốc gia, quốc tế ảnh hưởng đến phát triển bền vững của đất nước; ngăn ngừa ứng phó sự cố môi trường, thảm họa môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư sản xuất thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, phát triển công nghệ thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Điều 131, 132, 133, 134, 135 và 137 Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mã số định danh đối với hàng hóa môi trường của danh mục thuế quan hài hòa (HS code) để thực hiện lộ trình mở cửa hàng hóa môi trường phù hợp với cam kết quốc tế.
1. Dịch vụ môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Dịch vụ xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương.
3. Dịch vụ vận chuyển sử dụng phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong các lĩnh vực quy định tại Điều 143 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ môi trường tại khoản 1 Điều này đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, tái chế, xử lý chất thải được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt theo phương thức đối tác công tư về thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan thực hiện các nội dung sau:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư về thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, xử lý chất thải rắn liên vùng, liên tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
b) Xây dựng đề xuất dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư khu tái chế, xử lý chất thải nguy hại liên vùng, liên tỉnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ:
a) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện và khuyến khích triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hiệu quả tài nguyên trong khu công nghiệp, tiến tới áp dụng chung cho các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí và chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường có thời hạn là 36 tháng, kể từ ngày ban hành.
4. Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường, quyết định chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí nhãn xanh Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn ghi trong giấy chứng nhận.
5. Khuyến khích các bộ, cơ quan ngang bộ lồng ghép các tiêu chí môi trường phù hợp với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam trong hoạt động chứng nhận sản phẩm, dịch vụ theo quy định pháp luật có liên quan.
1. Văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kết quả thử nghiệm sản phẩm có thời hạn không quá 06 tháng, tính đến ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ kèm theo mẫu sản phẩm đăng ký chứng nhận. Việc thử nghiệm sản phẩm phải được tiến hành bởi các tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Điều 149 Nghị định này.
4. Bản vẽ hoặc bản chụp kiểu dáng công nghiệp có kích cỡ 21 cm x 29 cm và thuyết minh các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
5. Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá 06 tháng, tổ chức, cá nhân phải lập bộ hồ sơ mới đề nghị chứng nhận.
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp, hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá theo trình tự chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trình tự chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam bao gồm các hoạt động: thành lập hội đồng đánh giá; tiến hành khảo sát thực tế; họp hội đồng đánh giá; trong trường hợp cần thiết, tiến hành trưng cầu giám định để đánh giá sự phù hợp với bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam. Sau khi có kết quả họp hội đồng đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ. Trường hợp kết quả đánh giá sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
3. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam, sớm nhất là 03 tháng trước khi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân đã được cấp quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam lập hồ sơ đề nghị chứng nhận theo quy định tại Điều 146 Nghị định này.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân có các thay đổi về thông số kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc các thay đổi khác có liên quan đến tiêu chí chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam thì gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, chứng nhận theo quy định tại Điều 148 Nghị định này.
5. Quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam; mẫu báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam.
1. Trong thời hạn của quyết định chứng nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có các thay đổi thông tin so với nội dung tại quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam bao gồm: tên, địa chỉ, người đại diện pháp luật, mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, nhãn hiệu nhận diện và các thay đổi khác, nhưng không thay đổi việc đáp ứng các tiêu chí chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam của sản phẩm, dịch vụ thì thực hiện quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đến Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi (nếu có);
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam của tổ chức, cá nhân, nếu đồng ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đổi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm, dịch vụ.
2. Sản phẩm, dịch vụ bị thu hồi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm, dịch vụ không còn đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ không duy trì thực hiện cam kết trong hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xác định sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thu hồi chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Việc quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam được thực hiện bởi tổ chức có đủ năng lực, gồm:
1. Cơ quan, tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chứng nhận theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 bởi tổ chức công nhận là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC).
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố và cập nhật danh mục sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ký thỏa thuận và công bố các nội dung thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam với các tổ chức chứng nhận nhãn sinh thái quốc tế.
ECONOMIC INSTRUMENTS IN ENVIRONMENTAL PROTECTION
Section 1. PAYMENTS FOR ECOSYSTEM SERVICES
Article 121. Ecosystem services for which payments are made
1. Forest environmental services provided by forest ecosystems shall comply with regulations of law on forestry. Any organization or individual that has paid for forest environmental services provided by a forest ecosystem before the effective date of this Decree is not required to make PES as prescribed in this Decree.
2. The ecosystem services for which payments are made as prescribed in points b, c and d clause 2 Article 138 of the LEP consist of:
a) Wetland ecosystem services for the purposes of tourism business, leisure and aquaculture provided by significant wetlands and mixed ecological regions in accordance with regulations of law on biodiversity;
b) Marine ecosystem services for the purposes of tourism business, leisure and aquaculture provided by marine protected areas and aquatic resource protection areas;
c) Rocky mountain and cave ecosystem services for the purposes of tourism business and leisure; geopark ecosystem services for the purposes of tourism business and leisure; except for the cases where payments for forest environmental services provided by a forest ecosystem specified in clause 1 of this Article have been paid.
3. MONRE shall preside over and cooperate with Ministries and ministerial agencies in requesting the Prime Minister to decide on pilot application of payments for carbon sequestration and storage services provided by marine ecosystems and wetland ecosystems, which serves as the basis for requesting the Government to decide the official application.
Articles 122. Organizations and individuals providing and entitled to be paid for their ecosystem services
1. Wildlife sanctuary management boards.
2. Organizations and individuals assigned to manage, protect, maintain and develop the ecosystems specified in clause 2 Article 121 of this Decree.
Articles 123. Organizations and individuals using and paying for ecosystem services
1. Users of ecosystem services in the areas providing ecosystem services are provided specified in clause 6 Article 124 of this Decree shall make PES when carrying out the following activities:
a) Extracting and using surface water and sea surface of the ecosystems for aquaculture and water recreation services;
b) Using landscapes of ecosystems for tourism and recreation services.
2. Cases of exemption from PES:
a) Organizations and individuals in disadvantaged areas, poor households, near-poor households certified by local authorities;
b) Individuals conducting production and business activities who are incapacitated, dead or declared dead or missing who have no property to make payment or their guardian or inheritor incapable to repay their debts;
c) Organizations conducting production and business activities that receive dissolution or bankruptcy decisions from competent authorities under regulations of law and have neither capital nor assets to make PES to ecosystem service providers;
d) Ecosystem service users that are also ecosystem service providers. They are obliged to record the costs of protecting, maintaining and developing ecosystems.
1. The provincial specialized environmental protection authority shall preside over and cooperate with relevant agencies in formulating a PES scheme specified in clause 2 Article 121 of this Decree within its province and submitting it to the provincial People’s Committee for approval.
2. Main contents of a provincial PES scheme include:
a) General information about areas providing ecosystem services; list of and maps showing areas providing ecosystem services. Maps include printed map and digital map at the scale of 1:25,000 - 1:100.000 (depending on shape and area of the province);
b) Organizations and individuals providing and entitled to be paid for their ecosystem services;
c) Types of ecosystem services entitled to be provided; types of activities using ecosystems and measures to reduce adverse effects on the ecosystem;
d) Methods of making payments, minimum level of payments for the types of ecosystem services specified in Article 125 and clause 1 Article 126 of this Decree;
dd) Implementation plan and responsibilities of relevant authorities, organizations and individuals;
e) Inspection and supervision of PES.
3. If the local government has yet to formulate or approve a provincial PES scheme, the provincial specialized environmental protection authority shall preside over and cooperate with relevant agencies in formulating a scheme for one or more ecosystems.
4. Every PES provider shall formulate an internal PES scheme for the areas applying PES in conformity with the provincial PES scheme specified in clauses 2 and 3 of this Article.
5. Main contents of an internal PES scheme include:
a) Name and place of the ecosystem;
b) General information about areas providing ecosystem services; maps describing the boundaries and boundary markers of and area at which ecosystem services are provided at the scale of 1:5,000 to 1:25,000 (depending on the shape and size of the area providing ecosystem services);
c) Types of ecosystem services entitled to be provided;
d) List of ecosystem service users;
dd) Measures for preserving, maintaining and developing ecosystems;
e) Estimated payments, payment method;
g) A plan to use revenue from payment for ecosystem services.
6. An area providing the ecosystem services specified in clause 2 Article 121 of this Decree shall be determined according to the following rules:
a) Areas providing wetland ecosystem services include significant wetlands, waters in buffer zones of wetland conservation areas and other areas where tourism business, recreation and aquaculture activities using services provided by wetland ecosystems (if any) are carried out;
b) Areas providing marine ecosystem services include marine protected areas and waters in buffer zones of marine protected areas; aquatic resource protection areas; other areas where tourism business, recreation and aquaculture activities using services provided by marine ecosystems (if any) are carried out;
c) Areas providing rocky mountain, cave and geopark ecosystem services for the purposes of tourism business and leisure include the entire area of the rocky mountain, cave and geopark.
Article 125. Methods for making PES
1. Every ecosystem service user shall make direct payment to the ecosystem service provider under an agreement between the two parties. If not making direct payment, the ecosystem service user shall pay the ecosystem service provider via the provincial environment protection fund or VEPF if the local authority has yet to establish a provincial environment protection fund.
2. Ecosystem service users shall pay for ecosystem services from the date on which such ecosystem services are available. For the ecosystem services used before the effective date of this Decree, the PES shall be made from the effective date of this Decree.
3. Payment for ecosystem services made with authorization:
a) Every contract for authorized collection of PES shall conform to the PES scheme for the entire area applying PES as specified in clause 4 Article 128 of this Article;
b) Before October 15, the ecosystem service user shall submit a plan to make PES to the authorized environment protection fund;
c) By December 15, the ecosystem service user shall make a statement of PES and send it to the authorized environment protection fund;
d) The ecosystem service user shall make payments on a quarterly or annual basis. The time limit for making payments is 10 days from the end of the quarter in case of making payments on a quarterly basis and 10 days from the end of the first quarter in case of making payments on an annual basis.
4. MONRE shall promulgate form of a PES contract; form of a plan to make PES; form of a statement of PES prescribed in clause 3 of this Article.
1. The level of PES for tourism business, leisure or aquaculture activities shall be determined on the basis of a voluntary agreement between the ecosystem service provider and ecosystem service user in accordance with the PES scheme specified in Article 124 of this Decree ensuring that such level equals at least 01% of the revenue generated by tourism, leisure or aquaculture in the period in the area providing ecosystem services as specified in clause 6 Article 124 of this Decree.
2. If an organization or individual that conducts production and business activities is affected by a natural disaster, conflagration or epidemic directly damaging their capital or assets, thereby resulting in their incapacity or suspension of their production and business activities shall receive a discount on PES. The discount on PES shall be agreed upon and decided by to the ecosystem service provider and ecosystem service user.
Article 127. Use and management of PES
1. The ecosystem service provider is entitled to decide to use PES after discharging financial obligations to the State as prescribed by law.
2. If the entity specified in Article 122 of this Decree is the wildlife sanctuary management board or organization assigned to manage, protect, maintain and develop the ecosystems as prescribed by law, after deducting reasonable costs of preserving, maintaining and developing the ecosystems as prescribed in clause 3 of this Article, the remaining PES shall be transferred to the provincial environment protection fund or VEPF if the local authority has yet to establish a provincial environment protection fund for the purposes of coordination and protection, maintenance and development of other ecosystems within the province.
3. Reasonable costs of preserving, maintaining and developing ecosystems include:
a) Cost of organizing the implementation of the PES scheme;
b) Payments for the party preserving, maintaining and developing ecosystems under a package contract;
c) Cost of inspection, supervision, production of statistics on, inventory and assessment of ecosystems;
d) Cost of ecosystem restoration;
dd) Payments for the authorized environment protection fund specified in point c clause 5 of this Article;
e) Other expenditures directly serving preservation, maintenance and development of ecosystems as prescribed by law.
4. The authorized environment protection fund shall make a plan for collection and use and estimate of expenditures of management of PES by the authorization method as follows:
a) Check the accuracy of the area at which ecosystem services are provided; make a list of ecosystem service providers;
b) Consolidate plans to make PES of ecosystem service users;
c) Prepare a plan for collection and use of PES; estimate of expenditures on management of PES in the fourth quarter every year; submit them to the Minister of Agriculture and Rural Development (if the authorized environment protection fund is the VEPF) or to the provincial People’s Committee (if the authorized environment protection fund is the provincial environment protection fund) for decision;
d) Notify the plan for collection and use of PES to the ecosystem service provider as prescribed by law.
5. The determination and coordination of PES for ecosystem service providers made with authorization shall be carried out as follows:
a) Before March 31, according to PES actually collected in the previous year and result of determination of the area eligible for payment, the director of the authorized environment protection fund shall determine the PES made to the ecosystem service providers in the previous year so as to coordinate and make PES to the ecosystem service providers;
b) Before April 15, the authorized environment protection fund shall notify the ecosystem service provider of the PES;
c) The authorized environment protection fund is entitled to deduct no more than 10% of the total PES made with authorization to serve the activities specified in clause 6 of this Article.
6. The deducted amounts for the authorized environment protection fund shall be used to provide for additional expenditures on operation of the authorized environment protection fund in direct support of ecosystem service payment under the guidance of the Ministry of Finance.
7. MONRE shall promulgate form of a consolidated plan to make PES of ecosystem service users; form of a plan for collection and use of PES; form of an estimate of expenditures on management of PES; form of a notification of PES issued by the authorized environment protection fund to the ecosystem service provider prescribed in points b and c clause 4, points a and b clause 5 of this Article.
Articles 128. Rights and obligations of ecosystem service providers
1. Reserve the right to request ecosystem service users to pay for ecosystem services according to this Decree and other relevant regulations of law.
2. Have the obligation to use PES for their intended purposes specified in clauses 1, 2 and 3 Article 127 of this Decree.
3. Have the obligation to maintain the area at which ecosystem services are provided and ensure quality of provided ecosystem services under regulations of law and signed PES contracts.
4. Have obligation to formulate their internal PES schemes as prescribed in clauses 4 and 5 Article 124 of this Decree before entering into contracts with ecosystem service users; send 01 scheme to the provincial specialized environmental protection authority for supervision and management purposes.
5. Exercise other rights and obligations as prescribed by law.
Articles 129. Rights and obligations of ecosystem service users
1. Be informed of the maintenance, protection and development of ecosystems within areas where ecosystem services are provided and results thereof; be informed of the area and status of ecosystems assessed by ecosystem service providers.
2. Be entitled to participate in the process of formulating a plan for, carrying out, inspecting and supervising protection and development of ecosystems within areas where ecosystem services are provided.
3. Request an ecosystem service provider to adjust PES in case where it fails to adhere to the signed contract in terms of the area or status of the ecosystem for which the ecosystem service users has made respective payments.
4. Sign contracts and declare PES payable to the authorized environment protection fund in case of making PES with authorization.
5. Take legal responsibility for the accuracy of information provided as the basis for determining the level of PES.
6. Make PES sufficiently and by the deadline specified in the signed PES contract.
7. Participate in protecting ecosystems in areas where ecosystem services are provided; take measures to prevent and control impacts of production and business activities on ecosystems and take responsibility for restoration of ecosystems if they are affected.
8. Be notified by the authorized environment protection fund of results of payment for ecosystem services made with authorization to ecosystem service providers in case of making PES with authorization.
Section 2. LIABILITY INSURANCE AGAINST COMPENSATION FOR ENVIRONMENTAL DAMAGE; INCENTIVES AND ASSISTANCE IN ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 130. Entities required to buy liability insurance against environmental damage
The owners of the investment projects and business involved in types of business, production and services likely to cause environmental protection with large capacity specified in Column 3 Appendix II enclosed with this Decree shall buy liability insurance against environmental damage.
Article 131. Entities entitled to incentives and assistance in environmental protection
1. The entities entitled to incentives and assistance in environmental protection include organizations and individuals investing in environmental protection works; conducting production and business activities and providing services in relation to environmental protection in projects and business lines eligible for investment incentives specified in the Appendix XXX enclosed herewith.
2. Rules for providing incentives and assistance are specified in clause 1 Article 141 of LEP.
1. The owners of the projects on construction of environmental protection works specified in clauses 1 and 3 in the Appendix XXX enclosed with this Decree are entitled to receive assistance in construction of infrastructural constructions as follows:
a) The State prioritizes the allocation of land associated with available works and technical infrastructural construction items (roads, electricity, water supply and drainage, communication, energy) outside the scope of the projects connected to the common technical infrastructure system of the area without holding an auction of land use rights;
b) If the State fails to allocated land associated with available works and technical infrastructural construction items outside the scope of the projects connected to the common technical infrastructure system of the area, the project owners are entitled to receive assistance in construction of infrastructural constructions in accordance with regulations of law on investment.
2. The owner of the investment project specified in point b clause 3 in the Appendix XXX enclosed with this Decree shall be entitled to incentives for exemption and reduction of land levy and land rents in accordance with regulations of law on land as entities in projects and special business lines eligible for investment incentives.
3. The owner of the investment project specified in point b clause 3 in the Appendix XXX enclosed with this Decree shall be entitled to incentives for exemption and reduction of land levy and land rents in accordance with regulations of law on land as entities in projects and special business lines eligible for investment incentives.
Funding for paying compensations and covering land clearance costs which has been advanced by the investment project owner according to the plan approved by the competent authority shall be deducted in accordance with regulations of law on land.
4. Regarding a project on relocation of households from a dedicated area for production, business operation and service provision or relocation of a operating business in the case of land expropriation by the State, the compensation, assistance and relocation shall comply with regulations of law on land.
Article 133. Investment capital incentives and assistance
1. Incentives from VEPF and provincial environment protection funds:
a) If a project owner that carries out the activity specified in point a clause 1 in the Appendix XXX enclosed herewith applies a waste treatment technology with the percentage of waste to be buried after treatment of less than 30% of the total volume of collected solid waste, such owner shall be entitled to loan at a preferential interest rate of no more than 50% of the state interest rate of investment credit announced by the competent authority at the time of lending, the total loan shall not exceed 80% of the total investment in construction; such owner shall be also entitled to prioritized post-investment assistance covered by the annual revenue and expenditure difference;
b) If a project owner that carries out the activities specified in clause 3 Article 55 of the LEP and the Appendix XXX enclosed herewith is not specified in point a of this Clause, such owner shall be entitled to loan at a preferential interest rate of no more than 50% of the state interest rate of investment credit announced by the competent authority at the time of lending; the total loan shall not exceed 70% of the total investment in construction of works; such owner shall be also entitled to prioritized post-investment assistance covered by the annual revenue and expenditure difference.
2. Incentives from the Vietnam Development Bank: comply with the Governments regulations on state investment credit.
3. MONRE shall provide instructions on loan and post-investment assistance of interest rate specified in clause 1 of this Article; grants, co-grants or other aids to environment protection activities from VEPF. The provincial People’s Committee shall provide instructions on loan and post-investment assistance of interest rate specified in clause 1 of this Article; grants, co-grants or other aids to environment protection activities of the province from the provincial environment protection fund.
4. The extension of credit guarantees to small and medium-sized enterprises taking out loans from lenders shall comply with regulations of law on credit guarantee.
5. The state budget shall provide interest rate subsidies directly for investors after medium-term and long-term loans have been settled to carry out environmental protection activities according to Appendix XXX enclosed herewith and the projects granted green credit at credit institutions, foreign bank branches in Vietnam. The project owner shall provide sufficient documentary evidence for the project and take legal responsibility for the efficiency and accuracy in terms of beneficiaries of interest rate subsidies.
Article 134. Tax, fee and charge incentives
1. Corporate income tax incentive: corporate income obtained from an investment project on the list of environmental protection activities eligible for incentives and assistance specified in clauses 1 and 2 in the Appendix XXX hereof shall be entitled to corporate income tax incentive in accordance with regulations of law on corporate income tax.
2. Other tax, fee and charge incentives shall comply with regulations of law on tax, fees and charges.
Article 135. Subsidies on environmental protection products and services
1. A list of public environmental protection products and services contains:
a) Domestic wastewater collection and treatment services for urban areas and high density residential areas;
b) Domestic solid waste collection and transport services for households and individuals;
c) Public transport services, except for oil-powered public transport services.
2. The provision of subsidies on the public products and services specified in clause 1 of this Article shall comply with the Government’s regulations on task assignment, ordering or bidding for supply of public products and services funded by state budget for recurrent expenditures.
Article 136. Green procurement for investment projects and tasks funded by state budget
1. It is required to prioritize the use of Vietnam Ecolabel certified eco-friendly products and services for public procurement items or public investment items in investment projects and tasks funded by the state budget according to the Government's regulations.
2. When preparing bidding documents for public procurement, the requests for procurement and use of Vietnam Ecolabel certified eco-friendly products and services shall be included in the contractor selection criteria.
3. Domestic and foreign organizations and individuals are encouraged to implement green procurement and use Vietnam Ecolabel certified eco-friendly products and services.
4. The Ministry of Planning and Investment shall elaborate or request a competent authority to elaborate on prioritizing procurement of eco-friendly products and services in bidding for implementation of projects and tasks by contractors and investors using Vietnam Ecolabel certified products and services.
5. The Ministry of Finance shall elaborate or request a competent authority to elaborate on green procurement with respect to projects and tasks funded by the state budget.
Article 137. Assistance in promoting recommended environmental protection activities
1. The State encourages organizations, individuals, enterprises and cooperatives to carry out the following activities:
a) Promote products obtained from environmental protection activities, recall and treatment of discarded products;
b) Produce and disseminate various types of films and television programs on environmental protection in order to raise people's awareness of environmental protection and use of eco-friendly products;
c) Provide free tools for households and individuals to classify waste in domestic solid waste.
2. The costs of carrying out the activities specified in clause 1 of this Article shall be recorded in the production costs of organizations, individuals, enterprises and cooperatives as prescribed by law.
Section 3. CRITERIA, ROADMAP AND MECHANISMS FOR ENCOURAGING DEVELOPMENT OF CIRCULAR ECONOMY
Article 138. General provisions on circular economy
1. General criteria for circular economy
a) Reduce the exploitation and use of non-renewable resources and water resources; increase efficiency in the use of resources, raw materials and materials; save energy;
b) Extend useful life of materials, equipment, products, goods, parts;
c) Reduce waste generated and minimize adverse impacts on the environment including reducing solid waste, wastewater and emissions; reducing the use of toxic chemicals; recycling waste, recovering energy; reducing disposable products; develop green purchasing habits.
2. Every business owner shall rely on the action plans specified in point a clause 3, clause 4 and clause 5 Article 139 of this Decree in order to take one or more measures in the following order of priority to meet the circular economy criteria:
a) Restrict the use of non-eco-friendly products; make the best use of equipment and products; increase efficiency in product manufacture or efficiently use natural resources, raw materials and materials;
b) Extend the life cycle of products and their parts, including: reuse (reuse by another consumer); repair (repair or maintenance of defective product to prolong their useful life); refurbish (restore an old product and bring it up to date); remanufacture (use parts of discarded product in a new product with the same function); repurpose (use discarded product or its parts in a new product with a different function);
c) Reduce waste generated, including recycling waste (treat and process waste to convert it into useful raw materials, fuel and materials); incineration of waste with energy recovery.
3. Every owner of an investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster shall rely on the action plans specified in point a clause 3, clause 4 and clause 5 Article 139 of this Decree in order to take one or more measures below to meet the circular economy criteria:
a) Design an optimal master plan which establishes a connection between investment projects and businesses to improve efficiency in use and reduce the consumption of soil, water, minerals and energy; increase the recycling rate and reduce the total amount of waste generated; other measures specified in clause 2 of this Article;
b) Develop and use clean and renewable energy as prescribed by law;
c) Collect and store rainwater for reuse; collect, treat and reuse wastewater;
d) Carry out industrial symbiosis activities in accordance with regulations of law on management of industrial parks and economic zones.
4. The owner of a project on investment in an urban area or high density residential area shall rely on the action plans specified in point a clause 3, clause 4 and clause 5 Article 139 of this Decree in order to design, organize management and implement the following measures to meet the circular economy criteria:
a) Design an optimal master plan so as to increase efficiency in use and reduce the consumption of soil, water and energy;
b) Apply eco-friendly transport solutions, reducing greenhouse gas emissions;
c) Develop and use clean and renewable energy as prescribed by law;
d) Implement other environmental protection measures as prescribed by law.
Article 139. Roadmap and responsibility for implementing circular economy
1. MONRE shall:
a) Preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committee in formulating and submitting to the Prime Minister a national action plan on circular economy as prescribed in clause 5 of this Article before December 31, 2023;
b) Build and operate a platform for connecting information and sharing data on application of the circular economy model;
c) Establish and introduce a methodological framework for application and assessment of implementation of circular economy;
d) Fulfill the responsibilities specified in clause 2 of this Article in the industries and fields under its management.
2. Ministries and ministerial agencies shall rely on their assigned functions, tasks and fields under the state management in order to:
a) Formulate and approve an action plan for implementation of the circular economy applied to the industries, fields and products in conformity with the national action plan mentioned in clause 5 of this Article;
b) Organize dissemination of laws and provision of education and training in circular economy;
c) Incorporate specific criteria for implementation of circular economy in the process of formulating development strategies, planning, plans, programs and projects; management, reuse and recycling of waste;
d) Manage and update information and data on implementation of circular economy and integrate them with the MONRE’s information system;
dd) Organize pilot application of the circular economy to the energy, fuel and waste industries and fields according to the action plans specified in clauses 4 and 5 of this Article;
e) Fulfill other responsibilities related to circular economy according to regulations of this Decree.
3. Provincial People’s Committees shall:
a) Formulate and seek opinions of Ministries and ministerial agencies concerned and approve a provincial action plan for implementation in conformity with the national action plan mentioned in clause 4 of this Article;
b) Fulfill the responsibilities specified in points b, c, d and e clause 2 of this Article within their provinces;
c) Organize pilot application of the circular economy model to the energy, fuel and waste industries and fields according to the action plans specified in point a of this clause, clauses 4 and 5 of this Article.
4. The national action plan on circular economy includes the following contents:
a) Overall analysis of current exploitation and use of natural resources; production and consumption; waste generation and forecasting of waste generated; domestic and international contexts for implementation of circular economy;
b) Viewpoints, overall objectives, specific objectives and expenditures on implementation of circular economy during the 10-year national action plan period;
c) Tasks and roadmap for implementation of circular economy applied to industries and fields, especially prioritized industries and fields to which the circular economy is applied in each period; list of specific industries and fields for which guidelines for application of circular economy have to be provided;
d) Determining types of investment projects and businesses required to produce a design in order to meet the circular economy criteria; applying apply cleaner production, production of eco-friendly products, production using recycled materials, management of life cycle of chemicals and waste;
dd) Solutions for implementing circular economy, including disseminating, providing education and training in knowledge and laws; developing science and technology; developing human resources; developing technical infrastructure; connecting and sharing information and data; raising capital; international cooperation and other solutions;
e) Organizing the implementation, including delegating responsibilities to the presiding authority and cooperating authorities; supervision and reporting regulations; allocation of resources.
5. The action plan for implementation of the circular economy applied to industries, fields and products must conform to the national action plan mentioned in clause 4 of this Article. According to characteristics of each industry, field and product, it is required to specify solutions for circular economy implementation in the action plan in compliance with the regulations laid down in clauses 2, 3 and 4 Article 138 of this Decree.
6. Every owner of an investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster shall implement circular economy according to the action plans specified in point a clause 3, clause 4 and clause 5 of this Article.
7. Owners of investment projects, businesses, investors in construction and commercial operation of infrastructure of dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters are encouraged to apply circular economy earlier than the roadmap specified in the action plans mentioned in point a clause 3, clause 4 and clause 5 of this Article.
8. Owners of investment projects, businesses, investors in construction and commercial operation of infrastructure of dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters operating before the effective date of this Decree are encouraged to continue to apply one or more measures mentioned in clauses 2, 4 and 4 Article 138 of this Decree (if any).
Article 140. Mechanisms for encouraging implementation of circular economy
1. The State prioritizes the development of circular economy for the following activities:
a) Conducting scientific researches, developing applications, transferring technologies, producing equipment and training personnel to implement circular economy;
b) Providing a platform for connecting information and sharing data on circular economy.
2. Any organization or individual that carries out an activity or has a project applying the circular economy model and is entitled to the incentives or assistance in environmental protection and any project issued with green credit as prescribed by law are entitled to the incentives and assistance prescribed in Articles 131, 132, 133, 134, 135 and 137 of this Decree and other relevant regulations of law and encouraging mechanisms related to green credit and green bonds prescribed in Articles 154, 155, 156 and 157 of this Decree.
3. The State encourages the following activities for development of circular economy:
a) Studying and developing technologies and technical solutions, providing circular economy assessment, design and consulting services as prescribed by law;
b) Developing models for connecting and sharing the circular use of products and waste; establishing recycling cooperative groups, cooperatives, cooperative unions and alliances, models for regional connection and rural and urban area connection and other models as prescribed by law so as to carry out investment, manufacturing and business activities, thereby meeting the circular economy criteria;
c) Adopting industrial symbiosis measures in accordance with regulations of law on management of industrial parks and economic zones;
d) Developing discarded product reusing and waste recycling market;
dd) Mobilizing social resources for implementation of circular economy as prescribed by law;
e) Developing international cooperation, exchanging experience, knowledge and technologies in relation to circular economy as prescribed by law.
Section 4. DEVELOPMENT OF ENVIRONMENTAL INDUSTRY AND ENVIRONMENTAL SERVICES
Article 141. Environmental industry technologies, equipment and products
1. The list of technologies, equipment and products specified in clause 1 Article 143 of the LEP is provided in the Appendix XXXI enclosed herewith.
2. The Ministry of Industry and Trade shall preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Science and Technology, Ministries and ministerial agencies concerned in promulgating a specific list of environmental industry technologies, equipment and products specified in clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in requesting the Prime Minister to add statistical indicators on environmental industry to the national statistical indicator system; direct the periodic public announcement of statistical information on environmental industry.
Article 142. Environmental industry development policy
1. The State shall prioritize the development of the technologies, equipment and products specified in clauses 1 and 2 Article 141 of this Decree in order to important and long-term environmental issues on regional, national and international scale which influence the country's sustainable development; prevent and respond to environmental emergencies and disasters.
2. Organizations and individuals which invest in production of equipment, products and goods and development of technologies eligible for environmental protection incentives and assistance shall be entitled to the incentives and assistance in accordance with the regulations set out in Articles 131, 132, 133, 134, 135 and 137 of this Decree and other relevant regulations of law.
3. The Ministry of Industry and Trade shall preside over and cooperate with Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in formulating and submitting an environmental industry development program to the Prime Minister for approval.
4. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in assigning HS codes to environmental goods in the Harmonized Tariff Nomenclature so as to implement the roadmap for opening market for environmental goods in accordance with international commitments.
Article 143. Services under environmental service development
1. The environmental services specified in clause 3 Article 144 of the LEP.
2. Environmental remediation services for domestic solid waste landfills; services involving collection and treatment of plastic waste floating in seas and oceans.
3. Renewable energy, fuel-efficient, low emission or zero emission transport services as prescribed by law.
Article 144. Encouraging environmental service development
1. Organizations and individuals are entitled to provide environmental services in the fields specified in Article 143 of this Decree.
2. Organizations and individuals participating in providing environmental services specified in clause 1 of this Article shall satisfy the requirements as prescribed by law.
3. Investment projects involving waste collection, recycling and treatment shall be entitled to the incentives and assistance specified in Article 141 of the LEP.
4. Provincial People’s Committees shall set up, appraise, approve or submit to a competent authority for approval and organize execution of approved PPP investment projects on collection and centralized treatment of domestic wastewater and treatment of domestic solid waste in compliance with regulations of law on PPP investment.
5. MONRE shall preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and agencies concerned in:
a) setting up, appraising, approving or submitting to a competent authority for approval and organize execution of approved PPP investment projects on collection and centralized treatment of domestic wastewater and inter-regional and inter-provincial treatment of domestic solid waste in compliance with regulations of law on PPP investment;
b) formulating proposals for investment projects and submitting them to authorities competent to decide guidelines for investment in areas for recycling and inter-regional and inter-provincial treatment of waste in compliance with relevant regulations of law.
6. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with Ministries and ministerial agencies in:
a) completing mechanisms and policies providing guidance on and encouraging application of eco-industrial park models;
b) presiding over and cooperating with ministries and local authorities in building and perfecting resource efficiency database in industrial parks with the aim of making such database available for use to dedicated areas for production, business operation and service provision.
Section 5. ECO-FRIENDLY PRODUCTS AND SERVICES
Article 145. Eco-friendly products and services
1. MONRE shall provide for criteria and certification of Vietnam Ecolabel for eco-friendly products and services; provide guidance on and inspect the satisfaction of Vietnam Ecolabel criteria by organizations and individuals having Vietnam Ecolabel certified products and services.
2. Organizations and individuals producing Vietnam Ecolabel certified products and providing Vietnam Ecolabel certified services shall be entitled to the incentives specified in Section 2 of this Chapter.
3. The decision on certification of Vietnam Ecolabel for eco-friendly products and services shall be valid for 36 months from the date of issue.
4. Any certificate of eco-friendly plastic bag or decision to certify product to satisfy Vietnam Green Label criteria issued by the competent authority before the effective date of this Decree shall remain valid until its expiry date.
5. Ministries and ministerial agencies are encouraged to incorporate the environmental criteria conformable with Vietnam Ecolabel criteria into certification of products and services in accordance with relevant regulations of law.
Article 146. Application for certification of Vietnam Ecolabel
1. An application form for certification of Vietnam Ecolabel for ecofriendly products and services, which is made using the form in the Appendix XXXII enclosed herewith.
2. A report on products and services satisfying Vietnam Ecolabel criteria, which is made using the form in the Appendix XXXIII enclosed herewith.
3. The product testing result which must be given no more than 06 months before the date on which MONRE receives a valid application enclosed with a sample of the product to be certified. The product testing must be conducted by testing bodies satisfying the regulations laid down in Article 149 hereof.
4. A drawing or photo of the industrial design with 21 cm x 29 cm dimensions and description of the product's specifications.
5. The application for certification of Vietnam Ecolabel shall be valid for 06 months from the date on which an application acknowledgement receipt is issued. If the 06-month period expires, the applicant shall submit a new application.
Article 147. Procedures for certification of Vietnam Ecolabel
1. Within 05 days from the receipt of the application, MONRE shall consider its adequacy and validity; if the application is not sufficient and valid, request the applicant in writing to complete it. Within 30 days from the receipt of a sufficient and valid application, MONRE shall carry out an assessment according to the procedures for certification of Vietnam Ecolabel as prescribed in clause 2 of this Article.
2. Procedures for certification of Vietnam Ecolabel include the following activities: establishing an assessment council; carrying out a site survey; holding an assessment council’s meeting; where necessary, carrying out an expert assessment to assess the conformity with the Vietnam Ecolabel criteria. If the assessment result shows that the product or service satisfies the Vietnam Ecolabel criteria, MONRE shall promulgate a decision on certification of Vietnam Ecolabel for product/service. If the assessment result shows that the product or service fails to satisfy the Vietnam Ecolabel criteria, MONRE shall send the applicant a written notification specifying the reasons for such failure.
3. If the applicant wishes to keep applying for certification of Vietnam Ecolabel, 03 months before the expiry date of the decision on certification of Vietnam Ecolabel, the organization or individual issued with the decision on certification of Vietnam Ecolabel shall prepare an application as prescribed in Article 146 of this Decree.
4. If the applicant changes any technical specification or characteristic of the product or service or make another change in relation to the Vietnam Ecolabel criteria, they shall submit an application for assessment and certification to MONRE as prescribed in Article 148 of this Decree.
5. The decision on certification of Vietnam Ecolabel for product/service shall be made using the form in the Appendix XXXIV enclosed herewith.
6. MONRE shall provide for assessment of products and services satisfying the Vietnam Ecolabel criteria; form of the report on results of assessment of applications for certification of Vietnam Ecolabel for products and services satisfying the Vietnam Ecolabel criteria.
Article 148. Renewal and revocation of decision on certification of Vietnam Ecolabel
1. Within the effective period of the certification decision, if the organization or individual changes any information specified in such certification, including name, address, legal representative, business registration code of the enterprise, brand and other changes without changing any information in relation to satisfaction of the Vietnam Ecolabel criteria, the following regulations shall be complied with:
a) The organization or individual shall submit an application form for adjustment of the decision on certification of Vietnam Ecolabel enclosed with documents concerning the adjustments (if any) to MONRE;
b) Within 15 days from the receipt of the application form for adjustment of the decision on certification of Vietnam Ecolabel, in case of consent, MONRE shall renew the decision on certification of Vietnam Ecolabel for product/service.
2. The decision on certification of Vietnam Ecolabel issued to the product or service shall be revoked in one of the following cases:
a) The product or service no longer satisfy the Vietnam Ecolabel criteria;
b) The organization or individual producing the product or providing the service fails to fulfill the commitment specified in the application for certification of Vietnam Ecolabel.
3. Within 15 days from the date on which it is determined that the product or service is the one specified in clause 2 of this Article, MONRE shall issue a decision on certification of Vietnam Ecolabel.
Article 149. Organizations carrying out monitoring, analysis and assessing conformity of products and services with Vietnam Ecolabel criteria
The monitoring, analysis and assessment of conformity of products and services with Vietnam Ecolabel criteria shall be carried out by suitably sufficient organizations, including:
1. Organizations certified by MONRE eligible to provide environmental monitoring services.
2. Assessment conformity bodies certified by regulations of law on science and technology.
3. Domestic and international testing bodies certified conformable with ISO/IEC 17025 by accreditation bodies which are signatories to the International Accreditation Forum (IAF), Asia-Pacific Accreditation Cooperation Organization (APAC) and International Laboratory Accreditation Association (ILAC) Mutual Recognition Agreement.
Article 150. Publishing and mutual recognition of eco-friendly product and service certification
1. MONRE shall publish and update the list of Vietnam Ecolabel certified products and services on its website.
2. MONRE shall sign and publish contents of the mutual recognition agreement on Vietnam Ecolabel certified products and services certification with international ecolabel certification bodies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực