Chương VII Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Quan trắc môi trường
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
2. Chương trình quan trắc môi trường địa phương.
3. Chương trình quan trắc môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trừ hoạt động kiểm định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
5. Hoạt động quan trắc môi trường phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
6. Hoạt động quan trắc môi trường phục vụ mục đích quản lý của ngành, lĩnh vực quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được cấp cho các tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định, gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
3. Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trừ đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Điều kiện về năng lực quan trắc môi trường đối với tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
b) Có năng lực thực hiện quan trắc môi trường đối với tối thiểu một trong các nền mẫu môi trường bao gồm: nước mặt lục địa; nước thải; nước dưới đất; nước biển; không khí xung quanh; khí thải; đất; trầm tích; bùn; chất thải rắn; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Đối với mỗi nền mẫu môi trường (trừ mẫu khí thải) mà tổ chức đề nghị chứng nhận, tổ chức phải có năng lực thực hiện cả hoạt động quan trắc hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Năng lực phân tích môi trường đối với mỗi nền mẫu (trừ nền mẫu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị) mà tổ chức đề nghị chứng nhận phải bảo đảm điều kiện tối thiểu tại các điểm c, d, đ, e và g khoản này;
c) Đối với năng lực phân tích mẫu nước mặt lục địa hoặc nước thải mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng phốt pho (TP), tổng nitơ (TN);
d) Đối với năng lực phân tích mẫu nước dưới đất mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3-, Fe;
đ) Đối với năng lực phân tích mẫu nước biển mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: TSS, NH4+, PO43-;
e) Đối với năng lực phân tích mẫu không khí (không khí xung quanh hoặc khí thải công nghiệp) mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường bao gồm: SO2, NO2, CO, tổng bụi lơ lửng (TSP);
g) Đối với năng lực phân tích mẫu đất hoặc trầm tích hoặc bùn thải từ hệ thống xử lý nước hoặc chất thải rắn mà tổ chức đề nghị chứng nhận: tổ chức phải có đủ năng lực phân tích môi trường đối với các thông số cơ bản theo quy định bao gồm: pH; các kim loại (gồm có: As, Cu, Zn, Pb, Ni, Cd, Cr, Hg) hoặc các hợp chất hữu cơ (hợp chất clo hữu cơ hoặc hợp chất phốt pho hữu cơ).
3. Điều kiện đối với hoạt động quan trắc hiện trường:
a) Có tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường. Trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động lấy mẫu hiện trường đối với các thông số ô nhiễm dạng hạt PM (dạng hỗn hợp các hạt rắn và các giọt lỏng) hoặc hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong khí thải thì phải có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường; các cán bộ có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký;
b) Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng và có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;
c) Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV. Trong đó, số người có trình độ tương ứng ngạch quan trắc viên tài nguyên và môi trường hạng IV chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường;
d) Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc tại hiện trường; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ thực hiện quan trắc tại hiện trường.
4. Điều kiện đối với hoạt động phân tích môi trường:
a) Có tối thiểu 04 cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận; các cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động phân tích môi trường phải có đủ năng lực thực hiện quan trắc hiện trường đối với các thông số đăng ký;
b) Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ thạc sỹ, 02 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường;
c) Người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;
d) Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm và người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận;
đ) Thiết bị phân tích môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bảo đảm độ chính xác theo kỹ thuật phân tích do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình sử dụng, vận hành đối với tất cả các thiết bị; có đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ phân tích môi trường;
e) Có quy trình thao tác chuẩn, báo cáo phương pháp phân tích do tổ chức phê duyệt đối với các thông số môi trường đăng ký;
g) Phòng thí nghiệm phải được tách riêng các khu vực theo yêu cầu gồm có: khu vực bảo quản mẫu và lưu mẫu, khu vực xử lý mẫu và phân tích hóa lý, khu vực phân tích vi sinh, khu vực cân; phải được bảo đảm duy trì tốt điều kiện thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) và đủ diện tích để thực hiện hoạt động phân tích theo yêu cầu của phương pháp phân tích;
h) Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
5. Điều kiện quan trắc môi trường đối với tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
a) Có quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó có hoạt động quan trắc môi trường;
b) Có đủ năng lực quan trắc, đo đạc các thông số cơ bản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các thông số cơ bản CO, HC; đối với tổ chức thực hiện quan trắc khí thải ô tô, ngoài thông số CO, HC thì phải có đủ năng lực quan trắc các thông số CO2, O2, Lamda, độ khói, N (%HSU), hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải;
c) Người quản lý, phụ trách bảo đảm chất lượng hoạt động quan trắc khí thải phương tiện giao thông của tổ chức phải có trình độ trung cấp trở lên, được tập huấn, đào tạo về một trong các lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường và phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
d) Có tối thiểu 02 người thực hiện hoạt các động quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người thực hiện quan trắc khí thải phải có trình độ trung học phổ thông trở lên, được tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô, cơ khí động lực, cơ khí giao thông, môi trường;
đ) Các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, bảo đảm độ chính xác theo đúng kỹ thuật quan trắc theo quy định; có quy trình thao tác chuẩn đối với tất cả các thiết bị quan trắc khí thải giao thông; trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được cấp cho tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 91 Nghị định này; các tổ chức thực hiện quan trắc, đo kiểm tra khí thải phương tiện xe mô tô, xe máy đang lưu hành đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 91 Nghị định này, trừ cơ quan, đơn vị đăng kiểm phương tiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định phương tiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thay thế cho giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có thời hạn hiệu lực là 36 tháng kể từ ngày cấp và có thể được cấp lại nhiều lần, mỗi lần cấp lại có hiệu lực không quá 36 tháng.
5. Trường hợp điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận điều chỉnh nội dung là không thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp.
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gồm các nội dung chính sau:
a) Tên tổ chức, địa chỉ;
b) Lĩnh vực, phạm vi được cấp giấy chứng nhận;
c) Ngày cấp và hiệu lực của giấy chứng nhận;
d) Cơ quan cấp giấy chứng nhận.
7. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện đối với tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận lần đầu hoặc tổ chức có nhu cầu cấp lại giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ năng lực của tổ chức thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường như sau:
a) Tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này thông qua hình thức gửi bản giấy trực tiếp, gửi bản giấy qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận. Thời gian tổ chức nộp phí không tính vào thời gian thẩm định của cơ quan cấp giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, cơ quan cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận (không bao gồm thời gian khắc phục, bổ sung hồ sơ của tổ chức). Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định quy định tại khoản 4 Điều này trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết quả của phiên họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Đối với tổ chức đo khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tùy trường cụ thể, cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể quyết định việc kiểm tra theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, cơ quan cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị chứng nhận biết và nêu rõ lý do.
4. Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gồm tối thiểu 05 thành viên, với cơ cấu thành phần bao gồm: 01 Chủ tịch hội đồng; 01 Phó Chủ tịch hội đồng khi cần thiết; 01 ủy viên thư ký và các ủy viên khác là chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra thực tế tại tổ chức; viết bản nhận xét, phiếu đánh giá về các nội dung chứng nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết hoạt động thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện đối với tổ chức có giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng.
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường muốn thay đổi lĩnh vực, phạm vi quan trắc tại hiện trường và phân tích môi trường so với nội dung giấy chứng nhận đã được cấp phải làm thủ tục điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ năng lực của tổ chức thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường:
a) Tổ chức đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này thông qua hình thức gửi bản giấy trực tiếp, gửi bản giấy qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận gửi thông báo thu phí thẩm định cho tổ chức. Tổ chức nộp phí thẩm định và gửi chứng từ chứng minh đã nộp phí thẩm định (biên lai, phiếu thu hoặc chứng từ khác) cho cơ quan cấp giấy chứng nhận. Thời gian tổ chức nộp phí không tính vào thời gian thẩm định của cơ quan cấp giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, cơ quan cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm thẩm định, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận (không bao gồm thời gian khắc phục, bổ sung hồ sơ của tổ chức). Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phục vụ điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định quy định tại khoản 5 Điều này trên cơ sở: kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ; kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức và kết quả của phiên họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Trường hợp không chấp nhận điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, cơ quan cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.
5. Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 93 Nghị định này.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu văn bản đề nghị, hồ sơ năng lực của tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này; quy định chi tiết hoạt động thẩm định cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải bảo đảm duy trì các điều kiện năng lực theo đúng giấy chứng nhận đã được cấp. Khi có sự thay đổi liên quan đến các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định này, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi có sự thay đổi.
2. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải lập hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử để lưu trữ và theo dõi riêng đối với hoạt động quan trắc môi trường mà tổ chức thực hiện để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Hồ sơ liên quan tới hoạt động quan trắc môi trường của tổ chức bao gồm: sổ theo dõi hóa chất; các phiếu trả kết quả; hồ sơ quản lý sử dụng thiết bị quan trắc môi trường, sổ hoặc hệ thống theo dõi giao nhận mẫu phòng thí nghiệm, hồ sơ về bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường, trong quản lý dữ liệu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kỹ thuật quan trắc môi trường, biên bản thanh lý và các hình thức giao kết khác với khách hàng theo quy định của pháp luật về dân sự và các tài liệu liên quan khác.
3. Khi tham gia cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường, trường hợp tổ chức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng thì các hợp đồng phải có ký hiệu riêng của tổ chức để nhận biết, ghi rõ ngày, tháng, năm của hợp đồng. Trong ký hiệu riêng của tổ chức phải có đánh số thứ tự. Số thứ tự được ký hiệu bắt đầu từ thời điểm ký hợp đồng đầu tiên của năm dương lịch và kết thúc tại hợp đồng cuối cùng của năm, bảo đảm đúng trình tự thời gian ký kết hợp đồng.
4. Trả kết quả cho khách hàng thông qua phiếu kết quả quan trắc được người có thẩm quyền của tổ chức ký, đóng dấu. Phiếu kết quả quan trắc được thiết kế thành mẫu riêng, trong đó phải thể hiện được những thông tin quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Thông tin phiếu kết quả quan trắc:
a) Tên của tổ chức;
b) Tên khách hàng trả phiếu;
c) Số giấy chứng nhận VIMCERTS đã được cấp;
d) Ngày, tháng, năm xuất phiếu;
đ) Ký hiệu của phiếu: Trong ký hiệu phải có đánh số thứ tự theo năm và số năm. Số thứ tự được ký hiệu bắt đầu từ thời điểm xuất phiếu đầu tiên của năm dương lịch và kết thúc tại phiếu xuất cuối cùng của năm, bảo đảm đúng trình tự thời gian xuất phiếu. Tổ chức có thể bổ sung thêm các bộ ký hiệu riêng trong phần ký hiệu của phiếu để phục vụ việc phân loại, quản lý nội bộ trong tổ chức nhưng phải bảo đảm quy tắc đánh số thứ tự các phiếu theo đúng trình tự thời gian xuất phiếu;
e) Kết quả phân tích: thông số, phương pháp sử dụng, kết quả đo và quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật đối chiếu (nếu có);
g) Trường hợp thuê tổ chức khác thực hiện quan trắc đối với thông số mà mình không được chứng nhận thì phải ghi chú rõ tên tổ chức thực hiện kèm theo phiếu kết quả quan trắc do tổ chức đó cung cấp;
h) Tổ chức phải có sổ hoặc hệ thống theo dõi các phiếu kết quả quan trắc trả cho khách hàng được xuất ra, trong đó tối thiểu phải có các thông tin: ký hiệu phiếu, bao gồm số thứ tự phiếu; ngày, tháng, năm xuất phiếu và tên khách hàng trả phiếu.
6. Trường hợp tổ chức tự thực hiện việc quan trắc môi trường để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tổ chức, thực hiện việc quan trắc để theo dõi nội bộ mà không ký kết hợp đồng và không xuất phiếu kết quả quan trắc cho một bên thứ hai thì không bắt buộc phải áp dụng các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Tổ chức phải lưu trữ hồ sơ, dữ liệu quan trắc gốc đối với toàn bộ hoạt động dịch vụ quan trắc thực hiện trong 03 năm gần nhất, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trong trường hợp thuê tổ chức khác để thực hiện quan trắc đối với thông số chưa được chứng nhận, phải lựa chọn tổ chức đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với thông số đó để trực tiếp thực hiện quan trắc. Biên bản bàn giao mẫu giữa các tổ chức phải được lưu giữ trong hồ sơ của mỗi tổ chức.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin quy định tại khoản 6 Điều 102 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn quản lý và có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin quy định tại khoản 6 Điều 102 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc định kỳ, thường xuyên chất lượng môi trường đối với các thành phần môi trường và sử dụng kết quả quan trắc chất lượng môi trường để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 91 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường đối với các thành phần môi trường và sử dụng kết quả quan trắc tự động chất lượng môi trường để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường, bao gồm:
a) Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục;
b) Yêu cầu kỹ thuật về vị trí lắp đặt trạm quan trắc;
c) Nhân lực quản lý, vận hành;
d) Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc tự động liên tục theo quy định của pháp luật về đo lường;
đ) Quy trình kiểm soát chất lượng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi công bố thông tin chất lượng môi trường cho cộng đồng phải kèm theo thông tin về vị trí quan trắc, phương pháp quan trắc và độ chính xác của thiết bị hoặc giới hạn báo cáo của phương pháp và chịu trách nhiệm về kết quả công bố thông tin chất lượng môi trường của mình.
6. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiếp nhận báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường tự động, liên tục chất lượng môi trường trong phạm vi một tỉnh.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục trong phạm vi một tỉnh.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường tại khoản 4 Điều này.
1. Mức lưu lượng xả nước thải được tính theo tổng công suất thiết kế của tất cả các công trình, thiết bị xả nước thải ra môi trường ghi trong giấy phép môi trường và được quy định như sau:
a) Mức lưu lượng xả nước thải trung bình của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải lớn từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên;
b) Mức lưu lượng xả nước thải lớn của dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải rất lớn từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Đối tượng, mức lưu lượng xả nước thải và hình thức phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục, quan trắc nước thải định kỳ được quy định tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở xả nước làm mát không sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở xả nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi). Cụ thể như sau:
a) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 5 Phụ lục XXVIII thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Quan trắc nước thải định kỳ:
a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc được xác định theo các căn cứ sau đây: quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải; các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường; theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này;
b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.
Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.
4. Quan trắc nước thải tự động, liên tục:
a) Thời hạn hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (có camera theo dõi và thiết bị lấy mẫu tự động) và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, dự án đầu tư có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường quy định tại số thứ tự 3 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này.
Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải trung bình ra môi trường quy định tại số thứ tự 2 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc dự án, cơ sở khác không thuộc trường hợp phải lắp đặt theo quy định nhưng đã lắp đặt hoặc tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết nối, truyền số liệu của chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải cung cấp tài khoản FTP để kết nối, truyền số liệu quan trắc. Ngay sau khi hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải có văn bản thông báo đã hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu cho chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp biết, thực hiện;
b) Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được quy định tại Cột 3 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần có thời hạn về hành vi xả nước thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định quan trắc tự động, liên tục bổ sung một số thông số đặc trưng để kiểm soát ô nhiễm môi trường;
c) Dự án, cơ sở xả nước làm mát có sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật ra môi trường với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên thì chủ dự án, cơ sở lắp đặt các thông số quan trắc tự động, liên tục gồm: lưu lượng, nhiệt độ và clo đối với nguồn nước làm mát đó;
d) Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục các thông số quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp và kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (có mẫu nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường) không có vi phạm về hành vi xả nước thải thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ.
Chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;
đ) Giá trị thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo (theo đặc tính kỹ thuật của từng loại thiết bị) đối với thông số đó. Đối với trường hợp xả nước thải sau xử lý theo mẻ (công nghệ xử lý nước thải theo mẻ), giá trị các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình 01 giờ, trường hợp thời gian xả nước thải dưới 01 giờ được xác định theo giá trị trung bình của các kết quả đo trong khoảng thời gian xả đó. Giá trị các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải;
e) Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại số thứ tự 2 và 3 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ.
5. Kết quả quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc nước thải tự động, liên tục được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu quả, sự phù hợp của công trình xử lý nước thải, sử dụng để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (nếu có).
6. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh khi phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thông qua hoạt động tự quan trắc định kỳ, quan trắc tự động, liên tục phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp biết về kết quả quan trắc nước thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và yêu cầu khắc phục theo quy định. Sau khi có văn bản thông báo quy định tại điểm này, nếu kết quả quan trắc vẫn tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức làm việc với chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Lấy mẫu hiện trường hoặc thu mẫu từ thiết bị lấy mẫu tự động để phân tích. Kết quả phân tích mẫu nước thải là căn cứ để xem xét, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Kinh phí lấy, phân tích mẫu được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
7. Trường hợp chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (bao gồm cả các trường hợp được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ), chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp sau:
a) Rà soát công trình xử lý nước thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm;
b) Thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải (nếu có);
c) Vận hành lại công trình xử lý nước thải trong trường hợp phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải; tiến hành quan trắc nước thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải trước khi xả ra môi trường.
8. Tổ chức thực hiện quan trắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các kết quả quan trắc nước thải cho chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Mức lưu lượng xả bụi, khí thải công nghiệp của dự án, cơ sở được tính theo lưu lượng hoặc công suất thiết kế của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải công nghiệp ghi trong giấy phép môi trường và được quy định như sau:
a) Mức lưu lượng xả bụi, khí thải công nghiệp lớn của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại số thứ tự từ 1 đến 8 Cột 6 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mức lưu lượng xả bụi, khí thải công nghiệp rất lớn của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại số thứ tự từ 1 đến 8 Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Mức lưu lượng xả bụi, khí thải công nghiệp lớn của dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại số thứ tự 9 Cột 6 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối tượng, loại công trình, thiết bị xả bụi, khí thải và mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục được quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này. Việc thực hiện quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ bụi, khí thải công nghiệp của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại Cột 2 có công trình, thiết bị xả bụi, khí thải quy định tại Cột 3 với mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5 thực hiện quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục đối với công trình, thiết bị xả bụi, khí thải đó theo quy định tại khoản 5 Điều này và quan trắc bụi, khí thải định kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đối tượng quy định tại Cột 2 có công trình, thiết bị xả bụi, khí thải quy định tại Cột 3 và mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 6 thực hiện quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục đối với công trình, thiết bị xả bụi, khí thải đó theo quy định tại khoản 5 Điều này hoặc quan trắc bụi, khí thải định kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thực hiện quan trắc bụi, khí thải định kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ:
a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc bụi, khí thải công nghiệp được xác định theo các căn cứ sau đây: quy chuẩn kỹ thuật môi trường; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải; các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường; theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này;
b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ là 06 tháng/lần đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có), 01 năm/lần đối với thông số Dioxin/Furan (nếu có) và 03 tháng/ lần đối với các thông số còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ là 01 năm/lần đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có), Dioxin/Furan (nếu có) và 06 tháng/lần đối với các thông số còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống, 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 06 tháng; tần suất quan trắc Dioxin/Furan (nếu có) là 01 lần/năm. Đối với các thông số còn lại, tần suất quan trắc là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống, 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 06 tháng; tần suất quan trắc Dioxin/Furan (nếu có) là 01 lần/năm. Đối với các thông số còn lại, tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.
5. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục:
a) Thời hạn hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục (có camera theo dõi) và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, dự án đầu tư xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này phải lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định, được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều này đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
Dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 6 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều này.
Dự án, cơ sở tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục đối với trường hợp không phải lắp đặt theo quy định được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
Thiết bị quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết nối, truyền số liệu của chủ dự án, cơ sở, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải cung cấp tài khoản FTP để kết nối, truyền số liệu quan trắc. Ngay sau khi hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải có văn bản thông báo đã hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu cho chủ dự án, cơ sở biết, thực hiện;
b) Thông số quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần có thời hạn về hành vi xả bụi, khí thải công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định quan trắc tự động, liên tục bổ sung một số thông số đặc trưng để kiểm soát ô nhiễm môi trường;
c) Dự án, cơ sở đã thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục các thông số quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp và kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (có mẫu bụi, khí thải công nghiệp đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường) không có hành vi vi phạm hành vi xả bụi, khí thải công nghiệp vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ.
Chủ dự án, cơ sở có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;
d) Giá trị thông số quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo (theo đặc tính kỹ thuật của từng loại thiết bị) đối với thông số đó. Đối với trường hợp xả bụi, khí thải theo mẻ (theo từng thời điểm), giá trị các thông số quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình 01 giờ, trường hợp thời gian xả dưới 01 giờ được xác định theo giá trị trung bình của các kết quả đo trong khoảng thời gian xả đó. Giá trị các thông số quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải;
đ) Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục đối với dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường quy định tại Cột 6 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định này theo yêu cầu bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ.
6. Kết quả quan trắc bụi, khí thải định kỳ, quan trắc bụi, khí thải tự động, liên tục được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu quả, sự phù hợp của công trình xử lý bụi, khí thải, sử dụng để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường (nếu có) và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (nếu có).
7. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh khi phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thông qua hoạt động tự quan trắc định kỳ, quan trắc tự động, liên tục phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến chủ dự án, cơ sở biết về kết quả quan trắc bụi, khí thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và yêu cầu khắc phục theo quy định. Sau khi có văn bản thông báo quy định tại điểm này, nếu kết quả quan trắc vẫn tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức làm việc với chủ dự án, cơ sở và lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đo đạc, lấy mẫu hiện trường để phân tích các thông số ô nhiễm trong bụi, khí thải. Kết quả phân tích mẫu khí thải là căn cứ để xem xét, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
8. Trường hợp chủ dự án, cơ sở báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định (bao gồm cả các trường hợp được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải định kỳ), chủ dự án, cơ sở phải bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp sau:
a) Rà soát công trình xử lý bụi, khí thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm;
b) Thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải (nếu có);
c) Vận hành lại công trình xử lý bụi, khí thải trong trường hợp phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải; tiến hành quan trắc bụi, khí thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm bụi, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải trước khi xả ra môi trường.
9. Tổ chức thực hiện quan trắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các kết quả quan trắc bụi, khí thải công nghiệp cho chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Section 1. CONDITIONS FOR PARTICIPATION IN ENVIRONMENTAL MONITORING
Article 89. Monitoring activities in service of state management of environmental protection
1. National environmental monitoring program.
2. Local environmental monitoring programs.
3. Environmental monitoring programs of businesses required by the law on environmental protection.
4. Road motor vehicle emission monitoring services, except for inspection of technical and environmental safety under state management of the Ministry of Transport.
5. Environmental monitoring activities in service of inspection, supervision, prevention of crimes, violations against law on environmental protection and state management of other environmental protection.
6. Environmental monitoring activities serving the managerial purposes in relation to the industries and fields specified in clauses 2, 3 and 4 Article 109 of the LEP which shall comply with regulations of law applicable to such industries and fields.
Article 90. Entities eligible to be issued with certificates of eligibility to provide environmental monitoring services
The certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be issued to environmental monitoring service providers as prescribed, including:
1. Enterprises, which are established under the Law on Enterprises.
2. Scientific and technological organizations operating in the field of testing, which are established under the Law on Science and Technology.
3. Public service providers exercising the functions of operating in the field of environment, which are established and operate under the Government’s regulations on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
Article 91. Conditions for issuance of certificates of eligibility to provide environmental monitoring services
1. Any organization issued with the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services, except for the entities specified in clause 5 of this Article, shall satisfy the conditions specified in clauses 2, 3 and 4 of this Article.
2. Conditions concerning environmental monitoring capacity to be satisfied by an organization specified in clause 1 of this Article:
a) It must have an establishment decision or certificate of registration of scientific and technological activities or business registration certificate or investment certificate issued by a competent authority, which covers environmental monitoring activities;
b) It must have capacity for carrying out environmental monitoring of at least one of the environmental sample backgrounds consisting of continental surface water; wastewater; groundwater; seawater; ambient air; emissions; soil; sediment; sludge; solid waste; raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing POPs. For each environmental sample background (except for emission sample) to be certified, the organization must be fully capable of carrying out both field monitoring and environmental analysis; The capacity for environmental analysis of each sample background (except for raw material, fuel, material, product, goods and equipment sample backgrounds) to be certified shall satisfy the minimum conditions set out in points c, d, dd, e and g of this clause;
c) Regarding the capacity for analysis of a sample of continental surface water or wastewater to be certified, it must be fully capable of environmental analysis of basic parameters specified in the national environmental technical regulation, including BOD5, COD, total suspended solids (TSS), total phosphorus (TP), total nitrogen (TN);
d) Regarding the capacity for analysis of a sample of groundwater to be certified, it must be fully capable of environmental analysis of basic parameters specified in the national environmental technical regulation, including permanganate index, NH4+, NO3-, Fe;
dd) Regarding the capacity for analysis of a sample of seawater to be certified, it must be fully capable of environmental analysis of basic parameters specified in the national environmental technical regulation, including TSS, NH4, PO43-;
e) Regarding the capacity for analysis of an sample of air (ambient air or industrial emissions) to be certified, it must be fully capable of environmental analysis of basic parameters specified in the national environmental technical regulation, including SO2, NO2, CO, total suspended particulate (TSP);
g) Regarding the capacity for analysis of a sample of soil or sediment or sewage sludge from the water treatment system or solid waste to be certified, it must be fully capable of environmental analysis of prescribed basic parameters, including pH; metals (including: As, Cu, Zn, Pb, Ni, Cd, Cr, Hg) or organic compounds (organochlorine compounds or organophosphorus compounds).
3. Conditions for field monitoring:
a) There must be at least 02 full-time officials responsible for field monitoring. If the provider registers its field sampling of the pollution parameters including PM (a mixture of solid particles and liquid droplets) or volatile organic compounds (VOCs) in the emissions, there must be at least 04 full-time officials responsible for field monitoring; those officials must be fully capable of carrying out field monitoring staff to carry out field monitoring of the registered parameters;
b) There must be a person directly in charge of the field monitoring team who has at least a bachelor’s degree in environment, chemistry, biology, forestry or pedology and at least 02 years of experience in environmental monitoring;
c) A person carrying out field monitoring must obtain at least a VQF Certificate equivalent to a Grade IV natural resources and environment observer. The number of persons whose qualification is equivalent to a Grade IV natural resources and environment observer must not take up more than 30% of the number of persons carrying out field monitoring.
d) Equipment must be inspected and calibrated according to regulations to ensure its accuracy following the monitoring techniques prescribed by MONRE; there must be a standard operating procedure for all field monitoring equipment; adequate personal protective equipment must be provided to officials responsible for field monitoring.
4. Conditions for environmental analysis:
a) There must be at least 04 full-time officials responsible for environmental analysis of environmental components and analytical parameters to be certified; full-time officials responsible for environmental analysis must be fully capable of carrying out field monitoring of the registered parameters;
b) The laboratory manager must have at least a bachelor’s degree in chemistry, environment or biology and at least 05 years, 03 years and 02 years of experience in environmental analysis if holding a bachelor’s degree, a master’s degree and a doctoral degree respectively;
c) The person in charge of laboratory quality assurance and control must have at least a bachelor’s degree in chemistry, environment or biology and at least 03 years of experience in environmental analysis;
d) The person responsible for laboratory analysis, except for the laboratory manager and person in charge of laboratory quality assurance and control, must have at least a Level 4 of VQF Diploma and be trained in the field of environmental analysis to be certified;
dd) The environmental analysis equipment must be inspected and calibrated according to regulations to ensure its accuracy following the analysis techniques prescribed by MONRE; there must be a procedure for using and operating all equipment; adequate personal protective equipment shall be provided to environmental analysis officials;
e) There is a standard operating procedure or report on analysis methods approved by the provider for the registered environmental parameters;
g) The laboratory must be separated from areas as requested, including sample preservation and storage area, sample handling and physicochemical analysis area, microbiological analysis area and weighing area; must be kept in good experimental conditions (in terms of light, power, humidity, temperature, sterility, ventilation) and large enough to perform analytical activities as required by the analysis method;
h) Measures should be in place to ensure industrial hygiene and fire safety. The collection, management and treatment of waste shall comply with regulations of law.
5. Environmental monitoring conditions to be satisfied by a road motor vehicle emission monitoring service provider:
a) It must have an establishment decision or certificate of registration of scientific and technological activities or business registration certificate or investment certificate issued by a competent authority, which covers environmental monitoring activities;
b) It must be fully capable of monitoring and measuring basic parameters according to national environmental technical regulations on basic CO and HC parameters; for an automobile emission monitoring service provider, in addition to CO and HC, it must be fully capable of monitoring the parameters: CO2, O2, Lambda, opacity, N (% HSU), light absorption coefficient of emissions;
c) The person managing and taking charge of ensuring quality of the vehicle emission monitoring by the provider must obtain at least a Level 4 of VQF Diploma, be trained in automobile engineering, motive engineering, transportation mechanical engineering or environment and have at least 01 year of experience in the field of road motor vehicle emissions;
d) There must be at least 02 persons responsible for carrying out road motor vehicle emission monitoring activities. The person responsible for emission monitoring must obtain at least a high school diploma and be trained in automobile engineering, motive engineering, transportation mechanical engineering or environment;
dd) Equipment must be inspected and calibrated to ensure its accuracy following the prescribed monitoring techniques; there must be a standard operating procedure for all traffic emission monitoring equipment; adequate personal protective equipment must be provided to officials.
Article 92. Certificates of eligibility to provide environmental monitoring services
1. The certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be issued to the organizations which satisfy the conditions set out in clauses 2, 3 and 4 Article 91 of this Decree; the organizations responsible for in-field monitoring, measuring and testing emissions from motorcycles and mopeds which satisfy the conditions set out in clause 5 Article 91 of this Decree, except for the vehicle registries issued with the certificate of eligibility for vehicle inspection in accordance with relevant regulations of law.
2. MONRE shall issue and adjust the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services prescribed in clause 1 of this Article.
3. The certificate of eligibility to provide environmental monitoring services serve as a substitute for the certificate of registration of testing in the field of environmental monitoring under MONRE’s management in accordance with the Government’s regulations on conditions for provision of conformity assessment services.
4. The certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be valid for 36 months from the date of issue, may be extended repeatedly and each extension lasts for no more than 36 months.
5. In case of adjusting the certificate, the effective period of the adjusted certificate is the same as that of the issued certificate.
6. A certificate of eligibility to provide environmental monitoring services mainly contains the following contents:
a) Name and address of the organization;
b) Field or scope to be covered by the certificate;
c) Date of issue and effective period of the certificate;
d) Issuing authority.
7. Form of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services is provided in the Appendix XXIV enclosed herewith.
Article 93. Procedures for issuing certificates of eligibility to provide environmental monitoring services
1. The procedures for issuing a certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall apply to the providers applying for the certificate for the first time or the providers applying for re-issuance of the certificate.
2. 01 application for issuance of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be prepared and include:
a) An application form, which is made using the form in the Appendix XXV enclosed herewith;
b) 01 provider’s profile, which is made using the form in the XXVI enclosed herewith.
3. Procedures for issuing the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services are as follows:
a) The applicant shall submit the application specified in clause 2 of this Article in person, by post or electronically through the online public service system;
b) Within 03 days from the receipt of a sufficient and valid application, the issuing authority shall send a notification of appraisal fee to the applicant. The application shall pay appraisal fees and send a document evidencing its payment (a receipt or another document) to the issuing authority. The duration of fee payment by the applicant shall exclude the duration of appraisal by the issuing authority. If the application is not sufficient or valid, the issuing authority shall return the application to the applicant and request it to supplement the application as prescribed;
c) Within 45 days from the receipt of the appraisal fee, the issuing authority shall carry out an appraisal and issue the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services to the applicant (excluding the duration of supplementing the application). The appraisal of environmental monitoring conditions in service of issuance of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be carried out by an appraisal council prescribed in clause 4 of this Article on the basis of the application assessment result; result of assessment and site inspection of the applicant and result of the appraisal council meeting.
For the road motor vehicle emission measuring service provider, as the case may be, the issuing authority may decide to carry out a direct or online inspection.
In case of failure to issue the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services, the issuing authority shall send a written notification specifying the reasons therefor to the applicant.
4. The appraisal council shall be composed of at least 05 member including 01 Chair; 01 Deputy Chair where necessary; 01 secretary and other members who are experts with expertise and experience in environmental monitoring. Every member of the appraisal council shall consider applications, carry out site inspections; make remarks and assessment report on the contents to be certified and take legal responsibility for their remarks and assessment.
5. MONRE shall elaborate on the appraisal of environmental monitoring conditions in service of issuance of certificates of eligibility to provide environmental monitoring services prescribed in clauses 3 and 4 of this Article.
Article 94. Procedures for adjusting certificates of eligibility to provide environmental monitoring services
1. Procedures for adjusting a certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall apply to providers whose certificates remain effective for at least 06 months.
2. Any environmental monitoring service provider that wishes to change its field or scope of field monitoring and environmental analysis specified in the issued certificate shall follow procedures for adjusting the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services.
3. 01 application for adjustment of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be prepared and include:
a) An application form, which is made using the form in the Appendix XXVII enclosed herewith;
b) 01 provider’s profile, which is made using the form in the XXVI enclosed herewith.
4. Procedures for adjusting the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services:
a) The applicant shall submit the application specified in clause 2 of this Article in person, by post or electronically through the online public service system;
b) Within 03 days from the receipt of a sufficient and valid application, the issuing authority shall send a notification of appraisal fees to the applicant. The application shall pay appraisal fees and send a document evidencing its payment (a receipt or another document) to the issuing authority. The duration of fee payment by the applicant shall exclude the duration of appraisal by the issuing authority. If the application is not sufficient or valid, the issuing authority shall return the application to the applicant and request it to supplement the application as prescribed;
c) Within 30 days from the receipt of the appraisal fee, the issuing authority shall carry out an appraisal and adjust the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services (excluding the duration of supplementing the application). The appraisal of environmental monitoring conditions in service of adjustment of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be carried out by an appraisal council prescribed in clause 5 of this Article on the basis of the application assessment result; result of assessment and site inspection of the applicant and result of the appraisal council meeting.
In case of rejection of the application for adjustment of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services, the issuing authority shall send a written notification specifying the reasons therefor to the applicant.
5. The appraisal council shall comply with the regulations enshrined in clause 4 Article 93 of this Decree.
6. MONRE shall promulgate forms of the application form and provider’s profile prescribed in clause 3 of this Article; elaborate on the appraisal of environmental monitoring conditions in service of adjustment of certificates of eligibility to provide environmental monitoring services prescribed in clause 4 of this Article.
Article 95. Responsibilities of holders of certificates of eligibility to provide environmental monitoring services
1. Every holder of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall maintain its satisfaction of the capacity conditions set out in the issued certificate. When there is a change to the conditions mentioned in Article 91 of this Decree, the holder shall send a written notification to MONRE within 07 days from the occurrence of such change.
2. The holder of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall be prepare a physical or electronic dossier to store and supervise its environmental monitoring activities so as to serve the inspections.
The dossier on its environmental monitoring activities includes a chemical logbook; test reports; records of environmental monitoring equipment, laboratory sample transfer record or system, records of quality assurance and control in environmental monitoring and data management in accordance with MONRE’s regulations on environmental monitoring techniques, liquidation minutes and other methods of contracting with customers in accordance with regulations of civil law and other relevant documents.
3. Upon providing environmental monitoring services, if the provider signs service contracts with customers, such contracts shall bear the provider’s unique signs and the date of the contract shall be clearly stated. The signs shall contain ordinal numbers indicating the date on which the first contract is signed and the date on which the last contract is signed in chronological order in a calendar year.
4. Result shall be returned to a customer via a test report bearing the signature and seal of the competent authority. The test report shall be prepared using a unique form, containing the information specified in clause 5 of this Article.
5. Information on the test report includes:
a) Name of the provider;
b) Name of the customer;
c) Number of the issued VIMCERTS;
d) Date of delivery of the test report;
dd) Sign of the report: The sign shall contain ordinal numbers indicating the date on which the first report is delivered and the date on which the last report is delivered in chronological order in a calendar year. The provider may add more sign codes to serve its classification and internal management but must adhere to the numbering principles;
e) Analysis results: parameters, methods used, measurement results, regulations, standards or technical specifications used for reference purpose (if any);
g) If the provider hires another provider to monitor the parameters that the former is not allowed to certify, it is required to specify name of the provider in charge and enclose the analysis report given by such provider;
h) A record or system should be in place to manage test reports delivered to customers, containing at least: signs of the reports (including their ordinal numbers); date of delivery of the reports and names of customers.
6. If a provider carries out environmental monitoring itself to serve its researches and carries out monitoring for internal supervision purpose without signing contracts and delivering test reports to a second party, it is not required to comply with the regulations laid down in clauses 2, 3 and 4 of this Article.
7. The provider shall store original monitoring documents and raw monitoring data on all environmental monitoring activities within the last 03 years, except for the case specified in clause 6 of this Article.
8. In case of hiring another provider to monitor the parameters that has yet to be certified, the holder of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services shall select a provider issued with the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services for such parameters to continue to carry out monitoring. The sample transfer record must be included in the dossier of every provider.
Article 96. Technical requirements to be satisfied by organizations and individuals carrying out environmental monitoring to provide and disclose information about environmental quality to communities
1. MONRE shall execute the national environmental quality monitoring program and disclose information to communities by adopting the disclosure methods enshrined in clause 6 Article 102 of this Decree.
2. Provincial People’s Committees shall execute environmental quality monitoring programs within their provinces and disclose information to communities by adopting the disclosure methods enshrined in clause 6 Article 102 of this Decree.
3. Organizations and individuals which carry out periodic and regular monitoring of environmental quality of environmental components and use environmental monitoring results to directly provide and disclose information about environmental quality to communities shall comply with the technical requirements laid down in clauses 2, 3 and 4 Article 91 of this Decree.
4. Organizations and individuals which carry out automatic and continuous monitoring of environmental quality of environmental components and use results of automatic monitoring of environmental quality so as to directly provide and disclose information about environmental quality to communities shall comply with the technical requirements for environmental quality monitoring, including:
a) Technical requirements for automatic and continuous monitoring equipment;
b) Technical requirements for locations of installation of monitoring stations;
c) Managing and operating personnel;
d) Inspection and calibration of automatic and continuous monitoring equipment according to regulations of law on measurement;
dd) Quality control procedures;
5. The organizations and individuals carrying out environmental monitoring specified in clauses 3 and 4 of this Article shall disclose to communities information about environmental quality together with information about monitoring locations, monitoring methods and accuracy of equipment or method reporting limit and take responsibility for their environmental quality information disclosed.
6. Every entity specified in clause 4 of this Article shall report to a regulatory body on its satisfaction of the technical requirements for environmental monitoring before disclosing information to communities by using the form promulgated by MONRE. MONRE shall receive reports of organizations and individuals carrying out automatic and continuous monitoring of environmental quality within at least provinces. The provincial specialized environmental protection authority shall receive reports of organizations and individuals carrying out automatic and continuous monitoring of environmental quality within one province.
7. MONRE shall organize the inspection of satisfaction of technical requirements for environmental quality monitoring by the entities specified in clause 4 of this Article upon carrying out automatic and continuous monitoring of environmental quality within at least two provinces. Provincial specialized environmental protection authorities shall organize the inspection of satisfaction of technical requirements for environmental quality monitoring by the entities specified in clause 4 of this Article upon carrying out automatic and continuous monitoring of environmental quality within one province.
8. MONRE shall elaborate on the technical requirements for environmental monitoring specified in clause 4 of this Article.
Section 2. MONITORING OF WASTEWATER, DUST AND EMISSIONS
Article 97. Wastewater monitoring
1. The wastewater discharge rate shall be calculated according to the total design capacity of all works and equipment discharging wastewater into the environment specified in the environmental license and prescribed as follows:
a) The average wastewater discharge rate of a project or business involved in a type of production, business or service likely to cause environmental protection ranges from 200 m3/day (24 hours) to less than 500 m3/day (24 hours); the high wastewater discharge rate is 500 m3/day (24 hours) or more;
b) The large wastewater discharge rate of a project or business not involved in a type of production, business or service likely to cause environmental protection ranges from 500 m3/day (24 hours) to less than 1,000 m3/day (24 hours); the extremely high wastewater discharge rate is 1,000 m3/24 hours or more.
2. Entities, wastewater discharge rates and types required to carry out automatic and continuous monitoring of wastewater and periodic monitoring of wastewater are specified in the Appendix XXVIII enclosed herewith (except for businesses which connect their wastewater to the centralized wastewater treatment system, aquaculture facilities, facilities which have a system for treating wastewater produced from periodic tank cleaning separately from other wastewater treatment system, facilities which discharge cooling water not containing chlorine or disinfectants and facilities which discharge water to dewater the mines from which ordinary building materials or limestones are extracted). To be specific:
a) The entities specified in Column 2 with the discharge rates specified in Column 4 in the Appendix XXVIII shall carry out automatic and continuous monitoring of wastewater and periodic monitoring of wastewater as specified in clauses 3 and 4 of this Article;
b) The entities specified in Column 2 with the discharge rates specified in Column 5 in the Appendix XXVIII shall carry out automatic and continuous monitoring of wastewater or periodic monitoring of wastewater as specified in clauses 3 and 4 of this Article.
3. Periodic monitoring of wastewater:
a) Periodic wastewater monitoring parameters and frequency are specified in the environmental license. Monitoring parameters shall be determined on the following grounds: environmental technical regulation on wastewater; type of production, business and service; fuels, raw materials and chemicals used; production technology, waste treatment technology; parameters in excess of the permissible limits specified in the environmental technical regulation detected through inspection and imposition of penalties for violations against laws on environment; at the request of a project owner or business owner.
The licensing authority must not request the monitoring of other parameters without relying on the grounds mentioned in this point;
b) For a project or business which is continuously operating: wastewater shall be monitored every 03 months in the case where an EIA is required and every 06 months in the remaining cases.
For a project or business operating on a seasonal basis and required to carry out EIA: wastewater shall be monitored on one occasion if it operates on a seasonal basis for less than 03 months; 02 times if it operates on a seasonal basis for more than 03 months to 06 months; 03 times if it operates on a seasonal basis for more than 06 months to less than 09 months; 04 times if it operates on a seasonal basis for more than 09 months; the interval between two monitoring efforts must be at least 03 months.
For a project or business operating on a seasonal basis but not required to carry out EIA: wastewater shall be monitored at least once if it operates on a seasonal basis for less than 06 months; 02 times if it operates on a seasonal basis for more than 06 months; the interval between two monitoring efforts must be at least 06 months.
Regarding the parameter total organochlorine pesticides, total organophosphorus pesticides, total Polychlorinated Biphenyls (PCBs), dioxin and easily absorbed organic halogens (if any), wastewater must be monitored every year in all abovementioned cases.
4. Automatic and continuous monitoring of wastewater:
a) The date on which the installation of an automatic and continuous wastewater monitoring system (fitted with CCTV cameras and automatic sampling equipment) and connection and transmission of data directly to a provincial specialized environmental protection authority are completed is December 31, 2024 at the latest with respect to projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters with the wastewater discharge rates specified in Column 4 in the Appendix XXVIII enclosed herewith.
As of January 01, 2025, the investment projects with the wastewater discharge rate specified in Column 4 in the Appendix XXVIII enclosed herewith shall install an automatic and continuous wastewater monitoring system before conducting trial operation of a wastewater treatment work.
The projects, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters with the wastewater discharge rate specified in Column 4 in the Appendix XXVIII enclosed herewith which have installed an automatic and continuous wastewater monitoring system shall be exempted from periodic wastewater monitoring as prescribed in clause 3 of this Article until December 31, 2024; after that, they shall be only exempted from periodic wastewater monitoring prescribed in clause 3 of this Article for the parameters that have undergone automatic and continuous monitoring.
The projects and businesses with the wastewater discharge rate specified in row 3 Column 5 in the Appendix XXVIII enclosed herewith which have installed and maintained an automatic and continuous wastewater monitoring system as prescribed shall be exempted from periodic wastewater monitoring prescribed in clause 3 of this Article.
The projects and businesses with the average wastewater discharge rate specified in the row 2 Column 5 in the Appendix XXVIII enclosed herewith which have installed and maintained an automatic and continuous wastewater monitoring system or other projects and businesses which are not required to install but have voluntarily installed an automatic and continuous wastewater monitoring system shall be entitled to the incentives and assistance prescribed in this Decree and other relevant regulations of law.
The equipment for automatic and continuous monitoring of wastewater must be tested, inspected and calibrated in compliance with standards, measurement and quality. The connection and transmission of data on automatic and continuous monitoring of wastewater shall comply with regulations on environmental monitoring techniques. Within 03 days from the receipt of the written request for data connection and transmission from the owners of the projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters, the provincial specialized environmental protection authority shall provide an FTP account for monitoring data connection and transmission. After completing the connection and transmission of data on automatic and continuous monitoring of wastewater, the provincial specialized environmental protection authority shall send a notification of completion of data connection and transmission to the owners of the projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters;
b) The authority competent to decide to carry out continuous and automatic monitoring shall add several specific parameters to the continuous and automatic wastewater monitoring parameters specified in Column 3 in the Appendix XXVIII enclosed herewith for the purpose of environmental pollution control, except for the case specified in point c of this clause and where the organization or individual commits a violation which is so serious that they may incur an additional penalty: suspension of operation or suspension of the environmental license or component environmental license for their act of wastewater discharge;
c) The projects and businesses which discharge cooling water containing chlorine or disinfectants with a rate of 1,000 m3/day (24 hours) or more, the owner of the project or business shall set automatic and continuous parameters, including flow rate, temperature and chlorine for that source of cooling water;
d) Where the projects, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters have carried out automatic and continuous monitoring of wastewater with the main monitoring parameters satisfying the environmental technical regulation for 03 consecutive years and the latest inspection result given by the competent authority (having the wastewater sample which meets the environmental technical regulation) shows that no violation against regulations on wastewater discharge is found, they shall be exempted from periodic wastewater monitoring.
The owners of the projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters shall send a written notification made using the form promulgated by MONRE to the licensing authority; if the environmental license is issued by a central government authority (except for national defense and security secrets), a written notification shall be also sent to the provincial specialized environmental protection authority for supervision purpose;
dd) Value of an automatic and continuous wastewater monitoring parameter shall be determined according to the daily (24 hours) average values of the results (based on technical specifications of each piece of equipment) of measurement of such parameter. In the case of discharge of wastewater having undergone batch treatment (batch wastewater treatment technology), values of automatic and continuous wastewater monitoring parameters shall be determined according to the 01-hour average value. If wastewater is discharged over a period of less than 01 hour, such values shall be determined according to the average values of the results of measurement carried out during such discharge period. Values of automatic and continuous wastewater monitoring parameters shall be compared with the maximum permissible values of pollution parameters in accordance with the environmental technical regulation on wastewater;
e) The Government shall decide the time of installation of the automatic and continuous wastewater monitoring system by projects and businesses with the wastewater discharge rates specified in rows 2 and 3 Column 5 in the Appendix XXVIII enclosed herewith in accordance with environmental protection requirements from time to time.
5. The automatic and continuous wastewater monitoring result shall be used to supervise and evaluate the efficiency and suitability of wastewater treatment works, declare and pay environmental protection fees on wastewater and impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection (if any).
6. If the provincial specialized environmental protection authority detects a parameter in excess of the permissible limit specified in the environmental technical regulation through periodic or automatic and continuous monitoring, it shall implement any of the following measures:
a) Send the owner of the project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster a written notification of the wastewater monitoring result (periodic or automatic and continuous) exceeding the permissible limit specified in the environmental technical regulation and remedial measures to be taken, which is made using the form promulgated by MONRE. After receiving the written notification specified in this point, if the monitoring result still exceeds the permissible limit specified in the environmental technical regulation, the provincial specialized environmental protection authority shall work with the owner of the project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster and compile a dossier on penalty imposition as prescribed by law;
b) Carry out field sampling or collect samples from the automatic sampling equipment for analysis. The wastewater sample analysis result shall serve as the basis for considering imposing penalties for violations (if any) as prescribed by law. The costs of sample collection and analysis shall be covered by the budget for environmental services allocated to the provincial specialized environmental protection authority.
7. If the owner of the project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster reports incorrect data on actual pollution or discharges wastewater exceeding the permissible limits specified in the environmental technical regulation (including cases of exemption from periodic wastewater monitoring), the owner of the project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster shall incur a penalty for their violations and implement the following measures:
a) Review the wastewater treatment work to identify the cause of pollution;
b) Renovate and upgrade the wastewater treatment work (if any);
c) Re-operate the wastewater treatment work in the case of compulsory renovation or upgrading of the wastewater treatment work; carry out monitoring of wastewater in accordance with MONRE’s guidelines in a manner that ensures that wastewater is treated according to the environmental technical regulation on wastewater before being discharged into the environment.
8. The organization carrying out monitoring shall take legal responsibility for the accuracy of the wastewater monitoring results given to the owner of the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster as prescribed by law.
Article 98. Industrial emission monitoring
1. The dust emission and emission discharge rates of a project or business shall be calculated according to the flow rate or design capacity of all works and equipment for treatment of dust and industrial emissions specified in the environmental license and prescribed as follows:
a) The high dust emission and emission discharge rates of projects and businesses involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution are specified in rows 1 to 8 Column 6 Appendix XXIX enclosed herewith;
b) The very high dust emission and emission discharge rates of projects and businesses involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution are specified in rows 1 to 8 Column 5 Appendix XXIX enclosed herewith;
c) The dust emission and emission discharge rates of projects and businesses not involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution are specified in row 9 Column 6 Appendix XXIX enclosed herewith.
2. Entities, types of works and equipment that discharge dust and emissions and flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dusts and emissions which are required to carry out automatic and continuous monitoring are specified in the Appendix XXIX enclosed herewith. The automatic and continuous or periodic monitoring of dusts and industrial emissions of projects and businesses involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution is prescribed as follows:
a) The entities in Column 2 which have works and equipment that discharge dust and emissions specified in Column 3 with the flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dusts and emissions specified in Column 5 shall carry out automatic and continuous dust and emission monitoring of dusts and emissions from such works and equipment discharging dust and emissions as prescribed in clause 5 of this Article and carry out periodic monitoring of dust and emissions as prescribed in clause 4 of this Article;
b) The entities in Column 2 which have works and equipment that discharge dust and emissions specified in Column 3 with the flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dusts and emissions specified in Column 6 shall carry out automatic and continuous dust and emission monitoring of dusts and emissions from such works and equipment discharging dust and emissions as prescribed in clause 5 of this Article and carry out periodic monitoring of dust and emissions as prescribed in clause 4 of this Article.
3. The entities specified in point c clause 1 of this Article shall carry out periodic monitoring of dust and emissions as specified in clause 4 of this Article.
4. Periodic monitoring of dust and industrial emissions:
a) Periodic dust and industrial emission monitoring parameters and frequency are specified in the environmental license. Dust and industrial emission monitoring parameters shall be determined on the following grounds: environmental technical regulation; type of production, business and service; fuels, raw materials and chemicals used; production technology, waste treatment technology; parameters in excess of the permissible limits specified in the environmental technical regulation detected through inspection and imposition of penalties for violations against laws on environment; at the request of a project owner or business owner.
The licensing authority must not request the monitoring of other parameters without relying on the grounds mentioned in this point;
b) For a project or business which is continuously operating and required to carry out EIA: dust and industrial emissions shall be monitored every 06 months for the parameters: heavy metals and organic compounds (if any), every year for the dioxin/furan parameter (if any) and every 03 months for the remaining parameters.
For a project or business which is continuously operating and not required to carry out EIA: dust and industrial emissions shall be monitored every year for the parameters: heavy metals, organic compounds (if any) and dioxins/furans (if any) and every 06 months for the remaining parameters.
For a project or business operating on a seasonal basis but not required to carry out EIA: for the parameters: heavy metals and organic compounds (if any), dust and industrial emissions shall be monitored on one occasion if it operates on a seasonal basis for more than 06 months, 02 times if it operates on a seasonal basis for more than 06 months; dioxins/furans (if any) shall be monitored every year. For the remaining parameters, dust and industrial emissions shall be monitored on one occasion if it operates on a seasonal basis for less than 03 months; 02 times if it operates on a seasonal basis for more than 03 months to 06 months; 03 times if it operates on a seasonal basis for more than 06 months to less than 09 months; 04 times if it operates on a seasonal basis for more than 09 months; the interval between two monitoring efforts must be at least 03 months.
For a project or business operating on a seasonal basis but not required to carry out EIA: for the parameters: heavy metals and organic compounds (if any), dust and industrial emissions shall be monitored on one occasion if it operates on a seasonal basis for less than 06 months, 02 times if it operates on a seasonal basis for more than 06 months; dioxins/furans (if any) shall be monitored every year. For the remaining parameters, dust and industrial emissions shall be monitored on one occasion if it operates on a seasonal basis for less than 06 months; 02 times if it operates on a seasonal basis for more than 06 months; the interval between two monitoring efforts must be at least 06 months.
5. Automatic and continuous monitoring of dust and industrial emissions:
a) The date on which the installation of an automatic and continuous dust and industrial emission monitoring system (fitted with cameras) and connection and transmission of data directly to a provincial specialized environmental protection authority are completed is December 31, 2024 at the latest with respect to projects and businesses that discharge dust and emissions into the environment with the flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dust and emissions specified in Column 5 in the Appendix XXIX enclosed herewith.
As of January 01, 2025, the investment projects that discharge dust and industrial emissions into the environment with the flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dusts and emissions specified in Column 5 in the Appendix XXIX enclosed herewith shall install an automatic and continuous dust and industrial emission before conducting trial operation of a waste treatment work.
The projects and businesses that discharge dust and industrial emissions into the environment with the flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dust and emissions specified in Column 5 in the Appendix XXIX enclosed herewith which have installed an automatic and continuous dust and emission monitoring system as prescribed shall be exempted from periodic dust and industrial emission monitoring as prescribed in clause 4 of this Article until December 31, 2024; after that, they shall be only exempted from periodic dust and industrial emission monitoring prescribed in clause 4 of this Article for the parameters that have undergone automatic and continuous monitoring.
The projects and businesses that discharge dust and industrial emissions into the environment with the flow rates or capacity of works and equipment for treatment of dust and emissions specified in Column 6 in the Appendix XXIX enclosed herewith which have installed an automatic and continuous dust and emission monitoring system as prescribed shall be exempted from periodic dust and industrial emission monitoring as prescribed in clause 4 of this Article.
The projects and businesses that voluntarily install an automatic and continuous dust and industrial emission monitoring system in the case where the installation is not required as prescribed shall be entitled to the incentives and assistance prescribed in this Decree and other relevant regulations of law.
The equipment for automatic and continuous monitoring of dust and industrial emissions must be tested, inspected and calibrated in compliance with standards, measurement and quality. The connection and transmission of data on automatic and continuous monitoring of dust and industrial emissions shall comply with regulations on environmental monitoring techniques. Within 03 days from the receipt of the written request for data connection and transmission from the owners of the projects and businesses, the provincial specialized environmental protection authority shall provide an FTP account for monitoring data connection and transmission. After completing the connection and transmission of data on automatic and continuous monitoring of dust and industrial emissions, the provincial specialized environmental protection authority shall send a notification of completion of data connection and transmission to the owners of the projects and businesses;
b) The authority competent to decide to carry out continuous and automatic monitoring shall add several specific parameters to the continuous and automatic dust and industrial emission monitoring parameters specified in Column 4 in the Appendix XXIX enclosed herewith for the purpose of environmental pollution control, except where the organization or individual commits a violation which is so serious that they may incur an additional penalty: suspension of operation or suspension of the environmental license or component environmental license for their act of dust and industrial emission discharge;
c) Where the projects and businesses have carried out automatic and continuous monitoring of dust and industrial emissions with the main monitoring parameters satisfying the environmental technical regulation for 03 consecutive years and the latest inspection result given by the competent authority (having the dust and industrial emission sample which meets the environmental technical regulation) shows that no violation against regulations on dust and industrial emission discharge is found, they shall be exempted from periodic wastewater monitoring.
The owners of the projects and businesses shall send a written notification made using the form promulgated by MONRE to the licensing authority; if the environmental license is issued by a central government authority (except for national defense and security secrets), a written notification shall be also sent to the provincial specialized environmental protection authority for supervision purpose;
d) Value of an automatic and continuous dust and emission monitoring parameter shall be determined according to the daily (24 hours) average values of the results of measurement of such parameter. In the case of batch discharge of dust and industrial emissions (from time to time), values of automatic and continuous dust and emission monitoring parameters shall be determined according to the 01-hour average value. If wastewater is discharged over a period of less than 01 hour, such values shall be determined according to the average values of the results of measurement carried out during such discharge period. Values of automatic and continuous dust and emission monitoring parameters shall be compared with the maximum permissible values of pollution parameters in accordance with the environmental technical regulation on emissions;
dd) The Government shall decide the time of installation of the automatic and continuous dust and emission monitoring system by projects and businesses with the dust emission and industrial emission discharge rates specified in Column 6 in the Appendix XXIX enclosed herewith in accordance with environmental protection requirements from time to time.
6. The automatic and continuous dust and emission monitoring result shall be used to supervise and evaluate the efficiency and suitability of dust and emission treatment works, declare and pay environmental protection fees (if any) and impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection (if any).
7. If the provincial specialized environmental protection authority detects a parameter in excess of the permissible limit specified in the environmental technical regulation through periodic or automatic and continuous monitoring, it shall implement any of the following measures:
a) Send the owner of the project or business a written notification of the dust and emission monitoring result (periodic or automatic and continuous) exceeding the permissible limit specified in the environmental technical regulation and remedial measures to be taken, which is made using the form promulgated by MONRE. After receiving the written notification specified in this point, if the monitoring result still exceeds the permissible limit specified in the environmental technical regulation, the provincial specialized environmental protection authority shall work with the owner of the project or business and compile a dossier on penalty imposition as prescribed by law;
b) Organize measurement and field sampling to analyze pollution parameters in dust and emissions. The emission sampling analysis result shall serve as the basis for considering imposing penalties for violations (if any) as prescribed by law. The costs of sample measurement, collection and analysis shall be covered by the budget for environmental services allocated to the provincial specialized environmental protection authority.
8. If the owner of the project and business reports incorrect data on actual pollution or discharges dust and emission exceeding the permissible limits specified in the environmental technical regulation (including cases of exemption from periodic dust and emission monitoring), the owner of the project or business shall incur a penalty for their violations and implement the following measures:
a) Review the dust and emission treatment work to identify the cause of pollution;
b) Renovate and upgrade the dust and emission treatment work (if any);
c) Re-operate the dust and emission treatment work in the case of compulsory renovation or upgrading of the dust and emission treatment work; carry out monitoring of dust and emissions in accordance with MONRE’s guidelines in a manner that ensures that dust and emissions are treated according to the environmental technical regulation on emissions before being discharged into the environment.
9. The organization carrying out monitoring shall take legal responsibility for the accuracy of the dust and emission monitoring results given to the owner of the investment project or business as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực