- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Công trình xây dựng có phải mua bảo hiểm bắt buộc không?
1. Công trình xây dựng có phải mua bảo hiểm bắt buộc không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số công trình xây dựng bắt buộc phải mua bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm này nhằm bảo vệ các bên liên quan trong quá trình xây dựng, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn.
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian xây dựng bao gồm:
Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, được quy định tại Phụ lục X của Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Công trình đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, theo quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP và thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.
Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù hoặc điều kiện thi công xây dựng phức tạp, theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định pháp luật liên quan khác.
Như vậy, chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc cho các công trình có:
Ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng (quy định tại Phụ lục X, Nghị định 15/2021/NĐ-CP).
Nguy cơ tác động xấu đến môi trường (theo Phụ lục III, IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
Yêu cầu kỹ thuật đặc thù hoặc điều kiện thi công phức tạp theo quy định của pháp luật.
2. Các loại bảo hiểm bắt buộc trong công trình xây dựng
Các loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Luật Xây dựng 2014, bao gồm:
Bảo hiểm cho công trình trong thời gian xây dựng;
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với tư vấn đầu tư xây dựng;
Bảo hiểm cho vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công và người lao động;
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
3. Phạm vi bảo hiểm bắt buộc công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, phạm vi bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh từ mọi rủi ro trong quá trình xây dựng công trình, ngoại trừ các trường hợp loại trừ dưới đây:
Tổn thất do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của lực lượng thù địch, nổi loạn, hành động ác ý liên quan đến tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng thu, phá hủy theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổn thất do hành động khủng bố.
Tổn thất do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến các bên có tên trong danh sách cấm vận.
Tổn thất liên quan đến dịch bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Tổn thất phát sinh do hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua hoặc người được bảo hiểm.
Tổn thất phát sinh khi bên mua bảo hiểm không có quyền lợi bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Tổn thất do ngừng hoặc gián đoạn thi công công trình (cả một phần hoặc toàn bộ).
Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm, và chương trình máy tính.
Tổn thất do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với các công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
Tổn thất do hiện tượng mục rữa xảy ra ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường (áp dụng cho công trình tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Tổn thất do hiện tượng kết vảy cứng như han gỉ, đóng cặn (áp dụng cho công trình tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa các khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng cho hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng cho tổn thất gián tiếp của các hạng mục khác.
Tổn thất hoặc thiệt hại chỉ phát hiện được khi kiểm kê.