Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Số hiệu: | 67/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 06/09/2023 | Ngày hiệu lực: | 06/09/2023 |
Ngày công báo: | 20/09/2023 | Số công báo: | Từ số 1017 đến số 1018 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Giao thông - Vận tải, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 06/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe máy, ô tô bắt buộc từ 06/9/2023
Theo đó, hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản yêu cầu bồi thường. (Quy định trước đây không yêu cầu)
- Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).
+ Giấy phép lái xe.
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đổi chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp).
Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận thương tích.
+ Hồ sơ bệnh án.
+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).
+ Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm:
Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.
- Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
- Quyết định của Tòa án (nếu có). (Quy định trước đây không yêu cầu)
Nghị định 67/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/9/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2023/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2023 |
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI, BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC, BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định này quy định về:
1. Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
3. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan có liên quan, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”); doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp tái bảo hiểm”).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
2. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe.
3. Xe cơ giới tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới hoặc người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
4. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
5. Người thứ ba
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Người thứ ba là người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: Người lái xe, người trên xe, hành khách trên chính chiếc xe đó; chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
b) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Người thứ ba là bên bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác có nguyên nhân từ việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người lao động thi công trên công trường.
6. Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
7. Đưa vào sử dụng là việc đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào vận hành, khai thác.
8. Bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động.
9. Người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động.
10. Tai nạn lao động theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động.
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
3. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.
Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.
4. Trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:
Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
b) Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
c) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Bên mua bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc:
a) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ hoặc chi phí hoạt động kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).
b) Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và các quy định tại Nghị định này.
7. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với các hợp đồng bảo hiểm cho các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
9. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
10. Các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan.
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, hành khách theo quy định của pháp luật.
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:
a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại sau:
a) Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
b) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
c) Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
d) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
đ) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
e) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
g) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
h) Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.
1. Mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe cơ giới hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm, trừ các trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm sau đây:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm.
b) Xe cơ giới có niên hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật.
c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
1. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
b) Biển số xe và số khung, số máy.
c) Loại xe, trọng tải, số chỗ, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
d) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
đ) Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba.
e) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
g) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
i) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và định danh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp xe cơ giới bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt kể từ thời điểm bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời hạn còn lại của hợp đồng bảo hiểm kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm:
a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn.
b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp.
2. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
3. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:
a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong.
50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận.
b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên.
10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm.
4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự).
6. Mức bồi thường bảo hiểm:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
7. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm.
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
9. Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.
10. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
11. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường.
2. Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).
b) Giấy phép lái xe.
c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Hồ sơ bệnh án.
c) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:
a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).
b) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.
6. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
7. Quyết định của Tòa án (nếu có).
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là quỹ được thành lập để thực hiện các hoạt động chi hỗ trợ nhân đạo; công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các hoạt động liên quan nhằm góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và bảo đảm an toàn xã hội.
2. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đóng góp, được quản lý tập trung tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam và được sử dụng con dấu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý và sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này.
1. Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới quyết định tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thực hiện thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm và Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực hiện đóng góp vào tài khoản của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Chi hỗ trợ nhân đạo:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, không thuộc phạm vi bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của người bị thiệt hại) với mức hỗ trợ cụ thể như sau: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên; 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tạm ứng bồi thường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Mức chi không vượt quá 30% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có). Trường hợp trong năm Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã chi hết số tiền được chi hỗ trợ nhân đạo thì các hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo chưa được giải quyết sẽ được chuyển sang chi hỗ trợ nhân đạo của năm kế tiếp.
b) Hỗ trợ xây dựng công trình, thiết bị đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ: Mức chi không vượt quá 15% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có).
c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 17% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có).
d) Chi hỗ trợ cho lực lượng Công an trong công tác phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và thực hiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 10% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
đ) Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ: Mức chi không vượt quá 5% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
e) Chi hoàn thiện, duy trì hoạt động cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 10% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
g) Chi cho hoạt động của Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN và hoạt động của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN: Mức chi không vượt quá 5% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
h) Chi quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm chi lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) và chi khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; chi phụ cấp trách nhiệm cho bộ máy quản lý và điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và nhân viên kiêm nhiệm của Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; chi phí thuê văn phòng, mua sắm trang thiết bị, chi dịch vụ ngân hàng và bưu điện; chi thuê kiểm toán; chi công tác phí và tổ chức các cuộc họp của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới: Mức chi không vượt quá 8% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm.
i) Trường hợp có quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai hoặc công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có thể sử dụng số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước cho các nội dung chi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều này; tổng mức chi không vượt quá tỷ lệ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều này tương ứng với mức đóng góp tối đa 1% vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
2. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ưu tiên thực hiện các nội dung chi hỗ trợ nhân đạo, chi công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ và chi tuyên truyền, giáo dục đảm bảo phù hợp với mục tiêu thành lập Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
1. Cơ cấu tổ chức quản trị, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là cơ quan giúp việc cho bộ máy quản trị, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, được đặt tại cơ quan thường trực Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
2. Báo cáo quyết toán năm của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận) phải được gửi Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm trước ngày 31 tháng 3 của năm kế tiếp và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam toàn bộ nội dung báo cáo quyết toán năm của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập.
1. Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới: Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
b) Thành viên:
Đại diện Bộ Tài chính.
Đại diện Bộ Công an.
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc của ít nhất 3 doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có thị phần lớn nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
a) Trưởng Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới: Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
b) Thành viên: Đại diện của ít nhất 3 doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có thị phần lớn nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
a) Ít nhất 3 thành viên là đại diện của 3 doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
b) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bổ nhiệm trong số các thành viên của Ban kiểm soát.
c) Các doanh nghiệp bảo hiểm có thành viên tham gia Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phải độc lập với các doanh nghiệp bảo hiểm có thành viên tham gia Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới để bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp thời các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả, nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quản lý, điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
b) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
c) Ban hành các quy định cụ thể về quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; phê duyệt dự toán và quyết toán của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
d) Quyết định tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thực hiện thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm và Bộ Tài chính.
đ) Giám sát, quản lý, quản trị, vận hành, khai thác, phát triển và duy trì hoạt động của cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
e) Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách quản lý, phân quyền, quản trị, cập nhật dữ liệu, khai thác, sử dụng và bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
g) Phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổng hợp kiến nghị nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; thực hiện điều chỉnh, hoàn thiện cấu hình hệ thống và triển khai các dự án kết nối, nâng cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
h) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thường xuyên việc cập nhật thông tin, dữ liệu định kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm; tiếp nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp bảo hiểm và giải quyết theo quy định.
i) Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
k) Ban hành quy trình, thủ tục và hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo, hoàn trả các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường.
l) Ra Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
m) Báo cáo Bộ Tài chính dự toán, quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã được phê duyệt.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới trong việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
b) Chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đúng kế hoạch được Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt, theo đúng quy định tại Nghị định này, không được sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới vào các hoạt động khác ngoài mục đích của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
c) Có trách nhiệm đôn đốc hoặc thu hồi đối với các doanh nghiệp bảo hiểm không đóng góp đúng thời hạn, đúng số tiền theo tỷ lệ quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Giám sát hoạt động của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.
b) Tổng hợp đánh giá, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới về tình hình tài chính của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng quý, năm.
c) Thực hiện kiểm tra đối với việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
1. Công tác lập dự toán:
a) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới lập dự toán thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các nội dung sau:
Tình hình thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm hiện tại.
Kế hoạch thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm kế tiếp.
b) Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới báo cáo dự toán thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới để Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt. Dự toán thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phải được thông báo cho Bộ Tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm ngay sau khi phê duyệt.
c) Các kế hoạch chi theo dự toán chi trong năm, trừ các nội dung chi tại điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 17 Nghị định này, đến ngày 31 tháng 12 hàng năm chưa thực hiện hoặc chưa chi hết được tiếp tục thực hiện vào năm sau.
d) Trường hợp cần thiết, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có thể điều chỉnh dự toán thu chi đã được thông qua đầu năm và thông báo cho Bộ Tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Kế toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phải:
a) Tổ chức công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của Luật Kế toán, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán toàn bộ các khoản thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
c) Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
d) Định kỳ hàng quý có trách nhiệm lập báo cáo thu, chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới để báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt và thông báo cho Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức gồm gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và gửi qua hệ thống thư điện tử.
Báo cáo quý: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên kỳ báo cáo đến ngày 30 hoặc 31 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
3. Quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
Hàng năm, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có xác nhận của kiểm toán độc lập để báo cáo Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới phê duyệt.
1. Trình tự thực hiện đề nghị thành lập Hội đồng quản lý, thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới:
a) Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (trường hợp thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới), Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (trường hợp thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới) lựa chọn phương thức giải quyết thủ tục với Bộ Tài chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính.
b) Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau:
a) 1 bản chính văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
b) 1 bản sao Nghị quyết của Ban chấp hành khối Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thông qua đề nghị thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các tài liệu sau:
a) 1 bản chính văn bản đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
b) 1 bản sao Nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới thông qua đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm về thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
1. Phạm vi bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
b) Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
c) Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d) Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
đ) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
e) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
g) Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
h) Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
i) Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
k) Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II và khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân):
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
b) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
c) Tên cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
d) Địa điểm của đối tượng bảo hiểm.
đ) Tài sản được bảo hiểm.
e) Số tiền bảo hiểm.
g) Mức khấu trừ bảo hiểm.
h) Thời hạn bảo hiểm.
i) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
l) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và định danh sản phẩm bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tổn thất, bên mua bảo hiểm lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm) trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Giảm trừ tối đa 20% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
5. Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
2. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải bảo đảm minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng như sau:
a) Chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Tối đa không quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Việc mua sắm trang thiết bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Chi hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung và mức chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
d) Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy: Tối đa không quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Trong đó:
Chi khen thưởng thường xuyên: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chi khen thưởng đột xuất cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia phòng cháy, chữa cháy: Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ thành tích của các tổ chức, cá nhân, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quyết định những trường hợp cụ thể được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất.
3. Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tổng hợp chung vào dự toán của Bộ Công an, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để tổng hợp, theo dõi.
4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành. Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm vào nguồn kinh phí khác được để lại, gửi Bộ Tài chính cùng với thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước để tổng hợp, theo dõi.
5. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật. Sau 5 năm, trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không sử dụng hết, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đánh giá nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, báo cáo Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ trích nộp cho phù hợp.
Chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
1. Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Công trình đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và thuộc danh mục dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường.
3. Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
c) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
d) Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
đ) Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
g) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
h) Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
i) Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
k) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
l) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
m) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
n) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
o) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề mà thi công đúng.
p) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
1. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
b) Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu có). Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy định của pháp luật.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện như sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá 28 ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định tại điểm a, điểm b khoản này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).
d) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này:
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này:
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và quy định tại khoản 2 Điều này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại Nghị định này.
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tổn thất công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
c) Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
d) Thông báo ngay cho cơ quan Công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
đ) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
e) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Thực hiện giám định tổn thất theo quy định của pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
b) Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.
4. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ bảo hiểm.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.
5. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị tổn thất.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 5 Điều này.
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm.
c) Chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hoặc danh mục tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
d) Tổn thất phát sinh do nấm mốc.
đ) Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và người thứ ba.
e) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
g) Tổn thất phát sinh từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
h) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý không tuân thủ quy định pháp luật xây dựng về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị hợp đồng tư vấn trên 80 tỷ đồng hoặc các công trình không áp dụng mức phí bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, quy định tăng hoặc giảm phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm là hậu quả của việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.
b) Yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.
c) Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
c) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
4. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
c) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
1. Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thanh toán thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh khiếu nại hoặc đã phát sinh khiếu nại nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thực tế theo đề nghị của người được bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
c) Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
2. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
3. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.
4. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảng chấm công.
b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.
4. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao (nếu có).
b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chẩn mắc bệnh nghề nghiệp; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
5. Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba như sau:
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
a) Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
b) Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba đối với những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
c) Thiệt hại do chấn động hoặc do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hoặc tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thỏa thuận bằng điều khoản sửa đổi bổ sung).
d) Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với người thứ ba.
đ) Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.
e) Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công nhân của một trong những người trên.
g) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối người thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba được quy định cụ thể như sau:
a) Mức phí bảo hiểm được tính bằng 5% mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với công trình xây dựng tương ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này. Mức khấu trừ bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) bằng 5% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có), hoặc 20 triệu đồng, tùy theo số nào lớn hơn. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Đối với công trình xây dựng không được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi người thứ ba bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho bên mua bảo hiểm theo mức bồi thường sau:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tổn thất được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
c) Chi phí pháp lý có liên quan (nếu có).
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản này không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 55 Nghị định này.
2. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
c) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định này.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người thứ ba (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc chứng thực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Quyết định của Tòa án (nếu có).
8. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7 và khoản 8 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Tổ chức tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
2. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc.
4. Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập, bổ nhiệm các thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Công bố danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ các cơ sở liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
4. Ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E tại Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trên cơ sở xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả điều tra.
6. Thực hiện việc chia sẻ và cung cấp thông tin do ngành Công an quản lý vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phục vụ công tác quản lý bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định pháp luật về quản lý kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
7. Quyết định những trường hợp được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính đối với bên mua bảo hiểm vi phạm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế trung ương và địa phương cung cấp bản sao hồ sơ bệnh án, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo tử hoặc các văn bản xác nhận liên quan đến việc cấp cứu, chữa trị các nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ bồi thường, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nghị định này.
3. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền về thực hiện bảo hiểm bắt buộc theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng phát sóng nhất định để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện bảo hiểm bắt buộc.
2. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc.
3. Phối hợp với Bộ Công an trong việc chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát khác có liên quan trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý các chủ xe cơ giới không tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
2. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quá cảnh.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Phối hợp với Quỹ bảo hiểm xe cơ giới trong tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động tuyên truyền, giáo dục; đề phòng, hạn chế tổn thất; chi hỗ trợ nhân đạo theo quy định tại Nghị định này.
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN là cơ quan thường trực giúp các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
2. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các hiệp hội cơ sở cấp tỉnh và khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E của cơ sở sản xuất công nghiệp đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
1. Không khuyến mại, chiết khấu thanh toán dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Lập và gửi các báo cáo sau:
a) Báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Mẫu số 1 Phụ lục X); Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Mẫu số 2 Phụ lục X); Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng (Mẫu số 3 Phụ lục X).
Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.
Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính (khi hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính được vận hành).
b) Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Mẫu số 4 Phụ lục X): Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Công an, cụ thể như sau:
Thời gian chốt số liệu: Báo cáo 6 tháng đầu năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo); báo cáo năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo).
Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm (chậm nhất là ngày 31 tháng 7 hàng năm); báo cáo năm (chậm nhất là ngày 31 tháng 01 của năm tài chính kế tiếp).
Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Công an.
3. Thiết lập, duy trì hoạt động 24 giờ/7 ngày đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin tai nạn, tổn thất, hướng dẫn, giải đáp cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan về các vấn đề liên quan tới bảo hiểm bắt buộc. Thực hiện ghi âm các cuộc gọi đến đường dây nóng để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
4. Tích hợp tính năng tra cứu Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, cho phép cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tra cứu, xác minh thời hạn và hiệu lực bảo hiểm của Giấy chứng nhận bảo hiểm.
5. Giải thích rõ điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu, bảo đảm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phân biệt rõ giữa loại hình bảo hiểm bắt buộc với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với mô tô, xe gắn máy.
7. Phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập 1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Chủ động thu thập các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định của Nghị định này.
8. Tạm ứng bồi thường, chi trả bồi thường bảo hiểm bắt buộc nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị định này.
9. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn xe cơ giới đã được cung cấp theo quy định pháp luật và có trách nhiệm giữ bí mật trong quá trình điều tra.
10. Thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm.
11. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; nộp 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
12. Hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng đại lý bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm và các khoản chi phí liên quan đến bảo hiểm bắt buộc.
13. Cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo yêu cầu của Hội đồng Quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
14. Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
1. Các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc đã giao kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực và còn thời gian thực hiện hợp đồng thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 (đối với các hợp đồng bảo hiểm giao kết từ ngày 01 tháng 01 năm 2023); Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng để phù hợp với Nghị định này và để áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo quy định tại Nghị định này từ năm tài chính 2023. Riêng năm tài chính 2023, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới quyết định tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, nộp kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
3. Đối với các trường hợp đã lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu nhưng chưa ký kết hợp đồng bảo hiểm thì các bên tiếp tục thực hiện theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
b) Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
c) Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
A. Phí bảo hiểm cho thời hạn bảo hiểm 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)
TT |
Loại xe |
Phí bảo hiểm (đồng) |
I |
Mô tô 2 bánh |
|
1 |
Dưới 50 cc |
55.000 |
2 |
Từ 50 cc trở lên |
60.000 |
II |
Mô tô 3 bánh |
290.000 |
III |
Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự |
|
1 |
Xe máy điện |
55.000 |
2 |
Các loại xe còn lại |
290.000 |
IV |
Xe ô tô không kinh doanh vận tải |
|
1 |
Loại xe dưới 6 chỗ |
437.000 |
2 |
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ |
794.000 |
3 |
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ |
1.270.000 |
4 |
Loại xe trên 24 chỗ |
1.825.000 |
5 |
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) |
437.000 |
V |
Xe ô tô kinh doanh vận tải |
|
1 |
Dưới 6 chỗ theo đăng ký |
756.000 |
2 |
6 chỗ theo đăng ký |
929.000 |
3 |
7 chỗ theo đăng ký |
1.080.000 |
4 |
8 chỗ theo đăng ký |
1.253.000 |
5 |
9 chỗ theo đăng ký |
1.404.000 |
6 |
10 chỗ theo đăng ký |
1.512.000 |
7 |
11 chỗ theo đăng ký |
1.656.000 |
8 |
12 chỗ theo đăng ký |
1.822.000 |
9 |
13 chỗ theo đăng ký |
2.049.000 |
10 |
14 chỗ theo đăng ký |
2.221.000 |
11 |
15 chỗ theo đăng ký |
2.394.000 |
12 |
16 chỗ theo đăng ký |
3.054.000 |
13 |
17 chỗ theo đăng ký |
2.718.000 |
14 |
18 chỗ theo đăng ký |
2.869.000 |
15 |
19 chỗ theo đăng ký |
3.041.000 |
16 |
20 chỗ theo đăng ký |
3.191.000 |
17 |
21 chỗ theo đăng ký |
3.364.000 |
18 |
22 chỗ theo đăng ký |
3.515.000 |
19 |
23 chỗ theo đăng ký |
3.688.000 |
20 |
24 chỗ theo đăng ký |
4.632.000 |
21 |
25 chỗ theo đăng ký |
4.813.000 |
22 |
Trên 25 chỗ |
[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ - 25 chỗ)] |
23 |
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) |
933.000 |
VI |
Xe ô tô chở hàng (xe tải) |
|
1 |
Dưới 3 tấn |
853.000 |
2 |
Từ 3 đến 8 tấn |
1.660.000 |
3 |
Trên 8 đến 15 tấn |
2.746.000 |
4 |
Trên 15 tấn |
3.200.000 |
VII. Phí bảo hiểm trong một số trường hợp khác
1. Xe tập lái
Tính bằng 120% của phí bảo hiểm của xe cùng chủng loại quy định mục IV và mục VI.
2. Xe Taxi
Tính bằng 170% của phí bảo hiểm của xe kinh doanh cùng số chỗ quy định tại mục V.
3. Xe ô tô chuyên dùng
a) Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) quy định tại mục V.
b) Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ quy định tại mục IV.
c) Phí bảo hiểm của các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục VI; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn quy định tại mục VI.
4. Đầu kéo rơ-moóc
Tính bằng 150% của phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải trên 15 tấn quy định tại mục VI. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ moóc.
5. Máy kéo
Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn quy định tại mục VI. Phí bảo hiểm của máy kéo là phí bảo hiểm của cả máy kéo và rơ moóc.
6. Xe buýt
Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ quy định tại mục IV.
B. Phí bảo hiểm cho thời hạn bảo hiểm khác 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)
Đối với các xe cơ giới mua bảo hiểm có thời hạn khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính dựa trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định và tương ứng với thời hạn bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:
Phí bảo hiểm phải nộp |
= |
Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới |
x |
Thời hạn được bảo hiểm (ngày) |
365 (ngày) |
Trường hợp thời hạn bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống, phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng.
MỨC PHÍ BẢO HIỂM VÀ MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
I. MỨC PHÍ BẢO HIỂM (CHƯA BAO GỒM THUẾ GTGT)
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm. Căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm sau:
STT |
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ |
Mức khấu trừ (loại) |
Tỷ lệ phí bảo hiểm/ năm (%) |
1 |
Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên |
M |
0,05 |
2 |
Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
|
|
2.1 |
Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) |
M |
0,05 |
2.2 |
Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) |
M |
0,1 |
3 |
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
M |
0,05 |
4 |
Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
M |
0,05 |
5 |
Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện từ 10.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
|
|
5.1 |
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar |
N |
0,4 |
5.2 |
Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp |
M |
0,1 |
5.3 |
Công viên giải trí, vườn thú, thủy cung |
M |
0,05 |
6 |
Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
|
|
6.1 |
Trung tâm thương mại |
M |
0,06 |
6.2 |
Siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện ích |
M |
0,08 |
6.3 |
Nhà hàng, cửa hàng ăn uống |
M |
0,15 |
6.4 |
Chợ |
N |
0,5 |
7 |
Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên |
|
|
7.1 |
Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) |
M |
0,05 |
7.2 |
Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch không có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler) |
M |
0,1 |
8 |
Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên |
M |
0,05 |
9 |
Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên |
|
|
9.1 |
Bảo tàng, thư viện, nhà trưng bày, nhà lưu trữ |
M |
0,075 |
9.2 |
Triển lãm, nhà sách, nhà hội chợ |
M |
0,12 |
10 |
Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
M |
0,075 |
11 |
Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
M |
0,06 |
12 |
Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
|
|
12.1 |
Bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới |
M |
0,1 |
12.2 |
Nhà ga đường sắt; công trình tàu điện ngầm |
N |
0,12 |
12.3 |
Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu |
M |
0,08 |
12.4 |
Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy |
N |
0,15 |
13 |
Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên |
N |
0,12 |
14 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ |
N |
0,5 |
15 |
Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên |
|
|
15.1 |
Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền |
N |
0,35 |
15.2 |
Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt |
N |
0,3 |
16 |
Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên |
|
|
16.1 |
a) Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C (trừ cơ sở sản xuất dệt may, gỗ, giày, giấy) |
N |
0,2 |
|
Trong đó: |
|
|
|
Nhà máy lưu hóa cao su |
N |
0,2 |
|
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ |
N |
0,2 |
|
Xưởng khắc, chạm (làm chổi, bàn chải, chổi sơn, trừ phần xử lý gỗ) |
N |
0,2 |
|
Luyện quặng (trừ quặng sắt) |
N |
0,2 |
|
Nhà máy luyện than cốc, sản xuất than đá bánh, than non bánh |
N |
0,2 |
|
Khai thác mỏ quặng kim loại các loại |
N |
0,2 |
|
Cơ sở chế biến phế liệu vải sợi (như phân loại, giặt, chải, buôn bán) |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất các mặt hàng làm từ da thuộc |
N |
0,2 |
|
Xưởng sản xuất dây chun |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất da thuộc |
N |
0,2 |
|
Cơ sở chế biến bàn chải |
N |
0,2 |
|
Sản xuất sơn |
N |
0,2 |
|
Nhà máy hóa chất vô cơ và hữu cơ chế biến nguyên liệu và bán thành phẩm sản phẩm như phân bón dạng hạt, viên nhỏ, bột hoặc axít, muối, dung môi, cao su tổng hợp |
N |
0,2 |
|
Cơ sở sản xuất áo đi mưa, nhựa tấm, khăn trải bàn |
N |
0,2 |
|
Sản xuất xi nến, sáp đánh bóng |
N |
0,2 |
|
Sản xuất nhựa đúc, nhựa thanh |
N |
0,2 |
|
Cơ sở sản xuất nút chai |
N |
0,2 |
|
Sản xuất xà phòng, hóa mỹ phẩm |
N |
0,2 |
|
Sản xuất sản phẩm nhựa lắp ráp |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất chất dẻo, cao su đặc |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su |
N |
0,2 |
|
Xưởng sản xuất hoa giả |
N |
0,2 |
|
Nhà máy in, xưởng in (không tính sản xuất giấy, chế biến giấy) |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất mực in |
N |
0,2 |
|
Xưởng đóng sách |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá |
N |
0,2 |
|
Nhà máy làm phân trộn |
N |
0,2 |
|
Nhà máy đốt rác |
N |
0,2 |
|
Xưởng sơn |
N |
0,2 |
|
Sản xuất vật liệu xây dựng có gỗ, giấy, chất dễ cháy (trừ sản xuất nội thất bằng gỗ) |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất cồn và các chất lỏng dễ cháy khác (trừ dầu mỏ, khí đốt) |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sản xuất pin |
N |
0,2 |
|
Cơ sở vẽ tranh, phông ảnh, làm pano quảng cáo |
N |
0,2 |
|
Trung tâm tổ chức đám ma/hỏa táng |
N |
0,2 |
|
Cơ sở sản xuất giấy ráp |
N |
0,2 |
|
Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu |
N |
0,2 |
|
Nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay |
N |
0,2 |
16.1 |
b) Cơ sở sản xuất dệt may |
N |
0,25 |
|
Trong đó: |
|
|
|
Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây có phủ nhựa, nhựa đường) |
N |
0,25 |
|
Xưởng sản xuất dây thừng, chão trừ chỉ khâu (nếu dây không có phủ nhựa, nhựa đường) |
N |
0,25 |
|
Xưởng dệt kim |
N |
0,25 |
|
Nhà máy sản xuất chế biến lông thú, may da thú |
N |
0,25 |
|
Nhuộm vải, in trên vải |
N |
0,25 |
|
Nhà máy dệt các loại sợi khác (cotton, vitco, lanh, gai, đay) |
N |
0,25 |
|
Xưởng xe, kéo sợi |
N |
0,25 |
|
Nhà máy sản xuất thảm, tấm trải sàn |
N |
0,25 |
|
Nhà máy chỉ khâu |
N |
0,25 |
|
Xưởng giặt, là, tẩy, hấp, nhuộm |
N |
0,25 |
|
May đồ lót, đăng ten các loại |
N |
0,25 |
|
May quần áo các loại |
N |
0,25 |
|
Sản xuất các sản phẩm dệt chưa phân loại khác |
N |
0,25 |
|
Sản xuất lụa, tơ tằm |
N |
0,25 |
|
Nhà máy dệt tơ, len, sợi tổng hợp |
N |
0,25 |
|
Sản xuất lông vũ |
N |
0,25 |
16.1 |
c) Cơ sở sản xuất gỗ |
N |
0,5 |
|
Trong đó: |
|
|
|
Nhà máy sản xuất than củi |
N |
0,5 |
|
Nhà máy/xưởng sản xuất bút chì gỗ |
N |
0,5 |
|
Xưởng làm rổ, sọt, sản phẩm làm từ mây, tre, nứa |
N |
0,5 |
|
Nhà máy sản xuất diêm, hương, vàng mã |
N |
0,5 |
|
Nhà máy/xưởng sản xuất, chế biến đồ gỗ các loại |
N |
0,5 |
16.1 |
d) Cơ sở sản xuất giày |
N |
0,35 |
16.1 |
đ) Xưởng sản xuất giấy, chế biến giấy, bao bì carton, bao bì công nghiệp |
N |
0,35 |
16.2 |
Cơ sở sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ D, E |
M |
0,15 |
|
Trong đó: |
|
|
|
Nhà máy sản xuất sắt, thép |
M |
0,15 |
|
Nhà máy chế biến, gia công quặng khác |
M |
0,15 |
|
Chế biến (sỏi, đá dăm, than xỉ trộn nhựa) với asphant hoặc bitumen |
M |
0,15 |
|
Sản xuất khoáng sản (cưa, mài, đánh bóng) |
M |
0,15 |
|
Sản xuất và chế biến thủy tinh rỗng, chai lọ, dụng cụ quang học, kính cửa, kính tấm |
M |
0,15 |
|
Xưởng phim, phòng in tráng phim |
M |
0,15 |
|
Sản xuất vật liệu phim ảnh |
M |
0,15 |
|
Nhà máy/xưởng đánh bóng, xay xát gạo, bột mỳ, nông sản thực phẩm các loại |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc và thức ăn khác |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất mì ăn liền, cháo ăn liền |
M |
0,15 |
|
Nhà máy đường |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất bánh kẹo |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất dầu ăn |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất nước mắm, dấm |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất thực phẩm đồ hộp, chế biến thủy sản, thịt, sữa |
M |
0,15 |
|
Xưởng mạch nha |
M |
0,15 |
|
Nhà máy bia, rượu, nước trái cây, nước khoáng và nước uống các loại, xưởng ủ bia |
M |
0,15 |
|
Xưởng hàn, cắt |
M |
0,15 |
|
Sản xuất đồ gốm thông thường và cao cấp như gạch lát, đồ sứ, đồ đất nung, đồ gốm... |
M |
0,15 |
|
Lò đúc |
M |
0,15 |
|
Nhà máy xi măng |
M |
0,15 |
|
Cơ sở sản xuất thiết bị điện |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất cấu trúc kim loại và cấu kiện lắp sẵn |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất vỏ đồ hộp kim loại |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất ốc vít và gia công các kim loại khác |
M |
0,15 |
|
Nhà máy xử lý nước |
M |
0,15 |
|
Nhà máy xử lý chất thải rắn (không sử dụng công nghệ đốt) |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất máy lọc nước |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất đồng hồ |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất pin mặt trời |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe đạp, xe máy và phụ tùng các loại |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất, lắp ráp tô tô, xe máy, xe điện... các loại |
M |
0,15 |
|
Sản xuất và chế biến vàng, bạc, đồ trang sức |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử (máy in, máy ảnh, máy tính, đồ gia dụng...), thiết bị viễn thông, chất bán dẫn |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất cáp quang, cáp đồng |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất phụ tùng máy bay |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất vòng bi, doăng |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất khóa kéo bằng kim loại |
M |
0,15 |
|
Nhà máy sản xuất dược phẩm |
M |
0,15 |
17 |
Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên |
|
|
17.1 |
Nhà máy nhiệt điện |
N |
0,15 |
17.2 |
Nhà máy thủy điện; nhà máy điện nguyên tử, điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện rác, điện sinh khối, điện khí biogas, điện đồng phát và nhà máy điện khác |
N |
0,12 |
17.3 |
Nhà máy điện gió, điện mặt trời trên mặt nước |
N |
0,5 |
17.4 |
Trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên |
N |
0,2 |
18 |
Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên |
|
|
18.1 |
Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ |
N |
0,5 |
18.2 |
a) Kho hàng hóa, vật tư cháy được (trừ kho bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt) (Kho độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) |
N |
0,2 |
|
Trong đó: |
|
|
|
Kho hàng hóa tổng hợp, bãi hàng hóa |
N |
0,2 |
|
Kho nhựa đường |
N |
0,2 |
|
Kho sơn |
N |
0,2 |
|
Kho chứa hóa chất |
N |
0,2 |
|
Kho thành phẩm, bán thành phẩm nhựa, cao su |
N |
0,2 |
|
Kho rượu cồn và các chất lỏng dễ cháy |
N |
0,2 |
|
Kho giấy, bìa, bao bì |
N |
0,2 |
|
Kho đồ gỗ và các sản phẩm về gỗ |
N |
0,2 |
|
Kho tinh dầu, hương liệu, dầu ăn |
N |
0,2 |
|
Kho ngành thuốc lá |
N |
0,2 |
|
Kho dược phẩm |
N |
0,2 |
|
Kho vật tư ngành ảnh |
N |
0,2 |
|
Kho hàng thiết bị điện, điện tử |
N |
0,2 |
|
Kho hàng nông sản |
N |
0,2 |
|
Kho lạnh |
N |
0,2 |
|
Kho vật liệu xây dựng |
N |
0,2 |
18.2 |
b) Kho bông vải sợi, len dạ, sản phẩm dệt (Kho độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) |
N |
0,25 |
18.3 |
Hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được (độc lập, không nằm trong phạm vi nhà máy, cơ sở có hoạt động sản xuất) |
M |
0,1 |
|
Trong đó: |
|
|
|
Gạch, đồ gốm sứ, xi măng, thạch cao |
M |
0,1 |
|
Kim loại, phụ tùng cơ khí |
M |
0,1 |
|
Dầu nhớt, mỡ bôi trơn |
M |
0,1 |
|
Nước khoáng và đồ uống các loại |
M |
0,1 |
Trường hợp thời hạn bảo hiểm khác 01 năm, phí bảo hiểm được tính dựa trên phí bảo hiểm nêu trên và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:
Phí bảo hiểm phải nộp |
= |
Phí bảo hiểm năm theo danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ |
x |
Thời hạn được bảo hiểm (ngày) |
365 (ngày) |
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu về loại mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục này.
Đối với Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E (nhóm 16): Trường hợp phân hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở sản xuất công nghiệp tại Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy khác so với chi tiết tại nhóm 16 nêu trên thì thực hiện theo Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với cơ sở hạt nhân: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định này.
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại M quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục này: Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 1% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản này.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại N quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục này: Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 10% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản này.
c) Trong mọi trường hợp, mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm a và điểm b khoản này không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Số tiền bảo hiểm |
Mức khấu trừ bảo hiểm |
Đến 2.000 Trên 2.000 đến 10.000 Trên 10.000 đến 50.000 Trên 50.000 đến 100.000 Trên 100.000 đến 200.000 Trên 200.000 |
4 10 20 40 60 100 |
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với cơ sở hạt nhân: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định này.
MỨC PHÍ BẢO HIỂM, MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM BẮT BUỘC CÔNG TRÌNH TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
I. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM KHÔNG BAO GỒM PHẦN CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT HOẶC CÓ BAO GỒM PHẦN CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT NHƯNG CHI PHÍ THỰC HIỆN PHẦN CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT THẤP HƠN 50% TỔNG GIÁ TRỊ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM
1. Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng
a) Mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
STT |
Loại công trình xây dựng |
Phí bảo hiểm (‰ theo giá trị công trình xây dựng) |
Mức khấu trừ (loại) |
1 |
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG |
|
|
1.1 |
Nhà ở |
|
|
|
Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác cấp III trở lên |
|
|
1.1.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.1.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.1.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2 |
Công trình công cộng |
|
|
1.2.1 |
Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu cấp III trở lên |
|
|
1.2.1.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.2.1.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.1.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2.2 |
Công trình y tế cấp III trở lên |
|
|
1.2.2.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.2.2.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.2.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2.3 |
Công trình thể thao cấp III trở lên: Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài |
|
|
1.2.3.1 |
Công trình thể thao ngoài trời |
1,5 |
M |
1.2.3.2 |
Công trình thể thao trong nhà |
1,4 |
M |
1.2.3.3 |
Các công trình thể thao khác |
1,2 |
M |
1.2.4 |
Công trình văn hóa cấp III trở lên: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm; nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương |
|
|
1.2.4.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.2.4.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.4.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
1.2.5 |
Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị cấp III trở lên; Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự cấp II trở lên |
|
|
1.2.5.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.5.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.5.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.6 |
Công trình dịch vụ cấp III trở lên: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác |
|
|
1.2.6.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.6.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.6.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.7 |
Công trình trụ sở, văn phòng làm việc cấp III trở lên: các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc |
|
|
1.2.7.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.7.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.7.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.8 |
Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp cấp III trở lên: các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác |
|
|
1.2.8.1 |
Không có tầng hầm |
1,1 |
M |
1.2.8.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,4 |
M |
1.2.8.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,7 |
M |
1.2.9 |
Công trình phục vụ dân sinh khác cấp II trở lên: các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh) |
|
M |
1.2.9.1 |
Không có tầng hầm |
0,8 |
M |
1.2.9.2 |
Có 1 tới 2 tầng hầm |
1,2 |
M |
1.2.9.3 |
Có trên 2 tầng hầm |
1,5 |
M |
2 |
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP |
|
|
2.1 |
Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên |
|
|
2.1.1 |
Cơ sở sản xuất xi măng; sản xuất clinke công suất từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên; cơ sở sản xuất gạch, ngói, tấm lợp fibro xi măng có công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên hoặc 500.000 m2 tấm lợp fibro xi măng/năm trở lên; cơ sở sản xuất gạch ốp lát các loại có công suất từ 500.000 m2/năm trở lên; cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng khác có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; cơ sở sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông thương phẩm và các loại có công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên |
2,6 |
M |
2.1.2 |
Các loại mỏ khai thác vật liệu xây dựng cấp III trở lên |
2,6 |
M |
2.1.3 |
Các công trình sản xuất vật liệu xây dựng cấp III trở lên khác |
2,4 |
M |
2.2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo cấp III trở lên |
|
|
2.2.1 |
Cơ sở cán, kéo kim loại có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.2 |
Nhà máy luyện kim có sử dụng nguyên liệu là phế liệu hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với dự án sử dụng nguyên liệu khác |
2,1 |
M |
2.2.3 |
Cơ sở sản xuất, sửa chữa, công-ten-nơ, rơ moóc có năng lực sản xuất từ 500 công-ten-nơ, rơ moóc/năm trở lên hoặc có năng lực sửa chữa từ 2.500 công-ten-nơ, rơ moóc/năm trở lên |
2,1 |
M |
2.2.4 |
Cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe; cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp xe máy, ô tô có công suất từ 5.000 xe máy/năm trở lên hoặc có công suất từ 500 ô tô/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.5 |
Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy cho tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
2,1 |
N |
2.2.6 |
Cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.7 |
Cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,9 |
M |
2.2.8 |
Cơ sở sản xuất nhôm, thép định hình có công suất từ 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,3 |
N |
2.2.9 |
Nhà máy luyện kim và cơ khí chế tạo cấp III trở lên khác |
2,3 |
N |
2.3 |
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên |
|
|
2.3.1 |
Công trình khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp) có khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 50.000 m³ nguyên khai/năm trở lên hoặc có tổng khối lượng mỏ (khoáng sản, đất đá thải) từ 1.000.000 m³ nguyên khối trở lên |
2,3 |
N |
2.3.2 |
Công trình khai thác cát, sỏi quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên; công trình khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên |
2,3 |
N |
2.3.3 |
Công trình chế biến khoáng sản rắn không sử dụng hóa chất độc hại có công suất từ 50.000 m³ sản phẩm/năm trở lên hoặc có tổng lượng đất đá thải ra từ 500.000 m³/năm trở lên |
2,3 |
N |
2.3.4 |
Công trình khai thác nước cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt có công suất khai thác từ 3.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước dưới đất hoặc có công suất khai thác từ 50.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước mặt |
2,5 |
N |
2.3.5 |
Công trình khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) có công suất khai thác từ 200 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai hoặc có công suất khai thác từ 500 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác |
2,5 |
N |
2.3.6 |
Các công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên khác |
4,0 |
N |
2.4 |
Công trình dầu khí cấp III trở lên |
|
|
2.4.1 |
Nhà máy lọc dầu, chế biến khí cấp III trở lên; nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên; tuyến đường ống dẫn dầu, khí có chiều dài từ 20 km trở lên; xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí |
5,0 |
M |
2.4.2 |
Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dung tích chứa từ 200 m³ trở lên |
3,0 |
M |
2.5 |
Công trình năng lượng cấp III trở lên |
|
|
2.5.1 |
Nhà máy nhiệt điện cấp III trở lên |
3,0 |
N |
2.5.2 |
Nhà máy phong điện (trang trại gió) cấp III trở lên hoặc có diện tích từ 100 ha trở lên |
3,0 |
N |
2.5.3 |
Nhà máy quang điện (trang trại điện mặt trời) cấp III trở lên hoặc có diện tích từ 100 ha trở lên |
2,6 |
N |
2.5.4 |
Nhà máy thủy điện cấp III trở lên hoặc có dung tích hồ chứa từ 100.000 m³ nước trở lên hoặc công suất từ 10 MW trở lên |
7,5 |
M |
2.5.5 |
Tuyến đường dây tải điện 110 kV trở lên; trạm điện công suất 500 kV |
2,5 |
M |
2.5.6 |
Nhà máy sản xuất, gia công các thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên; thiết bị điện có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.5.7 |
Các công trình năng lượng khác cấp III trở lên |
2,0 |
M |
2.6 |
Công trình hóa chất cấp III trở lên |
|
|
2.6.1 |
Công trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
|
|
2.6.1.1 |
Nhà máy sản xuất phân hóa học có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.6.1.2 |
Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 500 tấn trở lên, phân bón từ 5.000 tấn trở lên |
1,5 |
M |
2.6.1.3 |
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
1,2 |
N |
2.6.1.4 |
Cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật có công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
N |
2.6.1.5 |
Cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
N |
2.6.2 |
Công trình hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo |
|
|
2.6.2.1 |
Cơ sở sản xuất dược phẩm; cơ sở sản xuất thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm |
2,0 |
N |
2.6.2.2 |
Cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm có công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.3 |
Cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.4 |
Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.5 |
Cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
N |
2.6.2.6 |
Cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ |
3,0 |
N |
2.6.2.7 |
Cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên; kho chứa hóa chất từ 500 tấn trở lên |
3,0 |
N |
2.6.2.8 |
Vùng sản xuất muối từ nước biển có diện tích từ 100 ha trở lên |
1,5 |
N |
2.6.3 |
Các công trình hóa chất cấp III trở lên khác |
2,0 |
N |
2.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ cấp III trở lên |
|
|
2.7.1 |
Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
2.7.1.1 |
Cơ sở sơ chế, chế biến lương thực, thực phẩm có công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.2 |
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên; 3.000 gia cầm/ngày trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.3 |
Cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.4 |
Cơ sở sản xuất đường có công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.5 |
Cơ sở sản xuất cồn, rượu có công suất từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.6 |
Cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 10.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.7 |
Cơ sở sản xuất bột ngọt có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.8 |
Cơ sở sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.9 |
Cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.10 |
Cơ sở sản xuất bánh, kẹo có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.1.11 |
Cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai có công suất từ 2.000 m³ nước/năm trở lên |
1,8 |
M |
2.7.2 |
Công trình chế biến nông sản |
|
|
2.7.2.1 |
Cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá có công suất từ 100.000.000 điếu/năm trở lên hoặc có công suất từ 1.000 tấn nguyên liệu/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.2.2 |
Cơ sở sản xuất, chế biến nông, sản, tinh bột các loại có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến khô hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ sản xuất, chế biến ướt |
1,5 |
M |
2.7.2.3 |
Cơ sở chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến khô hoặc có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với công nghệ chế biến ướt |
1,5 |
M |
2.7.3 |
Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
|
|
2.7.3.1 |
Cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.3.2 |
Cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.3.3 |
Cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên |
2,0 |
M |
2.7.3.4 |
Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước có công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.3.5 |
Nhà máy sản xuất đồ gốm sứ, thủy tinh có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.4 |
Công trình sản xuất giấy và văn phòng phẩm |
|
|
2.7.4.1 |
Cơ sở sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô có công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.4.2 |
Cơ sở sản xuất giấy, bao bì cát tông từ bột giấy hoặc phế liệu có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.4.3 |
Cơ sở sản xuất văn phòng phẩm có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,0 |
M |
2.7.5 |
Công trình về dệt nhuộm và may mặc |
|
|
2.7.5.1 |
Cơ sở nhuộm, dệt có nhuộm |
1,5 |
M |
2.7.5.2 |
Cơ sở dệt không nhuộm có công suất từ 10.000.000 m2 vải/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.5.3 |
Cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may có công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên nếu có công đoạn giặt tẩy hoặc có Công suất từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên nếu không có công đoạn giặt tẩy |
1,2 |
M |
2.7.5.4 |
Cơ sở giặt là công nghiệp công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.5.5 |
Cơ sở sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,2 |
M |
2.7.6 |
Cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi |
|
|
2.7.6.1 |
Cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,0 |
M |
2.7.6.2 |
Cơ sở nuôi trồng thủy sản có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên |
4,0 |
M |
2.7.6.3 |
Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên; cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên |
1,0 |
M |
2.7.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ khác |
|
|
2.7.7.1 |
Cơ sở chế biến cao su, mủ cao su có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.7.2 |
Cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế có công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.7.3 |
Cơ sở sản xuất giầy dép có công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên |
1,5 |
M |
2.7.7.4 |
Cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại (riêng cơ sở sản xuất săm lốp cao su ô tô, máy kéo có công suất từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên; cơ sở sản xuất săm lốp cao su xe đạp, xe máy có công suất từ 100.000 sản phẩm/năm trở lên) |
1,8 |
M |
2.7.7.5 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác có công suất từ 500 tấn mực in và từ 1.000 sản phẩm/năm trở lên đối với các vật liệu ngành in khác |
1,8 |
M |
2.7.7.6 |
Cơ sở sản xuất ắc quy, pin có công suất từ 50.000 KWh/năm trở lên hoặc từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,5 |
M |
2.7.7.7 |
Cơ sở thuộc da |
1,8 |
M |
2.7.7.8 |
Cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp có công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
2,5 |
M |
2.7.7.9 |
Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu |
3,0 |
M |
3 |
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT |
|
|
3.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
|
|
3.1.1 |
Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch |
3,0 |
N |
3.1.2 |
Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) |
2,0 |
N |
3.2 |
Công trình thoát nước cấp II trở lên |
|
|
3.2.1 |
Hồ điều hòa |
5,0 |
N |
3.2.2 |
Trạm bơm nước mưa (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) |
3,0 |
N |
3.2.3 |
Công trình xử lý nước thải |
3,0 |
N |
3.2.4 |
Trạm bơm nước thải (gồm cả trạm bơm và bể chứa nếu trạm bơm đặt trên bể chứa) |
3,0 |
N |
3.2.5 |
Công trình xử lý bùn |
4,0 |
N |
3.2.6 |
Xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư có chiều dài công trình từ 10 km trở lên |
2,5 |
N |
3.3 |
Công trình xử lý chất thải rắn cấp II trở lên |
|
|
3.3.1 |
Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường |
2,5 |
N |
3.3.2 |
Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên |
2,5 |
N |
3.4 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp III trở lên: Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp |
2,5 |
N |
3.5 |
Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng cấp II trở lên |
1,0 |
N |
3.6 |
Nhà để xe (ngầm và nổi), cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật cấp II trở lên |
|
|
3.5.1 |
Bãi đỗ xe ngầm |
4,5 |
N |
3.5.2 |
Bãi đỗ xe nổi |
1,2 |
N |
3.5.3 |
Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật |
1,5 |
N |
4 |
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG |
|
|
4.1 |
Đường bộ |
|
|
4.1.1 |
Đường ô tô cao tốc mọi cấp |
4,0 |
N |
4.1.2 |
Đường ô tô, đường trong đô thị cấp III trở lên |
2,5 |
N |
4.1.3 |
Bến phà cấp III trở lên |
5,0 |
N |
4.1.4 |
Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ cấp III trở lên |
2,0 |
N |
4.2 |
Đường sắt |
|
|
4.2.1 |
Đường sắt mọi cấp: Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương |
4,0 |
N |
4.2.2 |
Ga hành khách cấp III trở lên |
2,0 |
N |
4.3 |
Cầu cấp III trở lên |
|
|
4.3.1 |
Cầu đường bộ |
6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.3.2 |
Cầu bộ hành |
2,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.3.3 |
Cầu đường sắt |
6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.3.4 |
Cầu phao |
6,0 (đối với mỗi cấp tăng thêm cộng 0,1‰ phí bảo hiểm) |
N |
4.4 |
Hầm |
|
|
4.4.1 |
Hầm cấp III trở lên: hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ |
11,0 |
N |
4.4.2 |
Hầm tàu điện ngầm (Metro) mọi cấp |
11,0 |
N |
4.5 |
Công trình đường thủy nội địa cấp II trở lên |
|
|
4.5.1 |
Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) |
7,0 |
N |
4.5.2 |
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị) |
8,0 |
N |
4.6 |
Công trình hàng hải |
|
|
4.6.1 |
Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) cấp III trở lên |
10,0 |
N |
4.6.2 |
Công trình hàng hải khác cấp II trở lên |
10,0 |
N |
4.7 |
Công trình hàng không |
|
|
4.7.1 |
Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay) |
3,0 |
N |
4.8 |
Tuyến cáp treo và nhà ga |
|
|
4.8.1 |
Để vận chuyển người mọi cấp |
5,0 |
N |
4.8.2 |
Để vận chuyển hàng hóa cấp II trở lên |
4,0 |
N |
5 |
CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
|
|
5.1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
5.1.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
5,0 |
N |
5.1.2 |
Hồ chứa nước cấp III trở lên |
8,0 |
N |
5.1.3 |
Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác cấp III trở lên |
10,0 |
N |
5.2 |
Công trình đê điều mọi cấp |
10,0 |
N |
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu về loại mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục này.
b) Mức khấu trừ bảo hiểm:
Mức khấu trừ bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng áp dụng theo bảng sau hoặc bằng 5% giá trị tổn thất, tùy theo số nào lớn hơn:
Đơn vị: triệu đồng
Giá trị bảo hiểm |
Mức khấu trừ loại "M" |
Mức khấu trừ loại "N" |
||
Đối với rủi ro thiên tai |
Đối với rủi ro khác |
Đối với rủi ro thiên tai |
Đối với rủi ro khác |
|
Tới 10.000 20.000 100.000 600.000 700.000 1.000.000 |
100 150 200 300 500 700 |
20 30 60 80 100 200 |
150 200 300 500 700 1.000 |
40 40 80 150 200 400 |
2. Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
3. Đối với công trình xây dựng chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục I Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
II. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM CÓ BAO GỒM CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN PHẦN CÔNG VIỆC LẮP ĐẶT CHIẾM TỪ 50% TRỞ LÊN TỔNG GIÁ TRỊ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỢC BẢO HIỂM
1. Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng
a) Mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Mã hiệu |
Hạng mục công trình, loại thiết bị lắp đặt vào công trình |
Phí bảo hiểm (‰ theo giá trị hạng mục công trình, loại thiết bị lắp đặt vào công trình) |
Mức khấu trừ (loại) |
1 |
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG |
|
|
|
- Nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác cấp III trở lên; - Công trình công cộng: + Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu cấp III trở lên; + Công trình y tế cấp III trở lên; + Công trình thể thao: Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài cấp III trở lên; + Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương cấp III trở lên; + Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị cấp III trở lên; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự cấp II trở lên; + Công trình dịch vụ: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác cấp III trở lên; + Công trình trụ sở, văn phòng làm việc: Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc cấp III trở lên; + Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp: Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác cấp III trở lên; + Công trình phục vụ dân sinh khác: Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh cấp II trở lên |
|
|
1.1 |
Lắp đặt nói chung |
1,9 |
M |
1.2 |
Thiết bị sưởi |
1,7 |
M |
1.3 |
Thiết bị điều hòa không khí |
2,0 |
M |
1.4 |
Thang máy nâng và thang máy cuốn |
1,9 |
M |
1.5 |
Thiết bị bếp |
2,3 |
M |
1.6 |
Thiết bị y tế |
2,0 |
M |
1.7 |
Thiết bị khử trùng |
2,0 |
M |
1.8 |
Thiết bị làm lạnh |
1,7 |
M |
1.9 |
Thiết bị ánh sáng |
1,7 |
M |
1.10 |
Rạp chiếu phim, phòng quay truyền hình, quay phim |
1,9 |
M |
1.11 |
Cáp treo |
4,0 |
N |
2 |
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP |
|
|
2.1 |
Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên |
|
|
2.1.1 |
Ngành vật liệu xây dựng nói chung |
2,3 |
N |
2.1.2 |
Nhà máy xi-măng |
2,6 |
N |
2.1.3 |
Nhà máy bê tông |
2,3 |
N |
2.1.4 |
Nhà máy gạch |
2,6 |
N |
2.1.5 |
Nhà máy clinke |
2,4 |
N |
2.1.6 |
Nhà máy ngói, tấm lợp fibro xi-măng |
3,0 |
N |
2.1.7 |
Nhà máy gạch ốp lát |
2,7 |
N |
2.2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo cấp III trở lên |
|
|
2.2.1 |
Sắt và thép |
|
|
2.2.1.1 |
Nhà máy luyện kim |
3,2 |
N |
2.2.1.2 |
Nhà máy luyện gang (sản xuất gang thỏi) |
3,4 |
N |
2.2.1.3 |
Nhà máy sản xuất phôi thép |
3,4 |
N |
2.2.1.4 |
Nhà máy cán thép nói chung |
3,1 |
N |
2.2.1.5 |
Nhà máy cán thép - cán nóng |
3,2 |
N |
2.2.1.6 |
Nhà máy cán thép - cán nguội (Thép tấm cỡ mỏng) |
3,2 |
N |
2.2.1.7 |
Xưởng đúc |
2,9 |
N |
2.2.2 |
Các kim loại không chứa sắt |
|
|
2.2.2.1 |
Nhà máy luyện kim nói chung |
3,4 |
N |
2.2.2.2 |
Nhà máy luyện nhôm |
3,2 |
N |
2.2.2.3 |
Nhà máy cán nói chung |
3,1 |
N |
2.2.2.4 |
Nhà máy cán nóng |
3,1 |
N |
2.2.2.5 |
Nhà máy cán nguội |
2,9 |
N |
2.2.2.6 |
Xưởng đúc |
2,9 |
N |
2.2.3 |
Công nghiệp sản xuất kim loại khác |
3,4 |
N |
2.3 |
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản cấp III trở lên |
|
|
2.3.1 |
Thiết bị khai thác mỏ lộ thiên |
3,5 |
N |
2.3.2 |
Thiết bị khai thác than lộ thiên |
3,2 |
N |
2.3.3 |
Thiết bị khai thác quặng lộ thiên |
3,2 |
N |
2.3.4 |
Thiết bị nạo vét hạng nặng trong khai thác mỏ lộ thiên |
2,8 |
N |
2.3.5 |
Thiết bị chế biến quặng kim loại |
3,0 |
N |
2.3.6 |
Thiết bị khác |
3,2 |
N |
2.4 |
Công trình dầu khí cấp III trở lên |
|
|
2.4.1 |
Nhà máy lọc dầu, chế biến khí; nhà máy lọc hóa dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn), sản xuất sản phẩm hóa dầu, dung dịch khoan, hóa phẩm dầu khí; tuyến đường ống dẫn dầu, khí; khu trung chuyển dầu, khí |
6,0 |
N |
2.4.2 |
Kho xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu |
2,3 |
N |
2.5 |
Công trình năng lượng cấp III trở lên |
|
|
2.5.1 |
Nhà máy nhiệt điện - than đá, dầu, than non (nhiệt độ hơi tới 5400C) |
|
|
2.5.1.1 |
Tới 10 MW một máy |
4,1 |
N |
2.5.1.2 |
Tới 50 MW một máy |
4,2 |
N |
2.5.1.3 |
Tới 150 MW một máy |
4,4 |
N |
2.5.1.4 |
Tới 300 MW một máy |
5,0 |
N |
2.5.2 |
Turbin hơi nước (nhiệt độ hơi tới 5400C) |
|
|
2.5.2.1 |
Tới 50 MW |
3,7 |
N |
2.5.2.2 |
Tới 150 MW |
5,6 |
N |
2.5.2.3 |
Tới 300 MW |
6,0 |
N |
2.5.3 |
Máy phát trong nhà máy nhiệt điện |
|
|
2.5.3.1 |
Tới 180 MVA |
4,1 |
N |
2.5.3.2 |
Tới 400 MVA |
5,0 |
N |
2.5.4 |
Nồi hơi bao gồm cả phụ kiện thông thường |
2,6 |
N |
2.5.5 |
Nồi hơi dạng ống (nhiệt độ hơi tới 5400C) |
|
|
2.5.5.1 |
Tới 50 tấn/giờ |
2,4 |
N |
2.5.5.2 |
Tới 200 tấn/giờ |
2,6 |
N |
2.5.5.3 |
Tới 1.000 tấn/giờ |
2,9 |
N |
2.5.6 |
Các loại nồi hơi khác |
|
|
2.5.6.1 |
Tới 75 tấn/giờ |
3,1 |
N |
2.5.6.2 |
Tới 150 tấn/giờ |
3,9 |
N |
2.5.7 |
Nồi hơi cấp nhiệt |
2,4 |
N |
2.5.8 |
Ống dẫn hơi |
2,2 |
M |
2.5.9 |
Nhà máy điện Diezen |
|
|
2.5.9.1 |
Tới 5.000 KW/máy |
3,6 |
M |
2.5.9.2 |
Tới 10.000 KW/máy |
3,8 |
N |
2.5.10 |
Máy phát trong nhà máy điện Diezen tới 12 MVA |
3,8 |
N |
2.5.11 |
Động cơ Diezen trong nhà máy điện Diezen tới 5.000 KW |
|
|
2.5.11.1 |
- Lắp đặt |
2,8 |
N |
2.5.11.2 |
- Tháo dỡ |
3,9 |
N |
2.5.12 |
Trạm phân phối điện |
|
|
2.5.12.1 |
Tới 100 KV |
2,6 |
N |
2.5.12.2 |
Trên 100 KV |
3,0 |
N |
2.5.13 |
Máy biến thế |
|
|
2.5.13.1 |
Tới 10 MVA |
3,1 |
N |
2.5.13.2 |
Tới 50 MVA |
3,5 |
N |
2.5.13.3 |
Tới 100 MVA |
4,0 |
N |
2.5.13.4 |
Tới 250 MVA |
4,4 |
N |
2.5.13.5 |
Tới 400 MVA |
4,8 |
N |
2.5.14 |
Nhà máy điện dùng tua-bin khí công nghiệp |
|
|
2.5.14.1 |
Tới 40 MW/máy |
4,9 |
N |
2.5.14.2 |
Tới 60 MW/máy |
5,3 |
N |
2.5.15 |
Cải tạo và xây dựng mới lưới điện |
3,2 |
N |
2.5.16 |
Sản xuất, gia công các thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử; thiết bị điện |
3,5 |
N |
2.5.17 |
Nhà máy phong điện, thủy điện, quang điện |
4,5 |
N |
2.6 |
Công trình hóa chất cấp III trở lên |
|
|
2.6.1 |
Công trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
|
|
2.6.1.1 |
Nhà máy sản xuất phân bón - loại thông thường |
2,5 |
N |
2.6.1.2 |
Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
2,0 |
N |
2.6.2 |
Công trình hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo |
|
|
2.6.2.1 |
Nhà máy chế biến vật dụng bằng chất dẻo |
2,7 |
N |
2.6.2.2 |
Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm |
2,5 |
N |
2.6.2.3 |
Nhà máy sản xuất sơn |
2,5 |
N |
2.6.2.4 |
Nhà máy sản xuất thuốc thú y |
2,5 |
N |
2.6.2.5 |
Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa, hạt nhựa |
2,7 |
N |
2.6.2.6 |
Nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia |
2,5 |
N |
2.6.2.7 |
Nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ |
4,5 |
N |
2.6.2.8 |
Nhà máy thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ, kho chứa hóa chất |
4,5 |
N |
2.6.2.9 |
Cơ sở sản xuất muối từ nước biển |
4,0 |
N |
2.6.3 |
Công nghiệp hóa chất khác |
2,7 |
N |
2.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ cấp III trở lên |
|
|
2.7.1 |
Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
2.7.1.1 |
Nhà máy sản xuất lương thực, thực phẩm |
1,7 |
M |
2.7.1.2 |
Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm |
1,5 |
M |
2.7.1.3 |
Nhà máy chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản |
1,9 |
M |
2.7.1.4 |
Nhà máy sản xuất đường |
2,9 |
M |
2.7.1.5 |
Nhà máy sản xuất cồn, rượu |
1,9 |
M |
2.7.1.6 |
Nhà máy sản xuất bia |
1,8 |
M |
2.7.1.7 |
Nhà máy sản xuất nước giải khát |
1,8 |
M |
2.7.1.8 |
Nhà máy sản xuất bột ngọt |
1,8 |
M |
2.7.1.9 |
Nhà máy sản xuất, chế biến sữa |
1,7 |
M |
2.7.1.10 |
Thiết bị sản xuất dầu ăn |
1,8 |
M |
2.7.1.11 |
Nhà máy sản xuất bánh, kẹo |
1,8 |
M |
2.7.1.12 |
Nhà máy sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai |
1,8 |
M |
2.7.1.13 |
Công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc khác |
1,8 |
M |
2.7.2 |
Công trình chế biến nông sản |
|
|
2.7.2.1 |
Nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, chế biến nguyên liệu thuốc lá |
2,2 |
M |
2.7.2.2 |
Nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, tinh bột |
1,8 |
M |
2.7.2.3 |
Nhà máy chế biến chè, hạt điều, ca cao, cà phê, hạt tiêu |
1,8 |
M |
2.7.3 |
Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ |
|
|
2.7.3.1 |
Công nghiệp chế biến gỗ nói chung |
3,2 |
M |
2.7.3.2 |
Nhà máy sản xuất gỗ dán |
3,2 |
M |
2.7.3.3 |
Nhà máy sản xuất ván ép |
3,2 |
M |
2.7.3.4 |
Nhà máy sản xuất đồ dùng gia đình |
3,0 |
M |
2.7.3.5 |
Nhà máy cưa |
3,1 |
M |
2.7.3.6 |
Nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước |
3,2 |
M |
2.7.3.7 |
Nhà máy sản xuất gốm, sứ |
3,6 |
N |
2.7.3.8 |
Nhà máy sản xuất thủy tinh |
3,2 |
M |
2.7.4 |
Công trình sản xuất giấy và văn phòng phẩm |
|
|
2.7.4.1 |
Công nghiệp giấy và bao bì nói chung |
3,8 |
N |
2.7.4.2 |
Nhà máy sản xuất bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô |
3,8 |
N |
2.7.4.3 |
Thiết bị chế biến bột giấy và giấy từ nguyên liệu thô |
3,4 |
N |
2.7.4.4 |
Nhà máy sản xuất giấy và bao bì |
3,8 |
N |
2.7.4.5 |
Nhà máy gia công giấy và bao bì |
3,4 |
N |
2.7.4.6 |
Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm |
3,8 |
N |
2.7.5 |
Công trình về dệt nhuộm và may mặc |
|
|
2.7.5.1 |
Công nghiệp dệt nói chung |
2,3 |
M |
2.7.5.2 |
Nhà máy sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo |
2,0 |
M |
2.7.5.3 |
Nhà máy dệt không nhuộm |
2,3 |
M |
2.7.5.4 |
Thiết bị giặt là công nghiệp |
2,1 |
M |
2.7.5.5 |
Thiết bị nhuộm, tẩy |
2,2 |
M |
2.7.5.6 |
Thiết bị sấy khô |
2,3 |
M |
2.7.5.7 |
Nhà máy dệt có nhuộm |
2,3 |
M |
2.7.5.8 |
Nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may |
2,3 |
M |
2.7.6 |
Cơ sở chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi |
|
|
2.7.6.1 |
Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi nói chung |
1,8 |
M |
2.7.6.2 |
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi |
1,7 |
M |
2.7.6.3 |
Cơ sở chăn nuôi gia súc |
2,0 |
M |
2.7.6.4 |
Cơ sở chăn nuôi gia cầm |
2,0 |
M |
2.7.6.5 |
Cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã |
2,3 |
M |
2.7.6.6 |
Cơ sở nuôi trồng thủy sản |
2,7 |
M |
2.7.6.7 |
Cơ sở nuôi quảng canh |
2,6 |
M |
2.7.7 |
Công trình công nghiệp nhẹ khác |
|
|
2.7.7.1 |
Nhà máy chế biến cao su, mủ cao su, nhà máy sản xuất săm lốp cao su |
3,0 |
N |
2.7.7.2 |
Nhà máy sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế |
3,0 |
N |
2.7.7.3 |
Nhà máy sản xuất giầy dép |
3,0 |
N |
2.7.7.4 |
Cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in |
2,2 |
M |
2.7.7.5 |
Nhà máy sản xuất ắc quy, pin |
3,0 |
N |
2.7.7.6 |
Cơ sở thuộc da |
2,2 |
M |
2.7.7.7 |
Nhà máy sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp |
3,0 |
N |
2.7.8 |
Cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu |
2,6 |
N |
3 |
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT |
|
|
3.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
|
|
3.1.1 |
Xử lý cấp nước nói chung |
2,7 |
M |
3.1.2 |
Nhà máy nước |
2,5 |
M |
3.1.3 |
Công trình xử lý nước sạch |
2,4 |
M |
3.1.4 |
Hệ thống phân phối nước |
2,7 |
M |
3.1.5 |
Trạm bơm nước thô hoặc nước sạch hoặc tăng áp |
2,7 |
M |
3.2 |
Công trình thoát nước cấp II trở lên |
|
|
3.2.1 |
Hồ điều hòa |
6,5 |
N |
3.2.2 |
Trạm bơm nước mưa |
2,7 |
M |
3.2.3 |
Công trình xử lý nước thải |
2,4 |
M |
3.2.4 |
Trạm bơm nước thải |
2,7 |
M |
3.2.5 |
Công trình xử lý bùn |
2,7 |
M |
3.2.6 |
Xử lý thoát nước nói chung |
2,7 |
M |
3.2.7 |
Hệ thống thoát nước |
2,5 |
M |
3.2.8 |
Hệ thống chứa nước |
2,5 |
M |
3.2.9 |
Cải tạo hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước khu dân cư |
2,5 |
M |
3.3 |
Công trình xử lý chất thải rắn cấp II trở lên |
|
|
3.3.1 |
Cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường |
3,0 |
N |
3.3.2 |
Cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại; cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày trở lên |
3,3 |
N |
3.4 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp III trở lên: nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp |
|
|
3.4.1 |
Hệ thống thông tin nói chung |
1,9 |
M |
3.4.2 |
Tổng đài điện thoại |
1,5 |
M |
3.4.3 |
Cáp thông tin (bao gồm công việc đào đất) |
2,3 |
M |
3.4.4 |
Cáp thông tin (loại trừ công việc đào đất) |
1,9 |
M |
3.4.5 |
Thiết bị Radio và TV |
1,9 |
M |
3.4.6 |
Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS |
2,0 |
M |
3.5 |
Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng cấp II trở lên |
2,0 |
N |
3.6 |
Nhà để xe (ngầm và nổi), cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật cấp II trở lên |
|
|
3.6.1 |
Bãi đỗ xe ngầm |
2,5 |
N |
3.6.2 |
Bãi đỗ xe nổi |
1,5 |
N |
3.6.3 |
Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật |
3,5 |
N |
4 |
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG |
|
|
4.1 |
Đường bộ: đường ô tô cao tốc mọi cấp; đường ô tô, đường trong đô thị cấp III trở lên; bến phà cấp III trở lên; bến xe, cơ sở đăng kiểm, phương tiện giao thông đường bộ, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ cấp III trở lên |
|
|
4.1.1 |
Băng chuyền |
1,8 |
M |
4.1.2 |
Băng tải (trừ trong công nghiệp mỏ) |
1,8 |
M |
4.1.3 |
Đường xe cáp |
5,2 |
N |
4.1.4 |
Đường xe điện |
2,0 |
N |
4.2 |
Đường sắt mọi cấp: đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao), đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương; ga hành khách cấp III trở lên |
|
|
4.2.1 |
Hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) |
3,0 |
N |
4.2.2 |
Lắp ráp toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) |
2,3 |
N |
4.2.3 |
Xây dựng hệ thống xe lửa một đường ray (treo trên cao) |
3,0 |
N |
4.2.4 |
Hệ thống xe lửa 2 đường ray (trừ đường tàu điện 0140 và đường tàu điện ngầm 0150) |
2,7 |
M |
4.2.5 |
Lắp đặt toa xe và đầu máy của hệ thống xe lửa 2 đường ray |
2,3 |
M |
4.2.6 |
Xây dựng đường xe lửa 2 đường ray |
2,8 |
M |
4.2.7 |
Đường sắt bánh răng |
3,0 |
N |
4.3 |
Cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao cấp III trở lên |
|
|
4.3.1 |
Cầu đường bộ |
4,0 |
N |
4.3.2 |
Cầu bộ hành |
4,0 |
N |
4.3.3 |
Cầu đường sắt |
4,5 |
N |
4.3.4 |
Cầu phao |
6,7 |
N |
4.4 |
Hầm: hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ cấp III trở lên |
|
|
4.4.1 |
Hầm qua nước |
8,4 |
N |
4.4.2 |
Hầm qua đất |
8,0 |
N |
4.5 |
Công trình đường thủy nội địa cấp II trở lên |
|
|
4.5.1 |
Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) |
7,5 |
N |
4.5.2 |
Cảng sông tiếp nhận tàu |
7,5 |
N |
4.5.3 |
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H), nước chạy tàu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị) |
7,5 |
N |
4.6 |
Công trình hàng hải |
|
|
4.6.1 |
Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) cấp III trở lên |
7,5 |
N |
4.6.2 |
Các công trình hàng hải khác cấp II trở lên |
7,5 |
N |
4.7 |
Công trình hàng không mọi cấp: nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo hoạt động bay) |
|
|
4.7.1 |
Lắp đặt các thiết bị, máy móc ở sân bay |
2,8 |
N |
4.7.2 |
Lắp ráp máy bay |
3,0 |
N |
4.7.3 |
Cảng hàng không, sân bay (đường cất, hạ cánh, nhà ga hàng hóa, nhà ga hành khách) |
2,0 |
N |
4.7.4 |
Các công trình khác thuộc khu bay |
2,0 |
N |
5 |
CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
|
|
5.1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
5.1.1 |
Công trình cấp nước cấp II trở lên |
6,5 |
N |
5.1.2 |
Hồ chứa nước cấp III trở lên |
6,5 |
N |
5.1.3 |
Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác cấp III trở lên |
6,5 |
N |
5.2 |
Công trình đê điều mọi cấp |
10,0 |
N |
Ghi chú:
M, N là các ký hiệu quy định về loại mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Mục II Phụ lục này.
b) Mức khấu trừ bảo hiểm:
Mức khấu trừ bảo hiểm đối với công trình quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục này áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Phụ lục này.
2. Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
3. Đối với công trình xây dựng chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục II Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
MỨC PHÍ BẢO HIỂM, MỨC KHẤU TRỪ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
1. Đối với các công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ:
a) Mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Phí bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị hợp đồng tư vấn, cụ thể theo bảng sau:
Giá trị hợp
Giá trị công trình |
Đến 10 tỷ đồng |
Trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng |
Trên 20 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng |
Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng |
Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng |
Dưới 40 tỷ đồng |
1,20% |
1,52% |
- |
- |
- |
Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng |
0,85% |
1,12% |
1,19% |
- |
- |
Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng |
0,80% |
1,05% |
1,16% |
1,27% |
- |
Trên 80 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
0,75% |
0,95% |
1,07% |
1,18% |
1,34% |
Trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng |
0,70% |
0,88% |
0,99% |
1,11% |
1,25% |
Trên 120 tỷ đồng đến 160 tỷ đồng |
0,65% |
0,85% |
0,94% |
1,10% |
1,22% |
Trên 160 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng |
0,60% |
0,76% |
0,85% |
0,95% |
1,07% |
Trên 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng |
0,51% |
0,66% |
0,76% |
0,85% |
0,95% |
Trên 400 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng |
0,44% |
0,60% |
0,66% |
0,76% |
0,85% |
Trên 600 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng |
0,41% |
0,57% |
0,60% |
0,69% |
0,82% |
b) Mức khấu trừ:
Mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được tính bằng 1% giá trị hợp đồng tư vấn hoặc 100 triệu đồng, tùy theo số nào lớn hơn.
2. Đối với các công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị hợp đồng tư vấn trên 80 tỷ đồng hoặc các công trình không áp dụng mức phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Phụ lục này: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định này.
MỨC PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
1. Phí bảo hiểm cho thời hạn 1 năm (Chưa bao gồm thuế GTGT):
Loại nghề nghiệp (*) |
Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng) |
Loại 1 |
0,6 |
Loại 2 |
0,8 |
Loại 3 |
1,0 |
Loại 4 |
1,2 |
2. Phí bảo hiểm ngắn hạn
Thời hạn bảo hiểm |
Phí bảo hiểm/người (Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm) |
Đến 3 tháng |
40 |
Từ trên 3 đến 6 tháng |
60 |
Từ trên 6 đến 9 tháng |
80 |
Từ trên 9 đến 12 tháng |
100 |
(*) Phân loại nghề nghiệp:
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
BẢNG QUY ĐỊNH TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
A. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG 100% GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
1. Chết |
2. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật |
B. CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG BỘ PHẬN
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
I. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh |
% |
1. Tổn thương xương sọ |
|
1.1. Chạm sọ |
6 - 10 |
1.2. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ dưới 3 cm, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
11 - 15 |
1.3. Mẻ sọ đường kính hoặc chiều dài chỗ mẻ từ 3 cm trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
16 - 20 |
1.4. Mất xương bản ngoài, diện tích dưới 3 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng |
16 - 20 |
1.5. Mất xương bản ngoài, diện tích từ 3 cm² trở lên, điện não có ổ tổn thương tương ứng |
21 - 25 |
1.6. Khuyết sọ đáy chắc diện tích dưới 3 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng |
21 - 25 |
1.7. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 3 đến 5 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng |
26 - 30 |
1.8. Khuyết sọ đáy chắc diện tích từ 5 đến 10 cm² điện não có ổ tổn thương tương ứng |
31 - 35 |
1.9. Khuyết sọ đáy chắc diện tích trên 10 cm², điện não có ổ tổn thương tương ứng |
36 - 40 |
Ghi chú (Mục 1.1 đến 1.9) Nếu điện não không có ổ tổn thương lấy tỷ lệ tổn thương có kích thước nhỏ hơn liền kề |
|
1.10. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích dưới 2 cm² |
26 - 30 |
1.11. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích từ 2 đến 5 cm² |
31 - 35 |
1.12. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 5 đến 10 cm² |
36 - 40 |
1.13. Khuyết sọ đáy phập phồng diện tích trên 10 cm² |
41 - 45 |
1.14. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý không có di chứng thần kinh |
21 - 25 |
1.15. Máu tụ ngoài màng cứng và/hoặc dưới màng cứng đã xử lý còn ổ dịch không có di chứng thần kinh |
26 - 30 |
2. Ổ khuyết não, ổ tổn thương não không có di chứng chức năng hệ thần kinh |
|
2.1. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước dưới 2 cm² |
31 - 35 |
2.2. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước từ 2 đến 5 cm² |
36 - 40 |
2.3. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 5 đến 10 cm² |
41 - 45 |
2.4. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não kích thước trên 10 cm² |
51 - 55 |
2.5. Ổ khuyết hoặc ổ tổn thương não thông hoặc gây biến đổi hình thể não thất |
56 - 60 |
2.6. Chấn thương - vết thương não gây rò động - tĩnh mạch không gây di chứng chức năng (Nếu gây di chứng chức năng tính theo tỷ lệ di chứng) |
21 - 25 |
3. Dị vật trong não (mảnh kim khí, xương vụn, nốt vôi hóa...) không có di chứng chức năng hệ thần kinh |
|
3.1. Một dị vật |
21 - 25 |
3.2. Từ hai dị vật trở lên |
26 - 30 |
4. Tổn thương não gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh |
|
4.1. Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật |
100 |
4.2. Liệt |
|
4.2.1. Liệt tứ chi mức độ nhẹ |
61 - 65 |
4.2.2. Liệt tứ chi mức độ vừa |
81 - 85 |
4.2.3. Liệt tứ chi mức độ nặng |
91 - 95 |
4.2.4. Liệt hoàn toàn tứ chi |
99 |
4.2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ |
36 - 40 |
4.2.6. Liệt nửa người mức độ vừa |
61 - 65 |
4.2.7. Liệt nửa người mức độ nặng |
71 - 75 |
4.2.8. Liệt hoàn toàn nửa người |
85 |
4.2.9. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nhẹ |
36 - 40 |
4.2.10. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ vừa |
61 - 65 |
4.2.11. Liệt hai tay hoặc hai chân mức độ nặng |
76 - 80 |
4.2.12. Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân |
86 - 90 |
4.2.13. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nhẹ |
21 - 25 |
4.2.14. Liệt một tay hoặc một chân mức độ vừa |
36 - 40 |
4.2.15. Liệt một tay hoặc một chân mức độ nặng |
51 - 55 |
4.2.16. Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân |
61 - 65 |
Ghi chú: Mục 4.2.9 đến 4.2.16: Liệt chi trên lấy tỷ lệ tối đa, liệt chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu |
|
4.3. Rối loạn ngôn ngữ |
|
4.3.1. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ |
16 - 20 |
4.3.2. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ vừa |
31 - 35 |
4.3.3. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nặng |
41 - 45 |
4.3.4. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ rất nặng |
51 - 55 |
4.3.5. Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca hoàn toàn |
61 |
4.3.6. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nhẹ |
16 - 20 |
4.3.7. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ vừa |
31 - 35 |
4.3.8. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ nặng |
41 - 45 |
4.3.9. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ rất nặng |
51 - 55 |
4.3.10. Mất hiểu lời kiểu Wernicke mức độ hoàn toàn |
65 |
4.3.11. Mất đọc |
41 - 45 |
4.3.12. Mất viết |
41 - 45 |
4.4. Quên (không chú ý) sử dụng nửa người |
31 - 35 |
4.5. Tổn thương ngoại tháp (Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, Tiểu não, run) |
|
4.5.1. Mức độ nhẹ |
26 - 30 |
4.5.2. Mức độ vừa |
61 - 65 |
4.5.3. Mức độ nặng |
81 - 85 |
4.5.4. Mức độ rất nặng |
91 - 95 |
4.6. Tổn thương não gây di chứng chức năng cơ quan khác (thị lực, thính lực... tính theo tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng) |
|
5. Tổn thương tủy |
|
5.1. Tổn thương tủy toàn bộ kiểu khoanh đoạn |
|
5.1.1. Tổn thương nón tủy không hoàn toàn |
36 - 40 |
5.1.2. Tổn thương nón tủy toàn bộ (mất cảm giác vùng đáy chậu, rối loạn cơ tròn, không liệt hai chi dưới) |
55 |
5.1.3. Tổn thương tủy thắt lưng toàn bộ kiểu khoanh đoạn |
96 |
5.1.4. Tổn thương tủy ngực toàn bộ kiểu khoanh đoạn |
97 |
5.1.5. Tổn thương tủy cổ toàn bộ kiểu khoanh đoạn |
99 |
5.1.6. Tổn thương nửa tủy toàn bộ (hội chứng Brown-Sequard, tủy cổ C4 trở lên) |
89 |
5.2. Tổn thương tủy gây liệt đơn thuần: Tỷ lệ tính theo Mục 4.2 |
|
5.3. Tổn thương tủy gây mất cảm giác kiểu đường dẫn truyền |
|
5.3.1. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống |
26 - 30 |
5.3.2. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) một bên từ ngực trở xuống (dưới khoanh đoạn ngực T5) |
31 - 35 |
5.3.3. Tổn thương tủy gây giảm cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người |
31 - 35 |
5.3.4. Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác (nông hoặc sâu) nửa người |
45 |
6. Tổn thương rễ, đám rối, dây thần kinh |
|
6.1. Tổn thương rễ thần kinh |
|
6.1.1. Tổn thương không hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên |
3 - 5 |
6.1.2. Tổn thương hoàn toàn một rễ (trừ các rễ C4, C5, C6, C7, C8, T1, L5, S1) một bên |
9 |
6.1.3. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên |
11 - 15 |
6.1.4. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: C4, C5, C6, C7, C8, T1 một bên |
21 |
6.1.5. Tổn thương không hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên |
16 - 20 |
6.1.6. Tổn thương hoàn toàn một trong các rễ: L5, S1 một bên |
26 - 30 |
6.1.7. Tổn thương không hoàn toàn đuôi ngựa (có rối loạn cơ tròn) |
61 - 65 |
6.1.8. Tổn thương hoàn toàn đuôi ngựa |
90 |
6.2. Tổn thương đám rối thần kinh một bên |
|
6.2.1. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cổ |
11 - 15 |
6.2.2. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cổ |
21 - 25 |
6.2.3. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất giữa |
26 - 30 |
6.2.4. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất dưới |
46 - 50 |
6.2.5. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhất trên |
51 - 55 |
6.2.6. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước trong |
46 - 50 |
6.2.7. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì trước ngoài |
46 - 50 |
6.2.8. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay - tổn thương thân nhì sau |
51 - 55 |
6.2.9. Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay |
65 |
6.2.10. Tổn thương không hoàn toàn đám rối thắt lưng (có tổn thương thần kinh đùi) |
26 - 30 |
6.2.11. Tổn thương hoàn toàn đám rối thắt lưng |
41 - 45 |
6.2.12. Tổn thương không hoàn toàn đám rối cùng |
36 - 40 |
6.2.13. Tổn thương hoàn toàn đám rối cùng |
61 |
6.3. Tổn thương dây thần kinh một bên |
|
6.3.1. Tổn thương không hoàn toàn các dây thần kinh cổ |
11 - 15 |
6.3.2. Tổn thương hoàn toàn các dây thần kinh cổ |
21 - 25 |
6.3.3. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh trên vai |
3 - 5 |
6.3.4. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh trên vai |
11 |
6.3.5. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh dưới vai |
3 - 5 |
6.3.6. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh dưới vai |
11 |
6.3.7. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh ngực dài |
5 - 9 |
6.3.8. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh ngực dài |
11 - 15 |
Ghi chú: Mục 6.3.7 và 6.3.8 Nữ được tính tỷ lệ tối đa, Nam: tỷ lệ tối thiểu |
|
6.3.9. Tổn thương một dây thần kinh liên sườn |
6 - 10 |
6.3.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mũ |
16 - 20 |
6.3.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mũ |
31 - 35 |
6.3.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh cơ bì |
11 - 15 |
6.3.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cơ bì |
26 - 30 |
6.3.14. Tổn thương nhánh thần kinh quay |
11 - 15 |
6.3.15. Tổn thương bán phần thần kinh quay |
26 - 30 |
6.3.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh quay |
41 - 45 |
6.3.17. Tổn thương nhánh thần kinh trụ |
11 - 15 |
6.3.18. Tổn thương bán phần thần kinh trụ |
21 - 25 |
6.3.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ |
31 - 35 |
6.3.20. Tổn thương nhánh thần kinh giữa |
11 - 15 |
6.3.21. Tổn thương bán phần thần kinh giữa |
21 - 25 |
6.3.22. Tổn thương hoàn toàn thần kinh giữa |
31 - 35 |
6.3.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cánh tay bì trong |
11 - 15 |
6.3.24. Tổn thương hoàn toàn thần kinh cẳng tay bì trong |
11 - 15 |
6.3.25. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới |
11 - 15 |
6.3.26. Tổn thương hoàn toàn thần kinh mông trên và mông dưới |
21 - 25 |
6.3.27. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh da đùi sau |
1 - 3 |
6.3.28. Tổn thương hoàn toàn thần kinh da đùi sau |
6 - 10 |
6.3.29. Tổn thương nhánh thần kinh đùi |
11 - 15 |
6.3.30. Tổn thương bán phần thần kinh đùi |
21 - 25 |
6.3.31. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi |
36 - 40 |
6.3.32. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh đùi - bì |
1 - 3 |
6.3.33. Tổn thương hoàn toàn thần kinh đùi - bì |
6 - 10 |
6.3.34. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh bịt |
6 - 10 |
6.3.35. Tổn thương hoàn toàn thần kinh bịt |
16 - 20 |
6.3.36. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi |
5 - 9 |
6.3.37. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sinh dục - đùi |
11 - 15 |
6.3.38. Tổn thương nhánh thần kinh hông to |
16 - 20 |
6.3.39. Tổn thương bán phần thần kinh hông to |
26 - 30 |
6.3.40. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông to |
41 - 45 |
6.3.41. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo ngoài |
6 - 10 |
6.3.42. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo ngoài |
16 - 20 |
6.3.43. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo ngoài |
26 - 30 |
6.3.44. Tổn thương nhánh thần kinh hông khoeo trong |
6 - 10 |
6.3.45. Tổn thương bán phần thần kinh hông khoeo trong |
11 - 15 |
6.3.46. Tổn thương hoàn toàn thần kinh hông khoeo trong |
21 - 25 |
6.4. Tổn thương thần kinh sọ một bên |
|
6.4.1. Tổn thương không hoàn toàn dây thần kinh sọ số I |
11 - 15 |
6.4.2. Tổn thương hoàn toàn dây thần kinh sọ số I |
21 - 25 |
6.4.3. Tổn thương dây thần kinh sọ số II: Áp dụng theo mức độ giảm thị lực trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác |
|
6.4.4. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số III |
11 - 15 |
6.4.5. Tổn thương bán phần thần kinh sọ số III |
21 - 25 |
6.4.6. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số III |
31 - 35 |
6.4.7. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IV |
3 - 5 |
6.4.8. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IV |
11 - 15 |
6.4.9. Tổn thương một nhánh thần kinh sọ số V |
6 - 10 |
6.4.10. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số V |
16 - 20 |
6.4.11. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số V |
26 - 30 |
6.4.12. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VI |
6 - 10 |
6.4.13. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VI |
16 - 20 |
6.4.14. Tổn thương nhánh thần kinh sọ số VII |
6 - 10 |
6.4.15. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số VII |
16 - 20 |
6.4.16. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số VII |
26 - 30 |
6.4.17. Tổn thương thần kinh sọ số VIII một bên: Áp dụng tỷ lệ di chứng Hội chứng Tiền đình và/hoặc mất thính lực |
|
6.4.18. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên |
11 - 15 |
6.4.19. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số IX một bên |
21 - 25 |
6.4.20. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên |
11 - 15 |
6.4.21. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số X một bên |
21 - 25 |
6.4.22. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên |
11 - 15 |
6.4.23. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XI một bên |
21 - 25 |
6.4.24. Tổn thương không hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên |
21 - 25 |
6.4.25. Tổn thương hoàn toàn thần kinh sọ số XII một bên |
36 - 40 |
II. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tim Mạch |
% |
1. Tổn thương tim |
|
1.1. Vết thương tổn thương van tim, cơ tim, vách tim |
|
1.1.1. Đã điều trị ổn định, chưa có biến chứng |
31 - 35 |
1.1.2. Có biến chứng nội khoa (Loạn nhịp, suy tim, phình hoặc giả phình thất...) |
|
1.1.2.1. Suy tim độ I hoặc các rối loạn nhịp tim điều trị nội khoa có kết quả |
36 - 40 |
1.1.2.2. Suy tim độ II |
41 - 45 |
1.1.2.3. Suy tim độ III hoặc rối loạn nhịp tim có chỉ định đặt máy tạo nhịp |
61 - 65 |
1.1.2.4. Suy tim độ IV |
71 - 75 |
1.2. Rối loạn nhịp tim sau chấn thương |
|
1.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt |
21 - 25 |
1.2.2. Điều trị nội khoa không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp |
|
1.2.2.1. Kết quả tốt |
21 - 25 |
1.2.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt |
41 - 45 |
1.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn |
31 - 35 |
1.3. Viêm màng ngoài tim co thắt, dày dính màng ngoài tim do chấn thương |
|
1.3.1. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật đạt kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF < 60%) |
31 - 35 |
1.3.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) |
41 - 45 |
1.4. Dị vật màng ngoài tim |
|
1.4.1. Chưa gây tai biến |
21 - 25 |
1.4.2. Có tai biến phải phẫu thuật |
|
1.4.2.1. Kết quả tốt (50% ≤ EF ≤ 60%) |
36 - 40 |
1.4.2.2. Kết quả hạn chế (EF dưới 50%) |
41 - 45 |
1.5. Dị vật cơ tim, vách tim, buồng tim, van tim |
|
1.5.1. Chưa gây biến chứng |
41 - 45 |
1.5.2. Gây tai biến (tắc mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim...) |
|
1.5.2.1. Kết quả điều trị ổn định từng đợt |
61 - 65 |
1.5.2.2. Kết quả điều trị hạn chế, đe dọa tính mạng |
81 |
Ghi chú: Nếu các tổn thương ở Mục 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 có suy tim thì áp dụng tỷ lệ mức độ suy tim |
|
2. Tổn thương Mạch |
|
2.1. Phình động, tĩnh mạch chủ chủ ngực, chủ bụng, hoặc thông động - tĩnh mạch chủ |
|
2.1.1. Chưa phẫu thuật |
31 - 35 |
2.1.2. Có biến chứng và có chỉ định phẫu thuật |
|
2.1.2.1. Kết quả tốt |
51 - 55 |
2.1.2.2. Kết quả hạn chế có biến chứng một cơ quan |
61 - 65 |
2.1.2.3. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, có chỉ định mổ lại |
81 |
2.1.2.4. Có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng, không có chỉ định mổ lại |
81 |
2.1.2.5. Nếu tổn thương như các Mục 2.1.2.2; 2.1.2.3; 2.1.2.4 mà gây tổn thương tạng phải xử lý hoặc liệt hai chi thì khi tính tỷ lệ sẽ cộng thêm (cộng lùi) các tỷ lệ tương ứng |
|
2.2. Vết thương mạch máu lớn (Động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi) |
|
2.2.1. Ở các chi, đã xử lý |
|
2.2.1.1. Kết quả tốt không có biểu hiện tắc mạch |
6 - 10 |
2.2.1.2. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối một đến hai chi |
11 - 15 |
2.2.1.3. Kết quả tương đối tốt có thiểu dưỡng nhẹ các cơ do động mạch chi phối từ ba chi trở lên |
21 - 25 |
2.2.1.4. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ một đến hai chi |
21 - 25 |
2.2.1.5. Kết quả hạn chế có biểu hiện teo cơ từ ba chi trở lên |
31 - 35 |
2.2.1.6. Kết quả xấu phải xử trí cắt cụt chi thì tính tỷ lệ phần chi cắt cụt tương ứng |
|
2.2.2. Vết thương động mạch cảnh |
|
2.2.2.1. Chưa có rối loạn về huyết động |
21 - 25 |
2.2.2.2. Có rối loạn về huyết động còn bù trừ |
41 - 45 |
2.2.2.3. Có rối loạn nặng về huyết động gây biến chứng ở các cơ quan mà động mạch chi phối: Áp dụng tỷ lệ tính theo các di chứng |
|
2.3. Hội chứng Wolkmann (co rút gân gấp dài các ngón tay do thiếu máu sau sang chấn, kèm theo có các dấu hiệu đau, phù nề, mất mạch quay) Tính theo tỷ lệ các ngón bị tổn thương theo tỷ lệ tổn thương tương ứng của hệ cơ xương khớp |
|
2.4. Giãn tĩnh mạch (là hậu quả của vết thương, chấn thương) |
|
2.4.1. Giãn tĩnh mạch chưa có biến chứng |
11 - 15 |
2.4.2. Phù và rối loạn dinh dưỡng, loét |
21 - 25 |
2.4.3. Biến chứng viêm tắc gây loét |
31 - 35 |
III. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Hô hấp |
% |
1. Tổn thương xương ức |
|
1.1. Tổn thương xương ức đơn thuần, không biến dạng hoặc biến dạng lồng ngực ít |
11 - 15 |
1.2. Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều |
16 - 20 |
2. Tổn thương xương sườn và thần kinh liên sườn |
|
2.1. Gãy một hoặc hai xương sườn, can tốt |
3 - 5 |
2.2. Gãy một hoặc hai xương sườn can xấu hoặc gãy ba đến năm xương sườn, can tốt |
6 - 9 |
2.3. Gãy ba đến năm xương sườn, can xấu hoặc gãy sáu xương sườn trở lên, can tốt |
11 - 15 |
2.4. Gãy sáu xương sườn trở lên, can xấu |
16 - 20 |
2.5. Mất đoạn hoặc cắt bỏ một hoặc hai xương sườn |
11 - 15 |
2.6. Mất đoạn hoặc cắt bỏ ba đến năm xương sườn |
16 - 20 |
2.7. Mất đoạn hoặc cắt bỏ sáu xương sườn trở lên |
21 - 25 |
Ghi chú: - Tỷ lệ từ Mục 2.1 đến 2.7 đã tính tổn thương thần kinh liên sườn - Tỷ lệ từ Mục 2.2 đến 2.7 đã tính cả lồng ngực biến dạng |
|
3. Tổn thương màng phổi |
|
3.1. Tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng |
3 - 5 |
3.2. Dị vật màng phổi đơn thuần |
16 - 20 |
3.3. Dị vật màng phổi gây biến chứng dày dính phế mạc: Áp dụng tỷ lệ tổn thương màng phổi Mục 3.4 hoặc Mục 3.5 hoặc Mục 3.6 tùy thuộc mức độ biến chứng |
|
3.4. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi dưới một phần tư diện tích hai phế trường |
21 - 25 |
3.5. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường |
26 - 30 |
3.6. Tổn thương màng phổi di chứng dày dính màng phổi trên một phần hai diện tích hai phế trường |
31 - 35 |
4. Tổn thương phổi |
|
4.1. Tổn thương nhu mô phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật nhưng không để lại di chứng |
6 - 10 |
4.2. Dị vật đơn thuần nhu mô phổi |
16 - 20 |
4.3. Tổn thương nhu mô phổi một bên đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần dưới một phần tư diện tích hai phế trường |
26 - 30 |
4.4. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần từ một phần tư đến một phần hai diện tích hai phế trường |
31 - 35 |
4.5. Tổn thương nhu mô phổi đã phẫu thuật, di chứng dày dính màng phổi đơn thuần trên một phần hai diện tích hai phế trường |
41 - 45 |
4.6. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ một đến hai phân thùy phổi |
26 - 30 |
4.7. Tổn thương nhu mô phổi gây xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên |
31 - 35 |
4.8. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi) |
21 - 25 |
4.9. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên |
31 - 35 |
4.10. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi |
56 - 60 |
5. Tổn thương khí quản, phế quản |
|
5.1. Tổn thương khí quản, phế quản đơn thuần |
16 - 20 |
5.2. Tổn thương khí quản, phế quản gây khó thở, không rối loạn giọng nói, tiếng nói và/hoặc không rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn hoặc hỗn hợp |
21 - 25 |
5.3. Tổn thương khí quản, phế quản đoạn trung thất gây khó thở và rối loạn giọng nói, tiếng nói |
26 - 30 |
5.4. Mổ phục hồi khí quản, phế quản sau tổn thương khí quản, phế quản hoặc sau cắt thùy phổi |
31 - 35 |
6. Tổn thương cơ hoành |
|
6.1. Tổn thương cơ hoành, không phải can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng |
3 - 5 |
6.2. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp bằng phẫu thuật, kết quả tốt |
21 - 25 |
6.3. Tổn thương cơ hoành phải can thiệp, kết quả không tốt phải phẫu thuật lại hoặc gây dày dính màng phổi |
26 - 30 |
7. Rối loạn thông khí phổi |
|
7.1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ |
11 - 15 |
7.2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình |
16 - 20 |
7.3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng |
31 - 35 |
8. Tâm phế mạn tính |
|
8.1. Mức độ 1: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường |
16 - 20 |
8.2. Mức độ 2: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1, độ 2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường |
31 - 35 |
8.3. Mức độ 3: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường |
51 - 55 |
8.4. Mức độ 4: có biểu hiện trên lâm sàng (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim |
81 |
IV. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiêu hóa |
% |
1. Tổn thương thực quản |
|
1.1. Khâu lỗ thủng thực quản không gây di chứng ảnh hưởng đến ăn uống |
31 |
1.2. Khâu lỗ thủng thực quản có di chứng gây ảnh hưởng đến ăn uống: chỉ ăn được thức ăn mềm |
41 - 45 |
1.3. Khâu lỗ thủng thực quản có biến chứng rò hoặc hẹp phải mổ lại, gây hẹp vĩnh viễn, chỉ ăn được chất lỏng |
61 - 65 |
1.4. Chít hẹp thực quản do chấn thương (mọi nguyên nhân: bỏng, chấn thương) gây chít hẹp phải mở thông dạ dày vĩnh viễn để ăn uống |
71 - 75 |
1.5. Phẫu thuật cắt thực quản |
|
1.5.1. Cắt một phần thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) |
61 |
1.5.2. Cắt toàn bộ thực quản (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản) |
81 |
2. Tổn thương dạ dày |
|
2.1. Thủng dạ dày đã xử lý |
|
2.1.1. Không gây biến dạng dạ dày |
26 - 30 |
2.1.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi |
41 - 45 |
2.1.3. Có viêm loét phải điều trị nội khoa |
36 - 40 |
2.1.4. Không biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa |
41 - 45 |
2.1.5. Có biến dạng dạ dày, có viêm phải điều trị nội khoa ổn định |
46 - 50 |
2.1.6. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa |
51 - 55 |
2.2. Cắt đoạn dạ dày, sau phẫu thuật không có biến chứng |
|
2.2.1. Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày |
51 - 55 |
2.2.2. Tổn thương phải cắt ba phần tư dạ dày trở lên |
61 - 65 |
2.3. Cắt đoạn dạ dày (như trong Mục 2.2), có biến chứng phải phẫu thuật lại |
71 - 75 |
2.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột non, cơ thể suy nhược nặng |
81 |
3. Tổn thương ruột non |
|
3.1. Tổn thương gây thủng |
|
3.1.1. Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí |
31 - 35 |
3.1.2. Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí |
36 - 40 |
3.2. Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét |
|
3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng |
41 - 45 |
3.2.2. Cắt đoạn hồi tràng |
51 - 55 |
3.3. Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa |
|
3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng |
51 - 55 |
3.3.2. Cắt đoạn thuộc hồi tràng |
61 |
3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng |
91 |
4. Tổn thương đại tràng |
|
4.1. Tổn thương thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí |
36 - 40 |
4.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí |
46 - 50 |
4.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại tràng |
51 - 55 |
4.2. Tổn thương phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.2.1. Cắt đoạn đại tràng |
51 - 55 |
4.2.2. Cắt nửa đại tràng phải |
61 - 65 |
4.2.3. Cắt nửa đại tràng trái |
71 |
4.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng |
81 |
4.3. Tổn thương cắt đoạn đại tràng phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
4.3.1. Cắt đoạn đại tràng |
66 - 70 |
4.3.2. Cắt nửa đại tràng phải |
75 |
4.3.3. Cắt nửa đại tràng trái |
81 |
4.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng |
85 |
5. Tổn thương trực tràng |
|
5.1. Thủng trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí |
36 - 40 |
5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí |
46 - 50 |
5.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài |
51 - 55 |
5.2. Tổn thương phải cắt trực tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.2.1. Tổn thương phải cắt bỏ một phần trực tràng |
51 - 55 |
5.2.2. Tổn thương phải cắt bỏ hoàn toàn trực tràng |
61 - 65 |
5.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
|
5.3.1. Thủng trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
61 - 65 |
5.3.2. Tổn thương phải cắt trực tràng có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn |
71 - 75 |
6. Tổn thương hậu môn |
|
6.1. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, không gây rối loạn đại tiện |
21 - 25 |
6.2. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn đã xử trí lần đầu, có di chứng gây rối loạn đại tiện |
|
6.2.1. Táo bón hoặc khó đại tiện |
31 - 35 |
6.2.2. Đại tiện không tự chủ |
41 - 45 |
6.3. Tổn thương cơ thắt hậu môn, ống hậu môn gây dò phải phẫu thuật lại |
|
6.3.1. Phẫu thuật có kết quả |
31 - 35 |
6.3.2. Phẫu thuật không có kết quả |
51 - 55 |
7. Tổn thương gan, mật |
|
7.1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt |
6 - 10 |
7.2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương |
|
7.2.1. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thùy gan |
36 - 40 |
7.2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thùy gan |
41 - 45 |
7.3. Cắt bỏ gan |
|
7.3.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV |
46 - 50 |
7.3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải |
61 |
7.3.3. Cắt bỏ gan phải, có rối loạn chức năng gan |
71 |
7.4. Dị vật nằm trong nhu mô gan |
|
7.4.1. Chưa gây tai biến |
11 - 15 |
7.4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác |
41 |
7.5. Tổn thương cắt bỏ túi mật |
31 |
7.6. Mổ xử lý ống mật chủ |
|
7.6.1. Kết quả tốt |
31 - 35 |
7.6.2. Kết quả không tốt |
41 - 45 |
7.6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật |
61 |
7.7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non |
61 |
7.8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật |
71 - 75 |
8. Tổn thương tụy |
|
8.1. Tổn thương tụy phải khâu |
|
8.1.1. Khâu đuôi tụy |
31 - 35 |
8.1.2. Khâu thân tụy |
36 - 40 |
8.1.3. Khâu đầu tụy |
41 - 45 |
8.2. Tổn thương phải phẫu thuật nối ống tụy - ruột non |
51 - 55 |
8.3. Tổn thương phải phẫu thuật cắt tụy |
|
8.3.1. Cắt đuôi tụy kết quả tốt |
41 - 45 |
8.3.2. Cắt đuôi tụy biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn |
61 |
8.3.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy |
81 |
8.3.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng rất gầy, suy mòn |
85 |
9. Tổn thương lách |
|
9.1. Tổn thương rách, vỡ lách, phẫu thuật điều trị vẫn bảo tồn được lách |
21 - 25 |
9.2. Cắt lách Nếu cắt lách gây biến chứng thiếu máu thì cộng lùi với tỷ lệ thiếu máu |
31 - 35 |
10. Các tổn thương khác của hệ tiêu hóa |
|
10.1. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng do tổn thương hoặc lấy dị vật |
|
10.1.1. Thăm dò đơn thuần hoặc lấy được dị vật trong ổ bụng, không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng |
21 - 25 |
10.1.2. Không lấy được dị vật trong ổ bụng và không phải can thiệp vào các cơ quan, phủ tạng |
26 - 30 |
10.2. Sau phẫu thuật ổ bụng (đã xác định tỷ lệ) nhưng có biến chứng dính tắc ruột... phải phẫu thuật lại |
|
10.2.1. Mổ gỡ dính lần thứ nhất |
21 - 25 |
10.2.2. Mổ gỡ dính lần thứ hai |
31 - 35 |
10.2.3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên |
41 - 45 |
10.3. Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo |
|
10.3.1. Khâu cầm máu đơn thuần |
26 - 30 |
10.3.2. Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối |
31 |
10.4. Tổn thương do vết thương phá hủy cơ thành bụng đơn thuần, phải phẫu thuật tái tạo lại thành bụng |
|
10.4.1. Phẫu thuật kết quả tốt |
21 - 25 |
10.4.2. Sau phẫu thuật còn sa lồi thành bụng |
26 - 30 |
10.4.3. Sau phẫu thuật còn thoát vị thành bụng |
31 - 35 |
V. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục |
% |
1. Thận |
|
1.1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng) |
|
1.1.1. Một thận |
6 - 10 |
1.1.2. Hai thận |
11 - 15 |
1.2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận |
|
1.2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận |
35 |
1.2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận |
|
1.3. Chấn thương thận - Mổ cắt thận |
|
1.3.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường |
21 - 25 |
1.3.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường |
45 |
1.3.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.3.1 hoặc 1.3.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại |
|
1.4. Dị vật trong thận chưa lấy ra |
|
1.4.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng |
11 - 15 |
1.4.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng |
21 - 25 |
1.4.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.4.1 hoặc 1.4.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng |
|
2. Niệu quản (một bên) |
|
2.1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5 cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả |
21 - 25 |
2.2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5 cm trở lên |
|
2.2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng |
26 - 30 |
2.2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng |
|
3. Bàng quang |
|
3.1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt |
26 - 30 |
3.2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: "hội chứng bàng quang nhỏ" (dung tích dưới 100 ml) |
41 - 45 |
3.3. Tạo hình bàng quang mới |
45 |
3.4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn |
61 |
4. Niệu đạo |
|
4.1. Điều trị kết quả tốt |
11 - 15 |
4.2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả |
31 - 35 |
4.3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả |
41 - 45 |
5. Tầng sinh môn |
|
5.1. Điều trị kết quả tốt |
1 - 5 |
5.2. Có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng |
|
5.2.1. Phẫu thuật kết quả tốt |
11 - 15 |
5.2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế |
31 - 35 |
5.2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả |
51 - 55 |
6. Tinh hoàn, Buồng trứng |
|
6.1. Mất một bên |
11 - 15 |
6.2. Mất cả hai bên |
36 - 40 |
7. Dương vật |
|
7.1. Mất một phần dương vật |
21 - 25 |
7.2. Mất hoàn toàn dương vật |
41 |
7.3. Sẹo dương vật |
|
7.3.1. Gây co kéo dương vật |
11 - 15 |
7.3.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt |
11 - 15 |
7.3.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt |
21 |
8. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn |
|
8.1. Đã có con |
41 |
8.2. Chưa có con |
51 - 55 |
9. Vú |
|
9.1. Mất một vú |
26 - 30 |
9.2. Mất hai vú |
41 - 45 |
10. Ống dẫn tinh, Vòi trứng |
|
10.1. Đứt một bên |
5 - 9 |
10.2. Đứt cả hai bên |
|
10.2.1. Đã có con |
15 |
10.2.2. Chưa có con |
36 - 40 |
11. Vết thương âm hộ, âm đạo và sẹo co kéo |
|
11.1. Trên 50 tuổi |
21 |
11.2. Dưới 50 tuổi |
31 - 35 |
VI. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Cơ - Xương - Khớp |
% |
1. Cánh tay và khớp vai |
|
1.1. Cụt hai chi trên |
|
1.1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay) |
82 |
1.1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia |
83 |
1.1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay |
83 |
1.1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay |
84 |
1.1.5. Tháo hai khớp khuỷu tay |
85 |
1.1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại |
85 |
1.1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia |
86 |
1.1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại |
87 |
1.1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại |
88 |
1.1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa - 1/3 dưới |
89 |
1.1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên |
91 |
1.1.12. Tháo hai khớp vai |
95 |
1.2. Cụt hai chi: một chi trên và một dưới, cùng bên hoặc khác bên |
|
1.2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kỳ đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên) |
83 |
1.2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay) |
84 |
1.2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay) |
86 |
1.2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại |
88 |
1.2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi |
91 |
1.2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên |
95 |
1.3. Cụt một chi trên và mù một mắt |
|
1.3.1. Tháo khớp cổ tay và mù một mắt |
82 |
1.3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt |
83 |
1.3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả |
84 |
1.3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả |
86 |
1.3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt |
87 |
1.3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả |
93 |
1.3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả |
95 |
1.4. Tháo một khớp vai |
72 |
1.5. Cụt một cánh tay |
|
1.5.1. Đường cắt 1/3 giữa |
61 - 65 |
1.5.2. Đường cắt 1/3 trên |
66 - 70 |
1.6. Gẫy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên) |
|
1.6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim Xquang xác định) |
41 - 45 |
1.6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa |
21 - 25 |
1.6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều |
31 - 35 |
1.7. Gẫy thân xương cánh tay một bên |
|
1.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường |
11 - 15 |
1.7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi |
21 - 25 |
1.7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động |
|
1.7.3.1. Ngắn dưới 3 cm |
26 - 30 |
1.7.3.2. Ngắn từ 3 cm trở lên |
31 - 35 |
1.7.4. Can xấu, hai đầu gẫy chồng nhau |
41 |
1.8. Gẫy đầu dưới xương cánh tay một bên |
|
1.8.1. Gẫy trên lồi cầu hoặc gẫy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu |
21 - 25 |
1.8.2. Gẫy như Mục 1.8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu |
|
1.8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp |
3 - 5 |
1.9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả |
|
1.9.1. Khớp giả chặt |
31 - 35 |
1.9.2. Khớp giả lỏng |
41 - 44 |
1.10. Tổn thương khớp vai một bên |
|
1.10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác) |
11 - 15 |
1.10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác) |
21 - 25 |
1.10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn |
31 - 35 |
1.11. Cứng khớp vai hoàn toàn |
|
1.11.1. Tư thế thuận: tư thế nghỉ - O° |
46 - 50 |
1.11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao |
51 - 55 |
1.12. Sai khớp vai cũ dễ tái phát (không còn điều trị hoặc điều trị không kết quả) |
21 - 25 |
1.13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên |
|
1.13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng |
51 - 55 |
1.13.2. Cứng cả ba khớp: vai - khuỷu - cổ tay |
61 |
2. Cẳng tay và khớp khuỷu tay |
|
2.1. Tháo một khớp khuỷu |
61 |
2.2. Cụt một cẳng tay |
|
2.2.1. Đường cắt 1/3 giữa |
51 - 55 |
2.2.2. Đường cắt 1/3 trên |
56 - 60 |
2.3. Cứng một khớp khuỷu |
|
2.3.1. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145° |
11 - 15 |
2.3.2. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 45° đến 90° |
26 - 30 |
2.3.3. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng 0° đến 45° |
31 - 35 |
2.3.4. Cẳng tay gấp - duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150° |
51 - 55 |
2.4. Gẫy hai xương cẳng tay |
|
2.4.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương |
|
2.4.1.1. Khớp giả chặt |
26 - 30 |
2.4.1.2. Khớp giả lỏng |
31 - 35 |
2.4.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường |
6 - 10 |
2.4.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3 cm |
26 - 30 |
2.4.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3 cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp - ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay |
31 - 35 |
2.4.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ |
31 - 35 |
2.5. Gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay |
|
2.5.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay) |
11 - 15 |
2.5.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay) |
21 - 25 |
2.5.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°) |
21 - 25 |
2.5.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa |
31 - 35 |
2.5.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại |
26 - 30 |
2.6. Gẫy thân xương quay |
|
2.6.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường |
6 - 10 |
2.6.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay - trụ và hạn chế chức năng sấp - ngửa |
21 - 25 |
2.6.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay |
|
2.6.3.1. Khớp giả chặt |
11 - 15 |
2.6.3.2. Khớp giả lỏng |
21 - 25 |
2.7. Gẫy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp - duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ |
21 - 25 |
2.8. Gẫy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau - Colles) |
|
2.8.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể |
8 |
2.8.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay |
11 - 15 |
2.9. Gẫy thân xương trụ |
|
2.9.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng |
6 - 10 |
2.9.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gẫy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay |
21 - 25 |
2.9.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả |
|
2.9.3.1. Khớp giả chặt |
11 - 15 |
2.9.3.2. Khớp giả lỏng |
16 - 20 |
2.10. Gẫy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng khớp khuỷu, cứng khớp: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu |
|
2.11. Gẫy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khuỷu hạn chế sấp - ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu |
|
2.12. Gẫy rời mỏm trâm quay hoặc trâm trụ làm yếu khớp cổ tay |
6 - 10 |
3. Bàn tay và khớp cổ tay |
|
3.1. Tháo khớp cổ tay một bên |
52 |
3.2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường) |
|
3.2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°) |
21 - 25 |
3.2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa |
31 - 35 |
3.2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa) |
26 - 30 |
3.3. Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên |
|
3.3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay |
5 - 9 |
3.3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2 |
|
3.4. Gẫy xương bàn tay |
|
3.4.1. Gẫy một - hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay - ngón tay |
6 - 10 |
3.4.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay |
16 - 20 |
3.4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều |
21 - 25 |
4. Ngón tay |
|
4.1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay |
|
4.1.1. Cụt (mất) năm ngón tay |
47 |
4.1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay |
50 |
4.2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay |
|
4.2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV |
45 |
4.2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác |
|
4.2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V) |
43 |
4.2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) |
43 |
4.2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II) |
43 |
4.2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) |
41 |
4.2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gẫy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay |
45 - 47 |
4.3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay |
|
4.3.1. Mất ngón I và hai ngón khác |
|
4.3.1.1. Mất các ngón I + II + III |
41 |
4.3.1.2. Mất các ngón I + II + IV |
39 |
4.3.1.3. Mất các ngón I + II + V |
39 |
4.3.1.4. Mất các ngón I + III + IV |
37 |
4.3.1.5. Mất các ngón I + III + V |
35 |
4.3.1.6. Mất các ngón I + IV + V |
35 |
4.3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I) |
|
4.3.2.1. Mất các ngón II + III + IV |
31 |
4.3.2.2. Mất các ngón II + III + V |
31 |
4.3.2.3. Mất các ngón II + IV + V |
29 |
4.3.3. Mất các ngón III + IV + V |
25 |
4.3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4 - 6% (cộng lùi) |
|
4.4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay |
|
4.4.1. Mất ngón I và một ngón khác |
|
4.4.1.1. Mất ngón I và ngón II |
35 |
4.4.1.2. Mất ngón I và ngón III |
33 |
4.4.1.3. Mất ngón I và ngón IV |
32 |
4.4.1.4. Mất ngón I và ngón V |
31 |
4.4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I) |
|
4.4.2.1. Mất ngón II và ngón III |
25 |
4.4.2.2. Mất ngón II và ngón IV |
23 |
4.4.2.3. Mất ngón II và ngón V |
21 |
4.4.3. Mất ngón tay III và ngón IV |
19 |
4.4.4. Mất ngón tay III và ngón V |
18 |
4.4.5. Mất ngón IV và ngón út V Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 - 4 % vào tỷ lệ mất ngón |
18 |
4.5. Cụt (mất) một ngón tay |
|
4.5.1. Ngón I (ngón cái) |
|
4.5.1.1. Cứng khớp liên đốt |
6 - 8 |
4.5.1.2. Hàn khớp đốt - bàn |
11 - 15 |
4.5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái |
11 - 15 |
4.5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai) |
11 - 15 |
4.5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn) |
21 - 25 |
4.5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I |
26 - 30 |
4.5.2. Ngón II (ngón trỏ) |
|
4.5.2.1. Cứng một khớp liên đốt |
3 - 5 |
4.5.2.2. Cứng khớp đốt - bàn |
7 - 9 |
4.5.2.3. Cứng các khớp liên đốt |
11 - 12 |
4.5.2.4. Mất đốt ba |
3 - 5 |
4.5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) |
6 - 8 |
4.5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn) |
11 - 15 |
4.5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn |
16 - 20 |
4.5.3. Ngón III (ngón giữa) |
|
4.5.3.1. Cứng một khớp liên đốt |
1 - 3 |
4.5.3.2. Cứng khớp đốt - bàn |
5 - 6 |
4.5.3.3. Cứng các khớp liên đốt |
7 - 9 |
4.5.3.4. Mất đốt ba |
1 - 3 |
4.5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) |
4 - 6 |
4.5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn) |
8 - 10 |
4.5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng |
11 - 15 |
4.5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn) |
|
4.5.4.1. Cứng một khớp liên đốt |
1 - 3 |
4.5.4.2. Cứng khớp ngón - bàn |
4 - 5 |
4.5.4.3. Cứng các khớp liên đốt |
6 - 8 |
4.5.4.4. Mất đốt ba |
1 - 3 |
4.5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3) |
4 - 6 |
4.5.4.6. Mất trọn ngón IV |
8 - 10 |
4.5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng |
11 - 15 |
4.5.5. Ngón V (ngón tay út) |
|
4.5.5.1. Cứng một khớp liên đốt |
1 - 2 |
4.5.5.2. Hàn khớp đốt ngón - bàn |
3 - 4 |
4.5.5.3. Cứng các khớp liên đốt |
5 - 6 |
4.5.5.4. Mất đốt ba |
1 - 3 |
4.5.5.5. Mất đốt hai và ba |
4 - 5 |
4.5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn) |
6 - 8 |
4.5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng |
11 - 15 |
4.6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay |
|
4.6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái) |
36 - 40 |
4.6.2. Cụt hai ngón II |
21 - 25 |
4.6.3. Cụt hai ngón III |
16 - 20 |
4.6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV |
16 - 20 |
4.6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V |
16 - 20 |
4.6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận) |
61 |
4.7. Gẫy xương một đốt ngón tay |
1 |
5. Xương đòn và xương bả vai |
|
5.1. Gẫy xương đòn (1/3 ngoài, giữa hoặc trong) |
|
5.1.1. Can liền tốt, không di chứng |
6 - 10 |
5.1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác |
16 - 20 |
5.2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn |
16 - 20 |
5.3. Sai khớp đòn - mỏm - bả |
11 - 15 |
5.4. Sai khớp ức - đòn |
11 - 15 |
5.5. Gẫy xương bả vai một bên do chấn thương |
|
5.5.1. Gẫy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương |
6 - 10 |
5.5.2. Gẫy vỡ ở ngành ngang |
11 - 15 |
5.5.3. Gẫy vỡ phần ổ khớp vai |
|
5.5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai |
16 - 20 |
5.5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn thương khớp vai |
|
6. Đùi và khớp háng |
|
6.1. Cụt hai chi dưới |
|
6.1.1. Tháo hai khớp cổ chân |
81 |
6.1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân |
83 |
6.1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân |
84 |
6.1.4. Tháo khớp gối hai bên |
85 |
6.1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia |
85 |
6.1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại |
86 |
6.1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại |
87 |
6.1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa |
87 |
6.1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên |
91 |
6.1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi |
92 |
6.1.11. Tháo hai khớp háng |
95 |
6.2. Cụt một chi dưới và mù một mắt |
|
6.2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu |
85 |
6.2.2. Cụt một đùi và mù một mắt |
87 |
6.2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt |
88 |
6.2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu |
91 |
6.2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả |
91 |
6.2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả |
95 |
6.3. Tháo một khớp háng |
72 |
6.4. Cụt một đùi |
|
6.4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa |
65 |
6.4.2. Đường cắt ở 1/3 trên |
67 |
6.4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn |
68 - 69 |
6.5. Gẫy đầu trên xương đùi |
|
6.5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ |
26 - 30 |
6.5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4 cm, chức năng khớp háng bị hạn chế |
31 - 35 |
6.5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4 cm |
41 - 45 |
6.5.4. Gẫy cổ xương đùi gây tiêu chỏm |
51 |
6.5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi |
|
6.5.5.1. Khớp giả chặt |
41 - 45 |
6.5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo |
51 |
6.6. Trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo |
35 |
6.7. Gẫy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định |
|
6.7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường |
21 |
6.7.2. Can liền xấu, trục lệch |
26 - 30 |
6.7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4 cm |
31 - 35 |
6.7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4 cm |
41 |
6.8. Gẫy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối Mục 7.11 trong bảng này |
|
6.9. Sai khớp háng kết quả điều trị |
|
6.9.1. Tốt |
6 - 10 |
6.9.2. Gây lỏng khớp háng |
21 - 25 |
6.10. Cứng một khớp háng sau chấn thương |
|
6.10.1. Chi ở tư thế thẳng trục |
|
6.10.1.1. Từ 0 - 90° |
21 - 25 |
6.10.1.2. Từ 0 đến 60° |
31 - 35 |
6.10.1.3. Từ 0 đến 30° |
41 - 45 |
6.10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo |
|
6.10.2.1. Từ 0 đến 90° |
31 - 35 |
6.10.2.2. Từ 0 đến 60° |
41 - 45 |
6.10.2.3. Từ 0 đến 30° |
46 - 50 |
6.11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương |
51 - 55 |
6.12. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới |
|
6.12.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối |
61 - 65 |
6.12.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân |
41 - 45 |
6.12.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối) |
66 - 70 |
6.12.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân |
61 - 65 |
6.12.5. Cứng ba khớp (gối và cổ chân) |
61 - 65 |
7. Cẳng chân và khớp gối |
|
7.1. Tháo một khớp gối |
61 |
7.2. Cụt một cẳng chân |
|
7.2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường |
|
7.2.1.1. Lắp được chân giả |
51 |
7.2.1.2. Không lắp được chân giả |
55 |
7.2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới |
|
7.2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt |
41 - 45 |
7.2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó |
46 - 50 |
7.3. Gãy hai xương cẳng chân |
|
7.3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi |
16 - 20 |
7.3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2 cm |
21 - 25 |
7.3.3. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm |
26 - 30 |
7.3.4. Di chứng như Mục 7.3.2 nhưng chi ngắn từ 5 cm trở lên |
31 - 35 |
7.4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả |
|
7.4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm |
31 - 35 |
7.4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm |
41 - 45 |
7.5. Gẫy thân xương chày một chân |
|
7.5.1. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi |
11 - 15 |
7.5.2. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2 cm |
16 - 20 |
7.5.3. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2 cm đến dưới 5 cm |
21 - 25 |
7.5.4. Gẫy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5 cm trở lên |
26 - 30 |
7.5.5. Gẫy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn |
21 - 25 |
7.6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả |
|
7.6.1. Khớp giả chặt |
21 - 25 |
7.6.2. Khớp giả lỏng |
31 - 35 |
7.7. Gẫy hoặc vỡ mâm chày |
|
7.7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng |
15 |
7.7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp: Áp dụng tổn thương khớp gối |
|
7.8. Gẫy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày |
6 - 10 |
7.9. Gẫy thân xương mác một chân |
|
7.9.1. Đường gẫy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt |
3 - 5 |
7.9.2. Gẫy đầu trên xương mác, can xấu |
5 - 7 |
7.9.3. Gẫy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu |
|
7.9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân |
6 - 10 |
7.9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ |
11 - 15 |
7.10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác |
11 - 15 |
7.11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp |
|
7.11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125° |
11 - 15 |
7.11.2. Tầm vận động từ 0° đến 90° |
16 - 20 |
7.11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45° |
26 - 30 |
7.11.4. Cứng khớp tư thế 0° |
36 - 40 |
7.12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt |
6 - 10 |
7.13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.14. Gẫy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối |
|
7.15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mãn tính |
16 - 20 |
7.15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp - duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 7.11 trong bảng này |
|
7.16. Dị vật khớp gối |
|
7.16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối |
11 - 15 |
7.16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại |
21 - 25 |
7.17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối |
|
7.17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt |
11 - 15 |
7.17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị |
21 - 25 |
7.17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt |
6 - 10 |
7.17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị |
11 - 15 |
Ghi chú: Tổn thương gẫy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng |
|
8. Bàn chân và khớp cổ chân |
|
8.1. Tháo khớp cổ chân một bên |
45 |
8.2. Tháo khớp hai cổ chân |
81 |
8.3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc) |
35 |
8.4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff) |
41 |
8.5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp |
|
8.5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°) |
21 |
8.5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân |
31 |
8.6. Đứt gân gót (gân Achilles ) |
|
8.6.1. Đã nối lại, không ngắn gân |
11 - 15 |
8.6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước |
21 - 25 |
8.6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn |
26 - 30 |
8.7. Cắt bỏ hoàn toàn xương gót |
31 - 35 |
8.8. Gẫy hoặc vỡ xương gót |
|
8.8.1. Vỡ tước một phần phía sau xương gót |
6 - 10 |
8.8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động |
11 - 15 |
8.8.3. Gẫy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau |
21 - 25 |
8.9. Cắt bỏ xương sên |
26 - 30 |
8.10. Gẫy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó |
16 - 20 |
8.11. Gẫy xương thuyền |
6 - 10 |
8.12. Gẫy/vỡ xương hộp |
11 - 15 |
8.13. Gẫy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân |
16 - 20 |
8.14. Tổn thương mắt cá chân |
|
8.14.1. Không ảnh hưởng khớp |
6 - 10 |
8.14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ cứng khớp cổ chân |
|
8.15. Gẫy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân |
|
8.15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng |
3 - 5 |
8.15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động |
11 - 15 |
8.16. Gẫy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân |
|
8.16.1. Gẫy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn |
16 - 20 |
8.16.2. Gẫy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động |
21 - 25 |
8.17. Mảnh kim khí nằm trong khe khớp cổ chân (chày - gót - sên) |
16 - 20 |
8.18. Còn nhiều mảnh kim khí nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động |
|
8.18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ |
11 - 15 |
8.18.2. Có từ 10 mảnh trở lên |
16 - 20 |
8.19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi |
16 - 20 |
8.20. Viêm khớp cổ chân mãn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân |
16 - 20 |
9. Ngón chân |
|
9.1. Cụt năm ngón chân |
26 - 30 |
9.2. Cụt bốn ngón chân |
|
9.2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) |
16 - 20 |
9.2.2. Cụt bốn ngón I + II + III + IV (còn lại ngón út) |
21 - 25 |
9.2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV) |
21 - 25 |
9.2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) |
21 - 25 |
9.3. Cụt ba ngón chân |
|
9.3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I |
11 - 15 |
9.3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I |
16 - 20 |
9.4. Cụt hai ngón chân |
|
9.4.1. Cụt hai ngón III + IV hoặc hai ngón III + V hoặc hai ngón IV + V |
6 - 10 |
9.4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I) |
11 - 15 |
9.4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác |
16 - 20 |
9.5. Cụt ngón chân I |
11 - 15 |
9.6. Cụt một ngón chân khác |
3 - 5 |
9.7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân) |
6 - 10 |
9.8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân) |
1 - 3 |
9.9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác |
2 - 4 |
9.10. Cứng khớp liên đốt ngón chân I |
|
9.10.1. Tư thế thuận |
3 - 5 |
9.10.2. Tư thế bất lợi |
7 - 9 |
9.11. Cứng khớp đốt - bàn của ngón chân I |
7 - 9 |
9.12. Cứng khớp đốt - bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác |
|
9.12.1. Cứng ở tư thế thuận |
1 - 3 |
9.12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng |
4 - 5 |
9.13. Gẫy xương một đốt ngón chân |
1 |
10. Chậu hông |
|
10.1. Gẫy gai chậu trước trên |
6 - 10 |
10.2. Gẫy mào chậu |
11 - 15 |
10.3. Gẫy một bên cánh chậu |
16 - 20 |
10.4. Gẫy xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu |
|
10.4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ |
31 - 35 |
10.4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ |
41 - 45 |
10.4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già |
41 - 45 |
10.5. Gẫy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới) |
16 - 20 |
10.6. Gẫy ngành ngang xương mu |
|
10.6.1. Gẫy ở một bên |
11 - 15 |
10.6.2. Gẫy cả hai bên |
16 - 20 |
10.7. Gẫy ổ chảo (Cotyle) khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng) |
21 - 25 |
10.8. Gẫy xương cụt không tổn thương thần kinh |
3 - 5 |
10.9. Gẫy xương cùng không tổn thương thần kinh |
5 - 7 |
11. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh |
|
11.1. Tổn thương cột sống cổ |
|
11.1.1. Tổn thương bản lề cổ - lưng |
26 - 30 |
11.1.2. Tổn thương đốt sống C1 và C2 |
31 - 35 |
11.1.3. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương |
|
11.1.3.1. Xẹp, viêm dính một - hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ - đầu (Gấp - duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 0 đến 20°) |
31 - 35 |
11.1.3.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cổ, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu (Trên 20° ở tất cả các động tác) |
41 - 45 |
11.2. Tổn thương cột sống lưng - thắt lưng |
|
11.2.1. Gẫy, xẹp thân một đốt sống |
21 - 25 |
11.2.2. Gẫy, xẹp thân hai hoặc ba đốt sống trở lên |
|
11.2.2.1. Xẹp thân hai đốt sống |
26 - 30 |
11.2.2.2. Xẹp ba đốt sống |
36 - 40 |
11.2.2.3. Xẹp trên ba đốt sống |
41 - 45 |
11.3. Gẫy, vỡ mỏm gai |
|
11.3.1. Của một đốt sống |
6 - 10 |
11.3.2. Của hai hoặc ba đốt sống |
16 - 20 |
11.3.3. Của trên ba đốt sống |
26 - 30 |
11.4. Gẫy, vỡ mỏm bên |
|
11.4.1. Của một đốt sống |
3 - 5 |
11.4.2. Của hai hoặc ba đốt sống |
11 - 15 |
11.4.3. Của trên ba đốt sống |
21 - 25 |
11.5. Viêm cột sống dính khớp do chấn thương cột sống |
|
11.5.1. Dính khớp cột sống giai đoạn I |
21 - 25 |
11.5.2. Dính khớp cột sống giai đoạn II |
41 - 45 |
11.5.3. Dính khớp cột sống giai đoạn II - III |
61 - 65 |
11.5.4. Dính khớp cột sống giai đoạn IV |
81 |
11.6. Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm |
|
11.6.1. Trượt một ổ không tổn thương thần kinh |
21 - 25 |
11.6.2. Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh Ghi chú: Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo thì được cộng 5 - 10% (cộng lùi) (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài, không tính loãng xương do tuổi) |
31 - 35 |
VII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Phần mềm và Bỏng |
% |
1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ |
|
1.1. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ 5% diện tích cơ thể |
3 |
1.2. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.3. Sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ trên 3% diện tích cơ thể trở lên |
16 - 20 |
1.4. Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ |
2 |
2. Sẹo vết thương phần mềm và sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan và thẩm mỹ |
|
2.1. Sẹo vùng Đầu - Mặt - Cổ |
|
2.1.1. Sẹo vùng da đầu có tóc |
|
2.1.1.1. Nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2 cm |
3 - 5 |
2.1.1.2. Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5 cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ năm sẹo trở lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5 cm |
7 - 9 |
2.1.1.3. Lột hoặc bỏng nửa da đầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau chấn thương kèm theo di chứng đau đầu |
26 - 30 |
2.1.1.4. Lột da đầu toàn bộ hoặc vết thương bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu |
31 - 35 |
2.1.2. Sẹo vùng mặt |
|
2.1.2.1. Sẹo đường kính dưới 5 cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ |
11 - 15 |
2.1.2.2. Sẹo đường kính 5 cm đến 10 cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ |
21 - 25 |
2.1.2.3. Sẹo đường kính trên 10 cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ |
31 - 35 |
2.1.3. Sẹo vùng cổ |
|
2.1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ |
5 - 9 |
2.1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ |
11 - 15 |
2.1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm - cổ - ngực) mất ngửa, quay cổ Ghi chú: Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam, nữ thanh niên chưa lập gia đình... tỷ lệ được cộng thêm 5 - 10% (cộng lùi) |
21 - 25 |
2.2. Sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại |
|
2.2.1. Diện tích sẹo từ 6% đến 8% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
2.2.2. Diện tích sẹo từ 9% đến 11% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
2.2.3. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 12% đến 17% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
2.2.4. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 18% đến 27% diện tích cơ thể |
26 - 30 |
2.2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 28% đến 35% diện tích cơ thể |
31 - 35 |
2.2.6. Diện tích sẹo vùng Lưng - Ngực - Bụng từ 36% diện tích cơ thể trở lên Ghi chú: - Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng 10% (cộng lùi) - Tổn thương mất núm vú ở nữ giới dưới 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú |
46 - 50 |
2.3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương - Khớp |
|
2.4. Sẹo một bên chi dưới gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương hệ Xương - Khớp |
|
Ghi chú: Tổn thương trong Mục 2.3 và 2.4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được cộng 2% đối với vùng da kín, và 5% đối với vùng da hở (cộng lùi). |
|
2.5. Sẹo vùng tầng sinh môn - sinh dục: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục |
|
3. Rối loạn trên vùng sẹo |
|
3.1. Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo |
|
3.1.1. Đường kính vết loét dưới 1,5 cm |
1 - 2 |
3.1.2. Đường kính vết loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm |
3 - 5 |
3.1.3. Đường kính vết loét từ 3 cm đến dưới 5 cm |
6 - 10 |
3.1.4. Đường kính vết loét từ 5 đến 10 cm |
16 - 20 |
3.1.5. Đường kính vết loét trên 10 cm |
21 - 25 |
3.2. Bỏng buốt, sẹo lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm: |
6 - 10 |
Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh. |
|
4. Mảnh kim khí ở phần mềm |
|
4.1. Còn mảnh kim khí không để lại di chứng |
1 - 3 |
4.2. Vết thương phần mềm còn mảnh kim khí gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó |
|
5. Tổn thương móng tay, móng chân |
|
5.1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi) |
|
5.1.1. Từ một đến ba móng |
1 - 4 |
5.1.2. Từ bốn đến năm móng |
6 - 10 |
5.2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi |
|
5.2.1. Từ một đến ba móng |
6 - 10 |
5.2.2. Từ bốn đến năm móng |
11 - 15 |
VIII. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan Thị giác |
% |
1. Tổn thương hai mắt ảnh hưởng đến thị lực |
|
1.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác |
|
1.2. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay từ 3 m trở xuống) |
81 - 85 |
1.3. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng |
87 |
1.4. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính) |
87 |
1.5. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng |
88 - 89 |
1.6. Khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả |
91 |
1.7. Khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả |
95 |
2. Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực |
|
2.1. Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác |
|
2.2. Mù một mắt (mắt còn lại bình thường), nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu |
41 |
2.3. Khoét bỏ nhãn cầu, lắp được mắt giả |
51 |
2.4. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ |
55 |
3. Đục nhân mắt do chấn thương |
|
3.1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% |
|
3.2. Đã mổ: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt. |
|
4. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt) |
|
4.1. Tắc lệ đạo, rò lệ đạo |
|
4.1.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật) |
6 - 10 |
4.1.2. Rò lệ đạo |
|
4.1.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt |
6 - 10 |
4.1.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật |
11 - 15 |
4.2. Khuyết xương thành hốc mắt |
11 - 15 |
4.3. Rò viêm xương thành hốc mắt |
11 - 15 |
4.4. Sẹo co kéo hở mi |
11 - 15 |
5. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác |
|
5.1. Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thùy chẩm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác |
|
5.2. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương) |
|
5.2.1. Thị trường còn khoảng 30° xung quanh điểm cố định |
|
5.2.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt |
6 - 10 |
5.2.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt |
21 - 25 |
5.2.2. Thị trường còn khoảng 10° xung quanh điểm cố định |
|
5.2.2.1. Ở một bên mắt |
21 - 25 |
5.2.2.2. Ở cả hai mắt |
61 - 65 |
5.3. Ám điểm trung tâm |
|
5.3.1. Ám điểm ở một bên mắt |
21 - 25 |
5.3.2. Ám điểm ở cả hai mắt |
41 - 45 |
5.4. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác) |
|
5.4.1. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm) |
|
5.4.1.1. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái) |
26 - 30 |
5.4.1.2. Bán manh khác bên phía mũi |
21 - 25 |
5.4.1.3. Bán manh khác bên phía hai thái dương |
61 - 65 |
5.4.1.4. Bán manh góc 1/4 trên |
11 - 15 |
5.4.1.5. Bán manh góc 1/4 dưới |
21 - 25 |
5.4.1.6. Bán manh ngang trên |
11 - 15 |
5.4.1.7. Bán manh ngang dưới |
36 - 40 |
5.4.2. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81% |
|
5.5. Song thị |
|
5.5.1. Song thị ở một mắt |
11 - 15 |
5.5.2. Song thị cả hai mắt |
21 - 25 |
5.6. Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối |
11 - 15 |
5.7. Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III) |
|
5.7.1. Độ 1: Sụp mi che giác mạc > 2 mm: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ |
|
5.7.2. Độ 2: Sụp mi che giác mạc đến trên đồng tử: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 5% do ảnh hưởng thẩm mỹ |
|
5.7.3. Độ 3: Sụp mi che giác mạc qua bờ đồng tử phía dưới: Căn cứ vào thị lực, áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ |
|
5.8. Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ và khô mắt không phục hồi |
|
5.9. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử |
|
5.9.1. Một bên mắt |
11 - 15 |
5.9.2. Cả hai mắt |
21 - 25 |
5.10. Rung giật nhãn cầu đơn thuần |
|
5.10.1. Rung giật ở một mắt |
6 - 10 |
5.10.2. Rung giật cả hai mắt |
11 - 15 |
5.11. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III - nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh |
|
5.12. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh |
|
5.13. Viêm giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực tối đa không quá 45% cộng cả tỷ lệ ở Mục 5.12 |
|
5.14. Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác |
|
6. Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác |
|
7. Sẹo giác mạc: Căn cứ vào thị lực áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 5% - 10% |
|
8. Tổn hại môi trường trong suốt (thủy dịch - thủy tinh dịch) |
|
8.1. Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị nhiễm đồng hoặc sắt |
|
8.2. Tổ chức hóa dịch kính |
|
Ghi chú: Mục 8: Căn cứ thị lực, áp dụng thị lực tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 5% - 10% vì nguy cơ ảnh hưởng thị lực và kích thích viêm lâu dài |
|
TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC VÌ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC
Giao điểm của 2 trục tung - trục hoành là tỷ lệ % tổn thương cơ thể chung của 2 mắt do giảm thị lực (sau khi đã được chỉnh kính). Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 - 10/10 (bình thường), 7/10 - 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10... đến sáng - tối (ST) âm tính. Thị lực đếm ngón tay 3m trở xuống được coi là mù.
Thị lực |
10/10 8/10 |
7/10 6/10 |
5/10 |
4/10 |
3/10 |
2/10 |
1/10 |
1/20 |
dưới 1/20 |
ST (-) |
10/10 - 8/10 |
0 |
5 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
41 |
7/10 - 6/10 |
5 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
45 |
5/10 |
8 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
51 |
4/10 |
11 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
55 |
3/10 |
14 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
61 |
2/10 |
17 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
65 |
1/10 |
21 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
71 |
1/20 |
25 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
71 |
81 |
dưới 1/20 |
31 |
35 |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
71 |
81 |
85 |
ST (-) |
41 |
45 |
51 |
55 |
61 |
65 |
71 |
81 |
85 |
87 |
IX. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng - Hàm - Mặt |
% |
1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm |
|
1.1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng |
6 - 10 |
1.2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn |
21 - 25 |
1.3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt |
16 - 20 |
1.4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn |
31 - 35 |
1.5. Gẫy xương gò má cung tiếp can xấu |
16 - 20 |
1.6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng) |
31 - 35 |
1.7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng) |
|
1.7.1. Cùng bên |
41 - 45 |
1.7.2. Khác bên |
51 - 55 |
1.8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới |
61 |
1.9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng |
|
1.9.1. Từ 1,5 đến 3 cm |
21 - 25 |
1.9.2. Dưới 1,5 cm |
36 - 40 |
2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn) |
|
2.1. Mất một răng |
|
2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3) |
1,5 |
2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4, 5) |
1,25 |
2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7 |
1,5 |
2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6 |
2,0 |
2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1 |
|
Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi. Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng |
|
2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm |
15 - 18 |
2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm |
21 - 25 |
2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm |
31 |
3. Phần mềm |
|
Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói |
51 - 55 |
4. Lưỡi |
|
4.1. Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói |
6 - 10 |
4.2. Mất một nửa đến hai phần ba lưỡi |
31 - 35 |
4.3. Mất ba phần tư lưỡi, kể từ đường gai chữ V trở ra (còn gốc lưỡi) |
51 - 55 |
5. Tổn thương hệ thống tuyến nước bọt |
|
5.1. Gây hậu quả khô miệng |
21 - 25 |
5.2. Gây rò kéo dài |
26 - 30 |
X. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Tai - Mũi - Họng |
% |
1. Tai |
|
1.1. Nghe kém hai tai |
|
1.1.1. Nghe kém nhẹ hai tai |
6 - 10 |
1.1.2. Nghe kém nhẹ một tai - trung bình một tai |
16 - 20 |
1.1.3. Nghe kém nhẹ một tai - nặng một tai |
21 - 25 |
1.1.4. Nghe kém nhẹ một tai - quá nặng một tai |
26 - 30 |
1.1.5. Nghe kém trung bình hai tai |
|
1.1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 đến 45%) |
21 - 25 |
1.1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 đến 55%) |
26 - 30 |
1.1.6. Nghe kém trung bình một tai - nghe kém nặng một tai |
31 - 35 |
1.1.7. Nghe kém trung bình một tai - nghe kém rất nặng một tai |
36 - 40 |
1.1.8. Nghe kém nặng hai tai |
|
1.1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56 đến 65%) |
41 - 45 |
1.1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66 đến 75%) |
46 - 50 |
1.1.9. Nghe kém nặng một tai - Nghe kém quá nặng một tai |
51 - 55 |
1.1.10. Nghe kém quá nặng hai tai |
|
1.1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76 đến 95%) |
61 - 65 |
1.1.10.2 Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%) |
71 |
1.2. Nghe kém một tai |
|
1.2.1. Nghe kém nhẹ một tai |
3 |
1.2.2. Nghe kém trung bình một tai |
9 |
1.2.3. Nghe kém nặng một tai |
11 - 15 |
1.2.4. Nghe kém quá nặng một tai |
16 - 20 |
1.3. Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ do sóng nổ làm giảm sức nghe. Xác định tỷ lệ theo mức độ nghe kém |
|
1.4. Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương sóng nổ gây tổn thương tai giữa Tỷ lệ theo sức nghe và cộng thêm từ 5 đến 10% (cộng lùi) tùy theo viêm tai giữa một bên hay hai bên, có kèm theo cholesteatome cộng thêm từ 11 đến 15% (cộng lùi) |
|
1.5. Vết thương vành tai |
|
1.5.1. Mất một phần một vành tai hoặc sẹo co rúm một vành tai |
5 - 9 |
1.5.2. Mất hoàn toàn một vành tai |
16 - 20 |
1.5.3. Mất hoàn toàn hai vành tai |
26 - 30 |
1.6. Sẹo chít hẹp ống tai |
|
1.6.1. Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh) |
3 - 6 |
1.6.2. Sẹo làm hẹp ống tai hai bên |
11 - 15 |
1.6.3. Nếu ống tai bị bít kín tỷ lệ tính theo mức độ nghe kém cộng lùi tỷ lệ ống tai bị bịt kín |
|
1.6.4. Nếu ống tai bị bít kín gây viêm ống tai ngoài thì cộng từ 5 đến 7% ở từng bên tai (cộng lùi) |
|
1.7. Vỡ xương đá không để lại di chứng |
16 - 20 |
1.8. Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ Mục 1.7 cộng tỷ lệ di chứng (cộng lùi) |
|
2. Mũi xoang |
|
2.1. Khuyết mũi |
|
2.1.1. Khuyết một phần mũi ảnh hưởng ít thẩm mỹ |
5 - 9 |
2.1.2. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da |
11 - 15 |
2.1.3. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da và sụn |
21 - 25 |
2.1.4. Khuyết nửa mũi |
31 - 35 |
2.1.5. Khuyết hoàn toàn mũi |
41 - 45 |
2.2. Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở |
|
2.2.1. Sẹo chít hẹp một lỗ mũi |
6 - 10 |
2.2.2. Sẹo bít cả một lỗ mũi |
16 - 20 |
2.2.3. Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở, ngửi |
26 - 30 |
2.2.4. Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mũi phải thở bằng mồm |
36 - 40 |
2.3. Tổn thương tháp mũi (Gẫy, sập xương sống mũi, vẹo vách ngăn) |
|
2.3.1. Không ảnh hưởng đến chức năng thở và ngửi |
6 - 10 |
2.3.2. Ảnh hưởng nhiều đến thở và ngửi |
26 - 30 |
2.4. Rối loạn khứu giác một bên |
|
2.4.1. Rối loạn khứu giác một bên |
6 - 10 |
2.4.2. Mất khứu giác hoàn toàn một bên Tỷ lệ được cộng lùi từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn....) |
11 - 15 |
2.5. Viêm mũi teo (Trĩ mũi) |
|
2.5.1. Viêm mũi teo một bên mũi |
16 - 20 |
2.5.2. Viêm mũi teo hai bên |
31 - 35 |
2.6. Chấn thương xoang |
|
2.6.1. Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không di lệch |
11 - 15 |
2.6.2. Mất một phần hay vỡ di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán |
16 - 20 |
2.6.3. Chấn thương phức hợp mũi - sàng (vỡ kín mũi - sàng - bướm) cộng lùi với các tổn thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác |
36 - 40 |
2.7. Chấn thương sọ - mặt (tầng trên, giữa, dưới) theo tỷ lệ tổn thương các chức năng liên quan |
|
2.8. Viêm xoang sau chấn thương |
|
2.8.1. Viêm đơn xoang |
|
2.8.1.1. Một bên |
6 - 10 |
2.8.1.2. Hai bên |
11 - 15 |
2.8.2. Viêm đa xoang |
|
2.8.2.1. Một bên |
16 - 20 |
2.8.2.2. Hai bên |
26 - 30 |
2.8.3. Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ Mục 2.8.1 hoặc 2.8.2 cộng lùi 5% |
|
3. Họng |
|
3.1. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc) |
11 - 15 |
3.2. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng) |
26 - 30 |
3.3. Ăn qua ống thông dạ dày (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng |
71 - 75 |
3.4. Mất vị giác: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh |
|
4. Thanh quản |
|
4.1. Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản - họng hoặc các cơ vùng cổ |
|
4.1.1. Nói khó |
|
4.1.1.1. Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn) |
16 - 20 |
4.1.1.2. Nói khó mức độ vừa (từng tiếng) |
26 - 30 |
4.1.1.3. Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng) |
41 - 45 |
4.1.2. Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác |
61 |
4.2. Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản - dây thanh) |
|
4.2.1. Nói khản giọng |
11 - 15 |
4.2.2. Nói không rõ tiếng |
21 - 25 |
4.2.3. Mất tiếng |
41 - 45 |
Ghi chú: Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi...) |
|
4.3. Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản) |
|
4.3.1. Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt) |
21 - 25 |
4.3.2. Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ) |
41 - 45 |
4.3.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi) |
61 - 65 |
4.3.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn |
81 |
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chỉ được coi như mất bộ phận đó hoặc mất chi.
3. Trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn chỉ còn một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi như mất hoàn toàn hai mắt.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp thương tật không được liệt kê trong Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng hoặc được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
6. Nạn nhân bị chết nhưng không xác định được tung tích hoặc không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền bồi thường căn cứ chi phí thực tế cần thiết để mai táng và phục vụ cho việc lưu trữ tìm tung tích nạn nhân. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
I. Trường hợp chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên được bồi thường 100 triệu đồng, cụ thể như sau:
1. Suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do:
a) Mù hoặc mất hoàn toàn hai mắt.
b) Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được.
c) Hỏng hoàn toàn chức năng nhai và nói (câm).
d) Mất hoặc liệt hoàn toàn hai tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) hoặc hai chân (từ háng hoặc đầu gối xuống).
đ) Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân, hoặc mất một cánh tay và một bàn chân, hoặc một cánh tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một bàn chân.
e) Mất hoàn toàn khả năng lao động và làm việc (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn).
g) Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia.
2. Các trường hợp suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa (nếu có) hoặc tổng mức độ suy giảm khả năng lao động theo khoản II dưới đây từ 81% trở lên.
II. Trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 81% được bồi thường 100 triệu đồng nhân với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo bảng sau:
Mức độ suy giảm khả năng lao động |
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động |
I. CHI TRÊN |
|
1. Mất một cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai) |
75% |
2. Cắt cụt cánh tay từ dưới vai xuống |
70% |
3. Cắt cụt một cánh tay từ khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu) |
65% |
4. Mất trọn một bàn tay hay năm ngón của một bàn |
60% |
5. Mất 4 ngón tay trên một bàn |
40% |
6. Mất ngón cái và ngón trỏ |
35% |
7. Mất 3 ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn |
30% |
8. Mất 1 ngón cái và 2 ngón khác |
35% |
9. Mất 1 ngón cái và 1 ngón khác |
30% |
10. Mất 1 ngón trỏ và 2 ngón khác |
35% |
11. Mất 1 ngón trỏ và 1 ngón giữa |
30% |
12. Mất 1 ngón cái và 1 đốt bàn |
25% |
Mất 1 ngón cái |
20% |
Mất cả đốt ngoài |
10% |
Mất 1/2 đốt ngoài |
7% |
13. Mất 1 ngón trỏ và 1 đốt bàn |
20% |
Mất 1 ngón trỏ |
18% |
Mất 2 đốt 2 và 3 |
10% |
Mất đốt 3 |
8% |
14. Mất trọn 1 ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn (cả 1 đốt bàn) |
18% |
Mất 1 ngón giữa hoặc 1 ngón đeo nhẫn |
15% |
Mất 2 đốt 2 và 3 |
8% |
Mất đốt 3 |
4% |
15. Mất hoàn toàn 1 ngón út và đốt bàn |
15% |
Mất cả ngón út |
10% |
Mất 2 đốt 2 và 3 |
8% |
Mất đốt 3 |
4% |
16. Cứng khớp bả vai |
25% |
17. Cứng khớp khuỷu tay |
25% |
18. Cứng khớp cổ tay |
25% |
19. Gãy tay can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3 cm và chức năng quay sấp ngửa hạn chế hoặc tạo thành khớp giả |
25% |
20. Gãy xương cánh tay ở cổ giải phẫu, can xấu, hạn chế cử động khớp vai |
35% |
21. Gãy xương cánh tay |
|
- Can tốt, cử động bình thường |
15% |
- Can xấu, teo cơ |
25% |
22. Gãy 2 xương cẳng tay |
12% |
23. Gãy 1 xương quay hoặc trụ |
10% |
24. Khớp giả 2 xương |
25% |
25. Khớp giả 1 xương |
15% |
26. Gãy đầu dưới xương quay |
10% |
27. Gãy mỏm trâm quay hoặc trụ |
8% |
28. Gãy xương cổ tay |
10% |
29. Gãy xương đốt bàn |
8% |
30. Gãy xương đòn |
|
- Can tốt |
8% |
- Can xấu, cứng vai |
18% |
- Có chèn ép thần kinh mũ |
30% |
31. Gãy xương bả vai |
|
- Gãy vỡ, khuyết phần thân xương |
10% |
- Gãy vỡ ngành ngang |
17% |
- Gãy vỡ phần khớp vai |
30% |
32. Gãy xương ngón tay |
3% |
II. CHI DƯỚI |
|
33. Mất 1 chân từ háng xuống (tháo khớp háng 1 đùi) |
75% |
34. Cắt cụt 1 đùi |
|
1/3 trên |
70% |
1/3 giữa hoặc dưới |
55% |
35. Cắt cụt 1 chân từ gối xuống (tháo khớp gối) |
60% |
36. Tháo khớp cổ chân hoặc mất 1 bàn chân |
55% |
37. Mất xương sên |
35% |
38. Mất xương gót |
35% |
39. Mất đoạn xương chày, mác gây khớp giả cẳng chân |
35% |
40. Mất đoạn xương mác |
20% |
41. Mất mắt cá chân |
|
- Mắt cá ngoài |
10% |
- Mắt cá trong |
15% |
42. Mất cả 5 ngón chân |
45% |
43. Mất 4 ngón cả ngón cái |
38% |
44. Mất 4 ngón trừ ngón cái |
35% |
45. Mất 3 ngón, 3-4-5 |
25% |
46. Mất 3 ngón, 1-2-3 |
30% |
47. Mất 1 ngón cái và ngón 2 |
20% |
48. Mất 1 ngón cái |
15% |
49. Mất 1 ngón ngoài ngón cái |
10% |
50. Mất 1 đốt ngón cái |
8% |
51. Cứng khớp háng |
45% |
52. Cứng khớp gối |
30% |
53. Mất phần lớn xương bánh chè và giới hạn nhiều khả năng duỗi cẳng chân trên đùi |
45% |
54. Gãy chân can lệch hoặc mất xương làm ngắn chi |
|
- Ít nhất 5 cm |
40% |
- Từ 3 cm đến dưới 5 cm |
35% |
55. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo ngoài |
35% |
56. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo trong |
25% |
57. Gãy xương đùi 1/3 giữa hoặc dưới |
|
- Can tốt |
20% |
- Can xấu, trục lệch, chân dạng hoặc khép, teo cơ (Trường hợp phải mổ được thanh toán mức tối đa) |
30% |
58. Gãy 1/3 trên hay cổ xương đùi (Trường hợp mổ được thanh toán tối đa) |
|
- Can tốt, trục thẳng |
25% |
- Can xấu, chân vẹo, đi đau, teo cơ |
35% |
59. Khớp giả cổ xương đùi |
45% |
60. Gãy 2 xương cẳng chân (chày + mác) |
20% |
61. Gãy xương chày |
15% |
62. Gãy đoạn mâm chày |
15% |
63. Gãy xương mác |
10% |
64. Đứt gân bánh chè |
15% |
65. Vỡ xương bánh chè (trường hợp mổ thanh toán tối đa) |
10% |
66. Vỡ xương bánh chè bị cứng khớp gối hoặc teo cơ tứ đẩu |
25% |
67. Đứt gân Achille (đã nối lại) |
15% |
68. Gãy xương đốt bàn |
7% |
69. Vỡ xương gót |
15% |
70. Gãy xương thuyền |
15% |
71. Gãy xương ngón chân |
4% |
72. Gãy ngành ngang xương mu |
25% |
73. Gãy ụ ngồi |
25% |
74. Gãy xương cánh chậu 1 bên |
20% |
75. Gãy xương chậu 2 bên, méo xương chậu |
40% |
76. Gãy xương cùng |
|
- Không rối loạn cơ tròn |
10% |
- Có rối loạn cơ tròn |
25% |
III. CỘT SỐNG |
|
77. Cắt bỏ cung sau |
|
- Của 1 đốt sống |
35 % |
- Của 2 đến 3 đốt sống trở lên |
45% |
78. Gãy xẹp thân 1 đốt sống (không liệt tủy) |
30% |
79. Gãy xẹp thân 2 đốt sống trở lên (không liệt tủy) |
45% |
80. Gãy vỡ mỏm gai hoặc mỏm bên |
|
- Của 1 đốt sống |
10% |
- Của 2 đến 3 đốt sống |
25% |
IV. SỌ NÃO |
|
81. Khuyết xương sọ (chưa có biểu hiện thần kinh, tâm thần) |
|
- Đường kính dưới 6 cm |
25 % |
- Đường kính từ 6 đến 10 cm |
40% |
- Đường kính trên 10 cm |
50% |
82. Rối loạn ngôn ngữ do ảnh hưởng của vết thương đại não |
|
- Nói ngọng, nói lắp khó khăn ảnh hưởng đến giao tiếp |
30% |
- Không nói được do tổn hại vùng Broca |
60% |
- Mất khả năng giao dịch bằng chữ viết (mất nhận biết về ngôn ngữ do tổn hại vùng Wernicke) |
55% |
83. Lột da đầu toàn bộ (1 phần theo tỉ lệ) |
45% |
84. Vết thương sọ não hở |
|
- Xương bị nứt rạn |
40% |
- Lún xương sọ |
30% |
- Nhiều mảnh xương đi sâu vào não |
50% |
85. Chấn thương sọ não kín |
|
- Vỡ vòm sọ (đường rạn nứt thường, lõm hoặc lún xương) |
20% |
- Vỡ xương lan xuống nền sọ không có liệt dây thần kinh ở nền sọ |
30% |
- Vỡ xương lan xuống nền sọ, liệt dây thần kinh ở nền sọ |
40% |
86. Chấn thương não |
|
- Chấn động não |
8% |
- Phù não |
40% |
- Giập não, dẹp não |
50% |
- Chảy máu khoang dưới nhện |
40% |
- Máu tụ trong sọ (ngoài màng cứng, trong màng cứng, trong não) |
30% |
V. LỒNG NGỰC |
|
87. Cắt bỏ 1 đến 2 xương sườn |
15% |
88. Cắt bỏ từ 3 xương sườn trở lên |
25% |
89. Cắt bỏ đoạn mỗi xương sườn |
8% |
90. Gãy 1 - 2 xương sườn |
7% |
91. Gãy 3 xương sườn trở lên |
15% |
92. Gãy xương ức đơn thuần (chức năng phân tim và hô hấp bình thường) |
15% |
93. Mẻ hoặc rạn xương ức |
10% |
94. Cắt toàn bộ một bên phổi |
70% |
95. Cắt nhiều thùy phổi ở 2 bên, DTS giảm trên 50% |
65% |
96. Cắt nhiều thùy phổi ở 1 bên |
50% |
97. Cắt 1 thùy phổi |
35% |
98. Tràn dịch, khí, máu màng phổi (chỉ chọc hút đơn thuần) |
5% |
99. Tràn khí, máu màng phổi (phải dẫn lưu mổ cầm máu) |
20% |
100. Tổn thương các van tim, vách tim do chấn thương (chưa suy tim) |
50% |
101. Khâu màng ngoài tim: |
|
- Phẫu thuật kết quả hạn chế |
60% |
- Phẫu thuật kết quả tốt |
35% |
VI. BỤNG |
|
102. Cắt toàn bộ dạ dày |
75% |
103. Cắt đoạn dạ dày |
50% |
104. Cắt gần hết ruột non (còn lại dưới 1 m) |
75% |
105. Cắt đoạn ruột non |
40% |
106. Cắt toàn bộ đại tràng |
75% |
107. Cắt đoạn đại tràng |
50% |
108. Cắt bỏ gan phải đơn thuần |
70% |
109. Cắt bỏ gan trái đơn thuần |
60% |
110. Cắt phân thùy gan, tùy vị trí, số lượng và kết quả phẫu thuật |
40% |
111. Cắt bỏ túi mật |
45% |
112. Cắt bỏ lá lách |
40% |
113. Cắt bỏ đuôi tụy, lách |
60% |
114. Khâu lỗ thủng dạ dày |
25% |
115. Khâu lỗ thủng ruột non |
30% |
116. Khâu lỗ thủng đại tràng |
30% |
117. Đụng rập gan, khâu gan |
35% |
118. Khâu vỏ lá lách |
25% |
119. Khâu tụy |
30% |
VII. CƠ QUAN TIẾT NIỆU, SINH DỤC |
|
120. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bình thường |
50% |
121. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bị tổn thương hoặc bệnh lý |
70% |
122. Cắt 1 phần thận trái hoặc phải |
30% |
123. Chấn thương thận |
|
- Nhẹ (không phải xử lý đặc hiệu, theo dõi dưới 5 ngày) |
4% |
- Trung bình (phải dùng thuốc đặc trị, theo dõi trên 5 ngày) |
10% |
- Nặng (có đụng dập, phải can thiệp ngoại khoa) |
47% |
124. Cắt 1 phần bàng quang |
27% |
125. Mổ thông bàng quang vĩnh viễn |
70% |
126. Khâu lỗ thủng bàng quang |
30% |
127. Mất dương vật và 2 tinh hoàn ở người |
|
- Dưới 55 tuổi chưa có con |
70% |
- Dưới 55 tuổi có con rồi |
55% |
- Từ 55 tuổi trở lên |
35% |
128. Cắt bỏ dạ con và buồng trứng 1 bên ở người |
|
- Dưới 45 tuổi chưa có con |
60% |
- Dưới 45 tuổi có con rồi |
30% |
- Từ 45 tuổi trở lên |
25% |
129. Cắt vú ở nữ |
|
Dưới 45 tuổi: |
|
- 1 bên |
20% |
- 2 bên |
45% |
Từ 45 tuổi trở lên: |
|
- 1 bên |
15% |
- 2 bên |
30% |
VIII. MẮT |
|
130. Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt |
|
- Không lắp được mắt giả |
55% |
- Lắp được mắt giả |
50% |
131. Một mắt thị lực còn đến 1/10 |
30% |
132. Một mắt thị lực còn từ 2/10 đến 4/10 |
12% |
133. Một mắt thị lực còn từ 5/10 đến 7/10 |
7% |
IX. TAI - MŨI - HỌNG |
|
134. Điếc 2 tai |
|
- Hoàn toàn không phục hồi được |
75% |
- Nặng (Nói to hoặc thét vào tai còn nghe ) |
60% |
- Vừa (Nói to 1 đến 2 m còn nghe ) |
35% |
- Nhẹ (Nói to 2 đến 4 m còn nghe) |
15% |
135. Điếc 1 tai |
|
- Hoàn toàn không phục hồi được |
30% |
- Vừa |
15% |
- Nhẹ |
8% |
136. Mất vành tai 2 bên |
20% |
137. Mất vành tai 1 bên |
10% |
138. Sẹo rúm vành tai, chít hẹp ống tai |
20% |
139. Mất mũi, biến dạng mũi |
18% |
140. Vết thương họng sẹo hẹp ảnh hưởng đến nuốt |
20% |
X. RĂNG - HÀM - MẶT |
|
141. Mất 1 phần xương hàm trên và 1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống |
|
- Khác bên |
80% |
- Cùng bên |
70% |
142. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới |
70% |
143. Mất 1 phần xương hàm trên hoặc 1 phần xương hàm dưới (từ 1/3 đến 1/2 bị mất) từ cành cao trở xuống |
35% |
144. Gãy xương hàm trên và hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn nhai, ăn khó |
30% |
145. Gãy xương gò má, cung tiếp xương hàm trên hoặc xương hàm dưới gây rối loạn nhẹ khớp cắn và chức năng nhai |
15% |
146. Khớp hàm giả do không liền xương hay khuyết xương |
20% |
147. Mất răng: |
|
- Trên 8 cái không lắp được răng giả |
30% |
- Từ 5 đến 7 răng |
15% |
- Từ 3 đến 4 răng |
8% |
- Từ 1 đến 2 răng |
5% |
148. Mất 3/4 lưỡi còn gốc lưỡi (từ đường gai V trở ra) |
75% |
149. Mất 2/3 lưỡi từ đầu lưỡi |
50% |
150. Mất 1/3 lưỡi ảnh hưởng đến phát âm |
15% |
151. Mất 1 phần nhỏ lưỡi (dưới 1/3) ảnh hưởng đến phát âm |
10% |
XI. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM, BỎNG |
|
152. Vết thương phần mềm (VTPM) gây đau, rát, tê, co kéo, ảnh hưởng đến gân, cơ, mạch máu lớn, thần kinh |
12% |
153. VTPM ở ngực, bụng ảnh hưởng đến hô hấp |
35% |
154. VTPM để lại sẹo xơ cứng làm biến dạng mắt gây trở ngại đến ăn, nhai và cử động cổ |
40% |
155. VTPM khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, vết thương môi và má ảnh hưởng nhiều đến ăn uống. |
50% |
156. Mất 1 phần hàm ếch làm thông giữa mũi và miệng |
20% |
157. Bỏng nông (độ I, độ II) |
|
- Diện tích dưới 5 cm |
5% |
- Diện tích từ 5 đến15% |
10% |
- Diện tích trên 15% |
15% |
158. Bỏng sâu (độ III, độ IV, độ V) |
|
- Diện tích dưới 5% |
20% |
- Diện tích từ 5 đến 15% |
35% |
- Diện tích trên 15% |
60% |
Những trường hợp đặc biệt:
1. Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
2. Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chi được coi như mất từng bộ phận đó hoặc mất chi.
3. Trong trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người lao động chỉ có một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi là suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn trên 81%.
4. Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
5. Những trường hợp suy giảm khả năng lao động không được liệt kê trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm này sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không xác định được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, việc bồi thường sẽ được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
6. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động quy định tại Phụ lục này và kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì lấy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động lớn hơn.
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
...., ngày.... tháng.... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Căn cứ Nghị định số..../2023/NĐ-CP ngày / /2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:
- Tên tổ chức được thành lập:
- Địa chỉ:
- Nội dung hoạt động:
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác và tuân thủ quy định pháp luật của Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: |
CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
...., ngày.... tháng.... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Căn cứ Nghị định số..../2023/NĐ-CP ngày / /2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
Đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận cho Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:
- Tên thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới cũ:
- Tên thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới mới:
- Lý do thay đổi:
Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác và tuân thủ quy định pháp luật của Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo: |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ |
CÁC MẪU BÁO CÁO
(Kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ)
STT |
Mẫu báo cáo |
Tên Báo cáo |
1 |
Mẫu số 1 |
Báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới |
2 |
Mẫu số 2 |
Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc |
3 |
Mẫu số 3 |
Báo cáo doanh thu, bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng |
4 |
Mẫu số 4 |
Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc |
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM
BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: Năm...
STT |
Loại xe |
Số lượng xe (chiếc) |
Phí bảo hiểm (triệu đồng) |
Số vụ tai nạn (vụ) |
Số người chết (người) |
Số tiền bồi thường (triệu đồng) |
|||||||
Về người |
Về tài sản |
||||||||||||
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
||
I |
Xe mô tô 2 bánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Xe ô tô không kinh doanh vận tải (Chi tiết từng loại xe theo biểu phí) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Xe ô tô kinh doanh vận tải (Chi tiết từng loại xe theo biểu phí) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
Xe ô tô chở hàng (Chi tiết từng loại xe theo biểu phí) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI |
Xe khác (Chi tiết từng loại xe theo biểu phí) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
..., ngày... tháng... năm... |
BÁO CÁO DOANH THU, BỒI THƯỜNG
BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: Năm...
STT |
Danh mục cơ sở (*) |
Số lượng cơ sở |
Phí bảo hiểm (triệu đồng) |
Bồi thường bảo hiểm (triệu đồng) |
Số vụ tổn thất |
Tổng số tiền bảo hiểm (triệu đồng) |
||
Phí bảo hiểm gốc |
Phí bảo hiểm giữ lại |
Bồi thường bảo hiểm gốc |
Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại |
|
|
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo theo danh mục cơ sở nêu tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số.../2023/NĐ-CP ngày.../.../2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
..., ngày... tháng... năm... |
BÁO CÁO DOANH THU, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM BẮT BUỘC
CÔNG TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: Năm....
STT |
Công trình xây dựng được bảo hiểm (*) |
Số lượng công trình |
Phí bảo hiểm |
Bồi thường bảo hiểm |
Số vụ tổn thất |
Tổng số tiền bảo hiểm |
||
Phí bảo hiểm gốc |
Phí bảo hiểm giữ lại |
Bồi thường bảo hiểm gốc |
Bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại |
|
|
|||
I |
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Nhà ở |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Công trình công cộng |
|
|
|
|
|
|
|
II |
CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng cấp III trở lên |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
(*) Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo chi tiết theo loại công trình xây dựng nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số.../2023/NĐ-CP ngày.../.../2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
..., ngày... tháng... năm... |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU, NỘP
TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:...
Kỳ báo cáo: 6 tháng đầu năm..../năm...
STT |
Chỉ tiêu báo cáo |
Số tiền (đồng) |
1 |
Tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề |
|
2 |
Số tiền phải nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính |
|
3 |
Số tiền đã nộp 6 tháng đầu năm |
|
4 |
Số tiền đã nộp 6 tháng cuối năm |
|
5 |
Số tiền đã nộp cả năm |
|
6 |
Số tiền còn phải nộp trong năm tài chính |
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
..., ngày... tháng... năm... |
GOVERNMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, September 06, 2023 |
DECREE
ON COMPULSORY CIVIL LIABILITY INSURANCE OF MOTOR VEHICLE OWNERS, COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE, COMPULSORY INSURANCE FOR CONSTRUCTION INVESTMENT ACTIVITIES
Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Civil Code dated November 24, 2015;
Pursuant to Law on Insurance Business dated June 16, 2022;
Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001 and the Law on amendments to some articles of the Law on Fire Prevention and Fighting dated November 22, 2013;
Pursuant to the Construction Law dated June 18, 2014 and the Law amending certain Articles of the Construction Law dated June 17, 2020;
At the request of the Minister of Finance;
The Government hereby promulgates a Decree on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance and compulsory insurance for construction investment activities.
GENERAL PROVISIONS
This Decree prescribes:
1. Insurance conditions, insurance premiums, minimum coverage for compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance and compulsory insurance for construction investment activities.
2. Regulations on management and use of the Motor Vehicle Insurance Fund (MVIF); contribution rates, regulations on management and use of revenues from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes.
3. Responsibilities of relevant ministries and agencies, policy holders and insurers in implementing policies on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance, compulsory insurance for construction investment activities.
This Decree applies to:
1. Motor vehicle owners participating in traffic and operating within the Socialist Republic of Vietnam territory in terms of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Agencies, organizations and individuals who have facilities facing fire and explosion hazards according to regulations of law on fire prevention and fighting in terms of compulsory fire and explosion insurance.
3. Investors and contractors according to regulations of law on construction in terms of compulsory insurance for construction investment activities.
4. Non-life insurance enterprises, branches of foreign non-life insurance enterprises (hereinafter referred to as “insurers”); reinsurance enterprises and branches of foreign reinsurance enterprises (hereinafter referred to as “reinsurers").
5. Other agencies, organizations and individuals relating to compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance, compulsory insurance for construction investment activities.
For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “motor vehicle owner” refers to an owner of motor vehicles or an individual assigned by owner of motor vehicles to legally possess and operate motor vehicles.
2. “active motor vehicle” refers to a motor vehicle currently under control of motor vehicle owner or operator, including moving, stopping and parking.
3. “traffic participation" refers to participation of motor vehicle owners or operators in road traffic with motor vehicles.
4. “consultancy” means a contractor providing advice on construction surveying, or construction design of type II construction works and higher.
5. "third party”
a) Regarding compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners: “third party" means individual(s) whose health, life or property are damaged by motor vehicles, except for following individuals: Vehicle operators, passengers; vehicle owners except for cases in which vehicle owners have assigned other organizations and individuals to utilize and operate the vehicles.
b) Regarding compulsory insurance for construction investment activities: "third party" refers to individual(s) who health, life, property or other legal rights and benefits are damaged by construction surveying, construction design and construction except for insurers, policyholders and employees working at construction sites.
6. “Deductible” means an amount payable by the policyholder upon the occurrence of each insured event.
7. “brought into use” includes construction and installation of construction works and construction items.
8. Occupational diseases are in accordance with regulations in the Law on Occupational Safety and Hygiene.
9. Employees are in accordance with regulations in the Labor Code.
10. Occupational accidents are in accordance with regulations in the Law on Occupational Safety and Hygiene.
1. Agencies, organizations and individuals prescribed in Clauses 1, 2 and 3 Article 2 of this Decree (hereinafter referred to as "policyholders") shall purchase compulsory insurance from insurers permitted to operate insurance services as prescribed by law.
2. Policyholders and insurers shall purchase and sell compulsory insurance in compliance with insurance conditions, insurance premiums and minimum coverage prescribed herein.
3. In addition to participation in compulsory insurance in compliance with insurance conditions, insurance premiums, minimum coverage or maximum coverage prescribed herein, policyholders and insurers may negotiate additional insurance conditions, or increase in the coverage and insurance premiums in accordance with law. In this case, the compulsory insurance must be a separate part in the insurance policy.
The state government shall encourage agencies, organizations and individuals that do not belong to entities required to participate in compulsory insurance under the provisions of this Decree shall buy compulsory insurance on the basis of arrangements with insurers and in compliance with regulations of law.
4. In compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, for each motor vehicle, responsibility for paying for compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners shall only derive from a single insurance policy.
5. An insurer may refuse to sell compulsory insurance in the following cases:
a) In respect of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners:
End-of-life motor vehicles as prescribed by law.
b) In respect of compulsory fire and explosion insurance:
A facility facing fire and explosion hazards that has not undergone fire safety inspection in accordance with regulations of law.
A facility facing fire and explosion hazards that does not have a record on fire safety inspection issued by a competent public security authority or has a record which expires 01 year from the date on which the compulsory fire and explosion insurance is purchased.
A facility facing and explosion hazards that is temporarily suspended or suspended due to violations of fire safety regulations.
c) In respect of compulsory insurance for construction investment activities:
A policyholder failing to fully satisfy requirements for construction prescribed in the Law on Construction and guiding documents.
6. Expenses for purchase of compulsory insurance:
a) For compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners and compulsory fire and explosion insurance: a policyholder may include expenses for purchase of compulsory insurance in prices of products and services or operating expenses (applicable to manufacturing and trading facilities) or recurrent expenditures (applicable to state administrative authorities, public service providers, socio-political organizations and other organizations).
b) Expenses for purchase of compulsory insurance for construction investment activities: comply with regulations of law on construction and regulations herein.
7. Payment deadline of insurance premiums as prescribed by the Minister of Finance. For policies for construction works of construction investment projects prescribed in Decree No. 50/2021/ND-CP dated April 01, 2021 of the Government on amendments to Decree No. 37/2015/ND-CP dated April 22, 2015 of the Government elaborating construction contracts, insurers and policyholders shall negotiate the schedule for payment of insurance premiums specified in their policies, which must not be later than the payment schedule of the construction contract. In any case, payment deadlines of insurance premiums must not exceed insurance periods.
8. Insurers shall not cover additional amounts due to insurance frauds in accordance with regulations in the Criminal Code.
9. Any major foreign reinsurer or foreign reinsurer that assumes from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy must be ranked at least “BBB” by Standard & Poor’s or “B++” by A.M.Best, or “Baal” by Moody’s or the equivalent ranks by other organizations that have competence and experience in rating in the financial year closest to the reinsurance assuming year.
10. Contents relating to policies that are not prescribed herein shall comply with laws on insurance business and relevant laws.
REGULATIONS ON COMPULSORY CIVIL LIABILITY INSURANCE OF MOTOR VEHICLE OWNERS
Section 1. Insurance conditions, insurance premiums and maximum coverage
Insured entities of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners are third party and passengers of the motor vehicle owners as prescribed by law.
1. The maximum coverage for damage to health and life caused by motor vehicles is VND 150 million/individual/accident.
2. Maximum coverage for damage to property:
a) If the damage caused by motorcycles; motorized tricycles; mopeds (including electric mopeds) and similar vehicles according to Law on Road Traffic, the maximum coverage shall be VND 50 million/accident.
b) If the damage caused by automobiles; tractors; trailers and semi trailers towed by automobiles and tractors according to Law on Road Traffic, the maximum coverage shall be VND 100 million/accident.
Article 7. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall provide indemnities for the following damage:
a) Non-contract damage to health, life and property done to a third party by motor vehicles participating and operating in traffic.
b) Damage to health and life of passengers on the motor vehicles caused by motor vehicles participating in traffic and operating.
2. Insurance exclusions
Insurers shall not provide indemnities in the following cases:
a) Damage done intentionally by motor vehicle owners, motor vehicle operators or victims of the accidents.
b) Vehicle operators intentionally fleeing the scene after committing accidents without exercising civil liabilities of motor vehicle owners. Vehicle operators intentionally fleeing the scene after committing accidents and exercising civil liabilities of motor vehicle owners shall not be insurance exclusions.
c) Operators who fail to satisfy requirements of age range to operate motor vehicles as per regulations in the Law on Road Traffic; operators who do not carry legitimate, proper driving licenses according to regulations of laws on training, testing and granting driving licences, or carry damaged driving licences or use expired driver's licences at the points of time when accidents occur or carry inappropriate driving licenses when operating motor vehicles which require specific driving license. In case driving licenses of operators are revoked or suspended, the operators are considered not carrying driving licenses.
d) Damage that causes indirect consequences including: reduced commercial value, damage related to use and utilization of damaged property.
dd) Damage to property caused by operators whose blood/breath alcohol concentrations (BACs) exceed the maximum permitted BAC under guidance of the Ministry of Health; or use narcotics or other prohibited stimulants as per the law.
e) Damage to property due to thievery or robbery as a result of an accident.
g) Damage to special property including: gold, silver, precious stones, financial instruments namely money, antiques, precious fine arts, and cadavers.
h) War, acts of terrorism, earthquake.
1. Insurance premiums of each type of motor vehicles shall be prescribed in Annex I enclosed herewith.
2. On the basis of insurance coverage records of each motor vehicle or accident records of each motor vehicle owner, insurers shall consider increasing or decreasing insurance premiums. The maximum increase/decrease shall be 15% of the insurance premiums prescribed in Annex I enclosed herewith.
1. Period of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners shall be from 1 to 3 years, except for the following cases where insurance period shall be less than 1 year:
a) Foreign motor vehicles which were temporarily imported for re-export participate in traffic within Socialist Republic of Vietnam territory for less than 1 year.
b) Service life of motor vehicles is less than 1 year as per the law.
c) Temporarily registered motor vehicles according to regulations of Ministry of Public Security.
2. In case a motor vehicle owner has multiple vehicles covered by insurance at different times in a specific year and wishes to unify insurance coverage time in the following year in order to manage, insurance period of these vehicles may be less than 1 year and equal to remaining effective period of the first insurance policy concluded in that year. For policies and certificates of insurance which have been unified in terms of coverage time, insurance period of the following year shall conform to Clause 1 of this Article.
3. In case a vehicle title transfer takes place within the effective period specified on a certificate of insurance, the former motor vehicle owner has the power to terminate the policy as prescribed in Article 11 hereof.
Article 10. Insurance certificates
1. When purchasing compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, motor vehicle owners shall be granted insurance certificates by insurers. Each motor vehicle shall be granted an insurance certificate. If a motor vehicle owner loses his/her insurance certificate, a written proposal concerning reissuance of insurance certificate submitted to the insurer is required.
2. Insurance certificates shall be designed by insurers. An insurance certificate shall include:
a) Name, address and phone number (if any) of motor vehicle owner.
b) Number plate and chassis number, engine number.
c) Type of vehicles, payload, seats, and use purposes (for automobiles).
d) Name, address and hotline number of insurer.
dd) Maximum coverage for the third party.
e) Responsibilities of motor vehicle owner, operator in case of accidents.
g) Insurance period, insurance premiums and payment deadlines of insurance premiums.
h) Date (day, month and year) of issue.
i) Number code and barcode registered, managed and used according to regulations of law to enable storage, transmission and extraction of ID information of insurer and ID information of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
3. In case of issuance of electronic certificates of insurance, issuers must comply with Law on Electronic Transactions and guiding documents; Electronic certificates of insurance must closely comply with applicable regulations and Clause 2 of this Article.
Article 11. Termination of policies and legal consequences thereof
Policies shall be terminated from the date on which vehicle registration certificates or number plates are revoked in case vehicle registration certificates or number plates are revoked according to regulations of the Ministry of Public Security. Insurers shall refund insurance premiums to policyholders corresponding to remaining period of policies from the termination date of policies.
Article 12. Principles of indemnification
Insurer shall consider and settle an insurance claim as prescribed by law on insurance business and the following principles:
1. In case of an accident, the policyholder and the insured shall:
a) Immediately notify the insurer via hotline to cooperate in providing treatment in order to cure and limit damage to health, life and property, protect the accident scenes.
b) refrain from moving, dismantling or repairing property without consensus of insurers; except for cases in which such activities are necessary to ensure safety, prevent damage to health, life and property or comply with requests of competent agencies.
c) collect and provide documents required under an application for insurance claims within responsibilities of the policyholder and the insured for the insurer according to Article 13 of this Decree.
d) enable the insurer to verify documents provided by the policyholder and the insured.
2. Within 1 hour after receiving notification of the accident, the insurer must inform the policyholder, the insured of safety measures to minimize damage to life and property, provide guidelines on the application and procedures for filing an insurance claim; closely cooperate with the policyholder, the insured, third party and relevant parties within 24 hours in organizing assessment of damage to determine causes and levels of damage which serve as the basis for settlement of the insurance claim.
3. Within 3 working days after being notified by the policyholder or the insured about the accident, the insurer must provide advance indemnity for damage to health and life, to be specific:
a) In case the accident has been identified to be covered by insurance:
70% of estimated indemnity per person in case of fatalities.
50% of estimated indemnity per person in case of bodily injuries.
b) In case the accident has not been identified to be covered by insurance:
30% of the maximum coverage per person in case of fatalities and estimated whole person impairment (WPI) of 81% or more.
10% of the maximum coverage per person in case of estimated WPI of from 31% to less than 81%.
After providing advance indemnity, insurers may request MVIF to reimburse the advance payment if the accident is an insurance exclusion or not covered by insurance.
4. Within 5 working days from the date on which accidents occur except for force majeure or objective obstacles, policyholders or the insured must send notice of accidents in writing or electronically to insurers.
5. If an accident occurs within the maximum coverage, the insurer must reimburse the insured for the payment that has been made or will be made to the accident victims by the insured.
In case the insured is dead or incapacitated according to a judicial decision, the insurer shall directly provide indemnity to the accident victims or victims’ heirs (in case the victims are dead) or victims’ representatives (in case the victims are incapacitated according to judicial decisions or underage as prescribed by the Civil Code).
6. Indemnities:
a) Specific indemnities for loss of health and life are determined according to corresponding types of injury or damage under Schedule for health and life indemnities under Annex I attached to this Decree or according to agreements (if any) between the insured and victims or victims’ heirs (in case the victims are dead) or victims’ representatives (in case the victims are incapacitated according to judicial decisions or underage as prescribed in the Civil Code) but must not exceed the corresponding indemnities specified under Annex VI attached to this Decree. In case judicial decisions are made, judicial decisions shall prevail as long as the corresponding indemnities specified under Annex VI attached to this Decree are not exceeded.
In case the damage to health and life is caused by multiple motor vehicles, indemnities shall be determined by degrees of fault of motor vehicle owners as long as the total indemnity does not not exceed the maximum coverage.
For accidents which are entirely caused by third party as determined by competent authorities, indemnities for health and life insurance coverage rates for the third party shall equal 50% of the indemnities specified under Annex VI attached to this Decree or agreements (if any) between the insured or victims’ heirs (in case victims are dead) or victims’ representatives (in case victims are incapacitated according to judicial decisions or underage) but must not exceed 50% of the indemnities specified under Annex VI enclosed herewith.
b) Specific indemnity for an accident is determined based on actual damage and degree of fault of motor vehicle owner but must not exceed the maximum coverage.
7. Insurers may reduce up to 5% of indemnities for damage to property in case policyholders or the insured fail to notify insurers about accidents according to Clause 4 of this Article or insurers detect that policyholders and the insured fail to notify in case of changes to factors which serve as the basis for calculating insurance premiums during execution of policies, thereby increasing insured risks after insured events occurred.
8. Insurers are not obliged to pay for excesses of the maximum coverage according to regulations herein, except for cases in which motor vehicle owners participate in voluntary insurance policies.
9. In case multiple compulsory civil liability insurance policies are concluded for a single motor vehicle, indemnity shall be determined only according to the first concluded policy. Insurers must refund 100% of paid insurance premiums for the remaining insurance policies.
10. Policyholders and the insured shall notify victims or victims’ heirs or representatives of the paid amounts for each case of damage to health or life according to regulations in Point a Clause 6 of this Article.
11. Insurers shall notify policyholders, the insured and victims of indemnities for damage to health or life prescribed in Point a Clause 6 of this Article and pay them.
Article 13. Applications for insurance claims
Applications for claim for compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners shall compose of the following documents:
1. Claim forms.
2. Documents related to motor vehicles, vehicle operators (certified true copies or copies bearing confirmation of insurers after being compared with originals or photocopies)
a) Vehicle registration certificates (or certified true copies and valid original receipts of credit institutions substituting for original vehicle registration certificates during the period in which the credit institutions hold original vehicle registration certificates) or proofs of vehicle title transfer and proofs of vehicle origins (in case vehicle registration certificates are not available).
b) Driving licenses.
c) ID cards, Citizen Identity Cards, passports or other personal documents of vehicle operators.
d) Certificates of insurance.
3. Documents proving damage to life and/or health (copies of health facilities or copies bearing confirmation of insurers after being compared with originals or photocopies). Depending on the extent of damage to life, one or some documents below may be included:
a) Written proof of injury.
b) Medical records.
c) Excerpts of death certificates, death notices, written confirmation of police authorities or assessment results of forensic examining bodies in case victims decease while mounting vehicles or decease due to accidents.
4. Documents proving property damage:
a) Valid invoices and instruments or evidence proving repair and/or replacement of property damaged due to accidents (in case insurers repair and remediate the damage, the insurers are responsible for collecting such documents).
b) Documents, invoices and instruments related to additional expenses incurred by motor vehicle owners to reduce the damage or follow instructions of insurers.
5. Copies of relevant documents of police authorities collected by insurers in fatal accidents for third party and passengers or accidents required to be verified that they are solely caused by third party, including: notice of traffic accident investigation, verification, resolution results or notice of accident investigation and resolution results.
6. Assessment records of insurers or persons authorized by insurers.
7. Judicial decisions (if any).
Policyholders and the insured shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 7 of this Article. Insurers shall collect the documents prescribed in Clauses 5 and 6 of this Article.
Section 2. MANAGEMENT AND USE OF MVIF
Article 14. MVIF management and use principles
1. MVIF refers to a fund established to make humanitarian payments; prevent and limit damage and road traffic accidents; publicize and educate on road traffic safety, compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners and relevant activities to protect public interest and ensure social safety.
2. MVIF shall be contributed by insurers providing compulsory civil liability insurance of motor vehicles and managed at Insurance Association of Vietnam (IAV); have separate accounts in commercial banks operating in Vietnam and use seals of the IAV.
3. MVIF shall be managed and used in a transparent, effective and proper manner according to regulations herein.
Article 15. Sources of income of MVIF
1. Contributions of insurers permitted to provide compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Interests from deposits.
3. Grants and supports of organizations and individuals.
4. Other legal revenues (if any).
Article 16. Contributions to MVIF
1. Insurers shall extract up to 1% of total insurance premium of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners collected from principle insurance policies in the immediately preceding fiscal year to contribute to MVIF.
2. Before April 30 each year, Council for managing MVIF (hereinafter referred to as “the Management Council” shall decide rates of contribution to MVIF and notify insurers and the Ministry of Finance.
3. Insurers providing compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners shall contribute to accounts of MVIF as follows:
a) Before June 30 each year: Submit 50% of total amount prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article,
b) Before December 31 each year: Submit the remaining amounts prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 17. Expenditures of MVIF
1. MVIF shall be allocated for:
a) Humanitarian assistance:
In cases where accidents are caused by uninsured and unknown vehicles, not covered by insurance and accidents are insurance exclusions according to Clause 2 Article 7 of this Decree (other than damage done intentionally by accident victims): 30% of maximum coverage per person in case of fatalities and victims with WPI of 81% or more; 10% of maximum coverage per person in case of person in an accident with WPI of from 31% to less than 81%.
Once insurers have paid advance indemnities according to Point b Clause 3 Article 12 of this Decree, MVIF is responsible for reimbursing the advance payments incurred by the insurers in case the accidents are insurance exclusions or not covered by insurance.
Expenditures must not exceed 30% of total contribution to MVIF each year and the balance of MVIF of preceding years (if any). In case the portion of MVIF allocated for humanitarian assistance for a year is not available, applications for expenditures on humanitarian assistance that are not processed in the year shall be carried forward to be processed in the next.
b) Assistance in construction and installation of equipment for preventing and minimizing damage and accidents in road traffic: Expenditures must not exceed 15% of total contribution to MVIF each year and the balance of MVIF of preceding years (if any).
c) Dissemination and education of road traffic safety and regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners: Expenditures must not exceed 17% of total contribution to MVIF each year and the balance of MVIF of preceding years (if any).
d) Assistance for police authorities in cooperating with the IAV, the Management Council and insurers in prevention and remediation of damage and anti-fraud in insurance business and compliance with regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners: Expenditures must not exceed 10% of total contribution to MVIF each year.
dd) Commendation for organizations and individuals with merits in enforcing compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, thereby preventing and remediating damage, traffic accidents and ensuring road traffic safety: Expenditures must not exceed 5% of total contribution to MVIF each year.
e) Completion and maintenance of databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners: Expenditures must not exceed 10% of total contribution to MVIF each year.
g) Operations of SEAN Program for compulsory motor vehicle insurance and operations of Vietnamese agencies implementing Protocol No. 5 on ASEAN Program for compulsory motor vehicle insurance: Expenditures must not exceed 5% of total contribution to MVIF each year.
h) Management of MVIF including salary, allowances and other salary-based payments (social insurance, health insurance, unemployment insurance, union fees) and commendation for employees of offices of MVIF; responsibility allowances for individuals holding managerial positions in MVIF and multi-position employees of offices of MVIF; office renting, equipment purchase, banking and post services; auditor hiring; business trip expenses and meetings of MVIF: Expenditures must not exceed 8% of total contribution to MVIF each year.
i) In case the Prime Minister issues a decision on declaration of emergency situation of disasters according to regulations of law on prevention and control of natural disasters or declaration of class-A communicable diseases according to regulations of law on prevention and control of communicable diseases, the Management Council may use the balance of MVIF of preceding years for expenditure items prescribed in Points d, dd, e, g and h Clause 1 of this Article; the total expenditure rate must not exceed the rates prescribed in Points d, dd, e, g and h Clause 1 of this Article and is equivalent to 1% of contributions to MVIF.
2. The IAV shall take priority over implemting items of expenditure for humanitarian assistance, prevention and remediation of damage and road traffic accidents, expenditure for dissemination and education, thereby ensuring compliance with the goal of establishing MVIF.
Article 18. Management and operation of MVIF
1. Organizational structure for management and operation of MVIF includes the Management Council, the Executive Board, the Board of Controllers. MVIF office shall act as an assistant to organizational structure for management and operation of MVIF and is situated at the headquarters of the IAV. The Management Council shall be established under decision of the Minister of Finance on the basis of proposition of the IAV.
2. Annual final accounts of MVIF (verified by independent audit organizations) must be submitted to the Ministry of Finance and insurers before March 31 of the following year and publicized on the website of the IAV together with comments of independent audit organizations.
Article 19. Organizational structure for management and operation of MVIF
1. The Management Council includes:
a) Chairperson of the Management Council: Chairperson of the IAV.
b) Members:
Representative of the Ministry of Finance.
Representative of the Ministry of Public Security.
Secretary-general of the IAV.
General Director or Deputy General Director of at least 3 insurers which are permitted to provide compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners and have the largest market share of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Executive Board of MVIF includes:
a) Head of the Executive Board: Secretary-general of the IAV.
b) Members: Representatives of at least 3 insurers which are permitted to provide compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners and have the largest market share of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
3. Board of Controllers of MVIF includes:
a) At least 3 members who are representatives of 3 insurers permitted to provide compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
b) Head of the Board of Controllers appointed by the Chairperson of the Management Council and selected from members of the Board of Controllers.
c) Insurers having members participating in the Board of Controllers must not be insurers having members participating in the Executive Board in order to ensure prompt assessment and detection of risks that may affect the effectiveness and principles of management and use of MVIF.
Article 20. Tasks and entitlements of organizational structure of MVIF
1. Tasks and entitlements of the Management Council:
a) Be responsible before the law, to the Minister of Finance for management and operation of MVIF.
b) Promulgate working regulations of the Management Council, Executive Board and Board of Controllers.
c) Promulgate specific regulations on management and use of MVIF; approve cost estimates and statements of MVIF.
d) Decide rates of contribution to MVIF and notify insurers and the Ministry of Finance.
dd) Supervise, manage, operate, use, develop and maintain databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
e) Develop and implement policies on management, access, administration, data update, use and security of databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
g) Cooperate with insurers in consolidating proposals for upgrading and completing databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners; adjusting and completing system configuration and developing projects on connecting and upgrading databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
h) Check, monitor, urge periodic update of information and data of insurers; receive and consolidate and deal with difficulties and proposals of insurers as prescribed.
i) Be in charge of guiding insurers to develop databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
k) Promulgate procedures and applications for expenditure for humanitarian assistance, refund of indemnities advanced by insurers.
l) Issue a decision on establishment of Executive Board and Board of Controllers.
m) Submit reports on approved cost estimates and statements of MVIF to the Ministry of Finance.
2. Tasks and entitlements of the Executive Board:
a) Be responsible before the Law and to the Management Council for management, use, payment and settlement of MVIF.
b) Abide by regulations on management and use of MVIF according to plans approved by the Management Council, comply with regulations herein, do not allocate MVIF for other purposes.
c) Be responsible for urging insurers or revoking licences from insurers failing to make adequate and timely contributions as prescribed.
3. Tasks and entitlements of the Board of Controllers:
a) Supervise operations of MVIF to ensure compliance with regulations of law and regulations herein.
b) Quarterly and annually collect reviews and proposals regarding financial analyses of MVIF and submit them to the Management Council.
c) Inspect the management and use of MVIF at the request of the Management Council.
Article 21. Estimation, statement and accounting of MVIF
1. Estimation:
a) Before December 15 each year, the Executive Board shall estimate revenues and expenditures of MVIF including:
Revenues and expenditures of MVIF in the current year.
Plans for revenues and expenditures of MVIF in the next year.
b) The Executive Board shall submit reports on estimated revenues and expenditures of MVIF to the Management Council for approval. Estimated revenues and expenditures of MVIF must be notified to the Ministry of Finance and insurers immediately after being approved.
c) Planned expenditures in accordance with expenditure estimates in a year, except for expenditure items specified in Points e, g, h and l Article 17 of this Decree, which have not been financed or completely financed before or on December 31 of each year, shall be carried forward to be spent in the next.
d) If necessary, the Management Council may adjust estimated revenues and expenditures which have been notified at the beginning of the year and notify the Ministry of Finance and insurers.
2. Accounting MVIF:
The Executive Board of MVIF shall:
a) Organize accounting and statistics works according to regulations of the Law on Accounting and the Law on Statistics and guiding documents.
b) Comply with regulations on accounting records; account for the entire of revenues and expenditures of MVIF.
c) Open accounts, record, systematize and store all additional operations relating to MVIF.
d) Quarterly prepare reports on revenues and expenditures of MVIF to report to the Management Council for approval and notify the Ministry of Finance in person or via postal services and by email.
Quarterly reports: figure conclusion date shall be determined from the 1st of the 1st month of the reporting period to the 30th or the 31st of the last month of the reporting period. Deadline for submitting quarterly reports shall be 30 days from the date on which a quarter concludes.
3. Statement of MVIF:
Annually, the Executive Board shall prepare reports on statement of MVIF verified by independent audit organizations to report the Management Council for approval.
Article 22. Establishment of the Management Council, revision of members of the Management Council
1. Procedure for applying for establishment of the Management Council and revision of the Management Council’s members:
a) The IAV (in case of applying for establishment of the Management Council) and the Management Council (in case of applying for revision of the Management Council’s members) may submit applications using online public services of the Ministry of Finance, by post or in person.
b) Within 10 days from the date on which adequate applications are received, the Minister of Finance shall issue Decisions on establishment of the Management Council, revision of the Management Council’s members. In case of rejection, the Ministry of Finance shall provide written explanations.
2. Application for establishment of the Management Council composes of:
a) 1 original application for establishment of the Management Council using the form under Annex VIII enclosed herewith.
b) 1 copy of the Resolution of the Executive Board of the IVA approving application for establishment of the Management Council.
3. Application for revision of the Management Council’s members composes of:
a) 1 original application for revision of the Management Council’s members using the form under Annex IX enclosed herewith.
b) 1 copy of the Resolution of the Management Council on approving the application of the insurer for revision of the Management Council’s members.
REGULATIONS ON COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE
Section 1. Insurance conditions, insurance premiums and sums insured
1. The insured of compulsory fire and explosion insurance is the entire property of facilities facing fire and explosion hazards, including:
a) Houses, construction works and property attached thereto; machinery and equipment.
b) Goods and supplies (including raw materials, semifinished products and finished products).
2. The insured and locations of the insured must be specified in insurance policies and insurance certificates.
1. Minimum coverage of compulsory fire and explosion insurance is a monetary value according to the market price of the property specified in Clause 1 Article 23 of this Decree at the time of entering into an insurance policy.
2. In case the market price of property is unidentified, the minimum coverage shall be agreed upon as follows:
a) As for the property prescribed in Point a Clause 1 Article 23 hereof: minimum coverage is a monetary value of the property according to the residual value or replacement value of the property at the time of entering into an insurance policy.
b) As for the property prescribed in Point b Clause 1 Article 23 hereof: minimum coverage is a monetary value of the property on the basis of valid invoices and receipts or relevant documents.
Article 25. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage:
Insurers shall indemnities for damage to the insured prescribed in Clause 1 Article 23 hereof caused by fire or explosion, except for the cases prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Insurance exclusions for facilities facing fire and explosion hazards in accordance with regulations of law on fire prevention and fighting (excluding nuclear facilities): Insurers shall not provide indemnities in the following cases:
a) Earthquakes, volcanic eruptions or other convulsions of nature.
b) Damage caused by political convulsions, social safety, security and order events.
c) Property that is burned and exploded according to decisions of competent regulatory agencies.
d) Self-fermenting and self-heating products; property subjected to a heat treatment.
dd) Damage caused by direct hit of lightning strike without causing fire or explosion.
e) Fire and explosion caused by weapons-grade nuclear materials.
g) Damage to electrical machinery and equipment or components of electrical equipment caused by direct impact of over-running, excessive pressure, short circuiting, self heating, arcing or leakage of electricity arising from whatever cause, lightning included.
h) Damage caused by arson attack of the insured or by deliberate violation against fire safety regulations causing fire or explosion.
i) Damage to data, software and computer programs.
k) Damage caused by acts of burning forests, bushes, prairies or clearing lands by fire.
3. Insurance exclusions for nuclear facilities: Insurers and policyholders shall negotiate insurance exclusions on the basis of approvals of reinsurers.
Article 26. Insurance premiums and deductibles
1. If the total sum insured of property situated in a location of a single facility facing fire and explosion hazards (excluding nuclear facilities) is less than VND 1.000 billion, insurance premiums and deductibles are provided for in Clause 1 Section I Annex II and Clause 1 Section II Annex II enclosed herewith.
Insurers may increase or decrease the insurance premiums by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher indemnities than principal insurance premiums collected from compulsory insurance for compulsory fire and explosion insurance in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurers and independent audit organizations, upon renewal of insurance policies, the insurers and policyholders may negotiate insurance premiums and deductibles to ensure the solvency of the insurers.
2. If the total sum insured of property situated in a location of a single facility facing fire and explosion hazards (excluding nuclear facilities) is VND 1.000 billion or more:
Insurers and policyholders may negotiate insurance premiums and deductibles on the basis of evidence proving approval by the major foreign reinsurers. Major foreign reinsurers and foreign reinsurers assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof. In any case, insurance premiums shall not be lower than the amounts equal VND 1.000 billion multiplied (x) by 75% of insurance premiums prescribed in Clause 1 Section I Annex II enclosed herewith.
3. For nuclear facilities: Insurers and policyholders may negotiate rules, terms, insurance premiums and deductibles on the basis of evidences proving that the major foreign reinsurers accept reinsurance in accordance with rules, terms, insurance premiums and deductibles provided by insurers to policyholders. The major foreign reinsurers and foreign reinsurers assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof.
Article 27. Insurance certificates
1. Insurers shall grant certificates of compulsory fire and explosion insurance to policyholders. Certificates of compulsory fire and explosion insurance shall be designed by insurers. An insurance certificate shall include:
a) Names, addresses and phone numbers (if any) of policyholder and the insured.
b) Name, address and hotline of insurer.
c) Name of facility facing fire or explosion hazard in accordance with regulations of law on fire prevention and fighting.
d) The insured’s location.
dd) The insured property.
e) Sum insured.
g) Deductible.
h) Insurance period.
i) Insurance rate, insurance premiums.
k) Date of issue of the insurance certificate.
l) Number code and barcode registered, managed and used according to regulations of law to enable storage, transmission and extraction of ID information of insurer and ID information of compulsory fire and explosion insurance.
2. In case of issuance of electronic certificates of insurance, issuers must comply with Law on Electronic Transactions and guiding documents; Electronic certificates of insurance must closely comply with applicable regulations and Clause 1 of this Article.
Article 28. Principles of indemnification
Insurers shall consider and settle insurance claims according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. When losses to facilities facing fire and explosion hazards are incurred, policyholders shall immediately notify insurers via contract information means, then submit written notifications to insurers within 14 days from the date on which such losses are incurred.
2. Insurance indemnities for damaged property shall not exceed the sums insured of such property (agreed and specified in insurance policies and insurance certificates) minus the deductibles prescribed in Clause 3 of this Article.
3. A deductible of up to 20% of insurance indemnities shall be provided if facilities facing fire and explosion hazards fail to fully comply with proposals on records on fire safety inspection issued by competent public security authorities within the prescribed period, thereby leading to an increase in damages caused by fire and explosion.
Article 29. Applications for insurance claims
An application for claim for compulsory fire and explosion insurance includes the following documents:
1. A claim form.
2. Documents relating to the insured including: an insurance policy and a certificate of insurance (COI).
3. A copy of a record on fire safety inspection issued a competent public security authority at the time nearest to the time an insured event occurs.
4. An assessment record of insurer or person authorized by insurer.
5. A copy of a competent authority’s conclusion or notice of the cause of the fire or explosion or proofs of the cause of the fire or explosion.
6. List of damage and documentary evidences for damage.
Policyholders shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5 and 6 of this Article to insurers. Insurers shall collect the documents prescribed in Clauses 4 of this Article.
Section 2. transfer rates, regulations on management and use of revenues from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes
Article 30. Compulsory fire and explosion insurance transfer rates for fire prevention and fighting purposes
1. In a fiscal year, an insurer that provides compulsory fire and explosion insurance shall transfer 1% of the total premium for compulsory fire and explosion insurance that is collected from its principle insurance policy in the immediately preceding fiscal year.
2. The insurer shall annually submit the amount specified in Clause 1 of this Article to the Fire and Rescue Police Department’s account opened at the State Treasury by the Ministry of Public Security. To be specific:
a) Before June 30 of each year: Transfer 50% of the total amount prescribed in Clause 1 of this Article.
b) Before December 31 of each year: Transfer the remaining amounts prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 31. Regulations on management and use of revenues from compulsory fire and explosion insurance
1. Revenues from compulsory fire and explosion insurance must be managed and used in a transparent manner and for the right purposes according to regulations herein and regulations of relevant law.
2. Revenues from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes shall be used as follows:
a) Providing assistance in purchase of fire prevention and fighting equipment for fire police forces: Up to 65% of the premiums collected by the insurer from compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year. The purchase of fire prevention and fighting equipment shall comply with regulations of law on procurement.
b) Providing assistance in dissemination of law and knowledge about fire prevention and fighting and compulsory fire and explosion insurance: Up to 15% of the premiums collected by the insurer from compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year. Items and rates of expenditure for dissemination of law and knowledge shall comply with regulations of law on management, use and statement of guarantees for law dissemination and education work.
c) Providing assistance for fire police forces in fire investigation; provision of professional training and inspection of fire safety; supervision of participation in compulsory fire and explosion insurance by facilities facing fire and explosion hazards: up to 15% of the premiums collected by the insurer from compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year. Expenditure items and rates shall comply with applicable expenditure regulations.
d) Providing assistance in rewarding organizations and individuals directly engaging and cooperating in fire prevention and fighting: Up to 5% of the premiums collected by the insurer from compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year. Where:
Regular expenditures for commendation shall comply with regulations of law on emulation and commendation.
In case of irregular expenditures for organizations and individuals directly engaging in fire prevention and fighting, the Minister of Public Security shall decide specific cases eligible for irregular commendation and commendation amounts based on achievements of organizations and individuals and revenues from compulsory fire and explosion insurance.
3. At the same time with the time when annual state budget estimates are made, the Ministry of Public Security shall made an estimate of revenues from compulsory fire and explosion insurance, consolidate it into the estimate of the Ministry of Public Security, then submit it to the Ministry of Finance according to regulations of the Law on State Budget and guiding documents for consolidation and monitoring.
4. The management and use of collected premiums shall comply with applicable regulations, norms and standards. The Ministry of Public Security shall consider, approve and verify annual statements of premiums collected from compulsory fire and explosion insurance for affiliated units; consolidate them into other revenues that are remained and prepare annually final accounts, and submit them to the Ministry of Finance together with final accounts of state budget for consolidation and monitoring.
5. The amount collected from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes that remain after completing the tasks specified in Clause 2 of this Article at the end of the year shall be carried over the succeeding year. After 5 years, if premiums collected from compulsory fire and explosion insurance are not expended all, the Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in reviewing and assessing revenues from compulsory fire and explosion insurance, reporting the Government for adjusting transfer ratios accordingly.
REGULATIONS ON COMPULSORY INSURANCE FOR CONSTRUCTION INVESTMENT ACTIVITIES
Section 1. Insurance conditions, insurance premiums, sums insured for compulsory insurance for construction works in progress
Investors shall purchase compulsory insurance for construction investment activities for the following construction works:
1. Construction works and construction items significantly affecting public safety and benefits prescribed in Annex X Decree No. 15/2021/ND-CP dated May March 03, 2021 of the Government elaborating certain contents of management of construction investment projects.
2. Construction works facing high environmental risks or facing environmental risks prescribed in Annex III and Annex IV of Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 of the Government elaborating certain Articles of the Law on Environment Protection and included in the list of investment projects requiring environmental impact assessment (EIA) in accordance with the Law on Environmental Protection.
3. Construction works having special technical requirements and complicated construction requirements according to regulations of law on construction and relevant laws.
Minimum coverage for compulsory insurance for construction works in progress refers to the full values of construction works upon completion, including all building materials, workforce costs, equipment installed on construction works, transport costs, taxes, other fees and other items provided by investors. Minimum coverage for construction works in progress shall not be allowed to be lower than total construction policy value, including values subject to amendments and revisions (if any).
Article 34. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall provide indemnities for damage to construction works in progress arising from all risks, except for insurance exclusions according to Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not required to provide indemnities in the following cases:
a) Losses incurred by war, riots, strikes, actions of hostile forces, rebellions, malicious acts on behalf of or in connection with political organizations, distraint, expropriation, requisition, confiscation or destruction or damage caused by order of competent regulatory agencies.
b) Losses incurred by terrorism.
c) Losses incurred by nuclear reactions, nuclear radiation, and radioactive contamination.
d) Losses or damages of policyholders and the insured named in the list of entities placed under embargo.
dd) Losses or damages relating to diseases according to publications of competent authorities.
e) Losses incurred by intentional violations against law of policyholders or the insured.
g) Losses incurred in case policyholders have not insurable interests.
h) Losses incurred by suspension from construction or losses incurred by consequences of suspending works wholly or partly.
i) Losses to data, software and computer programs.
k) Losses incurred by design faults of consultancies for construction works at class II or higher.
l) Losses incurred by corrosion, abrasion and oxidation.
m) Losses incurred by decay and taking place under pressure conditions, normal temperature (this regulation is only applied to construction works prescribed in Point a Clause 1 Article 37 of this Decree).
n) Losses incurred by hard scale formation such as rust, dregs or other similar phenomena (this regulation is only applied to construction works prescribed in Point b Clause 1 Article 37 of this Decree).
o) Expenses for repair, replacement, correction of defective materials or workmanship. This exclusion is only applied to losses of items that are directly affected and is not applied to losses of other items which were caused by indirect consequences of defects in materials or workmanship and have not caused improper construction.
p) Losses or damages only detected at the time of inventory.
Article 35. Termination of insurance policies
1. An insurance policy shall be terminated in the following cases:
a) The policyholder and insurer had reached an agreement in the insurance policy on termination of policy in case of suspension of construction works specified in the policy or termination of the policy as prescribed by law.
The policyholder shall submit a written notification to the insurer within 5 working days from the date on which the investor issue a decision on suspension of construction works specified in the policy or termination of the policy as prescribed by law. The date of termination of the policy shall be based on the date of suspension of construction works specified in the policy or termination of the policy as prescribed by law.
b) Other eligible cases of termination in accordance with law.
2. Legal consequences of termination of an insurance policy
a) In case the policy is terminated as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, within 15 days from the date of termination, the insurer shall return to the policyholder the insurance premium in proportion to the remaining insurance period of the insurance policy minus reasonable expenses relating to the insurance policy according to the agreement specified in the insurance policy (if any). If the policyholder does not fully pay the insurance premium, the policyholder must pay an additional insurance premium corresponding to the covered period calculated to the date of termination of the insurance policy.
b) Legal consequences of the termination of the insurance policy as prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall comply with the agreement specified in the insurance policy and regulations of law.
Insurance period of a compulsory insurance for construction works in progress shall be as follows:
1. For the construction work prescribed in Point a Clause 1 Article 37 of this Decree: the insurance period specified in the policy shall be from the commencement date to the completion date of construction on the basis of the decisions on investment issued by competent authorities, including amendments thereto (if any). The insurance period for components or items of a construction work which have been handed over or brought into use shall be terminated from the date on which such components or items are handed over or brought into use.
2. For the construction work prescribed in Point b Clause 1 Article 37 of this Decree: the insurance period specified in the policy shall be from the commencement date of construction on the basis of the decisions on investment of competent authorities, including amendments thereto (if any), to the date on which the construction work is handed over or after the date on which the first load test is completed, depending on whichever comes first, but not more than 28 days from the beginning date of testing. The insurance period for used equipment installed on the construction work shall be terminated from the beginning date of testing of such equipment.
Article 37. Insurance premiums and deductibles
1. Insurance premium and deductible for a compulsory insurance for a construction work in progress shall be as follows:
a) For an insured construction work whose value is under VND 1.000 billion, excluding installation or including installation but the cost for installation accounts for less than 50% of its total value, its insurance premium and deductible shall be determined according to Clause 1 Section I Annex III enclosed herewith.
b) For an insured construction work whose value is under VND 1.000 billion, including installation and the cost for installation accounts for at least 50% of its total value, its insurance premium and deductible shall be determined according to Clause 1 Section II Annex III enclosed herewith.
c) For a construction work whose value is at least VND 1.000 billion as prescribed in Point a and Point b of this Clause, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible on the basis of evidence proving approval by the major foreign reinsurer. The major foreign reinsurer and foreign reinsurer assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof. In any case, the insurance premium shall not be lower than the amount equal VND 1.000 billion multiplied (x) by 75% of the insurance premium prescribed in Clause 1 Section I Annex III enclosed herewith (for the construction work prescribed in Point a Clause 1 of this Article) or Clause 1 Section II Annex III enclosed herewith (for the construction work prescribed in Point b Clause 1 of this Article).
d) For construction works that are not prescribed in Point a, Point b and Point c of this Clause:
Insurers and policyholders may negotiate rules, terms, insurance premiums and deductibles on the basis of evidences proving that major foreign reinsurers accept reinsurance in accordance with the rules, terms, insurance premiums and deductibles provided by insurers to policyholders. The major foreign reinsurers and foreign reinsurers assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof.
2. For construction works that are not prescribed in Point a, Point b Clause1 of this Article:
Insurers may increase or decrease insurance premiums by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher indemnities than principal insurance premiums collected from compulsory insurance for works in progress in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurers and independent audit organizations, upon renewal of insurance policies, the insurers and policyholders may negotiate insurance premiums and deductibles to ensure the solvency of the insurers.
3. In case a construction period of a work is extended in comparison with the period prescribed in a decision on investment issued by a competent authority when concluding an insurance policy, the policyholder and insurer may negotiate additional insurance premium applied to the extended period. The additional insurance premiums (if any) shall be calculated on the basis of the insurance premiums prescribed in the Annex III enclosed herewith and regulations in Clause 2 of this Article, ratio of the extension to total construction period under the decision on investment issued by the competent authority upon concluding the insurance policy and other risks.
Article 38. Responsibilities of purchase of insurance
An investor shall purchase insurance for a construction work or each item of the construction work in progress. Some specific cases:
1. For purchase of insurance for a construction work in progress, the investor shall purchase insurance with the minimum coverage prescribed in Article 33 hereof.
2. For purchase of insurance for each item of the construction work in progress, the investor shall purchase insurance, provided the insurance coverage for each item is not smaller than its full value upon completion, and the total insurance coverage for all items of the work during construction is not smaller than the minimum coverage prescribed in Article 33 hereof.
Article 39. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. When a loss on the work in progress is incurred, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such loss is incurred.
b) After submitting the written notification to the insurer, the policyholder may begin to repair or replace minor defects whose values do not exceed the corresponding deductibles prescribed herein.
In other cases, before repairing or replacing the items that are damaged/lost, the policyholder shall have the loss assessed by the insurer. If the insurer does not carry out the assessment within 5 working days from the date on which the notification of the loss is received, except for force majeure or objective barriers, the policyholder and the insured have the right to repair or replace the items that are damaged or lost. The insurer shall pay for the repair or replacement of the covered items that are damaged or lost if the policyholder and the insured repair or replace them promptly.
c) Preserving components that are lost/damaged to be available for assessment by representatives or assessors of the insurer.
d) Immediately notifying to public security authorities if the loss is incurred by the act of stealing.
dd) Implementing all measures within their capacity to minimize the loss.
e) Implementing, cooperating and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered losses according to regulations herein.
2. When the loss on the work in progress is incurred, the insurer shall settle the insurance claim as follows:
a) Carrying out a loss assessment according to regulations of law and preparing a record of assessment of causes and extent of damage according to the regulations in Clause 5 Article 40 of this Decree.
b) Providing guidance and cooperating with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an insurance claim application.
3. The insurer shall only provide indemnity for physical damages that the insured actually suffers and such damages have been included in the sum insured.
4. The indemnity for each item of property specified in the insurance policy shall not exceed the sum insured of such property. The total insurance indemnity shall not exceed the total sum insured prescribed in the insurance policy. Some specific cases:
a) If the damage can be repaired, it must be repaired and the insurance indemnity shall be the expenditure necessary to restore the status quo of the items that are lost/damaged minus the recovered value (in case the policyholder recalls the property) and the deductible.
b) If the loss cannot be repaired, the insurance indemnity shall be the market price of the item when and where the loss occurs and the extent of damage minus the deductible. If the policyholder recalls the property that is lost/damaged, the insurance indemnity shall be the real value of such item when and where the loss occurred minus the deductible and the recovered value of the property.
5. The temporary expense for repair shall be incurred by the the insurer if the repair constitutes the official repair and does not cause any increase in the total repair expense according to the final revised plan of the item that is lost/damaged.
6. The insurer is not liable for indemnifying all expenses for renovation, supplementation and upgrade of the insured items.
Article 40. Applications for insurance claims
An application for claim for compulsory insurance for construction works in progress includes the following documents:
1. A claim form completed by the policyholder.
2. Documents relating to the insured, including: An insurance policy and a certificate of insurance (COI).
3. Documents proving damage to property, including:
a) An construction incident dossier in case a construction incident occurs (certified true copy from original or copy with confirmation of the dossier maker) according to regulations in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government elaborating certain contents of quality control, construction and maintenance of construction works or evidences proving the loss of the construction work.
b) Valid invoices and instruments or evidences showing repair and/or replacement of the damaged property.
4. Documents proving necessary and reasonable expenses that the policyholder has spent to minimize the loss or to follow instructions of the insurer.
5. A report of assessment of the cause and extent of damage made by the insurer or a person authorized by the insurer.
6. Other relevant documents (if any).
The policyholder shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 6 of this Article to the insurer. The insurer shall collect the documents prescribed in Clause 5 of this Article.
Section 2. INSURANCE CONDITIONS, INSURANCE PREMIUMS, maximum coverage for COMPULSORY professional liability INSURANCE FOR construction investment consultancy
The insured of compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy is the third party accepting the civil liability of an investment construction consultancy arising from construction surveying, or construction design of a type II construction work or higher.
The maximum coverage shall equal values of contracts for construction surveying consultancy services and contracts for construction design consultancy services.
Article 43. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall pay consultancies the indemnities payable by the latter to the third parties for the losses caused by the provision of construction investment consultancy services and relevant expenses according to regulations of law, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not liable for paying indemnities in the following cases:
a) Insurance exclusions prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i clause 2 Article 34 hereof.
b) Losses incurred by intentional selection of construction methods, calculation, measurement, design and use of untested materials by consultancies.
c) Expenses for redesign or revision of drawings, plans, guiding documents or list of technical instructions.
d) Losses incurred by molds.
dd) Losses incurred by provision of construction surveying consultancy services, construction design consultancy services leading to pollution and contamination of the environment and third parties.
e) Losses related to asbestos or any materials containing asbestos.
g) Losses incurred by violations against intellectual property rights.
h) Losses incurred by intentional incompliance with regulations on application of technical standards and regulations of law on construction, and use of building materials harmful to public health and the environment by consultancies.
The insurance period of compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy of a construction work shall start from the date of provision of consultancy services to the end of the maintenance period of the work as prescribed by law.
Article 45. Insurance premiums and deductibles
1. Insurance premium and deductible for a compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy shall be as follows:
a) For construction works whose values are under VND 1.000 billion and are not dikes, dams, ports, harbors, wharfs, piers, breakwaters or irrigation works; airports, airplanes, satellites and space projects; shipbuilding and repair works; marine and underwater energy construction works; train, tram, express train projects and underground mining projects, its insurance premium and deductible shall be prescribed in Clause 1 Annex IV enclosed herewith.
The insurer may increase or decrease the insurance premium by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher expenditure for insurance indemnity than the principal insurance premium collected from compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurer and an independent audit organization, upon renewal of the insurance policy, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible to ensure the solvency of the insurer.
b) For a construction work whose value is at least VND 1.000 billion or consultancy contract value is more than VND 80 billion or construction works whose insurance premiums do not comply with regulations in Point a Clause 1 of this Article: the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible on the basis of evidence proving that major foreign reinsurer assumes reinsurance in compliance with rules, clauses, the insurance premium and deductible provided by the insurer to the policyholder. The major foreign reinsurer and foreign reinsurer assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof. In any case, the insurance premium shall not be lower than the amount equal VND 1.000 billion multiplied (x) by 75% of the insurance premium prescribed in Point a Clause 1 Annex IV enclosed herewith.
2. In case a consultation period of a work is extended in comparison with the period prescribed in a decision on investment issued by a competent authority when concluding an insurance policy, the policyholder and insurer shall negotiate additional insurance premium applied to the extended period. The additional insurance premium shall be determined on the basis of insurance premium prescribed in Point a Clause 1 Annex IV enclosed herewith, regulations on increase or decrease of insurance premiums prescribed in Point a Clause 1 of this Article and shall correspond to the extended period of providing consultancy services.
Article 46. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. The insurer shall pay their consultancy indemnities payable by the latter to the third party for losses and relevant expenses according to regulations of law. To be specific:
a) Losses of the third party and relevant expenses incurred by negligent or careless actions of the insured which are consequences of provision of construction surveying consultancy services and construction design consultancy services within the insurance coverage.
b) Claims of the third party firstly submitted (from an insured event) to the insured and notified to the insurer within the insurance period by the policyholder, including expenses payable to lawyer(s) designated by the insurer or the insured (if there is a written agreement on the designation of the insurer), other fees and expenses arising from the investigation, correction, and defense related to the insured event but excluding salaries paid to employee(s) or manager(s) concluding employment contract(s) with the insured.
c) Other relevant expenses according to regulations of law.
2. The total insurance indemnity of the insurer for all claims during the insurance period shall not be beyond the maximum coverage agreed upon in the insurance policy.
3. If the third party makes a claim, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such claim is received.
b) Implementing all measures within their capacity to minimize losses.
c) Implementing, cooperating and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered losses according to regulations herein.
4. If the third party makes a claim, the insurer shall:
a) Carry out a loss assessment according to regulations of law and prepare a record of assessment of causes and severity of damage.
b) Provide guidance and cooperate with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims.
c) Cooperate with the policyholder in settling the insurance claim for covered losses of the third party if an insured event occurs.
Article 47. Applications for insurance claims
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims. The application for claim for compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy includes the following documents:
1. A claim form completed by the policyholder.
2. Documents related to the insured including: an insurance contract and a certificate of insurance (COI).
3. A claim form prepared by the third party to the insured.
4. Documentary evidences of damage to life (copies of healthcare facilities or certified copies of the insurer after being compared with the originals) provided by the policyholder. Depending on the extent of damage to life, one or some documents below may be included:
a) Written proof of injury.
b) Hospital discharge paper.
c) Surgery certificate.
d) Medical record.
dd) Extract of the application form for death certificate or death declaration or written confirmation of a police authority or examination results of the forensic science agency.
e) Reasonable and valid invoices and instruments regarding medical expenses.
5. Documents proving damage to property, including:
a) An construction incident dossier in case a construction incident occurs (certified true copy from original or copy with confirmation of the dossier maker) according to regulations in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government elaborating certain contents of quality control, construction and maintenance of construction works or evidences proving the loss of the construction work.
b) Valid invoices and instruments or evidences showing repair and/or replacement of the damaged property.
c) Documents, invoices and instruments concerning additional expenses that the policyholder has spent to minimize losses or to follow instructions of the insurer.
6. A report of assessment of the cause and extent of damage made by the insurer or a person authorized by the insurer.
7. Other relevant documents (if any).
The policyholder shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7 of this Article to the insurer. The insurer shall collect the documents prescribed in Clauses 6 of this Article.
Section 3. INSURANCE CONDITIONS, INSURANCE PREMIUMS, LIABILITY INSURANCE COVERAGE LIMITS FOR COMPULSORY INSURANCE FOR construction site personnel
1. The insured of compulsory insurance for construction site personnel are employees involved in construction sites under regulations of law and individuals riding the vehicles of the motor vehicle owners as prescribed by law accepting the civil liability of construction contractors.
2. The maximum coverage shall be VND 100 million for a person in an insured event.
Article 49. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall pay construction contractors indemnities payable by the latter to employees for their injury or death due to occupational accidents and occupational diseases arising from construction on construction sites, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not liable for paying indemnities in the following cases:
a) Insurance exclusions prescribed in Points a, b, c, d, dd, g, h and i clause 2 Article 34 hereof.
b) Losses related to asbestos or any materials containing asbestos.
c) Losses incurred by contradictions between employees and other people involved in accidents which do not occur due to construction on construction sites.
d) Losses incurred by deliberate self-harm (DSH) to health by employees.
dd) Losses incurred by use of narcotics or drugs contrary to the regulations of law (except in cases where the drugs are prescribed for treatment as prescribed by licensed doctors).
e) Losses incurred by intentional violations against law of policyholders or the insured (except cases where employees of narcotics or drugs contrary to the regulations of law (except in cases where employees defend themselves, save people, save property or use stimulants for treatment as prescribed by doctors).
1. The insurance period of a compulsory insurance for construction site personnel shall start from the commencement date of construction to the end of the maintenance period of the construction work as prescribed by law.
2. The specific insurance period of construction site personnel shall be determined on the basis of their employment contracts and written confirmations of construction contractors of the length of time spent working on construction sites.
Article 51. Insurance premiums
1. An insurance premium of a compulsory insurance for construction site personnel shall be prescribed in Annex V enclosed herewith.
2. The insurer may increase or decrease the insurance premium by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher insurance coverage than principal insurance premium collected from the compulsory insurance for construction site personnel in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurer and an independent audit organization, upon renewal of the insurance policy, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible to ensure the solvency of the insurer.
3. If there is a change in the number of employees or tasks of employees, the following instructions shall be complied with:
a) Before the 15th of the month succeeding the month in which the change occur, the construction contractor shall submit a written notification of the mentioned-above change attached to a new list of employees (in case the number of employees is changed), a list of changes of tasks of employees (in case tasks of employees are changed).
b) In case the number of employees increases and tasks of employees are changed, thereby leading to an increase in insurable risks, the construction contractor must submit an additional insurance premium before the 15th of the month succeeding the month in which the notification is submitted.
c) In case the number of employees decreases and tasks of employees are changed, thereby leading to a decrease in insurable risks, the insurer shall return to the construction contractor the overpaid insurance premium in proportion to the remaining insurance period of the insurance policy before the 15th of the month succeeding the month in which the notification is submitted, provided no claim has been filed or a claim has been filed but not settled by the insurer.
d) If the construction contractor submits the notification according to the regulations in Point a of this Article and pay insurance premiums according to the regulations in Point b of this Clause, insurance policies of new employees shall be automatically effective or insurance policies of released employees shall be terminated; insurance policies of employees whose tasks are changed shall be automatically effective.
Article 52. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. When a labor accident or occupational disease occurs for construction site personnel, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such accident or disease happens to the construction site personnel.
b) Implementing all measures within their capacity to minimize damages.
c) Implementing and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered losses according to regulations herein.
2. When a labor accident or occupational disease occurs for construction site personnel, the insurer shall guide the policyholder and cooperate with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting sufficient documents to make an application for insurance claims; determine the cause and extent of damage.
3. When an employee is dead or injured due to a covered labor accident or occupational disease arising from construction on the construction site, the insurer shall pay amounts agreed upon between the construction contractor and the employee or the employee's legal representative (in case the employee is dead), including the following payments:
a) The allowance for leaving work during the treatment period prescribed by the treating doctor which is calculated based on the employee’s salary according to the employment contract but not exceeding 6 months' salary in each insured event.
b) Actual medical expenses including emergency expenses, necessary and reasonable inpatient and outpatient treatment expenses.
c) In case the employee has a working capacity impairment of less than 81%, the specific coverage rate for each type of injury or damage to life shall be determined according to the Schedule of compulsory insurance indemnities for construction site personnel according to Annex VII enclosed herewith.
d) In case the employee is dead or has a working capacity impairment of 81% or more, the insurer shall pay VND 100 million to one employee in one case.
The total insurance indemnity as prescribed at Points a, b, c and dd shall not exceed VND 100 million per employee per case in case the maximum coverage is VND 100 million.
4. In case a labor accident or occupational disease arising causes injury to the employee and this injury is aggravated by previous injuries or diseases, the insurer is not responsible for providing indemnity for such aggravated part.
Article 53. Applications for indemnification
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims. The application for claim for compulsory insurance for construction site personnel:
1. A claim form completed by the policyholder.
2. Documents concerning the insured including:
a) Insurance policy, insurance certificate, employment contract signed between the insured and the employee involved in a labor accident or occupational disease, timesheet.
b) Claims form concerning the employee’s labor accident or occupational disease (if any).
3. Documents proving that the employee is injured or dead due to a labor accident (Certified true copy from the original or copy verified by the insurer after being compared with the original):
a) A record of labor accident investigation made by a competent agency in accordance with law (if any). In case the employee is involved in a traffic accident which is determined to be a labor accident, there must be a traffic accident record or a scene investigation record and a diagram of the scene of the traffic accident prepared by competent agencies in accordance with law.
b) Depending on the extent of damage to life, one or more of the following documents may be included: Written proof of injury; hospital discharge paper; Certificate of surgery; Medical record; Extract of death certificate or death notice or written certification of a police agency or examination results of a forensic examination agency.
c) A minute of assessment of the level of working capacity impairment made by the Medical Assessment Council in case the employee has a working capacity impairment of 5% or more (if any).
d) Valid invoices and vouchers of healthcare facilities proving the employee's treatment of injury caused by a labor accident.
4. Documents proving that the employee is injured or dead due to an occupational disease:
a) A record of measurement of environmental hazards within the prescribed time limit made by a competent agency, in case the record is used for more than one person, the application of each employee must contain an extract (if any).
b) A hospital discharge certificate (in case of non-treatment at the hospital, an occupational medical examination certificate is required) or an occupational disease consultation slip; Medical record; Extract of death certificate or death notice (in case the employee is dead).
c) A minute of assessment of the level of working capacity impairment made by the Medical Assessment Council in case the employee has a working capacity impairment of 5% or more (if any).
d) Valid invoices and vouchers of healthcare facilities proving the employee's treatment of injury caused by an occupational disease.
5. Documents proving indemnities that the construction contractor has provided to the employee for their covered injury or death due to occupational accidents and occupational diseases.
6. Other relevant documents (if any).
Section 4. INSURANCE CONDITIONS, INSURANCE PREMIUMS, MAXIMUM COVERAGE FOR COMPULSORY CIVIL LIABILITY INSURANCE FOR third parties
The insured of compulsory civil liability insurance for third parties are third parties involved in construction process under regulations of law accepting the civil liability of construction contractors.
The maximum coverage of compulsory civil liability insurance for a third party shall be as follows:
1. Maximum coverage for damage to health and life is VND 100 million/individual/case.
2. Maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) is determined as follows:
a) For a construction work whose value is under VND 1.000 billion, the maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) shall be 10% of the construction work value for the full insurance period for all losses without limit.
b) For a work whose value is at least VND 1.000 billion, the maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) shall be VND 100 billion for the full insurance period for all losses without limit.
Article 56. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall pay construction contractors indemnities payable by the latter to the third parties for covered damages to health, life and property directly arising from construction and relevant legal expenses (if any) according to agreements in insurance policies, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not liable for providing indemnities in the following cases:
a) Insurance exclusions prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i clause 2 Article 34 hereof.
b) Losses incurred by pollution or contamination. This exclusion is not applied to damage to health, life or property arising from pollution or contamination due to unpredictable risks.
c) Damage incurred by vibrations or movement or decline of seismic-resistant and load-bearing components or injury or damage to life or property due to any of the above losses (unless otherwise agreed upon in amended Clauses).
d) Damage resulting from accidents caused by motor vehicles or vessels, barges or aircraft involved in civil liability insurance of motor vehicle owners to third parties
dd) Liabilities resulting from injuries or sick caused for employees of investors or contractors relating to the insured works.
e) Losses of property legally owned, managed or used by investors or contractors or employees or workers of one of the above-mentioned entities.
g) Losses related to asbestos or any materials containing asbestos.
The insurance period of a compulsory civil liability insurance for a third party shall be a specific period which is calculated from the commencement date to the completion date of construction on the basis of the construction contract and specified in the insurance policy.
Article 58. Insurance premiums and deductibles
1. Insurance premium and deductible for a compulsory civil liability insurance for a third party shall be as follows:
a) Insurance premium is 5% of the compulsory insurance premium for the corresponding construction work prescribed in Points a and b clause 1 Article 37 hereof. Insurance deductible for damage to property and relevant legal expenses (if any) is 5% of maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) or VND 20 billion, depending on whichever is higher. The insurer may increase or decrease the insurance premium by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher insurance indemnity than the principal insurance premium collected from compulsory civil liability insurance for third parties in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurer and an independent audit organization, upon renewal of the insurance policy, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible to ensure the solvency of the insurer.
b) For a construction work excluded in Points a and b Clause 1 Article 37 of this Decree, the insurer and policyholder may negotiate rules, terms, insurance premium and deductible on the basis of evidence proving that the major foreign reinsurer assumes reinsurance in accordance with the rules, terms, insurance premium and deductible provided by the insurer to the policyholder. The major foreign reinsurer and foreign reinsurer assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof.
2. In case a construction period of a construction work is extended in comparison with the period prescribed in a decision on investment issued by a competent authority when concluding an insurance policy, the policyholder and insurer may negotiate an additional insurance premium for the extended period. The additional insurance premium (if any) shall be calculated on the basis of the insurance premium prescribed in Clause 1 of this Article, ratio of the extended period to total construction period under the decision on investment issued by the competent authority upon concluding the insurance policy and other risks.
Article 59. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. If a third party suffers damage to health, life or property directly arising from construction covered by insurance, the insurer shall provide indemnity to the policyholder according to the following indemnities:
a) Specific indemnity for damage to health or life is determined for each type of injury according to Schedule for health and life indemnity under Annex VI attached to this Decree or according to an agreement (if any) between the insured and victim or victim’ heir (in case the victim is dead) or victim’ representative (in case the victim is incapacitated according to a judicial decision or underage as prescribed in the Civil Code) but must not exceed the coverage rate specified under Annex VI attached to this Decree. If the judicial decision is made, the judicial decision shall prevail as long as the corresponding indemnity specified under Annex VI attached to this Decree is not exceeded.
b) Specific indemnity for damage to property in a case shall be determined based on actual damage and degree of fault as long as it does not exceed the maximum coverage agreed upon in the insurance policy.
c) Relevant legal expenses (if any).
Total insurance indemnity of the insurer prescribed in this Clause shall not exceed the maximum coverage prescribed in Article 55 of this Decree.
2. When the third party makes a claim, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such claim is received.
b) Implementing all measures within their capacity to minimize losses.
c) Implementing, cooperating and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered damage according to regulations herein.
3. When the third party makes a claim, the insurer shall:
a) Carry out a loss assessment according to regulations of law and preparing a record of assessment of causes and extent of damage according to the regulations in Clause 6 Article 60 of this Decree.
b) Provide guidance and cooperate with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims.
c) Cooperate with the policyholder in settling the insurance claim for covered losses of the third party if an insured event occurs.
Article 60. Applications for indemnification
An application for claim for compulsory civil liability insurance for a third party includes the following documents:
1. The claim form completed by the policyholder.
2. Documents related to the insured including: an insurance contract and a certificate of insurance (COI).
3. A claim form prepared by the third party to the insured.
4. Documentary evidence of damage to the third party’s health and life (copy certified true from original or copy certified true by healthcare facilities or copy certified true by the insurer after being compared with original) provided by the policyholder and/or insured. Depending on the extent of damage to life, one or some documents below may be included:
a) Written proof of injury.
b) Hospital discharge paper.
c) Surgery certificate.
d) Medical record.
dd) Extract of the application form for death certificate or death declaration or written confirmation of a police authority or examination results of the forensic science agency.
5. Documents proving damage to property, including:
a) An construction incident dossier in case a construction incident occurs (certified true copy from original or copy with confirmation of the dossier maker) according to regulations in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government elaborating certain contents of quality control, construction and maintenance of construction works or evidences proving the loss of the construction work.
b) Valid invoices and records in case the property is prepared or renewed.
6. A report of assessment of the cause and extent of damage made by the insurer or a person authorized by the insurer.
7. Judicial decision (if any).
8. Other relevant documents (if any).
The policyholder and the insured shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7 and 8 of this Article to the insurer. The insurer shall collect the documents prescribed in Clauses 6 of this Article.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 61. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Publicizing implementation of regulations on compulsory insurance within state management functions and tasks.
2. Examining and supervising management, use, payment and settlement of MVIF.
3. Taking charge inspecting and supervising insurers in implementation of compulsory insurance.
4. Handling violations against law on compulsory insurance of insurers.
5. Issuing Decisions on establishment and assignment of members of Vietnamese agency implementing Protocol No. 5 on ASEAN Program for compulsory motor insurance.
Article 62. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Cooperating with the Ministry of Finance in disseminating law on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance.
2. Inspecting and handling violations against law on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance of facilities facing fire and explosion hazards.
3. Publishing the list of facilities facing fire and explosion hazards (except the facilities related to national defense, security and state secrets) by or on December 31 on the web portal of the Ministry of Public Security.
4. Specifying level of risk of conflagration of industrial facilities with A, B, C, D, or E fire grade under Inspection record or Fire safety and firefighting inspection record when identifying level of risk of conflagration of agencies, organizations, and individuals having facilities facing fire and explosion hazards.
5. Directing traffic police forces, investigation police forces to provide documents relating to traffic accidents according to Clause 5 Article 13 hereof, within 5 working days from the date on which results of investigation are given.
6. Sharing and providing information managed by public security authorities to databases on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners serving management thereof according to regulations of law on management of connecting and sharing digital data of regulatory agencies.
7. Deciding which cases are eligible for irregular commendation and commendation amounts prescribed in Point d Clause 2 Article 31 of this Decree.
Article 63. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Cooperating with the Ministry of Finance, relevant Ministries and central authorities in providing guidance on and encouraging participation in compulsory insurance for construction investment activities.
2. Taking charge of and collaborating with competent authorities in examining, inspecting and handling complaints, accusations, and imposing penalties for administrative violations with respect to policyholders that commit violations against regulations on compulsory insurance for construction investment activities in accordance with laws.
Article 64. Responsibilities of Ministry of Transport
1. Cooperating with Ministry of Finance, Ministry of Public Security and relevant ministries in guiding and publicizing implementation of regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Cooperating with Ministry of Finance in inspecting and supervising insurers in implementation of regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
Article 65. Responsibilities of the Ministry of Health
Directing and guiding central, local medical facilities to provide copies of medical records, proof of injury, death certificates or confirmatory documents related to emergency medical treatment for victims of road traffic accidents to enable insurers to rapidly complete applications for insurance claims and guarantee rights of insurance participants.
Article 66. Responsibilities of Ministry of Information and Communications
Directing central and local press, communication agencies to regularly publicize compulsory insurance.
Article 67. Responsibilities of ministries, ministerial agencies and governmental agencies
1. Cooperating with Ministry of Finance and relevant ministries and central authorities in guiding and publicizing implementation of regulations on compulsory insurance.
2. Within scope of their tasks and entitlements, cooperating in inspecting, guiding and implementing regulations on compulsory insurance in accordance with regulations herein.
3. Cooperating with the Ministry of Information and Communications in implementing regulations on compulsory insurance within state management functions and tasks.
4. Vietnam Television and Voice of Vietnam shall spend certain broadcasting time volume to regularly disseminate information on compulsory insurance.
5. Performing other tasks under jurisdiction according to regulations of law.
Article 68. Responsibilities of the People Committees of provinces and central-affiliated cities
1. Directing competent authorities to organizing implementation of regulations on compulsory insurance.
2. Directing local press and media agencies to regularly publicize compulsory insurance.
3. Cooperating with Ministry of Public Security in directing local traffic police forces and other relevant police forces to inspect and take actions against motor vehicle owners who refuse to participate in compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
4. Performing other tasks under jurisdiction according to regulations of law.
Article 69. Responsibilities of Border Guard High Command
1. Cooperating with Ministry of Finance and relevant agencies in organizing implementation of Protocol No. 5 on ASEAN Program for compulsory motor insurance.
2. Directing Border Guard of road checkpoints to inspect and control compliance with regulations on compulsory civil liability insurance of owners of transiting motor vehicles.
Article 70. Responsibilities of National Traffic Safety Committee
1. Cooperating with Ministry of Finance, Ministry of Public Security and relevant ministries in guiding and publicizing implementation of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Cooperating with MVIF in organizing implementation of dissemination and education; preventing and limiting losses; making payments for humanitarian assistance according to this Decree.
Article 71. Responsibilities of Vietnamese Agency implementing Protocol No. 5 on ASEAN Program for compulsory motor insurance
1. Acting as standing agency assisting relevant ministries in implementing Protocol No. 5 on Program for compulsory motor vehicle insurance.
2. Conducting research and requesting Ministry of Finance to request competent authorities to finalize regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners and facilitate implementation of ASEAN Program for compulsory motor insurance.
Article 72. Responsibilities of Vietnam Automobile Transportation Association
1. Cooperating with Ministry of Finance, Ministry of Public Security and relevant ministries in guiding and publicizing implementation of compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Directing and guiding associations of provinces to cooperate with People’s Committees of provinces or central-affiliated cities in guiding and publicizing implementation of regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
Article 73. Responsibilities of Insurance Association of Vietnam
1. Proposing rate of contribution to MVIF to Ministry of Finance according to Clause 2 Article 16 of this Decree.
2. Publicizing implementation of regulations on compulsory insurance.
3. Disclosing information on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
Article 74. Responsibilities of agencies, organizations and individuals having facilities facing fire and explosion hazards
Identifying A, B, C, D, and E fire grades of industrial facilities in case of facilities facing fire and explosion hazards according to regulations and law on fire prevention and firefighting.
Article 75. Responsibilities of the insurers
1. Refusing to offer any promotion program or discount of any kind for compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners.
2. Preparing and submitting the following reports:
a) Professional report: insurer shall prepare and submit it to the Ministry of Finance. To be specific:
Report on the implementation of regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners (using Form No. 1 Annex X); Report on the collected insurance premiums and indemnities for compulsory fire and explosion insurance (using Form No. 2 Annex X); Report on the collected insurance premiums and indemnities for compulsory insurance for construction investment activities (using Form No. 3 Annex X).
Data collection date: From January 01st to December 31st of the reporting year.
Report submission deadline: March 31st of the following financial year.
Methods of submission: In person or via postal service or via e-mail or via reporting system of Ministry of Finance (once the reporting system of Ministry of Finance is operational).
b) Report on the collection and transfer of compulsory fire and explosion insurance (using Form No. 4 Annex X): insurer must prepare and submit it to the Ministry of Public Security. To be specific:
Data collection date: Report for the first 6 months of the year (from January1st to June 30th of the reporting year); Report for the whole year (from January 1st to December 31st inclusively of the reporting year).
Deadline for submission: Report for the first 6 months of the year (July 31st); Report for the whole year (January 31st of the next financial year).
Methods of submission: In person or via postal service to Ministry of Public Security.
3. Setting up and operating 24/7 hotlines to promptly receive information on accidents and loss, provide and clarify issues concerning compulsory insurance for policyholders, the insured and relevant parties. Recording calls to the hotlines to ensure the rights of policyholders and the insured.
4. Integrating the lookup feature for Certificate of Compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners on websites and web portals of insurers, allowing competent agencies to inspect, examine, supervise, and allowing policyholders and the insured to look up and verify insurance period and effective period of insurance certificates.
5. Providing specific explanation on insurance conditions, insurance premiums and minimum coverage to ensure policyholders and the insured clear discrimination between compulsory insurance and voluntary insurance.
6. Promoting application of information technology in settling insurance claims for compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners to motorcycles and mopeds.
7. Cooperating with policyholders and relevant parties in collecting 1 application for insurance claims and be responsible before law on the accuracy, adequacy and validity of such application. Proactively collecting documents required in the application under liability of insurers as prescribed herein.
8. Providing advance indemnities and paying indemnities for compulsory insurance in a quick and accurate manner according to regulations herein.
9. Paying public security authorities expenses for photocopies of applications, records/minutes of motor vehicle accidents that have been provided as prescribed by law and keeping secret during investigations.
10. Notifying policyholders and the insured of expiry dates of insurance policies within 15 working days before the expiry dates.
11. Providing contributions to MVIF according to regulations in Article 16 of this Decree; transferring 1% of total insurance premiums for compulsory fire and explosion insurance that are collected from its original insurance policies for fire prevention and fighting purposes in the immediately preceding fiscal year as prescribed in Article 30 of this Decree.
12. Separately accounting for the collected insurance premiums, insurance agent commissions, insurance indemnities and expenses related to compulsory insurance.
13. Providing and updating information to databases on compulsory civil liability insurance of owners of motor vehicles at the request of the Council.
14. Other obligations in accordance with regulations of law.
IMPLEMENTATION CLAUSES
Article 76. Transitional clauses
1. Compulsory insurance policies concluded before the effective date of this Decree and still be valid shall continue to comply with regulations of the Law on Insurance Business dated June 16, 2022 (for insurance policies concluded from January 1st, 2023); Decree No. 03/2021/ND-CP; Decree No. 23/2018/ND-CP; Decree No. 97/2021/ND-CP; Decree No. 119/2015/ND-CP; Decree No. 20/2022/ND-CP, unless participants to insurance policies reach other agreements on amending such policies to be conformable with this Decree and to apply regulations hereof.
2. Regulations on management and use of MVIF; contribution rates, regulations on management and use of revenues from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and firefighting purposes shall comply with regulations herein from the financial year 2023. In the financial year of 2023, the Management Council shall decide MVIF contribution rates, insurers providing contributions to MVIF, transfer the contributions for fire and explosion purposes collected from compulsory fire and explosion insurance before December 31st, 2023.
3. In cases where contractors have been selected according to regulations of law on procurement but insurance policies have not been concluded, parties shall continue to comply with regulations in bidding documents and request for proposals which have been issued.
1. This Decree comes into force from the day on which it is signed.
2. The following Decrees are invalid from the day on which this Decree comes into force:
a) Decree No. 03/2021/ND-CP.
b) Decree No. 23/2018/ND-CP and Decree No. 97/2021/ND-CP.
c) Decree No. 119/2015/ND-CP and Decree No. 20/2022/ND-CP.
3. In case the legislative documents referred to this Decree are amended or replaced, the newest document shall be applied.
Article 78. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities and regulated entities of this Decree are responsible for implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF. GOVERNMENT OF VIETNAM |
ANNEX I
PREMIUMS FOR COMPULSORY CIVIL LIABILITY INSURANCE OF MOTOR VEHICLE OWNERS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023)
A. Premiums for 01-year insurance period (exclusive of VAT)
No. |
Vehicle type |
Premium |
I |
Motorbikes |
|
1 |
Lower than 50 cc |
55.000 |
2 |
Of 50 cc or above |
60.000 |
II |
Motorized tricycles |
290.000 |
III |
Mopeds (including electric mopeds) and similar motor vehicles |
|
1 |
Electric mopeds |
55.000 |
2 |
Other vehicles |
290.000 |
IV |
Non-commercial automobiles |
|
1 |
Of less than 6 seats |
437.000 |
2 |
Of 6 - 11 seats |
794.000 |
3 |
Of 12 - 24 seats |
1.270.000 |
4 |
Of more than 24 seats |
1.825.000 |
5 |
Vehicles used to transport both goods and people (Pickup, minivan) |
437.000 |
V |
Commercial automobiles |
|
1 |
Of less than 6 seats as registered |
756.000 |
2 |
Of 6 seats as registered |
929.000 |
3 |
Of 7 seats as registered |
1.080.000 |
4 |
Of 8 seats as registered |
1.253.000 |
5 |
Of 9 seats as registered |
1.404.000 |
6 |
Of 10 seats as registered |
1.512.000 |
7 |
Of 11 seats as registered |
1.656.000 |
8 |
Of 12 seats as registered |
1.822.000 |
9 |
Of 13 seats as registered |
2.049.000 |
10 |
Of 14 seats as registered |
2.221.000 |
11 |
Of 15 seats as registered |
2.394.000 |
12 |
Of 16 seats as registered |
3.054.000 |
13 |
Of 17 seats as registered |
2.718.000 |
14 |
Of 18 seats as registered |
2.869.000 |
15 |
Of 19 seats as registered |
3.041.000 |
16 |
Of 20 seats as registered |
3.191.000 |
17 |
Of 21 seats as registered |
3.364.000 |
18 |
Of 22 seats as registered |
3.515.000 |
19 |
Of 23 seats as registered |
3.688.000 |
20 |
Of 24 seats as registered |
4.632.000 |
21 |
Of 25 seats as registered |
4.813.000 |
22 |
Of more than 25 seats |
[4.813.000 + 30.000 x (number of seats - 25 seats)] |
23 |
Vehicles used to transport both goods and people (Pickup, minivan) |
933.000 |
VI |
Cargo automobiles (trucks) |
|
1 |
Less than 3 tonne |
853.000 |
2 |
Of 3 - 8 tonne |
1.660.000 |
3 |
Of above 8 to 15 tonne |
2.746.000 |
4 |
Of above 15 tonne |
3.200.000 |
VII. Insurance premiums in other cases
1. Vehicles for driving instructors
Equal 120% of insurance premiums applicable to vehicles of the same type specified in Section IV and Section VI.
2. Taxis
Equal 170% of insurance premiums applicable to commercial vehicles of the same number of seats number specified in Section V.
3. Special vehicles
a) Insurance premium for ambulances equals 120% of that for vehicles used to transport both goods and people (pickup, minivan) specified in Section V.
b) Insurance premium for armored vehicles equals 120% of that for vehicles of less than 6 seats specified in Section IV.
c) Insurance premium for other special vehicles with specific payload capacity as prescribed by law equal 120% of that for cargo trucks of the same payload specified in Section VI; the insurance premium for special vehicles without specific payload capacity as prescribed by law equals 120% of that for cargo trucks with a payload capacity of less than 3 tonne specified in Section VI.
4. Semi-trucks
The insurance premium for semi-trucks equals 150% of that for cargo trucks with a payload capacity of above 15 tonne specified in Section VI. The insurance premium for a semi-truck is calculated for both the tractor unit and trailer(s).
5. Tractors
The insurance premium for tractors equals 120% of that for cargo trucks with a payload capacity of less than 3 tonne specified in Section VI. The insurance premium for a tractor is calculated for both the tractor and the trailer.
6. Buses
The insurance premium for buses equals that for non-commercial vehicles of the same number of seats number specified in Section IV.
B. Premiums for insurance periods other than 1-year period (exclusive of VAT)
In case of insurance periods other than 1-year period, the insurance premium shall be calculated on the basis of the insurance premiums prescribed by the Ministry of Finance of Vietnam and the corresponding insurance period. To be specific:
Premium payable |
= |
Annual insurance premium for the insured vehicle type |
x |
Insurance period |
365 (days) |
In case of an insurance period of not exceeding 30 days, the insurance premium payable shall be calculated by dividing the annual insurance premium for the insured vehicle type by 12 months.
ANNEX II
COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE PREMIUMS AND DEDUCTIBLES
(Enclosed with the Government’s Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023)
I. INSURANCE PREMIUMS (EXCLUSIVE OF VAT)
1. If the total sum insured for property existing in a single facility facing fire and explosion risks (or “insured facility”) (except nuclear facilities) as prescribed in Annex II enclosed with the Government’s Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 and its amendments (if any) is less than VND 1.000 billion, the insurance premium equals the minimum amount of coverage multiplied (x) by the insurance premium rate. Based on the level of risk faced by each insured facility, the insurer and the policyholder shall reach an agreement on the insurance premium rate which shall not be lower than the following rates:
No. |
Insured facilities |
Deductible (type) |
Premium rate/year (%) |
1 |
Premises of regulatory bodies at all levels with at least 10 stories or total volume of all work buildings of at least 25.000 m3 |
M |
0,05 |
2 |
Apartment buildings, tenement houses and dormitories with at least 7 stories or total volume of at least 10.000 m3; mixed-use buildings with at least 5 stories or total volume of at least 5.000 m3 |
|
|
2.1 |
Apartment buildings, tenement houses, dormitories and mixed-use buildings equipped with fire sprinkler systems |
M |
0,05 |
2.2 |
Apartment buildings, tenement houses, dormitories and mixed-use buildings which are not equipped with fire sprinkler systems |
M |
0,1 |
3 |
Junior kindergartens and senior kindergartens with at least 350 students or total volume of all educational buildings of at least 5.000 m3; primary schools, lower secondary schools; upper secondary schools and multi-level secondary schools with total volume of all educational buildings of at least 5.000 m3; colleges, universities, academies, post-secondary schools, vocational training schools and continuing education institutions with at least 7 stories or total volume of all educational buildings of at least 10.000 m3; other educational institutions established under the Education Law with total volume of at least 5.000m3 |
M |
0,05 |
4 |
Hospitals with at least 250 beds; polyclinics, clinics, sanitariums, physical rehabilitation facilities, orthopedic facilities, nursing homes, epidemic prevention and control facilities, medical centers and other healthcare facilities established under the Law on Medical Examination and Treatment with at least 5 stories or total volume of at least 5.000 m3 |
M |
0,05 |
5 |
Theaters, cinemas and circuses with at least 600 seats; convention and event centers with at least 5 stories or total volume of all convention buildings of at least 10.000 m3; cultural centers, karaoke facilities, night clubs, bars, clubs, beauty clinics, massage shops, theme parks, zoos and aquariums with volume of at least 5.000 m3 |
|
|
5.1 |
Karaoke facilities, night clubs, bars |
N |
0,4 |
5.2 |
Theaters, cinemas and circuses; convention and event centers; cultural centers, clubs, beauty clinics, massage shops |
M |
0,1 |
5.3 |
Theme parks, zoos and aquariums |
M |
0,05 |
6 |
Classes 1 and 2 markets; shopping malls, electronic appliances centers, supermarkets, department stores, convenience stores, restaurants, and food and beverage stores with total business space of at least 500 m2 or volume of at least 5.000 m3 |
|
|
6.1 |
Shopping malls |
M |
0,06 |
6.2 |
Supermarkets, department stores, electronic appliances centers, convenience stores |
M |
0,08 |
6.3 |
Restaurants, and food and beverage stores |
M |
0,15 |
6.4 |
Markets |
N |
0,5 |
7 |
Hotels, guest houses, rooms for rent and other accommodation facilities, established under the Law on Tourism, with at least 7 stories or volume of buildings serving accommodation of at least 10.000 m3 |
|
|
7.1 |
Hotels, guest houses, rooms for rent and other accommodation facilities, established under the Law on Tourism, equipped with fire sprinkler systems |
M |
0,05 |
7.2 |
Hotels, guest houses, rooms for rent and other accommodation facilities, established under the Law on Tourism, which are not equipped with fire sprinkler systems |
M |
0,1 |
8 |
Workplaces of enterprises and socio - political organizations with at least 7 stories or total volume of working buildings of at least 10.000 m3 |
M |
0,05 |
9 |
Museums, libraries, exhibition centers, galleries, archives, bookstores and trade fair facilities with volume of at least 10.000 m3 |
|
|
9.1 |
Museums, libraries, showrooms, archives |
M |
0,075 |
9.2 |
Exhibition centers, bookstores and trade fair facilities |
M |
0,12 |
10 |
Post offices and radio/television broadcasting and telecommunications facilities with at least 5 stories or volume of at least 10.000 m3; information equipment housing units and data storage and management centers with volume of at least 5.000 m3 |
M |
0,075 |
11 |
Stadiums with capacity of at least 40.000 seats; indoor stadiums with capacity of at least 500 seats; sports centers, race tracks and shooting ranges with total volume of all sport buildings of at least 10.000 m3 or at least 5.000 seats; other sports facilities established under the Law on Physical Training and Sports with volume of at least 5.000 m3 |
M |
0,06 |
12 |
Airports, air traffic control towers; wharves of seaports; dry ports; classes I and II inland waterway ports; classes 1 and 2 coach stations; class 1 rest stops; rail stations; and aerial passenger tramway terminals with volume of at least 5.000 m3; subway facilities; motor vehicle registration facilities; and automobile, motorcycle and moped trading and maintenance facilities with business space of at least 500 m2 or volume of at least 5.000 m3 |
|
|
12.1 |
Wharves of seaports; dry ports; inland waterway ports; coach stations; rest stops; aerial passenger tramway terminals; motor vehicle registration facilities |
M |
0,1 |
12.2 |
Rail stations; subway facilities |
N |
0,12 |
12.3 |
Airports; air traffic control towers |
M |
0,08 |
12.4 |
Automobile, motorcycle and moped trading and maintenance facilities |
N |
0,15 |
13 |
Garages capable of accommodating at least 10 automobiles |
N |
0,12 |
14 |
Facilities producing, trading, preserving and using industrial explosives and explosive precursors; industrial explosive and explosive precursor storage facilities; industrial explosive and explosive precursor import and export ports; weapon and combat gear storage facilities |
N |
0,5 |
15 |
Facilities for extracting, processing, producing, transporting, trading and preserving petroleum, petroleum products and gas on land; petroleum and petroleum product terminals, gas terminals; petroleum, petroleum product and gas import and export ports; filling stations; flammable liquid stations and gas stations with total gas storage of at least 200 kg |
|
|
15.1 |
Facilities for extracting, processing, producing, transporting, trading and preserving petroleum, petroleum products and gas on land |
N |
0,35 |
15.2 |
Petroleum and petroleum product terminals, gas terminals; petroleum, petroleum product and gas import and export ports; filling stations; flammable liquid stations and gas stations |
N |
0,3 |
16 |
Industrial facilities with grade-A or B fire and explosion risk and total volume of all buildings housing the main production lines of at least 5.000 m3; grade-C fire and explosion risk and total volume of all buildings housing the main production lines of at least 10.000 m3; grade-D or E fire and explosion risk and total volume of all buildings housing the main production lines of at least 15.000 m3 |
|
|
16.1 |
a) Industrial facilities with grade-A, B or C fire and explosion risk (except garment and textile, wood, footwear and paper production facilities) |
N |
0,2 |
|
In which: |
|
|
|
Rubber vulcanizing factories |
N |
0,2 |
|
Handicraft manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Carving workshops (making brooms, brushes, paintbrushes, except wood processing) |
N |
0,2 |
|
Ore smelting factories (except iron ore) |
N |
0,2 |
|
Coke smelting factories; coal briquette and lignite briquette manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Metal ore mining facilities |
N |
0,2 |
|
Fabric scrap processing facilities (classifying, cleaning, combing, trading) |
N |
0,2 |
|
Leather product manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Rubber band manufacturing workshops |
N |
0,2 |
|
Leather manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Brush manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Paint manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Factories manufacturing inorganic and organic chemicals used in processing of ingredients and semi-finished products such as fertilizers in the form of granules, pellets or powder, or acid, salt, solvent, synthetic rubber |
N |
0,2 |
|
Raincoat, plastic sheet, table linen manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Candle wax and polishing wax manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Moulded plastic and plastic bar manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Stopper manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Soap and cosmetics manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Facilities manufacturing plastic parts for assembly |
N |
0,2 |
|
Synthetic polymer and condensed rubber manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Rubber product manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Artificial flower manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Printing factories/workshops (excluding paper manufacturing and processing) |
N |
0,2 |
|
Printing ink manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Bookbinding workshops |
N |
0,2 |
|
Factories manufacturing tobacco products and unmanufactured tobacco |
N |
0,2 |
|
Mixed fertilizer manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Waste incineration plants |
N |
0,2 |
|
Paint workshops |
N |
0,2 |
|
Facilities manufacturing building materials made of wood, paper or flammable substances (except manufacturing of wooden furniture) |
N |
0,2 |
|
Alcohol and other flammable liquid manufacturing facilities (except petroleum and gas) |
N |
0,2 |
|
Battery manufacturing factories |
N |
0,2 |
|
Painting, backdrop, and advertisement panel manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Funeral/cremation organization centers |
N |
0,2 |
|
Sandpaper manufacturing facilities |
N |
0,2 |
|
Shipbuilding and repair yards |
N |
0,2 |
|
Aircraft maintenance and repair factories |
N |
0,2 |
16.1 |
b) Garment and textile manufacturing facilities |
N |
0,25 |
|
In which: |
|
|
|
Workshops manufacturing rope and cordage, except sewing thread (if coated with plastic or asphalt) |
N |
0,25 |
|
Workshops manufacturing rope and cordage, except sewing thread (if not coated with plastic or asphalt) |
N |
0,25 |
|
Knitting workshops |
N |
0,25 |
|
Animal fur processing and sewing factories |
N |
0,25 |
|
Fabric dyeing and printing facilities |
N |
0,25 |
|
Textile factories processing different fibre types (including cotton, viscose, linen, hemp and jute) |
N |
0,25 |
|
Textile spinning workshops |
N |
0,25 |
|
Carpet and floor covering manufacturing factories |
N |
0,25 |
|
Sewing thread manufacturing factories |
N |
0,25 |
|
Washing, ironing, bleaching, steaming, dyeing workshops |
N |
0,25 |
|
Underwear and lace panty sewing factories |
N |
0,25 |
|
Garment factories |
N |
0,25 |
|
Facilities manufacturing other unclassified textile products |
N |
0,25 |
|
Silk manufacturing factories |
N |
0,25 |
|
Silk, wool, and synthetic fiber factories |
N |
0,25 |
|
Feather manufacturing facilities |
N |
0,25 |
16.1 |
c) Wood manufacturing facilities |
N |
0,5 |
|
In which: |
|
|
|
Wood charcoal manufacturing factories |
N |
0,5 |
|
Wood pencil manufacturing factories/workshops |
N |
0,5 |
|
Facilities manufacturing baskets and products made of rattan, bamboo, tropical bamboo |
N |
0,5 |
|
Match, incense, joss paper manufacturing factories |
N |
0,5 |
|
Wooden product manufacturing and processing factories/workshops |
N |
0,5 |
16.1 |
d) Footwear manufacturing facilities |
N |
0,35 |
16.1 |
dd) Workshops manufacturing paper and processing paper, cardboard and industrial packaging materials |
N |
0,35 |
16.2 |
Industrial facilities with grade-D or E fire and explosion risk |
M |
0,15 |
|
In which: |
|
|
|
Iron, steel manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Other ore processing and manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Facilities processing gravels, chippings, coal slag and plastic mixtures with asphalt or bitumen |
M |
0,15 |
|
Mineral manufacturing facilities (sawing, grinding, polishing) |
M |
0,15 |
|
Facilities manufacturing and processing hollow glass products, bottles, optical instruments, door glass, glass panels |
M |
0,15 |
|
Film studios, film processing facilities |
M |
0,15 |
|
Filming material manufacturing facilities |
M |
0,15 |
|
Rice, wheat, and agricultural product polishing and husking factories/workshops |
M |
0,15 |
|
cattle feed and other feed manufacturing and processing factories |
M |
0,15 |
|
Instant noodle and instant congee manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Sugar factories |
M |
0,15 |
|
Confectionery manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Cooking oil manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Fish sauce and vinegar manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Factories manufacturing canned foods, processing aquatic products, meat and dairy products |
M |
0,15 |
|
Malt manufacturing workshops |
M |
0,15 |
|
Spirit, beer, juice, mineral water, and drinking water manufacturing facilities; beer breweries |
M |
0,15 |
|
Welding and cutting factories |
M |
0,15 |
|
Facilities manufacturing common and luxury ceramic products such as floor tiles, porcelain products, terracotta products, ceramic products, etc. |
M |
0,15 |
|
Casting furnaces |
M |
0,15 |
|
Cement factories |
M |
0,15 |
|
Electrical equipment manufacturing facilities |
M |
0,15 |
|
Factories manufacturing prefabricated metal structures and components |
M |
0,15 |
|
Metal can manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Factories manufacturing nuts and bolts, and processing other metals |
M |
0,15 |
|
Water treatment plants |
M |
0,15 |
|
Solid waste treatment plants (without application of incineration technologies) |
M |
0,15 |
|
Water purifier manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Clock manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Solar panel manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Mechanical equipment manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Factories manufacturing spare parts of automobiles, bicycles, motorbikes and other parts |
M |
0,15 |
|
Factories manufacturing and assembling automobiles, motorbikes, electric vehicles, etc. of various types |
M |
0,15 |
|
Gold, silver and jewelry manufacturing and processing factories |
M |
0,15 |
|
Factories manufacturing and assembling electronic components (printing machines, cameras, computers, household articles, etc.), telecommunications equipment, semi-conductors |
M |
0,15 |
|
Optical cable and copper cable manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Aircraft part manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Rolling bearing and washer manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Metal zipper manufacturing factories |
M |
0,15 |
|
Pharmaceutical factories |
M |
0,15 |
17 |
Power plants; electrical substations with voltage of at least 110 kv |
|
|
17.1 |
Thermoelectric power plants |
N |
0,15 |
17.2 |
Hydroelectricity power plants; nuclear power plants, geothermal power plants, tidal power plants, waste-to-electricity plants, biomass power plants, biogas power plants, cogeneration plants, and other power plants |
N |
0,12 |
17.3 |
Floating wind turbines and solar power plants |
N |
0,5 |
17.4 |
Electrical substations with voltage of at least 110 kv |
N |
0,2 |
18 |
Tunnels with production, storage and use of flammable materials and explosives and total volume of at least 5.000 m3; storage facilities of flammable goods/materials or non-flammable goods/materials contained in flammable packaging with total volume of at least 5.000 m3 |
|
|
18.1 |
Tunnels with production, storage and use of flammable materials and explosives |
N |
0,5 |
18.2 |
a) Storage facilities of flammable goods/materials (except cotton, fabric, fibre, wool, textile product storage facilities) (Standalone storage facilities which are not located in the same premises with manufacturing factories/facilities) |
N |
0,2 |
|
In which: |
|
|
|
General warehousing facilities, storage yards |
N |
0,2 |
|
Asphalt storage facilities |
N |
0,2 |
|
Paint storage facilities |
N |
0,2 |
|
Chemical storage facilities |
N |
0,2 |
|
Plastic and rubber finished and semi-finished product storage facilities |
N |
0,2 |
|
Alcoholic beverage and flammable liquid storage facilities |
N |
0,2 |
|
Paper, cardboard and packaging storage facilities |
N |
0,2 |
|
Wooden product and article storage facilities |
N |
0,2 |
|
Essential oil, flavoring and cooking oil storage facilities |
N |
0,2 |
|
Storage facilities of tobacco industry |
N |
0,2 |
|
Pharmaceutical storage facilities |
N |
0,2 |
|
Photographic material storage facilities |
N |
0,2 |
|
Electrical and electronic equipment storage facilities |
N |
0,2 |
|
Agricultural product storage facilities |
N |
0,2 |
|
Cold storage facilities |
N |
0,2 |
|
Building material storage facilities |
N |
0,2 |
18.2 |
b) Cotton, fabric, fibre, wool, textile product storage facilities (Standalone storage facilities which are not located in the same premises with manufacturing factories/facilities) |
N |
0,25 |
18.3 |
Storage facilities of non-flammable goods/materials contained in flammable packaging (standalone storage facilities which are not located in the same premises with manufacturing factories/facilities |
M |
0,1 |
|
In which: |
|
|
|
Brick, ceramic, porcelain, cement and plaster storage facilities |
M |
0,1 |
|
Metal and mechanical spare part storage facilities |
M |
0,1 |
|
Lubricating oil and grease storage facilities |
M |
0,1 |
|
Mineral water and drinks storage facilities |
M |
0,1 |
In case of insurance periods other than 01-year period, the insurance premium shall be calculated on the basis of the insurance premiums in the above table and the corresponding insurance period. To be specific:
Premium payable |
= |
Annual insurance premium for the corresponding listed insured facility |
x |
Insurance period |
365 (days) |
Notes:
M, N are symbols of types of insurance deductibles specified in Clause 1 Section II of this Annex.
Regarding industrial facilities with grade-A, B, C, D or E fire and explosion risk (group 16): In case the grade of fire and explosion risk of an industrial facility specified in the record of inspection of fire safety commissioning results or other record of inspection of fulfillment of fire safety requirements does not match any grade in the group 16 mentioned above, the record of inspection of fire safety commissioning results or other record of inspection of fulfillment of fire safety requirements shall prevail.
2. If the total sum insured for property existing in a single insured facility (except nuclear facilities) is VND 1.000 billion or higher, the provisions of Clause 2 Article 26 of this Decree shall apply.
3. Regarding nuclear facilities: the provisions of Clause 3 Article 26 of this Decree shall apply.
II. DEDUCTIBLES
1. In case the total sum insured for property existing in a single insured facility (except nuclear facilities) is less than VND 1.000 billion:
a) If the insured facility is facing type-M fire and explosion risk as prescribed in Clause 1 Section I of this Annex, the deductible shall not exceed 1% of the insurance premium but not be lower than the deductible prescribed in Point c of this Clause.
b) If the insured facility is facing type-N fire and explosion risk as prescribed in Clause 1 Section I of this Annex, the deductible shall not exceed 10% of the insurance premium but not be lower than the deductible prescribed in Point c of this Clause.
c) In any case, the deductible specified in Point a and Point b of this Clause shall not be lower than the following values:
Unit: VND million
Sum insured |
Deductible |
Not exceeding 2.000 Above 2.000 to 10.000 Above 10.000 to 50.000 Above 50.000 to 100.000 Above 100.000 to 200.000 Above 200.000 |
4 10 20 40 60 100 |
2. In case the total sum insured for property existing in a single insured facility (except nuclear facilities) is VND 1.000 billion or higher: the provisions of Clause 2 Article 26 of this Decree shall apply.
3. Regarding nuclear facilities: the provisions of Clause 3 Article 26 of this Decree shall apply.
ANNEX III
PREMIUMS AND DEDUCTIBLES IN COMPULSORY INSURANCE FOR WORKS IN PROGRESS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023)
I. REGARDING CONSTRUCTION WORKS FOR WHICH INSURANCE POLICY DOES NOT COVER INSTALLATION TASKS OR COVERS INSTALLATION TASKS WHOSE COST IS LESS THAN 50% OF TOTAL VALUE OF ALL WORK ITEMS OF THE INSURED CONSTRUCTION WORK
1. For a construction work worth less than VND 1.000 billion
a) Insurance premiums (exclusive OF VAT):
No. |
Type of construction works |
Premium (‰ of value of construction work) |
Deductible |
1 |
CIVIL CONSTRUCTION WORKS |
|
|
1.1 |
Housing |
|
|
|
Apartment buildings and other tenements of grade III or higher |
|
|
1.1.1 |
Without basement |
0,8 |
M |
1.1.2 |
With 1 - 2 basements |
1,2 |
M |
1.1.3 |
With more than 2 basements |
1,5 |
M |
1.2 |
Public works |
|
|
1.2.1 |
Education, training and research works of grade III or higher |
|
|
1.2.1.1 |
Without basement |
0,8 |
M |
1.2.1.2 |
With 1 - 2 basements |
1,2 |
M |
1.2.1.3 |
With more than 2 basements |
1,5 |
M |
1.2.2 |
Health works of grade III or higher |
|
|
1.2.2.1 |
Without basement |
0,8 |
M |
1.2.2.2 |
With 1 - 2 basements |
1,2 |
M |
1.2.2.3 |
With more than 2 basements |
1,5 |
M |
1.2.3 |
Sports works of grade III or higher: stadiums; sports venues; swimming pools; sports courts with stands |
|
|
1.2.3.1 |
Outdoor sports works |
1,5 |
M |
1.2.3.2 |
Indoor sports works |
1,4 |
M |
1.2.3.3 |
Other sports works |
1,2 |
M |
1.2.4 |
Cultural works of grade III or higher: Convention centers, theaters, cultural houses, clubs, cinemas, circuses, night clubs; monumental works; museums, libraries, exhibitions; galleries; outdoor monuments; entertainment works; cultural works with a large concentration of people and other works with equivalent functions |
|
|
1.2.4.1 |
Without basement |
0,8 |
M |
1.2.4.2 |
With 1 - 2 basements |
1,2 |
M |
1.2.4.3 |
With more than 2 basements |
1,5 |
M |
1.2.5 |
Commercial works: Shopping malls, supermarkets of grade III or higher; restaurants, food and beverage stores, and similar establishments of grade II or higher |
|
|
1.2.5.1 |
Without basement |
1,1 |
M |
1.2.5.2 |
With 1 - 2 basements |
1,4 |
M |
1.2.5.3 |
With more than 2 basements |
1,7 |
M |
1.2.6 |
Service works of grade III or higher: Hotels, guest houses, motels; resorts; villas; apartments and similar facilities; post offices, other postal and telecommunications service providers |
|
|
1.2.6.1 |
Without basement |
1,1 |
M |
1.2.6.2 |
With 1 - 2 basements |
1,4 |
M |
1.2.6.3 |
With more than 2 basements |
1,7 |
M |
1.2.7 |
Headquarters and office buildings of grade III or higher: Buildings used as headquarters and offices |
|
|
1.2.7.1 |
Without basement |
1,1 |
M |
1.2.7.2 |
With 1 - 2 basements |
1,4 |
M |
1.2.7.3 |
With more than 2 basements |
1,7 |
M |
1.2.8 |
Multi-purpose or multi-function buildings of grade III or higher: buildings and other structures with multiple functions or serving multiple purposes |
|
|
1.2.8.1 |
Without basement |
1,1 |
M |
1.2.8.2 |
With 1 - 2 basements |
1,4 |
M |
1.2.8.3 |
With more than 2 basements |
1,7 |
M |
1.2.9 |
Other civil service works of grade II or higher: Buildings or other structures built for people’s welfare) |
|
M |
1.2.9.1 |
Without basement |
0,8 |
M |
1.2.9.2 |
With 1 - 2 basements |
1,2 |
M |
1.2.9.3 |
With more than 2 basements |
1,5 |
M |
2 |
INDUSTRIAL WORKS |
|
|
2.1 |
Works for production of building materials and products of grade III or higher |
|
|
2.1.1 |
Cement plants; clinker plants with a capacity of at least 100.000 tonne of clinker/year; brick, roofing tile, fibro-cement sheet production plants with a capacity of at least 100 million standard bricks or roofing tiles/year or at least 500.000 m2 fibro-cement sheets/year; facilities manufacturing floor and wall tiles of various types with a capacity of at least 500.000 m2/year; other building material production plants with a capacity of at least 50.000 tonne of products/year; facilities manufacturing asphalt concrete, ready-mixed concrete and others with a capacity of at least 100 tonne of products/day |
2,6 |
M |
2.1.2 |
Building material mines of grade III or higher |
2,6 |
M |
2.1.3 |
Other works for production of building materials of grade III or higher |
2,4 |
M |
2.2 |
Metallurgical and mechanical manufacturing works of grade III or higher |
|
|
2.2.1 |
Metal rolling and drawing facilities with a capacity of at least 2.000 tonne of products/year |
1,9 |
M |
2.2.2 |
Metallurgical factories that use scraps as materials or with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year (if other materials are used) |
2,1 |
M |
2.2.3 |
Container and trailer manufacturing and repair facilities with a production capacity of at least 500 containers or trailers/year or a repair capacity of at least 2.500 containers or trailers/year |
2,1 |
M |
2.2.4 |
Facilities building, repairing or assembling locomotives and railway cars; manufacturing, repairing or assembling motorbikes and automobiles with a capacity of at least 5.000 motorbikes/year or at least 500 automobiles/year |
1,9 |
M |
2.2.5 |
Facilities building and repairing ships with a deadweight tonnage of at least 1.000 DWT |
2,1 |
N |
2.2.6 |
Machinery, equipment and tool manufacturing facilities with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
1,9 |
M |
2.2.7 |
Metal plating, coating and polishing facilities with a capacity of at least 500 tonne of products/year |
1,9 |
M |
2.2.8 |
Aluminum and shaped steel manufacturing facilities with a capacity of at least 2.000 tonne of products/year |
2,3 |
N |
2.2.9 |
Other metallurgical and mechanical manufacturing factories of grade III or higher |
2,3 |
N |
2.3 |
Mining and mineral processing works of grade III or higher |
|
|
2.3.1 |
Solid mineral mining works (without use of toxic chemicals and industrial explosives) with a mining volume of at least 50.000 m³ of crude minerals and waste soil and rock or at least 1.000.000 m³ of monolithic minerals and waste soil and rock |
2,3 |
N |
2.3.2 |
Sand and gravel mining works with a scale of at least 50.000 m³ of crude materials/year; leveling material mining works with a scale of at least 100.000 m³ of crude materials/year |
2,3 |
N |
2.3.3 |
Solid mineral processing works without use of toxic chemicals with a capacity of at least 50.000 m³ products/year or a total volume of waste soil and rock of at least 500.000 m³ /year |
2,3 |
N |
2.3.4 |
Works for extraction of water used in production, trading, service provision and daily life with an extraction capacity of at least 3.000 m³ of water/24 hours (for underground water) or at least 50.000 ³ of water/24 hours (for surface water) |
2,5 |
N |
2.3.5 |
Works for extraction of natural mineral water, natural hot water (underground or surface water) with an extraction capacity of at least 200 m³ of water/24 hours (for water used for production of bottled water) or at least 500 m³ of water/24 hours (for water used for other purposes) |
2,5 |
N |
2.3.6 |
Other mining and mineral processing works of grade III or higher |
4,0 |
N |
2.4 |
Oil and gas works of grade III or higher |
|
|
2.4.1 |
Oil refineries, gas processing factories of grade III or higher; refinery and petrochemical factories (except LPG extraction and filling projects, lubricating oil preparation projects), factories manufacturing petrochemical products, drilling fluids and petrochemicals with a capacity of at least 500 tonne of products/year; oil and gas pipelines with a length of at least 20 km; oil and gas pipeline construction works; oil and gas transshipment hubs |
5,0 |
M |
2.4.2 |
Oil terminals, filling stations with a storage capacity of at least 200 m³ |
3,0 |
M |
2.5 |
Energy works of grade III or higher |
|
|
2.5.1 |
Thermoelectric power plants of grade III or higher |
3,0 |
N |
2.5.2 |
Wind power plants (wind farms) of grade III or higher, or with an area of at least 100 ha |
3,0 |
N |
2.5.3 |
Solar power plants (solar farms) of grade III or higher, or with an area of at least 100 ha |
2,6 |
N |
2.5.4 |
Hydroelectricity power plants of grade III or higher or with a reservoir storage capacity of at least 100.000 m³ of water or with a capacity of at least 10 MW |
7,5 |
M |
2.5.5 |
Power transmission lines with a voltage of at least 110 kV; power stations with a capacity of 500 kV |
2,5 |
M |
2.5.6 |
Factories manufacturing and processing electronic equipment, electrical and electronic components with a capacity of at least 500.000 of products/year; Factories manufacturing and processing electrical equipment with a capacity of at least 500 tonne of products/year |
1,5 |
M |
2.5.7 |
Other energy works of grade III or higher |
2,0 |
M |
2.6 |
Chemical works of grade III or higher |
|
|
2.6.1 |
Fertilizer and plant protection chemical manufacturing works |
|
|
2.6.1.1 |
Chemical fertilizer manufacturing plants with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
1,5 |
M |
2.6.1.2 |
Storage facilities with a capacity of at least 500 tonne of plant protection chemicals or at least 5.000 tonne of fertilizers |
1,5 |
M |
2.6.1.3 |
Plant protection chemical manufacturing facilities |
1,2 |
N |
2.6.1.4 |
Plant protection chemical filling and packaging facilities with a capacity of at least 300 tonne of products/year |
1,2 |
N |
2.6.1.5 |
Organic fertilizer and biofertilizer manufacturing facilities with a capacity of at least 10.000 tonne of products/year |
1,2 |
N |
2.6.2 |
Chemical, pharmaceutical, cosmetic, plastics and synthetic polymer works |
|
|
2.6.2.1 |
Pharmaceutical factories; factories manufacturing veterinary drugs and materials thereof (including materials which are pharmaceutical chemicals and excipients) with a capacity of at least 50 tonne of products/year |
2,0 |
N |
2.6.2.2 |
Cosmetics manufacturing factories with a capacity of at least 50 tonne of products/year |
2,0 |
N |
2.6.2.3 |
Chemical, synthetic polymer, synthetic polymer products and paint manufacturing factories with a capacity of at least 100 tonne of products/year |
2,0 |
N |
2.6.2.4 |
Plastic product and plastic granule manufacturing factories with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
2,0 |
N |
2.6.2.5 |
Detergent and additive manufacturing factories with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
2,0 |
N |
2.6.2.6 |
Factories manufacturing propellants, explosives and pyrotechnic ignition devices |
3,0 |
N |
2.6.2.7 |
Industrial explosive manufacturing factories; fixed explosive magazines with a capacity of at least 5 tonne; chemical storage facilities with a capacity of at least 500 tonne |
3,0 |
N |
2.6.2.8 |
Sea salt farming areas with an area of at least 100 ha |
1,5 |
N |
2.6.3 |
Other chemical works of grade III or higher |
2,0 |
N |
2.7 |
Light industry works of grade III or higher |
|
|
2.7.1 |
Food manufacturing and processing works |
|
|
2.7.1.1 |
Food and foodstuff preparation and processing factories with a capacity of at least 500 tonne of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.2 |
Concentrated livestock and poultry slaughterhouses with a capacity of at least 200 head of livestock/day or at least 3.000 head of poultry/day |
1,8 |
M |
2.7.1.3 |
Fishery, fish meal and fishery byproduct processing factories with a capacity of at least 100 tonne of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.4 |
Sugar manufacturing factories with a capacity of at least 10.000 tonne of sugar/year |
1,8 |
M |
2.7.1.5 |
Alcohol and spirit manufacturing factories with a capacity of at least 500.000 liters of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.6 |
Beer and soft drink manufacturing factories with a capacity of at least 10.000.000 liters of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.7 |
Monosodium glutamate manufacturing factories with a capacity of at least 5.000 tonne of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.8 |
Diary plants with a capacity of at least 10.000 tonne of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.9 |
Cooking oil manufacturing and processing plants with a capacity of at least 10.000 tonne of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.10 |
Confectionery plants with a capacity of at least 5.000 tonne of products/year |
1,8 |
M |
2.7.1.11 |
Bottled filtered or purified water manufacturing plants with a capacity of at least 2.000 m³ of water/year |
1,8 |
M |
2.7.2 |
Agricultural product processing works |
|
|
2.7.2.1 |
Cigarette manufacturing plants, unmanufactured tobacco processing plants with a capacity of at least 100.000.000 cigarettes/year or at least 1.000 tonne of unmanufactured tobacco/year |
1,5 |
M |
2.7.2.2 |
Factories manufacturing and processing agricultural products and starches of various kinds with a capacity of at least 10.000 tonne of products/year (if dry processing technology is employed) or at least 1.000 tonne of products/year (if wet processing technology is employed) |
1,5 |
M |
2.7.2.3 |
Tea, cashew nut, cocoa, coffee and pepper processing factories with a capacity of at least 5.000 tonne of products/year (if dry processing technology is employed) or at least 1.000 tonne of products/year (if wet processing technology is employed) |
1,5 |
M |
2.7.3 |
Wood processing, glass, ceramic and porcelain manufacturing works |
|
|
2.7.3.1 |
Wood and natural wood particle processing plants with a capacity of at least 3.000 m³ of products/year |
2,0 |
M |
2.7.3.2 |
Plywood manufacturing factories with a capacity of at least 100.000 m2/year |
2,0 |
M |
2.7.3.3 |
Wooden product manufacturing factories with total area of warehouse, yard or factory of at least 10.000 m2 |
2,0 |
M |
2.7.3.4 |
Light and thermos manufacturing factories with a capacity of at least 1.000.000 tonne of products/year |
1,5 |
M |
2.7.3.5 |
Ceramic or glass plants with a capacity of at least 1.000 or 10.000 tonne of products/year |
1,2 |
M |
2.7.4 |
Paper and office stationery manufacturing works |
|
|
2.7.4.1 |
Factories manufacturing paper pulp and paper from raw materials with a capacity of at least 300 tonne of products/year |
2,0 |
M |
2.7.4.2 |
Factories manufacturing paper and cardboard from paper pulp or waste with a capacity of at least 5.000 tonne of products/year |
2,0 |
M |
2.7.4.3 |
Office stationery manufacturing factories with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
2,0 |
M |
2.7.5 |
Dyeing, textile and garment works |
|
|
2.7.5.1 |
Dyeing factories, textile and dyeing factories |
1,5 |
M |
2.7.5.2 |
Textile (without dyeing) factories with a capacity of at least 10.000.000 m2 of fabric/year |
1,2 |
M |
2.7.5.3 |
Textile and garment manufacturing and processing factories with a capacity of at least 50.000 of products/year (if manufacturing/processing includes washing and bleaching stages) or at least 2.000.000 of products/year (if manufacturing/processing excludes washing and bleaching stages) |
1,2 |
M |
2.7.5.4 |
Industrial laundries with a capacity of at least 50.000 of products/year |
1,2 |
M |
2.7.5.5 |
Silk yarn, cotton yarn and man-made fibre manufacturing factories with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
1,2 |
M |
2.7.6 |
Animal husbandry facilities and animal/aquaculture feed processing facilities |
|
|
2.7.6.1 |
Animal feed processing facilities with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
1,0 |
M |
2.7.6.2 |
Aquaculture facilities with water surface area of at least 10 ha or at least 50 ha (for extensive aquaculture projects) |
4,0 |
M |
2.7.6.3 |
Livestock and poultry breeding facilities with a scale of at least 1.000 m2; concentrated wildlife farming and nurturing facilities with a scale of at least 500 m2 |
1,0 |
M |
2.7.7 |
Other light industry works |
|
|
2.7.7.1 |
Rubber and rubber latex processing facilities with a capacity of at least 1.000 tonne of products/year |
1,5 |
M |
2.7.7.2 |
Facilities manufacturing medical devices made of medical plastics and rubber with a capacity of at least 100.000 products/year |
1,5 |
M |
2.7.7.3 |
Footwear manufacturing facilities with a capacity of at least 1.000.000 pairs/year |
1,5 |
M |
2.7.7.4 |
Facilities manufacturing rubber tyres and tubes of various types with a capacity of at least 50.000 products/year (for rubber tyres and tubes for automobiles and tractors), or at least 100.000 products/year (for rubber tyres and tubes for bicycles and motorbikes) |
1,8 |
M |
2.7.7.5 |
Projects for construction of printing ink and other printing material manufacturing facilities with a capacity of at least 500 tonne of printing ink/year and at least 1.000 products/year (for other printing materials) |
1,8 |
M |
2.7.7.6 |
Battery manufacturing facilities with a capacity of at least 50.000 KWh/year or at least 100 tonne of products/year |
2,5 |
M |
2.7.7.7 |
Tanning facilities |
1,8 |
M |
2.7.7.8 |
CO2 gas and industrial gas production, cylinder filling and liquefaction facilities with a capacity of at least 3.000 tonne of products/year |
2,5 |
M |
2.7.7.9 |
Shipbreaking facilities; vessel washing and cleaning facilities |
3,0 |
M |
3 |
TECHNICAL INFRASTRUCTURE WORKS |
|
|
3.1 |
Water supply works of grade II or higher |
|
|
3.1.1 |
Water factories; clean water treatment works |
3,0 |
N |
3.1.2 |
Raw or clean water pump stations or water booster pump stations (including pump station and reservoir on which the pump station is located) |
2,0 |
N |
3.2 |
Water drainage works of grade II or higher |
|
|
3.2.1 |
Detention basins |
5,0 |
N |
3.2.2 |
Rainwater pump stations (including pump station and reservoir on which the pump station is located) |
3,0 |
N |
3.2.3 |
Wastewater treatment works |
3,0 |
N |
3.2.4 |
Wastewater pump stations (including pump station and reservoir on which the pump station is located) |
3,0 |
N |
3.2.5 |
Sludge treatment works |
4,0 |
N |
3.2.6 |
Works for construction or improvement of water drainage systems for urban areas or residential areas with a length of at least 10 km |
2,5 |
N |
3.3 |
Solid waste treatment works of grade II or higher |
|
|
3.3.1 |
Ordinary solid waste treatment facilities |
2,5 |
N |
3.3.2 |
Hazardous solid waste recycling and treatment facilities with a capacity of at least 10 tonne/day |
2,5 |
N |
3.4 |
Passive telecom infrastructure works of grade III or higher: Telecom buildings/stations, antenna masts, cable posts |
2,5 |
N |
3.5 |
Funeral parlours; crematoria of grade II or higher |
1,0 |
N |
3.6 |
Parking lots (underground and above-ground), technical sewers, tanks, trenches and tunnels of grade II or higher |
|
|
3.5.1 |
Underground parking lots |
4,5 |
N |
3.5.2 |
Above-ground parking lots |
1,2 |
N |
3.5.3 |
Technical sewers, tanks, trenches and tunnels |
1,5 |
N |
4 |
TRAFFIC WORKS |
|
|
4.1 |
Road |
|
|
4.1.1 |
Expressways of all grades |
4,0 |
N |
4.1.2 |
Highways, urban roads of grade III or higher |
2,5 |
N |
4.1.3 |
Ferry berths of grade III or higher |
5,0 |
N |
4.1.4 |
Bus stations; road vehicle registration facilities; toll booths; rest stops of grade III or higher |
2,0 |
N |
4.2 |
Railway |
|
|
4.2.1 |
Railways of all grades, including: Mass transit railway, high-speed railway, urban railway (elevated railway); national railway; specialized railway and local railway |
4,0 |
N |
4.2.2 |
Passenger terminals of grade III or higher |
2,0 |
N |
4.3 |
Bridges of grade III or higher |
|
|
4.3.1 |
Highway bridges |
6,0 (for each grade increased, plus 0,1‰ of insurance premium) |
N |
4.3.2 |
Footbridges |
2,0 (for each grade increased, plus 0,1‰ of insurance premium) |
N |
4.3.3 |
Railway bridges |
6,0 (for each grade increased, plus 0,1‰ of insurance premium) |
N |
4.3.4 |
Floating bridges |
6,0 (for each grade increased, plus 0,1‰ of insurance premium) |
N |
4.4 |
Tunnels |
|
|
4.4.1 |
Tunnels of grade III or higher, including: Highway tunnels, railway tunnels, pedestrian underpasses |
11,0 |
N |
4.4.2 |
Metro tunnels of all grades |
11,0 |
N |
4.5 |
Inland waterway works of grade II or higher |
|
|
4.5.1 |
Inland waterway ports and landing stages (for passengers) |
7,0 |
N |
4.5.2 |
Waterways with breadth (B) and height (H) of design water level (including buoys and river training works) |
8,0 |
N |
4.6 |
Maritime works |
|
|
4.6.1 |
Sea ports/wharves, ferry berths (for passengers) of grade III or higher |
10,0 |
N |
4.6.2 |
Other maritime works of grade II or higher |
10,0 |
N |
4.7 |
Aviation works |
|
|
4.7.1 |
Airport terminals; airfields (including air navigation works) |
3,0 |
N |
4.8 |
Aerial tramway lines and stations |
|
|
4.8.1 |
For transport of people of all grades |
5,0 |
N |
4.8.2 |
For transport of goods of grade II or higher |
4,0 |
N |
5 |
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT WORKS |
|
|
5.1 |
Hydraulic structures |
|
|
5.1.1 |
Water supply works of grade II or higher |
5,0 |
N |
5.1.2 |
Reservoirs of grade III or higher |
8,0 |
N |
5.1.3 |
Dams and other pressure-resistant hydraulic structures of grade III or higher |
10,0 |
N |
5.2 |
Flood control system works of all grades |
10,0 |
N |
Notes:
M, N are symbols of types of insurance deductibles specified in Point b Clause 1 Section I of this Annex.
b) Deductibles:
Deductibles for works in progress shall be determined according to the following table or equal 5% of the loss, whichever is greater:
Unit: VND million
“M”-type deductible
“N”-type deductible
Insurable value |
“M”-type deductible |
“N”-type deductible | ||||
For disaster risk | ||||||
For other risk |
For disaster risk |
For other risk |
||||
Up to 10.000 20.000 100.000 600.000 700.000 1.000.000 |
100 150 200 300 500 700 |
20 30 60 80 100 200 |
150 200 300 500 700 1.000 |
40 40 80 150 200 400 |
||
2. For a construction work worth VND 1.000 billion or higher as prescribed in Clause 1 Section I of this Annex: the provisions of Point c Clause 1 Article 37 of this Decree shall apply.
3. For construction works which are not specified in Clause 1 and Clause 2 Section I of this Annex: the provisions of Point d Clause 1 Article 37 of this Decree shall apply.
II. REGARDING CONSTRUCTION WORKS FOR WHICH INSURANCE POLICY ALSO COVERS INSTALLATION TASKS WHOSE COST IS AT LEAST 50% OF TOTAL VALUE OF ALL WORK ITEMS OF THE INSURED CONSTRUCTION WORK
1. For a construction work worth less than VND 1.000 billion
a) Insurance premiums (exclusive of VAT):
Code |
Work items, equipment installed |
Insurance premium |
Deductible |
1 |
CIVIL CONSTRUCTION WORKS |
|
|
|
- Housing: Apartment buildings and other tenements of grade III or higher; - Public works: + Education, training and research works of grade III or higher; + Health works of grade III or higher; + Sports works, including: stadiums; sports venues; swimming pools; sports courts with stands of grade III or higher; + Cultural works: convention centers, theaters, cultural houses, clubs, cinemas, circuses, night clubs; monumental works; museums, libraries, exhibitions; galleries; outdoor monuments; entertainment works; cultural works with a large concentration of people and other works with equivalent functions of grade III or higher; + Commercial works: Shopping malls, supermarkets of grade III or higher; restaurants, food and beverage stores, and similar establishments of grade II or higher; + Service works: Hotels, guest houses, motels; resorts; villas; apartments and similar facilities; post offices, other postal and telecommunications service providers of grade III or higher; + Headquarters and office buildings: Buildings used as headquarters and offices of grade III or higher; + Multi-purpose or multi-function buildings: buildings and other structures with multiple functions or serving multiple purposes of grade III or higher; + Other civil service works: Buildings or other structures built for people’s welfare of grade II or higher |
|
|
1.1 |
Installations in general |
1,9 |
M |
1.2 |
Heating equipment |
1,7 |
M |
1.3 |
Air-conditioning equipment |
2,0 |
M |
1.4 |
Lifts and escalators |
1,9 |
M |
1.5 |
Kitchen equipment |
2,3 |
M |
1.6 |
Medical devices |
2,0 |
M |
1.7 |
Disinfection equipment |
2,0 |
M |
1.8 |
Cooling equipment |
1,7 |
M |
1.9 |
Lighting equipment |
1,7 |
M |
1.10 |
Cinemas, television studios, film studios |
1,9 |
M |
1.11 |
Aerial tramways |
4,0 |
N |
2 |
INDUSTRIAL WORKS |
|
|
2.1 |
Works for production of building materials and products of grade III or higher |
|
|
2.1.1 |
Building materials in general |
2,3 |
N |
2.1.2 |
Cement factories |
2,6 |
N |
2.1.3 |
Concrete factories |
2,3 |
N |
2.1.4 |
Brick factories |
2,6 |
N |
2.1.5 |
Clinker factories |
2,4 |
N |
2.1.6 |
Roofing tile and fibro-cement sheet production factories |
3,0 |
N |
2.1.7 |
Floor and wall tile factories |
2,7 |
N |
2.2 |
Metallurgical and mechanical manufacturing works of grade III or higher |
|
|
2.2.1 |
Iron and steel |
|
|
2.2.1.1 |
Metallurgical factories |
3,2 |
N |
2.2.1.2 |
Cast iron making factories (producing pig iron products) |
3,4 |
N |
2.2.1.3 |
Semi-finished steel manufacturing factories |
3,4 |
N |
2.2.1.4 |
Steel rolling mills in general |
3,1 |
N |
2.2.1.5 |
Steel rolling mills - hot rolling |
3,2 |
N |
2.2.1.6 |
Steel rolling mills - cold rolling (thin steel plates) |
3,2 |
N |
2.2.1.7 |
Casting workshops |
2,9 |
N |
2.2.2 |
Non-ferrous metals |
|
|
2.2.2.1 |
Metallurgical factories in general |
3,4 |
N |
2.2.2.2 |
Aluminum factories |
3,2 |
N |
2.2.2.3 |
Rolling mills in general |
3,1 |
N |
2.2.2.4 |
Hot rolling mills |
3,1 |
N |
2.2.2.5 |
Cold rolling mills |
2,9 |
N |
2.2.2.6 |
Casting workshops |
2,9 |
N |
2.2.3 |
Other metal production works |
3,4 |
N |
2.3 |
Mining and mineral processing works of grade III or higher |
|
|
2.3.1 |
Open-pit mining equipment |
3,5 |
N |
2.3.2 |
Open-pit coal mining equipment |
3,2 |
N |
2.3.3 |
Open-pit ore mining equipment |
3,2 |
N |
2.3.4 |
Heavy-duty dredging equipment used in open-pit mining |
2,8 |
N |
2.3.5 |
Metal ore processing equipment |
3,0 |
N |
2.3.6 |
Other equipment |
3,2 |
N |
2.4 |
Oil and gas works of grade III or higher |
|
|
2.4.1 |
Oil refineries, gas processing factories; refinery and petrochemical factories (except LPG extraction and filling projects, lubricating oil preparation projects), factories manufacturing petrochemical products, drilling fluids and petrochemicals; oil and gas pipelines; oil and gas pipeline construction works; oil and gas transshipment hubs |
6,0 |
N |
2.4.2 |
Oil terminals, filling stations |
2,3 |
N |
2.5 |
Energy works of grade III or higher |
|
|
2.5.1 |
Thermoelectric power plants - coal, oil, lignite (steam temperature reaches 5400C) |
|
|
2.5.1.1 |
Up to 10 MW per generator |
4,1 |
N |
2.5.1.2 |
Up to 50 MW per generator |
4,2 |
N |
2.5.1.3 |
Up to 150 MW per generator |
4,4 |
N |
2.5.1.4 |
Up to 300 MW per generator |
5,0 |
N |
2.5.2 |
Steam turbines (steam temperature reaches 5400C) |
|
|
2.5.2.1 |
Up to 50 MW |
3,7 |
N |
2.5.2.2 |
Up to 150 MW |
5,6 |
N |
2.5.2.3 |
Up to 300 MW |
6,0 |
N |
2.5.3 |
Generators used in thermoelectric power plants |
|
|
2.5.3.1 |
Up to 180 MVA |
4,1 |
N |
2.5.3.2 |
Up to 400 MVA |
5,0 |
N |
2.5.4 |
Boilers, including common parts |
2,6 |
N |
2.5.5 |
Tube boilers (steam temperature reaches 5400C) |
|
|
2.5.5.1 |
Up to 50 tonne/hour |
2,4 |
N |
2.5.5.2 |
Up to 200 tonne/hour |
2,6 |
N |
2.5.5.3 |
Up to 1.000 tonne/hour |
2,9 |
N |
2.5.6 |
Other boilers |
|
|
2.5.6.1 |
Up to 75 tonne/hour |
3,1 |
N |
2.5.6.2 |
Up to 150 tonne/hour |
3,9 |
N |
2.5.7 |
Heat-only boilers |
2,4 |
N |
2.5.8 |
Steam pipes |
2,2 |
M |
2.5.9 |
Diesel power plants |
|
|
2.5.9.1 |
Up to 5.000 KW/generator |
3,6 |
M |
2.5.9.2 |
Up to 10.000 KW/generator |
3,8 |
N |
2.5.10 |
Generators used in diesel power plants of up to 12 MVA |
3,8 |
N |
2.5.11 |
Diesel engines used in diesel power plants of up to 5.000 KW |
|
|
2.5.11.1 |
- Installed |
2,8 |
N |
2.5.11.2 |
- Dismantled |
3,9 |
N |
2.5.12 |
Distribution substations |
|
|
2.5.12.1 |
Up to 100 KV |
2,6 |
N |
2.5.12.2 |
Above 100 KV |
3,0 |
N |
2.5.13 |
Transformers |
|
|
2.5.13.1 |
Up to 10 MVA |
3,1 |
N |
2.5.13.2 |
Up to 50 MVA |
3,5 |
N |
2.5.13.3 |
Up to 100 MVA |
4,0 |
N |
2.5.13.4 |
Up to 250 MVA |
4,4 |
N |
2.5.13.5 |
Up to 400 MVA |
4,8 |
N |
2.5.14 |
Power plants using industrial gas turbines |
|
|
2.5.14.1 |
Up to 40 MW/generator |
4,9 |
N |
2.5.14.2 |
Up to 60 MW/generator |
5,3 |
N |
2.5.15 |
Electrical grid construction and improvement |
3,2 |
N |
2.5.16 |
Facilities manufacturing and processing electronic equipment, electrical and electronic components; electrical equipment |
3,5 |
N |
2.5.17 |
Wind power plants, hydroelectricity power plants, solar power plants |
4,5 |
N |
2.6 |
Chemical works of grade III or higher |
|
|
2.6.1 |
Fertilizer and plant protection chemical manufacturing works |
|
|
2.6.1.1 |
Ordinary fertilizer manufacturing factories |
2,5 |
N |
2.6.1.2 |
Plant protection chemical manufacturing factories |
2,0 |
N |
2.6.2 |
Chemical, pharmaceutical product, cosmetic, plastics and synthetic polymer works |
|
|
2.6.2.1 |
Factories manufacturing tools from synthetic polymer |
2,7 |
N |
2.6.2.2 |
Cosmetic and pharmaceutical product manufacturing factories |
2,5 |
N |
2.6.2.3 |
Paint manufacturing factories |
2,5 |
N |
2.6.2.4 |
Veterinary drug manufacturing factories |
2,5 |
N |
2.6.2.5 |
Plastic product and plastic granule manufacturing factories |
2,7 |
N |
2.6.2.6 |
Detergent and additive manufacturing factories |
2,5 |
N |
2.6.2.7 |
Factories manufacturing propellants, explosives and pyrotechnic ignition devices |
4,5 |
N |
2.6.2.8 |
Industrial explosive manufacturing factories; industrial explosive and chemical storage facilities |
4,5 |
N |
2.6.2.9 |
Sea salt farming facilities |
4,0 |
N |
2.6.3 |
Other chemical industry works |
2,7 |
N |
2.7 |
Light industry works of grade III or higher |
|
|
2.7.1 |
Food manufacturing and processing works |
|
|
2.7.1.1 |
Food and foodstuff manufacturing factories |
1,7 |
M |
2.7.1.2 |
Livestock and poultry slaughterhouses |
1,5 |
M |
2.7.1.3 |
Fishery, fish meal and fishery byproduct processing factories |
1,9 |
M |
2.7.1.4 |
Sugar manufacturing factories |
2,9 |
M |
2.7.1.5 |
Alcohol and spirit manufacturing factories |
1,9 |
M |
2.7.1.6 |
Beer manufacturing factories |
1,8 |
M |
2.7.1.7 |
Soft drink manufacturing factories |
1,8 |
M |
2.7.1.8 |
Monosodium glutamate manufacturing plants |
1,8 |
M |
2.7.1.9 |
Diary plants |
1,7 |
M |
2.7.1.10 |
Cooking oil manufacturing equipment |
1,8 |
M |
2.7.1.11 |
Confectionery manufacturing factories |
1,8 |
M |
2.7.1.12 |
Bottled filtered or purified water manufacturing factories |
1,8 |
M |
2.7.1.13 |
Other food industry and cattle feed processing works |
1,8 |
M |
2.7.2 |
Agricultural product processing works |
|
|
2.7.2.1 |
Cigarette manufacturing factories, unmanufactured tobacco processing factories |
2,2 |
M |
2.7.2.2 |
Agricultural product and starch manufacturing and processing factories |
1,8 |
M |
2.7.2.3 |
Tea, cashew nut, cocoa, coffee and pepper processing factories |
1,8 |
M |
2.7.3 |
Wood processing, glass, ceramic and porcelain manufacturing works |
|
|
2.7.3.1 |
Wood processing industry in general |
3,2 |
M |
2.7.3.2 |
Laminated wood manufacturing factories |
3,2 |
M |
2.7.3.3 |
Plywood manufacturing factories |
3,2 |
M |
2.7.3.4 |
Domestic appliance manufacturing factories |
3,0 |
M |
2.7.3.5 |
Sawmills |
3,1 |
M |
2.7.3.6 |
Light and thermos manufacturing factories |
3,2 |
M |
2.7.3.7 |
Ceramic and porcelain manufacturing factories |
3,6 |
N |
2.7.3.8 |
Glass manufacturing factories |
3,2 |
M |
2.7.4 |
Paper and office stationery manufacturing works |
|
|
2.7.4.1 |
Paper and packaging industry in general |
3,8 |
N |
2.7.4.2 |
Factories manufacturing paper pulp and paper from raw materials |
3,8 |
N |
2.7.4.3 |
Equipment manufacturing paper pulp and paper from raw materials |
3,4 |
N |
2.7.4.4 |
Paper and packaging manufacturing factories |
3,8 |
N |
2.7.4.5 |
Paper and packaging processing factories |
3,4 |
N |
2.7.4.6 |
Office stationery manufacturing factories |
3,8 |
N |
2.7.5 |
Dyeing, textile and garment works |
|
|
2.7.5.1 |
Textile industry in general |
2,3 |
M |
2.7.5.2 |
Silk yarn, cotton yarn and man-made fibre manufacturing factories |
2,0 |
M |
2.7.5.3 |
Textile (without dyeing) factories |
2,3 |
M |
2.7.5.4 |
Industrial laundry equipment |
2,1 |
M |
2.7.5.5 |
Dyeing and bleaching equipment |
2,2 |
M |
2.7.5.6 |
Drying equipment |
2,3 |
M |
2.7.5.7 |
Textile and dyeing factories |
2,3 |
M |
2.7.5.8 |
Textile and garment manufacturing and processing factories |
2,3 |
M |
2.7.6 |
Animal husbandry facilities and animal/aquaculture feed processing facilities |
|
|
2.7.6.1 |
Animal/aquaculture feed processing industry in general |
1,8 |
M |
2.7.6.2 |
Animal/aquaculture feed processing factories |
1,7 |
M |
2.7.6.3 |
Livestock breeding facilities |
2,0 |
M |
2.7.6.4 |
Poultry breeding facilities |
2,0 |
M |
2.7.6.5 |
Wildlife farming and nurturing facilities |
2,3 |
M |
2.7.6.6 |
Aquaculture facilities |
2,7 |
M |
2.7.6.7 |
Extensive aquaculture facilities |
2,6 |
M |
2.7.7 |
Other light industry works |
|
|
2.7.7.1 |
Rubber and rubber latex processing facilities; Rubber tyre and tube manufacturing factories |
3,0 |
N |
2.7.7.2 |
Facilities manufacturing medical devices made of medical plastics and rubber |
3,0 |
N |
2.7.7.3 |
Footwear manufacturing factories |
3,0 |
N |
2.7.7.4 |
Printing ink and material manufacturing factories |
2,2 |
M |
2.7.7.5 |
Battery manufacturing factories |
3,0 |
N |
2.7.7.6 |
Tanning facilities |
2,2 |
M |
2.7.7.7 |
CO2 gas and industrial gas production, cylinder filling and liquefaction facilities |
3,0 |
N |
2.7.8 |
Shipbreaking facilities; vessel washing and cleaning facilities |
2,6 |
N |
3 |
TECHNICAL INFRASTRUCTURE WORKS |
|
|
3.1 |
Water supply works of grade II or higher |
|
|
3.1.1 |
Water supply in general |
2,7 |
M |
3.1.2 |
Water factories |
2,5 |
M |
3.1.3 |
Clean water treatment works |
2,4 |
M |
3.1.4 |
Water distribution systems |
2,7 |
M |
3.1.5 |
Raw or clean water pump stations or water booster pump stations |
2,7 |
M |
3.2 |
Water drainage works of grade II or higher |
|
|
3.2.1 |
Detention basins |
6,5 |
N |
3.2.2 |
Rainwater pump stations |
2,7 |
M |
3.2.3 |
Wastewater treatment works |
2,4 |
M |
3.2.4 |
Wastewater pump stations |
2,7 |
M |
3.2.5 |
Sludge treatment works |
2,7 |
M |
3.2.6 |
Water drainage in general |
2,7 |
M |
3.2.7 |
Water drainage systems |
2,5 |
M |
3.2.8 |
Water storage systems |
2,5 |
M |
3.2.9 |
Improvement of water drainage systems for urban areas or residential areas |
2,5 |
M |
3.3 |
Solid waste treatment works of grade II or higher |
|
|
3.3.1 |
Ordinary solid waste treatment facilities |
3,0 |
N |
3.3.2 |
Hazardous waste recycling and treatment facilities; hazardous solid waste recycling and treatment facilities with a capacity of at least 10 tonne/day |
3,3 |
N |
3.4 |
Passive telecom infrastructure works of grade III or higher: telecom buildings/stations, antenna masts, cable posts |
|
|
3.4.1 |
Information systems in general |
1,9 |
M |
3.4.2 |
Telephone exchanges |
1,5 |
M |
3.4.3 |
Communications cables (including excavation works) |
2,3 |
M |
3.4.4 |
Communications cables (excluding excavation works) |
1,9 |
M |
3.4.5 |
Radio and TV equipment |
1,9 |
M |
3.4.6 |
Towers used for receiving and transmitting telecommunications waves, radio/television broadcasting, BTS masts |
2,0 |
M |
3.5 |
Funeral parlours; crematoria of grade II or higher |
2,0 |
N |
3.6 |
Parking lots (underground and above-ground), technical sewers, tanks, trenches and tunnels of grade II or higher |
|
|
3.6.1 |
Underground parking lots |
2,5 |
N |
3.6.2 |
Above-ground parking lots |
1,5 |
N |
3.6.3 |
Technical sewers, tanks, trenches and tunnels |
3,5 |
N |
4 |
TRAFFIC WORKS |
|
|
4.1 |
Road: expressways of all grades; highways, urban roads of grade III or higher; ferry berths of grade III or higher; bus stations, road vehicle registration facilities, toll booths and rest stops of grade III or higher |
|
|
4.1.1 |
Conveyor belts |
1,8 |
M |
4.1.2 |
Conveyors (except those used in mining industry) |
1,8 |
M |
4.1.3 |
Cable car routes |
5,2 |
N |
4.1.4 |
Tramways |
2,0 |
N |
4.2 |
Railways of all grades, including: Mass transit railways, high-speed railways, urban railways (elevated railways), national railways, specialized railways and local railways; passenger terminals of grade III or higher |
|
|
4.2.1 |
Monorail systems (elevated) |
3,0 |
N |
4.2.2 |
Assembling railway cars and locomotives of monorail systems (elevated) |
2,3 |
N |
4.2.3 |
Constructions of monorail systems (elevated) |
3,0 |
N |
4.2.4 |
Double-track railway systems (except tramway 0140 and metro line 0150) |
2,7 |
M |
4.2.5 |
Assembling railway cars and locomotives of double-track railway systems |
2,3 |
M |
4.2.6 |
Construction of double-track railway systems |
2,8 |
M |
4.2.7 |
Rack railways |
3,0 |
N |
4.3 |
Bridges: highway bridges, footbridges, railway bridges, floating bridges of grade III or higher |
|
|
4.3.1 |
Highway bridges |
4,0 |
N |
4.3.2 |
Footbridges |
4,0 |
N |
4.3.3 |
Railway bridges |
4,5 |
N |
4.3.4 |
Floating bridges |
6,7 |
N |
4.4 |
Tunnels: highway tunnels, railway tunnels, pedestrian underpasses of grade III or higher |
|
|
4.4.1 |
Underwater tunnels |
8,4 |
N |
4.4.2 |
Underground tunnels |
8,0 |
N |
4.5 |
Inland waterway works of grade II or higher |
|
|
4.5.1 |
Inland waterway ports and landing stages (for passengers) |
7,5 |
N |
4.5.2 |
Inland ports receiving ships |
7,5 |
N |
4.5.3 |
Waterways with breadth (B) and height (H) of design water level (including buoys and river training works) |
7,5 |
N |
4.6 |
Maritime works |
|
|
4.6.1 |
Sea ports/wharves, ferry berths (for passengers) of grade III or higher |
7,5 |
N |
4.6.2 |
Other maritime works of grade II or higher |
7,5 |
N |
4.7 |
Aviation works of all grades: airport terminals; airfields (including air navigation works) |
|
|
4.7.1 |
Installation of equipment and machines at airports |
2,8 |
N |
4.7.2 |
Aircraft assembly |
3,0 |
N |
4.7.3 |
Airports, aerodromes (runways, cargo terminals, passenger terminals) |
2,0 |
N |
4.7.4 |
Other works in airfields |
2,0 |
N |
5 |
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT WORKS |
|
|
5.1 |
Hydraulic structures |
|
|
5.1.1 |
Water supply works of grade II or higher |
6,5 |
N |
5.1.2 |
Reservoirs of grade III or higher |
6,5 |
N |
5.1.3 |
Dams and other pressure-resistant hydraulic structures of grade III or higher |
6,5 |
N |
5.2 |
Flood control system works of all grades |
10,0 |
N |
Notes:
M, N are symbols of types of insurance deductibles specified in Point b Clause 1 Section II of this Annex.
b) Deductibles:
Deductibles for works specified in Clause 1 Section II of this Annex shall be applied according to the provisions of Point b Clause 1 Section I of this Annex.
2. For a construction work worth VND 1.000 billion or higher as prescribed in Clause 1 Section II of this Annex: the provisions of Point c Clause 1 Article 37 of this Decree shall apply.
3. For construction works which are not specified in Clause 1 and Clause 2 Section II of this Annex: the provisions of Point d Clause 1 Article 37 of this Decree shall apply.
ANNEX IV
PREMIUMS AND DEDUCTIBLES IN COMPULSORY PROFESSIONAL LIABILITY INSURANCE FOR CONSTRUCTION INVESTMENT CONSULTANCY
(Enclosed with the Government’s Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023)
1. For a construction work whose value is less than VND 1.000 and which is not a dike, dam, port, berth, wharf, dock, breakwater or hydraulic structure; aerodrome, aircraft, satellite or space science work; shipbuilding and repair work; offshore and underwater energy structure; railway, tramway or express train project, underground or mining project:
a) Insurance premiums (exclusive of VAT):
The premium of the compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy shall be expressed as a percentage (%) of the value of the consultancy contract. To be specific:
Value of consultancy contract
Value of construction work |
Up to VND 10 billion |
Above VND 10 billion to VND 20 billion |
Above VND 20 billion to VND 40 billion |
Above VND 40 billion to VND 60 billion |
Above VND 60 billion to VND 80 billion |
Less than VND 40 billion |
1,20% |
1,52% |
- |
- |
- |
Above VND 40 billion to VND 60 billion |
0,85% |
1,12% |
1,19% |
- |
- |
Above VND 60 billion to VND 80 billion |
0,80% |
1,05% |
1,16% |
1,27% |
- |
Above VND 80 billion to VND 100 billion |
0,75% |
0,95% |
1,07% |
1,18% |
1,34% |
Above VND 100 billion to VND 120 billion |
0,70% |
0,88% |
0,99% |
1,11% |
1,25% |
Above VND 120 billion to VND 160 billion |
0,65% |
0,85% |
0,94% |
1,10% |
1,22% |
Above VND 160 billion to VND 200 billion |
0,60% |
0,76% |
0,85% |
0,95% |
1,07% |
Above VND 200 billion to VND 400 billion |
0,51% |
0,66% |
0,76% |
0,85% |
0,95% |
Above VND 400 billion to VND 600 billion |
0,44% |
0,60% |
0,66% |
0,76% |
0,85% |
Above VND 600 billion to VND 1.000 billion |
0,41% |
0,57% |
0,60% |
0,69% |
0,82% |
b) Deductibles:
Deductible for the compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy shall be 1% of the value of the consultancy contract or VND 100 million, whichever is greater.
2. For a construction work whose value is at least VND 1.000 billion or for which the value of the consultancy contract is greater than VND 80 billion or the insurance premium prescribed in Clause 1 of this Annex cannot be applied: the provisions of Point b Clause 1 Article 45 of this Decree shall apply.
ANNEX V
PREMIUMS OF COMPULSORY INSURANCE FOR CONSTRUCTION SITE PERSONNEL
(Enclosed with the Government’s Decree No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023)
1. Premiums for 1-year insurance period (exclusive of VAT):
Class of occupation (*) |
Premium/person (%/VND 100 million) |
Class 1 |
0,6 |
Class 2 |
0,8 |
Class 3 |
1,0 |
Class 4 |
1,2 |
2. Short-term insurance premiums
Insurance period |
Premium/person (%/annual premium) |
Up to 3 months |
40 |
Above 3 to 6 months |
60 |
Above 6 to 9 months |
80 |
Above 9 to 12 months |
100 |
(*) Occupational classification:
Class 1: Indirect labor occupations which involve office-based activities or paper-related tasks or other similar tasks with little movement. E.g.: accountants or administrative staff.
Class 2: Occupations which are not classified as manual labor occupations but pose higher risk level than class-1 occupations and require a lot of movement or which involve irregular or light manual work. E.g.: civil engineers or managerial officers who frequently visit construction sites.
Class 3: Occupations which mainly involve manual labor activities and pose higher risk level than class-2 occupations. E.g.: mechanical engineers, electrical engineers or workers who work on sites.…
Class 4: Occupations which involve dangerous activities, are most at risk for occupational accidents and are not classified in any of the abovementioned occupational classes.
APPENDIX VII
RATES OF COMPULSORY INSURANCE INDEMNITIES FOR CONSTRUCTION SITE PERSONNEL
(Promulgated together with the Government’s Decree No. 67/2023/NĐ-CP dated September 6th)
I. Death or permanent working capacity impairment of 81% or above is eligible for an indemnity of 100 million VND. To be specific:
1. Permanent working capacity impairment of 81% and above due to:
a) Blindness or total loss of two eyes
b) Incurable psychological disorder
c) Total impairment of chewing and talking capacity (mutism).
d) Total loss or paralysis of two arms (from the shoulders or elbows) or two legs (from the crotch or knees)
dd) Loss of two hands or two feet, one arm and one foot, or one arm and one shank, or one hand and one shank, or one hand and one foot
e) Loss of ability to work (complete paralysis, injuries that lead to immobilization or total permanent disability)
g) Removal of a complete lung and a part of the other lung
2. Other cases in which permanent working capacity impairment is 81% or above according to conclusion given by the Board of Medical Examiners, or the total working capacity impairment under Section II is 81% or above.
II. If working capacity impairment is under 81%, indemnity shall equal (=) 100 million VND multiplied by (x) the working capacity impairment as specified below:
Description |
Working capacity impairment percentage |
I. UPPER LIMBS |
|
1. Loss of one arm from the shoulder (shoulder disarticulation) |
75% |
2. Amputation of an arm below the shoulder |
70% |
3. Amputation of one arm at the elbow (elbow disarticulation) |
65% |
4. Loss of a complete hand or five fingers of a hand |
60% |
5. Loss of 4 fingers on a hand |
40% |
6. Loss of the thumb and index finger |
35% |
7. Loss of the index finger, middle finger, and ring finger |
30% |
8. Loss of 1 thumb and 2 other finger |
35% |
9. Loss of 1 thumb and 1 other finger |
30% |
10. Loss of 1 index finger and 2 other fingers |
35% |
11. Loss of 1 index finger and 1 middle finger |
30% |
12. Loss of the big toe and 1 metacarpal |
25% |
Loss of 1 big toe |
20% |
Loss of the distal phalange |
10% |
Loss of ½ of the distal phalange |
7% |
13. Loss of the index finger and 1 metacarpal |
20% |
Loss of 1 index finger |
18% |
Loss of 2nd and 3rd phalange |
10% |
Loss of 3rd phalange |
8% |
14. Complete loss of 1 middle finger or ring finger (a whole metacarpal) |
18% |
Loss of 1 middle finger or ring finger |
15% |
Loss of 2nd and 3rd phalange |
8% |
Loss of 3rd phalange |
4% |
15. Complete loss of 1 pinky and metacarpal |
15% |
Loss of a complete little finger |
10% |
Loss of 2nd and 3rd phalange |
8% |
Loss of 3rd phalange |
4% |
16. Stiff shoulder joint |
25% |
17. Stiff elbow joint |
25% |
18. Stiff wrist |
25% |
19. Fractured arm distraction or bone loss that shortens the limb by more than 3 cm and impedes the ability to turn the palm up and down or creates false joints |
25% |
20. Arm bone fracture at the anatomical neck, bad callus, limited movement of shoulder joints |
35% |
21. Fracture of wrist bones |
|
- Good callus, normal movement |
15% |
- Bad callus, atrophy |
25% |
22. Fracture of the radius and ulna |
12% |
23. Fracture of either radius or ulna |
10% |
24. False joint of both radius and ulna |
25% |
25. False joint of either radius or ulna |
15% |
26. Fracture of the lower extremity of the radius |
10% |
27. Fracture of the styloid process of the radius or ulna |
8% |
28. Fracture of wrist bones |
10% |
29. Fractured metacarpal |
8% |
30. Fractured collarbone |
|
- Good callus formation |
8% |
- Bad callus, stiff shoulder |
18% |
- Compression of auxiliary nerve |
30% |
31. Fracture of scapula |
|
- Bone body fracture |
10% |
- Horizontal fracture |
17% |
- Shoulder joint fracture |
30% |
32. Fractured finger bones |
3% |
II. LOWER LIMBS |
|
33. Loss of one leg from the crotch (hip disarticulation) |
75% |
34. Amputation of one thigh |
|
1/3 upper |
70% |
1/3 middle or below |
55% |
35. Amputation of 1 leg from the knee (knee disarticulation) |
60% |
36. Ankle disarticulation or loss of 1 foot |
55% |
37. Loss of talus |
35% |
38. Loss of calcaneus |
35% |
39. Loss of part of the tibia, fibula that causes false joints |
35% |
40. Partial loss of the fibula |
20% |
41. Loss of ankles |
|
- Outer ankle |
10% |
- Inner ankle |
15% |
42. Loss of all 5 toes |
45% |
43. Loss of 4 toes including the big toe |
38% |
44. Loss of 4 toes excluding the big toe |
35% |
45. Loss of 3 toes including 3rd, 4th and 5th toe |
25% |
46. Loss of 3 toes including 1st, 2nd and 3rd toe |
30% |
47. Loss of the big toe and 2nd toe |
20% |
48. Loss of 1 big toe |
15% |
49. Loss of 1 toe excluding the big toe |
10% |
50. Loss of 1 big toe phalanx |
8% |
51. Hip stiffness |
45% |
52. Knee joint stiffness |
30% |
53. Loss of most of the patella and serious limitation to the ability to stretch the upper thigh |
45% |
54. Mal union or loss of bone that shortens the limb more than 3 cm and impede the rotation of the forearm. |
|
- by 3 - 5 cm |
40% |
- From 3 cm to less than 5 cm of malunion |
35% |
55. Complete paralysis of lateral popliteal nerve |
35% |
56. Complete paralysis of medial popliteal nerve |
25% |
57. Fracture of thigh bone at 1/3 middle or below |
|
- Good callus formation |
20% |
- Bad callus, malunion, varus or valgus, atrophy (maximum rate will apply if surgery is required) |
30% |
58. Fracture of the upper 1/3 or femor neck (in case of surgery, the maximum amount of insurance coverage shall be paid) |
|
- Good callus, straight axis |
25% |
- Mal union, valgus, pain when walking, atrophy |
35% |
59. False joint of the femur neck |
45% |
60. Fracture of the fibula and tibia |
20% |
61. Fracture of the tibia |
15% |
62. Fracture of the tibial plateau |
15% |
63. Fracture of the fibula |
10% |
64. Patellar tendon rupture |
15% |
65. Fracture of the patella (in case of surgery, the maximum amount of insurance coverage shall be paid) |
10% |
66. Fracture of the patella, knee stiffness, or quadriceps atrophy |
25% |
67. Achilles tendon rupture (stitched) |
15% |
68. Fractured metacarpal |
7% |
69. Fracture of the calcaneus |
15% |
70. Fracture of the navicular |
15% |
71. Fractured toe bones |
4% |
72. Fracture of ramus superior ossis pubis |
25% |
73. Fracture of the ischium |
25% |
74. Fracture of 1 ilium |
20% |
75. Fracture of 2 ilium, pelvic deformity |
40% |
76. Fracture of the sacrum |
|
- Without a sphincter disorder. |
10% |
- With a sphincter disorder. |
25% |
III. SPINE |
|
77. Removal of posterior vertebral arch |
|
- of 1 vertebra |
35 % |
- of 2 – 3 vertebrae or more |
45% |
78. Compression fracture of 1 vertebra (without paralysis of the spinal cord) |
30% |
79. Compression fracture of more than 2 vertebrae or more (without paralysis of the spinal cord) |
45% |
80. Fracture of the spinous process or transverse process |
|
- of 1 vertebra |
10% |
- of 2 – 3 vertebrae |
25% |
IV. SKULL AND BRAIN |
|
81. Skull defect (no sign of psychological and psychiatric disorder) |
|
- Diameter < 6 cm |
25 % |
- Diameter of 6 - 10 cm |
40% |
- Diameter > 10 cm |
50% |
82. Language disorder due to brain injuries |
|
- Idioglossia or spasmophemia that affect communication |
30% |
- Mutism due to injury to the Broca’s area |
60% |
- Loss of ability to use written language (asphasia due to injury to the Wernicke’s area) |
55% |
83. Total scalping (or partial scalping according to ratios) |
45% |
84. Open head injuries |
|
- Cracked skull |
40% |
- Depressed skull fracture |
30% |
- Deep penetration of many pieces of fractured bones into the brain |
50% |
85. Closed head injury |
|
- Fracture of calvaria (usual crack or depressed fracture) |
20% |
- Bone fracture that spreads to the base of skull, no paralysis of nerve |
30% |
- Bone fracture that spreads to the basilar skull with paralysis of cranial nerve |
40% |
86. Brain injury |
|
- Mild traumatic brain injury (mTBI) |
8% |
- Cerebral edema |
40% |
- Cerebral contusion, |
50% |
- Subarachnoid hemorrhage |
40% |
- Intracranial haematoma (epidural, subdural, intracerebral) |
30% |
V. CHEST |
|
87. Removal of 1 – 2 ribs |
15% |
88. Removal of 3 ribs or more |
25% |
89. Removal of each rib section |
8% |
90. Fracture of 1 – 2 ribs |
7% |
91. Fracture of 3 ribs or more |
15% |
92. Mere fracture of the sternum (cardiovascular and refractory functions are normal) |
15% |
93. Fissure of the sternum |
10% |
94. Complete removal of one lung |
70% |
95. Removal of multiple lobes of 2 lungs, DTS is reduced by over 50% |
65% |
96. Removal of multiple lobes of a lung |
50% |
97. Removal of a lung lobe |
35% |
98. Pleural effusion, pneumothorax, hemothorax (paracentesis only) |
5% |
99. Pneumothorax, hemothorax (drainage) |
20% |
100. Heart valve and septum defects due to injuries (without a heart failure) |
50% |
101. Pericardial sewing: |
|
- Bad surgery result |
60% |
- Positive surgery results |
35% |
VI. ABDOMEN |
|
102. Complete removal of the stomach |
75% |
103. Segmental resection of the stomach |
50% |
104. Removal of most of the small instestine (less than 1 m remaining) |
75% |
105. Segmental resection of the small intestine |
40% |
106. Complete removal of the large instestine |
75% |
107. Segmental resection of the large instestine |
50% |
108. Mere removal of the right liver |
70% |
109. Mere removal of the left liver |
60% |
110. Removal of liver lobes, depending on the position, number, and surgery results |
40% |
111. Removal of the gall bladder |
45% |
112. Removal of the spleen |
40% |
113. Removal of the tail of pancreas or spleen |
60% |
114. Gastric perforation sewing |
25% |
115. Small intestine perforation sewing |
30% |
116. Large intestine perforation sewing |
30% |
117. Liver contusion, liver sewing |
35% |
118. Spleen capsule sewing |
25% |
119. Pancreas sewing |
30% |
VII. URINARY AND REPRODUCTIVE ORGANS |
|
120. Removal of 1 kidney, the remaining kidney is functional |
50% |
121. Removal of 1 kidney, the remaining kidney is damaged or sick |
70% |
122. Segmental resection of the left or right kidney |
30% |
123. Kidney injury |
|
- Slight (not special treatment is required, shorter than 5 days of monitoring) |
4% |
- Medium (special medication is required, longer than 5 days of monitoring) |
10% |
- Serious (contusion, surgical intervention is required) |
47% |
124. Segmental resection of the bladder |
27% |
125. Permanent bladder stoma surgery |
70% |
126. Bladder perforation sewing |
30% |
127. Loss of the penis and 2 testicles of: |
|
- Women under 55 years of age without children |
70% |
- Women under 55 years of age with children |
55% |
- From 55 years of age |
35% |
128. Removal of the womb and one ovary of |
|
- Women under 45 years of age without children |
60% |
- Women under 45 years of age with children |
30% |
- From 45 years of age |
25% |
129. Mastectomy in female |
|
Under 45 years of age: |
|
- 1 side |
20% |
- 2 sides |
45% |
From 45 years of age: |
|
- 1 side |
15% |
- 2 side |
30% |
VIII. EYES |
|
130. Loss or total loss of sight of 1 eye |
|
- Failure to implant an artificial eye |
55% |
- Possibility of implantation of an artificial eye |
50% |
131. The 1/10 vision of one eye |
30% |
132. The 2/10 – 4/10 vision of one eye |
12% |
133. The 5/10 – 7/10 vision of one eye |
7% |
IX. EAR – NOSE - THROAT |
|
134. Deafness of 2 ears |
|
- Unrecoverable |
75% |
- Serious (able to hear when being screamed at) |
60% |
- Medium (able to hear loud voices at 1 – 2 m) |
35% |
- Slight (able to hear loud voices at 2 – 4 m) |
15% |
135. Deafness of 1 ears |
|
- Unrecoverable |
30% |
- Medium |
15% |
- Slight |
8% |
136. Loss of 2 pinna |
20% |
137. Loss of 1 pinna |
10% |
138. Shrivelled pinnae, ear canal stenosis |
20% |
139. Loss of nose, nose deformity |
18% |
140. Esophageal stricture causing swallowing difficulties |
20% |
lX. TOOTH – JAW – FACE |
|
141. Loss of part of the upper jawbone and part of the lower jawbone from the ramus and under |
|
- at a different side |
80% |
- at the same side |
70% |
142. Total loss of the upper jawbone or lower jawbone |
70% |
143. Loss of part of the upper jawbone or part of the lower jawbone (1/3 – 1/2 of the jawbone is lost) from the ramus and under |
35% |
144. Fracture of the upper jawbone and the lower jawbone, mal union, dislocation of temporomandibular joint which cause swallowing and chewing difficulties |
30% |
145. Fracture of the zygomatic bone, which causes slight the temporomandibular joint disorder and chewing difficulties |
15% |
146. Artificial temporomandibular joint due to nonunion or bone defects |
20% |
147. Aphonia: |
|
- More than 08 teeth without possibility of implantation of false teeth |
30% |
- From 5 – 7 teeth |
15% |
- From 3 – 4 teeth |
8% |
- From 1 – 2 teeth |
5% |
148. Loss of 3/4 of the tongue without losing the root (from the V line outwards) |
75% |
149. Loss of 2/3 of the tongue from the tip |
50% |
150. Loss of 1/3 of the tongue that causes pronunciation difficulties |
15% |
151. Loss of less than 1/3 of the tongue that causes pronunciation difficulties |
10% |
XI. SOFT TISSUE INJURIES, BURNS |
|
152. Soft tissue injuries that cause pain, numbness, convulsive movements, affect tendons, muscles, major blood vessels, and nerves |
12% |
153. Chest and abdominal soft tissue injuries that affect respiration |
35% |
154. Soft tissue injuries that leave sclerosis and cause difficulties in eating, chewing, and neck movement |
40% |
155. Soft tissue injuries that cause large openings around the mouth cavity, lip and cheek injuries that seriously affect eating and drinking |
50% |
156. Loss of part of the palate that connect the nose and the mouth |
20% |
157. Superficial burn (first-degree, second-degree) |
|
- Less than 5 cm of skin area |
5% |
- 5 -15% of skin area |
10% |
- More than 15% of skin area |
15% |
158. Deep burn (third-degree, fourth-degree, fifth-degree) |
|
- Less than 5% of skin area |
20% |
- 5 -15% of skin area |
35% |
- More than 15% of skin area |
60% |
Special cases:
1. When the joints of a finger or toe are stiff (except for the thumb, index finger, and big toe), the indemnity is 50% of that for the amputation of that finger.
2. The total loss of the function of each part or permanent disablement is considered as loss of that one or loss of limb.
3. If a worker has only one healthy eye before the accident, and loses its sight due to the occupational accident, its shall be considered permanent working capacity impairment of over 81%.
4. If a victim suffers from multiple injuries in an accident, the indemnity shall be the aggregated amount of indemnities for each injury. The total indemnity shall not exceed the maximum liability.
5. Where the working capacity impairment is not specified in the schedule of indemnities against bodily injuries, it shall be indemnified according to the comparison of its seriousness with other cases on the schedule of indemnities. In case it is impossible to determine the working capacity impairment, indemnities shall be calculated according to the conclusion of the Board of Medical Examiners.
6. In case of discrepancy in the working capacity impairment percentage specified in this Appendix and the Board of Medical Examiner’s conclusion, the higher percentage shall apply.
APPENDIX VIII
(Enclosed with Decision No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023 of the Government of Vietnam)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
...., ……[location], …[date] ....................
Application FOrm for establishment of Council for managing motor vehicle insurance fund
To: the Minister of Finance.
Pursuant to Decree No...../2023/ND-CP dated …………, 2023 of the Government of Vietnam on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance and compulsory insurance for construction investment activities;
We apply for your approval for the establishment of the management council:
- Name of the organization responsible for the establishment:
- Address:
- Contents:
We will follow all relevant procedures and commit to be responsible for the accuracy and compliance with regulations of law of this Application form and enclosures.
Enclosures: |
CHAIRPERSON OF |
APPENDIX IX
(Enclosed with Decision No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023 of the Government of Vietnam)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
...., ………[date] ....................
APPLICATION FORM FOR CHANGE OF MEMBERS OF COUNCIL FOR MANAGING MOTOR VEHICLE INSURANCE FUND
To: the Minister of Finance.
Pursuant to Decree No...../2023/ND-CP dated …………, 2023 of the Government of Vietnam on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance and compulsory insurance for construction investment activities;
We apply for your approval for the change of members of the management council:
- Name of the old member of the management council:
- Name of the new member of the management council:
- Reasons for the change:
We will follow all relevant procedures and commit to be responsible for the accuracy and compliance with regulations of law of this Application form and enclosures.
Enclosures: |
CHAIRPERSON OF |
APPENDIX X
Templates of report
(Enclosed with Decision No. 67/2023/ND-CP dated September 06, 2023 of the Government of Vietnam)
No |
Template |
Name |
1 |
Template No. 1 |
Report on the compliance with regulations on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners |
2 |
Template No. 2 |
Report on premiums and indemnities of compulsory fire and explosion insurance |
3 |
Template No. 3 |
Report on premiums and indemnities of compulsory insurance for construction investment activities: |
4 |
Template No. 4 |
Report on the collection and transfer of compulsory fire and explosion insurance premiums |
Template No. 1
Report on provision of compulsory civil liability insurance for motor vehicle owners
Name of the insurer: ………….
Reporting period: …. [year]…..
Number of vehicles
Insurance premiums
(million VND)
Number of accidents
Fatalities (persons)
Amount of indemnities (million VND)Amount of indemnities (million VND)Amount of indemnities (million VND)
For persons
For property
Total
No |
Type of vehicle |
Number of vehicles |
Insurance premiums (million VND) |
Number of accidents | Fatalities (persons) | Amount of indemnities (million VND) | ||||||||||||||||
For persons | ||||||||||||||||||||||
For property | ||||||||||||||||||||||
Opening | ||||||||||||||||||||||
Closing |
Opening |
Closing |
Opening |
Closing |
Opening |
Closing |
Opening |
Closing |
Opening |
Closing |
||||||||||||
I |
Two-wheeled motorcycles with cylinder capacity exceeding 50 cc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
II |
Three-wheeled motorcycles, motorcycles with cylinder capacity not exceeding 50 cc and similar motor vehicles |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
III |
Non-commercial automobiles (vehicle types specified in the Fee Schedule) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
IV |
Commercial vehicles (vehicle types specified in the Fee Schedule) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
V |
Cargo vehicles (vehicle types specified in the Fee Schedule) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
VI |
Other vehicles (vehicle types specified in the Fee Schedule) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
Total |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
We hereby declare that the above-mentioned information is accurate.
|
..., ………[date] .................... |
Template No. 2
Report on premiums and indemnities of compulsory fire and explosion insurance
Name of the insurer: ………….
Reporting period: …. [year]…..
Insurance premiums
(million VND)
(million VND)
Insurance indemnities
(million VND)
No |
Policyholders(*) |
Number of policy holders |
Insurance premiums (million VND) |
Insurance indemnities | Number of claims |
Sum insured (million VND) |
||||
Principal insurance premiums |
Retained insurance premiums |
Insurance indemnities for principal liabilities |
Insurance indemnities for retained liabilities |
|
|
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
(*) The insurer lists policyholders according to Clause 1 Section I Appendix II enclosed with Decree No..../2023/ND-CP dated………, 2023 of the Government on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance and compulsory insurance for construction investment activities.
We hereby declare that the above-mentioned information is accurate.
|
..., ………[date] .................... |
Template No. 3
Report on premiums and indemnities of compulsory insurance for construction investment activities
Name of the insurer: ………….
Reporting period: …. [year]…..
Insurance premiums
(million VND)
Insurance indemnities
(million VND)
Total
No |
Insured construction works (*) |
Number of works |
Insurance premiums |
Insurance indemnities (million VND) |
Number of claims |
Sum insured |
|||||
Principal insurance premiums |
Retained insurance premiums |
Insurance indemnities for principal liabilities |
Insurance indemnities for retained liabilities |
|
|
||||||
I |
Civil work |
|
|
|
|
|
|
|
|||
1.1 |
Accommodation |
|
|
|
|
|
|
|
|||
1.2 |
Public works |
|
|
|
|
|
|
|
|||
II |
Industrial works |
|
|
|
|
|
|
|
|||
2.1 |
Works for production of building materials and products of level III or higher |
|
|
|
|
|
|
|
|||
2.2 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|||
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Total |
|
|
|
|
|
|
|||||
(*) Construction works shall be sorted by type according to Appendix III enclosed with Decree No..../2023/ND-CP dated………, 2023 of the Government on compulsory civil liability insurance of motor vehicle owners, compulsory fire and explosion insurance and compulsory insurance for construction investment activities.
We hereby declare that the above-mentioned information is accurate.
|
..., ………[date] .................... |
Template No. 4
Report on the collection and transfer of compulsory fire and explosion insurance PREMIUMS
Name of the insurer: ………….
Reporting period: First 6 months of the year..../year...
No |
Criteria |
Amount (VND) |
1 |
Total insurance premium for compulsory fire and explosion insurance that is collected from principal insurance policies in the preceding fiscal year. |
|
2 |
Premiums payable from compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year. |
|
3 |
Premiums paid in the first 6 months |
|
4 |
Premiums paid in the last 6 months |
|
5 |
Premiums paid of the year |
|
6 |
Arrears payable in the fiscal year |
|
We hereby declare that the above-mentioned information is accurate.
|
..., ………[date] .................... |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực