Chương IV Nghị định 67/2023/NĐ-CP: Quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Số hiệu: | 67/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 06/09/2023 | Ngày hiệu lực: | 06/09/2023 |
Ngày công báo: | 20/09/2023 | Số công báo: | Từ số 1017 đến số 1018 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Giao thông - Vận tải, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 06/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe máy, ô tô bắt buộc từ 06/9/2023
Theo đó, hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản yêu cầu bồi thường. (Quy định trước đây không yêu cầu)
- Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, người lái xe (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp):
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký xe).
+ Giấy phép lái xe.
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đổi chiếu với bản chính hoặc bản ảnh chụp).
Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
+ Giấy chứng nhận thương tích.
+ Hồ sơ bệnh án.
+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
- Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản:
+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).
+ Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với người thứ ba và hành khách hoặc trường hợp cần xác minh vụ tai nạn có nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, bao gồm:
Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn.
- Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
- Quyết định của Tòa án (nếu có). (Quy định trước đây không yêu cầu)
Nghị định 67/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/9/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
1. Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Công trình đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và thuộc danh mục dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường.
3. Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
c) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
d) Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
đ) Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
g) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
h) Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
i) Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
k) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
l) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
m) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
n) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
o) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề mà thi công đúng.
p) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
1. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
b) Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu có). Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy định của pháp luật.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện như sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá 28 ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định tại điểm a, điểm b khoản này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).
d) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này:
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này:
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và quy định tại khoản 2 Điều này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại Nghị định này.
Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tổn thất công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
c) Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
d) Thông báo ngay cho cơ quan Công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
đ) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
e) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Thực hiện giám định tổn thất theo quy định của pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
b) Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.
4. Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ bảo hiểm.
b) Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.
5. Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị tổn thất.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 5 Điều này.
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm.
c) Chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hoặc danh mục tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
d) Tổn thất phát sinh do nấm mốc.
đ) Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và người thứ ba.
e) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
g) Tổn thất phát sinh từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
h) Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý không tuân thủ quy định pháp luật xây dựng về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị hợp đồng tư vấn trên 80 tỷ đồng hoặc các công trình không áp dụng mức phí bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, quy định tăng hoặc giảm phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tổn thất của người thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm là hậu quả của việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.
b) Yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.
c) Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
c) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
4. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
c) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
1. Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thanh toán thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh khiếu nại hoặc đã phát sinh khiếu nại nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thực tế theo đề nghị của người được bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
c) Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
2. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
3. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.
4. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảng chấm công.
b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.
4. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao (nếu có).
b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chẩn mắc bệnh nghề nghiệp; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
5. Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba như sau:
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
a) Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
b) Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba đối với những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn. Loại trừ này không áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh từ sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn do rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
c) Thiệt hại do chấn động hoặc do bộ phận chịu lực và địa chất công trình bị dịch chuyển hay suy yếu hoặc thương tật hay thiệt hại đối với người hoặc tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thỏa thuận bằng điều khoản sửa đổi bổ sung).
d) Thiệt hại là hậu quả của tai nạn gây ra bởi xe cơ giới hay các phương tiện tàu thuyền, xà lan hay máy bay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với người thứ ba.
đ) Trách nhiệm là hậu quả của các thương tật hay ốm đau gây ra cho người lao động của chủ đầu tư hoặc nhà thầu có liên quan đến công trình được bảo hiểm.
e) Tổn thất xảy ra đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay của người lao động hoặc công nhân của một trong những người trên.
g) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối người thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba được quy định cụ thể như sau:
a) Mức phí bảo hiểm được tính bằng 5% mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với công trình xây dựng tương ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này. Mức khấu trừ bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) bằng 5% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có), hoặc 20 triệu đồng, tùy theo số nào lớn hơn. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Đối với công trình xây dựng không được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
1. Khi người thứ ba bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho bên mua bảo hiểm theo mức bồi thường sau:
a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tổn thất được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
c) Chi phí pháp lý có liên quan (nếu có).
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản này không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 55 Nghị định này.
2. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
c) Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định này.
3. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định này.
b) Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
c) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của người thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người thứ ba (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc chứng thực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
7. Quyết định của Tòa án (nếu có).
8. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7 và khoản 8 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 6 Điều này.
REGULATIONS ON COMPULSORY INSURANCE FOR CONSTRUCTION INVESTMENT ACTIVITIES
Section 1. Insurance conditions, insurance premiums, sums insured for compulsory insurance for construction works in progress
Investors shall purchase compulsory insurance for construction investment activities for the following construction works:
1. Construction works and construction items significantly affecting public safety and benefits prescribed in Annex X Decree No. 15/2021/ND-CP dated May March 03, 2021 of the Government elaborating certain contents of management of construction investment projects.
2. Construction works facing high environmental risks or facing environmental risks prescribed in Annex III and Annex IV of Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 of the Government elaborating certain Articles of the Law on Environment Protection and included in the list of investment projects requiring environmental impact assessment (EIA) in accordance with the Law on Environmental Protection.
3. Construction works having special technical requirements and complicated construction requirements according to regulations of law on construction and relevant laws.
Minimum coverage for compulsory insurance for construction works in progress refers to the full values of construction works upon completion, including all building materials, workforce costs, equipment installed on construction works, transport costs, taxes, other fees and other items provided by investors. Minimum coverage for construction works in progress shall not be allowed to be lower than total construction policy value, including values subject to amendments and revisions (if any).
Article 34. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall provide indemnities for damage to construction works in progress arising from all risks, except for insurance exclusions according to Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not required to provide indemnities in the following cases:
a) Losses incurred by war, riots, strikes, actions of hostile forces, rebellions, malicious acts on behalf of or in connection with political organizations, distraint, expropriation, requisition, confiscation or destruction or damage caused by order of competent regulatory agencies.
b) Losses incurred by terrorism.
c) Losses incurred by nuclear reactions, nuclear radiation, and radioactive contamination.
d) Losses or damages of policyholders and the insured named in the list of entities placed under embargo.
dd) Losses or damages relating to diseases according to publications of competent authorities.
e) Losses incurred by intentional violations against law of policyholders or the insured.
g) Losses incurred in case policyholders have not insurable interests.
h) Losses incurred by suspension from construction or losses incurred by consequences of suspending works wholly or partly.
i) Losses to data, software and computer programs.
k) Losses incurred by design faults of consultancies for construction works at class II or higher.
l) Losses incurred by corrosion, abrasion and oxidation.
m) Losses incurred by decay and taking place under pressure conditions, normal temperature (this regulation is only applied to construction works prescribed in Point a Clause 1 Article 37 of this Decree).
n) Losses incurred by hard scale formation such as rust, dregs or other similar phenomena (this regulation is only applied to construction works prescribed in Point b Clause 1 Article 37 of this Decree).
o) Expenses for repair, replacement, correction of defective materials or workmanship. This exclusion is only applied to losses of items that are directly affected and is not applied to losses of other items which were caused by indirect consequences of defects in materials or workmanship and have not caused improper construction.
p) Losses or damages only detected at the time of inventory.
Article 35. Termination of insurance policies
1. An insurance policy shall be terminated in the following cases:
a) The policyholder and insurer had reached an agreement in the insurance policy on termination of policy in case of suspension of construction works specified in the policy or termination of the policy as prescribed by law.
The policyholder shall submit a written notification to the insurer within 5 working days from the date on which the investor issue a decision on suspension of construction works specified in the policy or termination of the policy as prescribed by law. The date of termination of the policy shall be based on the date of suspension of construction works specified in the policy or termination of the policy as prescribed by law.
b) Other eligible cases of termination in accordance with law.
2. Legal consequences of termination of an insurance policy
a) In case the policy is terminated as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, within 15 days from the date of termination, the insurer shall return to the policyholder the insurance premium in proportion to the remaining insurance period of the insurance policy minus reasonable expenses relating to the insurance policy according to the agreement specified in the insurance policy (if any). If the policyholder does not fully pay the insurance premium, the policyholder must pay an additional insurance premium corresponding to the covered period calculated to the date of termination of the insurance policy.
b) Legal consequences of the termination of the insurance policy as prescribed in Point b Clause 1 of this Article shall comply with the agreement specified in the insurance policy and regulations of law.
Insurance period of a compulsory insurance for construction works in progress shall be as follows:
1. For the construction work prescribed in Point a Clause 1 Article 37 of this Decree: the insurance period specified in the policy shall be from the commencement date to the completion date of construction on the basis of the decisions on investment issued by competent authorities, including amendments thereto (if any). The insurance period for components or items of a construction work which have been handed over or brought into use shall be terminated from the date on which such components or items are handed over or brought into use.
2. For the construction work prescribed in Point b Clause 1 Article 37 of this Decree: the insurance period specified in the policy shall be from the commencement date of construction on the basis of the decisions on investment of competent authorities, including amendments thereto (if any), to the date on which the construction work is handed over or after the date on which the first load test is completed, depending on whichever comes first, but not more than 28 days from the beginning date of testing. The insurance period for used equipment installed on the construction work shall be terminated from the beginning date of testing of such equipment.
Article 37. Insurance premiums and deductibles
1. Insurance premium and deductible for a compulsory insurance for a construction work in progress shall be as follows:
a) For an insured construction work whose value is under VND 1.000 billion, excluding installation or including installation but the cost for installation accounts for less than 50% of its total value, its insurance premium and deductible shall be determined according to Clause 1 Section I Annex III enclosed herewith.
b) For an insured construction work whose value is under VND 1.000 billion, including installation and the cost for installation accounts for at least 50% of its total value, its insurance premium and deductible shall be determined according to Clause 1 Section II Annex III enclosed herewith.
c) For a construction work whose value is at least VND 1.000 billion as prescribed in Point a and Point b of this Clause, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible on the basis of evidence proving approval by the major foreign reinsurer. The major foreign reinsurer and foreign reinsurer assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof. In any case, the insurance premium shall not be lower than the amount equal VND 1.000 billion multiplied (x) by 75% of the insurance premium prescribed in Clause 1 Section I Annex III enclosed herewith (for the construction work prescribed in Point a Clause 1 of this Article) or Clause 1 Section II Annex III enclosed herewith (for the construction work prescribed in Point b Clause 1 of this Article).
d) For construction works that are not prescribed in Point a, Point b and Point c of this Clause:
Insurers and policyholders may negotiate rules, terms, insurance premiums and deductibles on the basis of evidences proving that major foreign reinsurers accept reinsurance in accordance with the rules, terms, insurance premiums and deductibles provided by insurers to policyholders. The major foreign reinsurers and foreign reinsurers assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof.
2. For construction works that are not prescribed in Point a, Point b Clause1 of this Article:
Insurers may increase or decrease insurance premiums by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher indemnities than principal insurance premiums collected from compulsory insurance for works in progress in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurers and independent audit organizations, upon renewal of insurance policies, the insurers and policyholders may negotiate insurance premiums and deductibles to ensure the solvency of the insurers.
3. In case a construction period of a work is extended in comparison with the period prescribed in a decision on investment issued by a competent authority when concluding an insurance policy, the policyholder and insurer may negotiate additional insurance premium applied to the extended period. The additional insurance premiums (if any) shall be calculated on the basis of the insurance premiums prescribed in the Annex III enclosed herewith and regulations in Clause 2 of this Article, ratio of the extension to total construction period under the decision on investment issued by the competent authority upon concluding the insurance policy and other risks.
Article 38. Responsibilities of purchase of insurance
An investor shall purchase insurance for a construction work or each item of the construction work in progress. Some specific cases:
1. For purchase of insurance for a construction work in progress, the investor shall purchase insurance with the minimum coverage prescribed in Article 33 hereof.
2. For purchase of insurance for each item of the construction work in progress, the investor shall purchase insurance, provided the insurance coverage for each item is not smaller than its full value upon completion, and the total insurance coverage for all items of the work during construction is not smaller than the minimum coverage prescribed in Article 33 hereof.
Article 39. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. When a loss on the work in progress is incurred, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such loss is incurred.
b) After submitting the written notification to the insurer, the policyholder may begin to repair or replace minor defects whose values do not exceed the corresponding deductibles prescribed herein.
In other cases, before repairing or replacing the items that are damaged/lost, the policyholder shall have the loss assessed by the insurer. If the insurer does not carry out the assessment within 5 working days from the date on which the notification of the loss is received, except for force majeure or objective barriers, the policyholder and the insured have the right to repair or replace the items that are damaged or lost. The insurer shall pay for the repair or replacement of the covered items that are damaged or lost if the policyholder and the insured repair or replace them promptly.
c) Preserving components that are lost/damaged to be available for assessment by representatives or assessors of the insurer.
d) Immediately notifying to public security authorities if the loss is incurred by the act of stealing.
dd) Implementing all measures within their capacity to minimize the loss.
e) Implementing, cooperating and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered losses according to regulations herein.
2. When the loss on the work in progress is incurred, the insurer shall settle the insurance claim as follows:
a) Carrying out a loss assessment according to regulations of law and preparing a record of assessment of causes and extent of damage according to the regulations in Clause 5 Article 40 of this Decree.
b) Providing guidance and cooperating with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an insurance claim application.
3. The insurer shall only provide indemnity for physical damages that the insured actually suffers and such damages have been included in the sum insured.
4. The indemnity for each item of property specified in the insurance policy shall not exceed the sum insured of such property. The total insurance indemnity shall not exceed the total sum insured prescribed in the insurance policy. Some specific cases:
a) If the damage can be repaired, it must be repaired and the insurance indemnity shall be the expenditure necessary to restore the status quo of the items that are lost/damaged minus the recovered value (in case the policyholder recalls the property) and the deductible.
b) If the loss cannot be repaired, the insurance indemnity shall be the market price of the item when and where the loss occurs and the extent of damage minus the deductible. If the policyholder recalls the property that is lost/damaged, the insurance indemnity shall be the real value of such item when and where the loss occurred minus the deductible and the recovered value of the property.
5. The temporary expense for repair shall be incurred by the the insurer if the repair constitutes the official repair and does not cause any increase in the total repair expense according to the final revised plan of the item that is lost/damaged.
6. The insurer is not liable for indemnifying all expenses for renovation, supplementation and upgrade of the insured items.
Article 40. Applications for insurance claims
An application for claim for compulsory insurance for construction works in progress includes the following documents:
1. A claim form completed by the policyholder.
2. Documents relating to the insured, including: An insurance policy and a certificate of insurance (COI).
3. Documents proving damage to property, including:
a) An construction incident dossier in case a construction incident occurs (certified true copy from original or copy with confirmation of the dossier maker) according to regulations in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government elaborating certain contents of quality control, construction and maintenance of construction works or evidences proving the loss of the construction work.
b) Valid invoices and instruments or evidences showing repair and/or replacement of the damaged property.
4. Documents proving necessary and reasonable expenses that the policyholder has spent to minimize the loss or to follow instructions of the insurer.
5. A report of assessment of the cause and extent of damage made by the insurer or a person authorized by the insurer.
6. Other relevant documents (if any).
The policyholder shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 6 of this Article to the insurer. The insurer shall collect the documents prescribed in Clause 5 of this Article.
Section 2. INSURANCE CONDITIONS, INSURANCE PREMIUMS, maximum coverage for COMPULSORY professional liability INSURANCE FOR construction investment consultancy
The insured of compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy is the third party accepting the civil liability of an investment construction consultancy arising from construction surveying, or construction design of a type II construction work or higher.
The maximum coverage shall equal values of contracts for construction surveying consultancy services and contracts for construction design consultancy services.
Article 43. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall pay consultancies the indemnities payable by the latter to the third parties for the losses caused by the provision of construction investment consultancy services and relevant expenses according to regulations of law, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not liable for paying indemnities in the following cases:
a) Insurance exclusions prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i clause 2 Article 34 hereof.
b) Losses incurred by intentional selection of construction methods, calculation, measurement, design and use of untested materials by consultancies.
c) Expenses for redesign or revision of drawings, plans, guiding documents or list of technical instructions.
d) Losses incurred by molds.
dd) Losses incurred by provision of construction surveying consultancy services, construction design consultancy services leading to pollution and contamination of the environment and third parties.
e) Losses related to asbestos or any materials containing asbestos.
g) Losses incurred by violations against intellectual property rights.
h) Losses incurred by intentional incompliance with regulations on application of technical standards and regulations of law on construction, and use of building materials harmful to public health and the environment by consultancies.
The insurance period of compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy of a construction work shall start from the date of provision of consultancy services to the end of the maintenance period of the work as prescribed by law.
Article 45. Insurance premiums and deductibles
1. Insurance premium and deductible for a compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy shall be as follows:
a) For construction works whose values are under VND 1.000 billion and are not dikes, dams, ports, harbors, wharfs, piers, breakwaters or irrigation works; airports, airplanes, satellites and space projects; shipbuilding and repair works; marine and underwater energy construction works; train, tram, express train projects and underground mining projects, its insurance premium and deductible shall be prescribed in Clause 1 Annex IV enclosed herewith.
The insurer may increase or decrease the insurance premium by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher expenditure for insurance indemnity than the principal insurance premium collected from compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurer and an independent audit organization, upon renewal of the insurance policy, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible to ensure the solvency of the insurer.
b) For a construction work whose value is at least VND 1.000 billion or consultancy contract value is more than VND 80 billion or construction works whose insurance premiums do not comply with regulations in Point a Clause 1 of this Article: the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible on the basis of evidence proving that major foreign reinsurer assumes reinsurance in compliance with rules, clauses, the insurance premium and deductible provided by the insurer to the policyholder. The major foreign reinsurer and foreign reinsurer assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof. In any case, the insurance premium shall not be lower than the amount equal VND 1.000 billion multiplied (x) by 75% of the insurance premium prescribed in Point a Clause 1 Annex IV enclosed herewith.
2. In case a consultation period of a work is extended in comparison with the period prescribed in a decision on investment issued by a competent authority when concluding an insurance policy, the policyholder and insurer shall negotiate additional insurance premium applied to the extended period. The additional insurance premium shall be determined on the basis of insurance premium prescribed in Point a Clause 1 Annex IV enclosed herewith, regulations on increase or decrease of insurance premiums prescribed in Point a Clause 1 of this Article and shall correspond to the extended period of providing consultancy services.
Article 46. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. The insurer shall pay their consultancy indemnities payable by the latter to the third party for losses and relevant expenses according to regulations of law. To be specific:
a) Losses of the third party and relevant expenses incurred by negligent or careless actions of the insured which are consequences of provision of construction surveying consultancy services and construction design consultancy services within the insurance coverage.
b) Claims of the third party firstly submitted (from an insured event) to the insured and notified to the insurer within the insurance period by the policyholder, including expenses payable to lawyer(s) designated by the insurer or the insured (if there is a written agreement on the designation of the insurer), other fees and expenses arising from the investigation, correction, and defense related to the insured event but excluding salaries paid to employee(s) or manager(s) concluding employment contract(s) with the insured.
c) Other relevant expenses according to regulations of law.
2. The total insurance indemnity of the insurer for all claims during the insurance period shall not be beyond the maximum coverage agreed upon in the insurance policy.
3. If the third party makes a claim, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such claim is received.
b) Implementing all measures within their capacity to minimize losses.
c) Implementing, cooperating and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered losses according to regulations herein.
4. If the third party makes a claim, the insurer shall:
a) Carry out a loss assessment according to regulations of law and prepare a record of assessment of causes and severity of damage.
b) Provide guidance and cooperate with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims.
c) Cooperate with the policyholder in settling the insurance claim for covered losses of the third party if an insured event occurs.
Article 47. Applications for insurance claims
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims. The application for claim for compulsory professional liability insurance for construction investment consultancy includes the following documents:
1. A claim form completed by the policyholder.
2. Documents related to the insured including: an insurance contract and a certificate of insurance (COI).
3. A claim form prepared by the third party to the insured.
4. Documentary evidences of damage to life (copies of healthcare facilities or certified copies of the insurer after being compared with the originals) provided by the policyholder. Depending on the extent of damage to life, one or some documents below may be included:
a) Written proof of injury.
b) Hospital discharge paper.
c) Surgery certificate.
d) Medical record.
dd) Extract of the application form for death certificate or death declaration or written confirmation of a police authority or examination results of the forensic science agency.
e) Reasonable and valid invoices and instruments regarding medical expenses.
5. Documents proving damage to property, including:
a) An construction incident dossier in case a construction incident occurs (certified true copy from original or copy with confirmation of the dossier maker) according to regulations in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government elaborating certain contents of quality control, construction and maintenance of construction works or evidences proving the loss of the construction work.
b) Valid invoices and instruments or evidences showing repair and/or replacement of the damaged property.
c) Documents, invoices and instruments concerning additional expenses that the policyholder has spent to minimize losses or to follow instructions of the insurer.
6. A report of assessment of the cause and extent of damage made by the insurer or a person authorized by the insurer.
7. Other relevant documents (if any).
The policyholder shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7 of this Article to the insurer. The insurer shall collect the documents prescribed in Clauses 6 of this Article.
Section 3. INSURANCE CONDITIONS, INSURANCE PREMIUMS, LIABILITY INSURANCE COVERAGE LIMITS FOR COMPULSORY INSURANCE FOR construction site personnel
1. The insured of compulsory insurance for construction site personnel are employees involved in construction sites under regulations of law and individuals riding the vehicles of the motor vehicle owners as prescribed by law accepting the civil liability of construction contractors.
2. The maximum coverage shall be VND 100 million for a person in an insured event.
Article 49. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall pay construction contractors indemnities payable by the latter to employees for their injury or death due to occupational accidents and occupational diseases arising from construction on construction sites, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not liable for paying indemnities in the following cases:
a) Insurance exclusions prescribed in Points a, b, c, d, dd, g, h and i clause 2 Article 34 hereof.
b) Losses related to asbestos or any materials containing asbestos.
c) Losses incurred by contradictions between employees and other people involved in accidents which do not occur due to construction on construction sites.
d) Losses incurred by deliberate self-harm (DSH) to health by employees.
dd) Losses incurred by use of narcotics or drugs contrary to the regulations of law (except in cases where the drugs are prescribed for treatment as prescribed by licensed doctors).
e) Losses incurred by intentional violations against law of policyholders or the insured (except cases where employees of narcotics or drugs contrary to the regulations of law (except in cases where employees defend themselves, save people, save property or use stimulants for treatment as prescribed by doctors).
1. The insurance period of a compulsory insurance for construction site personnel shall start from the commencement date of construction to the end of the maintenance period of the construction work as prescribed by law.
2. The specific insurance period of construction site personnel shall be determined on the basis of their employment contracts and written confirmations of construction contractors of the length of time spent working on construction sites.
Article 51. Insurance premiums
1. An insurance premium of a compulsory insurance for construction site personnel shall be prescribed in Annex V enclosed herewith.
2. The insurer may increase or decrease the insurance premium by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher insurance coverage than principal insurance premium collected from the compulsory insurance for construction site personnel in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurer and an independent audit organization, upon renewal of the insurance policy, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible to ensure the solvency of the insurer.
3. If there is a change in the number of employees or tasks of employees, the following instructions shall be complied with:
a) Before the 15th of the month succeeding the month in which the change occur, the construction contractor shall submit a written notification of the mentioned-above change attached to a new list of employees (in case the number of employees is changed), a list of changes of tasks of employees (in case tasks of employees are changed).
b) In case the number of employees increases and tasks of employees are changed, thereby leading to an increase in insurable risks, the construction contractor must submit an additional insurance premium before the 15th of the month succeeding the month in which the notification is submitted.
c) In case the number of employees decreases and tasks of employees are changed, thereby leading to a decrease in insurable risks, the insurer shall return to the construction contractor the overpaid insurance premium in proportion to the remaining insurance period of the insurance policy before the 15th of the month succeeding the month in which the notification is submitted, provided no claim has been filed or a claim has been filed but not settled by the insurer.
d) If the construction contractor submits the notification according to the regulations in Point a of this Article and pay insurance premiums according to the regulations in Point b of this Clause, insurance policies of new employees shall be automatically effective or insurance policies of released employees shall be terminated; insurance policies of employees whose tasks are changed shall be automatically effective.
Article 52. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. When a labor accident or occupational disease occurs for construction site personnel, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such accident or disease happens to the construction site personnel.
b) Implementing all measures within their capacity to minimize damages.
c) Implementing and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered losses according to regulations herein.
2. When a labor accident or occupational disease occurs for construction site personnel, the insurer shall guide the policyholder and cooperate with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting sufficient documents to make an application for insurance claims; determine the cause and extent of damage.
3. When an employee is dead or injured due to a covered labor accident or occupational disease arising from construction on the construction site, the insurer shall pay amounts agreed upon between the construction contractor and the employee or the employee's legal representative (in case the employee is dead), including the following payments:
a) The allowance for leaving work during the treatment period prescribed by the treating doctor which is calculated based on the employee’s salary according to the employment contract but not exceeding 6 months' salary in each insured event.
b) Actual medical expenses including emergency expenses, necessary and reasonable inpatient and outpatient treatment expenses.
c) In case the employee has a working capacity impairment of less than 81%, the specific coverage rate for each type of injury or damage to life shall be determined according to the Schedule of compulsory insurance indemnities for construction site personnel according to Annex VII enclosed herewith.
d) In case the employee is dead or has a working capacity impairment of 81% or more, the insurer shall pay VND 100 million to one employee in one case.
The total insurance indemnity as prescribed at Points a, b, c and dd shall not exceed VND 100 million per employee per case in case the maximum coverage is VND 100 million.
4. In case a labor accident or occupational disease arising causes injury to the employee and this injury is aggravated by previous injuries or diseases, the insurer is not responsible for providing indemnity for such aggravated part.
Article 53. Applications for indemnification
The insurer shall cooperate with the policyholder, the insured and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims. The application for claim for compulsory insurance for construction site personnel:
1. A claim form completed by the policyholder.
2. Documents concerning the insured including:
a) Insurance policy, insurance certificate, employment contract signed between the insured and the employee involved in a labor accident or occupational disease, timesheet.
b) Claims form concerning the employee’s labor accident or occupational disease (if any).
3. Documents proving that the employee is injured or dead due to a labor accident (Certified true copy from the original or copy verified by the insurer after being compared with the original):
a) A record of labor accident investigation made by a competent agency in accordance with law (if any). In case the employee is involved in a traffic accident which is determined to be a labor accident, there must be a traffic accident record or a scene investigation record and a diagram of the scene of the traffic accident prepared by competent agencies in accordance with law.
b) Depending on the extent of damage to life, one or more of the following documents may be included: Written proof of injury; hospital discharge paper; Certificate of surgery; Medical record; Extract of death certificate or death notice or written certification of a police agency or examination results of a forensic examination agency.
c) A minute of assessment of the level of working capacity impairment made by the Medical Assessment Council in case the employee has a working capacity impairment of 5% or more (if any).
d) Valid invoices and vouchers of healthcare facilities proving the employee's treatment of injury caused by a labor accident.
4. Documents proving that the employee is injured or dead due to an occupational disease:
a) A record of measurement of environmental hazards within the prescribed time limit made by a competent agency, in case the record is used for more than one person, the application of each employee must contain an extract (if any).
b) A hospital discharge certificate (in case of non-treatment at the hospital, an occupational medical examination certificate is required) or an occupational disease consultation slip; Medical record; Extract of death certificate or death notice (in case the employee is dead).
c) A minute of assessment of the level of working capacity impairment made by the Medical Assessment Council in case the employee has a working capacity impairment of 5% or more (if any).
d) Valid invoices and vouchers of healthcare facilities proving the employee's treatment of injury caused by an occupational disease.
5. Documents proving indemnities that the construction contractor has provided to the employee for their covered injury or death due to occupational accidents and occupational diseases.
6. Other relevant documents (if any).
Section 4. INSURANCE CONDITIONS, INSURANCE PREMIUMS, MAXIMUM COVERAGE FOR COMPULSORY CIVIL LIABILITY INSURANCE FOR third parties
The insured of compulsory civil liability insurance for third parties are third parties involved in construction process under regulations of law accepting the civil liability of construction contractors.
The maximum coverage of compulsory civil liability insurance for a third party shall be as follows:
1. Maximum coverage for damage to health and life is VND 100 million/individual/case.
2. Maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) is determined as follows:
a) For a construction work whose value is under VND 1.000 billion, the maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) shall be 10% of the construction work value for the full insurance period for all losses without limit.
b) For a work whose value is at least VND 1.000 billion, the maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) shall be VND 100 billion for the full insurance period for all losses without limit.
Article 56. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
Insurers shall pay construction contractors indemnities payable by the latter to the third parties for covered damages to health, life and property directly arising from construction and relevant legal expenses (if any) according to agreements in insurance policies, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
Insurers are not liable for providing indemnities in the following cases:
a) Insurance exclusions prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i clause 2 Article 34 hereof.
b) Losses incurred by pollution or contamination. This exclusion is not applied to damage to health, life or property arising from pollution or contamination due to unpredictable risks.
c) Damage incurred by vibrations or movement or decline of seismic-resistant and load-bearing components or injury or damage to life or property due to any of the above losses (unless otherwise agreed upon in amended Clauses).
d) Damage resulting from accidents caused by motor vehicles or vessels, barges or aircraft involved in civil liability insurance of motor vehicle owners to third parties
dd) Liabilities resulting from injuries or sick caused for employees of investors or contractors relating to the insured works.
e) Losses of property legally owned, managed or used by investors or contractors or employees or workers of one of the above-mentioned entities.
g) Losses related to asbestos or any materials containing asbestos.
The insurance period of a compulsory civil liability insurance for a third party shall be a specific period which is calculated from the commencement date to the completion date of construction on the basis of the construction contract and specified in the insurance policy.
Article 58. Insurance premiums and deductibles
1. Insurance premium and deductible for a compulsory civil liability insurance for a third party shall be as follows:
a) Insurance premium is 5% of the compulsory insurance premium for the corresponding construction work prescribed in Points a and b clause 1 Article 37 hereof. Insurance deductible for damage to property and relevant legal expenses (if any) is 5% of maximum coverage for damage to property and relevant legal expenses (if any) or VND 20 billion, depending on whichever is higher. The insurer may increase or decrease the insurance premium by up to 25% according to the risk level of the insured.
In case the insured is the direct cause of higher insurance indemnity than the principal insurance premium collected from compulsory civil liability insurance for third parties in the immediately preceding fiscal year, on the basis of data verified by actuaries of the insurer and an independent audit organization, upon renewal of the insurance policy, the insurer and policyholder may negotiate insurance premium and deductible to ensure the solvency of the insurer.
b) For a construction work excluded in Points a and b Clause 1 Article 37 of this Decree, the insurer and policyholder may negotiate rules, terms, insurance premium and deductible on the basis of evidence proving that the major foreign reinsurer assumes reinsurance in accordance with the rules, terms, insurance premium and deductible provided by the insurer to the policyholder. The major foreign reinsurer and foreign reinsurer assuming from 10% of total insurance coverage of each reinsurance policy shall satisfy the regulations in Clause 9 Article 4 hereof.
2. In case a construction period of a construction work is extended in comparison with the period prescribed in a decision on investment issued by a competent authority when concluding an insurance policy, the policyholder and insurer may negotiate an additional insurance premium for the extended period. The additional insurance premium (if any) shall be calculated on the basis of the insurance premium prescribed in Clause 1 of this Article, ratio of the extended period to total construction period under the decision on investment issued by the competent authority upon concluding the insurance policy and other risks.
Article 59. Principles of indemnification
An insurer shall consider and settle an insurance claim according to regulations of law on insurance business and the following principles:
1. If a third party suffers damage to health, life or property directly arising from construction covered by insurance, the insurer shall provide indemnity to the policyholder according to the following indemnities:
a) Specific indemnity for damage to health or life is determined for each type of injury according to Schedule for health and life indemnity under Annex VI attached to this Decree or according to an agreement (if any) between the insured and victim or victim’ heir (in case the victim is dead) or victim’ representative (in case the victim is incapacitated according to a judicial decision or underage as prescribed in the Civil Code) but must not exceed the coverage rate specified under Annex VI attached to this Decree. If the judicial decision is made, the judicial decision shall prevail as long as the corresponding indemnity specified under Annex VI attached to this Decree is not exceeded.
b) Specific indemnity for damage to property in a case shall be determined based on actual damage and degree of fault as long as it does not exceed the maximum coverage agreed upon in the insurance policy.
c) Relevant legal expenses (if any).
Total insurance indemnity of the insurer prescribed in this Clause shall not exceed the maximum coverage prescribed in Article 55 of this Decree.
2. When the third party makes a claim, the policyholder shall cooperate with the insurer in settling the insurance claim as follows:
a) Immediately notifying the insurer via contract information means, then submit a written notification to the insurer within 14 days from the date on which such claim is received.
b) Implementing all measures within their capacity to minimize losses.
c) Implementing, cooperating and allowing the insurer to implement necessary actions and measures or agreeing to the request of the insurer in order to protect entitlements of the insurer after providing indemnity for covered damage according to regulations herein.
3. When the third party makes a claim, the insurer shall:
a) Carry out a loss assessment according to regulations of law and preparing a record of assessment of causes and extent of damage according to the regulations in Clause 6 Article 60 of this Decree.
b) Provide guidance and cooperate with the policyholder and relevant agencies, organizations and individuals in collecting adequate documents to make an application for insurance claims.
c) Cooperate with the policyholder in settling the insurance claim for covered losses of the third party if an insured event occurs.
Article 60. Applications for indemnification
An application for claim for compulsory civil liability insurance for a third party includes the following documents:
1. The claim form completed by the policyholder.
2. Documents related to the insured including: an insurance contract and a certificate of insurance (COI).
3. A claim form prepared by the third party to the insured.
4. Documentary evidence of damage to the third party’s health and life (copy certified true from original or copy certified true by healthcare facilities or copy certified true by the insurer after being compared with original) provided by the policyholder and/or insured. Depending on the extent of damage to life, one or some documents below may be included:
a) Written proof of injury.
b) Hospital discharge paper.
c) Surgery certificate.
d) Medical record.
dd) Extract of the application form for death certificate or death declaration or written confirmation of a police authority or examination results of the forensic science agency.
5. Documents proving damage to property, including:
a) An construction incident dossier in case a construction incident occurs (certified true copy from original or copy with confirmation of the dossier maker) according to regulations in Article 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 of the Government elaborating certain contents of quality control, construction and maintenance of construction works or evidences proving the loss of the construction work.
b) Valid invoices and records in case the property is prepared or renewed.
6. A report of assessment of the cause and extent of damage made by the insurer or a person authorized by the insurer.
7. Judicial decision (if any).
8. Other relevant documents (if any).
The policyholder and the insured shall collect and submit the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7 and 8 of this Article to the insurer. The insurer shall collect the documents prescribed in Clauses 6 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực