Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
Số hiệu: | 67/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 28/05/2018 | Số công báo: | Từ số 639 đến số 640 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thủy lợi vừa được ban hành ngày 14/5/2018.
Theo đó, tổ chức cá nhân nuôi trồng thủy sản sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Sở NN&PTNT để xin cấp phép, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp phép (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu như đủ điều kiện sẽ cấp giấy phép còn không sẽ thông báo lý do không cấp giấy phép.
Nghị định 67/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về phân loại, phân cấp công trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.
2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và cải thiện môi trường.
3. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
4. Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.
5. Xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ là xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình; xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ.
Loại công trình thủy lợi quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau:
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b, điểm c Khoản này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm c Khoản này;
b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;
c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b Khoản này, trừ đập quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.
5. Trạm bơm:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.
6. Cống:
a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30 m trở lên;
Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên.
b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 10 m đến dưới 30 m;
Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến dưới 20 m.
c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10 m;
Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 25 m trở lên.
b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 10 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m.
8. Đường ống:
a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên;
b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm;
c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm.
9. Bờ bao thủy lợi:
a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;
b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha;
c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.
10. Hệ thống công trình thủy lợi:
a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên;
b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha;
c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
11. Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt.
Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Xác định cấp công trình theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên.
b) Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hơn 01 cấp so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên.
2. Cấp của công trình thủy lợi được quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;
b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
3. Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
4. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có các bộ phận sau:
a) Bộ phận chuyên trách về quản lý công trình;
b) Bộ phận chuyên trách về quản lý nước;
c) Bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đó.
3. Các bộ phận chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên.
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
2. Đập, hồ chứa nước lớn:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên, phải có 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3, phải có 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
c) Hồ chứa có dung tích trữ từ 3.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3, phải có 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 03 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
3. Đập, hồ chứa nước vừa:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, phải có 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 01 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 500.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000 m3 đến dưới 200.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
5. Cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ, công nhân vận hành phải có chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý cống, tràn do cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức.
6. Tràn xả lũ của hồ chứa có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có công nhân chuyên ngành điện bậc 4 do tổ chức khai thác công trình thủy lợi quản lý tại khu vực công trình đầu mối.
1. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 11.000 m3/h trở lên:
a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 10 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 05 năm trở lên;
b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 06 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
2. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 8.000 m3/h đến dưới 11.000 m3/h:
a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 07 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
Cứ tăng thêm 04 máy thì bố trí tăng thêm 01 cán bộ trung cấp; tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi;
b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 05 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có 3 máy trở xuống bố trí 01 cán bộ có trình độ cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
3. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 4.000 m3/h đến dưới 8.000 m3/h:
a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 02 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên và 05 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
Cứ tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng thêm 01 trung cấp cơ điện; tăng thêm 10 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện;
b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố trí 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện trở lên, 03 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố trí 02 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, trong đó có ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
4. Trạm bơm điện có loại máy bơm có công suất từ 1.000 m3/h đến dưới 4.000 m3/h.
a) Trạm bơm có từ 15 máy trở lên, bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện; 03 cán bộ có trình độ trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
Cứ tăng thêm 5 máy thì bố trí tăng thêm 01 trung cấp cơ điện; tăng thêm 10 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện;
b) Trạm bơm có từ 10 đến 15 máy, bố trí 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện trở lên, 02 cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có từ 04 đến 10 máy, bố trí 02 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi, trong đó ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
d) Trạm bơm có từ 03 máy bơm trở xuống, bố trí 01 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
5. Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 540 m3/h đến dưới 1.000 m3/h:
a) Trạm bơm có từ 02 đến 05 máy, bố trí 01 công nhân vận hành có trình độ trung học phổ thông và phải tham gia 01 lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
b) Trạm bơm có trên 05 máy, bố trí 01 công nhân vận hành bơm điện đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật từ 03 đến 06 tháng. Đối với các trạm bơm có số lượng từ 07 máy bơm trở lên bố trí thêm 01 cán bộ trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
1. Đối với cống dưới đê sông cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; các cống ngăn sông lớn vận hành bằng điện:
a) Cống dưới đê sông cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; cống ngăn sông lớn vận hành bằng điện bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện; 01 cán bộ có trình độ trung cấp cơ điện tại công trình đầu mối có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
b) Thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều.
2. Đối với cống khác có chiều rộng thoát nước từ 0,5 m trở lên; kênh, mương, rạch, tuynel, cầu máng có lưu lượng từ 0,3 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 0,5 m trở lên; đường ống có lưu lượng từ 0,02 m3/s trở lên hoặc đường kính ống từ 150 mm trở lên, việc bố trí cán bộ, công nhân tùy thuộc quy mô và mục tiêu hoạt động của công trình để bố trí cán bộ, công nhân có chuyên môn phù hợp, tối thiểu phải tốt nghiệp trung học phổ thông và có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
1. Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành khung kế hoạch và khung chương trình, tài liệu đào tạo quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm cơ sở để các trường, cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác công trình thủy lợi phải có năng lực phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả, thiệt hại do việc không bảo đảm các yêu cầu về năng lực gây ra.
2. Định kỳ 05 năm, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phải tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước.
3. Đối với các tổ chức được giao khai thác nhiều loại hình công trình đầu mối, số lượng cán bộ, công nhân khai thác công trình thủy lợi theo yêu cầu quy định về đảm bảo năng lực phải tăng lên tương ứng.
4. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu năng lực quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có sản xuất, kinh doanh hoạt động khác phải bảo đảm yêu cầu năng lực đối với ngành nghề kinh doanh đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về năng lực đối với các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại Nghị định này.
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
1. Xây dựng công trình mới;
2. Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
4. Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
5. Trồng cây lâu năm;
6. Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
7. Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
8. Nuôi trồng thủy sản;
9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
10. Xây dựng công trình ngầm.
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi.
1. Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
a) Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
b) Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
c) Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
2. Trường hợp cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ các quy định sau:
a) Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống công trình thủy lợi;
b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với hoạt động xả nước thải; giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.
2. Đối với công trình thủy lợi khác:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này.
1. Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
2. Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
2. Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
3. Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động; vị trí xả nước thải vào công trình thủy lợi;
4. Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép; lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi;
5. Thời hạn của giấy phép;
6. Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan;
7. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
1. Các nội dung quy định trong giấy phép được điều chỉnh, gồm:
a) Phạm vi hoạt động;
b) Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
c) Vị trí, lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi.
2. Thủ tục điều chỉnh:
Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
2. Thời hạn cấp giấy phép:
a) Đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
d) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
đ) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết kế thi công đối với trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
6. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
3. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
4. Bản vẽ thiết kế thi công, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;
5. Kết quả phân tích chất lượng nước của công trình thủy lợi tại vị trí xả nước thải; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy lợi;
6. Đề án xả nước thải vào công trình thủy lợi đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy lợi;
7. Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Dự án đầu tư được phê duyệt;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản sao hộ chiếu nổ mìn;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 và Khoản 10 Điều 13 Nghị định này; báo cáo phân tích chất lượng nước thải đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này;
3. Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp;
4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3. Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:
a) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5, Khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
3. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau:
1. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy phép.
2. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành các quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
2. Chấp hành các quy định về vị trí, thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi trong giấy phép đã được cấp.
3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay sự cố và bồi thường thiệt hại do hoạt động của mình gây ra.
5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép;
b) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép: Không quá 03 tháng.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không được thực hiện các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Giấy phép được thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bị phát hiện không đúng sự thật;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d) Trường hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định này có quyền quyết định thu hồi giấy phép.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
1. Các loại giấy phép cho các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
2. Tổ chức, cá nhân đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép cho hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp giấy phép thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
3. Chậm nhất sau thời gian 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm năng lực quy định tại Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
STT |
Tên đập, hồ chứa nước |
Dung tích (triệu m3) |
Tỉnh/ Thành phố |
Ghi chú |
1 |
Dầu Tiếng |
1.580 |
Tây Ninh |
Dung tích toàn bộ trên 1 tỷ m3 |
2 |
Cửa Đạt |
1.450 |
Thanh Hóa |
|
3 |
Tả Trạch |
646 |
Thừa Thiên Huế |
Hạ du có thành phố Huế |
BẢNG PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Bảng 1. Phân cấp công trình theo quy mô, công suất
TT |
Loại công trình |
Tiêu chí phân cấp |
Cấp công trình |
||||
Đặc biệt |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp III |
Cấp IV |
|||
1 |
Công trình cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) |
Diện tích (nghìn ha) |
|
> 50 |
> 10÷ 50 |
> 2÷ 10 |
≤ 2 |
2 |
Hồ chứa nước (dung tích ứng với mực nước dâng bình thường) |
Dung tích (triệu m3) |
> 1.000 |
> 200÷ 1.000 |
> 20÷ 200 |
≥ 3÷ 20 |
< 3 |
3 |
Công trình cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác |
Lưu lượng (m3/s) |
> 20 |
> 10÷ 20 |
> 2÷ 10 |
≤ 2 |
|
Bảng 2. Phân cấp công trình theo đặc tính kỹ thuật
TT |
Loại công trình |
Tiêu chí phân cấp |
Cấp công trình |
||||
Đặc biệt |
Cấp I |
Cấp II |
Cấp III |
Cấp IV |
|||
1 |
Đập đất, đập đất - đá các loại |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Nền là đá |
Chiều cao đập (m) |
> 100 |
> 70÷ 100 |
> 25÷ 70 |
> 10÷ 25 |
≤ 10 |
1.2 |
Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng |
|
> 35÷ 75 |
|
> 8÷ 15 |
≤ 8 |
|
1.3 |
Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo |
|
|
> 15÷ 25 |
> 5 ÷ 15 |
≤ 5 |
|
2 |
Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thủy lợi chịu áp khác |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Nền là đá |
Chiều cao đập (m) |
> 100 |
> 60÷ 100 |
> 25÷ 60 |
> 10÷ 25 |
≤ 10 |
2.2 |
Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng |
|
> 25÷ 50 |
> 10÷ 25 |
> 5÷ 10 |
≤ 5 |
|
2.3 |
Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo |
|
|
> 10÷ 20 |
> 5÷ 10 |
≤ 5 |
|
3 |
Tường chắn |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Nền là đá |
Chiều cao tường (m) |
|
> 25 ÷ 40 |
> 15÷ 25 |
> 8÷ 15 |
≤ 8 |
3.2 |
Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng |
|
|
> 12÷ 20 |
> 5÷ 12 |
≤ 5 |
|
3.3 |
Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo |
|
|
> 10÷ 15 |
> 4÷ 10 |
≤ 4 |
Ghi chú:
- Đối với đập đất, đập đất - đá các loại: Chiều cao đập tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập;
- Đối với đập bê tông các loại và các công trình xây đúc chịu áp khác: Chiều cao đập tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình;
- Đối với tường chắn: Chiều cao tường chắn tính từ mặt nền phía thấp hơn sau khi đã dọn móng đến đỉnh tường.
GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO CÁC PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
Mẫu số 02 |
Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày …tháng …năm…. |
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ..........................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………… Số Fax: .......................................................
Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .........................................................................................................
- Nội dung: ..................................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động ................................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm ………
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
|
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày … tháng … năm… |
GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép: ................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Số điện thoại: .................................. Số Fax: .....................................................................
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung: ........................................
- Vị trí của các hoạt động ...................................................................................................
- Nội dung: ..........................................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
|
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
GOVERNMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 67/2018/ND-CP |
Hanoi, May 14, 2018 |
ELABORATING ON SEVERAL ARTICLES OF LAW ON IRRIGATION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Irrigation dated June 19, 2017;
At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government hereby promulgates the Decree that elaborates on several Articles of the Law on Irrigation.
This Decree provides for classification and grading of hydraulic works, irrigation or water resource management projects; capacity of irrigation and water resource project operators; authority over, procedures and processes for issuing, re-issuing, renewing, modifying, suspending, revoking or withdrawing permits or licenses to conduct trade or business within the protected areas of hydraulic, irrigation or water resource management projects or structures.
Article 2. Subjects of application
This Decree shall apply to Vietnamese entities and person; foreign entities and persons participating in hydraulic or irrigation-related activities within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. System of irrigation works refers to a system composed of irrigation works or projects directly related to each other in terms of operation and protection thereof in a particular region.
2. Reservoir refers to a structure created by a dam and other associated facilities for water retention purposes that has the function of regulating water flow, absorbing flood, reducing floods, supplying water for agricultural, industrial production, social welfare, power generation and environmental remediation purposes.
3. Dam refers to a structure built to raise water level or connected with other facilities to create a reservoir.
4. Embankment refers to a construction work used for segmenting and retaining water to protect a particular area.
5. Small-scale drainage of non-toxic or non-radioactive wastewater refers to the act of discharging domestic wastewater from persons and households; discharging wastewater from production, business and service facilities that operate on a maximum scale of 5 m3throughout entire day on condition that such wastewater to be discharged does not contain any hazardous or radioactive agent.
CATEGORIZATION AND GRADING OF IRRIGATION AND HYDRAULIC PROJECTS
Article 4. Categorization of irrigation projects
Irrigation projects specified in clause 2 of Article 16 in the Law on Irrigation are categorized specifically as follows:
1. Dams and reservoirs of critical importance, including:
a) Any dam that is 100m in height or any dam associated with a reservoir that is prescribed in point b and c of this clause;
b) Any reservoir that has the minimum total storage capacity of 1,000,000,000 m3;
c) Any reservoir with its water storage capacity ranging from 500.000.000 m3 to under 1,000,000,000 m3 that can pose potential threat to its floodplain areas where cities, townships or significant construction works related to national security are located;
d) Dams and reservoirs of critical importance on the list referred to in Appendix I hereto.
2. Large dams and reservoirs, including:
a) Any dam that is between 15m and below 100m in height or any reservoir-connected dam prescribed in point c of this clause;
b) Any dam that is between 10m and below 15m in height and is at least 500m in length; or any dam that is between 10m and under 15m in height and has the designed floodwater release capacity of greater than 2,000 m3/s;
c) Any reservoir with gross storage capacity between 3,000,000 m3 and under 1,000,000,000 m3, except the reservoir category prescribed in point c of clause 1 of this Article.
3. Medium dams and reservoirs, including:
a) Any dam that is between 10m and under 15m in height or any reservoir-associated dam specified in point b of this clause, except the dam category specified in point b of clause 2 of this Article;
b) Any reservoir with its gross storage capacity ranging from 500,000 m3 to under 3,000,000 m3.
4. A dam or reservoir classified as a small dam or reservoir when that dam is less than 10m in height or that reservoir has the gross storage capacity of less than 500,000 m3.
5. Pumping stations:
a) A pumping station is classified as a large pumping station when it has the minimum total capacity of 72,000 m3/h;
b) A pumping station is classified as a medium pumping station when it has total capacity ranging from 3,600 m3/h to under 72,000 m3/h; or it is a small pumping station where the motor capacity of each pump set is at least 150 KW;
c) A pumping station is classified as a small pumping station when it has total capacity of less than 3,600 m3/h.
6. Culverts:
a) A culvert is categorized as a large one if its floodgate has total width of:
at least 30 m in the Mekong Delta;
at least 20 m in other regions.
b) A culvert is categorized as a medium one if its floodgate has total width ranging:
between 10 m and less than 30 m in the Mekong Delta;
between 5 m and less than 20 m in other regions.
c) A culvert is categorized as a small one if its floodgate has total width of:
less than 10 m in the Mekong Delta;
less than 5 m in other regions.
7. Water conveyance systems, including:
a) Any large irrigation canal, ditch, flume, watercourse, tunnel, siphon or canal bridge that has:
the minimum carrying capacity of 100 m3/s or the minimum bed width of 50 m in the Mekong Delta;
the minimum carrying capacity of 50 m3/s or the minimum bed width of 25 m in other regions.
b) Any medium irrigation canal, ditch, flume, watercourse, tunnel, siphon or canal bridge that has:
the minimum carrying capacity ranging from 10 m3/s to below 100 m3/s or the minimum bed width ranging from 10 m to under 50 m in the Mekong Delta;
the minimum carrying capacity ranging from 5 m3/s to below 50 m3/s or the minimum bed width ranging from 5 m to under 25 m in other regions.
c) Any small irrigation canal, ditch, flume, watercourse, tunnel, siphon or canal bridge that has:
the carrying capacity of less than 10 m3/s or the bed width of less than 10 m in the Mekong Delta;
the carrying capacity of less than 5 m3/s or the bed width of less than 5 m in other regions.
8. Pipelines:
a) A pipeline is classified as a large pipeline when it has the minimum carrying capacity of 3 m3/s or the minimum internal diameter of 1,500 mm;
b) A pipeline is classified as a medium pipeline when it has the carrying capacity ranging from 0.25 m3/s to below 3 m3/s or the internal diameter ranging from 500 mm to below 1,500 mm;
c) A pipeline is classified as a small pipeline when it has the carrying capacity of less than 0.25 m3/s or the internal diameter of less than 500 mm.
9. Irrigation embankments:
a) An embankment is classified as a large one if its flood protected area is at least 10,000 ha;
b) An embankment is classified as a medium one if its flood protected area ranges from 500 ha to less than 10,000 ha;
c) An embankment is classified as a small one if its flood protected area is less than 500 ha.
10. Irrigation systems:
a) Large irrigation system which is a system serving the function of watering arable land or draining or releasing irrigation water for land covering a minimum geographical area of 20,000 ha;
b) Medium irrigation system which is a system serving the function of watering arable land or draining or releasing irrigation water for land covering a minimum geographical area ranging from 2,000 ha to less than 20,000 ha;
c) Small irrigation system which is a system serving the function of watering arable land or draining or releasing irrigation water for land covering a minimum geographical area of less than 2,000 ha.
11. Based on the measurements, roles, functions, influences, risk levels of floodplains, the Minister of Agriculture and Rural Development shall take charge of and cooperate with People’s Committees of provinces where dams or reservoirs are located on soliciting the Prime Minister to issue the decision on the updated list of dams and reservoirs of critical importance.
Article 5. Grading of irrigation projects
Irrigation project grading is to serve the purposes of producing construction designs and managing other activities specified in standards and national technical regulations and other relevant regulatory provisions.
1. Irrigation projects shall be graded according to the following principles:
a) Irrigation and hydraulic construction works or projects are graded by their hydraulic capacity, water retention capacity, technical specifications and geological conditions of foundations of components of hydraulic headworks. The accepted grade of an irrigation or hydraulic project is the highest grade amongst those determined according to each of the aforesaid grading criteria.
b) A headwork shall be graded according to the grade of the irrigation and hydraulic project. The grade of a water conveyance system is less than or equal to the grade of the headwork and descends according to the extent of decrease in water distribution areas. The inferior water conveyance system is graded one place below the superior one.
2. Grades of irrigation and hydraulic projects are specified in Appendix II hereto.
REGULATORY PROVISIONS REGARDING COMPETENCE AND QUALIFICATION REQUIREMENTS OF ENTITIES AND PERSONS OPERATING AND MANAGING IRRIGATION AND HYDRAULIC PROJECTS
Article 6. General requirements of entities or persons operating and managing irrigation and hydraulic projects
1. As an enterprise, it must hold the Business Registration Certificate.
2. Local irrigation entities must conform to the following requirements:
a) Their internal rules or statutes must be accredited by competent authorities in accordance with the Law on Cooperatives, the Civil Code and other relevant regulatory provisions;
b) They must keep their own machinery in place and hire operators meeting professional qualification requirements prescribed herein, and adaptable to technical specifications or measurements of the irrigation and hydraulic projects under their mandate.
3. Persons operating and managing irrigation and hydraulic projects must meet the following requirements:
a) They must have full capacity for performing civil acts in accordance with law and be responsible for their assigned duties;
b) They must hold academic degrees or certificates of completion of training courses according to engineering requirements of irrigation and hydraulic projects that they are authorized to operate or manage.
4. Hiring and placement of personnel, installation and provision of equipment needed for operation and management of small irrigation and hydraulic projects must adhere to the safety and efficiency principles and conform to regulatory provisions in force.
Article 7. Requirements of specialized divisions of irrigation project operating and managing enterprises
1. An irrigation project operating and managing enterprise must be structured into the following divisions:
a) Division in charge of irrigation and hydraulic projects;
b) Division in charge of water resources;
c) Division in charge of economic issues.
2. In addition to those prescribed in clause 1 of this Article, an enterprise conducting other service business must keep a division in charge of such business in place.
3. Specialized divisions referred to in clause 1 of this Article must employ 70% of personnel obtaining at least undergraduate degrees in the relevant majors.
Article 8. Minimum competence and qualification requirements of entities and persons operating and managing dams and reservoirs
1. Each dam or reservoir of critical importance must be operated and managed by 07 engineers trained in the irrigation and hydraulics major, including at least 02 of them gaining at least 05 years' experience in management and operation of dams or reservoirs; obtaining certificates of completion of training courses in dam management.
2. For large dams and reservoirs:
a) The reservoir having the water carrying capacity of at least 50,000,000 m3 must be operated and managed by 05 engineers trained in the irrigation and hydraulics major, including at least 02 of them gaining at least 05 years' experience in management and operation of dams or reservoirs; obtaining certificates of completion of training courses in dam management.
b) The reservoir having the water carrying capacity ranging from 10,000,000 m3 to under 50,000,000 m3 must be operated and managed by 03 engineers trained in the irrigation and hydraulics major, including at least one of them gaining at least 05 years' experience in management and operation of dams or reservoirs; graduating from certificates of completion of training courses in dam management;
c) The reservoir having the water carrying capacity ranging from 3,000,000 m3 to under 10,000,000 m3 must be operated and managed by 02 engineers trained in the irrigation and hydraulics major, including at least one of them gaining at least 03 years' experience in management and operation of dams or reservoirs; graduating from certificates of completion of training courses in dam management.
3. For medium dams and reservoirs:
a) The reservoir having the water carrying capacity ranging from 1,000,000 m3 to under 3,000,000 m3 must be operated and managed by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics major and/or 01 graduate from the college diploma in that major who has gained at least one-year experience in management and operation of dams or reservoirs; graduating from the certificate of completion of training course in dam management;
b) The reservoir having the water carrying capacity ranging from 500,000 m3 to under 1,000,000 m3 must be operated and managed by 01 graduate from the college diploma in the irrigation and hydraulics major who has obtained the certificate of completion of training course in dam management.
4. For small dams and reservoirs:
a) The reservoir having the water carrying capacity ranging from 200,000 m3 to under 500,000 m3 must be operated and managed by 01 graduate from the irrigation and hydraulics certificate program who has obtained the certificate of completion of training course in dam management;
b) The reservoir having the water carrying capacity ranging from 50,000 m3 to under 200,000 m3 must be operated and managed by 01 graduate from the high school education program or 01 worker graduating from certificate II or higher qualification who has obtained the certificate of completion of training course in dam management.
5. Penstocks and flood overflow must be run by workers graduating from certificates of completion of training courses in culvert and overflow management organized by accredited agencies and training establishments having relevant competence.
6. During the flood discharge period, flood overflow at reservoirs with electric sluice gates must be operated and managed by workers graduating from electricity certificates IV that are employed by irrigation and hydraulic project management bodies at headworks.
Article 9. Minimum competence and qualification requirements of entities and persons operating and managing stationary electrical pumping stations
1. Electrical pumping stations fitted with pumps, each of which has the minimum capacity of 11,000 m3/h:
a) The pumping station fitted with at least 09 pump units must be run by 03 engineers trained in the irrigation and hydraulics major; 01 electromechanics engineer; 10 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs who have gained at least 05 years’ experience in pump management and operation;
b) The pumping station fitted with the number of pump units ranging between 04 and 09 pump units must be run by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics major; 01 electromechanics engineer; 06 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation;
c) The pumping station fitted with 03 pump units at maximum must be run by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics or electromechanics major; 03 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
2. Electrical pumping stations fitted with pumps, each of which has the capacity ranging between 9,000 m3/h and below 11,000 m3/h:
a) The pumping station fitted with at least 09 pump units must be run by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics major; 01 engineer trained in the electromechanics major; 07 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
In case of increase by 04 pump units, one more certificate program graduate must be employed to run them; in case of increase by 05 pump units, one more engineer graduated from the irrigation and hydraulics major must be employed to run them;
b) The pumping station fitted with the number of pump units ranging between 04 and 09 must be run by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics or electromechanics major; 05 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation;
c) The pumping station fitted with 3 pump units at maximum must be run by 01 graduate from the college diploma in the hydraulics or electromechanics major; 03 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
3. Electrical pumping stations fitted with pumps, each of which has the capacity ranging between 4,000 m3/h and below 8,000 m3/h:
a) The pumping station fitted with 09 pump units at minimum must be run by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics major; 02 graduates from the college diploma or higher qualification and 05 graduates from the electromechanics or irrigation and hydraulics certificate program who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
In case of increase by 05 pump units, one more certificate program graduate must be employed to run them; in case of increase by 10 pump units, one more engineer graduated from the irrigation and hydraulics or electromechanics major must be employed to run them;
b) The pumping station fitted with the number of pump units ranging between 04 and 09 must be run by 01 graduate from the college diploma or higher qualification in the irrigation and hydraulics or electromechanics major; 03 graduates from electromechanics or hydraulics certificate programs, including at least 01 graduate from the electromechanics certificate program who has gained at least 03 years’ experience in pump management and operation;
c) The pumping station fitted with 03 pump units at maximum must be run by 02 graduates from the irrigation and hydraulics or electromechanics certificate program, including at least 01 graduate from the electromechanics certificate program who has gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
4. Electrical pumping stations fitted with pumps, each of which has the capacity ranging between 1,000 m3/h and below 4,000 m3/h:
a) The pumping station fitted with a minimum of 15 pump units must be run by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics major or 01 engineer in the electromechanics major; 03 graduates from the electromechanics or hydraulics certificate program, including at least 02 graduates from the electromechanics certificate program who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
In case of increase by 5 pump units, one more certificate program graduate must be employed to run them; in case of increase by 10 pump units, one more engineer graduated from the irrigation and hydraulics or electromechanics major must be employed to run them;
b) The pumping station fitted with the number of pump units ranging between 10 and 15 must be run by 01 graduate from the college diploma in the irrigation and hydraulics or electromechanics major; 02 graduates from the certificate or higher qualification program who have gained at least 03 years’ experience in pump management and operation;
c) The pumping station fitted with the number of pump units ranging between 04 and 10 must be run by 02 graduates from the irrigation and hydraulics or electromechanics certificate program, including at least 01 graduate from the electromechanics certificate program who has gained at least 03 years’ experience in pump management and operation;
d) The pumping station fitted with a maximum of 03 pump units must be run by 01 graduate from the irrigation and hydraulics or electromechanics certificate program who has gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
5. Electrical pumping stations fitted with pumps, each of which has the capacity ranging between 540 m3/h and below 1,000 m3/h:
a) The pumping station fitted with the number of pump units ranging between 02 and 05 must be run by 01 high school graduate who is required to participate in 01 training course in operation and management of irrigation and hydraulic projects and has gained at least 03 years' experience in pump operation and management;
b) The pumping station fitted with more than 05 pump units must be run by 01 worker operating the electrical pump who has graduated from technician training courses lasting from 03 to 06 months. The pumping station fitted with a minimum of 07 pump units must be run by 01 graduate from the irrigation and hydraulics or electromechanics certificate program who has gained at least 03 years’ experience in pump management and operation.
Article 10. Minimum competence and qualification requirements of entities and persons operating and managing culvert headworks and water conveyance systems
1. For special-grade, grade-I and grade-II dyke culverts; electric large-river tidal barriers:
a) Each special-grade, grade-I and grade-II dyke culvert; each electric large-river tidal barrier must be operated and managed by 01 engineer trained in the irrigation and hydraulics major, or 01 electromechanics engineer; 01 graduate from the electromechanics certificate program at the headwork who has gained at least 03 years’ experience in management and operation of culverts and tide surge barriers;
b) Carrying out regulatory provisions of law on dykes.
2. For other types of culvert with the minimum floodgate width of 0.5 m; irrigation canals, ditches, flumes, watercourses, tunnels, canal bridges having the minimum water carrying capacity of 0,3 m3/s or the minimum bed width of 0.5 m; pipelines having the minimum water carrying capacity of 0,02 m3/s or the minimum pipe diameter of 150 mm, personnel shall be engaged according to the size and goals of each structure to ensure that they are trained in relevant majors or have appropriate qualification; are subject to the minimum requirement concerning graduation from high school and obtain certificates of completion of training courses in hydraulic and irrigation project operation and management.
Article 11. Training in management and operation of hydraulic and irrigation projects
1. Training establishments having appropriate functions, duties and expertise are permitted to provide training or re-training courses in improvement of knowledge, skills and competencies for operators of hydraulic projects and dams.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate and adopt framework plans, curriculums and syllabuses that educational institutions, training establishments and local authorities can use in training courses or programs in management and operation of hydraulic structures or projects.
Article 12. Responsibilities for compliance with competency requirements for operation and management of hydraulic or irrigation structures or projects
1. Entities and persons engaged in operating and managing hydraulic and irrigation projects must have capacity according to the size and technical specifications of projects in accordance with this Decree; must bear legal liability for consequences and loss or damage caused by failure to satisfy competence requirements.
2. Every five years, persons directly performing the task of managing and operating hydraulic and irrigation projects, managing dams and reservoirs must attend training courses on improvement of competencies in managing and operating hydraulic and irrigation projects, dams or reservoirs.
3. For entities authorized to operate various types of headwork, the number of executives and staff members designated to operate hydraulic and irrigation projects or structures subject to regulatory competence requirements must be increased accordingly.
4. In addition to conforming to competence requirements specified herein, entities and persons operating hydraulic and irrigation structures or projects that are engaged in other production and business sectors must ensure compliance with competence requirements to be applied to these sectors in accordance with regulatory provisions of relevant law.
5. Specialized state agencies in charge of irrigation and hydraulics shall inspect and supervise compliance with competence regulations to be applied to operators of hydraulic and irrigation projects and structures in accordance with this Decree.
GRANT OF LICENSES AND PERMITS TO ACCESS THE PROTECTED AREAS OF HYDRAULIC AND IRRIGATION PROJECTS AND STRUCTURES
Article 13. Licenses and permits to carry out activities within the protected areas of hydraulic and irrigation projects and structures
Each license and permit is granted to carry out activities within the protected areas of hydraulic and irrigation projects and structures, including:
1. Building new hydraulic projects or structures;
2. Setting up terminals and yards for gathering and assembling raw materials, fuels, physical inputs, supplies and equipment;
3. Drilling or digging for geological survey purposes; exploring, extracting or quarrying minerals, building materials and groundwater;
4. Discharging wastewater into water bodies of hydraulic and irrigation projects or structures, except small-scale discharge of non-toxic or non-radioactive wastewater;
5. Growing perennial crops;
6. Carrying out activities related to tourism, sports, scientific research, business and services;
7. Carrying out activities related to inland watercraft and road vehicles, except for motorcycles and non-motorized inland watercraft;
8. Aquaculture and fish farming;
9. Detonation, explosion and other explosion methods;
10. Underground construction.
Article 14. Licensing principles
1. Ensuring safety for hydraulic and irrigation structures and protection for water quality; state interests, legitimate rights and benefits of related entities and persons.
2. Licenses or permits are granted intra vires, to appropriate holders and according to the legally prescribed procedures and processes.
3. Ensuring consistency with the hydraulic and irrigation plans approved by competent authorities. In the absence of the approved plans, licenses or permits shall be granted according to designs and functions of irrigation and hydraulic projects on condition that safety and normal operation of irrigation and hydraulic projects are guaranteed.
1. Granting licenses or permits for activities to be carried out within the protected areas of hydraulic or irrigation projects shall be based on the followings:
a) Functions of each project;
b) Design documentation and current status of each project;
c) Irrigation and hydraulic planning schemes approved by competent authorities. In the absence of the approved plans, licenses or permits shall be granted according to designs of irrigation and hydraulic projects on condition that safety and normal operation of irrigation and hydraulic projects are guaranteed.
2. With respect to grant of licenses and permits for discharge of wastewater into water bodies of irrigation and hydraulic projects, in addition to the basis specified in clause 1 of this Article, the following basis includes:
a) Capacity to receive wastewater of the irrigation and hydraulic system;
b) Standards and national technical regulations on wastewater quality; environmental protection requirements of wastewater discharge approved by competent state authorities.
Article 16. Authority to issue, reissue, renew, revise, suspend, terminate or revoke permits or licenses to carry out activities referred to in Article 13 herein
1. For irrigation and hydraulic projects of critical importance or irrigation and hydraulic projects, operation and protection thereof involve at least two provinces:
a) Ministry of Agriculture and Rural Development shall be accorded authority to issue, reissue, renew, revise, suspend, terminate or revoke licenses or permits for wastewater discharge activities; licenses or permits for the activities specified in clause 1, 2, 3, 6, 9 and 10 of Article 13 herein within the protected areas of projects under its control;
b) Provincial People's Committees shall be accorded authority to issue, reissue, renew, Article 16. Authority to issue, reissue, renew, revise, suspend, terminate or revoke permits or licenses to carry out activities referred to in Article 13 herein, except the cases specified in point a of this clause.
2. For other irrigation and hydraulic projects:
Provincial People's Committees shall be accorded authority to issue, reissue, renew, revise, suspend, terminate or revoke permits or licenses to carry out activities referred to in Article 13 herein.
Article 17. Agencies receiving and managing dossiers, licenses or permits
1. Directorate of Water Resources under the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be given custody of dossiers, licenses or permits under the licensing authority delegated to the Ministry.
2. Departments of Agriculture and Rural Development shall be given custody of dossiers, licenses or permits under the licensing authority delegated to provincial People’s Committees.
Article 18. Validity period of licenses or permits
1. The license or permit to carry out activities within the protected area of an irrigation and hydraulic project lasts for 05 years and may be extended repeatedly. Each extension may be 03 months at maximum.
2. Licensing agencies can decide any change in the validity period of a license or permit if the safety of irrigation and hydraulic project is endangered; activities carried out within the protected area of an irrigation and hydraulic project are likely to pose threat to normal operation of the project; the irrigation and hydraulic project is no longer able to receive wastewater.
Article 19. Information shown in licenses or permits
Each license or permit for activities to be carried out within the protected areas of a hydraulic or irrigation project must include the following particulars:
1. Name and address of the holder;
2. Description of activities to be carried out within the protected area of a project;
3. Requested activities; location where wastewater is discharged into a project;
4. Scale, capacity, main data of proposed activities; volume, method and approach of discharge of wastewater into water body of a project;
5. Expiry date or validity period;
6. Requirements concerning activities to be carried out within the protected area of a project that are imposed with the aim of protecting safety for a project, assuring water quality inside a project, and implementing legitimate rights and interests of an associated entity or person;
7. Rights and obligations of the licensee.
Article 20. Revision of licenses or permits
1. Required information in a license or permit listed hereunder can be revised:
a) Scope of operation;
b) Scale, capacity, main data of proposed activities;
c) Location, volume, method and approach of discharge of wastewater into water body of a project.
2. Revision procedures:
Within the validity period of a license or permit, the applicant for revision of the license or permit to carry out activities within the protected area of a project prepares the set of documents submitted to the competent authority defined in Article 16 herein to apply for revision thereof.
Article 21. Processes and procedures for issuance of licenses or permits
1. Within 03 working days of receipt of the application, the receiving agency is responsible for handling and verifying the application; where the application is not valid yet, the receiving agency must notify the applicant to complete the application in accordance with regulations in force.
2. Licensing time limits:
a) With respect to the activities specified in clause 1, 2, 3 and 10 of Article 13 herein:
Within 25 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the license or permit; in case of refusal to grant the license or permit, must inform the applicant about reasons for such refusal.
b) With respect to the activities specified in clause 4 of Article 13 herein:
Within 30 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the license or permit; in case of refusal to grant the license or permit, must inform the applicant about reasons for such refusal.
c) With respect to the activities specified in clause 5 of Article 13 herein:
Within 10 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the license or permit; in case of refusal to grant the license or permit, must inform the applicant about reasons for such refusal.
d) With respect to the activities specified in clause 6, 8 and 9 of Article 13 herein:
Within 15 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the license or permit; in case of refusal to grant the license or permit, must inform the applicant about reasons for such refusal.
dd) With respect to the activities specified in clause 7 of Article 13 herein:
Within 07 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the license or permit; in case of refusal to grant the license or permit, must inform the applicant about reasons for such refusal.
Article 22. Application for licenses or permits to carry out the activities specified in clause 1, 2, 3, 8 and 10 of Article 13 herein
The applicant for a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written request form given in Appendix III hereto;
2. Construction drawing required with respect to clause 1, 2, 3 and 10 of Article 13 herein;
3. Plan of the location where the proposed activity will take place;
4. Assessment of impacts of activities on operation and safety of the project;
5. Written agreement entered into by the operator of the project;
6. Written agreement on long-term or definite-term use of land with the legal landlord.
Article 23. Application for licenses or permits to carry out the activities specified in clause 4 of Article 13 herein
The applicant for a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written request form given in Appendix III hereto;
2. Map scale 1:5,000 of the wastewater treatment site or the location where wastewater is discharged into water body of the project;
3. Written agreement entered into by the operator of the project;
4. Construction design plan and diagram of procedures for operation of the wastewater treatment system;
5. Data and information obtained from the analysis of water quality of the project at the wastewater discharge location; data and information obtained from the analysis of wastewater quality before and after treatment that are required in case of discharge of wastewater into water body of the project that is underway;
6. Proposal for discharge of wastewater into the project that is required if wastewater discharge is pending; assessment report on actual condition of wastewater discharge that is required if wastewater discharge into water body of the project is underway;
7. Copies of documents evidencing land use rights over the installation site of the wastewater treatment system.
Article 24. Application for licenses or permits to carry out the activities specified in clause 5 of Article 13 herein
The applicant for a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written request form given in Appendix III hereto;
2. Plan of the location where the proposed activity will take place;
3. Assessment of impacts of activities on operation and safety of the project;
4. Written agreement entered into by the operator of the project.
Article 25. Application for licenses or permits to carry out the activities specified in clause 6 of Article 13 herein
The applicant for a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written request form given in Appendix III hereto;
2. Approved investment project;
3. Plan of the location where the proposed activity will take place;
4. Assessment of impacts of activities on operation and safety of the project;
5. Written agreement entered into by the operator of the project.
Article 26. Application for licenses or permits to carry out the activities specified in clause 7 of Article 13 herein
The applicant for a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written request form given in Appendix III hereto;
2. Copy of the motor vehicle or inland watercraft registration certificate;
3. Plan of the location where the proposed activity will take place;
4. Assessment of impacts of activities on operation and safety of the project;
5. Written agreement entered into by the operator of the project.
Article 27. Application for licenses or permits to carry out the activities specified in clause 9 of Article 13 herein
The applicant for a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written request form given in Appendix III hereto;
2. Copy of explosive license or permit;
3. Plan of the location where the proposed activity will take place;
4. Assessment of impacts of activities on operation and safety of the project;
5. Written agreement entered into by the operator of the project.
Article 28. Application for approval for renewal and revision of licenses or permits
The applicant for approval for renewal or revision of a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application package must include the following documents:
1. Written application form given in Appendix III hereto;
2. Supplementary construction drawing or investment project that is required in case of seeking consent to modifying the activities specified in clause 1, 2, 3, 4, 6 and 10 of Article 13 herein that are shown in the license or permit in question; analysis report on wastewater quality that is required in case of application for modification of the activities specified in clause 4 of Article 13 herein that are shown in the license or permit in question;
3. Progress report on use of the license or permit in question;
4. Written agreement entered into by the operator of the project.
Article 29. Procedures and documentation requirements for approval for renewal and revision of licenses or permits
1. The applicant for approval for renewal or revision of a license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein. The application for renewal of the license or permit must be submitted at a minimum of 45 days before the expiry date.
2. Within 03 working days of receipt of the submitted application, the receiving agency is responsible for handling and verifying the application; where the application is not valid yet, the receiving agency must notify the applicant to complete the application in accordance with regulations in force.
3. Time limits for grant of the renewed or revised license or permit:
a) With respect to the activities specified in clause 1, 2, 3, 4 and 10 of Article 13 herein:
Within 15 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the renewed or revised license or permit; if all conditions are not fully satisfied, must inform the applicant about reasons for refusal.
b) With respect to the activities specified in clause 5 and 7 of Article 13 herein:
Within 05 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the renewed or revised license or permit; if all conditions are not fully satisfied, must inform the applicant about reasons for refusal.
c) With respect to the activities specified in clause 6, 8 and 9 of Article 13 herein:
Within 10 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the renewed or revised license or permit; if all conditions are not fully satisfied, must inform the applicant about reasons for refusal.
Article 30. Reissuance of licenses or permits
1. A license or permit may be re-issued in the following cases:
a) It has gone missing; is ruined or damaged;
b) Name of the holder of the license that is changed due to business transfer, merger, split-up, split-off or restructuring.
2. Procedures and documentation requirements for reissuance of licenses or permits:
a) Where the situation specified in point a of clause 1 of this Article occurs: The applicant for reissuance of the license or permit submits a set of application directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein.
b) Where the situation specified in point b of clause 1 of this Article occurs: The applicant for reissuance of the license or permit submits a set of application and documents evidencing any change in the holder’s name directly or by post to the receiving agency as per Article 17 herein.
c) Within 03 working days of receipt of the valid application, the agency having competence in issuing the license or permit must verify the application and, if all required conditions are satisfied, must decide to grant the license or permit; if not, must inform the applicant about reasons for refusal to grant such license or permit.
3. The validity period of the reissued license or permit is equal to days left to the expiry date of the preexisting license or permit.
The holder of the license or permit to carry out the activities within the protected area of a project shall assume the following rights:
1. Carry out the activities within the protected area of the project according to the location, time and scale specified in the license or permit.
2. Receive protection for legitimate rights and interests specified in the license or permit from the Government.
3. Have access to the Government’s compensation for any loss occurring in case of the license or permit that is subject to revocation or change in the validity period of that license or permit for national defence and security purposes; in national or public interest in accordance with law.
4. Request the licensing agency to approve renewal and revision of the license or permit in question.
Article 32. Obligations of licensees
The holder of the license or permit to carry out the activities within the protected area of a project shall take on the following obligations:
1. Comply with regulatory provisions of the Law on Irrigation and other relevant law.
2. Comply with the regulations on location, duration and scale of activities to be carried out within the protected area of the project that are specified in the existing license or permit.
3. Fulfill financial obligations in accordance with law.
4. When carrying out activities, ensure safety for the project, prompt remedial actions in response to incidents and payment of compensation for any loss arising from their activities.
5. Avoid any hindrance or loss to the general management and operation of the project.
6. Provide full and authentic data and information about activities to be carried out within the protected area of the project as requested by competent state agencies.
Article 33. Suspension of licenses or permits
1. The license or permit shall be suspended when the holder of that license or permit commits one of the following offences:
a) Violate regulations set out in the license or permit;
b) Use the license or permit to carry out activities illegally.
2. Duration of suspension of a license or permit: No more than 03 months.
3. During the duration of suspension of the license or permit, the licensee shall not be allowed to exercise the rights associated with the license or permit, and shall need to take remedial actions as well as pay compensation for any loss or damage in accordance with law.
Article 34. Revocation of licenses or permits
1. A license or permit may be revoked in the following cases:
a) It is discovered that information provided in the application is not correct;
b) The licensee is dissolved or declared bankrupt by the court; is dead or declared dead by the court; is incapable of performing civil acts or declared missing;
c) The licensee violates the decision on suspension of the license or permit;
d) The action of revocation is required to serve national defence and security purposes or protect the national or public interests.
2. Based on the regulations laid down in clause 1 of this Article, competent licensing agencies referred to in Article 16 herein shall be entitled to issue decisions on revocation of licenses or permits.
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for inspecting issuance and compliance with requirements of licenses or permits to carry out activities within the protected areas of irrigation and hydraulic projects and structures nationwide.
2. All-level People’s Committees shall be responsible for inspecting issuance of and compliance with requirements of licenses or permits to carry out activities within the protected areas of local irrigation and hydraulic projects and structures.
This Decree shall take effect as from July 1, 2018.
Article 37. Grandfather clause
1. If any license or permit binding upon activities that are required to obtain licenses or permits to be carried out within the protected areas of irrigation and hydraulic projects and structures is granted before the entry into force of this Decree, and remains unexpired, it can be used until it is expired.
2. If any applicant has already submitted all required application for a license or permit to discharge wastewater into water body of an irrigation and hydraulic project or structure to the state agency in charge of water resources before the entry into force of this Decree, granting the license or permit shall be subject to law on water resources.
3. Not later than 03 years after the entry into force of this Decree, operators of irrigation and hydraulic projects and structures must ensure that they have capacity required in this Decree.
Article 38. Implementation responsibilities
1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible for implementing this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, and other entities or persons involved, shall be responsible for enforcing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Phân loại công trình thủy lợi
Điều 8. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
Điều 9. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác trạm bơm điện cố định
Điều 11. Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Điều 12. Trách nhiệm tuân thủ yêu cầu năng lực trong khai thác công trình thủy lợi
Điều 17. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này
Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định này
Điều 26. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này
Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 9 Điều 13 Nghị định này
Điều 28. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Điều 29. Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép
Điều 13. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Điều 18. Thời hạn của giấy phép
Điều 20. Điều chỉnh nội dung giấy phép
Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
Điều 23. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này
Điều 28. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Điều 29. Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép