Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
Số hiệu: | 23/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2020 |
Ngày công báo: | 03/03/2020 | Số công báo: | Từ số 255 đến số 256 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chỉ được khai thác cát, sỏi lòng sông vào ban ngày
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Theo đó, quy định thời gian được phép hoạt động khai thác cát sỏi, lòng sông trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm;
Và nội dung này phải được quy định trong Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông.
Ngoài ra, Giấy phép phải quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác như:
- Xác định ranh giới khu vực khai thác; cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
- Yêu cầu trong việc ký hợp đồng vận chuyển với chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không trực tiếp vận chuyển cát, sỏi sau khai thác;
- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật…
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/4/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác; kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, bao gồm cả cát, sỏi ở lòng hồ, cửa sông (dưới đây gọi chung là cát, sỏi lòng sông) và công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, về tài nguyên nước; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến công tác quản lý cát, sỏi lòng sông; kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
2. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, vận chuyển cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi chung là sông), hồ chứa và vùng cửa sông ven biển.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hoạt động sau đây:
a) Nạo vét, khơi thông luồng để mở mới, cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, trừ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các tuyến đường thủy nội địa hiện có (sau đây gọi tắt là nạo vét, khơi thông luồng);
b) Kè bờ, gia cố bờ sông, trừ công trình kè bờ, chỉnh trị sông để phòng, chống thiên tai; san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông (sau đây gọi tắt là kè bờ, lấn sông);
c) Xây dựng công trình, vật kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu, phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ (sau đây gọi tắt là xây dựng công trình thủy).
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cát, sỏi lòng sông là cát, cuội, sỏi tích tụ ở lòng suối, lòng sông, bãi bồi, thềm sông từ thượng lưu cho đến cửa sông; tích tụ ở lòng hồ và cửa sông.
2. Cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp là cát, sỏi lòng sông được khai thác theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc theo đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa (kể cả ở lòng hồ, cửa lấy nước, vùng cửa sông ven biển) hoặc khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 64 và khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật Khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh cát, sỏi hợp pháp là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác cát, sỏi lòng sông; tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động kinh doanh và mua, bán cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Mép bờ của sông là ranh giới giữa mái dốc địa hình tự nhiên của bờ với mặt đất tự nhiên theo chiều ngang. Trường hợp sông đã được kè bờ thì mép bờ là đỉnh của bờ kè. Trường hợp không xác định được bờ sông thì mép bờ của sông do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định trong khoảng từ mực nước trung bình mùa lũ nhiều năm đến mực nước đỉnh lũ lớn nhất.
5. Bãi sông là vùng đất ven sông được tính từ mép bờ của sông đến biên ngoài của hành lang bảo vệ đê điều đối với các tuyến sông có đê; trường hợp đối với tuyến sông không có đê (trừ các vùng đồng bằng ngập lũ hoặc lũ chảy tràn thường xuyên) thì trên cơ sở đặc điểm của địa hình ven sông và đặc điểm lũ của tuyến sông do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21
Nghị định này quyết định phạm vi cụ thể từ mép bờ của sông đến mực nước đỉnh lũ lớn nhất.
Bãi nổi, cù lao là vùng đất nổi nằm trong phạm vi lòng sông, bao gồm bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành, có thể không bị ngập nước thường xuyên.
6. Lòng sông là phạm vi giữa hai mép bờ sông.
Trường hợp trong phạm vi vùng lập quy hoạch có lưu vực sông liên tỉnh, trên cơ sở văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này, cơ quan chủ trì lập quy hoạch đưa nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông quy định tại Điều 5 Nghị định này vào quy hoạch vùng tương ứng; bảo đảm cát, sỏi lòng sông được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm sự ổn định, cân bằng tự nhiên trong lưu vực sông, phù hợp với tài nguyên, trữ lượng cát, sỏi lòng sông có trong lưu vực sông.
Nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng gồm:
1. Tiềm năng tài nguyên cát, sỏi lòng sông trong lưu vực sông thuộc phạm vi vùng lập quy hoạch.
2. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng.
3. Các quan điểm, mục tiêu phát triển của quy hoạch vùng sẽ định hướng cho hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông thuộc lưu vực.
4. Định hướng cho hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên lưu vực sông thuộc vùng lập quy hoạch về thời gian, tổng công suất được cấp phép khai thác trên địa bàn của địa phương liên quan trong kỳ quy hoạch. Việc định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên lưu vực sông đảm bảo tác động thấp nhất đến cân bằng tự nhiên của lưu vực, gắn với nhu cầu sử dụng cát, sỏi để phát triển hạ tầng của các địa phương liên quan.
1. Trên cơ sở danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành; căn cứ quy mô tài nguyên, trữ lượng cát, sỏi lòng sông, diễn biến, dự kiến mức độ tác động đến lòng, bờ, bãi sông của từng lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ trì lập quy hoạch vùng về các lưu vực sông cần có nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng tương ứng.
2. Cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì lập quy hoạch vùng có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông quy định trong quy hoạch vùng có liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Căn cứ nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng liên quan đã phê duyệt; trên cơ sở tiềm năng, trữ lượng và nhu cầu sử dụng cát, sỏi lòng sông của địa phương và khu vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khoanh định các khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông để đưa vào nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh.
2. Các khu vực được quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông nêu tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Việc cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông phải bảo đảm các nguyên tắc khi cấp phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 53 Luật Khoáng sản và các nguyên tắc sau:
1. Được thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trừ trường hợp thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
2. Trường hợp khu vực đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông nằm giáp ranh từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, trước khi cấp phép, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là địa phương giáp ranh.
3. Trước khi cấp phép, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, phòng chống thiên tai, thủy lợi và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Khoáng sản, Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông còn quy định các nội dung sau đây:
1. Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm; quy định về thời gian khai thác trong năm.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác:
a) Xác định ranh giới khu vực khai thác; cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
b) Tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi và yêu cầu về đăng ký theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa, pháp luật liên quan; việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi;
c) Yêu cầu trong việc ký hợp đồng vận chuyển với các chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không trực tiếp vận chuyển cát, sỏi sau khai thác;
d) Yêu cầu việc lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi;
đ) Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các giấy phép khai thác cát sỏi đã được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực thì phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác hoặc kinh doanh cát, sỏi khi tập kết cát, sỏi lòng sông sau khai thác tại các bến, bãi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Khu vực bến, bãi chứa cát, sỏi nằm trong phạm vi cảng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
b) Trường hợp bến, bãi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc liên quan đến đê điều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều.
c) Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi.
2. Trường hợp không sử dụng bến, bãi, tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải ký hợp đồng vận chuyển với tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Phương tiện vận chuyển cát, sỏi trên sông phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giao thông đường thủy nội địa và quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Cát, sỏi lòng sông được tổ chức, cá nhân kinh doanh phải là cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Trong quá trình vận chuyển cát, sỏi trên sông, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của cát, sỏi là hợp pháp; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng cát, sỏi đang vận chuyển; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua theo quy định của pháp luật.
3. Mọi hành vi buôn bán, kinh doanh cát, sỏi lòng sông không có nguồn gốc hợp pháp được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.
4. Không sử dụng cát, sỏi lòng sông có đủ chất lượng làm cát, sỏi xây dựng dùng cho mục đích san lấp, cải tạo mặt bằng.
5. Việc kinh doanh, tập kết và vận chuyển cát, sỏi lòng sông phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, nghiêm cấm sử dụng xe quá tải trọng đi trên đê.
1. Việc khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Khoáng sản; các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông thủy nội địa, quy định của pháp luật khác liên quan và quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Căn cứ đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông và thực trạng, diễn biến tình hình xói, lở, bờ, bãi sông, các khu vực sau đây được khoanh định là khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông:
a) Khu vực đang bị sạt, lở;
b) Khu vực đã bị sạt, lở và có nguy cơ tiếp tục bị sạt, lở;
c) Khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt, lở;
d) Khu vực khác có tầm quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định, an toàn của bờ sông; khu vực có công trình quốc phòng an ninh, khu đô thị, khu dân cư, khu vực có công trình đê điều, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, quan trắc, giám sát và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác mà việc khai thác cát, sỏi lòng sông có thể làm gia tăng nguy cơ mất ổn định bờ sông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Các khu vực dưới đây được khoanh định là khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông:
a) Khu vực liền kề với khu vực quy định tại khoản 2 Điều này mà việc khai thác cát, sỏi trên sông có thể làm gia tăng nguy cơ gây sạt, lở;
b) Khu vực khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định để bảo đảm yêu cầu phòng, chống sạt, lở bờ sông.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn, lấy ý kiến các cơ quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản; ý kiến của Ủy ban lưu vực sông liên quan (nếu có), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Việc rà soát, điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có sự thay đổi về các khu vực quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Trường hợp cấp bách, có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều, tính mạng, tài sản và an toàn của người dân thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, đồng thời khoanh định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung vào danh mục khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Dự án của tổ chức, cá nhân có các hoạt động quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch phòng, chống lũ, đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
2. Phù hợp với các quy định về hành lang thoát lũ, xả lũ của các hồ chứa, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, các công trình liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng và công trình hạ tầng khác, trừ trường hợp xử lý khẩn cấp; phù hợp với các yêu cầu về bảo tồn văn hóa, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên; bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ nguồn nước.
3. Bảo vệ, duy trì khả năng thoát lũ của sông; không làm suy giảm khả năng thoát lũ dẫn đến gây ngập úng bãi, vùng đất ven sông, gây sạt lở bờ, bãi sông và ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; không làm suy giảm mực nước sông trong mùa cạn gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, sử dụng nước trên sông.
4. Không gây bồi lắng, xói, lở lòng sông, gây mất ổn định bờ, bãi sông và ảnh hưởng đến chức năng của nguồn nước.
5. Thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái ven sông.
6. Tuân thủ các quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này và các yêu cầu sau:
1. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ở lòng sông:
a) Ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ một khoảng cách an toàn tối thiểu phù hợp với chiều rộng tự nhiên của lòng sông, đặc điểm địa hình, địa chất, mức độ ổn định của bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định;
b) Độ dốc đáy của tuyến khai thác tương đương độ dốc tự nhiên của đáy đoạn sông khai thác và đảm bảo không làm thay đổi đột ngột độ dốc của toàn tuyến sông; độ sâu khai thác phải phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất của đoạn sông, bảo đảm không được hình thành các hố xoáy hoặc gia tăng nguy cơ gây mất ổn định bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định;
c) Trường hợp đoạn sông ở khu vực trung du, miền núi bị bồi, lắng theo mùa, căn cứ diễn biến của tình hình bồi, lắng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định yêu cầu cụ thể đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, bảo đảm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ sạt, lở bờ, bãi sông.
2. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi trên bãi sông:
a) Cao độ đáy khu vực khai thác không vượt quá cao độ ứng với mực nước trung bình mùa cạn tại khu vực khai thác, trừ trường hợp kết hợp với việc khơi thông dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ của đoạn sông;
b) Trường hợp đối với bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành thì căn cứ tình hình thực thực tế, yêu cầu về phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định cụ thể về phạm vi, độ sâu khu vực khai thác.
3. Trường hợp đang khai thác mà có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực khai thác, thì phải tạm dừng việc khai thác, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khai thác để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ, bãi sông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục khai thác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung vào khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác cát, sỏi trên sông theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Việc khai thác cát, sỏi tại khu vực lòng hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ môi trường hồ chứa, các pháp luật khác có liên quan, đáp ứng các yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Phù hợp với các quy định về hành lang bảo vệ hồ chứa, bảo vệ công trình, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đập, hồ chứa và các hạng mục công trình gắn liền với hồ chứa.
2. Chỉ được phép khai thác phần trữ lượng do bồi lắng và phải gắn với yêu cầu nạo vét, phòng, chống bồi lắng lòng hồ.
3. Không gây ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của hồ chứa và không làm suy giảm chức năng, nhiệm vụ của hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc nạo vét, khơi thông luồng để mở mới, cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến giao thông thủy nội địa (nạo vét cơ bản) phải tuân thủ các quy định của pháp luật về vùng nước đường thủy nội địa, các pháp luật khác có liên quan, đồng thời đáp ứng các yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Phạm vi nạo vét luồng phải phù hợp với yêu cầu về chiều rộng, chiều sâu để bảo đảm cấp kỹ thuật của luồng chạy tàu, thuyền theo quy hoạch đã phê duyệt.
2. Trường hợp phạm vi cần nạo vét nằm sát phía bờ bị sạt, lở hoặc có nguy cơ sạt, lở thì phải xem xét, điều chỉnh luồng phù hợp để hạn chế nguy cơ sạt, lở bờ sông.
3. Trường hợp đang thực hiện việc nạo vét mà có hiện tượng sạt, lở bờ thì phải tạm dừng việc nạo vét, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động nạo vét để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ bãi sông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
4. Trường hợp nạo vét, khơi thông luồng có gắn với thu hồi sản phẩm nạo vét là cát, sỏi lòng sông; bảo trì kết hợp thu hồi sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật khác có liên quan; việc đăng ký khối lượng, phương pháp thu hồi sản phẩm nạo vét là cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của Nghị định này. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nạo vét, khơi thông luồng theo thiết kế đã được phê duyệt.
Việc kè bờ, gia cố bờ sông, san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông phải đáp ứng các yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ, phòng chống xói lở lòng dẫn, bờ, bãi sông và phải có các biện pháp hạn chế tác động xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông ở khu vực lân cận phía thượng và hạ lưu.
2. Hạn chế tối đa việc lấn sông, thu hẹp không gian chứa, thoát lũ của sông. Trường hợp đặc biệt phải lấn sông để thực hiện các biện pháp phòng, chống sạt, lở bờ sông, bảo đảm sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông hoặc các yêu cầu khác về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, thì phải gắn với các yêu cầu về chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan ven sông và phần diện tích sông bị lấn chỉ sử dụng cho các mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Hoạt động xây dựng công trình thủy phải đáp ứng các yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Không làm cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông thủy trên sông, không làm giảm khả năng tiêu, thoát lũ.
2. Bảo đảm sự ổn định của bờ sông, không làm gia tăng nguy cơ xói, lở bờ sông.
1. Tổ chức, cá nhân là chủ dự án có các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này phải thực hiện việc đánh giá tác động của hoạt động đó đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ, bồi, xói lòng dẫn, xói lở bờ, bãi sông, suy giảm mực nước sông trong mùa cạn, bảo tồn các hệ sinh thái liên quan (dưới đây gọi chung là đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông).
2. Nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đánh giá định lượng cụ thể các tác động đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông và các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ trong mùa lũ; diễn biến bồi lắng, sạt lở lòng, bờ bãi sông; sự suy giảm mực nước sông trong mùa cạn và ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác nước trên sông;
b) Nội dung đánh giá theo quy định tại điểm a khoản này phải được thực hiện với các phương án khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng, kè bờ, san, lấp, lấn sông, xây dựng công trình trên sông, ven sông khác nhau (sau đây gọi tắt là các phương án thực hiện) tương ứng với từng kịch bản về dòng chảy lũ, kiệt khác nhau, bao gồm cả kịch bản bất lợi nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
c) Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động phải luận chứng, thuyết minh làm rõ việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Nghị định này và lựa chọn, đề xuất phương án thực hiện, bao gồm phạm vi, quy mô, thời gian thực hiện và các cam kết trong quá trình thực hiện.
1. Việc thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông được thực hiện đồng thời với việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xem xét xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án. Kết quả thẩm định phải phân tích, đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu tại Nghị định này và đề xuất nội dung chấp thuận phương án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xem xét xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông có trách nhiệm thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông, cụ thể như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông thuộc các trường hợp sau đây trên các sông liên tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và chấp thuận phương án thực hiện, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
- Khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng trên đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh trở lên hoặc trên các đoạn sông liên tỉnh khác có phạm vi không quá 05 km kể từ ranh giới giữa 02 tỉnh về phía thượng lưu, hạ lưu;
- Kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh; kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh khác có chiều dài dự kiến lấn sông trên 01 km hoặc làm thu hẹp chiều rộng lòng sông quá 5%.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án trên địa bàn thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình, trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì cơ quan đó có thẩm quyền chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án đó, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông và dự kiến phương án thực hiện trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Nội dung chấp thuận phương án thực hiện được thể hiện trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoặc văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Nội dung chấp thuận phương án thực hiện gồm:
a) Phạm vi, quy mô, thời gian thực hiện.
b) Các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ lòng bờ, bãi sông, bảo đảm sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông và phòng, chống sạt lở bờ sông.
3. Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án bảo vệ môi trường được tiếp nhận, thẩm định trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì không phải bổ sung nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông.
1. Chủ trì lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trong đó có cát, sỏi lòng sông trên phạm vi toàn quốc, tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Thông báo các lưu vực sông và nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 và Điều 6 Nghị định này; tham gia ý kiến thuộc thẩm quyền về nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Rà soát khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chấp thuận phương án bảo vệ lòng, bờ, bãi sông trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định này; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi lòng sông, công tác bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông liên tỉnh; tổ chức nghiên cứu xác định sự biến đổi lòng dẫn và các quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; cân đối cung cầu sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn cả nước; tham gia xây dựng nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định này trên cơ sở rà soát, kiểm tra, bổ sung các quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông để hoàn chỉnh nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông; tham gia ý kiến thuộc thẩm quyền về nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật trong việc sử dụng cát, sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng vật liệu thay thế cát, sỏi lòng sông.
1. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan trong việc xác định phạm vi, quy mô, ranh giới các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ an toàn tuyến luồng, các công trình trên sông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 14 và Điều 17 Nghị định này.
2. Định kỳ hàng năm thông báo kế hoạch, thời gian thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để phối hợp quản lý theo quy định.
3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan trong việc kiểm tra, giám sát khối lượng cát, sỏi thu hồi (nếu có) trong quá trình duy tu, nạo vét các tuyến luồng đường thủy nội địa.
1. Đảm bảo an ninh, trật tự trên các tuyến sông, cửa biển.
2. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của các bộ, ngành liên quan trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; vận chuyển, tập kết và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tập trung tại các khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
3. Chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm tra, thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong kiểm tra, xử lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên sông không có nguồn gốc hợp pháp; chủ trì thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên bờ theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán đối với việc kinh doanh cát, sỏi lòng sông; xử lý tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với việc sử dụng cát, sỏi lòng sông tại các công trình, dự án.
2. Chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc xác định sản lượng cát, sỏi lòng sông khai thác thực tế.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu việc xử lý cát nhiễm mặn để sử dụng làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu thay thế cát, sỏi lòng sông sử dụng cho xây dựng, san lấp công trình.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước đối với cát, sỏi lòng sông; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, cụ thể như sau:
a) Xây dựng nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Tổ chức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông để cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật về khoáng sản; chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có chung ranh giới hành chính là các dòng sông trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông, kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực giáp ranh (dưới đây gọi chung là quy chế phối hợp) và tổ chức thực hiện quy chế trên địa bàn địa phương sau khi ban hành;
d) Xây dựng và ban hành phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn, trong đó có việc quy định trách nhiệm và xử lý người đứng đầu các sở, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã;
đ) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác cát sỏi trái phép; vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn;
e) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi trên sông, hồ, vùng cửa sông ven biển; bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông thuộc thẩm quyền trên địa bàn;
g) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông nội tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội tỉnh;
h) Phê duyệt quy hoạch hệ thống bến, bãi và cấp giấy phép bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông quy định tại Điều 10 Nghị định này;
i) Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan trung ương có liên quan về tình hình cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Triển khai thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các huyện thuộc các địa phương khác nằm trong khu vực giáp ranh địa giới hành chính;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được báo tin xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, bản, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép;
b) Phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Quy chế phối hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác liên quan; bảo đảm sự thống nhất trong quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh và có các nội dung chính sau đây:
1. Trách nhiệm trao đổi thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản gồm: thông tin chung về tình hình hoạt động khoáng sản tại khu vực giáp ranh; thông tin về hoạt động khoáng sản trên địa bàn khu vực giáp ranh của Ủy ban nhân dân các cấp; thông tin về giấy phép thăm dò/khai thác cát, sỏi lòng sông, khoáng sản khác (nếu có) đã cấp; số lượng, biển hiệu phương tiện, thiết bị tham gia khai thác, vận chuyển cát sỏi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật (bến bãi tập kết vật liệu).
2. Phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông không có giấy phép; phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ về phương tiện, thiết bị, lực lượng.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; trách nhiệm của Công an tỉnh trong việc tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn địa phương; trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong việc xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, hoạt động vận chuyển, mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tại khu vực giáp ranh địa giới hành chính cấp tỉnh.
4. Phối hợp trong công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp đã ký kết; đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn vùng giáp ranh.
1. Đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông theo các Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực; các hoạt động liên quan đến lòng, bờ, bãi sông quy định tại Nghị định này mà đã được cơ quan nhà nước phê duyệt và đang thực hiện thì không phải thực hiện việc đánh giá tác động và lấy ý kiến chấp thuận phương án thực hiện quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với các dự án có các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này mà đã được cơ quan nhà nước phê duyệt theo thẩm quyền, đang triển khai thực hiện nhưng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu, thoát lũ, sự ổn định của bờ sông, gây sạt lở bờ, bãi sông hoặc làm ảnh hưởng đến sự an toàn của các công trình ven sông, thì phải tạm dừng để rà soát, thực hiện việc đánh giá tác động theo quy định của Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng các yêu cầu của Nghị định này thì phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
3. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì quy trình, thủ tục thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
4. Quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông hoặc quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (trong đó có cát, sỏi lòng sông) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã phê duyệt theo quy định thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Phụ lục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định này được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2020.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 23/2020/ND-CP |
Hanoi, February 24, 2020 |
DECREE
MANAGEMENT OF RIVER BED SAND AND GRAVEL AND PROTECTION OF RIVER BEDS, BANKS AND TERRACES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Minerals dated November 17, 2010;
Pursuant to the Law on Water Resources dated June 21, 2012;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;
Pursuant to the Law on Dikes dated November 29, 2006;
Pursuant to the Law on Natural Disaster Management dated June 19, 2013;
Pursuant to the Maritime Code dated November 25, 2015;
Pursuant to the Law on Irrigation dated June 19, 2017;
Pursuant to the Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2004;
Pursuant to the Law on amendments to some Articles of the Law on Inland Waterway Transport dated June 17, 2014;
Pursuant to the Law on Commerce dated June 14, 2005;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government hereby promulgates a Decree on management of river bed sand and gravel and protection of river beds, banks and terraces.
GENERAL
This Decree provides for planning, exploration and mining; trading in, storage and transport of river bed sand and gravel, including sand and gravel in reservoir beds and estuaries (hereinafter referred to as “river bed sand and gravel”) and protection of river and reservoir beds, banks and terraces.
1. Minerals and water resources authorities; regulatory authorities related to management of river bed sand and gravel; trading in, storage and transport of river bed sand and gravel and protection of river and reservoir beds, banks and terraces.
2. Organizations and individuals licensed to explore, mine and transport sand, gravel and other minerals on rivers, streams and canals (hereinafter referred to as “rivers”), reservoirs and coastal estuaries.
3. Organizations and individuals carrying out one of the following activities:
a) Dredging and clearing channels to open, improve and upgrade inland channels and routes, except for periodic maintenance of current inland routes (hereinafter referred to as “channel dredging and clearing”);
b) Embankment and fortification of river banks, except for river embankments and river training works intended for natural disaster management; river leveling and encroachment and riparian landscape improvement (hereinafter referred to as “river embankment and encroachment”);
c) Building works and architectures floating on rivers, building river bridges, ports, wharfs and ferry terminals receiving ships and other hydraulic engineering works within the safety perimeters of water resources or in river and reservoir beds, banks and terraces (hereinafter referred to as “construction of hydraulic engineering works”).
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “river bed sand and gravel” refer to sand, pebble and gravel deposits found in river and stream beds, floodplains and river platforms from the upstream to the estuary; and in reservoir beds and estuaries.
2. “sand and gravel of illegal origin” refers to river bed sand and gravel that are mined according to the license issued by the competent authority or the registered quantity of sand and gravel obtained from inland channel dredging and clearing projects (including those in reservoir beds, inlet openings and coastal estuaries) or the regulations laid down in Clause 2 Article 64 and Clauses 1 and 2 Article 65 of the Law on Minerals.
3. “illegal sand and gravel trader” refers to an organization or individual licensed by the competent authority to mine river bed sand and gravel; an organization or individual eligible to trade in sand and gravel of legal origin specified in Clause 2 of this Article.
4. “river bank edge” refers to the boundary between the natural talus of the river bank and the natural land surface in the horizontal direction. For an embanked river, the bank edge is the top of the embankment. If the river bank is not identifiable, the river bank edge shall be decided by the competent authority specified in Clause 2 Article 21 hereof at a distance from the water level during flood season in multiple years to the maximum flood water level.
5. “river terrace” refers to a riparian zone from the river bank edge to the outer edge of the safety perimeter of dykes with respect to diked rivers; in case of an undiked river (except for floodplains or plains that experience regular flood overflows), according to the characteristics of the riparian topography and flood characteristics, the river terrace shall be decided by the competent authority specified in Clause 2 Article 21 hereof in a range from the river bank edge to the maximum flood water level.
Islets or eyots refer to floating masses of land in the river beds, including semi-flooded islets, islets formed by season and newly formed islets and may not be regularly flooded.
6. “river bed” refers to the range between the two bank edges of a river.
MANAGEMENT OF RIVER BED SAND AND GRAVEL
Section 1. CONTENTS OF RIVER BED SAND AND GRAVEL MANAGEMENT SPECIFIED IN REGIONAL PLANNING
Article 4. River bed sand and gravel management specified in regional planning
If the regional planning involves inter-provincial river basins, the authority presiding over formulation of the planning shall, according to the document of the Ministry of Natural Resources and Environment specified in Clause 1 Article 6 hereof, incorporate contents of the management of river bed and gravel management into the respective regional planning; ensure river bed sand and gravel are mined and used in an appropriate, economical and effective manner for socio - economic development purposes; maintain the stability and balance of nature in river basins and ensure the suitability for natural resources, reserves of river bed sand and gravel present in river basins.
Article 5. Contents of river bed sand and gravel management specified in regional planning
The river bed sand and gravel management specified in regional planning shall focus on the following contents:
1. Potentials for river bed sand and gravel in the river basins covered by the regional planning.
2. Requirements for environmental protection; protection of river beds, banks and terraces; natural disaster management and resilience to climate change within the region.
3. Development viewpoints and objectives covered by the regional planning towards the exploration, mining and use of river bed sand and gravel in the river basins.
4. Orientations for exploration, mining and use of river bed sand and gravel in the river basins within the region reserved for the planning with respect to the permissible mining time and total capacity during the planning period. The orientations towards exploration, mining and use of river bed sand and gravel in the river basins shall ensure the lowest possible impact on the balance of nature in the river basins and be associated with the demand for use of sand and gravel for infrastructure development.
Article 6. Proposed contents of river bed sand and gravel management to be included in regional planning
1. According to the list of river basins and list of water resources promulgated by the competent authority, resources scale, river bed sand and gravel reserves and expected impacts on river beds, banks and terraces of each river basins, the Ministry of Natural Resources and Environment shall send a written notification of contents of management of river bed sand and gravel to be included in the respective regional planning to the authority presiding over formulation of the regional planning for river basins.
2. The authority assigned by the Prime Minister to preside over formulation of the regional planning shall seek opinions of the Ministry of Construction, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Transport and Ministry of Agriculture and Rural Development about contents of management of river bed sand and gravel specified in the relevant regional planning before submitting them to the Prime Minister for approval.
Section 2. EXPLORATION AND MINING OF RIVER BED SAND AND GRAVEL
Article 7. Contents of management, exploration and use of river bed sand and gravel specified in provincial planning
1. According to the approved contents of management of river bed sand and gravel specified in the regional planning, potentials, reserves and demands for use of river bed sand and gravel of the province and region, the provincial People's Committee shall determine areas reserved for exploration and mining of river bed sand and gravel so that they are incorporated to the plan for protection, exploration, mining and use of minerals specified in the provincial planning.
2. The areas reserved for exploration and mining of river bed sand and gravel specified in Clause 1 of this Article shall not be the ones where mineral operations are prohibited or temporarily prohibited in accordance with regulations of the Law on Minerals and regulations laid down in Article 13 of this Decree.
Article 8. Rules for licensing exploration and mining of river bed sand and gravel
Licensing exploration and mining of river bed sand and gravel shall adhere to rules for licensing exploration and mining of minerals set forth in Clause 1 Article 40 and Clause 1 Article 53 of the Law on Minerals and the following rules:
1. The licensing is carried out by holding a mining right auction, except for the case in which the area not reserved for mining right auction has been approved by the competent authority in accordance with regulations of the Law on Minerals.
2. If the area to be covered by the license to explore and mine river bed sand and gravel borders at least 02 provinces or central-affiliated cities, before the licensing, the People’s Committee of the province where the applicant is available shall seek a written opinion from the People’s Committee of the bordering province.
3. Before the licensing, the provincial People’s Committee shall obtain the written consent from the inland waterway, natural disaster management and irrigation authority and satisfy the requirements set forth in Article 15 hereof.
Article 9. Contents of the river bed sand and gravel mining license
In addition to the contents specified in Clause 1 Article 54 of the Law on Minerals, the river bed sand and gravel mining license shall contain the following contents:
1. Permissible daily mining time: from 7am to 5pm, mining at night is not allowed; regulations on mining time periods during a year.
2. Responsibilities of organizations and individuals licensed for mining:
a) Determining boundary of the mining area; planting markers at corner points of the mining area;
b) Names and types of vehicles and equipment used for mining and transport of sand and gravel and requirements for registration thereof in accordance with regulations of the Law on Inland Waterway Transport and relevant regulations of law; installation of tracking units and storage of data and information about location and course of such vehicle and equipment;
c) Requirements for the signature of transport contracts with vehicle owners eligible for transport if organizations or individuals mining sand and gravel do not directly transport sand and gravel after mining;
d) Requirements for putting up signboards on river banks within the mining area to publish information about the mining license and mining project: coordinates, area and maps of the mining area; mining time; name of vehicles and equipment used for sand and gravel mining;
dd) Exercising duties and responsibilities for natural disaster management in accordance with regulations of law.
3. If the sand and gravel mining license has been issued before the effective date of this Decree, it is required to comply with the regulations laid down in Clause 1 of this Article.
Section 3. STORAGE, TRANSPORT, TRADING IN AND USE OF RIVER BED SAND AND GRAVEL
Article 10. River bed sand and gravel storage areas
1. The organization or individual that is licensed to mine or trade in sand and gravel upon storage of sand and gravel after mining in a storage area must satisfy the following requirements:
a) The storage area must be within the inland waterway port in accordance with regulations of the Law on Inland Waterway Transport;
b) If the storage area is within safety perimeter of an irrigation work or involves dikes, it is required to obtain the license from the competent authority in accordance with regulations of law on irrigation and dikes.
c) It is required to put up signboards to publish information about the storage area, containing the following contents: address of the supplier of sand and gravel to be stored in the storage area; install a weighbridge and cameras to monitor the weight of sand and gravel purchased and sold in the storage area and its area.
2. If the storage area is not used, the organization or individual licensed to mine river sand and gravel shall sign a transport contract with an owner of the vehicle satisfies the requirements set forth in Article 11 hereof.
Article 11. Vehicles used for transport gravel and sand on rivers
Every vehicle used for transport gravel and sand on rivers shall satisfy the operating requirements in accordance with relevant regulations of law on inland waterway transport and regulations laid down in the mineral mining license.
Article 12. Trading in and use of river bed sand and gravel
1. Sand and gravel to be trade must be of illegal origin as prescribed in Clause 2 Article 3 hereof.
2. During the transport of sand and gravel, the vehicle owner shall carry invoices and documents proving their legal origin; information, data, books and documents concerning weight of sand and gravel that are being transported. The seller is required to issue invoices to the purchaser in accordance with regulations of law.
3. Penalties shall be imposed on the trading in gravel and sand of illegal origin in accordance with regulations of law on minerals and other relevant regulations of law.
4. It is not allowed to use river bed sand and gravel qualified to be used as construction sand and gravel for leveling and improvement purposes.
5. The trading in, storage and transport of river bed sand and gravel shall comply with environmental safety requirements. Overloaded vehicles are prohibited from running on dikes.
PROTECTION OF RIVER BEDS, BANKS AND TERRACES
Article 13. Determining areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited
1. Areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited shall be determined in accordance with regulations set forth in Article 28 of the Law on Minerals; regulations of law on irrigation, dikes and inland transport waterway, other relevant regulations of law and regulations set forth in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. According to the topographic and geological features, river bed morphology, flow regime and changes of river beds, banks and terraces, the following areas shall be classified as ones where river bed sand and gravel mining operations are prohibited:
a) Areas that are experiencing erosion;
b) Areas that have experienced erosion and continue to face the risk of erosion;
c) Unstable river bank areas at risk of erosion;
d) Other areas playing an important role in ensuring river bank stability and safety; areas with works serving national defense and security purposes, urban areas, populated areas, areas with dikes, irrigation works, traffic works, water supply and drainage works, monitoring works and other infrastructural constructions where the sand and gravel mining may increase the risk of river bank instability shall be decided by the provincial People’s Committee.
3. The following areas shall be classified as ones where river bed sand and gravel mining operations are temporarily prohibited:
a) Areas adjacent to the areas specified in Clause 2 of this Article where the sand and gravel mining may increase the risk of erosion;
b) Other areas decided by the provincial People’s Committee to satisfy requirements for river bank erosion prevention and control.
4. The provincial People’s Committee shall, according to the regulations laid down in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, determine areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited within its province and seek opinions of authorities in accordance with regulations of law on minerals and of relevant river basin committee (if any) and send a list of areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited enclosed with the opinions to the Ministry of Natural Resources and Environment, which will submit a complete list to the Prime Minister for approval.
5. The review or adjustment of areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited shall be carried out every 05 years or upon change of any of the areas specified in Clauses 2 and 3 of this Article. In urgent cases in which dike safety, safety and property of the people are threatened, the provincial People’s Committee shall consider deciding to suspend sand and gravel mining and determine areas and request the Prime Minister to decide additions to the list of areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited.
Article 14. General requirements for river bed, bank and terrace protection
Projects of organizations and individuals that carry out the activities specified in Clauses 2 and 3 Article 2 of this Decree must:
1. be conformable with the socio - economic development, water resources planning, flood preparedness planning, dike planning and other relevant planning.
2. compliant with regulations on flood drainage and flood discharge corridors of reservoirs, safety perimeter of irrigation works, dikes, religion and folk belief-related works and other infrastructural constructions, except for the case of emergency; compliant with requirements for cultural conservation, biodiversity conservation and natural ecosystem protection and development; ensure national defense and security and protect water resources.
3. protect and maintain the flood drainage ability of rivers; do not reduce the flood drainage ability, thereby resulting in inundation in river terraces and riparian zones and river bank and terrace erosion, and affecting functions of safety perimeters of water resources; do not lower river water level during drought season, thereby affecting the extraction and use of river water.
4. do not river bed sedimentation and erosion, thereby causing river bank and terrace instability and affecting functions of water resources.
5. include measures to prevent and control water pollution and protect riparian environment, landscapes and ecosystem.
6. comply with regulations on management of safety perimeter of water resources.
Article 15. Requirements for river bed sand and gravel mining
The river bed sand and gravel mining shall comply with the requirements for river bed, bank and terrace protection specified in Article 14 hereof and the following requirements:
1. In the case of river bed sand and gravel mining:
a) The mining area’s that must be away from the edge of the bank at a minimum distance suitable for the natural width of the river bed, topographic and geological features and river bank stability shall be decided by the competent authority specified in Clause 2 Article 21 hereof;
b) The slope of the bed of the mined river route which must be equivalent to the natural slope of the bed of the mined river section and must not suddenly change the slope of the whole river route and the mining depth which must be suitable for the topographic and geological features of the river section and must not form any swirling hole or increase the risk of river bank instability shall be decided by the competent authority specified in Clause 2 Article 21 hereof;
c) If the river section running through a midland or mountainous region has undergone seasonal sedimentation, according to the sedimentation changes, the competent authority specified in Clause 2 Article 21 hereof shall decide to lay down specific requirements for the sand and gravel mining to ensure that the risk of river bank and terrace erosion is prevented and minimized.
2. In the case of river terrace sand and gravel mining:
a) The height of the bed of the mining area must not exceed the height corresponding to the average water level during dry season in the mining area, except for the case in which the mining is carried out together with the clearing of flow and enhancement of the flood drainage ability of the river section;
b) In the case of a semi-flooded islet, islet formed by season or newly formed islet, according to actual condition and requirements for prevention and control of river bank and terrace soil erosion, the competent authority specified in Clause 2 Article 21 hereof shall decide specific range and depth of the mining area.
3. If any sign of bank erosion appears in the mining area during the mining process, it is required to suspend the mining and immediately notify the local government and Department of Natural Resources and Environment where the mining is carried out in order to carry out inspection and identify the causes and impacts on the river bed, bank and terrace and a report shall be submitted to the provincial People’s Committee for consideration and decision.
If it is ineligible to continue the mining, the provincial People’s Committee shall consider adding the mining area to the list of areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited as prescribed in Clause 5 Article 13 hereof.
Article 16. Requirements for reservoir bed sand and gravel mining
The mining of sand and gravel in a hydroelectric or irrigation reservoir bed shall comply with regulations of law on irrigation, work safety assurance and reservoir environment protection, other relevant regulations of law, general requirements for river bed, bank and terrace protection specified in Article 14 hereof and the following requirements:
1. The mining shall comply with regulations on safety perimeter of the reservoir, ensure safety of the dam, reservoir and work items associated with the reservoir.
2. It is only allowed to mine the reserves of sand and gravel produced by sedimentation and is required to satisfy requirements for reservoir dredging and sedimentation prevention and control.
3. The mining must not cause water pollution, affect the extraction and use of water resources of the reservoir and reduce its functions approved by the competent authority.
Article 17. Requirements for opening and dredging and clearing of inland channels and routes within inland waters
Dredging and clearing channels to open, improve and upgrade inland channels or routes (basic dredging) shall comply with regulations of law on inland waters, other relevant regulations of law, general requirements for river bed, bank and terrace protection specified in Article 14 hereof and the following requirements:
1. Width and depth of the dredging area must ensure that the grading for navigable channels is adhered to according to the approved planning.
2. If the area to be dredged is close to the eroded bank or bank at risk of erosion, it is required to consider adjusting the channel in an appropriate manner to reduce the risk of river bank erosion.
3. If any sign of bank erosion appears during the dredging process, it is required to suspend the dredging and immediately notify the local government and Department of Natural Resources and Environment where the dredging is carried out in order to carry out inspection and identify the causes and impacts on the river bed, bank and terrace and a report shall be submitted to the provincial People’s Committee for consideration and decision.
4. If the channel dredging or clearing is carried out together with the obtainment of dredged products that are river bed sand and gravel or the maintenance is carried out together with the obtainment of products that are river bed sand and gravel, the selection of an organization or individual responsible for executing the project in accordance with regulations of law on inland waterway transport and other relevant regulations of law and the registration of weight and methods for obtainment of dredged products that are river bed sand and gravel shall comply with regulations of law on minerals and this Decree. Organizations and individuals shall be only allowed to dredge and clear channels according to the approved design.
Article 18. Requirements for river bank embankment and consolidation, river leveling and encroachment and riparian landscape improvement
The river bank embankment and consolidation, river leveling and encroachment and riparian landscape improvement shall comply with the general requirements for river bed, bank and terrace protection specified in Article 14 hereof and the following requirements:
1. Ensure the flow circulation and ability to drain flood, and prevent and control river bed, bank and terrace erosion and take measures to minimize adverse impacts on river bed, bank and terrace stability in the vicinity of the downstream and upstream.
2. Minimize the encroachment on and narrowing of the river’s space intended for containing and draining flood. If river encroachment has to be carried out in order to take measures to prevent and control river bank erosion, ensure river bank and riparian zone stability or comply with other requirements for river bed, bank and terrace protection, it is required to carry out it together with satisfaction of requirements for river training and improvement of riparian landscapes and encroached area intended for public, national defense and security purposes only unless otherwise permitted by the Prime Minister.
Article 19. Requirements for construction of hydraulic engineering works
The construction of hydraulic engineering works hall comply with the general requirements for river bed, bank and terrace protection specified in Article 14 hereof and the following requirements:
1. Do not obstruct operation of inland waterway vehicles on river and reduce the flood drainage ability.
2. Ensure river bank stability and do not increase the risk of river bank erosion.
Article 20. Assessment of impacts on river bed, bank and terrace
1. The project owner that carries out the activities specified in Clauses 2 and 3 Article 2 hereof shall assess impacts of such activities on river bank and riparian zone stability; flow circulation, flood drainage ability, river bed erosion and sedimentation, river bank and terrace erosion, reduction in river water level during dry season and conservation of relevant ecosystems (hereinafter referred to as “assessment of impacts on river beds, banks and terraces”)
2. The assessment of impacts on river beds, banks and terraces shall constitute part of the environmental impact assessment report or environmental protection plan tailored for the project and comply with the following requirements:
a) It is required to carry out quantitative assessment of impacts on river bank and riparian zone stability; flow circulation, flood drainage ability, river bed erosion and sedimentation, river bank and terrace erosion; river bed, bank and terrace sedimentation and erosion changes; reduction in river water level during dry season and river water extraction;
b) The assessment specified in Point a of this Clause shall be carried out together with the plans for sand and gravel mining, channel dredging and clearing, river bank embankment, river leveling and encroachment and construction of works on river and riparian works (hereinafter referred to as “implementation plans”) corresponding to each scenario for flood flow and low stream flow, including the most unfavorable scenario in the context of climate change and sea level rise;
c) According to the assessment results, it is required to provide explanation for satisfaction of requirements for river bed, bank and terrace protection in accordance with regulations of this Decree and select and propose implementation plans, including the scope, time limit and commitments made during the implementation.
Article 21. Appraisal of contents of assessment of impacts on river bed, bank and terrace
1. The appraisal of contents of assessment of impacts on river beds, banks and terraces shall be carried out together with appraisal of the environmental impact assessment report or confirmation of the environmental protection plan tailored for the project. The appraisal results must be given in a manner that analyzes and assesses conformity with the requirements specified in this Decree and proposes contents of approval of the implementation plans specified in Clause 1 Article 22 hereof.
2. The authority appraising the environmental impact assessment report or considering confirming the environmental protection plan tailored for the project that is required to undergo assessment of impacts on river beds, banks and terraces shall appraise contents of assessment of impacts on river beds, banks and terraces. To be specific:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall approve the implementation plans with respect to the projects whose environmental impact assessment reports are appraised and approved by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Regarding the projects that are required to undergo assessment of impacts on river beds, banks and terraces in the following cases on inter-provincial rivers, the Ministry of Natural Resources and Environment shall appraise and approve contents environmental impact assessment report and approve implementation plans, except of the cases specified in Clause 3 of this Article:
- Mine sand and gravel, and dredge and clear channels on inter-provincial river sections that border at least 02 provinces or on other inter-provincial river sections at a distance of no more than 05 km from the boundary between the 02 provinces to the downstream and upstream;
- Embank or encroach on the river on inter-provincial river sections that border at least 02 provinces; on other inter-provincial river sections at an expected length of encroachment of at least 01 km or narrow the river bed width to no more than 5%.
b) Every provincial People’s Committee shall approve the implementation plans with respect to local projects whose environmental impact assessment reports are appraised and approved by the provincial People’s Committee, except for the cases specified in Point a of this Clause;
c) The authority that has the power to confirm the environmental protection plan in accordance with regulations of law on environmental protection also has the power to approve the implementation plans with respect to such projects, except for the cases specified in Points a and b of this Clause.
3. Ministries and ministerial agencies shall seek opinions of the Ministry of Natural Resources and Environment about the results of assessment of impacts on river beds, banks and terraces and expected implementation plans during the appraisal of environmental impact assessment reports.
Article 22. Contents of approval of implementation plans
1. Contents of approval of implementation plans shall be specified in the decision to approve environmental impact assessment report of the project or written confirmation of environmental protection plan.
2. Contents of approval of an implementation plan include:
a) Scope and time limit for implementation.
b) Requirements and conditions for river bed, bank and terrace protection, river bank and riparian zone stability assurance and river bank erosion prevention and control.
3. If the environmental impact assessment report or environmental protection plan has been received and appraised before the effective date of this Decree, contents of assessment of impacts on river beds, banks and terraces are not required to be added.
RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL AGENCIES AND PEOPLE’S COMMITTEES AT ALL LEVELS
Article 23. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Take charge of formulating a planning for nationwide geological baseline survey of minerals, including river bed sand and gravel, submit it to the Prime Minister for approval and organize the implementation thereof after obtaining the approval.
2. Notify river basins and contents of river bed sand and gravel management in the regional planning specified in Clauses 1 and 2 Article 5, and Article 6 hereof; within its power, contribute its opinions about contents of management, exploration, mining and use of minerals to be included in the provincial planning in accordance with regulations of law on planning.
3. Review the list of areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited and submit it to the Prime Minister for approval; approve the river bed, bank and terrace protection plan specified in the environmental impact assessment report according to Point a Clause 2 Article 21 and Clause 2 Article 22 hereof; carry out inspections and impose penalties for violations against regulations on mining of river bed sand and gravel and river bed, bank and terrace protection and erosion prevention and control within its power.
4. Organize the implementation of measures to protect river beds, banks and terraces, prevent and control erosion occurring on river beds, banks and terraces and within safety perimeter of water resources with respect to inter-provincial rivers; organize the investigation, assessment and monitoring of flow, river bed, bank and terrace sedimentation and erosion changes on inter-provincial rivers; organize researches to determine river bed changes and laws of nature that affect river bed, bank and terrace stability.
5. Carry out other tasks as assigned by the Prime Minister.
Article 24. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Provide guidance, inspect and review the investment in mining and use of river bed sand and gravel; balance the demands for use of sand and gravel resources nationwide; participate in developing contents of river bed sand and gravel management to be included in the regional planning according to Clauses 3 and 4 Article 5 hereof by reviewing, inspecting and making additions to the plannings related to exploration and mining of river bed sand and gravel to complete contents of river bed sand and gravel management; within its power, contribute its opinions about contents of management, exploration, mining and use of minerals to be included in the provincial planning in accordance with regulations of law on planning.
2. Promulgate, provide guidance on and inspect the implementation of technical regulations on use of river bed sand and gravel as construction materials; standards and technical regulations on manufacturing and use of substitutes for river bed sand and gravel.
Article 25. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development
Cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees concerned in determining the scope, scale and boundary of areas within safety perimeters of irrigation works and river training works under its management as prescribed in Articles 14 and 18 hereof.
Article 26. Responsibilities of the Ministry of Transport
1. Cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees concerned in determining the scope, scale and boundary of areas within safety perimeters of channel routes and works on river, and request the Prime Minister to grant approval thereof as prescribed in Articles 14 and 17 hereof.
2. Annually notify plans and time limit for carrying out dredging within seaport waters and inland waters within its power to the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial People’s Committees concerned.
3. Take charge of carrying out inspections and impose penalties for violations within its power; cooperate with provincial People’s Committees concerned in inspecting and supervising weight of sand and gravel (if any) obtained during the maintenance and dredging of inland channel routes.
Article 27. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Maintain security and order on river routes and estuaries.
2. Direct its professional units to take charge and cooperate with specialized units of relevant ministries in preventing, inspecting and imposing penalties for illegal mining of sand and gravel; transport, storage and sale of sand and gravel of illegal origin in bordering areas.
3. Direct police authorities of provinces and central-affiliated cities and professional units in strengthening patrol, inspection, prevention and imposition of penalties for violations against regulation on sand and gravel mining in accordance with regulations of law.
Article 28. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
Direct market surveillance authorities to cooperate with waterway police and environmental police authorities in inspecting and taking actions against the transport and sale of sand and gravel of illegal origin on rivers; take charge of carrying out inspections and take actions against the transport of sand and gravel on banks within its power and in accordance with regulations of law.
Article 29. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Inspect and take actions against violations against regulations on invoices and accounting documents used in river bed sand and gravel trading; take actions against the legalization of accounts payable documents concerning the use of river bed sand and gravel for works and projects.
2. Direct tax authorities to cooperate with relevant authorities in inspecting the production of actually mined river bed sand and gravel.
Article 30. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
Take charge and cooperate with the Ministry of Construction in handling saline sand to be used as construction materials; producing substitutes for river bed sand and gravel to be used for construction and work leveling.
Article 31. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Every provincial People’s Committee shall perform state management of minerals within its province in accordance with regulations of the Law on Minerals and Government’s regulations and perform tasks upon state management of river bed sand and gravel; river bed, bank and terrace protection. To be specific:
a) Develop contents of management, exploration, mining and use of river bed sand and gravel to be included in the provincial planning in accordance with regulations of law on planning.
b) Conduct auctions of river bed sand and gravel mining right so as to license river bed sand and gravel exploration and mining within its province in accordance with regulations of law on minerals; take charge of conducting auctions of sand and gravel obtained from projects on maintenance and clearing of channels within seaport waters and inland waters;
c) Take charge and cooperate with the People’s Committee of relevant province sharing transboundary rivers in managing, inspecting, imposing penalties for violations and licensing exploration and mining of river bed sand and gravel; design and promulgate regulations on cooperation in managing river bed sand and gravel, inspecting and impose penalties within bordering areas (hereinafter referred to as “cooperation regulations”) and organize the implementation thereof within its province;
d) Formulate and promulgate a plan to protect unmined river bed sand and gravel within its province, specifying responsibilities and actions against heads of departments and local governments at district and communal levels.
dd) Direct waterway police and environmental police authorities affiliated to provincial police authorities to cooperate with relevant authorities in carrying out patrols, inspections and impose penalties for illegal mining of sand and gravel and transport and sale of sand and gravel of illegal origin within its province;
e) Assign the provincial Department of Natural Resources and Environment to take charge of carrying out inspections and impose penalties for violations against regulations on mining of sand and gravel on rivers, reservoirs and coastal estuaries within its province; protect river beds, banks and terraces, prevent and control river bed, bank and terrace erosion,
g) Organize the implementation of measures to protect river beds, banks and terraces, prevent and control erosion occurring on river beds, banks and terraces and within safety perimeter of water resources with respect to inter-provincial rivers; organize the investigation, assessment and monitoring of flow, river bed, bank and terrace sedimentation and erosion changes on inter-provincial rivers;
h) Approve the storage area system planning and issue licenses as prescribed in Article 10 hereof;
i) submit an annual (or ad hoc) report on licensing of exploration, mining and use of river bed sand and gravel within its province to the Ministry of Construction, Ministry of Natural Resources and Environment and central government authorities concerned.
2. Every district-level People’s Committee shall perform state management of minerals within their districts in accordance with regulations of the Law on Minerals and Government’s regulations and the following tasks:
a) Implement cooperation regulations within its district and other districts located within areas bordering administrative divisions;
b) Direct the communal People’s Committee to take measures to protect unmined sand and gravel;
c) Prevent illegal mining of sand and gravel after the act is found or informed; impose penalties for violations as prescribed by law; if any violation is beyond its power, notify the provincial People’s Committee in accordance with regulations of law;
d) The President of the district-level People’s Committee shall be totally responsible to the President of the provincial-level People’s Committee for management of river bed sand and gravel within his/her district in accordance with regulations of law.
3. Every communal People’s Committee shall perform state management of minerals within its commune in accordance with regulations of the Law on Minerals and Government’s regulations and the following tasks:
a) Disseminate information about the law on minerals to villages; encourages its locals not to illegally mine, store, trade and transport sand and gravel;
b) Discover and denounce organizations and individuals that illegally mine sand and gravel; implement cooperation regulations within its commune and other communes located within bordering areas;
c) Prevent illegal mining of sand and gravel after the act is found or informed; impose penalties for violations as prescribed by law; if any violation is beyond its power, notify the superior People’s Committee in accordance with regulations of law;
d) The President of the district-level People’s Committee shall be totally responsible to the President of the provincial-level People’s Committee for management of river bed sand and gravel within his/her district in accordance with regulations of law.
Article 32. Contents of regulations on cooperation in river bed sand and gravel management within areas bordering provincial administrative divisions
The cooperation regulations mentioned in Point c Clause 1 Article 31 hereof shall be conformable with regulations of law on minerals and other relevant regulations of law; ensure the consistency in the planning and licensing of exploration and mining of river bed sand and gravel; enhance the role and responsibilities of relevant local governments for management of sand and gravel within bordering areas and contain at least:
1. Responsibility for exchange of information about state management of minerals, including information about mining operations within bordering areas; information about mining operations within bordering areas of People’s Committees at all levels; information about issued licenses for exploration/mining of river bed sand and gravel and other minerals (if any); quantity and badges of vehicles and equipment used for mining and transport of sand and gravel, technical infrastructure conditions (material storage area).
2. Cooperating in discovering, preventing and terminating the mining of river bed sand and gravel without licenses; cooperating in, directing and organizing imposition of penalties for violations against regulations on sand and gravel mining within power of People’s Committees at all levels; cooperating, facilitating and assisting in providing vehicles, equipment and forces.
3. Responsibility of provincial Departments of Natural Resources and Environment for taking charge and cooperating with relevant authorities in imposing penalties for violations against regulations on minerals within their power; responsibilities of provincial police authorities in patrolling, inspecting and imposing penalties for illegal mining of sand and gravel within their areas; responsibility for cooperating with waterway police authorities and environmental police authorities in imposing penalties for illegal mining of river bed sand and gravel, transport and sale of sand and gravel of illegal origin within areas bordering provincial administrative divisions.
4. Cooperating in reviewing the implementation of signed cooperation regulations; assessment of results, reasons and measures to increase effectiveness in state management of sand and gravel resources within bordering areas.
IMPLEMENTATION
Article 33. Transitional clauses
1. If river bed sand and gravel are mined according to the river bed sand and gravel mining license issued before the effective date of this Decree or activities carried out on river beds, banks and terraces which are specified in this Decree have been approved by the competent authority, it is not required to carry out impact assessment and obtain approval for the implementation plans as specified in Articles 20, 21 and 22 hereof, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
2. If the activities specified in Clauses 2 and 3 Article 2 hereof have been approved by the competent authority and are being carried out in a manner that affects the flood drainage ability or river bank stability or results in river bank and terrace erosion or affects safety of riparian works, such activities shall be suspended to carry out a review and impact assessment according to regulations of this Decree. In case of failure to satisfy the requirements set forth in this Decree, it is required to consider making appropriate adjustments.
3. Procedures for appraising applications for issuance of the license to explore river bed sand and gravel or license to mine river bed sand and gravel that have been received before the effective date of this Decree shall comply with regulations applicable at the time of receiving such applications;
4. The planning for exploration and mining of river bed sand and gravel or planning for exploration and mining of minerals (including river bed sand and gravel) that have been approved by a province or central-affiliated city shall be implemented until the relevant national sector planning or regional planning is approved by a competent authority in accordance with regulations of law on planning.
5. The power of the Ministry of Natural Resources and Environment to appraise and approve environmental impact assessment reports specified in the Appendix III of the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 with respect to the projects specified in Point a Clause 2 Article 21 of this Decree shall comply with regulations of this Decree.
This Decree comes into force from April 10, 2020.
Article 35. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of provincial People’s Committees and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
Điều 15. Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông
Điều 16. Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trong lòng hồ
Điều 19. Yêu cầu đối với hoạt động xây dựng công trình thủy
Điều 20. Đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông
Điều 21. Thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông