Chương IV Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định quản lý cát sỏi lòng sông và bảo vệ lòng bờ bãi sông: Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp
Số hiệu: | 23/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2020 |
Ngày công báo: | 03/03/2020 | Số công báo: | Từ số 255 đến số 256 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chỉ được khai thác cát, sỏi lòng sông vào ban ngày
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Theo đó, quy định thời gian được phép hoạt động khai thác cát sỏi, lòng sông trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm;
Và nội dung này phải được quy định trong Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông.
Ngoài ra, Giấy phép phải quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác như:
- Xác định ranh giới khu vực khai thác; cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
- Yêu cầu trong việc ký hợp đồng vận chuyển với chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không trực tiếp vận chuyển cát, sỏi sau khai thác;
- Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật…
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/4/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ trì lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trong đó có cát, sỏi lòng sông trên phạm vi toàn quốc, tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Thông báo các lưu vực sông và nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 và Điều 6 Nghị định này; tham gia ý kiến thuộc thẩm quyền về nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Rà soát khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chấp thuận phương án bảo vệ lòng, bờ, bãi sông trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định này; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi lòng sông, công tác bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông liên tỉnh; tổ chức nghiên cứu xác định sự biến đổi lòng dẫn và các quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; cân đối cung cầu sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn cả nước; tham gia xây dựng nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định này trên cơ sở rà soát, kiểm tra, bổ sung các quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông để hoàn chỉnh nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông; tham gia ý kiến thuộc thẩm quyền về nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật trong việc sử dụng cát, sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng vật liệu thay thế cát, sỏi lòng sông.
1. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan trong việc xác định phạm vi, quy mô, ranh giới các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ an toàn tuyến luồng, các công trình trên sông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 14 và Điều 17 Nghị định này.
2. Định kỳ hàng năm thông báo kế hoạch, thời gian thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để phối hợp quản lý theo quy định.
3. Chủ trì thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan trong việc kiểm tra, giám sát khối lượng cát, sỏi thu hồi (nếu có) trong quá trình duy tu, nạo vét các tuyến luồng đường thủy nội địa.
1. Đảm bảo an ninh, trật tự trên các tuyến sông, cửa biển.
2. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của các bộ, ngành liên quan trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; vận chuyển, tập kết và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tập trung tại các khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
3. Chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm tra, thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong kiểm tra, xử lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên sông không có nguồn gốc hợp pháp; chủ trì thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên bờ theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán đối với việc kinh doanh cát, sỏi lòng sông; xử lý tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với việc sử dụng cát, sỏi lòng sông tại các công trình, dự án.
2. Chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc xác định sản lượng cát, sỏi lòng sông khai thác thực tế.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu việc xử lý cát nhiễm mặn để sử dụng làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu thay thế cát, sỏi lòng sông sử dụng cho xây dựng, san lấp công trình.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước đối với cát, sỏi lòng sông; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, cụ thể như sau:
a) Xây dựng nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Tổ chức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông để cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật về khoáng sản; chủ trì tổ chức đấu giá đối với khối lượng sản phẩm là cát, sỏi lòng sông thu hồi được từ các dự án duy tu, nạo vét luồng thuộc vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có chung ranh giới hành chính là các dòng sông trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông, kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực giáp ranh (dưới đây gọi chung là quy chế phối hợp) và tổ chức thực hiện quy chế trên địa bàn địa phương sau khi ban hành;
d) Xây dựng và ban hành phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn, trong đó có việc quy định trách nhiệm và xử lý người đứng đầu các sở, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã;
đ) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác cát sỏi trái phép; vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn;
e) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi trên sông, hồ, vùng cửa sông ven biển; bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông thuộc thẩm quyền trên địa bàn;
g) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông nội tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội tỉnh;
h) Phê duyệt quy hoạch hệ thống bến, bãi và cấp giấy phép bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông quy định tại Điều 10 Nghị định này;
i) Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan trung ương có liên quan về tình hình cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Triển khai thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các huyện thuộc các địa phương khác nằm trong khu vực giáp ranh địa giới hành chính;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được báo tin xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, bản, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép;
b) Phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Quy chế phối hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác liên quan; bảo đảm sự thống nhất trong quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh và có các nội dung chính sau đây:
1. Trách nhiệm trao đổi thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản gồm: thông tin chung về tình hình hoạt động khoáng sản tại khu vực giáp ranh; thông tin về hoạt động khoáng sản trên địa bàn khu vực giáp ranh của Ủy ban nhân dân các cấp; thông tin về giấy phép thăm dò/khai thác cát, sỏi lòng sông, khoáng sản khác (nếu có) đã cấp; số lượng, biển hiệu phương tiện, thiết bị tham gia khai thác, vận chuyển cát sỏi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật (bến bãi tập kết vật liệu).
2. Phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông không có giấy phép; phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ về phương tiện, thiết bị, lực lượng.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; trách nhiệm của Công an tỉnh trong việc tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn địa phương; trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong việc xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, hoạt động vận chuyển, mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tại khu vực giáp ranh địa giới hành chính cấp tỉnh.
4. Phối hợp trong công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp đã ký kết; đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn vùng giáp ranh.
RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL AGENCIES AND PEOPLE’S COMMITTEES AT ALL LEVELS
Article 23. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Take charge of formulating a planning for nationwide geological baseline survey of minerals, including river bed sand and gravel, submit it to the Prime Minister for approval and organize the implementation thereof after obtaining the approval.
2. Notify river basins and contents of river bed sand and gravel management in the regional planning specified in Clauses 1 and 2 Article 5, and Article 6 hereof; within its power, contribute its opinions about contents of management, exploration, mining and use of minerals to be included in the provincial planning in accordance with regulations of law on planning.
3. Review the list of areas where river bed sand and gravel mining operations are prohibited or temporarily prohibited and submit it to the Prime Minister for approval; approve the river bed, bank and terrace protection plan specified in the environmental impact assessment report according to Point a Clause 2 Article 21 and Clause 2 Article 22 hereof; carry out inspections and impose penalties for violations against regulations on mining of river bed sand and gravel and river bed, bank and terrace protection and erosion prevention and control within its power.
4. Organize the implementation of measures to protect river beds, banks and terraces, prevent and control erosion occurring on river beds, banks and terraces and within safety perimeter of water resources with respect to inter-provincial rivers; organize the investigation, assessment and monitoring of flow, river bed, bank and terrace sedimentation and erosion changes on inter-provincial rivers; organize researches to determine river bed changes and laws of nature that affect river bed, bank and terrace stability.
5. Carry out other tasks as assigned by the Prime Minister.
Article 24. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Provide guidance, inspect and review the investment in mining and use of river bed sand and gravel; balance the demands for use of sand and gravel resources nationwide; participate in developing contents of river bed sand and gravel management to be included in the regional planning according to Clauses 3 and 4 Article 5 hereof by reviewing, inspecting and making additions to the plannings related to exploration and mining of river bed sand and gravel to complete contents of river bed sand and gravel management; within its power, contribute its opinions about contents of management, exploration, mining and use of minerals to be included in the provincial planning in accordance with regulations of law on planning.
2. Promulgate, provide guidance on and inspect the implementation of technical regulations on use of river bed sand and gravel as construction materials; standards and technical regulations on manufacturing and use of substitutes for river bed sand and gravel.
Article 25. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development
Cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees concerned in determining the scope, scale and boundary of areas within safety perimeters of irrigation works and river training works under its management as prescribed in Articles 14 and 18 hereof.
Article 26. Responsibilities of the Ministry of Transport
1. Cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees concerned in determining the scope, scale and boundary of areas within safety perimeters of channel routes and works on river, and request the Prime Minister to grant approval thereof as prescribed in Articles 14 and 17 hereof.
2. Annually notify plans and time limit for carrying out dredging within seaport waters and inland waters within its power to the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial People’s Committees concerned.
3. Take charge of carrying out inspections and impose penalties for violations within its power; cooperate with provincial People’s Committees concerned in inspecting and supervising weight of sand and gravel (if any) obtained during the maintenance and dredging of inland channel routes.
Article 27. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Maintain security and order on river routes and estuaries.
2. Direct its professional units to take charge and cooperate with specialized units of relevant ministries in preventing, inspecting and imposing penalties for illegal mining of sand and gravel; transport, storage and sale of sand and gravel of illegal origin in bordering areas.
3. Direct police authorities of provinces and central-affiliated cities and professional units in strengthening patrol, inspection, prevention and imposition of penalties for violations against regulation on sand and gravel mining in accordance with regulations of law.
Article 28. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
Direct market surveillance authorities to cooperate with waterway police and environmental police authorities in inspecting and taking actions against the transport and sale of sand and gravel of illegal origin on rivers; take charge of carrying out inspections and take actions against the transport of sand and gravel on banks within its power and in accordance with regulations of law.
Article 29. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Inspect and take actions against violations against regulations on invoices and accounting documents used in river bed sand and gravel trading; take actions against the legalization of accounts payable documents concerning the use of river bed sand and gravel for works and projects.
2. Direct tax authorities to cooperate with relevant authorities in inspecting the production of actually mined river bed sand and gravel.
Article 30. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
Take charge and cooperate with the Ministry of Construction in handling saline sand to be used as construction materials; producing substitutes for river bed sand and gravel to be used for construction and work leveling.
Article 31. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Every provincial People’s Committee shall perform state management of minerals within its province in accordance with regulations of the Law on Minerals and Government’s regulations and perform tasks upon state management of river bed sand and gravel; river bed, bank and terrace protection. To be specific:
a) Develop contents of management, exploration, mining and use of river bed sand and gravel to be included in the provincial planning in accordance with regulations of law on planning.
b) Conduct auctions of river bed sand and gravel mining right so as to license river bed sand and gravel exploration and mining within its province in accordance with regulations of law on minerals; take charge of conducting auctions of sand and gravel obtained from projects on maintenance and clearing of channels within seaport waters and inland waters;
c) Take charge and cooperate with the People’s Committee of relevant province sharing transboundary rivers in managing, inspecting, imposing penalties for violations and licensing exploration and mining of river bed sand and gravel; design and promulgate regulations on cooperation in managing river bed sand and gravel, inspecting and impose penalties within bordering areas (hereinafter referred to as “cooperation regulations”) and organize the implementation thereof within its province;
d) Formulate and promulgate a plan to protect unmined river bed sand and gravel within its province, specifying responsibilities and actions against heads of departments and local governments at district and communal levels.
dd) Direct waterway police and environmental police authorities affiliated to provincial police authorities to cooperate with relevant authorities in carrying out patrols, inspections and impose penalties for illegal mining of sand and gravel and transport and sale of sand and gravel of illegal origin within its province;
e) Assign the provincial Department of Natural Resources and Environment to take charge of carrying out inspections and impose penalties for violations against regulations on mining of sand and gravel on rivers, reservoirs and coastal estuaries within its province; protect river beds, banks and terraces, prevent and control river bed, bank and terrace erosion,
g) Organize the implementation of measures to protect river beds, banks and terraces, prevent and control erosion occurring on river beds, banks and terraces and within safety perimeter of water resources with respect to inter-provincial rivers; organize the investigation, assessment and monitoring of flow, river bed, bank and terrace sedimentation and erosion changes on inter-provincial rivers;
h) Approve the storage area system planning and issue licenses as prescribed in Article 10 hereof;
i) submit an annual (or ad hoc) report on licensing of exploration, mining and use of river bed sand and gravel within its province to the Ministry of Construction, Ministry of Natural Resources and Environment and central government authorities concerned.
2. Every district-level People’s Committee shall perform state management of minerals within their districts in accordance with regulations of the Law on Minerals and Government’s regulations and the following tasks:
a) Implement cooperation regulations within its district and other districts located within areas bordering administrative divisions;
b) Direct the communal People’s Committee to take measures to protect unmined sand and gravel;
c) Prevent illegal mining of sand and gravel after the act is found or informed; impose penalties for violations as prescribed by law; if any violation is beyond its power, notify the provincial People’s Committee in accordance with regulations of law;
d) The President of the district-level People’s Committee shall be totally responsible to the President of the provincial-level People’s Committee for management of river bed sand and gravel within his/her district in accordance with regulations of law.
3. Every communal People’s Committee shall perform state management of minerals within its commune in accordance with regulations of the Law on Minerals and Government’s regulations and the following tasks:
a) Disseminate information about the law on minerals to villages; encourages its locals not to illegally mine, store, trade and transport sand and gravel;
b) Discover and denounce organizations and individuals that illegally mine sand and gravel; implement cooperation regulations within its commune and other communes located within bordering areas;
c) Prevent illegal mining of sand and gravel after the act is found or informed; impose penalties for violations as prescribed by law; if any violation is beyond its power, notify the superior People’s Committee in accordance with regulations of law;
d) The President of the district-level People’s Committee shall be totally responsible to the President of the provincial-level People’s Committee for management of river bed sand and gravel within his/her district in accordance with regulations of law.
Article 32. Contents of regulations on cooperation in river bed sand and gravel management within areas bordering provincial administrative divisions
The cooperation regulations mentioned in Point c Clause 1 Article 31 hereof shall be conformable with regulations of law on minerals and other relevant regulations of law; ensure the consistency in the planning and licensing of exploration and mining of river bed sand and gravel; enhance the role and responsibilities of relevant local governments for management of sand and gravel within bordering areas and contain at least:
1. Responsibility for exchange of information about state management of minerals, including information about mining operations within bordering areas; information about mining operations within bordering areas of People’s Committees at all levels; information about issued licenses for exploration/mining of river bed sand and gravel and other minerals (if any); quantity and badges of vehicles and equipment used for mining and transport of sand and gravel, technical infrastructure conditions (material storage area).
2. Cooperating in discovering, preventing and terminating the mining of river bed sand and gravel without licenses; cooperating in, directing and organizing imposition of penalties for violations against regulations on sand and gravel mining within power of People’s Committees at all levels; cooperating, facilitating and assisting in providing vehicles, equipment and forces.
3. Responsibility of provincial Departments of Natural Resources and Environment for taking charge and cooperating with relevant authorities in imposing penalties for violations against regulations on minerals within their power; responsibilities of provincial police authorities in patrolling, inspecting and imposing penalties for illegal mining of sand and gravel within their areas; responsibility for cooperating with waterway police authorities and environmental police authorities in imposing penalties for illegal mining of river bed sand and gravel, transport and sale of sand and gravel of illegal origin within areas bordering provincial administrative divisions.
4. Cooperating in reviewing the implementation of signed cooperation regulations; assessment of results, reasons and measures to increase effectiveness in state management of sand and gravel resources within bordering areas.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Yêu cầu chung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
Điều 15. Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông
Điều 16. Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trong lòng hồ
Điều 19. Yêu cầu đối với hoạt động xây dựng công trình thủy
Điều 20. Đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông
Điều 21. Thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông