Luật khoáng sản 2010 số 60/2010/QH12
Số hiệu: | 60/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 02/04/2011 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoáng sản là dầu khí; khoáng sản là nước thiên nhiên không phải là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
2. Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, có thành phần, tính chất và một số hợp chất có hoạt tính sinh học đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, luôn có nhiệt độ tại nguồn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.
4. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
5. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
6. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
7. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.Bổ sung
1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
2. Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
3. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
5. Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
6. Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
7. Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;
b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;
d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.
3. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm cung cấp thông tin về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phải trả phí sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ thăm dò khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trường hợp sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.
1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng;
b) Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí;
c) Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội;
d) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.
2. Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;
b) Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;
c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
3. Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.
1. Quy hoạch khoáng sản bao gồm:
a) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
c) Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước;
d) Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Kỳ quy hoạch khoáng sản được quy định như sau:
a) Kỳ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là 10 năm, tầm nhìn 20 năm;
b) Kỳ quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này là 5 năm, tầm nhìn 10 năm.
3. Chính phủ phân công các bộ tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các loại quy hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này; quy định việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản;
b) Định hướng cho quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước.
2. Căn cứ để lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản;
b) Kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản kỳ trước; tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản mới phát hiện.
3. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản;
b) Đánh giá tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản; xác định vùng có triển vọng về khoáng sản;
c) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản kỳ trước;
d) Xác định quy mô đầu tư, nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
đ) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản;
b) Bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;
c) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
2. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch ngành sản xuất sử dụng khoáng sản;
b) Nhu cầu khoáng sản của các ngành kinh tế;
c) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản;
đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản;
b) Đánh giá thực trạng tiềm năng khoáng sản đã điều tra, thăm dò và nhu cầu sử dụng khoáng sản của các ngành kinh tế;
c) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
d) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác khoáng sản trong kỳ quy hoạch;
đ) Khoanh định khu vực hoạt động khoáng sản, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Khu vực hoạt động khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
e) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Việc lập quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
b) Bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;
c) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;
d) Một loại khoáng sản sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chỉ thể hiện trong một quy hoạch.
2. Căn cứ để lập quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch ngành sản xuất sử dụng khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
b) Nhu cầu khoáng sản cho chế biến và sử dụng của các ngành kinh tế;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản trong khu vực hoạt động khoáng sản;
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;
d) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác;
e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Quy hoạch khoáng sản được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung quy hoạch đã được phê duyệt hoặc có sự thay đổi lớn về nhu cầu chế biến, sử dụng khoáng sản của ngành kinh tế;
b) Có phát hiện mới về khoáng sản làm ảnh hưởng đến tính chất, nội dung quy hoạch;
c) Khi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này;
d) Vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản quyết định điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt.
1. Việc lấy ý kiến về quy hoạch khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 10 của Luật này, tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan về quy hoạch khoáng sản trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về quy hoạch khoáng sản trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch khoáng sản được phê duyệt hoặc được điều chỉnh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch khoáng sản có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch khoáng sản.
1. Khoáng sản chưa khai thác, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa được bảo vệ theo quy định của Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm:
a) Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật này.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
c) Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
d) Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật này.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
1. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Nhà nước thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Kinh phí cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự toán ngân sách nhà nước giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
1. Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:
a) Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản;
b) Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
1. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Tiến hành điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chuyển ra ngoài khu vực điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu để phân tích, thử nghiệm theo đề án đã được phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện;
b) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản; không được tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Bảo vệ môi trường, khoáng sản và tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
đ) Trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
e) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ; nộp mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải nằm trong Danh mục đề án thuộc diện khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
b) Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định;
c) Việc thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giám sát.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được ưu tiên sử dụng thông tin về khoáng sản trong khu vực đã điều tra khi tham gia hoạt động khoáng sản.
1. Khu vực hoạt động khoáng sản, bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
2. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
3. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
4. Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
1. Khu vực hoạt động khoáng sản là khu vực có khoáng sản đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định trong quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
2. Căn cứ vào yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; ngăn ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa; bảo vệ rừng đặc dụng, công trình hạ tầng, việc thăm dò, khai thác khoáng sản có thể bị hạn chế về:
a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác;
b) Sản lượng khai thác;
c) Thời gian khai thác;
d) Diện tích, độ sâu khai thác và phương pháp khai thác.
Căn cứ yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định hình thức hạn chế hoạt động khoáng sản.
1. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ là khu vực chỉ phù hợp với hình thức khai thác nhỏ được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá khoáng sản trong giai đoạn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
d) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.
2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi có một trong các yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về quốc phòng, an ninh;
b) Bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Trường hợp khu vực đang có hoạt động khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong khu vực đó được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản có liên quan.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
1. Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là khu vực có khoáng sản chưa khai thác được xác định căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, kết quả thăm dò khoáng sản, bao gồm:
a) Khu vực có khoáng sản cần dự trữ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
b) Khu vực có khoáng sản nhưng chưa đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả hoặc có đủ điều kiện khai thác nhưng chưa có các giải pháp khắc phục tác động xấu đến môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp. Khi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt hiệu lực; khi từng phần diện tích thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản được trả lại thì hợp đồng thuê đất cũng được thay đổi tương ứng. Khi có sự thay đổi tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì hợp đồng thuê đất được ký lại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được sử dụng hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện và hạ tầng kỹ thuật khác để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Nguồn nước, khối lượng nước và phương thức sử dụng nước, xả nước thải trong hoạt động khoáng sản phải được xác định trong đề án thăm dò, dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải mua bảo hiểm phương tiện, công trình phục vụ hoạt động khoáng sản và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
1. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
c) Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
d) Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 34 của Luật này có nhu cầu thăm dò khoáng sản được tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực dự kiến thăm dò khoáng sản.
1. Khu vực thăm dò khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc, thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép đối với loại hoặc nhóm khoáng sản được quy định như sau:
a) Không quá 50 kilômét vuông (km2) đối với đá quý, đá bán quý, khoáng sản kim loại, trừ bauxit;
b) Không quá 100 kilômét vuông (km2) đối với than, bauxit, khoáng sản không kim loại ở đất liền có hoặc không có mặt nước, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
c) Không quá 200 kilômét vuông (km2) đối với khoáng sản các loại ở thềm lục địa, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
d) Không quá 02 kilômét vuông (km2) ở đất liền, không quá 01 kilômét vuông (km2) ở vùng có mặt nước đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
đ) Không quá 02 kilômét vuông (km2) đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
3. Khu vực thăm dò phải bảo đảm khống chế hết thân khoáng sản và các cấu trúc địa chất có triển vọng đối với loại khoáng sản dự kiến thăm dò.
1. Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Hệ phương pháp thăm dò phù hợp để xác định được trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện khai thác, khả năng chế biến, sử dụng các loại khoáng sản có trong diện tích thăm dò;
b) Khối lượng công tác thăm dò, số lượng, chủng loại mẫu vật cần lấy phân tích, bảo đảm đánh giá đầy đủ tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản theo mục tiêu thăm dò;
c) Giải pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình thăm dò;
d) Phương pháp tính trữ lượng;
đ) Giải pháp tổ chức thi công, tiến độ thực hiện đề án;
e) Dự toán chi phí thăm dò được lập trên cơ sở đơn giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
g) Thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
2. Đề án thăm dò khoáng sản phải được thẩm định trước khi cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;
b) Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 của Luật này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
b) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
3. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này được phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi có đủ điều kiện do Chỉnh phủ quy định.
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
c) Phương pháp, khối lượng thăm dò;
d) Thời hạn thăm dò khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó.
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
b) Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
d) Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
d) Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
đ) Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
e) Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.
2. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới.
3. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm; trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn.
Hết thời hạn ưu tiên quy định tại khoản này, tổ chức, cá nhân đã thăm dò không đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí thăm dò đối với trữ lượng được cấp phép cho tổ chức, cá nhân đã thăm dò trước khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
c) Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
3. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; san lấp công trình thăm dò, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phục hồi môi trường, đất đai; giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đang đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò koáng sản hoặc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Đề án thăm dò khoáng sản phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này;
c) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;
d) Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại;
đ) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam;
e) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật này;
g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo;
c) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản đã loại trừ ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản;
c) Trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò thì phải có bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản, kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoảng sản;
c) Báo cáo kết quả thăm dò và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
d) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản được quy định như sau:
a) Tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
3. Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
1. Thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản được quy định như sau:
a) Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thủ tục nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
b) Bản sao đề án thăm dò khoáng sản và Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công;
d) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan và bản số hóa.
2. Thời hạn thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản tối đa là 06 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Chính phủ quy định thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
1. Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích, ranh giới theo chiều sâu của khu vực khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác, phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác.
1. Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
3. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.
4. Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động.
6. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
d) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
3. Khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
c) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
h) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật này.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn;
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại; diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại;
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại;
d) Đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
c) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;
d) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
đ) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được quy định như sau:
a) Tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
1. Thiết kế mỏ bao gồm thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chỉ được phép xây dựng cơ bản mỏ, khai thác khoáng sản khi đã có thiết kế mỏ được lập, phê duyệt theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản.
3. Bộ Công thương quy định nội dung thiết kế mỏ.
1. Khai thác khoáng sản phải có Giám đốc điều hành mỏ, trừ trường hợp khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác tận thu khoáng sản. Một giám đốc điều hành mỏ chỉ điều hành hoạt động khai thác theo một Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Giám đốc điều hành mỏ phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;
c) Có trình độ tổ chức, quản lý, kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường;
d) Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là 05 năm;
đ) Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 05 năm.
Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên mỏ không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác bằng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 02 năm; trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì phải được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm.
3. Tổ chức khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập, quản lý, lưu giữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ đến khi kết thúc khai thác.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sản đã khai thác, chịu trách nhiệm về số liệu đã thống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, thống kê, kiểm kê, chế độ báo cáo trong khai thác khoáng sản.
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.
2. Khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án.
3. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền quy định tại các điểm b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 của Luật này và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 55 của Luật này.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;
c) Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép;
c) Đề án đóng cửa mỏ.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được quy định như sau:
a) Tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Chính phủ quy định thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này;
b) Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phê duyệt, tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, thủ tục phê duyệt, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
3. Chính phủ quy định cụ thể phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
1. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
2. Chính phủ quy định tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
1. Hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;
b) Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
b) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản theo phân công của Chính phủ;
c) Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
đ) Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
e) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
g) Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;
h) Công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
i) Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
k) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước, trong đó có việc lập và trình phê duyệt quy hoạch về khoáng sản theo phân công của Chính phủ; đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;
b) Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
c) Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của Chính phủ;
d) Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép;
đ) Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
e) Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
h) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
i) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
k) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn quy định trong giấy phép.
2. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản ở các mỏ đã được đóng cửa mỏ để thanh lý được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn quy định trong giấy phép và không được gia hạn hoặc cấp lại giấy phép.
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang thực hiện theo giấy phép khai thác được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản chưa khai thác.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Luật khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản số 46/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 60/2010/QH12 |
Hanoi, November 17, 2010 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Mineral Law.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for geological baseline surveys of minerals; protection of unexploited minerals; mineral exploration and mining; state management of minerals in the mainland, islands, internal waters, territorial sea, contiguous zone, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
Oil and gas and natural water other than mineral water and natural thermal water arc not governed by this Law.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Mineral mean useful minerals and mineral substances which are naturally accumulated in solid, liquid or gaseous form and exist underground or on the ground, including minerals and mineral substances at tailing sites of mines.
2. Mineral water means natural water underground or on the ground containing ingredients, features and some biological active compounds in conformity with Vietnamese standards or technical regulations or foreign standards which are allowed to apply in Vietnam.
3. Natural thermal water means natural water underground or on the ground which has a source temperature in conformity with Vietnamese standards or technical regulations or foreign standards which arc allowed to apply in Vietnam.
4. Geological baseline survey of minerals means study and investigation of the physical structure and components, the history of evolution and development of the earth's crust and relevant biomineral conditions and laws to serve the general evaluation of mineral potential as scientific grounds for guiding mineral exploration.
5. Mineral activities include mineral exploration and mineral mining activities.
6. Mineral exploration means activities to identify mineral deposits and quality and obtaining other information for mineral mining.
7. Mineral mining means activities to recover minerals, including mine infrastructure construction, excavation, classification, enrichment and other related activities.
Article 3. State policies on minerals
1. The State adopts mineral strategies and master plans to assure socio-economic sustainable development, national defense and security in each period.
2. The State assures that minerals will be protected, exploited and utilized in a rational, economical and effective manner.
3. The State invests in and conducts geological baseline surveys of minerals under mineral strategies and master plans; carries out human resource training and development, scientific research and technological application and development in geological baseline surveys of minerals and mineral activities.
4. The State encourages organizations and individuals to invest and cooperate with state-owned geological organizations in conducting geological baseline surveys of minerals.
5. The State invests in the exploration and mining of some kinds of important minerals to serve socio-economic development, national defense and security.
6. The State promotes investment projects on mineral mining associated with the processing and utilization of minerals to manufacture metal, alloy or other products of high value and socio-economic effectiveness.
7. The State adopts policies on the export of minerals in each period in accordance with sustainable socio-economic development objectives and on the principle of prioritizing raw materials for domestic production.
Article 4. Principles of mineral activities
1. Mineral activities must comply with mineral strategies and master plans and connected with the protection of environment, natural landscape, historical-cultural relics, scenic places and other natural resources while assuring national defense, security and social order and safety.
2. Mineral activities may only be carried out only after obtaining permission from competent state management agencies.
3. Mineral exploration must fully evaluate the deposits and quality of all kinds of minerals in an exploration area.
4. In mineral mining, socio-economic effectiveness and environmental protection must be considered basic criteria for making investment decisions; and advanced mining technologies which are suitable to the size and characteristics of each mine as well as each kind of mineral shall be applied in order to recover minerals to the maximum.
Article 5. Benefits of localities and people in areas in which minerals are exploited
1. The State shall allocate part of revenues from mineral mining activities to support socio-economic development in localities in which minerals are exploited under (he state budget law.
2. Mining organizations and individuals shall:
a/ Partially cover investment costs for upgrading, maintaining and building technical infrastructure facilities used in mining activities and building welfare works under law for localities in which minerals are exploited;
b/ Combine mining activities with the building of technical infrastructure and environmental protection and restoration under investment projects on mineral mining; and repair, maintain or build new facilities or pay compensations under law depending on the degree of damage, if causing damage to technical infrastructure facilities or other works and properties;
c/ Give priority to employment of local labor in mining activities and related services;
d/ Coordinate with local administrations in assuring the change of jobs for local people whose land is recovered for mining.
3. Compensation, support and resettlement for land users whose land is recovered for mineral mining projects comply with the land law and other relevant regulations.
Article 6. Storage of mineral-related information
1. Reports on the results of geological baseline surveys of minerals and reports on mineral exploration results shall be archived according to the law on archives.
2. Geological and mineral specimens shall be preserved in the Geology Museum of Ministry of Natural Resources and Environment according to law.
Article 7. Use of mineral-related information
1. When requested, state management agencies in charge of minerals shall provide mineral-related information to organizations and individuals according to law.
2. Organizations and individuals that use mineral-related information shall pay a charge therefore according to the law on charges and fees.
3. Organizations and individuals that use mineral-related information for mineral exploration shall reimburse costs for geological baseline surveys of minerals; those that use mineral-related information for mineral mining shall reimburse costs for geological baseline surveys of minerals and costs for mineral exploration.
4. The Government shall specify the reimbursement of costs for geological baseline surveys of minerals and costs for mineral exploration.
1. Taking advantage of mineral activities to infringe upon the interests of the State or the rights and legitimate interests of organizations and individuals.
2. Abusing mineral exploration to exploit minerals.
3. Conducting geological baseline surveys of minerals or mineral activities without permission of competent state management agencies.
4. Illegally obstructing geological baseline surveys of minerals or mineral activities.
5. Illegally providing mineral-related information classified as state secrets.
6. Intentionally destroying valuable or rare and precious geological and mineral specimens.
7. Other acts as prescribed by law.
MINERAL STRATEGIES AND MASTER PLANS
1. Mineral strategies shall be elaborated on the following principles and bases:
a/ Conformity with socio-economic development, national defense and security strategies and plans and regional master plans;
b/ Satisfaction of mineral needs for sustainable socio-economic development; and economical and wasteful exploitation and utilization of minerals;
c/ Domestic mineral demand and supply capacity and possibilities of international cooperation in the mining sector for socio-economic development:
d/ Available results of geological baseline surveys of minerals; and mineral-related geological prerequisites and signs.
2. A mineral strategy must contain the following principal contents:
a/ Guiding viewpoints and objectives of geological baseline surveys of minerals, protection of unexploited minerals, mineral exploration, mining, processing and rational and economical utilization of minerals;
b/ Orientations for geological baseline surveys of minerals, protection of unexploited minerals, exploration and mining of each group of minerals, and post-mining processing and rational and economical utilization of minerals in the strategy's period;
c/ Major tasks and solutions in geological baseline surveys of minerals, protection of unexploited minerals, exploration and mining of each group of minerals, post-mining processing and rational and economical utilization of minerals; and national mineral reserves.
3. Mineral strategies shall be elaborated for 10-year periods, with a 20-year vision, corresponding to the period of relevant socio-economic development strategies.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment, other ministries and ministerial-level agencies and concerned localities in, elaborating mineral strategies for submission to the Prime Minister for approval.
Article 10. Mineral master plans
1. Mineral master plans include:
a/ Master plans on geological baseline surveys of minerals:
b/ National master plans on mineral exploration and mining;
c/ National master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials, and national master plans on exploitation and utilization of each kind or group of other minerals;
d/ Provincial master plans on mineral exploration, mining and utilization.
2. Periods of mineral master plans are stipulated as follows:
a/ A master plan on geological baseline surveys of minerals shall be made for a 10-year period, with a 20-year vision;
b/ A master plan specified at Points b, c and d, Clause I of this Article shall be made for a 5-year period, with a 10-year vision.
3. The Government shall assign ministries to elaborate and submit the master plans specified in at Points a, b and c, Clause 1 of this Article to the Prime Minister for approval; and provide for the elaboration of provincial master plans on mineral exploration, mining and utilization.
Article 11. Master plans on geological baseline surveys of minerals
1. Master plans on geological baseline surveys of minerals shall be elaborated on the following principles:
a/ Compliance with socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans and mineral strategies;
b/ Orientation for the elaboration of national master plans on mineral exploration and mining.
2. Bases for elaboration of master plans on geological baseline surveys of minerals include:
a/ Socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans and mineral strategies;
b/ Implementation results of the preceding period's master plan on geological baseline surveys of minerals; and newly discovered mineral-related geological prerequisites and signs.
3. A master plan on geological baseline surveys of minerals must have the following principal contents:
a/ A geological and mineral survey map based on a l:50,000-scale topographic map; development of a system of geological and mineral databases;
b/ Assessment of potentials of each kind and group of minerals; identification of areas with mineral prospect;
c/ Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan on geological baseline surveys of minerals;
d/ Identification of the scope of investment in and needs for equipment, technologies and analyzing and testing methods for geological baseline surveys of minerals;
e/ Solutions and schedule for the implementation of the master plan.
Article 12. National master plans on mineral exploration and mining
1. National master plans on mineral exploration and mining shall be elaborated on the following principles:
a/ Compliance with socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans and mineral strategies;
b/ Assurance of rational, economical and effective exploitation and utilization of minerals to meet present needs while taking into account scientific and technological development and mineral demand in the future;
c/ Protection of the environment, natural landscape, historical-cultural relics, scenic places and other natural resources.
2. Bases for the elaboration of national master plans on mineral exploration and mining include:
a/ Socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and master plans on mineral-using industries;
b/ Mineral needs of various industries;
c/ Results of geological baseline surveys of minerals;
d/ Scientific and technological advances in mineral exploration and mining;
e/ Implementation results of the preceding period's master plan; and strategic environmental assessment results according to the law on environmental protection.
3. A national master plan on mineral exploration and mining must have the following principal contents:
a/ Survey, study, summarization and assessment of national and socio-economic conditions and the current state of mineral exploration, mining, processing and utilization;
b/ Assessment of mineral potential already surveyed and explored and mineral needs of various industries;
c/ Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan;
d/ Identification of orientations and objectives for mineral exploration and mining in the planning period;
e/ Identification of mineral activity areas, including also areas with small-scale and scattered minerals. A mineral activity area will be delimited by lines connecting comer points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale;
f/ Areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities and national mineral reserves areas;
g/ Solutions and schedule for the implementation of the master plan.
Article 13. National master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials and national master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of other minerals
1. National master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials and national master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of other minerals shall be elaborated on the following principles:
a/ Compliance with socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and national master plans on mineral exploration and mining.
b/ Assurance of rational, economical and efficient exploitation and utilization of minerals to meet present needs while taking into account scientific and technological development and mineral needs in the future;
c/ Protection of the environment, natural landscape, historical-cultural relics, scenic places and other natural resources;
d/ A mineral which is used for different purposes shall be indicated in only one master plan.
2. Bases for elaboration of national master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials and national master plans on exploitation and utilization of each kind or group of other minerals include:
a/ Socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and national master plans on mineral exploration and mining;
b/ Mineral processing and utilization needs of various industries;
c/ Scientific and technological advances in mineral exploration and mining;
d/ Implementation results of the preceding period's master plan; and strategic environmental assessment results according to the law on environmental protection.
3. A national master plan on the exploitation and utilization of a kind or group of minerals for use as construction materials or a national master plan on exploitation and utilization of a kind or group of other minerals must have the following principal contents:
a/ Survey, study, summarization and assessment of the current state of exploration, exploitation, processing and utilization of this kind or group of minerals in mineral activity areas;
b/ Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan;
c/ Identification of mineral demand and supply in the planning period;
d/ Identification of mining areas and kinds of minerals in which mining investment should be made and mining schedule. A mineral mining area shall be delimited with lines connecting comer points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale;
e/ Identification of mining scale and capacity and requirements on mining technologies;
f/ Solutions and schedule for the implementation of the master plan.
Article 14. Adjustment of mineral master plans
1. A mineral master plan may be adjusted in the following cases:
a/ Upon adjustment of socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and plans which directly affect the contents of the approved master plans or upon occurrence of great changes in the mineral processing and utilization demands of various industries;
b/ There are new findings about minerals which affect the characteristics and contents of the master plan;
c/ Upon occurrence of a circumstance defined in Clause 4, Article 28 of this Law;
d/ For national or public interests.
2. State management agencies competent to approve mineral master plans shall decide to adjust the approved master plans.
Article 15. Collection of opinions on. and publicization of, mineral master plans
1. Opinions on mineral master plans shall be collected as follows:
a/ Agencies elaborating the master plans prescribed at Points a. b and c. Clause 1, Article 10 of this Law shall collect opinions on the master plans from concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) before submitting them to the Prime Minister for approval;
b/ Agencies elaborating the master plans defined at Point d, Clause 1, Article 10 of this Law shall collect opinions on the master plans from the Ministry of Natural Resources and Environment and concerned ministries and ministerial-level agencies before submitting them to competent state agencies for decision.
2. The agency which elaborates a mineral master plan shall publicize it within 30 days after it is approved or adjusted.
PROTECTION OF UNEXPLORED MINERALS
Article 16. Common responsibility for protection of unexploited minerals
1. Unexploited minerals, including those at tailing sites of closed mines, shall be protected under this Law.
2. Agencies, organizations and individuals shall protect unexploited minerals and strictly observe regulations on the protection of unexploited minerals.
3. Provincial-level People's Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, protect unexploited minerals in their localities.
Article 17. Organizations' and individuals' responsibilities for mineral protection
1. Organizations and individuals engaged in mineral activities shall:
a/ Upon conducting mineral exploration, evaluate and fully report minerals discovered in exploration areas to competent licensing state management agencies;
b/ Upon conducting mineral mining, apply advanced technologies suitable to the size and characteristics of each mine and each kind of to-be-exploited mineral so as to recover to the maximum minerals which are allowed for mining; When discovering new minerals, immediately report such to competent licensing state management agencies; and manage and protect minerals already exploited but not yet utilized or minerals not yet recovered.
3. Land-using organizations and individuals shall protect unexploited minerals within their land areas; and may not conduct mineral mining without permission, except for the cases specified at Point b, Clause 2, Article 64 of this Law.
3. When submitting regional construction master plans, urban master plans and master plans on construction of rural residential areas, elaborating agencies shall enclose written opinions of competent licensing state management agencies specified in Article 82 of this Law.
Article 18. Responsibilities of People's Committees of all levels to protect unexploited minerals
1. Within the ambit of their tasks and powers, provincial-level People's Committees shall:
a/ Promulgate according to their competence or propose competent state management agencies to promulgate documents on enforcement of the mineral law in their localities;
b/ Propagate, disseminate and educate about the law on protection of unexploited minerals;
c/ Organize the protection of unexploited minerals;
d/ Mobilize and direct the coordination among local forces to stop or prevent illegal mineral activities in their localities.
2. Within the ambit of their tasks and power, People's Committees of districts, towns and provincial cities (below collectively referred to as district-level People's Committees) shall:
a/ Organize the enforcement of the mineral law in their localities;
b/ Direct People's Committees of communes, wards and townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) to apply measures to protect unexploited minerals; mobilize and direct the coordination among local forces to stop or prevent illegal mineral activities.
3. Within the ambit of their tasks and powers, commune-level People's Committees shall detect and prevent in time illegal mineral activities and coordinate with functional agencies in protecting unexploited minerals in their localities.
Article 19. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies to protect unexploited minerals
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, directing the implementation of regulations on protection of unexploited minerals according to this Law.
2. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall, within the ambit of their tasks and powers, direct the fight against crimes in the mining sector; protect unexploited minerals in border areas, islands or areas in which mineral activities are banned for defense or security reasons.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in, protecting unexploited minerals.
Article 20. Funds for protection of unexploited minerals
The State shall ensure funds for the protection of unexploited minerals. Funds for the protection of unexploited minerals shall be included in annual state budget estimates.
GEOLOGICAL BASELINE SURVEYS OF MINERALS
Article 21. The State's responsibilities for geological baseline surveys of minerals
1. The State shall conduct geological baseline surveys of minerals under the approved master plan.
Funds for geological baseline surveys of minerals shall be included in annual state budget estimates.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall conduct geological baseline surveys of minerals on the basis of the master plan on geological baseline surveys of minerals approved by the Prime Minister and the allocated state budget estimates.
Article 22. Contents of geological baseline surveys of minerals
1. A geological baseline survey of minerals has the following contents:
a/ Survey and discovery of minerals simultaneously with drawing of maps for regional geology, catastrophic geology, environmental geology, marine mineral geology and specialized geological and mineral maps and researches;
b/ Assessment of mineral potential by kind or group of minerals or geological structures of prospect to discover new mineral areas.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify the contents of geological baseline surveys of minerals; procedures for appraising and approving projects on geological baseline surveys of minerals and reporting on the outcomes of geological baseline surveys of minerals.
Article 23. Rights and obligations of organizations conducting geological baseline surveys of minerals
1. Organizations conducting geological baseline surveys have the following rights:
a/ To conduct geological baseline surveys of minerals under projects approved by competent state management agencies;
b/ To send out of areas in which geological baseline surveys of mineral are conducted, even out of the country, mineral specimens of appropriate weights and types for analysis and testing purposes under the approved projects.
2. Organizations conducting geological baseline surveys of minerals have the following obligations:
a/ To register geological baseline surveys of minerals with competent state management agencies before conducting these surveys;
b/ To properly implement approved projects and comply with standards, technical regulations, norms and unit prices in the process of conducting geological baseline surveys of minerals;
c/ To ensure the truthfulness and completeness in the collection and summarization of geological and mineral-related documents and information; to refrain from disclosing geological and mineral-related information during the process of conducting geological baseline surveys of minerals;
d/ To protect the environment, minerals and other natural resources during survey periods;
e/ To propose competent state management agencies to approve reports on the results of geological baseline surveys of minerals;
f/ To submit approved reports on the results of geological baseline surveys of minerals for archival according to the law on archives; to send geological and mineral specimens to the Geology Museum according to the Ministry of Natural Resources and Environment's regulations.
Article 24. Organizations and individuals investing in geological baseline surveys of minerals
1. Investment in geological baseline surveys of minerals must ensure the following principles:
a/ Projects on geological baseline surveys of minerals must be included in the Prime Minister-issued list of projects in which investment is promoted;
b/ Projects on geological baseline surveys of minerals must be appraised by the Ministry of Natural Resources and Environment;
c/ Projects on geological baseline surveys of minerals must be implemented under the supervision of competent state management agencies.
2. When conducting mineral activities, organizations and individuals having invested in geological baseline surveys of minerals will be given priority in using information on minerals in surveyed areas.
Article 25. Classification of mineral areas
1. Mineral activity areas, including areas with small-scale and scattered minerals.
2. Areas banned from mineral activities.
3. Areas temporarily banned from mineral activities.
4. National mineral reserves areas.
Article 26. Mineral activity areas
1. Mineral activity areas are areas in which geological baseline surveys of minerals have been conducted and which have been delimited by competent state agencies in the master plan mentioned at Point b, c or d, Clause 1, Article 10 of this Law.
2. Based on requirements for national defense and security assurance; prevention and mitigation of impacts on the environment, natural landscape and historical-cultural relics; protection of special-use forests or infrastructure facilities, mineral exploration and mining may be restricted in terms of:
a/ Organizations and individuals allowed to conduct exploration and mining;
b/ Mining output;
c/ Mining duration;
d/ Mining areas, depth and methods.
Competent licensing state management agencies specified in Article 82 of this Law shall decide on forms of restriction of mineral activities at the request of ministries and ministerial-level agencies.
Article 27. Areas with small-scale and scattered minerals
1. Areas with small-scale and scattered minerals are areas suitable for only small-scale mining which are identified on the basis of mineral prospection results during the period of conducting geological baseline surveys of minerals or mineral exploration results approved by competent state agencies.
An area with small-scale and scattered minerals shall be delimited by lines connecting comer points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale.
2. The Government shall specify the delimitation of areas with small-scale and scattered minerals.
Article 28. Areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities
1. Areas banned from mineral activities include:
a/ Land areas with historical-cultural relics or scenic places already ranked or delimited for protection under the Law on Cultural Heritages;
b/ Land areas under special-use forests, protection forests or land areas planned for protection forests and geological conservation zones;
c/ Land areas which are planned for national defense or security purposes or in which mineral activities may affect the performance of defense or security tasks;
d/ Land areas used by religious institutions;
e/ Land areas within the protection corridors or zones of transport, irrigation or dike works; water supply and drainage and waste treatment systems, electricity transmission lines, petrol, oil or gas pipelines or communications systems.
2. Areas temporarily banned from mineral activities shall be delimited for any of the following reasons:
a/ Satisfying defense or security requirements;
b/ Conserving the nature, historical-cultural relics or scenic places which are considered by the State for recognition or discovered in the process of mineral exploration or mining;
c/ To prevent or remedy consequences of natural disasters.
3. In case an area in which mineral activities are taking place is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities, organizations and individuals conducting mineral activities in this area will be compensated according to law.
4. When it is necessary to explore or exploit minerals in areas banned from mineral activities or temporarily banned from mineral activities, competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law shall report the adjustment of relevant mineral master plans to the Prime Minister for consideration and decision.
5. Provincial-level People's Committees shall delimit and propose the Prime Minister to approve areas banned from mineral activities and areas temporarily banned from mineral activities after consulting the Ministry of Natural Resources and Environment and concerned ministries and ministerial-level agencies.
Article 29. National mineral reserves areas
1. National mineral reserves areas arc areas with unexploited minerals which are identified based on the results of geological baseline surveys of minerals and mineral exploration, including:
a/ Areas with minerals which should be reserved for sustainable socio-economic development;
b/ Areas with minerals which cannot be effectively exploited yet for lack of conditions or which can be exploited but remedies for adverse environmental impacts are unavailable.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, delimiting and proposing the Prime Minister to decide on national mineral reserves areas.
ENVIRONMENTAL PROTECTION. USE OF LAND, WATER AND TECHNICAL INFRASTRUCTURE IN MINERAL ACTIVITIES
Article 30. Environmental protection in mineral activities
1. Organizations and individuals engaged in mineral activities shall use environmentally friendly technologies, equipment and materials; apply solutions to prevent and mitigate adverse impacts on, and upgrade and restore the environment according to law.
2. Organizations and individuals engaged in mineral activities shall apply solutions and bear all costs for environmental protection, rehabilitation and restoration. Solutions and costs for environmental protection, rehabilitation and restoration must be identified in investment projects, environmental impact assessment reports and environmental protection commit-ments approved by competent state agencies.
3. Before conducting mineral mining activities, mining organizations and individuals shall pay a deposit for environmental rehabilitation and restoration according to the Government's regulations.
Article 31. Use of land and technical infrastructure facilities in mineral activities
1. Organizations and individuals engaged in mineral activities shall rent land according to the land law, unless they do not use the land surface layer or their mineral activities do not affect the use of land surface of organizations and individuals that are lawfully using such land. A land lease contract shall terminate upon the expiration of the relevant mineral exploration license or mineral mining licenses and shall be correspondingly adjusted upon the return of part of the mineral exploration or mining area. Anew land lease contract shall be signed if there is any change of the organization or individual licensed for mineral exploration or mining.
2. Organizations and individuals engaged in mineral activities may use transport, communications and electricity systems and other infrastructure works to serve their mineral activities according to law.
Article 32. Use of water in mineral activities
1. Organizations and individuals engaged in mineral activities may use water according to the law on water resources.
2. Water sources and volume and using methods and wastewater discharge in mineral activities must be specified in exploration projects, mining investment projects and mine designs.
Article 33. Insurance for mineral activities
Organizations or individuals engaged in mineral activities shall buy insurance for vehicles and works used for mineral activities and other kinds of insurance according to law.
Article 34. Organizations and individuals eligible for conducting mineral exploration
1. Organizations and individuals having registered mineral exploration as their business line may be licensed to conduct mineral exploration. They include:
a/ Enterprises established under the Enterprise Law;
h/ Cooperatives and unions of cooperatives established under the Law on Cooperatives;
c/ Foreign enterprises with Vietnam-based representative offices or branches.
2. Business households having registered mineral exploration as their business line may be licensed to explore minerals for use as common construction materials.
Article 35. Conditions on mineral exploration practice organizations
1. A mineral exploration practice organization must satisfy the following conditions:
a/ Being lawfully established;
b/ Having an employee in charge of technical matters who possesses a university degree in geological exploration and has worked for at least five years in mineral exploration and a deep knowledge about standards and technical regulations on mineral exploration;
c/ Having a staff of technical workers specialized in geological exploration, hydrogeology, engineering geology, geophysics, drilling, excavation and other relevant disciplines;
d/ Having necessary special-use equipment and instruments for the construction of mineral exploration works.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify conditions for mineral exploration practice.
Article 36. Selection of organizations and individuals to conduct mineral exploration
1. Competent state management agencies shall select organizations and individuals to be licensed for exploration of minerals in areas in which the mining right is not subject to auction.
2. The Government shall specify the selection of organizations and individuals to conduct mineral exploration.
Article 37. Selection of areas for elaboration of mineral exploration schemes
Organizations and individuals specified in Article 34 of this Law that wish to explore minerals may conduct field surveys and take surface specimens to serve the selection of areas for elaboration of mineral exploration projects after obtaining written approval of the provincial-level People's Committees of localities in which the to-be-explored areas are located.
Article 38. Mineral exploration areas
1. A mineral exploration area shall be delimited by lines connecting corner points, drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale.
2. The size of an exploration area under a specific exploration license for a kind or group of minerals is stipulated as follows:
a/ Not exceeding 50 square kilometers (km2), for gemstone, semi-gemstone and metallic minerals, except bauxite;
b/ Not exceeding 100 square kilometers (km2), for coal, bauxite and non-metallic minerals on land, with or without water surface, except minerals to be used as common construction materials;
c/ Not exceeding 200 square kilometers (km2), for minerals of all kinds in the continental shelf, except minerals to be used as common construction materials;
d/ Not exceeding 2 square kilometers (km2) on land or 1 square kilometer (km2) in water surface areas, for minerals to be used as common construction materials;
e/ Not exceeding 2 square kilometers (km2), for mineral water and natural thermal water.
3. An exploration area must completely cover the mineral body and geological structures of prospect for the minerals to be explored.
Article 39. Mineral exploration projects
1. A mineral exploration project must have the following principal contents:
a/ An appropriate system of exploration methods to identify mineral deposit and quality, mining conditions and processing and utilization possibilities for all minerals discovered in the exploration area;
b/ The volume of exploration work, the quantity and kinds of specimens to be taken for analysis to ensure complete evaluation of natural resources as well as mineral deposit and quality according to the exploration objectives;
c/ Solutions for environmental protection and labor safety and sanitation during exploration.
d/ Deposit calculation methods;
e/ Solutions and schedule for the project implementation.
f/ Exploration cost estimate based on unit prices set by competent state management agencies.
2. Mineral exploration projects must be appraised before licensing under the Ministry of Natural Resources and Environment's regulations.
Article 40. Principles and conditions for granting mineral exploration licenses
1. Mineral exploration licenses are granted on the following principles:
a/ Mineral exploration licenses shall be granted only for areas in which no organization or individual is lawfully conducting mineral exploration or mining and which are not banned or temporarily banned from mineral activities, national mineral reserves areas or areas in which geological baseline surveys are being conducted for minerals of the same kind of minerals being applied for;
b/ Each organization or individual shall be granted no more than 5 mineral exploration licenses, excluding the expired ones; the to-be-explored total area for a specific mineral under all licenses must not exceed 2 times the exploration area under a single license prescribed in Clause 2, Article 38 of this Law.
2. To be granted mineral exploration licenses, organizations and individuals must meet the following conditions:
a/ Being selected by competent state management agencies under Article 36 of this Law or having won auctions for mineral mining rights in unexplored areas under this Law; organizations and individuals that are ineligible for mineral exploration practice under in Clause 1, Article 35 of this Law must sign contracts with eligible organizations defined in Clause 1, Article 35 of this Law;
b/ Having an exploration project conformable with the mineral master plans; having obtained the Prime Minister's written permission, for toxic minerals;
c/ Having an equity capital at least equal to 50% of the total investment capital for the implementation of the mineral exploration project.
3. Business households defined in Clause 2. Article 34 of this Law may explore minerals for use as common construction materials if they fully meet the conditions set by the Government
Article 41. Mineral exploration licenses
1/ A mineral exploration license must contain the following principal details:
a/ Name of the exploring organization or individual;
b/ Kind of mineral, location and size of the exploration area;
c/ Method and volume of exploration;
d/ Exploration duration;
e/ Financial and other relevant obligations.
2. A mineral exploration license is valid for 48 months at most and may be extended multiple times for a total maximum duration of 48 months. Upon each extension, the licensed organization or individual shall return at least 30% of exploration area stated in the granted license.
The exploration duration includes the time for implementing a mineral exploration project, time for submitting mineral deposit for approval and time for formulating a mining investment project. In case an organization or individual licensed lor exploring minerals transfers the mineral exploration right to another, the exploration duration is the remaining period of the previously granted mineral exploration license.
Article 42. Rights and obligations of organizations and individuals licensed for exploring minerals
1. Organizations and individuals licensed for exploring minerals have the following rights:
a/ To use mineral-related information pertaining to the exploration purpose and area;
b/ To conduct exploration according to the mineral exploration license;
c/ To take away from the exploration area, even abroad, specimens with volume and types suitable to the characteristics and requirements of analyses and experiments under the approved exploration project;
d/ To be prioritized to obtain a license for exploring minerals in the exploration area under Clause 1, Article 45 of this Law;
e/ To request extension of the mineral exploration license, to return it or return part of the exploration area;
f/ To transfer the mineral exploration right;
g/ To lodge complaints or lawsuits against decisions revoking the mineral exploration license or other decisions of competent state agencies;
h/ Other rights provided by law.
2. Organizations and individuals licensed for exploring minerals have the following obligations:
a/ To pay a licensing fee and fulfill other financial obligations provided by law;
b/ To strictly comply with the mineral exploration license and implement the approved exploration project;
c/ To report to the licensing agency for consideration and approval changes in exploration methods or volumes which result in an increase of over 10% in estimated expenses;
d/ To compensate for damage caused by exploration activities;
e/ To notify the exploration plan to the provincial-level People's Committee of the locality in which they will conduct mineral exploration before implementation;
f/ To collect and store mineral-related information and report exploration results to state management agencies in charge of minerals; and report other activities to competent state agencies under law;
g/ To perform all the jobs specified in Clause 3, Article 46 of this Law when the mineral exploration license expires;
h/ Other obligations provided by law.
Article 43. Transfer of the mineral exploration right
1. Transferees of the mineral exploration right must satisfy all the conditions for the grant of mineral exploration licenses under this Law.
2. Transfer of the mineral exploration right must be approved by a state management agency competent to grant mineral exploration licenses. After obtaining such approval, transferees of the mineral exploration right may be granted new mineral exploration licenses.
3. To transfer the mineral exploration right, an organization or individual must have performed at least 50% of the cost estimate of the mineral exploration project.
4. The Government shall detail the transfer of the mineral exploration right.
Article 44. Exploration of toxic minerals
In addition to the obligations specified in Clause 2, Article 42 of this Law, organizations and individuals exploring toxic minerals shall take measures to prevent environmental pollution and adverse impacts on human health. If having caused environmental pollution, they shall identify all polluting factors, and take measures to remedy and reduce pollution. If exploring toxic minerals which contain radioactive substances, they shall also comply with the Law on Atomic Energy and other relevant laws.
Article 45. Priority right of organizations and individuals licensed for exploring minerals
1. Organizations and individuals licensed for exploring minerals in areas not subject to auction of the mining right are prioritized to obtain mining licenses for approved mineral deposits within 6 months after the expiration of their mineral exploration licenses.
Past the priority period specified in this Clause, if not applying for a mining license for the exploration area, the organizations and individuals licensed for exploring minerals will lose the priority right.
2. In case competent state management agencies grant mining licenses to other organizations or individuals, before obtaining mining licenses, these organizations and individuals shall reimburse exploration expenses corresponding to the licensed deposits to the organizations and individuals that have conducted the exploration.
Article 46. Revocation and invalidation of mineral exploration licenses
1. A mineral exploration license will be revoked in the following cases:
a/ The organization or individual licensed for exploring minerals fails to conduct exploration within 6 months since the effective date of the license, unless it is due to force majeure circumstances;
b/ The organization or individual licensed for exploring minerals fails to fulfill any of the obligations specified at Points a, b, c, d, e and f, Clause 2, Article 42 of this Law without taking remedies within 90 days after the date of written notice by a competent state management agency in charge of minerals;
c/ The area permitted for exploration is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities.
2. A mineral exploration license will be invalidated in any of the following cases:
a/ It is revoked; b/ It expires; c/ It is returned;
d/ The licensed organization or individual dissolves or goes bankrupt.
3. Within 6 months after the mineral exploration license is invalidated under Point a, b or c, Clause 2 of this Article, the organization or individual licensed for exploring minerals shall remove all assets of its/his/her own and related parties from the exploration area; level exploration works, protect mineral resources, restore the environment and rehabilitate the soil', and hand over all collected mineral specimens and information to a competent state management agency in charge of minerals. This provision is not applicable to those applying for mineral exploration license extension or mining licenses.
Article 47. Dossiers of application for, extension or return of mineral exploration licenses, return of part of the exploration area, or transfer of the mineral exploration right
1. A dossier of application for a mineral exploration license comprises:
a/ An application for a mineral exploration license;
b/ An exploration project in conformity with the master plans specified at Points b, c and d, Clause 1, Article 10 of this Law;
c/ A map of the exploration area;
d/ Art environmental protection commitment, in case of exploration of toxic minerals;
e/ A copy of the business registration certificate; for a foreign enterprise, a copy of the decision establishing its Vietnam-based representative office or branch is also required;
f/ A document certifying the applicant's equity Capital under Point c, Clause 2, Article 40 of this Law;
g/ A document certifying the winning of the mineral exploration right for unexplored areas, in case of winning the mining right through auction.
2. A dossier for extension of a mineral exploration license comprises:
a/ An application for extension of a mineral exploration license;
b/ A report on exploration results; and a plan for further exploration;
c/ A map of the exploration area, excluding at least 30% of the area explored under the granted license.
3. A dossier for return of a mineral exploration license or return of part of the exploration area comprises:
a/ An application for return of a mineral exploration license or return of part of the exploration area;
b/ A report on exploration results;
c/ A map of the exploration area and a plan for further exploration, in case of return of part of the exploration area.
4. A dossier for transfer of the mineral exploration right comprises:
a/An application for transfer of the mineral exploration right;
b/ A contract on transfer of the mineral exploration right;
c/ A report on exploration results and fulfilled obligations by the time of application;
d/ A copy of the transferee's business registration certificate; for a foreign enterprise, a copy of the decision establishing its Vietnam-based representative office or branch is also required.
Article 48. Procedures for grant, extension or return of mineral exploration licenses, or return of part of the exploration area
1. Applicants for grant, extension or return of mineral exploration licenses or return of part of the exploration area shall submit dossiers at competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law.
2. The time limit for processing dossiers for grant, extension or return of mineral exploration licenses or return of part of the exploration area is specified as follows:
a/ Ninety days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers of application for mineral exploration licenses;
b/ Forty-five days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for extension or return of mineral exploration licenses or return of part of the exploration area.
3. When necessary to consult concerned agencies and organizations on matters related to the grant, extension or return of mineral exploration licenses or return of part of the exploration area, the time for seeking consultations is not included in the time limit specified at Point a or b, Clause 2 of this Article.
4. The Government shall detail procedures for the grant, extension or return of mineral exploration licenses or return of part of the exploration area.
Article 49. Approval of mineral deposits
1. Competence to approve mineral deposits is provided as follows:
a/ The National Council for Assessment of Mineral Deposits may approve mineral deposits falling within the licensing competence of the Ministry of Natural Resources and Environment.
The Government shall stipulate the organization and operation of the National Council for Assessment of Mineral Deposits;
b/ Provincial-level People's Committees may approve mineral deposits falling within their licensing competence.
2. Organizations and individuals that explore minerals falling within the licensing competence of the Ministry of Natural Resources and Environment shall submit reports on exploration results enclosed with mineral deposit-approving decisions to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Organizations and individuals that explore minerals falling within the licensing competence of provincial-level People's Committees shall submit reports on exploration results enclosed with mineral deposit-approving decisions to provincial-level People's Committees and the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Procedures for submitting reports on mineral exploration results comply with the law on archives.
Article 50. Procedures for appraisal and approval of mineral deposits
1. A dossier for approval of mineral deposits comprises:
a/ An application for approval of mineral deposits;
b/ Copies of the exploration plan and mineral exploration license;
c/ A takeover test record of the volume and quality of exploration works already built;
d/ A report on exploration results, enclosed with annexes, drawings and relevant original documents and their digitized files,
2. The time limit for appraising and approving mineral deposits is 6 months after receiving complete and valid dossiers.
3. The Government shall stipulate procedures for appraisal and approval of mineral deposits.
Article 51. Mining organizations and individuals
1. Organizations and individuals having registered mining as their business line may be licensed for mining. They include:
a/ Enterprises established under the Law on Enterprises;
b/ Cooperatives and unions of cooperatives established under the Law on Cooperatives.
2. Business households having registered mining as their business line may be licensed for mining minerals for use as common construction materials and conducting salvage mining.
1. A mining area shall be delimited by lines connecting corner points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale.
2. The area and depth-based boundary of a mining area shall be considered on the basis of the mining investment project suitable to mineral deposits permitted for mining design.
Article 53. Principles and conditions for grant of mining licenses
1. Grant of a mining license must adhere to the following principles:
a/ A mining license is granted only for areas in which no organization or individual is lawfully exploring or mining minerals, but not for areas banned or temporarily banned from mineral activities or areas of national mineral deposits;
b/ A mineral area in which large-scale mining can be effective may not be divided for the grant of mining licenses to many organizations or individuals for small-scale mining.
2. To obtain a mining license, an organization or individual must satisfy all the following conditions:
a/ Having an investment project to mine minerals in the explored area with approved mineral deposits in conformity with the master plans specified at Points b, c and d, Clause 1, Article 10 of this Law. Such a project must contain a plan on employment of professional human resources, and advanced and appropriate equipment, technologies and mining methods; for toxic minerals, the Prime Minister's written permission is also required;
b/ Having an environmental impact assessment report or an environmental protection commitment made under the environmental protection law;
c/ Having an equity capital at least equal to 30% of the total investment capital of the mining investment project.
3. Business households defined in Clause 2, Article 51 of this Law may mine minerals for use as common construction materials or conduct salvage mining if they satisfy all the conditions set by the Government.
1. A mining license must contain the following principal details:
a/ Name of the licensed organization or individual;
b/ Kind of mineral, location and size of the mining area;
c/ Mineral deposits, capacity and method of mining;
d/ Mining duration;
e/ Financial and other relevant obligations.
2. A mining license is valid for 30 years at most and may be extended multiple times with the total extension period not exceeding 20 years.
In case an organization or individual licensed for mining transfers the mining right to another, the mining duration is the remaining period of the mining license previously granted.
Article 55. Rights and obligations of organizations and individuals licensed for mining
1. Organizations and individuals licensed for mining have the following rights:
a/ To use mineral-related information pertaining to the mining purpose and area permitted for mining;
b/ To mine minerals under the mining license;
c/ To further explore mineral deposits within the permitted area and depth and, before exploration, notify the volume and duration of such exploration to competent licensing state management agencies;
d/ To store, transport, sell and export the exploited minerals under law;
e/ To apply for extension or return of the mining license or return of part of the mining area;
f/ To transfer the mining right;
g/ To lodge complaints or lawsuits against decisions revoking the mining license or other decisions of competent stale agencies;
h/ To rent land under the land law according to the approved mining investment project or mine design;
i/ Other rights provided by law.
2. Organizations and individuals licensed for mining have the following obligations:
a/ To pay a fee for the grant of the mining right, a licensing fee. royalties, taxes, and charges, and fulfill other financial obligations under law;
b/ To ensure the schedule of mine infrastructure construction and mining activities stated in the mining investment project and mine design;
c/ To register the date of commencement of mine infrastructure construction and date of commencement of mining with competent licensing state management agencies and notify them to People's Committees at all levels in the locality in which the mines are located before construction or mining;
d/ To exploit to the maximum main and accompanied minerals; to protect mineral resources; to ensure labor safety and sanitation and take measures to protect the environment;
e/To collect and store information on results of further exploration for mineral deposits and on mining results;
f/ To report mining results to competent state management agencies under regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment;
g/ To compensate for damage caused by mining activities;
h/ To create favorable conditions for other organizations and individuals to conduct scientific researches permitted by the State in the mining area;
i/ To close mines, restore the environment and rehabilitate the soil when the mining license expires;
j/ Other obligations provided by law.
Article 56. Mining of toxic minerals containing radioactive substances
In addition to the obligations specified in Clause 2, Article 55 of this Law, organizations and individuals licensed for mining toxic minerals containing radioactive substances shall also comply with the Law on Atomic Energy and other relevant laws.
Article 57. Labor safety and sanitation in mining activities
1. Organizations and individuals licensed for mining and mine workers shall fully abide by labor safety and sanitation rules.
2. Organizations and individuals licensed for mining shall issue labor rules of the mines which comply with technical regulations on labor safety and sanitation.
3. When labor safety is at risk, mine managers shall immediately take necessary measures to eliminate the causes of the possible incident.
4. When a labor accident occurs, mine managers shall take urgent measures to remedy the incident; render first aid for and evacuate people from dangerous areas; promptly report such to competent state agencies; and protect assets and the scene of the incident.
5. Agencies, organizations and individuals are responsible for supporting first aid and remedy of consequences of labor incidents.
6. Organizations and individuals licensed for mining shall report on labor safety and sanitation in mining activities under law.
Article 58. Revocation or invalidation of mining licenses
1. A mining license will be revoked in the following cases:
a/ The licensed organization or individual fails to build mine infrastructure within 12 months since the effective date of the license, except force majeure events;
b/ The licensed organization or individual fails to conduct mining within 12 months since the proposed date of commencement of mining, except force majeure events;
c/ The licensed organization or individual breaches any of the obligations specified at Points a, b, c, d, e, f and g, Clause 2, Article 55 of this Law without taking remedies within 90 days after the date of written notice by a competent state management agency in charge of minerals;
d/ The area permitted for mining is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities.
2. A mining license will be invalidated in the following cases:
a/ It is revoked;
b/ It expires;
c/ It is returned;
d/ The licensed organization or individual dissolves or goes bankrupt.
3. When the mining license is invalidated, mine safety assurance and environmental protection works and equipment in the mining area will belong to the Slate and may neither be dismantled nor destroyed. Within 6 months since the date of invalidation of the mining license, the licensed organization or individual shall remove all remaining assets of its/her/her own and related parties from the mining area. Past this time limit, any remaining assets will belong to the State.
4. Within the time limit specified in Article 3 of this Article, organizations or individuals licensed for mining shall fulfill the obligations related to the mine closure, environmental rehabilitation and restoration and soil rehabilitation under this Law and other relevant laws.
Article 59. Dossiers of application for, extension or return of mining licenses, return of part of the mining area, or transfer of the mining right
1. A dossier of application for a mining license comprises:
a/ An application for a mining license;
b/ A map of the mining area;
c/ A competent state agency's decision approving mineral deposits;
d/ A mining investment project, enclosed with the project-approving decision and a cony of the investment certificate;
e/ An environmental impact assessment report or an environmental protection commitment;
f/ A copy of the business registration certificate;
g/ A document certifying the winning of the mining right, in case of winning the mining right through auction;
h/ A document certifying the applicant's equity capital under Point c, Clause 2, Article 53 of this Law.
2. A dossier for extension of a mining license comprises:
a/ An application for extension of a mining license;
b/ A map of the mining status at the time of application;
c/ A report on mining results by the time of application; remaining mineral deposits; and area requested for further mining.
3. A dossier for return of a mining license or return of part of the mining area comprises:
a/ An application for return of a mining license or return of part of the mining area;
b/ A map of the mining status at the time of application;
c/ A report on mining results by the time of return;
d/ A mine closure plan, in case of return of a mining license.
4. A dossier for transfer of the mining right comprises:
a/ An application for transfer of the mining right;
b/ A contract on transfer of the mining right, enclosed with the statement of the value of to-be-transferred assets;
c/ A map of the mining status at the time of application;
d/ A report on mining results and fulfillment of obligations by the time of application;
e/ Copies of the transferee's business registration certificate and investment certificate.
Article 60. Procedures for grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area
1. Applicants for grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area shall submit dossiers at competent licensing stale management agencies defined in Article 82 of this Law.
2. The time limit for processing dossiers of application for, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area is specified as follows:
a/ Ninety days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers of application for mining licenses;
b/ Forty-five days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for extension or return of mining licenses or return of part of the mining area;
c/ When it is necessary to consult concerned agencies and organizations on matters related to the grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area, the period for seeking consultations will not be included in the time limit specified at Point a or b, Clause 2 of this Law.
3. The Government shall detail procedures for the grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area.
1. Mine designs include technical design and working drawing design.
2. Organizations and individuals licensed for mining may build mine infrastructure and mine minerals only when mine designs have been made and approved under law and submitted to state management agencies in charge of minerals.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide details of a mine design.
1. Mine managers are required for mining activities, except extraction of mineral water and natural thermal water and salvage mining. A mine manager may only manage mining activities under a single mining license.
2. A mine manager must satisfy the following criteria:
a/ Being knowledgeable about the mineral law and other relevant regulations;
b/ Being knowledgeable about specialized technical regulations, labor safety and sanitation rules and environmental protection regulations in mining activities;
c/ Having organizational and managerial qualifications, practical experience, and mining, labor safety and environmental protection techniques;
d/ A manager of a pit mine must be a mining engineer or mine building engineer who has personally worked in pit mines for at least 5 years;
e/ A manager of an open-cast mine must be a mining engineer who has personally worked in open-cast mines for at least 3 years; or a geological exploration engineer who has been trained in mining techniques and have personally worked for at least 5 years in open-cast mines.
A manager of a non-metallic open-cast mine in which industrial explosives are not used and minerals are manually exploited for use as common construction materials must possess a secondary degree in mining and have personally worked in open-cast mines for at least 2 years; those who have a secondary degree in geological exploration must have been trained in mining techniques and have personally worked in open-cast mines for at least 3 years.
3. Licensed mining organizations shall notify in writing professional qualifications and managerial capacity of mine managers to state management agencies competent to grant mining licenses.
Article 63. Status maps, status drawings of cross-sections of areas permitted for mining, statistics and inventory of mineral deposits and exploited mineral volumes
1. Organizations and individuals licensed for mining shall make, manage and keep status maps, status drawings of cross-sections of areas permitted for mining from commencement of mine infrastructure construction to termination of mining activities.
2. Organizations and individuals licensed for mining shall make statistics and inventory of mineral deposits in areas permitted for mining and exploited mineral volumes and take responsibility for statistical and inventoried data. Statistical and inventory results of the reporting year must be sent to state management agencies competent to grant mining licenses.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate the making of status maps, status drawings of cross-sections of areas permitted for mining, statistics, inventory and reporting in mining activities.
Article 64. Mining of minerals for use as common construction materials
1. Minerals used as common construction materials include:
a/ Sand of all kinds (except siliceous white sand) with SiO, content of less than 85%, not containing or containing calciterit, wolframit, monazite, zircon, ilmenite minerals, and accompanied gold which fails to satisfy deposit calculation criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b/ Clay used for the production of bricks and tiles according to Vietnamese standards and technical regulations, clays (except bentonite and kaolin clays) not qualified for production of construction ceramics, fireclay materials and cement according to Vietnamese standards and technical regulations;
c/ Sandstone and quartzite stone with SiO2 content of less than 85%, not containing or containing metallic minerals, native metals, radioactive and rare elements which fail to satisfy deposit calculation criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment or are not qualified for use as facing stones or fine-art stones according to Vietnamese standards and technical regulations;
d/ Sedimentary rocks of different kinds (except diatomite. bentonite and rock containing keramzit), magma rocks (except nephelin syenit rock, column or foam basalt), metamorphic rocks (except mica schist rich in vermiculite) not containing or containing metallic minerals, native metals, gemstones. semi-gemstones and radioactive and rare elements which fail to satisfy deposit calculation criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment or are not qualified for use as facing stones, fine-art stones or feldspar technical materials used for construction ceramic production according to Vietnamese standards and technical regulations;
e/ Schist of different kinds, except roofing schist, combustible schist and schist containing sericit, disten or sillimanit minerals exceeding 30% in content;
f/ Pebbles, gravel and dust not containing gold, platinum, gemstones and semi-gemstones; laterite not containing native metals or metallic minerals;
g/ Limestone, chalky clay and marbles (except limestone stalactites, white limestone and white marble) not qualified for use as materials for Portland cement production according to Vietnamese standards and technical regulations or not qualified for use as materials for the production of facing stones or fine-art stones according to Vietnamese standards and technical regulations;
h/ Dolomite stone with MgO content of less than 15%, dolomite stone not qualified for the production of construction glass or for use as materials for the production of facing stones or fine-art stones according to Vietnamese standards and technical regulations.
2. Organizations and individuals that mine minerals for use as common construction materials are not required to apply for mining licenses when:
a/ Mining minerals in the land area of an approved or licensed investment project to build a work and using mined products only for building such work.
Before mining, they shall register the mining area, capacity, volume, method, equipment and plan with the provincial-level People's Committee;
b/ Mining minerals in the residential land area under the use rights of a household or an individual for building works for such household or individual within this area.
3. Organizations and individuals that mine minerals for use as common construction materials defined at Point a. Clause 2 of this Article shall pay a fee for the grant of the mining right.
Article 65. Mining in areas with work construction investment projects
1. Mining in areas with investment projects on construction of works, except works specified in Clause 2 of this Article, complies with the following regulations:
a/ For areas with work construction investment projects in which minerals are discovered, competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law shall decide on the exploration or mining before the projects are approved or licensed;
b/ For areas in which mineral exploration and assessment has not yet been conducted and minerals are discovered during work construction, competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law shall decide whether to mine minerals or not within the scope of work construction. In case they decide to mine minerals, mineral exploration is not required.
2. If minerals are discovered in areas with important national projects or works falling within the National Assembly's deciding competence, or important projects or works falling within the Government's or the Prime Minister's deciding competence, the Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees of localities in which the works are implemented in, deciding on the exploration or mining of minerals in these areas.
3. If competent licensing state management agencies decide on non-mining, they shall issue a written reply to investment deciders, licensing agencies or investors.
Article 66. Transfer of the mining right
1. Organizations and individuals licensed for mining that have completed capital construction work and put mines into operation may transfer the mining right.
2. Transferees of the mining right must satisfy all conditions for the grant of mining licenses.
3. Transfer of the mining right must be approved by a state management agency competent to grant mining licenses. If obtaining such approval, transferees of the mining right will be granted new mining licenses.
4. The Government shall detail the transfer of the mining right.
Salvage mining means mining of remaining minerals in a tailing dump of a mine that has been decided to be closed.
Article 68. Validity term of a license for salvage mining
A license for salvage mining is valid for 5 years at most, including the extended period.
Article 69. Rights and obligations organizations and individuals licensed for salvage mining
1. Organizations and individuals licensed for salvage mining have the rights provided at Points b, d, e, g, h and i, Clause 1, Article 55 of this Law and are not required to pay a fee for the grant of the mining right.
2. Organizations and individuals licensed for salvage mining have the following obligations:
a/ To pay a licensing fee, royalties, taxes and charges and fulfill other financial obligations provided by law;
b/ To fulfill the obligations specified at Points b, d, e, f ,g ,h, i and j, Clause 2, Article 55 of this Law.
Article 70. Dossiers of application for. extension or return of licenses for salvage mining
1. A dossier of application for a license for salvage mining comprises:
a/ An application for a license for salvage mining of minerals;
b/ A map of the salvage mining area;
c/ An investment project on salvage mining enclosed with the project-approving decision; a copy of the investment certificate;
d/ An environmental impact assessment report or an environmental protection commitment;
e/ A copy of the business registration certificate.
2. A dossier for extension of a license for salvage mining comprises:
a/ An application for extension of a license for salvage mining;
b/ A report on mining results by the time of application.
3. A dossier for return of a license for salvage mining comprises:
a/ An application for return of a license for salvage mining;
b/ A report on mining results by the time of return;
c/ A mine closure plan.
Article 71. Procedures for grant, extension or return of licenses for salvage mining
1. Applicants for grant, extension or return of licenses for salvage mining shall submit dossiers at competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law.
2. The time limit for processing dossiers of application for, extension or return of licenses for salvage mining is specified as follows:
a/ Thirty days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for grant of licenses for salvage mining;
b/ Fifteen days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for extension or return of licenses for salvage mining.
3. The Government shall provide procedures for grant, extension or return of licenses for salvage mining.
Article 72. Revocation of licenses for salvage mining
1. A license for salvage mining will be revoked in the following cases:
a/ The licensed organization or individual fails to fulfill its/his/her obligations specified in Clause 2, Article 69 of this Law;
b/ The salvage mining area is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities.
2. When the license for salvage mining is revoked or expires, the licensed organization or individual shall remove all its/his/her assets from the mining area and rehabilitate and restore the environment.
3. When the license for salvage mining of minerals is revoked under Point b, Clause 1 of this Article, the licensed organization or organization shall be compensated for the related damage under law.
Section 3 CLOSURE OF MINERAL MINES
Article 73. Closure of mineral mines
Organizations and individuals licensed for mining shall make mine closure plans for the whole or part of the mining area in the following cases:
1. They have mined the whole or part of mineral deposits;
2. Their mining licenses expire while mineral deposits in the mining area have not fully been exploited.
Article 74. Making and implementation of mine closure plans
1. Organizations and individuals licensed for mining shall make mine closure plans and submit them to competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law for approval before implementation.
2. In case organizations or individuals licensed for mining dissolve, go bankrupt or are incapable of implementing mine closure plans, competent licensing state management agencies shall select capable organizations or individuals to make and implement these plans. Funds for implementing mine closure plans come from environ mental rehabilitation and restoration deposits of organizations or individuals licensed for mining.
Article 75. Approval and takeover test of results of implementation of mine closure plans and decisions
1. State management agencies competent to grant mining licenses shall approve, and conduct takeover test of, results of implementation of mine closure plans and decisions.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate the contents, and procedures for approval and takeover test of results of implementation of mine closure plans and decisions.
MINERAL-RELATED FINANCE AND AUCTION OF THE MINING RIGHT
Section 1 MINERAL-RELATED FINANCE
Article 76. State budget revenues from mineral activities
1. Royalties and taxes under tax laws.
2. Charges and fees under law.
3. Fee for the grant of the mining right.
Article 77. Fee for the grant of the mining right
1. Organizations and individuals licensed for mining shall pay a fee for the grant of the mining right. The State may collect the fee through or not through auction.
2. The fee for the grant of the mining right shall be determined based on the price, deposit, quality, kind or group of minerals, and mining conditions.
3. The Government shall specify the method of calculating, and rates of, the fee for the grant of the mining right.
Section 2 AUCTION OF THE MINING RIGHT
Article 78. Areas subject to auction of the mining right
1. Auction of the mining right shall be conducted for mineral activity areas, except areas identified by competent state agencies as not subject to auction of the mining right.
2. The Government shall specify criteria for identifying areas not subject to auction of the mining right.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall submit to the Prime Minister for decision areas not subject to auction of the mining right which fall within its licensing competence defined in Article 82 of this Law.
4. Provincial-level People's Committees shall decide on areas not subject to auction of the mining right which fall within their licensing competence defined in Article 82 of this Law.
Article 79. Forms, principles, conditions and procedures for auction of the mining right
1. Forms of auction of the mining right include:
a/ Auction of the mining right in unexplored areas;
b/ Auction of the mining right in areas for which exploration results have been approved by competent state agencies.
2. The Government shall provide principles, conditions and procedures for auction of the mining right.
RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF MINERALS
Article 80. Responsibilities of the Government, ministries and ministerial-level agencies for state management of minerals
1. The Government shall perform the unified state management of minerals.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take responsibility before the Government for performing the state management of minerals nationwide, and shall:
a/ Promulgate according to its competence or submit to competent state agencies for promulgation and implement legal documents on minerals; issue technical regulations, norms and unit prices for geological baseline surveys of minerals and mineral exploration;
b/ Formulate and submit mineral strategies to the Prime Minister for approval; formulate and submit to the Prime Minister for approval mineral master plans as assigned by the Government;
c/ Identify and publicize mineral areas according to its competence; identify and submit to the Prime Minister for decision areas not subject to auction of the mining right according to its competence;
d/ Disseminate and educate about the mineral law; train and retrain human resources for geological baseline surveys of minerals and mineral activities;
e/ Grant, extend and revoke mineral exploration licenses and mining licenses; approve the return of mineral exploration licenses and mining licenses or return of part of the exploration or mining areas; and hold auctions of the mining right according to its competence;
f/ Guide and organize the registration of geological baseline surveys of minerals; make statistics of and inventory mineral deposits;
g/ Summarize results of geological baseline surveys of minerals and mineral activities; manage geological and mineral information and specimens;
h/ Publicize and publish documents and information on geological baseline surveys of minerals;
i/ To act as the standing body for the National Council for Assessment of Mineral Deposits;
j/ Inspect, examine, and handle violations of the mineral law according to its competence.
3. Concerned ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of minerals, including formulation and submission for approval of mineral master plans as assigned by the Government; and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in performing the state management of minerals.
Article 81. Responsibilities of People's Committees at all levels for state management of minerals
1. Within the ambit of their tasks and powers, provincial-level People's Committees shall:
a/ Promulgate according to their competence documents guiding state regulations on management and protection of minerals and management of mineral activities in localities;
b/ Identify and submit to the Prime Minister for approval areas banned or temporarily banned from mineral activities; and decide on areas not subject to auction of the mining right according to their competence;
c/ Formulate and submit to competent state agencies for approval local master plans on exploration, mining and utilization of minerals under the Government's regulations;
d/ Recognize criteria for calculating mineral deposits; approve mineral deposits; make statistics of and inventory mineral deposits falling within their licensing competence;
e/ Grant, extend and revoke mineral exploration licenses, mining licenses or licenses for salvage mining; approve the return of mineral exploration licenses, mining licenses or licenses for salvage mining or return of part of the exploration or mining areas; and hold auctions of the mining right according to their competence;
f/ Approve according to their competence the lease of land for mineral activities, use of technical infrastructure facilities, and other relevant matters for organizations and individuals licensed for mining in their localities under law;
g/ Take measures to protect the environment, unexploited minerals and other natural resources under law; maintain security and social order and safety in areas with minerals;
h/ Report mineral activities in their localities to central state management agencies in charge of minerals;
i/ Disseminate and educate about the mineral law;
j/ Inspect, examine, and handle violations of the mineral law according to their competence.
2. Within the ambit of their tasks and powers, district- and commune-level People's Committees shall:
a/ Approve according to their competence the lease of land for mineral activities, use of technical infrastructure facilities, and other relevant matters for organizations and individuals licensed for mining in their localities under law;
b/ Take measures to protect the environment, unexploited minerals and other natural resources under law; maintain security and social order and safety in areas with minerals;
c/ Report mineral activities in localities to their superior People's Committees;
d/ Disseminate and educate about the mineral law;
e/ Inspect, examine, and handle violations of the mineral law according to their competence.
Article 82. Competence to grant mineral exploration licenses and mining licenses
1. The Ministry of Natural Resources and Environment may grant mineral exploration licenses and mining licenses in cases other than those specified in Clause 2 of this Article.
2. Provincial-level People's Committees may grant mineral exploration licenses, licenses for mining of minerals for use as common construction materials, peat, and minerals in areas with scattered and small-scale minerals already identified and publicized by the Ministry of Natural Resources and Environment; and licenses for salvage mining.
3. State management agencies competent to grant mineral exploration licenses, mining licenses or licenses for salvage mining may extend, revoke or approve the return of the licenses they have granted; approve the return of part of the exploration or mining areas; or approve the transfer of the exploration or mining right.
Article 83. Specialized inspection of minerals
1. State management agencies in charge of minerals shall conduct specialized inspection of minerals.
2. Organization and operation of specialized mineral inspectorates comply with this Law and the inspection law.
Article 84. Transitional provisions
1. Organizations and individuals that are granted mineral exploration licenses or mining licenses before the effective date of this Law may continue to comply with these licenses till their expiry date.
2. Licenses for salvage mining in mines already closed for liquidation will remain valid till their expiration and may neither be extended nor renewed.
3. From the effective date of this Law, holders of mining licenses granted before this date shall pay a fee for the grant of the mining right for unexploited mineral deposits.
This Law takes effect on July 1, 2011.
The March 20, 1996 Mineral Law and Law No. 46/2005/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Mineral Law cease to be effective on the effective date of this Law.
Article 86. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide articles and clauses as assigned in this Law; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on November 17,2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản
Điều 15. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Điều 26. Khu vực hoạt động khoáng sản
Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 40. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 53. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 80. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản
Điều 5. Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác
Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản
Điều 15. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 24. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 30. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Điều 36. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 41. Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Điều 49. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 52. Khu vực khai thác khoáng sản
Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 56. Khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ
Điều 62. Giám đốc điều hành mỏ
Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 71. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 77. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Điều 78. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 79. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản
Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 24. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 36. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 41. Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Điều 49. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 56. Khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 71. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 35. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 77. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Điều 79. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản