Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
Số hiệu: | 15/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/03/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2012 |
Ngày công báo: | 19/03/2012 | Số công báo: | Từ số 265 đến số 266 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ KD được thăm dò khoáng sản tối đa 1 ha
Hộ kinh doanh được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, đồng thời, diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
Đó là nội dung được đưa ra trong Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản 2010.
Trường hợp Giấy phép thăm dò đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được CQNN có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, và công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm. Trường hợp muốn chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 90 ngày.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều 3; khoản 4 Điều 7; khoản 3 Điều 10; Điều 24; khoản 2 Điều 27; khoản 3 Điều 30; khoản 2 Điều 36; khoản 2 Điều 39; khoản 3 Điều 40; điểm đ khoản 1 Điều 42; khoản 4 Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 3 Điều 50; khoản 3 Điều 53; điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 55; khoản 3 Điều 60; khoản 4 Điều 66; khoản 3 Điều 71; khoản 2 Điều 75; khoản 3 Điều 77; khoản 2 Điều 78 của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.
2. Các quy định về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
1. Thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản.
2. Việc hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã đầu tư. Chi phí phải hoàn trả được xác định căn cứ vào khối lượng công trình, hạng mục công việc đã thi công và đơn giá hiện hành.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thì việc hoàn trả chi phí thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.
b) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư, việc hoàn trả chi phí đã đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân đã đầu tư với tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin.
Đối với thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư ở khu vực hoạt động khoáng sản bị thu hồi giấy phép, giấy phép được trả lại hoặc hết quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được chi phí phải hoàn trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản (dưới đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) quyết định chi phí đã đầu tư phải hoàn trả theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này.
3. Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp xác định chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức, thủ tục hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã được hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này có quyền chuyển nhượng, thừa kế để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2. Sau 06 tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt mà không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
1. Nhà nước đầu tư để thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh hoặc nhiệm vụ kinh tế - xã hội quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản.
2. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thực hiện bằng vốn từ ngân sách nhà nước.
1. Khoáng sản độc hại gồm khoáng sản phóng xạ, thủy ngân, arsen, asbest; khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại mà khi khai thác có thể phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại biết để tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại trên địa bàn địa phương theo quy định.
1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước.
2. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Báo cáo định kỳ thực hiện một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
3. Trách nhiệm nộp báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản.
Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài việc nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khoáng sản còn phải nộp báo cáo cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợp quản lý.
c) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản lập báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng để phối hợp quản lý.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trách nhiệm lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản cụ thể như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
b) Bộ Công Thương chủ trì lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
c) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập phù hợp với chiến lược khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định.
3. Lấy ý kiến và phối hợp trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản:
a) Trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản.
b) Cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật khoáng sản đối với dự thảo quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản được lập đối với các loại khoáng sản sau:
a) Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn.
b) Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.
c) Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.
2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
b) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
c) Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai.
d) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng.
b) Chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
c) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản.
đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương.
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
c) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
d) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
đ) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
e) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác.
g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản than, urani, thori hoặc diện tích điều tra thuộc khu vực vành đai biên giới quốc gia.
2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 51 Luật khoáng sản.
b) Có đủ kinh phí để thực hiện toàn bộ đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
c) Việc thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản giám sát quá trình thực hiện.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Đăng tải danh mục đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích đầu tư trên trang thông tin điện tử của Bộ sau khi được phê duyệt.
b) Ban hành quy chế giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân.
1. Khu vực có khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản độc hại, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên) được khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật khoáng sản phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
b) Khoáng sản đã phát hiện phân bố độc lập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ; khoáng sản ở khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật khoáng sản mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Không có dấu hiệu phát hiện khoáng sản khác ngoài khoáng sản đã được thăm dò hoặc đánh giá tiềm năng khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Căn cứ thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Việc khoanh định khu vực có khoáng sản là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật khoáng sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khu vực khoáng sản bảo đảm an ninh năng lượng gồm: than, urani, thori.
2. Khu vực đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương.
3. Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.
4. Khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản.
5. Khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được xác định khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
6. Khu vực hoạt động khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản.
7. Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2011.
8. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khoáng sản thực hiện như sau:
1. Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này mà chỉ có một tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản.
2. Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này mà có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đã đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện sau đây:
a) Tại thời điểm xét hồ sơ, có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất so với tổng vốn đầu tư để thực hiện đề án thăm dò.
b) Là tổ chức, cá nhân đã tham gia vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự kiến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Có cam kết sau khi thăm dò có kết quả sẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ trước tính theo thời điểm ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn theo quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò.
2. Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.
3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
4. Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò.
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò.
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản từ trữ lượng có mức độ nghiên cứu địa chất thấp lên trữ lượng có mức độ nghiên cứu địa chất cao hơn hoặc khi thăm dò nâng cấp từ cấp tài nguyên lên thành cấp trữ lượng trong khu vực được phép khai thác khoáng sản không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm:
a) Thông báo chương trình, kế hoạch, khối lượng công tác thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản trước khi thực hiện.
b) Trường hợp không đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải hợp đồng với tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để thực hiện công tác thăm dò nâng cấp.
c) Kết thúc thăm dò nâng cấp trữ lượng, trình kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày, trong đó, giải trình rõ lý do việc đề nghị gia hạn.
b) Tại thời điểm đề nghị gia hạn chưa thực hiện hết khối lượng các hạng mục công việc theo Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp hoặc có sự thay đổi về cấu trúc địa chất; phương pháp thăm dò so với đề án thăm dò đã được chấp thuận.
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò khoáng sản đã thực hiện các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 Luật khoáng sản.
2. Trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
1. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp thăm dò hoặc thay đổi về khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán trong đề án thăm dò đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải gửi báo cáo giải trình về lý do thay đổi cho:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản theo thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, kể cả kiểm tra thực địa khi cần thiết để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thăm dò xem xét, chấp thuận việc thay đổi phương pháp thăm dò hoặc khối lượng thăm dò. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản phải có văn bản kèm theo chương trình, kế hoạch khảo sát, lấy mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản.
2. Trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan.
Các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
2. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để giúp việc cho Hội đồng. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia do Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định.
3. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
1. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, căn cứ lập báo cáo.
b) Kết quả thực hiện khối lượng các công trình thăm dò; luận giải chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phương pháp khoanh nối và tính trữ lượng khoáng sản so với đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng khoáng sản chính và khoáng sản có ích đi kèm.
d) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản.
2. Nội dung phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Tên khoáng sản và vị trí hành chính khu vực thăm dò khoáng sản.
b) Trữ lượng địa chất của khoáng sản chính; trữ lượng địa chất của tất cả các khoáng sản đi kèm (nếu có).
c) Phạm vi sử dụng của báo cáo kết quả thăm dò.
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
2. Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
4. Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
c) Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng.
c) Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn.
b) Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
d) Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan.
đ) Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản.
2. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gia hạn thời gian tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tính đến thời điểm gia hạn mà không thay đổi công suất được phép khai thác. Trường hợp muốn tăng công suất khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Khi gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, khu vực khai thác có thể được điều chỉnh phù hợp với trữ lượng khoáng sản còn lại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi khu vực đã được cấp phép khai thác.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được tiếp tục khai thác khoáng sản theo giấy phép đến thời điểm được gia hạn hoặc đến khi có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, tổ chức thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trước khi quyết định đóng cửa mỏ.
2. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
a) Lý do đóng cửa mỏ;
b) Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ tại thời điểm đóng cửa mỏ.
c) Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ;
d) Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ; biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan.
đ) Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đóng cửa mỏ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản theo Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 48; khoản 2 Điều 50; khoản 2 Điều 60 và khoản 2 Điều 71 Luật khoáng sản được tính từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
3. Việc trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
1. Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản; bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản; đề án thăm dò khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; văn bản của ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch xác nhận về vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản Điều 40 Luật khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ sơ gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị gia hạn và kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo; bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
3. Văn bản trong hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; Giấy phép thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị trả lại; bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản, kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo trong trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
4. Văn bản trong hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài.
Văn bản trong hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
1. Bản chính: Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan; phụ lục luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản; biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản.
3. Dữ liệu của tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ghi trên đĩa CD (01 bộ).
1. Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn; báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
3. Văn bản trong hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại; Giấy phép khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại; đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
4. Văn bản trong hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
1. Văn bản trong hồ sơ cấp phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Văn bản trong hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực gồm: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
3. Văn bản trong hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm trả lại giấy phép; đề án đóng cửa mỏ.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
1. Thành phần hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.
b) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
c) Bản đồ hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản.
d) Các văn bản chứng minh thực hiện nghĩa vụ liên quan đến khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ.
1. Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản; các mẫu: Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản, quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo mẫu thống nhất trong cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu các loại văn bản quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
a) Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Thời gian tiếp nhận và thông báo về hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của các tổ chức, cá nhân khác là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân đầu tiên.
b) Hết thời gian nêu tại điểm a khoản này cơ quan tiếp nhận không tiếp nhận hồ sơ và tiến hành lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Thời gian lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản là 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thông báo quy định tại điểm a khoản này.
c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, trường hợp lựa chọn được hồ sơ của tổ chức, cá nhân để cấp phép thăm dò, cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn.
2. Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 29 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.
4. Thẩm định hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản
Trong thời gian không quá 55 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm hoàn thành các công việc sau:
a) Kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa.
b) Gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật khoáng sản.
Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.
c) Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản trước khi trình cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo trình tự quy định tại Điều 36 Nghị định này.
5. Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 21 ngày kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
1. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đề án thăm dò để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này (dưới đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định).
c) Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm theo ý kiến của các chuyên gia, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định.
d) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kém theo biên bản họp Hội đồng thẩm định.
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
2. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đề án thăm dò khoáng sản để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các chuyên gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm theo ý kiến góp ý của các chuyên gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản.
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 31 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
2. Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa;
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành công việc quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản xin ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Luật khoáng sản.
Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.
c) Trong thời gian không quá 35 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
3. Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 32 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác tận thu khoáng sản chưa đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
2. Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
a) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra thực địa.
b) Trong thời gian không quá 15 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản.
3. Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp phép khai thác tận thu khoáng sản từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
2. Việc thẩm định hồ sơ thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày đối với trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, kể cả kiểm tra thực địa.
b) Trong thời gian không quá 30 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Trình hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép:
a) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày trong trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 02 ngày làm việc, đối với trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả.
1. Tiếp nhận hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đúng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật khoáng sản và Điều 30 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản theo quy định. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.
2. Việc kiểm tra báo cáo trữ lượng khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần thiết.
b) Trong thời gian không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc nêu tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi báo cáo kết quả thăm dò đến các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên sâu để lấy ý kiến góp ý về các nội dung có liên quan trong báo cáo thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời của chuyên gia không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c) Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc quy định tại điểm b khoản này cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp báo cáo không đạt yêu cầu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo, kèm theo ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên gia.
Thời gian tổ chức, cá nhân đang hoàn chỉnh báo cáo trữ lượng khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
3. Việc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành nội dung công việc quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia tổ chức phiên họp Hội đồng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Hội đồng tư vấn kỹ thuật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản theo ý kiến Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Hội đồng tư vấn kỹ thuật hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện kèm theo biên bản họp Hội đồng.
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng bổ sung, hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
c) Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản.
d) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
4. Trả kết quả phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.
1. Trường hợp khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản chưa được phê duyệt theo quy định, trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp phép hoạt động khoáng sản có hoặc không có liên quan đến khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
1. Kinh phí cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật khoáng sản và được bổ sung từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bổ sung kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản, có đủ điều kiện pháp lý được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2011 theo quy định thì tiếp tục giải quyết trên nguyên tắc tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện chuyển tiếp, thời gian chuyển tiếp.
2. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định trước ngày Luật khoáng sản có hiệu lực được thực hiện cho đến khi quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 8 và Điều 9 Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2012.
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản (năm 1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản (năm 2005) và Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
QUY MÔ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ THEO NHÓM/LOẠI KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ)
TT |
Nhóm |
Loại khoáng sản |
Đơn vị tính |
Tổng trữ lượng và tài nguyên dự tính |
1 |
Nhiên liệu |
Than nâu |
Ngàn tấn |
≤ 500 |
2 |
Than đá, antracit |
Ngàn tấn |
≤ 500 |
|
3 |
Sắt và hợp kim sắt |
Quặng sắt |
Ngàn tấn quặng |
≤ 200 |
4 |
Quặng mangan |
Ngàn tấn quặng |
≤ 200 |
|
5 |
Quặng cromit |
Ngàn tấn Cr2O3 |
≤ 40 |
|
6 |
Molybden |
Tấn kim loại |
≤ 100 |
|
7 |
Wolfram |
Tấn kim loại |
≤ 50 |
|
8 |
Nickel |
Tấn kim loại |
≤ 500 |
|
9 |
Kim loại thông thường |
Bismut |
Tấn kim loại |
≤ 10 |
10 |
Antimon |
Ngàn tấn kim loại |
≤ 0,2 |
|
11 |
Đồng |
Ngàn tấn kim loại |
≤ 5 |
|
12 |
Chì + Kẽm |
Ngàn tấn kim loại |
≤ 5 |
|
13 |
Thiếc |
Ngàn tấn kim loại |
≤ 0,1 |
|
14 |
Kim loại nhẹ |
Bauxit laterit |
Ngàn tấn quặng tinh |
≤ 10.000 |
15 |
Bauxit trầm tích |
Ngàn tấn quặng |
≤ 500 |
|
16 |
Titan trong quặng gốc |
Ngàn tấn TiO2 |
≤ 50 |
|
17 |
Titan trong sa khoáng |
Ngàn tấn |
≤ 20 |
|
18 |
Kim loại quý, hiếm |
Vàng gốc |
Tấn |
≤ 0,5 |
19 |
Vàng sa khoáng |
Tấn |
≤ 0,01 |
|
20 |
Khoáng chất công nghiệp |
Apatit |
Ngàn tấn |
≤ 1.000 |
21 |
Barit |
Ngàn tấn |
≤ 5 |
|
22 |
Fluorit |
Ngàn tấn |
≤ 3 |
|
23 |
Phosphorit |
Ngàn tấn |
≤ 50 |
|
24 |
Serpentin |
Ngàn tấn |
≤ 1 |
|
25 |
Sét gốm, chịu lửa |
Ngàn tấn |
≤ 50 |
|
26 |
Dolomit |
Ngàn tấn |
≤ 100 |
|
27 |
Nguyên liệu felspat |
Ngàn tấn |
≤ 50 |
|
28 |
Quarzit |
Ngàn tấn |
≤ 100 |
|
29 |
Magnesit |
Ngàn tấn |
≤ 100 |
|
30 |
Sét kaolin |
Ngàn tấn |
≤ 50 |
|
31 |
Cát thủy tinh |
Ngàn tấn |
≤ 100 |
|
32 |
Diatomit |
Ngàn tấn |
≤ 50 |
|
33 |
Graphit |
Ngàn tấn |
≤ 10 |
|
34 |
Talc |
Ngàn tấn |
≤ 5 |
|
35 |
Đá hoa trắng |
Ngàn tấn |
≤ 500 |
|
36 |
Muscovit |
Ngàn tấn |
≤ 1 |
|
37 |
Thạch anh tinh thể |
Ngàn tấn |
≤ 2 |
|
38 |
Bentonit |
Ngàn tấn |
≤ 10 |
|
39 |
Sét xi măng |
Ngàn tấn |
≤ 5.000 |
|
40 |
Puzolan |
Triệu tấn |
≤ 1 |
|
41 |
Đá vôi xi măng |
Triệu tấn |
≤ 20 |
|
42 |
Đá hoa xây dựng |
Ngàn m3 |
≤ 1.500 |
|
43 |
Đá ốp lát granit, đá hoa |
Ngàn m3 |
≤ 500 |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 15/2012/ND-CP |
Ha Noi, March 09, 2012 |
STIPULATION IN DETAIL THE IMPLEMENTATION OF SOME ARTICLES OF THE MINERAL LAW
Based on the Law on the Organization of the Government dated December 25, 2001;
Based on the Mineral Law No. 60/2010/QH12 dated November 17, 2010;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government promulgates the Decree stipulating in detail some articles of the Mineral Law
Article 1. Scope of adjustment
This Decree stipulates in detail the clause 5 and clause 7 of Article 3; Clause 4 of Article 7; Clause 3 of Article 10; Article 24; Clause 2 of Article 27; Clause 3 of Article 30; Clause 2 of Article 36; Clause 2 of Article 39; Clause 3 of Article 40; point dd Clause 1 of Article 42; Clause 4 of Article 43; Article 44; Clause 4 of Article 48; Clause 1 of Article 49; Clause 3 of Article 50; Clause 3 of Article 53; point c and dd of Clause 1 of Article 55, Clause 3 of Article 60; Clause 4 of Article 66; Clause 3 of Article 71; Clause 2 of Article 75; Clause 3 of Article 77; Clause 2 of Article 78 of the Mineral Law No. 60/2010/QH12.
2. The regulations on the principles, conditions and procedures for auction of the mineral exploitation right do not belong to the scope of adjustment of this Decree.
Article 2. Conditions and standards for mineral export.
1. The Ministry of Industry and Trade has presided over and coordinated with the Ministry of Natural Resources and Environment, the relevant Ministries and departments to build and promulgate the lists, conditions and standards for exporting kinds of mineral, except for the ones used as the constructional materials.
2. The Ministry of Construction has presided over and coordinated with the Ministry of Natural Resources and Environment, the relevant Ministries and departments to build and promulgate the lists and conditions and standards for exporting of mineral used as the constructional materials.
Article 3. Reimbursing the costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration
1. The information of geological baseline survey of mineral that the organizations and individuals must reimburse the costs when using it is the information for assessing the mineral potential.
2. The reimbursement of the costs to assess the mineral potential and explore the mineral is executed by the following principles:
a) In case the information on assessing the mineral potential and exploring the mineral possessed by the State, the organizations and individuals using the information must reimburse the State the invested costs. The costs to be reimbursed are defined based on the quantity of work, work items performed and the current unit price.
In case the organizations and individuals have reimbursed the State budget for the amount of money invested for the mineral potential assessment, mineral exploration then the reimbursement of costs is carried out as prescribed at point c of this clause.
b) The organizations and individuals that are permitted to explore the mineral by fund from the State budget are not entitled to supply and transfer the information on the mineral exploration result to the other organizations and individuals except for the case to supply to the competent authorities as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
c) In case the information on assessing the mineral potential, mineral exploration invested by the organizations and individuals, the reimbursement of invested costs is carried out on the principle of an agreement between the organizations and individuals that have invested with the organizations and individuals using the information.
For the information on assessing the mineral potential, mineral exploration invested by the organizations and individuals in the section of mineral activities whose licenses are revoked, returned or expired their right of priority to propose the grant of the mineral exploitation License. In case parties cannot reach an agreement by themselves of the costs to reimburse then the State bodies that have the competence to grant License as prescribed in the clause 1, clause 2 Article 82 of the Mineral Law (hereafter called the State competent authority of licensing) shall decide the invested costs to be reimbursed in the principle prescribed at point a of this clause.
3. The imbursement of costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration is carried out before the organizations and individuals receive the mineral exploration License, the mineral exploitation License.
4. The Ministry of Finance presides over and coordinates with the Ministry of Natural Resources and Environment for the guidance of specifying the costs of returnable geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration, the mode and procedure of reimbursement; regulation on collection regime, control, use of costs of mineral potential assessment, mineral exploration invested by the State.
Article 4. Use of information on mineral potential assessment, mineral exploration and exploitation
1. The organizations and individuals that are entitled to use the information on the mineral exploration invested by themselves or use the information on the mineral potential assessment, mineral exploration and exploitation belonging to the State possession have been reimbursed the costs as prescribed in the Article 3 of this Decree are entitled to transfer and inherit to serve the mineral activities in accordance with the regulation of the law.
2. After 06 months since the day the mineral exploration License expires but the organizations and individuals that are permitted to explore do not submit to the competent authority for approval of the mineral reserves or if the mineral reserves were approved but they have not sumitted the dossiers for mineral exploitation License then the State competent authority are entitled to supply the information on the mineral in that area to the other organizations and individuals for their use. The organizations and individuals that use the information have the responsibility to reimburse the exploration costs as prescribed at point c, clause 2, Article 3 of this Decree.
Article 5. The state investment for mineral exploration and exploitation
1. The State makes investment for exploring and exploiting some kinds of important mineral to serve the objectives of national defense and security or economic and social mission as presribed in clause 5, Article 3 of the Mineral Law
2. On the basis of the mineral planning approved, based on the demand serving the objectives of national defense and security or economic and social mission, the Ministry of Natural Resources and Environment presides over and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and the relevant Ministries and departments to evaluate and submit to the Governmental Prime Minister for the approval of the projects of mineral exploration and exploitation performed by capital from the State budget.
1. The toxic mineral include radioactive mineral, mercury, arsenic, asbestos; mineral containing radioactive or toxic elements that when exploited can release into the environment the radioactive or toxic substances that exceed the level of Vietnamese technical standard.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for investigating, assessing and determining the level of influence and proposing the solutions to prevent the impact of toxic minerals to the environment of the area and the local people where the toxic minerals exist; notifying the provincial People’s Committee where the toxic minerals exist to organize the control and protection as prescribed.
3. The provincial People’s Committee where the toxic minerals exist is responsible for deployment of executing the solutions to prevent the negative impacts of the toxic minerals to the environment of the area and the local people; organizing the control and protection of the toxic minerals in the local area as prescribed.
Article 7. Report of the mineral activity result
1. Report of the mineral activity result cosists of:
a) Report of the mineral exploration and exploitation activity.
b) Report of the situation of the State management on the mineral and the mineral activity in the scope of centrally provinces and cities.
c) Report of the situation of the State management on the mineral and the mineral activity in the nation-wide scope
2. The reporting regulation on the mineral activity is stipulated as follows:
a) Periodical report is made once a year. The reporting period is calculated from 01 January to the end of 31 December of the reporting year.
b) Besides the reporting regulation stated at the point a this clause, when required from the State management organ over the mineral, the organizations and individuals who are permitted to conduct the mineral activities must irregularly report on the situation of mineral activities.
3. The responsibility to submit the report of the mineral activity result is specified as follows:
a) At latest after 05 working days from the last day of reporting period, the organizations and individuals are permitted to conduct the mineral activities must submit the report as prescribed at the point a clause 1 of this Article to the Department of Natural Resources and Environment where the mineral activities are conducted.
For the organizations and individuals that conduct the mineral activities under the License which is granted under the competence of the Ministry of Natural Resources and Environment, besides submitting the report to the Department of Natural Resources and Environment where the mineral activities are conducted, that report is also submitted to the General Department of Geology and Minerals.
b) At latest after the 15 days from the last day of reporting period, the Department of Natural Resources and Environment will make report as prescribed at point b clause 1 of this Article to present the provincial People’s Committee in order to send to the Ministry of Natural Resources and Environment and one copy of the report is sent to the Department of Industry and Trade, Department of Construction to coordinate the management.
c) At latest after the 30 days from the last day of reporting period, the General Department of Geology and Minerals will make report as prescribed at point c clause 1 of this Article to submit to the Ministry of Natural Resources and Environment in order to report to the Governmental Prime Minister and send the copy of the report to the Department of Industry and Trade, Department of Construction to coordinate in management.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment specifies the form of report of mineral activity result as prescribed in clause 1 of this Article.
MINERAL PLANNING, GEOLOGICAL BASELINE MINERAL SURVEY, MINERAL AREA
Article 8. Making and submitting for approval of the planning of mineral
1. Responsibility for making in order to submit to the Prime Minister for approval of the mineral planning prescribed in clause 3, Article 10 of the Mineral Law is as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment will preside over to make the planning of geological baseline mineral survey.
b) The Ministry of Industry and Trade will preside over to make the planning of exploration, exploitation, process and use of kinds of mineral (except for ones used as constructional materials)
c) The Ministry of Construction will preside over to make the planning of exploration, exploitation, process and use of kinds of mineral as constructional materials.
2. The planning of mineral stipulated in clause 1 of this Article is made in accordance with the mineral strategy approved as prescribed.
3. Collecting opnions and coordinating during the process of making the mineral planning:
a) During the process of making the mineral planning under the competence prescribed at point b, point c, clause 1 of this Article, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction have the responsibility to coordinate in order to execute the regulation at point d, clause 1, Article 13 of the Mineral Law.
b) The presiding organ that make the mineral planning must collect opnions from the concerned organs as stipulated in clause 1, Article 15 of the Mineral Law for the draft of planning before sumitting to the Governmental Prime Minister. Within the period of 30 days after the day receiving the written opnions from the presiding organs, the organs being asked for opinion have the responsibility to respond in writing.
Article 9. Planning for exploration, exploitation and use of minerals in the centrally provinces and cities
1. Planning for exploration, exploitation and use of minerals in the central provinces and cities as stipulated in clause 3, Article 10 of the Mineral Law is made for the kinds of minerals as follows:
a) The minerals are used as the general constructional material, peat coal.
b) The minerals existing in the area with small-scale and dispersed minerals that are zoned and announced by the Ministry of Natural Resources and Environment.
c) The minerals at the waste ground of mines closed down.
2. The making of the planning for exploration, exploitation and use of minerals in centrally provinces and cities must ensure the following principles:
a) To be consistent with the mineral strategy, mineral planning as stipulated at point b and point c, clause 1, Article 8 of this Decree.
b) To be consistent with the overall planning of socio-economic development at the provincial level; ensuring the security and national defense in the area.
c) To ensure the exploitation and use of minerals rationally, economically and efficiently to serve the current needs, while having calculation for the scientific and technological development and mineral demand in the future.
d) To protect the environment, natural landscape, cultural and historical monuments, famous landscape and other natural resources.
3. The basis for making the planning for exploration, exploitation and use of minerals in the centrally provinces and cities includes:
a) The overall planning of socio-economic development of the provinces, area planning
b) The mineral strategy; mineral planning as stipulated at point b and c, clause 1, Article 8 of this Decree.
c) The mineral demand in the planning period.
d) The scientific and technological progress in the exploration and exploitation of minerals
e) Result of execution of the previous period planning.
4. Planning for exploration, exploitation and use of minerals in the centrally provinces and cities must have the following main content:
a) Surveying, studying, generalizing and assessing the social economic and natural conditions and the actual state of the activity of exploration, exploitation, process and use of minerals in the local area.
b) Assessing the result of execution of the previous period planning.
c) Determining the direction and objectives for exploration, exploitation and use minerals in the planning period.
d) The restricted area for mineral activities, temporarily restricted areas for mineral activities
dd) Zoning in detail the mining areas, the kind of mineral need to be invested for exploration and exploitation and the progress of exploration and exploitation. The area for exploration and exploitation of minerals are limited by the straight lines connecting the points of closed angle shown on the topographic map of the national coordinate systems with the appropriate rate.
e) Determining the scale, exploitation capacity, conditions on the exploitation technology.
g) The solution and progress for organizing the implementation of the planning.
5. The provincial People’s Committee organizes to make, approve and publicly announce the planning of exploration, exploitation and use of the minerals in centrally provinces and cities after the planning is passed by the People’s Council at the same level.
Article 10. Investment for the geological baseline survey of mineral with the capital of the organizations and individuals
1. Encouraging the organizations and individuals to participate in investing the geological baseline survey of mineral; except for the geological baseline survey of mineral of coal, uranium, thorium or the survey area that lies in the national border belt.
2. Based on the planning of the geological baseline survey of mineral approved and stipulated in clause 1 of this Article, the Ministry of Natural Resources and Environment makes a list of the geological baseline survey of mineral under the incentive category to participate in investment with the capital of the organizations and individuals in order to submit to the Governmental Prime Minister for approval.
3. The organizations and individuals participating in investing the basic geological survey of mineral must meet the following conditions:
a) Being qualified as prescribed in clause 1, Article 34 and clause 1, Article 51 of the Mineral Law.
b) Having enough funds to carry out the whole project of the geological baseline survey of mineral.
c) The implementation of the project of the geological baseline survey of mineral must be supervised by the General Department of Geology and Minerals through the process of implementation.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for:
a) Posting the list of projects of geological baseline surveys of mineral under the category of investment incentives on the website of the Ministry after approval.
b) Promulgating the regulations on monitoring the process of implementation of the projects for geological baseline surveys of mineral.
c) Presiding over and coordinating with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance for the guidance of the procedure to contribute and manage the investment capital of organizations and individuals.
Article 11. Zoning the area having small-scale and dispersed minerals
1. The area where the minerals exist (except for the ones used as general constructional materials, peat coal, toxic minerals, mineral water, natural hot water) is zoned to be the area having small-scale and dispersed minerals and when meeting the criterion as stipulated in clause 2 of this Article.
2. The zoning of area with small-scale and dispersed minerals as stipulated in clause 2, Article 27 of the Mineral Law must meet the criterion as folllows:
a) Not lying in the area where the mineral activities are prohibited, the areas where the mineral activities are temporarily prohibited; the national mineral reserves areas.
b) The minerals found scatter indenpendently with small-scale reserves or estimated resources; the minerals lie in the mineral exploitation area where there is a decision on closing the mine as stipulated in clause 2, Article 73 of the Mineral Law and the reserves and estimated resources are small-scale as stipulated in the Appendix promulgated with this Decree.
c) Not having any sign of the other minerals discovery besides the ones explored or assessed on the mineral potential.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for zoning and promulgating the areas having small-scale and dispersed minerals as stipulated in clause 1 and clause 2 of this Article.
Based on the reality at the locality, the provincial People’s Committee may propose the Ministry of Natural Resources and Environment to zone and announce that the area has small-scale and dispersed minerals.
Article 12. Criterion for zoning the area in which the mineral exploitation right is not subject to auction
The zoning of area where the minerals exist and is the area in which the mineral exploitation right is not subject to auction as stipulated in clause 2, Article 78 of the Mineral Law when it belongs to one of the following cases:
1. The mineral area ensuring the energy security includes: coal, uranium and thorium.
2. The area having limestone, claystone used as raw materials for cement production or the minerals are adjusted additives for cement production that are identified as the raw materials for the cement plant projects; the area where the minerals exist is identified as the raw materials for the intensive mineral processing plant projects that was approved in the principle by the Governmental Prime Minister.
3. The mineral area located in the national boder belt, the strategic area of the national defence.
4. The area that has the projects for work construction investment as stipulated at point b, clause 1, Article 65 of the Mineral Law
5. The mineral area that is used as the general constructional materials determined for exploitation to supply the raw material to serve the maintenance and repairment of the technical infrastructure works.
6. The area of mineral activities where the mineral exploration and exploitation in that area are limited as stipulated at point a, clause 2, Article 26 of the Mineral Law.
7. The area of mineral activities that the competent state management organ has granted the mineral exploitation License, the mineral exploitation License before 01 July 2011.
8. The other cases will be decided by the Governmental Prime Minister.
REGULATION ON THE MINERAL ACTIVITY
SECTION 1. MINERAL EXPLORATION
Article 13. Selecting the organizations and individuals in order to grant the mineral exploration License in the area where the mineral exploitation right is not subject to auction.
The selection of the organizations, individuals in order to grant the mineral exploration License in the area where the mineral exploitation right is not subject to auction as stipulated in clause 1, Article 36 of the Mineral Law is implemented as follows:
1. In case the notice period comes to an end as stipulated at point a, clause 1, Article 35 of this Decree and there is only one organization or individual submitting dossiers to propose the mineral exploitation then that organization or individual is selected to be granted the mineral exploration License when meeting conditions as stipulated in clause 1, Article 34 and point b, point c, Article 40 of the Mineral Law.
2. In case the notice period comes to an end as stipulated at point a, clause 1, Article 35 of this Decree and there are 02 organizations, individuals or more than meeting conditions as stipulated in clause 1, Article 34 and point b, point c, Article 40 of the Mineral Law to submit dossier for mineral exploration proposal then the organization or individual is selected to be granted the mineral exploration License when meeting at most the following conditions:
a) At the point of time to consider the dossier, having the equity capital that occupies the largest percentage compared with the total investment capital to execute the project of survey.
b) Being the organizations, individuals that have participated in the capital of the geological baseline survey of mineral in the area where the mineral exploration License is expected to be granted.
c) Having a commitment that after the exploration is having result, will exploit and use the mineral to serve the domestic production needs in accordance with the mineral planning that has been approved.
3. In case the organizations and individuals that propose the grant of the mineral exploration License meet the conditions as stipulated in clause 2 of this Article, then the organizations and individuals that submit dossier in advance based on the time specified in the dossier receipt will be selected to be granted the mineral exploration License.
Article 14. Conditions for the business household to explore the mineral for use as the general constructional materials
The business household which is stipulated in clause 2, Article 34 of the Mineral Law shall be granted the mineral exploration License for use as the general constructional materials once meeting conditions as follows:
1. Being selected by the provincial People’s Committee as stipulated in the Article 13 of this Decree or having won the auction of the mineral exploitation right in the area where the mineral hasnot been explored; having contract with the organization that is qualified for the practice of mineral exploration as stipulated in clause 1, Article 35 of the Mineral Law in order to implement the exploration project.
2. Having the exploration project appropriate with the planning of exploration, exploration and use of mineral of centrally provinces and cities existing minerals
3. Having the equity capital that occupies at least 50% of the total investment capital for carrying out the project of mineral exploration.
4. The area of exploration area must not exceed 01 ha.
Article 15. Transfer of the mineral exploration right
1. Conditions for the transfer of the mineral exploration right:
a) The organizations, individuals that receive the transfer must meet enough conditions as stipulated in clause 1, Article 34 of the Mineral Law; if not qualified for the practice of mineral exploration, there must be a contract signed with the organization that is qualified the practice of mineral exploration as stipulated in clause 1, Article 35 of the Mineral Law in order to keep executing the exploration project.
b) By the time of transfer, the organizations, individuals that make the transfer have completed all obligations prescribed at the points b, c, d and e, Clause 2 of Article 42 and Clause 3, Article 43 of the Mineral Law and regulations in the mineral exploration License.
c) At the time of transfer, there is no dispute on the rights and obligations relating to the exploration activities.
d) The organizations and individuals that propose transfer have submitted complete dossiers for transferring the mineral exploration right to the dossier receiving organ once the mineral exploration License is still valid for at least 90 days.
2. The transfer of the mineral exploration right must be made by the contract between the assignor and the assignee. The contents of the transfer contract must clearly indicate the number and volume of work items, exploration costs that have been made by the time of transfer; the liability between the parties while performing the work and obligations after the transfer.
3. The time for settling the transfer dossier of the mineral exploration right is 45 days maximumly, from the date the dossier receiving organ has a written receiving notice.
In case the proposal of transfer is not approved by the competent authority then the organizations and individuals that are transferred are entitled to carry out the mineral exploration License or return it.
4. The organizations and individuals that make a transfer or receive a transfer of the mineral exploration right must carry out the obligations on tax, charge and fee as prescribed by the law.
Article 16. Further exploring reserves in the mineral exploitation area
1. The organizations and individuals that are permitted to exploit the mineral when further exploring the mineral reserves from the reserves with the low geological research level up to the reserves with higher geological research level or when further exploring from the resource level up to the reserves level in the area where there is permission to exploit the mineral without making any procedure for the proposal of the mineral exploration License.
2. When further exploring the mineral reserves, the organizations and individuals that are entitled to exploit the minerals are responsible for:
a) Announcing the program, plan and volume of further exploring work to the competent licensing state management organ as prescribed in Article 82 of the Mineral Law before implementation.
b) In case not being qualified for the practice of mineral exploration, must contract with the organizations and individuals that meet enough conditions as prescribed in clause 1, Article 35 of the Mineral Law to carry out work of further exploring.
c) When finishing the further exploration of reserves, submit the exploration result to the State competent authority as prescribed in clause 1, Article 49 of the Mineral Law.
Article 17. Renewal of mineral exploration License
1. The organizations and individuals that propose the renewal of mineral exploration License are considered for renewal when meeting the following conditions:
a) Having submitted complete dossier for the renewal of mineral exploration License to the dossier receiving organ when the mineral exploration License is still valid for at least 45 days, in which clearly explaining the reason for the renewal proposal.
b) At the time for the renewal proposal, the volume of work items under the granted mineral exploration License has not completed yet or there is a change on the geological structure; method of exploration compared with the approved exploration project.
c) By the time for the renewal proposal, the organizations and individuals that are granted the mineral exploration License have carried out the obligations as prescribed at point b, c, d, dd and e, clause 2, Article 42 of the Mineral Law.
2. In case the mineral exploration License has expired but the dossier for renewal proposal are being verified by the competent state authority, the organizations and individuals are allowed to continue executing the exploration work to the renewal point of time or having response in writing that the License is not renewed.
Article 18. Change on exploration method and exploration volume
1. In case there is a change on the exploration method or exploration volume with the cost of more than 10% of the estimated cost in the approved exploration project, the organization and individuals that have permission of exploration must submit report explaining the reason for the change to:
a) The Department of Natural Resources and Environment where there are activities of mineral exploration in case the mineral exploration License is under the competence of licensing from the provincial People’s Committee.
b) The General Department of Geology and Minerals in case the mineral exploration License is under the competence of licensing from the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. In a period not exceeding 10 working days after receiving an explanation report from the organizations and individuals as prescribed in clause 1 of this Article, the Department of Natural Resources and Environment, the General Department of Geology and Minerals under their authority are liable to verify dossier and relevant documents, including on-site verification when necessary to report to the competent authority of granting the exploration License to considern and approve change of the exploration method or the exploration volume. In case of disapproval, there must be a response in writing stating the reasons.
Article 19. Surveying on scene and taking samples on the ground to select the area for making the project of mineral exploration.
1. The organizations and individuals that have needs for survey on-scene and sample taking to select the area for making the project of mineral exploration must submit document attached to the program, survey planning, taking sample to the provincial People’s Committee where the estimated mineral exploration is conducted.
2. In a period not exceeding 10 days from the day of receiving the proposal in writing from the organizations and individuals mentioned in clause 1 of this Article, the provincial People’s Committee has a written notice on the approval or disapproval. In case of disapproval, there must be a response in writing stating the reasons.
SECTION 2. EVALUATION AND APPROVAL OF MINERAL RESERVES
Article 20. Organization and operation of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves
1.The National Council for Evaluation of Mineral Reserves as prescribed at point a, clause 1, Article 49 of the Mineral Law consists of: Chairman of the Council is the Minister of Natural Resources and Environment, Vice Chairman of the Council is the Deputy Minister of Natural Resources and Environment and the Council members are decided by the Governmental Prime Minister on the basis of the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries and departments.
The members of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves work on a plurality basis and by the Regulations on the operation of the Council promulgated by the Chairman of the Council.
2. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves whose office is located at the Ministry of Natural Resources and Environment to assist the Council. The organization and operation of the the National Council for Evaluation of Mineral Reserves Office is decided by the Chairman of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves
3. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves is responsible for evaluating and approving the reserves in the report of mineral exploration result that belong to the licensing competence of the Ministry of Natural Resources and Environment.
The evaluation content of the report of mineral exploration result and the approval of the mineral reserves in the report of mineral exploration result is carried out in accordance with the regulations in Article 22 of this Decree.
Article 21. Evaluation and approval of mineral reserves under the licensing competence of the provincial People’s Committee
1. The provincial People’s Committee is responsible for evaluating the report of mineral exploration result and approving the mineral reserves in the report of mineral exploration result under the licensing competence as prescribed in clause 2, Article 82 of the Mineral Law. The content of evaluating mineral exploration result and approving the mineral reserves in the report of mineral exploration result are carried out as prescribed in Article 22 of this Decree.
2. The Department of Natural Resources and Environment presides over and coordinates with the relevant state management organs to evaluate the exploration result report and present the provincial People’s Committee for approval of the reserves in the report of mineral exploration result as prescribed in clause 1 of this Article.
3. In necessary case, the provincial People’s Committee decides to establish the technical consulting Council including some members who are representatives of the relevant state management organs and some experts who have intensive profession in the field of mineral exploration in order to evaluate the report of mineral exploration result before submitting it for approval mineral reserves under the licensing competence.
Article 22. The content of evaluation of the mineral exploration result report and approval of reserves in the mineral exploration report
1.The content of evaluation of the mineral exploration result report includes:
a) Legal basis, base for report making
b) The result of executing the volume of explorated works; interpreting the target to calculate the mineral reserves; the method of zoning and connecting and calculation of mineral reserves compared with the project of mineral exploration that has been evaluated and the content of the mineral exploration License.
c) The reliability on the reserves, content and quality of the main mineral and useful mineral accompanied.
d) The reliability on conditions of the hydro-geological, the geology of works relating to the feasibility of the mineral exploitation
2. The content of reserves approval in the report of mineral exploration result
a) Name of the mineral and the administrative location of the mineral exploration area.
b) The geological reserves of the main mineral; the geological reserves of all minerals accompanied (if any).
c) The use scope of the exploration result report.
SECTION 3. EXPLOITING MINERAL AND CLOSING MINERAL MINE
Article 23. Conditions for the business household to exploit the mineral for use as the general constructional materials, and mineral exploitation salvage
The business household as prescribed in clause 2, Article 51 of the Mineral Law is granted the mineral exploitation License for use as the general constructional materials, the License for the mineral salvage exploitation when meeting the following conditions:
1. Having the project of mineral exploration investment in the area explored and approved the reserves consistent with the planning of exploration, exploitation and use of mineral in the provinces and cities where the mineral exist. The project of mineral exploration investment must have a plan to use specialized manpower with the appropriate equipment, technology and exploration method.
2. Having the commitment to protect the environment certified in accordance with the regulations of the law concerning the environmental protection.
3. Having the equity capital that occupies at least 30% of the total investment capital of the project of the mineral exploitation investment.
4. The scale of exploitation capacity does not exceed 3,000 m3 of the original mineral products / year.
Article 24. Transfer of the mineral exploitation right
1. Conditions for transfer of the mineral exploitation right:
a) The organizations and individuals that receive the transfer are qualified as prescribed in clause 1, Article 51 and clause 2, Article 53 of the Mineral Law.
b) By the time of transfer, the organizations and individuals that have permission of mineral exploitation have finished work as prescribed in clause 1, Article 66 and the obligations as prescribed at points a, b, c, d, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law.
c) The area where there is permission of exploitation has no dispute over the rights and obligations concerning the mineral activities.
d) The organizations and individuals proposing the transfer have submit complete dossier to the dossier receiving organ when the mineral exploitation License is still valid for at least 90 days
2. The content of transfer of mineral exploitation right is made by the contract between the assignor and the assignee with the main content as follows:
a) The real state of quantity, volume, value of exploitation work, technical infrastructure invested and built; situation of financial obligation performance of the organizations and individuals that make transfer by the time of signing the contract of transfer.
b) The responsibility of the organizations and individuals receiving the transfer for the continuity of work performance, unfisnished obligations of the organizations and individuals that make transfer by the time of signing the transfer contract.
c) Other relevant rights and obligations of the organizations and individuals that make transfer and the organizations and individuals receiving the transfer as prescribed.
3. The time limit for settlement of the transfer dossier of the mineral exploitation is 45 days maximumly, from the day of having the receipt in written of the dossier receiving organ.
In case the transfer proposal isnot approved by the licensing competent authority, then the organizations and individuals that make transfer are allowed to continue the performance of the mineral exploitation License or return the mineral exploitation License.
4. The organizations and individuals that make transfer and receive transfer of mineral exploitation right must carry out the obligations on tax, charge and fee as prescribed by the law.
Article 25. Renewal of mineral exploration License, the License of mineral salvage exploitation
1. The organizations and individuals that exploit minerals are renewed the mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation when meeting the following conditions:
a) Having submitted complete dossier for the renewal of mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation to the dossier receiving organ when the mineral exploitation License is still valid for at least 45 days and when the License of mineral salvage exploitation is still valid for at least 15 days; in which stating the explanation of the reason for renewal proposal
b) Having the report of mineral exploitation activity result in which clearly demonstrate that up to the time of renewal proposal, the mineral reserves in the exploitation area hasnot been exploited up yet under the mineral exploitation License.
c) To the time of renewal proposal, the organizations and individuals that are granted License have completed the obligations as prescribed at points a, b, c, d, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law.
d) Having completely performed the obligations of the environmental protection, using land, water and technical infrastructure in the mineral activities in accordance with regulation of the law concerning mineral and the relevant law.
dd) At the time of renewal proposal, the next plan for the mineral exploitation must comply with the mineral planning approved as prescribed at point c or point d, clause 1, Article 10 of the Mineral Law.
2. Renewal of mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation is the renewal of the time for the right of mineral exploitation performance of the organizations and indiduals on the basis of the remaining mineral reserves that are permitted to exploit by the renewal time without any change of capacity allowed to exploit. In case to increase the exploitation capacity, the organizations and indiduals exploiting mineral must make the investment project of improving or expanding; making program for approval of the environmental impact assessment report or undertake to protect the environment as prescribed. When renewing the mineral exploitation License, the exploitation area can be adjusted in accordance with the remaining mineral rserves, but not exceeding beyond the scope of area that is licenseed exploitation
3. In case the mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation are expired but the dossier for renewal proposal are being considered by the state competent authority then the organizations and indiduals that are exploiting minerals are allowed to continue their mineral exploitation under the License to the renewal time or until there is a written notice that the License is not renewed.
Article 26. Evaluating the project of the mineral mine closing
1. The Ministry of Natural Resources and Environment, the provincial People’s Committee under the competence prescribed in clause 1 and clause 2, Article 82 of the Mineral Law, organize the evaluation the project of the mineral mine closing before making decision to close it down.
2. The evaluation content of the project of the mine closing consists of:
a) Reason for closing the mine
b) The real state, quantity, volume and safety degree of the mining works, including the waste ground of mine by the time of closure.
c) The volume of mineral that have been exploited in fact, the remaining mineral reserves in the area where there is permission to exploit mineral by the time of closure.
d) Volume of work and method of closing the mine, the measurement of protecting mineral not yet been exploited; the solutions to ensure the safety for the exploitation work site after the closure; including the waste grounds of the mine; measurement for relevant soil recovery and environment
e) The volume and progress of work performance of the project and the time for the completion of the mine closing.
LICENSING PROCEDURES OF MINERAL ACTIVITIES AND APPROVAL OF MINERAL RESERVES AND MINE CLOSING
SECTION 1. DOSSIER RECEIVING ORGAN, FORM OF RECEIVING AND RETURNING RESULT
Article 27. The dossier receiving organ of the licensing dossier for the mineral activities, dossier for the approval of the mineral reserves, dossier for the closure of the mineral mine
The dossier receiving organ of the dossier for mineral activities licensing; dossier for approval of the mineral reserves, dossier for closing the mineral mine prescribed as follows:
1. The General Department of Geology and Minerals is the dossier receiving organ for the dossier for mineral activities licensing; dossier for closing the mineral mine under the competence of licensing of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves office is the dossier receiving organ of the dossier for approving the mineral reserves in the report of mineral exploration result under the mineral exploration License belonging to the licensing competence of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The Department of Natural Resources and Environment is the dossier receiving organ of the dossier for the mineral activities licensing, dossier for approval of the mineral reserves in the report of mineral exploration result, dossier for closing the mineral mine under the licensing competence of the provincial People’s Committee.
Article 28. Form of receiving and returning the result of dossier for mineral activities licensing, dossier for approval of the mineral reserves, dossier for closing the mineral mine
1. The dossier for mineral activities licensing, dossier for closing the mineral mine are directly submitted or sent via post to the dossier receiving organ as prescribed in clause 1 and clause 3, Article 27 of this Decree.
The dossier for approval of the mineral reserves is directly submitted to the dossier receiving organ as prescribed in clause 2 and clause 3, Article 27 of this Decree.
2. The time for settling the dossier is prescribed in clause 2, Article 48, clause 2, Article 50, clause 2, Article 60 and clause 2, Article 71 of the Mineral Law is calculated from the date the dossier receiving organ has a written receipt notice.
3. The result returning is directly carried out at the dossier receiving organ
SECTION 2. FORM OF DOCUMENT IN DOSSIER
Article 29. Dossier for issuance, renewal, returning of license, returning of one part of mineral exploration area, transfer of mineral exploration right
1. The document in the dossier for mineral exploration licensing proposal as prescribed in clause 1, Article 47 of the Mineral Law is made into 01set in the form as follows:
a) The original: Application for mineral exploration license; the map of mineral exploration area; project of mineral exploration.
b) The original or the certified copy: The commitment to protect the environment for the case of toxic mineral exploration; document certifying auction winning in case of auctioning the mineral exploitation right in the area where the mineral exploration have not yet carried out; the certificate of business registration; decision on establishing representative office, branch in Vietnam in case of foreign enterprises; document from the bank where the organizations and individuals register transactional account confirming on the equity capital as prescribed at point c, clause 2, Article 40 of the Mineral Law.
2. The document in the dossier for the renewal of mineral exploration License as prescribed in clause 2 Article 47 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for renewal of mineral exploration License; report of mineral exploration result performed to the time of the renewal proposal and the plan for the next mineral exploration; the map of mineral exploration area.
b) The original or the certified copy: the documents of the obligation performance relating to the exploration activities by the time of the proposal for the renewal of mineral exploration License.
3. The document in the dossier for returning the mineral exploration License or returning one part of mineral exploration area as prescribed in clause 3, Article 47 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for returning the mineral exploration License or returning one part of mineral exploration area; the mineral exploration License; report of mineral exploration result performed by the time of returning proposal; the map of mineral exploration area, the plan for the next mineral exploration in case of returning one part of the exploration area.
b) The original or the certified copy: the documents of the obligation performance relating to the exploration activities by the time of the returning proposal.
4. The document in the dossier for transferring the mineral exploration right as prescribed in clause 4, Article 47 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for transferring the mineral exploration right, contract for transferring the mineral exploration right; report of mineral exploration result by the time of the proposal for the transfer of the mineral exploration right.
b) The original or the certified copy: the documents demonstrating the organizations and individuals that make transfer have completed obligations as prescribed at points b, c, d and e, clause 2, Article 42; clause 3, Article 43 of the Mineral Law; certificate of business registration of the organizations, individuals receiving the transfer of mineral exploration right; decision on establishing representative office, branch in Vietnam in case the organizations and individuals receiving the transfer are foreign enterprises.
Article 30. The dossier for approval of the mineral reserves
The document in the dossier for approval of the mineral reserves as prescribed in clause 1, Article 50 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
1. The orginal: Application for approval of mineral reserves; report of mineral exploration result, the appendices, drawing and the concerned original documents; appendix of interpreting the temporary target of mineral reserves calculation; the takeover test record of volume and quality of the mineral exploration works already built of the organizations and individuals that are granted the License to explore the minerals.
2. The original or the certified copy: The project of mineral exploration evaluated and the mineral exploration Licese.
3. The data of the document as prescribed in clause 1 of this Article is recorded in CD (01 set)
Article 31. Dossier for granting, renewal, returning of the mineral exploitation License, returning one part of mineral exploitation area, transfer of mineral exploitation right
1. The document in the dossier for the proposal of mineral exploitation licensing as prescribed in clause 1, Article 59 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for granting the mineral exploitation License; map of mineral exploitation area; project of mineral exploitation investment attached to the approval decision.
b) The original or the certified copy: The decision on the mineral reserves approval of the State competent authority; document certifying auction winning in case of auctioning the mineral exploitation right in the area where there was exploration result; Certificate of investment; Report on environmental impact assessment attached to the decision of approval or the commitment of environmental protection together with certificate of the competent state management organ; certificate of business registration; document certifying the equity capital as prescribed at point c, clause 2, Article 53 of the Mineral Law.
2. The document in dossier for the renewal of mineral exploitation License as prescribed in clause 2 Article 59 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for the renewal of mineral exploitation License; the map of the mining status at the point of time of the renewal; report of exploitation activity result by the time of the renewal proposal.
b) The original or the certified copy: The documents demonstrating the complete performance of obligations as prescribed at points a, b, c, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law by the time of the renewal proposal
3. The document in dossier for returning the mineral exploitation License or one part of surface of the mineral exploitation area as prescribed in clause 3 Article 59 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for returning the mineral exploitation License or one part of the mineral exploitation area; the map of the mining status at the point of time of the returning proposal; the mineral exploitation License, report of mineral exploitation result by the time of returing proposal; the project of closing the mine in case of returning the mineral exploitation License.
b)The original or the certified copy: The documents demonstrating the complete performance of obligations as prescribed at points a, b, c, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law by the time of returning proposal.
4. The document of the dossier of the mineral exploitation right transfer as prescribed in clause 4, Article 59 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for transfer of mineral exploitation right; contract for transfer of mineral exploitation right attached to the list of value of the transferred property; the map of the mining status at the point of time of transfer proposal; report of mineral exploitation result to the time of the transfer proposal of the mineral exploitation right.
b) The original or the certified copy: The documents demonstrating the complete performance of obligations as prescribed at points a, b, c, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law by the time of transfer of the organizations and individuals that make transfer; certificate of business registration, certificate of investment of the organizations and individuals receiving the transfer of mineral exploitation right
Article 32. Dossier for granting, renewal, returning of License of mineral salvage exploitation
1. The document in the dossier for granting the license of mineral salvage exploitation as prescribed in clause 1, Article 70 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for granting the License of mineral salvage exploitation; map of mineral salvage exploitation area; project of mineral exploitation investment attached the approval decision.
b) The original or the certified copy: Certificate of investment, report on environmental impact assessment attached to the approval decision or the commitment to protect the environment together with the confirmation of the competent state management organ; certificate of business registration;
2. The document in the dossier for the License of mineral salvage exploitation as prescribed in clause 2, Article 70 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for renewal proposal of the License of mineral salvage exploitation; report on mineral salvage exploitation result by the time of the renewal proposal.
b) The original or the certified copy: The documents demonstrating the complete performance of obligations as prescribed at points a, b, c, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law by the time of the renewal proposal.
3. The document in the dossier for returning the License of mineral salvage exploitation as prescribed in clause 3, Article 70 of the Mineral Law is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for returning the License of mineral salvage exploitation; report on mineral salvage exploitation result by the time returning the License; the project of the mine closing.
b) The original or the certified copy: The documents demonstrating the complete performance of obligations as prescribed at points a, b, c, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law by the time of the returning proposal.
Article 33. Dossier for closure of the mineral mine
1. The dossier component for closing the mineral mine as prescribed in Article 73 of the Mineral Law includes:
a) Application for the mineral mine closure
b) Project of the mineral mine closure
c) The status map of the mineral mine closing area
d) The documents demonstrating the complete performance of obligations relating to the mineral exploitation by the time of closing the mineral mine.
2. The document in the dossier for closing the mineral mine as prescribed in clause 1 of this Article is made into 01 set in the form as follows:
a) The original: Application for closing the mineral mine; the mineral exploitation License; project of closing the mineral mine; the status map of the mineral mine closing area by the time of the closure proposal
b) The original or the certified copy: The documents demonstrating the complete performance of obligations as prescribed at points a, b, c, dd, e and g, clause 2, Article 55 by the time of the mine closing proposal.
Article 34. Form of document in the dossier for mineral activity licensing, dossier for approval of the mineral reserves, dossier for closure of the mineral mine.
1. The document in the dossier for mineral activity licensing, dossier for approval of the mineral reserves, dossier for closing the mineral mine; the forms: the mineral exploration License, the mineral exploitation License, the decision on mineral reserves approval, the decision on the project of mineral mine closing proposal and decision on closing the mineral mine are made under the unique form nationwide.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment promulgates the forms of documents as prescribed in clause 1 of this Article.
SECTION 3. ORDER OF PROCEDURE IMPLEMENTATION
Article 35. Order of the procedure for mineral exploration licensing
1. The dossier receiving for granting the mineral exploration License in the area with no auction of the mineral exploitation right is implemented as follows:
a) When receiving the dossier from the first organization or individual having need of mineral exploration, the dossier receiving organ will publicly announce the name of the organization or individual, name of the kind of mineral and location of area suggesting the mineral exploration at head office of organ and on the website of the licensing competent authority.
The time for receiving and announcing on the dossier for the mineral exploration proposal of the other organizations and individuals is 30 days, from the day of receiving the dossier for mineral exploration proposal of the first organization or individual.
b) When the time stated at the point a of this clause is over, the dossier receiving organ doesnot receive any dossier and conduct the selection organizations, individuals in order to grant the mineral exploration as prescribed in clause 2, Article 13 of this Decree.
The time for selecting organizations, individuals in order to grant the mineral exploration License is 05 working days, from the expiry day of notice as prescribed at point a of this clause.
c) When the time regulated at the point b of this clause, in case having selected the dossier of the organization or individual to grant the exploration license, the dossier receiving organ issues a written notice and publicly announces the name of the selected organization or individual at head office of organ and on the website of the competent authority to grant license.
For the organizations and individuals that are not selected to grant the mineral exploration License, the dossier receiving organ is responsible for noticing in writing to the organizations and individuals proposing the mineral exploration for the reason not being selected.
2. The receiving of dossier for the mineral exploration proposal of the organizations and individuals that win the auction of the mineral exploitation right in the area where the mineral hasnot been explored is implemented as follows:
a) The organizations and individuals that win the auction of the mineral exploitation right submit the dossier for the mineral exploration proposal to the dossier receiving organ.
b) In a period not exceeding 02 working days, the dossier receiving organ is responsible for verifying the documents in the dossier. In case the documents meet the conditions in the clause 1, Article 47 of the Mineral Law and the clause 1, Article 29 of this Decree then the dossier receiving organ issues a document of the dossier receiving.
3. In case the dossier for the mineral exploration proposal hasnot complete documents as prescribed or has enough but the content of the documents in the dossier is not in accordance with the regulation of the law, the dossier receiving organ makes a guidance in writing for the organizations and individuals that propose the mineral exploration for supplementing and completing dossier. The guidance, request of supplement and completion of dossier from the dossier receiving organ is made only one time.
4. Evaluation of dossier for the mineral exploration proposal
In a period not exceeding 55 days, from the day there is a written notice of the dossier receiving, the dossier receiving organ is reponsible for completing the following tasks:
a) Checking the coordinates, the area proposed for mineral exploration, including on-site verification.
b) Submitting document to the relevant organs concerning the area proposed for mineral exploration in case prescribed in clause 3, Article 48 of the Mineral Law.
In a period not exceeding 20 days from the day receiving the document asking for the opinion from the dossier receiving organ, the organ consulted is reponsible for responding in writing the concerned problems. After the time limit above mentioned without any written response, the case seems to be approved by the organ consulted.
c) Oganizing the evaluation of the project of the mineral exploration before submission for granting the mineral exploration License by the order prescribed in the Article 36 of this Decree.
5. The submission for granting the mineral exploration License is made as follows:
a) In a period not exceeding 21 days from the day of completing the tasks as prescribed in clause 4 of this Article, the dossier receiving organ is responsible for completing and submitting the dossier for the exploration licensing to the State organs that have the competence to grant the License.
b) In a period not exceeding 07 working days from the day of receiving the dossier from the dossier receiving organ, the state organ that has the competence to grant License will decide on granting or non-granting the mineral exploration Licence. In case of non-granting there must be a written response clearly stating the reason.
6. Returning of the dossier for the mineral exploration Licence
In a period of 07 working days from the day of receiving the dossier for granting the mineral exploration Licence from the licensing competent state authority, the dossier receiving organ will notify the organizations and individuals that propose to be granted the exploration Licence in order to receive the result and carry out the relevant obligations as prescribed.
Article 36. The evaluation order of the mineral exploration project
1. The evaluation order of the mineral exploration project that belonging to the licensing competence of the Ministry of Natural Resources and Environment is made as follows:
a) In a period not exceeding 20 days from the day there is written notice of dossier receiving, the dossier receiving organ will send the project of exploration to get opinions from some experts of spcialized field. The time for giving out opinions from the experts will not exceed 10 working days from the time receiving the proposal from the dossier receiving organ.
b) In a period not exceeding 05 working days from the day of receiving the consulting opinion from the experts, the dossier receiving organ is responsible for generalizing all opinion and enclosing with the dossier for the mineral exploration proposal to the Chairman of the Council for evaluation of the mineral exploration project as prescribed in clause 3 of this Article (hereafter called the Council of evaluation)
c) In a period not exceeding 15 days, from the day of receiving the dossier for the mineral exploration proposal, together with the opinions of the experts, the Chairman of the evaluation Council will decide on organizing the meeting of the Council of evaluation.
d) In a period not exceeding 05 working days from the day ending the meeting, the dossier receiving organ must complete the minutes of meeting of the evaluation Council. In case of supplement and adjustment to perfect the project or the project of mineral exploration must be made again, the dossier receiving organ will send a written notice clearly stating the reason for the disapproval of the project or the contents that need supplementing and perfecting the project attached to the minutes of meeting of the evaluation Council.
The time for the organizations and individuals proposing to be granted the license of exploration, to add, perfect and re-make of the project of mineral exploration will not be included in the period of the mineral exploration project evaluation.
2. The evalution order of the project of mineral exploration under the licensing comptence of the provincial People’s Committee is made as follows:
a) In a period not exceeding 20 days from the day there is written notice of dossier receiving, the dossier receiving organ will send the project of exploration to get opinions from some experts of specialized field. The time for giving out opinions from the experts will not exceed 10 working days since receiving the proposal from the dossier receiving organ.
b) In a period not exceeding 05 working days from the day receiving the opinions of the experts, the dossier receiving organ is responsible for generalizing all opinion and enclosing with the dossier for the mineral exploration proposal to the provincial People’s Committee.
c) In a period not exceeding 20 days from the day of receiving the dossier for the mineral exploration proposal attached to the opinions of the experts, the provincial People’s Committee will decide on the approval of the content of the project of mineral exploration in order to grant license or establish the evaluation Council in the necessary case.
In case of supplementing and adjusting the project of mineral exploration based on opinion of the provincial People’s Committee or of the evaluation Council, the dossier receiving organ will send written notice clearly stating the reason of disapproval of the project or of the contents that need to supplement and perfect the project of mineral exploration.
The time for the organizations and individuals propose to be granted the license to add, perfect and re-make of the project of mineral exploration will not be included in the period of the mineral exploitation project evaluation.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment stipulates the organization and operation of the Council for evaluation of the mineral exploration project.
Article 37. Order of the procedure for mineral exploitation licensing
1. The dossier receiving for granting the mineral exploitation License is made as follows:
a) The organizations and individuals that propose to be granted the mineral exploitation License submit the dossier for exploitation proposal to the dossier receiving organ.
b) In a period not exceeding 02 working days, the dossier receiving organ is responsible for verifying the documents in the dossier. In case the documents in the dossier are in the right accordance with regulation prescribed in clause 1, Article 59 of the Mineral Law and clause 1, Article 31 of this Decree, the dossier receiving organ issues a written notice of the receiving. In case the dossier for the mineral exploitation proposal hasnot complete documents as prescribed or has enough but the content of the documents in the dossier is not in accordance with the regulation of the law, then the dossier receiving organ makes a guidance in writing for the organizations and individuals that propose the mineral exploitation for supplementing and completing dossier. The guidance, request of supplement and completion of dossier from the dossier receiving organ is made only one time.
2. Valuating the dossier for granting the mineral exploitation Lincense
a) In a period not exceeding 25 days from the day there is a written notice of the dossier receiving, the dossier receiving organ is reponsible for checking the coordinates, the area that proposed for mineral exploitation and on-site verification.
b) In a period not exceeding 05 days from the day of completing the tasks as prescribed at point a of this clause, the dossier receiving organ will send document to ask for opinion to the relevant organs concerning the grant of the mineral exploitation License in accordance with the regulation at point c, clause 2, Article 60 of the Mineral Law.
In a period not exceeding 20 days from the day receiving document asking for the opinion from the dossier receiving organ, the consulting organ is reponsible for replying in writing the concerned problems. After the time limit above mentioned without any written response, it seems to be approved by the consulting organ.
c) n a period not exceeding 35 days, the dossier receiving organ must complete the evaluation of the documents and other content relating to the mineral exploitation and specify the charge for granting the mineral exploitation right
3. The submission for dossier of granting the mineral exploitation License is made as follows:
a) In a period not exceeding 05 working days from the day of completing the tasks as prescribed in clause 2 of this Article, the dossier receiving organ is responsible for completing and submitting the licensing dossier to the State organs that have the competence to grant the License.
b) In a period not exceeding 07 working days from the day of receiving the dossier from the dossier receiving organ, the state organ that has the licensing competence will decide on the approval or disapproval of granting the mineral exploitation Licence. In case of disapproval, there must be a written response clearly stating the reason.
4. Notifying and returning the result of the dossier for the mineral exploitation Licence
In a period not exceeding 15 days from the day of receiving the dossier from the licensing competent authority, the dossier receiving organ will notify the organizations and individuals that propose to be granted the mineral exploitation Licence in order to receive the result and carry out the relevant obligations as prescribed.
Article 38. Order of the licensing procedure for the License of mineral salvage exploitation
1. The dossier receiving for granting the License of mineral salvage exploitation is made as follows:
a) The organizations and individuals that propose to be granted the License of mineral salvage exploitation submit the dossier for exploitation proposal to the dossier receiving organ.
b) In a period not exceeding 02 working days, the dossier receiving organ is responsible for verifying the documents in the dossier. In case the documents meet the conditions in the clause 1, Article 70 of the Mineral Law and the clause 1, Article 32 of this Decree then the dossier receiving organ issues a written notice of the receiving.
In case the dossier for the mineral exploitation proposal hasnot complete documents as prescribed or has enough but the content of the documents in the dossier is not in accordance with the regulation of the law, the dossier receiving organ makes a guidance in writing for the organizations and individuals for supplementing and completing dossier. The issuance of guidance document, request of supplement and completion of dossier from the dossier receiving organ is made only one time.
2. Evaluation of dossier for granting the License of mineral salvage exploitation
a) In a period not exceeding 5 working days, from the day there is a written notice of the dossier receiving, the dossier receiving organ is reponsible for checking the coordinates, the area proposed for mineral salvage exploitation and on-site verification
b) In a period not exceeding 15 days, the dossier receiving organ must complete the evaluation of the documents and other content relating to the area proposed for mineral salvage exploitation.
3. The submission for dossier of granting the License of mineral salvage exploitation is made as follows:
a) In a period not exceeding 2 days from the day of completing the tasks as prescribed in clause 2 of this Article, the dossier receiving organ is responsible for completing and submitting the licensing dossier to the licensing competent State organs.
b) In a period not exceeding 05 working days from the day of receiving the dossier from the dossier receiving organ, the licensing competent state organ will decide on the approval or disapproval of granting the License of mineral salvage exploitation. In case of disapproval, there must be a written response clearly stating the reason.
4. Returning the result of dossier of mineral salvage exploitation licensing:
In a period of 03 working days from the day of receiving the dossier for the mineral salvage exploitation licensing from the licensing competent authority to grant license, the dossier receiving organ will notify the organizations and individuals that propose to be granted the License of mineral salvage exploitation in order to receive the result and carry out the relevant obligations as prescribed.
Article 39. Order of the procedure for renewal, transer, returning one part of the area, returning the mineral exploration License, the mineral exploitation Lincense; renewal and returning the License of mineral salvage exploitation
1. The receiving of dossier is made as follows:
a) The organizations and individuals proposing the renewal, transfer, returning one part of the area, returning the mineral exploration License, the mineral exploitation License; renewal, returning of the License of mineral salvage exploitation shall submit the dossier to the dossier receiving organ.
b) In a period not exceeding 02 working days, the dossier receiving organ is responsible for verifying the documents in the dossier. In case the documents are in accordance with the regulation then the dossier receiving organ issues a document of the receiving.
In case the dossier hasnot complete documents as prescribed or has enough but the content of the documents in the dossier is not in accordance with the regulation of the law, the dossier receiving organ makes guidance in writing for the organizations and individuals to supplement and complete the dossier. The guidance, request of supplement and completion of dossier from the dossier receiving organ is made only one time.
2. The evaluation of the dossier is made as follows:
a) In a period not exceeding 05 working days, from the day there is a written notice of the dossier receiving, the dossier receiving organ is reponsible for checking the coordinates, the area proposed for the renewal, transfer, returning one part of the area, returning the mineral exploration License, the mineral exploitation License; not execeeding 03 days for the case of renewal; returning of the License of mineral salvage exploitation including on-site verification.
b) In a period not exceeding 30 working days, the dossier receiving organ must complete the evaluation of the documents and other content relating to the renewal, transfer, returning one part of the area, returning the mineral exploration License, returning the mineral exploitation License; not execeeding 05 working days for the case of renewal; returning of the License of mineral salvage exploitation.
3. Submitting the dossier to the licensing competent authority:
a) In a period not exceeding 2 working days from the day of completing the tasks as prescribed in clause 2 of this Article, the dossier receiving organ is responsible for completing and submitting the dossier to the licensing competent State organs.
b) In a period not exceeding 5 working days from the day of receiving the dossier from the dossier receiving organ, the licensing competent state organ will decide on the approval or disapproval of the renewal, transfer, returning one part of the area, returning the mineral exploration License, returning the mineral exploitation License; not execeeding 03 working days for the case of renewal, returning of the License of mineral salvage exploitation. In case of disapproval, there must be a response in writing clearly stating the reason.
4. Returning the result of dossier settlement
In a period not exceeding 3 working days from the day of receiving the dossier from the licensing competent state organ, the dossier receiving organ will notify the organizations and individuals that propose the renewal, transfer, returning one part of the area, returning the mineral exploration License, returning the mineral exploitation License; not execeeding 02 working days for the case of renewal, returning of the License of mineral salvage exploitation.
Article 40. Order of implementing the procedure for the approval of the mineral reserves
1. Receiving the dossier for the approval of the mineral reserves:
a) The organizations and individuals submit the dossier for the mineral reserves the approval directly at the head office of the receiving organ as prescribed in clause 2 and 3, Article 27 of this Decree.
b) In a period not exceeding 02 working days, the dossier receiving organ is responsible for verifying the dossier. In case the documents meet the conditions in the clause 1, Article 50 of the Mineral Law and article 30 of this Decree then the dossier receiving organ will notify the organizations and individuals proposing the approval of the reserves to make the charge payment for evaluation of the mineral reserves as prescribed. The dossier receiving organ issues a document of the dossier receiving right after the organizations and individuals complete their obligations of payment of the charge for evalution and approval of the mineral reserves.
In case the dossier hasnot complete documents as prescribed or has enough but the content of the documents in the dossier is not in accordance with the regulation of the law, the dossier receiving organ makes guidance in writing for the organizations and individuals to supplement and complete the dossier. The guidance and request of supplement and completion of dossier from the dossier receiving organ is made only one time.
2. The verification of the report of the mineral reserves is made as follows:
a) In a period not exceeding 30 days, from the day there is a written notice of the dossier receiving, the dossier receiving organ is reponsible for checking all dossiers, documents and reports; on-site verification at the mineral exploration area, sample of drill core, ditch, well in necessary case.
b) In a period not exceeding 60 days from the day of completing work specified at point a of this clause, the dossier receiving organ will send the report of exploration result to the experts of specialised fields to get their opinions on the relevant content in the report of mineral exploration. The time for response from the experts will not exceed 20 days from the time receiving the proposal from the dossier receiving organ.
c) In a period not exceeding 30 days from the day of completing work specified at point b of this clause, the dossier receiving organ is reponsible for generalizing the experts’ opinions and preparing dossier and documents to present the National Council for Evaluation of Mineral Reserves or the provincial People’s Committee for consideration and decision.
In case the report does not meet requirement to submit to the National Council for Evaluation of Mineral Reserves or the provincial People’s Committee, the dossier receiving organ will give written notice clearly stating the reason for the organizations and individuals proposing the approval of the mineral reserves to supplement and perfecting the report attached to the written comment opinion from the experts.
The time for the organizations and individuals to perfect the report of mineral reserves is not included in the time of report evaluation.
3. The evaluation of the report of mineral exploration result and approval of the mineral reserves in the exploration report is made as follows:
a) In a period not exceeding 30 days from the day of completing the work content as prescribed at the point c, clause 2 of this Article, the Chairman of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves will organize the Council meeting; the provincial People’s Committee will decide to establish the technical consulting Council or not as prescribed in clause 2, Article 21 of this Decree.
b) In a period not exceeding 5 working days after the end of the meeting of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves, the technical consulting Council, the dossier receiving organ must complete the minutes of the Council meeting. In case of supplementing and adjusting for perfecting the report of the mineral exploration based on the opinion of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves, the technical consulting Council, the provincial People’s Committee, the dossier receiving organ will send written notice clearly stating the content that needs supplementing and perfecting enclosed with the minutes of the Council meeting.
The time for organization, the individuals proposing the approval of additional reserves, perfecting the report of mineral exploration isnot included in the time for report evaluation
c) In the period not exceeding 15 days, from the day of receiving the report of exploration result that is supplemented and perfected of the organizations and individuals proposing the approval of the reserves, the dossier receiving organ will submit to the competent authority to approve the reserves as prescribed in clause 1, Article 49 of Mineral Law.
d) In the period not exceeding 5 working days, from the day of receiving dossier for approval of the mineral reserves from the dossier receiving organ, the competent authority that approves the mineral reserves promulgates the decision on the approval of the mineral reserves in the report of the mineral exploration.
4. Returning the result of the mineral reserves approval
In a period of 5 working days from the day of receiving the dossier from the comptent authority to approve the mineral reserves, the dossier receiving organ will notify the organizations and individuals that propose the approval of reserves to come and receive the result and carry out the other relevant obligations
Article 41. Responsibility of the provincial People’s Committee in the coordination to evaluate and license the mineral activities
1. In case areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities are not approved as prescribed, before licensing the mineral activities under the competence, the Ministry of Natural Resources and Environment only get opinions in writing from the provincial People’s Committee where the minerals exist, about the area estimated for licensing the mineral activities relating or not relating to the areas banned from mineral activities, the areas banned temporarily from mineral activities.
2. At latest within 20 days from the day of receiving the written comments as prescribed in clause 1 of this Article, the provincial People's Committee will respond in writing to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 42. Charge for licensing the mineral exploitation right
The Ministry of Natural Resources and Environment will preside over and coordinate with the Ministry of Finance to stipulate the method of calculation, mode of collection, regulation on management and use of the charge for granting the mineral exploration.
Article 43. Fund for basic geological surveys of mineral
1. The fun for basic geological surveys of mineral is implemented as prescribed in clause 1, Article 21 of the Mineral Law and is added from the amount from the cost reimbursing of basic geological survey of mineral, cost of mineral exploration, charge for licensing the mineral exploitation right
2. The Ministry of Finance will preside over and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to stipulate the funding supplement for the task of geological baseline surveys of mineral as prescribed in clause 1 of this Article.
Article 44. Transitional provision
1. For the dossiers that propose the approval for licensing the mineral activities, being legally qualified and received by the competent authority before 01 July 2011 as prescribed then they are settled down in the principle the organizations and individuals that are allowed for mineral activities must carry out the obligations as prescribed by the Mineral Law. The governmental Prime Minister has stipulated in detail on the transitional conditions and time.
2. Planning for the geological baseline surveys of mineral; planning for exploration, exploitation, processing and use of mineral approved as prescribed before the effect day of the Mineral Law are carried out until the planning for mineral as prescribed in the clause 1, Article 8 and Article 9 of this Decree is approved and announced by the competent authority as prescribed.
Article 45. Effect of execution
This Decree will take effect since April 25, 2012
Decree No. 160/2005/ND-CP dated 27 December, 2005 by the Government stipulating in detail and guiding the execution of the Mineral Law (year 1996) and of the Law amending and supplementing some articles of the Mineral Law (year 2005) and the Decree No. 07/2009/ND-CP dated 23 January 2009 by the Government amending and supplementing some articles of the Decree No. 160/2005/ND-CP dated 27 December, 2005 by the Government stipulating in detail and guiding the execution of the Mineral Law and the Law amending and supplementing some articles of the Mineral Law that has expired since 01 July 2011.
Article 46. Responsibility for Execution
1. The Ministry of Natural Resources and Environment is liable to preside over and coordinate with the relevant Ministries and departments to guide the execution of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-level organs, Heads of governmental organs, Chairmans of provincial People's Committee and other relevant organizations and individuals are liable to execute this Decree. /.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
SCALE OF RESOURCES, RESERVES OF SMALL SCALE AND DISPERSED MINERAL BY GROUP/CATEGORY OF MINERAL
(Promulgated with Decree No. 15/2012/ND-CP dated March 09, 2012 by the Government)
No. |
Group of mineral |
Mineral type |
Unit |
Total reserves and estimated resources |
1 |
Fuel |
Brown coal |
Thousand ton |
≤ 500 |
2 |
Coal, anthracite |
Thousand ton |
≤ 500 |
|
3 |
Iron and iron alloy |
Iron ore |
Thousand ton of ore |
≤ 200 |
4 |
Mangano ore |
Thousand ton of ore |
≤ 200 |
|
5 |
Cromite ore |
Thousand ton Cr2O3 |
≤ 40 |
|
6 |
Molybdenite |
Metal Ton |
≤ 100 |
|
7 |
Wolfram |
Metal Ton |
≤ 50 |
|
8 |
Nickel |
Metal Ton |
≤ 500 |
|
9 |
General metal |
Bismuth |
Metal Ton |
≤ 10 |
10 |
Antimonate |
Thousand Ton of Metal |
≤ 0.2 |
|
11 |
Copper |
Thousand Ton of Metal |
≤ 5 |
|
12 |
Lead + Zinc |
Thousand Metal Ton |
≤ 5 |
|
13 |
Tin |
Thousand Ton of Metal |
≤ 0.1 |
|
14 |
Light metal |
Laterite bauxite |
Thousand Ton of fine ore |
≤ 10,000 |
15 |
Deposit Bauxite |
Thousand Ton of ore |
≤ 500 |
|
16 |
Titan in original ore |
Thousand Ton of TiO2 |
≤ 50 |
|
17 |
Titan in placer |
Thousand Ton |
≤ 20 |
|
18 |
Rare and precious metal |
Original gold |
Ton |
≤ 0.5 |
19 |
Placer gold |
Ton |
≤ 0.01 |
|
20 |
Industrial minerals |
Apatite |
Thousand Ton |
≤ 1,000 |
21 |
Barite |
Thousand Ton |
≤ 5 |
|
22 |
Fluorite |
Thousand Ton |
≤ 3 |
|
23 |
Phosphorite |
Thousand Ton |
≤ 50 |
|
24 |
Serpentine |
Thousand Ton |
≤ 1 |
|
25 |
Fire-resistant argil |
Thousand Ton |
≤ 50 |
|
26 |
Dolomite |
Thousand Ton |
≤ 100 |
|
27 |
Felspath material |
Thousand Ton |
≤ 50 |
|
28 |
Quartzite |
Thousand Ton |
≤ 100 |
|
29 |
Magnesite |
Thousand Ton |
≤ 100 |
|
30 |
Kaolin clay |
Thousand Ton |
≤ 50 |
|
31 |
Glass sand |
Thousand Ton |
≤ 100 |
|
32 |
Diatomite |
Thousand Ton |
≤ 50 |
|
33 |
Graphite |
Thousand Ton |
≤ 10 |
|
34 |
Talc |
Thousand Ton |
≤ 5 |
|
35 |
White marble |
Thousand Ton |
≤ 500 |
|
36 |
Muscovite |
Thousand Ton |
≤ 1 |
|
37 |
Crystal quartz |
Thousand Ton |
≤ 2 |
|
38 |
Bentonite |
Thousand Ton |
≤ 10 |
|
39 |
Cement clay |
Thousand Ton |
≤ 5,000 |
|
40 |
Puzzolan |
Million ton |
≤ 1 |
|
41 |
Cement limestone |
Million ton |
≤ 20 |
|
42 |
Constructional marble |
Thousand m3 |
≤ 1,500 |
|
43 |
Granite stone, marble |
Thousand m3 |
≤ 500 |