Chương 2 Nghị định 15/2012/NĐ-CP: Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, khu vực khoáng sản
Số hiệu: | 15/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/03/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2012 |
Ngày công báo: | 19/03/2012 | Số công báo: | Từ số 265 đến số 266 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ KD được thăm dò khoáng sản tối đa 1 ha
Hộ kinh doanh được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, đồng thời, diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
Đó là nội dung được đưa ra trong Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản 2010.
Trường hợp Giấy phép thăm dò đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được CQNN có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, và công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm. Trường hợp muốn chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 90 ngày.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản cụ thể như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
b) Bộ Công Thương chủ trì lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
c) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập phù hợp với chiến lược khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định.
3. Lấy ý kiến và phối hợp trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản:
a) Trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản.
b) Cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật khoáng sản đối với dự thảo quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản được lập đối với các loại khoáng sản sau:
a) Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn.
b) Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.
c) Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.
2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
b) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
c) Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai.
d) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng.
b) Chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
c) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản.
đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương.
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
c) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
d) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
đ) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
e) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác.
g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản than, urani, thori hoặc diện tích điều tra thuộc khu vực vành đai biên giới quốc gia.
2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 51 Luật khoáng sản.
b) Có đủ kinh phí để thực hiện toàn bộ đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
c) Việc thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản giám sát quá trình thực hiện.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Đăng tải danh mục đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích đầu tư trên trang thông tin điện tử của Bộ sau khi được phê duyệt.
b) Ban hành quy chế giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân.
1. Khu vực có khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản độc hại, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên) được khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật khoáng sản phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
b) Khoáng sản đã phát hiện phân bố độc lập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ; khoáng sản ở khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật khoáng sản mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Không có dấu hiệu phát hiện khoáng sản khác ngoài khoáng sản đã được thăm dò hoặc đánh giá tiềm năng khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Căn cứ thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Việc khoanh định khu vực có khoáng sản là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật khoáng sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khu vực khoáng sản bảo đảm an ninh năng lượng gồm: than, urani, thori.
2. Khu vực đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương.
3. Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.
4. Khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản.
5. Khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được xác định khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
6. Khu vực hoạt động khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản.
7. Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2011.
8. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
MINERAL PLANNING, GEOLOGICAL BASELINE MINERAL SURVEY, MINERAL AREA
Article 8. Making and submitting for approval of the planning of mineral
1. Responsibility for making in order to submit to the Prime Minister for approval of the mineral planning prescribed in clause 3, Article 10 of the Mineral Law is as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment will preside over to make the planning of geological baseline mineral survey.
b) The Ministry of Industry and Trade will preside over to make the planning of exploration, exploitation, process and use of kinds of mineral (except for ones used as constructional materials)
c) The Ministry of Construction will preside over to make the planning of exploration, exploitation, process and use of kinds of mineral as constructional materials.
2. The planning of mineral stipulated in clause 1 of this Article is made in accordance with the mineral strategy approved as prescribed.
3. Collecting opnions and coordinating during the process of making the mineral planning:
a) During the process of making the mineral planning under the competence prescribed at point b, point c, clause 1 of this Article, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction have the responsibility to coordinate in order to execute the regulation at point d, clause 1, Article 13 of the Mineral Law.
b) The presiding organ that make the mineral planning must collect opnions from the concerned organs as stipulated in clause 1, Article 15 of the Mineral Law for the draft of planning before sumitting to the Governmental Prime Minister. Within the period of 30 days after the day receiving the written opnions from the presiding organs, the organs being asked for opinion have the responsibility to respond in writing.
Article 9. Planning for exploration, exploitation and use of minerals in the centrally provinces and cities
1. Planning for exploration, exploitation and use of minerals in the central provinces and cities as stipulated in clause 3, Article 10 of the Mineral Law is made for the kinds of minerals as follows:
a) The minerals are used as the general constructional material, peat coal.
b) The minerals existing in the area with small-scale and dispersed minerals that are zoned and announced by the Ministry of Natural Resources and Environment.
c) The minerals at the waste ground of mines closed down.
2. The making of the planning for exploration, exploitation and use of minerals in centrally provinces and cities must ensure the following principles:
a) To be consistent with the mineral strategy, mineral planning as stipulated at point b and point c, clause 1, Article 8 of this Decree.
b) To be consistent with the overall planning of socio-economic development at the provincial level; ensuring the security and national defense in the area.
c) To ensure the exploitation and use of minerals rationally, economically and efficiently to serve the current needs, while having calculation for the scientific and technological development and mineral demand in the future.
d) To protect the environment, natural landscape, cultural and historical monuments, famous landscape and other natural resources.
3. The basis for making the planning for exploration, exploitation and use of minerals in the centrally provinces and cities includes:
a) The overall planning of socio-economic development of the provinces, area planning
b) The mineral strategy; mineral planning as stipulated at point b and c, clause 1, Article 8 of this Decree.
c) The mineral demand in the planning period.
d) The scientific and technological progress in the exploration and exploitation of minerals
e) Result of execution of the previous period planning.
4. Planning for exploration, exploitation and use of minerals in the centrally provinces and cities must have the following main content:
a) Surveying, studying, generalizing and assessing the social economic and natural conditions and the actual state of the activity of exploration, exploitation, process and use of minerals in the local area.
b) Assessing the result of execution of the previous period planning.
c) Determining the direction and objectives for exploration, exploitation and use minerals in the planning period.
d) The restricted area for mineral activities, temporarily restricted areas for mineral activities
dd) Zoning in detail the mining areas, the kind of mineral need to be invested for exploration and exploitation and the progress of exploration and exploitation. The area for exploration and exploitation of minerals are limited by the straight lines connecting the points of closed angle shown on the topographic map of the national coordinate systems with the appropriate rate.
e) Determining the scale, exploitation capacity, conditions on the exploitation technology.
g) The solution and progress for organizing the implementation of the planning.
5. The provincial People’s Committee organizes to make, approve and publicly announce the planning of exploration, exploitation and use of the minerals in centrally provinces and cities after the planning is passed by the People’s Council at the same level.
Article 10. Investment for the geological baseline survey of mineral with the capital of the organizations and individuals
1. Encouraging the organizations and individuals to participate in investing the geological baseline survey of mineral; except for the geological baseline survey of mineral of coal, uranium, thorium or the survey area that lies in the national border belt.
2. Based on the planning of the geological baseline survey of mineral approved and stipulated in clause 1 of this Article, the Ministry of Natural Resources and Environment makes a list of the geological baseline survey of mineral under the incentive category to participate in investment with the capital of the organizations and individuals in order to submit to the Governmental Prime Minister for approval.
3. The organizations and individuals participating in investing the basic geological survey of mineral must meet the following conditions:
a) Being qualified as prescribed in clause 1, Article 34 and clause 1, Article 51 of the Mineral Law.
b) Having enough funds to carry out the whole project of the geological baseline survey of mineral.
c) The implementation of the project of the geological baseline survey of mineral must be supervised by the General Department of Geology and Minerals through the process of implementation.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for:
a) Posting the list of projects of geological baseline surveys of mineral under the category of investment incentives on the website of the Ministry after approval.
b) Promulgating the regulations on monitoring the process of implementation of the projects for geological baseline surveys of mineral.
c) Presiding over and coordinating with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance for the guidance of the procedure to contribute and manage the investment capital of organizations and individuals.
Article 11. Zoning the area having small-scale and dispersed minerals
1. The area where the minerals exist (except for the ones used as general constructional materials, peat coal, toxic minerals, mineral water, natural hot water) is zoned to be the area having small-scale and dispersed minerals and when meeting the criterion as stipulated in clause 2 of this Article.
2. The zoning of area with small-scale and dispersed minerals as stipulated in clause 2, Article 27 of the Mineral Law must meet the criterion as folllows:
a) Not lying in the area where the mineral activities are prohibited, the areas where the mineral activities are temporarily prohibited; the national mineral reserves areas.
b) The minerals found scatter indenpendently with small-scale reserves or estimated resources; the minerals lie in the mineral exploitation area where there is a decision on closing the mine as stipulated in clause 2, Article 73 of the Mineral Law and the reserves and estimated resources are small-scale as stipulated in the Appendix promulgated with this Decree.
c) Not having any sign of the other minerals discovery besides the ones explored or assessed on the mineral potential.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for zoning and promulgating the areas having small-scale and dispersed minerals as stipulated in clause 1 and clause 2 of this Article.
Based on the reality at the locality, the provincial People’s Committee may propose the Ministry of Natural Resources and Environment to zone and announce that the area has small-scale and dispersed minerals.
Article 12. Criterion for zoning the area in which the mineral exploitation right is not subject to auction
The zoning of area where the minerals exist and is the area in which the mineral exploitation right is not subject to auction as stipulated in clause 2, Article 78 of the Mineral Law when it belongs to one of the following cases:
1. The mineral area ensuring the energy security includes: coal, uranium and thorium.
2. The area having limestone, claystone used as raw materials for cement production or the minerals are adjusted additives for cement production that are identified as the raw materials for the cement plant projects; the area where the minerals exist is identified as the raw materials for the intensive mineral processing plant projects that was approved in the principle by the Governmental Prime Minister.
3. The mineral area located in the national boder belt, the strategic area of the national defence.
4. The area that has the projects for work construction investment as stipulated at point b, clause 1, Article 65 of the Mineral Law
5. The mineral area that is used as the general constructional materials determined for exploitation to supply the raw material to serve the maintenance and repairment of the technical infrastructure works.
6. The area of mineral activities where the mineral exploration and exploitation in that area are limited as stipulated at point a, clause 2, Article 26 of the Mineral Law.
7. The area of mineral activities that the competent state management organ has granted the mineral exploitation License, the mineral exploitation License before 01 July 2011.
8. The other cases will be decided by the Governmental Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực