Chương 1 Nghị định 15/2012/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 15/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/03/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2012 |
Ngày công báo: | 19/03/2012 | Số công báo: | Từ số 265 đến số 266 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ KD được thăm dò khoáng sản tối đa 1 ha
Hộ kinh doanh được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, đồng thời, diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
Đó là nội dung được đưa ra trong Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản 2010.
Trường hợp Giấy phép thăm dò đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được CQNN có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, và công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm. Trường hợp muốn chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 90 ngày.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều 3; khoản 4 Điều 7; khoản 3 Điều 10; Điều 24; khoản 2 Điều 27; khoản 3 Điều 30; khoản 2 Điều 36; khoản 2 Điều 39; khoản 3 Điều 40; điểm đ khoản 1 Điều 42; khoản 4 Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 3 Điều 50; khoản 3 Điều 53; điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 55; khoản 3 Điều 60; khoản 4 Điều 66; khoản 3 Điều 71; khoản 2 Điều 75; khoản 3 Điều 77; khoản 2 Điều 78 của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.
2. Các quy định về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
1. Thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản.
2. Việc hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã đầu tư. Chi phí phải hoàn trả được xác định căn cứ vào khối lượng công trình, hạng mục công việc đã thi công và đơn giá hiện hành.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thì việc hoàn trả chi phí thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.
b) Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư, việc hoàn trả chi phí đã đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân đã đầu tư với tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin.
Đối với thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư ở khu vực hoạt động khoáng sản bị thu hồi giấy phép, giấy phép được trả lại hoặc hết quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được chi phí phải hoàn trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản (dưới đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) quyết định chi phí đã đầu tư phải hoàn trả theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này.
3. Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp xác định chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức, thủ tục hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã được hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này có quyền chuyển nhượng, thừa kế để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2. Sau 06 tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt mà không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
1. Nhà nước đầu tư để thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh hoặc nhiệm vụ kinh tế - xã hội quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản.
2. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thực hiện bằng vốn từ ngân sách nhà nước.
1. Khoáng sản độc hại gồm khoáng sản phóng xạ, thủy ngân, arsen, asbest; khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại mà khi khai thác có thể phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại biết để tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại trên địa bàn địa phương theo quy định.
1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước.
2. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Báo cáo định kỳ thực hiện một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
3. Trách nhiệm nộp báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản.
Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài việc nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khoáng sản còn phải nộp báo cáo cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợp quản lý.
c) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản lập báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng để phối hợp quản lý.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Article 1. Scope of adjustment
This Decree stipulates in detail the clause 5 and clause 7 of Article 3; Clause 4 of Article 7; Clause 3 of Article 10; Article 24; Clause 2 of Article 27; Clause 3 of Article 30; Clause 2 of Article 36; Clause 2 of Article 39; Clause 3 of Article 40; point dd Clause 1 of Article 42; Clause 4 of Article 43; Article 44; Clause 4 of Article 48; Clause 1 of Article 49; Clause 3 of Article 50; Clause 3 of Article 53; point c and dd of Clause 1 of Article 55, Clause 3 of Article 60; Clause 4 of Article 66; Clause 3 of Article 71; Clause 2 of Article 75; Clause 3 of Article 77; Clause 2 of Article 78 of the Mineral Law No. 60/2010/QH12.
2. The regulations on the principles, conditions and procedures for auction of the mineral exploitation right do not belong to the scope of adjustment of this Decree.
Article 2. Conditions and standards for mineral export.
1. The Ministry of Industry and Trade has presided over and coordinated with the Ministry of Natural Resources and Environment, the relevant Ministries and departments to build and promulgate the lists, conditions and standards for exporting kinds of mineral, except for the ones used as the constructional materials.
2. The Ministry of Construction has presided over and coordinated with the Ministry of Natural Resources and Environment, the relevant Ministries and departments to build and promulgate the lists and conditions and standards for exporting of mineral used as the constructional materials.
Article 3. Reimbursing the costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration
1. The information of geological baseline survey of mineral that the organizations and individuals must reimburse the costs when using it is the information for assessing the mineral potential.
2. The reimbursement of the costs to assess the mineral potential and explore the mineral is executed by the following principles:
a) In case the information on assessing the mineral potential and exploring the mineral possessed by the State, the organizations and individuals using the information must reimburse the State the invested costs. The costs to be reimbursed are defined based on the quantity of work, work items performed and the current unit price.
In case the organizations and individuals have reimbursed the State budget for the amount of money invested for the mineral potential assessment, mineral exploration then the reimbursement of costs is carried out as prescribed at point c of this clause.
b) The organizations and individuals that are permitted to explore the mineral by fund from the State budget are not entitled to supply and transfer the information on the mineral exploration result to the other organizations and individuals except for the case to supply to the competent authorities as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
c) In case the information on assessing the mineral potential, mineral exploration invested by the organizations and individuals, the reimbursement of invested costs is carried out on the principle of an agreement between the organizations and individuals that have invested with the organizations and individuals using the information.
For the information on assessing the mineral potential, mineral exploration invested by the organizations and individuals in the section of mineral activities whose licenses are revoked, returned or expired their right of priority to propose the grant of the mineral exploitation License. In case parties cannot reach an agreement by themselves of the costs to reimburse then the State bodies that have the competence to grant License as prescribed in the clause 1, clause 2 Article 82 of the Mineral Law (hereafter called the State competent authority of licensing) shall decide the invested costs to be reimbursed in the principle prescribed at point a of this clause.
3. The imbursement of costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration is carried out before the organizations and individuals receive the mineral exploration License, the mineral exploitation License.
4. The Ministry of Finance presides over and coordinates with the Ministry of Natural Resources and Environment for the guidance of specifying the costs of returnable geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration, the mode and procedure of reimbursement; regulation on collection regime, control, use of costs of mineral potential assessment, mineral exploration invested by the State.
Article 4. Use of information on mineral potential assessment, mineral exploration and exploitation
1. The organizations and individuals that are entitled to use the information on the mineral exploration invested by themselves or use the information on the mineral potential assessment, mineral exploration and exploitation belonging to the State possession have been reimbursed the costs as prescribed in the Article 3 of this Decree are entitled to transfer and inherit to serve the mineral activities in accordance with the regulation of the law.
2. After 06 months since the day the mineral exploration License expires but the organizations and individuals that are permitted to explore do not submit to the competent authority for approval of the mineral reserves or if the mineral reserves were approved but they have not sumitted the dossiers for mineral exploitation License then the State competent authority are entitled to supply the information on the mineral in that area to the other organizations and individuals for their use. The organizations and individuals that use the information have the responsibility to reimburse the exploration costs as prescribed at point c, clause 2, Article 3 of this Decree.
Article 5. The state investment for mineral exploration and exploitation
1. The State makes investment for exploring and exploiting some kinds of important mineral to serve the objectives of national defense and security or economic and social mission as presribed in clause 5, Article 3 of the Mineral Law
2. On the basis of the mineral planning approved, based on the demand serving the objectives of national defense and security or economic and social mission, the Ministry of Natural Resources and Environment presides over and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and the relevant Ministries and departments to evaluate and submit to the Governmental Prime Minister for the approval of the projects of mineral exploration and exploitation performed by capital from the State budget.
1. The toxic mineral include radioactive mineral, mercury, arsenic, asbestos; mineral containing radioactive or toxic elements that when exploited can release into the environment the radioactive or toxic substances that exceed the level of Vietnamese technical standard.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for investigating, assessing and determining the level of influence and proposing the solutions to prevent the impact of toxic minerals to the environment of the area and the local people where the toxic minerals exist; notifying the provincial People’s Committee where the toxic minerals exist to organize the control and protection as prescribed.
3. The provincial People’s Committee where the toxic minerals exist is responsible for deployment of executing the solutions to prevent the negative impacts of the toxic minerals to the environment of the area and the local people; organizing the control and protection of the toxic minerals in the local area as prescribed.
Article 7. Report of the mineral activity result
1. Report of the mineral activity result cosists of:
a) Report of the mineral exploration and exploitation activity.
b) Report of the situation of the State management on the mineral and the mineral activity in the scope of centrally provinces and cities.
c) Report of the situation of the State management on the mineral and the mineral activity in the nation-wide scope
2. The reporting regulation on the mineral activity is stipulated as follows:
a) Periodical report is made once a year. The reporting period is calculated from 01 January to the end of 31 December of the reporting year.
b) Besides the reporting regulation stated at the point a this clause, when required from the State management organ over the mineral, the organizations and individuals who are permitted to conduct the mineral activities must irregularly report on the situation of mineral activities.
3. The responsibility to submit the report of the mineral activity result is specified as follows:
a) At latest after 05 working days from the last day of reporting period, the organizations and individuals are permitted to conduct the mineral activities must submit the report as prescribed at the point a clause 1 of this Article to the Department of Natural Resources and Environment where the mineral activities are conducted.
For the organizations and individuals that conduct the mineral activities under the License which is granted under the competence of the Ministry of Natural Resources and Environment, besides submitting the report to the Department of Natural Resources and Environment where the mineral activities are conducted, that report is also submitted to the General Department of Geology and Minerals.
b) At latest after the 15 days from the last day of reporting period, the Department of Natural Resources and Environment will make report as prescribed at point b clause 1 of this Article to present the provincial People’s Committee in order to send to the Ministry of Natural Resources and Environment and one copy of the report is sent to the Department of Industry and Trade, Department of Construction to coordinate the management.
c) At latest after the 30 days from the last day of reporting period, the General Department of Geology and Minerals will make report as prescribed at point c clause 1 of this Article to submit to the Ministry of Natural Resources and Environment in order to report to the Governmental Prime Minister and send the copy of the report to the Department of Industry and Trade, Department of Construction to coordinate in management.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment specifies the form of report of mineral activity result as prescribed in clause 1 of this Article.