Chương 3 Nghị định 15/2012/NĐ-CP: Quy định về hoạt động khoáng sản
Số hiệu: | 15/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/03/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2012 |
Ngày công báo: | 19/03/2012 | Số công báo: | Từ số 265 đến số 266 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hộ KD được thăm dò khoáng sản tối đa 1 ha
Hộ kinh doanh được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, đồng thời, diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
Đó là nội dung được đưa ra trong Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản 2010.
Trường hợp Giấy phép thăm dò đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được CQNN có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, và công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm. Trường hợp muốn chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 90 ngày.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khoáng sản thực hiện như sau:
1. Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này mà chỉ có một tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản.
2. Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này mà có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đã đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện sau đây:
a) Tại thời điểm xét hồ sơ, có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất so với tổng vốn đầu tư để thực hiện đề án thăm dò.
b) Là tổ chức, cá nhân đã tham gia vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự kiến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Có cam kết sau khi thăm dò có kết quả sẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ trước tính theo thời điểm ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn theo quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò.
2. Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.
3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
4. Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò.
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò.
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản từ trữ lượng có mức độ nghiên cứu địa chất thấp lên trữ lượng có mức độ nghiên cứu địa chất cao hơn hoặc khi thăm dò nâng cấp từ cấp tài nguyên lên thành cấp trữ lượng trong khu vực được phép khai thác khoáng sản không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm:
a) Thông báo chương trình, kế hoạch, khối lượng công tác thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản trước khi thực hiện.
b) Trường hợp không đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải hợp đồng với tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để thực hiện công tác thăm dò nâng cấp.
c) Kết thúc thăm dò nâng cấp trữ lượng, trình kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày, trong đó, giải trình rõ lý do việc đề nghị gia hạn.
b) Tại thời điểm đề nghị gia hạn chưa thực hiện hết khối lượng các hạng mục công việc theo Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp hoặc có sự thay đổi về cấu trúc địa chất; phương pháp thăm dò so với đề án thăm dò đã được chấp thuận.
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò khoáng sản đã thực hiện các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 Luật khoáng sản.
2. Trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
1. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp thăm dò hoặc thay đổi về khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán trong đề án thăm dò đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải gửi báo cáo giải trình về lý do thay đổi cho:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản theo thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, kể cả kiểm tra thực địa khi cần thiết để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thăm dò xem xét, chấp thuận việc thay đổi phương pháp thăm dò hoặc khối lượng thăm dò. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản phải có văn bản kèm theo chương trình, kế hoạch khảo sát, lấy mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản.
2. Trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan.
Các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
2. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để giúp việc cho Hội đồng. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia do Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định.
3. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
1. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, căn cứ lập báo cáo.
b) Kết quả thực hiện khối lượng các công trình thăm dò; luận giải chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phương pháp khoanh nối và tính trữ lượng khoáng sản so với đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng khoáng sản chính và khoáng sản có ích đi kèm.
d) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản.
2. Nội dung phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Tên khoáng sản và vị trí hành chính khu vực thăm dò khoáng sản.
b) Trữ lượng địa chất của khoáng sản chính; trữ lượng địa chất của tất cả các khoáng sản đi kèm (nếu có).
c) Phạm vi sử dụng của báo cáo kết quả thăm dò.
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
2. Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
4. Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
c) Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng.
c) Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn.
b) Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
d) Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan.
đ) Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản.
2. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gia hạn thời gian tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tính đến thời điểm gia hạn mà không thay đổi công suất được phép khai thác. Trường hợp muốn tăng công suất khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Khi gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, khu vực khai thác có thể được điều chỉnh phù hợp với trữ lượng khoáng sản còn lại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi khu vực đã được cấp phép khai thác.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được tiếp tục khai thác khoáng sản theo giấy phép đến thời điểm được gia hạn hoặc đến khi có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, tổ chức thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trước khi quyết định đóng cửa mỏ.
2. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
a) Lý do đóng cửa mỏ;
b) Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ tại thời điểm đóng cửa mỏ.
c) Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ;
d) Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ; biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan.
đ) Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đóng cửa mỏ.
REGULATION ON THE MINERAL ACTIVITY
SECTION 1. MINERAL EXPLORATION
Article 13. Selecting the organizations and individuals in order to grant the mineral exploration License in the area where the mineral exploitation right is not subject to auction.
The selection of the organizations, individuals in order to grant the mineral exploration License in the area where the mineral exploitation right is not subject to auction as stipulated in clause 1, Article 36 of the Mineral Law is implemented as follows:
1. In case the notice period comes to an end as stipulated at point a, clause 1, Article 35 of this Decree and there is only one organization or individual submitting dossiers to propose the mineral exploitation then that organization or individual is selected to be granted the mineral exploration License when meeting conditions as stipulated in clause 1, Article 34 and point b, point c, Article 40 of the Mineral Law.
2. In case the notice period comes to an end as stipulated at point a, clause 1, Article 35 of this Decree and there are 02 organizations, individuals or more than meeting conditions as stipulated in clause 1, Article 34 and point b, point c, Article 40 of the Mineral Law to submit dossier for mineral exploration proposal then the organization or individual is selected to be granted the mineral exploration License when meeting at most the following conditions:
a) At the point of time to consider the dossier, having the equity capital that occupies the largest percentage compared with the total investment capital to execute the project of survey.
b) Being the organizations, individuals that have participated in the capital of the geological baseline survey of mineral in the area where the mineral exploration License is expected to be granted.
c) Having a commitment that after the exploration is having result, will exploit and use the mineral to serve the domestic production needs in accordance with the mineral planning that has been approved.
3. In case the organizations and individuals that propose the grant of the mineral exploration License meet the conditions as stipulated in clause 2 of this Article, then the organizations and individuals that submit dossier in advance based on the time specified in the dossier receipt will be selected to be granted the mineral exploration License.
Article 14. Conditions for the business household to explore the mineral for use as the general constructional materials
The business household which is stipulated in clause 2, Article 34 of the Mineral Law shall be granted the mineral exploration License for use as the general constructional materials once meeting conditions as follows:
1. Being selected by the provincial People’s Committee as stipulated in the Article 13 of this Decree or having won the auction of the mineral exploitation right in the area where the mineral hasnot been explored; having contract with the organization that is qualified for the practice of mineral exploration as stipulated in clause 1, Article 35 of the Mineral Law in order to implement the exploration project.
2. Having the exploration project appropriate with the planning of exploration, exploration and use of mineral of centrally provinces and cities existing minerals
3. Having the equity capital that occupies at least 50% of the total investment capital for carrying out the project of mineral exploration.
4. The area of exploration area must not exceed 01 ha.
Article 15. Transfer of the mineral exploration right
1. Conditions for the transfer of the mineral exploration right:
a) The organizations, individuals that receive the transfer must meet enough conditions as stipulated in clause 1, Article 34 of the Mineral Law; if not qualified for the practice of mineral exploration, there must be a contract signed with the organization that is qualified the practice of mineral exploration as stipulated in clause 1, Article 35 of the Mineral Law in order to keep executing the exploration project.
b) By the time of transfer, the organizations, individuals that make the transfer have completed all obligations prescribed at the points b, c, d and e, Clause 2 of Article 42 and Clause 3, Article 43 of the Mineral Law and regulations in the mineral exploration License.
c) At the time of transfer, there is no dispute on the rights and obligations relating to the exploration activities.
d) The organizations and individuals that propose transfer have submitted complete dossiers for transferring the mineral exploration right to the dossier receiving organ once the mineral exploration License is still valid for at least 90 days.
2. The transfer of the mineral exploration right must be made by the contract between the assignor and the assignee. The contents of the transfer contract must clearly indicate the number and volume of work items, exploration costs that have been made by the time of transfer; the liability between the parties while performing the work and obligations after the transfer.
3. The time for settling the transfer dossier of the mineral exploration right is 45 days maximumly, from the date the dossier receiving organ has a written receiving notice.
In case the proposal of transfer is not approved by the competent authority then the organizations and individuals that are transferred are entitled to carry out the mineral exploration License or return it.
4. The organizations and individuals that make a transfer or receive a transfer of the mineral exploration right must carry out the obligations on tax, charge and fee as prescribed by the law.
Article 16. Further exploring reserves in the mineral exploitation area
1. The organizations and individuals that are permitted to exploit the mineral when further exploring the mineral reserves from the reserves with the low geological research level up to the reserves with higher geological research level or when further exploring from the resource level up to the reserves level in the area where there is permission to exploit the mineral without making any procedure for the proposal of the mineral exploration License.
2. When further exploring the mineral reserves, the organizations and individuals that are entitled to exploit the minerals are responsible for:
a) Announcing the program, plan and volume of further exploring work to the competent licensing state management organ as prescribed in Article 82 of the Mineral Law before implementation.
b) In case not being qualified for the practice of mineral exploration, must contract with the organizations and individuals that meet enough conditions as prescribed in clause 1, Article 35 of the Mineral Law to carry out work of further exploring.
c) When finishing the further exploration of reserves, submit the exploration result to the State competent authority as prescribed in clause 1, Article 49 of the Mineral Law.
Article 17. Renewal of mineral exploration License
1. The organizations and individuals that propose the renewal of mineral exploration License are considered for renewal when meeting the following conditions:
a) Having submitted complete dossier for the renewal of mineral exploration License to the dossier receiving organ when the mineral exploration License is still valid for at least 45 days, in which clearly explaining the reason for the renewal proposal.
b) At the time for the renewal proposal, the volume of work items under the granted mineral exploration License has not completed yet or there is a change on the geological structure; method of exploration compared with the approved exploration project.
c) By the time for the renewal proposal, the organizations and individuals that are granted the mineral exploration License have carried out the obligations as prescribed at point b, c, d, dd and e, clause 2, Article 42 of the Mineral Law.
2. In case the mineral exploration License has expired but the dossier for renewal proposal are being verified by the competent state authority, the organizations and individuals are allowed to continue executing the exploration work to the renewal point of time or having response in writing that the License is not renewed.
Article 18. Change on exploration method and exploration volume
1. In case there is a change on the exploration method or exploration volume with the cost of more than 10% of the estimated cost in the approved exploration project, the organization and individuals that have permission of exploration must submit report explaining the reason for the change to:
a) The Department of Natural Resources and Environment where there are activities of mineral exploration in case the mineral exploration License is under the competence of licensing from the provincial People’s Committee.
b) The General Department of Geology and Minerals in case the mineral exploration License is under the competence of licensing from the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. In a period not exceeding 10 working days after receiving an explanation report from the organizations and individuals as prescribed in clause 1 of this Article, the Department of Natural Resources and Environment, the General Department of Geology and Minerals under their authority are liable to verify dossier and relevant documents, including on-site verification when necessary to report to the competent authority of granting the exploration License to considern and approve change of the exploration method or the exploration volume. In case of disapproval, there must be a response in writing stating the reasons.
Article 19. Surveying on scene and taking samples on the ground to select the area for making the project of mineral exploration.
1. The organizations and individuals that have needs for survey on-scene and sample taking to select the area for making the project of mineral exploration must submit document attached to the program, survey planning, taking sample to the provincial People’s Committee where the estimated mineral exploration is conducted.
2. In a period not exceeding 10 days from the day of receiving the proposal in writing from the organizations and individuals mentioned in clause 1 of this Article, the provincial People’s Committee has a written notice on the approval or disapproval. In case of disapproval, there must be a response in writing stating the reasons.
SECTION 2. EVALUATION AND APPROVAL OF MINERAL RESERVES
Article 20. Organization and operation of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves
1.The National Council for Evaluation of Mineral Reserves as prescribed at point a, clause 1, Article 49 of the Mineral Law consists of: Chairman of the Council is the Minister of Natural Resources and Environment, Vice Chairman of the Council is the Deputy Minister of Natural Resources and Environment and the Council members are decided by the Governmental Prime Minister on the basis of the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries and departments.
The members of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves work on a plurality basis and by the Regulations on the operation of the Council promulgated by the Chairman of the Council.
2. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves whose office is located at the Ministry of Natural Resources and Environment to assist the Council. The organization and operation of the the National Council for Evaluation of Mineral Reserves Office is decided by the Chairman of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves
3. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves is responsible for evaluating and approving the reserves in the report of mineral exploration result that belong to the licensing competence of the Ministry of Natural Resources and Environment.
The evaluation content of the report of mineral exploration result and the approval of the mineral reserves in the report of mineral exploration result is carried out in accordance with the regulations in Article 22 of this Decree.
Article 21. Evaluation and approval of mineral reserves under the licensing competence of the provincial People’s Committee
1. The provincial People’s Committee is responsible for evaluating the report of mineral exploration result and approving the mineral reserves in the report of mineral exploration result under the licensing competence as prescribed in clause 2, Article 82 of the Mineral Law. The content of evaluating mineral exploration result and approving the mineral reserves in the report of mineral exploration result are carried out as prescribed in Article 22 of this Decree.
2. The Department of Natural Resources and Environment presides over and coordinates with the relevant state management organs to evaluate the exploration result report and present the provincial People’s Committee for approval of the reserves in the report of mineral exploration result as prescribed in clause 1 of this Article.
3. In necessary case, the provincial People’s Committee decides to establish the technical consulting Council including some members who are representatives of the relevant state management organs and some experts who have intensive profession in the field of mineral exploration in order to evaluate the report of mineral exploration result before submitting it for approval mineral reserves under the licensing competence.
Article 22. The content of evaluation of the mineral exploration result report and approval of reserves in the mineral exploration report
1.The content of evaluation of the mineral exploration result report includes:
a) Legal basis, base for report making
b) The result of executing the volume of explorated works; interpreting the target to calculate the mineral reserves; the method of zoning and connecting and calculation of mineral reserves compared with the project of mineral exploration that has been evaluated and the content of the mineral exploration License.
c) The reliability on the reserves, content and quality of the main mineral and useful mineral accompanied.
d) The reliability on conditions of the hydro-geological, the geology of works relating to the feasibility of the mineral exploitation
2. The content of reserves approval in the report of mineral exploration result
a) Name of the mineral and the administrative location of the mineral exploration area.
b) The geological reserves of the main mineral; the geological reserves of all minerals accompanied (if any).
c) The use scope of the exploration result report.
SECTION 3. EXPLOITING MINERAL AND CLOSING MINERAL MINE
Article 23. Conditions for the business household to exploit the mineral for use as the general constructional materials, and mineral exploitation salvage
The business household as prescribed in clause 2, Article 51 of the Mineral Law is granted the mineral exploitation License for use as the general constructional materials, the License for the mineral salvage exploitation when meeting the following conditions:
1. Having the project of mineral exploration investment in the area explored and approved the reserves consistent with the planning of exploration, exploitation and use of mineral in the provinces and cities where the mineral exist. The project of mineral exploration investment must have a plan to use specialized manpower with the appropriate equipment, technology and exploration method.
2. Having the commitment to protect the environment certified in accordance with the regulations of the law concerning the environmental protection.
3. Having the equity capital that occupies at least 30% of the total investment capital of the project of the mineral exploitation investment.
4. The scale of exploitation capacity does not exceed 3,000 m3 of the original mineral products / year.
Article 24. Transfer of the mineral exploitation right
1. Conditions for transfer of the mineral exploitation right:
a) The organizations and individuals that receive the transfer are qualified as prescribed in clause 1, Article 51 and clause 2, Article 53 of the Mineral Law.
b) By the time of transfer, the organizations and individuals that have permission of mineral exploitation have finished work as prescribed in clause 1, Article 66 and the obligations as prescribed at points a, b, c, d, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law.
c) The area where there is permission of exploitation has no dispute over the rights and obligations concerning the mineral activities.
d) The organizations and individuals proposing the transfer have submit complete dossier to the dossier receiving organ when the mineral exploitation License is still valid for at least 90 days
2. The content of transfer of mineral exploitation right is made by the contract between the assignor and the assignee with the main content as follows:
a) The real state of quantity, volume, value of exploitation work, technical infrastructure invested and built; situation of financial obligation performance of the organizations and individuals that make transfer by the time of signing the contract of transfer.
b) The responsibility of the organizations and individuals receiving the transfer for the continuity of work performance, unfisnished obligations of the organizations and individuals that make transfer by the time of signing the transfer contract.
c) Other relevant rights and obligations of the organizations and individuals that make transfer and the organizations and individuals receiving the transfer as prescribed.
3. The time limit for settlement of the transfer dossier of the mineral exploitation is 45 days maximumly, from the day of having the receipt in written of the dossier receiving organ.
In case the transfer proposal isnot approved by the licensing competent authority, then the organizations and individuals that make transfer are allowed to continue the performance of the mineral exploitation License or return the mineral exploitation License.
4. The organizations and individuals that make transfer and receive transfer of mineral exploitation right must carry out the obligations on tax, charge and fee as prescribed by the law.
Article 25. Renewal of mineral exploration License, the License of mineral salvage exploitation
1. The organizations and individuals that exploit minerals are renewed the mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation when meeting the following conditions:
a) Having submitted complete dossier for the renewal of mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation to the dossier receiving organ when the mineral exploitation License is still valid for at least 45 days and when the License of mineral salvage exploitation is still valid for at least 15 days; in which stating the explanation of the reason for renewal proposal
b) Having the report of mineral exploitation activity result in which clearly demonstrate that up to the time of renewal proposal, the mineral reserves in the exploitation area hasnot been exploited up yet under the mineral exploitation License.
c) To the time of renewal proposal, the organizations and individuals that are granted License have completed the obligations as prescribed at points a, b, c, d, dd, e and g, clause 2, Article 55 of the Mineral Law.
d) Having completely performed the obligations of the environmental protection, using land, water and technical infrastructure in the mineral activities in accordance with regulation of the law concerning mineral and the relevant law.
dd) At the time of renewal proposal, the next plan for the mineral exploitation must comply with the mineral planning approved as prescribed at point c or point d, clause 1, Article 10 of the Mineral Law.
2. Renewal of mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation is the renewal of the time for the right of mineral exploitation performance of the organizations and indiduals on the basis of the remaining mineral reserves that are permitted to exploit by the renewal time without any change of capacity allowed to exploit. In case to increase the exploitation capacity, the organizations and indiduals exploiting mineral must make the investment project of improving or expanding; making program for approval of the environmental impact assessment report or undertake to protect the environment as prescribed. When renewing the mineral exploitation License, the exploitation area can be adjusted in accordance with the remaining mineral rserves, but not exceeding beyond the scope of area that is licenseed exploitation
3. In case the mineral exploitation License, the License of mineral salvage exploitation are expired but the dossier for renewal proposal are being considered by the state competent authority then the organizations and indiduals that are exploiting minerals are allowed to continue their mineral exploitation under the License to the renewal time or until there is a written notice that the License is not renewed.
Article 26. Evaluating the project of the mineral mine closing
1. The Ministry of Natural Resources and Environment, the provincial People’s Committee under the competence prescribed in clause 1 and clause 2, Article 82 of the Mineral Law, organize the evaluation the project of the mineral mine closing before making decision to close it down.
2. The evaluation content of the project of the mine closing consists of:
a) Reason for closing the mine
b) The real state, quantity, volume and safety degree of the mining works, including the waste ground of mine by the time of closure.
c) The volume of mineral that have been exploited in fact, the remaining mineral reserves in the area where there is permission to exploit mineral by the time of closure.
d) Volume of work and method of closing the mine, the measurement of protecting mineral not yet been exploited; the solutions to ensure the safety for the exploitation work site after the closure; including the waste grounds of the mine; measurement for relevant soil recovery and environment
e) The volume and progress of work performance of the project and the time for the completion of the mine closing.