Thông tư 45/2016/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 45/2016/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Linh Ngọc |
Ngày ban hành: | 26/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2017 |
Ngày công báo: | 25/03/2017 | Số công báo: | Từ số 201 đến số 202 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 45/2016/TT-BTNMT quy định đề án thăm dò khoáng sản; án đóng cửa mỏ khoáng sản; và các mẫu đơn, bản vẽ, giấy phép trong hoạt động khoáng sản.
1. Đề án thăm dò khoáng sản
2. Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
3. Mẫu đơn, bản vẽ, giấy phép, quyết định và báo cáo trong hoạt động khoáng sản
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2016/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN, ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN VÀ MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, MẪU VĂN BẢN TRONG HỒ SƠ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, HỒ SƠ PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.
Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 39, khoản 2 Điều 75 Luật khoáng sản; khoản 5 Điều 7, khoản 3 Điều 35, khoản 2 Điều 45, khoản 4 Điều 46, khoản 2 Điều 57 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 158/2016/NĐ-CP).
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường; cơ quan nhà nước về thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và các cơ quan khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản; tổ chức, cá nhân hành nghề thăm dò khoáng sản; tổ chức, cá nhân tư vấn lập đề án thăm dò khoáng sản, đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Việc lập đề án thăm dò khoáng sản phải căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm: Tài liệu khảo sát, tài liệu địa chất của các giai đoạn trước làm cơ sở cho lựa chọn diện tích và đối tượng khoáng sản thăm dò hoặc kết quả khảo sát, lấy mẫu để khoanh định diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân thực hiện.
2. Đề án thăm dò khoáng sản bao gồm: Bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kỹ thuật kèm theo.
3. Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật khoáng sản và có bố cục, nội dung các chương, mục được lập theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Nội dung thẩm định đề án thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Vị trí, tọa độ, ranh giới và diện tích của khu vực đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản;
b) Tính pháp lý và cơ sở tài liệu địa chất, khoáng sản đã có để lựa chọn diện tích và loại khoáng sản đề nghị thăm dò;
c) Cơ sở phân chia nhóm mỏ theo mức độ phức tạp; lựa chọn mạng lưới công trình thăm dò đánh giá cấp trữ lượng; tổ hợp các phương pháp kỹ thuật, khối lượng các dạng công trình; các loại mẫu phân tích: Phương pháp lấy, gia công, phân tích, số lượng mẫu, nơi dự kiến phân tích; cách thức kiểm tra chất lượng phân tích mẫu cơ bản;
d) Tác động của hoạt động thăm dò đến môi trường, an toàn lao động và các biện pháp xử lý; công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình thăm dò;
đ) Dự kiến chỉ tiêu tính trữ lượng; cơ sở phương pháp tính trữ lượng; trữ lượng dự kiến và tính khả thi của mục tiêu trữ lượng;
e) Tính hợp lý, tính khả thi về tổ chức thi công, thời gian, tiến độ thực hiện các hạng mục công trình thăm dò khoáng sản;
g) Tính đúng đắn của dự toán kinh phí các hạng mục thăm dò theo các quy định hiện hành.
2. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
1. Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm: Bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kèm theo.
2. Bố cục, nội dung các chương, mục của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Căn cứ quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản và khoản 1, khoản 2 Điều 45 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này có tối thiểu 09 thành viên gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng, 01 ủy viên thư ký, 02 ủy viên phản biện và một số ủy viên là đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực địa chất, khai thác khoáng sản và môi trường. Cụ thể như sau:
a) Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Thư ký Hội đồng là 01 Lãnh đạo đơn vị của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam được giao tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản; các thành viên Hội đồng là đại diện các đơn vị chuyên môn có liên quan của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đại diện Tổng cục Môi trường, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có mỏ khoáng sản đề nghị đóng cửa và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực địa chất, khai thác khoáng sản và môi trường;
b) Hội đồng thẩm định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, gồm: Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; Thư ký Hội đồng là Lãnh đạo đơn vị của Sở Tài nguyên và môi trường được giao tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản, các thành viên Hội đồng là đại diện các đơn vị chuyên môn có liên quan của Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện Sở Công Thương, Sở Xây dựng, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có mỏ khoáng sản đề nghị đóng cửa và một số chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực địa chất, khai thác khoáng sản và môi trường.
3. Hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP với thành phần, hình thức, nội dung theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và Điều 5 của Thông tư này.
2. Trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc đủ nhưng chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
3. Trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày có Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải gửi hồ sơ lấy ý kiến nhận xét phản biện của thành viên Hội đồng; mời đại diện thành viên Hội đồng tham gia kiểm tra thực địa (trong trường hợp cần thiết). Đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản đề nghị đóng cửa.
Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung đề án đóng cửa mỏ và các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên, nếu không có văn bản trả lời coi như đã đồng ý.
4. Trong thời gian không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến nhận xét, phản biện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổng hợp ý kiến góp ý, lập tờ trình báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để tổ chức phiên họp Hội đồng.
Trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Hội đồng quyết định thời điểm tổ chức phiên họp Hội đồng. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
5. Trong thời gian không quá 06 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoàn thành Biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ, trong đó nêu rõ lý do phải bổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, kèm theo Biên bản họp Hội đồng thẩm định.
Thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định.
6. Trình phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản:
a) Trường hợp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được Hội đồng thẩm định thông qua, trong thời gian không quá 08 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp Hội đồng hoặc nhận được văn bản bổ sung, hoàn chỉnh đề án của tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ (nếu có), cơ quan tiếp nhận hoàn chỉnh và trình hồ sơ phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình, kèm theo hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt đề án; trường hợp không phê duyệt đề án, phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian không quá 02 ngày, kể từ khi nhận được quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định.
1. Sau khi hoàn thành các hạng mục và khối lượng công việc theo đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã phê duyệt, tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản có văn bản báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản để tổ chức nghiệm thu.
Thời gian kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và ban hành quyết định đóng cửa mỏ không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lấy ý kiến bằng văn bản cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và cơ quan khác có liên quan trước khi tổ chức kiểm tra thực địa để xác minh kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Kết quả kiểm tra thực địa việc thực hiện các hạng mục công trình trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và kết quả hoàn thành các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường phải thể hiện trong Biên bản kiểm tra thực địa.
1. Hồ sơ trình ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản kèm theo bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ của tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Biên bản kiểm tra thực địa; báo cáo kết quả nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản đề nghị đóng cửa;
d) Dự thảo quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản: Trường hợp đóng cửa mỏ để trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản thì nội dung đóng cửa mỏ được thể hiện đồng thời trong quyết định cho phép trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
2. Trình tự ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản:
a) Trong thời gian không quá 05 ngày, kể từ khi kết thúc kiểm tra thực địa về kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, cơ quan tiếp nhận hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, trường hợp không đồng ý ban hành quyết định thì phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày, kể từ khi nhận được Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định.
1. Đơn đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản; đề nghị trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản và đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 03 đến Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn đề nghị cấp, gia hạn, trả lại, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản; đề nghị trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản và đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 07 đến Mẫu số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo Mẫu số 12 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đơn đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 13 đến Mẫu số 15 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đơn đề nghị thu hồi cát, sỏi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; Bản đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch; Bản đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình được lập theo các mẫu từ Mẫu số 16 đến Mẫu số 18 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được lập theo Mẫu số 19 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (kể cả đề nghị đóng cửa mỏ để trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) được lập theo Mẫu số 20 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (trừ trường hợp đề nghị đóng cửa mỏ để trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) được lập theo Mẫu số 21 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bản đồ khu vực đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản; đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản, được lập theo phụ lục của mẫu Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tỷ lệ của bản đồ khu vực hoạt động khoáng sản, khu vực đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản được quy định như sau:
a) Đối với khu vực có diện tích từ ≥ 5km2, bản đồ khu vực được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:100.000;
b) Đối với khu vực có diện tích từ >2 đến <5km2, bản đồ khu vực được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:50.000;
c) Đối với khu vực có diện tích 0,5 đến <2km2, bản đồ khu vực được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:25.000;
d) Đối với khu vực có diện tích <0,5km2, bản đồ khu vực được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:10.000 đối với bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản; không nhỏ hơn 1:5.000 đối với Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản, Bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản.
3. Quy định về kinh tuyến, múi chiếu của bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
a) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản, được lập theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục trung ương, múi chiếu 6 độ;
b) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản được lập theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục và múi chiếu địa phương.
1. Số lượng bản chính của Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản chỉ phát hành 03 bản, bao gồm: 01 bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền ký giấy phép, 01 bản lưu tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và 01 bản gửi cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản. Bản sao giấy phép được gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để biết, quản lý, theo dõi và phối hợp quản lý.
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản lập theo Mẫu số 22, Mẫu số 24, Mẫu số 26 và Mẫu số 29; Giấy phép thăm dò khoáng sản (gia hạn), Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) lập theo Mẫu số 23, Mẫu số 25 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được thể hiện bằng Giấy phép mới, có nội dung phù hợp với Giấy phép đã cấp, có số lượng bản chính khi phát hành theo quy định tại khoản 1 Điều này và theo các quy định có liên quan của pháp luật về khoáng sản.
4. Việc cho phép điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản; trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng quyết định, lập theo Mẫu số 28, Mẫu số 33 và Mẫu số 34 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bản xác nhận đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình; Bản xác nhận đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch lập theo mẫu số 27 Thông tư này.
1. Quyết định phê duyệt/công nhận trữ lượng/tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, Phê duyệt/công nhận trữ lượng/tài nguyên nước khoáng; báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác lập theo Mẫu số 30 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản lập theo Mẫu số 31 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản (trừ trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được thể hiện chung trong Quyết định cho phép trả lại Giấy phép khai thác hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác) lập theo Mẫu số 32 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 7 của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP lập theo các mẫu từ Mẫu số 35 đến Mẫu số 45 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản lập theo Mẫu số 35.
2. Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản lập theo Mẫu số 36.
3. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập theo Mẫu số 37.
Bảng tổng hợp tình hình cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản và kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố lập theo Mẫu số 37a; Bảng tổng hợp tình hình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố gửi kèm theo Báo cáo lập theo Mẫu số 37b.
4. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước lập theo Mẫu số 38.
5. Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản lập theo Mẫu số 39.
6. Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng lập theo Mẫu số 40.
7. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản lập theo Mẫu số 41.
8. Báo cáo kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản và kế hoạch tiếp tục thăm dò (khi đề nghị gia hạn Giấy phép) lập theo Mẫu số 42.
9. Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản và kế hoạch tiếp tục khai thác (khi đề nghị gia hạn, điều chỉnh Giấy phép) lập theo Mẫu số 43.
Các văn bản khác có liên quan đến hoạt động khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 44 đến Mẫu số 49 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Biên bản kiểm tra thực địa kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản lập theo Mẫu số 44.
2. Đăng ký, thông báo ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác được lập theo Mẫu số 45.
3. Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân được lập theo Mẫu số 46.
6. Thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản được lập theo Mẫu số 47.
Hồ sơ về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017.
2. Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Thông tư này.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN, ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN; MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, MẪU VĂN BẢN TRONG HỒ SƠ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, HỒ SƠ PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN, HỒ SƠ ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Mẫu số |
Tên Mẫu |
Mẫu số 01 |
Đề án thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 02 |
Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 04 |
Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 05 |
Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản (hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản) |
Mẫu số 06 |
Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 07 |
Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản |
Mẫu số 08 |
Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản |
Mẫu số 09 |
Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản (hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) |
Mẫu số 10 |
Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản |
Mẫu số 11 |
Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản |
Mẫu số 12 |
Đơn đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình |
Mẫu số 13 |
Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản |
Mẫu số 14 |
Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản |
Mẫu số 15 |
Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản |
Mẫu số 16 |
Đơn đề nghị thu hồi cát, sỏi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch |
Mẫu số 17 |
Bản đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch |
Mẫu số 18 |
Bản đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình |
Mẫu số 19 |
Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản |
Mẫu số 20 |
Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (đề án đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) |
Mẫu số 21 |
Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) |
Mẫu số 22 |
Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) |
Mẫu số 23 |
Giấy phép thăm dò khoáng sản (gia hạn) thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) |
Mẫu số 24 |
Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) |
Mẫu số 25 |
Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) |
Mẫu số 26 |
Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình |
Mẫu số 27 |
Bản xác nhận đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình; bản xác nhận đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch |
Mẫu số 28 |
Quyết định về việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản |
Mẫu số 29 |
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản |
Mẫu số 30 |
Quyết định phê duyệt/công nhận trữ lượng, tài nguyên khoáng sản; Phê duyệt/công nhận trữ lượng, tài nguyên nước khoáng |
Mẫu số 31 |
Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản |
Mẫu số 32 |
Quyết định về việc đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản |
Mẫu số 33 |
Quyết định về việc cho phép trả lại Giấy phép thăm dò (trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò) khoáng sản |
Mẫu số 34 |
Quyết định về việc cho phép trả lại Giấy phép khai thác (trả lại một phần diện tích khu vực khai thác) khoáng sản |
Mẫu số 35 |
Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 36 |
Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản |
Mẫu số 37 |
Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Mẫu số 37a |
Bảng tổng hợp tình hình cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản và kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố |
Mẫu số 37b |
Bảng tổng hợp tình hình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố. |
Mẫu số 38 |
Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước |
Mẫu số 39 |
Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 40 |
Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng |
Mẫu số 41 |
Báo cáo kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản |
Mẫu số 42 |
Báo cáo hoạt động thăm dò khoáng sản và kế hoạch tiếp tục thăm dò |
Mẫu số 43 |
Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản và kế hoạch tiếp tục khai thác |
Mẫu số 44 |
Biên bản kiểm tra thực địa và nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản |
Mẫu số 45 |
Mẫu văn bản đăng ký/thông báo ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác |
Mẫu số 46 |
Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lập đề án thăm dò khoáng sản. |
Mẫu số 47 |
Thông báo chấp thuận Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản |
Mẫu số 01
(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản)
(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)
Địa danh, Năm 20...
|
(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản)
|
|
|
Danh sách tác giả lập Đề án: - KSĐC... (Chủ biên) - KS Trắc địa… - KS ĐCTV-ĐCCT - KS Khoan…. …… |
ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)
|
|
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN |
Địa danh, Năm 20….
|
A. NỘI DUNG ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
MỞ ĐẦU
- Những căn cứ pháp lý để lập đề án và đối tượng khoáng sản.
- Mục tiêu, nhiệm vụ đề án.
- Cơ sở tài liệu để lập đề án (nêu rõ và mô tả chi tiết những tài liệu đã có trước đây và tài liệu, kết quả khảo sát sử dụng lập đề án).
- Quá trình xây dựng đề án, tổ chức và các cá nhân tham gia lập đề án.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên-kinh tế nhân văn
- Vị trí địa lý hành chính, tọa độ, diện tích của khu vực thăm dò.
- Các thông tin về đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế, nhân văn.
2. Lịch sử nghiên cứu
- Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực thăm dò. Thông tin về các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản khoáng sản trong khu vực.
- Các kết quả nghiên cứu, điều tra, thăm dò khoáng sản liên quan đến diện tích lựa chọn thăm dò khoáng sản.
3. Đánh giá hiện trạng, kết quả nghiên cứu khu vực thăm dò
- Nêu rõ hiện trạng mức độ đầu tư, khai thác trong khu vực thăm dò.
- Đánh giá hiệu quả các phương pháp, chất lượng tài liệu và khả năng sử dụng tài liệu địa chất đã có cho công tác thăm dò.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN
1. Đặc điểm địa chất vùng:
Trình bày những nét chính về đặc điểm địa tầng, kiến tạo, magma, khoáng sản có trong vùng xung quanh khu vực thăm dò.
2. Đặc điểm địa chất khoáng sản khu vực thăm dò
- Các tiền đề, dấu hiệu có liên quan đến đối tượng khoáng sản thăm dò.
- Đặc điểm địa chất, chất lượng, quy mô, nguồn gốc khoáng sản trong khu vực thăm dò.
- Mức độ nghiên cứu từng thân khoáng sản.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG
1. Cơ sở lựa chọn phương pháp
- Các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật áp dụng với đối tượng khoáng sản thăm dò.
- Cơ sở tài liệu, số liệu ban đầu về loại hình nguồn gốc và điều kiện thành tạo quặng; tính chất vật lý của đối tượng khoáng sản thăm dò; thành phần vật chất, mức độ phân bố quặng, điều kiện thi công;
- Dự kiến phân nhóm mỏ theo mức độ phức tạp và lựa chọn mạng lưới công trình thăm dò với đối tượng khoáng sản; đề xuất lựa chọn mạng lưới, tổ hợp phương pháp thăm dò.
2. Các phương pháp và khối lượng các dạng công trình chủ yếu
Tất cả các phương pháp, hạng mục công việc thiết kế phải làm rõ mục đích yêu cầu, số lượng, khối lượng; cách thức thực hiện chi tiết theo từng giai đoạn, từng năm thực hiện và lập bảng tổng hợp chung. Các công trình thiết kế phải thể hiện trên các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ bố trí công trình.
Các phương pháp chủ yếu:
- Công tác trắc địa: bao gồm trắc địa địa hình và trắc địa công trình (tỷ lệ phụ thuộc vào diện tích và mục tiêu thăm dò).
- Phương pháp lập bản đồ địa chất khoáng sản (tỷ lệ phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng thăm dò).
- Phương pháp địa hóa (tùy thuộc loại khoáng sản thăm dò).
- Phương pháp địa vật lý (tùy thuộc vào đặc tính vật lý, loại khoáng sản thăm dò).
- Thi công công trình khai đào (dọn vết lộ, hào, hố, giếng, lò), khoan.
- Công tác mẫu: lấy, gia công, phân tích, kiểm soát chất lượng mẫu.
- Công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình.
- Công tác nghiên cứu đặc tính công nghệ khoáng sản: mục đích, cách thức lấy mẫu nghiên cứu, yêu cầu nghiên cứu và dự kiến nơi nghiên cứu.
- Công tác văn phòng, lập báo cáo tổng kết.
CHƯƠNG 4
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
- Dự báo các tác động đến môi trường và dự kiến biện pháp giảm thiểu khi thực hiện đề án thăm dò.
- Đối với các mỏ phóng xạ và đi kèm phóng xạ: Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phóng xạ theo luật năng lượng nguyên tử hiện hành (mỏ Urani, thori ...).
- Những biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong quá trình thi công đề án thăm dò.
CHƯƠNG 5
DỰ TÍNH TRỮ LƯỢNG
Trình bày dự kiến chỉ tiêu tính trữ lượng, phương pháp khoanh vẽ thân quặng, dự tính trữ lượng các cấp dự kiến đạt được trong diện tích thăm dò.
CHƯƠNG 6
TỔ CHỨC THI CÔNG
Dựa vào các căn cứ địa chất, kinh tế-kỹ thuật và phương pháp kỹ thuật, khối lượng đề ra trong đề án phải lập kế hoạch, tiến độ, thực hiện các dạng công tác phù hợp theo từng giai đoạn và tuân thủ theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hiện hành.
Thời gian thi công để hoàn thành các hạng mục và khối lượng thăm dò kể từ ngày được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản; thời gian lập báo cáo thăm dò, dự kiến trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản (Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò xác định thời hạn của Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật khoáng sản).
CHƯƠNG 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ
Ngoài các căn cứ và danh mục dự toán, khi lập dự toán cần nêu rõ nguồn vốn đầu tư, đơn giá sử dụng và khả năng đáp ứng để thực hiện đầy đủ các phương pháp kỹ thuật, khối lượng các dạng công tác. Dự toán kinh phí thăm dò phải được lập trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
KẾT LUẬN
- Dự kiến kết quả và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được.
- Đặc điểm khoáng sản (hình thái, chất lượng quặng).
- Tính khả thi mục tiêu trữ lượng, thi công Đề án.
- Các yêu cầu, kiến nghị.
DANH MỤC BẢN VẼ KÈM THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. PHẦN BẢN VẼ
- Bản đồ (sơ đồ) vị trí giao thông.
- Sơ đồ lịch sử nghiên cứu.
- Bản đồ địa chất vùng.
- Bản đồ địa chất khoáng sản khu vực thăm dò.
- Sơ đồ bố trí công trình và lấy mẫu dự kiến.
- Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao.
- Mặt cắt địa chất, khoáng sản thiết kế công trình thăm dò.
- Các bản vẽ bình đồ, mặt cắt dự kiến tính trữ lượng khoáng sản.
- Các biểu, bảng khác liên quan.
C. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
- Tài liệu khảo sát trong quá trình lập đề án.
- Tài liệu thu thập, tổng hợp phục vụ cho lập đề án thăm dò.
Mẫu số 02
(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)
(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)
Địa danh, Năm 20...
|
(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)
ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)
|
|
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN (nếu có) |
Địa danh, Năm 20…
|
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở để lập đề án đóng cửa mỏ……..:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản có liên quan;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số…..;
- Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ…. được phê duyệt tại Quyết định số….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của....;
- Thiết kế mỏ……được phê duyệt tại Quyết định số…….ngày tháng năm 20….của....;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM)/Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác mỏ…….được phê duyệt/xác nhận tại Văn bản số…..ngày ….. tháng ….. năm ….. của……;
- Các báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản năm…….(có phụ lục liệt kê kèm theo);
- Tập hợp bình đồ, mặt cắt hiện trạng được lập theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản hàng năm……(có phụ lục liệt kê kèm theo);
- Các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh (nơi khai thác khoáng sản) về định mức, đơn giá công trình xây dựng, đơn giá trồng cây.
2. Mục đích, nhiệm vụ công tác đóng cửa mỏ
2.1. Mục đích
Nêu mục đích của việc lập đề án đóng cửa mỏ (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác hay đóng cửa toàn bộ khu vực khai thác), trong đó làm rõ:
Đóng cửa mỏ để đưa mỏ trở lại trạng thái an toàn (như: Bạt độ dốc bờ mỏ kết thúc, sườn tầng kết thúc khai thác... đối với khai thác lộ thiên; hay phá hỏa toàn phần hoặc đưa vật liệu chèn lấp từ mặt đất xuống khu vực kết thúc khai thác, xử lý các đường lò thông gió, đường lò vận chuyển..., đối với trường hợp khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò); đóng cửa mỏ để bảo vệ do chưa khai thác hết trữ lượng trong khu vực đã cấp phép hay mục đích của việc lập Đề án là để thanh lý toàn bộ trữ lượng đã cấp phép?
2.2. Nhiệm vụ
Nêu khái quát và liệt kê các nội dung nhiệm vụ mà công tác đóng cửa mỏ phải đạt được theo mục đích nêu trên, trong đó làm rõ:
- Tổng hợp, thống kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại (nếu có) tính đến thời điểm lập đề án dựa trên tập hợp tài liệu công tác lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng và thống kê, kiểm kê trữ lượng từ khi xây dựng cơ bản mỏ đến khi lập đề án;
- Xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác theo đề án/dự án/phương án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản...đã được phê duyệt; hiện trạng khu vực khai thác (các moong/lò khai thác), các công trình phụ trợ trên mặt mỏ làm cơ sở xác định các hạng mục công việc, khối lượng công trình đóng cửa mỏ; công tác hoàn trả kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã ký quỹ trước đó;
- Tính toán, xác định cụ thể từng hạng mục, công trình; khối lượng của từng hạng mục, công trình đóng cửa mỏ; thời gian thực hiện; kinh phí thực hiện; các giải pháp cụ thể cần thực hiện trong quá trình thực hiện đề án.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN
1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên khu vực đóng cửa mỏ
Mô tả vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; đặc điểm địa hình…., điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
2. Lịch sử khai thác mỏ
Nêu khái quát quá trình khai thác từ khi có Giấy phép khai thác khoáng sản đến thời điểm lập đề án đóng cửa mỏ, kể cả lịch sử khai thác trước khi có Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐÓNG CỬA MỎ
1. Tình hình tổ chức khai thác khoáng sản
Mô tả quá trình tổ chức khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản, theo đó làm rõ một số nội dung sau:
1.1. Các thông tin cơ bản của dự án đầu tư công trình khai thác mỏ
Nêu rõ các thông tin khu vực khai thác (tọa độ, diện tích, độ sâu, trữ lượng địa chất, trữ lượng huy động vào khai thác v.v...); các thông số hệ thống khai thác đã được tính toán, lựa chọn theo nội dung của dự án đầu tư.
1.2. Các thông số cơ bản của thiết kế khai thác mỏ
Nêu rõ các thông số của khu vực khai thác tương tự như nội dung mục 1.1. Ngoài ra, nêu rõ có sự sai khác, lý do của sự sai khác về trữ lượng huy động vào thiết kế, các thông số kỹ thuật như đã nêu trên giữa dự án đầu tư và thiết kế mỏ theo nội dung của thiết kế khai thác đã phê duyệt.
1.3. Kết quả tổ chức khai thác trong thực tế
Nêu rõ quá trình tổ chức khai thác theo dự án đầu tư và thiết kế mỏ đã được phê duyệt, những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác về điều kiện địa chất-mỏ, thay đổi về trữ lượng (tăng/giảm) lý do; những nội dung thay đổi so với thiết kế (nếu có) về công nghệ khai thác, thiết bị khai thác chính v.v... trong đó, làm rõ một số thông tin sau:
- Nêu khái quát về khu mỏ: tiến độ và khối lượng khai thác theo từng năm và toàn bộ thời gian khai thác, trữ lượng và tuổi thọ mỏ, chế độ;
- Thống kê chi tiết khối lượng mỏ đã thực hiện (bao gồm cả khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm, đất đá bóc, đất đá thải ...) theo từng năm từ khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đến thời điểm đóng cửa mỏ; đặc biệt cần làm rõ hệ số tổn thất, làm nghèo khoáng sản thực tế hàng năm, sự (tăng/giảm) của hệ số tổn thất, làm nghèo khoáng sản so với dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã duyệt. Trường hợp có sự sai khác (tăng/giảm) trữ lượng khai thác thực tế và trữ lượng khoáng sản huy động vào thiết kế phải nêu rõ nguyên nhân; kèm theo các tài liệu chứng minh số liệu đã nêu;
- Nêu phương pháp khai thác, quy trình khai thác, công nghệ sử dụng trong khai thác. Trình tự và hệ thống khai thác, các thông số của hệ thống khai thác; công tác vận tải trong và ngoài mỏ; thông tin về hệ thống bãi thải của mỏ (nếu có) về vị trí, dung tích, tổng khối lượng đất đá thải v.v....;
- Nêu quá trình tổ chức xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, các công việc phục hồi môi trường từ khi bắt đầu khai thác đến khi kết thúc khai thác theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết/Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá về quá trình tổ chức khai thác.
2. Hiện trạng khu vực đề nghị đóng cửa mỏ
Nêu hiện trạng về các công trình khai thác khoáng sản, bao gồm: Khu vực khai trường, khu vực sàng, tuyển, chế biến (nếu có), bãi thải, sân công nghiệp và phụ trợ...; các công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý môi trường trong quá trình khai thác, cụ thể:
- Mô tả hiện trạng cấu tạo địa chất, mực nước ngầm tại khu vực dự kiến sẽ đóng cửa mỏ. Đánh giá, dự báo khả năng sụt lún, trượt lở, nứt gãy tầng địa chất, hạ thấp mực nước ngầm, nước mặt, sông, hồ; sự cố môi trường... trong quá trình khai thác;
- Trữ lượng khoáng sản được duyệt; trữ lượng khoáng sản được huy động vào thiết kế để khai thác, trữ lượng thực tế đã khai thác, tỷ lệ tổn thất, làm nghèo khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ; tổng khối lượng đất đá thải và hiện trạng các bãi thải tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (nếu có);
- Nêu đặc điểm hình, địa mạo của khu vực đề nghị đóng cửa mỏ;
- Hiện trạng khu vực dự kiến đóng cửa mỏ tại thời điểm lập đề án: Số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ;
- Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường, công tác cải tạo, phục hồi môi trường của dự án khai thác khoáng sản từ khi bắt đầu khai thác đến khi kết thúc khai thác theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác đã duyệt.
3. Lý do đóng cửa mỏ (làm rõ các trường hợp sau):
- Đóng cửa toàn bộ hoặc một phần diện tích mỏ được cấp phép để thanh lý do đã khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong diện tích được cấp phép;
- Đóng cửa để bảo vệ mỏ do chưa khai thác hoặc đã khai thác được một phần trữ lượng khoáng sản được cấp phép; lý do (do khai thác không hiệu quả, do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm pháp luật về khoáng sản hoặc pháp luật có liên quan...).
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÓNG CỬA MỎ
1. Phương án đóng cửa mỏ
Căn cứ vào hiện trạng khu vực đề nghị đóng cửa mỏ, phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân đề xuất phương án đóng cửa mỏ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch môi trường của địa phương; đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng và các quy định khác có liên quan.
Trường hợp phương án cải tạo, phục hồi môi trường đề xuất trong đề án đóng cửa mỏ khác với phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt thì phải giải trình, làm rõ lý do thay đổi.
2. Khối lượng đóng cửa mỏ
Trên cơ sở phương án đóng cửa mỏ đã lựa chọn, tính toán cụ thể.
- Dạng, khối lượng công việc và các biện pháp thực hiện công tác đóng cửa mỏ, làm rõ các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (nếu có).
- Khối lượng công việc phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sau khi đóng cửa mỏ và bảng thống kê kèm theo.
- Giải pháp, khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung đã được duyệt; giải pháp, khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường thay đổi so với phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt phù hợp với hiện trạng của mỏ tại thời điểm lập đề án.
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cần huy động để thực hiện đề án đóng cửa mỏ.
- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực khai thác mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ.
- Rà soát, điều chỉnh các vị trí giám sát, các nội dung giám sát môi trường (đã được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường) trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
III. Tiến độ thực hiện
- Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành từng công việc cụ thể.
- Xác định tổng thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ.
- Đề xuất cơ quan tiếp nhận, quản lý, sử dụng các công trình mỏ, công trình bảo vệ môi trường sau khi có quyết định đóng cửa mỏ.
CHƯƠNG IV
DỰ TOÁN KINH PHÍ
Chi phí đóng cửa mỏ và cơ sở đảm bảo cho nguồn kinh phí đó, kể cả những khoản bồi thường thiệt hại do việc đóng cửa mỏ gây ra (lưu ý: tách riêng dự toán kinh phí để thực hiện các hạng mục công trình tại thời điểm lập đề án đóng cửa mỏ và chi phí đã thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường cho các hạng mục công trình theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt).
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THI CÔNG
Trên cơ sở khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đã tính toán đưa ra phương án tổ chức thi công đề án. Do tổ chức, cá nhân khai thác tự thực hiện hay thuê tổ chức, cá nhân khác? Cách thức tổ chức thực hiện cụ thể.
KẾT LUẬN
- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực khai thác mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ.
- Các yêu cầu, kiến nghị khác (nếu có).
PHẦN PHỤ LỤC
1. Phụ lục các bản vẽ:
TT |
Tên bản vẽ |
1 |
Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mỏ. Tỷ lệ 1:1.000 - 1:2.000 |
2 |
Bản đồ địa hình khu vực mỏ tại thời điểm được cấp phép khai thác |
3 |
Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác theo Dự án đầu tư |
4 |
Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (thể hiện rõ các công trình khai thác mỏ và các công trình phụ trợ: nhà cửa, đường xá, cầu cống v.v..) |
5 |
Bản đồ kết thúc khai thác mỏ theo Thiết kế mỏ |
6 |
Các bản vẽ mặt cắt địa chất đặc trưng khu vực đóng cửa mỏ |
7 |
Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình đóng cửa mỏ, bãi thải |
8 |
Sơ đồ vị trí lấy mẫu đáy moong kết thúc khai thác, hoặc tại các đường lò chợ v.v... (nếu có). |
9 |
Bản đồ tổng thể khu vực sau khi thực hiện Đề án đóng cửa mỏ và thể hiện Bản đồ trên không gian ba chiều (3D) |
... |
Các bản vẽ khác (nếu có theo Phương án cải tạo, phục hồi môi trường) |
2. Phụ lục các hồ sơ, tài liệu liên quan:
- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường; Giấy phép khai thác khoáng sản; Phương án/cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế cơ sở; quyết định phê duyệt Thiết kế mỏ;
- Quyết định giao đất, Hợp đồng thuê đất;
- Bản đồ ba chiều (3D) hoàn thổ không gian đã khai thác đối với trường hợp Phương án/Dự án/Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Đơn giá, định mức của các bộ, ngành tương ứng; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có);
- Toàn bộ bản vẽ bình đồ, mặt cắt hiện trạng kết thúc các năm khai thác kèm theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản;
- Tài liệu phân tích mẫu khoáng sản, đất đá (nếu có) tại khu vực đề nghị đóng cửa mỏ;
- Các số liệu liên quan đến chất lượng (hàm lượng, thành phần khoáng vật, hóa học, cơ lý v.v..) của khoáng sản tại khu vực đề nghị đóng cửa mỏ (moong khai thác, đường lò chợ...) kèm theo là bản đồ thể hiện vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu.
- Các bảng biểu, tài liệu kèm theo như đã nêu trong các chương.
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố………..)
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại: …………………………….. Điện thoại:…………………… Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... ngày... tháng... năm....do... (tên cơ quan) cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... do ... (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cấp/Quyết định thành lập văn phòng đại diện số .... ngày ... tháng ... năm ... do ...(cơ quan quyết định thành lập văn phòng đại diện) cấp (đối với doanh nghiệp nước ngoài).
Đề nghị được thăm dò khoáng sản (tên khoáng sản)…………….tại xã………….., huyện………… tỉnh………………………;
Diện tích thăm dò: ……………….ha (km2), được giới hạn bởi các điểm góc……………… có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản kèm theo Đơn này.
Chiều sâu thăm dò: từ mức ... m đến mức ... m (nếu thấy cần thiết).
Thời gian thăm dò: …………. tháng (năm), kể từ ngày được cấp Giấy phép.
Hợp đồng kinh tế kỹ thuật số ………., ngày ….. tháng...năm... với ... (tên tổ chức lập đề án thăm dò) (trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản).
Mục đích sử dụng khoáng sản:
Đối với trường hợp đề nghị cấp phép thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên cần bổ sung thông tin về công trình thăm dò theo các thông số:
Số hiệu |
C.sâu |
Tọa độ |
Ghi chú |
GK |
(m) |
X Y |
|
(Tên tổ chức, cá nhân) ………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm ……….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…………)
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại: ……………………………… Fax
Được phép thăm dò (tên khoáng sản) …………. tại xã ………….., huyện………., tỉnh…….. theo Giấy phép thăm dò khoáng sản số................. ngày …… tháng …….. năm ……. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...)
Đề nghị được gia hạn thời gian thăm dò đến ngày ....tháng ... năm ....
Diện tích đã được cấp phép thăm dò: ...ha (km2).
Diện tích đề nghị trả lại: …………… ha (km2).
Diện tích đề nghị tiếp tục thăm dò: ……….. ha (km2)
(Diện tích tích đề nghị tiếp tục thăm dò, diện tích đề nghị trả lại được giới hạn bởi các điểm góc……… có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản kèm theo).
Lý do đề nghị gia hạn:
(Tên tổ chức, cá nhân) ……… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(HOẶC TRẢ LẠI MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC THĂM DÒ KHOÁNG SẢN)
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân):
Trụ sở tại:
Điện thoại: …………………………………, Fax:
Đề nghị được trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản/một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của Giấy phép thăm dò khoáng sản số…….., ngày...... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) cho phép thăm dò ...(khoáng sản).... tại khu vực... thuộc xã.... huyện... tỉnh...
Đối với trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò cần nêu rõ các nội dung sau:
- Diện tích trả lại:……….. ha (km2)
- Diện tích tiếp tục thăm dò:………….ha (km2).
Diện tích trả lại và diện tích tiếp tục thăm dò được thể hiện bởi tọa độ các điểm khép góc xác định trên bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản kèm theo Đơn này.
Lý do đề nghị trả lại:
(Tên tổ chức, cá nhân)……….cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm ....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
.... (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng)
Trụ sở tại:
Điện thoại: …………………………………… Fax:
Được phép thăm dò khoáng sản ... (tên khoáng sản) tại xã………., huyện…….., tỉnh……. theo Giấy phép thăm dò số…….., ngày.... tháng.... năm .... của .... Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố……….)
Đề nghị được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho:
.... (Tên tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng)
Trụ sở tại:
Điện thoại: ………………………… Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... ngày... tháng... năm....do...(tên cơ quan) cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... do ... (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cấp/Quyết định thành lập văn phòng đại diện số .... ngày ... tháng ... năm ... do ...(cơ quan quyết định thành lập văn phòng đại diện) cấp (đối với doanh nghiệp nước ngoài).
Hợp đồng chuyển nhượng số …….. ngày.... tháng.... năm………….
(Tên tổ chức, cá nhân)……………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng |
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng |
Mẫu số 07
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại: ……………………………………. Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... ngày... tháng... năm....do... (tên cơ quan) cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... do ... (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cấp.
Báo cáo kết quả thăm dò (tên khoáng sản)………. tại xã…….. huyện….tỉnh.... đã được …… (cơ quan phê duyệt) phê duyệt theo Quyết định số ……. ngày.... tháng.... năm....
Trữ lượng ………(tên khoáng sản) được phê duyệt: ....(tấn, m3,...).
Đề nghị được cấp phép khai thác (tên khoáng sản)…………… tại khu vực .......... thuộc xã ……… huyện……….. tỉnh………. với các nội dung như sau:
Diện tích khu vực khai thác:………….(ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc: có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực khai thác khoáng sản kèm theo.
Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: ………………. (tấn, m3,...).
Trữ lượng khai thác: ……………… (tấn, m3,...).
Phương pháp khai thác: ………………. (Hầm lò/lộ thiên).
Công suất khai thác: …………….. (tấn, m3,...) /năm.
Mức sâu khai thác: từ mức ... m đến mức ... m.
Thời hạn khai thác: ………… năm, kể từ ngày ký giấy phép. Trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ là:....năm (tháng).
Mục đích sử dụng khoáng sản:
Đối với trường hợp đề nghị cấp phép khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên cần bổ sung thông tin về công trình khai thác theo các thông số:
Số hiệu, |
C.sâu |
Tọa độ |
Lưu lượng |
Hạ thấp |
Mức nước |
Ghi chú |
GK |
(m) |
X Y |
(m3/ngày) |
Smax (m) |
tĩnh (m) |
|
(Tên tổ chức, cá nhân)…………………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:………………………………………, Fax
Được phép khai thác ... (tên khoáng sản) tại xã………………….., huyện………….., tỉnh……….. theo Giấy phép khai thác khoáng sản số ……. ngày …. tháng …… năm …….. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...)
Trữ lượng khoáng sản được phép khai thác: ………….. (tấn, m3,……).
Trữ lượng còn lại đến thời điểm đề nghị gia hạn:………… (tấn, m3,……).
Đề nghị gia hạn thời gian khai thác: …….năm, đến ngày ... tháng ... năm...
Lý do đề nghị gia hạn
(có kế hoạch khai thác kèm theo).
(Tên tổ chức, cá nhân) ………………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 09
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(HOẶC TRẢ LẠI MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN)
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:……………………………………., Fax
Đề nghị được trả lại (Giấy phép khai thác khoáng sản số............ ngày.... tháng……. năm……/một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản của Giấy phép số …… ngày.... tháng …… năm…..) do Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) cấp tại mỏ …. (tên mỏ) thuộc xã …… huyện …… tỉnh …….
Đối với trường hợp trả lại một phần diện tích khai thác cần phải có các thông tin sau:
- Diện tích khu vực khai thác:.... (ha, km2).
- Diện tích đề nghị trả lại: ……………. (ha, km2).
- Diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác:……………. (ha, km2).
(Diện tích đề nghị trả lại và khu vực đề nghị được tiếp tục khai thác có tọa độ các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ khu vực khai thác khoáng sản kèm theo).
Lý do đề nghị trả lại
(Tên tổ chức, cá nhân)…………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm………..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
………. (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng)
Trụ sở tại:
Điện thoại: ……………………………………. Fax:
Được phép khai thác khoáng sản ...(tên khoáng sản) tại xã .... huyện... tỉnh.... theo Giấy phép khai thác khoáng sản số……. ngày .... tháng ... năm .... của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố....)
Đề nghị được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho:
…………. (Tên tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng)
Trụ sở tại:
Điện thoại: ……………………………….. Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... ngày... tháng... năm....do... (tên cơ quan) cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... do ... (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cấp.
Hợp đồng chuyển nhượng số.... ký ngày... tháng... năm... và các văn bản khác liên quan.
Mục đích sử dụng khoáng sản
(Tên tổ chức, cá nhân)…………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng |
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng |
Mẫu số 11
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:………………………………….., Fax
Được phép khai thác ... (tên khoáng sản) tại xã …………., huyện…………, tỉnh……… theo Giấy phép khai thác khoáng sản số……. ngày ……. tháng ….. năm ….. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...)
Đề nghị điều chỉnh ... (nội dung điều chỉnh) của Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
- ... (nội dung theo Giấy phép đã cấp);
- ... (nội dung đề nghị điều chỉnh);
(thay đổi về công suất; trữ lượng; thời hạn khai thác, tên chủ đầu tư)
Lý do đề nghị điều chỉnh:
(Tên tổ chức, cá nhân)………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Ở KHU VỰC CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:………………………………………., Fax
Được cấp phép đầu tư dự án xây dựng công trình ... (tên dự án) tại xã………., huyện…….., tỉnh ……. theo Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ... ngày ... tháng ... năm ... do .... (tên cơ quan) cấp.
Đề nghị được khai thác khoáng sản ... (tên khoáng sản) trong phạm vi ranh giới, diện tích của dự án:
Diện tích khu vực khai thác:……………… (ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc:…….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực khai thác khoáng sản kèm theo.
Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác:………….. (tấn, m3,...).
Trữ lượng khai thác: ………………. (tấn, m³,……)
Công suất khai thác: ……………….. (tấn, m³,...)/năm
Mức sâu khai thác: từ mức ... m đến mức ... m.
Thời hạn khai thác: …………. năm, kể từ ngày được cấp phép.
Mục đích sử dụng khoáng sản:
(Tên tổ chức, cá nhân)…………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …….
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:…………………………………… Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... ngày... tháng... năm....do... (tên cơ quan) cấp; hoặc Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... do ... (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cấp.
Đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu (tên khoáng sản)……. tại xã……….huyện…… tỉnh
Diện tích khu vực khai thác: ….(ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc: …….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực khai thác khoáng sản kèm theo.
Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác:…………. (tấn, m3,…..).
Trữ lượng khai thác: ………. (tấn, m3,…)
Công suất khai thác:………. (tấn, m3,...)
Mức sâu khai thác: từ mức ... m đến mức ....m.
Thời gian khai thác ……….. năm, kể từ ngày được cấp giấy phép.
(Tên tổ chức, cá nhân)………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 14
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố……………….
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:……………….…………………., Fax
Được phép khai thác tận thu ……….(tên khoáng sản)……. tại xã…….. huyện…….. theo Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số ngày.... tháng... năm....của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...
Đề nghị được gia hạn thời gian khai thác tận thu: ……..năm, đến ngày ... tháng ... năm ...
Trữ lượng khai thác còn lại: ……………..(tấn, m³,...)
Lý do xin gia hạn
(Tên tổ chức, cá nhân)………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ……………….
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:…………………………….., Fax
Đề nghị được trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số……. ngày.... tháng….. năm…… do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... cấp tại mỏ (tên mỏ) ……. thuộc xã ……. huyện ….. tỉnh ……..
Lý do đề nghị trả lại:
(Tên tổ chức, cá nhân)……………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 16
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THU HỒI CÁT, SỎI
TỪ DỰ ÁN NẠO VÉT, KHƠI THÔNG LUỒNG LẠCH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:…………………………………………, Fax
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... ngày ... tháng .. .năm ... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố ... cấp;
Được cho phép thực hiện dự án cải tạo, khơi thông luồng lạch …... (tên dự án) tại xã…………, huyện…….., tỉnh………… theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... do .... (tên cơ quan) cấp.
Đề nghị cho phép thu hồi cát, sỏi trong quá trình nạo vét, khơi thông luồng lạch trong phạm vi ranh giới, diện tích của dự án.
Diện tích khu vực thu hồi:……………. (ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc:…………….. có tọa độ xác định trên bản vẽ vị trí, phạm vi khu vực dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch kèm theo.
Khối lượng khoáng sản thu hồi: ………………… (tấn, m3,...)
Thời gian thu hồi: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm....
(Tên tổ chức, cá nhân)……….. cam kết nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo khối lượng đã đăng ký và cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày.... tháng.... năm....
BẢN ĐĂNG KÝ KHỐI LƯỢNG CÁT, SỎI THU HỒI TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN NẠO VÉT, KHƠI THÔNG LUỒNG LẠCH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:…………………………………………., Fax
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... ngày ... tháng .. .năm ... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố ... cấp;
Được phép thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch ... (tên dự án) tại xã……., huyện……., tỉnh………… theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... do .... (tên cơ quan) phê duyệt.
Đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình nạo vét, khơi thông luồng lạch với các nội dung như sau:
- Tổng khối lượng thu hồi trong quá trình nạo vét: ……………..(tấn, m3,...);
- Khối lượng khoáng sản thu hồi:……………… (tấn, m3,...);
- Phương pháp thu hồi: ………….
- Máy móc, thiết bị sử dụng để thu hồi: ...
- Thời hạn thu hồi…….. (tháng, năm), kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
…
(Tên tổ chức, cá nhân)……………….. cam kết chỉ thu hồi cát, sỏi theo đúng khối lượng, kế hoạch, phương pháp đã đăng ký trong phạm vi dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch theo Quyết định nêu trên./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 18
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
BẢN ĐĂNG KÝ KHU VỰC, CÔNG SUẤT, KHỐI LƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ VÀ KẾ HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TRONG DIỆN TÍCH DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:………………………………………….., Fax
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ... ngày ... tháng ...năm ... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố ... cấp;
Được cấp phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ... (tên dự án) tại xã……….…., huyện………., tỉnh…….. theo Giấy chứng nhận đầu tư số ... ngày ... tháng ... năm ... do .... (tên cơ quan) phê duyệt;
Đăng ký khai thác khoáng sản ... (tên khoáng sản) trong phạm vi ranh giới, diện tích của dự án... với các nội dung như sau:
Diện tích khu vực khai thác:…………….. (ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc: ………. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực khai thác khoáng sản kèm theo.
Khối lượng khai thác: ………………….(tấn, m3,...)
Công suất khai thác:………………. (tấn, m3,...)/năm
Mức sâu khai thác: từ mức ... m đến mức ... m.
Thời gian khai thác: đến ngày ... tháng ... năm....
Kế hoạch khai thác: ....
(Kế hoạch là thời gian dự kiến khai thác cho từng khu vực tương ứng với thời gian triển khai dự án)
Máy móc, thiết bị sử dụng trong hoạt động khai thác: ...
(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo khối lượng đã đăng ký và cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:....................................................., Fax
Đã hoàn thành công tác thi công các công trình thăm dò khoáng sản....... theo Giấy phép thăm dò khoáng sản số …….. ngày.... tháng……. năm….. của ..../hoặc theo đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi khu vực được phép khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản số….. ngày.... tháng.... năm.... của…. (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);
(Tên tổ chức, cá nhân)…….. đã thành lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (tên báo cáo)……
(Tên tổ chức, cá nhân)……….. xin chịu trách nhiệm trước (Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)……. về tính trung thực, chính xác của các tài liệu nguyên thủy trong nội dung báo cáo.
(Tên tổ chức, cá nhân)……… kính đề nghị (Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)…….thẩm định thông qua báo cáo và phê duyệt trữ lượng khoáng sản…….. đã tính trong báo cáo./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 20
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
(ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN)
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:…………………………………….., Fax
Đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (đề án đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) theo Giấy phép khai thác khoáng sản số….. ngày.... tháng….. năm….. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) tại mỏ (tên mỏ)……. thuộc xã ….. huyện…. tỉnh ....
Diện tích đề nghị đóng cửa mỏ: ... ha (km2)
Lý do đóng cửa mỏ/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản: …………..
(Đối với trường hợp đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, cần bổ sung các thông tin sau):
- Diện tích đề nghị đóng cửa là:…….. (ha, km2).
- Diện tích đề nghị được tiếp tục hoạt động khai thác là:……. (ha, km2).
Diện tích khu vực đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa và khu vực tiếp tục được hoạt động khai thác có tọa độ các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ kèm theo.
(Tên tổ chức, cá nhân)……….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 21
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN/ĐÓNG CỬA MỘT
PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:…………………………………………., Fax
Thực hiện Quyết định số....................... ngày…… tháng……. năm……. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh/thành phố...) về việc phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Biên bản kiểm tra thực địa, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố...) phối hợp với ... thực hiện ngày .... tháng .... năm ....
Đề nghị được đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản số ... ngày.... tháng…. năm…. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh/thành phố...) tại mỏ (tên mỏ)…. thuộc xã… huyện….. tỉnh ....
Diện tích đề nghị đóng cửa mỏ: ... ha (km2)
(Đối với trường hợp đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, cần bổ sung các thông tin sau):
- Diện tích đề nghị đóng cửa là:…………….. (ha, km2).
- Diện tích đề nghị được tiếp tục hoạt động khai thác là:…………… (ha, km2).
Diện tích khu vực đề nghị đóng cửa và khu vực tiếp tục được hoạt động khai thác có tọa độ các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ kèm theo.
(Tên tổ chức, cá nhân)………………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
|
Tổ chức, cá nhân làm đơn |
Mẫu số 22
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Quốc huy)
(Bìa màu trắng)
Số ………………………………. Ngày cấp ………………………. |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../GP-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày …. tháng ….. năm ….. |
GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ...)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …./…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ....năm…..;
Căn cứ Quy hoạch khoáng sản ………….;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Văn bản xác nhận trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản số…. ngày....tháng ....năm ....của .... (đối với các khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản)/Quyết định số ……ngày....tháng ....năm....của .... về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Công văn số……. ngày….. tháng….. năm…… của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.... (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...);
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản của (tên tổ chức, cá nhân)…. ngày …..tháng ….. năm ….. nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố .... và Biên bản của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản của …….;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)………. được thăm dò (tên khoáng sản)…… tại…., xã ……, huyện……,tỉnh……….;
Diện tích khu vực được thăm dò:…….. (ha, km2) được giới hạn bởi các điểm khép góc....có tọa độ xác định theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Giấy phép này.
Mức sâu được phép thăm dò: từ mức ... m đến mức... m (nếu thấy cần thiết).
Thời hạn thăm dò: ………… tháng.
Khối lượng công tác thăm dò: theo Đề án thăm dò đã được Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... thẩm định và thông qua.
Chi phí thăm dò: …….đồng, bằng nguồn vốn ….. (đơn giá áp dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước).
Điều 2. (tên tổ chức, cá nhân)………… có trách nhiệm:
1. Nộp lệ phí cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và các khoản phí có liên quan theo quy định hiện hành;
2. Lựa chọn tổ chức có năng lực tiến hành thi công công tác thăm dò theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thực hiện thăm dò (tên khoáng sản) theo phương pháp và khối lượng của Đề án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …… chấp thuận và theo các quy định khác của pháp luật có liên quan; thi công các hạng mục công việc đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn vật liệu nổ (trường hợp thăm dò khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ); thu thập và tổng hợp đầy đủ, chính xác các tài liệu, kết quả thăm dò; kiểm tra và chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng và tính trung thực của tài liệu thực tế thi công; bảo quản lưu giữ đầy đủ các tài liệu nguyên thủy, tài liệu thực tế có liên quan và các mẫu vật địa chất, khoáng sản theo quy định hiện hành.
3. Thông báo kế hoạch, thời gian triển khai thi công các hạng mục công tác thăm dò cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...; chịu sự kiểm tra, giám sát quá trình thi công hệ phương pháp kỹ thuật và các hạng mục công việc của đề án của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố ... hoặc đơn vị được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố ... ủy quyền;
4. Tiến hành phân tích các loại mẫu tại các cơ sở đạt tiêu chuẩn VILAS, LAS-XD; làm rõ chất lượng, trữ lượng (tên khoáng sản)….. cho mục đích sử dụng .... Trước khi tiến hành lấy mẫu công nghệ, phải đăng ký khối lượng, vị trí, thời gian, phương pháp lấy mẫu tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố.... để kiểm tra ngoài thực địa và giám sát thực hiện.
5. Thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ theo quy định hiện hành.
6. Trình thẩm định, xét duyệt báo cáo kết quả thăm dò tại Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản…..; nộp báo cáo vào Lưu trữ theo quy định hiện hành.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hoạt động thăm dò khoáng sản theo giấy phép này, (tên tổ chức, cá nhân)…. chỉ được phép thực hiện sau khi thông báo chương trình và khối lượng thăm dò cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh (thành phố) và chính quyền địa phương để phối hợp quản lý, kiểm tra và xác định cụ thể diện tích, tọa độ, mốc giới khu vực thăm dò tại thực địa.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC THĂM DÒ
(Kèm theo Giấy phép thăm dò số /GP-BTNMT/UBND ngày tháng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...)
Điểm góc |
Hệ tọa độ VN-2000 |
|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
... |
|
|
n |
|
|
Diện tích: ... ha |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 23
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../GP-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(GIA HẠN)
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ...)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Giấy phép thăm dò khoáng sản số ..../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...) cấp cho ... (tên tổ chức, cá nhân);
Căn cứ Công văn số…. ngày…. tháng…. năm…. của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố....(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...) (nếu có);
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản của (tên tổ chức, cá nhân) …..ngày …. tháng …. năm….. nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ….;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn giấy phép thăm dò số .../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... để (Tên tổ chức, cá nhân) được tiếp tục thăm dò (tên khoáng sản)…. tại…., xã…., huyện…., tỉnh…. đến ngày ... tháng ... năm ...
Diện tích khu vực tiếp tục thăm dò:….(ha, km2) được giới hạn bởi các điểm khép góc.... có tọa độ xác định theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Quyết định này.
Điều 2. (tên tổ chức, cá nhân)…… có trách nhiệm:
1. Nộp lệ phí cấp gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản và các khoản phí có liên quan theo quy định hiện hành;
2. Tiếp tục thực hiện khối lượng công tác thăm dò còn lại theo phương pháp và khối lượng tại Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định theo Giấy phép thăm dò khoáng sản số …./GP-BTNMT(UBND) ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ….;
3. Hoàn thành việc san lấp và đưa về trạng thái an toàn các công trình đã thăm dò; bàn giao diện tích không tiếp tục thăm dò cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định; thông báo chương trình tiếp tục hoạt động thăm dò cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố ... và chính quyền địa phương để quản lý, kiểm tra theo quy định;
4. Thực hiện đúng các quy định tại Điều 2 Giấy phép thăm dò khoáng sản số …./GP-BTNMT (UBND) ngày ... tháng ... năm ... Kết thúc thăm dò, trình thẩm định, xét duyệt báo cáo kết quả thăm dò tại Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố... và nộp báo cáo theo quy định của pháp luật về khoáng sản; nộp báo cáo vào Lưu trữ Địa chất theo quy định hiện hành.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký và là bộ phận không tách rời của Giấy phép thăm dò khoáng sản số …..GP-BTNMT/UBND ngày... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố...).
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC TIẾP TỤC THĂM DÒ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BTNMT/UBND ngày tháng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...)
Điểm góc |
Hệ tọa độ VN-2000 (Kinh tuyến trục ... múi chiếu...) |
|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
n |
|
|
Diện tích: ... ha |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 24
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Quốc huy)
(Bìa màu trắng)
Số ………………………….. Ngày cấp…………………... |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/GP-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày…. tháng... năm... |
GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ...)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …./…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ....năm….;
Căn cứ Quy hoạch khoáng sản………;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Văn bản xác nhận trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản số .... ngày... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... (đối với các khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò khoáng sản)/Quyết định số …. ngày....tháng ....năm....của….. về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số….. ngày….. tháng.... năm….. của……. về việc phê duyệt trữ lượng ... trong Báo cáo kết quả thăm dò……;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BTNMT/UBND... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng và khai thác mỏ ... (hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường và Phương án cải tạo phục hồi môi trường...);
Căn cứ ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... tại Công văn số….. ngày .... tháng….. năm….. về việc…… (nếu có);
Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số ... ngày ... tháng ... năm ... của ….. cấp cho Dự án đầu tư khai thác mỏ ... của ….. (nếu có);
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ngày ….. tháng... năm…. của (tên tổ chức, cá nhân)…… nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố …..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)... khai thác (tên khoáng sản) bằng phương pháp ... (lộ thiên; hầm lò ...) tại mỏ ... (tên mỏ) thuộc xã…… huyện... tỉnh…..
Diện tích khu vực khai thác:…… (ha, km2) được giới hạn bởi các điểm góc... có tọa độ xác định theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Giấy phép này.
Mức sâu khai thác thấp nhất: đến mức ... (m);
(Đối với giấy phép khai thác nước khoáng, nước nóng cần quy định rõ:
- Vị trí công trình khai thác:
- Số hiệu giếng khoan, chiều sâu, tọa độ, lưu lượng
- Chế độ khai thác ……………).
Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: ……(tấn, m3,...).
Trữ lượng khai thác: …… (tấn, m3,...).
Phương pháp khai thác: …..(hầm lò/lộ thiên/....)
Công suất khai thác: ……… (tấn, m3,….)/năm.
Thời hạn khai thác:....năm….. tháng.
Điều 2. (Tên tổ chức, cá nhân)……….. có trách nhiệm:
1. Nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản, các khoản phí có liên quan theo quy định hiện hành;
2. Nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) theo quy định;
3. Tiến hành hoạt động khai thác (tên khoáng sản)... theo đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng, công suất quy định tại Điều 1 của Giấy phép này.
4. Trước khi tiến hành khai thác, phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ... để kiểm tra tại thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác và cắm mốc giới phạm vi khu vực được phép khai thác; phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện đầy đủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án ... được ... phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.
6. Trong quá trình khai thác, phải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ, an toàn vật liệu nổ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ;
Phải thu hồi tối đa sản phẩm khai thác từ mỏ ... và các sản phẩm khác (nếu có); báo cáo đúng sản lượng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác, chế biến phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành;
8. Thường xuyên thực hiện việc kiểm soát các khu vực khai thác, chế biến, các công trình phụ trợ và các khu vực khác có liên quan; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an toàn, trật tự mỏ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, phải dừng ngay hoạt động khai thác, chế biến, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện việc đóng cửa mỏ; phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác; báo cáo định kỳ trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác có liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trước khi tiến hành khai thác, (tên tổ chức, cá nhân)... phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan và các quy định tại Giấy phép này; nộp cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố Sở Công Thương tỉnh/thành phố ... Thiết kế mỏ được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác, thông báo về giám đốc điều hành mỏ (trừ trường hợp khai thác nước khoáng), kế hoạch khai thác, chế biến tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định./.
(Đối với giấy phép khai thác nước khoáng, nước nóng cần bổ sung quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Định kỳ quan trắc động thái, kiểm tra chất lượng của nguồn nước và kịp thời khắc phục các biến động xấu; không khai thác quá lưu lượng cho phép và sử dụng nguồn nước theo chỉ định cho phép bằng văn bản của cơ quan Y tế có thẩm quyền).
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC KHAI THÁC
(Kèm theo Giấy phép khai thác số /GP-BTNMT/UBND ngày tháng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...)
Điểm góc |
Hệ tọa độ VN-2000 (Kinh tuyến trục ... múi chiếu...) |
|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
n |
|
|
Diện tích: ... ha |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 25
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../GP-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(GIA HẠN)
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ...)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ....năm ...
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản số ..../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... cấp cho ... (tên tổ chức, cá nhân);
Căn cứ Công văn số….. ngày …. tháng …. năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.... (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...) (nếu có);
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản của (tên tổ chức, cá nhân) ngày….. tháng….. năm….. nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố …..;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản số .../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... để (Tên tổ chức, cá nhân)…… được tiếp tục khai thác (tên khoáng sản)... tại xã…., huyện ..., tỉnh ... đến ngày ... tháng ... năm ...
Điều 2. (tên tổ chức, cá nhân)………. có trách nhiệm:
1. Nộp lệ phí cấp gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản và các khoản phí có liên quan theo quy định hiện hành;
2. Tiếp tục thực hiện khai thác trữ lượng còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản số .../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ….;
3. Thực hiện đúng các quy định tại Giấy phép khai thác khoáng sản số .../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm .... Kết thúc khai thác, thực hiện đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường theo quy định hiện hành.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký và là bộ phận không tách rời của Giấy phép khai thác khoáng sản số ... /GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC TIẾP TỤC KHAI THÁC
(Kèm theo Giấy phép khai thác /GP-BTNMT/UBND ngày …. tháng …. năm …… của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...)
Điểm góc |
Hệ tọa độ VN-2000 (Kinh tuyến trục ... múi chiếu...) |
|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
n |
|
|
Diện tích: ... ha |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 26
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Quốc huy)
GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (Ở KHU VỰC CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH) (Bìa màu trắng)
Số……………………………. Ngày cấp…………………….
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/GP-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……..)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ...tháng ...năm ... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày... tháng...năm...;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu xây dựng công trình số ... ngày ... tháng ... năm ... của ... về việc ...
Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (nếu có);
Căn cứ quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...(nếu có);
Căn cứ Quyết định số…/QĐ-BTNMT/UBND...ngày ...tháng...năm...của ... về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án ...;
Căn cứ ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ….. tại Công văn số …… ngày ….. tháng …. năm …. về việc…….;
Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...... cấp cho Dự án đầu tư khai thác mỏ ... của (tên tổ chức, cá nhân)……. (nếu có);
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình ngày ….. tháng... năm….. của (tên tổ chức, cá nhân)….. nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)... khai thác (tên khoáng sản) bằng phương pháp (lộ thiên, hầm lò ...) trong diện tích Dự án đầu tư xây dựng công trình….. tại xã ….. huyện... tỉnh……
Diện tích khu vực khai thác:……… (ha, km2) được giới hạn bởi các điểm góc... có tọa độ xác định theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Giấy phép này.
Mức sâu/độ cao khai thác: đến mức...(m);
Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: ………….(tấn, m3,...).
Trữ lượng khai thác:………….(tấn, m3,...).
Phương pháp khai thác:………..(lộ thiên/hầm lò/....)
Công suất được phép khai thác:……….(tấn, m3,...)/năm.
Thời hạn khai thác: đến hết ngày ... tháng ...năm...
Điều 2. (Tên tổ chức, cá nhân)………….. có trách nhiệm:
1. Nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản, các khoản phí có liên quan theo quy định hiện hành;
2. Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định;
3. Tiến hành hoạt động khai thác (tên khoáng sản)... theo đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng, công suất quy định tại Điều 1 của Giấy phép này.
4. Trước khi tiến hành khai thác, phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ... để kiểm tra tại thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác và cắm mốc giới phạm vi khu vực được phép khai thác; phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện đầy đủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án ... được ... phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.
6. Trong quá trình khai thác, phải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ, an toàn vật liệu nổ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ;
Phải thu hồi tối đa sản phẩm khai thác từ mỏ ... và các sản phẩm khác (nếu có); báo cáo đúng sản lượng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác, chế biến phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành;
8. Thường xuyên thực hiện việc kiểm soát các khu vực khai thác, chế biến, các công trình phụ trợ và các khu vực khác có liên quan; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an toàn, trật tự mỏ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, phải dừng ngay hoạt động khai thác, chế biến, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện việc đóng cửa mỏ; phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác; báo cáo định kỳ trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác có liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trước khi tiến hành khai thác, (tên tổ chức, cá nhân)... phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan và các quy định tại Giấy phép này; nộp cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh …, Sở Công Thương tỉnh ... Thiết kế mỏ được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác, thông báo về giám đốc điều hành mỏ, kế hoạch khai thác, chế biến tại cơ quan chức năng của Nhà nước theo quy định./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC KHAI THÁC
(Kèm theo Giấy phép khai thác số /GP-BTNMT ngày tháng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Điểm góc |
Hệ tọa độ VN-2000 (Kinh tuyến trục ... múi chiếu...) |
|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
n |
|
|
Diện tích: ... ha |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 27
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ……./XN-UBND |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm.... |
BẢN XÁC NHẬN
Khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình/ Khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ...
Căn cứ khoản 2 Điều 64 Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ....năm ...
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
- Xét đề nghị của ...(tên tổ chức, cá nhân) tại Bản đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình ngày ... tháng ... năm ... tại .... xã.... huyện... tỉnh/thành phố.../bản Đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch ngày ... tháng ... năm .... tại .... xã.... huyện ... tỉnh/thành phố...;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ….,
XÁC NHẬN:
1. Khu vực khai thác/thu hồi khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường/cát, sỏi trong diện tích dự án xây dựng công trình .../dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch ... được phê duyệt tại Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của ... tại .... xã.... huyện... tỉnh/thành phố... có diện tích ... được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ nêu tại Phụ lục kèm theo)
2. Khối lượng được phép khai thác/thu hồi: ... tấn (m3);
3. Công suất được phép khai thác/thu hồi: ... tấn/năm (m3/năm);
4. Mức sâu/độ cao khai thác/thu hồi: từ mức ... đến mức ... m.
5. Kế hoạch khai thác/thu hồi: ....
6. Thiết bị khai thác/thu hồi: ... (có bảng danh mục kèm theo);
7. Thời gian khai thác/thu hồi: từ ngày…. tháng.... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...
(Tên tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện việc khai thác/thu hồi khoáng sản theo đúng khối lượng, công suất, kế hoạch, phương pháp nêu trên và thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên ...) theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH/THÀNH PHỐ... |
Mẫu số 28
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......./QĐ-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …./…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ….;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản số ....
Xét Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản của (Tên tổ chức, cá nhân) ….. ngày.... tháng.... năm.... nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố ...;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh ... (nội dung, điều, khoản,...) của Giấy phép khai thác khoáng sản số….. ngày…. tháng….. năm.... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ... cấp cho ... (tên tổ chức, cá nhân) khai thác ... (tên khoáng sản) tại xã ... huyện ... tỉnh ... như sau:
- ... (nội dung điều chỉnh)
Điều 2. (Tên tổ chức, cá nhân)…… có trách nhiệm:
1. Nộp các khoản phí, lệ phí có liên quan theo quy định hiện hành (nếu có);
2. Tiếp tục khai thác khoáng sản, thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định tại Giấy phép số ... ngày .. tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố...
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và là bộ phận không tách rời của Giấy phép khai thác khoáng sản số ... /GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ...
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Mẫu số 29
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ………..
(Quốc huy)
(Bìa màu trắng)
Số………………………….. Ngày cấp…………………. |
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ .... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./GP-UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ………
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày .... tháng ... năm …..;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số ….. ngày ….. tháng....năm ….. của……. về việc phê duyệt Báo cáo kết quả thăm dò………;
Căn cứ Quyết định số…. ngày ….. tháng....năm ….. của về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo phục hồi môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án cải tạo phục hồi môi trường;
Căn cứ Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản số .... ngày ... tháng ... năm ... của ...;
Căn cứ Giấy phép đầu tư số.... ngày... tháng... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư)……. (nếu có);
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ngày…… tháng.... năm….. của….. nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ….;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)... được khai thác tận thu (tên khoáng sản) bằng phương pháp (lộ thiên, hầm lò ...) ….. tại (tên khu vực).... thuộc xã…… huyện... tỉnh…..
Diện tích khu vực khai thác:……….. (ha, km2) được giới hạn bởi các điểm góc... có tọa độ xác định theo Phụ lục 1 và Phụ lục số 2 Giấy phép này.
Mức sâu khai thác thấp nhất: đến mức…………… (m);
Trữ lượng:
- Trữ lượng địa chất……… (tấn, m3,..);
- Trữ lượng khai thác………….. (tấn, m3,..);
Thân khoáng …………………
Công suất khai thác:…………….. (tấn, m³,…).
Thời hạn khai thác:....năm
Điều 2. (Tên tổ chức, cá nhân)………………. có trách nhiệm:
1. Nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản, các khoản phí có liên quan theo quy định hiện hành;
2. Nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) theo quy định;
3. Tiến hành hoạt động khai thác (tên khoáng sản)... theo đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng, công suất quy định tại Điều 1 của Giấy phép này.
4. Trước khi tiến hành khai thác, phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh ... (Sở Tài nguyên Môi trường...) kiểm tra tại thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác và cắm mốc giới phạm vi khu vực được phép khai thác; phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện đầy đủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án ... được ... phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.
6. Trong quá trình khai thác, phải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ, an toàn vật liệu nổ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ;
Phải thu hồi tối đa sản phẩm khai thác từ mỏ ... và các sản phẩm khác (nếu có); báo cáo đúng sản lượng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Việc quản lý, sử dụng các sản phẩm khai thác, chế biến phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành;
8. Thường xuyên thực hiện việc kiểm soát các khu vực khai thác, chế biến, các công trình phụ trợ và các khu vực khác có liên quan; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an toàn, trật tự mỏ theo quy định của pháp luật;
Trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, phải dừng ngay hoạt động khai thác, chế biến, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện việc đóng cửa mỏ; phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác; báo cáo định kỳ trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác có liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trước khi tiến hành khai thác, (tên tổ chức, cá nhân)... phải nộp thiết kế mỏ, kế hoạch khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố..., ký quỹ môi trường, ký hợp đồng thuê đất và đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH/THÀNH PHỐ… |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ… |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC KHAI THÁC
(Kèm theo Giấy phép khai thác tận thu số /GP-UBND ngày tháng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…)
Điểm góc |
Hệ tọa độ VN-2000 (Kinh tuyến trục ... múi chiếu...) |
|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
… |
|
|
n |
|
|
Diện tích: ... ha |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…. |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 30
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/QĐ-HĐTLQG/UBND |
Địa danh, ngày….. tháng ….. năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt/công nhận trữ lượng/tài nguyên khoáng sản … trong “Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản… tại khu vực xã.., huyện..., tỉnh...”
(Trữ lượng tính đến tháng ….. năm ……)
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN QUỐC GIA
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TTg ngày ... tháng ... năm…… của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương….. ngày.... tháng …… năm …….;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-HĐTLQG ngày ….. tháng …… năm …. của Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia ban hành quy chế của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Căn cứ Quyết định số .... ngày …. tháng... năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành quy chế của Hội đồng tư vấn thăm dò khoáng sản.
Căn cứ Quyết định số .../BTNMT ngày ... tháng ... năm ...... của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn/ Căn cứ Thông tư số ... ngày ... tháng... năm……. của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản …….;
Căn cứ Giấy phép thăm dò khoáng sản số ..../GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng .... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh/thành phố….;
Xét đề nghị của ……. tại Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản ngày….. tháng .... năm ……..;
Căn cứ kết luận của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Hội đồng tư vấn tỉnh/thành phố ……. tại phiên họp ngày.... tháng…… năm…… và phiếu đánh giá của các Ủy viên Hội đồng;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua báo cáo và phê duyệt/công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản .... trong “Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản .... tại khu vực xã….., huyện...., tỉnh……….”, với các nội dung chính sau:
1. Diện tích khu vực thăm dò, phê duyệt trữ lượng là …..ha (Bằng chữ……..), có tọa độ xác định tại Phụ lục số 01 và Bình đồ phân khối trữ lượng kèm theo Quyết định này.
2. Phê duyệt/công nhận trữ lượng khoáng sản……….. đã tính trong báo cáo:
Cấp 121: ……… tấn/m3.
Cấp 122: ……… tấn/m3.
3. Tài nguyên cấp 333:…………. tấn/m3
4. Các khoáng sản đi kèm (nếu có):
Trữ lượng cấp 121: ………. tấn/m3.
Trữ lượng cấp 122: ………. tấn/m3.
5. Mức sâu các khối trữ lượng phê duyệt: như Phụ lục số 2 kèm theo.
Trữ lượng và tài nguyên khoáng sản…… của từng khối, cấp được thống kê chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo của Quyết định này.
Điều 2. Các tài liệu của báo cáo kết quả thăm dò được sử dụng để lập dự án đầu tư khai thác mỏ/thiết kế khai thác mỏ và giao nộp lưu trữ địa chất.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG |
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG |
Phụ lục số 01 |
TỌA ĐỘ KHU THĂM DÒ, PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG
KHOÁNG SẢN ……. TẠI XÃ …., HUYỆN..., TỈNH ...
(Kèm theo Quyết định phê duyệt trữ lượng số: /QĐ-HĐTLQG ngày tháng năm…….. của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/UBND tỉnh..)
Điểm góc |
TỌA ĐỘ VN2000 Kinh tuyến trục..., múi chiếu 6° |
TỌA ĐỘ VN2000 Kinh tuyến trục…., múi chiếu 3° |
||
X(m) |
Y(m) |
X(m) |
Y(m) |
|
(Diện tích……….. ha) |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG |
Phụ lục số 02 |
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN………. TẠI KHU VỰC XÃ
……., HUYỆN ……., TỈNH ………
(Kèm theo Quyết định phê duyệt trữ lượng số: /QĐ-HĐTLQG(UBND) ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/UBND tỉnh/thành phố...)
STT |
Khối trữ lượng |
Mức sâu thấp nhất khối trữ lượng (m) |
Trữ lượng (tấn/m3) |
Ghi chú (nếu có) |
1 |
1-121 |
|
|
|
2 |
2-121 |
|
|
|
. . . |
… |
|
|
|
Tổng 121 |
|
|
|
|
|
1-122 |
|
|
|
|
2-122 |
|
|
|
|
….. |
|
|
|
Tổng 122 |
|
|
|
|
121+122 |
|
|
|
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-HĐTLQG/UBND |
Địa danh, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt/công nhận trữ lượng/tài nguyên nước khoáng tại lỗ khoan ……. trong “Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng .... tại khu vực xã ……., huyện……., tỉnh…….”
(Trữ lượng tính đến tháng ….. năm …….)
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN QUỐC GIA
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TTg ngày ... tháng ... năm ……. của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương tỉnh ….. ngày.... tháng ….. năm …..;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-HĐTLQG ngày ... tháng ...năm ... của Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia ban hành quy chế của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Căn cứ Quyết định số .... ngày...tháng... năm ... của Chủ tịch UBND tỉnh/Thành phố ban hành quy chế của Hội đồng tư vấn thăm dò khoáng sản.
Căn cứ Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên;
Căn cứ Giấy phép thăm dò khoáng sản số ... ./GP-BTNMT/UBND ngày ... tháng .... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh/thành phố…..;
Xét đề nghị của ...(tên tổ chức, cá nhân) tại Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản ngày ... tháng ... năm ... nộp tại Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố …;
Căn cứ kết luận của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Hội đồng tư vấn tỉnh/thành phố ...tại phiên họp ngày ... tháng ...năm ... và phiếu đánh giá của các Ủy viên Hội đồng;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố …………..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua báo cáo và phê duyệt/công nhận trữ lượng và tài nguyên nước khoáng/nước nóng thiên nhiên tại lỗ khoan .... trong “Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng/nước nóng ... tại khu vực xã….., huyện...., tỉnh…….”, với các nội dung chính sau:
1. Tọa độ lỗ khoan.... Được xác định theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trung tâm….., múi chiếu………:
X(m)……… Y(m)…………….
2. Trữ lượng nước khoáng/nước nóng thiên nhiên tại lỗ khoan………:
Cấp B: ……….m3/ngày.
Cấp C1: ………m3/ngày
3. Nguồn nước khoáng/nước nóng thiên nhiên tại lỗ khoan.... là nước khoáng thiên nhiên khoáng hóa …….; tổng khoáng hóa……… mg/l, nhiệt độ....°C.
Điều 2. Các tài liệu của báo cáo kết quả thăm dò được sử dụng để lập dự án đầu tư khai thác mỏ/thiết kế khai thác mỏ và giao nộp lưu trữ địa chất. Quá trình khai thác và sử dụng nước khoáng phải tiến hành lấy mẫu định kỳ, quan trắc theo yêu cầu chuyên môn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG |
Mẫu số 31
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/QĐ-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày …. tháng …. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) …., xã …., huyện …., tỉnh ...
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số.../..../NĐ-CP ngày... tháng...năm....của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày...tháng... năm …;
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
Căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản số …/… ngày … tháng … năm …. của ….. cho phép …… được khai thác mỏ ….. xã …., huyện …., tỉnh ….;
Trên cơ sở Biên bản phiên họp Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ .... theo Quyết định số ... ngày ... tháng .... năm .... của .... về việc thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ ... của...(tên tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ);
Xét Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ ngày ... tháng.... năm.... của....(tên tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ) nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố …..;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố …….),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) …., xã …., huyện …., tỉnh ... đã cấp cho …. theo Giấy phép khai thác khoáng sản số …/… ngày .. tháng .. năm ….. của …… với các nội dung cơ bản sau đây:
- Mục đích đóng cửa mỏ: Để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (hoặc thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng) và giao đất (thu hồi) cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan; phục hồi môi trường các khu vực đã khai thác.
- Diện tích đóng cửa mỏ: ... ha, thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 số hiệu .... hệ VN 2000 kinh tuyến trục …, múi chiếu. …., có tọa độ các điểm khép góc nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này;
- Khối lượng thực hiện: theo đề án đã được Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh/thành phố...) thẩm định và thông qua.
- Thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ: .... tháng;
- Kinh phí thực hiện đóng cửa mỏ....đồng, từ nguồn…..;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện đề án đóng cửa mỏ... (nêu rõ tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản thực hiện hay thuê tổ chức, cá nhân khác - nêu rõ tên tổ chức, cá nhân thực hiện trong trường hợp này).
Điều 2. (Tổ chức, cá nhân)... có trách nhiệm:
1. Thực hiện đầy đủ khối lượng và đúng tiến độ theo đề án đóng cửa mỏ đã phê duyệt;
2. Bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ theo quy định.
3. Báo cáo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ... khi hoàn thành đề án để tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ;
4. Đề nghị đóng cửa mỏ/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố …, (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố...), (tổ chức, cá nhân) và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục …. |
TỌA ĐỘ RANH GIỚI KHU VỰC ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
(ĐÓNG CỬA MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN)
kèm theo Quyết định số ……/QĐ-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...
Tên điểm góc |
Hệ VN-2000 Kinh tuyến trục …., múi chiếu.... |
|
X(m) |
Y(m) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 32
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../QĐ-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) …., xã …., huyện …., tỉnh ...
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ……)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số .../…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ….);
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
Căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản số …./… ngày ... tháng ... năm …. của …. cho phép ….. được khai thác mỏ ….., xã …., huyện ……., tỉnh ….;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-... ngày … tháng ... năm … của .... về việc phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ …., xã …., huyện …., tỉnh …. của …..;
Trên cơ sở Báo cáo kết quả kiểm tra công tác đóng cửa mỏ tại mỏ …., xã …., huyện ….., tỉnh …. kèm Biên bản kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ …..;
Xét Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản ngày ... tháng ... năm ... của ... nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố …;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh /thành phố....),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) …, xã …, huyện …., tỉnh ... đã cấp cho … theo Giấy phép khai thác khoáng sản số …./…. ngày ... tháng ... năm …. của …..;
Mục đích đóng cửa mỏ: để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (hoặc thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng) và giao đất (thu hồi) cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố ... để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan; phục hồi môi trường khu vực đã khai thác.
Diện tích đóng cửa khai trường: ... ha, thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 số hiệu .... hệ VN 2000 kinh tuyến trục …., múi chiếu …., có tọa độ các điểm khép góc theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Quyết định này.
Điều 2. (Tổ chức, cá nhân)... đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường đối với các nội dung như sau:
(Liệt kê các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã được hoàn thành và số tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường được hoàn trả).
Điều 3. (Tổ chức, cá nhân)... có trách nhiệm:
1. Báo cáo với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện thủ tục bàn giao đối với khu vực có diện tích nêu tại Điều 1 của Quyết định này để địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan;
2. Hoàn tất việc thanh lý hợp đồng thuê đất và các hợp đồng khác liên quan tới việc thực hiện khai thác khoáng sản phần diện tích khu vực khai thác được đóng cửa theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp tục thực hiện duy tu, bảo dưỡng các các công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo thời hạn trong đề án đóng cửa mỏ, phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được phê duyệt.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …., (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ...), (tổ chức, cá nhân) và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
TỌA ĐỘ RANH GIỚI KHU VỰC ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN/ĐÓNG CỬA MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(kèm theo Quyết định số ……/QĐ-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...)
Tên điểm góc |
Hệ VN-2000 Kinh tuyến trục ..., múi chiếu... |
|
X(m) |
Y(m) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích: ... ha |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 33
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/QĐ-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép trả lại Giấy phép thăm dò/trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…..)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm ….);
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Xét Đơn và hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản của .... (Tên tổ chức, cá nhân) nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố...;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)………….. được trả lại Giấy phép thăm dò (một phần diện tích khu vực của Giấy phép thăm dò) khoáng sản số... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố...
Đối với trường hợp cho phép trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản cần quy định cụ thể:
Diện tích trả lại: ….. (ha, km2),
Diện tích còn lại tiếp tục thăm dò: ………….. (ha, km2),
(được giới hạn bởi các điểm khép góc.... có tọa độ theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Quyết định này).
Thời hạn thăm dò tiếp tục: ………..tháng, đến ngày.... tháng.... năm....
Điều 2. Kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, (Tên tổ chức, cá nhân)………. phải chấm dứt hoạt động thăm dò khoáng sản ở khu vực ....(theo Giấy phép đã trả lại hoặc theo diện tích thăm dò đã trả lại) và có trách nhiệm:
1. Nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, tài liệu nguyên thủy, tài liệu pháp lý liên quan cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố ... theo quy định của pháp luật;
2. San lấp công trình đã khai đào, phục hồi môi trường khu vực thăm dò và các công việc khác liên quan theo quy định của pháp luật.
(Đối với trường hợp cho phép trả lại một phần diện tích thăm dò, cần quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện Quyết định này và chương trình thăm dò tiếp tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật);
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Tổng cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ... có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ DIỆN TÍCH TRẢ LẠI
VÀ DIỆN TÍCH CÒN LẠI TIẾP TỤC THĂM DÒ
(Kèm theo Quyết định số ……/QĐ-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...)
Tên điểm góc |
Hệ VN-2000 Kinh tuyến trục ..., múi chiếu... |
|
X(m) |
Y(m) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 34
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/QĐ-BTNMT/UBND |
Địa danh, ngày... tháng... năm... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản/trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…..)
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số …./…./NĐ-CP ngày ... tháng ... năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày ... tháng ... năm …);
Căn cứ Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản;
Xét Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản/một phần diện tích khai thác khoáng sản của (Tên tổ chức, cá nhân) …. ngày.... tháng....năm.... kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khai thác .... nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/ thành phố ….;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)………… được trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản ……. số ….. ngày ….. tháng ….. năm.... (trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.... theo Giấy phép khai thác số....., ngày..... tháng... năm...)
Đối với trường hợp cho phép trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản cần quy định cụ thể:
- Diện tích được phép trả lại ……… (ha, km2); trữ lượng:………. (tấn, m3,….).
- Diện tích tiếp tục khai thác…….. (ha, km2), trữ lượng:……….. (tấn, m3,...).
(được giới hạn bởi các điểm khép góc.... có tọa độ theo Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 Quyết định này).
- Thời hạn khai thác: …… năm, đến ngày... tháng... năm....
Điều 2. Kể từ ngày quyết định này có hiệu lực, (Tên tổ chức, cá nhân)……. phải chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực …….. (theo Giấy phép đã trả lại hoặc trên diện tích khai thác đã trả lại) và có trách nhiệm:
1. Nộp báo cáo kết quả khai thác, tài liệu liên quan, mẫu vật địa chất (nếu có) cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố...) theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện việc đóng cửa mỏ để thanh lý (hoặc để bảo vệ); các biện pháp phục hồi môi trường đất đai và các công việc khác liên quan theo quy định của pháp luật.
(Đối với trường hợp cho phép trả lại một phần diện tích khu vực khai thác cần quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thông báo việc thực hiện Quyết định cho phép trả lại và kế hoạch khai thác, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật)
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Sở Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 1 |
RANH GIỚI, TỌA ĐỘ KHU VỰC TRẢ LẠI DIỆN TÍCH
VÀ PHẦN DIỆN TÍCH CÒN LẠI TIẾP TỤC KHAI THÁC
(Kèm theo Quyết định số ……/QĐ-BTNMT/UBND ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...)
Tên điểm góc |
Hệ VN-2000 Kinh tuyến trục ..., múi chiếu... |
|
X(m) |
Y(m) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
Phụ lục 2 |
Mẫu số 35
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./….. |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
BÁO CÁO (ĐỊNH KỲ)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHOÁNG SẢN NĂM...
Kính gửi: ………………
I. Phần chung
1. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò: …………………………..;
2. Loại hình doanh nghiệp: ……………. (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp khác...);
Đăng ký doanh nghiệp số... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố ..... cấp lần đầu ngày... tháng... năm.... (hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp số….. ngày…… tháng….. năm….. của…..)/ Giấy phép đầu tư.
3. Địa chỉ: ……………….;
Điện thoại: ……………..; Fax: …………;
4. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên……………………;
- Năm sinh………………;
- Trình độ chuyên môn……………..
II. Khối lượng công tác thăm dò và chi phí đã thực hiện tính đến ngày... tháng... năm...
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản số: ..... ngày... tháng.... năm…….
1.1. Cơ quan cấp phép....;
1.2. Thời hạn giấy phép: ……………… tháng (năm);
1.3. Diện tích khu vực thăm dò:…….. (m2, ha, km2);
1.4. Loại khoáng sản được phép thăm dò: ………………….;
1.5. Vị trí khu vực thăm dò: thôn……….., xã………., huyện……….., tỉnh……………..;
1.6. Tên đề án thăm dò: ……………………..;
1.7. Đơn vị thi công đề án thăm dò khoáng sản……………………………………..;
1.8. Chủ nhiệm đề án thăm dò:
Năm sinh…………………………………….; Học vị chuyên ngành………………
1.9. Tình hình thi công đề án thăm dò ………………………………………………….
STT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị tính |
KHỐI LƯỢNG |
CHI PHÍ |
||||||
Theo đề án |
Thực hiện trong kỳ báo cáo |
Thực hiện cộng dồn |
Còn lại |
Theo đề án |
Thực hiện trong kỳ báo cáo |
Thực hiện cộng dồn |
Còn lại |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.10. Nhận xét, đánh giá về công tác thăm dò ………………………………………….
2. Giấy phép thăm dò khoáng sản số:…….. ngày... tháng.... năm…….. (nếu có)
(Nội dung báo cáo như Mục 1 nêu trên)………………….;
…………………………….
III. Đề xuất, kiến nghị
|
Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò |
(Ghi chú: Tổ chức, cá nhân có từ một (01) giấy phép thăm dò trở lên chỉ lập một (01) báo cáo này; trong đó, Mục I và Mục III là phần báo cáo chung; Mục II báo cáo riêng cho từng giấy phép)
Mẫu số 36
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ……/…….. |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
BÁO CÁO (ĐỊNH KỲ)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NĂM
Kính gửi: ………………..
I. Phần chung
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác: …………………………..;
2. Loại hình doanh nghiệp:……………….. (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp khác...);
Đăng ký doanh nghiệp số... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố …….. cấp lần đầu ngày... tháng... năm.... (hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp số …. ngày ….. tháng ….. năm …. của ……..).
3. Địa chỉ: ………………;
Điện thoại: ………………; Fax: …………………….;
4. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên………………………….;
- Năm sinh………………………….;
- Trình độ chuyên môn………………..
II. Kết quả hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản từ ngày.... tháng.... năm…… đến ngày tháng.... năm....
II.1. Giấy phép khai thác khoáng sản số:……. ngày... tháng.... năm………..
A. Thông tin về giấy phép khai thác khoáng sản
1. Loại khoáng sản được phép khai thác………………………..;
2. Cơ quan cấp phép………………………….;
3. Diện tích khu vực khai thác:……………..(m2, ha, km2);
4. Phương pháp khai thác:…………………… (lộ thiên, hầm lò);
5. Độ cao khai thác: từ ………………m, đến ………………m;
6. Trữ lượng được phép khai thác:
- Trữ lượng địa chất ……….(tấn, m3),
- Trữ lượng khai thác ………(tấn, m3);
7. Công suất được phép khai thác: ………… (tấn/năm, m3/năm, m3/ngày, đêm);
8. Thời hạn giấy phép: .... (tháng, năm);
9. Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (hoặc tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản)……… (VND); Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản số…… ngày... tháng....năm... của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh/thành phố....
10. Vị trí mỏ: thôn………., xã………, huyện………, tỉnh……….;
B. Hoạt động khai thác khoáng sản
11. Tổng vốn đầu tư:…………………(VND);
12. Tổng tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ……….(VND).
13. Sản lượng khai thác khoáng sản theo thực tế trong năm báo cáo tính đến 31/12: …….(tấn, m3);
14. Giá thành khai thác trung bình trong năm: ………..(VND/tấn, m3);
15. Hệ số tổn thất trong khai thác: thiết kế/thực tế: …………….;
16. Hoạt động tuyển, phân loại, làm giàu:
- Khối lượng, hàm lượng khoáng sản nguyên khai đưa vào chế biến: …………. (tấn, m3);
- Khối lượng, hàm lượng khoáng sản sau chế biến: …………. (tấn, m3);
- Khối lượng sản phẩm phụ thu hồi được: ……….. (tấn, m3);
17. Khối lượng khoáng sản đã xuất khẩu (nếu có): ………. (tấn, m3);
18. Tổng khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ trong năm: …… (tấn, m3);
19. Tổng doanh thu: …………… (VND);
20. Nộp ngân sách Nhà nước: ………….. (VND);
Trong đó: - Thuế Tài nguyên: ………….. (VND);
- Thuế xuất khẩu khoáng sản ………… (VND);
- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản/tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản: .... (VND);
- Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản: .... (VND);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (VND).
- Khác (nếu có): ......
21. Tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản...(VND).
22. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản: ………….. (VND);
C. Tình hình thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng nơi khai thác
23. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản…………;
24. Số lao động sử dụng (ghi rõ số lao động là người địa phương tại xã nơi có hoạt động khai thác khoáng sản) và thu nhập bình quân/năm…………;
25. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cầu cống...)……….;
26. Xây dựng công trình công cộng (trường học, nhà trẻ……)……..;
27. Bảo vệ môi trường trong khai thác/phục hồi môi trường sau khai thác...
D. Đánh giá chung
Đánh giá chung về việc áp dụng công nghệ, thiết bị khai thác trong thực tế. Đánh giá về những biến động về chất lượng, trữ lượng khoáng sản thực tế trong năm báo cáo so với tài liệu địa chất đã được duyệt. Nếu có biến động (tăng/giảm) trữ lượng, thay đổi chất lượng phát hiện trong quá trình khai thác cần lập thành báo cáo với các tài liệu, bảng biểu kèm theo chứng minh cho các nhận định.
II.2. Giấy phép khai thác khoáng sản số:...ngày...tháng....năm...(nếu có)
(Nội dung báo cáo như Mục 1 nêu trên)……….
………………………..
III. Đề xuất, kiến nghị
|
Tổ chức, cá nhân |
(Ghi chú: Tổ chức, cá nhân có từ một (01) giấy phép khai thác trở lên chỉ lập một (01) báo cáo này; trong đó, Mục I và Mục III là phần báo cáo chung; Mục II báo cáo riêng cho từng giấy phép)
Mẫu số 37
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số …../…… |
Địa danh, ngày.... tháng... năm .... |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
NĂM....
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
1. Công tác ban hành văn bản quản lý và tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản
1.1. Các văn bản quản lý đã ban hành
1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản
2. Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản
3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
3.1. Công tác tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản
3.2. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản
Các biểu mẫu tổng hợp về Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản lập theo mẫu số 35 và 36.
3.3. Công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản/tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
4. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản
5. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
6. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và tồn tại
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. Công tác thăm dò khoáng sản
- Tổng số Giấy phép thăm dò còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến thời điểm báo cáo (nêu rõ Giấy phép Bộ cấp, tỉnh cấp, nhóm, loại khoáng sản).
- Tổng hợp số lượng Giấy phép thăm dò khoáng sản triển khai trên địa bàn tỉnh/thành phố trong năm báo cáo (do Bộ/tỉnh thành phố cấp phép)
- Số giấy phép thăm dò hết hạn trong năm báo cáo đang đề nghị gia hạn. Số giấy phép thăm dò hết hạn trong năm báo cáo đang lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoặc đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Đánh giá về những kết quả đạt được (kèm theo bảng tổng hợp về kết quả thăm dò khoáng sản theo từng giấy phép, biến động trữ lượng khoáng sản đã được thăm dò trong năm báo cáo).
- Những khó khăn và tồn tại của các tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
- Bảng số liệu tổng hợp về thăm dò khoáng sản (lập theo Mẫu số 35)
2. Công tác khai thác khoáng sản
- Tổng số Giấy phép khai thác còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến thời điểm báo cáo (nêu rõ Giấy phép Bộ cấp, tỉnh cấp, nhóm, loại khoáng sản).
- Tổng hợp số lượng Giấy phép khai thác khoáng sản (bao gồm cả Giấy phép khai thác tận thu) đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh/thành phố trong năm báo cáo (do Bộ/tỉnh thành phố cấp phép)
- Số Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn trong năm báo cáo và đang đề nghị gia hạn. Số Giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn trong năm báo cáo đang làm hồ sơ đóng cửa mỏ hoặc đã có quyết định đóng cửa mỏ.
- Đánh giá về những kết quả đạt được (kèm theo bảng tổng hợp về kết quả khai thác khoáng sản theo từng giấy phép/loại, nhóm khoáng sản; tổng hợp về biến động trữ lượng khoáng sản đã khai thác trong năm báo cáo).
- Những khó khăn và tồn tại của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
- Bảng số liệu tổng hợp về khai thác khoáng sản (lập theo Mẫu số 36)
3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Tổng số tiền đã thực hiện:……………………………đồng,
Trong đó:
- Thuế tài nguyên: …………………………………………đồng
- Thuế xuất khẩu (nếu có): ………………………………..đồng
- Phí bảo vệ môi trường: ………………………………….đồng
- Tổng số tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác đã thực hiện
Số tiền đã nộp:………….. đồng/Tổng số tiền phải nộp: ………………đồng.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NƠI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản………….;
2. Số lao động sử dụng và thu nhập bình quân/năm………..;
3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cầu cống...)…..;
4. Xây dựng công trình công cộng (trường học, nhà trẻ…….)…….;
5. Bảo vệ môi trường trong khai thác và phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản………….
IV. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
|
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ… |
Mẫu số 37a
BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP VỀ GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN CÒN HIỆU LỰC
(Kèm theo Báo cáo số …/…ngày...tháng...năm... của UBND tỉnh/thành phố...)
STT |
Số giấy phép |
Ngày cấp |
Loại khoáng sản |
Tên đơn vị được cấp phép |
Vị trí hành chính khu vực thăm dò |
Diện tích thăm dò (ha, km2) |
Ghi chú |
I |
Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố cấp |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP VỀ KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI GIẤY PHÉP UBND TỈNH CẤP
(Kèm theo Báo cáo số …./…. ngày...tháng...năm... của UBND tỉnh/thành phố...)
TT |
Số giấy phép |
Ngày cấp |
Loại khoáng sản |
Diện tích thăm dò (ha, km2) |
Vị trí hành chính khu vực được cấp phép |
Trữ lượng khoáng sản được phê duyệt (nghìn tấn, nghìn m3) |
Ghi chú |
|
Cấp 121 |
Cấp 122 |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 37b
BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP VỀ GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÒN HIỆU LỰC
(Kèm theo Báo cáo số …/… ngày...tháng...năm... của UBND tỉnh/thành phố...)
STT |
Số giấy phép, ngày cấp |
Loại khoáng sản |
Tên đơn vị được cấp phép |
Vị trí khu vực khai thác |
Diện tích khai thác (ha, km2) |
Trữ lượng (tấn, m3) |
Công suất khai thác (tấn, m3/năm) |
Ghi chú |
I |
Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố cấp |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Báo cáo số …/… ngày... tháng...năm... của UBND tỉnh/thành phố...)
STT |
Loại khoáng sản |
S.lượng KS nguyên khai (tấn, m3) |
Khối lượng KS đã X.khẩu (tấn, m3) |
Tiền cấp quyền KTKS (đồng) |
Tiền trúng Đ.giá quyền KTKS (đồng) |
Tổng doanh thu (đồng) |
Thuế tài nguyên (đồng) |
Thuế xuất khẩu KS (đồng) |
Thuế thu nhập doanh nghiệp (đồng) |
Tiền ký quỹ P.hồi môi trường (đồng) |
Phí bảo vệ môi trường (đồng) |
Số lao động S.dụng (người) |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
N |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 38
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ……/BC-BTNMT |
Hà Nội, ngày.... tháng... năm .... |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC NĂM ....
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
I. MỞ ĐẦU
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản
2. Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản
3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
3.1. Công tác tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản
3.2. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản
Các biểu mẫu tổng hợp về Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản của Trung ương và địa phương.
3.3. Công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản/tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
4. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản
5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, tồn tại
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. Công tác thăm dò khoáng sản
- Tổng hợp số lượng Giấy phép thăm dò khoáng sản triển khai trên địa bàn tỉnh/thành phố trong năm báo cáo (do Bộ/tỉnh thành phố cấp phép)
- Đánh giá về những kết quả đạt được (kèm theo bảng tổng hợp về kết quả thăm dò khoáng sản theo từng giấy phép, biến động trữ lượng khoáng sản đã được thăm dò trong năm báo cáo).
- Những khó khăn và tồn tại của các tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
2. Công tác khai thác khoáng sản
- Tổng hợp số lượng Giấy phép khai thác khoáng sản đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh/thành phố trong năm báo cáo (do Bộ/tỉnh thành phố cấp phép)
- Đánh giá về những kết quả đạt được (kèm theo bảng tổng hợp về kết quả khai thác khoáng sản theo từng giấy phép/loại, nhóm khoáng sản; tổng hợp về biến động trữ lượng khoáng sản đã khai thác trong năm báo cáo).
- Những khó khăn và tồn tại của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
- Bảng số liệu tổng hợp về khai thác khoáng sản.
3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
- Thuế tài nguyên: …………………………………….. đồng;
- Thuế xuất khẩu (nếu có): ………………………….. đồng;
- Thuế môi trường: …………………………………… đồng;
- Tiền thuê đất: ……………………………………….. đồng;
- Phí bảo vệ môi trường: ……………………………. đồng;
- Tổng số tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác đã thực hiện
Số tiền đã nộp: ………………đồng/Tổng số tiền phải nộp: ……………… đồng
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
|
BỘ TRƯỞNG |
Mẫu số 39
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN (tên khoáng sản)...., tại xã..., huyện..., tỉnh... THUYẾT MINH (Trữ lượng tính đến ngày...tháng...năm...)
Địa danh, tháng... năm...
|
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP
|
|
|
Tác giả:……………….. Chủ biên: …………….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN (tên khoáng sản)...., tại xã..., huyện..., tỉnh...
THUYẾT MINH (Trữ lượng tính đến ngày...tháng...năm...)
|
|
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY |
ĐƠN VỊ TƯ VẤN |
Địa danh, tháng……….. năm………..
|
NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
MỞ ĐẦU
- Cơ sở pháp lý thành lập báo cáo.
- Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, cơ quan giám sát.
- Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác thăm dò, thời gian thực hiện.
- Phương pháp, khối lượng công trình chủ yếu đã hoàn thành, trữ lượng đạt được.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ
- Vị trí hành chính và địa lý của khu thăm dò, ranh giới và diện tích thăm dò;
- Khái quát về địa hình, khí hậu, mạng lưới sông suối, tình hình dân cư, kinh tế, văn hóa. Điều kiện giao thông vận tải, cơ sở công nghiệp, nông nghiệp.
- Khái quát công tác nghiên cứu địa chất khu vực, lịch sử phát hiện, công tác điều tra, tìm kiếm và thăm dò đã tiến hành trước đây và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (nếu có).
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ
- Khái quát về vị trí khu thăm dò trong cấu trúc địa chất chung của vùng (khái quát về địa tầng, magma, kiến tạo vv);
- Đặc điểm địa chất mỏ: khái quát về địa tầng, magma, kiến tạo và các yếu tố khống chế các thân quặng.
- Đặc điểm các thân khoáng sản: Số lượng, vị trí phân bố, mối liên kết của các thân khoáng sản theo đường phương và hướng cắm.
- Khái quát đặc điểm cấu tạo từng thân khoáng: Hình dáng, chiều dày, kích thước theo đường phương, hướng dốc, thế nằm, đặc điểm vót nhọn, công trình khống chế. Trình bày đặc điểm biến đổi các thông số của thân khoáng trong không gian, sự phân bố các thành phần có ích chính, đi kèm, các tạp chất có hại, đặc điểm phân bố các khoảnh giàu, nghèo quặng, quan hệ giữa thân khoáng và đá vây quanh. Thành phần và đặc điểm phân bố các lớp kẹp không chứa quặng hoặc quặng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng, tỷ lệ của chúng trong thân khoáng. Đặc điểm phong hóa, sự biến đổi nguyên sinh và thứ sinh của khoáng sản và đá vây quanh.
Ở những mỏ có biểu hiện karst ngầm hoặc lộ trên mặt phải lý giải các phương pháp xác định mức độ karst.
Đối với các mỏ sa khoáng tiến hành mô tả đặc điểm địa mạo (cổ địa lý) tích tụ sa khoáng, điều kiện thế nằm của sa khoáng, đặc điểm hình dáng, kích thước, cấu tạo và thành phần của vỉa sản phẩm, thành phần và chiều dày lớp phủ, cấu tạo địa chất đáy sa khoáng, hàm lượng các thành phần có ích chính trong cát quặng, trong lớp phủ và trong đá lót đáy; hình dáng, kích thước, mức độ mài tròn các khoáng vật có ích, hàm lượng các thành phần chứa trong khoáng vật (đối với vàng: tuổi vàng). Thành phần cấp hạt, độ chứa sét, chứa đá tảng, sũng nước v.v...
Đối với các mỏ than cần thống kê số lượng vỉa đã phát hiện có thể khai thác, không khai thác. Các vỉa có thể khai thác mô tả chi tiết vị trí, chiều sâu, đặc tính đất đá vách, trụ vỉa than, các dấu hiệu để nối vỉa. Diện phân bố chung và phân bố công nghiệp của vỉa; số công trình bắt vỉa... Đối với các vỉa đang khai thác cần chỉ dẫn diện tích và độ sâu khai thác, chiều dày, cấu tạo vỉa; so sánh kết quả khai thác với thăm dò.
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Công tác thăm dò địa chất
- Cơ sở phân chia nhóm mỏ cần căn cứ trên cơ sở đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ, kết quả nghiên cứu thống kê và địa thống kê một số thông số đặc trưng thân quặng như hệ số biến đổi chiều dầy, hàm lượng, tính dị hướng, bán kính ảnh hưởng....;
- Mạng lưới công trình thăm dò đã được áp dụng cho từng cấp trữ lượng, cách thức bố trí công trình thăm dò;
- Báo cáo chi tiết hệ phương pháp, khối lượng đã thực hiện và kết quả đạt được theo các yêu cầu như sau:
1.1. Công tác trắc địa:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện;
b) Nội dung công tác kỹ thuật
- Thành lập lưới khống chế mặt phẳng và độ cao: Nêu từng loại lưới khống chế mặt phẳng, độ cao khu vực và lưới đo vẽ tăng dày đã thành lập; thiết bị đã sử dụng đo, phương pháp đo, phương pháp tính toán, bình sai; so sánh sai số đo đạc với hạn sai quy định tại quy định hiện hành và đề án phê duyệt.
- Thành lập bản đồ địa hình: nêu phương pháp, thiết bị thành lập bản đồ địa hình, khoảng cao đều, múi chiếu và kinh tuyến trục khu vực thành lập bản đồ, mật độ trung bình điểm chi tiết trên dm2 bản đồ...
- Công tác trắc địa công trình: Phương pháp xác định vị trí công trình từ thiết kế ra thực địa và đo thu về bản đồ; phương pháp định tuyến thăm dò, điểm trên tuyến...
- Đánh giá chung về chất lượng công tác trắc địa và kết quả đạt được.
c) Các sản phẩm:
- Tài liệu nguyên thủy: File gốc đo lưới giải tích 1,2 bằng công nghệ GPS cùng sổ đo trạm máy; Sổ đo lưới giải tích 1, 2 và đa giác 2 (nếu đo bằng phương pháp truyền thống); Sổ đo lưới đường chuyền kinh vĩ; Sổ đo mặt cắt chi tiết; Sổ đo chi tiết địa hình với hệ thống tọa độ được trút ra từ các file đo của máy toàn đạc điện tử; Sổ đo tọa độ, độ cao điểm công trình địa chất; Sổ thống kê tọa độ, độ cao điểm công trình địa chất; Sổ đo độ cao (nếu dẫn độ cao bằng phương pháp đo cao hình học); Phiếu cấp tọa độ, độ cao các điểm gốc và bản đồ địa hình (nếu có);
- Tài liệu tổng hợp: Bảng tính toán bình sai lưới khống chế mặt phẳng, độ cao khu vực và lưới đo vẽ tăng dày, hành trình thủy chuẩn các cấp (nếu có); Bảng thống kê tọa độ, độ cao các điểm lưới khống chế mặt phẳng, độ cao đã thành lập, tọa độ, độ cao công trình địa chất và bảng (hoặc file) tọa độ, độ cao các điểm đo chi tiết địa hình; Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao; Bản đồ địa hình và mặt cắt địa hình (nếu có); (thành lập phụ lục riêng cho công tác trắc địa).
1.2. Công tác địa chất:
Gồm các dạng công việc: đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản và các dạng công việc khác như: địa hóa, trọng sa, nghiên cứu chuyên đề ... (nếu có).
a) Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng cụ thể của các dạng công việc đã thực hiện.
b) Nội dung công tác kỹ thuật
Mô tả cụ thể, đầy đủ cách thức tiến hành thực tế các công việc đã thực hiện, đánh giá các chỉ tiêu so với quy định và kết quả đạt được phục vụ công tác thăm dò.
c) Các sản phẩm:
- Tài liệu nguyên thủy: Nhật ký địa chất và bản đồ hành trình kèm theo; Bản đồ/sơ đồ bố trí công trình (thực tế); Các sổ thống kê mẫu, thống kê công trình thăm dò; Ảnh chụp vết lộ quan trọng.
- Tài liệu tổng hợp: quy định tại phần Phụ lục
1.3. Công tác địa vật lý:
a) Đối với công tác địa vật lý chung:
Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng, phương pháp tiến hành, máy móc-thiết bị sử dụng, chất lượng tài liệu, đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả từng phương pháp.
b) Đối với công tác địa vật lý lỗ khoan:
Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp đã lựa chọn; cách thức đo, ghi, biểu diễn biểu đồ địa vật lý lỗ khoan; phương pháp phân tích tài liệu, xác định chiều dày, vách, trụ, hàm lượng khoáng sản...theo từng phương pháp tương ứng; xác lập cột địa tầng địa vật lý lỗ khoan và so sánh với cột địa tầng thực tế khoan; mức độ sử dụng kết quả địa vật lý lỗ khoan trong việc xác định chiều dày và tính trữ lượng...
c) Các sản phẩm:
- Tài liệu nguyên thủy: Sổ đo các phương pháp địa vật lý thực hiện trong đề án (điện, từ, xạ, trọng lực...); Các tài liệu hiệu chuẩn, kiểm chuẩn thiết bị địa vật lý theo quy định; Các sổ đo kiểm tra, sổ đánh giá chất lượng tài liệu thực địa; Nhật ký đo carota lỗ khoan; Các file kết quả đo địa vật lý lưu trên thiết bị đo hoặc máy tính; Các tài liệu thực tế hàng ngày, từng hành trình biểu diễn dưới dạng đường cong, sơ đồ, đồ thị, mặt cắt tương ứng với từng phương pháp thi công thực tế.
- Tài liệu tổng hợp: báo cáo thuyết minh và các bản vẽ phân tích, xử lý tương ứng với từng phương pháp đã thi công theo quy định địa vật lý hiện hành (thành lập phụ lục riêng về công tác địa vật lý).
1.4. Thi công công trình thăm dò
a) Công trình khai đào:
Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và cơ sở bố trí công trình; khối lượng đã thực hiện; quy cách kỹ thuật áp dụng và đánh giá hiệu quả, kết quả từng loại hình công trình.
b) Công trình khoan:
Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và bố trí mạng lưới công trình khoan; thiết bị và công nghệ khoan, kết cấu và độ sâu các lỗ khoan; số lượng và khối lượng khoan, trạng thái lỗ khoan; tỷ lệ thu hồi mẫu lõi khoan qua đá, qua quặng (có thể tính theo trọng lượng hoặc thể tích đối với khoan lấy mẫu sa khoáng). Đánh giá hiệu quả công trình khoan lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và tính trữ lượng.
c) Các sản phẩm:
- Tài liệu nguyên thủy: Sổ đăng ký công trình; Thiết đồ công trình khai đào (vết lộ, hố, hào, giếng, lò); Sổ theo dõi địa chất lỗ khoan; Nhật ký khoan (sổ khoan); Thiết đồ lỗ khoan tổng hợp; Ảnh chụp mẫu công trình khai đào, mẫu lõi khoan.
- Tài liệu tổng hợp: quy định tại phần Phụ lục
1.5. Công tác lấy, gia công và phân tích mẫu
a) Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, khối lượng cụ thể của từng loại mẫu về các phương pháp lấy, gia công, phân tích mẫu đã áp dụng: chủng loại, số lượng, kích thước, khoảng cách giữa các mẫu, sơ đồ gia công mẫu phân tích định lượng, phương pháp phân tích, số lượng mẫu kiểm tra; kết quả kiểm tra, đánh giá sai số và khả năng sử dụng số liệu phân tích trong việc luận giải và tính trữ lượng khoáng sản.
b) Nội dung kỹ thuật
- Lấy mẫu: Mô tả chính xác quá trình lấy mẫu đã thực hiện. Đối với mỗi loại mẫu cần nêu được mục đích, vị trí, cách thức, khối lượng mẫu (kích thước), số lượng (tất cả quá trình này đều phải phù hợp với hồ sơ ghi chép thực tế).
- Gia công mẫu: nêu rõ quy trình gia công, sơ đồ rút gọn mẫu thực tế.
- Phân tích mẫu: nêu đầy đủ chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích, số lượng mẫu, phòng thí nghiệm thực hiện đối với mỗi loại mẫu.
- Đánh giá chất lượng kết quả phân tích mẫu: tuân thủ theo các quy định hiện hành về loại mẫu kiểm soát, số lượng, bảng tính toán sai số.
c) Các sản phẩm
- Tài liệu nguyên thủy: Sổ lấy mẫu; Sổ đăng ký mẫu gia công, phân tích; Phiếu gửi mẫu; Phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm.
- Tài liệu tổng hợp: Sổ tổng hợp các loại mẫu; Phụ lục thống kê, đánh giá sai số theo biểu mẫu quy định.
2. Các vấn đề về bảo vệ tài nguyên, môi trường
Các loại mẫu đã lấy để thí nghiệm, xác định sự có mặt của các khoáng sản khác, khoáng sản quý hiếm, phóng xạ vv để đề xuất phương án thu hồi bảo vệ khi khai thác khoáng sản chính.
Ảnh hưởng của công tác thăm dò đến môi trường xung quanh được phản ánh thông qua mức độ biến đổi cảnh quan thiên nhiên trong vùng, sự thay đổi chế độ nước mặt, nước ngầm, sự nhiễm bẩn bầu khí quyển, thủy quyển và giảm độ phì nhiêu của đất trồng và các ảnh hưởng tiêu cực khác.
Các giải pháp làm giảm thiểu tác động môi trường đã được thực hiện.
3. Những thay đổi về diện tích, phương pháp, khối lượng: nêu rõ nguyên nhân và đánh giá tác động của sự thay đổi.
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA KHOÁNG SẢN
1. Đặc điểm chất lượng khoáng sản
- Phân chia các loại, kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp;
- Thành phần khoáng vật quặng chính, đi kèm và phi quặng của các loại quặng, thân quặng và toàn mỏ.
- Các tính chất về cơ lý, cấu tạo, kiến trúc và các đặc điểm khác. Quy luật phân bố các loại, kiểu quặng tự nhiên, hạng quặng công nghiệp và tỷ lệ của chúng trong phạm vi mỏ (khoảnh mỏ) và trong từng thân khoáng. Sự biến đổi thành phần và tính chất cơ lý của quặng trong đới phong hóa (oxy hóa), độ sâu phát triển của đới này. Các tiêu chuẩn phân chia theo mức độ phong hóa.
- Thành phần hóa: Sự biến đổi thành phần chính theo mẫu đơn, theo khối tính trữ lượng của các loại quặng, thân quặng và toàn mỏ; hàm lượng các nguyên tố, thành phần có ích chính và tạp chất có hại. Xác định mối tương quan giữa các thành phần có ích chính và đi kèm. Đánh giá khả năng khai thác lựa chọn và chế biến các loại, kiểu quặng công nghiệp, các thành phần chính và đi kèm.
Đối với than, cần thống kê và đánh giá số lượng, chất lượng công tác lấy, phân tích mẫu. Đánh giá trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý, thành phần thạch học của than theo từng vỉa than; phương pháp tính và xác định độ tro trung bình, độ tro hàng hóa; thành phần tro, độ nóng chảy của tro than, thành phần lưu huỳnh, photpho đối với than giàu lưu huỳnh, photpho... Tính chất cơ lý của than: Tỷ trọng, độ kiên cố, độ bền cơ học (riêng cho từng loại ôxy hóa và chưa ôxy hóa). Đối với vỉa phức tạp cần mô tả chi tiết thành phần, cấu tạo địa chất, đặc tính cơ lý các lớp đá kẹp; mức độ thay đổi thành phần và tính chất của than khi để ngoài trời; đánh giá sự có mặt các khoáng sản có ích trong than, lớp phủ, đá vây quanh (nếu có). Kiến nghị về phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên than đã thăm dò; sản phẩm đi kèm (nếu có).
2. Tính chất công nghệ của quặng
- Phương pháp lấy mẫu và nghiên cứu thí nghiệm tính chất công nghệ của quặng. Tính đại diện của mẫu về khối lượng, vị trí không gian, thành phần vật chất, hàm lượng các thành phần có ích chính, đi kèm và các chỉ tiêu khác đối với thân khoáng sản, toàn mỏ.
- Kết quả nghiên cứu tính chất công nghệ của khoáng sản quy mô phòng thí nghiệm, phòng thí nghiệm mở rộng, bán công nghiệp vv.
- Các tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu và kết quả đạt được.
- Kết luận về tính chất công nghệ, khả năng làm giàu, chế biến và sử dụng trong công nghiệp.
- Đánh giá mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu mẫu công nghệ để thiết kế sơ đồ công nghệ chế biến thu hồi tổng hợp các thành phần có ích. So sánh các thông số kinh tế - kỹ thuật thu được với các chỉ tiêu của xí nghiệp chế biến nguyên liệu khoáng có thành phần tương tự ở trong nước và ở nước ngoài.
CHƯƠNG 5
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ
1. Công tác đo vẽ ĐCTV-ĐCCT
a) Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng cụ thể của các công tác nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV) và địa chất công trình (ĐCCT) đã tiến hành.
b) Nội dung công tác kỹ thuật
Mô tả cụ thể, đầy đủ cách thức tiến hành thực tế các công việc đã thực hiện (Đo vẽ lập sơ đồ/bản đồ ĐCTV-ĐCCT, Khoan ĐCTV- ĐCCT chuyên môn, Quan trắc đơn giản ĐCTV-ĐCCT, Quan trắc động thái nước mặt, nước ngầm tại các trạm, Bơm nước thí nghiệm, Múc nước thí nghiệm, Công tác lấy, gia công, phân tích mẫu cơ lý đất đá, nước, vi sinh...), đánh giá các chỉ tiêu so với quy định và kết quả đạt được phục vụ công tác thăm dò.
c) Các sản phẩm:
- Tài liệu nguyên thủy: Nhật ký ĐCTV-ĐCCT và bản đồ tài liệu thực tế kèm theo; Các mặt cắt ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ tương ứng với bản đồ ĐCTV - ĐCCT; Các loại sổ liên quan đến các công tác ĐCTV - ĐCCT đã thực hiện (Sổ quan trắc ĐCTV-ĐCCT công trình khoan, khai đào; Sổ bơm nước thí nghiệm lỗ khoan; Sổ đổ nước thí nghiệm; Sổ quan trắc động thái nước mặt, nước ngầm; Sổ tổng hợp Tài liệu khí tượng thủy văn; Sổ lấy mẫu cơ lý đất, Sổ lấy mẫu cơ lý đá, Sổ lấy mẫu nước, Sổ lấy mẫu vi sinh...).
- Tài liệu tổng hợp: quy định tại phần Phụ lục
2. Đặc điểm địa chất thủy văn
a. Đặc điểm nước mặt
- Mạng lưới sông suối, chiều dài, rộng và sâu của các dòng sông suối. Độ dốc lòng sông, mức độ uốn khúc, đặc điểm phù sa...
- Độ cao mực nước sông suối, lưu lượng nước vào mùa khô, mùa mưa, sự biến đổi hàng tháng.
- Chế độ lũ lụt và diện tích bị ngập nước. Đặc điểm các dòng chảy tạm thời như ao, hồ, đầm lầy v.v... và sự ảnh hưởng của chúng đối với khai thác mỏ.
b. Đặc điểm nước ngầm
- Phân chia phức hệ địa chất thủy văn, mô tả các đơn vị chứa nước theo thứ tự tuổi địa tầng từ trẻ đến già. Diện tích phân bố, thành phần thạch học, khoáng vật của đá, thành phần hạt, tính phân lớp, độ nứt nẻ, mức độ karst hóa, vật chất đầm lầy, hang hốc karst và khe nứt, sản trạng và chiều dày của lớp.
- Tính chất vật lý và tính thấm nước của đá chứa nước, độ phong phú của nước. Tính chất thủy lực (không áp, có áp). Chiều sâu mực nước ngầm (hay mực áp lực) và động thái của chúng. Mức độ chênh lệch của mực nước (mực áp lực) so với gốc xâm thực địa phương và so với mức sâu nhất dự kiến khai thác. Sự liên hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước và giữa nước mặt và nước ngầm.
- Đặc tính ĐCTV của đới phong hóa, của đới phá hủy kiến tạo và các đứt gãy lớn cắt qua các thân khoáng.
- Đặc điểm các tầng (lớp) cách nước.
- Đánh giá các nguồn nước và dự tính lượng nước có thể chảy vào mỏ. Khi tính toán phải căn cứ vào đặc điểm nguồn nước và dựa vào các mặt cắt ĐCTV để chọn sơ đồ, phương pháp và công thức tính phù hợp. Khi trong vùng nghiên cứu có mỏ đã hoặc đang khai thác có điều kiện ĐCTV tương tự với mỏ thăm dò thì nhất thiết phải sử dụng các số liệu thực tế về lượng nước chảy vào mỏ để đánh giá điều kiện ĐCTV của mỏ thăm dò. So sánh kết quả tính toán với số liệu thực tế để tìm hiểu nguyên nhân khắc phục. Đánh giá mức độ tin cậy của các số liệu tính toán.
- Dự đoán khả năng nước chảy vào mỏ khi hoạt động khai thác tiến đến gần sông, hồ, các công trình chứa nước hoặc các giếng khai thác cũ chứa nước. Khả năng bục nước chảy vào mỏ, biện pháp xử lý.
- Đánh giá các nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước kỹ thuật.
- Xác định số lượng và chất lượng của nguồn nước mặt và nước ngầm. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước. Hàm lượng chất độc hại và lượng vi trùng trong nước. Đánh giá tính chất ăn mòn của nước đối với bê tông và kim loại. Khả năng sử dụng nước tháo khô mỏ vào mục đích cấp nước sinh hoạt. Điều kiện bảo vệ vệ sinh các nguồn nước cấp cho ăn uống.
3. Đặc điểm địa chất công trình
Khái quát về sự phân bố các loại đất đá theo diện và theo chiều sâu trong phạm vi thăm dò. Mô tả các loại đất đá theo thứ tự từ trên xuống dưới. Trạng thái đất đá khi còn tươi và khi đã bị phong hóa. Tính chất cơ lý của đất, đá nửa cứng, đá cứng, đặc biệt ở trụ và vách, quặng. Tính chất cơ lý của đất đá trong đới phá hủy, đới phong hóa. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý, đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả thu được. So sánh các kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời (nếu có). Đối chiếu các số liệu thí nghiệm với số liệu của mỏ đã hoặc đang khai thác có điều kiện ĐCCT tương tự.
Các hiện tượng địa chất tự nhiên và địa chất công trình.
Diện phân bố, quy mô và giai đoạn phát triển, điều kiện và nguyên nhân phát sinh (trượt lở, mương xói, karst, xói ngầm, bùng nền...). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các hiện tượng. Mức độ nguy hại của chúng đối với xây dựng và khai thác mỏ. Biện pháp ngăn ngừa và xử lý.
4. Điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ
- Khái quát cơ sở hạ tầng khu mỏ, mô tả các điều kiện địa chất - khai thác của mỏ ảnh hưởng tới phương pháp, công nghệ khai thác mỏ (địa hình, chiều dày và đặc điểm thạch học của trầm tích phủ, mức độ phức tạp về cấu tạo thân khoáng, chiều dày và sự biến đổi của chúng).
- Đối với mỏ dự kiến khai thác lộ thiên cần có các số liệu về tính chất, thành phần và chiều dày của đất đá phủ. Đặc điểm phong hóa, thành phần thạch học, đặc điểm phân lớp, hướng cắm và góc dốc của vỉa... làm căn cứ để tính toán xác định hệ số bóc trung bình, tối đa, góc dốc bờ tầng, bờ moong khai trường.
- Đối với mỏ dự kiến khai thác hầm lò, mô tả các tính chất cơ lý của đá vách, đá trụ và thân khoáng cũng như đất đá trong đới mềm yếu (đới phong hóa, karst, đới dập vỡ kiến tạo v.v...) cho phép tính toán, xác định áp lực đá lên nóc, đáy và hông lò và lên thành giếng mỏ. Các yếu tố khác làm phức tạp hóa trong quá trình khai thác như: mức độ karst, cát chảy, bục nước, khí độc hại, mức độ chứa phóng xạ của quặng và đất đá vây quanh, sự có mặt của các hợp chất độc hại, mức độ độc hại của bụi khi tiến hành công tác khai thác và các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Phạm vi diện tích không chứa khoáng sản cho phép bố trí các hạng mục công trình sản xuất và sinh hoạt cũng như sử dụng làm bãi thải.
CHƯƠNG 6
CÔNG TÁC TÍNH TRỮ LƯỢNG
- Chỉ tiêu dùng để tính trữ lượng theo Phụ lục báo cáo luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản;
- Luận giải về tính hợp lý của phương pháp tính trữ lượng được áp dụng;
- Nguyên tắc, cách thức khoanh nối thân khoáng tính trữ lượng;
- Phân khối và xếp cấp trữ lượng.
- Xác định các thông số tính trữ lượng.
- Kết quả tính trữ lượng khoáng sản chính, khoáng sản và thành phần có ích đi kèm (nếu có); khối lượng đất bốc, đá kẹp.
- Tổng hợp trữ lượng có khả năng khai thác lộ thiên, trữ lượng khai thác hầm lò (nếu có).
Trong trường hợp sử dụng phần mềm chuyên dùng để tính trữ lượng, cần phải mô tả phương pháp, quy trình tính toán đảm bảo khả năng xem xét, kiểm tra và hiệu chỉnh các cơ sở dữ liệu (database) như: tọa độ công trình thăm dò, hành trình lỗ khoan, các trường địa chất, vị trí và kết quả lấy mẫu. Nguyên tắc nội ngoại suy, kết quả xác lập mô hình hóa thân khoáng, mô tả các đặc trưng về tính dị hướng, biểu đồ variogram, xác định kích thước các vi khối tính trữ lượng và các thông số liên quan (chiều dày, hàm lượng, diện tích của chúng).
CHƯƠNG 7
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ
- Chi phí chung cho công tác thăm dò, trong đó những hạng mục công việc chính được trình bày chi tiết;
- Giá thành thăm dò một tấn (một đơn vị tính) trữ lượng.
- Phân tích tính đúng đắn của các phương pháp công tác đã được áp dụng và những đề nghị để nâng cao hiệu quả thăm dò.
KẾT LUẬN
- Trình bày tóm tắt những nội dung công việc chính đã hoàn thành;
- Kết quả chính báo cáo thăm dò đã đạt được;
- Công tác nghiên cứu chất lượng và tính chất công nghệ của quặng;
- Kết quả tính trữ lượng;
- Điều kiện ĐCTV - ĐCCT;
- Đánh giá triển vọng chung của mỏ và kiến nghị công tác nghiên cứu tiếp theo.
NỘI DUNG BÁO CÁO LUẬN GIẢI CHỈ TIÊU TẠM THỜI TÍNH TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
- Khái quát về mỏ và khu vực thăm dò khoáng sản;
- Đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ;
- Công tác thăm dò đã tiến hành;
- Cơ sở lựa chọn các thông số chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản xác định trên cơ sở các số liệu về địa chất mỏ, thành phần vật chất và tính chất công nghệ của quặng, điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ thu thập được trong quá trình thăm dò; các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, các yêu cầu công nghiệp và các chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng áp dụng cho các mỏ có cấu tạo địa chất, thành phần vật chất và điều kiện khai thác tương tự đang khai thác hoặc đã thăm dò trong vùng. Các thông số cần luận giải trong báo cáo:
a) Chỉ tiêu về chất lượng khoáng sản:
- Hàm lượng biên các thành phần có ích (hoặc quy đổi về hàm lượng của một thành phần có ích chính quy ước đối với mỏ tổng hợp). Hàm lượng biên của các thành phần có ích quy định cho mẫu đơn khi ranh giới thân khoáng không rõ ràng;
- Hàm lượng công nghiệp tối thiểu thành phần có ích (hoặc quy đổi về hàm lượng của một thành phần có ích chính quy ước đối với mỏ tổng hợp). Hàm lượng công nghiệp tối thiểu quy định cho các khối tính trữ lượng khoáng sản. Trường hợp đặc biệt có thể quy định cho nhóm khối trữ lượng hoặc toàn mỏ;
- Hàm lượng tối đa đối với thành phần có hại. Chỉ tiêu này quy định cho mẫu đơn và khối tính trữ lượng hoặc toàn mỏ;
- Hệ số chứa quặng tối thiểu trong khối tính trữ lượng. Chỉ tiêu này áp dụng cho các mỏ có sự phân bố khoáng sản có ích không liên tục hoặc dạng ổ, khi trữ lượng đạt chỉ tiêu không thể khoanh nối riêng trên cơ sở các tiêu chuẩn địa chất hoặc điều kiện kinh tế kỹ thuật và việc tính trữ lượng phải thực hiện bằng phương pháp xác suất trong phạm vi đới quặng (vỉa quặng, thân quặng);
b) Chỉ tiêu về chiều dày tính trữ lượng:
- Chiều dày tối thiểu thân khoáng (vỉa, thân, mạch quặng, hoặc tích mét phần trăm tối thiểu (hoặc gam.met tối thiểu);
- Chiều dày tối đa cho phép của lớp đá hoặc quặng không đạt chỉ tiêu nằm bên trong thân khoáng được khoanh vào ranh giới tính trữ lượng;
- Chiều sâu tối đa tính trữ lượng, chiều dày giới hạn của đá phủ hoặc hệ số bóc đất tối đa.
Ngoài các nội dung trên, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo địa chất, điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ, loại khoáng sản, thành phần vật chất khoáng sản, lĩnh vực sử dụng và yêu cầu công nghiệp cần bổ sung thêm các quy định vào chỉ tiêu cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Kết quả tính trữ lượng theo các phương án hàm lượng đã lựa chọn; so sánh và đề xuất chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng tối ưu cho mỏ.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các tài liệu đã xuất bản, các nguồn lưu trữ và các nguồn khác đã được sử dụng khi thành lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trình Hội đồng ĐGTLKSQG. Nêu tên tài liệu, tác giả, năm và nơi xuất bản (thành lập).
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO
1. Phụ lục số 1: Báo cáo luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản
2. Phụ lục số 2: Công tác trắc địa (toàn bộ nội dung công tác trắc địa)
3. Phụ lục số 3: Kết quả phân tích các loại mẫu
4. Phụ lục số 4: Kết quả tính toán (gồm sai số phân tích mẫu, thống kê hàm lượng, chiều dày theo mẫu đơn, công trình, thân quặng...)
5. Phụ lục số 5: Kết quả tính trữ lượng (gồm kết quả tính hàm lượng trung bình công trình, khối trữ lượng, thể trọng, trữ lượng, tài nguyên....)
6. Phụ lục số 6: Công tác ĐCTV-ĐCCT (bao gồm toàn bộ các hạng mục của thủy văn và công trình)
7. Phụ lục số 7: Công tác Địa vật lý (nếu có)
8. Phụ lục số 8: Kết quả thí nghiệm mẫu công nghệ
9. Phụ lục số 9: Tập thiết đồ công trình (khoan, hào, giếng, lò, vết lộ)
CÁC BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO
Các bản vẽ phải thành lập với số lượng ít nhất nhưng đảm bảo đưa vào đầy đủ nhất các tài liệu, thông tin, số liệu thăm dò và thể hiện được cấu trúc, hình dáng, kích thước và thế nằm của thân khoáng, đặc điểm địa chất, ĐCTV và ĐCCT của mỏ.
Bản vẽ phải thành lập rõ ràng, chính xác, chỉ dẫn đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất.
Dưới đây là các bản vẽ chủ yếu trong một báo cáo:
- Bản đồ vị trí giao thông khu mỏ tỷ lệ 1:100.000 - 1.200.000 (đóng cùng thuyết minh);
- Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao khu vực thăm dò tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000;
- Bản đồ địa hình khu vực thăm dò tỷ lệ 1:1000 - 1:5.000;
- Bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ 1:10.000 - 1:50.000 và mặt cắt qua mỏ (có thể đóng cùng thuyết minh);
- Bản đồ tài liệu thực tế địa chất (hoặc địa chất - địa vật lý) khu mỏ tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000 (đối với các mỏ sa khoáng là bản đồ trầm tích đệ tứ, bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000);
- Bản đồ địa chất (hoặc địa chất - địa vật lý) khu mỏ tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000 (đối với các mỏ sa khoáng là bản đồ trầm tích đệ tứ, bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000), kèm theo mặt cắt địa chất;
- Mặt cắt địa chất theo các tuyến thăm dò có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ bản đồ địa chất;
- Bình đồ địa chất, bình đồ lấy mẫu theo tầng (trong trường hợp các công trình thăm dò bố trí theo tầng);
- Các bình đồ đồng đẳng trụ vỉa (thân khoáng), đồng đẳng vách (đối với mỏ khai thác lộ thiên). Bình đồ đồng đẳng hàm lượng thành phần có ích chính, đi kèm, tạp chất có hại. Bình đồ đồng đẳng chiều dày vỉa (thân khoáng), chiều dày đất phủ. Các bình đồ này có tỷ lệ tương ứng với bản đồ địa chất mỏ;
- Biểu đồ nghiên cứu địa vật lý mỏ, bình đồ đo vẽ địa vật lý chi tiết kèm theo vị trí các tuyến; các kết quả xử lý các dị thường đã phát hiện. Bình đồ tổng hợp các dị thường địa vật lý, tỷ lệ 1:2.000 - 1:10.000 dựa theo số liệu nghiên cứu, địa vật lý tổng hợp và ranh giới thân khoáng. Các mặt cắt địa vật lý - địa chất. Các giản đồ karota lỗ khoan;
- Các bình đồ phân khối tính trữ lượng, hình chiếu dọc và mặt cắt tính trữ lượng. Trên các bản vẽ tính trữ lượng phải thể hiện ranh giới các khối tính. Đối với từng khối phải ghi số hiệu và cấp trữ lượng. Con số trữ lượng, hàm lượng trung bình và trữ lượng các khoáng sản có ích chính và đi kèm hoặc các chỉ tiêu về chất lượng trung bình khác được quy định trong chỉ tiêu. Tại các mỏ đang khai thác, trên các bản vẽ này phải đưa ranh giới trữ lượng tính theo số liệu trắc địa mỏ;
- Bản đồ tài liệu thực tế địa chất thủy văn - địa chất công trình khu vực thăm dò tỷ lệ 1:1000 - 1:5000
- Bản đồ địa chất thủy văn khu vực thăm dò tỷ lệ 1:1000 - 1:5.000;
- Bản đồ địa chất công trình khu vực thăm dò tỷ lệ 1:1000 - 1:5.000;
- Các mặt cắt ĐCTV, ĐCCT tỷ lệ tương ứng với bản đồ ĐCTV, ĐCCT.
- Các đồ thị khí tượng thủy văn, đồ thị quan trắc động thái nước mặt, nước ngầm. Đồ thị tổng hợp bơm nước thí nghiệm. Các đồ thị quan trắc địa chất công trình (quan trắc trượt lở, bùng nền lò, sụt lún mặt đất v.v...).
Mẫu số 40
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP
|
|
|
Tác giả:………. Chủ biên:……. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ NƯỚC KHOÁNG ….., tại xã..., huyện..., tỉnh...
THUYẾT MINH
|
|
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ NƯỚC KHOÁNG |
ĐƠN VỊ TƯ VẤN |
Địa danh, tháng…… năm…..
|
NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ NƯỚC KHOÁNG
MỞ ĐẦU
Mục đích, nhiệm vụ công tác thăm dò nước khoáng; yêu cầu về trữ lượng, chất lượng, chế độ và thời hạn tính toán khai thác...
Những thông tin về trữ lượng khai thác nước khoáng đã được phê duyệt trong khu thăm dò cũng như trữ lượng đã được thăm dò nhưng không được phê duyệt.
Trong trường hợp mỏ đang khai thác cần thống kê hiện trạng khai thác, so sánh trữ lượng khai thác đã được phê chuẩn với lưu lượng khai thác thực tế, đánh giá sự thiếu hụt và đề xuất những nguồn có khả năng đáp ứng yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân thực hiện, thời gian tiến hành thăm dò và kết quả.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ
1. Vị trí địa lý, hành chính khu thăm dò; tọa độ các điểm giới hạn diện tích khu thăm dò (theo hệ UTM và VN 2000).
2. Địa hình, bề mặt địa hình, diện tích phân bổ, mức độ phân cắt địa hình.
3. Dòng chảy và khối chứa nước trên mặt:
- Nhận định chung về mức độ phát triển sông, suối, hồ trong khu thăm dò;
- Phân chia các hệ thống sông, suối và hồ chính trong khu thăm dò.
- Đặc điểm thủy văn của từng sông, suối, hồ trong các hệ thống (nơi bắt nguồn và kết thúc, chiều dòng chảy, chiều dài dòng chảy, hình thái dòng chảy, cốt cao mực nước, lưu lượng dòng chảy).
- Đặc điểm chất lượng nước sông, suối, hồ (các tính chất vật lý của nước, thành phần hóa học, thành phần vi sinh, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước sông, suối, hồ).
- Mối quan hệ thủy lực giữa sông, suối, hồ và nước dưới đất (đánh giá định tính hoặc định lượng).
4. Nhận xét chung về đặc điểm khí hậu khu thăm dò, sự biến đổi của các yếu tố khí tượng theo thời gian. Các yếu tố khí tượng bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm không khí (độ ẩm tuyệt đối và tương đối), loại gió thịnh hành (hướng gió, tốc độ gió, thời gian phát triển), lượng mưa, bốc hơi (trung bình tháng, năm, theo mùa), số ngày mưa trong năm, lượng mưa thấm cung cấp cho nước dưới đất (nếu đã xác định được).
5. Giao thông dân cư, kinh tế văn hóa...
6. Lịch sử nghiên cứu địa chất và địa chất thủy văn: Nêu sơ lược công tác đo vẽ địa chất, địa vật lý, địa chất thủy văn, công tác thăm dò và các công tác khác đã tiến hành trước đây, những kết quả chính của công tác này. Trong trường hợp đánh giá lại trữ lượng cần nêu số trữ lượng đã được duyệt, năm đưa vào khai thác, sơ đồ, năng suất và chế độ khai thác của công trình (thường xuyên, định kỳ, theo mùa), động thái các lỗ khoan (lưu lượng, mực nước và chất lượng nước theo thời gian), so sánh các kết quả khai thác với số liệu thu được khi thăm dò mỏ trước lúc khai thác.
CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU THĂM DÒ
Tổng hợp các tài liệu đã thu thập, kết hợp với tài liệu thăm dò địa chất làm rõ các vấn đề có liên quan đến cấu trúc địa chất của khu thăm dò: địa tầng, magma, cấu tạo, kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất. Đối với nước khoáng có liên quan đến trầm tích Đệ Tứ cần bổ sung tài liệu về địa mạo, trầm tích Đệ Tứ.
1. Địa tầng. Trình bày sự tồn tại của các địa tầng trong khu thăm dò theo thứ tự từ già đến trẻ. Mỗi phân vị địa tầng phải làm rõ các đặc điểm sau: vị trí, diện tích phân bố và xuất lộ trong khu thăm dò, thành phần thạch học, tướng đá, thành phần khoáng vật, mức độ nứt nẻ, karst hóa, các hóa đá định tuổi địa tầng, quan hệ với các địa tầng nằm trên và nằm dưới, điều kiện thế nằm (đường phương, góc dốc), chiều dày địa tầng.
2. Magma. Trình bày diện tích, vị trí phân bố và xuất lộ của khối đá magma; thể của khối magma (xâm nhập hay phun trào), thành phần khoáng vật và tỷ lệ (phần trăm) của chúng trong đá. Đánh giá mức độ phong hóa và nứt nẻ của đá magma.
3. Cấu tạo. Nêu những nhận định chung về cấu tạo địa chất của khu thăm dò; mô tả chi tiết về vị trí và diện phân bố, hướng phát triển của trục các nếp lồi, nếp lõm có trong khu thăm dò. Trong trường hợp sự hình thành của nước khoáng có liên quan đến các cấu tạo trên, khu thăm dò chỉ là một phần của nếp lồi hoặc nếp lõm thì có thể trình bày chi tiết cả phần ngoài khu thăm dò để có thể hình dung được toàn bộ cấu tạo.
4. Kiến tạo. Nêu những nhận định chung về kiến tạo địa chất của khu thăm dò, phân loại các hệ thống đứt gãy, mô tả chi tiết các đứt gãy đặc biệt là các đứt gãy có liên quan đến sự thành tạo nước khoáng (vị trí, phương phát triển, loại đứt gãy), đặc điểm đới phá hủy kiến tạo (dài, rộng, sâu), mức độ vụn nát và chứa nước của đất đá trong đới phá hủy kiến tạo. Khi mô tả các đứt gãy có thể sử dụng tất cả những kết quả đã nhận được từ các công tác khảo sát ngoài trời, đo địa vật lý, khoan thăm dò).
5. Lịch sử phát triển địa chất. Tóm tắt lịch sử phát triển địa chất của khu thăm dò, đặc biệt là thời kỳ có liên quan đến thành tạo nước khoáng (nếu có đủ cơ sở).
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THĂM DÒ, THÍ NGHIỆM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
1. Phương pháp thăm dò
- Mục đích và nhiệm vụ cơ bản của các công tác đã được tiến hành.
- Các dạng công tác đã tiến hành thăm dò, thí nghiệm địa chất thủy văn, giai đoạn, thành phần và khối lượng của chúng.
- Những kết luận về việc thi công các công trình thăm dò so với quy định trong Giấy phép thăm dò.
- Những kết luận về khả năng sử dụng những kết quả nhận được của các công tác đã tiến hành để tính trữ lượng khai thác nước khoáng và thiết kế các công trình khai thác công nghiệp hay khai thác thí nghiệm - công nghiệp.
2. Công tác thăm dò và thí nghiệm địa chất thủy văn
a) Đặc trưng của phương pháp luận và kết quả từng dạng công tác thăm dò và thí nghiệm địa chất thủy văn chỉ được nghiên cứu khi kết quả của chúng được sử dụng trực tiếp để luận chứng tài liệu ban đầu tính trữ lượng, kể cả xây dựng bản đồ và mặt cắt. Khi đó chúng được trình bày theo trình tự sau:
- Những nhiệm vụ được giải quyết bởi những dạng và phương pháp công tác đã định (tổ hợp các phương pháp).
- Luận chứng dạng, khối lượng, phương pháp công tác, cách sắp xếp chúng theo diện tích, chiều sâu nghiên cứu, công nghệ và phương tiện kỹ thuật sử dụng.
- Đặc trưng kết quả nghiên cứu.
- Giải đoán, chỉnh lý kết quả nghiên cứu.
- Những kết luận và đề nghị khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu, lĩnh vực sử dụng, các kết quả nhận được (kể cả kết hợp các dạng phương pháp công tác khác nhau). Khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu đặc biệt sẽ luận chứng tính hợp lý sử dụng chúng.
b) Công tác thu thập tài liệu
- Trình bày mục đích, ý nghĩa của công tác thu thập tài liệu có liên quan đến đối tượng và nhiệm vụ thăm dò.
- Trình bày khối lượng tài liệu đã thu thập có liên quan đến các lĩnh vực: khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, v.v...
- Nêu những phương pháp đã được sử dụng khi thu thập tài liệu (có thể bằng những công nghệ hiện đại), phương pháp xử lý hệ thống hóa tài liệu đã thu thập theo các mục đích chuyên môn.
- Đánh giá chất lượng tài liệu đã thu thập được phục vụ cho tính trữ lượng khai thác nước khoáng.
c) Công tác lộ trình khảo sát địa chất thủy văn hoặc địa chất - địa chất thủy văn tổng hợp
- Trình bày mục đích của công tác khảo sát (làm rõ những vấn đề về thạch học, cấu trúc, ranh giới và mức độ chứa nước của các tầng chứa nước, đặc biệt là đối tượng chứa nước khoáng, xác định vị trí đặt các công trình thăm dò).
- Phương pháp và khối lượng công tác lộ trình khảo sát.
- Đánh giá chất lượng công tác khảo sát, đưa ra những kết luận và kiến nghị sử dụng tài liệu lộ trình khảo sát để lập bản đồ ĐCTV hoặc các bản đồ chuyên môn (tỷ lệ bản đồ và mặt cắt ĐCTV được xác định bởi kích thước khu mỏ, mức độ phức tạp về địa chất, ĐCTV, trong thực tế, bản đồ thường được xây dựng ở tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000); đánh giá những đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn cũng như đánh giá trữ lượng khai thác nước khoáng.
d) Công tác địa vật lý
- Các công tác địa vật lý trên mặt:
Luận chứng dạng và khối lượng, giải đoán kết quả áp dụng cho các nhiệm vụ thăm dò nước khoáng đã giải quyết; so sánh các kết quả công tác địa vật lý với kết quả của các dạng công tác khác; đưa ra những kết luận về chất lượng nghiên cứu địa vật lý đã tiến hành, về tính đầy đủ và các kết quả nhận được cũng như hiệu quả của chúng và khả năng sử dụng khi giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
- Nghiên cứu địa vật lý lỗ khoan:
Phương pháp nghiên cứu địa vật lý lỗ khoan để thăm dò và đánh giá trữ lượng nước khoáng; các kết quả nghiên cứu đo địa vật lý lỗ khoan; phân tích những thông tin địa vật lý đã nhận được; phân chia những dấu hiệu giải đoán cơ bản; so sánh tài liệu nghiên cứu địa vật lý với tài liệu khoan và thí nghiệm. Kết quả xác định chiều sâu thế nằm của mái tầng (hoặc đới) chứa nước khoáng; bề dày hữu hiệu của nó; sự thay đổi tướng; thành phần đất đá chứa nước; trầm tích phủ và nằm lót bên dưới tầng (đới) chứa nước khoáng; sự thay đổi theo diện tích và mặt cắt các nhân tố quyết định tính chất thấm của đất đá (mức độ sét hóa đối với đá bở rời, nứt nẻ đối với đá rắn chắc); phân chia mặt cắt theo mức độ chứa nước và cách nước hay thấm nước kém, đới phá hủy kiến tạo, ranh giới giữa nước khoáng và nước khác. Biểu đồ carota lỗ khoan được xây dựng ở tỷ lệ 1:500, riêng trong các đoạn của tầng chứa nước khoáng ở tỷ lệ 1:200. Những kết luận về chất lượng nghiên cứu địa vật lý đã tiến hành, mức độ đầy đủ và tin cậy của các kết quả đã nhận được.
e) Công tác khoan thăm dò
Luận chứng loại lỗ khoan thăm dò (thí nghiệm, quan sát, quan trắc động thái), số lượng và hệ thống sắp xếp chúng, trình tự, phương pháp và công nghệ khoan; cấu trúc lỗ khoan (đường kính khoan và ống chống, chiều sâu, phương pháp cách ly các tầng chứa nước, khoảng đặt ống lọc), kiểu ống lọc. Phương pháp cách ly các tầng chứa nước và kiểm tra mức độ cách ly. Phương pháp quan trắc địa chất thủy văn trong quá trình khoan. Kết quả phân chia mặt cắt, xác định thành phần thạch học và địa tầng lỗ khoan.
Những kết luận về chất lượng các lỗ khoan, liệt kê các lỗ khoan có khuyết tật, những lỗ khoan không được sử dụng để lập báo cáo tính trữ lượng khai thác nước khoáng và nguyên nhân của chúng.
Công tác lấp và loại bỏ các lỗ khoan có khuyết tật, các lỗ khoan đã đạt mục tiêu, không sử dụng tiếp làm lỗ khoan khai thác hay quan trắc trong hệ thống monitoring.
f) Công tác quan trắc động thái nước dưới đất
Luận chứng hệ thống sắp xếp các điểm quan trắc và phương pháp quan trắc (chu kỳ, tần suất quan trắc và phương pháp xác định từng yếu tố động thái - mực nước, lưu lượng, nhiệt độ và chất lượng nước khoáng, v.v...). Thiết bị và dụng cụ đã sử dụng. Kết quả quan trắc theo mùa trong năm và nhiều năm trong điều kiện tự nhiên và bị phá hủy, cũng như phân tích chúng để giải quyết các nhiệm vụ địa chất thủy văn kể cả kết quả quan trắc các mạch nước khoáng và nước khác. Đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất và khả năng sử dụng chúng để tính trữ lượng khai thác nước khoáng.
g) Công tác đo thủy văn
Luận chứng sự cần thiết tiến hành nghiên cứu thủy văn và phương pháp tiến hành. Lựa chọn tuyến đo, tần suất đo lưu lượng, mực nước, lấy mẫu nước phân tích thành phần hóa học và vi sinh. Kết quả nghiên cứu thủy văn và khả năng sử dụng tài liệu đo thủy văn để xác định giá trị cung cấp của dòng mặt cho nước dưới đất và ngược lại. Những kết luận về chất lượng đo thủy văn và khả năng sử dụng tài liệu để luận chứng mối quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới đất cũng như điều kiện hình thành nước khoáng.
h) Công tác thí nghiệm - khai thác các công trình khai thác nước khoáng đang hoạt động
- Công trình khai thác nước khoáng có trữ lượng đã được phê chuẩn để đánh giá lại trữ lượng khai thác hay công trình khai thác nước khoáng có trữ lượng chưa được phê chuẩn để đánh giá trữ lượng khai thác.
- Các công trình khai thác nước khoáng trong phạm vi nghiên cứu (trong đới tương tác của các công trình khai thác nước khoáng đang hoạt động với công trình thăm dò) nếu điều kiện hình thành trữ lượng khai thác của nó tương tự với công trình thăm dò.
- Các công trình khai thác nước khoáng phân bố ngoài diện tích nghiên cứu, nhưng có thể được xem như công trình khai thác nước tương tự.
Đối với mỗi công trình trên cần trình bày: Vị trí phân bố của chúng, trữ lượng đã được phê chuẩn, những mô hình địa chất thủy văn nhận được khi phê chuẩn (sơ đồ tính toán), sơ đồ các công trình thiết kế và sự phù hợp của nó với sơ đồ hình thành thực tế; cấu trúc, trạng thái kỹ thuật của các lỗ khoan, phương pháp khai thác (tự phun, khai thác cưỡng bức); tài liệu thực tế (trong cả thời kỳ khai thác) về giá trị lưu lượng của công trình khai thác nước khoáng, khi cần thiết sẽ nêu cả những nguyên nhân thay đổi của chúng, trị số hạ thấp mực nước và chất lượng của chúng trong năm, trong cả thời kỳ khai thác, đặc trưng động thái khai thác, đặc trưng xử lý nước đã được áp dụng. Những thông tin về mạng lưới quan trắc, chế độ khai thác nước khoáng (nếu có) và phương pháp tiến hành quan trắc.
Phân tích kết quả quan trắc và giải đoán chúng. Đánh giá định tính và định lượng các nguồn cơ bản hình thành trữ lượng khai thác nước khoáng. Xác định các thông số địa chất thủy văn theo tài liệu khai thác và chính xác hóa mô hình địa chất thủy văn tự nhiên của mỏ. Làm sáng tỏ nguyên nhân thay đổi chất lượng nước khoáng (khi cần thiết cả nhiệt độ). So sánh kết quả dự báo trong phê chuẩn trữ lượng khai thác nước dưới đất với công suất của các lỗ khoan, mực nước động, chất lượng, nhiệt độ nước khoáng và các thông số tính toán với các kết quả nhận được theo tài liệu khai thác. Phân tích nguyên nhân tồn tại sai lệch (nếu có). Những đề nghị về khả năng tăng hay giảm bớt lưu lượng của công trình khai thác đang hoạt động, về phương pháp và chế độ khai thác hợp lý, tính hợp lý trước khi thăm dò mỏ (phần mỏ) hay tính lại trữ lượng khai thác đã được phê chuẩn.
Đánh giá ảnh hưởng của khai thác nước khoáng đến môi trường tự nhiên, đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên (nếu có) và đề nghị các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác nước khoáng đến điều kiện sinh thái.
i) Công tác nghiên cứu tổng hợp địa chất thủy văn sinh thái khu thăm dò: Luận chứng sự cần thiết tiến hành nghiên cứu tổng hợp địa chất thủy văn sinh thái. Luận chứng các nhân tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nước khoáng trong quá trình khai thác chúng, cũng như những hợp phần của môi trường thiên nhiên xung quanh dễ bị tác động tiêu cực do khai thác nước khoáng. Phương pháp nghiên cứu địa chất thủy văn sinh thái. Các kết quả của công tác nghiên cứu.
k) Công tác nghiên cứu chuyên môn liên quan đến tính ăn mòn của nước dưới đất và lắng đọng muối từ chúng (nếu tiến hành). Khi đó sẽ trình bày khối lượng và phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu tính ăn mòn của nước và các quá trình lắng đọng muối. Đánh giá dự báo quy mô và điều kiện xuất hiện các quá trình nêu trên khi khai thác nước khoáng, các kiến nghị phòng chống lại chúng.
l) Công tác nghiên cứu chuyên môn để đánh giá trữ lượng nước khoáng chữa bệnh (nếu tiến hành) để xây dựng hệ thống tuần hoàn khai thác nước khoáng đưa chúng quay trở lại lòng đất sau khi sử dụng. Trình bày sự cần thiết và tính hợp lý xây dựng các hệ thống tuần hoàn, số lượng và cách bố trí các lỗ khoan ép nước, quan trắc và phương pháp tiến hành công tác thí nghiệm, kết quả nghiên cứu. Đánh giá mức độ hấp thu nước của lỗ khoan, xác định các thông số cần thiết để tính hệ thống tuần hoàn.
m) Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu
Các phương pháp và kết quả thí nghiệm trong phòng chất lượng nước dưới đất, nước trên mặt nói chung và nước khoáng nói riêng sẽ được trình bày chi tiết trong chương 5 (Đánh giá chất lượng nước khoáng và tình trạng vệ sinh). Trong mục này chỉ trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả xác định trong phòng thí nghiệm tính chất vật lý - cơ học, hấp phụ (kể cả độ lỗ hổng hữu hiệu hay hoạt động) và các tính chất khác của đất đá (quyết định các thông số dịch chuyển của chúng), thành phần khoáng vật, hóa học của đất đá, v.v... các chỉ tiêu được sử dụng để luận chứng các thông số tính trữ lượng nước khoáng.
n) Công tác trắc địa. Trình bày mục đích, nhiệm vụ và khối lượng của công tác trắc địa, phương pháp công tác và kết quả đã thực hiện được. Đưa ra những nhận xét về chất lượng công tác trắc địa đối với yêu cầu thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước khoáng.
o) Cuối chương 2 trình bày bảng thống kê tổng hợp các khối lượng công tác đã tiến hành, trong đó chỉ rõ khối lượng dự kiến trong đề án và đã thi công thực tế, nêu tóm tắt những kết luận đánh giá tổng quát chất lượng các công tác thăm dò đã tiến hành.
CHƯƠNG 4
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC THĂM DÒ
Trong chương này sẽ trình bày điều kiện thế nằm và sự phân bố của tất cả các tầng chứa nước trong đó có tầng hoặc đới chứa nước khoáng.
Đối với mỗi đơn vị chứa nước cần nêu chi tiết vị trí tầng chứa nước về mặt địa tầng và cấu tạo, sự phân bố tầng chứa nước, chiều sâu thế nằm, bề dày, thành phần thạch học và sự thay đổi tướng đá chứa nước trên diện tích và trên mặt cắt, đặc tính đất đá nằm dưới và nằm trên, đối với đất đá nứt nẻ và karst - đánh giá mức độ nứt nẻ và karst hóa, sự thay đổi cường độ của chúng trên mặt bằng, chiều sâu; lớp cách nước; vị trí bề mặt tự do hoặc áp lực nước dưới đất; mối liên hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước với nhau và với nước mặt, đặc biệt là tầng (hoặc đới) chứa nước khoáng; nguồn cung cấp và đường thoát của nước dưới đất nói chung và nước khoáng nói riêng trong điều kiện tự nhiên.
Các kết quả của công tác thí nghiệm thấm - trị số lưu lượng, hạ thấp mực nước, tỷ lưu lượng; đặc tính mối quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp mực nước; thời gian hút nước đạt trạng thái gần ổn định, ổn định; thời gian hồi phục mực nước; tốc độ hạ thấp và hồi phục mực nước; bán kính ảnh hưởng hút nước; sự tương tác giữa các lỗ khoan hút nước; trị số hao hụt mực nước; hệ số thấm (hệ số dẫn nước); hệ số nhà nước (hệ số truyền mực nước hay truyền áp).
Các kết quả của công tác thí nghiệm - dịch chuyển trong phòng và ngoài trời - hệ số phân tán thấm; hệ số hấp phụ; tốc độ thấm; tốc độ thực dịch chuyển của chất chỉ thị; độ lỗ hổng hoạt động (hay độ lỗ hổng hữu hiệu).
Động thái nước dưới đất theo mùa trong năm và nhiều năm, biên độ dao động mực nước, các giá trị cực trị của mực nước (lưu lượng các mạch nước hoặc lỗ khoan tự chảy); thời điểm đạt cực trị; tốc độ dâng cao và hạ thấp mực nước; mối quan hệ giữa lượng mưa, động thái nước trên mặt với nước dưới đất.
Đối với các mỏ đang khai thác cần trình bày các tài liệu thực tế về kết quả khai thác của công trình khai thác, tất cả các lỗ khoan và mạch nước nằm trên diện tích thăm dò (lưu lượng thực tế, chiều sâu mực nước động, sự dao động của chúng theo mùa, sự thay đổi chất lượng nước, v.v..
Các kết quả phân tích thành phần hóa học và vi sinh của nước (hàm lượng các nguyên tố đa lượng, vi lượng, các nguyên tố độc hại, các nguyên tố đặc trưng cho nước khoáng nghiên cứu, thành phần vi sinh).
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHOÁNG VÀ TÌNH TRẠNG VỆ SINH
Trình bày thời gian và khối lượng công tác nghiên cứu chất lượng nước dưới đất và nước mặt có liên quan đến mục đích, ý nghĩa nghiên cứu và sự tồn tại những nguồn có khả năng nhiễm bẩn; những kiểu phân tích; phương pháp lấy mẫu nước; mẫu khí cho những loại phân tích khác nhau. Lập luận chu kỳ lấy mẫu nước, liệt kê những hợp phần xác định và mật độ mạng lưới lấy mẫu theo diện tích và theo chiều sâu, số lượng mẫu phân tích kiểm tra nội và ngoại, thời gian và vị trí tiến hành, phương pháp bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, các phương pháp tiến hành phân tích theo quy định của nhà nước.
Đặc trưng chung điều kiện thủy địa hóa của khu thăm dò và sự thay đổi của chúng theo mặt cắt và diện tích. Đặc trưng chi tiết chất lượng nước của tầng chứa nước được đánh giá và liên hệ thủy lực của các tầng chứa nước với nhau cũng như của nước mặt trong trường hợp chúng ảnh hưởng đến sự hình thành trữ lượng khai thác nước khoáng; kiểu nước, giới hạn dao động và giá trị đặc trưng của độ khoáng hóa, độ cứng, hàm lượng các hợp phần hóa học cơ bản, nồng độ các hợp phần có ích và khí hòa tan tự nhiên, các chỉ tiêu xác định bằng giác quan, vi sinh, phóng xạ và sự thay đổi của chúng theo diện tích, mặt cắt và mùa trong năm. Hàm lượng các hợp phần và giá trị các chỉ tiêu đã được chuẩn hóa phù hợp với mục đích sử dụng nước khoáng, đối chiếu chúng với giới hạn cho phép. Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước khoáng với tiêu chuẩn nước khoáng. Khi có sự sai khác với tiêu chuẩn nước khoáng phải có kiến nghị xử lý chất lượng nước (nếu được phép). Những thông tin về hàm lượng các vật chất có nguồn gốc công nghệ trong nước dưới đất do sự tồn tại trong khu vực thăm dò các xí nghiệp công nghiệp và nông nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên xung quanh. So sánh các chỉ tiêu trên với các chỉ tiêu vệ sinh và quy định hiện hành.
Đánh giá độ tin cậy của các phân tích bằng cách so sánh với kết quả phân tích kiểm tra nội và ngoại.
Điều kiện hình thành thành phần hóa học của nước dưới đất nói chung và nước khoáng nói riêng, đối với nước khoáng là những nguồn làm giàu các hợp phần có ích. Đặc trưng chi tiết các nguồn có khả năng làm thay đổi chất lượng của nước dưới đất, đặc biệt là nước khoáng; dự báo sự ổn định chất lượng nước và nồng độ của nó trong thời hạn khai thác.
Đặc trưng vệ sinh của khu thăm dò: Những nguồn bẩn đang tồn tại và có khả năng ảnh hưởng đến nước khoáng, nước trên mặt. Điều kiện bảo vệ nước khoáng khỏi nhiễm bẩn bởi nước mặt. Khả năng tổ chức dải phòng hộ vệ sinh và sự phối hợp với các tổ chức vệ sinh. Thống kê những biện pháp cần thiết về trang bị, tiện nghi vệ sinh khu vực trong ranh giới đới (dải) phòng hộ vệ sinh.
Những kết luận về vệ sinh: chất lượng nước phù hợp hay không phù hợp với tiêu chuẩn nước khoáng, khả năng tổ chức đới (dải) phòng hộ vệ sinh cũng như những nhân tố có thể dẫn tới sự thay đổi chất lượng nước khoáng khi tính trữ lượng khai thác.
CHƯƠNG 6
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC KHOÁNG
Những quy định và nguyên tắc chung tính trữ lượng khai thác nước khoáng; những yêu cầu về chế độ và điều kiện khai thác nước khoáng; thời hạn tính toán yêu cầu nước; đồ thị khai thác nước khoáng trong ngày (đối với nước khoáng chữa bệnh), trong năm (đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai); chiều sâu giới hạn của mực nước động (trị số hạ thấp mực nước cho phép); lưu lượng cực tiểu của các lỗ khoan khai thác; luận chứng phương pháp tính trữ lượng: phương pháp thủy động lực (giải tích hay mô hình toán học), thủy lực, kết hợp, cân bằng và tương tự.
Xác định các thông số tính toán địa chất thủy văn. Các thông số tính toán địa chất thủy văn và những tài liệu khác cần thiết để tính trữ lượng. Phương pháp giải đoán các kết quả nghiên cứu đã thực hiện. Công thức tính toán và luận chứng việc sử dụng chúng. Kết quả tính toán các thông số tính toán địa chất thủy văn: bề dày hữu hiệu, hệ số thấm, dẫn nước, truyền áp, truyền mực nước, nhà nước, hệ số thấm của các lớp ngăn cách, hệ số thấm xuyên, sức cản của trầm tích lòng sông, hệ số thấm của đất đá trong đới thông khí và thông số thấm, bề dày của lớp bùn và những tài liệu khác được sử dụng khi tính trữ lượng nước khoáng. Khi giá trị các thông số thay đổi mạnh phải luận chứng làm sáng tỏ quy luật thay đổi của chúng theo diện tích và mặt cắt, phân khoảnh theo giá trị tính toán các thông số. Luận chứng sự ổn định theo thời gian của lưu lượng, mực nước và những chỉ tiêu chất lượng nước trong các lỗ khoan (mạch nước) nhận được khi tính trữ lượng. Trong mục này chỉ luận chứng các thông số được sử dụng để tính trữ lượng khai thác nước khoáng.
Sơ đồ hóa điều kiện địa chất thủy văn, luận chứng sơ đồ tính toán, mô hình địa thấm, địa dịch chuyển để tính trữ lượng khai thác nước khoáng.
Biến đổi mô hình địa chất thủy văn tự nhiên về mô hình địa thấm và địa dịch chuyển. Trình bày trường của các thông số thấm và chứa của đất đá chứa nước và thấm nước kém (hoặc xác định giá trị tính toán trung bình của chúng); hình dáng về hình học của miền thấm; trường áp lực; các nguồn cung cấp và thoát của nước khoáng (điều kiện ranh giới bên ngoài và bên trong); cấu trúc của dòng thấm; trường các thông số dịch chuyển (hay xác định các giá trị tính toán trung bình của chúng) và hoàn cảnh thủy địa hóa.
Luận chứng sơ đồ công trình khai thác nước khoáng: số lượng; các sơ đồ sắp xếp; khoảng cách giữa các lỗ khoan và lưu lượng của chúng; đặc trưng mặt cắt thủy động lực theo đường phân bố các công trình khai thác nước khoáng hoặc trên diện tích tập trung từng công trình khai thác (chiều sâu mái, đáy của tầng chứa nước khoáng, vị trí mực nước tĩnh, khoảng đặt ống lọc, v.v...). Những tài liệu này được trình bày chủ yếu dưới dạng bảng biểu và đồ thị với lời giải thích tóm tắt.
Luận chứng các công thức để tính trữ lượng khai thác nước khoáng bằng phương pháp thủy động lực (tính toán giải tích), thủy lực hay kết hợp, hoặc mô hình toán (số) khi tính trữ lượng khai thác bằng phương pháp mô hình. Khi sử dụng phương pháp mô hình số cần giới thiệu chương trình sử dụng và phương tiện kỹ thuật để giải, tài liệu phân chia trường thấm, trường dịch chuyển thành các khoảnh, phương pháp đặt điều kiện ban đầu, điều kiện ranh giới.
Tính toán dự báo khi tính trữ lượng khai thác nước khoáng
- Dự báo công suất của công trình khai thác nước, trị số hạ thấp, tương tác của công trình đánh giá với các công trình khai thác nước khác; so sánh giá trị tính toán trị số hạ thấp mực nước với giá trị cho phép.
- Dự báo sự thay đổi của điều kiện thủy địa hóa và chất lượng nước dưới đất; luận chứng ranh giới, đới (dải) phòng hộ vệ sinh (khu vực phòng hộ vệ sinh mỏ).
- Đánh giá mức độ đảm bảo công suất của công trình khai thác trên cơ sở tính toán cân bằng nước chung của mỏ và đánh giá định lượng những nguồn khác nhau hình thành trữ lượng khai thác (trữ lượng động và tĩnh tự nhiên, trữ lượng cuốn theo và nhân tạo).
- Đánh giá ảnh hưởng do khai thác nước khoáng đến môi trường xung quanh (tổn thất lưu lượng trung bình tháng cực tiểu của sông, tổn thất về kinh tế thủy sản trên sông, hồ nếu có giá trị thủy sản công nghiệp); dự báo sự tháo khô hồ, đầm lầy, hạ thấp mực nước ngầm, ảnh hưởng đến thổ nhưỡng, thực vật, khả năng tác động đến đới bảo vệ nước, bảo vệ thiên nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia...); mức độ nguy hiểm phát sinh các quá trình địa chất tiêu cực (tăng cường các quá trình karst, trượt, lở, hạ thấp mặt đất, v.v...).
Tính trữ lượng khai thác nước khoáng có thể tiến hành theo một trong hai chế độ: khai thác liên tục và định kỳ theo yêu cầu sử dụng nước (theo giờ trong ngày). Trữ lượng sẽ được phê chuẩn ứng với chế độ khai thác liên tục.
Khi tính trữ lượng khai thác các mạch nước khoáng sẽ tiến hành tính trữ lượng nước trung bình ngày với xác suất vượt quá 95%. Khi đồ thị dự kiến lưu lượng khai thác phù hợp với sự thay đổi lưu lượng mạch nước thì tính theo sự phân bố trong năm lưu lượng nước với xác suất vượt quá 95%.
Khi tính trữ lượng khai thác nước khoáng trong trường hợp phải xả chúng sau khi sử dụng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thiên nhiên xung quanh phải luận chứng điều kiện xả (chủ yếu đối với nước khoáng chữa bệnh). Trong trường hợp ép nước đã sử dụng vào lòng đất phải chú ý đến tương tác của các lỗ khoan ép và khai thác nước. Khi đó sẽ luận chứng bổ sung sơ đồ sắp xếp, số lượng và mức độ hấp thu của lỗ khoan ép nước. Tiến hành dự báo sự thay đổi mực nước theo thời gian (áp lực) và sự thay đổi chất lượng nước khoáng (làm bẩn, làm lạnh). Xả nước đã qua sử dụng có thể bằng những phương pháp khác nhau do đó cần mô tả tóm tắt công nghệ, tính toán khẳng định tính hữu hiệu của nó.
Kết quả tính trữ lượng khai thác nước khoáng và các cấp trữ lượng
Trình bày những nguyên tắc phân cấp trữ lượng và xác định thuộc tính cân bằng của chúng. Số lượng của trữ lượng đã được tính theo các cấp (giới thiệu dưới dạng biểu bảng toàn bộ mỏ và chi tiết theo các vùng, các tầng chứa nước, các chỉ tiêu chất lượng và mục đích sử dụng nước). Đơn vị tính trữ lượng khai thác nước khoáng: m3/ng.
Đối với mỏ có trữ lượng khai thác đã được phê chuẩn sẽ so sánh chúng với trữ lượng đã được tính toán lại, phân tích nguyên nhân thay đổi.
Đánh giá mức độ chuẩn bị mỏ để khai thác công nghiệp, kiến nghị mở mỏ và khai thác chúng
- Mức độ thực hiện yêu cầu thăm dò phù hợp với phân cấp trữ lượng khai thác nước khoáng.
- Luận chứng khả năng khai thác công nghiệp mỏ (phần mỏ) có chú ý đến bảo vệ thiên nhiên và những giới hạn khác.
- Luận chứng khả năng khai thác thí nghiệm - công nghiệp nước khoáng cấp C1 trong thời hạn 3 - 5 năm.
Kết quả tính trữ lượng khai thác nước khoáng được biểu diễn trên các bình đồ và mặt cắt tính toán. Trên đó thể hiện các yếu tố sau: các mỏ (hoặc khu) đã được đánh giá cũng như các mỏ trước kia đã được thăm dò hoặc được khai thác; chu vi, diện tích được đánh giá trữ lượng khai thác (đối với các mỏ nhỏ ranh giới này sẽ trùng với ranh giới mỏ); ranh giới nước khoáng đạt tiêu chuẩn, các lỗ khoan và các dạng công trình thu nước khác dựa vào chúng để tính trữ lượng, các đường đẳng hạ thấp mực nước hoặc đẳng áp (trên bình đồ) và các đường cong hạ thấp mực nước (trên mặt cắt ĐCTV), các con số trữ lượng ứng với các cấp, tên nước, các tầng chứa nước, tỷ lệ bình đồ tính toán được xác định bởi diện tích mỏ (khu), còn đối với mỏ lớn bởi bán kính phễu hạ thấp. Nếu tỷ lệ bình đồ tính toán không cho phép biểu diễn các tài liệu kể trên thì trích và phóng mỏ đó lên tỷ lệ lớn, biểu diễn các lỗ khoan khai thác nước đã có và thiết kế cấp trữ lượng được luận chứng theo tài liệu của các lỗ khoan.
CHƯƠNG 7
NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ KHAI THÁC MỎ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trình bày dưới dạng tóm tắt:
- Kiến nghị sơ đồ bố trí công trình khai thác nước khoáng, cấu trúc của chúng và chế độ khai thác.
- Kiến nghị tổ chức đới phòng hộ vệ sinh (khu phòng hộ vệ sinh mỏ) của công trình khai thác. Khu phòng hộ vệ sinh gồm 3 đới: đới phòng hộ nghiêm ngặt, đới phòng hộ vi sinh và đới phòng hộ hóa học.
- Kiến nghị xây dựng mạng lưới các lỗ khoan quan trắc, tổ chức và tiến hành monitoring nước dưới đất nói chung và nước khoáng.
- Kiến nghị sử dụng hợp lý nước khoáng và bảo vệ chúng khỏi bị cạn kiệt và nhiễm bẩn.
- Kiến nghị bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh liên quan với khai thác nước khoáng.
CHƯƠNG 8
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ
Các khoản kinh phí chi cho việc thăm dò và thí nghiệm địa chất thủy văn, chi phí chung cho tất cả các công tác và cho từng loại công tác chính, so sánh chúng với chi phí theo kế hoạch (dự toán).
Giá thành thăm dò 1m3 nước khoáng (trong ngày) của trữ lượng trong cân đối (có xét tới thời gian dự kiến khai thác sử dụng nước khoáng) để làm cơ sở cho việc thiết kế và đầu tư vốn xây dựng.
Phân tích mức độ hợp lý của đề án thăm dò và thí nghiệm địa chất thủy văn đã được tiến hành; những đề nghị về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác trong tương lai.
KẾT LUẬN
Những kết luận chủ yếu về mức độ nghiên cứu cấu tạo địa chất và điều kiện địa chất thủy văn mỏ (phần mỏ), chất lượng nước khoáng và điều kiện khai thác của chúng, chuẩn bị mỏ (phần mỏ) để mở mỏ khai thác công nghiệp hay khai thác thí nghiệm - công nghiệp. Mức độ thực hiện nhiệm vụ làm sáng tỏ trữ lượng nước khoáng và ý kiến về những nguồn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng nước khoáng theo mục tiêu trong thời hạn khai thác đã định khi tính trữ lượng; triển vọng tăng trữ lượng nước khoáng của mỏ (phần mỏ), triển vọng chung của vùng.
Ảnh hưởng của khai thác nước khoáng đến cân bằng nước chung của vùng và môi trường thiên nhiên xung quanh, những biện pháp cần thiết bảo vệ mỏ.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê những tài liệu đã công bố, lưu trữ và những tài liệu khác đã được sử dụng khi thành lập báo cáo. Đối với mỗi tài liệu sẽ nêu họ và tên tác giả, tên tài liệu, số trang tài liệu tham khảo, nơi và năm xuất bản (thành lập).
PHỤ LỤC VÀ BIỂU BẢNG
a) Các bảng tính trữ lượng khai thác nước khoáng:
- Xác định các thông số tính toán địa chất thủy văn và những giá trị tính toán trung bình của chúng được sử dụng khi tính trữ lượng khai thác nước khoáng và độ đảm bảo của chúng;
- Dự báo sự thay đổi chất lượng nước khoáng khi khai thác (khi tính toán bằng giải tích và thủy lực);
- Những tài liệu ban đầu để xây dựng các bản đồ thủy đẳng cao (thủy đẳng áp), hạ thấp mực nước và các đồ thị chuyên môn khác;
- Tính trữ lượng tĩnh và động tự nhiên của nước khoáng (những tài liệu này được sử dụng để luận chứng độ đảm bảo) và cân bằng chúng;
- Tính trữ lượng khai thác nước khoáng;
- Tính lưu lượng các mạch nước khi luận chứng độ đảm bảo trữ lượng khai thác.
b) Các bảng bổ sung khi tính trữ lượng khai thác bằng phương pháp mô hình:
- Kết quả giải bài toán ngược ổn định và không ổn định so với tài liệu thực tế;
- Kết quả giải bài toán dự báo trữ lượng khai thác;
- Kết quả tính cân bằng nước khoáng theo kết quả giải các bài toán ngược và dự báo.
c) Các bảng tài liệu thực tế:
- Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất, nước mặt, nước khoáng với chỉ dẫn của phòng thí nghiệm tiến hành phân tích và phương pháp sử dụng chúng;
- Giá trị lưu lượng khai thác nước khoáng của các công trình khai thác đang hoạt động đã được tổ chức khai thác xác nhận với chỉ dẫn phương pháp đo lưu lượng và mực nước;
Những tài liệu nguyên thủy về điều kiện khí hậu: Trung bình tháng, trung bình năm và các cực trị của tổng lượng mưa trong năm trong toàn bộ thời kỳ quan trắc, cũng như lượng bốc hơi, độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí, tốc độ gió;
- Những tài liệu nguyên thủy về thủy văn: Các giá trị lưu lượng mực nước dòng chảy theo các tháng trong năm với xác suất vượt quá 50% và 95%;
- Kết quả đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương pháp mô hình;
- Bảng liệt kê tọa độ cốt cao miệng lỗ khoan (các công trình khai thác);
- Tài liệu đo địa vật lý;
- Tài liệu thi công các lỗ khoan trong quá trình thăm dò địa chất thủy văn cũng như các lỗ khoan của các tổ chức khác. Tài liệu của chúng đã được sử dụng khi thành lập báo cáo;
- Bảng thống kê các mạch nước và giếng.
- Bản đồ khái quát kèm chỉ dẫn địa điểm dân cư, mạng sông, suối, đường giao thông, vị trí khu thăm dò và đối tượng yêu cầu nước, các phần trữ lượng đã được phê chuẩn trước đây, các công trình khai thác nước đang hoạt động;
- Bản đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bản đồ địa chất kèm các cột địa tầng và mặt cắt qua khu thăm dò theo những phương đặc trưng, tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bản đồ địa chất thủy văn kèm các mặt cắt qua khu thăm dò theo những phương đặc trưng, tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bản đồ địa mạo và trầm tích Đệ Tứ khi thăm dò nước khoáng trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ Tứ, tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Các bản đồ chuyên môn khác được sử dụng để luận chứng tính trữ lượng khai thác nước khoáng (phân vùng thủy địa hóa, địa chất thủy văn chuyên môn), tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bản đồ thủy đẳng cao (đẳng áp) của tầng chứa nước khoáng trong điều kiện tự nhiên và bị phá hủy do khai thác nước (có thể thành lập chung với bản đồ địa chất thủy văn), tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bản đồ hệ số dẫn nước, đẳng bề dày, đẳng cao mái, đáy tầng chứa nước khoáng, tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bình đồ tính trữ lượng khai thác nước khoáng, tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000;
- Bản đồ (sơ đồ) luận chứng vệ sinh - sinh thái mỏ, tỷ lệ 1:5.000 ÷ 1:25.000.
b) Trường hợp tính trữ lượng khai thác nước khoáng bằng phương pháp mô hình cần bổ sung các bản đồ (sơ đồ) có cùng tỷ lệ với bản đồ ĐCTV:
- Bản đồ (sơ đồ) phân chia mô hình và đặt điều kiện ranh giới;
- Bản đồ (sơ đồ) hệ số dẫn nước của các tầng chứa nước và hệ số nhà nước của đất đá;
- Bản đồ (sơ đồ) và mặt cắt biểu diễn mực nước trong thực tế và trên mô hình (khi giải bài toán ngược ổn định, không ổn định) và dự báo mực nước dưới đất. Trên bản đồ (sơ đồ) cần đưa lên những điểm phân bố các lỗ khoan quan trắc và khai thác, mạng thủy văn và các điểm kiểm tra chính;
- Bản đồ (sơ đồ) và mặt cắt biểu diễn nồng độ thực tế và trên mô hình (khi giải bài toán ngược) và dự báo các hợp phần thành phần hóa học của nước khoáng.
Tùy theo mức độ phức tạp phần tài liệu bản đồ đã nêu trên có thể được bố trí dưới dạng hình vẽ trong báo cáo (sơ đồ, mặt cắt, đồ thị, v.v...).
c) Trong báo cáo cũng cần trình bày
- Thiết đồ các lỗ khoan thăm dò;
- Những bảng hút nước (thử, thí nghiệm, chùm, nhóm, thí nghiệm - khai thác, thí nghiệm khai thác - công nghiệp);
- Hồ sơ các công trình khai thác nước;
- Các đồ thị biểu diễn động thái nước dưới đất, nước khoáng theo các điểm của mạng lưới quan trắc động thái;
- Các đồ thị hoặc bảng chế độ khai thác của những công trình khai thác nước khoáng đang hoạt động;
- Các bản đồ, bình đồ, mặt cắt và đồ thị phản ánh kết quả đo địa vật lý;
- Sơ đồ mạng quan trắc thủy văn. Tài liệu đo mực nước, lưu lượng dòng chảy trên mặt.
Mẫu số 41
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÓNG CỬA MỎ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số …../…… |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
Kính gửi:………………
(Tên tổ chức, cá nhân)
Trụ sở tại:
Điện thoại:………………………………………, Fax
Thực hiện Quyết định số …………….. ngày ….. tháng ….. năm …… của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) về việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
Xin được báo cáo kết quả hoạt thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản như sau
1. Khối lượng thực hiện đề án đóng cửa mỏ:
- Diện tích đề nghị đóng cửa là: ……. (ha, km2).
- Diện tích đề nghị được tiếp tục hoạt động khai thác là:....(ha, km2) (đối với trường hợp đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
- Lý do đóng cửa mỏ:
- Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ (kể cả các bãi thải) tại thời điểm đóng cửa mỏ:
- Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trên khu vực được phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ:
- Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:
- Các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ (kể cả các bãi thải của mỏ):
- Biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan:
- Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đóng cửa mỏ:
- …………………………………..
2. Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị
Đánh giá chung về tình hình thực hiện đề án đóng cửa mỏ so với Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ. Lý do hoàn thành (hoặc không hoàn thành) các nội dung của Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ. Các đề xuất, kiến nghị liên quan.
Tài liệu gửi kèm theo:
- Bản đồ hiện trạng mỏ;
- Mặt cắt hiện trạng (đặc trưng) tại thời điểm lập báo cáo.
|
Tổ chức, cá nhân |
Mẫu số 42
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..…./….. |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHOÁNG SẢN VÀ
KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THĂM DÒ
(Trong trường hợp gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản)
Kính gửi: |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
(Tên tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ trụ sở:
Điện thoại: Fax:
Đăng ký kinh doanh số... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố ….. cấp lần đầu ngày... tháng... năm.... (hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... của ...)
Được Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ...) cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản số .../GP-….. ngày ... tháng ... năm ... cho phép thăm dò khoáng sản ... tại khu vực ... xã ..., huyện, tỉnh/thành phố ... ; được gia hạn tại Giấy phép (gia hạn) số .../GP-..... ngày ... tháng ... năm …., thời hạn gia hạn ... tháng/năm;
(Tên tổ chức, cá nhân) ………. báo cáo kết quả công tác thăm dò khoáng sản kể từ ngày ... tháng ... năm .... đến ngày ... tháng ... năm ... và thông báo kế hoạch tiếp tục thăm dò khoáng sản trong thời gian giấy phép được gia hạn như sau:
I. KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(Nội dung báo cáo kết quả thăm dò lập theo mẫu số 38 tại Thông tư này)
II. THỜI GIAN, KHỐI LƯỢNG, KẾ HOẠCH TIẾP TỤC THĂM DÒ
1. Thời gian tiếp tục thăm dò: ….. tháng/năm, từ ngày.... tháng …. năm.... đến ngày….. tháng…. năm...
2. Khối lượng tiếp tục thăm dò (1):
STT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
Ghi chú; tăng giảm, lý do |
||
Theo đề án |
Đã thực hiện |
Còn lại tiếp tục thăm dò |
||||
I |
Công tác trắc địa |
|
|
|
|
|
1 |
Đo vẽ Bản đồ địa hình tỷ lệ ... |
Km2 (ha) |
|
|
|
|
1.1 |
…. |
|
|
|
|
|
II |
Công tác địa chất |
|
|
|
|
|
1 |
Đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ... |
Km2 (ha) |
|
|
|
|
1.1 |
… |
|
|
|
|
|
2 |
Khoan thăm dò |
m |
|
|
|
|
2.1 |
… |
|
|
|
|
|
3 |
… |
|
|
|
|
|
III |
Công tác địa vật lý |
|
|
|
|
|
1 |
Đo ... |
|
|
|
|
|
2 |
Đo... |
|
|
|
|
|
IV |
Công tác ĐCTV-ĐCCT |
|
|
|
|
|
1 |
Đo vẽ bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ ... |
Km2 (ha) |
|
|
|
|
1.1 |
… |
|
|
|
|
|
V |
Công tác lấy, gia công, phân tích mẫu |
|
|
|
|
|
1 |
Lấy mẫu |
Mẫu |
|
|
|
|
1.1 |
… |
|
|
|
|
|
2 |
Gia công mẫu |
Mẫu |
|
|
|
|
2.2 |
… |
|
|
|
|
|
3 |
Phân tích mẫu |
Mẫu |
|
|
|
|
3.3 |
…. |
|
|
|
|
|
VI |
Lập báo cáo tổng kết |
|
|
|
|
|
1 |
… |
|
|
|
|
|
VII |
Các công tác khác |
|
|
|
|
|
1 |
Lấp hào |
|
|
|
|
|
2 |
… |
|
|
|
|
|
(Tên tổ chức, cá nhân)………………… cam đoan thực hiện đúng thời hạn gia hạn và khối lượng công tác thăm dò theo quy định.
|
Tổ chức, cá nhân |
Ghi chú: (1) Theo danh mục, khối lượng còn lại theo Đề án đã được Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ... thẩm định và thông qua kèm theo Giấy phép thăm dò.
Mẫu số 43
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./…… |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ KẾ HOẠCH TIẾP TỤC KHAI THÁC
(Trong trường hợp gia hạn, điều chỉnh,... giấy phép khai thác)
Kính gửi: |
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (1), |
I. Phần chung
1. Tổ chức, cá nhân: ………………..;
2. Loại hình doanh nghiệp: ……………….. (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp khác...);
3. Địa chỉ:………………………..;
Điện thoại: …………….; Fax: …………….;
4. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên …………………………….;
- Năm sinh……………………………..;
5. Giấy phép khai thác khoáng sản số:……. ngày... tháng.... năm……..
- Loại khoáng sản được phép khai thác: ……………………;
- Cơ quan cấp phép ………………………………..;
- Vị trí mỏ: thôn……………. , xã (phường, thị trấn)…………….. , huyện (thị xã, thành phố) ……., tỉnh (thành phố) ………………..;
- Phương pháp khai thác: …………………(lộ thiên/hầm lò/………………);
- Diện tích khu vực khai thác:………………(m2, ha, km2);
- Độ cao khai thác: từ mức………….m, đến mức………….m;
- Trữ lượng được phép khai thác:
+ Trữ lượng địa chất ……….(tấn, m3),
+ Trữ lượng khai thác ……………(tấn, m3);
- Công suất được phép khai thác: ……….. (tấn/năm, m3/năm, m3/ngày, đêm);
- Thời hạn Giấy phép khai thác: .... (tháng, năm);
6. Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số.... ngày .... tháng....năm ...
- Cơ quan ban hành:
- Loại khoáng sản được phép tiếp tục khai thác:…………………………..;
- Vị trí mỏ: thôn………………., xã (phường) ……………, huyện (thị xã, thành phố) ……….., tỉnh (thành phố) …………….;
- Phương pháp tiếp tục khai thác: ………………. (lộ thiên/hầm lò/....);
- Diện tích khu vực tiếp tục khai thác:………….. (m2, ha, km2);
- Chiều cao tiếp tục khai thác: từ mức …………….m, đến mức ………..m;
- Trữ lượng được phép tiếp tục khai thác:
+ Trữ lượng địa chất ………..(tấn, m3),
+ Trữ lượng khai thác ………….(tấn, m3);
- Công suất được phép tiếp tục khai thác: …………………. (tấn/năm, m3/năm, m3/ngày-đêm);
- Thời hạn được phép tiếp tục khai thác: .... (tháng, năm);
II. Kết quả hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
II.1. Kết quả hoạt động khai thác, chế biến từng năm
…
II.2. Kết quả hoạt động khai thác, chế biến từ ngày.... tháng....năm….. (từ khi được cấp phép) đến ngày….. tháng.... năm....(thời điểm báo cáo):
1. Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (hoặc tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản)…………. (VND);
2. Tổng vốn đầu tư: …………..(VND);
3. Tổng tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản: ………(VND);
4. Sản lượng khai thác khoáng sản theo thực tế từ khi được cấp phép (ngày...tháng… năm….) đến thời điểm báo cáo (ngày...tháng….. năm…..):………….. (tấn, m3);
5. Giá thành khai thác trung bình hàng năm: ……. (VND/tấn, m3);
6. Hệ số tổn thất trong khai thác trung bình: thiết kế……. /thực tế: …………;
7. Hoạt động tuyển, phân loại, làm giàu:
- Khối lượng ……………. (tấn, m3), hàm lượng khoáng sản nguyên khai …………/(tấn, m3) đưa vào tuyển, làm giàu:;
- Khối lượng………… (tấn, m3), hàm lượng khoáng sản sau tuyển, làm giàu: ……… (tấn, m3);
- Khối lượng khoáng sản đi kèm thu hồi được: ………….. (tấn, m3);
8. Khối lượng khoáng sản đã xuất khẩu (nếu có): …………….(tấn, m3);
9. Tổng khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo: ……….. (tấn, m3);
10. Tổng doanh thu: …………………(VND);
11. Nộp ngân sách Nhà nước: ………… (VND);
Trong đó: - Thuế Tài nguyên: …………… (VND);
- Thuế xuất khẩu khoáng sản ………..(VND);
- Thuế môi trường: ………………(VNĐ);
- Tiền thuê đất: ………………..(VNĐ)
- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản/tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản: .... (VND);
- Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản: .... (VND);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp ………… (VND).
- Khác (nếu có): …………….
12. Tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản……….. (VND).
13. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản:……. (VND);
14. Trữ lượng địa chất đã khai thác từ khi được cấp phép (ngày...tháng…. năm….) đến thời điểm báo cáo (ngày...tháng…..năm…………): ……………….(tấn, m3).
15. Trữ lượng địa chất còn lại tính đến thời điểm báo cáo (ngày...tháng….năm….):……… (tấn, m3), trong đó:
- Trữ lượng địa chất được phép khai thác…………….. (tấn, m3);
- Trữ lượng địa chất tăng giảm do thăm dò nâng cấp trong thời gian khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận ……………(tấn, m3);
16. Tổng sản lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác từ khi cấp phép tính đến thời điểm báo cáo (ngày 31/12/20...):………….. (tấn, m3).
17. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản……………;
18. Số lao động sử dụng (ghi rõ số lao động là người địa phương tại xã nơi có hoạt động khai thác khoáng sản) và thu nhập bình quân/năm…………;
19. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cầu cống...) quy đổi thành tiền………..(VNĐ);
20. Xây dựng công trình công cộng (trường học, nhà trẻ……..) quy đổi thành tiền……. (VNĐ);
21. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã áp dụng trong khai thác………/giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác...
22. Đánh giá chung
Đánh giá chung về việc áp dụng công nghệ, thiết bị khai thác trong thực tế. Đánh giá về những biến động về chất lượng, trữ lượng khoáng sản thực tế trong thời kỳ báo cáo so với tài liệu địa chất đã được duyệt. Nếu có biến động (tăng/giảm) trữ lượng, thay đổi chất lượng phát hiện trong quá trình khai thác cần lập thành báo cáo với các tài liệu, bảng biểu kèm theo chứng minh cho các nhận định.
III. Kế hoạch, sản lượng (công suất) khai thác tiếp theo
1. Tiếp tục khai thác: từ ngày….tháng….. năm....
2. Thời gian khai thác:…… tháng/năm.
3. Sản lượng khai thác
... (dự kiến theo từng năm)
|
Tổ chức, cá nhân |
Ghi chú: (1) Chỉ Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp mới phải gửi Báo cáo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu số 44
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Địa danh, ngày …….. tháng …… năm ……..
BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC ĐỊA VÀ
NGHIỆM THU KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ
(tên loại khoáng sản)………… tại khu vực mỏ………xã (phường, thị trấn)….., huyện (thị xã, thành phố)………., tỉnh (thành phố) ………… (theo Giấy phép khai thác khoáng sản số ……/………. ngày….. tháng….. năm…………)
Thực hiện quy định về nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh/thành phố………xem xét đề nghị đóng cửa mỏ………… (tên loại khoáng sản) khu vực………….., xã (phường, thị trấn)………….., huyện (thị xã, thành phố)…………, tỉnh/thành phố………. của Công ty……………, ngày ……. tháng ……. năm…………, Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….. ngày……. tháng.......... năm………… của………… (tên cơ quan chủ trì) đã phối hợp với………….. (tên cơ quan phối hợp kiểm tra) tổ chức kiểm tra thực địa, nghiệm thu và xác nhận về khối lượng công việc theo Đề án đóng cửa mỏ khu vực……. nêu trên. Tham gia kiểm tra và gồm có:
Cơ quan chủ trì kiểm tra:
1. Ông…………………., chức vụ……….,
2. Ông…………………., chức vụ……….
Cơ quan phối hợp kiểm tra:
1. Ông…………………., chức vụ……….,
2. Ông…………………., chức vụ……….
Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ:
1. Ông…………………., chức vụ……….,
2. Ông…………………., chức vụ………..
I. Khái quát chung
1. (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản) ……………. được…….. (Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp……………, đăng ký lần đầu ngày….. tháng….. năm…….., đăng ký thay đổi lần thứ.... (lần thay đổi) ngày …….. tháng……. năm…………
2. Công ty được………………. Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh/thành phố……….. cho phép khai thác……… (tên loại khoáng sản) tại khu vực…………., thuộc xã (phường, thị trấn)…., huyện (thị xã, thành phố)…………., tỉnh (thành phố)…………theo Giấy phép khai thác khoáng sản số…….ngày….. tháng…. năm……. với một số nội dung chính như sau:
- Phương pháp khai thác: ………(lộ thiên/hầm lò/……),
- Diện tích khai thác:…………….ha,
- Chiều cao khai thác: từ mức……….m đến mức …………m,
- Trữ lượng được phép khai thác: ………..tấn/m3,
- Công suất khai thác: ………………tấn/năm (m3/năm),
- Thời hạn:………………. năm.
3. Ngày…… tháng…….. năm ……………, tại Quyết định số……… của……… (Tên cơ quan phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ) đã phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ………… (tên loại khoáng sản) tại khu vực ………………, thuộc xã (phường, thị trấn)………….., huyện (thị xã, thành phố)……….., tỉnh (thành phố)………. với một số nội dung chính như sau:
- Mục đích đóng cửa mỏ:………………,
- Diện tích đóng cửa mỏ:…………….ha,
- Khối lượng thực hiện:………………………,
- Thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ:……………….tháng (kể từ ngày Quyết định nêu trên có hiệu lực thi hành).
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Vị trí khu vực đóng cửa mỏ
- Vị trí, diện tích, tọa độ khu vực đề nghị đóng cửa mỏ:
- Kết quả kiểm tra địa hình và sử dụng máy định vị GPS cầm tay, so sánh tọa độ đo bằng GPS cầm tay tại thực địa với tọa độ trên bản đồ:…………………..
2. Hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ và kết quả kiểm tra thực địa, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ
2.1. Hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ
Mô tả hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ.
2.2. Kết quả kiểm tra thực địa, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ
- Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ (kể cả các bãi thải) tại thời điểm đóng cửa mỏ:
- Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại tròn khu vực được phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ:
- Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:
- Các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ (kể cả các bãi thải của mỏ):
- Biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan:
- Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đóng cửa mỏ:
- Đối chiếu, đánh giá chất lượng, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường (bao gồm: Khu vực khai trường, bãi thải, sân công nghiệp và phụ trợ) đã hoàn thành theo đề xuất trong đề án đóng cửa mỏ hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã phê duyệt.
III. Đề xuất, kiến nghị của Đoàn kiểm tra
Công ty đã hoàn thành/chưa hoàn thành khối lượng theo đề án đóng cửa mỏ đã được phê duyệt.
Đoàn kiểm tra đề nghị…….. Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND tỉnh/thành phố...ban hành/không ban hành Quyết định đóng cửa mỏ ……….. (tên loại khoáng sản) tại khu vực ………….., thuộc xã (phường, thị trấn)…………, huyện (thị xã, thành phố)…………, tỉnh (thành phố) ………..
(Trường hợp đề xuất không ban hành Quyết định đóng cửa mỏ, Đoàn kiểm tra nêu rõ lý do và đề xuất hướng xử lý)
IV. Ý kiến của……………. (tên tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ)
Biên bản này được lập xong vào hồi ….. giờ ….. phút ngày ….. tháng ….. năm …… đã đọc cho mọi người có mặt cùng nghe và nhất trí thông qua; được lập thành ….. bản, đánh số trang từ 1 đến……, đóng dấu giáp lai giữa các trang, giao cho…… (tên tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản) 01 bản./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CỬA MỎ |
Mẫu số 45
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./…… |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm.... |
ĐĂNG KÝ, THÔNG BÁO NGÀY BẮT ĐẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN MỎ, NGÀY BẮT ĐẦU KHAI THÁC
Kính gửi: |
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (1), |
(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)
Trụ sở tại:
Điện thoại:………………………………………. Fax:
Được Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …….) cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số ……. ngày …… tháng…… năm …… cho phép khai thác…… tại khu vực…. thuộc xã (phường, thị trấn)………………. huyện (thị xã, thành phố)………. tỉnh (thành phố)……
(Tên tổ chức, cá nhân)……………. đăng ký, thông báo ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác mỏ như sau:
1. Ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ: ngày.... tháng….. năm …… Thời gian xây dựng cơ bản mỏ là………… tháng/năm.
2. Ngày bắt đầu khai thác: ngày.... tháng…… năm .... Thời gian khai thác là….. năm….. tháng…..
(Tên tổ chức, cá nhân)……………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.
|
Tổ chức, cá nhân |
Ghi chú: (1) Chỉ Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp mới phải gửi thông báo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mẫu số 46
(TỔ CHỨC, CÁ NHÂN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./….. |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT, LẤY MẪU
ĐỂ LỰA CHỌN DIỆN TÍCH LẬP ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Công văn số ... ngày ... tháng ... năm ... của ....)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố………….
(Tên tổ chức, cá nhân):
Địa chỉ trụ sở:
Điện thoại: Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố…… cấp lần đầu ngày... tháng... năm....
Căn cứ Điều 37 Luật khoáng sản, lập kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản .... Tại xã ... huyện ... tỉnh/thành phố ... với nội dung như sau:
1. Phạm vi (diện tích, tọa độ khu vực đề nghị khảo sát, lấy mẫu ...;
2. Thời gian: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...;
3. Số km khảo sát tại thực địa:…… km
4. Tổng số lượng mẫu: .... mẫu, trong đó:
4.1. Mẫu (trọng sa, kim lượng...): …………
+ Số lượng: …………..
+ Khối lượng/kích thước mẫu: ...
4.2. Mẫu…..: ....
(Tên tổ chức, cá nhân)…………… cam kết chỉ khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất và quy định về số lượng, thời gian, khối lượng, kích thước mẫu quy định định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản./.
|
Tổ chức, cá nhân |
Mẫu số 47
(ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số …../TB-UBND |
Địa danh, ngày.... tháng.... năm .... |
THÔNG BÁO
Về việc chấp thuận kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập Đề án thăm dò khoáng sản
Kính gửi: ... (tên tổ chức, cá nhân)
- Căn cứ Điều 37 Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Xét đề nghị của (tên tổ chức, cá nhân) tại Công văn số.... ngày ... tháng ... năm về việc .... Và Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập Đề án thăm dò khoáng sản tại ....Xã.... Huyện... tỉnh/thành phố...
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường …..,
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.... chấp thuận Kế hoạch khảo sát, lấy mẫu để lựa chọn diện tích lập Đề án thăm dò khoáng sản của (tên tổ chức, cá nhân)... cụ thể như sau:
1. Phạm vi (diện tích, tọa độ khu vực khảo sát, lấy mẫu ...);
2. Thời gian: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...;
3. Số km khảo sát tại thực địa: …… km
4. Tổng số lượng mẫu: .... mẫu, trong đó:
4.1. Mẫu (trọng sa, kim lượng...): …………..
+ Số lượng: ………..
+ Khối lượng/kích thước mẫu: .....
4.2. Mẫu...: ....
(Tên tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện việc khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất theo đúng kế hoạch nêu trên và quy định về khối lượng, kích thước mẫu quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; không được lợi dụng khảo sát, lấy mẫu để thăm dò, khai thác khoáng sản./.
|
Tổ chức, cá nhân |
MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 45/2016/TT-BTNMT |
Hanoi, December 26, 2016 |
REGULATIONS ON MINERAL EXPLORATION AND MINE CLOSURE PROJECTS, AND TEMPLATES OF REPORTS ON MINERAL ACTIVITIES, REQUIRED DOCUMENTS INCLUDED IN APPLICATION FOR MINERAL OPERATION LICENSE AND APPLICATION FOR APPROVAL FOR MINERAL RESERVES, AND MINE CLOSURE PROCEDURES
Pursuant to the Law on Mineral No. 60/2010/QH12 dated November 17, 2010;
Pursuant to the Government’s Decree No. 158/2016/ND-CP dated November 29, 2016 on guidelines for the Law on Mineral;
Pursuant to the Government's Decree No. 21/2013/ND-CP dated March 04, 2013 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At the request of Director of General Department of Geology and Minerals of Vietnam and Director of Legal Department;
Ministry of Natural Resources and Environment promulgates Circular providing regulations on mineral exploration and mine closure projects, and templates of reports on mineral activities, documents required in application for mineral operation license and application for approval for mineral reserves, and mine closure procedures.
This Circular deals with Clause 2 Article 39, Clause 2 Article 75 of the Law on Mineral; Clause 5 Article 7, Clause 3 Article 35, Clause 2 Article 45, Clause 4 Article 46, Clause 2 Article 57 of the Government’s Decree No. 158/2016/ND-CP dated November 29, 2016 on guidelines for the Law on Minerals (hereinafter referred to as Decree No. 158/2016/ND-CP).
1. Regulatory authorities in mineral sector, mining industry and mineral processing sector, environmental protection authorities, regulatory authorities in charge of appraising and giving approval for mineral deposits, and other relevant authorities.
2. Organizations and individuals operating in mineral exploration and extraction sectors; organizations and individuals practicing in mineral exploration; organizations and individuals providing consultancy for formulating mineral exploration projects or mine closure projects.
Article 3. Contents of mineral exploration project
1. The formulation of mineral exploration project must base on the results of geological baseline surveys of minerals, including survey and geological documents of previous periods which are used as the basis for selection of mineral exploration area and object, or survey and sampling results in order to zone the area for which the mineral exploration project is formulated by the entity.
2. A mineral exploration project includes: Explanatory notes, appendixes and technical drawings.
3. The mineral exploration project must include main contents as regulated in Clause 1 Article 39 of the Law on Mineral and lay-out, contents of chapters and sections made according to the Template No. 01 stated in the Appendix enclosed herewith.
Article 4. Contents to be appraised of mineral exploration project
1. The following contents of mineral exploration project must be appraised:
a) Location, coordinates, boundary and area of the region for which the mineral exploration license is applied for;
b) Legal grounds and existing geological and mineral documents which are used as the basis for selection of area and mineral type for which exploration license is applied for;
c) Basis for classification of mine groups according to their complexity, selection of network of works to explore and evaluate reserves level, combined technical methods, volume of various works, and types of analytical samples: Measures of taking, processing, analyzing, number of samples, estimated place for analyzing, and method to test analytical quality of basic sample;
d) Impacts of exploration activities on the environment, labour safety and handling measures, and the protection of minerals which are not yet extracted in course of exploration;
dd) Estimated norms to calculate mineral reserves, basis of reserves calculation method; estimated reserves and feasibility of reserves objective;
e) The rationality and the feasibility of the organization, schedule and progress of implementation of mineral exploration work items;
g) The correctness of cost estimates for exploration items in accordance with applicable regulations.
2. The procedures for appraisal of the mineral exploration project are carried out in accordance with regulations in Article 59 of the Decree No. 158/2016/ND-CP.
MINE CLOSURE PROJECT; APPRAISAL AND APPROVAL FOR MINE CLOSURE PROJECT; CHECK AND ACCEPTANCE OF MINE CLOSURE PROJECT AND DECISION ON MINE CLOSURE
Article 5. Contents of mine closure project
1. A mine closure project includes: Explanatory notes, appendixes and enclosed drawings.
2. The lay-out and contents of chapters and sections of a mine closure project are prepared according to the Template No. 02 stated in the Appendix enclosed herewith.
Article 6. Council for appraisal of mine closure project
1. Pursuant to regulations in Article 82 of the Law on Mineral and Clauses 1, 2 Article 45 of Decree No. 158/2016/ND-CP, Minister of Natural Resources and Environment or the People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as Provincial-level People’s Committee) shall decide the establishment of the council for appraisal of mine closure project (hereinafter referred to as the appraisal council) under their competence in accordance with regulations of law.
2. The appraisal council prescribed in Clause 1 of this Article is comprised of at least 09 members, including: Chairperson, Deputy Chairperson, 01 secretary, 02 criticizers and several members who are representatives of supervisory authorities, specialists and scientists in the fields of geology, mineral extraction and environment. To be specific:
a) The appraisal council that is established under decision of Minister of Natural Resources and Environment is comprised of: Chairperson who is the representative leader of Ministry of Natural Resources and Environment, Deputy Chairperson who is the representative leader of General Department of Geology and Minerals of Vietnam, Secretary who is the leader of an affiliate of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam and is assigned to appraise the application for mine closure, and council's members who are representatives of relevant functional divisions of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam, representatives of Vietnam Environment Administration, representatives of Department of Natural Resources and Environment of the province where the mine to be closed is located and specialists/ scientists in the fields of geology, mineral extraction and environment;
b) The appraisal council that is established under decision of the Provincial-level People’s Committee is comprised of: Chairperson who is the leader of the Provincial-level People’s Committee, Deputy Chairperson who is the representative leader of Provincial Department of Natural Resources and Environment, Secretary who is the leader of a division of the Provincial Department of Natural Resources and Environment and is assigned to appraise the application for mine closure, and council's members who are representatives of relevant functional divisions of the Provincial Department of Natural Resources and Environment, representatives of the Provincial Department of Industry and Trade and the Provincial Department of Construction, representatives of the People’s Committee of District where the mine to be closed is located and several specialists/ scientists in the fields of geology, mineral extraction and environment.
3. The appraisal council shall operate in accordance with the Regulation on operation of the Council for appraisal of mine closure project promulgated by Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 7. Procedures for appraisal and grant of approval for the mine closure project
1. The applicant for approval for mine closure shall submit the application to the application-receiving authority (hereinafter referred to as receiving authority) prescribed in Clauses 1, 3 Article 47 of Decree No. 158/2016/ND-CP; the documents required of the application, form and contents of the application are regulated in Article 56 of Decree No. 158/2016/ND-CP and in Article 5 herein.
2. Not later than 03 days as from the receipt of the application, the receiving authority shall verify it. If the application is sufficient and valid, the receiving authority shall give a receipt note to the applicant. In case the application is not sufficient or the application is sufficient but its required documents are not consistent with regulations of law, the receiving authority shall provide the applicant with written instructions on amendment to the application. The application is amended once only.
3. Not later than 10 days as from the date of the receipt note, the receiving authority must get ideas about the application from the council’s members, and invite a representative member of the council to join the on-site inspection (where necessary). In case the issuance of mining license is under the competence of Ministry of Natural Resources and Environment, the application for approval for mine closure also requires the written ideas from the People’s Committee of province where the mine is located.
Not later than 15 days as from the receipt of the written request for consultation from the receiving authority, the consulted entities must reply the receiving authority in writing with ideas about the contents of the mine closure project and relevant matters. Over the said time limit, if the consulted entities do not send written response to the receiving authority, they are considered to have agreed upon the consulted matters.
4. The receiving authority shall, within 05 days from the receipt of written response from consulted entities, prepare and send consolidated report on received ideas to the Chairperson of the appraisal council to organize a council meeting.
The Chairperson of the appraisal council shall, within 07 days from the receipt of report from the receiving authority, decide time of the council meeting. The contents to be appraised of the mineral exploration project shall follow regulations in Clause 3 Article 45 of the Decree No. 158/2016/ND-CP.
5. Not later than 06 days from the ending of the council meeting, the Chairperson of the appraisal council must complete the minutes of the council meeting. If the mine closure project requires further amendment or is not approved, the receiving authority shall give a written notification, enclosed with the minutes of the meeting of the appraisal council, to the applicant to provide explanation thereof.
The time limit for appraising the mine closure project is exclusive of the time for amending or re-making the mine closure project.
6. Submission of the mine closure project for approval:
a) If the mine closure project is approved by the appraisal council, the receiving authority shall, within 08 days from the ending of the council meeting or from the receipt of written amendment to the mine closure project submitted by the applicant (if any), complete and submit the application for approval for mine closure project to the competent authority for considering approval;
b) Within 07 days from the receipt of the statement enclosed with the application for approval for mine closure project, the authority competent to give approval for the mine closure project shall make decision on approval for the project. If the project is not approved, a written response shall be granted to provide explanation;
c) Within 02 days from the receipt of decision on approval for mine closure project, the receiving authority shall inform the applicant to receive application handling results and discharge relevant obligations in accordance with applicable regulations.
Article 8. Time and procedures for check and acceptance of performance of the mine closure project
1. Upon the completion of items and workload under the approved mine closure project, the applicant shall send a written report on the project’s performance results to the receiving authority for considering acceptance.
Time for check and acceptance of performance results of the mine closure project, and promulgation of decision on mine closure shall not exceed 30 days as from the receipt of report on the project’s performance results.
2. Within 15 days from the receipt of report on performance results of the mine closure project, the receiving authority must get written ideas from regulatory authorities in accordance with regulations in Clause 2 Article 20 of the Circular No. 38/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 of Minister of Natural Resources and Environment on environment remediation and restoration in mineral mining activities and other relevant authorities before carrying out the on-site inspection to verify the performance results of the mine closure project.
Results of on-site inspection of performance of work items included in the mine closure project and completion of environment remediation and restoration work items must be specified in the written record of on-site inspection.
Article 9. Application and procedures for promulgation of decision on mine closure
1. The application for promulgation of decision on mine closure includes:
a) The application form for mine closure which is made by the applicant who is licensed to perform mining activities and enclosed with the mining license;
b) The mine closure project, enclosed with decision on approval for the mine closure project made by the competent authority; report on performance of the mine closure project made by the applicant for approval for mine closure;
c) The written record of on-site inspection; the report on acceptance of mine closure project made by the receiving authority. In case the issuance of mining license is under the competence of Ministry of Natural Resources and Environment, the written ideas given by the People’s Committee of province where the mine is located must be enclosed.
d) The draft of decision on mine closure: In case the mine is closed in order to surrender the mining license or relinquish a part of mining area, mine closure contents must be also specified in the decision on approval for surrender of mining license or for relinquishing part of mining area.
2. Procedures for promulgation of decision on mine closure:
a) Within 05 days from the ending of on-site inspection of performance of mine closure project, the receiving authority complete the application as regulated in Clause 1 of this Article and submit it to the authority that has the power to make decision on mine closure;
b) Within 07 days from the receipt of the application submitted by the receiving authority, the competent authority shall make decision on mine closure. If the application is rejected, the competent authority shall give a written notification and provide explanation;
c) Within 03 days from the receipt of decision on mine closure, the receiving authority shall inform the applicant thereof to receive the application handling results and fulfill other relevant obligations in accordance with regulations.
TEMPLATES OF APPLICATIONS, DRAWINGS, LICENSES, DECISIONS AND REPORTS IN MINERAL ACTIVITIES
Article 10. Templates of application for mineral operation license; registration forms of area, power, volume, methods, equipment and plan for extraction of minerals to use as common building materials in the project’s building areas; registration forms of quantity of sand/gravel excavated in course of performance of channel dredging and expansion projects
1. Applications for issuance, renewal and surrender of mineral exploration license; the application for relinquishing part of mineral exploration area and the application for transfer of right to conduct mineral exploration activities shall be made using templates 03-06 provided in the Appendix enclosed herewith.
2. Applications for issuance, renewal, surrender and amendment of mining license; the application for relinquishing part of mining area and the application for transfer of right to conduct mining activities shall be made using templates 07 - 11 provided in the Appendix enclosed herewith.
3. The application for issuance of license to extract minerals in area where an investment and construction project is performed shall be made using template No. 12 provided in the Appendix enclosed herewith.
4. Applications for issuance, renewal and surrender of license for full extraction of minerals shall be made using templates 13 - 15 provided in the Appendix enclosed herewith.
5. Applications for excavation of sand and gravel in course of performance of channel dredging and expansion projects; registration forms of quantity of sand/gravel excavated in course of performance of channel dredging and expansion projects; registration forms of area, power, volume, methods, equipment and plan for extraction of minerals to use as common building materials in the project’s building areas shall be made using templates 16 - 18 provided in the Appendix enclosed herewith.
Article 11. Templates of applications for approval for mineral reserves, approval for mine closure projects and applications for mine closure
1. Applications for approval for mineral reserves shall be made using template 19 provided in the Appendix enclosed herewith.
2. Applications for approval for mine closure projects (including applications for mine closure for surrendering mining license or relinquishing part of mining area) shall be made using template 20 provided in the Appendix enclosed herewith.
3. Applications for mine closure (excluding applications for mine closure for surrendering mining license or relinquishing part of mining area) shall be made using template 21 provided in the Appendix enclosed herewith.
Article 12. Templates of maps and drawings required in applications for mineral operation license and mine closure
1. Map of an area in which mineral exploration license/ mining license is applied for or the mine of which the closure is applied for is located shall be made according to appendix of template of mineral exploration license, mining license or decision on mine closure enclosed herewith.
2. Map scale of area in which mineral operation license is applied for or where the mine of which the closure is applied for is located is provided for as below:
a) The map of an area of 5km2 or larger shall be made on the background of the map extracted from the VN-2000 coordinate topographic map, and have a scale of not smaller than 1:100.000;
b) The map of an area between 2km2 and 5km2 shall be made on the background of the map extracted from the VN-2000 coordinate topographic map, and have a scale of not smaller than 1:50.000;
c) The map of an area from 0.5km2 to under 2km2 shall be made on the background of the map extracted from the VN-2000 coordinate topographic map, and have a scale of not smaller than 1:25.000;
d) The map of an area smaller than 0.5km2 shall be made on the background of the map extracted from the VN-2000 coordinate topographic map, and its scale shall be not smaller than 1:10.000 if it is the map of mineral exploration area or 1:5.000 if it is the map of mining area or the map of area where the mine to be closed is located.
3. Meridians and projection zones of drawings required in applications for mineral operation license or
applications for mine closure, and status map of mining area must comply with the following provisions:
a) With respect to the licensing under the competence of Ministry of Natural Resources and Environment, drawings required in the application for mineral operation license or the application for mine closure, and status map of mining area shall be made according to VN-2000 coordinates, central-axle meridians and projection zone of 6 degree;
b) With respect to the licensing under the competence of the Provincial-level People’s Committee, drawings required in the application for mineral operation license or the application for mine closure, and status map of mining area shall be made according to VN-2000 coordinates, local-axle meridians and projection zone.
Article 13. Regulations on licensing and templates of mineral exploration license, mining license and license for full extraction of minerals; certificates of registration of area, power, volume, methods, equipment and plan for extraction of minerals to use as common building materials in the project’s building area; certificates of registration of quantity of sand/gravel excavated in course of performance of channel dredging and expansion projects
1. The mineral exploration license, the mining license, the license for extraction of minerals in project's building area, or the license for full extraction of minerals shall be issued in 03 originals among which 01 original is retained by the licensing authority, 01 original is retaining by the receiving authority and the other is delivered to the applicant. Copies of the license shall be sent to relevant authorities/units for monitoring and cooperating in management task.
2. The mineral exploration license, the mining license, the license for extraction of minerals in project's building area, and the license for full extraction of minerals shall be made using Template No. 22, Template No. 24, Template No. 26 and Template No. 29; The renewed mineral exploration license and the renewed mining license is made using Template No. 23 and Template No. 25 provided in the appendix enclosed herewith.
3. The transfer of rights to carry out mineral exploration or mining activities shall be certified by granting a new license whose contents must be in conformity with the former one with the number of issued originals regulated in Clause 1 of this Article, and performed in accordance with relevant regulations of the law on minerals.
4. Decisions shall be granted using Template No. 28, Template No. 33 and Template No. 34 provided in the appendix enclosed herewith in order to give approval for amendments to a mining license, for surrender of mineral exploration license or relinquishing part of mineral exploration area, and for surrender of mining license or relinquishing part of mining area.
5. Certificates of registration of area, power, volume, methods, equipment and plan for extraction of minerals to use as common building materials in the project’s building area; certificates of registration of quantity of sand/gravel excavated in course of performance of channel dredging and expansion projects shall be made using Template No. 27 enclosed herewith.
Article 14. Templates of decisions granted in mineral operations
1. Decisions on approval/ certification of mineral reserves/resources included in reports on mineral exploration results, approval/ certification of mineral water reserves/resources; reports on exploration for upgrading mineral reserves category in licensed mining area shall be made using Template No. 30 provided in the Appendix enclosed herewith.
2. Decision on approval for mine closure project shall be made using Template 31 provided in the Appendix enclosed herewith.
3. Decision on mine closure (excluding the surrender of mining license or relinquishing part of mining area which is specified in decision on approval for surrender of mining license or relinquishing part of mining area) shall be made using Template 32 provided in the Appendix enclosed herewith.
Article 15. Templates of reports on mineral operation results
Reports on mineral operations prescribed in Article 7 of the Decree No. 158/2016/ND-CP shall be made using templates 35 - 45 provided in the Appendix enclosed herewith. To be specific:
1. Periodic report on mineral exploration activities shall be made using Template No. 35.
2. Periodic report on mining activities shall be made using Template No. 36.
3. Report on state management of minerals within the scope of a province or central-affiliated city shall be made using Template No. 37.
Consolidated report on the issuance of mineral exploration license and results of exploration activities in the province or city is made using the Template No. 37a; Consolidated report on the issuance of mining license and results of mining activities in the province or city is made using the Template No. 37b.
4. Report on state management of minerals nationwide shall be made using Template No. 38.
5. Report on mineral exploration results shall be made using Template No. 39.
6. Report on mineral water exploration results shall be made using Template No. 40.
7. Report on results of mine closure project shall be made using Template No. 41.
8. Report on mineral exploration results and plan for keeping exploration conducted (if the renewal of license is applied for) shall be made using Template No. 42.
9. Report on mining results and plan for keeping mining activities conducted (if the mining license is amended or renewed) shall be made using Template No. 43.
Article 16. Templates of other relevant documents in mineral operations
Other documents relating to mineral operations shall be made using templates 44 - 49 provided in the Appendix enclosed herewith. To be specific:
1. Written record of on-site inspection of performance of mine closure project shall be made using Template No. 44.
2. Registration or notification of commencement of mine capital construction or commencement of mining activities shall be made using Template No. 45.
3. Plan for surveying and sampling to serve the selection of area for making the mineral exploration project shall be made using Template No. 46.
6. Notification given by the Provincial-level People’s Committee for approval for the plan for surveying and sampling to serve the selection of area for making mineral exploration project shall be made using Template No. 47.
Article 17. Transitional provision
The processing of applications for approval for mineral exploration projects or mine closure projects and reports/documents included in applications for mineral operation license or applications for approval for mineral reserves which are received by regulatory authorities before the entry into force of the Government’s Decree No. 158/2016/ND-CP dated November 29, 2016 on guidelines for the Law on Minerals shall be continued in accordance with regulations of law applicable at time of receiving such applications.
Article 18. Effect and implementation responsibility
1. This Circular shall come into force as from March 15, 2017.
2. The Circular No. 16/2012/TT-BTNMT dated November 29, 2012 by Minister of Natural Resources and Environment providing regulations on mineral exploration and mine closure projects, and templates of reports and documents required in applications for mineral operation license, applications for approval for mineral reserves and applications for mine closure shall be no longer valid as from the entry into force of this Circular.
3. General Department of Geology and Minerals of Vietnam shall instruct and inspect the implementation of this Circular.
4. Ministries, Ministerial-level Agencies, Affiliates of the Government, the People's Committees at all levels, and other organizations and individuals involved shall assume responsible for implementing this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration./.
|
PP. MINISTER |