Nghị định 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số hiệu: | 21/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/03/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 14/03/2013 | Số công báo: | Từ số 157 đến số 158 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/04/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành tài nguyên và môi trường.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về đất đai:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý, sử dụng đất đai sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; có ý kiến bằng văn bản về nội dung sử dụng đất trong quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh khung giá các loại đất, nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất; thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng bảng giá đất và định giá đất cụ thể; lập bản đồ giá đất; tổng hợp, cung cấp dữ liệu, thông tin về khung giá các loại đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng dữ liệu địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá đất thuộc thẩm quyền;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện, thủ tục về hoạt động dịch vụ công trong quản lý, sử dụng đất đai, cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn, kiểm tra việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
i) Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
k) Tổ chức điều tra, đánh giá tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
l) Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, lưu trữ dữ liệu về đất đai;
m) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.
6. Về tài nguyên nước:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm các nguồn nước để bảo đảm việc khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông thuộc phạm vi quản lý của Bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
b) Lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông;
c) Lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phục hồi các nguồn nước nội tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phương án ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định việc phân loại các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, không bao gồm hành lang bảo vệ đê và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về đê điều, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; việc xác định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng giới hạn khai thác của các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sau khi được ban hành; thẩm định sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước theo quy định của pháp luật đối với các dự án xây dựng hồ chứa trên các lưu vực sông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong phạm vi cả nước;
g) Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện; kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; lưu trữ, quản lý, công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tình trạng nguồn nước trên các lưu vực sông theo quy định của pháp luật;
h) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
i) Làm cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước liên quốc gia và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về lưu vực sông; tham gia đàm phán và thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế và tài nguyên nước phù hợp với cam kết, điều ước quốc tế và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
k) Giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, tranh chấp khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.
7. Về địa chất và khoáng sản:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về địa chất và khoáng sản sau khi cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược khoáng sản; quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng;
c) Khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực có khoáng sản độc hại; khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tổng hợp, kiểm tra việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của các địa phương;
d) Quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ trướng Chính phủ đã được điều tra đánh gia về khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;
đ) Nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quy định việc lập, thẩm định dự án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo thăm dò, khai thác khoáng sản; xây dựng và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất, mạng lưới công viên địa chất và tai biến địa chất;
e) Thẩm định đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;
h) Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
i) Cấp, gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định của pháp luật; cấp, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu là khoáng sản theo quy định của pháp luật;
k) Kiểm tra việc tuân thủ nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiểm soát hoạt động khoáng sản, hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trên phạm vi cả nước; theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ chính sách phát triển bền vững đối với điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản, chính sách bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác.
8. Về môi trường:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên ngành, liên tỉnh, liên vùng và quốc gia về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường và suy thoái môi trường, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên tỉnh, đa dạng sinh học, sức khỏe môi trường, phát triển công nghệ môi trường, dịch vụ bảo vệ môi trường và dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, các vấn đề môi trường xuyên biên giới theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý chất thải theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chỉ tiêu quốc gia về môi trường và đa dạng sinh học, hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường, hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn việc điều tra, khảo sát xác định khu vực bị ô nhiễm, xác định thiệt hại đối với môi trường, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, khắc phục và cải thiện môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra, khảo sát, xác định khu vực bị ô nhiễm, xác định thiệt hại đối với môi trường, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, khắc phục và cải thiện môi trường trên khu vực bị ô nhiễm môi trường liên tỉnh, xuyên quốc gia;
e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để, việc xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp luật;
g) Lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn lập, thẩm định tính phù hợp của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang Bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;
h) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan lập dự án thành lập và tổ chức quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia theo phân công của Chính phủ;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh học tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi;
k) Hướng dẫn, kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gien; xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
l) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; danh mục loài ngoại lai xâm hại; danh mục các chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải; danh mục các chế phẩm sinh học gây ô nhiễm môi trường bị cấm nhập khẩu; danh mục phế liệu được phép nhập khẩu; danh mục công nghệ môi trường khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ môi trường hạn chế chuyển giao, danh mục công nghệ môi trường cấm chuyển giao; tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam;
m) Xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường quốc gia, hoạt động quan trắc môi trường và đa dạng sinh học, phân tích trọng tài và kiểm chuẩn thiết bị quan trắc môi trường; chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc, cơ sở dữ liệu về môi trường và đa dạng sinh học; chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về môi trường, đa dạng sinh học; hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương lập báo cáo về môi trường, đa dạng sinh học;
n) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá công trình, thiết bị, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, kiểm tra công tác giám định môi trường theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, ứng dụng triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ môi trường; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, mô hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện môi trường;
o) Hướng dẫn, thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
p) Tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương và phối hợp với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường sau khi được phê duyệt;
q) Hướng dẫn việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, bồi thường và phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; hướng dẫn tổ chức và hoạt động quỹ bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương; làm cơ quan đầu mối quốc gia của Quỹ môi trường toàn cầu;
r) Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; chủ trì việc lập hồ sơ đề cử công nhận các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, hồ sơ đề cử công nhận khu di sản của ASEAN;
s) Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
9. Về khí tượng thủy văn:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về khí tượng thủy văn sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, quan trắc định vị sét, giám sát biển đổi khí hậu; quản lý hoạt động điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc thành lập, nâng cấp, hạ cấp, di chuyển, giải thể công trình khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ hành lang an toàn kỹ thuật đối với các công trình khí tượng thủy văn trên phạm vi toàn quốc;
đ) Thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, dự báo khí hậu; phát tin chính thức về xu thế khí hậu, diễn biến thời tiết, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt, triều cường và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác;
e) Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế dự báo, cảnh báo thiên tai về động đất, sóng thần, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, triều cường và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác;
g) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống quốc gia về cảnh báo thiên tai; hướng dẫn việc cung cấp, sử dụng tin về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, động đất, sóng thần, triều cường và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác;
h) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn cơ bản và chuyên dùng do Nhà nước quản lý; cung cấp thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn; thẩm định nội dung về khí tượng thủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
i) Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng và Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật; thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị quan trắc, định vị sét được các Bộ, ngành, địa phương xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
k) Làm đầu mối quốc gia tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Chính phủ.
10. Về đo đạc và bản đồ:
a) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm quốc gia về đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý, hệ thống quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia, hệ thống không ảnh, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý quốc gia; ban hành danh mục địa danh thể hiện trên các bản đồ;
c) Công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm định, kiểm nghiệm thiết bị đo đạc và bản đồ theo chuẩn quốc gia;
đ) Tham gia ý kiến về các nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện, trừ các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh;
e) Tổ chức việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; kiểm tra việc xuất bản, phát hành bản đồ; đình chỉ việc phát hành và chỉ đạo thu hồi các ấn phẩm bản đồ trái quy định của pháp luật; cấp, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất và nhập khẩu đối với mặt hàng đo đạc và bản đồ;
g) Thành lập, hiệu chỉnh, xuất bản và phát hành các sản phẩm bản đồ theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính phục vụ việc phân định, điều chỉnh và quản lý địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thẩm định việc thể hiện đường địa giới hành chính trên các loại bản đồ;
i) Tổ chức đo đạc, thành lập bản đồ và hồ sơ tài liệu phục vụ việc đàm phán, hoạch định, phân giới và quản lý đường biên giới quốc gia, các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu biên giới quốc gia; thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ; in ấn, phát hành các loại bản đồ, tài liệu liên quan đến đường biên giới quốc gia trên đất liền, các vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
k) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao đề xuất với Chính phủ về việc ký kết và thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp về đo đạc và bản đồ.
11. Về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo:
a) Xây dựng chiến lược biển Việt Nam và các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, vùng ven biển và hải đảo;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ quản lý tổng hợp biển, vùng ven biển, hải đảo liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương ven biển;
d) Xây dựng, ban hành các chỉ thị, chỉ tiêu quản lý tổng hợp biển, vùng ven biển, hải đảo theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia thẩm định các quy hoạch, đề án thành lập khu bảo tồn biển; tham gia thẩm định các dự án, công trình khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến đánh giá đối với các đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt các Bộ, ngành, địa phương ven biển có liên quan đến sử dụng quỹ đất lấn biển theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì hoặc phối hợp giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh;
g) Quản lý thống nhất công tác điều tra cơ bản về biển, hải đảo trong phạm vi cả nước; thẩm định các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án điều tra cơ bản về biển và hải đảo của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trọng điểm theo phân công của Chính phủ;
h) Tham gia thẩm định và theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học biển và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp phép đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học có yếu tố nước ngoài tại các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao;
i) Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, đề án về quốc phòng, an ninh, ngoại giao gắn với phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển và các cơ chế, chính sách về quản lý các ngành, nghề khai thác, sử dụng tài nguyên biển do các Bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng;
k) Tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến biển của Việt Nam; thống kê, phân loại, đánh giá tiềm năng của các vùng biển, hải đảo, quần đảo, bãi ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam; tổ chức phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến, động thái trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về biển, hải đảo của Việt Nam; chủ trì việc lập và quản lý cơ sở dữ liệu biển, hải đảo quốc gia;
l) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư khai thác, sử dụng và tổ chức quản lý hệ thống quan trắc quốc gia về tài nguyên và môi trường biển, các công trình, phương tiện chuyên dùng phục vụ nghiên cứu, khảo sát biển và đại dương, cảnh báo và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
m) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
n) Làm đầu mối tổng hợp, phối hợp các hoạt động hợp tác quốc tế về biển;
o) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam.
12. Về biến đổi khí hậu:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;
b) Đề xuất và thể chế hóa các cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với điều kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia; đề xuất, kiến nghị việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn công nghệ có liên quan tới biến đổi khí hậu của Việt Nam phù hợp với tình hình quốc tế;
c) Tổ chức giám sát, đánh giá biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đề xuất, kiến nghị các biện pháp thích ứng phù hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
d) Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, thẩm định và báo cáo các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) trong nước và quốc tế; tổ chức kiểm kê quốc gia khí nhà kính; đề xuất, kiến nghị các chính sách, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn (NAMA);
Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cấp chứng thư xác nhận đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch và các cơ chế quốc tế khác về giảm phát thải khí nhà kính của các thành phần kinh tế;
đ) Xây dựng, cập nhật, công bố và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; xây dựng các phương pháp tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu;
e) Tổ chức đàm phán, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;
g) Tham gia ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan đến biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương; tổ chức thẩm định, xác định danh mục các dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam (SP-RCC); xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí đánh giá các dự án ưu tiên theo Chương trình SP-RCC phù hợp với khung chính sách đã cam kết với các nhà tài trợ và tình hình thực tế;
h) Làm cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và các điều ước quốc tế khác liên quan về biến đổi khí hậu, Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, Nghị định thư Montreal và các điều ước quốc tế khác có liên quan đến bảo vệ tầng ô-zôn; tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, xác nhận việc đăng ký nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-zôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn;
i) Giúp Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và các chiến lược, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ khác có liên quan đến biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương.
13. Về viễn thám:
a) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng viễn thám sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc ứng dụng viễn thám trong quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai và các lĩnh vực khác phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng; việc lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia;
c) Xây dựng, khai thác Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ các ngành thuộc khối dân sự theo quy chế phối hợp khai thác các cơ sở công nghệ viễn thám dùng chung của các Bộ, ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tổng hợp nhu cầu thu nhận dữ liệu viễn thám của các Bộ, ngành, địa phương, xây dựng kế hoạch thu nhận, xử lý dữ liệu viễn thám theo kế hoạch hằng năm, định kỳ năm năm để tổ chức thực hiện;
đ) Xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; công bố và cung cấp cho các cơ quan, tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật;
e) Có ý kiến đối với các chương trình, đề án, dự án liên quan đến việc mua dữ liệu viễn thám do nước ngoài thu nhận sử dụng ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
14. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
15. Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
16. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.
17. Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường.
18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
19. Chỉ đạo việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung cấp các dịch vụ công, xã hội hóa các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
20. Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
23. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
24. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Vụ Kế hoạch.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Tài chính.
6. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh).
10. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
11. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
13. Tổng cục Môi trường.
14. Cục Công nghệ thông tin.
15. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
16. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
17. Cục Quản lý tài nguyên nước.
18. Cục Viễn thám quốc gia.
19. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
20. Báo Tài nguyên và Môi trường.
21. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
22. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
23. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 18 là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ Khoản 19 đến Khoản 23 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản lý tài nguyên nước có các chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Vụ Hợp tác quốc tế được tổ chức 03 phòng; Vụ Kế hoạch được tổ chức 03 phòng; Vụ Khoa học và Công nghệ được tổ chức 03 phòng; Vụ Pháp chế được tổ chức 04 phòng; Vụ Tài chính được tổ chức 03 phòng; Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền được tổ chức 02 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị quy định tại các Khoản từ Khoản 10 đến Khoản 13 và Khoản 22 Điều này; trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục trực thuộc Bộ, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và quyết định ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định của Chính phủ: số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung các Điểm c, d, g, h và i Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Điều Khoản chuyển tiếp
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng, Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Viễn thám quốc gia, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Văn phòng Bộ, Cục Viễn thám quốc gia, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 21/2013/ND-CP |
Hanoi, March 4, 2013 |
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
The Government issues the Decree defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 1. Position and functions
The Ministry of Natural Resources and Environment is a governmental agency performing the state management of land; water resources; minerals and geology; environment; hydrometeorology; climate change; survey and cartography; integrated and unified management of sea areas and islands; and public services in the sectors and areas under its management.
The Ministry of Natural Resources and Environment performs the tasks and powers specified in the Government’s Decree No. 36/2012/ND- CP dated April 18, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies, and the following specific tasks and powers:
1. Submitting to the Government draft laws and draft resolutions to be issued by the National Assembly, draft ordinances and draft resolutions to be issued by the National Assembly Standing Committee, draft resolutions and draft decrees to be issued by the Government, and draft decisions to be issued by the Prime Minister according to its approved annual law-making programs and plans, and draft projects and schemes as assigned by the Government or the Prime Minister.
2. Submitting to the Government or Prime Minister for approval, and organizing the implementation of strategy, master plan and long-term, five-year and annual development plans and national important programs, projects and works in the sector of natural resources and environment.
3. Approving the development strategies, master plans and programs in the sectors and areas under its state management and investment projects as decentralized or authorized by the Government or the Prime Minister; inspecting and guiding the implementation of these strategies, master plans, programs and projects after they are approved.
4. Issuing decisions, directives, circulars and other documents on the state management in the sectors and areas under its management; directing, guiding, examining and organizing the implementation of legal normative documents in the sectors and areas under its management; conducting the public information and education about the law on natural resources and environment; formulating national standards and issuing national technical regulations and technical and economic norms in the sectors and areas under its state management.
5. Regarding land:
a/ Guiding and examining the implementation of strategies, master plans, plans, programs, schemes and projects on land management and use after they are decided or approved by the competent authorities;
b/ Elaborating national and regional land use master plans and plans; appraising land use master plans and plans elaborated by provincial- level People’s Committees; appraising master plans and plans on land use for national defense or security purposes; giving written opinions on land use-related contents of sectoral master plans involving the use of land;
c/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the related ministries and sectors in formulating and submitting to the Government for promulgation and adjustment of price brackets for land of different categories and principles and methods of determining land prices; appraising and giving written opinions on land, compensation and site clearance-related issues of investment projects to be approved by the National Assembly or the Prime Minister and projects in conditional investment areas; guiding and examining the formulation of land price tables and the determination of specific land prices; making land price maps; summarizing and providing data and information on price brackets of different categories of land, land price tables and specific land prices;
d/ Guiding and examining the survey and making of cadastral maps, land use cartograms and land use planning maps, the elaboration and modification of land use master plans and plans, land allocation, lease and recovery, and change of land use purposes; registration of land use rights and house and land-attached asset ownership; compilation and management of cadastral dossiers and building of cadastral data; grant of certificates of land use rights and house and land-attached asset ownership; and land users’ exercise of rights and performance of obligations in accordance with law;
dd/ Guiding, examining and conducting land statistics, inventory and assessment according to its competence;
e/ Guiding and examining the compliance with conditions and procedures for providing public services in land management and use and issuance of practice certificates in the land sector in accordance with law;
g/ Guiding, examining and organizing the implementation of the law on compensation, support and resettlement upon land recovery by the State; guiding and examining the identification of land users eligible or ineligible for compensation and support;
h/ Guiding and inspecting land recovery, development of the land fund and bidding for land-use projects;
i/ Distributing and managing the use of blank certificates of land use rights and house and land-attached asset ownership;
k/ Surveying and assessing land use potential and efficiency to serve the state management of land and socio-economic development requirements;
l/ Building a national information system to archive land-related data;
m/ Directing, guiding and examining the settlement of land-related complaints and disputes in accordance with law.
6. Regarding water resources:
a/ Guiding and examining the implementation of policies, laws, strategies and master plans on water resources in accordance with law; organizing the implementation of plans, programs, schemes and projects on prevention and control of water source pollution, deterioration and depletion, restoration of deteriorated or depleted water resources and response to and remedy of water source pollution incidents so as to economically and effectively exploit and use water sources of river basins under its management for integrated and multiple purposes after getting the decision and approval of the competent authorities;
b/ Elaborating master plans on basic survey of water resources and national water resource master plans; elaborating and approving water resource master plans for inter-provincial river basins and inter-provincial water sources and organizing the implementation after such master plans are approved; giving written opinions on water resource master plans of provinces and centrally-affiliated cities, specialized master plans involving the exploitation and use of water resources and activities involved in the exploitation, use and protection of water resources according to its competence; appraising projects on water transfer between river basins;
c/ Elaborating plans on prevention and control of water source pollution, deterioration and depletion and restoration of inter-provincial water sources already polluted, deteriorated or depleted; giving written opinions on plans on prevention and control of water source pollution, deterioration and depletion and restoration of intra-provincial water sources polluted, deteriorated or depleted, which are elaborated by provincial-level People’s Committees; guiding and examining the implementation of plans on prevention and control of water source pollution, deterioration and depletion in construction, production, business and service provision activities and plans in response to water source pollution incidents in accordance with law;
d/ Deciding on the classification of inter-provincial and transnational water sources; making and issuing a list of inter-provincial river basins; making and issuing a list of intra-provincial river basins and lists of inter-provincial and transnational water sources; developing water conservation models; disseminating and propagating the water-saving models, technologies and equipment;
dd/ Guiding, examining and organizing according to its competence the formation and management of water source protection corridors, excluding dike protection corridors and protection limits of irrigation works according to the law on dikes and operation and protection of irrigation works; determination and announcement of minimum flows of rivers, exploitation limits of aquifers, water reserve areas and areas where groundwater exploitation is restricted in accordance with law;
e/ Elaborating inter-reservoir operation processes for river-basin reservoirs on the list of reservoirs, for which inter-reservoir operation processes must be elaborated, and guiding, examining and inspecting the implementation of such processes after they are issued; appraising the conformity with water resource master plans and the satisfaction of requirements for protection, exploitation and integrated and multi-purpose use of water resources as prescribed by law for projects to build reservoirs on river-basins; guiding and examining the implementation of plans on the regulation and distribution of water resources on river basins nationwide;
g/ Conducting basic surveys of water resources; to summarize results of basic survey of water resources and the water resource exploitation, use and protection conducted by ministries, sectors and localities; to conduct water resource inventory, assessment and forecasts; to build and manage a system for observation and surveillance of water resources, water exploitation and use and discharge of wastewater into water sources with regard to inter-provincial river basins and inter-provincial and transnational water sources; to build, manage and exploit the national information system and database on water resources; to archive, manage, publicize and provide information and data on water resources, exploitation and use of water resources and the current conditions of water sources on river basins in accordance with law;
h/ Guiding, examining and organize the issue, extension, modification, invalidation and revocation of water resource licenses in accordance with law;
i/ Acting as the national focal agency for exchange of information relating to transnational water sources and participation in international organizations of and forums on river basins; participating in negotiating and implementing conventions, treaties and international agreements on water resources; implementing programs, plans, schemes, projects and tasks on international cooperation in water resources in accordance with international commitments and treaties and law; guiding and examining the implementation of conventions, treaties and international agreements on water resources to which the
Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
k/ Settling disputes and divergences in the exploitation and use of water resources and discharge of wastewater into water sources falling under its licensing competence and other water resource-related disputes between provinces and centrally-affiliated cities; monitoring, supervising and summarizing developments of transnational water sources and promptly reporting to and propose the Government or the Prime Minister to handle arising issues so as to ensure Vietnam’s rights and interests.
7. Regarding geology and minerals:
a/ Guiding and examining the implementation of geological and mineral strategies, master plans, plans, programs, schemes and projects after they are issued or approved by competent authorities;
b/ Elaborating and implementing mineral strategies; master plans on basic geological surveys of minerals nationwide; giving opinions on ministerial, sectoral and local master plans on mineral exploration, mining, processing and use;
c/ Zoning off and publicize areas with small reserves of scattered and distributed minerals and areas with hazardous minerals; zoning off and submitting to competent authorities for approving the national mineral reserve areas and areas not subject to mining rights auction; summarizing and examining the zoning of areas not subject to mining rights auction and areas banned or temporarily banned from mineral activities by localities;
d/ Deciding to mine or not mining minerals in areas with national important projects or works for which the investment policy is to be decided by the National Assembly or important projects and works which are decided by the Government or the Prime Minister, for which mineral survey and assessment have been conducted or mineral survey and assessment have not yet been conducted but minerals have been discovered;
dd/ Studying and conducting basic geological surveys of minerals; prescribing the formulation and appraisal of projects and reports on basic geological survey of minerals and mineral exploration and mining reports; formulating and guiding the formulation of projects on geological heritages, geological conservation, geological park networks and geological hazards;
e/ Appraising schemes on basic geological survey of minerals and schemes on mineral exploration in accordance with law;
g / Registering geological surveys of minerals; summarizing results of geological surveys of minerals and mineral activities; making statistics and inventory of mineral deposits; building the national geological and mineral database; publicizing and publishing documents and information on basic geological surveys of minerals; and managing geological and mineral information and samples;
h/ Organizing auctions for mining rights in accordance with its competence; determining money amounts for issuance of mining rights under its licensing competence;
i/ Issuing, extending, revoking and approving the return of mineral exploration licenses and mining licenses; permitting the transfer of mineral exploration or mining rights; approving the partial return of mineral exploration and mining areas; approving mine closure schemes and decisions in accordance with law; issuing, revoking and invalidating certificates of free sale of imported and exported mineral products and goods in accordance with law;
k/ Examining the observance of mineral exploration licenses and mining licenses it has granted; controlling mineral activities and basic geological surveys of minerals nationwide; monitoring and examining the observance of sustainable development policies in basic geological surveys of minerals and mineral activities and policies on protection of interests of localities and people in areas where mining activities are carried out.
8. Regarding the environment:
a/ Guiding, examining and organizing the implementation of policies, laws, intersectoral, inter-provincial, inter-regional and national strategies, master plans, plans, programs, schemes, projects and tasks on environmental pollution prevention and control; remedy of environmental incidents and environmental deterioration, improvement of the environmental quality, environmental protection in inter-provincial river basins, biodiversity, environmental health, development of environmental technologies, environmental protection services and environmental services related to biodiversity and cross-border environmental problems in accordance with law;
b/ Assuming the prime responsibility for, or coordinating with ministries and sectors in, managing wastes in accordance with law;
c/ Formulating and submitting to competent agencies for issuance of national environment and biodiversity indicators and the system of environmental statistical indicators in accordance with law;
d/ Guiding and examining strategic environmental assessment; environmental impact assessment, environmental protection commitment, environmental protection schemes and activities carried out after environmental impact assessment reports are appraised; appraising strategic environmental assessment reports, appraising and approving environmental impact assessment reports and environmental protection schemes and certifying the implementation of environmental protection facilities or measures to serve the projects’ operation as stated in approved environmental impact assessment reports and environmental protection schemes in accordance with law;
dd/ Guiding the survey and identification of polluted areas, determination of environmental damage, identification of responsibilities to pay compensation for environmental damage, remedy of environmental pollution and environmental improvement; directing, guiding and examining the survey and identification of polluted areas, determination of environmental damage and identification of the responsibility to pay compensation for environmental damage, remedy of environmental pollution and environmental improvement in polluted areas involving many provinces or countries;
e/ Guiding and organizing according to its competence the making, modification and supplementation of the list of seriously polluting establishments which must be thoroughly handled and the identification of seriously polluting establishments which have been thoroughly handled; examining the handling of seriously polluting establishments, provision of targeted supports from the state budget for thorough handling of seriously polluting establishments in public areas in accordance with law;
g/ Elaborating the national master plan on biodiversity conservation and guiding and examining the implementation of such master plan after it is approved; guiding the elaboration and appraising the conformity of ministerial biodiversity conservation master plans with the national biodiversity conservation master plan;
h/ Organizing inter-sectoral councils for appraising projects on establishment of national conservation zones embracing two or more provinces or centrally run cities; assuming the prime responsibility for, and coordinating with related provincial-level People’s Committees in formulating projects on establishment and management of national conservation zones as assigned by the Government;
i/ Guiding and examining the management of invasive alien species and biodiversity conservation at biodiversity conservation establishments and conservation of species on the list of rare, precious endangered species prioritized for protection, excluding plant varieties and animal breeds;
k/ Guiding and examining the permanent preservation of genetic resources and samples of species prioritized for protection; guiding the management and supervision of activities of approaching to genetic resources and traditional knowledge about genetic resources and sharing of benefits brought about by the approach of genetic resources managed by the State and traditional knowledge about genetic resources; building and uniformly managing the national database on genetic resources, genetically modified organisms and genetic samples of genetically modified organisms concerning biodiversity; making a list of genetically modified organisms for which bio-safety certificates have been granted;
l/ Elaborating and submitting to competent authorities for issuance or issuing according to its competence the lists of, and programs on conservation of, rare, precious endangered species prioritized for protection, excluding plant varieties and animal breeds list of invasive alien species; list of biological preparation used for pollution prevention and mitigation and waste treatment; list of polluting biological preparation banned from import; list of scraps permitted for import; and lists of environmental technologies promoted, restricted or banned from transfer; organizing the compilation of Vietnam’s Red Book;
m/ Building and managing the national environmental observation system; guiding, examining and organizing the implementation of the master plan on the national environmental observation system, the national environmental observation program, environment and biodiversity observation, arbitration analysis and testing and calibration of environmental observation equipment; directing the elaboration of and uniformly managing environmental observation data and environment and biodiversity database; assuming the prime responsibility for elaborating and publicizing national environment and biodiversity reports; and guiding ministries, sectors and localities in making report on environment and biodiversity;
n/ Guiding and organizing the appraisal, examination and assessment of environmental pollution treatment works, equipment and technologies; guiding and examining environmental verification in accordance with law; researching and applying scientific and technological advances in environmental protection and developing environmental technologies; formulating and implementing trial programs and models on sustainable and environment-friendly production and consumption;
o/ Guiding and conducting the registration, recognition, issuance and revocation of licenses and certificates in the field of environment and biodiversity in accordance with law;
p/ Summarizing and balancing the annual environmental non-business funds of ministries, sectors and localities and coordinating with the Ministry of Finance in submitting these estimates to competent authorities for consideration and decision; coordinating with the Ministry of Finance in guiding and examining the planning and allocation of environmental non-business funds after fund estimates are approved;
q/ Guiding the payment for environmental services related to biodiversity, payment of compensations for environmental rehabilitation and payment of deposits for environmental improvement and rehabilitation in accordance with law; managing the Vietnam Environmental Protection Fund; guiding the organization and operation of sectoral and local environmental protection funds; acting as the national focal agency of the Global Environment Facility;
r/ Acting as the national focal point in implementing environment and biodiversity treaties as assigned by the Government; assuming the prime responsibility for elaborating nomination dossiers for recognition of wetlands of international importance under the Ramsar Convention and nomination dossiers for recognition of ASEAN heritages;
s/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, sectors and localities in organizing the research into and remedy of consequences of chemical toxins used by the USA during the Vietnam war.
9. Regarding hydrometeorology:
a/ Directing and examining the implementation of hydrometeorological strategies, master plans, plans, programs, schemes and projects after they are approved by competent state agencies;
b/ Building, managing and using the national network of hydrometeorological observation, lightning observation and positioning and climate change surveillance; and managing hydrometeorological surveys and investigations;
c/ Guiding, inspecting and conducting the establishment, upgrading, degrading, relocation or dismantlement of hydrometeorological works in accordance with law;
d/ Guiding and examining the protection of technical safety corridors of hydrometeorological works nationwide;
dd/ Uniformly managing and conduct hydrometeorological forecast and warning and climate forecast; releasing official news of climate trends, weather developments, tropical low pressures, typhoons, floods, inundation, floodtides and other dangerous hydrometeorological phenomena;
e/ Elaborating, guiding and examining the implementation of regulations on forecasting and warning about earthquakes, tsunamis, typhoons, tropical low pressures, floods, inundation, floodtides and other dangerous hydrometeorological phenomena;
g/ Building, managing and exploiting the national system for natural disaster warning; guiding the provision and use of bulletins on typhoons, tropical low pressures, floods, inundation, earthquakes, tsunamis, floodtides and other dangerous hydrometeorological phenomena;
h/ Building and managing the basic and specialise systems of hydrometeorological information and database systems managed by the State; providing hydrometeorological information and data; appraising hydrometeorological contents of master plans on and designs of national key construction works and projects and other construction works and projects in accordance with law;
i/ Issuing, extending and revoking operation licenses of special-use hydrometeorological works and licenses for hydrometeorological forecast and warning in accordance with law; appraising technical standards of measurement works and equipment used in special-use hydrometeorological facilities and lightning observation and positioning facilities built by ministries, sectors and localities with state budget funds;
k/ Acting as the national focal point in participating in international hydrometeorological organizations and forums and implementing hydrometeorological treaties as assigned by the Government.
10. Regarding survey and cartography:
a/ Elaborating, guiding and organizing the implementation of, strategies on development of the survey and mapping sector and master plans, plans, schemes and national key projects on basic and specialized survey and mapping after they are approved by competent authorities;
b/ Building, updating, managing and using the geological spatial data infrastructure, the national reference system, the national baseline data system, the national system of base measuring points, the national system of satellite positioning stations, the aerial imaging system, the national systems of topographic maps and the national geographic information database; and promulgating the list of place names to be displayed on maps;
c/ Publicizing and providing survey and mapping information and data in accordance with law;
d/ Guiding, examining and conducting the inspection and testing of survey and mapping equipment according to national standards;
dd/ Giving opinions on contents related to survey and mapping of state budget- funded programs, schemes, projects and tasks, excluding defense and security projects, which are implemented by ministries, sectors and provincial-level People’s Committees;
e/ Issuing, extending and revoking licenses for survey and mapping operations; examining the publishing and distribution of maps; suspending the publishing and directing the recall of maps with illegal contents; issuing, revoking and invalidating certificates of free sale of imported and exported survey and mapping goods and products;
g/ Making, editing, publishing and distributing map products as prescribed by law;
h/ Conducting survey, drawing and updating maps and dossiers of administrative boundaries to serve the demarcation, adjustment and management of administrative boundaries in accordance with law; appraising the presentation of administrative boundaries on maps of different kinds;
i/ Conducting survey and drawing maps and dossiers to serve the negotiation, planning, demarcation and management of national borderlines, sea areas, the exclusive economic zones and continental shelf of Vietnam; building the national border database; appraising the presentation of national borderlines on maps of different kinds; printing and distributing maps and documents related to national land borderlines, sea areas, islands, exclusive economic zone and continental shelf of Vietnam;
k/ Coordinating with the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Foreign Affairs in proposing to the Government the conclusion and implementation of agreements on mutual recognition of conformity assessment results with regard to survey and mapping.
11. Regarding integrated and unified management of sea areas and islands:
a/ Elaborate Vietnam’s marine strategy and policies and laws on integrated and unified management of sea areas and islands and organize implementation after they are approved by competent state management agencies;
b/ Elaborating and submitting to competent state agencies for approval or adjustment, and guiding the implementation of, master plans and zoning plans of sea areas, coastal areas and islands;
c/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, sectors and People’s Committees of coastal provinces and centrally-affiliated cities in elaborating, submitting to competent authorities for approval and implementing programs, plans, schemes, projects and tasks on integrated management of sea areas, coastal areas and islands which involve several ministries, sectors and coastal localities;
d/ Elaborating and issuing directives and targets on integrated management of sea areas, coastal areas and islands in accordance with law;
dd/ Participating in the appraisal of master plans and schemes on the establishment of sea conservation zones; participating in the appraisal of projects and works involving the exploitation and use of marine and island natural resources to be approved by the Government or the Prime Minister; giving opinions on ministerial, sectoral and local schemes and projects involving the use of land areas reclaimed from the sea in accordance with law;
e/ Assuming the prime responsibility for, or coordinating to settle or propose competent authorities to settle the issues on inter-sectoral and inter-provincial management and use of marine and island natural resources;
g/ Uniformly managing basic surveys of sea areas and island nationwide; appraising ministerial, sectoral and local programs, plans, schemes and projects on basic surveys of sea areas and islands in accordance with law; assuming the prime responsibility for elaborating and implementing key programs and projects on basic surveys of marine natural resources and environment as assigned by the Government;
h/ Participating in the appraisal and monitoring, examining and summarizing the implementation of ministerial, sectoral and local programs and projects on sea and ocean scientific research in accordance with law; licensing scientific research activities conducted or jointly conducted by foreign parties in sea areas and islands under Vietnam’s sovereignty after reaching agreement with the Ministry of National Defense and the Ministry of Foreign Affairs;
i/ Participating in the formulation of strategies, policies and schemes on national defense, security and foreign affairs activities in association with socio-economic development which are related to Vietnam’s sovereignty and sovereignty and jurisdiction rights on the sea as well as ministerial, sectoral and local mechanisms and policies on management of sectors and trades involving the exploitation and use of marine natural resources;
k/ Summarizing and evaluating Vietnam’s sea-related socio-economic potential; making statistics of, classifying and assessing the potential of sea areas, islands, archipelagoes and shoals under Vietnam’s sovereignty; analyzing, evaluating and forecasting domestic and international developments and moves concerning the management, exploitation and use of natural resources, scientific research and international cooperation on Vietnam’s sea areas and islands; assuming the prime responsibility for building and managing the national sea and island database;
l/ Elaborating master plans and plans on the building, use and management of the national system for observation of marine natural resources and environment, specializing works and equipment for sea and ocean research and survey and warning and remedy of consequences of natural disasters and environmental incidents in the sea under its management in accordance with law;
m/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with related ministries, sectors and localities in inspecting and supervising the exploitation and use of natural resources and environmental protection in seas areas, coastal areas and islands;
n/ Acting as the focal point in summarizing and coordinating international cooperation on sea issues;
o/ Guide and conducting public information about the management, protection and sustainable development of Vietnam’s sea areas and islands.
12. Regarding climate change:
a/ Elaborating and implementing national key programs, schemes and projects on response to climate change under its competence;
b/ Proposing and institutionalizing international mechanisms, policies and initiatives concerning climate change impacts on socio-economic development and national defense and security, ensuring conformity with national conditions and interests; proposing the adjustment, modification and supplementation of Vietnam’s climate change-related mechanisms, policies and technological standards so as to suit the reality in the world;
c/ Supervising and assessing climate change and its impacts on natural conditions, humans and socio-economic development; to coordinate with ministries, sectors and localities in proposing appropriate adaptation measures for submission to competent authorities for approval and implementation;
d/ Building and operating the system for measurement, reporting and verification (MRV) of greenhouse gas emission mitigation activities in the country and abroad; conducting national greenhouse gas inventory; proposing Vietnam’s policies and measures for mitigating greenhouse gas emissions in line with the socioeconomic development in each period (nationally appropriate mitigation action - NAMA);
Guiding, examining and organizing the implementation of measures to manage carbon credit trading activities in accordance with law and treaties to which Vietnam has acceded, to issue certificates to investment projects implemented by businesses of different economic sectors under the clean development mechanism or other international mechanisms on greenhouse gas mitigation;
dd/ Building, updating, publicizing and uniformly managing the national database on climate change, climate change scenarios and sea level rise; taking approaches and using information on climate change;
e/ Negotiating, acceding to and implementing treaties and joining international organizations on climate change; mobilizing international resources and coordinating and implementing schemes, projects and tasks on international cooperation on climate change within its competence;
g/ Giving opinions on ministerial, sectoral and local programs, schemes, projects and tasks related to climate change; making and appraising the list of priority projects under Vietnam’s Support Program to Respond to Climate Change (SP-RCC); elaborating and submitting to competent authorities for promulgation criteria for assessing SPRCC priority projects in conformity with framework policies committed to donors and reality;
h/ Acting as the national focal agency in implementing the United Nations Framework Convention on Climate Change, the Kyoto Protocol and other treaties concerning climate change; the Vienna Convention for the protection of the ozone layer, the Montreal Protocol on Substances and other international treaties relating to the Protection of the Ozone Layer and other treaties related to the protection of the ozone layer; implementing, inspecting, guiding and certifying the registration of import, export, temporary import for re-export and use of ozone layer-depleting substances under the Montreal Protocol;
i/ Assisting the National Climate Change Committee in urging the implementation of the national strategy and action plan on climate change, the national target program in response to climate change, the support program in response to climate change and other ministerial, sectoral and local strategies, programs, schemes, projects and tasks related to climate change.
13. Regarding remote sensing:
a/ Elaborating strategies, master plans, plans, schemes and national key projects on remote sensing infrastructure construction and application and guide and organize their implementation after they are approved;
b/ Guiding and organizing according to its competence the application of remote sensing in observation and surveillance of natural resources, environment and natural disasters and in other sectors to serve state management, socio-economic development and security and national defense; the preservation, exploitation and use of national remote sensing data;
c/ Build and operating satellite image receiving Stations and satellite image processing Centers to serve civic sectors under the approved mechanism on coordinated exploitation of common remote sensing technology institutions of ministries and sectors;
d/ Summarizing the needs to receive remote sensing data of ministries, sectors and localities and elaborate plans on receiving and processing remote sensing data under annual and five-year plans for implementation;
dd/ Building, updating, managing and operating the national remote sensing database and national remote sensing super-data; publicizing and providing remote sensing data for agencies, organizations and individuals in accordance with law;
e/ Giving opinions on state budget-funded programs, schemes and projects involving the purchase of foreign remote sensing data by ministries, sectors and provincial-level People’s Committees.
14. Conducting the statistics, inventory and archive of materials and data on the fields under its management in accordance with law.
15. Direct and organizing scientific and technological research and application in the fields under its management; organizing the editing and publishing of publications on natural resources and environment in accordance with law.
16. Undertaking international cooperation in the fields under its state management in accordance with law; organizing the negotiation and conclusion of treaties under authorization of competent state agencies; signing international agreements in its own capacity; and joining international organizations as assigned by the Government.
17. Organizing and directing the application of information technology in the fields under its state management; building and developing the national database on natural resources and environment.
18. To organize and direct the implementation of its administrative reform program in line with the objectives and contents of the state administrative reform program after it is approved by the Prime Minister.
19. Directing the formulation of, submit to competent authorities for decision, and guiding the implementation of, master plans on development of the network of non-business and public-service organizations, and mechanisms and policies on the provision and socialization of public services in the fields under its management.
20. Managing associations and nongovernmental organizations operating in the fields under its state management in accordance with law.
21. Representing the owner of state capital portions in enterprises under its management in accordance with law.
22. Managing its organizational apparatus and state payroll of civil servants, working positions and structure of public employees based on their professional titles and employees in public non-business units; deciding on the rotation, transfer, appointment, relief from office, dismissal, commendation, and disciplining of, regimes and policies applicable to, and training and retraining of cadres, civil servants and public employees under its management in accordance with law.
23. Conducting examination and inspection; settling complaints, denunciations and petitions of citizens; preventing and combat corruption and negative practices and handling violations of law in the fields under its management;
24. Managing its assigned finance and assets and managing and using allocated state budget funds in accordance with law.
25. Performing other tasks and exercising other powers as assigned by the Government or the Prime Minister or in accordance with law.
Article 3. Organizational structure
1. The International Cooperation Department.
2. The Planning Department.
3. The Science and Technology Department.
4. The Legal Department.
5. The Finance Department.
6. The Emulation, Commendation and Public Information Department.
7. The Organization and Personnel Department.
8. The Inspectorate.
9. The Office (with representative agency in Ho Chi Minh City).
10. The Vietnam Administration of Sea and Islands.
11. The General Department of Geology and Minerals of Vietnam.
12. The Vietnam General Department for Land Administration.
13. The Vietnam Environment Administration.
14. The Information Technology Department.
15. The Department of Survey and Mapping of Vietnam.
16. The Department of Hydrometeorology and Climate Change.
17. The Department of Water Resources Management.
18. The National Remote Sensing Center.
19. The Institute for Natural Resources and Environment Strategies and Policies.
20. The Natural Resources and Environment newspaper.
21. The Natural Resources and Environment magazine.
22. The National Hydrometeorology Center.
23. The Center for Water Resources Survey and Planning.
The units referred from Clause 1 to Clause 18 of this Article are administrative units assisting the Minister of Natural Resources and Environment in performing the state management function, the units referred from Clause 19 to Clause 23 are state non-business units serving the state management function of the Ministry of Natural Resources and Environment.
The Department of Survey and Mapping of Vietnam has a sub-department in Ho Chi Minh City; the Department of Water Resources Management has sub-departments in Ho Chi Minh City, Northern Central, Central Vietnam and Central Highlands regions.
The International Cooperation Department may be structured into 3 divisions; the Planning Department, 3 divisions; the Science and Technology Department, 3 divisions; the Legal Department, 4 divisions; the Finance Department, 3 divisions; the Emulation, Commendation and Public Information Department, 2 divisions; and the Organization and Personnel Department, 3 divisions.
The Minister of Natural Resources and Environment will define the functions, tasks, powers and organizational structures of its attached units, except those referred from Clauses 10 to13 and Clause 22 of this Article; and propose the Prime Minister to define the functions, tasks, powers and organizational structures of its general departments, the National Hydrometeorology Center; and submit to the Prime Minister for decision and issuance of a list of other existing non-business units of the Ministry.
1. This Decree takes effect on May 1, 2013.
2. This Decree supersedes the Government’s Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment; Decree No. 19/2010/ND-CP of March 5, 2010, amending and supplementing Point c, d, g, h and i, Clause 5, Article 2 of Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment; and Decree No. 89/2010/ ND-CP of August 16, 2010, amending and supplementing Article 3 of Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Annulling all previous provisions which are contrary to this Decree.
Article 5. Transitional provisions
1. The General Department of Geology and Minerals of Vietnam will continue performing the functions, tasks and powers prescribed in current regulations until the Prime Minister decides on its functions, tasks, powers and organizational structure.
2. The Emulation and Commendation Department, the Ministry’s representative agency in Ho Chi Minh City, the National Remote Sensing Center and the Center for Natural Resource Planning and Survey will continue performing the functions, tasks and powers prescribed in current regulations until the Minister of Natural Resources and Environment decides on their functions, tasks, powers and organizational structure.
Article 6. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and Chairmen of provincial-level People’s Committees are liable to execute this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực