Chương II Thông tư 45/2016/TT-BTNMT: Đề án thăm dò khoáng sản
Số hiệu: | 45/2016/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Linh Ngọc |
Ngày ban hành: | 26/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2017 |
Ngày công báo: | 25/03/2017 | Số công báo: | Từ số 201 đến số 202 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 45/2016/TT-BTNMT quy định đề án thăm dò khoáng sản; án đóng cửa mỏ khoáng sản; và các mẫu đơn, bản vẽ, giấy phép trong hoạt động khoáng sản.
1. Đề án thăm dò khoáng sản
2. Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
3. Mẫu đơn, bản vẽ, giấy phép, quyết định và báo cáo trong hoạt động khoáng sản
Văn bản tiếng việt
1. Việc lập đề án thăm dò khoáng sản phải căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm: Tài liệu khảo sát, tài liệu địa chất của các giai đoạn trước làm cơ sở cho lựa chọn diện tích và đối tượng khoáng sản thăm dò hoặc kết quả khảo sát, lấy mẫu để khoanh định diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân thực hiện.
2. Đề án thăm dò khoáng sản bao gồm: Bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kỹ thuật kèm theo.
3. Đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật khoáng sản và có bố cục, nội dung các chương, mục được lập theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Nội dung thẩm định đề án thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Vị trí, tọa độ, ranh giới và diện tích của khu vực đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản;
b) Tính pháp lý và cơ sở tài liệu địa chất, khoáng sản đã có để lựa chọn diện tích và loại khoáng sản đề nghị thăm dò;
c) Cơ sở phân chia nhóm mỏ theo mức độ phức tạp; lựa chọn mạng lưới công trình thăm dò đánh giá cấp trữ lượng; tổ hợp các phương pháp kỹ thuật, khối lượng các dạng công trình; các loại mẫu phân tích: Phương pháp lấy, gia công, phân tích, số lượng mẫu, nơi dự kiến phân tích; cách thức kiểm tra chất lượng phân tích mẫu cơ bản;
d) Tác động của hoạt động thăm dò đến môi trường, an toàn lao động và các biện pháp xử lý; công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình thăm dò;
đ) Dự kiến chỉ tiêu tính trữ lượng; cơ sở phương pháp tính trữ lượng; trữ lượng dự kiến và tính khả thi của mục tiêu trữ lượng;
e) Tính hợp lý, tính khả thi về tổ chức thi công, thời gian, tiến độ thực hiện các hạng mục công trình thăm dò khoáng sản;
g) Tính đúng đắn của dự toán kinh phí các hạng mục thăm dò theo các quy định hiện hành.
2. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
Article 3. Contents of mineral exploration project
1. The formulation of mineral exploration project must base on the results of geological baseline surveys of minerals, including survey and geological documents of previous periods which are used as the basis for selection of mineral exploration area and object, or survey and sampling results in order to zone the area for which the mineral exploration project is formulated by the entity.
2. A mineral exploration project includes: Explanatory notes, appendixes and technical drawings.
3. The mineral exploration project must include main contents as regulated in Clause 1 Article 39 of the Law on Mineral and lay-out, contents of chapters and sections made according to the Template No. 01 stated in the Appendix enclosed herewith.
Article 4. Contents to be appraised of mineral exploration project
1. The following contents of mineral exploration project must be appraised:
a) Location, coordinates, boundary and area of the region for which the mineral exploration license is applied for;
b) Legal grounds and existing geological and mineral documents which are used as the basis for selection of area and mineral type for which exploration license is applied for;
c) Basis for classification of mine groups according to their complexity, selection of network of works to explore and evaluate reserves level, combined technical methods, volume of various works, and types of analytical samples: Measures of taking, processing, analyzing, number of samples, estimated place for analyzing, and method to test analytical quality of basic sample;
d) Impacts of exploration activities on the environment, labour safety and handling measures, and the protection of minerals which are not yet extracted in course of exploration;
dd) Estimated norms to calculate mineral reserves, basis of reserves calculation method; estimated reserves and feasibility of reserves objective;
e) The rationality and the feasibility of the organization, schedule and progress of implementation of mineral exploration work items;
g) The correctness of cost estimates for exploration items in accordance with applicable regulations.
2. The procedures for appraisal of the mineral exploration project are carried out in accordance with regulations in Article 59 of the Decree No. 158/2016/ND-CP.