Thông tư 17/2012/TT-BTNMT quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 17/2012/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Linh Ngọc |
Ngày ban hành: | 29/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2013 |
Ngày công báo: | 30/12/2012 | Số công báo: | Từ số 781 đến số 782 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện hoạt động thăm dò khoáng sản
Mỗi đội ngũ công nhân kỹ thuật phải có người phụ trách riêng, người phụ trách này phải đáp ứng các điều kiện về thời gian công tác tùy theo trình độ và tính chất nguồn khoáng sản được thăm dò…
Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BTNMT hướng dẫn điều 35 Luật khoáng sản về điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản.
Trừ yêu cầu về người phụ trách đội ngũ công nhân kỹ thuật, Thông tư còn quy định cụ thể một số điều kiện khác như:
- Chủ nhiệm đề án phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 1 đề án thăm dò khoáng sản.
- Thời gian chỉ đạo thi công của chủ nhiệm không ít hơn 25% thời gian được quy định trong giấy phép thăm dò.
- Thiết bị, công cụ thi công phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật phù hợp với đề án.
Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 15/1/2013.
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2012/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2012 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Điều 35 Luật khoáng sản.
2. Đối tượng áp dụng bao gồm: các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Điều 2. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Tổ chức đáp ứng quy định tại Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định chi tiết tại Thông tư này được hành nghề thăm dò khoáng sản gồm:
1. Doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp;
2. Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Luật khoa học và công nghệ;
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
4. Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.
Điều 3. Quy định về hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản khi thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản gồm:
a) Tài liệu về tổ chức gồm: Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Hợp đồng thăm dò khoáng sản hoặc quyết định giao nhiệm vụ thăm dò khoáng sản của cấp có thẩm quyền (bản chính); Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản.
b) Tài liệu về cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (Bản sao có chứng thực hoặc bản chính) gồm: Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật làm Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của Chủ nhiệm đề án; Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; Quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; Văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao; Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
c) Danh mục thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
2. Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, lưu giữ tại cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
Điều 4. Quy định về người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản
1. Người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản (sau đây được gọi là Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định cụ thể sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản (đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình). Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Nắm vững kiến thức pháp luật về khoáng sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản; có khả năng tổ chức triển khai tuần tự các hạng mục công việc của đề án thăm dò khoáng sản.
d) Chủ nhiệm đề án thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò đối với khoáng sản cùng loại.
2. Chủ nhiệm đề án chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
3. Trong cùng một thời gian, Chủ nhiệm đề án chỉ đảm nhận chức trách tối đa 2 đề án thăm dò khoáng sản. Chủ nhiệm đề án lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản phải có thời gian chỉ đạo thi công không ít hơn 25% thời gian được quy định trong giấy phép thăm dò.
Điều 5. Quy định về đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện đề án thăm dò khoáng sản
1. Đội ngũ công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành trắc địa, địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, thi công công trình (khai đào, khoan) và các chuyên ngành khác có liên quan phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về số lượng theo đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành khi thi công phải cử người phụ trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian kinh nghiệm như sau:
a) Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
b) Đối với các đề án thăm dò khoáng sản còn lại, phải có có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học.
Điều 6. Quy định về thiết bị, công cụ chuyên dùng thi công công trình thăm dò khoáng sản
1. Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các hạng mục trong đề án thăm dò đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Thiết bị, công cụ để thi công các hạng mục của công trình thăm dò khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và vận hành an toàn.
2. Thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.
Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản:
a) Lựa chọn tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản có đủ điều kiện theo quy định.
b) Quản lý, lưu giữ hồ sơ của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản. Cung cấp đầy đủ tài liệu hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
2. Trách nhiệm của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản:
a) Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết kế đề án thăm dò được thẩm định; đảm bảo chất lượng công việc.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ đầu tư về tính trung thực của tài liệu, chất lượng, kết quả đề án thăm dò khoáng sản theo quy định.
c) Lập hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản; cung cấp các thông tin về hoạt động thăm dò cho chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản có trách nhiệm:
a) Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;
b) Thanh tra, kiểm tra điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoảng sản đối với giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan;
d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và pháp luật cho Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản để nâng cao chất lượng công tác thăm dò.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản đối với các giấy phép thăm dò thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 17/2012/TT-BTNMT |
Hanoi, November 29, 2012 |
CIRCULAR
PROVIDING CONDITIONS ON MINERAL EXPLORATION PRACTICE ORGANIZATIONS
Pursuant to November 17, 2010 Mineral Law No. 60/2010/QH12; Pursuant to the Government’s Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment, and Decree No. 89/2010/ND-CP of August 16, 2010, amending and supplementing Article 3 of Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008;
At the proposal of the General Director of Geology and Minerals and the Director of the Legal Department;
The Minister of Natural Resources and Environment promulgates the Circular to provide conditions on mineral exploration practice organizations.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Circular stipulates conditions on mineral exploration practice specified in Article 35 of the Mineral Law.
2. This Circular applies to mineral exploration practice organizations; organizations and individuals with mineral exploration licenses; and state management agencies in charge of minerals.
Article 2. Mineral exploration practice organizations
Organizations satisfying conditions specified in Article 35 of the Mineral Law and this Circular may conduct mineral exploration, including:
1. Enterprises established under the Enterprise Law;
2. Science and technology organizations established under the Science and Technology Law;
3. Cooperatives and cooperative unions established under the Cooperatives Law;
4. Non-business geological organizations established by competent state agencies and performing the function or task of mineral exploration.
Article 3. Dossiers for mineral exploration practice
1. Upon conducting mineral exploration, a mineral exploration practice organization must have a dossier for mineral exploration practice, comprising:
a/ Documents of the organization: A certified true copy of the establishment decision or science and technology activity certificate or business registration certificate granted by a competent state agency; the contract on mineral exploration or a competent agency’s decision on the assignment of mineral exploration tasks (original); and list of staffs and workers participating in the implementation of the mineral exploration project;
b/ Documents of persons participating in the mineral exploration project (certified true copies or originals): The decision assigning the technical manager as manager of the mineral exploration project and his/her professional diplomas and curriculum vitae; labor contracts or recruitment decisions; decisions on appointment or task assignment; professional diplomas and certificates relevant to assigned tasks; copies of identity cards or passports;
c/ A list of special-use equipment and tools for the construction of mineral exploration works in accordance with the mineral exploration project.
2. The dossiers for mineral exploration practice specified in Clause 1 of this Article must be managed and preserved in agencies, organizations and individuals with mineral exploration licenses and mineral exploration practice organizations.
Article 4. Technical managers of mineral exploration projects
1. The technical manager of a mineral exploration project (below referred to as manager of a mineral exploration project) must satisfy the criteria prescribed at Point b, Clause 1, Article 35 of the Mineral Law and the following provisions:
a/ Being a Vietnamese citizen or a foreigner having a permit to work in Vietnam under the labor law;
b/ Possessing a university or higher degree in geological mineral exploration (or in hydrogeology, engineering geology, for mineral water or natural thermal water exploration projects). These degrees may be granted by Vietnamese or foreign training institutions;
c/ Being knowledgeable about mineral law and standards and technical regulations on mineral exploration; having capacity for organizing the implementation of the items of the mineral exploration project in succession;
d/ The manager of a mineral exploration project in charge of constructing exploration works must satisfy the conditions on working seniority as specified at Point b, Clause 1, Article 35 of the Mineral Law. For a toxic mineral exploration project, he/she must have worked as a geological technician for at least 1 toxic mineral exploration project. For other mineral exploration projects, he/she must have worked as a geological technician for at least 1 project on exploration of the same mineral.
2. The manager of a project may perform his/her duties only after obtaining the assignment decision of the mineral exploration practice organization.
3. The manager of a project may concurrently manage no more than 2 mineral exploration projects. Upon making a report on mineral exploration results, the manager must have directed the implementation of the project for at least 25% of the period specified in the exploration license.
Article 5. Technical workers participating in mineral exploration projects
1. The number of technical workers specialized in geodegy, geology, hydrogeology, engineering geology, geophysics, construction of works (excavation and drilling) and other relevant disciplines must satisfy the requirement of the mineral exploration project appraised when granting the exploration license.
2. Upon participating in the project, each group of specialized technical workers shall appoint a leader who satisfies professional requirements and has working seniority as follows:
a/ For toxic mineral exploration projects, he/she must have a working seniority of at least 5 years for those who possess a secondary professional degree or 3 years for those who possess a university degree, of which at least 1 year of participation in a project on geological survey or exploration of toxic minerals;
b/ For other mineral exploration projects, he/she must have a working seniority of at least 3 years for those who have a secondary professional degree or 2 years for those who have a university degree.
Article 6. Special-use equipment and tools for the construction of mineral exploration works
1. The quantity, quality and technical features of special-use equipment and tools for the construction of mineral exploration works must be suitable to the items of the mineral exploration project appraised when granting a mineral exploration license. Equipment and tools for the construction of the items of mineral exploration works must satisfy technical requirements and ensure safe operation.
2. For exploration of radioactive minerals and rare earths, special-use equipment and tools and technical staff must satisfy radiation safety requirements under the radiation and nuclear safety law.
Article 7. Responsibilities of mineral-exploring organizations and individuals and mineral exploration practice organizations
1. Mineral-exploring organizations and individuals shall:
a/ Select mineral exploration practice organizations that are qualified under regulations;
b/ Manage and preserve the dossiers of mineral exploration practice organizations; and provide sufficient documents at the request of competent state management agencies.
2. Mineral exploration practice organizations shall:
a/ Comply with standards, technical regulations and designs of appraised projects; and ensure the quality of work;
b/ Take responsibility before law and investors for the truthfulness of documents, the quality and the results of mineral exploration projects under regulations;
c/ Compile mineral exploration practice dossiers; and provide information on exploration activities to investors and competent state management agencies.
Article 8. Responsibilities of related agencies
1. The General Department of Geology and Minerals shall:
a/ Guide and examine the implementation of this Circular;
b/ Inspect and examine conditions of mineral exploration practice organizations with mineral exploration licenses granted by the Ministry of Natural Resources and Environment;
c/ Handle according to its competence or propose competent authorities to handle mineral exploration practice organizations that violate the mineral law and relevant laws;
d/ Organize professional and legal training for managers of mineral exploration projects so as to raise the quality of exploration.
2. Provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall:
a/ Inspect and examine conditions of mineral exploration practice organizations with mineral exploration licenses granted by the provincial- level People’s Committees;
b/ Handle according to their competence or propose competent authorities to handle mineral exploration practice organizations that violate the mineral law and relevant laws.
Article 9. Effect
This Circular takes effect on January 15, 2013.
Article 10. Implementation provisions
Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration, revision and supplementation.-
|
FOR THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |