Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Số hiệu: | 60/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 12/07/2016 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản, điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải, điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại…
1. Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước
2. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
3. Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016 |
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
1. Nghị định này quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường gồm:
a) Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
b) Điều kiện về năng lực của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước; điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
c) Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản;
d) Điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải;
đ) Điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm thuộc loại 6 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2005/NĐ-CP); khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 14/2015/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP);
e) Điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Ngoài các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Nghị định này, điều kiện đầu tư kinh doanh khác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo quy định tại luật và các nghị định chuyên ngành.
1. Điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác nước dưới đất (sau đây gọi chung là hành nghề khoan nước dưới đất) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Điều kiện về năng lực của tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước; điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân tư vấn lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước áp dụng đối với:
a) Tổ chức thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước; tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước và tư vấn lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước; cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép tài nguyên nước (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước);
b) Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước có liên quan đến hoạt động lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
c) Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, thẩm định, cấp, gia hạn giấy phép tài nguyên nước.
3. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản áp dụng với các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
4. Điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, khảo nghiệm chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.
5. Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).
1. Quy mô hành nghề khoan nước dưới đất được quy định như sau:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ là hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 110 mm và thuộc công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa là hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 mm và thuộc công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn gồm các trường hợp không quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Công trình quy định tại khoản 1 Điều này là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan nằm trong một khu vực thăm dò, khai thác nước dưới đất và khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m, thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc cá nhân; lưu lượng của một công trình là tổng lưu lượng của các giếng khoan thuộc công trình đó.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất ở quy mô nào thì được phép hành nghề ở quy mô đó và các quy mô nhỏ hơn; được hành nghề khoan, lắp đặt các lỗ khoan, giếng khoan thăm dò, khai thác, điều tra, khảo sát để phục vụ mục đích khai thác, nghiên cứu, đánh giá, quan trắc nước dưới đất, có đường kính tương đương với quy định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước khoan nước dưới đất có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Người đứng đầu tổ chức (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất 04 năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 05 công trình khoan nước dưới đất.
Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề, đã trực tiếp thi công ít nhất 10 công trình khoan nước dưới đất và phải có chứng nhận đã qua khóa tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức;
b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 05 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên;
c) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là 12 tháng.
3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp đáp ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Có đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia thực hiện đề án, dự án, báo cáo đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Đối với đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước: có cơ cấu chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng quy định tại Điều 6, người được giao phụ trách kỹ thuật đáp ứng quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Đối với lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước: Có cơ cấu chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
3. Cá nhân thuộc đội ngũ cán bộ chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật;
c) Có quyết định tuyển dụng hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức theo quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm lập hồ sơ chứng minh năng lực hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất 06 tháng.
4. Có máy móc, thiết bị chuyên dùng đáp ứng quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp máy móc, thiết bị không thuộc sở hữu của tổ chức thì phải có hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân khác.
5. Trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.
1. Đối với tổ chức thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước:
a) Cơ cấu chuyên môn: Có ít nhất 05 cán bộ được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước), nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật), môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường), quản lý tài nguyên nước hoặc các chuyên ngành đào tạo khác có liên quan đến tài nguyên nước. Cơ cấu cán bộ chuyên môn phải phù hợp với nội dung cụ thể của từng đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước;
b) Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước hoặc đã trực tiếp tham gia thực hiện ít nhất 02 đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước.
2. Đối với tổ chức thực hiện dự án lập quy hoạch tài nguyên nước:
a) Cơ cấu chuyên môn: Có ít nhất 07 cán bộ được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước), nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật), môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường), quản lý tài nguyên nước hoặc các chuyên ngành đào tạo khác có liên quan đến tài nguyên nước. Cơ cấu cán bộ chuyên môn phải phù hợp với nội dung cụ thể của từng dự án lập quy hoạch tài nguyên nước;
b) Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước hoặc đã trực tiếp tham gia thực hiện ít nhất 03 đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Đối với đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước:
a) Chuyên ngành đào tạo: Được đào tạo một trong các chuyên ngành về thủy văn, hải văn, địa chất thủy văn, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước;
b) Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước hoặc đã tham gia thực hiện ít nhất 03 đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước;
c) Cùng một thời điểm, chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Đối với dự án lập quy hoạch tài nguyên nước:
a) Chuyên ngành đào tạo: Được đào tạo một trong các chuyên ngành về thủy văn, địa chất thủy văn, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước;
b) Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước hoặc đã tham gia thực hiện ít nhất 05 đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước;
c) Cùng một thời điểm, chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 02 dự án lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Số lượng cán bộ chuyên môn:
a) Đối với đề án, báo cáo thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Có ít nhất 03 cán bộ được đào tạo các chuyên ngành quy định tại khoản 2 của Điều này;
b) Đối với đề án, báo cáo thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có ít nhất 02 cán bộ được đào tạo các chuyên ngành phù hợp với quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Chuyên ngành đào tạo:
a) Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước);
b) Đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật);
c) Đối với đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước: Bao gồm các chuyên ngành đào tạo liên quan đến môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường).
a) Đối với đề án, báo cáo thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 đề án, báo cáo. Trong đó, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 05 đề án, báo cáo;
b) Đối với đề án, báo cáo thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 đề án, báo cáo. Trong đó, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 đề án, báo cáo.
4. Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo cáo.
Đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với loại đề án, báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
a) Đối với việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có ít nhất 15 năm kinh nghiệm và đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 07 đề án, báo cáo;
b) Đối với việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có ít nhất 08 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước và đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 05 đề án, báo cáo.
3. Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ được nhận tư vấn lập 01 đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
1. Máy móc, thiết bị chuyên dùng hiện có hoặc đi thuê phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật phù hợp với nội dung hạng mục công việc.
2. Trường hợp máy móc, thiết bị yêu cầu phải có kiểm định chất lượng theo quy định thì phải có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Trường hợp đề án, dự án có hạng mục thi công công trình khoan nước dưới đất thì máy khoan, thiết bị thi công khoan phải đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân hành nghề khi thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải có hồ sơ chứng minh năng lực đáp ứng các quy định của Nghị định này.
2. Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:
a) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 5 và các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu đối với các hạng mục công việc có quy định điều kiện khi thực hiện (nếu có) theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Nghị định này;
b) Danh sách đội ngũ cán bộ chuyên môn, người được giao phụ trách kỹ thuật; bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo, giấy phép hành nghề (nếu có), hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của từng cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 8 của Nghị định này;
c) Danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng được sử dụng để thực hiện đề án, dự án và tài liệu chứng minh việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
3. Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước:
a) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo;
b) Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân hành nghề phải nộp hồ sơ năng lực cho cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc tổ chức cá nhân thuê lập đề án, báo cáo để làm căn cứ lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực thực hiện đề án, dự án, báo cáo.
Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản khi hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng quy định tại Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định tại Nghị định này, gồm:
1. Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã.
4. Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.
1. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định này khi thi công đề án thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản, gồm:
a) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, kèm theo giấy phép thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản; các hợp đồng lao động (hoặc văn bản tương đương) của người phụ trách kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tham gia trực tiếp thi công đề án theo quy định;
d) Tài liệu của các cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) gồm: Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật (sau đây được gọi là chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề án; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao; bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
đ) Danh mục các thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
2. Trường hợp đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức có giấy phép thăm dò khoáng sản trực tiếp thi công thì phải có hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, lưu giữ tại tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
1. Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương; đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình;
c) Có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
d) Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò.
2. Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức được phép thăm dò khoáng sản hoặc tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
3. Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ đảm nhận chức trách tối đa 02 đề án thăm dò khoáng sản. Khi lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải có thời gian chỉ đạo thi công ít nhất bằng 25% thời gian thi công đề án thăm dò được quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản.
1. Đội ngũ công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành trắc địa, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý, thi công công trình (khai đào, khoan) và các chuyên ngành khác có liên quan phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về số lượng theo đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành khi thi công phải cử người phụ trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian kinh nghiệm như sau:
a) Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
b) Đối với các đề án thăm dò khoáng sản còn lại, phải có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học.
1. Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật đáp ứng với hạng mục, công việc trong đề án thăm dò đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải (sau đây viết tắt là chế phẩm sinh học) phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp theo quy định tại Nghị định này.
2. Chế phẩm sinh học đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học nhưng có thay đổi về thành phần hoặc hàm lượng các hoạt chất trong chế phẩm sinh học làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý và tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật thì phải đăng ký cấp lại giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải quy định rõ các nội dung:
1. Tên chế phẩm sinh học đăng ký.
2. Số lượng chế phẩm sinh học được phép lưu hành.
3. Thành phần các hoạt chất, vi sinh vật (tên khoa học, nồng độ, mật độ) trong chế phẩm.
4. Cơ sở sản xuất (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
5. Cơ sở đăng ký (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
6. Phương pháp sử dụng, thời hạn sử dụng chế phẩm sinh học.
7. Quy cách đóng gói chế phẩm sinh học.
1. Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp (nếu có).
3. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học.
4. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của đơn vị có chức năng kiểm định trong nước hoặc nước ngoài.
5. Bản giới thiệu chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học cấp quản lý đối với những chế phẩm sinh học là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học (nếu có).
7. Kết quả khảo nghiệm chế phẩm sinh học (nếu có).
8. Nhãn, hình thức bao gói chính thức đề nghị lưu hành kèm theo tờ hướng dẫn bảo quản, sử dụng chế phẩm sinh học và những cảnh báo rủi ro đối với sức khỏe con người và sinh vật.
9. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc bản cam kết không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các chế phẩm sản xuất trong nước đề nghị đăng ký lưu hành.
10. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với chế phẩm sinh học nhập khẩu.
11. Kế hoạch khảo nghiệm chi tiết, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nội dung khảo nghiệm, thời gian, địa điểm và cơ quan khảo nghiệm đối với chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm được công nhận.
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 17 Nghị định này lập 07 bộ hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định tại Điều 19 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá, cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, đối với các chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản về chương trình giám sát, kiểm tra theo các nội dung của kế hoạch khảo nghiệm chi tiết của tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc kết quả khảo nghiệm chế phẩm quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Môi trường thành lập, tổ chức họp Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
5. Cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thông qua kết quả và không phải chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
b) Trường hợp Hội đồng thông qua có chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
c) Trường hợp Hội đồng không thông qua, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học biết và nêu rõ lý do.
6. Đối với các chế phẩm sinh học đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học có trách nhiệm thông báo về tên và số lượng chế phẩm sinh học với Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước thời gian lưu hành ít nhất 15 ngày làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép lưu hành khi có sự chấp thuận của Tổng cục Môi trường.
1. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học được cấp không đúng quy định;
b) Thay đổi thành phần chế phẩm sinh học;
c) Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chế phẩm sinh học đã đăng ký lưu hành.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm thu hồi và xử lý chế phẩm sinh học đã được sản xuất, nhập khẩu và đang lưu hành theo quy định của pháp luật.
3. Khi giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đưa chế phẩm sinh học này ra khỏi Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường và trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cơ sở khảo nghiệm là tổ chức có chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sinh học hoặc công nghệ môi trường (theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền) có đủ trang thiết bị, nguyên vật liệu và nhân lực triển khai ứng dụng tại hiện trường theo hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được lựa chọn cơ quan, địa điểm để khảo nghiệm và phải trả chi phí thực hiện khảo nghiệm theo hợp đồng thỏa thuận.
3. Cơ sở khảo nghiệm tự lựa chọn cơ quan phối hợp trong quá trình khảo nghiệm; có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ kết quả ít nhất là 60 tháng sau khi kết thúc khảo nghiệm.
1. Nội dung khảo nghiệm cho từng loại chế phẩm sinh học bao gồm:
a) Thành phần, chất lượng chế phẩm sinh học theo tiêu chuẩn công bố;
b) Hiệu quả sử dụng chế phẩm theo hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học;
c) Tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật trong quá trình sử dụng chế phẩm sinh học.
2. Phương pháp khảo nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc phương pháp khác bảo đảm tính khách quan, khoa học.
3. Báo cáo kết quả khảo nghiệm chế phẩm của cơ sở khảo nghiệm phải đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên cơ sở khảo nghiệm và tên tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm;
b) Tên chế phẩm sinh học khảo nghiệm kèm theo hồ sơ về thành phần, hiệu quả, cách bảo quản, sử dụng, nhãn mác, bao bì;
c) Tình trạng chế phẩm sinh học trước khi khảo nghiệm;
d) Nội dung yêu cầu khảo nghiệm;
đ) Địa điểm, thời gian, quy mô và phương pháp khảo nghiệm;
e) Kết quả khảo nghiệm, kết luận và kiến nghị.
1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoặc ủy quyền Chi cục Bảo vệ môi trường địa phương thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc khảo nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học theo văn bản thông báo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này.
2. Đoàn giám sát, kiểm tra gồm đại diện của Tổng cục Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường địa phương và các chuyên gia chuyên ngành công nghệ sinh học.
3. Kết quả giám sát, kiểm tra phải được lập bằng văn bản cùng các ý kiến thảo luận, kiến nghị với sự có mặt và xác nhận của các thành viên đoàn kiểm tra, đại diện cơ quan khảo nghiệm chế phẩm sinh học.
1. Chế phẩm sinh học được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học phải lập thành danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.
2. Định kỳ 06 tháng một lần, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm trong các trường hợp sau:
a) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi vận chuyển từng loại hàng nguy hiểm có khối lượng không vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, nhưng tổng khối lượng của các chất độc hại, chất lây nhiễm vận chuyển trên cùng một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn 01 tấn/chuyến (không tính khối lượng bao bì).
2. Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này, không cần có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm trong các trường hợp sau:
a) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng dưới ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, nhưng phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này) và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển quy định tại các Điều 27, 28 và Điều 29 Nghị định này;
b) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP hoặc Nghị định số 14/2015/NĐ-CP và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển quy định tại các Điều 27, 28 và Điều 29 Nghị định này.
1. Yêu cầu về đóng gói, bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm:
a) Việc đóng gói hàng nguy hiểm và sử dụng các loại vật liệu dùng để làm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển (sau đây gọi tắt là TCVN 5507:2002) hoặc các văn bản thay thế và phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại hàng hóa đó (nếu có);
b) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị hoen gỉ, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong; có khả năng chống thấm, kín và chắc chắn để đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển trong điều kiện bình thường và hạn chế tối đa sự rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vận chuyển sử dụng bao bì, vật chứa để tự đóng gói hàng nguy hiểm thì phải thực hiện thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa đó trước khi sử dụng để tránh rơi lọt hoặc rò rỉ khi vận chuyển;
b) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm sau khi sử dụng phải được bảo quản riêng đáp ứng các quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002.
2. Yêu cầu về ghi nhãn:
Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo quy định về nhãn hàng hóa, ghi nhãn hóa chất.
3. Yêu cầu về biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm:
a) Bên ngoài bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm;
b) Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên thành và phía sau phương tiện, có độ bền đủ chịu được tác động của thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp, vận chuyển. Không được có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển nếu không vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP, Điều 24 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP hoặc Điều 9 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP;
d) Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt vận chuyển hàng rời với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, ngoài biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải có bảng thông tin khẩn cấp đặt tại cuối phương tiện vận chuyển, mép dưới của bảng thông tin khẩn cấp phải cách mặt đất ít nhất 450 mm.
4. Yêu cầu về xếp, dỡ và lưu kho bãi hàng nguy hiểm:
a) Tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ và lưu kho bãi từng loại hàng nguy hiểm phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 hoặc trong thông báo của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Việc xếp, dỡ và lưu kho bãi hàng nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP, Điều 29 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP hoặc Điều 12 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
5. Hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm được vận chuyển phải kèm phiếu an toàn hóa chất theo quy định hiện hành.
Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với loại phương tiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, Điều 30 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và các điều kiện sau:
1. Không vận chuyển hàng nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây cháy, nổ hoặc tạo ra các chất mới độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người trên cùng một phương tiện.
2. Có trang thiết bị che, phủ kín toàn bộ khoang chở hàng. Trang thiết bị che phủ phải phù hợp với yêu cầu chống thấm, chống cháy, không bị phá hủy khi tiếp xúc với loại hàng được vận chuyển; chịu được sự va đập và đảm bảo an toàn, hạn chế sự rò rỉ các chất độc hại và lây nhiễm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
3. Đảm bảo đầy đủ thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển như đã mô tả trong kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đáp ứng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận chuyển hóa chất nguy hiểm hoặc hàng nguy hiểm, các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho ít nhất 02 người ngồi, gồm 01 người điều khiển phương tiện vận chuyển và 01 người áp tải hàng nguy hiểm.
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực, phù hợp với loại phương tiện ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
b) Được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn hóa chất hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm khác còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất.
Trong trường hợp chủ hàng nguy hiểm thuê chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định sau:
1. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
a) Đối với hàng nguy hiểm chủ hàng phải có hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển với chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với loại hàng cần vận chuyển;
b) Trường hợp chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với loại hàng cần vận chuyển, chủ hàng nguy hiểm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vận chuyển theo quy định tại các Điều 27, 28 và Điều 29 Nghị định này và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo từng chuyến hàng theo quy định.
2. Đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa và đường sắt:
Đối với hàng nguy hiểm chủ hàng phải có hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển với chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, trong đó có điều khoản quy định chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải đáp ứng điều kiện về việc vận chuyển an toàn và bảo vệ môi trường phù hợp với loại hàng cần vận chuyển tương ứng theo quy định tại Điều 27, khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.
3. Việc thuê vận chuyển hàng nguy hiểm phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý CTNH gồm:
1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.
6. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại khoản 5 Điều này với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng. Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được xử lý theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
Tổ chức, cá nhân có quyết định phê duyệt, giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng trừ trường hợp bị thu hồi. Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được xử lý theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận;
c) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm có thời hạn hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, trừ trường hợp bị thu hồi và cấp lại. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
MẪU ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI
(Kèm theo Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC/CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
……….., ngày ….. tháng ….. năm 20……. |
ĐĂNG KÝ
LƯU HÀNH CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: …………………………..
Căn cứ Nghị định ...../2016/NĐ-CP ngày ....tháng ....năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Tên tổ chức/cá nhân đăng ký: …………………………………………………………………
Người đại diện: ………………………………….. Chức vụ: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ………………………. Số Fax: ……………….. Địa chỉ E-mail: …………….
- Tên chế phẩm sinh học đăng ký lưu hành: …………………………………………………
- Tổ chức, cá nhân sản xuất: ……………………………………………………………………
- Địa điểm sản xuất: ………………………………………………………………………………
- Số lượng đề nghị được phép lưu hành: ………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………….. Số Fax: …………………………………………
- Hồ sơ đăng ký, bao gồm: ………………………………………………………………………
(Tên tổ chức, cá nhân:) ………………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đề nghị ………………………. xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học./.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CƠ SỞ |
MẪU GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM
(Kèm theo Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC/CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
……….., ngày ….. tháng ….. năm 20……. |
GIỚI THIỆU
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM
1. Tên chế phẩm sinh học:
2. Mục đích sử dụng:
3. Dạng chế phẩm sinh học.
□ Vi sinh
□ Enzym
□ Chiết suất
4. Những đặc tính của chế phẩm sinh học:
a) Thành phần/Vi sinh 1/Đơn vị tính
Thành phần 1/Vi sinh 1: ....(mol/l, %, CFU/mg, CFU/ml…)…
Thành phần n/Vi sinh n: ....(mol/l, %, CFU/mg, CFU/ml...)
b) Đặc tính:
d) Hiệu quả:
d) Tính an toàn môi trường:
đ) Phương pháp bảo quản:
e) Hướng dẫn sử dụng:
g) Xuất xứ chủng gốc vi sinh vật đối với chế phẩm vi sinh vật:
5. Những lưu ý khác:
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CƠ SỞ CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ |
DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI, CHẤT LÂY NHIỄM
(Kèm theo Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
STT |
Tên hàng |
Số UN |
Loại, nhóm hàng |
Số hiệu nguy hiểm |
Ngưỡng khối lượng phải có giấy phép vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Methyl bromide |
1062 |
6.1 |
26 |
0,2 tấn/chuyến |
2 |
Thuốc nhuộm, rắn, độc |
1143 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
3 |
Acetone cyanohydrin, được làm ổn định |
1541 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
4 |
Alkaloids hoặc muối alcaloids, chất rắn |
1544 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
5 |
Alkaloids hoặc muối alcaloids, chất rắn |
1544 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
6 |
Ammonium arsenate |
1546 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
7 |
Aniline |
1547 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
8 |
Aniline hydrochloride |
1548 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
9 |
Hợp chất Antimony, chất vô cơ, chất rắn |
1549 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
10 |
Antimony Iactate |
1550 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
11 |
Antimony potassium tartrate |
1551 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
12 |
Arsenic acid, dạng lỏng |
1553 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
13 |
Arsenic acid, dạng rắn |
1554 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
14 |
Arsenic bromide |
1555 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
15 |
Hợp chất arsenic, dạng lỏng, chất vô cơ (bao gồm arsenates, arenites và arsenic sulphide) |
1556 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
16 |
Hợp chất arsenic, dạng lỏng, chất vô cơ (bao gồm arsenates, arsenites và arsenic sulphide) |
1556 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
17 |
Hợp chất arsenic, dạng rắn, chất vô cơ (bao gồm arsenates, arsenites và arsenic sulphide) |
1557 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
18 |
Hợp chất arsenic, dạng rắn, chất vô cơ (bao gồm arsenates, asenites và arsenic sulphide) |
1557 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
19 |
Arsenic |
1558 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
20 |
Axsenic pentoxide |
1559 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
21 |
Arsenic trichloride |
1560 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
22 |
Arsenic trioxide |
1561 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
23 |
Bụi arsenic |
1562 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
24 |
Barium hợp chất |
1564 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
25 |
Barium cyanide |
1565 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
26 |
Beryllium hợp chất |
1566 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
27 |
Brucine |
1570 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
28 |
Cacodylic acid |
1572 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
29 |
Calcium arsenate |
1573 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
30 |
Calcium arsenate và calcium arsenite hỗn hợp, chất rắn |
1574 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
31 |
Calcium cyanide |
1575 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
32 |
Chlorodinitrobenzenes |
1577 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
33 |
Chloronitrobenzenes |
1578 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
34 |
4-Chloro-o-toluidine hydrochloride |
1579 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
35 |
Chloropicrin |
1580 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
36 |
Chloropicrin và methyl bromide hỗn hợp |
1581 |
6.1 |
26 |
0,5 tấn/chuyến |
37 |
Chloropicrin và methyl chloride hỗn hợp |
1582 |
6.1 |
26 |
0,5 tấn/chuyến |
38 |
Chloropicrin hỗn hợp |
1583 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
39 |
Chloropicrin hỗn hợp |
1583 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
40 |
Acetoarsenite đồng |
1585 |
6.1 |
60 |
0,2 tấn/chuyến |
41 |
Arsenite đồng |
1586 |
6.1 |
60 |
0,2 tấn/chuyến |
42 |
Cyanide đồng |
1587 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
43 |
Cyanides, chất vô cơ, rắn |
1588 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
44 |
Cyanides, chất vô cơ, rắn |
1588 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
45 |
Dichloroanilines |
1590 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
46 |
o-Dichlorobenzene |
1591 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
47 |
Dichloromethane |
1593 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
48 |
Diethyl sulphate |
1594 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
49 |
Dinitroanilines |
1596 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
50 |
Dinitrobenzenes |
1597 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
51 |
Dinitro-o-cresol |
1598 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
52 |
Dinitrophenol dung dịch |
1599 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
53 |
Dinitrotoluenes, dạng chảy |
1600 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
54 |
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc |
1602 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
55 |
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc |
1602 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
56 |
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc |
1602 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
57 |
Thuốc nhuộm, dạng lỏng, độc |
1602 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
58 |
Ethylene dibromide |
1605 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
59 |
Arsenate sắt |
1606 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
60 |
Arsenite sắt |
1607 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
61 |
Arsenate sắt |
1608 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
62 |
Hexaethyl tetraphosphate |
1611 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
63 |
Hexaethyl tetraphosphate và hỗn hợp khí nén |
1612 |
6.1 |
26 |
1 tấn/chuyến |
64 |
Axetat chì |
1616 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
65 |
Arsenates chì |
1617 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
66 |
Arsenites chì |
1618 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
67 |
Cyanide chì |
1620 |
6.1 |
60 |
0,2 tấn/chuyến |
68 |
London tía |
1621 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
69 |
Arsenate magie (Magnesium arsenate) |
1622 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
70 |
Arsenate thủy ngân |
1623 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
71 |
Chloride thủy ngân |
1624 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
72 |
Nitrate thủy ngân |
1625 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
73 |
Cyanide potassium thủy ngân |
1626 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
74 |
Nitrate thủy ngân |
1627 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
75 |
Axetat thủy ngân |
1629 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
76 |
Chloride ammonium thủy ngân |
1630 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
77 |
Benzoate thủy ngân |
1631 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
78 |
Bromide thủy ngân |
1634 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
79 |
Cyanide thủy ngân |
1636 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
80 |
Gluconate thủy ngân |
1637 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
81 |
Iodide thủy ngân |
1638 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
82 |
Nucleate thủy ngân |
1639 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
83 |
Oleate thủy ngân |
1640 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
84 |
Oxide thủy ngân |
1641 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
85 |
Oxycyanide thủy ngân, chất gây tê |
1642 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
86 |
Iodide potassium thủy ngân |
1643 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
87 |
Salicylate thủy ngân |
1644 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
88 |
Sulphate thủy ngân |
1645 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
89 |
Thiocyanate thủy ngân |
1646 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
90 |
Methyl bromide và ethylene dibromide hỗn hợp, dạng lỏng |
1647 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
91 |
Hỗn hợp phụ gia chống kích nổ nhiên liệu động cơ |
1649 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
92 |
Beta-Naphthylamine |
1650 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
93 |
Naphthylthiourea |
1651 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
94 |
Naphthylurea |
1652 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
95 |
Nickel cyanide |
1653 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
96 |
Nicotine |
1654 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
97 |
Nicotine hợp chất hoặc nicotine rắn |
1655 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
98 |
Nicotine hợp chất hoặc nicotine điều chế, rắn |
1655 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
99 |
Nicotine hydrochloride, dạng lỏng hoặc dung dịch |
1656 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
100 |
Nicotine salicylate |
1657 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
101 |
Nicotine sulphate, chất rắn |
1658 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
102 |
Nicotine sulphate, dung dịch |
1658 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
103 |
Nicotine tartrate |
1659 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
104 |
Nitroaniline (o-, m-, p-.) |
1661 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
105 |
Nitrobenzene |
1662 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
106 |
Nitrophenols |
1663 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
107 |
Nitrotoluenes, dạng lỏng |
1664 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
108 |
Nitroxylenes, dạng lỏng |
1665 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
109 |
Pentachloroethane |
1669 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
110 |
Perchloromethyl mercaptan |
1670 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
111 |
Phenol, rắn |
1671 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
112 |
Phenylcarbylamine chloride |
1672 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
113 |
Phenylenediamines (o-, m-, p-) |
1673 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
114 |
Phenylmercuric axetat |
1674 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
115 |
Potassium arsenate |
1677 |
6.1 |
60 |
0,2 tấn/chuyến |
116 |
Potassium arsenite |
1678 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
117 |
Potassium cuprocyanide |
1679 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
118 |
Potassium cyanide |
1680 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
119 |
Silver arsenite |
1683 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
120 |
Silver cyanide |
1684 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
121 |
Nátri arsenate |
1685 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
122 |
Nátri arsenite, dung dịch |
1686 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
123 |
Nátri cacodylate |
1688 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
124 |
Nátri cyanide |
1689 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
125 |
Nátri fluoride |
1690 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
126 |
Strontium arsenite |
1691 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
127 |
Strychnine hoặc muối strychnine |
1692 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
128 |
Chất khí gây chảy nước mắt, dạng lỏng |
1693 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
129 |
Chất khí gây chảy nước mắt, dạng lỏng |
1693 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
130 |
Bromobenzyl cyanides |
1694 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
131 |
Chloroacetophenone |
1697 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
132 |
Diphenylamine chloroarsine |
1698 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
133 |
Diphenylchloroarsine |
1699 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
134 |
Xylyl bromide |
1701 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
135 |
1,1,2,2-Tetrachloroethane |
1702 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
136 |
Tetraethyl dithiopyrophosphate |
1704 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
137 |
Thallium hợp chất |
1707 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
138 |
Toluidines |
1708 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
139 |
2,4 – Toluylenediamine |
1709 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
140 |
Trichloroethylene |
1710 |
6.1 |
60 |
0,05 tấn/chuyến |
141 |
Xylidines |
1711 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
142 |
Kẽm arsenate |
1712 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
143 |
Kẽm arsenate và kẽm arsenite hỗn hợp |
1712 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
144 |
Kẽm arsenite |
1712 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
145 |
Kẽm cyanide |
1713 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
146 |
Potassium fluoride |
1812 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
147 |
Carbon tetrachloride |
1846 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
148 |
Thuốc độc dạng lỏng |
1851 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
149 |
Barium oxide |
1884 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
150 |
Benzidine |
1885 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
151 |
Benzylidene chloride |
1886 |
6.1 |
60 |
0,05 tấn/chuyến |
152 |
Bromochloromethane |
1887 |
6.1 |
60 |
0,05 tấn/chuyến |
153 |
Chloroform |
1888 |
6.1 |
60 |
0,05 tấn/chuyến |
154 |
Ethyl bromide |
1891 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
155 |
Ethyldichloroarsine |
1892 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
156 |
Phenylmercuric hydroxide |
1894 |
6.1 |
60 |
0,05 tấn/chuyến |
157 |
Phenylmercuric nitate |
1895 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
158 |
Tetrachloroethylene |
1897 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
159 |
Cyanide dung dịch |
1935 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
160 |
Cyanide dung dịch |
1935 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
161 |
Khí dạng nén, độc |
1955 |
6.1 |
26 |
0,1 tấn/chuyến |
162 |
Chloroanilines, chất rắn |
2018 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
163 |
Chloroanilines, dạng lỏng |
2019 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
164 |
Chlorophenols, chất rắn |
2020 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
165 |
Chlorophenols, dạng lỏng |
2021 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
166 |
Thủy ngân hợp chất, dạng lỏng |
2024 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
167 |
Thủy ngân hợp chất, dạng lỏng |
2024 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
168 |
Thủy ngân hợp chất, chất rắn |
2025 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
169 |
Thủy ngân hợp chất, chất rắn |
2025 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
170 |
Phenylmercuric hợp chất |
2026 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
171 |
Phenylmercuric hợp chất |
2026 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
172 |
Nátri arsenite, chất rắn |
2027 |
6.1 |
60 |
0,05 tấn/chuyến |
173 |
Dinitrotoluenes |
2038 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
174 |
Acrylamide |
2074 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
175 |
Chloral, khan, hạn chế |
2075 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
176 |
alpha-Naphthylamine |
2077 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
177 |
Toluene diisocyanate |
2078 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
178 |
Sulphuryl fluoride |
2191 |
6.1 |
26 |
1 tấn/chuyến |
179 |
Adiponitrile |
2205 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
180 |
Isocyanates dung dịch, chất độc |
2206 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
181 |
Isocyanates, chất độc |
2206 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
182 |
Benzonitrile |
2224 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
183 |
Chloroacetaldehyde |
2232 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
184 |
Chloroanisidines |
2233 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
185 |
Chlorobenzyl chlorides |
2235 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
186 |
3-Chloro-4-methylphenyl isocyanate |
2236 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
187 |
Chloronitroanilines |
2237 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
188 |
Chlorotoluidines |
2239 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
189 |
Dichlorophenyl isocyanates |
2250 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
190 |
N,N-Dimethylaniline |
2253 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
191 |
Xylenols |
2261 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
192 |
N-Ethylaniline |
2272 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
193 |
2-Ethylaniline |
2273 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
194 |
N-Ethyl-N-benzylaniline |
2274 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
195 |
Hexachlorobutadiene |
2279 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
196 |
Hexamethylene diisocyanate |
2281 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
197 |
Isophorone diisocyanate |
2290 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
198 |
Hợp chất chì, có khả năng hòa tan, nếu không có mô tả khác |
2291 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
199 |
N-Methylaniline |
2294 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
200 |
Methyl dichloroaxetat |
2299 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
201 |
2-Methyl-5-ethylpyridine |
2300 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
202 |
Nitrobenzotrifluorides |
2306 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
203 |
3-Nitro-4-chlorobenzotrifluoride |
2307 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
204 |
Phenetidines |
2311 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
205 |
Phenol, dạng chảy |
2312 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
206 |
Nátri cuprocyanide, chất rắn |
2316 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
207 |
Nátri cuprocyanide, dung dịch |
2317 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
208 |
Trichlorobenzens, dạng lỏng |
2321 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
209 |
Trichlorobutene |
2322 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
210 |
Trimethylhexamethylene diisocyanate |
2328 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
211 |
Anisidines |
2431 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
212 |
N,N-Diethylaniline |
2432 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
213 |
Chloronitrotoluenes |
2433 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
214 |
Nitrocresols (o-,m-,p-) |
2446 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
215 |
Phenylacetonitrile, dạng lỏng |
2470 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
216 |
Osmium tetroxide |
2471 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
217 |
Nátri arsanilate |
2473 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
218 |
Thiophosgene |
2474 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
219 |
Dichloroisopropyl ether |
2490 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
220 |
Tris-(1-aziridinyl) phosphine oxide dung dịch |
2501 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
221 |
Tetrabromoethane |
2504 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
222 |
Ammnium fluoride |
2505 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
223 |
Aminophenols (o-,m-,p-) |
2512 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
224 |
Bromoform |
2515 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
225 |
Carbon tetrabromide |
2516 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
226 |
1,5,9-Cyclododecatriene |
2518 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
227 |
2-Dimethylaminoethyl methacrylate |
2522 |
6.1 |
69 |
1 tấn/chuyến |
228 |
Ethyl oxalate |
2525 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
229 |
Methyl trichloroaxetat |
2533 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
230 |
Tributylamine |
2542 |
6 |
60 |
1 tấn/chuyến |
231 |
Hexafluoroacetone hydrate |
2552 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
232 |
Nátri pentachlorophenate |
2567 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
233 |
Cadmium hợp chất |
2570 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
234 |
Cadmium hợp chất |
2570 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
235 |
Phenylhydrazine |
2572 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
236 |
Tricresyl phosphate |
2574 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
237 |
Benzoquinone |
2587 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
238 |
Triallyl borale |
2609 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
239 |
Potassium fluoroaxetat |
2628 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
240 |
Nátri fluoroaxetat |
2629 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
241 |
Selenates |
2630 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
242 |
Selenites |
2630 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
243 |
Fluoroacetic acid |
2642 |
6.1 |
66 |
0,5 tấn/chuyến |
244 |
Methyl bromoaxetat |
2643 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
245 |
Methyl iodide |
2644 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
246 |
Phenacyl bromide |
2645 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
247 |
Hexachlorocyclopentadiene |
2646 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
248 |
Malononitrile |
2647 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
249 |
1,2-Dibromobutan-3-one |
2648 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
250 |
1,3-Dichloroacetone |
2649 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
251 |
1,1-Dichloro-1-nitroethane |
2650 |
6,1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
252 |
4,4’-Diaminodiphenylmethana |
2651 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
253 |
Benzyl iodide |
2653 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
254 |
Potassium fluorosilicate |
2655 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
255 |
Quinoline |
2656 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
256 |
Selenium disulphide |
2657 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
257 |
Nátri chloroaxetat |
2659 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
258 |
Nitrotoluidines (mono) |
2660 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
259 |
Hexachloroacetone |
2661 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
260 |
Hydroquinone |
2662 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
261 |
Dibromomethane |
2664 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
262 |
Butyltoluenes |
2667 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
263 |
Chlorocresols |
2669 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
264 |
Aminopyridines (o-, m-. p-) |
2671 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
265 |
2-Amino-4-chlorophenol |
2673 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
266 |
Nátri fluorosilicate |
2674 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
267 |
1-Bromo-3-chloropropane |
2688 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
268 |
Glycerol alpha-monochlorohydrin |
2689 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
269 |
N,n-Butylimidazole |
2690 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
270 |
Acridine |
2713 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
271 |
1,4-Butynediol |
2716 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
272 |
Hexachlorobenzene |
2729 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
273 |
Nitroanisole, dạng lỏng |
2730 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
274 |
Nitrobromobenzene |
2732 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
275 |
N-Butylaniline |
2738 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
276 |
Tert-Butylcyclohexyl chloroformate |
2747 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
277 |
1,3-Dichloropropanol-2 |
2750 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
278 |
N-Ethylbenzyltoluidines |
2753 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
279 |
N-Ethyltoluidines |
2754 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
280 |
4-ThiapentanaI |
2785 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
281 |
Organotin hợp chất, dạng lỏng nếu không có mô tả khác. |
2788 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
282 |
Chất độc dạng lỏng, chất hữu cơ |
2810 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
283 |
Chất độc dạng lỏng, chất hữu cơ |
2810 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
284 |
Chất độc dạng rắn, chất hữu cơ |
2811 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
285 |
Chất độc dạng rắn, chất hữu cơ |
2811 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
286 |
Các chất nhiễm độc, ảnh hưởng đến người |
2814 |
6.2 |
606 |
0,01 tấn/chuyến |
287 |
Phenol dung dịch |
2821 |
6.1 |
60 |
0,5 tấn/chuyến |
288 |
2-Chloropyridine |
2822 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
289 |
1,1,1 –Trichloroethane |
2831 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
290 |
Aldol |
2839 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
291 |
3-Chloropropanol-1 |
2849 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
292 |
Magnesium fluorosilicate |
2853 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
293 |
Ammonium fluorosilicate |
2854 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
294 |
Kẽm fluorosilicate |
2855 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
295 |
Fluorosilicates |
2856 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
296 |
Ammonium metavanadate |
2859 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
297 |
Ammonium polyvanadate |
2861 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
298 |
Vanadium pentoxide |
2862 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
299 |
Nátri ammonium vanadate |
2863 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
300 |
Potassium metavanadate |
2864 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
301 |
Antimony dạng bột |
2871 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
302 |
Dibromochloropropanes |
2872 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
303 |
Dibutylaminoethanol |
2873 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
304 |
Cồn furfuryl |
2874 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
305 |
Hexachlorophene |
2875 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
306 |
Resorcinol |
2876 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
307 |
Các chất độc, chỉ ảnh hưởng đến động vật |
2900 |
6.2 |
606 |
0,5 tấn/chuyến |
308 |
Vanadyl sulphate |
2931 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
309 |
Thiolactic acid |
2936 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
310 |
Alpha - Methylbenzyl Rượu cồn |
2937 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
311 |
Fluoroanilines |
2941 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
312 |
2-TrifluoromethyIaniline |
2942 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
313 |
2-Amino-5-diethylaminopentane |
2946 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
314 |
3-Trifluoromethylaniline |
2948 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
315 |
Thioglycol |
2966 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
316 |
Alkaloids hoặc muối Alkaloids, dạng lỏng |
3140 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
317 |
Alkaloids hoặc muối Alkaloids, dạng lỏng |
3140 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
318 |
Antimony hợp chất, chất vô cơ, dạng lỏng |
3141 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
319 |
Thuốc nhuộm hoặc thuốc nhuộm trung gian, rắn, độc |
3143 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
320 |
Thuốc nhuộm hoặc thuốc nhuộm trung gian, rắn, độc |
3143 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
321 |
Thuốc nhuộm hoặc thuốc nhuộm trung gian, rắn, độc |
3143 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
322 |
Nicotine hợp chất hoặc chất điều chế nicotine, dạng lỏng |
3144 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
323 |
Nicotine hợp chất hoặc chất điều chế nicotine, dạng lỏng |
3144 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
324 |
Hợp chất organotin, dạng rắn |
3146 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
325 |
Hợp chất organotin, dạng rắn |
3146 |
6.1 |
66 |
0,01 tấn/chuyến |
326 |
Pentachlorophenol |
3155 |
6.1 |
60 |
0,01 tấn/chuyến |
327 |
Khí hóa lỏng, độc |
3162 |
6.1 |
26 |
1 tấn/chuyến |
328 |
Chất độc, chiết xuất từ sản phẩm sống |
3172 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
329 |
Chất độc, chiết xuất từ sản phẩm sống |
3172 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
330 |
Chất rắn chứa chất độc dạng lỏng |
3243 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
331 |
Thuốc dạng rắn, chất độc |
3249 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
332 |
Nitriles chất độc, dạng lỏng |
3276 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
333 |
Nitriles chất độc, dạng lỏng |
3276 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
334 |
Hợp chất orgnophosphorus, chất độc |
3278 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
335 |
Hợp chất orgnophosphorus, chất độc |
3278 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
336 |
Hợp chất organoarsenic, dạng lỏng |
3280 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
337 |
Hợp chất organoarsenic, dạng lỏng |
3280 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
338 |
Metal carbonyls, dạng lỏng |
3281 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
339 |
Metal carbonyls, dạng lỏng |
3281 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
340 |
Hợp chất organometallic, chất độc, dạng lỏng |
3282 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
341 |
Hợp chất organometallic, chất độc, dạng lỏng |
3282 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
342 |
Selenium hợp chất |
3283 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
343 |
Selenium hợp chất |
3283 |
6.1 |
66 |
1 tấn/chuyến |
344 |
Tellurium hợp chất |
3284 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
345 |
Vanadium hợp chất |
3285 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
346 |
Chất lỏng độc, chất vô cơ |
3287 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
347 |
Chất lỏng độc, chất vô cơ |
3287 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
348 |
Chất rắn độc, chất vô cơ |
3288 |
6.1 |
66 |
0,1 tấn/chuyến |
349 |
Chất rắn độc, chất vô cơ |
3288 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
350 |
Chất thải bệnh viện |
3291 |
6.2 |
606 |
0,1 tấn/chuyến |
351 |
Hydrazine, dung dịch nước |
3293 |
6.1 |
60 |
0,1 tấn/chuyến |
352 |
2-Dimethylaminoethyl acrylate |
3302 |
6.1 |
60 |
1 tấn/chuyến |
Ghi chú: Cột (5) - Số hiệu nguy hiểm là mã số gồm hai hoặc ba chữ số và thể hiện bản chất vật lý hoặc hóa học của loại hàng nguy hiểm được vận chuyển (26: khí độc, 60: chất độc, 66: chất có độc tính cao, 606: chất lây nhiễm) theo hướng dẫn chung của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng nguy hiểm, trong đó:
- Chữ số đầu tiên là số 6 thể hiện là chất độc hoặc có rủi ro lây nhiễm; chữ số đầu tiên là số 2 thể hiện là phát thải khí khi chịu áp suất hoặc có phản ứng hóa học;
- Chữ số thứ hai lặp lại chữ số thứ nhất thể hiện sự gia tăng tính nguy hiểm; chữ số thứ hai là số 0 thể hiện sự miêu tả chính xác đặc tính nguy hiểm của hàng vận chuyển.
KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Kèm theo Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN VỀ LOẠI HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN
1. Tên hàng nguy hiểm, loại, nhóm hàng, số UN, mã số CAS, số hiệu nguy hiểm.
2. Khối lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển.
3. Lịch trình vận chuyển (thời gian vận chuyển, địa điểm (nơi đi, điểm trung chuyển, nơi đến)).
4. Bản mô tả đóng gói, bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm và phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm (kèm theo hình ảnh minh họa, nếu có), bao gồm:
a) Các loại bao bì, vật chứa dự kiến sử dụng trong quá trình vận chuyển; chất liệu và lượng chứa của từng bao bì, vật chứa;
b) Các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đóng gói, bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm kèm theo tiêu chuẩn áp dụng do doanh nghiệp sản xuất công bố; các điều kiện bảo quản;
c) Các yêu cầu về ghi nhãn, dán biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm;
d) Dự kiến phương tiện vận chuyển và việc đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, trang thiết bị che phủ hàng nguy hiểm và các thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố.
II. DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN
1. Dự báo các nguy cơ như: Rò rỉ, tràn đổ; cháy nổ; hoặc mất cắp hàng nguy hiểm.
2. Xác định các điều kiện, nguyên nhân bên trong cũng như tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến sự cố.
3. Ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi và mức độ tác động đến con người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn.
III. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Các biện pháp hạn chế, ứng phó và khắc phục sự cố phải được xây dựng cụ thể và tương ứng với nguy cơ xảy ra sự cố.
2. Mô tả các biện pháp, quy trình về quản lý; các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm (đối với môi trường nước mặt, nước ngầm, đất, không khí,...).
IV. NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Mô tả tình trạng và số lượng trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó, khắc phục sự cố (loại trang thiết bị, số lượng, chức năng/đặc điểm,...): mùn cưa, cát hoặc diatonit; xẻng; thùng phuy rỗng; bơm tay và ống,...
2. Mô tả tình trạng và số lượng phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân (đồ bảo hộ polylaminated; găng tay (viton hoặc nitrile hoặc vitrile); giầy ống; mặt nạ phòng độc; bình bột chữa cháy...).
3. Mô tả nhân lực tham gia ứng phó, khắc phục sự cố.
a) Mô tả hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp tham gia xử lý sự cố;
b) Kế hoạch sơ tán dân cư, tài sản ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm (trong những tình huống nào thì phải sơ tán và tổ chức sơ tán như thế nào);
c) Mô tả hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp có sự cố:
- Tên và số điện thoại liên lạc của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm.
- Số điện thoại liên lạc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; cơ quan quản lý môi trường, cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan cảnh sát môi trường và các cơ quan có liên quan khác tại các địa phương theo lịch trình vận chuyển.
- Mô tả kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
|
………, ngày ….. tháng ….. năm …………. |
YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CHỦ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
I. BAO BÌ CHẤT THẢI NGUY HẠI (sau đây gọi tắt là CTNH)
1. Bao bì CTNH (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
a) Toàn bộ vỏ bao bì có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ.
b) Chịu được va chạm, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng thông thường.
c) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài.
d) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.
2. Bao bì phải được dán nhãn CTNH. Trường hợp chỉ vận chuyển một loại CTNH, không bắt buộc dán nhãn riêng cho từng bao bì mà dán nhãn chung cho một chuyến vận chuyển.
II. THIẾT BỊ LƯU CHỨA CTNH
1. Các thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì thông thường, như các bồn, bể, công ten nơ...) để bảo quản CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
a) Vỏ có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ.
b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
c) Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định.
2. Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi.
3. Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa khác và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
III. KHU VỰC LƯU GIỮ HOẶC TRUNG CHUYỂN CTNH
1. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
a) Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
b) Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với CTNH; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng CTNH cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy.
c) Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 05 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
d) Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH.
2. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển đáp ứng theo quy định về xây dựng.
3. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNH phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố; có rãnh thu về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.
4. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10 m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác.
5. Khu vực lưu giữ chất thải y tế lây nhiễm phải trang bị hệ thống bảo quản lạnh.
6. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH phải được trang bị như sau:
a) Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
b) Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.
c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít.
d) Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới).
đ) Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định hoặc bộ đàm).
e) Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa).
g) Trong từng ô hoặc bộ phận của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển và trên từng thiết bị lưu chứa phải có dấu hiệu cảnh báo CTNH theo quy định.
h) Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
i) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa tại địa phương), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân); có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
IV. PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CTNH
1. Các phương tiện vận chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương tự các phương tiện vận chuyển hàng hóa cùng loại theo quy định của pháp luật.
2. Thiết bị lưu chứa CTNH lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục II Phụ lục này.
3. Yêu cầu đặc thù cho một số loại phương tiện vận chuyển CTNH như sau:
a) Xe tải thùng lắp cố định có lắp đặt thùng hoặc hộp thu chất lỏng dự phòng bên dưới đáy thùng.
b) Công ten nơ hoặc thùng có thể tháo rời phải được bắt chặt vào xe tải trước khi hoạt động.
c) Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa CTNH.
d) Xe tải bồn (hay còn gọi là xe xitéc) và khoang chứa tàu thủy đối với CTNH ở thể lỏng phải có biện pháp kiểm soát bay hơi.
đ) Xe tải ben (có thùng có thể vận hành nghiêng để đổ hàng xuống) có phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa CTNH và chỉ được sử dụng cho một số trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường.
e) Xe mô tô, xe gắn máy phải có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái) của xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy phải tuân theo quy định khi tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Khu vực chứa CTNH trên tàu thủy, xà lan bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có sàn và vách xung quanh bảo đảm kín khít đặc biệt tại đường tiếp giáp giữa sàn và vách, bằng vật liệu chống thấm, không cháy, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với CTNH; sàn có đủ độ bền để chịu được tải trọng CTNH cao nhất theo tính toán.
b) Có mái hoặc phủ bạt che hoàn toàn nắng, mưa, trừ khu vực chứa CTNH trong các thiết bị lưu chứa với dung tích lớn hơn 02 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
5. Phương tiện vận chuyển CTNH khi đang hoạt động phải được trang bị như sau:
a) Các dụng cụ cứu hỏa (ít nhất là bình bọt dập lửa) theo quy định về phòng cháy chữa cháy.
b) Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.
c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít.
d) Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại di động hoặc bộ đàm).
đ) Dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo loại CTNH được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu. Trừ trường hợp xe gắn máy thì kích thước lựa chọn phù hợp với thực tế.
e) Biển thông báo sự cố cho các đối tượng giao thông khác trong trường hợp sự cố trên đường.
g) Các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả CTNH, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của các địa phương trên địa bàn hoạt động), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân) đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
V. HỆ THỐNG, THIẾT BỊ XỬ LÝ CTNH
1. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH, sau đây gọi chung là xử lý CTNH) phải có công nghệ, công suất phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học và số lượng các loại CTNH đăng ký xử lý CTNH.
2. Yêu cầu đặc thù đối với một số hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH như sau:
a) Lò đốt CTNH tuân thủ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (QCKTMT) về lò đốt chất thải công nghiệp. Lò đốt CTNH phải có công suất không dưới 100 kg/giờ trừ trường hợp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cấp phép hoạt động trước ngày 01 tháng 6 năm 2011.
b) Khí thải từ việc đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng phải tuân thủ theo quy định tại QCKTMT về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng.
c) Sản phẩm của quá trình hóa rắn hoặc ổn định hóa CTNH phải tuân thủ theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.
d) Cô lập CTNH bằng đóng kén trong bể bê tông (còn gọi là bể đóng kén) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bể đóng kén gồm ba dạng: Chìm dưới mặt đất, nửa chìm nửa nổi và nổi trên mặt đất.
- Diện tích đáy của mỗi bể không quá 100 m2 và chiều cao không quá 05 m; trường hợp có nhiều hơn một bể thì các bể phải được xây dựng với kết cấu tách rời không chung vách trừ trường hợp tổng diện tích các bể không quá 100 m2.
- Vách và đáy bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững (bổ sung hệ khung dầm để tăng cường kết cấu chịu lực nếu cần thiết) đặt trên nền đất được gia cố (bổ sung đóng cọc nếu nền đất yếu) để bảo đảm tránh sụt lún gây nứt gãy, rò rỉ, thẩm thấu theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng.
Xung quanh vách (phần chìm dưới mặt đất) và dưới đáy bể có bổ sung lớp lót chống thấm ít nhất gồm một trong các vật liệu sau: Lớp đất sét có hệ số thấm K ≤ 10-7 cm/s được đầm nén chặt với bề dày ≥ 60 cm; màng HDPE (High Density Polyethylen) hoặc nhựa tổng hợp PVC, cao su butila, cao su tổng hợp neopren hoặc vật liệu tương đương với chiều dày ≥ 02 (hai) mm.
- Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ mặt bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong bể trong thời gian sử dụng cho đến khi đóng bể.
- Sau khi đầy, phải đóng bể bằng nắp bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng; nắp phải phủ kín toàn bộ bề mặt bể bảo đảm tuyệt đối không để nước rò rỉ, thẩm thấu; nắp bể có bổ sung lớp lót tương tự như quy định tại tiết 4 điểm d khoản 2 mục V Phụ lục này.
- Trường hợp sử dụng khu vực mặt bể sau khi đóng kín để cho các chức năng khác (trừ đường giao thông cho phương tiện cơ giới) thì phải bảo đảm các tải trọng phía trên bể không vượt quá 25% khả năng chịu lực theo tính toán của bể.
3. Trong thời gian chưa có QCKTMT về bãi chôn lấp CTNH, việc thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp CTNH phải tuân thủ nội dung của báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trên cơ sở Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH phải tuân thủ nội dung giấy phép xử lý CTNH trên cơ sở Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.
4. Khu vực lắp đặt các hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH phải được trang bị như sau:
a) Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
b) Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.
c) Hộp sơ cứu vết thương. Phải trang bị bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp xử lý chất thải có tính axít.
d) Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định).
đ) Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa).
e) Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở điểm đầu mối của lối đi.
g) Các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn của các hệ thống, thiết bị, quy trình ứng phó các loại sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa tại địa phương), nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân); có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc và không bị mờ.
5. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH ở nhiệt độ cao có khả năng gây sự cố cháy nổ phải có cơ chế cảnh báo và tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn song song với cơ chế ngắt bằng tay.
VI. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Có công trình bảo vệ môi trường để xử lý khí thải phát sinh từ toàn bộ hoạt động tại cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH (nếu có) bảo đảm đạt các QCKTMT hiện hành trước khi thải ra môi trường hoặc có biện pháp kiểm soát khí thải khác.
2. Có công trình bảo vệ môi trường để xử lý nước thải phát sinh từ toàn bộ hoạt động tại cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH (nếu có) bảo đảm đạt các QCKTMT hiện hành trước khi xả ra môi trường hoặc có biện pháp quản lý nước thải khác.
3. Khu vực lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường để xử lý khí thải, nước thải có các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn của công trình; có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
4. Có biện pháp thông gió (cưỡng bức hoặc tự nhiên) hoặc điều hòa không khí trong các nhà kho, nhà xưởng, để giảm bụi, mùi, khí có hại và bảo đảm nhiệt độ không quá 35°C (trừ trường hợp nhiệt độ ngoài trời cao hơn 35°C.
5. Có biện pháp giảm tiếng ồn, rung trong trường hợp gây tiếng ồn, rung vượt tiêu chuẩn, QCKTMT hiện hành.
6. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH có chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH thì phải có thiết bị giám sát môi trường tự động liên tục trừ trường hợp xử lý bằng phương pháp hóa rắn, chôn lấp. Các trường hợp khác chỉ phải lắp thiết bị giám sát môi trường tự động liên tục nếu có yêu cầu của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc cơ quan cấp phép. Các thông số giám sát do các cơ quan này yêu cầu tùy theo tình hình thực tế căn cứ vào các QCKTMT hiện hành.
VII. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục này, các phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH trong lĩnh vực y tế phải tuân thủ theo quy định hiện hành về quản lý chất thải y tế.
2. Trường hợp có QCKTMT riêng đối với từng phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH thì áp dụng theo QCKTMT đó.
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, July 1, 2016 |
DECREE
PROVIDING FOR CERTAIN REGULATORY REQUIREMENTS FOR TRADE AND INVESTMENT IN THE ENVIRONMENT AND NATURAL RESOURCE SECTOR
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Mineral Resource dated November 17, 2010;
Pursuant to the Law on Water Resource dated June 21, 2012;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Upon the request of the Minister of Natural Resource and Environment;
The Government hereby adopts the Decree providing for certain regulatory requirements for trade and investment in the environment and natural resource sector.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree provides for certain requirements for trade and investment in the sector of water and mineral resources and environmental protection, including:
a) Licensing requirements for groundwater drilling;
b) Requirements concerning competency of organizations providing basic water resource investigations, or water resource planning consultancy services; requirements concerning competency of institutional or individual entities providing consultancy in formulation of projects and reports that constitute application dossiers for water resource licenses;
c) Licensing requirements for mineral resource exploration;
d) Eligibility requirements for trade in biological products used for waste treatment;
dd) Eligibility requirements for transportation of dangerous goods, including hazardous and infectious substances belonging to Class 6 referred to in Clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 29/2005/ND-CP dated March 10, 2005 providing the dangerous goods list and transportation of dangerous goods by inland waterways (hereinafter referred to as the Decree No. 29/2005/ND-CP); Clause 1 Article 22 of the Government’s Decree No. 14/2015/ND-CP dated February 13, 2015 specifying and guiding implementation of certain articles of the Law on Railway (hereinafter referred to as the Decree No. 14/2015/ND-CP) and Clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 providing for the dangerous goods list and transportation of dangerous goods by means of road transport (hereinafter referred to as the Decree No. 104/2009/ND-CP);
e) Licensing requirements for hazardous waste treatment.
2. Notwithstanding regulations on regulatory requirements for trade and investment referred to in this Decree, other regulatory requirements for trade and investment in the sector of environment and natural resources shall be covered by sectoral laws and decrees.
Article 2. Subject of application
1. Licensing requirements for groundwater drilling shall be applied to organizations or individuals practicing groundwater investigation, survey, exploration and abstraction drilling (hereinafter referred to as groundwater drilling) within the territory of Vietnam.
2. Requirements concerning competency of organizations providing basic water resource investigations, or water resource planning consultancy services, or requirements concerning competency of institutional or individual entities providing consultancy in formulation of projects and reports that constitute application dossiers for water resource licenses, shall be applied to:
a) Organizations implementing basic water resource investigation schemes or projects, providing consultancy in formulation of water resource plans, projects or reports included in application dossier for grant and extension of water resource licenses (hereinafter referred to as water resource practicing organizations or individuals);
b) Institutional or individual entities exploring, abstracting water, and discharging wastewater into the receiving water which are involved in formulation of projects or reports constituting application dossiers for water resource licenses;
c) Regulatory authorities engaged in basic water resource investigation and planning, verification, issuance and renewal of water resource licenses.
3. Licensing requirements for mineral resource exploration shall be applied to entities providing mineral resource exploration, or institutional or individual entities licensed to explore mineral resources, or mineral resources regulatory authorities.
4. Eligibility requirements for trade in biological products used for treatment and disposal of waste substances rendered within the territory of Vietnam shall be applied to regulatory authorities; organizations, individuals that have their operations relating to assessment of registration dossiers for marketing authorization of biological products; or those manufacturing, importing and testing biological products used in treatment and disposal of waste substances within the territory of Vietnam.
5. Necessary requirements for trade and investment referred to in Point dd Clause 1 Article 1 hereof shall be applied to state agencies, institutional or individual entities carrying out operations related to road, inland waterways and rail transportation of dangerous goods which are hazardous or infectious substances or materials within the territory of Vietnam.
6. Licensing requirements for treatment and disposal of hazardous waste substances shall be applied to regulatory authorities, institutional or individual entities having their operations related to hazardous waste substances or materials.
REGULATORY REQUIREMENTS FOR TRADE AND INVESTMENT IN THE ENVIRONMENT AND NATURAL RESOURCE SECTOR
Article 3. Licensed groundwater drilling scale
1. Licensed groundwater drilling scale shall be regulated as follows:
a) Small-scale groundwater drilling means drilling and installation of groundwater wells that have below-110-mm diameter casing or tubular pipes, and belong to the projects that each provide their water flow of less than 200 m3/day-night;
b) Medium-scale groundwater drilling means drilling and installation of groundwater wells that have below-250-mm diameter casing or tubular pipes, and belong to the projects designed to provide the water flow ranging from 200 m3/day-night to under less than 3,000 m3/day-night;
c) Large-scale groundwater drilling includes operations other than those covered by Point a and b Clause 1 of this Article.
2. The projects referred to in Clause 1 of this Article are systems constituted by one or more wells located within the same groundwater exploration and abstraction site, and having the distance between adjacent wells of less than 1,000 m, and owned by one institutional or individual entity; a project’s water flow refers to total water flow produced by wells in that project.
3. Organizations or individuals, to the extent that they are licensed to operate their groundwater drilling on a specified scale, shall be entitled to operate on that scale and smaller one; are licensed to drill and install exploration, abstraction, investigation and survey boreholes or wells with the objectives of abstracting, studying, assessing and monitoring groundwater, which have respective diameters referred to in Clause 1 of this Article.
Article 4. Licensing requirements for groundwater drilling
Institutional or individual entities operating groundwater drilling must fully meet the following requirements:
1. Obtain a decision on establishment of an institutional entity from a competent authority, or one of the following qualifications, such as business registration certificate, business and tax registration certificate, enterprise registration certificate as required of such institutional entity, or business household registration certificate as required of an individual group, a family household granted by a competent regulatory authority.
2. The person appointed as the head of an institutional entity (Director or General Director), or the person assuming prime responsibility for technical issues of an institutional or individual entity (hereinafter referred to as technical responsible person), must meet the following requirements:
a) Accredited small-scale groundwater drilling:
Complete a technical or vocational associate degree in geological disciplines (including exploration geology, hydrogeology, engineering geology and geotechnical engineering), drilling practices, and acquire a minimum of 2 years' experience in practicing his/her trained profession, or graduate from a drilling worker's degree at the level of 3/7 or at least equivalent and acquire a minimum of 4 consecutive years' experience in practicing his/her trained profession; get directly involved in designing, reporting or drilling a minimum of 5 groundwater drilling projects.
Unless the said degrees or certificates are presented, (s)he is required to have acquired a minimum of 5 consecutive years' experience in practicing his/her trained profession, been directly involved in a minimum of 10 groundwater drilling works and obtained the certificate in successfully completing a technical training course on groundwater resource protection for the groundwater drilling practice, held by Water Resource Management Department or provincial-level Department of Natural Resource and Environment;
b) Accredited medium-scale groundwater drilling:
Complete at least a university degree in geological disciplines (including exploration, hydrographic, engineering and technical geology), drilling practices, and acquire a minimum of 3 years' experience in practicing his/her trained profession, or graduate from an associate degree program (including exploration, hydrographic, engineering and geotechnical engineering), drilling practices, and acquire a minimum of 5 years' experience in practicing his/her trained profession; get directly involved in formulating exploration projects or reports, designing a system of abstraction wells, or take charge of a minimum of 5 groundwater drilling works that each have their water flow of at least 200 m3/day-night;
c) Accredited large-scale groundwater drilling:
Complete at least a university degree in geological disciplines (including exploration, hydrographic, engineering and geotechnical engineering), drilling practices, and acquire a minimum of 7 years' experience in practicing his/her trained profession; get directly involved in formulating exploration projects or reports, designing a system of abstraction wells, or take charge of a minimum of 3 groundwater drilling works that each have their water flow of at least 3,000 m3/day-night;
d) Technical responsible person must be a person affiliated, or entering into an employment contract, with an authorized professional organization or individual in accordance with the laws on labor. Where such employment contract takes the form of a fixed-term contract, the remaining validity duration of the contract must be at least 12 months on the date upon which the registration dossier is submitted.
3. Drilling machinery and equipment must ensure conformance with technical specifications referred to in Article 10 hereof.
Article 5. Requirements concerning competency of water resource practicing organizations
1. Water resource practicing organizations must obtain one of the followings:
a) The decision on establishment issued to these organizations by a competent regulatory authority which specifies functions, duties concerning basic water resource investigation, planning and other water resource operations;
b) Business registration certificate, business and tax registration certificate, or enterprise registration certificate issued by a competent regulatory authority.
2. Their professional personnel taking part in execution of programs, projects or preparation of relevant reports must meet the following requirements:
a) With respect to basic water resource investigation or planning programs or projects, their professional personnel is required to meet requirements concerning professional practices and experience referred to in Article 6 and their technical responsible person is required to meet regulations laid down in Article 7 hereof;
b) With respect to the preparation of projects and reports in the application documentation for the water resources license, their professional personnel is required to meet requirements concerning professional practices and experience as referred to in Article 8 hereof.
3. Each individual belonging to their professional personnel referred to in Clause 2 of this Article must meet the following requirements:
a) Be a Vietnamese citizen or an alien licensed to work within the territory of Vietnam in accordance with the laws on labor;
b) Hold a university degree or higher ones in the profession corresponding to his/her assigned duties. These degrees must be issued by domestic or overseas educational establishments in accordance with laws and regulations;
c) Obtain the hiring decision or employment contract with recruiting organizations as provided for by laws. Where such employment contract takes the form of a fixed-term contract, the remaining validity duration of the contract must be at least 06 months on the date upon which the dossier of demonstration of competency in water resource practicing is prepared.
4. Have special-purpose machinery and equipment that ensure conformity with requirements referred to in Article 10 hereof. Where such machinery and equipment are not owned by these organizations, an equipment or machinery leasing agreement with other organizations or individuals must exist.
5. Where program, project or reporting activities are subject to requirements for their implementation, these organizations are required to meet these requirements, or have cooperation or partnership agreements or lease contracts with accredited organizations or individuals for this implementation.
Article 6. Requirements regarding the professional personnel of the said organizations getting involved in implementation of basic water resource investigation or planning programs or projects
1. Organizations licensed to develop basic water resource investigation programs or projects:
a) Professional organization structure: Have a minimum of 5 employees which have been trained in academic disciplines relating to surface and sea water (hydrography, oceanography, engineering hydrology, environmental hydrology and water resource engineering), groundwater (geology, hydrogeology, engineering geology, exploration drilling practice, geophysics and geotechnical engineering), environment (environmental science, environmental technology, environmental engineering and environmental management), water resource management or other academic ones relating to water resource. Professional personnel structure must accord with specific contents of each basic water resource investigation program or project;
b) Working experience: Have a minimum of 3 years’ experience in basic water resource investigation and planning activities, or get directly involved in implementing a minimum of 02 basic water resource investigation or planning projects or programs.
2. Organizations licensed to execute water resource planning projects:
a) Professional organization structure: Have a minimum of 7 employees which have been trained in academic disciplines relating to surface and sea water (hydrography, oceanography, engineering hydrology, environmental hydrology and water resource engineering), groundwater (geology, hydrogeology, engineering geology, exploration drilling practice, geophysics and geotechnical engineering), environment (environmental science, environmental technology, environmental engineering and environmental management), water resource management or other academic ones relating to water resource. Professional personnel structure must accord with specific contents of each water resource planning project;
b) Working experience: Have a minimum of 4 years’ experience in basic water resource investigation and planning activities, or get directly involved in implementing a minimum of 3 basic water resource investigation or planning projects or programs.
Article 7. Eligibility requirements for technical responsible persons of basic water resource investigation or planning programs or projects
1. Basic water resource investigation programs or projects:
a) Academic discipline: hydrography, oceanography, hydrogeology, environmental engineering, water resource engineering;
b) Working experience: Have a minimum of 5 years’ experience in basic water resource investigation and planning activities, or get directly involved in implementing a minimum of 3 basic water resource investigation or planning projects or programs;
c) At the same time, be in charge of technical issues of a minimum of 3 basic water resource investigation programs or projects.
2. Water resource planning projects:
a) Academic discipline: hydrography, hydrogeology, environmental engineering, water resource engineering;
b) Working experience: Have a minimum of 7 years’ experience in basic water resource investigation and planning activities, or get directly involved in implementing a minimum of 5 basic water resource investigation or planning projects or programs;
c) At the same time, be in charge of technical issues of a minimum of 2 water resource planning projects.
Article 8. Eligibility requirements for professional personnel for formulation of projects or reports constituting the application dossier for water resource licenses
1. The number of professional personnel:
a) Projects or programs subject to the Ministry of Natural Resource and Environment's licensing authority: Have a minimum of 3 officers completing training programs in disciplines referred to in Clause 2 of this Article;
b) Projects or programs subject to the provincial-level People’s Committee's licensing authority: Have a minimum of 2 officers completing training programs in disciplines referred to in Clause 2 of this Article.
2. Academic disciplines:
a) Surface and sea water abstraction and utilization programs and reports: Include academic disciplines relating to surface and sea water (hydrography, oceanography, engineering hydrology, environmental hydrology and water resource engineering);
b) Groundwater exploration, abstraction and utilization programs and reports: Include academic disciplines relating to groundwater (geology, hydrogeology, engineering geology, exploration drilling practice, geophysics and geotechnical engineering);
c) Programs for and reports on discharge of wastewater into the receiving water: Include academic disciplines relating to environment (environmental science, environmental technology, environmental engineering and environmental management).
3. Working experience:
a) Projects or programs subject to the Ministry of Natural Resource and Environment's licensing authority: Have a minimum of 3 years’ experience in the water resource and environment sector, or get directly involved in developing a minimum of 3 programs or reports. Technical responsible persons of these projects or reports must have a minimum of 5 years’ experience or get directly involved in developing a minimum of 5 programs or reports;
b) Projects or programs subject to the provincial-level People’s Committee's licensing authority: Acquire a minimum of 3 years’ experience in the water resource and environment sector, or get directly involved in developing at least 1 program or report. Technical responsible persons of these projects or reports must have a minimum of 3 years’ experience or get directly involved in developing a minimum of 3 programs or reports.
4. At the same time, a technical responsible person of such program or report shall only be allowed to be in charge of technical issues of a maximum of 3 programs or reports.
Article 9. Eligibility requirements for individuals as independent consultants on formulation of projects or reports constituting the application dossier for water resource licenses
Individuals providing independent consultancy for formulation of projects or reports constituting the application dossier for water resource licenses must conform to requirements referred to Point a and b Clause 3 Article 5 hereof and the following ones:
1. Graduate from academic disciplines relevant to programs or reports as provided for by Clause 2 Article 8 hereof.
2. Working experience:
a) Formulation of programs or reports constituting the application dossier for water resource licenses that fall within the Ministry of Natural Resource and Environment's jurisdiction: Acquire a minimum of 15 years’ experience and be appointed as technical responsible persons of a minimum of 7 programs or reports;
b) Formulation of programs or reports constituting the application dossier for water resource licenses that fall within the provincial-level People’s Committee's jurisdiction: Acquire a minimum of 8 years’ experience in the water resource sector and be appointed as technical responsible persons of a minimum of 5 programs or reports.
3. At the same time, those individuals as independent consultants shall only be allowed to provide consultancy for formulation of 1 program or report included in the application dossier for water resource license.
Article 10. Requirements with respect to special-purpose machinery or equipment
1. Special-purpose machinery or equipment that are currently owned or leased must ensure that quantity, quality and technical attributes are consistent with specific work activities.
2. When machinery or equipment items are subject to quality control tests in accordance with laws and regulations, the certificate of quality issued by competent regulatory authority is required.
3. Where any program or project includes groundwater drilling activities, drilling machines and equipment used for such activities must meet requirements with respect to the practicing scale and labor safety in accordance with laws and regulations.
Article 11. Requirements concerning competency of organizations or individuals in implementation of programs, projects or reports in the water resource sector
1. Practicing organizations or individuals, when implementing basic investigation programs, projects, or providing consultancy for formulation of planning schemes, programs or reports constituting the application dossier for water resource licenses, must submit dossiers that demonstrate their competency conforming to requirements referred to in this Decree.
2. The required dossier of demonstration of competency applied to water resource practicing organizations:
a) The authenticated copy, or the copy and original copy attached thereto for verification purpose, of papers referred to in Clause 1 Article 5, and papers, materials or contracts submitted to serve the purpose of demonstrating conformance with requirements with respect to work activities subject to implementation requirements (where appropriate) in accordance with Clause 5 Article 5 hereof;
b) The list of professionals and technical responsible persons; the certified copy or the copy and the original copy attached thereto for the purpose of assuring consistency of information with identification cards or passports, academic degrees or practicing certificates (where appropriate), employment contracts or recruitment decisions; materials or papers used for the purpose of demonstrating working experience of each individual as required by Article 6, 7 and 8 hereof;
c) The approved list of special-purpose machinery and equipment used for implementation of programs, projects, and materials demonstrating conformance with requirements referred to in Article 10 hereof.
3. Competency requirements for individuals as independent consultants on formulation of projects or reports constituting the application dossier for water resource licenses:
a) The certified copy, or the copy and the original copy attached thereto for the purpose of assuring consistency of information with identification cards or passports, academic degrees or diplomas;
b) Materials or papers demonstrating working experience of individuals in conformity with requirements referred to in Clause 2 Article 9 hereof.
4. Practicing organizations or individuals must submit competency demonstration dossiers to agencies that have authority over assignment of duties, commissioning and procurement, or organizations or individuals that hire them to develop programs or reports as a basis for selection of organizations or individuals conforming to competency requirements for implementation of programs, projects or reports.
ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR MINERAL EXPLORATION PRACTISING ORGANIZATIONS
Article 12. Mineral exploration practicing organizations
Mineral exploration practicing organizations, when contracting to implement a mineral exploration program with any organization or individual licensed to explore mineral resources, must meet requirements referred to in Article 35 of the Law on Mineral Resources and other regulations set forth herein, including:
1. Enterprises must be established in accordance with the Corporate Law.
2. Science and technology organizations must be established in accordance with the Law on Science and Technology.
3. Cooperatives and cooperative alliances must be established under the provisions of the Law on Cooperatives.
4. Geology public sector organizations having mineral resource exploration functions and duties must be established by competent regulatory authorities.
Article 13. Documentation requirements for mineral exploration practicing
1. Mineral exploration practicing organizations referred to in Article 12 hereof, when implementing mineral exploration programs, must meet documentation requirements for mineral exploration operations, including:
a) The certified copy of establishment decision or the certificate of accreditation of science and technology operations, enterprise registration certificate, issued by competent regulatory authorities;
b) The contract to explore mineral resources with organizations or individuals licensed to explore mineral resources with attachment of mineral exploration permit, issued by competent regulatory authorities;
c) The list of officers or employees involved in implementing mineral exploration programs; employment contracts (or equivalents in writing) of technical responsible persons and technical employees getting directly involved in implementation of programs in accordance with laws and regulations;
d) Materials held by individuals involved in implementing mineral exploration programs (the certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose), including the decision on assignment of duties to technical responsible person (hereinafter referred to as the mineral exploration program leader) with attachment of vocational or professional qualifications, scientific biographies or achievements of the program leader; employment contract or recruitment decision; vocational or professional qualifications with relevance to assigned duties; copy of identification card, citizen identification card or passport;
dd) The list of special-purpose equipment or appliances for execution of mineral exploration projects, which is consistent with mineral exploration programs.
2. Where a mineral exploration program is directly implemented by an organization licensed to explore mineral resources, submitted application dossier must be submitted as referred to in Point c, d and dd Clause 1 of this Article.
3. Application dossier for mineral exploration practicing referred to in Clause 1 of this Article must be managed and deposited by organizations or individuals licensed to explore mineral resources, and by mineral exploration practicing organizations.
Article 14. Eligibility requirements for mineral exploration program leader
1. Mineral exploration program leader must meet requirements referred to in Point b Clause 1 Article 35 of the Law on Mineral Resources and the following regulations:
a) Be a Vietnamese citizen or an alien licensed to work within the territory of Vietnam in accordance with the laws on labor;
b) Complete a university or other higher-level degree in the discipline of mineral exploration geology or equivalents; with respect to hot mineral water exploration programs, complete the said degree in the hydrogeology or geoengineering discipline;
c) Acquire a minimum of 5 years’ experience in getting involved in implementation of geological investigation, mineral exploration programs; obtain the certificate of appointment of mineral exploration program leader, issued by the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) The mineral exploration program leader, when on duty to perform his/her mineral exploration duties, must meet experience requirements referred to in Point b Clause 1 Article 35 of the Law on Mineral Resources and, with respect to hazardous mineral exploration programs, must acquire experience in at least 1 hazardous mineral exploration program as a geological engineer; with regard to other mineral exploration programs, must acquire experience in at least 1 hazardous mineral exploration program as a geological engineer.
2. Mineral exploration program leader shall take on his/her assigned duties only when a decision on duty assignment is granted by an organization licensed to explore mineral resources or an organization practicing mineral exploration.
3. At the same time, a mineral exploration leader shall only be allowed to take on his/her assigned duties for a maximum of 2 mineral exploration programs. Upon making reports on mineral exploration outcomes, a mineral exploration program leader must have spent a period of time on taking control of relevant activities which equals 25% of program implementation length of time as described in the mineral exploration permit.
Article 15. Eligibility requirements for engineering workers implementing mineral exploration programs
1. Engineering workers grouped by such disciplines as geological survey, geology, hydrogeology, geoengineering, geophysics, project engineering (excavation and drilling) and other relevant ones must meet personnel quantity requirements specified in mineral exploration programs subject to pre-licensing evaluation.
2. Engineering workers grouped by training disciplines, when on duty, must be supervised by designated responsible persons who are required to meet professional and experience requirements as follows:
a) With regard to hazardous mineral exploration programs, acquire a minimum of 5 years’ working experience with respect to those who hold vocational associate degrees, or a minimum of 3 years’ experience with respect to those who hold university degrees; during such period, they must have at least 1 year of participation in implementation of geological investigation or exploration programs with respect to hazardous mineral resources;
b) With regard to other mineral exploration programs, acquire a minimum of 3 years’ working experience with respect to those who hold vocational associate degrees, or a minimum of 2 years’ experience with respect to those who hold university degrees.
Article 16. Conformity requirements for special-purpose equipment or appliances used in mineral exploration projects
1. Special-purpose equipment or appliances used in mineral exploration projects must meet quantity, quality and technical function requirements of work activities of mineral exploration programs which have been verified during the mineral exploration licensing process.
2. Exploring radioactive minerals and rare earth elements requires special-purpose equipment and appliances, and technical staff that conform to radiation safety standards as prescribed by the laws on radiation and nuclear safety.
REGULATORY REQUIREMENTS FOR TRADE AND INVESTMENT IN THE ENVIRONMENT PROTECTION SECTOR
Section 1. ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR TRADE IN BIOLOGICAL PRODUCTS USED FOR WASTE TREATMENT
Article 17. Eligibility requirements for trade in biological products used for waste treatment
1. Organizations or individuals trading and importing biological products used for waste treatment (hereinafter referred to as bioproducts) must obtain the certificate of marketing authorization of bioproducts, issued by the Vietnam Environment Administration, the Ministry of Natural Resources and Environment under the provisions of this Decree.
2. Bioproducts which have been accredited by the certificate of marketing authorization, but being subject to any change to ingredients or contents of active ingredients which affects treatment efficiency and health safety of human beings and living organisms, require re-issuance of the certificate of marketing authorization in accordance with Article 20 hereof.
Article 18. Certificate of marketing authorization
The certificate of marketing authorization of bioproducts used for waste treatment must provide the following information:
1. Name of bioproduct in question.
2. Quantity of bioproducts qualifying for marketing authorization.
3. Composition of active ingredients, microorganisms (scientific nomenclature, concentration, density) in the bioproduct in question.
4. Manufacturer's name, address and telephone.
5. Applicant's name, address and telephone.
6. Administration method and expiry date of bioproduct in question.
7. Packaging details of bioproduct.
Article 19. Application dossier for registration of marketing authorization
1. Application form for registration of marketing authorization of bioproducts completed by using the form stipulated in the Appendix I of this Decree.
2. Copy of enterprise registration certificate (where appropriate).
3. Bioproduct manufacturing process.
4. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of test result report or analysis of quality of bioproduct, issued by local or foreign accredited testing bodies.
5. The description of bioproduct according to the template provided in the Appendix II of this Decree.
6. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of evaluation report made by managerial-level Science Council with respect to bioproducts which are results of scientific research projects (where appropriate).
7. Testing results of bioproduct (where appropriate).
8. Official label and packaging form that require authorization with attachment of storage and use instruction leaflets and warnings of health risks to human beings and living organisms.
9. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of patents on inventions or commitments to compliance with regulations on intellectual property rights for locally-manufactured bioproducts in question.
10. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of the certificate of marketing authorization of bioproducts, issued by a manufacturing country’s competent regulatory authority with respect to imported bioproducts.
11. Detailed testing schedule, including important information such as testing contents, time, location and agency of testing with respect to bioproducts which have not had recognized test results.
Article 20. Application procedure for the certificate of marketing authorization of bioproducts
1. Organizations or individuals referred to in Article 17 hereof shall submit 7 sets of application dossiers for registration of marketing authorization of bioproducts referred to in Article 19 hereof, whether directly or by post, to the Vietnam Environment Administration for consideration, assessment and grant of the certificate of marketing authorization of bioproducts.
2. Within a permitted period of 05 working days of receipt of submitted application dossier, the Vietnam Environment Administration shall be responsible for verifying sufficiency and validity of such application dossier. Where application dossier is not sufficient or valid, submitting organizations or individuals must be notified in writing for any modification and supplementation.
3. Within a maximum period of 10 working days after the deadline for consideration of sufficiency and validity of application dossier, with regard to bioproducts which have not had testing results, the Vietnam Environment Administration shall give the written notification of inspection or monitoring programs in line with the detailed testing schedule of organizations or individuals applying for registration of marketing authorization of bioproducts.
4. Within a maximum period of 20 days of receipt of all required application dossier, subject to regulations set forth in Clause 2 of this Article or bioproduct testing results referred to in Clause 3 of this Article, the Vietnam Environment Administration shall establish and convene a meeting of the sectoral Science Council on verification of application dossier for registration of marketing authorization of bioproducts (hereinafter referred to as Council).
5. Issuance of the certificate of marketing authorization of bioproducts
a) Within a maximum period of 07 working days after the Council approves and does not amend or modify such test results, the Vietnam Environment Administration shall consider and make its decision on granting the certificate of marketing authorization of bioproducts;
b) Where the Council’s approval of test results includes any amendment or supplementation, the Vietnam Environment Administration must notify submitting organizations or individuals of further improvement of submitted application dossiers. Within a permitted period of 07 working days of receipt of completely amended or modified dossiers, the Vietnam Environment Administration shall consider and make its decision on granting the certificate of marketing authorization of bioproducts;
c) Where the Council refuses such approval, within a maximum period of 02 working days after the end of the Council’s meeting, the Vietnam Environment Administration shall notify organizations or individuals applying for registration of marketing authorization of bioproducts of this in which reasons for such refusal should be expressly stated.
6. With respect to bioproducts assigned the certificate of marketing authorization, organizations or individuals having the demand for extension of permission for trade in and importation of these bioproducts shall be responsible for notifying the Vietnam Environment Administration, the Ministry of Natural Resources and Environment of their name and quantity with within a minimum of 15 business days before the marketing authorization takes effect. Within a permitted period of 05 working days of receipt of this notification, the Vietnam Environment Administration shall be responsible for responding to these organizations and individuals in writing. Organizations or individuals shall be authorized to launch bioproducts into the market after receiving the Vietnam Environment Administration’s approval.
Article 21. Withdrawal and revocation of certificate of marketing authorization
1. Certificate of marketing authorization of bioproducts shall be withdrawn or revoked in the following circumstances:
a) Certificate of marketing authorization of bioproducts is issued in contravention of applicable regulations;
b) There is any change to ingredients of bioproducts;
c) Competent regulatory authorities have verified that those bioproducts which have been registered for marketing authorization have been found in violation of industrial property rights.
2. Organizations or individuals subject to withdrawal or revocation of the certificate of marketing authorization of bioproducts shall be responsible for withdrawing and treating bioproducts which have been manufactured, imported and currently launched into the market in accordance with laws and regulations.
3. When the certificate of marketing authorization of bioproducts is subject to withdrawal or revocation, the Vietnam Environment Administration shall bear a burden of displacing these bioproducts from the approved list of bioproducts used in waste treatment in Vietnam and posting information about this action on the official website of Vietnam Environment Administration and the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 22. Accredited bioproduct testing facilities
1. Accredited bioproduct testing facility refers to an organization performing its designated functions in conducting researches, biological or environmental technology transfers (in compliance with the establishment decision or the certificate of registration of scientific and technological operations, issued by competent regulatory authorities) which have sufficient equipment, materials and human resource required to apply bioproducts in every project site under their use instructions.
2. Organizations or individuals applying for registration of marketing authorization of bioproducts may decide on accredited testing bodies or facilities, and shall be liable for any cost incurred from conduct of any test as agreed upon in any contract.
3. Accredited testing bodies or facilities may, at their own discretion, decide on cooperation with any relevant agencies during the testing process, and shall be responsible for keeping custody of testing result reports within a minimum of 60 months after the end of a test.
Article 23. Contents, method and reporting of results of bioproduct tests
1. Contents of tests on bioproducts include:
a) Ingredients, quality of bioproducts specified in specified statutory standards;
b) Efficacy of bioproducts, if used according to instructions;
c) Evaluation of health safety of bioproducts for human beings and living organism.
2. Testing method must conform to relevant technical standards and regulations, or otherwise ensure objectivity and scientificity.
3. A bioproduct testing report must include the followings:
a) Name of the testing body or facility or individual applying for a test;
b) Name of bioproduct in question with attachment of dossier stating ingredients, efficacy, storage and administration method, label and packaging;
c) Pre-testing conditions of bioproducts;
d) Testing subject matters;
dd) Testing location, time, scale and method;
e) Testing results, conclusions and recommendations.
Article 24. Monitoring and inspection of bioproduct tests
1. The Vietnam Environment Administration shall be responsible for monitoring and inspecting, or authorizing the Department of Environmental Protection within each local government, to carry out monitoring or inspection of tests on application of bioproducts according to the written notification stated in Clause 3 Article 20 hereof.
2. Monitoring and auditing commission shall be composed of representatives of the Vietnam Environment Administration or the local Department of Environmental Protection and biotechnological experts.
3. Results produced from monitoring and inspection activities shall be documented, inclusive of consulting opinions and recommendations, with the presence and agreement of members of the monitoring and auditing commission, and representatives of bioproduct testing bodies or facilities.
Article 25. Approved list of biological products used for waste treatment in Vietnam
1. Bioproducts with certificates of marketing authorizations must be emplaced in the approved list of bioproducts used in waste treatment in Vietnam which must be posted on the official website of Vietnam Environment Administration and the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Vietnam Environment Administration shall be responsible for conducting a regular review and modification of the approved list of bioproducts used in waste treatment in Vietnam every 6 months.
Section 2. REGULATORY REQUIREMENTS FOR TRANSPORTATION OF DANGEROUS GOODS WHICH ARE HAZARDOUS AND INFECTIOUS SUBSTANCES
Article 26. Licensing requirements for transportation of dangerous goods which are hazardous and infectious substances
1. Organizations or individuals must obtain a license to transport dangerous goods which are hazardous and infectious substances on condition that:
a) the weight of dangerous goods which are hazardous or infectious substances transported on road vehicles equals or exceeds the statutory weight limit beyond which the certificate of transportation is required in accordance with column 6 Appendix III as annexed to this Decree;
b) the weight of dangerous goods of a single class or division does not exceed the statutory weight limit listed in column 6 Appendix III hereof beyond which the certificate of transportation is required, but the total weight of a mixed load of hazardous or infectious substances transported on the same road vehicle is greater than 01 tonne/shipment (excluding the weight of the packaging).
2. Organizations or individuals must conform to requirements referred to in this Decree, and may be exempt from applying for a license to transport dangerous goods which are hazardous and infectious substances on condition that:
a) the weight of dangerous goods which are hazardous or infectious substances transported on road vehicles is within the statutory weight limit beyond which the certificate of transportation is required in accordance with column 6 Appendix II hereof, but a environmental incident response and contingency plan is available for transportation of dangerous goods (using the form given in the Appendix IV hereof) and transportation requirements referred to in Article 27, 28 and 29 hereof are met;
b) dangerous goods which are hazardous or infectious substances are transported by inland waterways or railroad, but such transportation meets respective regulations set out in the Decree No. 29/2005/ND-CP or the Decree No. 14/2015/ND-CP and conforms to requirements referred to in Article 27, 28 and 29 hereof.
Article 27. Requirements for packing, packaging, containing objects, labeling, and hazard placarding and marking, of hazardous and infectious substances
1. Statutory requirements for packing, packaging and containing objects of dangerous goods which are hazardous and infectious substances:
a) Packing dangerous goods and using various materials as packaging and containing objects of dangerous goods must meet regulations specified in the National Standard TCVN 5507:2002 – Dangerous chemicals - Safety regulations in production, trading, use, handling and transportation practices (hereinafter referred to as TCVN 5507:2002), or substitute documents, and conform to technical requirements or standards respectively applied to such dangerous goods (where appropriate);
b) Packaging and containing objects of dangerous goods must be anti-corrosive, stainless and non-reactive with inner substances, and watertight, airtight and rigid, to prevent any leakage or spillage during transportation under normal conditions, and maximally restrict any spillage or leakage of dangerous goods into the surrounding environment in case of emergency;
c) Shipping organizations or individuals using packaging materials or containing objects for dangerous goods must conduct relevant tests and take responsibility for results of these tests on such packaging materials and containing objects to be used in order to prevent any spill or leakage during transportation;
b) Packaging materials and containing objects of dangerous goods when in use must be stored in a separate place in conformity with regulations laid down in the National Standard TCVN 5507:2002.
2. Labeling requirements:
Labeling and marking of dangerous goods shall comply with regulations on goods labels and labeling of chemicals.
3. Requirements for hazard marking and placarding shall be provided as follows:
a) They must be displayed on the packaging and containing objects of dangerous goods;
b) A vehicle transporting dangerous goods must be marked with a placard of a hazard according to the class or division of transported goods. If a mixed load of dangerous goods of different classes or divisions are transported on the same vehicle, placards or markings of hazards of these dangerous goods must be fully displayed. Hazard placards or markings shall be placed on two opposing sides and at the back of a cargo transport unit, be of resilience to protect against adverse weather effects and other common physical effects from handling, stowage and transportation activities. Hazard placards and markings shall not be displayed on a cargo transport unit if it does not carry any dangerous goods;
c) Hazard placards and markings signaling a hazard of a cargo class or division must conform to regulations laid down in Article 6 of the Decree No. 29/2005/ND-CP, Article 24 of the Decree No. 14/2015/ND-CP or Article 9 of the Decree No. 104/2009/ND-CP;
d) With respect to road or rail vehicles transporting bulk cargos that have quantities equaling or exceeding the statutory limits beyond which the certificate of transportation is required as referred to in Column 6 Appendix III to this Decree, in addition to placement of hazard placards or markings, emergency information panel must be displayed at the rear with its bottom edge which is at a height of at least 450mm above ground level.
4. Requirements for handling and storage of dangerous goods:
a) Organizations or individuals involved must comply with instructions on storage, handling and warehousing of specific classes of dangerous goods as referred to in the National Standard TCVN 5507:2002, or notifications of dangerous goods consignors or carriers or operators;
b) Loading, unloading and warehousing dangerous goods shall conform to Article 9 of the Decree No. 29/2005/ND-CP, Article 29 of the Decree No. 14/2015/ND-CP or Article 12 of the Decree No. 104/2009/ND-CP.
5. Chemical safety datasheets must be provided for transportation of dangerous goods which are hazardous and infectious substances in accordance with prevailing regulations.
Article 28. Licensing requirements for vehicles transporting dangerous goods which are hazardous and infectious substances
Road, rail or inland waterways transport units carrying dangerous goods which are hazardous or infectious substances must meet conformity requirements for specific transport units as referred to in Article 13 of the Decree No. 104/2009/ND-CP, Article 30 of the Decree No. 14/2015/ND-CP, and Article 10 of the Decree No. 29/2005/ND-CP, and the following conditions:
1. Do not carry dangerous goods on the same transport unit with passengers, livestock, food items or drinks, or carry dangerous goods likely to react with others to cause fire, explosions or generate any new substance hazardous for the environment and human health on the same transport unit.
2. Have equipment used for partially or completely covering cargo compartments. Cover accessories or equipment must meet waterproofing and fire protection requirements, and cannot be damaged when in contact with classes of goods in transit, and must remain safe in case of violent shocks, impacts or frictions, and prevent any discharge of contaminants and pollutants into environment in case of incidents or emergency situations.
3. Ensure that equipment or materials are fully provided to respond to any emergency situation during transportation as described in the plan for response to any environmental incidents or emergency situations that may arise during transportation of dangerous goods as provided for in the form given in the Appendix IV annexed hereto.
4. Meet rules, regulations and standards concerning transportation of dangerous chemicals or goods, and fire safety conditions in accordance with lawsoft, and comply with regulatory policies on compulsory fire and explosion insurance.
5. Have cabins providing enough space for at least two persons, including 01 driver and 01 driver's mate on a road vehicle.
Article 29. Qualification requirements for drivers and driver’s mates of vehicles transporting dangerous goods which are hazardous and infectious substances
1. Drivers must obtain driver's licenses that remain valid and relate to the type of vehicle printed in the license for transportation of dangerous goods.
2. Drivers and driver’s mates of vehicles transporting dangerous goods must meet one of the following requirements:
a) Complete training programs and certificates in transportation of dangerous goods which are hazardous or infectious substances conferred by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Complete training programs and certificates in chemical safety or other certificates in transportation of dangerous goods conferred by competent regulatory authorities;
c) Complete at least vocational or professional associate degrees in the chemical sector.
Article 30. Transportation of dangerous goods which are hazardous and infectious substances for hire
Where the consignor of dangerous goods hires the operator of a transport unit licensed to transport dangerous goods, the following regulations must be obeyed:
1. With regard to road vehicles:
a) The consignor of dangerous goods must enter into an economic agreement or written arrangement, including transportation-related terms and provisions, with the operator of a transport unit licensed to carry dangerous goods, which is appropriate to specific classes of goods to be transported;
b) Where the consignor of dangerous goods does not hold a license for transportation of dangerous goods which is appropriate to the class of dangerous goods to be transported, (s)he must fully meet transportation requirements under the provisions of Article 27, 28 and 29 hereof and submit the application dossier for a license for transportation of dangerous goods by road vehicles for each shipment in accordance with laws.
2. With regard to inland waterways or rail transport units:
The consignor of dangerous goods must enter into an economic agreement or written arrangement, including transportation-related terms and provisions, with the operator of a transport unit licensed to carry dangerous goods under which the consignor is bound to meet requirements concerning safe transport and environmental protection relevant to the class of dangerous goods to be transported under the provisions of Article 27, Clause 1, 2, 3 and 4 Article 28 and Article 29 hereof.
3. Hiring of transport units carrying dangerous goods must conform to regulations of prevailing laws.
Section 3. LICENSING REQUIREMENTS FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT
Article 31. Licensing requirements for hazardous waste treatment
Organizations or individuals submitting the registration application for a license for hazardous waste disposal and treatment must meet requirements referred to in Article 9 of the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 regarding management of waste and scrap materials, and technical requirements and management procedures concerning licensing requirements for hazardous waste treatment, including:
1. Equipment or appliances used for storage, transport and treatment of hazardous wastes (including primary treatment, recycling, co-processing of, recovery of energy from hazardous wastes) must conform to technical requirements and management procedures referred to in the Appendix V of this Decree.
2. Transport units carrying hazardous wastes must be equipped with internet-connected GPS devices to identify their positions and record their trips.
3. Each piece of equipment or device shall only be allowed to get one license for hazardous waste treatment, except sea, rail and air transport units.
4. Environmental protection facilities associated with hazardous waste treatment premises and hazardous waste transit stations (where appropriate) must conform to technical requirements and management procedures referred to in the Appendix V of this Decree.
5. Organizations or individuals submitting the registration application for a license for hazardous waste treatment must fully prepare and develop contents relating to safe operation processes for facilities, equipment or devices; and plans for pollution control and environmental protection, labor safety and health protection, emergency prevention and response, annual training and drilling programs, environmental treatment and environmental protection upon termination of their operations; and environmental monitoring, operational monitoring and effectiveness assessment of hazardous waste treatment.
6. Organizations or individuals submitting the registration application for a license for hazardous waste treatment practices must design safe operation instruction boards in the simplified or flowchart form which have proportionate size and are installed at visible places on transport units, inside dangerous waste treatment premises and transit stations (if any).
IMPLEMENTATION RESPONSIBILITY
1. This Decree shall enter into force from July 1, 2016.
2. Transitional provisions
a) Licences that organizations or individuals were granted to drill groundwater before the entry into force of this Decree shall continue their validity. Application dossiers for licenses for groundwater drilling practices that were received by competent regulatory authorities before the entry into force of this Decree shall be processed in accordance with legislative regulations prevailing at the date of reception.
Organizations or individuals obtaining decisions on approval, duty assignment or conclusion of contracts, for the purpose of implementing basic water resource investigations, or rendering consultancy services for water resource planning, or development of projects or reports included in the application dossier for a water resource license before the entry into force of this Decree shall be entitled to continue their usual work;
b) Organizations or individuals granted certificates of marketing authorization of bioproducts before the entry into force of this Decree shall be entitled to continue to use these certificates unless they are revoked or withdrawn. Any application dossier which has been received for further processing by competent regulatory authorities according to statutory administrative procedures for registration of marketing authorization of bioproducts before the entry into force of this Decree shall conform to legislative regulations prevailing at the date of such reception;
c) If licenses for transportation of dangerous goods which are hazardous or infectious substances come into effect before the entry into force of this Decree, they shall be entitled to use these licenses, unless otherwise revoked or withdrawn and re-issued. Reception, acceptance and processing of application dossiers for licenses for transportation dangerous goods which are hazardous or infectious substances before the entry into force of this Decree shall comply with legislative regulations set out upon the date thereof.
Article 33. Implementation responsibility
1. The Minister of Natural Resources and Environment shall be responsible for guiding the implementation of this Decree.
2. The Minister, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of Government agencies, Presidents of the provincial People’s Committees shall, within their jurisdiction, take responsibility for implementation of this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |
APPENDIX I
APPLICATION FORM FOR REGISTRATION OF TRADE IN BIOLOGICAL PRODUCTS USED FOR WASTE TREATMENT
(Annexed to the Government's Decree No. 60/2016/ND-CP dated July 1, 2016)
NAME OF ORGANIZATION/ ESTABLISHMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No…………. |
……….., Date:……………… |
REGISTRATION APPLICATION
MARKETING AUTHORIZATION OF BIOLOGICAL PRODUCTS USED FOR WASTE TREATMENT IN VIETNAM
Dear……………..,
Pursuant to the Government’s Decree No. ...../2016/ND-CP dated ……..day…….month of the year 2016 providing for certain requirements for trade and investment in the environment and natural resource sector;
Name of organization/ individual as an applicant:………………………………………………
Representative’s name:…………………………….. Title:………………………………………
Address:……………………………………………………………………………………………..
Telephone number:……………….. Fax number:…………………. E-mail address:…………
- Name of bioproduct that requires registration of marketing authorization:…………………
- Manufacturing organization or individual:………………………………………………………
- Manufacturing factory:……………………………………………………….
- Quantity of bioproducts licensed to be marketed:.............................................................
- Telephone number:……………………….. Fax number:…………………………………….
- Application dossier composed of:………………………………………………………………
(Name of organization or individual)……………….undertakes to observe legislative regulations on environmental protection and other relevant ones.
This is to request ………………to consider issuance of the registration certificate of marketing authorization of bioproducts./.
|
REPRESENTATIVE OF ORGANIZATION OR ESTABLISHMENT OR INDIVIDUAL AS AN APPLICANT (Signature, full name and stamp (if any)) |
APPENDIX II
FORM OF DESCRIPTION OF BIOLOGICAL PRODUCT USED FOR WASTE TREATMENT IN VIETNAM
(Annexed to the Government's Decree No. 60/2016/ND-CP dated July 1, 2016)
NAME OF ORGANIZATION/ ESTABLISHMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No…………. |
……….., Date:………………. |
DESCRIPTION
BIOLOGICAL PRODUCT USED FOR WASTE TREATMENT IN VIETNAM
1. Name of bioproduct:
2. Purpose of using bioproduct:
3. Type of bioproduct
□ Microbe
□ Enzyme
□ Extract
4. Properties of bioproduct:
a) Ingredient/Microbe 1/Measurement unit
Ingredient 1/ Microbe 1: ....(mol/l, %, CFU/mg, CFU/ml…)…
Ingredient n/ Microbe n: ....(mol/l, %, CFU/mg, CFU/ml…)
b) Properties:
d) Efficacy:
d) Environmental safety:
dd) Storage method:
e) Use instructions:
g) Origin of microbial strain with respect to microbial bioproducts:
5. Other remarks:
|
REPRESENTATIVE OF ORGANIZATION OR ESTABLISHMENT OR INDIVIDUAL AS AN APPLICANT (Signature, full name and stamp (if any)) |
APPENDIX III
LIST OF DANGEROUS GOODS WHICH ARE HAZARDOUS AND INFECTIOUS SUBSTANCES
(Annexed to the Government's Decree No. 60/2016/ND-CP dated July 1, 2016)
No. |
Name and description |
UN number |
Class or division |
Danger code |
Weight limit beyond which a license for road transport is required |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Methyl bromide |
1062 |
6.1 |
26 |
0.2 tonne/load |
2 |
Dyes, solid, toxic |
1143 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
3 |
Acetone cyanohydrin, stabilized |
1541 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
4 |
Alkaloids or their salts, solid |
1544 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
5 |
Alkaloids or their salts, solid |
1544 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
6 |
Ammonium arsenate |
1546 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
7 |
Aniline |
1547 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
8 |
Aniline hydrochloride |
1548 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
9 |
Antimony compound, inorganic, solid |
1549 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
10 |
Antimony Iactate |
1550 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
11 |
Antimony potassium tartrate |
1551 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
12 |
Arsenic acid, liquid |
1553 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
13 |
Arsenic acid, solid |
1554 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
14 |
Arsenic bromide |
1555 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
15 |
Arsenic compound, liquid, inorganic (including arsenates, arenites and arsenic sulphide) |
1556 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
16 |
Arsenic compound, liquid, inorganic (including arsenates, arsenites and arsenic sulphide) |
1556 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
17 |
Arsenic compound, solid, inorganic (including arsenates, arsenites and arsenic sulphide) |
1557 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
18 |
Arsenic compound, solid, inorganic (including arsenates, asenites and arsenic sulphide) |
1557 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
19 |
Arsenic |
1558 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
20 |
Arsenic pentoxide |
1559 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
21 |
Arsenic trichloride |
1560 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
22 |
Arsenic trioxide |
1561 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
23 |
Arsenic dust |
1562 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
24 |
Barium compound |
1564 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
25 |
Barium cyanide |
1565 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
26 |
Beryllium compound |
1566 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
27 |
Brucine |
1570 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
28 |
Cacodylic acid |
1572 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
29 |
Calcium arsenate |
1573 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
30 |
Calcium arsenate and calcium arsenite mixture, solid |
1574 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
31 |
Calcium cyanide |
1575 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
32 |
Chlorodinitrobenzenes |
1577 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
33 |
Chloronitrobenzenes |
1578 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
34 |
4-Chloro-o-toluidine hydrochloride |
1579 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
35 |
Chloropicrin |
1580 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
36 |
Chloropicrin and methyl bromide mixture |
1581 |
6.1 |
26 |
0.5 tonne/load |
37 |
Chloropicrin and methyl chloride mixture |
1582 |
6.1 |
26 |
0.5 tonne/load |
38 |
Chloropicrin mixture |
1583 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
39 |
Chloropicrin mixture |
1583 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
40 |
Copper acetoarsenite |
1585 |
6.1 |
60 |
0.2 tonne/load |
41 |
Copper arsenite |
1586 |
6.1 |
60 |
0.2 tonne/load |
42 |
Copper cyanide |
1587 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
43 |
Cyanides, inorganic, solid |
1588 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
44 |
Cyanides, inorganic, solid |
1588 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
45 |
Dichloroanilines |
1590 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
46 |
o-Dichlorobenzene |
1591 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
47 |
Dichloromethane |
1593 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
48 |
Diethyl sulphate |
1594 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
49 |
Dinitroanilines |
1596 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
50 |
Dinitrobenzenes |
1597 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
51 |
Dinitro-o-cresol |
1598 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
52 |
Dinitrophenol solution |
1599 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
53 |
Dinitrotoluenes, molten |
1600 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
54 |
Dyes, liquid, toxic |
1602 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
55 |
Dyes, liquid, toxic |
1602 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
56 |
Dyes, liquid, toxic |
1602 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
57 |
Dyes, liquid, toxic |
1602 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
58 |
Ethylene dibromide |
1605 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
59 |
Ferric arsenate |
1606 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
60 |
Ferric arsenite |
1607 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
61 |
Ferric arsenate |
1608 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
62 |
Hexaethyl tetraphosphate |
1611 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
63 |
Hexaethyl tetraphosphate and compressed gas mixture |
1612 |
6.1 |
26 |
1 tonne/load |
64 |
Lead acetate |
1616 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
65 |
Lead arsenates |
1617 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
66 |
Lead arsenites |
1618 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
67 |
Lead cyanide |
1620 |
6.1 |
60 |
0.2 tonne/load |
68 |
London purple |
1621 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
69 |
Magnesium arsenate |
1622 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
70 |
Mercuric arsenate |
1623 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
71 |
Mercuric chloride |
1624 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
72 |
Mercuric nitrate |
1625 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
73 |
Mercuric potassium cyanide |
1626 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
74 |
Mercuric nitrate |
1627 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
75 |
Mercuric acetate |
1629 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
76 |
Mercuric ammonium chloride |
1630 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
77 |
Mercury benzoate |
1631 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
78 |
Mercury bromides |
1634 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
79 |
Mercury cyanide |
1636 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
80 |
Mercury gluconate |
1637 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
81 |
Mercury iodide |
1638 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
82 |
Mercury nucleate |
1639 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
83 |
Mercury oleate |
1640 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
84 |
Mercury oxide |
1641 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
85 |
Mercury oxycyanide, desensitized |
1642 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
86 |
Mercury potassium iodide |
1643 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
87 |
Mercury salicylate |
1644 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
88 |
Mercury sulphate |
1645 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
89 |
Mercury thiocyanate |
1646 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
90 |
Methyl bromide and ethylene debromide mixture, liquid |
1647 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
91 |
Motor fuel anti-knock mixture |
1649 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
92 |
Beta-Naphthylamine |
1650 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
93 |
Naphthylthiourea |
1651 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
94 |
Naphthylurea |
1652 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
95 |
Nickel cyanide |
1653 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
96 |
Nicotine |
1654 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
97 |
Nicotine compounds or solids |
1655 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
98 |
Nicotine compound or preparations thereof, solid |
1655 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
99 |
Nicotine hydrochloride, liquid or solution |
1656 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
100 |
Nicotine salicylate |
1657 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
101 |
Nicotine sulphate, solid |
1658 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
102 |
Nicotine sulphate, solution |
1658 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
103 |
Nicotine tartrate |
1659 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
104 |
Nitroaniline (o-, m-, p-.) |
1661 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
105 |
Nitrobenzene |
1662 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
106 |
Nitrophenols |
1663 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
107 |
Nitrotoluenes, liquid |
1664 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
108 |
Nitroxylenes, liquid |
1665 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
109 |
Pentachloroethane |
1669 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
110 |
Perchloromethyl mercaptan |
1670 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
111 |
Phenol, solid |
1671 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
112 |
Phenylcarbylamine chloride |
1672 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
113 |
Phenylenediamines (o-, m-, p-) |
1673 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
114 |
Phenylmercuric acetate |
1674 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
115 |
Potassium arsenate |
1677 |
6.1 |
60 |
0.2 tonne/load |
116 |
Potassium arsenite |
1678 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
117 |
Potassium cuprocyanide |
1679 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
118 |
Potassium cyanide |
1680 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
119 |
Silver arsenite |
1683 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
120 |
Silver cyanide |
1684 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
121 |
Sodium arsenate |
1685 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
122 |
Sodium arsenite, solution |
1686 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
123 |
Sodium cacodylate |
1688 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
124 |
Sodium cyanide |
1689 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
125 |
Sodium fluoride |
1690 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
126 |
Strontium arsenite |
1691 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
127 |
Strychnine or salts thereof |
1692 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
128 |
Tear gas substance, liquid |
1693 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
129 |
Tear gas substance, liquid |
1693 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
130 |
Bromobenzyl cyanides |
1694 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
131 |
Chloroacetophenone |
1697 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
132 |
Diphenylamine chloroarsine |
1698 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
133 |
Diphenylchloroarsine |
1699 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
134 |
Xylyl bromide |
1701 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
135 |
1,1,2,2-Tetrachloroethane |
1702 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
136 |
Tetraethyl dithiopyrophosphate |
1704 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
137 |
Thallium compounds |
1707 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
138 |
Toluidines |
1708 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
139 |
2,4 - Toluylenediamine |
1709 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
140 |
Trichloroethylene |
1710 |
6.1 |
60 |
0.05 tonne/load |
141 |
Xylidines |
1711 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
142 |
Zinc arsenate |
1712 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
143 |
Zinc arsenate and zinc arsenite or mixture thereof |
1712 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
144 |
Zinc arsenite |
1712 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
145 |
Zinc cyanide |
1713 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
146 |
Potassium fluoride |
1812 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
147 |
Carbon tetrachloride |
1846 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
148 |
Medicine, liquid, toxic |
1851 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
149 |
Barium oxide |
1884 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
150 |
Benzidine |
1885 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
151 |
Benzylidene chloride |
1886 |
6.1 |
60 |
0.05 tonne/load |
152 |
Bromochloromethane |
1887 |
6.1 |
60 |
0.05 tonne/load |
153 |
Chloroform |
1888 |
6.1 |
60 |
0.05 tonne/load |
154 |
Ethyl bromide |
1891 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
155 |
Ethyldichloroarsine |
1892 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
156 |
Phenylmercuric hydroxide |
1894 |
6.1 |
60 |
0.05 tonne/load |
157 |
Phenylmercuric nitrate |
1895 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
158 |
Tetrachloroethylene |
1897 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
159 |
Cyanide solution |
1935 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
160 |
Cyanide solution |
1935 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
161 |
Compressed gas, toxic |
1955 |
6.1 |
26 |
0.1 tonne/load |
162 |
Chloroanilines, solid |
2018 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
163 |
Chloroanilines, liquid |
2019 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
164 |
Chlorophenols, solid |
2020 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
165 |
Chlorophenols, liquid |
2021 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
166 |
Mercury compound, liquid |
2024 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
167 |
Mercury compound, liquid |
2024 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
168 |
Mercury compound, solid |
2025 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
169 |
Mercury compound, solid |
2025 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
170 |
Phenylmercuric compound |
2026 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
171 |
Phenylmercuric compound |
2026 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
172 |
Sodium arsenite, solid |
2027 |
6.1 |
60 |
0.05 tonne/load |
173 |
Dinitrotoluenes |
2038 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
174 |
Acrylamide |
2074 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
175 |
Chloral, anhydrous, stabilized |
2075 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
176 |
alpha-Naphthylamine |
2077 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
177 |
Toluene diisocyanate |
2078 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
178 |
Sulphuryl fluoride |
2191 |
6.1 |
26 |
1 tonne/load |
179 |
Adiponitrile |
2205 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
180 |
Isocyanates solution, toxic |
2206 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
181 |
Isocyanates, toxic |
2206 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
182 |
Benzonitrile |
2224 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
183 |
Chloroacetaldehyde |
2232 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
184 |
Chloroanisidines |
2233 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
185 |
Chlorobenzyl chlorides |
2235 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
186 |
3-Chloro-4-methylphenyl isocyanate |
2236 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
187 |
Chloronitroanilines |
2237 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
188 |
Chlorotoluidines |
2239 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
189 |
Dichlorophenyl isocyanates |
2250 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
190 |
N,N-Dimethylaniline |
2253 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
191 |
Xylenols |
2261 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
192 |
N-Ethylaniline |
2272 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
193 |
2-Ethylaniline |
2273 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
194 |
N-Ethyl-N-benzylaniline |
2274 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
195 |
Hexachlorobutadiene |
2279 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
196 |
Hexamethylene diisocyanate |
2281 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
197 |
Isophorone diisocyanate |
2290 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
198 |
Lead compound, soluable, or unless otherwise described |
2291 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
199 |
N-Methylaniline |
2294 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
200 |
Methyl dichloroacetate |
2299 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
201 |
2-Methyl-5-ethylpyridine |
2300 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
202 |
Nitrobenzotrifluorides |
2306 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
203 |
3-Nitro-4-chlorobenzotrifluoride |
2307 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
204 |
Phenetidines |
2311 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
205 |
Phenol, molten |
2312 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
206 |
Sodium cuprocyanide, solid |
2316 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
207 |
Sodium cuprocyanide, solution |
2317 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
208 |
Trichlorobenzens, liquid |
2321 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
209 |
Trichlorobutene |
2322 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
210 |
Trimethylhexamethylene diisocyanate |
2328 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
211 |
Anisidines |
2431 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
212 |
N,N-Diethylaniline |
2432 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
213 |
Chloronitrotoluenes |
2433 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
214 |
Nitrocresols (o-, m-, p-.) |
2446 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
215 |
Phenylacetonitrile, liquid |
2470 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
216 |
Osmium tetroxide |
2471 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
217 |
Sodium arsanilate |
2473 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
218 |
Thiophosgene |
2474 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
219 |
Dichloroisopropyl ether |
2490 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
220 |
Tris-(1-aziridinyl) phosphine oxide solution |
2501 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
221 |
Tetrabromoethane |
2504 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
222 |
Ammnium fluoride |
2505 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
223 |
Aminophenols (o-, m-, p-.) |
2512 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
224 |
Bromoform |
2515 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
225 |
Carbon tetrabromide |
2516 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
226 |
1,5,9-Cyclododecatriene |
2518 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
227 |
2-Dimethylaminoethyl methacrylate |
2522 |
6.1 |
69 |
1 tonne/load |
228 |
Ethyl oxalate |
2525 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
229 |
Methyl trichloroacetate |
2533 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
230 |
Tributylamine |
2542 |
6 |
60 |
1 tonne/load |
231 |
Hexafluoroacetone hydrate |
2552 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
232 |
Sodium pentachlorophenate |
2567 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
233 |
Cadmium compound |
2570 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
234 |
Cadmium compound |
2570 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
235 |
Phenylhydrazine |
2572 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
236 |
Tricresyl phosphate |
2574 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
237 |
Benzoquinone |
2587 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
238 |
Triallyl borate |
2609 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
239 |
Potassium fluoroacetate |
2628 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
240 |
Sodium fluoroacetate |
2629 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
241 |
Selenates |
2630 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
242 |
Selenites |
2630 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
243 |
Fluoroacetic acid |
2642 |
6.1 |
66 |
0.5 tonne/load |
244 |
Methyl bromoacetate |
2643 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
245 |
Methyl iodide |
2644 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
246 |
Phenacyl bromide |
2645 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
247 |
Hexachlorocyclopentadiene |
2646 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
248 |
Malononitrile |
2647 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
249 |
1,2-Dibromobutan-3-one |
2648 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
250 |
1,3-Dichloroacetone |
2649 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
251 |
1,1-Dichloro-1-nitroethane |
2650 |
6,1 |
60 |
1 tonne/load |
252 |
4,4’-Diaminodiphenylmethana |
2651 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
253 |
Benzyl iodide |
2653 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
254 |
Potassium fluorosilicate |
2655 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
255 |
Quinoline |
2656 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
256 |
Selenium disulphide |
2657 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
257 |
Sodium chloroacetate |
2659 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
258 |
Nitrotoluidines (mono) |
2660 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
259 |
Hexachloroacetone |
2661 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
260 |
Hydroquinone |
2662 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
261 |
Dibromomethane |
2664 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
262 |
Butyltoluenes |
2667 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
263 |
Chlorocresols |
2669 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
264 |
Aminopyridines (o-, m-, p-) |
2671 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
265 |
2-Amino-4-chlorophenol |
2673 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
266 |
Sodium fluorosilicate |
2674 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
267 |
1-Bromo-3-chloropropane |
2688 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
268 |
Glycerol alpha-monochlorohydrin |
2689 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
269 |
N,n-Butylimidazole |
2690 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
270 |
Acridine |
2713 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
271 |
1,4-Butynediol |
2716 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
272 |
Hexachlorobenzene |
2729 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
273 |
Nitroanisole, liquid |
2730 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
274 |
Nitrobromobenzene |
2732 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
275 |
N-Butylaniline |
2738 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
276 |
Tert-Butylcyclohexyl chloroformate |
2747 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
277 |
1,3-Dichloropropanol-2 |
2750 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
278 |
N-Ethylbenzyltoluidines |
2753 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
279 |
N-Ethyltoluidines |
2754 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
280 |
4-ThiapentanaI |
2785 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
281 |
Organotin compound, liquid or unless otherwise described |
2788 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
282 |
Toxic liquid, organic |
2810 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
283 |
Toxic liquid, organic |
2810 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
284 |
Toxic solid, organic |
2811 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
285 |
Toxic solid, organic |
2811 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
286 |
Infectious substances affecting humans |
2814 |
6.2 |
606 |
0.01 tonne/load |
287 |
Phenol solution |
2821 |
6.1 |
60 |
0.5 tonne/load |
288 |
2-Chloropyridine |
2822 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
289 |
1,1,1 - Trichloroethane |
2831 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
290 |
Aldol |
2839 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
291 |
3-Chloropropanol-1 |
2849 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
292 |
Magnesium fluorosilicate |
2853 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
293 |
Ammonium fluorosilicate |
2854 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
294 |
Zinc fluorosilicate |
2855 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
295 |
Fluorosilicates |
2856 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
296 |
Ammonium metavanadate |
2859 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
297 |
Ammonium polyvanadate |
2861 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
298 |
Vanadium pentoxide |
2862 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
299 |
Sodium ammonium vanadate |
2863 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
300 |
Potassium metavanadate |
2864 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
301 |
Antimony powder |
2871 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
302 |
Dibromochloropropanes |
2872 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
303 |
Dibutylaminoethanol |
2873 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
304 |
Furfuryl alcohol |
2874 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
305 |
Hexachlorophene |
2875 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
306 |
Resorcinol |
2876 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
307 |
Infectious substances affecting animals only |
2900 |
6.2 |
606 |
0.5 tonne/load |
308 |
Vanadyl sulphate |
2931 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
309 |
Thiolactic acid |
2936 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
310 |
Alpha – Methylbenzyl alcohol |
2937 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
311 |
Fluoroanilines |
2941 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
312 |
2-TrifluoromethyIaniline |
2942 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
313 |
2-Amino-5-diethylaminopentane |
2946 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
314 |
3-Trifluoromethylaniline |
2948 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
315 |
Thioglycol |
2966 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
316 |
Alkaloids or their salts, liquid |
3140 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
317 |
Alkaloids or their salts, liquid |
3140 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
318 |
Antimony compound, inorganic, liquid |
3141 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
319 |
Dyes or dye intermediate, solid, toxic |
3143 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
320 |
Dyes or dye intermediate, solid, toxic |
3143 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
321 |
Dyes or dye intermediate, solid, toxic |
3143 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
322 |
Nicotine compound or preparations thereof, liquid |
3144 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
323 |
Nicotine compound or preparations thereof, liquid |
3144 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
324 |
Organotin compound, solid |
3146 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
325 |
Organotin compound, solid |
3146 |
6.1 |
66 |
0.01 tonne/load |
326 |
Pentachlorophenol |
3155 |
6.1 |
60 |
0.01 tonne/load |
327 |
Liquefied gas, toxic |
3162 |
6.1 |
26 |
1 tonne/load |
328 |
Toxins, extracted from living sources |
3172 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
329 |
Toxins, extracted from living sources |
3172 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
330 |
Solids containing toxic liquid |
3243 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
331 |
Medicine, solid, toxic |
3249 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
332 |
Nitriles, toxic, liquid |
3276 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
333 |
Nitriles, toxic, liquid |
3276 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
334 |
Orgnophosphorus compound, toxic |
3278 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
335 |
Orgnophosphorus compound, toxic |
3278 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
336 |
Organoarsenic compound, liquid |
3280 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
337 |
Organoarsenic compound, liquid |
3280 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
338 |
Metal carbonyls, liquid |
3281 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
339 |
Metal carbonyls, liquid |
3281 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
340 |
Organometallic compound, toxic, liquid |
3282 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
341 |
Organometallic compound, toxic, liquid |
3282 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
342 |
Selenium compound |
3283 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
343 |
Selenium compound |
3283 |
6.1 |
66 |
1 tonne/load |
344 |
Tellurium compound |
3284 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
345 |
Vanadium compound |
3285 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
346 |
Toxic liquid, inorganic |
3287 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
347 |
Toxic liquid, inorganic |
3287 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
348 |
Toxic solid, inorganic |
3288 |
6.1 |
66 |
0.1 tonne/load |
349 |
Toxic solid, inorganic |
3288 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
350 |
Clinical waste |
3291 |
6.2 |
606 |
0.1 tonne/load |
351 |
Hydrazine, aqueous solution |
3293 |
6.1 |
60 |
0.1 tonne/load |
352 |
2-Dimethylaminoethyl acrylate |
3302 |
6.1 |
60 |
1 tonne/load |
Note: The Column (5) – Danger code refers to a two or three-digit code presenting physical or chemical properties of specific classes or divisions of dangerous goods in transit (26: toxic gas, 60: toxic substance, 66: substance with high toxicity, or 606: infectious substance) in accordance with the UN instructions for transport of dangerous goods, including:
- If the initial digit is 6, it indicates the toxic substance or the substance posing risk of infection; if the initial digit is 2, it indicates emission of gas as a result of pressure or chemical reactions;
- If the second digit repeats the initial digit, this indicates an increase in hazard; if the second digit is the number 0, this indicates the accurate hazard property of loads.
APPENDIX IV
PLAN FOR RESPONSE TO ENVIRONMENTAL INCIDENTS OR EMERGENCIES OCCURING DURING TRANSPORTATION OF DANGEROUS GOODS
(Annexed to the Government's Decree No. 60/2016/ND-CP dated July 1, 2016)
I. DETAILS ABOUT CLASSES OF DANGEROUS GOODS IN TRANSIT
1. Name, class, division, UN number, CAS code and danger code
2. Quantity
3. Transportation schedule (time and location (origin, transit and destination point)).
4. Description of packaging, containing objects and carrier (illustration photo attached as appropriate), including:
a) Types of packaging or containing object that may be used for transportation; packaging material and quantity;
b) Technical specification requirements for packaging and containing object and applicable standards issued by a manufacturer; storage conditions;
c) Requirements for hazard labeling, placarding and marking;
d) Proposed transport unit and conformance to requirements concerning fire safety, protective cover for dangerous goods, and equipment or materials used for response to emergencies.
II. FORECAST OF ENVIRONMENTAL INCIDENTS OR EMERGENCIES OCCURING DURING TRANSPORTATION OF DANGEROUS GOODS
1. Forecast of risks, such as leakage, spill, fire, explosion or theft.
2. Determination of conditions and intrinsic causes and outside effects that may lead to any incident or emergency.
3. Anticipation of consequences that may arise, scope and extent of impact on humans and surrounding environment in case of failure to control an incident or emergency.
III. MEASURES TO CONTROL, RESPOND TO AND MITIGATE ENVIRONMENTAL INCIDENTS
1. Measures to control, respond to and mitigate environmental incidents must be specific and equivalent to risks of incidents.
2. Description of administrative measures and procedures, technical measures to collect and clean contaminated areas (with respect to surface water, groundwater, land and air,...)
IV. COMPETENCY IN RESPONDING TO AND MITIGATING ENVIRONMENTAL INCIDENTS
1. Description of conditions and quality of devices and equipment items used for responding to and mitigating any incident or emergency (type, quantity, functions/ characteristics of such device and equipment, etc.): sawdust, sand or diatonic soil, shovel, empty barrel, hand pump and pipe,…
2. Description of conditions and quantity of personal protective equipment (polylaminated protective suits, gloves (viton, nitrile or vitrile); boots; poison prevention masks, powder fire extinguishers, etc.)
3. Description of personnel involved in response to and mitigation of an incident or emergency
a) Description of organizational and operational system and the system directly involved in incident or emergency response;
b) Plan for resident, property evacuation from areas affected by danger or hazard, which is specific to different emergency situations;
c) Description of the system for internal and external communications in case of emergency or incident:
- Name and phone numbers of consignor of dangerous goods load, carrier and operator or driver of transport unit and his mate.
- Phone numbers of a regulatory authority having competence in issuing licenses for transport of dangerous goods; environmental management agency, fire police authority, environmental police authority and other relevant local authorities according to the trip schedule.
- Description of the plan for cooperation between relevant authorities.
|
………, date:………………. Operator of transport unit/ consignor of dangerous goods (Signature, stamp) |
APPENDIX V
TECHNICAL REQUIREMENTS, ADMINISTRATION PROCEDURES WITH RESPECT TO OWNERS OF HAZARDOUS WASTE TREATMENT PREMISES
(Annexed to the Government's Decree No. 60/2016/ND-CP dated July 1, 2016)
I. HAZARDOUS WASTE PACKAGING
1. Hazardous waste packaging (whether the outer layer is stiff or soft) must meet the following general requirements:
a) The outer layer of packaging must be anti-corrosive, stainless and non–reactive with hazardous waste inside, and have the properties of water resistance or non-permeability, and anti-leakage, especially at connection and waste inlet and discharge points; the packaging must be soft with at least 02 layers.
b) Have the properties of anti-collision, prevent any damage, wear and tear due to weight of waste substance during normal use.
c) Soft packaging must be closely fastened while stiff one has the closed cover to prevent any spill or gas emission.
d) Liquid wastes, viscous waste sludges, or any waste that has evaporative hazardous ingredients, must be contained in stiff packaging.
2. The labeling of hazardous waste must be displayed on the packaging. If only one class or division of hazardous waste is transported, it is not necessary to display separate hazard labels on specific packaging but using a hazard label for the entire load.
II. HAZARDOUS WASTE STORAGE EQUIPMENT
1. Storage equipment items with stiff outer layers and greater size than common packaging, such as tanks, basins or containers, etc., used for storage of hazardous wastes, must meet the following general requirements:
a) The outer layer of packaging must be anti-corrosive, stainless and non–reactive with hazardous waste inside, and have the properties of water resistance, and must be reinforced or specially designed at connection, waste loading, unloading, inlet and discharge points for the purpose of leakage control.
b) Have the properties of anti-collision, prevent any damage, deformation, wear and tear due to weight of waste substance during normal use.
c) Display hazard or danger warning signs or markings in accordance with legislative regulations.
2. Equipment for storage of liquid hazardous wastes or hazardous wastes composed of evaporative toxic ingredients must have a tightly closed cover and provide evaporation control measures.
3. If hazardous waste storage equipment does not contain evaporative toxic ingredients, a closed cover may be unnecessary, but it must be designed with bulging or other measures to completely prevent or control sunlight or rain and direct wind to get inside.
III. HAZARDOUS WASTE STORAGE OR TRANSIT AREA
1. This area must meet the following general requirements:
a) Meet floor height requirements for flood prevention; have the floor level which is designed to prevent rain water from getting inside.
b) Have sealed floor without gaps or racks, be made of materials that have the property of water resistance, anti-abrasion and non-reaction with hazardous wastes inside; build the floor with high endurability to tolerate the maximum amount of weight of hazardous wastes as properly calculated; have walls and partitions made of fire-resistant materials.
c) Provide bulging prevent sunlight and rain for the entire area of storage which is made of fire-resistant materials, except if hazardous waste storage equipment has volume of more than 05 m3, it will be placed outdoors; propose any measure or design to restrict wind from getting inside.
d) Keep specific hazardous wastes or groups thereof which have the same properties in cells or sections separated by fire-resistant partitions higher than the loads of these hazardous goods to prevent any chemical reaction with others.
2. Storage and transit areas must meet statutory construction requirements.
3. Storage or transit areas of liquid hazardous wastes must have walls, bunds or embankments built around all or a part of an area, or provide other secondary containment measures as a contingency plan to prevent any spreading of hazardous wastes out into the surrounding environment in emergency cases; must be endorsed by trenches built around the area to collect hazardous wastes into pits at the lower position than floor level to control overflow of such hazardous wastes.
4. The area for storage and transit of flammable, combustible and explosive hazardous wastes must be no less than 10 m from an incinerator, boiler and other burning equipment.
5. Infectious medical waste containment facility must have cold storage system.
6. Hazardous waste storage or transit area must be equipped with:
a) Fire safety equipment (at least including foam fire extinguishers and fire extinguishing and sand) under the instructions of competent regulatory authorities regarding fire safety and protection as referred to in legislative regulations on fire safety.
b) Absorbent materials (such as dry sand or sawdust) and shovels used in case of spillages, leakages or overflows of liquid hazardous wastes.
c) First aid boxes; emergency baking soda containers used for neutralizing acid burns in case of storage of wastes having acid properties.
d) Handling equipment (manual or mechanical).
dd) Communications devices (fixed or portable telephones).
e) Warning systems (such as sirens, horns, bells, alarms and loudspeakers).
g) Each cell or section of storage or transit area, and containing equipment, must display hazardous waste markings in accordance with relevant regulations.
h) Fire escape maps and instructions (fire exit or escape signs) must be installed at all visible points of corridors, passageways or aisles.
i) Simplified instruction boards regarding safe operation procedures for storage or transit areas, emergency response processes (including the list of telephone numbers of environmental regulators, police, emergency and fire fighting authorities within local jurisdictions), internal rules of labor safety and health protection (including orders for use of personal protective equipment). They must have proper measurement and must be visible to operators, and must be clear, easy to read and unblurred.
IV. TRANSPORT UNIT OF HAZARDOUS WASTES
1. Transport units used for carrying hazardous wastes must meet requirements with respect to technical safety and environmental protection as provided for those of same type in accordance with legislative regulations.
2. Hazardous waste storage equipment which may be either fixed or movable on transport units must conform to requirements referred to in Section II of this Appendix.
3. Particular requirements for several transport units carrying hazardous wastes shall include:
a) Fixed body trucks must attach tanks or boxes collecting liquids which are placed underneath their bodies.
b) Containers or movable truck bodies must be fixed to trucks before operation.
c) Open body trucks must be prevented from exposure to sunlight or rain by fabric covers once they are loaded with hazardous wastes.
d) Tankers and ship’s holds of bulk liquid hazardous wastes must have evaporation control measures.
dd) Unloading dump trucks must have closed fabric hoods to protect hazardous wastes from sunlight or rain, and shall only be used in special cases under the instructions of the Vietnam Environment Administration.
e) Motorbikes or mopeds must have boxes tightly attached to cargo rear racks. The size of a cargo box mounted on a motorcycle or moped must comply with traffic regulations.
4. Zones for storage of hazardous wastes carried on ships or barges must meet the following requirements:
a) Ensure that floors and enclosure walls are liquid-tight, especially where they join together, made of materials which are impermeable, fireproof, anti-corrosive and chemically non-reactive with hazardous wastes; build floors which are endurable enough to tolerate the maximum weight of hazardous waste load as specifically calculated. b) Provide bulging, roofing and fabric cover against sunlight and rain, except where hazardous waste equipment with the volume of more than 02 m3 is placed outside; provide any technical solution or design to prevent wind from directly getting inside.
5. Cargo transport units, when carrying hazardous wastes, must be equipped with the followings:
a) Firefighting equipment (at least foam fire extinguisher) as provided for by legislative regulations on fire safety and prevention.
b) Absorbent materials (such as dry sand or sawdust) and shovels used in case of spillages, leakages or overflows of liquid hazardous wastes.
c) First aid boxes; emergency baking soda containers used for neutralizing acid burns in case of storage of wastes having acid properties.
dd) Communications devices (fixed or portable telephones).
dd) Warning markings or labels specific to classes of hazardous wastes in transit which are flexibly installed at the minimum of two opposing sides of a transport unit; the words "WASTE TRANSPORTATION" printed at the font size or height of 15 cm along with shipper’s name, address and telephone number which are displayed at the minimum of two opposing sides of a transport unit; materials and ink used for printing warning markings, and the said words, which are not blurred and faded. With respect to mopeds, the size of these markings or labels must meet practical conditions.
e) Emergency or incident signs used for notifying other traffic participants in case of road accidents or emergencies.
g) Simplified instruction boards regarding safe operation procedures for equipment transporting, loading or unloading, intake or discharge of hazardous wastes (including the list of telephone numbers of environmental regulators, police, emergency and fire fighting authorities within local jurisdictions where they are operating), internal rules of labor safety and health protection (including orders for use of personal protective equipment)which are displayed at cabins or control zones in accordance with legislative regulations, and which are clear, easy to read and unblurred.
V. HAZARDOUS TREATMENT SYSTEM OR EQUIPMENT
1. Technology and capacity of hazardous waste treatment system or equipment (including primary treatment, recycling, co-processing of, recovery of energy from hazardous wastes (hereinafter referred to as hazardous waste treatment)) must be specific to chemical, physical, biological properties, and proportionate to the quantity of hazardous wastes of different classes that require hazardous waste treatment.
2. Specific requirements for several hazardous waste systems or equipment items shall be composed of the followings:
a) Hazardous waste incinerators comply with the Technical environmental regulations on industrial waste incinerators. Hazardous waste incinerator must have the capacity of not less than 100 kg/hour, except the cases in which reports on environmental impact assessment are approved or licenses are issued before June 1, 2011.
b) Gas emissions from co-processing of hazardous wastes in cement kilns must conform to provisions laid down in the National environmental regulations concerning co-processing of hazardous wastes in cement kilns.
c) Products collected from hazardous waste solidification or stabilization processes must comply with provisions laid down in the National environmental regulations regarding hazardous waste thresholds.
d) Encapsulating hazardous wastes in concrete tanks or containers (also called encapsulation tank) must meet the following requirements:
- Encapsulation tanks shall take the three forms such as underground, semi-buried and surface tanks.
- The bottom size of each tank shall not exceed 100 m2 and the height of each tank shall not exceed 05 m. Where there is more than one tank, these tanks must be constructed without a shared wall, except when total size of tanks is less than 100 m2.
- The wall and bottom of an encapsulation tank must be made of rigid and impermeable steel-reinforced concrete (beam girders should be used as necessary to increase load bearing capacity) and should be constructed on reinforced soil (piles should be used in case of weak soil) in order to prevent any depression resulting in cracks or collapses, leaks and permeation in accordance with technical construction regulations and standards.
A lining layer should be constructed around walls (the sub-surface part of a tank) and underneath the tank bottom, at least including the following materials: clay with permeability coefficient K ≤ 10-7 cm/s tightly compressed to have a thickness of ≥ 60 cm; membrane made of HDPE, PVC, butyl rubber, neoprene synthetic rubber or equivalent material with ≥ 02 mm thickness.
- The encapsulation tank must be roofed to prevent sunlight or rain for the entire tank surface, and solutions to preventing wind from directly getting inside each tank must be available from the stage of operation to that of closing of each tank.
- After being filled, each tank must be closed by a rigid and impermeable reinforced concrete cover under the provisions of technical regulations or standards concerning construction; such cover must be spread over the entire surface of this tank to completely prevent any leakage or permeation; the cover of each tank must have an additional lining layer as referred to in subparagraph 4 paragraph d clause 2 section V of this Appendix.
- If the tank surface, after being tightly closed, is used for other purposes (except roads for transport vehicles), the weight of objects laying above the tank surface shall not exceed 25% of its bearing capacity as calculated in advance.
3. During the period when the Technical environmental regulations on hazardous waste landfills are not available, design and construction of a hazardous waste landfill must comply with contents of reports on environmental impact assessment, decisions on approval of such reports on the basis of the construction standards TCXDVN 320:2004 regarding hazardous waste landfills – Design standards. Operation of hazardous waste landfills must conform to contents of licenses for hazardous waste treatment on the basis of the Decision No. 60/2002/QD-BKHCNMT dated August 7, 2002 of the Minister of Natural Resources and Environment providing the technical guidance on disposal and burial of hazardous wastes.
4. The area for installation of hazardous waste treatment systems or equipment must be equipped with the followings:
a) Fire safety equipment (at least including foam fire extinguishers and fire extinguishing and sand) under the instructions of competent regulatory authorities regarding fire safety and protection as referred to in legislative regulations on fire safety.
b) Absorbent materials (such as dry sand or sawdust) and shovels used in case of spillages, leakages or overflows of liquid hazardous wastes.
c) First aid kit. First aid boxes, and emergency baking soda containers used for neutralizing acid burns in case of treatment of wastes having acid properties, must be kept in place.
d) Communications devices (fixed telephones).
dd) Alarming systems (such as sirens, horns, bells, alarms and loudspeakers).
e) Fire escape maps and instructions (fire exit or escape signs) must be installed at all visible points of corridors, passageways or aisles.
g) Simplified instruction boards regarding safe operation procedures for these systems or equipment, and emergency response processes (including the list of telephone numbers of environmental regulators, police, emergency and fire fighting authorities within local jurisdictions), internal rules of labor safety and health protection (including orders for use of personal protective equipment). They must have proper measurement and must be visible to operators, and must be clear, easy to read and unblurred.
5. With respect to hazardous waste systems or equipment items used for high-temperature treatment of ignitable or explosive hazardous wastes, an alarming and automatic shutdown system used in case of unsafe operations must be operated in parallel with the manual one.
VI. GENERAL REQUIREMENTS WITH RESPECT TO ENVIRONMENTAL PROTECTION WORKS AND MEASURES
1. Have environmental protection works to treat exhaust gases emitted from all operations taking place at hazardous waste treatment and transit premises (where appropriate) to ensure conformity with the prevailing Technical environmental regulations before discharge of these gases out into the surrounding environment, or adopt other exhaust gas control measures.
2. Have environmental protection works to treat sewage emitted from all operations taking place at hazardous waste treatment and transit premises (where appropriate) to ensure conformity with the prevailing Technical environmental regulations before discharge of these sewage out into the surrounding environment, or adopt other sewage control measures.
3. Areas where environmental protection works are constructed for treatment of exhaust gases or sewage must have notice boards of simplified instructions on safe operation processes which have proper size and position to be visible to operators, are printed in a clear, readable and unblurred manner.
4. Provide either forced or natural ventilation, or air conditioning measures, inside warehouses, factories to reduce harmful dusts, odor or gases, and maintain the temperature of less than 35°C (except when the outdoor temperature is higher than 35°C.)
5. Have noise and vibration control measures in case of such noise or vibration produced in excess of statutory limits referred to in applicable regulatory standards or technical environmental regulations.
6. The system or equipment for treatment of hazardous wastes containing an amount of organic halogen ingredient which exceeds stipulated hazardous waste threshold referred to in the Technical environmental regulations on hazardous waste thresholds must be supported by automatic and continuous environmental monitoring devices, except for treatment of hazardous wastes by using solidification or burying methods. In other circumstances, automatic and continuous environmental monitoring devices shall be required upon the request of the authority having competence in approving reports on environmental impact assessment, or of licensing authorities. Monitoring parameters shall be set out by these authorities by taking into consideration practical situations with reference to the applicable technical environmental regulations.
VII. OTHER PROVISIONS
1. Notwithstanding technical requirements referred to in this Appendix, equipment or facilities used for collection, carriage, storage and treatment of hazardous wastes in the healthcare sector must comply with prevailing regulations on healthcare waste management.
2. Where there are technical environmental regulations with respect to each equipment or facility used for collection, movement, storage and treatment of hazardous wastes, these regulations shall prevail.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực