Chương IV Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 60/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 12/07/2016 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản, điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải, điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại…
1. Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước
2. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
3. Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Văn bản tiếng việt
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải (sau đây viết tắt là chế phẩm sinh học) phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp theo quy định tại Nghị định này.
2. Chế phẩm sinh học đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học nhưng có thay đổi về thành phần hoặc hàm lượng các hoạt chất trong chế phẩm sinh học làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý và tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật thì phải đăng ký cấp lại giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải quy định rõ các nội dung:
1. Tên chế phẩm sinh học đăng ký.
2. Số lượng chế phẩm sinh học được phép lưu hành.
3. Thành phần các hoạt chất, vi sinh vật (tên khoa học, nồng độ, mật độ) trong chế phẩm.
4. Cơ sở sản xuất (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
5. Cơ sở đăng ký (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
6. Phương pháp sử dụng, thời hạn sử dụng chế phẩm sinh học.
7. Quy cách đóng gói chế phẩm sinh học.
1. Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp (nếu có).
3. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học.
4. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của đơn vị có chức năng kiểm định trong nước hoặc nước ngoài.
5. Bản giới thiệu chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học cấp quản lý đối với những chế phẩm sinh học là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học (nếu có).
7. Kết quả khảo nghiệm chế phẩm sinh học (nếu có).
8. Nhãn, hình thức bao gói chính thức đề nghị lưu hành kèm theo tờ hướng dẫn bảo quản, sử dụng chế phẩm sinh học và những cảnh báo rủi ro đối với sức khỏe con người và sinh vật.
9. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc bản cam kết không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các chế phẩm sản xuất trong nước đề nghị đăng ký lưu hành.
10. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với chế phẩm sinh học nhập khẩu.
11. Kế hoạch khảo nghiệm chi tiết, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nội dung khảo nghiệm, thời gian, địa điểm và cơ quan khảo nghiệm đối với chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm được công nhận.
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 17 Nghị định này lập 07 bộ hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định tại Điều 19 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá, cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, đối với các chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản về chương trình giám sát, kiểm tra theo các nội dung của kế hoạch khảo nghiệm chi tiết của tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc kết quả khảo nghiệm chế phẩm quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Môi trường thành lập, tổ chức họp Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
5. Cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thông qua kết quả và không phải chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
b) Trường hợp Hội đồng thông qua có chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
c) Trường hợp Hội đồng không thông qua, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học biết và nêu rõ lý do.
6. Đối với các chế phẩm sinh học đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học có trách nhiệm thông báo về tên và số lượng chế phẩm sinh học với Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước thời gian lưu hành ít nhất 15 ngày làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép lưu hành khi có sự chấp thuận của Tổng cục Môi trường.
1. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học được cấp không đúng quy định;
b) Thay đổi thành phần chế phẩm sinh học;
c) Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chế phẩm sinh học đã đăng ký lưu hành.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm thu hồi và xử lý chế phẩm sinh học đã được sản xuất, nhập khẩu và đang lưu hành theo quy định của pháp luật.
3. Khi giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bị thu hồi, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đưa chế phẩm sinh học này ra khỏi Danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường và trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cơ sở khảo nghiệm là tổ chức có chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sinh học hoặc công nghệ môi trường (theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền) có đủ trang thiết bị, nguyên vật liệu và nhân lực triển khai ứng dụng tại hiện trường theo hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được lựa chọn cơ quan, địa điểm để khảo nghiệm và phải trả chi phí thực hiện khảo nghiệm theo hợp đồng thỏa thuận.
3. Cơ sở khảo nghiệm tự lựa chọn cơ quan phối hợp trong quá trình khảo nghiệm; có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ kết quả ít nhất là 60 tháng sau khi kết thúc khảo nghiệm.
1. Nội dung khảo nghiệm cho từng loại chế phẩm sinh học bao gồm:
a) Thành phần, chất lượng chế phẩm sinh học theo tiêu chuẩn công bố;
b) Hiệu quả sử dụng chế phẩm theo hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học;
c) Tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật trong quá trình sử dụng chế phẩm sinh học.
2. Phương pháp khảo nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc phương pháp khác bảo đảm tính khách quan, khoa học.
3. Báo cáo kết quả khảo nghiệm chế phẩm của cơ sở khảo nghiệm phải đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên cơ sở khảo nghiệm và tên tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm;
b) Tên chế phẩm sinh học khảo nghiệm kèm theo hồ sơ về thành phần, hiệu quả, cách bảo quản, sử dụng, nhãn mác, bao bì;
c) Tình trạng chế phẩm sinh học trước khi khảo nghiệm;
d) Nội dung yêu cầu khảo nghiệm;
đ) Địa điểm, thời gian, quy mô và phương pháp khảo nghiệm;
e) Kết quả khảo nghiệm, kết luận và kiến nghị.
1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoặc ủy quyền Chi cục Bảo vệ môi trường địa phương thực hiện việc giám sát, kiểm tra việc khảo nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học theo văn bản thông báo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này.
2. Đoàn giám sát, kiểm tra gồm đại diện của Tổng cục Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường địa phương và các chuyên gia chuyên ngành công nghệ sinh học.
3. Kết quả giám sát, kiểm tra phải được lập bằng văn bản cùng các ý kiến thảo luận, kiến nghị với sự có mặt và xác nhận của các thành viên đoàn kiểm tra, đại diện cơ quan khảo nghiệm chế phẩm sinh học.
1. Chế phẩm sinh học được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học phải lập thành danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.
2. Định kỳ 06 tháng một lần, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm trong các trường hợp sau:
a) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi vận chuyển từng loại hàng nguy hiểm có khối lượng không vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, nhưng tổng khối lượng của các chất độc hại, chất lây nhiễm vận chuyển trên cùng một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn 01 tấn/chuyến (không tính khối lượng bao bì).
2. Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này, không cần có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm trong các trường hợp sau:
a) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng dưới ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, nhưng phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này) và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển quy định tại các Điều 27, 28 và Điều 29 Nghị định này;
b) Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP hoặc Nghị định số 14/2015/NĐ-CP và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển quy định tại các Điều 27, 28 và Điều 29 Nghị định này.
1. Yêu cầu về đóng gói, bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm:
a) Việc đóng gói hàng nguy hiểm và sử dụng các loại vật liệu dùng để làm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển (sau đây gọi tắt là TCVN 5507:2002) hoặc các văn bản thay thế và phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại hàng hóa đó (nếu có);
b) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị hoen gỉ, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong; có khả năng chống thấm, kín và chắc chắn để đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển trong điều kiện bình thường và hạn chế tối đa sự rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vận chuyển sử dụng bao bì, vật chứa để tự đóng gói hàng nguy hiểm thì phải thực hiện thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa đó trước khi sử dụng để tránh rơi lọt hoặc rò rỉ khi vận chuyển;
b) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm sau khi sử dụng phải được bảo quản riêng đáp ứng các quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002.
2. Yêu cầu về ghi nhãn:
Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo quy định về nhãn hàng hóa, ghi nhãn hóa chất.
3. Yêu cầu về biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm:
a) Bên ngoài bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm;
b) Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên thành và phía sau phương tiện, có độ bền đủ chịu được tác động của thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp, vận chuyển. Không được có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển nếu không vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP, Điều 24 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP hoặc Điều 9 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP;
d) Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt vận chuyển hàng rời với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, ngoài biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải có bảng thông tin khẩn cấp đặt tại cuối phương tiện vận chuyển, mép dưới của bảng thông tin khẩn cấp phải cách mặt đất ít nhất 450 mm.
4. Yêu cầu về xếp, dỡ và lưu kho bãi hàng nguy hiểm:
a) Tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ và lưu kho bãi từng loại hàng nguy hiểm phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 hoặc trong thông báo của chủ hàng nguy hiểm, chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Việc xếp, dỡ và lưu kho bãi hàng nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP, Điều 29 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP hoặc Điều 12 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
5. Hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm được vận chuyển phải kèm phiếu an toàn hóa chất theo quy định hiện hành.
Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với loại phương tiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, Điều 30 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và các điều kiện sau:
1. Không vận chuyển hàng nguy hiểm cùng với hành khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau gây cháy, nổ hoặc tạo ra các chất mới độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người trên cùng một phương tiện.
2. Có trang thiết bị che, phủ kín toàn bộ khoang chở hàng. Trang thiết bị che phủ phải phù hợp với yêu cầu chống thấm, chống cháy, không bị phá hủy khi tiếp xúc với loại hàng được vận chuyển; chịu được sự va đập và đảm bảo an toàn, hạn chế sự rò rỉ các chất độc hại và lây nhiễm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
3. Đảm bảo đầy đủ thiết bị, vật liệu ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển như đã mô tả trong kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đáp ứng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận chuyển hóa chất nguy hiểm hoặc hàng nguy hiểm, các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho ít nhất 02 người ngồi, gồm 01 người điều khiển phương tiện vận chuyển và 01 người áp tải hàng nguy hiểm.
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực, phù hợp với loại phương tiện ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
b) Được huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn hóa chất hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm khác còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất.
Trong trường hợp chủ hàng nguy hiểm thuê chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định sau:
1. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
a) Đối với hàng nguy hiểm chủ hàng phải có hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển với chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với loại hàng cần vận chuyển;
b) Trường hợp chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với loại hàng cần vận chuyển, chủ hàng nguy hiểm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vận chuyển theo quy định tại các Điều 27, 28 và Điều 29 Nghị định này và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo từng chuyến hàng theo quy định.
2. Đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa và đường sắt:
Đối với hàng nguy hiểm chủ hàng phải có hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển với chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, trong đó có điều khoản quy định chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải đáp ứng điều kiện về việc vận chuyển an toàn và bảo vệ môi trường phù hợp với loại hàng cần vận chuyển tương ứng theo quy định tại Điều 27, khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.
3. Việc thuê vận chuyển hàng nguy hiểm phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý CTNH gồm:
1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.
6. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại khoản 5 Điều này với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).
REGULATORY REQUIREMENTS FOR TRADE AND INVESTMENT IN THE ENVIRONMENT PROTECTION SECTOR
Section 1. ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR TRADE IN BIOLOGICAL PRODUCTS USED FOR WASTE TREATMENT
Article 17. Eligibility requirements for trade in biological products used for waste treatment
1. Organizations or individuals trading and importing biological products used for waste treatment (hereinafter referred to as bioproducts) must obtain the certificate of marketing authorization of bioproducts, issued by the Vietnam Environment Administration, the Ministry of Natural Resources and Environment under the provisions of this Decree.
2. Bioproducts which have been accredited by the certificate of marketing authorization, but being subject to any change to ingredients or contents of active ingredients which affects treatment efficiency and health safety of human beings and living organisms, require re-issuance of the certificate of marketing authorization in accordance with Article 20 hereof.
Article 18. Certificate of marketing authorization
The certificate of marketing authorization of bioproducts used for waste treatment must provide the following information:
1. Name of bioproduct in question.
2. Quantity of bioproducts qualifying for marketing authorization.
3. Composition of active ingredients, microorganisms (scientific nomenclature, concentration, density) in the bioproduct in question.
4. Manufacturer's name, address and telephone.
5. Applicant's name, address and telephone.
6. Administration method and expiry date of bioproduct in question.
7. Packaging details of bioproduct.
Article 19. Application dossier for registration of marketing authorization
1. Application form for registration of marketing authorization of bioproducts completed by using the form stipulated in the Appendix I of this Decree.
2. Copy of enterprise registration certificate (where appropriate).
3. Bioproduct manufacturing process.
4. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of test result report or analysis of quality of bioproduct, issued by local or foreign accredited testing bodies.
5. The description of bioproduct according to the template provided in the Appendix II of this Decree.
6. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of evaluation report made by managerial-level Science Council with respect to bioproducts which are results of scientific research projects (where appropriate).
7. Testing results of bioproduct (where appropriate).
8. Official label and packaging form that require authorization with attachment of storage and use instruction leaflets and warnings of health risks to human beings and living organisms.
9. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of patents on inventions or commitments to compliance with regulations on intellectual property rights for locally-manufactured bioproducts in question.
10. The certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose (if an organization or individual submits registration dossier in person) of the certificate of marketing authorization of bioproducts, issued by a manufacturing country’s competent regulatory authority with respect to imported bioproducts.
11. Detailed testing schedule, including important information such as testing contents, time, location and agency of testing with respect to bioproducts which have not had recognized test results.
Article 20. Application procedure for the certificate of marketing authorization of bioproducts
1. Organizations or individuals referred to in Article 17 hereof shall submit 7 sets of application dossiers for registration of marketing authorization of bioproducts referred to in Article 19 hereof, whether directly or by post, to the Vietnam Environment Administration for consideration, assessment and grant of the certificate of marketing authorization of bioproducts.
2. Within a permitted period of 05 working days of receipt of submitted application dossier, the Vietnam Environment Administration shall be responsible for verifying sufficiency and validity of such application dossier. Where application dossier is not sufficient or valid, submitting organizations or individuals must be notified in writing for any modification and supplementation.
3. Within a maximum period of 10 working days after the deadline for consideration of sufficiency and validity of application dossier, with regard to bioproducts which have not had testing results, the Vietnam Environment Administration shall give the written notification of inspection or monitoring programs in line with the detailed testing schedule of organizations or individuals applying for registration of marketing authorization of bioproducts.
4. Within a maximum period of 20 days of receipt of all required application dossier, subject to regulations set forth in Clause 2 of this Article or bioproduct testing results referred to in Clause 3 of this Article, the Vietnam Environment Administration shall establish and convene a meeting of the sectoral Science Council on verification of application dossier for registration of marketing authorization of bioproducts (hereinafter referred to as Council).
5. Issuance of the certificate of marketing authorization of bioproducts
a) Within a maximum period of 07 working days after the Council approves and does not amend or modify such test results, the Vietnam Environment Administration shall consider and make its decision on granting the certificate of marketing authorization of bioproducts;
b) Where the Council’s approval of test results includes any amendment or supplementation, the Vietnam Environment Administration must notify submitting organizations or individuals of further improvement of submitted application dossiers. Within a permitted period of 07 working days of receipt of completely amended or modified dossiers, the Vietnam Environment Administration shall consider and make its decision on granting the certificate of marketing authorization of bioproducts;
c) Where the Council refuses such approval, within a maximum period of 02 working days after the end of the Council’s meeting, the Vietnam Environment Administration shall notify organizations or individuals applying for registration of marketing authorization of bioproducts of this in which reasons for such refusal should be expressly stated.
6. With respect to bioproducts assigned the certificate of marketing authorization, organizations or individuals having the demand for extension of permission for trade in and importation of these bioproducts shall be responsible for notifying the Vietnam Environment Administration, the Ministry of Natural Resources and Environment of their name and quantity with within a minimum of 15 business days before the marketing authorization takes effect. Within a permitted period of 05 working days of receipt of this notification, the Vietnam Environment Administration shall be responsible for responding to these organizations and individuals in writing. Organizations or individuals shall be authorized to launch bioproducts into the market after receiving the Vietnam Environment Administration’s approval.
Article 21. Withdrawal and revocation of certificate of marketing authorization
1. Certificate of marketing authorization of bioproducts shall be withdrawn or revoked in the following circumstances:
a) Certificate of marketing authorization of bioproducts is issued in contravention of applicable regulations;
b) There is any change to ingredients of bioproducts;
c) Competent regulatory authorities have verified that those bioproducts which have been registered for marketing authorization have been found in violation of industrial property rights.
2. Organizations or individuals subject to withdrawal or revocation of the certificate of marketing authorization of bioproducts shall be responsible for withdrawing and treating bioproducts which have been manufactured, imported and currently launched into the market in accordance with laws and regulations.
3. When the certificate of marketing authorization of bioproducts is subject to withdrawal or revocation, the Vietnam Environment Administration shall bear a burden of displacing these bioproducts from the approved list of bioproducts used in waste treatment in Vietnam and posting information about this action on the official website of Vietnam Environment Administration and the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 22. Accredited bioproduct testing facilities
1. Accredited bioproduct testing facility refers to an organization performing its designated functions in conducting researches, biological or environmental technology transfers (in compliance with the establishment decision or the certificate of registration of scientific and technological operations, issued by competent regulatory authorities) which have sufficient equipment, materials and human resource required to apply bioproducts in every project site under their use instructions.
2. Organizations or individuals applying for registration of marketing authorization of bioproducts may decide on accredited testing bodies or facilities, and shall be liable for any cost incurred from conduct of any test as agreed upon in any contract.
3. Accredited testing bodies or facilities may, at their own discretion, decide on cooperation with any relevant agencies during the testing process, and shall be responsible for keeping custody of testing result reports within a minimum of 60 months after the end of a test.
Article 23. Contents, method and reporting of results of bioproduct tests
1. Contents of tests on bioproducts include:
a) Ingredients, quality of bioproducts specified in specified statutory standards;
b) Efficacy of bioproducts, if used according to instructions;
c) Evaluation of health safety of bioproducts for human beings and living organism.
2. Testing method must conform to relevant technical standards and regulations, or otherwise ensure objectivity and scientificity.
3. A bioproduct testing report must include the followings:
a) Name of the testing body or facility or individual applying for a test;
b) Name of bioproduct in question with attachment of dossier stating ingredients, efficacy, storage and administration method, label and packaging;
c) Pre-testing conditions of bioproducts;
d) Testing subject matters;
dd) Testing location, time, scale and method;
e) Testing results, conclusions and recommendations.
Article 24. Monitoring and inspection of bioproduct tests
1. The Vietnam Environment Administration shall be responsible for monitoring and inspecting, or authorizing the Department of Environmental Protection within each local government, to carry out monitoring or inspection of tests on application of bioproducts according to the written notification stated in Clause 3 Article 20 hereof.
2. Monitoring and auditing commission shall be composed of representatives of the Vietnam Environment Administration or the local Department of Environmental Protection and biotechnological experts.
3. Results produced from monitoring and inspection activities shall be documented, inclusive of consulting opinions and recommendations, with the presence and agreement of members of the monitoring and auditing commission, and representatives of bioproduct testing bodies or facilities.
Article 25. Approved list of biological products used for waste treatment in Vietnam
1. Bioproducts with certificates of marketing authorizations must be emplaced in the approved list of bioproducts used in waste treatment in Vietnam which must be posted on the official website of Vietnam Environment Administration and the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Vietnam Environment Administration shall be responsible for conducting a regular review and modification of the approved list of bioproducts used in waste treatment in Vietnam every 6 months.
Section 2. REGULATORY REQUIREMENTS FOR TRANSPORTATION OF DANGEROUS GOODS WHICH ARE HAZARDOUS AND INFECTIOUS SUBSTANCES
Article 26. Licensing requirements for transportation of dangerous goods which are hazardous and infectious substances
1. Organizations or individuals must obtain a license to transport dangerous goods which are hazardous and infectious substances on condition that:
a) the weight of dangerous goods which are hazardous or infectious substances transported on road vehicles equals or exceeds the statutory weight limit beyond which the certificate of transportation is required in accordance with column 6 Appendix III as annexed to this Decree;
b) the weight of dangerous goods of a single class or division does not exceed the statutory weight limit listed in column 6 Appendix III hereof beyond which the certificate of transportation is required, but the total weight of a mixed load of hazardous or infectious substances transported on the same road vehicle is greater than 01 tonne/shipment (excluding the weight of the packaging).
2. Organizations or individuals must conform to requirements referred to in this Decree, and may be exempt from applying for a license to transport dangerous goods which are hazardous and infectious substances on condition that:
a) the weight of dangerous goods which are hazardous or infectious substances transported on road vehicles is within the statutory weight limit beyond which the certificate of transportation is required in accordance with column 6 Appendix II hereof, but a environmental incident response and contingency plan is available for transportation of dangerous goods (using the form given in the Appendix IV hereof) and transportation requirements referred to in Article 27, 28 and 29 hereof are met;
b) dangerous goods which are hazardous or infectious substances are transported by inland waterways or railroad, but such transportation meets respective regulations set out in the Decree No. 29/2005/ND-CP or the Decree No. 14/2015/ND-CP and conforms to requirements referred to in Article 27, 28 and 29 hereof.
Article 27. Requirements for packing, packaging, containing objects, labeling, and hazard placarding and marking, of hazardous and infectious substances
1. Statutory requirements for packing, packaging and containing objects of dangerous goods which are hazardous and infectious substances:
a) Packing dangerous goods and using various materials as packaging and containing objects of dangerous goods must meet regulations specified in the National Standard TCVN 5507:2002 – Dangerous chemicals - Safety regulations in production, trading, use, handling and transportation practices (hereinafter referred to as TCVN 5507:2002), or substitute documents, and conform to technical requirements or standards respectively applied to such dangerous goods (where appropriate);
b) Packaging and containing objects of dangerous goods must be anti-corrosive, stainless and non-reactive with inner substances, and watertight, airtight and rigid, to prevent any leakage or spillage during transportation under normal conditions, and maximally restrict any spillage or leakage of dangerous goods into the surrounding environment in case of emergency;
c) Shipping organizations or individuals using packaging materials or containing objects for dangerous goods must conduct relevant tests and take responsibility for results of these tests on such packaging materials and containing objects to be used in order to prevent any spill or leakage during transportation;
b) Packaging materials and containing objects of dangerous goods when in use must be stored in a separate place in conformity with regulations laid down in the National Standard TCVN 5507:2002.
2. Labeling requirements:
Labeling and marking of dangerous goods shall comply with regulations on goods labels and labeling of chemicals.
3. Requirements for hazard marking and placarding shall be provided as follows:
a) They must be displayed on the packaging and containing objects of dangerous goods;
b) A vehicle transporting dangerous goods must be marked with a placard of a hazard according to the class or division of transported goods. If a mixed load of dangerous goods of different classes or divisions are transported on the same vehicle, placards or markings of hazards of these dangerous goods must be fully displayed. Hazard placards or markings shall be placed on two opposing sides and at the back of a cargo transport unit, be of resilience to protect against adverse weather effects and other common physical effects from handling, stowage and transportation activities. Hazard placards and markings shall not be displayed on a cargo transport unit if it does not carry any dangerous goods;
c) Hazard placards and markings signaling a hazard of a cargo class or division must conform to regulations laid down in Article 6 of the Decree No. 29/2005/ND-CP, Article 24 of the Decree No. 14/2015/ND-CP or Article 9 of the Decree No. 104/2009/ND-CP;
d) With respect to road or rail vehicles transporting bulk cargos that have quantities equaling or exceeding the statutory limits beyond which the certificate of transportation is required as referred to in Column 6 Appendix III to this Decree, in addition to placement of hazard placards or markings, emergency information panel must be displayed at the rear with its bottom edge which is at a height of at least 450mm above ground level.
4. Requirements for handling and storage of dangerous goods:
a) Organizations or individuals involved must comply with instructions on storage, handling and warehousing of specific classes of dangerous goods as referred to in the National Standard TCVN 5507:2002, or notifications of dangerous goods consignors or carriers or operators;
b) Loading, unloading and warehousing dangerous goods shall conform to Article 9 of the Decree No. 29/2005/ND-CP, Article 29 of the Decree No. 14/2015/ND-CP or Article 12 of the Decree No. 104/2009/ND-CP.
5. Chemical safety datasheets must be provided for transportation of dangerous goods which are hazardous and infectious substances in accordance with prevailing regulations.
Article 28. Licensing requirements for vehicles transporting dangerous goods which are hazardous and infectious substances
Road, rail or inland waterways transport units carrying dangerous goods which are hazardous or infectious substances must meet conformity requirements for specific transport units as referred to in Article 13 of the Decree No. 104/2009/ND-CP, Article 30 of the Decree No. 14/2015/ND-CP, and Article 10 of the Decree No. 29/2005/ND-CP, and the following conditions:
1. Do not carry dangerous goods on the same transport unit with passengers, livestock, food items or drinks, or carry dangerous goods likely to react with others to cause fire, explosions or generate any new substance hazardous for the environment and human health on the same transport unit.
2. Have equipment used for partially or completely covering cargo compartments. Cover accessories or equipment must meet waterproofing and fire protection requirements, and cannot be damaged when in contact with classes of goods in transit, and must remain safe in case of violent shocks, impacts or frictions, and prevent any discharge of contaminants and pollutants into environment in case of incidents or emergency situations.
3. Ensure that equipment or materials are fully provided to respond to any emergency situation during transportation as described in the plan for response to any environmental incidents or emergency situations that may arise during transportation of dangerous goods as provided for in the form given in the Appendix IV annexed hereto.
4. Meet rules, regulations and standards concerning transportation of dangerous chemicals or goods, and fire safety conditions in accordance with lawsoft, and comply with regulatory policies on compulsory fire and explosion insurance.
5. Have cabins providing enough space for at least two persons, including 01 driver and 01 driver's mate on a road vehicle.
Article 29. Qualification requirements for drivers and driver’s mates of vehicles transporting dangerous goods which are hazardous and infectious substances
1. Drivers must obtain driver's licenses that remain valid and relate to the type of vehicle printed in the license for transportation of dangerous goods.
2. Drivers and driver’s mates of vehicles transporting dangerous goods must meet one of the following requirements:
a) Complete training programs and certificates in transportation of dangerous goods which are hazardous or infectious substances conferred by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Complete training programs and certificates in chemical safety or other certificates in transportation of dangerous goods conferred by competent regulatory authorities;
c) Complete at least vocational or professional associate degrees in the chemical sector.
Article 30. Transportation of dangerous goods which are hazardous and infectious substances for hire
Where the consignor of dangerous goods hires the operator of a transport unit licensed to transport dangerous goods, the following regulations must be obeyed:
1. With regard to road vehicles:
a) The consignor of dangerous goods must enter into an economic agreement or written arrangement, including transportation-related terms and provisions, with the operator of a transport unit licensed to carry dangerous goods, which is appropriate to specific classes of goods to be transported;
b) Where the consignor of dangerous goods does not hold a license for transportation of dangerous goods which is appropriate to the class of dangerous goods to be transported, (s)he must fully meet transportation requirements under the provisions of Article 27, 28 and 29 hereof and submit the application dossier for a license for transportation of dangerous goods by road vehicles for each shipment in accordance with laws.
2. With regard to inland waterways or rail transport units:
The consignor of dangerous goods must enter into an economic agreement or written arrangement, including transportation-related terms and provisions, with the operator of a transport unit licensed to carry dangerous goods under which the consignor is bound to meet requirements concerning safe transport and environmental protection relevant to the class of dangerous goods to be transported under the provisions of Article 27, Clause 1, 2, 3 and 4 Article 28 and Article 29 hereof.
3. Hiring of transport units carrying dangerous goods must conform to regulations of prevailing laws.
Section 3. LICENSING REQUIREMENTS FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT
Article 31. Licensing requirements for hazardous waste treatment
Organizations or individuals submitting the registration application for a license for hazardous waste disposal and treatment must meet requirements referred to in Article 9 of the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 regarding management of waste and scrap materials, and technical requirements and management procedures concerning licensing requirements for hazardous waste treatment, including:
1. Equipment or appliances used for storage, transport and treatment of hazardous wastes (including primary treatment, recycling, co-processing of, recovery of energy from hazardous wastes) must conform to technical requirements and management procedures referred to in the Appendix V of this Decree.
2. Transport units carrying hazardous wastes must be equipped with internet-connected GPS devices to identify their positions and record their trips.
3. Each piece of equipment or device shall only be allowed to get one license for hazardous waste treatment, except sea, rail and air transport units.
4. Environmental protection facilities associated with hazardous waste treatment premises and hazardous waste transit stations (where appropriate) must conform to technical requirements and management procedures referred to in the Appendix V of this Decree.
5. Organizations or individuals submitting the registration application for a license for hazardous waste treatment must fully prepare and develop contents relating to safe operation processes for facilities, equipment or devices; and plans for pollution control and environmental protection, labor safety and health protection, emergency prevention and response, annual training and drilling programs, environmental treatment and environmental protection upon termination of their operations; and environmental monitoring, operational monitoring and effectiveness assessment of hazardous waste treatment.
6. Organizations or individuals submitting the registration application for a license for hazardous waste treatment practices must design safe operation instruction boards in the simplified or flowchart form which have proportionate size and are installed at visible places on transport units, inside dangerous waste treatment premises and transit stations (if any).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực