Chương III Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Số hiệu: | 60/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 12/07/2016 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản, điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải, điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại…
1. Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước
2. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
3. Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Văn bản tiếng việt
Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản khi hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng quy định tại Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định tại Nghị định này, gồm:
1. Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã.
4. Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.
1. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định này khi thi công đề án thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản, gồm:
a) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, kèm theo giấy phép thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản; các hợp đồng lao động (hoặc văn bản tương đương) của người phụ trách kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tham gia trực tiếp thi công đề án theo quy định;
d) Tài liệu của các cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) gồm: Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật (sau đây được gọi là chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề án; hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao; bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
đ) Danh mục các thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
2. Trường hợp đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức có giấy phép thăm dò khoáng sản trực tiếp thi công thì phải có hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, lưu giữ tại tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
1. Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương; đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình;
c) Có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
d) Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò.
2. Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức được phép thăm dò khoáng sản hoặc tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
3. Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ đảm nhận chức trách tối đa 02 đề án thăm dò khoáng sản. Khi lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải có thời gian chỉ đạo thi công ít nhất bằng 25% thời gian thi công đề án thăm dò được quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản.
1. Đội ngũ công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành trắc địa, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý, thi công công trình (khai đào, khoan) và các chuyên ngành khác có liên quan phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về số lượng theo đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành khi thi công phải cử người phụ trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian kinh nghiệm như sau:
a) Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
b) Đối với các đề án thăm dò khoáng sản còn lại, phải có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học.
1. Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật đáp ứng với hạng mục, công việc trong đề án thăm dò đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.
ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR MINERAL EXPLORATION PRACTISING ORGANIZATIONS
Article 12. Mineral exploration practicing organizations
Mineral exploration practicing organizations, when contracting to implement a mineral exploration program with any organization or individual licensed to explore mineral resources, must meet requirements referred to in Article 35 of the Law on Mineral Resources and other regulations set forth herein, including:
1. Enterprises must be established in accordance with the Corporate Law.
2. Science and technology organizations must be established in accordance with the Law on Science and Technology.
3. Cooperatives and cooperative alliances must be established under the provisions of the Law on Cooperatives.
4. Geology public sector organizations having mineral resource exploration functions and duties must be established by competent regulatory authorities.
Article 13. Documentation requirements for mineral exploration practicing
1. Mineral exploration practicing organizations referred to in Article 12 hereof, when implementing mineral exploration programs, must meet documentation requirements for mineral exploration operations, including:
a) The certified copy of establishment decision or the certificate of accreditation of science and technology operations, enterprise registration certificate, issued by competent regulatory authorities;
b) The contract to explore mineral resources with organizations or individuals licensed to explore mineral resources with attachment of mineral exploration permit, issued by competent regulatory authorities;
c) The list of officers or employees involved in implementing mineral exploration programs; employment contracts (or equivalents in writing) of technical responsible persons and technical employees getting directly involved in implementation of programs in accordance with laws and regulations;
d) Materials held by individuals involved in implementing mineral exploration programs (the certified copy or the copy with attachment of the original copy for verification purpose), including the decision on assignment of duties to technical responsible person (hereinafter referred to as the mineral exploration program leader) with attachment of vocational or professional qualifications, scientific biographies or achievements of the program leader; employment contract or recruitment decision; vocational or professional qualifications with relevance to assigned duties; copy of identification card, citizen identification card or passport;
dd) The list of special-purpose equipment or appliances for execution of mineral exploration projects, which is consistent with mineral exploration programs.
2. Where a mineral exploration program is directly implemented by an organization licensed to explore mineral resources, submitted application dossier must be submitted as referred to in Point c, d and dd Clause 1 of this Article.
3. Application dossier for mineral exploration practicing referred to in Clause 1 of this Article must be managed and deposited by organizations or individuals licensed to explore mineral resources, and by mineral exploration practicing organizations.
Article 14. Eligibility requirements for mineral exploration program leader
1. Mineral exploration program leader must meet requirements referred to in Point b Clause 1 Article 35 of the Law on Mineral Resources and the following regulations:
a) Be a Vietnamese citizen or an alien licensed to work within the territory of Vietnam in accordance with the laws on labor;
b) Complete a university or other higher-level degree in the discipline of mineral exploration geology or equivalents; with respect to hot mineral water exploration programs, complete the said degree in the hydrogeology or geoengineering discipline;
c) Acquire a minimum of 5 years’ experience in getting involved in implementation of geological investigation, mineral exploration programs; obtain the certificate of appointment of mineral exploration program leader, issued by the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) The mineral exploration program leader, when on duty to perform his/her mineral exploration duties, must meet experience requirements referred to in Point b Clause 1 Article 35 of the Law on Mineral Resources and, with respect to hazardous mineral exploration programs, must acquire experience in at least 1 hazardous mineral exploration program as a geological engineer; with regard to other mineral exploration programs, must acquire experience in at least 1 hazardous mineral exploration program as a geological engineer.
2. Mineral exploration program leader shall take on his/her assigned duties only when a decision on duty assignment is granted by an organization licensed to explore mineral resources or an organization practicing mineral exploration.
3. At the same time, a mineral exploration leader shall only be allowed to take on his/her assigned duties for a maximum of 2 mineral exploration programs. Upon making reports on mineral exploration outcomes, a mineral exploration program leader must have spent a period of time on taking control of relevant activities which equals 25% of program implementation length of time as described in the mineral exploration permit.
Article 15. Eligibility requirements for engineering workers implementing mineral exploration programs
1. Engineering workers grouped by such disciplines as geological survey, geology, hydrogeology, geoengineering, geophysics, project engineering (excavation and drilling) and other relevant ones must meet personnel quantity requirements specified in mineral exploration programs subject to pre-licensing evaluation.
2. Engineering workers grouped by training disciplines, when on duty, must be supervised by designated responsible persons who are required to meet professional and experience requirements as follows:
a) With regard to hazardous mineral exploration programs, acquire a minimum of 5 years’ working experience with respect to those who hold vocational associate degrees, or a minimum of 3 years’ experience with respect to those who hold university degrees; during such period, they must have at least 1 year of participation in implementation of geological investigation or exploration programs with respect to hazardous mineral resources;
b) With regard to other mineral exploration programs, acquire a minimum of 3 years’ working experience with respect to those who hold vocational associate degrees, or a minimum of 2 years’ experience with respect to those who hold university degrees.
Article 16. Conformity requirements for special-purpose equipment or appliances used in mineral exploration projects
1. Special-purpose equipment or appliances used in mineral exploration projects must meet quantity, quality and technical function requirements of work activities of mineral exploration programs which have been verified during the mineral exploration licensing process.
2. Exploring radioactive minerals and rare earth elements requires special-purpose equipment and appliances, and technical staff that conform to radiation safety standards as prescribed by the laws on radiation and nuclear safety.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực