Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Số hiệu: | 142/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 10/11/2013 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng thông tin về khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 16 (mười sáu) tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 (một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
b) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;
c) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;
d) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;
đ) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác khoáng sản về trạng thái an toàn;
e) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;
g) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường;
h) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;
i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
k) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
l) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;
m) Buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác ngoài diện tích khu vực khai thác; do khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra;
n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ trên 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ trên 50 kW đến dưới 2.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 1,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW đến dưới 10.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1,5 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 10.000 kW đến dưới 20.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 20.000 kW đến dưới 30.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 400.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 30.000 kW đến dưới 40.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 400.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 04 (bốn) giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 40.000 kW đến dưới 50.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 700.000 m3/ngày đêm.
9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000 kW trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 700.000 m3/ngày đêm trở lên.
10. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 ,7, 8 và Khoản 9 Điều này, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và Khoản 10 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích đã quy định trong giấy phép;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước đã quy định trong giấy phép;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước đã quy định trong giấy phép;
e) Thăm dò nước dưới đất không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã quy định trong giấy phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan nước dưới đất theo quy định của Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;
b) Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
c) Thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cho mượn, cho thuê giấy phép để hành nghề khoan nước dưới đất;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây với hồ chứa có dung tích dưới 1.000.000 m3:
a) Không lập hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định hoặc không bàn giao mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ chứa cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;
c) Không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định;
d) Không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa hoặc không thực hiện điều tiết nước hàng năm của hồ chứa theo kế hoạch.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 50.000.000 m3 đến dưới 100.000.000 m3.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 100.000.000 m3 trở lên.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
b) Không thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện cung cấp số liệu quan trắc, dự báo liên quan đến vận hành hồ, lưu lượng đến hồ theo quy định;
b) Không thực hiện quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn để phục vụ yêu cầu quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo quy định;
c) Không thực hiện quan trắc, đo đạc mực nước hồ, lưu lượng xả hoặc không tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, mực nước hồ phục vụ vận hành hồ chứa.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ.
4. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ tương ứng với các thời kỳ theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.
5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ chứa để cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị mà hệ thống đó chưa có Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại Điểm a của các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.
10. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, chất lượng nước theo quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước;
b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
c) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.
5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;
b) Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép.
Tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định;
b) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;
c) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào và các hoạt động khác theo quy định;
đ) Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.
6. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do cơ quan nhà nước quy định.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các Khoản 6, 7 và Khoản 8 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
b) Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hóa chất độc hại;
b) Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;
b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.
6. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án hoặc không trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.
2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.
3. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ra gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh rạch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng, bè trên sông gây cản trở dòng chảy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch gây cản trở dòng chảy.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều này gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất gây xâm nhập mặn các nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy gây xâm nhập mặn các nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước khi thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất khi khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, thăm dò khoáng sản; khoan thăm dò địa chất, dầu khí.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiếp tục tiến hành thăm dò, khai thác nước dưới đất khi xảy ra sụt, lún đất;
b) Không thực hiện các biện pháp khắc phục, không báo cáo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất khi xảy ra sụt, lún đất trong quá trình thăm dò, khai thác nước dưới đất;
c) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, giao thông thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ gây sạt, lở, làm ảnh hưởng đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ.
Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc cung cấp dữ liệu để trục lợi, phát tán các dữ liệu trái với các quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:
1. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được thăm dò trước khi thực hiện, cụ thể như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi báo cáo sai quá 10% giữa khối lượng thực tế thi công thăm dò khoáng sản so với khối lượng nêu trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền đối với hành vi đã thi công hết khối lượng thăm dò và đã hết thời hạn quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phạt tiền đối với hành vi sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản vào lưu trữ địa chất và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mà không có lý do chính đáng, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Phạt tiền đối với hành vi thi công Đề án thăm dò khoáng sản mà không đáp ứng đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
b) Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
c) Không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
d) Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% tổng dự toán trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích đã thăm dò bên ngoài ranh giới vượt đến 10% tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
1. Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 09 (chín) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 09 (chín) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 12 (mười hai) tháng đến 16 (mười sáu) tháng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định hoặc thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích thăm dò ngoài ranh giới vượt quá 10% trở lên so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;
d) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.
2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc thăm dò khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.
a) Tịch thu mẫu vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện.
2. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; không đăng ký ngày bắt đầu khai thác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm từ 15 (mười lăm) ngày đến dưới 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo;
b) Không lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong khu vực được phép khai thác khoáng sản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.
5. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo kế hoạch, khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong phạm vi khu vực được phép khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Đối với hành vi không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi đến 10% tổng diện tích hoặc tổng độ cao của khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Tịch thu toàn bộ khoáng sản đã khai thác trong diện tích vượt ra ngoài phạm vi hoặc độ cao của khu vực được phép khai thác đối với một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 (một) đến 03 (ba) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi, độ cao được phép khai thác về trạng thái an toàn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi khai thác khoáng sản không đúng công nghệ khai thác, phương pháp khai thác đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ được phê duyệt theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tại cùng một thời điểm ký hợp đồng làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;
c) Bổ nhiệm một người làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác (tại cùng một thời điểm) từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản này;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản độc hại.
a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c, d, đ và Điểm e Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi không quản lý, lưu giữ đầy đủ theo quy định các bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.
2. Phạt tiền đối với các hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, cát ở biển, khai thác nước nóng, nước khoáng) như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với các hành vi không lập bản đồ hiện trạng mỏ; không lập mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.
4. Phạt tiền đối với hành vi không gửi hoặc gửi kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép chậm quá 30 (ba mươi) kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoảng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt đến 10% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 10% đến 20%, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 20% đến 50% cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 210.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đã khai thác vượt quá so với công suất được phép khai thác trong Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra.
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó, cụ thể như sau:
a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
1. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định Khoản 1 Điều này.
3. Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quá 12 (mười hai) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
3. Đối với hành vi không nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;
c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;
e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khi Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc khai thác khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản; khai thác vượt quá 50% trở lên đến 100% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 230.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc khai thác vượt quá 100% trở lên so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;
c) Từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác nước khoáng;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với vàng, đá quý, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp khai thác vượt quá 100% công suất nêu tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi không lập đề án đóng cửa mỏ đối với các trường hợp đã quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép đã chấm dứt hiệu lực.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã được xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin về khoáng sản để lập đề án thăm dò khoáng sản hoặc dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà thông tin đó không do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản (trừ trường hợp đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định).
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định trước khi thực hiện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản không đúng với đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản chậm quá 30 (ba mươi) ngày;
d) Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.
1. Phạt tiền đối với hành vi lợi dụng hoạt động thăm dò để khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản là đá quý, vàng, bạc, platin.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất khoáng sản vượt quá từ 10% trở lên so với trị số tổn thất định mức được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi khoáng sản đi kèm được xác định trong dự án đầu tư đã phê duyệt.
a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tương ứng quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c, e và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định của Chính phủ: số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
1. Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.
2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 142/2013/ND-CP |
Hanoi, October 24, 2013 |
PROVIDING FOR SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN DOMAIN OF WATER RESOURCES AND MINERALS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on organization of Government;
Pursuant to the June 20, 2012 Law on handling of administrative violations;
Pursuant to the June 21, 2012 Law on water resources;
Pursuant to the November 17, 2010 Law on minerals;
At the proposal of Minister of Natural Resources and Environment,
The Government promulgates Decree providing for sanction of administrative violations in domain of water resources and minerals.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provided for acts of administrative violations, sanction forms, sanction levels, remedial measures for acts of administrative violations, sanction authorities and authority to make written records of administrative violations in domain of water resources and minerals.
2. Administrative violations in domain of water resources and minerals specified in this Decree include: Violations of regulations on survey, planning, exploration, exploitation and use of water resources; violations of regulations on water resource protection; violations of regulations on prevention of, combat against and overcoming of adverse impacts by water and other violations in water resource management, which are specified in Chapter II of this Decree.
3. Administrative violations in mineral domain specified in this Decree include: Violations of regulations on basic geological surveys of mineral resources; violations of regulations on mineral exploration and exploitation; violations of regulations on auction for right to exploit minerals; violations of regulations on using information on minerals; violations of regulations on protecting minerals not yet been exploited and other violations in mineral domain, which are specified in Chapter III of this Decree.
4. Acts of administrative violations related to domains of water resources and minerals not specified in this Decree shall comply with provisions in other relevant Government’s Decrees on sanctioning administrative violations in domain of state management for sanction.
Article 2. Forms of sanction on administrative violations and remedial measures
1. Principal sanction forms:
Organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the domains of water resources and minerals shall be applied one of the following principal sanction forms:
a) Warnings:
b) Fines
The maximum fine for an administrative violation in domain of water resources is VND 250,000,000 for individuals and 500,000,000 for organizations. The maximum fine for an administrative violation in mineral domain is VND 1,000,000,000 for individuals and 2,000,000,000 for organizations.
c) Depriving the right to use licenses for exploration, exploitation and use of water resources, discharging sewage into water sources; licenses for underground water drilling practice; licenses for exploration and exploitation of minerals, from 01 (one) to 16 (sixteen) months.
2. Additional sanction forms:
Depending on the nature and seriousness, the infringing organizations or individuals may also be subject to one or more of the following additional sanctioning forms:
d) Depriving the right to use licenses for exploration, exploitation and use of water resources, discharging sewage into water sources; licenses for underground water drilling practice; licenses for exploration and exploitation of minerals, from 03 (three) to 12 (twelve) months, or suspending operation, from 01 (one) month to 24 (twenty four) months;
b) Confiscating material evidences and means used for commission of administrative violations.
Additional sanction forms are only applied in association with the principal sanction forms.
3. Remedial measures:
For each administrative violation, apart from application of principal sanction forms, and additional sanction forms, the organization/individual sanctioned administratively shall be required to take one or more of the following remedial measures:
a) Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation, and depletion;
b) Forcible implementation of measures to prevent environmental pollution, adverse impacts to human health;
c) Forcible implementation of sufficient measures to remedy environmental pollution;
f) Forcible implementation of solutions to restore land and environment;
dd) Forcible implementation of solutions to bring areas exploited minerals to safe status;
e) Forcible leveling, dismantlement of construction works; forcible destruction, removal of obstacles from water flows; forcible moving of machinery, equipment and assets from areas of mineral exploration and exploitation;
g) Forcible restoration or re-construction of works, equipment ensuring mine safety and environmental protection.
h) Forcible implementation of measures to remedy damages of technical infrastructure; implement the upgrading, maintain and construction of traffic roads;
i) Forcible restoration of the initial state which has been changed due to acts of violations;
k) Forcible handing samples and information of minerals to the mineral competent state management agencies;
l) Forcible correction of information and data which are falsified by acts of violations;
m) Forcible return of entire mineral volume or value in money gained from exploitation outside of area of zone allowed exploiting; gained from exploitation in excess of output allowed exploiting;
n) Forcible submission of illegal benefits gained from committing acts of violations.
Article 3. Application of fine levels in administrative sanction
1. The fine level for each act of administrative violation specified in Chapter II and Chapter III of this Decree is fine level applicable to individuals. The fine levels applicable to organizations are double the fine levels applicable to individuals.
2. Fining authorities of persons defined in Articles 44, 45 and 46 of this Decree are maximum fining authorities applicable to one act of administrative violation by individuals; for organizations, authorities to fine at the maximum level is double in comparison with authorities to fine applicable to individuals.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN DOMAIN OF WATER RESOURCES, SANCTION FORMS, SANCTION LEVELS AND REMEDIAL MEASURES
Article 4. Violations of regulations on basic survey, planning water resources
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for violations of regulations of conditions and capability for basic survey on water resources.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for violations of regulations of conditions and capability for consultancy on planning water resources.
Article 5. Violations of regulations on observation and supervision of water resources
1. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for acts of failing to implement in accordance with regulations of observation and supervision of water resources, discharging sewage into water sources.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of failing to implement observation and supervision of water resources as prescribed in exploitation and use of water resources, discharging sewage into water sources.
Article 6. Acts of exploration, exploitation and use of water resources without registration, licenses as prescribed.
1. A warning or fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of exploiting underground water in cases required registration but failing to register as prescribed.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 01 (one) borehole, depth of less than 50 meter;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 10 m3/day and 200 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for agricultural production, aquaculture with capacity of between more than 0.1 m3/second and less than 0.5 m3/second;
d) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between more than 100 m3/day and less than 3,000 m3/day;
d) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between more than 50kW and less than 2,000 kW;
e) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between more than 10,000 m3/day and less than 50,000 m3/day.
3. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 01 (one) borehole, depth of 50 meter or more;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 200 m3/day and less than 400 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for agricultural production, aquaculture with capacity of between 0.5 m3/second and less than 1 m3/second;
d) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between 3,000 m3/day and less than 10,000 m3/day;
dd) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between 2,000 kW and less than 5,000 kW;
e) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between 50,000 m3/day and less than 100,000 m3/day.
4. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 02 (two) boreholes, total depth of less than 80 meter;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 400 m3/day and less than 800 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for agricultural production, aquaculture with capacity of between 1 m3/second and less than 1.5 m3/second;
d) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between 10,000 m3/day and less than 20,000 m3/day;
dd) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between 5,000 kW and less than 10,000 kW;
e) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between 100,000 m3/day and less than 200,000 m3/day.
5. A fine of between VND 100,000,000 and 130,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 02 (two) boreholes, total depth of 80 meter or more;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 800 m3/day and less than 1,000 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for agricultural production, aquaculture with capacity of between 1.5 m3/second and less than 2 m3/second;
d) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between 20,000 m3/day and less than 50,000 m3/day;
dd) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between 10,000 kW and less than 20,000 kW;
e) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between 200,000 m3/day and less than 300,000 m3/day.
6. A fine of between VND 130,000,000 and 160,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 03 (three) boreholes, total depth of less than 100 meter;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 1,000 m3/day and less than 1.500 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for agricultural production, aquaculture with capacity of 2 m3/second or more;
d) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between 5,000 m3/day and less than 100,000 m3/day;
dd) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between 20,000 kW and less than 30,000 kW;
e) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between 300,000 m3/day and less than 400,000 m3/day.
7. A fine of between VND 160,000,000 and 190,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 03 (three) boreholes, total depth of 100 meter or more;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 1,500 m3/day and less than 3,000 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between 100,000 m3/day and less than 200,000 m3/day;
d) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between 30,000 kW and less than 40,000 kW;
dd) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between 400,000 m3/day and less than 500,000 m3/day.
8. A fine of between VND 190,000,000 and 220,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Drilling for underground water exploration with works including 04 (four) boreholes or more;
b) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of between 3,000 m3/day and less than 4,000 m3/day;
c) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of between 200,000 m3/day and less than 300,000 m3/day;
d) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of between 40,000 kW and less than 50,000 kW;
dd) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of between 500,000 m3/day and less than 700,000 m3/day.
9. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for one of acts of exploring, exploiting and using water resources without licenses as follows:
a) Exploiting, using underground water for production, trading, service provision with capacity of 4,000 m3/day or more;
b) Exploiting, using surface water for business, service provision and non-agricultural production with capacity of 300,000 m3/day and more;
c) Exploiting, using surface water for power generation with engine capacity of 50,000 kW or more;
d) Exploiting, using sea water in serve of production, trading, other service provision on land with capacity of 700,000 m3/day or more.
10. Acts of exploring, exploiting, using water resources after licenses are expired, they will be imposed sanction levels as cases of no license defined at Clauses 2, 3, 4, 5, 6 ,7, 8 and 9 of this Article, unless they have submitted dossiers of application for extension under regulations.
11. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation, and depletion for violations specified at Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 and 10 this article that cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 7. Violations of provisions in licenses for exploration, exploitation and use of water resources
1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to provide complete and accurate data and information about water resources at the sites of water resource exploration, abstraction and utilization as requested by the authorized state agencies.
b) Failing to report on results of water resource exploration, abstraction and utilization to the authorized state agencies as prescribed by law.
2. Where water is exploited or utilized at a capacity exceeding the permitted capacity stated in the license, the individuals or organizations shall be fined for the excess capacity in accordance with sanctions stipulated in Article 6 of this Decree.
3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for one of following acts of violation:
a) Exploiting, using water resources in contrary to purposes defined in licenses;
b) Exploiting, using water resources in contrary to regimes defined in licenses;
c) Exploiting, using water resources at locations improper with ones defined in licenses;
d) Exploiting, using surface water improper with water sources defined in licenses;
dd) Exploiting, using underground water improper with aquifers defined in licenses;
e) Exploring underground water improper with contents defined in licenses;
4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 or depriving the right to use of license for exploring, exploiting and using water resources within from 01 (one) month to 03 (three) months, for one of the following violations:
a) Failing to implement measures to assure the safety, prevention and remedy of negative incidents occurring during exploration, exploitation and utilization of water resources;
b) Exploiting and using surface water that fail to ensure the minimum flow as defined in licenses;
5. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation, and depletion for violations specified at Clauses 3 and 4 of this article that cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 8. Violations of regulations on underground water drilling practice
1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for acts of failing to report annually on underground water drilling as prescribed in license of underground water drilling practice.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of following acts of violation:
a) Constructing boreholes without observing approved technical procedures and designs, causing negative impacts on groundwater quantity and quality;
b) To practice improperly with scale defined in license for underground water drilling practice;
c) To supply exploration drilling, underground water exploitation drilling for organizations and individuals without license of exploration, exploitation, use of underground water under regulations.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for one of following acts of violation:
a) Lending, leasing licenses for underground water drilling practice;
b) To practice underground water drilling without license for underground water drilling practice under law;
c) To practice underground water drilling after license has been expired, unless they have submitted dossiers of application for extension under regulations.
4. Additional sanction forms:
Depriving the right to use of license for underground water drilling practice, within from 03 (three) months to 06 (six) months, for one of violations at point a Clause 3 this Article.
5. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation, and depletion for violations specified at Clause 2, points b and c Clause 3 of this article that cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 9. Violations of regulations on transfer of right to exploit water resources, modify to falsify content of water resource license
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 or depriving the right to use of license, within from 03 (three) months to 06 (six) months, for acts of modifying, falsifying content of license.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 or depriving the right to use of license, within from 06 (six) months to 12 (twelve) months, for acts of transferring right to exploit water resources without permission of agencies competent to grant license.
3. Remedial measures:
Forcible submission of illegal benefits gained from committing acts of violations defined in this Article.
Article 10. Violations of regulations on reservoirs
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following violations in case of reservoirs with volume of less than 1,000,000 m3:
a) Failing to make a corridor to protect reservoirs under regulations or failing to hand over landmarks of corridor protecting reservoirs for the communal People’s Committees;
b) Using water surface of reservoirs for aquaculture, trading in tourist and entertainment without permission in writing of water resource state management agencies;
c) Failing to notify, report relating to operation of works under regulations;
d) Failing to formulate plan on annual water regulation of reservoirs or fail to implement annual water regulation of reservoirs as planned.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the violations defined at Clause 1 of this Article in case of reservoirs with volume of between 1,000,000 m3 and less than 10,000,000 m3.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for one of the violations defined at Clause 1 of this Article in case of reservoirs with volume of between 10,000,000 m3 and less than 50,000,000 m3.
4. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for one of the violations defined at Clause 1 of this Article in case of reservoirs with volume of between 50,000,000 m3 and less than 100,000,000 m3.
5. A fine of between VND 60,000,000 and 80,000,000 for one of the violations defined at Clause 1 of this Article in case of reservoirs with volume of 100,000,000 m3 or more.
6. A fine of between VND 100,000,000 and 120,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to ensure the minimum flow, unless case defined at point b Clause 4 Article 7 of this Decree;
b) Failing to implement plans of water regulation and distribution on river basin of competent state agencies.
7. A fine of between VND 200,000,000 and 220,000,000 for act of failing to formulate plan to deal with incident of breaking dam, incidents threatening seriously to safety of works, lives and assets of people.
8. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for acts of failing to observe the orders of operating reservoirs of competent state agencies in cases of floods, drought, lack of water and other emergency cases.
Article 11. Violations of regulations in implementation of process on operating combined reservoirs
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to supply figures of observation, forecast involving operation of reservoirs, volume into reservoirs under regulations;
b) Failing to implement observation and collection of meteorological and hydrological information and data in serve of requirements in managing operation and exploitation of reservoirs under regulations;
c) Failing to conduct observation, measure the water level of reservoirs, the discharging volume or fail to calculate, forecast the water volume into reservoir, water level of reservoirs in serve of reservoir operation.
2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for acts of failing to notify, report on operation of works under regulations;
3. A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for acts of failing to operate reservoirs to ensure the minimum flow at downstream areas under regulations in the process on operating the combined reservoirs;
4. A fine of between VND 160,000,000 and 180,000,000 for acts of failing to operate and keep the water level of reservoirs corresponding to periods under regulations in the process on operating the combined reservoirs;
5. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for acts of failing to operate reservoirs to cut down flood for downstream areas under regulations in the process on operating the combined reservoirs.
Article 12. Acts of discharging sewage into water sources without license as prescribed by law
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of discharging sewage containing toxic chemicals, radioactive substances into Water sources with sewage volume not exceeding 5 m3/day.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of between more than 5 m3/day and less than 50 m3/day, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of between more than 10,000 m3/day and less than 30,000,000 m3/day;
3. A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of between 50 m3/day and less than 100 m3/day, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of between 30,000 m3/day and less than 50,000,000 m3/day.
4. A fine of between VND 60,000,000 and 80,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of between 100 m3/day and less than 500 m3/day, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of between 50,000 m3/day and less than 100,000 m3/day.
5. A fine of between VND 100,000,000 and 120,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of between 500 m3/day and less than 1,000 m3/day, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of between 100,000 m3/day and less than 150,000 m3/day.
6. A fine of between VND 140,000,000 and 160,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of between 1,000 m3/day and less than 2,000 m3/day, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of between 150,000 m3/day and less than 200,000 m3/day.
7. A fine of between VND 180,000,000 and 220,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of between 2,000 m3/day and less than 3,000 m3/day, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of between 200,000 m3/day and less than 300,000 m3/day.
8. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for one of following acts of violation:
a) Discharging sewage into water sources with sewage volume of 3,000 m3/day or more, except for cases defined at point b this Clause;
b) Discharging aquaculture sewage into water sources with sewage volume of 300,000 m3/day or more.
9. Establishments of production, business and service discharging sewage into the urban drainage system but that system has no license of discharging sewage into water sources, they will be imposed fines corresponding to provision in point a of Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 this Article.
10. Acts of discharging sewage into Water sources after license has been expired will be imposed the fine level like case of no license defined at Clauses 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7 and 8 of this Article.
11. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation for violations specified at this article that cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 13. Violations of regulations in licenses for discharging sewage into water sources
1. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to provide complete and accurate data and information about discharging sewage into water resources as requested by the authorized state agencies;
b) Failing to report on discharging sewage into water sources to the authorized state agencies as prescribed by law.
2. For acts of discharging sewage into Water sources in excess of the volume prescribed in license, the sewage volume exceeding the prescribed level will be sanctioned according to Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, and 8 Article 12 of this Decree.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of failing to install equipment to observe water volume and quality as prescribed in license.
4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to implement measures to assure the safety, prevention and remedy of negative incidents occurring during discharging sewage into water resources;
b) Discharging sewage into water sources improperly with locations prescribed in licenses;
c) Discharging sewage into water sources improperly with regime, methods prescribed in licenses.
5. A fine of between VND 130,000,000 and 150,000,000 or depriving the right to use of license for discharging sewage into water resources, within from 06 (six) months to 12 (twelve) months, for one of the following violations:
a) Implementing improperly or insufficiently the process of operating the sewage treatment system;
b) Discharging sewage into water sources containing pollutants in excess of limitation prescribed in licenses.
6. Additional sanction forms:
Depriving the right to use of license for discharging sewage into water sources, within from 03 (three) months to 06 (six) months, for one of violations at Clause 2 this Article.
7. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation, and depletion in case of violations specified in this article that cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 14. Violations of regulations on water resource protection
1. A warning or fine of between VND 300,000 and 500,000 for acts of failing to fill in boreholes after having used or damaged (for each borehole) in case not required licensing for exploration, exploitation and use of underground water.
2. A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for acts of managing, operating works causing water loss, wastefulness.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to perform measures to protect underground water when exploring, exploiting underground water under regulations;
b) Failing to perform measures to protect underground water when drilling for engineering geologic survey, geologic exploration, exploration and exploitation of minerals and petroleum;
c) Failing to perform measures to protect underground water when processing base of works, draining mines;
d) Failing to perform measures to protect underground water in activities of drilling, digging and other activities under regulations;
dd) Failing to fill in boreholes after having used or damaged (for each borehole) in case where it is required licensing for exploration, exploitation and use of underground water.
4. A fine of between VND 80,000,000 and 90,000,000 for acts of failing to comply with technical regulations on safety, prevention of underground water deterioration and depletion when exploiting minerals and building underground works.
5. A fine of between VND 100,000,000 and 120,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to build system of collection and separation between stormwater and sewage for projects on construction, renovation and upgrading of production and business facilities;
b) Failing to build the sewage treatment system for projects on construction, renovation and upgrading of production and business facilities.
6. A fine of between VND 160,000,000 and 180,000,000 for acts of discharging sewage, bringing waste into hygiene protection zone of area supplying daily-life water.
7. A fine of between VND 180,000 and 200,000 for violations of regulations on zones banned, restrained underground water exploitation as prescribed by state agencies.
8. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for acts of discharging sewage into land through boreholes, digging wells and other forms aiming to bring sewage into land.
9. Remedial measures:
a) Forcible dismantlement of the violating works for violations in Clauses 6, 7 and 8 of this Article;
b) Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation for violations specified in this article in case where such violations cause pollution, decrease of water quality.
Article 15. Violations of regulations on prevention of water pollution, deterioration and depletion
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of failing to apply measures to waterproof, anti-spill for ponds, lakes, zones containing sewage in case where sewage does not contain hazardous waste.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for act of using pesticides, veterinary medicines and other chemicals in planting, livestock and aquaculture that fail to ensure technical regulations and cause water pollution.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to have plan on prevention against water pollution, deterioration and depletion when building economic zones, industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, industrial clusters, urban centers, concentrated resident areas, concentrated tourist, entertainment areas, waterway traffic, road, underground works, works of water supply and drainage , works of mineral exploitation, power plants, areas containing sewage and establishments of production, business and service provision, other works with risk of causing water pollution, deterioration and depletion;
b) Having no plan, equipment, human source to ensure prevention and limitation of seawater pollution when operating on sea.
4. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for one of following acts of violation:
a) Failing to apply measures to ensure safety, letting leakage, loss causing water pollution of establishments of production, business, service provision, mineral exploitation, and other production activities using hazardous chemicals;
b) Failing to apply measures to waterproof, anti-spill for ponds, lakes containing sewage, areas containing sewage in case where sewage contains hazardous waste.
5. A fine of between VND 200,000,000 and 220,000,000 for one of following acts of violation:
a) Pumping, drawing water, draining in mining, building works resulting decrease of underground water levels causing water depletion;
b) Failing to apply measures to limit, remedy according to directions of competent agencies implementing state management tasks of water resources when pumping, drawing water, draining in mining, building works resulting decrease of underground water levels causing water depletion.
6. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for acts of discharging hazardous gas directly into water sources.
7. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation and depletion for violations specified in this article in case where such violations cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 16. Violations of regulations on response, remedy of water resource pollution incidents
1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for acts of failing to formulate plans or failing to have necessary means and devices for response, remedy of water source pollution incidents caused by violations.
2. A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for acts of failing to apply measures to timely response to and remedy water source pollution incidents caused by violations.
3. A fine of between VND 220,000,000 and 250,000,000 for acts of failing to apply measures to timely response to and remedy negative incidents caused by violations that cause serious water pollution.
4. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation by violations specified at Clauses 2 and 3 of this article.
Article 17. Violations of regulations on ensuring the flow traffic
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of laying obstacles, planting trees blocking flood drainage, flow traffic on rivers, springs, ponds, canals, ditches
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of laying pipelines or cables passing rivers, springs, canals, laying cages, rafts on rivers blocking flows.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of laying pipelines or cables passing rivers, springs, canals, placing cages, rafts on rivers blocking flows.
4. Remedial measures:
a) Forcible restoration of the initial state which has been changed due to acts of violations in this Article;
b) Forcible dismantlement of works, removal of obstacles on flows for violations specified in this Article.
Article 18. Violations of regulations on protective corridor of water source
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of failing to apply measures to handle, control, supervise quality of sewage, waste before discharging into land, water sources for establishments operating in protective corridor of water source.
2. A fine of between VND 50,000,000 and 60,000,000 for acts of exploiting minerals, drilling, digging, building the works, architectures in protective corridor of water source causing landslides at riversides, banks of springs, canals, ditches and reservoirs.
3. A fine of between VND 150,000,000 and 150,000,000 for acts of building new hospitals, medical facilities for medical treatment of Infectious Diseases, cemetery, landfills, facilities producing hazardous chemicals, facilities producing and processing hazardous sewage in protective corridor of water source.
4. Remedial measures:
a) Forcible dismantlement of the violating works for violations in Clauses 2 and 3 of this Article;
b) Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation and depletion for violations specified in this article in case where such violations cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 19. Violations of regulations on prevention and combat of saline infiltration
1. A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for one of acts of taking brackish water, saline water for use in production causing saline infiltration at water resources.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of failing to abide by the process, technical regulations in management and operation of sewers to prevent saline, keep fresh water and reservoirs, works that regulate flows causing saline infiltration at water sources;
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of having no measure to prevent saline infiltration for aquifers when exploring, taking underground water in delta and coastal areas.
4. Remedial measures:
Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation and depletion for violations specified in this article in case where such violations cause pollution, decrease of water quality and quantity.
Article 20. Violations of regulations on prevention and combat of land subsidence and landslides at riversides
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for acts of failing to comply with technical regulations on safety, prevention of land subsidence when exploiting, taking underground water, exploring minerals; drilling for geologic and petroleum exploration.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for one of following acts of violation:
a) Further conducting underground water exploration and exploitation when land subsidence happens
b) Failing to implement remedy measures, failing to report immediately to the nearest local authority when land subsidence happens during underground water exploration, exploitation;
c) Renovating river-bed, riversides, building water works, water traffic, taking sand, gravel and other mineral on rivers, lakes that cause effect to stability of river-bed, riversides, banks of lakes.
3. Additional sanction forms:
Depriving the right to use of license for underground water exploration and exploitation, within from 03 (three) months to 06 (six) months, for violations specified at points a, and b Clause 2 this Article.
4. Remedial measures:
Forcible restoration of the initial state which has been changed due to acts of violations specified at point c Clause 2 of this Article.
Article 21. Violations of regulations on water resource management
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of causing obstruction to the collection, exchange, exploitation and use of water resource data and information already been approved by competent authorities.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for act of falsifying the water resource data and information as requested by competent water resource state management agencies.
3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for act of misusing the data supply for self-seeking purposes, data dissemination in contrary to legislations.
4. A fine of between VND 20,000,000 and 25,000,000 for act of illegal intrusion into system of the water resource data and information archival.
5. Remedial measures:
a) Forcible correction of information and data which are falsified by acts of violations specified at Clause 2 of this Article;
b) Forcible submission of illegal benefits gained from committing acts of violations defined at Clause 3 of this Article.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN MINERAL DOMAIN, SANCTION FORMS, SANCTION LEVELS AND REMEDIAL MEASURES
Article 22. Violations of regulations on field survey, taking samples on ground to select area for making scheme on mineral exploration
To impose a fine on acts of field survey, taking samples on ground to select area for making scheme on mineral exploration without written acceptance of the provincial People’s Committees where have minerals, specified as follows:
1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 when making exploration scheme for minerals used to do normal building materials of business households.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 when making exploration scheme for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at Clause 1 of this article.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 when making exploration scheme for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 23. Violations of regulations on notification of exploration plan, report of mineral exploration result, conditions for construction organization under scheme on mineral exploration, obligations when permit of mineral exploration ceases to be effective
1. To impose a fine on act of failing to notify in writing the provincial People’s Committees where mineral exploration is conducted about exploration plan before implementation, specified as follows:
a) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for act of submission later than 30 (thirty) days, from the final day of report term or failing to send periodical reports on mineral exploration activities to the mineral state management agencies.
3. To impose a fine on act of sending reports with wrong content in excess of 10% between actual volume of mineral exploration operation in comparison with volume stated in Scheme on mineral exploration which has been approved by competent agencies, specified as follows:
a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. To impose a fine on act of having not yet submit approval for mineral deposit after all exploration volume has been implemented and time limit stated in license for mineral exploration is expired, specified as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees;
b) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. To impose a fine on act of failing to send report on mineral exploration result enclosed with decision on approving mineral deposit in geologic archival and to state agencies competent to licensing within 90 (ninety) days after receiving decision on approving mineral deposit, without legitimate reason, specified as follows:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
6. To impose a fine on act of conducting Scheme on mineral exploration while not satisfying conditions for mineral exploration practice under regulations, specifying as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
7. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for any of the following violations:
a) Failing to move all their assets and assets of relevant parties from the exploration area after license for mineral exploration ceases to be effective;
b) Failing to conduct the leveling of the exploration works and protect minerals not yet been exploited as prescribed by law after permit of mineral exploration ceases to be effective;
c) Failing to hand, submit specimens, information of the collected minerals to the mineral state management agencies as prescribed by law after permit of mineral exploration ceases to be effective;
d) Arbitrarily changing the exploration method or changing exploration volume with cost more than 10% of total estimate in the approved Scheme on mineral exploration without acceptance of state management agencies competent to licensing before implementation.
8. Remedial measures:
Forcible leveling of the exploration works, implementation of measures to protect minerals which have not yet exploited, restoration of environment and handing of specimens, information of minerals to state management agencies competent to mineral for violations specified at points a, b and c Clause 7 of this Article.
Article 24. Violations of regulations on mineral exploration area
1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for act of setting up landmarks at angular closure points of area permitted mineral exploration inconsistently with the prescribed specification or failing to implement fully the setting up of landmarks at angular closure points of area permitted mineral exploration.
2. To impose a fine on act of failing to set up landmarks at angular closure points of area permitted mineral exploration, specifying as follows:
a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 in case of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 in case of exploring other minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees;
c) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 in case of exploring minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. To impose a fine on act of mineral exploration outside of boundary provided that exploration area in excess of boundary is 10% or more of total area of zone permitted mineral exploration, specifying as follows:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Remedial measures:
Forcible leveling, restoration of environment in the exploration area in excess of the permitted area for cases specified in Clause 3 this Article.
Article 25. Violations of regulations on mineral exploration transfer
To impose a fine on acts of transferring, receiving transfer of the right to explore minerals without acceptance of state management agencies competent to licensing, specifying as follows:
1. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households.
2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at Clause 1 this Article
3. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 26. Violations of regulations on hazardous mineral exploration
1. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 or depriving the right to use the mineral exploration license, from 03 (three) months to 06 (six) months, for acts of failing to implement or implement insufficiently measures to prevent environmental pollution which have been defined in Scheme on mineral exploration but not yet caused environmental pollution during exploration.
2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 or depriving the right to use the mineral exploration license, from 06 (six) months to 09 (nine) months, for acts of failing to implement or implement insufficiently measures to prevent environmental pollution which have been defined in Scheme on mineral exploration, caused environmental pollution during exploration.
3. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 or depriving the right to use the mineral exploration license, from 09 (nine) months to 12 (twelve) months, for acts of causing environmental pollution during exploration and failing to implement sufficiently remedy measures.
4. A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 or depriving the right to use the mineral exploration license, from 12 (twelve) months to 16 (sixteen) months, for acts of causing environmental pollution during exploration without implementation of any remedy measure.
5. Remedial measures:
a) Forcible implementation of measures to prevent environmental pollution, bad impacts to human health for violations specified at Clause 1 this article;
b) Forcible sufficient implementation of measures to remedy environmental pollution for violations specified at Clause 2 and Clause 3 this article.
Article 27. Violations of other regulations on mineral exploration
1. To impose a fine on act of mineral exploration without mineral exploration license as prescribed or mineral exploration outside of boundary provided that exploration area in excess of boundary is 10% or more of total area of zone permitted mineral exploration, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 10,000,000 and 150,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment, except for cases specified at point d this Clause;
d) A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 for cases of exploring gold, silver, precious stones, platinum, hazardous minerals.
2. To impose a fine on act of exploration after license of mineral exploration is expired (unless dossier of request for extension of mineral exploration license is being considered by competent agency under regulations) or mineral exploration in duration the right to use mineral exploration license has been deprived, specifying as follows:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for cases of exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment, except for cases specified at point d this Clause;
d) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for cases of exploring gold, silver, precious stones, platinum, hazardous minerals.
3. Forms of additional sanction:
a) To confiscate specimen being minerals; confiscate means used to commit administrative violations for violations specified at Clause 1 and Clause 2 this Article;
b) To suspend activities of mineral exploration, from 01 (one) month to 06 (six) months, for cases of violations specified at Clause 2 this Article.
4. Remedial measures:
Forcible leveling the exploration works, restoration of environment in the explored area for cases of violations specified at Clause 1 this Article.
Article 28. Violations of regulations on mine fundamental construction, report on results of mineral exploration activities, payment of charges for licensing mineral exploitation, exploration, upgrading of mineral deposit, resources
1. To impose a fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 on act of failing to notify in writing the provincial People’s Committees where have mine about the beginning day of mine fundamental construction, the beginning day of exploitation before implementation.
2. To impose a fine on acts of failing to register for the beginning day of mine fundamental construction with state agencies competent to licensing; failing to register for the beginning day of exploitation with state agencies competent to licensing, specifying as follows:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for any of the following violations:
a) To submit periodical reports on activities of mineral exploitation to state management agencies competent to licensing later than 15 (fifteen) days and less than 30 (thirty) days, from the final day of report term;
b) Failing to keep information of result of exploration and upgrading of mineral deposit, upgrading of natural resources in areas permitted mineral exploitation.
4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for act of submitting periodical reports on mineral exploitation activities to state management agencies competent to licensing later than 30 (thirty) days, from the final day of report term or failing to send periodical reports on mineral exploitation activities under regulations.
5. To impose a fine on acts of failing to notify the state management agencies competent to licensing about plan, volume, duration of exploration, upgrading of mineral deposit, upgrading of natural resources in scope of area permitted taking minerals before implementation, specifying as follows:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
6. For acts of failing to pay charges for grant of right to exploit minerals under notification of competent state agencies, apart from being handled as prescribed by Law on tax administration, organizations and individuals committing violations are also applied form of additional sanction which is depriving the right to use license for mineral exploitation, from 04 (four) months to 06 (six) months.
Article 29. Violations of regulations on mineral exploration area
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of setting up landmarks at angular closure points of area permitted mineral exploration inconsistently with the prescribed specification or failing to implement fully the setting up of landmarks consistently with specification at angular closure points of area permitted mineral exploration.
2. To impose a fine on act of failing to set up landmarks consistently with specification at angular closure points of area permitted mineral exploration, specifying as follows:
a) A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000, for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. To impose a fine on act of mineral exploration in excess of limitation up to 10% or more of total area or total height of zone permitted mineral exploration, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000, for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Forms of additional sanction:
a) Confiscating all mineral exploited in area in excess of limitation or height of zone permitted exploiting for one of cases of violations specified in Clause 3 this Article;
b) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 01 (one) month to 03 (six) months, for cases of violations specified at Clause 3 this Article.
5. Remedial measures:
Forcible leveling, restoration of environment, implementation of solutions to bring areas which have been exploited in excess of the limitation, height permitted exploitation to the safe status; forcible submission of illegal benefits gained from committing administrative violations for violations specified at clause 3 this Article.
Article 30. Violations of regulations on mine design
1. To impose a fine on acts of failing to submit the approved mine design under regulations to state management agencies competent to minerals, specifying as follows:
a) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. To impose a fine on one of acts of mineral exploitation improperly with the exploitation technology and method already been defined in the approved mine design or stated in license of mineral exploitation, investment projects of mineral exploitation without permission in writing of competent state agencies, specifying as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; peat exploitation;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for minerals used to do normal building materials using industrial explosives;
d) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for cases of mineral exploration by open method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
dd) A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 for cases of mineral exploration by pit method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
e) A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 for hazardous minerals.
3. To impose a fine on act of mineral exploitation without the approved mine design under regulation, specifying as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause;
d) A fine of between VND 100,000,000 and 200,000,000 for cases of mineral exploration by open method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
dd) A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 for mineral exploration by pit method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
e) A fine of between VND 300,000,000 and 400,000,000 for hazardous minerals.
4. Forms of additional sanction:
Depriving the right to use mineral exploitation license, from 06 (six) months to 12 (twelve) months, for cases of violations specified at Clauses 2 and 3 this Article.
Article 31. Violations of regulations on mine executive director
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for any of the following violations:
a) At the same time, signing contracts of mine executive director to administer exploitation operation for 02 (two) mineral exploitation licenses or more;
b) Failing to notify in writing the state management agencies competent to licensing of mineral exploitation about professional qualification and capability of mine executive director;
c) Appointing one person who acts as mine executive director to administer exploitation operation (at the same time) for 02 (two) mineral exploitation licenses or more;
2. To impose a fine on act of appointing mine executive director failing to satisfy standards under regulation, specifying as follows:
a) A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for minerals under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at points a and b of this Clause;
d) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment, except for cases specified at point dd this Clause;
dd) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for hazardous minerals.
3. To impose a fine on act of mineral exploitation without mine executive director, specifying as follows:
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause;
d) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration by open method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
dd) A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for mineral exploration by pit method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
e) A fine of between VND 160,000,000 and 200,000,000 for cases of exploiting hazardous minerals.
4. Forms of additional sanction:
a) Suspending mineral exploitation, from 03 (three) months to 6 (six) months for violations specified at points a and b Clause 3 of this Article;
b) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 03 (three) months to 06 (six) months, for cases of violations specified at points c, d, dd and e Clause 3 of this Article.
Article 32. Violations of regulations on making status quo maps, drawings of status quo cross sections of area permitted exploitation; making statistics, inventory of mineral deposit, output of minerals which have been exploited
1. To impose a fine on act of failing to manage, keep sufficiently the mine status quo maps, drawings of status quo cross section of area permitted exploitation, under regulations, specifying as follows:
a) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause;
d) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for mineral exploration by open method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
dd) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for mineral exploration by pit method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
e) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for exploiting hazardous minerals.
2. To impose a fine on act of making mine status quo maps, status quo cross section of area permitted exploitation but information and data on map, cross section are inexact in comparison with reality of mineral exploitation status quo (except for cases of exploiting sand, gravel in river, spring-beds, sand at sea, exploitation of hot water, mineral water) as follows:
a) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause;
d) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for mineral exploration by open method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
dd) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration by pit method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
e) A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for hazardous minerals.
3. To impose a fine on act of failing to make the mine status quo maps; failing to make status quo cross section of area permitted exploitation, specifying as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause;
d) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration by open method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
dd) A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 for mineral exploration by pit method, except for cases specified at points a, b, c and e this Clause;
e) A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 for exploiting hazardous minerals.
4. To impose a fine on acts of failing to send or send result of making statistics, inventory of the remaining mineral deposits in area permitted exploitation to state management agencies competent to licensing later than 30 (thirty) days from the final day of report term on mineral exploitation activities:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for cases of mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. To impose a fine on act of failing to conduct the work of making statistics, inventory of the remaining mineral deposit in area permitted exploitation, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000, for mineral exploitation under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
6. Forms of additional sanction:
a) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 02 (two) months to 04 (four) months, for cases of violations specified at Clause 3 this Article;
b) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 04 (four) months to 06 (six) months, for cases of violations specified at Clause 5 of this Article.
Article 33. Violations of regulations on the permitted exploitation output
1. To impose a fine on act of exploitation in excess of the permitted annual exploitation output as stated in mineral exploration license, specifying as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; exploitation of mineral water, sand, gravel at river-bed;
d) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for exploiting other minerals, except for cases specified at points a, b and c this Clause;
dd) A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for exploiting gold, silver, platinum, hazardous minerals.
2. To impose a fine on act of exploitation in 10% - 20% excess of the permitted annual exploitation output as stated in mineral exploration license, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; exploitation of mineral water, sand, gravel at river-bed;
d) A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for exploiting other minerals, except for cases specified at points a, b and c this Clause;
dd) A fine of between VND 160,000,000 and 200,000,000 for exploiting gold, silver, platinum, hazardous minerals.
3. To impose a fine on act of exploitation in 20% - 50% excess of the permitted annual exploitation output as stated in mineral exploration license, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; exploitation of mineral water, sand, gravel at river-bed;
d) A fine of between VND 160,000,000 and 200,000,000 for exploiting other minerals, except for cases specified at points a, b and c this Clause;
dd) A fine of between VND 210,000,000 and 250,000,000 for exploiting gold, silver, platinum, hazardous minerals.
4. Forms of additional sanction:
a) To confiscate all material evidences being minerals which have been exploited in excess of the permitted exploitation output as stated in mineral exploitation license;
b) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 02 (two) months to 04 (four) months, for violations specified at Clause 2 this Article;
c) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 04 (four) months to 06 (six) months, for violations specified at Clause 3 this Article.
5. Remedial measures:
Forcible implement measures to remedy environmental pollution, damages of technical infrastructure; forcible return of all mineral volume or value in money gained from exploitation in excess of the permitted exploitation output.
Article 34. Violations of regulations on exploiting minerals used to do normal building materials not required mineral exploitation license
1. To impose a fine on act of exploiting minerals used to do normal building materials in land area belonging to land use right of households, individuals without use to build works of households, individuals in such area, specifying as follows:
a) A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for cases of using minerals after exploitation as a gift to other persons.
b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for cases of selling minerals after exploitation to other organizations and individuals.
2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for one of acts of failing to register the zone, output, volume, method, equipment and plan of exploitation at the provincial People’s Committees where have minerals for exploitation of minerals used to do normal building materials in land area of projects on works construction investment already been approved or permitted investment by competent state agencies, provided that products of exploitation are used for construction of such works.
3. To impose a fine on act of exploiting minerals used to do normal building materials in land area of projects on works construction investment already been approved or permitted investment by competent state agencies but products of exploitation are not used for construction of such works, specifying as follows:
a) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 in cases where minerals after exploitation are used for other projects, works;
b) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 in cases where minerals after exploitation are sold to other organizations and individuals.
4. Forms of additional sanction:
To confiscate all material evidences being minerals which are not used to build the works of households, individuals or build works of organizations, for violations specified at Clause 1 and Clause 3 this Article.
5. Remedial measures:
Forcible return of illegal benefit gained from committing administrative violations for violations specified at Clause 1 and Clause 3 of this article.
Article 35. Violations of regulations on exploration right transfer
To impose a fine on acts of transferring right to exploit minerals without acceptance license of competent state management agencies, specifying as follows:
1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households.
2. A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 for other mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at Clause 1 this Article;
3. A fine of between VND 260,000,000 and 300,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 36. Violations of regulations on obligations when winning auction of right to exploit minerals
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for act of failing to submit dossier of request for grant of mineral exploration license to state agencies competent to licensing within 06 (six) months from the ending day of auction under regulations.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for act of failing to submit dossier of request for grant of mineral exploitation license to state agencies competent to licensing within 12 (twelve) months from the ending day of auction under regulations.
3. For acts of failing to pay charges for winning auction of right to exploit minerals according to notification of competent state agencies, apart from being handled as prescribed by Law on tax administration, organizations and individuals committing violations are also applied form of additional sanction which is depriving the right to use license for mineral exploitation, from 04 (four) months to 06 (six) months.
Article 37. Violations of other regulations in mineral exploration
1. To impose a fine on acts of exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives without mineral exploitation license, specifying as follows:
a) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for exploiting with the exploited-mineral volume up to 5m3/day;
b) A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for exploiting with the exploited-mineral volume of between 5m3/day and less than 10 m3/day;
c) A fine of between VND 12,000,000 and 20,000,000 for exploiting with the exploited-mineral volume of between 10m3/day and less than 15 m3/day;
d) A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 for exploiting with the exploited-mineral volume of between 15 m3/day and less than 20 m3/day;
dd) A fine of between VND 50,000,000 and 60,000,000 for exploiting with the exploited-mineral volume of between 20 m3/day and less than 25 m3/day;
e) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for exploiting with the exploited-mineral volume of 25 m3/day or more.
2. To impose a fine on act of exploration after license of mineral exploration is expired (unless they have submitted dossiers of request for extension of mineral exploration license and dossiers are being considered by competent agency under regulations) or mineral exploration in duration the right to use mineral exploration license has been deprived; exploitation in excess of 50% or more up to 100% in comparison with the permitted annual exploitation output as stated in mineral exploitation license, specifying as follows:
a) A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 80,000,000 and 110,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; except for cases specified at point a this Clause; peat exploitation;
c) A fine of between VND 140,000,000 and 160,000,000 for exploiting minerals used to do normal building materials using industrial explosives; except for cases specified at points a and b this Clause; exploitation of mineral water, sand, gravel at river-bed;
d) A fine of between VND 180,000,000 and 210,000,000 for exploiting other minerals, except for cases specified at points a, b and c this Clause;
dd) A fine of between VND 230,000,000 and 260,000,000 for exploiting gold, silver, platinum, hazardous minerals.
3. To impose a fine on act of mineral exploitation without mineral exploitation license under regulation, except for cases specified at Clause 1 this Article or exploitation in 100% excess of the permitted annual exploitation output as stated in mineral exploration license, specifying as follows:
a) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 for minerals used to do normal building materials not using industrial explosives; peat exploitation;
c) A fine of between VND 250,000,000 and 300,000,000 for minerals used to do cement materials minerals used to do normal building materials using industrial explosives; exploitation of mineral water;
d) A fine of between VND 500,000,000 and 600,000,000 for other minerals, except for cases specified at points a, b and c this Clause;
dd) A fine of between VND 800,000,000 and 1,000,000,000 for gold, silver, platinum, hazardous minerals.
4. Forms of additional sanction:
a) To confiscate all material evidences being minerals; confiscate means used to commit administrative violations for violations specified in this Article;
b) Suspending mineral exploitation, from 06 (six) months to 12 (twelve) months for violations specified at Clauses 2 and 3 of this Article;
c) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 06 (six) months to 12 (twelve) months, for cases of violations in 100% excess of output as specified at Clause 3 this Article.
5. Remedial measures:
Forcible implementation of solutions to remedy environment of the exploited zone, bring areas which have been exploited to the safe status for violations specified at clauses 1 and 3 this Article.
Article 38. Violations of regulations on exploration mine closure
1. To impose a fine on act of implementing insufficiently solutions to bring the exploited zone to the safe status, restore land which have been defined in the scheme on mineral mine closure already been approved by competent authorities, specifying as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for mineral exploitation under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. To impose a fine on act of failing to implement solutions to bring the exploited zone to the safe status, restore land which have been defined in the scheme on mineral mine closure already been approved by competent authorities, specifying as follows:
a) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000, for mineral exploitation under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. To impose a fine on acts of failing to make scheme on mine closure for cases specified in Article 73 of Law on minerals, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for exploiting minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000, for mineral exploitation under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 for acts of dismantling, destroying the works, equipment ensuring mine safety, protecting environment at zones of mineral exploitation after license ceased to be effective.
5. Remedial measures:
a) Forcible implementation of all solutions to bring the exploited zone to the safe status, restore land according to the scheme on mineral mine closure already been approved by competent authorities, for violations specified at Clauses 1 and 2 this Article;
b) Forcible restore or re-construction of works, equipment ensuring mine safety, protecting environment at zone of mineral exploitation for violations specified at clause 4 this Article.
Article 39. Violations of regulations on lawful rights and benefits of localities and people where minerals are exploited
1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for act of implementing insufficiently the works items of upgrading, repair, construction of traffic roads in serve of mineral exploitation which have been defined in the approved projects on mineral exploitation works investment, mine design.
2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for act of failing to implement the works items of upgrading, repair, construction of traffic roads in serve of mineral exploitation which have been defined in the approved projects on mineral exploitation works investment, mine design.
3. Remedial measures:
Forcible implementation of all the works items of upgrading, repair, construction of traffic roads for violations specified in this Article.
Article 40. Violations of regulations on using mineral information
1. A fine of between VND 25,000,000 and 40,000,000 for act of using mineral information to make scheme on mineral exploration or investment projects on mineral exploitation, provided such information is not supplied by competent state agencies under regulations.
2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 or depriving the right to use mineral exploitation license with a defined term from 03 (three) months to 06 (six) months for acts of failing to return costs for mineral geology basic survey, mineral exploration when using mineral information in serve of mineral exploitation (unless they have invested in mineral geology basic survey, mineral exploration under regulations).
Article 41. Violations of regulations on making mineral reports when have new discovery during mineral survey, exploration and exploitation
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for act of reporting insufficiently kinds of mineral detected in zone of survey, mineral evaluation, and mineral exploration to state management agencies competent to licensing.
2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for act of failing to report kinds of mineral detected in zone of survey, mineral evaluation, and mineral exploration to state management agencies competent to licensing.
3. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for act of failing to report in writing to state management agencies competent to licensing when detecting new minerals during exploitation.
4. Forms of additional sanction:
Depriving the right to use mineral exploitation license, from 03 (three) months to 06 (six) months, for violations specified at Clause 3 this Article.
Article 42. Violations of regulations in mineral geology basic survey
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of failing to register for mineral geology basic survey at mineral state management agencies under regulations, before implementation.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for act of conducting the mineral geology basic survey inconsistently with the scheme already approved by competent state management agencies.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for any of the following violations:
a) Disclosing information of geology, minerals during the course of mineral geology basic survey;
b) Failing to implement solutions to protect environment; protect minerals which have not yet been exploited during the course of mineral geology basic survey;
c) Submitting reports on result of mineral geology basic survey, geology specimens to the mineral state management agencies later than 30 (thirty) days;
d) Implementing the work of mineral geology basic survey without permission in writing of competent state agencies.
4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for any of the following violations:
a) Failing to submit to competent state management agencies for approving reports on result of mineral geology basic survey;
b) Failing to submit reports on result of mineral geology basic survey, geology specimens to the mineral state management agencies under regulations.
Article 43. Violations of other regulations on mineral management
1. To impose a fine on act of misusing exploration to exploit minerals, specifying as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for exploring minerals used to do normal building materials of business households;
b) A fine of between VND 60,000,000 and 100,000,000 for mineral exploration under the licensing authority of the provincial People’s Committees, except for cases defined at point a this Clause;
c) A fine of between VND 120,000,000 and 200,000,000 for exploring minerals under the licensing authority of the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) A fine of between VND 400,000,000 and 500,000,000 for exploring minerals being gold, silver, platinum.
2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for act of mineral exploitation causing damaged of minerals in excess of 10% or more in comparison with the norm damage level as defined in the approved projects on mineral exploitation investment, mine design.
3. A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 for acts of failing to revoke the associated minerals which have been defined in the approved investment projects.
4. Forms of additional sanction:
a) Confiscating all material evidences being minerals for violations specified at Clause 1 this Article;
b) Depriving the right to use mineral exploration license, from 06 (six) months to 12 (twelve) months, for violations specified at points b, c and d Clause 1 this Article;
c) Depriving the right to use mineral exploitation license, from 03 (three) months to 06 (six) months, for violations specified at Clauses 2 and 3 this Article.
THE AUTHORITIES OF ADMINISTRATIVE VIOLATION SANCTION AND APPLICATION OF REMEDIAL MEASURES IN DOMAINS OF WATER RESOURCES AND MINERALS
Article 44. Authority of inspectors
1. Specialized inspectors, persons assigned to implement tasks of specialized inspectors in Natural Resources and Environment on duty have the powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 500,000;
c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 500,000;
d) To apply remedial measures specified at points c and i Clause 3 article 2 of this Decree.
2. The Chief Inspectors of the provincial Departments of Natural Resources and Environment; heads of specialized inspection teams under inspection decisions and decisions on establishment of inspection teams of General Director of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam, Directors of the provincial Departments, the Chief Inspectors of the provincial Departments of Natural Resources and Environment have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 50,000,000;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
3. Head of specialized inspection teams under inspection decisions and decisions on establishment of inspection teams of Minister of Natural Resources and Environment, the Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up to VND 175,000,000 for acts of administrative violations in domain of water resources; fine up to VND 250,000,000 for acts of administrative violations in mineral domain;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding the respective fine level specified at point b this clause;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
4. The Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment, General Director of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 1,000,000,000;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
Article 45. Authorities of the chairpersons of People’s Committee at all levels
1. The commune-level People's Committee presidents have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 5,000,000;
c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 5,000,000;
d) To apply remedial measures specified at points c, e and i Clause 3 article 2 of this Decree.
2. The district-level People's Committee presidents have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 50,000,000;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
3. The provincial People's Committee presidents have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up to VND 250,000,000 for acts of administrative violations in domain of water resources; fine up to VND 1,000,000,000 for acts of administrative violations in mineral domain;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
Article 46. Authorities of administrative violation sanction of People's Police, Border Guard, Marine Police, Customs agencies, Forest Ranger, tax agencies, Maritime Port Authorities, Inland Waterway Port Authorities and specialized Inspectors
1. Persons competent to sanction of Police agencies, Border Guard, Marine Police, Customs agencies, Forest Ranger, Tax agencies, Maritime Port Authorities, Inland Waterway Port Authorities have authority to sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations defined at Chapter II and Chapter III of this Decree as prescribed in Articles 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 and 52 of Law on handling administrative violations in the areas under their assigned management, function, tasks and powers.
2. Persons competent to sanction of specialized inspection agencies have authority to sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations defined at Chapter II and Chapter III of this Decree under sectors and fields managed by them as prescribed in Article 46 and 52 of Law on handling administrative violations.
Article 47. Authority to make written records of administrative violations
1. Persons competent to make written record include:
a) Persons competent to sanction administrative violations in domains of water resources and minerals;
b) Cadres, civil servants of agencies defined at Articles 44, 45 and 46 of this Decree on duty.
2. Persons competent to make written record as prescribed in Clause 1 this Article have power to make administrative written record on administrative violations within scope of implementing the assigned duties and tasks according to the set form and take responsibilities about making written record.
3. An act of administrative violation will only made written record once. If an act of administrative violation has been made written record, do not make written record for the second time for such act of administrative violation
In case when an act of violations have been made written record, then individuals and organizations still continue committing although persons competent to sanction have force terminate acts of violations, when issuing decision on sanction for that act, the competent person may apply additionally aggravating circumstances defined at point i Clause 1article 10 of Law on handling of administrative violations.
4. If individuals and organizations commit many acts of administrative violations in the same violation case or repeated violations for many times, the written record of sanction must present sufficiently violations or number of violation times.
1. This Decree takes effect on December 15, 2013.
2. This Decree replaces Government’s Decrees: No. 34/2005/ND-CP dated March 17, 2005 providing for sanction of administrative violations in domain of water resources; No. 150/2004/ND-CP dated July 29, 2004, providing for sanction of administrative violations in mineral sector; No. 77/2007/ND-CP dated May 10, 2007, on amending and supplementing a number of Articles of Government’s Decree No. 150/2004/ND-CP dated July 29, 2004, providing for sanction of administrative violations in mineral domain.
Article 49. Transitional provisions
1. Violations which have happened before this Decree takes effect but not yet been sanctioned and being considered, settled or defected after this Decree takes effect, sanction will apply Decree No. 34/2005/ND-CP, Decree No. 150/2004/ND-CP and Decree No. 77/2007/ND-CP. In case where provisions on sanction in this Decree are more beneficial for organizations and individuals, provisions in this Decree will be applied for sanction.
2. Violations which have had a valid sanction decision but not yet observed or exercise has not yet finished, that sanction decision will be exercised.
Article 50. Organization of implementation and responsibilities of implementation
1. The Minister of Natural Resources and Environment shall guide and organize implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairpersons of provincial/municipal People’s Committee shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |