Chương 4 Nghị định 142/2013/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Số hiệu: | 142/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 10/11/2013 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tương ứng quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c, e và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
THE AUTHORITIES OF ADMINISTRATIVE VIOLATION SANCTION AND APPLICATION OF REMEDIAL MEASURES IN DOMAINS OF WATER RESOURCES AND MINERALS
Article 44. Authority of inspectors
1. Specialized inspectors, persons assigned to implement tasks of specialized inspectors in Natural Resources and Environment on duty have the powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 500,000;
c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 500,000;
d) To apply remedial measures specified at points c and i Clause 3 article 2 of this Decree.
2. The Chief Inspectors of the provincial Departments of Natural Resources and Environment; heads of specialized inspection teams under inspection decisions and decisions on establishment of inspection teams of General Director of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam, Directors of the provincial Departments, the Chief Inspectors of the provincial Departments of Natural Resources and Environment have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 50,000,000;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
3. Head of specialized inspection teams under inspection decisions and decisions on establishment of inspection teams of Minister of Natural Resources and Environment, the Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up to VND 175,000,000 for acts of administrative violations in domain of water resources; fine up to VND 250,000,000 for acts of administrative violations in mineral domain;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding the respective fine level specified at point b this clause;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
4. The Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment, General Director of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 1,000,000,000;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
Article 45. Authorities of the chairpersons of People’s Committee at all levels
1. The commune-level People's Committee presidents have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 5,000,000;
c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 5,000,000;
d) To apply remedial measures specified at points c, e and i Clause 3 article 2 of this Decree.
2. The district-level People's Committee presidents have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up VND 50,000,000;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations with value not exceeding VND 50,000,000;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
3. The provincial People's Committee presidents have powers:
a) To impose a warning;
b) To fine up to VND 250,000,000 for acts of administrative violations in domain of water resources; fine up to VND 1,000,000,000 for acts of administrative violations in mineral domain;
c) To deprive the right to use license, practice certificate in a defined term or suspend operation with a defined term;
d) To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) To apply remedial measures specified in this Decree.
Article 46. Authorities of administrative violation sanction of People's Police, Border Guard, Marine Police, Customs agencies, Forest Ranger, tax agencies, Maritime Port Authorities, Inland Waterway Port Authorities and specialized Inspectors
1. Persons competent to sanction of Police agencies, Border Guard, Marine Police, Customs agencies, Forest Ranger, Tax agencies, Maritime Port Authorities, Inland Waterway Port Authorities have authority to sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations defined at Chapter II and Chapter III of this Decree as prescribed in Articles 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 and 52 of Law on handling administrative violations in the areas under their assigned management, function, tasks and powers.
2. Persons competent to sanction of specialized inspection agencies have authority to sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations defined at Chapter II and Chapter III of this Decree under sectors and fields managed by them as prescribed in Article 46 and 52 of Law on handling administrative violations.
Article 47. Authority to make written records of administrative violations
1. Persons competent to make written record include:
a) Persons competent to sanction administrative violations in domains of water resources and minerals;
b) Cadres, civil servants of agencies defined at Articles 44, 45 and 46 of this Decree on duty.
2. Persons competent to make written record as prescribed in Clause 1 this Article have power to make administrative written record on administrative violations within scope of implementing the assigned duties and tasks according to the set form and take responsibilities about making written record.
3. An act of administrative violation will only made written record once. If an act of administrative violation has been made written record, do not make written record for the second time for such act of administrative violation
In case when an act of violations have been made written record, then individuals and organizations still continue committing although persons competent to sanction have force terminate acts of violations, when issuing decision on sanction for that act, the competent person may apply additionally aggravating circumstances defined at point i Clause 1article 10 of Law on handling of administrative violations.
4. If individuals and organizations commit many acts of administrative violations in the same violation case or repeated violations for many times, the written record of sanction must present sufficiently violations or number of violation times.