Chương 1 Nghị định 142/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 142/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 10/11/2013 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng thông tin về khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 16 (mười sáu) tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 (một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
b) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;
c) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;
d) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;
đ) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác khoáng sản về trạng thái an toàn;
e) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;
g) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường;
h) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;
i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
k) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
l) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;
m) Buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác ngoài diện tích khu vực khai thác; do khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra;
n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provided for acts of administrative violations, sanction forms, sanction levels, remedial measures for acts of administrative violations, sanction authorities and authority to make written records of administrative violations in domain of water resources and minerals.
2. Administrative violations in domain of water resources and minerals specified in this Decree include: Violations of regulations on survey, planning, exploration, exploitation and use of water resources; violations of regulations on water resource protection; violations of regulations on prevention of, combat against and overcoming of adverse impacts by water and other violations in water resource management, which are specified in Chapter II of this Decree.
3. Administrative violations in mineral domain specified in this Decree include: Violations of regulations on basic geological surveys of mineral resources; violations of regulations on mineral exploration and exploitation; violations of regulations on auction for right to exploit minerals; violations of regulations on using information on minerals; violations of regulations on protecting minerals not yet been exploited and other violations in mineral domain, which are specified in Chapter III of this Decree.
4. Acts of administrative violations related to domains of water resources and minerals not specified in this Decree shall comply with provisions in other relevant Government’s Decrees on sanctioning administrative violations in domain of state management for sanction.
Article 2. Forms of sanction on administrative violations and remedial measures
1. Principal sanction forms:
Organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the domains of water resources and minerals shall be applied one of the following principal sanction forms:
a) Warnings:
b) Fines
The maximum fine for an administrative violation in domain of water resources is VND 250,000,000 for individuals and 500,000,000 for organizations. The maximum fine for an administrative violation in mineral domain is VND 1,000,000,000 for individuals and 2,000,000,000 for organizations.
c) Depriving the right to use licenses for exploration, exploitation and use of water resources, discharging sewage into water sources; licenses for underground water drilling practice; licenses for exploration and exploitation of minerals, from 01 (one) to 16 (sixteen) months.
2. Additional sanction forms:
Depending on the nature and seriousness, the infringing organizations or individuals may also be subject to one or more of the following additional sanctioning forms:
d) Depriving the right to use licenses for exploration, exploitation and use of water resources, discharging sewage into water sources; licenses for underground water drilling practice; licenses for exploration and exploitation of minerals, from 03 (three) to 12 (twelve) months, or suspending operation, from 01 (one) month to 24 (twenty four) months;
b) Confiscating material evidences and means used for commission of administrative violations.
Additional sanction forms are only applied in association with the principal sanction forms.
3. Remedial measures:
For each administrative violation, apart from application of principal sanction forms, and additional sanction forms, the organization/individual sanctioned administratively shall be required to take one or more of the following remedial measures:
a) Forcible implementation of measures to remedy water pollution, degradation, and depletion;
b) Forcible implementation of measures to prevent environmental pollution, adverse impacts to human health;
c) Forcible implementation of sufficient measures to remedy environmental pollution;
f) Forcible implementation of solutions to restore land and environment;
dd) Forcible implementation of solutions to bring areas exploited minerals to safe status;
e) Forcible leveling, dismantlement of construction works; forcible destruction, removal of obstacles from water flows; forcible moving of machinery, equipment and assets from areas of mineral exploration and exploitation;
g) Forcible restoration or re-construction of works, equipment ensuring mine safety and environmental protection.
h) Forcible implementation of measures to remedy damages of technical infrastructure; implement the upgrading, maintain and construction of traffic roads;
i) Forcible restoration of the initial state which has been changed due to acts of violations;
k) Forcible handing samples and information of minerals to the mineral competent state management agencies;
l) Forcible correction of information and data which are falsified by acts of violations;
m) Forcible return of entire mineral volume or value in money gained from exploitation outside of area of zone allowed exploiting; gained from exploitation in excess of output allowed exploiting;
n) Forcible submission of illegal benefits gained from committing acts of violations.
Article 3. Application of fine levels in administrative sanction
1. The fine level for each act of administrative violation specified in Chapter II and Chapter III of this Decree is fine level applicable to individuals. The fine levels applicable to organizations are double the fine levels applicable to individuals.
2. Fining authorities of persons defined in Articles 44, 45 and 46 of this Decree are maximum fining authorities applicable to one act of administrative violation by individuals; for organizations, authorities to fine at the maximum level is double in comparison with authorities to fine applicable to individuals.