Luật khoáng sản 1996 số 47-L/CTN
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/09/1996 |
Ngày công báo: | 15/06/1996 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Luật này được áp dụng đối với việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên; riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
2- Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
3- Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn có nhiệt độ theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
4- Điều tra cơ bản địa chất là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ Trái Đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan.
5- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản.
6- Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
7- Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
8- Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản.
9- Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường, tài nguyên khác có liên quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khoáng sản.
Chính phủ thống nhất quản lý mọi tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về khoáng sản.
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản.
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thi hành pháp luật về khoáng sản, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
1- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; có chính sách ưu đãi hoạt động khoáng sản tại các vùng xa, vùng sâu, vùng cao, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển và đối với những khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước; ưu tiên các dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
2- Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc khai thác, chế biến các khoáng sản quan trọng.
3- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
4- Chính phủ quy định danh mục các loại khoáng sản cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong từng thời kỳ; hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô.
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật được phép hoạt động khoáng sản.
Chính phủ quy định các điều kiện về tài chính, công nghệ và các điều kiện khác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản.
Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến được bảo hộ bằng các chính sách chủ yếu sau đây:
1- Căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất;
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại địa phương vào hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.
Nghiêm cấm làm lộ bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
1- Chính phủ có chính sách, biện pháp để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có quyền và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và giữ gìn bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
2- Việc quy hoạch, thiết kế xây dựng các khu dân cư tập trung, công trình công nghiệp, thủy lợi, công trình cố định khác ở những khu vực có tài nguyên khoáng sản phải được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; đối với các công trình quốc phòng, an ninh Chính phủ có quy định riêng.
3- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trong khu vực được hoạt động.
1- Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ mọi loại tài nguyên khoáng sản đã phát hiện được trong khu vực được phép thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo đảm không gây tổn thất tài nguyên khoáng sản.
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản phải thu hồi tối đa mọi loại khoáng sản đã được xác định là có hiệu quả kinh tế; thực hiện các biện pháp bảo quản khoáng sản đã khai thác nhưng chưa được sử dụng.
3- Trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, nếu phát hiện khoáng sản mới, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét, quyết định.
Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất và áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia về tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
Chính phủ quy định việc quản lý các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
1- Toàn bộ mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đều phải được lưu trữ, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2- Nhà nước độc quyền thu mua các mẫu vật có giá trị khoa học đặc biệt hoặc quý hiếm; nghiêm cấm hành vi cất giấu, phá hủy, làm giảm chất lượng hoặc mua bán trái phép các mẫu vật đó. Chính phủ quy định danh mục và quy cách các mẫu vật mà Nhà nước độc quyền thu mua.
3- Sau thời hạn do Chính phủ quy định kể từ ngày giấy phép hoạt động khoáng sản hết hạn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác những thông tin về tài nguyên khoáng sản có liên quan đến giấy phép đó.
1- Các khu vực hoạt động khoáng sản gồm có:
a) Khu vực hạn chế là khu vực hoạt động khoáng sản chỉ được tiến hành theo các điều kiện hạn chế do Chính phủ quy định;
b) Khu vực đấu thầu là khu vực hoạt động khoáng sản chỉ được tiến hành theo kết quả đấu thầu;
c) Khu vực thông thường là khu vực hoạt động khoáng sản không theo các quy định tại các điểm a và b khoản này.
2- Chính phủ quy định và công bố khu vực hạn chế, khu vực đấu thầu.
1- Không được hoạt động khoáng sản tại các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan hoặc vì lợi ích công cộng khác.
Chính phủ quy định và công bố khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2- Trong trường hợp hoạt động khoáng sản đang được phép tiến hành ở khu vực mà khu vực đó bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì Chính phủ giải quyết thỏa đáng những thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản do việc cấm hoặc tạm thời cấm gây ra.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại, thông báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan lao động, y tế có thẩm quyền để có biện pháp bảo vệ sức khỏe của nhân dân và hạn chế tác hại đối với môi trường, môi sinh ở địa phương
1- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác của Luật bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động xấu đến các thành phần môi trường; thực hiện việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động khoáng sản.
2- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải chịu mọi chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai. Chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai phải được xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản hoặc đề án thăm dò khoáng sản. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ tại một Ngân hàng Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản được ký hợp đồng thuê đất để hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về đất đai và phù hợp với Luật này.
Khi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt; khi từng phần diện tích khai thác được trả lại thì hợp đồng thuê đất cũng được thay đổi tương ứng.
Khi có sự thay đổi tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản thì hợp đồng thuê đất được ký lại.
2- Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò khoáng sản không phải thuê đất đối với khu vực được phép khảo sát, thăm dò, nếu hoạt động khảo sát, thăm dò không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp, nhưng phải bồi thường thiệt hại do hoạt động khảo sát, thăm dò gây ra. Nếu hoạt động khảo sát, thăm dò có sử dụng đất thường xuyên thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò phải thuê đất đối với diện tích đó theo quy định của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trong lòng đất không phải thuê đất đối với những diện tích không sử dụng đất mặt; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải bồi thường thiệt hại do việc sử dụng đất để hoạt động khoáng sản gây ra.
1- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản được sử dụng các nguồn nước thiên nhiên để tiến hành hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về nước và phù hợp với Luật này.
2- Nguồn nước, khối lượng nước và phương thức sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản phải được xác định trong đề án thăm dò, báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản và thiết kế mỏ; nước đã qua sử dụng thì tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản được sử dụng hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới các cơ sở hạ tầng phù hợp với đề án thăm dò hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản đã được chấp thuận.
Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động khoáng sản, bảo hiểm môi trường, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
1- Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp, phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 và các điều 13 và 14 của Luật này.
2- Thời hạn của một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá mười hai tháng và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá mười hai tháng.
3- Giấy phép khảo sát khoáng sản không được chuyển cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khảo sát và khu vực được phép khảo sát theo quy định của pháp luật;
2- Tiến hành khảo sát theo quy định của giấy phép;
3- Chuyển ra ngoài khu vực khảo sát, kể cả chuyển ra nước ngoài các loại mẫu vật với số lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu của hoạt động khảo sát để phân tích, thử nghiệm theo quy định của Chính phủ;
4- Xin gia hạn, trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản;
5- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khảo sát khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
6- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép và tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
2- Bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khảo sát khoáng sản;
3- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khảo sát khoáng sản gây ra;
4- Trước ngày giấy phép khảo sát khoáng sản hết hạn, phải nộp báo cáo kết quả khảo sát cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản;
5- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
6- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Giấy phép khảo sát khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1- Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 23 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn do Chính phủ quy định kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản đã có văn bản thông báo;
2- Khu vực được phép khảo sát bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
3- Cá nhân được phép khảo sát khoáng sản chết, tổ chức được phép khảo sát khoáng sản bị giải thể hoặc phá sản.
1- Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp, phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 và các điều 13 và 14 của Luật này.
2- Diện tích khu vực thăm dò được cấp của một giấy phép do Chính phủ quy định.
3- Thời hạn của một giấy phép thăm dò khoáng sản không quá hai mươi bốn tháng và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn tháng. Trong trường hợp cần thiết, giấy phép thăm dò khoáng sản có thể được cấp lại cho tổ chức, cá nhân đã thăm dò ở khu vực mà giấy phép đã hết hạn.
4- Chính phủ quy định việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực được phép thăm dò theo quy định của pháp luật;
2- Tiến hành thăm dò theo quy định của giấy phép;
3- Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả chuyển ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng và chủng loại phù hợp với tính chất và yêu cầu của hoạt động thăm dò khoáng sản để phân tích, thử nghiệm theo quy định của Chính phủ;
4- Đặc quyền xin giấy phép khai thác khoáng sản trong phạm vi khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;
5- Xin gia hạn, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại từng phần diện tích thăm dò theo quy định của Chính phủ;
6- Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
7- Để thừa kế quyền thăm dò theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép thăm dò;
8- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
9- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, lệ phí độc quyền thăm dò, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Nộp tiền đặt cọc theo quy định của pháp luật;
3- Thực hiện đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
4- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động thăm dò;
5- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
6- Thông báo kế hoạch thăm dò cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi được phép thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
7- Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
8- Nộp báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước ngày giấy phép thăm dò hết hạn;
9- Thực hiện các công việc khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật này;
10- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
11- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Trong đề án thăm dò khoáng sản phải xác định tiến độ, khối lượng công việc, công nghệ, biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và dự toán chi phí thăm dò. Đề án thăm dò phải được cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản thẩm định để xem xét khi cấp giấy phép thăm dò.
Dự toán chi phí của đề án thăm dò khoáng sản không được thấp hơn mức chi phí tối thiểu do Chính phủ quy định. Trong trường hợp chi phí thực tế thấp hơn mức chi phí tối thiểu, thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải nộp phần chênh lệch đó vào ngân sách nhà nước.
Khi cần thay đổi tiến độ, dự toán chi phí, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét, quyết định.
Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1- Sau sáu tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản không tiến hành hoạt động thăm dò mà không có lý do chính đáng;
2- Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 27 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn do Chính phủ quy định kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có văn bản thông báo;
3- Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
4- Cá nhân được phép thăm dò khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền thăm dò, tổ chức được phép thăm dò khoáng sản bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.
1- Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại.
2- Khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì:
a) Các quyền liên quan đến giấy phép thăm dò cũng chấm dứt;
b) Trong thời hạn do Chính phủ quy định, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; san lấp các công trình thăm dò trở lại trạng thái bảo đảm an toàn, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai; giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Các quy định tại điểm b khoản 2 Điều này không áp dụng đối với khu vực mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đã nộp đơn xin gia hạn giấy phép hoặc xin cấp giấy phép khai thác đúng quy định và đang được xem xét.
1- Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, với điều kiện tổ chức, cá nhân đó đã hoàn thành mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò và tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp đơn xin giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, thì giấy phép thăm dò mới hoặc giấy phép khai thác khoáng sản có thể được cấp đối với khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác.
2- Đối với khu vực đã thăm dò, nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp thì giấy phép khai thác được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 và các điều 13 và 14 của Luật này.
3- Thời hạn của một giấy phép khai thác khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đối với từng dự án, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi năm.
4- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cùng với giấy phép đầu tư hoặc sau khi giấy phép đầu tư đã được cấp theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác theo quy định của pháp luật;
2- Tiến hành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu vực đã được cấp giấy phép khai thác;
3- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật;
4- Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác theo quy định của Chính phủ;
5- Chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
6- Để thừa kế quyền khai thác theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
7- Khai thác khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính với điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc khai thác khoáng sản đi kèm đó theo quy định của Chính phủ;
8- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
9- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ đã được chấp thuận;
3- Tận thu khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chấp thuận;
4- Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản và báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
5- Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ và ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; thông báo kế hoạch khai thác khoáng sản cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ trước khi thực hiện;
6- Thực hiện các nghĩa vụ về việc bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
7- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra;
8- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép tiến hành trong khu vực khai thác; cho việc xây dựng các công trình giao thông, đường dẫn nước, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
9- Nộp báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước ngày giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật này;
10- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
11- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
1- Thuế tài nguyên khoáng sản được tính trên sản lượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác được và theo giá bán.
2- Khung thuế suất, thuế suất và chế độ thu nộp thuế tài nguyên khoáng sản do pháp luật về thuế quy định.
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và mọi người làm việc tại mỏ đều phải thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
2- Nội quy lao động của mỏ phải được xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật về lao động. Các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động và vệ sinh lao động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3- Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân có thể xảy ra sự cố.
4- Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi vùng nguy hiểm; kịp thời báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả của sự cố về an toàn lao động xảy ra trong khu vực khai thác.
5- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1- Giám đốc điều hành mỏ do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản cử ra để trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác khoáng sản, chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Giám đốc điều hành mỏ phải là người có trình độ và năng lực quản lý về khai thác mỏ.
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có quyền không chấp nhận và yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản thay giám đốc điều hành mỏ khi xét thấy không đủ điều kiện đảm đương công việc.
3- Không được tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản nếu không có giám đốc điều hành mỏ.
1- Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Chính phủ.
2- Thiết kế mỏ phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp thiết kế mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước khi thi công.
3- Trong quá trình khai thác, nếu có những thay đổi khác với báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế mỏ thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét, quyết định.
Tại mỏ phải có bản đồ hiện trạng mỏ. Định kỳ theo quy định của Chính phủ và khi có yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp bản đồ hiện trạng mỏ kèm theo báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải chịu trách nhiệm về mức độ chính xác, đầy đủ của bản đồ hiện trạng mỏ.
Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1- Sau mười hai tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu việc xây dựng cơ bản mỏ mà không có lý do chính đáng;
2- Sau mười hai tháng kể từ ngày dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu hoạt động sản xuất mà không có lý do chính đáng;
3- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 33 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn do Chính phủ quy định kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản đã có văn bản thông báo;
4- Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
5- Cá nhân được phép khai thác khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền khai thác, tổ chức được phép khai thác bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ;
6- Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài chấm dứt hiệu lực.
1- Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại.
2- Khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì:
a) Các quyền liên quan đến giấy phép khai thác khoáng sản cũng chấm dứt;
b) Các công trình, thiết bị để bảo đảm an toàn mỏ và bảo vệ môi trường ở khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ;
c) Ngoài những tài sản nói tại điểm b khoản này, trong thời hạn do Chính phủ quy định, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản; sau thời hạn nói trên, mọi tài sản còn lại đều thuộc sở hữu nhà nước;
d) Trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cũng phải tuân theo các quy định về khai thác khoáng sản của Luật này.
Chính phủ quy định danh mục các khoáng sản được xếp vào loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và những trường hợp không phải xin giấy phép khai thác loại khoáng sản này.
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên ngoài việc tuân theo các quy định khác của Luật này còn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm; định kỳ quan trắc động thái, kiểm tra chất lượng của nguồn nước và kịp thời khắc phục các biến động xấu; không khai thác quá lưu lượng cho phép.
2- Việc khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên để sử dụng vào mục đích điều trị bệnh, điều dưỡng và giải khát phải được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.
Hoạt động khai thác khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Chính phủ quy định danh mục các khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại.
Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp hoạt động chế biến khoáng sản kèm theo hoạt động khai thác đã được phép.
Việc cấp, thu hồi giấy phép chế biến khoáng sản do Chính phủ quy định.
Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Được mua khoáng sản đã khai thác hợp pháp; nhập khẩu thiết bị, công nghệ, vật liệu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động chế biến; tiến hành chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép;
2- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được chế biến theo quy định của pháp luật;
3- Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
4- Để thừa kế quyền chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép chế biến khoáng sản;
5- Khiếu nại, khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép chế biến hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
6- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Thu hồi tối đa thành phần có ích của khoáng sản;
3- Áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
4- Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
5- Bồi thường thiệt hại do hoạt động chế biến gây ra;
6- Báo cáo hoạt động chế biến khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
7- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
8- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Hoạt động chế biến khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1- Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với:
a) Các dự án chế biến khoáng sản thành nguyên liệu tinh và sản phẩm; các dự án chế biến tại chỗ;
b) Các dự án khai thác và chế biến khoáng sản liên hoàn với công nghiệp sản xuất có sử dụng vật liệu từ khoáng sản để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
c) Các dự án sản xuất thiết bị chế biến khoáng sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu của công nghệ chế biến tiên tiến.
2- Chính phủ định kỳ điều tiết việc xuất, nhập khẩu khoáng sản; hạn chế nhập khẩu các vật liệu đã sản xuất được từ khoáng sản trong nước để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản trong nước.
Khai thác tận thu là hình thức khai thác khoáng sản trong điều kiện việc đầu tư khai thác quy mô công nghiệp không có hiệu quả tại các khu vực có khoáng sản phân bố không tập trung, khu vực khai thác lại ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không theo quy mô công nghiệp.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản khoanh định các khu vực được phép khai thác tận thu.
Giấy phép khai thác tận thu chỉ được cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản; không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai năm.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu có các quyền sau đây:
1- Tiến hành khai thác theo quy định của giấy phép và các điều kiện cụ thể về khai thác tận thu do Chính phủ quy định;
2- Cất giữ, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật;
3- Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu;
4- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu hoặc quyết định xử lý khác của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, thuế tài nguyên khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra;
3- Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác; bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng;
4- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác;
5- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
6- Ghi chép, lưu giữ đầy đủ kết quả hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ;
7- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong phạm vi khu vực khai thác.
1- Giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
b) Có phát hiện mới về tài nguyên khoáng sản mà khu vực đang được phép khai thác không còn phù hợp với hình thức và điều kiện của khai thác tận thu;
c) Khu vực được phép khai thác tận thu bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này.
2- Khi giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi hoặc đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
3- Trong trường hợp giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này, thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu được giải quyết thỏa đáng những thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm:
1- Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
2- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản;
3- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
4- Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt động khoáng sản;
5- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản;
6- Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và nơi có khoáng sản độc hại;
7- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
8- Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
9- Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản;
10- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
11- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.
Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản. Bộ Công nghiệp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản giúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản do Chính phủ quy định.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo quy định của Luật này và theo phân cấp của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Công nghiệp và của ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
1- Việc phân cấp thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản phải bảo đảm quyền quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ về khoáng sản, căn cứ vào tính chất của loại khoáng sản và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
2- Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản và thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, đăng ký hoạt động khoáng sản do Chính phủ quy định.
Việc giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
1- Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền hoạt động khoáng sản phát sinh từ việc sử dụng loại giấy phép đó; trong trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
2- Tranh chấp khác phát sinh trong hoạt động khoáng sản được giải quyết theo thẩm quyền và trình tự do pháp luật quy định.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản do Chính phủ quy định.
Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản có các nhiệm vụ sau đây:
1- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về:
a) Nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản;
b) Giữ gìn bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
c) Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản;
d) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản;
2- Phối hợp với thanh tra nhà nước về lao động và thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản;
3- Phối hợp với thanh tra nhà nước của các bộ, các ngành, địa phương trong hoạt động thanh tra về khoáng sản.
Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra và Thanh tra viên có các quyền sau đây:
1- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết;
2- Điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3- Quyết định đình chỉ hoạt động khoáng sản không có giấy phép; tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây ra tai nạn nguy hiểm cho người hoặc tổn thất nghiêm trọng tài nguyên, môi trường, đồng thời báo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đình chỉ các hoạt động đó;
4- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
1- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra và Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ.
2- Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên.
1- Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên.
2- Tổ chức, cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản của mọi tổ chức, cá nhân.
Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc nghiên cứu phát hiện, bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1- Người nào làm lộ bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản không có giấy phép, cản trở việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, cản trở hoạt động khoáng sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, cản trở việc kiểm tra, thanh tra về khoáng sản hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản hoặc các quy định khác của Luật này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trước ngày Luật này có hiệu lực mà giấy phép đó vẫn còn thời hạn và không thuộc các trường hợp cấm theo quy định của Luật này, được áp dụng theo quy định của giấy phép hoạt động khoáng sản đó, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện tuân theo các quy định của Luật này.
2- Luật này cũng được áp dụng đối với hoạt động khoáng sản tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3- Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
4- Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1996.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 47-L/CTN |
Hanoi, March 20,1996 |
Minerals are almost unrecoverable resources and an important asset of the nation, which must be managed, protected, exploited and used in a rational, economical and efficient manner so as to meet the requirements of industrialization - modernization of the country for immediate and long-term sustainable socio-economic development as well as the need of national defense and security;
In order to enhance the effectiveness of the State management, the protection and efficient use of all mineral resources of the country; to encourage the development of mineral mining and processing industries; to protect the environment and ecology, and to ensure labor safety in mineral activities;
Pursuant to Articles 17, 29 and 84 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law prescribes the management, protection and basic geological survey of mineral resources and mineral activities
Article 1.- Ownership of mineral resources
Mineral resources found on the land territory, islands, and in the internal waters, the territorial waters, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be owned by the entire people and come under the unified management of the State.
Article 2.- Objects and scope of regulation
This Law shall apply to the management, protection and basic geological survey of mineral resources and mineral activities, including prospection, exploration, exploitation and processing of solid and gaseous minerals, mineral water and natural thermal water; except oil and gas and other kinds of natural water which shall be regulated by other legal documents.
In this Law, the following words and expressions shall be construed as follows:
1. Minerals mean natural resources lying underground, on land in the form of natural concentrations of minerals, useful mineral substances in solid, liquid or gaseous forms, which are exploitable at present or in the future. Minerals or mineral substances lying at dumping sites of a mine, which can be re-exploited later, are also minerals.
2. Mineral water means natural waters, found underground or on land surface, which contain a number of compounds having biological characteristics in high content classified in accordance with Vietnamese Standards or foreign standards allowed to be applied by the Vietnamese State.
3. Natural thermal water means natural waters found underground or on land surface, which always have high temperature classified in accordance with Vietnamese Standards or foreign standards allowed to be applied by the Vietnamese State.
4. Basic geological survey means the study and survey of the structure or composition of material, the history of evolution and development of the Earth crust and the relevant conditions and laws on bio-mineralogy.
5. Basic geological survey of mineral resources means the overall evaluation of mineral potentials on the basis of basic geological survey, used as scientific foundation and orientation for the prospection and exploration of minerals.
6. Mineral prospection means study of the geological materials and documents on mineral resources, and actual geological survey so as to delineate the prospective areas for exploration of minerals.
7. Mineral exploration means any activity aimed at finding, discovering, evaluating the reserve and quality of minerals and the technical conditions for mining, including technological specimen taking and testing, and feasibility studies for mineral extraction.
8. Mining means basic construction of a mine, excavation, production and any activities directly related to mineral extraction.
9. Mineral processing means classification, enrichment of minerals or other activities aimed to increase the value of extracted minerals.
Article 4.- Management, protection and use of mineral resources
The State shall make policy to manage, protect and rationally, economically and effectively use mineral resources; concurrently protect the environment and other relevant resources, and to ensure the national defense, security, labor safety and labor hygiene in mineral activities.
The Government shall exert unified management of all mineral resources and mineral activities throughout the country, and shall be responsible for organizing the implementation of the mineral law.
The People’s Council and the People’s Committee at all levels shall, within their duties and powers, apply measures to manage and protect mineral resources; to supervise and inspect the enforcement of the mineral law in their localities.
The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within their duties and powers, be responsible for popularizing and mobilizing people to fulfill their obligations of protecting mineral resources and supervising the enforcement of the mineral law.
The State bodies, economic organizations, socio-political organizations, social organizations, People’s Armed Force units and all citizens shall have to implement the mineral law and have rights and powers to disclose and denounce acts of violation against the mineral law.
Article 5.- Encouragement of investment in mineral activities and development of mineral mining and processing industry
1. The State encourages investment in the development of mineral mining and processing industry; provides preferential policies on mineral activities in remote and highland areas, places with poor infrastructure, and on minerals needed for domestic use; gives priority consideration to projects with modern techniques and technologies applied in mining, processing and producing products of high value and high socio-economic efficiency.
2. The State shall create conditions for the State enterprises to play the leading role in mining and processing important minerals.
3. The State shall protect the right to ownership of capital, assets, and other legitimate rights and interests of organizations, individuals in mineral activities in accordance with provisions of this Law and other provisions of law.
4. The Government shall issue a list of minerals subject to export or import ban in each period; shall restrict the export of minerals in the form of raw materials.
Article 6.- Organizations, individuals entitled to mineral activities
Organizations and individuals meeting the conditions prescribed in this Law and other provisions of law shall be entitled to mineral activities.
The Government shall lay down the financial, technological and other conditions of organizations, individuals allowed for mineral activities.
Article 7.- Interests of the people in locality(ies) where minerals are mined or processed
The interests of the people in locality(ies) where minerals are mined or processed shall be protected by the following major policies:
1. On the basis of the revenue earned from mineral mining and processing, the State shall annually channel a portion of the budget for socio-economic development in the locality(ies) where minerals are mined or processed; and create conditions for stabilizing the production and life of the people in areas where minerals are mined or processed who have to change their places of residence and production place;
2. Organizations or individuals licenced to mine or process minerals shall have the responsibility to combine the requirements of the mineral mining and processing activities with the requirements of the capital construction of infrastructure to protect, rehabilitate the environment, ecology and land in the locality(ies) in accordance with the approved feasibility study report; give priority to the recruitment of local labor for mineral activities and related services.
Article 8.- Strict prohibition of breach of mineral law
The disclosure of State secrets on mineral resources and the conduct of illegal mineral activities are strictly forbidden.
PROTECTION OF MINERAL RESOURCES, BASIC GEOLOGICAL SURVEY OF MINERAL RESOURCES
Article 9.- Protection of untapped mineral resources
1. The Government shall adopt policies and measures to protect untapped mineral resources.
The State Mineral Administration shall be responsible for determining areas with untapped mineral resources; collaborating with various ministries, services and local government in protecting the untapped mineral resources.
The People’s Council and the People’s Committee at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to take necessary measures to protect the untapped mineral resources in the locality(ies).
State bodies, socio-political organizations, economic organizations, social organizations, People’s Armed Force units and all citizens have the right and responsibility to protect untapped mineral resources and keep State secrets on untapped mineral resources.
2. The planning and designing of population centers, public facilities, water works and other permanent projects in areas with mineral resources must have the consent of the State Mineral Administration; for defense and security projects, the Government shall issue particular regulations.
3. Organizations or individuals eligible for mineral activities shall have the responsibility to protect the untapped mineral resources in their operating areas.
Article 10.- To protect mineral resources in mineral exploration, mining and processing
1. Organizations or individuals allowed to explore minerals shall have to make an overall evaluation and full report on all kinds of mineral resources discovered in their licensed areas to the State Mineral Administration and ensure that no damage shall be caused to the mineral resources.
2. Organizations or individuals allowed to exploit or process minerals shall have to retrieve to the maximum all kinds of minerals determined as having economic value, and take measures to preserve the minerals already extracted but not yet put to use.
3. If new kind(s) of minerals are discovered in the mineral mining and processing activities, the organizations or individuals allowed to conduct the mineral activities shall have to report immediately to the State Mineral Administration for consideration and decision.
Article 11.- Basic geological survey of mineral resources
The State shall invest in and organize the effective implementation of the basic geological survey of mineral resources on the basis of the basic geological surveys and apply scientific and technological advances to the elaboration of national strategies and policies on mineral resources, and the development of mineral mining and processing industry.
The State encourages foreign organizations or individuals to cooperate with Vietnam in the field of basic geological survey of mineral resources.
The Government shall provide regulations on the management of the basic geological survey of mineral resources.
Article 12.- Specimens, data and information on mineral resources
1. All specimens, data and information on mineral resources shall be stored, managed and used in accordance with the provisions of law.
2. The State shall monopolize the purchase of those specimens and samples of special scientific values or which are valuable and rare; prohibit all acts of hiding, destroying, devaluating or illegally trading the samples or specimens. The Government shall stipulate the list and criteria of specimens and samples which are exclusive for the State to purchase.
3. After the timelimit provided for by the Government as from the date of expiry of a mineral activity license, the competent State body shall be entitled to provide other organizations or individuals with information on mineral resources in relation to that license.
AREAS OF MINERAL ACTIVITIES, ENVIRONMENTAL PROTECTION IN MINERAL ACTIVITIES
Article 13.- Areas of mineral activities
1. The areas of mineral activities shall include:
a/ Restricted areas where mineral activities shall be carried out under restricted terms and conditions stipulated by the Government;
b/ Tender areas where mineral activities shall only be carried out on the basis of tender results;
c/ Normal areas where mineral activities shall be carried out without any binding on regulations specified at Points a and b of this Clause.
2. The Government shall stipulate and announce the restricted areas and tender areas.
Article 14.- Areas banned or temporarily banned from mineral activities
1. Mineral activities shall not be carried out in areas that are banned or temporarily banned from mineral activities for reasons of defense, security, protection of historical and cultural relics, scenic beauty or for other public interests.
The Government shall stipulate and announce the areas banned or temporarity banned from mineral activities.
2. In case mineral activities are being legally carried out in areas banned or temporarily banned from mineral activities, the Government shall make reasonable compensation for losses caused to the eligible organizations or individuals by the ban or temporary ban.
Article 15.- Areas with hazardous minerals
The State Mineral Administration shall have the responsibility to mark off areas with hazardous mineral deposits, notify the local authority, competent labor and health, agencies so that measures can be taken to protect the people’s health and limit the adverse impact on the environment and ecology in the locality.
Article 16.- Protection of the environment in mineral activities
1. The organizations and individuals allowed to carry out mineral activities shall have to use technology, equipment and materials, and observe other provisions of the Law on Environmental Protection in order to minimize the adverse impacts on environmental components; to rehabilitate the environment, ecology and the land after the termination of each stage or the whole process of mineral activities.
2. The organizations and individuals allowed to carry out mineral activities shall have to bear all the costs in environmental protection, rehabilitation of the ecology and the land. Such expenses shall be determined in the evaluation of environmental impact report; report on the feasibility study of the mineral mining and processing or exploration project. The organizations and individuals allowed to exploit minerals must make a deposit in a Vietnamese bank or a foreign bank licensed to operate in Vietnam, in order to ensure the rehabilitation of the environment, the ecology and the land.
Article 17.- The use of land in mineral activities
1. The organizations or individuals allowed to mine or process minerals are entitled to sign land-lease contract in order to carry out mineral activities in accordance with provisions of the law on land and in compliance with this Law.
Upon the invalidation of a mining license or a mineral processing license, the land-lease contract shall also be terminated; when each part of mining areas is returned, corresponding change shall also be made in the land-lease contract.
In the event of a change of the organization or individual licensed to mine, process minerals, a new land-lease contract shall be signed.
2. The organizations or individuals allowed to prospect and explore for minerals shall not have to lease land in the areas to be prospected or explored, if the prospecting or exploring activities do not affect the land use of the organizations or individuals that are using land legally, but have to compensate for damage caused by the prospecting or exploring activities. In the event that the prospecting or exploring activities require a regular use of land, the organizations or individuals allowed to conduct the prospection or exploration must lease land in such areas in accordance with the provisions of the Government. Organizations or individuals allowed to mine minerals under ground shall have to lease land in the areas still unused, but shall have to compensate for damage, if any.
3. Organizations or individuals allowed to conduct mineral activities shall have to compensate for the damage caused by the use of land for mineral activities.
Article 18.- The use of water in mineral activities
1. Organizations or individuals allowed to conduct mineral activities are entitled to use natural water sources for mineral activities as provided for by the law on water and in accordance with this Law.
2. Water sources and volume of water and the mode of its use in mineral activities must be specified in the exploration project, the report on the feasibility study of mineral extraction and processing as well as the mine design; the used water must be treated in accordance with hygiene standards before its discharge by organizations or individuals allowed to conduct mineral activities.
Article 19.- The use of infrastructure in mineral activities
1. Organizations or individuals allowed to conduct mineral activities shall be entitled to use the traffic systems, communication system, electricity and water supply system and other infrastructures in service of mineral activities as provided for by law.
2. Organizations or individuals allowed to conduct mineral activities shall have the responsibility to invest in improving, upgrading, renovating or building infrastructures in accordance with the exploration project or the already approved feasibility study report concerning mining or processing minerals.
Article 20.- Insurance in mineral activities
Organizations or individuals allowed for mineral activities must buy insurance for facilities or projects in service of mineral activities, insurance for environment, social insurance, labor insurance and other kinds of insurance in accordance with provisions of law.
Article 21.- Mineral prospecting permit
1. The mineral prospection permit shall be issued for areas where no organizations or individuals are conducting legal exploration or extraction of minerals in accordance with the provisions specified in Clauses 1 and 2 of Article 5 and Articles 13 and 14 of this Law.
2. The term of a mineral prospecting permit shall not exceed twelve months and can be extended in accordance with the regulations of the Government, but the total extension shall not exceed twelve months.
3. The mineral prospection permit shall not be transferred to other organizations or individuals.
Article 22.- Rights of organizations or individuals allowed to prospect for minerals
Organizations or individuals allowed to prospect for minerals shall have the following rights:
1. To use the State’s data and information on mineral resources, relating to the purpose of prospecting and the areas to be prospected, in accordance with the provisions of law;
2. To carry out the prospection in accordance with the terms and conditions specified in the permit;
3. To take from the area under prospection and even from Vietnam all kinds of specimens and samples to be analyzed and tested as provided for by the Government, provided that the amount and types of the specimens and samples shall conform with the characters and requirements of the prospecting activities;
4. To be entitled to renew or return the prospection permit;
5. To make a complaint or file a lawsuit against a decision to withdraw a mineral prospecting permit or other decisions made by State bodies, as provided for by law;
6. To enjoy other related rights in accordance with the provisions of this Law.
Article 23.- Obligations of organizations, individuals allowed to prospect for minerals
Organizations or individuals allowed to prospect for minerals shall have the following obligations:
1. To pay permit fees, charges for the use of the State�s information and data on mineral resources, as provided for by law;
2. To protect the environment, ensure labor safety and labor hygiene in the course of mineral prospecting activities;
3. To pay compensation for any damage caused by prospecting activities;
4. To submit a report on the results of prospecting activities to the State Mineral Administration before the expiry of the prospecting permit;
5. To observe the regulations on administrative management, social order and security;
6. To fulfill other related obligations in accordance with the provisions of this Law.
Article 24.- Revoking mineral prospecting permit
A mineral prospecting permit shall be revoked in the following cases:
1. The organization or individual allowed to prospect for minerals breaches one of the provisions in Article 23 of this Law and fails to make a remedy within the time limit stipulated by the Government from the date of issuance of a written notice by the State Mineral Administration.
2. The prospection areas are declared permanently or temporarily banned from mineral activities in accordance with the provisions specified in Clause 2, Article 14 of this Law.
3. The individual allowed to prospect for minerals dies or the organization allowed to prospect is dissolved or bankrupt.
Article 25.- Exploration license
1. An exploration license shall be issued for areas where no organization or individual is legally exploring or mining mineral, in accordance with the provisions specified in Clauses 1 and 2 of Article 5 and Articles 13 and 14 of this Law.
2. The prospection covered by a license shall be stipulated by the Government.
3. The duration of an exploration license shall not exceed twenty four months and can be extended in accordance with the regulations of the Government, but the total extension time shall not exceed twenty four months. In necessary cases, an exploration license may be renewed for the organization or individual that has prospected the area and whose license expired.
4. The Government shall provide the procedures for granting of exploration licenses to foreign organizations or individuals investing in Vietnam.
Article 26.- Right of organizations, individuals holding mineral exploration license
Any organizations or individuals licensed to explore minerals have the following rights:
1. To use data, information of the State on mineral resources concerning the purpose and areas covered by exploration license in accordance with the provisions of law;
2. To carry out the exploration in accordance with terms and conditions of the exploration license;
3. To take from the exploration area and even from Vietnam all kinds of specimens and samples to be analyzed and tested as provided for by the Government, provided that the amount and types of the specimens and samples shall be in conformity with the characters and requirements of the exploration activities;
4. To have exclusive rights in applying for mining license within the exploration areas in accordance with the provisions specified in Clause 1 of Article 31 of this Law;
5. To apply for a renewal, return of the exploration license or return of a part of exploration area in accordance with the provisions of the Government;
6. To transfer the exploration rights to another organization or individual in accordance with the provisions of the Government;
7. To inherit exploration right in accordance with the provisions of law in case the exploration license holder is an individual;
8. To make a complaint or file a lawsuit against a decision to revoke the exploration license or other decisions made by State bodies, as provided for by law.
9. To enjoy other related rights in accordance with provisions of this Law.
Article 27.- Obligations of organizations, individuals licensed to explore minerals
Organizations or individuals licensed to explore minerals have the following obligations:
1. To pay license fees, fees for exclusive exploration, and for the use of State information and data on mineral resources and other financial obligations in accordance with the provisions of law;
2. To make a deposit in accordance with the provisions of law;
3. To carry out the exploration project as approved;
4. To protect the mineral resources and the environment, ensure labor safety and labor hygiene in the course of exploration activities;
5. To pay compensation for any damage caused by exploration activities;
6. To notify the provincial People’s Committee of the locality where mineral exploration is licensed of the exploration plan prior to its execution;
7. To collect, keep data, information relating to mineral resources and report on the results of exploration to the State Mineral Administration, report on other activities to the competent State body in accordance with the provisions of law;
8. To deliver the final report on the results of exploration activities to the State Mineral Administration prior to the expiry date of the exploration license;
9. To carry out work when the exploration is invalidated in accordance with the provisions specified in Point b, Clause 2, Article 30 of this Law;
10. To implement the regulations on administrative management, social order and security;
11. To fulfill other related obligations in accordance with the provisions of this Law.
Article 28.- Exploration project
Exploration project shall have to prescribe the schedules, volume of work, technology, measures to ensure labor safety, labor hygiene and environmental protection and the estimated exploration cost. It shall be evaluated by the State Mineral Administration for consideration of issuance of exploration license.
The estimated cost of the exploration project shall not be less than the minimum level of cost stipulated by the Government. In case the actual cost is less than the minimum cost, the organization or individual concerned must remit the difference to the State budget.
In case of a change of schedule and of the estimated cost, the organization or individual concerned must report in time to the State Mineral Administration for consideration and decision.
Article 29.- Withdrawal of exploration license
The exploration license shall be revoked in the following cases:
1. The licensed organization or individual fails to carry out the exploration activities without a plausible reason six months after the license took effect;
2. The licensed organization or individual breaches one of the regulations specified in Article 27 of this Law and fails to remedy it within the time limit stipulated by the Government from the date of issuance of a written notice by the State Mineral Administration.
3. The areas covered by exploration license that are announced as banned or temporarily banned from mineral activities in accordance with provisions specified in Clause 2, Article 14 of this Law;
4. The individual licensed to explore mineral dies without exploration heir or the organization being licensed to explore minerals is dissolved or bankrupt without any organization or individual inheriting its rights and obligations.
Article 30.- Invalidation of an exploration license
1. An exploration license shall be invalidated in the following cases:
a/ The license is revoked;
b/ The license has expired;
c/ The license is returned.
2. When the exploration license is invalidated:
a/ All rights relating to the exploration will also terminate;
b/ Within a time limit provided for by the Government, the organization or individual licensed to explore minerals shall have to move all its property of concerned parties out of the exploration areas; to restore the exploration areas back to a safe state, protect the mineral resources, rehabilitate the environment, ecology and land; to hand in all specimens and samples as well as gathered data and information on mineral resources to the State Mineral Administration.
3. The stipulations specified in Point b, Clause 2 of this Article shall not apply to areas where the exploration license holders have already applied for the renewal of license or for license in accordance with regulations, and the application is being considered.
MINING AND PROCESSING MINERALS
Article 31.- Mineral mining license
1. A mineral mining license shall be granted to an organization or an individual holder of an exploration license that has already carried out the exploration provided that this organization or individual has fulfilled all the obligations specified in the exploration license and observed provisions of law.
Within six months from the date of expiry of the exploration license, if the exploration license holder fails to apply for a license for mining minerals in the explored areas, a new exploration license or a mining license regarding those areas may be granted to another organization(s) or individual(s).
2. With regard to the already explored areas, if none of the organization(s) or individual (s) conducting exploration or mining activities is legitimate, the mining license shall be granted to an organization(s) or individual(s) meeting the conditions prescribed in this law, in accordance with provisions in Clauses 1 and 2 of Article 5 and Articles 13 and 14 of this law.
3. The time-limit of a mining license shall be set on the basis of the feasibility study report of mineral mining for each project, but it shall not exceed thirty years and can be renewed in accordance with the provisions of the Government; the total extension time shall not exceed twenty years.
4. In case a foreign organization or individual or a joint venture with a foreign party applies for a mining license, the license shall be granted simultaneously with or after the issuance of an investment license in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 32.- Rights of the organizations, individuals licensed to mine minerals
An organization or individual licensed to mine minerals shall have the following rights:
1. To use data and information of the State on mineral resources, relating to the mining purposes and areas covered by the mining license in accordance with the provisions of law;
2. To carry out mining or processing activities in accordance with the terms and conditions of the mining license; exploration activities in areas covered by mining license;
3. To store, transport, market inside Vietnam and export the extracted minerals in accordance with law;
4. To apply for the renewal or return of the mining license, or return of part of the mining area in accordance with the regulations of the Government;
5. To transfer to other organizations or individuals the right to mining in accordance with the regulations of the Government;
6. To inherit the right to mining in accordance with the provisions of law in case the licensee is an individual;
7. To mine minerals which accompany the principal minerals, provided that all obligations in relation to the mining of those accompanied minerals are fulfilled in accordance with the regulations of the Government;
8. To file a complaint or a lawsuit against a decision on the withdrawal of the mining license or another decision of State agencies as prescribed by law;
9. To enjoy other related rights in accordance with the regulations of this Law.
Article 33.- Obligations of the organizations, individuals licensed to mine minerals
The organizations or individuals licensed to mine minerals shall have the following obligations:
1. To pay license fees, fees for the use of the State�s data and information on mineral resources, the mineral resource tax and other financial obligations in accordance with laws;
2. To ensure the progress of capital construction of the mine and production activities in accordance with the approved feasibility study report and mine design;
3. To fully extract the minerals, protect the mineral resources; ensure labor safety and hygiene; apply measures to protect the environment in accordance with the approved evaluation report on environmental impact;
4. To collect and file data and information on mineral resources and submit the report on the results of the mining activities to the State Mineral Administration; reports on other activities to competent State bodies in accordance with law;
5. To register the date of commencing the capital construction at the mine and the date of commencing production with the State Mineral Aministration; to notify the provincial People’s Committee of the locality where the mine is located of the mining plan prior to its execution;
6. To fulfill the obligations on securing the interests of the people in areas where minerals are extracted, in accordance with Clause 2, Article 7 of this Law;
7. To pay compensation for all damages caused by mining activities;
8. To create favorable conditions for scientific research to be carried out, with the State�s permission, within the mining area; for the construction, permitted by competent State bodies, of transportation works, water pipelines, power transmission lines and communications lines across the mine, provided that the legitimate rights and interests of the organizations or individuals holding mining licenses be ensured;
9. To furnish a summary report on the results of mining activities to the State Mineral Administration prior to the expiry of the mining license; to close down the mine, rehabilitate the environment, ecology and the land when the mining license is invalidated in accordance with the provisions specified in Points b, c and d of Clause 2, Article 40 of this Law;
10. To observe all regulations on administrative management, social order and security;
11. To fulfill all other related obligations in accordance with the provisions of this Law.
Article 34.- Mineral resource taxes
1. The mineral resource taxes shall be calculated on the basis of the actual commercial mining output and their selling price.
2. The tax rate frame, tax rate and regime of collection and payment of mineral resource taxes shall be stipulated by the tax laws.
Article 35.- Labor safety and hygiene in mining activities
1. The organizations or individuals licensed to mine minerals and all people working in the mine shall have to observe the provisions of the law on labor safety and hygiene.
2. The labor regulation in a mine shall be formulated and promulgated in accordance with the provisions of the law on labor. Regulation on labor safety and hygiene must conform to the standards, criteria, and rules on labor safety and hygiene promulgated by competent State bodies.
3. In the face of any danger of an adverse event relating to labor safety, the mine executive director shall immediately apply necessary measures to eliminate the cause of the danger.
4. When an adverse event relating to labor safety occurs, the mine executive director shall immediately apply urgent measures to eliminate the cause of such event; render first aid and evacuate people from the danger area; report in time to competent State bodies; protect the assets and keep intact the site in accordance with law.
The local administration, State agencies, economic organizations, socio-political organizations, social organizations, units of the People’s Armed Forces and all citizens shall have to render assistance in rescue work and overcoming the consequences of the event relating to labor safety occurring in the mining area.
5. The organizations or individuals licensed to mine minerals shall have to comply with the regulations on periodical and irregular reporting with regard to labor safety and hygiene in accordance with law.
Article 36.- Mine executive director
1. The mine executive director appointed by the mining license-holding organization or individual to directly manage mining activities shall be responsible for the assigned tasks in accordance with law.
The mine executive director must have professional qualifications and mining management capability.
2. The mining license-holding organization or individual shall notify in writing the State Mineral Administration of the professional qualifications and management capability of the mine executive director.
The State Mineral Administration shall be entitled to refuse and request the concerned organization, individual to replace the mine executive director when he is judged not qualified for the job.
3. Mining activities shall not be conducted without a mine managing director.
Article 37.- Feasibility study report relating to mining, mine design
1. Feasibility study report relating to mining and mine design shall be evaluated and approved in accordance with the regulations of the Government.
2. Mine design shall be in conformity with the feasibility study report relating to mining and the report on evaluation of environmental impacts. The organizations or individuals licensed to mine minerals shall have to hand in a mine design to the State Mineral Administration prior to the commencement of construction.
3. Should there be any changes in the feasibility study or mine design in the course of mining activities, the organizations or individuals licensed to mine minerals shall have to report in time to the State Mineral Administration for consideration and decision.
Article 38.- The status quo map of mine
The status quo map of the mine shall be kept at the mine site. Periodically, as provided for by the Government, and when requested, the organization or individual holding license shall have to hand in a mine map attached to a report on mining activities to the State Mineral Administration.
The organization or individual concerned shall be responsible for the accuracy and completeness of the mine map.
Article 39.- Withdrawal of mining license
A mining license shall be withdrawn in the following cases:
1. The organization or individual licensed to mine minerals fails, without sound reasons, to commence capital construction of the mine within twelve months from the date when the license takes effect;
2. The organization or individual licensed to mine minerals fails, without sound reasons, to commence production activities within twelve months from the proposed date of commencement set in the approved feasibility study report;
3. The organization or individual licensed to mine minerals breaches any provision in Article 33 of this Law and fails to make a remedy within the timelimit stipulated by the Government from the date of issuance of a written notice by the State Mineral Administration;
4. The areas covered by the mining license are declared permanently or temporarily banned from mineral activities in accordance with provisions of Clause 2, Article 14 of this Law;
5. The individual licensed to mine minerals dies and has no legal heir, the organization licensed to mine is dissolved or bankrupt and no organization or individual inherits the rights and obligations thereof;
6. The investment license of the foreign organization or individual is invalidated.
Article 40.- Invalidation of a mining license
1. A mining license shall be invalidated in the following cases:
a/ It is withdrawn;
b/ It expires;
c/ It is returned.
2. Upon the invalidation of the mining license:
a/ All rights relating to the mining license shall also terminate;
b/ All projects and equipment for mine safety and environmental protection located in the area covered by the license shall belong to the State, removal or destruction thereof is prohibited;
c/ Apart from the assets stated in Point b of this Clause, within the time limit stipulated by the Government, the organizations or individuals holding mining licenses must move all the assets of their own and of related parties out of the area specified in the mining license; After this deadline, all the remainder of assets shall come under State ownership;
d/ Within the time limit stipulated in Point c of this Clause, the organizations or individuals holding mining licenses shall have to fulfill all obligations relating to the closure of the mine, restoration of the environment and the land in accordance with provisions of this Law and other stipulations of law.
Article 41.- Mining of common construction materials
The mining of minerals to be used as common construction materials shall also be carried out in accordance with the provisions on mineral mining of this Law.
The Government shall provide for the list of minerals classified as common construction materials and the cases where the license for mining is not required.
Article 42.- Mining of mineral water, natural thermal water
1. Apart from their observance of other provisions of this Law, the organization or individual licensed to mine mineral water, natural thermal water shall have to apply measures to protect water sources from pollution; periodically monitor the situation, check the quality of the water sources and take prompt measures to deal with any adverse changes; and refrain from mining beyond the volume permitted.
2. The mining of mineral water or natural thermal water for the purpose of medical treatment, health care and refreshment shall be approved by a competent medical body.
Article 43.- Mining of precious, rare, special and hazardous minerals
The mining of precious, rare, special and hazardous minerals shall be carried out in accordance with the provisions of this Law and other laws.
The Government shall provide for the list of precious, rare, special and hazardous minerals.
Article 44.- Processing license
An organization or individual involved in mineral processing shall have to apply for a processing license, except cases where processing activities are associated with the licensed mining activities.
The issuance and withdrawal of the processing license shall be provided for by the Government.
Article 45.- Rights of the organizations or individuals licensed to process minerals
The organizations or individuals licensed to process minerals shall have the following rights:
1. To purchase the minerals which are extracted legally; import equipment, technology, materials in direct service of the processing activities; carry out processing activities in accordance with the terms and conditions of the license;
2. To store, transport, market inside the country and export the processed minerals in accordance with the provisions of law;
3. To apply for extension or return of the license, transfer of the mineral processing right to other organizations or individuals in accordance with the provisions of the Government;
4. To legate the mineral processing right in accordance with law in case the license holders are individuals;
5. To make a complaint, file a lawsuit against a license withdrawal decision or other decision by the competent State body as prescribed by law;
6. To enjoy other related rights in accordance with the provisions of this Law.
Article 46.- Obligations of the organizations or individuals licensed to process minerals
The organizations or individuals licensed to process minerals shall have the following obligations:
1. To pay license fees, taxes and other financial obligations in accordance with law;
2. To retrieve to the maximum the useful components of minerals;
3. To apply technology and implement measures to minimize the adverse impacts on the environment, living environment in accordance with the provisions of law on environmental protection;
4. To ensure labor safety, labor hygiene;
5. To compensate for any damage caused by the processing activities;
6. To submit a report on the processing activities to the State Mineral Administration; to send a report on other activities to the competent State body as provided for by law;
7. To observe all regulations on administrative management, social order and security;
8. To fulfill all other related obligations in accordance with the provisions of this Law.
Article 47.- Processing of precious, rare, special and hazardous minerals
The processing of precious, rare, special and hazardous minerals shall be carried out in accordance with the provisions of this Law and other regulations of laws.
Article 48.- Encouragement to develop local mineral processing industry
1. The State shall adopt preferential policies to encourage the investment in:
a/ Projects to process minerals into pure materials and products; on-site processing projects;
b/ Projects in which the mineral mining and processing are part of a production chain and materials made from minerals are used to produce items for home consumption and export.
c/ Projects for manufacturing mineral processing equipment suited to the practical conditions of Vietnam and the requirements of advanced processing technology.
2. The Government shall periodically readjust the export and import of minerals; restrict the import of materials which could be manufactured from domestic minerals so as to encourage the development of local mineral processing industry.
Full extraction means a form of extracting minerals under circumstances in which investment in industrial extraction is inefficient in areas where minerals lie scattered and the mining areas are located in mines subject to close-down decisions; or non-industrial mining of minerals for common construction materials.
The State Mineral Administration shall mark off the areas for full extraction.
Article 50.- Full extraction license
The full extraction license shall be granted only to Vietnamese organizations or individuals; priority shall be given to the organizations or individuals that reside permanently in the locality where minerals are discovered; the license shall not be issued for full extraction in areas where legal exploration or mining activities are being conducted and areas permanently or temporarily banned from mineral activities as provided for in Clause 1, Article 14 of this Law.
The duration of a full extraction license shall not exceed three years and can be extended in accordance with Government provisions, but the total extension shall not exceed two years.
Article 51.- Rights of the organizations or individuals holding full extraction licenses
The organizations or individuals licensed for full extraction shall have the following rights:
1. To carry out extraction in accordance with the terms and conditions specified in the license and specific conditions for full extraction as stipulated by the Government;
2. To store, transport, process and market the extracted minerals in accordance with law;
3. To apply for extension or return of the full extraction license;
4. To make a complaint or file a lawsuit against a license withdrawal decision other decision by State bodies as provided for by law.
Article 52.- Obligations of organizations or individuals holding full extraction licenses
The organizations or individuals licensed for full extraction shall have the following obligations:
1. To pay license fees, mineral resource taxes and other financial obligations as provided for by law;
2. To compensate for any damage caused by the mining activities;
3. To restrict damage and losses caused to mineral and other resources; protect the environment, ecology and infrastructural works;
4. To apply measures to ensure labor safety and hygiene in mining activities;
5. To adhere to regulations on administrative management and social order and security;
6. To record and keep all the results of the mining, processing and marketing activities;
7. To create favorable conditions for scientific researches with State authorization within the mining areas.
Article 53.- Withdrawal of full extraction license
1. A full extraction license shall be revoked in the following cases:
a/ The organization or individual licensed for full extraction fails to fulfill the obligations specified in Article 52 of this Law;
b/ New mineral resources are discovered while the mining areas are no longer suitable to the full extraction form and conditions;
c/ The full-extraction areas are declared banned or temporarily banned from mineral activities as provided for in Clause 2, Article 14 of this Law;
2. When a full extraction license is revoked or expires, the organization or individual concerned shall have to move all their properties out of the mining area, rehabilitate the environment, ecology and land.
3. In case a full extraction license is revoked in accordance with the provisions in Points b and c, Clause 1 of this Article, the organization or individual holding full extraction license is entitled to reasonable compensation for the losses as provided for by the Government.
Article 54.- Tenets of State management of minerals
The State management of minerals includes:
1. Formulating strategies, plans and policies related to the protection and rational, economical and efficient use of mineral resources and development of the mineral mining and processing industry;
2. Promulgating legal documents regarding mineral resources and organizing their implementation;
3. Issuing, extending or withdrawing mineral licenses; authorizing the transfer, inheritance of the right to mineral activities and the return of mineral licenses; registering basic geological surveys of mineral resources and mineral activities;
4. Appraising, approving, evaluating projects, reports, and mine designs with regard to mineral activities;
5. Checking, inspecting basic geological survey activities with regard to mineral resources, mineral activities;
6. Adopting policies in respect of the people in localities where minerals are extracted, processed, and where hazardous minerals are found;
7. Applying measures to protect mineral resources;
8. Keeping and protecting documents and State secrets on mineral resources;
9. Training scientific workers and managerial cadres for mineral activities, disseminating, popularizing and guiding the implementation of the Law on Minerals;
10. Promoting international cooperation in the field of basic geological survey of mineral resources and mineral activities;
11. Settling disputes, complaints or denunciations arising from the mineral activities and dealing with breaches of the Law on Minerals within the respective jurisdiction.
Article 55.- Competence of State management of minerals
The Government shall, within its duties and powers, perform the unified State management of minerals throughout the country.
The Ministry of Industry shall assume the function of State management of minerals. The Ministry of Industry, the concerned Ministries, ministerial-level Agencies, Agencies attached to the Government and People’s Committees at all levels shall, within their duties and powers, have to coordinate their efforts in exerting State management over minerals.
The Mineral Reserves Evaluation Council shall assist the Government to appraise, consider and approve the mineral reserves. The organizational structure and operation of the Council shall be stipulated by the Government.
The People’s Committees at all levels shall perform the function of State management of minerals in their respective locality in accordance with the provisions of this Law and the assignment of authority by the Government.
The organizational structure, duties and powers of the mineral management agencies of the Ministry of Industry and People’s Committees at various levels shall be stipulated by the Government.
Article 56.- Authority, procedures for issuing, extending and withdrawing mineral licenses
1. The assignment of authority to issue, extend and withdraw a mineral license must ensure the uniform and centralized management of the Government over minerals, on the basis of the character of each type of mineral as well as the duties and powers of the State agencies at central and local levels.
2. The authority to issue, extend, and withdraw mineral licenses and procedures for issuing, extending, withdrawing and returning mineral licenses, transferring and inheriting the right to mineral activity, registration of mineral activities shall be stipulated by the Government.
Article 57.- Settling disputes arising from mineral activities
All disputes in mineral activities shall be settled as follows:
1. The agency vested with the authority to issue a mineral license shall be authorized to settle disputes over the right to mineral activities arising from the use of such mineral license; in case of disagreement with the decision of the dispute settling agency, a complaint or a lawsuit can be filed to the competent State body in accordance with law;
2. Other disputes arising from mineral activities shall be dealt with in accordance with the assigned authority and the procedures stipulated by law.
THE SPECIALIZED MINERAL INSPECTORATE
Article 58.- The specialized mineral inspectorate
The State Mineral Administration shall perform the function of specialized mineral inspection. The organizational structure and operations of the specialized mineral inspectorate shall be stipulated by the Government.
Article 59.- Duties of the specialized mineral inspectorate
The specialized mineral inspectorate shall have the following duties:
1. To check, inspect the observance of the regulations on:
a/ Contents of the mineral licenses;
b/ Keeping State secrets relating to mineral resources;
c/ The protection and rational use of mineral resources;
d/ The rights and obligations of the organizations or individuals entitled to mineral activities;
2. To coordinate with the State labor inspectorate and the specialized environmental protection inspectorate in executing the tasks of checking, inspecting labor safety, labor hygiene and environmental protection in mineral activities;
3. To coordinate with the inspectorate of the ministries, services and localities in mineral inspection.
Article 60.- Authorities of the specialized mineral inspectorate
In the course of inspection, an Inspection Team and the Inspectors shall be entitled to:
1. Demand the concerned organizations or individuals to furnish documents or answer necessary questions;
2. Investigate, collect evidence and documents relating to the contents and objects of the inspection and carry out on-site technical examination measures;
3. Decide to suspend the unlicensed mineral activities; temporarily suspend, in emergency cases, activities that threaten to cause a serious accident to human beings or severe losses to mineral resources or damage to the environment; and at the same time promptly report to the competent State body for decision, or petition the competent State body to suspend such activities;
4. Handle, within their competence, or petition the competent agency to deal with any breach of the mineral law.
The Inspection Team and Inspectors shall be responsible before law for their decisions.
Article 61.- Liabilities of the organizations and individuals towards activities of the specialized mineral inspectorate
1. All organizations and individuals shall have the responsibility to create conditions for the Inspection Team and Inspectors to discharge their tasks.
2. Organizations or individuals subject to inspection shall have to obey any decision made by the Inspection Team or Inspectors.
Article 62.- Right to make complaint, denunciations and to file lawsuits
1. An organization or individual subject to inspection shall be entitled to make a complaint or file a lawsuit against any decision made or measures taken by the Inspection Team or Inspectors.
2. All organizations and individuals shall be entitled to denounce to competent State agencies any acts of breach of the mineral law committed by any organizations or individuals.
The agency receiving such complaints, denunciations or lawsuits, shall have to look into them and settle the case in time in accordance with law.
REWARDS AND HANDLING OF BREACHES
All organizations or individuals with meritorious deeds in studying, discovering and protecting the mineral resources shall be rewarded in accordance with provisions of law.
Article 64.- Handling of violations
1. A person who discloses State secrets on mineral resources, carries out mineral activities without license, obstructs the protection of mineral resources, hinders legal mineral activities of other organizations or individuals, hinders mineral examination, inspection, or breaches other provisions of this Law, shall, depending on the seriousness of the violation, be subject to administrative sanction, discipline or examination for penal liability; in case of losses, shall be subject to compensation in accordance with provisions of law.
2. A person who takes advantage of his position or power to violate regulations on issuance of mineral license or other provisions of this Law shall, depending on the seriousness of the breach, be subject to administrative sanction, discipline or examination for penal liability; in case of losses, shall be subject to compensation in accordance with provisions of law.
Article 65.- Implementation provisions
1. The rights and obligations of the organizations or individuals granted mineral licenses prior to the effective date of this Law, and such licenses are still valid and not subject to prohibition as provided for by this Law, shall be applied in accordance with the terms and conditions of such mineral licenses, except cases where the organizations or individuals comply voluntarily with the provisions of this Law.
2. This Law shall also apply to mineral activities carried out in Vietnam by foreign organizations and individuals, except otherwise stipulated by the international treaty which Vietnam has signed or acceded to.
3. All previous provisions which are contrary to this Law shall be annulled.
4. The Government shall make detailed provisions for the implementation of this Law.
This Law takes effect on September 1st, 1996.
(This Law was passed by the IXth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, 9th Session, on March 20, 1996).
|
THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |