Chương 1 Luật khoáng sản 1996: Những quy định chung
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/09/1996 |
Ngày công báo: | 15/06/1996 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Luật này được áp dụng đối với việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên; riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
2- Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
3- Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn có nhiệt độ theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
4- Điều tra cơ bản địa chất là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ Trái Đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan.
5- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản.
6- Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
7- Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
8- Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản.
9- Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường, tài nguyên khác có liên quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khoáng sản.
Chính phủ thống nhất quản lý mọi tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về khoáng sản.
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản.
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thi hành pháp luật về khoáng sản, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
1- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; có chính sách ưu đãi hoạt động khoáng sản tại các vùng xa, vùng sâu, vùng cao, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển và đối với những khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước; ưu tiên các dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
2- Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc khai thác, chế biến các khoáng sản quan trọng.
3- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
4- Chính phủ quy định danh mục các loại khoáng sản cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong từng thời kỳ; hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô.
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật được phép hoạt động khoáng sản.
Chính phủ quy định các điều kiện về tài chính, công nghệ và các điều kiện khác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản.
Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến được bảo hộ bằng các chính sách chủ yếu sau đây:
1- Căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất;
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại địa phương vào hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.
Nghiêm cấm làm lộ bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
Article 1.- Ownership of mineral resources
Mineral resources found on the land territory, islands, and in the internal waters, the territorial waters, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be owned by the entire people and come under the unified management of the State.
Article 2.- Objects and scope of regulation
This Law shall apply to the management, protection and basic geological survey of mineral resources and mineral activities, including prospection, exploration, exploitation and processing of solid and gaseous minerals, mineral water and natural thermal water; except oil and gas and other kinds of natural water which shall be regulated by other legal documents.
In this Law, the following words and expressions shall be construed as follows:
1. Minerals mean natural resources lying underground, on land in the form of natural concentrations of minerals, useful mineral substances in solid, liquid or gaseous forms, which are exploitable at present or in the future. Minerals or mineral substances lying at dumping sites of a mine, which can be re-exploited later, are also minerals.
2. Mineral water means natural waters, found underground or on land surface, which contain a number of compounds having biological characteristics in high content classified in accordance with Vietnamese Standards or foreign standards allowed to be applied by the Vietnamese State.
3. Natural thermal water means natural waters found underground or on land surface, which always have high temperature classified in accordance with Vietnamese Standards or foreign standards allowed to be applied by the Vietnamese State.
4. Basic geological survey means the study and survey of the structure or composition of material, the history of evolution and development of the Earth crust and the relevant conditions and laws on bio-mineralogy.
5. Basic geological survey of mineral resources means the overall evaluation of mineral potentials on the basis of basic geological survey, used as scientific foundation and orientation for the prospection and exploration of minerals.
6. Mineral prospection means study of the geological materials and documents on mineral resources, and actual geological survey so as to delineate the prospective areas for exploration of minerals.
7. Mineral exploration means any activity aimed at finding, discovering, evaluating the reserve and quality of minerals and the technical conditions for mining, including technological specimen taking and testing, and feasibility studies for mineral extraction.
8. Mining means basic construction of a mine, excavation, production and any activities directly related to mineral extraction.
9. Mineral processing means classification, enrichment of minerals or other activities aimed to increase the value of extracted minerals.
Article 4.- Management, protection and use of mineral resources
The State shall make policy to manage, protect and rationally, economically and effectively use mineral resources; concurrently protect the environment and other relevant resources, and to ensure the national defense, security, labor safety and labor hygiene in mineral activities.
The Government shall exert unified management of all mineral resources and mineral activities throughout the country, and shall be responsible for organizing the implementation of the mineral law.
The People’s Council and the People’s Committee at all levels shall, within their duties and powers, apply measures to manage and protect mineral resources; to supervise and inspect the enforcement of the mineral law in their localities.
The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within their duties and powers, be responsible for popularizing and mobilizing people to fulfill their obligations of protecting mineral resources and supervising the enforcement of the mineral law.
The State bodies, economic organizations, socio-political organizations, social organizations, People’s Armed Force units and all citizens shall have to implement the mineral law and have rights and powers to disclose and denounce acts of violation against the mineral law.
Article 5.- Encouragement of investment in mineral activities and development of mineral mining and processing industry
1. The State encourages investment in the development of mineral mining and processing industry; provides preferential policies on mineral activities in remote and highland areas, places with poor infrastructure, and on minerals needed for domestic use; gives priority consideration to projects with modern techniques and technologies applied in mining, processing and producing products of high value and high socio-economic efficiency.
2. The State shall create conditions for the State enterprises to play the leading role in mining and processing important minerals.
3. The State shall protect the right to ownership of capital, assets, and other legitimate rights and interests of organizations, individuals in mineral activities in accordance with provisions of this Law and other provisions of law.
4. The Government shall issue a list of minerals subject to export or import ban in each period; shall restrict the export of minerals in the form of raw materials.
Article 6.- Organizations, individuals entitled to mineral activities
Organizations and individuals meeting the conditions prescribed in this Law and other provisions of law shall be entitled to mineral activities.
The Government shall lay down the financial, technological and other conditions of organizations, individuals allowed for mineral activities.
Article 7.- Interests of the people in locality(ies) where minerals are mined or processed
The interests of the people in locality(ies) where minerals are mined or processed shall be protected by the following major policies:
1. On the basis of the revenue earned from mineral mining and processing, the State shall annually channel a portion of the budget for socio-economic development in the locality(ies) where minerals are mined or processed; and create conditions for stabilizing the production and life of the people in areas where minerals are mined or processed who have to change their places of residence and production place;
2. Organizations or individuals licenced to mine or process minerals shall have the responsibility to combine the requirements of the mineral mining and processing activities with the requirements of the capital construction of infrastructure to protect, rehabilitate the environment, ecology and land in the locality(ies) in accordance with the approved feasibility study report; give priority to the recruitment of local labor for mineral activities and related services.
Article 8.- Strict prohibition of breach of mineral law
The disclosure of State secrets on mineral resources and the conduct of illegal mineral activities are strictly forbidden.