Chương 7 Luật khoáng sản 1996: Quản lý nhà nước về khoáng sản
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/09/1996 |
Ngày công báo: | 15/06/1996 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm:
1- Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
2- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản;
3- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
4- Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt động khoáng sản;
5- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản;
6- Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và nơi có khoáng sản độc hại;
7- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
8- Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
9- Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản;
10- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
11- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.
Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản. Bộ Công nghiệp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản giúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản do Chính phủ quy định.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo quy định của Luật này và theo phân cấp của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản của Bộ Công nghiệp và của ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
1- Việc phân cấp thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản phải bảo đảm quyền quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ về khoáng sản, căn cứ vào tính chất của loại khoáng sản và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
2- Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản và thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, đăng ký hoạt động khoáng sản do Chính phủ quy định.
Việc giải quyết tranh chấp về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
1- Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền hoạt động khoáng sản phát sinh từ việc sử dụng loại giấy phép đó; trong trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
2- Tranh chấp khác phát sinh trong hoạt động khoáng sản được giải quyết theo thẩm quyền và trình tự do pháp luật quy định.
Article 54.- Tenets of State management of minerals
The State management of minerals includes:
1. Formulating strategies, plans and policies related to the protection and rational, economical and efficient use of mineral resources and development of the mineral mining and processing industry;
2. Promulgating legal documents regarding mineral resources and organizing their implementation;
3. Issuing, extending or withdrawing mineral licenses; authorizing the transfer, inheritance of the right to mineral activities and the return of mineral licenses; registering basic geological surveys of mineral resources and mineral activities;
4. Appraising, approving, evaluating projects, reports, and mine designs with regard to mineral activities;
5. Checking, inspecting basic geological survey activities with regard to mineral resources, mineral activities;
6. Adopting policies in respect of the people in localities where minerals are extracted, processed, and where hazardous minerals are found;
7. Applying measures to protect mineral resources;
8. Keeping and protecting documents and State secrets on mineral resources;
9. Training scientific workers and managerial cadres for mineral activities, disseminating, popularizing and guiding the implementation of the Law on Minerals;
10. Promoting international cooperation in the field of basic geological survey of mineral resources and mineral activities;
11. Settling disputes, complaints or denunciations arising from the mineral activities and dealing with breaches of the Law on Minerals within the respective jurisdiction.
Article 55.- Competence of State management of minerals
The Government shall, within its duties and powers, perform the unified State management of minerals throughout the country.
The Ministry of Industry shall assume the function of State management of minerals. The Ministry of Industry, the concerned Ministries, ministerial-level Agencies, Agencies attached to the Government and People’s Committees at all levels shall, within their duties and powers, have to coordinate their efforts in exerting State management over minerals.
The Mineral Reserves Evaluation Council shall assist the Government to appraise, consider and approve the mineral reserves. The organizational structure and operation of the Council shall be stipulated by the Government.
The People’s Committees at all levels shall perform the function of State management of minerals in their respective locality in accordance with the provisions of this Law and the assignment of authority by the Government.
The organizational structure, duties and powers of the mineral management agencies of the Ministry of Industry and People’s Committees at various levels shall be stipulated by the Government.
Article 56.- Authority, procedures for issuing, extending and withdrawing mineral licenses
1. The assignment of authority to issue, extend and withdraw a mineral license must ensure the uniform and centralized management of the Government over minerals, on the basis of the character of each type of mineral as well as the duties and powers of the State agencies at central and local levels.
2. The authority to issue, extend, and withdraw mineral licenses and procedures for issuing, extending, withdrawing and returning mineral licenses, transferring and inheriting the right to mineral activity, registration of mineral activities shall be stipulated by the Government.
Article 57.- Settling disputes arising from mineral activities
All disputes in mineral activities shall be settled as follows:
1. The agency vested with the authority to issue a mineral license shall be authorized to settle disputes over the right to mineral activities arising from the use of such mineral license; in case of disagreement with the decision of the dispute settling agency, a complaint or a lawsuit can be filed to the competent State body in accordance with law;
2. Other disputes arising from mineral activities shall be dealt with in accordance with the assigned authority and the procedures stipulated by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực