Chương 6 Luật khoáng sản 1996: Khai thác , chế biến khoáng sản
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/09/1996 |
Ngày công báo: | 15/06/1996 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, với điều kiện tổ chức, cá nhân đó đã hoàn thành mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò và tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp đơn xin giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò, thì giấy phép thăm dò mới hoặc giấy phép khai thác khoáng sản có thể được cấp đối với khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác.
2- Đối với khu vực đã thăm dò, nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp thì giấy phép khai thác được cấp cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, phù hợp với quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 và các điều 13 và 14 của Luật này.
3- Thời hạn của một giấy phép khai thác khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đối với từng dự án, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi năm.
4- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cùng với giấy phép đầu tư hoặc sau khi giấy phép đầu tư đã được cấp theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác theo quy định của pháp luật;
2- Tiến hành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu vực đã được cấp giấy phép khai thác;
3- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật;
4- Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác theo quy định của Chính phủ;
5- Chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
6- Để thừa kế quyền khai thác theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
7- Khai thác khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính với điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc khai thác khoáng sản đi kèm đó theo quy định của Chính phủ;
8- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
9- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ đã được chấp thuận;
3- Tận thu khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chấp thuận;
4- Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản và báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
5- Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ và ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; thông báo kế hoạch khai thác khoáng sản cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ trước khi thực hiện;
6- Thực hiện các nghĩa vụ về việc bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
7- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra;
8- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép tiến hành trong khu vực khai thác; cho việc xây dựng các công trình giao thông, đường dẫn nước, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
9- Nộp báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước ngày giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật này;
10- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
11- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
1- Thuế tài nguyên khoáng sản được tính trên sản lượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác được và theo giá bán.
2- Khung thuế suất, thuế suất và chế độ thu nộp thuế tài nguyên khoáng sản do pháp luật về thuế quy định.
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và mọi người làm việc tại mỏ đều phải thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
2- Nội quy lao động của mỏ phải được xây dựng và ban hành theo quy định của pháp luật về lao động. Các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động và vệ sinh lao động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3- Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân có thể xảy ra sự cố.
4- Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi vùng nguy hiểm; kịp thời báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả của sự cố về an toàn lao động xảy ra trong khu vực khai thác.
5- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1- Giám đốc điều hành mỏ do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản cử ra để trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác khoáng sản, chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Giám đốc điều hành mỏ phải là người có trình độ và năng lực quản lý về khai thác mỏ.
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có quyền không chấp nhận và yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản thay giám đốc điều hành mỏ khi xét thấy không đủ điều kiện đảm đương công việc.
3- Không được tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản nếu không có giám đốc điều hành mỏ.
1- Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Chính phủ.
2- Thiết kế mỏ phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp thiết kế mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước khi thi công.
3- Trong quá trình khai thác, nếu có những thay đổi khác với báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế mỏ thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét, quyết định.
Tại mỏ phải có bản đồ hiện trạng mỏ. Định kỳ theo quy định của Chính phủ và khi có yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải nộp bản đồ hiện trạng mỏ kèm theo báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải chịu trách nhiệm về mức độ chính xác, đầy đủ của bản đồ hiện trạng mỏ.
Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1- Sau mười hai tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu việc xây dựng cơ bản mỏ mà không có lý do chính đáng;
2- Sau mười hai tháng kể từ ngày dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản chưa bắt đầu hoạt động sản xuất mà không có lý do chính đáng;
3- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 33 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn do Chính phủ quy định kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản đã có văn bản thông báo;
4- Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;
5- Cá nhân được phép khai thác khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền khai thác, tổ chức được phép khai thác bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ;
6- Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài chấm dứt hiệu lực.
1- Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại.
2- Khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì:
a) Các quyền liên quan đến giấy phép khai thác khoáng sản cũng chấm dứt;
b) Các công trình, thiết bị để bảo đảm an toàn mỏ và bảo vệ môi trường ở khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ;
c) Ngoài những tài sản nói tại điểm b khoản này, trong thời hạn do Chính phủ quy định, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản; sau thời hạn nói trên, mọi tài sản còn lại đều thuộc sở hữu nhà nước;
d) Trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cũng phải tuân theo các quy định về khai thác khoáng sản của Luật này.
Chính phủ quy định danh mục các khoáng sản được xếp vào loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và những trường hợp không phải xin giấy phép khai thác loại khoáng sản này.
1- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên ngoài việc tuân theo các quy định khác của Luật này còn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm; định kỳ quan trắc động thái, kiểm tra chất lượng của nguồn nước và kịp thời khắc phục các biến động xấu; không khai thác quá lưu lượng cho phép.
2- Việc khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên để sử dụng vào mục đích điều trị bệnh, điều dưỡng và giải khát phải được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.
Hoạt động khai thác khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Chính phủ quy định danh mục các khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại.
Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp hoạt động chế biến khoáng sản kèm theo hoạt động khai thác đã được phép.
Việc cấp, thu hồi giấy phép chế biến khoáng sản do Chính phủ quy định.
Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các quyền sau đây:
1- Được mua khoáng sản đã khai thác hợp pháp; nhập khẩu thiết bị, công nghệ, vật liệu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động chế biến; tiến hành chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép;
2- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được chế biến theo quy định của pháp luật;
3- Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
4- Để thừa kế quyền chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép chế biến khoáng sản;
5- Khiếu nại, khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép chế biến hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
6- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Thu hồi tối đa thành phần có ích của khoáng sản;
3- Áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
4- Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
5- Bồi thường thiệt hại do hoạt động chế biến gây ra;
6- Báo cáo hoạt động chế biến khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
7- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
8- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này.
Hoạt động chế biến khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1- Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với:
a) Các dự án chế biến khoáng sản thành nguyên liệu tinh và sản phẩm; các dự án chế biến tại chỗ;
b) Các dự án khai thác và chế biến khoáng sản liên hoàn với công nghiệp sản xuất có sử dụng vật liệu từ khoáng sản để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
c) Các dự án sản xuất thiết bị chế biến khoáng sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu của công nghệ chế biến tiên tiến.
2- Chính phủ định kỳ điều tiết việc xuất, nhập khẩu khoáng sản; hạn chế nhập khẩu các vật liệu đã sản xuất được từ khoáng sản trong nước để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản trong nước.
Khai thác tận thu là hình thức khai thác khoáng sản trong điều kiện việc đầu tư khai thác quy mô công nghiệp không có hiệu quả tại các khu vực có khoáng sản phân bố không tập trung, khu vực khai thác lại ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không theo quy mô công nghiệp.
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản khoanh định các khu vực được phép khai thác tận thu.
Giấy phép khai thác tận thu chỉ được cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản; không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai năm.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu có các quyền sau đây:
1- Tiến hành khai thác theo quy định của giấy phép và các điều kiện cụ thể về khai thác tận thu do Chính phủ quy định;
2- Cất giữ, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản đã được khai thác theo quy định của pháp luật;
3- Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu;
4- Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu hoặc quyết định xử lý khác của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu có các nghĩa vụ sau đây:
1- Nộp lệ phí giấy phép, thuế tài nguyên khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra;
3- Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác; bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng;
4- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác;
5- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;
6- Ghi chép, lưu giữ đầy đủ kết quả hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ;
7- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong phạm vi khu vực khai thác.
1- Giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
b) Có phát hiện mới về tài nguyên khoáng sản mà khu vực đang được phép khai thác không còn phù hợp với hình thức và điều kiện của khai thác tận thu;
c) Khu vực được phép khai thác tận thu bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này.
2- Khi giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi hoặc đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
3- Trong trường hợp giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này, thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu được giải quyết thỏa đáng những thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
MINING AND PROCESSING MINERALS
Article 31.- Mineral mining license
1. A mineral mining license shall be granted to an organization or an individual holder of an exploration license that has already carried out the exploration provided that this organization or individual has fulfilled all the obligations specified in the exploration license and observed provisions of law.
Within six months from the date of expiry of the exploration license, if the exploration license holder fails to apply for a license for mining minerals in the explored areas, a new exploration license or a mining license regarding those areas may be granted to another organization(s) or individual(s).
2. With regard to the already explored areas, if none of the organization(s) or individual (s) conducting exploration or mining activities is legitimate, the mining license shall be granted to an organization(s) or individual(s) meeting the conditions prescribed in this law, in accordance with provisions in Clauses 1 and 2 of Article 5 and Articles 13 and 14 of this law.
3. The time-limit of a mining license shall be set on the basis of the feasibility study report of mineral mining for each project, but it shall not exceed thirty years and can be renewed in accordance with the provisions of the Government; the total extension time shall not exceed twenty years.
4. In case a foreign organization or individual or a joint venture with a foreign party applies for a mining license, the license shall be granted simultaneously with or after the issuance of an investment license in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 32.- Rights of the organizations, individuals licensed to mine minerals
An organization or individual licensed to mine minerals shall have the following rights:
1. To use data and information of the State on mineral resources, relating to the mining purposes and areas covered by the mining license in accordance with the provisions of law;
2. To carry out mining or processing activities in accordance with the terms and conditions of the mining license; exploration activities in areas covered by mining license;
3. To store, transport, market inside Vietnam and export the extracted minerals in accordance with law;
4. To apply for the renewal or return of the mining license, or return of part of the mining area in accordance with the regulations of the Government;
5. To transfer to other organizations or individuals the right to mining in accordance with the regulations of the Government;
6. To inherit the right to mining in accordance with the provisions of law in case the licensee is an individual;
7. To mine minerals which accompany the principal minerals, provided that all obligations in relation to the mining of those accompanied minerals are fulfilled in accordance with the regulations of the Government;
8. To file a complaint or a lawsuit against a decision on the withdrawal of the mining license or another decision of State agencies as prescribed by law;
9. To enjoy other related rights in accordance with the regulations of this Law.
Article 33.- Obligations of the organizations, individuals licensed to mine minerals
The organizations or individuals licensed to mine minerals shall have the following obligations:
1. To pay license fees, fees for the use of the State�s data and information on mineral resources, the mineral resource tax and other financial obligations in accordance with laws;
2. To ensure the progress of capital construction of the mine and production activities in accordance with the approved feasibility study report and mine design;
3. To fully extract the minerals, protect the mineral resources; ensure labor safety and hygiene; apply measures to protect the environment in accordance with the approved evaluation report on environmental impact;
4. To collect and file data and information on mineral resources and submit the report on the results of the mining activities to the State Mineral Administration; reports on other activities to competent State bodies in accordance with law;
5. To register the date of commencing the capital construction at the mine and the date of commencing production with the State Mineral Aministration; to notify the provincial People’s Committee of the locality where the mine is located of the mining plan prior to its execution;
6. To fulfill the obligations on securing the interests of the people in areas where minerals are extracted, in accordance with Clause 2, Article 7 of this Law;
7. To pay compensation for all damages caused by mining activities;
8. To create favorable conditions for scientific research to be carried out, with the State�s permission, within the mining area; for the construction, permitted by competent State bodies, of transportation works, water pipelines, power transmission lines and communications lines across the mine, provided that the legitimate rights and interests of the organizations or individuals holding mining licenses be ensured;
9. To furnish a summary report on the results of mining activities to the State Mineral Administration prior to the expiry of the mining license; to close down the mine, rehabilitate the environment, ecology and the land when the mining license is invalidated in accordance with the provisions specified in Points b, c and d of Clause 2, Article 40 of this Law;
10. To observe all regulations on administrative management, social order and security;
11. To fulfill all other related obligations in accordance with the provisions of this Law.
Article 34.- Mineral resource taxes
1. The mineral resource taxes shall be calculated on the basis of the actual commercial mining output and their selling price.
2. The tax rate frame, tax rate and regime of collection and payment of mineral resource taxes shall be stipulated by the tax laws.
Article 35.- Labor safety and hygiene in mining activities
1. The organizations or individuals licensed to mine minerals and all people working in the mine shall have to observe the provisions of the law on labor safety and hygiene.
2. The labor regulation in a mine shall be formulated and promulgated in accordance with the provisions of the law on labor. Regulation on labor safety and hygiene must conform to the standards, criteria, and rules on labor safety and hygiene promulgated by competent State bodies.
3. In the face of any danger of an adverse event relating to labor safety, the mine executive director shall immediately apply necessary measures to eliminate the cause of the danger.
4. When an adverse event relating to labor safety occurs, the mine executive director shall immediately apply urgent measures to eliminate the cause of such event; render first aid and evacuate people from the danger area; report in time to competent State bodies; protect the assets and keep intact the site in accordance with law.
The local administration, State agencies, economic organizations, socio-political organizations, social organizations, units of the People’s Armed Forces and all citizens shall have to render assistance in rescue work and overcoming the consequences of the event relating to labor safety occurring in the mining area.
5. The organizations or individuals licensed to mine minerals shall have to comply with the regulations on periodical and irregular reporting with regard to labor safety and hygiene in accordance with law.
Article 36.- Mine executive director
1. The mine executive director appointed by the mining license-holding organization or individual to directly manage mining activities shall be responsible for the assigned tasks in accordance with law.
The mine executive director must have professional qualifications and mining management capability.
2. The mining license-holding organization or individual shall notify in writing the State Mineral Administration of the professional qualifications and management capability of the mine executive director.
The State Mineral Administration shall be entitled to refuse and request the concerned organization, individual to replace the mine executive director when he is judged not qualified for the job.
3. Mining activities shall not be conducted without a mine managing director.
Article 37.- Feasibility study report relating to mining, mine design
1. Feasibility study report relating to mining and mine design shall be evaluated and approved in accordance with the regulations of the Government.
2. Mine design shall be in conformity with the feasibility study report relating to mining and the report on evaluation of environmental impacts. The organizations or individuals licensed to mine minerals shall have to hand in a mine design to the State Mineral Administration prior to the commencement of construction.
3. Should there be any changes in the feasibility study or mine design in the course of mining activities, the organizations or individuals licensed to mine minerals shall have to report in time to the State Mineral Administration for consideration and decision.
Article 38.- The status quo map of mine
The status quo map of the mine shall be kept at the mine site. Periodically, as provided for by the Government, and when requested, the organization or individual holding license shall have to hand in a mine map attached to a report on mining activities to the State Mineral Administration.
The organization or individual concerned shall be responsible for the accuracy and completeness of the mine map.
Article 39.- Withdrawal of mining license
A mining license shall be withdrawn in the following cases:
1. The organization or individual licensed to mine minerals fails, without sound reasons, to commence capital construction of the mine within twelve months from the date when the license takes effect;
2. The organization or individual licensed to mine minerals fails, without sound reasons, to commence production activities within twelve months from the proposed date of commencement set in the approved feasibility study report;
3. The organization or individual licensed to mine minerals breaches any provision in Article 33 of this Law and fails to make a remedy within the timelimit stipulated by the Government from the date of issuance of a written notice by the State Mineral Administration;
4. The areas covered by the mining license are declared permanently or temporarily banned from mineral activities in accordance with provisions of Clause 2, Article 14 of this Law;
5. The individual licensed to mine minerals dies and has no legal heir, the organization licensed to mine is dissolved or bankrupt and no organization or individual inherits the rights and obligations thereof;
6. The investment license of the foreign organization or individual is invalidated.
Article 40.- Invalidation of a mining license
1. A mining license shall be invalidated in the following cases:
a/ It is withdrawn;
b/ It expires;
c/ It is returned.
2. Upon the invalidation of the mining license:
a/ All rights relating to the mining license shall also terminate;
b/ All projects and equipment for mine safety and environmental protection located in the area covered by the license shall belong to the State, removal or destruction thereof is prohibited;
c/ Apart from the assets stated in Point b of this Clause, within the time limit stipulated by the Government, the organizations or individuals holding mining licenses must move all the assets of their own and of related parties out of the area specified in the mining license; After this deadline, all the remainder of assets shall come under State ownership;
d/ Within the time limit stipulated in Point c of this Clause, the organizations or individuals holding mining licenses shall have to fulfill all obligations relating to the closure of the mine, restoration of the environment and the land in accordance with provisions of this Law and other stipulations of law.
Article 41.- Mining of common construction materials
The mining of minerals to be used as common construction materials shall also be carried out in accordance with the provisions on mineral mining of this Law.
The Government shall provide for the list of minerals classified as common construction materials and the cases where the license for mining is not required.
Article 42.- Mining of mineral water, natural thermal water
1. Apart from their observance of other provisions of this Law, the organization or individual licensed to mine mineral water, natural thermal water shall have to apply measures to protect water sources from pollution; periodically monitor the situation, check the quality of the water sources and take prompt measures to deal with any adverse changes; and refrain from mining beyond the volume permitted.
2. The mining of mineral water or natural thermal water for the purpose of medical treatment, health care and refreshment shall be approved by a competent medical body.
Article 43.- Mining of precious, rare, special and hazardous minerals
The mining of precious, rare, special and hazardous minerals shall be carried out in accordance with the provisions of this Law and other laws.
The Government shall provide for the list of precious, rare, special and hazardous minerals.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực