Nghị định 51/2021/NĐ-CP về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Số hiệu: | 51/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/04/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2021 |
Ngày công báo: | 14/04/2021 | Số công báo: | Từ số 539 đến số 540 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc khoanh định, phê duyệt, điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia; quản lý, bảo vệ khoáng sản và thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
1. Việc khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khoáng sản và không thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
2. Việc xác định thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Thời gian dự trữ tối đa theo quy định đối với các khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng theo quy hoạch hệ thống du lịch; để phát triển các dự án công nghiệp thân thiện với môi trường theo quy hoạch ngành quốc gia có liên quan;
b) Đối với các khu vực không thuộc quy định tại điểm a khoản này, thời gian dự trữ khoáng sản được xác định theo yêu cầu huy động khoáng sản để thăm dò, khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản phục vụ phát triển các ngành kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của Chiến lược khoáng sản và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản liên quan.
3. Khu vực có khoáng sản được khoanh định là khu vực dự trữ quốc gia phải thể hiện các nội dung chính sau đây:
a) Loại khoáng sản; tọa độ các điểm góc, diện tích, mức sâu của khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Số lượng tài nguyên, trữ lượng của khu vực khoáng sản dự trữ khoáng sản quốc gia;
c) Thời gian dự trữ khoáng sản.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm:
a) Báo cáo tổng hợp về khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trong đó nêu cụ thể thông tin về: mức độ điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản trong khu vực đề nghị phê duyệt; hiện trạng sử dụng đất, các công trình, dự án trên mặt tại thời điểm khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (nếu có);
b) Tờ trình đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, gồm các thông tin chính sau: loại khoáng sản cần dự trữ; tài nguyên, trữ lượng từng loại khoáng sản cần dự trữ; tọa độ, diện tích, mức sâu, địa danh khu vực được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; thời gian dự trữ loại khoáng sản đó;
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
d) Bản đồ khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thể hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm:
a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, gồm các nội dung chính: tài nguyên, trữ lượng loại khoáng sản cần bổ sung hoặc đưa ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; tọa độ, diện tích, mức sâu, địa danh khu vực đề nghị điều chỉnh; lý do đề nghị điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Dự thảo Quyết định điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
c) Bản đồ khu vực đề nghị điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thể hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này lấy ý kiến các Bộ: Quốc phòng; Công an; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
Việc điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã phê duyệt được thực hiện một trong các trường hợp sau:
1. Bổ sung vào danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi có phát hiện mới về khoáng sản đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
2. Đưa ra khỏi danh mục một phần hay toàn bộ khu vực khoáng sản đã khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trong các trường hợp sau đây:
a) Để bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo công khai minh bạch.
1. Thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia tối đa là 50 năm theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp đặc biệt, đối với một số khu vực, một số loại khoáng sản đặc thù, thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia có thể lớn hơn 50 năm nhưng không quá 70 năm, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Trường hợp khi thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia đã hết mà chưa có nhu cầu bổ sung khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có liên quan thì tiếp tục gia hạn thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia. Việc xác định thời gian dự trữ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều này.
1. Khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Nghị định này.
2. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại các khu vực đã khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm:
a) Bảo vệ khoáng sản trong phạm vi khu vực triển khai dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nghiêm cấm lợi dụng việc thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình để khai thác khoáng sản nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và khối lượng khoáng sản bị khai thác trái phép, chủ đầu tư dự án còn bị đình chỉ có thời hạn việc thực hiện dự án đầu tư hoặc bị thu hồi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Không thực hiện dự án đầu tư sau đây tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia:
a) Các dự án đầu tư có mục đích sử dụng đất lâu dài, trừ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Các công trình xây dựng thuộc cấp công trình đặc biệt, cấp I theo quy định pháp luật về xây dựng, trừ dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân khi lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải có đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản đã được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thuộc phạm vi dự án; phải có giải pháp bảo vệ loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nêu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
3. Nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm:
a) Tổng quan tài nguyên khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ trong diện tích dự án, bao gồm cả các loại khoáng sản khác về: mức độ điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản; hiện trạng tài nguyên, trữ lượng và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản (nếu có);
b) Đánh giá mức độ ảnh hưởng do hoạt động của dự án có thể tác động đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng đối với loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ về: phạm vi tác động đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản;
c) Giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nằm trong diện tích dự án: xác định rõ hạng mục công trình có thể tác động trực tiếp đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ; quy định trách nhiệm của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan của chủ đầu tư dự án trong việc theo dõi, giám sát và kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp khi thi công hoặc trong quá trình vận hành dự án mà có tác động trực tiếp đến loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong phạm vi dự án quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
4. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia không vượt quá thời gian dự trữ còn lại của khu vực có khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ đó.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có dự án đầu tư cho ý kiến về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với các dự án mà thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Cơ quan đăng ký đầu tư dự án đầu tư gửi lấy ý kiến cơ quan quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này. Việc lấy ý kiến về đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được thực hiện đồng thời trong quá trình lấy ý kiến trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư.
1. Trường hợp khi triển khai thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia mà bắt buộc phải san gạt, đào đắp bề mặt địa hình tác động trực tiếp đến khoáng sản dự trữ mà không thể bảo vệ nguyên trạng khoáng sản thuộc diện dự trữ thì có thể xem xét cho phép thu hồi khoáng sản nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng của hạng mục công trình đó.
2. Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án để gửi văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, khoanh định phạm vi khu vực có khoáng sản bị tác động quy định tại khoản 1 Điều này và có văn bản chấp thuận việc thu hồi làm cơ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư quyết định việc thu hồi khoáng sản và yêu cầu tổ chức, cá nhân đó thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân được phép thu hồi khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:
a) Chịu sự kiểm tra của cơ quản lý nhà nước về khoáng sản có liên quan; sự giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại địa phương và người dân địa phương nơi có dự án;
b) Chỉ thu hồi khoáng sản thuộc phạm vi, khối lượng khoáng sản mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khoanh định theo quy định của khoản 1, khoản 2 Điều này khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu báo cáo khoáng sản thu hồi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định;
c) Đăng ký, báo cáo khối lượng khoáng sản thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình thu hồi.
4. Việc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư quyết định thu hồi khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Thu hồi khoáng sản được thực hiện đồng thời khi triển khai dự án;
b) Chủ đầu tư dự án đầu tư phải tổ chức thu hồi khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không tổ chức thu hồi, chủ đầu tư phải đề xuất tổ chức, đơn vị khác để thu hồi và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
5. Hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị thu hồi khoáng sản trong phạm vi dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được thực hiện theo quy định về khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình của pháp luật về khoáng sản.
1. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ giảm diện tích khu vực dự trữ, giảm thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc dự án quan trọng quốc gia mà ảnh hưởng trực tiếp đến dự án đầu tư thì chủ đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà nước không chịu trách nhiệm đền bù cho chủ đầu tư dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi đã hết thời gian dự trữ khoáng sản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định, điều chỉnh, lấy ý kiến về các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý, giám sát việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của Nghị định này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Xây dựng lập hồ sơ đề nghị phê duyệt, điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Công khai khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc điều chỉnh trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Các Bộ: Công Thương, Xây dựng có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Chủ trì tổ chức điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có liên quan theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
3. Các Bộ: Quốc phòng; Công an; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tham gia ý kiến theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
1. Các dự án, cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang hoạt động hợp pháp tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện, hoạt động đến hết thời hạn hoạt động của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trường hợp gia hạn thời gian hoạt động của dự án thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Các dự án đầu tư dự kiến triển khai tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa có quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm rà soát để bảo đảm thời gian triển khai dự án phù hợp thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 51/2021/ND-CP |
Hanoi, April 01, 2021 |
ON MANAGEMENT OF MINERALS IN NATIONAL MINERAL RESERVES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 and Law on Amendments to the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;
Pursuant to the Law on amendments to a number of Articles of 37 Laws related to planning dated November 20, 2018;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government hereby promulgates a Decree on management of minerals in national mineral reserves.
This Decree provides for national mineral reserve determination, approval and change; national mineral reserve period; mineral management and protection and performance of projects on investment in socio - economic development (hereinafter collectively referred to as “investment projects”) in national mineral reserves.
This Decree is applicable to mineral authorities and organizations and individuals related to national mineral reserves.
NATIONAL MINERAL RESERVE DETERMINATION, APPROVAL AND CHANGE AND NATIONAL MINERAL RESERVATION PERIOD
Article 3. National mineral reserve determination
1. National mineral reserve determination must adhere to regulations in Clause 1 Article 29 of the Mineral Law and determined national mineral reserves must not be included in planning for mineral exploration, extraction, processing and use.
2. The national mineral reservation period mentioned in Clause 1 Article 6 herein shall be determined as follows:
a) Maximum reservation time according to regulations is applicable to reserves whose natural conditions are advantageous for leisure travel projects per tourism system planning; or for eco-friendly industrial projects per relevant national sector planning;
b) For reserves besides those mentioned in Point a herein, mineral reservation period shall be determined according to mineral demand for development of socio - economic industries from time to time of mineral strategies and relevant planning for mineral exploration, extraction, processing and use.
3. The following basic information on areas having minerals determined as national mineral reserves must be provided:
a) Type of mineral; coordinates of corner points, area and depth of national mineral reserve;
b) Quantity of resources and deposits of national mineral reserve;
c) Mineral reservation period.
Article 4. National mineral reserve approval and change
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in determining national mineral reserves and proposing national mineral reserve approval or change to the Prime Minister.
2. An application for national mineral reserve approval (hereinafter referred to as “approval application”) includes:
a) Consolidated report on the reserve, including information on level of mineral investigation, assessment and exploration in the reserve; current use of land, projects and works on land at the time of reserve determination (if any);
b) Application for national mineral reserve approval, which includes the following basic information: mineral requiring reservation; resource and deposit of each type of mineral requiring reservation; reserve coordinates, area and depth and geographical name of the area where the reserve is located; and mineral reservation period;
c) Draft decision on national mineral reserve approval;
d) Map of the reserve, which shows the information mentioned in Point a Clause 3 Article 3 herein.
3. An application for national mineral reserve change (hereinafter referred to as “change application”) includes:
a) Application for national mineral reserve change, which includes the following basic information: resource and deposit of mineral to be added to or removed from the reserve; coordinates, area, depth and geographical name of the area undergoing change; reason for the change;
b) Draft decision on national mineral reserve change;
c) Map of the area undergoing change, which shows the information mentioned in Point a Clause 3 Article 3 herein.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall send the applications prepared according to regulations in Clauses 2 and 3 herein to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Agriculture and Rural Development and People’s Committees of provinces where national mineral reserves are located for their opinions.
The abovementioned ministries and provincial People’s Committees shall give their opinions in writing within 20 days starting from the date of receipt of the request for opinion.
Article 5. Change to approved national mineral reserves
Change may be made to an approved national mineral reserve in any of the following cases:
1. An addition is made to list of national mineral reserves upon new mineral detection in compliance with Clause 1 Article 29 of the Mineral Law and Clause 1 Article 3 herein.
2. The whole or a part of a determined national mineral reserve will be removed from the list of national mineral reserves in any of the following cases:
a) The reserve is added to a relevant planning for mineral exploration, extraction, processing and use according to regulations of law on planning;
b) The reserve is used for national defense and security; and investment projects whose investment guidelines are decided or approved by the National Assembly, Government or Prime Minister, ensuring transparency.
Article 6. National mineral reservation period
1. Maximum national mineral reservation time shall be 50 years according to the approval decision from the Prime Minister. In special cases, for some reserves and specific minerals, this period may be extended for no longer than 70 years, which shall be decided by the Prime Minister.
2. In case the national mineral reservation period has expired but the reserved mineral(s) is/ are not yet added to the relevant planning for mineral exploration, extraction, processing and use, this period may be extended. The extension shall be determined according to regulations in Clause 2 Article 3 and Clause 1 of this Article.
MINERAL MANAGEMENT AND PROTECTION AND PERFORMANCE OF INVESTMENT PROJECTS IN NATIONAL MINERAL RESERVES
Article 7. Management and protection of minerals in national mineral reserves
1. Minerals in national mineral reserves must be strictly protected according to regulations of the Mineral Law, the Government's Decrees providing guidelines for the Mineral Law and this Decree.
2. During the performance of investment projects in national mineral reserves, investors shall:
a) Protect minerals on the project site according to regulations in Clause 1 of this Article;
b) Not extract minerals in national mineral reserves under the guise of investment projects or construction.
3. Investors committing a violation against the regulation in Point b Clause 2 herein shall be subject to penalty according to regulations of law on handling of administrative violations against regulations on minerals and, depending on the nature and extent of the violation and amount of minerals illegally extracted, be temporarily suspended from performing their investment projects or have the decision on investment guidelines revoked in compliance with relevant law provisions.
Article 8. Performance of investment projects in national mineral reserves
1. Do not perform the following investment projects in national mineral reserves:
a) Investment projects requiring long-term land use, excluding technical infrastructure works of national and public interests;
b) Construction works of special grade and grade I per regulations of law on construction, excluding projects of national importance whose investment guidelines are approved by the National Assembly, Government and Prime Minister.
2. When applying for approval for investment guidelines of projects in national mineral reserves, applicants must assess the impact of their projects on mineral resources, deposits and quality in these national mineral reserves; and include solutions for protection of minerals requiring reservation in the prefeasibility research report or report for approval for investment guidelines.
3. An assessment of impact to mineral resources, deposits and quality and solution for protection of minerals in a national mineral reserve includes:
a) Overview of reserved mineral resources on project site, including other minerals, concerning level of mineral potential investigation and assessment; current conditions of mineral resources and deposits and current mineral exploration and extraction activities (if any);
b) Assessment of scope of possible impact of the project on reserved mineral resources, deposits and quality;
c) Solution for protection of minerals requiring reservation on project site: identify specific work items that have a possible impact on minerals requiring reservation; stipulate responsibility of relevant organizations, units and individuals and the project investor for monitoring, supervising and promptly reporting any direct impact on minerals requiring reservation during the construction or performance of the project to the Ministry of Natural Resources and Environment for handling according to regulations in Clause 1 Article 9 herein;
d) Commitment to fulfill obligations to protect minerals not yet extracted on project site according to regulations in Clause 2 Article 7 herein.
4. Performance period of an investment project in a national mineral reserve shall not exceed the remaining mineral reservation period of the reserve.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall give its opinions on the content mentioned in Clause 3 herein for investment projects whose investment guidelines are approved by the National Assembly, Government, Prime Minister and heads of ministries and central government authorities as per law on investment.
6. Departments of Natural Resources and Environment of provinces where investment projects besides those mentioned in Clause 5 herein are located shall give their opinions on the content mentioned in Clause 3 herein.
7. Investment project investment registration authorities shall obtain opinions from the regulatory bodies mentioned in Clauses 5 and 6 of this Article. Opinions on assessment of impact on resources, deposits and quality; and solutions for protection of minerals in national mineral reserves shall be obtained at the same time during the opinion obtaining process before the investment guidelines are proposed to competent authorities and persons for approval as per law on investment.
Article 9. Removal of minerals on sites of investment projects in national mineral reserves
1. If construction of work items of an investment project in a national mineral reserve requires land grading, excavating and/or filling that directly impact/s reserved minerals and the original state of the reserved minerals cannot be preserved, removal of the affected minerals may be considered and permitted.
2. The project investor shall report to the People's Committee of the province where the project is located, which will notify the Ministry of Natural Resources and Environment in writing, to organize inspection and determination of the area containing the affected minerals mentioned in Clause 1 herein and issue a written approval for the removal to provide the basis for the provincial People’s Committee to decide the removal and request relevant organizations and individuals to fulfill their obligations as prescribed by law.
3. Responsibilities of organizations and individuals permitted to remove minerals mentioned in Clause 2 herein:
a) Be subject to inspection from the relevant mineral authority; and supervision of Vietnam Fatherland Front and people of the locality where the project is located;
b) Remove minerals in the area and with the amount determined by the Ministry of Natural Resources and Environment according to regulations in Clauses 1 and 2 herein with the permission from the People's Committee of the province where the project is located, take responsibility before the law for data in the mineral removal report submitted to the provincial People’s Committee for calculation of payment for mineral extraction right and fulfill other financial obligations as per the law;
c) Register and report mineral amount removed to the People's Committee of the province where the project is located and comply with regulations of law on environmental protection during the removal process.
4. Rules for decision on mineral removal by the People’s Committee of the province where the investment project is located according to regulations in Clause 2 herein:
a) Minerals shall be removed during project performance;
b) Project investors shall organize mineral removal according to regulations in Clause 1 herein. Otherwise, investors must propose other organizations and units for the removal to the provincial People's Committee for consideration and decision.
5. Applications and procedures for removal of minerals on investment project sites in national mineral reserves shall adhere to regulations on mineral extraction in areas where construction investment projects are located of mineral law.
Article 10. Compensation upon investment project cancellation
1. In case the Prime Minister reduces the area or mineral reservation time of a national mineral reserve for national defense and security or a project of national importance, which directly affects an investment project in the reserve, the investor is entitled to compensation and assistance according to regulations of law on land and other relevant regulations of law.
2. The State is not obliged to compensate investors of investment projects in national mineral reserves after the mineral reservation period decided by the Prime Minister has expired.
RESPONSIBILITY FOR STATE MANAGEMENT IN NATIONAL MINERAL RESERVES
Article 11. Responsibilities of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
1. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in determining, changing and gathering opinions on national mineral reserves according to regulations in Clauses 1 and 4 Article 4 herein.
2. Direct relevant provincial authorities and regulatory bodies as well as People's Committees at all levels to manage and supervise performance of investment projects in national mineral reserves; and organize protection of minerals not yet extracted from national mineral reserves according to regulations of law on minerals and regulations of this Decree.
Article 12. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Construction in formulating approval and change applications according to regulations in Article 4 herein;
b) Publish national mineral reserves changed or approved by the Prime Minister on the web portals of the Government and Ministry of Natural Resources and Environment;
2. The Ministry of Industry and Trade and Ministry of Construction shall:
a) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in determining national mineral reserves and proposing national mineral reserve approval or change to the Prime Minister according to regulations in Article 4 herein;
b) Take charge of amending relevant planning for mineral exploration, extraction, processing and use according to regulations of law on minerals and planning after the Prime Minister decides to change national mineral reserves.
3. Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Culture, Sports and Tourism and Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in giving opinions according to regulations in Clause 4 Article 4 herein.
Article 13. Transitional clauses
1. Business establishments and projects lawfully active in national mineral reserves before the entry into force of this Decree may continue to operate or be performed until the end of the operating or performing period approved by the competent authority. Project performing time may be extended according to regulations of this Decree.
2. For investment projects planned to start in national mineral reserves and received by the competent authority before the entry into force of this Decree but not yet granted the investment guidelines, the receiving authority shall review these projects to ensure that the project performing time is appropriate to the national mineral reservation period according to regulations of this Decree.
Article 14. Effect and implementing responsibility
1. This Decree takes effect from the date on which it is signed.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in organizing the implementation of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall implement this Decree./.
|
P.P. THE GOVERNMENT |