Chương VIII Luật khoáng sản 2010: Khai thác khoáng sản và khai thác tận thu khoáng sản
Số hiệu: | 60/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 02/04/2011 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
1. Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích, ranh giới theo chiều sâu của khu vực khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác, phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác.
1. Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
3. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.
4. Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động.
6. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
1. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
d) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
3. Khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
c) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
h) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật này.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn;
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại; diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại;
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại;
d) Đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
c) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;
d) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
đ) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được quy định như sau:
a) Tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
1. Thiết kế mỏ bao gồm thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chỉ được phép xây dựng cơ bản mỏ, khai thác khoáng sản khi đã có thiết kế mỏ được lập, phê duyệt theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản.
3. Bộ Công thương quy định nội dung thiết kế mỏ.
1. Khai thác khoáng sản phải có Giám đốc điều hành mỏ, trừ trường hợp khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác tận thu khoáng sản. Một giám đốc điều hành mỏ chỉ điều hành hoạt động khai thác theo một Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Giám đốc điều hành mỏ phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;
c) Có trình độ tổ chức, quản lý, kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường;
d) Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là 05 năm;
đ) Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 05 năm.
Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên mỏ không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác bằng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 02 năm; trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì phải được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm.
3. Tổ chức khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập, quản lý, lưu giữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ đến khi kết thúc khai thác.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sản đã khai thác, chịu trách nhiệm về số liệu đã thống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, thống kê, kiểm kê, chế độ báo cáo trong khai thác khoáng sản.
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.
2. Khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án.
3. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền quy định tại các điểm b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 của Luật này và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 55 của Luật này.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;
c) Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép;
c) Đề án đóng cửa mỏ.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được quy định như sau:
a) Tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Chính phủ quy định thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này;
b) Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phê duyệt, tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, thủ tục phê duyệt, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
Article 51. Mining organizations and individuals
1. Organizations and individuals having registered mining as their business line may be licensed for mining. They include:
a/ Enterprises established under the Law on Enterprises;
b/ Cooperatives and unions of cooperatives established under the Law on Cooperatives.
2. Business households having registered mining as their business line may be licensed for mining minerals for use as common construction materials and conducting salvage mining.
1. A mining area shall be delimited by lines connecting corner points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale.
2. The area and depth-based boundary of a mining area shall be considered on the basis of the mining investment project suitable to mineral deposits permitted for mining design.
Article 53. Principles and conditions for grant of mining licenses
1. Grant of a mining license must adhere to the following principles:
a/ A mining license is granted only for areas in which no organization or individual is lawfully exploring or mining minerals, but not for areas banned or temporarily banned from mineral activities or areas of national mineral deposits;
b/ A mineral area in which large-scale mining can be effective may not be divided for the grant of mining licenses to many organizations or individuals for small-scale mining.
2. To obtain a mining license, an organization or individual must satisfy all the following conditions:
a/ Having an investment project to mine minerals in the explored area with approved mineral deposits in conformity with the master plans specified at Points b, c and d, Clause 1, Article 10 of this Law. Such a project must contain a plan on employment of professional human resources, and advanced and appropriate equipment, technologies and mining methods; for toxic minerals, the Prime Minister's written permission is also required;
b/ Having an environmental impact assessment report or an environmental protection commitment made under the environmental protection law;
c/ Having an equity capital at least equal to 30% of the total investment capital of the mining investment project.
3. Business households defined in Clause 2, Article 51 of this Law may mine minerals for use as common construction materials or conduct salvage mining if they satisfy all the conditions set by the Government.
1. A mining license must contain the following principal details:
a/ Name of the licensed organization or individual;
b/ Kind of mineral, location and size of the mining area;
c/ Mineral deposits, capacity and method of mining;
d/ Mining duration;
e/ Financial and other relevant obligations.
2. A mining license is valid for 30 years at most and may be extended multiple times with the total extension period not exceeding 20 years.
In case an organization or individual licensed for mining transfers the mining right to another, the mining duration is the remaining period of the mining license previously granted.
Article 55. Rights and obligations of organizations and individuals licensed for mining
1. Organizations and individuals licensed for mining have the following rights:
a/ To use mineral-related information pertaining to the mining purpose and area permitted for mining;
b/ To mine minerals under the mining license;
c/ To further explore mineral deposits within the permitted area and depth and, before exploration, notify the volume and duration of such exploration to competent licensing state management agencies;
d/ To store, transport, sell and export the exploited minerals under law;
e/ To apply for extension or return of the mining license or return of part of the mining area;
f/ To transfer the mining right;
g/ To lodge complaints or lawsuits against decisions revoking the mining license or other decisions of competent stale agencies;
h/ To rent land under the land law according to the approved mining investment project or mine design;
i/ Other rights provided by law.
2. Organizations and individuals licensed for mining have the following obligations:
a/ To pay a fee for the grant of the mining right, a licensing fee. royalties, taxes, and charges, and fulfill other financial obligations under law;
b/ To ensure the schedule of mine infrastructure construction and mining activities stated in the mining investment project and mine design;
c/ To register the date of commencement of mine infrastructure construction and date of commencement of mining with competent licensing state management agencies and notify them to People's Committees at all levels in the locality in which the mines are located before construction or mining;
d/ To exploit to the maximum main and accompanied minerals; to protect mineral resources; to ensure labor safety and sanitation and take measures to protect the environment;
e/To collect and store information on results of further exploration for mineral deposits and on mining results;
f/ To report mining results to competent state management agencies under regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment;
g/ To compensate for damage caused by mining activities;
h/ To create favorable conditions for other organizations and individuals to conduct scientific researches permitted by the State in the mining area;
i/ To close mines, restore the environment and rehabilitate the soil when the mining license expires;
j/ Other obligations provided by law.
Article 56. Mining of toxic minerals containing radioactive substances
In addition to the obligations specified in Clause 2, Article 55 of this Law, organizations and individuals licensed for mining toxic minerals containing radioactive substances shall also comply with the Law on Atomic Energy and other relevant laws.
Article 57. Labor safety and sanitation in mining activities
1. Organizations and individuals licensed for mining and mine workers shall fully abide by labor safety and sanitation rules.
2. Organizations and individuals licensed for mining shall issue labor rules of the mines which comply with technical regulations on labor safety and sanitation.
3. When labor safety is at risk, mine managers shall immediately take necessary measures to eliminate the causes of the possible incident.
4. When a labor accident occurs, mine managers shall take urgent measures to remedy the incident; render first aid for and evacuate people from dangerous areas; promptly report such to competent state agencies; and protect assets and the scene of the incident.
5. Agencies, organizations and individuals are responsible for supporting first aid and remedy of consequences of labor incidents.
6. Organizations and individuals licensed for mining shall report on labor safety and sanitation in mining activities under law.
Article 58. Revocation or invalidation of mining licenses
1. A mining license will be revoked in the following cases:
a/ The licensed organization or individual fails to build mine infrastructure within 12 months since the effective date of the license, except force majeure events;
b/ The licensed organization or individual fails to conduct mining within 12 months since the proposed date of commencement of mining, except force majeure events;
c/ The licensed organization or individual breaches any of the obligations specified at Points a, b, c, d, e, f and g, Clause 2, Article 55 of this Law without taking remedies within 90 days after the date of written notice by a competent state management agency in charge of minerals;
d/ The area permitted for mining is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities.
2. A mining license will be invalidated in the following cases:
a/ It is revoked;
b/ It expires;
c/ It is returned;
d/ The licensed organization or individual dissolves or goes bankrupt.
3. When the mining license is invalidated, mine safety assurance and environmental protection works and equipment in the mining area will belong to the Slate and may neither be dismantled nor destroyed. Within 6 months since the date of invalidation of the mining license, the licensed organization or individual shall remove all remaining assets of its/her/her own and related parties from the mining area. Past this time limit, any remaining assets will belong to the State.
4. Within the time limit specified in Article 3 of this Article, organizations or individuals licensed for mining shall fulfill the obligations related to the mine closure, environmental rehabilitation and restoration and soil rehabilitation under this Law and other relevant laws.
Article 59. Dossiers of application for, extension or return of mining licenses, return of part of the mining area, or transfer of the mining right
1. A dossier of application for a mining license comprises:
a/ An application for a mining license;
b/ A map of the mining area;
c/ A competent state agency's decision approving mineral deposits;
d/ A mining investment project, enclosed with the project-approving decision and a cony of the investment certificate;
e/ An environmental impact assessment report or an environmental protection commitment;
f/ A copy of the business registration certificate;
g/ A document certifying the winning of the mining right, in case of winning the mining right through auction;
h/ A document certifying the applicant's equity capital under Point c, Clause 2, Article 53 of this Law.
2. A dossier for extension of a mining license comprises:
a/ An application for extension of a mining license;
b/ A map of the mining status at the time of application;
c/ A report on mining results by the time of application; remaining mineral deposits; and area requested for further mining.
3. A dossier for return of a mining license or return of part of the mining area comprises:
a/ An application for return of a mining license or return of part of the mining area;
b/ A map of the mining status at the time of application;
c/ A report on mining results by the time of return;
d/ A mine closure plan, in case of return of a mining license.
4. A dossier for transfer of the mining right comprises:
a/ An application for transfer of the mining right;
b/ A contract on transfer of the mining right, enclosed with the statement of the value of to-be-transferred assets;
c/ A map of the mining status at the time of application;
d/ A report on mining results and fulfillment of obligations by the time of application;
e/ Copies of the transferee's business registration certificate and investment certificate.
Article 60. Procedures for grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area
1. Applicants for grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area shall submit dossiers at competent licensing stale management agencies defined in Article 82 of this Law.
2. The time limit for processing dossiers of application for, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area is specified as follows:
a/ Ninety days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers of application for mining licenses;
b/ Forty-five days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for extension or return of mining licenses or return of part of the mining area;
c/ When it is necessary to consult concerned agencies and organizations on matters related to the grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area, the period for seeking consultations will not be included in the time limit specified at Point a or b, Clause 2 of this Law.
3. The Government shall detail procedures for the grant, extension or return of mining licenses or return of part of the mining area.
1. Mine designs include technical design and working drawing design.
2. Organizations and individuals licensed for mining may build mine infrastructure and mine minerals only when mine designs have been made and approved under law and submitted to state management agencies in charge of minerals.
3. The Ministry of Industry and Trade shall provide details of a mine design.
1. Mine managers are required for mining activities, except extraction of mineral water and natural thermal water and salvage mining. A mine manager may only manage mining activities under a single mining license.
2. A mine manager must satisfy the following criteria:
a/ Being knowledgeable about the mineral law and other relevant regulations;
b/ Being knowledgeable about specialized technical regulations, labor safety and sanitation rules and environmental protection regulations in mining activities;
c/ Having organizational and managerial qualifications, practical experience, and mining, labor safety and environmental protection techniques;
d/ A manager of a pit mine must be a mining engineer or mine building engineer who has personally worked in pit mines for at least 5 years;
e/ A manager of an open-cast mine must be a mining engineer who has personally worked in open-cast mines for at least 3 years; or a geological exploration engineer who has been trained in mining techniques and have personally worked for at least 5 years in open-cast mines.
A manager of a non-metallic open-cast mine in which industrial explosives are not used and minerals are manually exploited for use as common construction materials must possess a secondary degree in mining and have personally worked in open-cast mines for at least 2 years; those who have a secondary degree in geological exploration must have been trained in mining techniques and have personally worked in open-cast mines for at least 3 years.
3. Licensed mining organizations shall notify in writing professional qualifications and managerial capacity of mine managers to state management agencies competent to grant mining licenses.
Article 63. Status maps, status drawings of cross-sections of areas permitted for mining, statistics and inventory of mineral deposits and exploited mineral volumes
1. Organizations and individuals licensed for mining shall make, manage and keep status maps, status drawings of cross-sections of areas permitted for mining from commencement of mine infrastructure construction to termination of mining activities.
2. Organizations and individuals licensed for mining shall make statistics and inventory of mineral deposits in areas permitted for mining and exploited mineral volumes and take responsibility for statistical and inventoried data. Statistical and inventory results of the reporting year must be sent to state management agencies competent to grant mining licenses.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate the making of status maps, status drawings of cross-sections of areas permitted for mining, statistics, inventory and reporting in mining activities.
Article 64. Mining of minerals for use as common construction materials
1. Minerals used as common construction materials include:
a/ Sand of all kinds (except siliceous white sand) with SiO, content of less than 85%, not containing or containing calciterit, wolframit, monazite, zircon, ilmenite minerals, and accompanied gold which fails to satisfy deposit calculation criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b/ Clay used for the production of bricks and tiles according to Vietnamese standards and technical regulations, clays (except bentonite and kaolin clays) not qualified for production of construction ceramics, fireclay materials and cement according to Vietnamese standards and technical regulations;
c/ Sandstone and quartzite stone with SiO2 content of less than 85%, not containing or containing metallic minerals, native metals, radioactive and rare elements which fail to satisfy deposit calculation criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment or are not qualified for use as facing stones or fine-art stones according to Vietnamese standards and technical regulations;
d/ Sedimentary rocks of different kinds (except diatomite. bentonite and rock containing keramzit), magma rocks (except nephelin syenit rock, column or foam basalt), metamorphic rocks (except mica schist rich in vermiculite) not containing or containing metallic minerals, native metals, gemstones. semi-gemstones and radioactive and rare elements which fail to satisfy deposit calculation criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment or are not qualified for use as facing stones, fine-art stones or feldspar technical materials used for construction ceramic production according to Vietnamese standards and technical regulations;
e/ Schist of different kinds, except roofing schist, combustible schist and schist containing sericit, disten or sillimanit minerals exceeding 30% in content;
f/ Pebbles, gravel and dust not containing gold, platinum, gemstones and semi-gemstones; laterite not containing native metals or metallic minerals;
g/ Limestone, chalky clay and marbles (except limestone stalactites, white limestone and white marble) not qualified for use as materials for Portland cement production according to Vietnamese standards and technical regulations or not qualified for use as materials for the production of facing stones or fine-art stones according to Vietnamese standards and technical regulations;
h/ Dolomite stone with MgO content of less than 15%, dolomite stone not qualified for the production of construction glass or for use as materials for the production of facing stones or fine-art stones according to Vietnamese standards and technical regulations.
2. Organizations and individuals that mine minerals for use as common construction materials are not required to apply for mining licenses when:
a/ Mining minerals in the land area of an approved or licensed investment project to build a work and using mined products only for building such work.
Before mining, they shall register the mining area, capacity, volume, method, equipment and plan with the provincial-level People's Committee;
b/ Mining minerals in the residential land area under the use rights of a household or an individual for building works for such household or individual within this area.
3. Organizations and individuals that mine minerals for use as common construction materials defined at Point a. Clause 2 of this Article shall pay a fee for the grant of the mining right.
Article 65. Mining in areas with work construction investment projects
1. Mining in areas with investment projects on construction of works, except works specified in Clause 2 of this Article, complies with the following regulations:
a/ For areas with work construction investment projects in which minerals are discovered, competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law shall decide on the exploration or mining before the projects are approved or licensed;
b/ For areas in which mineral exploration and assessment has not yet been conducted and minerals are discovered during work construction, competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law shall decide whether to mine minerals or not within the scope of work construction. In case they decide to mine minerals, mineral exploration is not required.
2. If minerals are discovered in areas with important national projects or works falling within the National Assembly's deciding competence, or important projects or works falling within the Government's or the Prime Minister's deciding competence, the Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees of localities in which the works are implemented in, deciding on the exploration or mining of minerals in these areas.
3. If competent licensing state management agencies decide on non-mining, they shall issue a written reply to investment deciders, licensing agencies or investors.
Article 66. Transfer of the mining right
1. Organizations and individuals licensed for mining that have completed capital construction work and put mines into operation may transfer the mining right.
2. Transferees of the mining right must satisfy all conditions for the grant of mining licenses.
3. Transfer of the mining right must be approved by a state management agency competent to grant mining licenses. If obtaining such approval, transferees of the mining right will be granted new mining licenses.
4. The Government shall detail the transfer of the mining right.
Salvage mining means mining of remaining minerals in a tailing dump of a mine that has been decided to be closed.
Article 68. Validity term of a license for salvage mining
A license for salvage mining is valid for 5 years at most, including the extended period.
Article 69. Rights and obligations organizations and individuals licensed for salvage mining
1. Organizations and individuals licensed for salvage mining have the rights provided at Points b, d, e, g, h and i, Clause 1, Article 55 of this Law and are not required to pay a fee for the grant of the mining right.
2. Organizations and individuals licensed for salvage mining have the following obligations:
a/ To pay a licensing fee, royalties, taxes and charges and fulfill other financial obligations provided by law;
b/ To fulfill the obligations specified at Points b, d, e, f ,g ,h, i and j, Clause 2, Article 55 of this Law.
Article 70. Dossiers of application for. extension or return of licenses for salvage mining
1. A dossier of application for a license for salvage mining comprises:
a/ An application for a license for salvage mining of minerals;
b/ A map of the salvage mining area;
c/ An investment project on salvage mining enclosed with the project-approving decision; a copy of the investment certificate;
d/ An environmental impact assessment report or an environmental protection commitment;
e/ A copy of the business registration certificate.
2. A dossier for extension of a license for salvage mining comprises:
a/ An application for extension of a license for salvage mining;
b/ A report on mining results by the time of application.
3. A dossier for return of a license for salvage mining comprises:
a/ An application for return of a license for salvage mining;
b/ A report on mining results by the time of return;
c/ A mine closure plan.
Article 71. Procedures for grant, extension or return of licenses for salvage mining
1. Applicants for grant, extension or return of licenses for salvage mining shall submit dossiers at competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law.
2. The time limit for processing dossiers of application for, extension or return of licenses for salvage mining is specified as follows:
a/ Thirty days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for grant of licenses for salvage mining;
b/ Fifteen days after receiving complete and valid dossiers, for dossiers for extension or return of licenses for salvage mining.
3. The Government shall provide procedures for grant, extension or return of licenses for salvage mining.
Article 72. Revocation of licenses for salvage mining
1. A license for salvage mining will be revoked in the following cases:
a/ The licensed organization or individual fails to fulfill its/his/her obligations specified in Clause 2, Article 69 of this Law;
b/ The salvage mining area is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities.
2. When the license for salvage mining is revoked or expires, the licensed organization or individual shall remove all its/his/her assets from the mining area and rehabilitate and restore the environment.
3. When the license for salvage mining of minerals is revoked under Point b, Clause 1 of this Article, the licensed organization or organization shall be compensated for the related damage under law.
Section 3 CLOSURE OF MINERAL MINES
Article 73. Closure of mineral mines
Organizations and individuals licensed for mining shall make mine closure plans for the whole or part of the mining area in the following cases:
1. They have mined the whole or part of mineral deposits;
2. Their mining licenses expire while mineral deposits in the mining area have not fully been exploited.
Article 74. Making and implementation of mine closure plans
1. Organizations and individuals licensed for mining shall make mine closure plans and submit them to competent licensing state management agencies defined in Article 82 of this Law for approval before implementation.
2. In case organizations or individuals licensed for mining dissolve, go bankrupt or are incapable of implementing mine closure plans, competent licensing state management agencies shall select capable organizations or individuals to make and implement these plans. Funds for implementing mine closure plans come from environ mental rehabilitation and restoration deposits of organizations or individuals licensed for mining.
Article 75. Approval and takeover test of results of implementation of mine closure plans and decisions
1. State management agencies competent to grant mining licenses shall approve, and conduct takeover test of, results of implementation of mine closure plans and decisions.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate the contents, and procedures for approval and takeover test of results of implementation of mine closure plans and decisions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản
Điều 15. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Điều 26. Khu vực hoạt động khoáng sản
Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 40. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 53. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 80. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản
Điều 5. Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác
Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản
Điều 15. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 24. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 30. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Điều 36. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 41. Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Điều 49. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 52. Khu vực khai thác khoáng sản
Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 56. Khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ
Điều 62. Giám đốc điều hành mỏ
Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 71. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 77. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Điều 78. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 79. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản
Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 24. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 36. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 41. Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Điều 49. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 56. Khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 71. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 35. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 77. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Điều 79. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản