Chương II Luật khoáng sản 2010: Chiến lược, quy hoạch khoáng sản
Số hiệu: | 60/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2011 |
Ngày công báo: | 02/04/2011 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng;
b) Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí;
c) Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội;
d) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.
2. Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;
b) Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;
c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
3. Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.
1. Quy hoạch khoáng sản bao gồm:
a) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
c) Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước;
d) Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Kỳ quy hoạch khoáng sản được quy định như sau:
a) Kỳ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là 10 năm, tầm nhìn 20 năm;
b) Kỳ quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này là 5 năm, tầm nhìn 10 năm.
3. Chính phủ phân công các bộ tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các loại quy hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này; quy định việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản;
b) Định hướng cho quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước.
2. Căn cứ để lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản;
b) Kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản kỳ trước; tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản mới phát hiện.
3. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản;
b) Đánh giá tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản; xác định vùng có triển vọng về khoáng sản;
c) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản kỳ trước;
d) Xác định quy mô đầu tư, nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
đ) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản;
b) Bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;
c) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
2. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch ngành sản xuất sử dụng khoáng sản;
b) Nhu cầu khoáng sản của các ngành kinh tế;
c) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản;
đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản;
b) Đánh giá thực trạng tiềm năng khoáng sản đã điều tra, thăm dò và nhu cầu sử dụng khoáng sản của các ngành kinh tế;
c) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
d) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác khoáng sản trong kỳ quy hoạch;
đ) Khoanh định khu vực hoạt động khoáng sản, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Khu vực hoạt động khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
e) Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Việc lập quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
b) Bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;
c) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;
d) Một loại khoáng sản sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chỉ thể hiện trong một quy hoạch.
2. Căn cứ để lập quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch ngành sản xuất sử dụng khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
b) Nhu cầu khoáng sản cho chế biến và sử dụng của các ngành kinh tế;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản trong khu vực hoạt động khoáng sản;
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;
d) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác;
e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Quy hoạch khoáng sản được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung quy hoạch đã được phê duyệt hoặc có sự thay đổi lớn về nhu cầu chế biến, sử dụng khoáng sản của ngành kinh tế;
b) Có phát hiện mới về khoáng sản làm ảnh hưởng đến tính chất, nội dung quy hoạch;
c) Khi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này;
d) Vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản quyết định điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt.
1. Việc lấy ý kiến về quy hoạch khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 10 của Luật này, tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan về quy hoạch khoáng sản trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan về quy hoạch khoáng sản trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch khoáng sản được phê duyệt hoặc được điều chỉnh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch khoáng sản có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch khoáng sản.
MINERAL STRATEGIES AND MASTER PLANS
1. Mineral strategies shall be elaborated on the following principles and bases:
a/ Conformity with socio-economic development, national defense and security strategies and plans and regional master plans;
b/ Satisfaction of mineral needs for sustainable socio-economic development; and economical and wasteful exploitation and utilization of minerals;
c/ Domestic mineral demand and supply capacity and possibilities of international cooperation in the mining sector for socio-economic development:
d/ Available results of geological baseline surveys of minerals; and mineral-related geological prerequisites and signs.
2. A mineral strategy must contain the following principal contents:
a/ Guiding viewpoints and objectives of geological baseline surveys of minerals, protection of unexploited minerals, mineral exploration, mining, processing and rational and economical utilization of minerals;
b/ Orientations for geological baseline surveys of minerals, protection of unexploited minerals, exploration and mining of each group of minerals, and post-mining processing and rational and economical utilization of minerals in the strategy's period;
c/ Major tasks and solutions in geological baseline surveys of minerals, protection of unexploited minerals, exploration and mining of each group of minerals, post-mining processing and rational and economical utilization of minerals; and national mineral reserves.
3. Mineral strategies shall be elaborated for 10-year periods, with a 20-year vision, corresponding to the period of relevant socio-economic development strategies.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment, other ministries and ministerial-level agencies and concerned localities in, elaborating mineral strategies for submission to the Prime Minister for approval.
Article 10. Mineral master plans
1. Mineral master plans include:
a/ Master plans on geological baseline surveys of minerals:
b/ National master plans on mineral exploration and mining;
c/ National master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials, and national master plans on exploitation and utilization of each kind or group of other minerals;
d/ Provincial master plans on mineral exploration, mining and utilization.
2. Periods of mineral master plans are stipulated as follows:
a/ A master plan on geological baseline surveys of minerals shall be made for a 10-year period, with a 20-year vision;
b/ A master plan specified at Points b, c and d, Clause I of this Article shall be made for a 5-year period, with a 10-year vision.
3. The Government shall assign ministries to elaborate and submit the master plans specified in at Points a, b and c, Clause 1 of this Article to the Prime Minister for approval; and provide for the elaboration of provincial master plans on mineral exploration, mining and utilization.
Article 11. Master plans on geological baseline surveys of minerals
1. Master plans on geological baseline surveys of minerals shall be elaborated on the following principles:
a/ Compliance with socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans and mineral strategies;
b/ Orientation for the elaboration of national master plans on mineral exploration and mining.
2. Bases for elaboration of master plans on geological baseline surveys of minerals include:
a/ Socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans and mineral strategies;
b/ Implementation results of the preceding period's master plan on geological baseline surveys of minerals; and newly discovered mineral-related geological prerequisites and signs.
3. A master plan on geological baseline surveys of minerals must have the following principal contents:
a/ A geological and mineral survey map based on a l:50,000-scale topographic map; development of a system of geological and mineral databases;
b/ Assessment of potentials of each kind and group of minerals; identification of areas with mineral prospect;
c/ Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan on geological baseline surveys of minerals;
d/ Identification of the scope of investment in and needs for equipment, technologies and analyzing and testing methods for geological baseline surveys of minerals;
e/ Solutions and schedule for the implementation of the master plan.
Article 12. National master plans on mineral exploration and mining
1. National master plans on mineral exploration and mining shall be elaborated on the following principles:
a/ Compliance with socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans and mineral strategies;
b/ Assurance of rational, economical and effective exploitation and utilization of minerals to meet present needs while taking into account scientific and technological development and mineral demand in the future;
c/ Protection of the environment, natural landscape, historical-cultural relics, scenic places and other natural resources.
2. Bases for the elaboration of national master plans on mineral exploration and mining include:
a/ Socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and master plans on mineral-using industries;
b/ Mineral needs of various industries;
c/ Results of geological baseline surveys of minerals;
d/ Scientific and technological advances in mineral exploration and mining;
e/ Implementation results of the preceding period's master plan; and strategic environmental assessment results according to the law on environmental protection.
3. A national master plan on mineral exploration and mining must have the following principal contents:
a/ Survey, study, summarization and assessment of national and socio-economic conditions and the current state of mineral exploration, mining, processing and utilization;
b/ Assessment of mineral potential already surveyed and explored and mineral needs of various industries;
c/ Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan;
d/ Identification of orientations and objectives for mineral exploration and mining in the planning period;
e/ Identification of mineral activity areas, including also areas with small-scale and scattered minerals. A mineral activity area will be delimited by lines connecting comer points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale;
f/ Areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities and national mineral reserves areas;
g/ Solutions and schedule for the implementation of the master plan.
Article 13. National master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials and national master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of other minerals
1. National master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials and national master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of other minerals shall be elaborated on the following principles:
a/ Compliance with socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and national master plans on mineral exploration and mining.
b/ Assurance of rational, economical and efficient exploitation and utilization of minerals to meet present needs while taking into account scientific and technological development and mineral needs in the future;
c/ Protection of the environment, natural landscape, historical-cultural relics, scenic places and other natural resources;
d/ A mineral which is used for different purposes shall be indicated in only one master plan.
2. Bases for elaboration of national master plans on the exploitation and utilization of each kind or group of minerals for use as construction materials and national master plans on exploitation and utilization of each kind or group of other minerals include:
a/ Socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and national master plans on mineral exploration and mining;
b/ Mineral processing and utilization needs of various industries;
c/ Scientific and technological advances in mineral exploration and mining;
d/ Implementation results of the preceding period's master plan; and strategic environmental assessment results according to the law on environmental protection.
3. A national master plan on the exploitation and utilization of a kind or group of minerals for use as construction materials or a national master plan on exploitation and utilization of a kind or group of other minerals must have the following principal contents:
a/ Survey, study, summarization and assessment of the current state of exploration, exploitation, processing and utilization of this kind or group of minerals in mineral activity areas;
b/ Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan;
c/ Identification of mineral demand and supply in the planning period;
d/ Identification of mining areas and kinds of minerals in which mining investment should be made and mining schedule. A mineral mining area shall be delimited with lines connecting comer points drawn on a topographic map using the national coordinate system of an appropriate scale;
e/ Identification of mining scale and capacity and requirements on mining technologies;
f/ Solutions and schedule for the implementation of the master plan.
Article 14. Adjustment of mineral master plans
1. A mineral master plan may be adjusted in the following cases:
a/ Upon adjustment of socio-economic development, national defense and security strategies and plans, regional master plans, mineral strategies and plans which directly affect the contents of the approved master plans or upon occurrence of great changes in the mineral processing and utilization demands of various industries;
b/ There are new findings about minerals which affect the characteristics and contents of the master plan;
c/ Upon occurrence of a circumstance defined in Clause 4, Article 28 of this Law;
d/ For national or public interests.
2. State management agencies competent to approve mineral master plans shall decide to adjust the approved master plans.
Article 15. Collection of opinions on. and publicization of, mineral master plans
1. Opinions on mineral master plans shall be collected as follows:
a/ Agencies elaborating the master plans prescribed at Points a. b and c. Clause 1, Article 10 of this Law shall collect opinions on the master plans from concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) before submitting them to the Prime Minister for approval;
b/ Agencies elaborating the master plans defined at Point d, Clause 1, Article 10 of this Law shall collect opinions on the master plans from the Ministry of Natural Resources and Environment and concerned ministries and ministerial-level agencies before submitting them to competent state agencies for decision.
2. The agency which elaborates a mineral master plan shall publicize it within 30 days after it is approved or adjusted.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản
Điều 15. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Điều 26. Khu vực hoạt động khoáng sản
Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 40. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 53. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 80. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản
Điều 5. Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác
Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản
Điều 15. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 24. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 30. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Điều 36. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 41. Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Điều 49. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 52. Khu vực khai thác khoáng sản
Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 56. Khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ
Điều 62. Giám đốc điều hành mỏ
Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 71. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 77. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Điều 78. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 79. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản
Điều 7. Sử dụng thông tin về khoáng sản
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 24. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Điều 27. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 36. Lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 41. Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 44. Thăm dò khoáng sản độc hại
Điều 49. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 54. Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 56. Khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 71. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Điều 35. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
Điều 37. Lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 39. Đề án thăm dò khoáng sản
Điều 50. Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 65. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 70. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 77. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Điều 79. Hình thức, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản