Chương V Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Quản lý chất thải
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường và một số quy định cụ thể sau:
1. Sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phải được quản lý để giảm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo tiêu chí của kinh tế tuần hoàn quy định tại Điều 138 Nghị định này.
2. Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh thông qua việc áp dụng các giải pháp tăng hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả sử dụng sản phẩm.
3. Việc sử dụng sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải theo nguyên tắc tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Tái sử dụng sản phẩm thải bỏ;
b) Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm bị lỗi, sản phẩm cũ để kéo dài thời gian sử dụng;
c) Tận dụng thành phần, linh kiện của sản phẩm thải bỏ;
d) Tái chế chất thải rắn để thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật;
e) Chôn lấp chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn.
5. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định này về thu gom, vận chuyển chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Việc phòng ngừa, giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và xử lý nước thải phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường và một số quy định cụ thể sau:
1. Nước thải phải được quản lý để giảm khai thác, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
2. Sử dụng tối đa giá trị của nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Xử lý và tái sử dụng nước thải trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
b) Xử lý và chuyển giao để tái sử dụng nước thải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Chuyển giao cho đơn vị khác để xử lý, tái sử dụng theo quy định của pháp luật;
d) Xử lý, xả thải nước thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
3. Công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải là một phần của hệ thống xử lý nước thải nhằm bảo đảm không xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải bảo đảm kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa; có khả năng lưu chứa hoặc quay vòng xử lý lại nước thải với quy mô phù hợp với kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Không sử dụng chung công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải với công trình thu gom, lưu giữ và thoát nước mưa, công trình lưu giữ nước phòng cháy, chữa cháy.
Trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải là trang thiết bị được chuẩn bị sẵn sàng theo kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường để phòng ngừa, cảnh báo, ứng phó kịp thời trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
4. Việc thu gom, vận chuyển nước thải, chất thải lỏng phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định này về thu gom, vận chuyển nước thải, chất thải lỏng ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:
a) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này nhưng có hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
c) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này nhưng có hợp đồng chuyển giao với cơ sở tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm d khoản này;
d) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường;
đ) Cơ sở xử lý do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp này phải bằng phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc sản xuất phân bón phù hợp đối với chất thải thực phẩm.
3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; chi trả giá dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định cụ thể của chính quyền địa phương.
4. Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến cơ sở xử lý do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường;
c) Thanh toán chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của chính quyền địa phương, trừ chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường.
5. Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý với cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Thanh toán chi phí vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của chính quyền địa phương, trừ chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khoản 3 Điều này; chi phí xử lý và hình thức thu đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này trên nguyên tắc chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính đúng, tính đủ cho một đơn vị khối lượng chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện xử lý.
1. Việc lựa chọn chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, xây dựng và đấu thầu. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư ngoài ngân sách thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn do mình đầu tư hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác làm chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
a) Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam; tuân thủ hợp đồng xử lý đã ký kết và các cam kết với chính quyền địa phương;
b) Là chủ công nghệ hoặc có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định. Trường hợp sử dụng công nghệ xử lý có xuất xứ từ các nước châu Âu, nhóm các nước công nghiệp phát triển mà khác với quy định kỹ thuật của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải của Việt Nam thì khí thải, nước thải phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng của các quốc gia đó và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải, nước thải của Việt Nam;
c) Phải hoàn trả mặt bằng và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng, chi phí tháo dỡ công trình và các chi phí khác có liên quan trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký với chính quyền địa phương.
3. Việc lựa chọn chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
1. Công nghệ chôn lấp trực tiếp là việc chôn lấp chất thải trực tiếp trong bãi chôn lấp theo quy định mà chưa qua xử lý bằng các biện pháp khác.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi đầu tư mới hoặc đưa vào vận hành các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; bảo đảm giảm dần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đáp ứng mục tiêu về quản lý tổng hợp chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ phát triển.
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường, khoản 4 và khoản 5 Điều 58 Nghị định này.
2. Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định.
3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý.
4. Không để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
5. Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
1. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định đối với chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh từ cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
c) Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết.
2. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký kết.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 75, khoản 2 Điều 76, khoản 1 Điều 77, khoản 2 và khoản 6 Điều 78, khoản 6 Điều 79, khoản 5 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp dưới về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
c) Ban hành biện pháp thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung quản lý chất thải rắn trong quy hoạch có liên quan theo thẩm quyền; lập kế hoạch hằng năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
đ) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
c) Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định này.
3. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất được quản lý như sản phẩm, hàng hóa.
2. Tro, xỉ, thạch cao được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường và các chất thải rắn công nghiệp thông thường khác đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng do cơ quan có thẩm quyền ban hành được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện việc quản lý theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Quy định nhóm chất thải tại khoản 1 Điều này trong danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường; rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao, chất thải công nghiệp thông thường khác để hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Trường hợp chưa ban hành được quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển;
c) Quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp.
5. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Trường hợp chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi sử dụng bùn thải làm phân bón cho cây trồng; sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường khác làm nguyên liệu, vật liệu trong các công trình thủy lợi;
b) Hướng dẫn chi tiết việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
7. Bộ Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan ngang bộ khác ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu, vật liệu trong các công trình giao thông và các công trình khác, bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1. Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường; có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường; được phép chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định này sau khi phân loại theo đúng quy định cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành khi chuyển giao nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Chỉ được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường với chủ nguồn thải khi đã ký hợp đồng chuyển giao cho các đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành khi chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Bảo đảm các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải.
4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ.
1. Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
a) Thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, bao bì phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, văn phòng cơ quan nhà nước, trường học, nơi công cộng thuộc danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này và danh mục chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định tại Mục 1 Chương VI Nghị định này không phải có giấy phép môi trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại nhưng phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định này.
2. Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện vận chuyển chính chủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Các chủ nguồn thải phải lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giám sát, quản lý.
4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;
b) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường thuê phương tiện vận chuyển công cộng như phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để vận chuyển chất thải nguy hại thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện.
1. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
3. Cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế nguy hại tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì không được coi là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế lân cận để xử lý theo mô hình cụm được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng, tái sử dụng chất thải nguy hại. Trường hợp chưa ban hành được quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.
Trách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
1. Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:
a) Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý;
b) Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định này có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp.
4. Phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ chất thải nguy hại mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng biên bản bàn giao thay cho chứng từ chất thải nguy hại.
Trách nhiệm chính của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
1. Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động phù hợp với giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này.
2. Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này được cấp và phù hợp với hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
3. Chỉ được tiếp nhận chất thải nguy hại do chủ nguồn thải chất thải nguy hại vận chuyển đến hoặc từ chủ xử lý chất thải nguy hại thực hiện việc liên kết theo quy định tại Điều 73 Nghị định này.
4. Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng, kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại.
5. Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Khi 02 tổ chức, cá nhân có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển chất thải nguy hại và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho bên còn lại thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đến cơ quan cấp giấy phép môi trường để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Thời hạn cơ quan cấp giấy phép môi trường trả lời bằng văn bản là 15 ngày.
2. Bên nhận chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo hợp đồng liên kết quy định tại khoản 1 Điều này phải trực tiếp xử lý chất thải nguy hại, không được chuyển giao tiếp chất thải nguy hại cho bên thứ ba để xử lý. Bên nhận chuyển giao chất thải nguy hại từ chủ nguồn thải trong trường hợp có hợp đồng liên kết xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại khoản 1 Điều này phải xử lý được ít nhất một loại chất thải nguy hại đã tiếp nhận và phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nguồn thải hoặc có hợp đồng ba bên về việc liên kết thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
1. Các cơ sở, dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng không phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa.
2. Chất thải lỏng không nguy hại là sản phẩm, dung dịch, vật liệu ở trạng thái lỏng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra từ quá trình sử dụng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Trường hợp chất thải lỏng được thải cùng nước thải thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải; trường hợp chuyển giao để xử lý thì được quản lý theo quy định như đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
3. Nước thải được tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành phù hợp với mục đích sử dụng nước. Nước thải khi chuyển giao để tái sử dụng thì phải đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều này. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc quy định, hướng dẫn về tái sử dụng nước thải cụ thể như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi sử dụng nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường làm nước tưới cây; nước thải từ hoạt động chăn nuôi, xử lý phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác. Trường hợp chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi tái sử dụng nước thải làm nước đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chuyển giao nước thải:
a) Nước thải chuyển giao để tái sử dụng chỉ được chuyển giao đến cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nước đầu vào cho hoạt động sản xuất;
b) Cơ sở chuyển giao nước thải phải đáp ứng các yêu cầu sau: có phương án chuyển giao nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng và được nêu rõ tại báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; có hợp đồng chuyển giao nước thải với cơ sở tiếp nhận nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại điểm d khoản này; có hạ tầng, thiết bị chứa nước thải tạm thời bảo đảm chống tràn, đổ, rò rỉ ra môi trường xung quanh;
c) Cơ sở tiếp nhận nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau: có phương án tiếp nhận nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng và được nêu rõ tại báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; có hệ thống xử lý nước thải có công nghệ, công suất phù hợp để xử lý nước thải tiếp nhận hoặc có dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp để tái sử dụng nước thải tiếp nhận; có đồng hồ đo lưu lượng nước thải sau xử lý; không chuyển giao nước thải đã tiếp nhận cho bên thứ ba;
d) Yêu cầu đối với việc vận chuyển nước thải: nước thải được chuyển giao bằng đường ống hoặc phương tiện giao thông. Đường ống phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm các quy định kỹ thuật, không rò rỉ ra môi trường xung quanh, phải có van, đồng hồ đo lưu lượng và được thể hiện đầy đủ trong phương án chuyển giao nước thải để xử lý hoặc tái sử dụng. Phương tiện giao thông phải có đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông; phải có thiết bị, khoang chứa nước thải kín, chống thấm, chống rò rỉ, chống phát tán mùi, chống ăn mòn do nước thải được vận chuyển.
1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông công cộng (trừ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch), phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải thực hiện theo quy định tại Điều 131 Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với các cam kết quốc tế và kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều này xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường với các nội dung chính như sau:
a) Chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí và phát thải khí nhà kính;
b) Loại bỏ phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải theo quy định; phương tiện giao thông cơ giới cũ, đã sử dụng nhiều năm gây ô nhiễm môi trường;
c) Hạn chế và tiến tới loại bỏ xe máy hai bánh, ba bánh sử dụng nhiên liệu hóa thạch tham gia giao thông trong nội đô các đô thị lớn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
d) Tổ chức phân luồng giao thông tại các đô thị để kiểm soát, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí do phương tiện giao thông gây ra;
đ) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm chuyển đổi từ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải;
e) Phát triển hạ tầng giao thông cho phương tiện giao thông công cộng; có chính sách hỗ trợ người dân khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
1. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải là việc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải gửi một khoản tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi đóng bãi theo phương án cải tạo môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định.
2. Khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải:
a) Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo môi trường tại bãi chôn lấp chất thải, căn cứ vào các nội dung cải tạo môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án cải tạo môi trường. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường;
c) Tổng số tiền ký quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, đóng cửa đối với bãi chôn lấp chất thải, chi phí xử lý ô nhiễm, quan trắc môi trường và vận hành các công trình xử lý chất thải. Phương pháp tính và dự toán chi phí xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Số tiền ký quỹ hằng năm (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) được tính bằng tổng số tiền ký quỹ chia đều cho các năm theo thời gian trong dự án đầu tư;
đ) Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hằng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hằng năm nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án được phê duyệt. Chỉ số giá tiêu dùng hằng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi triển khai dự án hoặc cơ quan có thẩm quyền;
e) Tiền ký quỹ bảo vệ môi trường được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh và được hưởng lãi suất theo quy định của pháp luật kể từ ngày ký quỹ.
3. Thời gian ký quỹ, xác nhận ký quỹ:
a) Thời gian ký quỹ được tính từ ngày dự án đầu tư xử lý chất thải có hoạt động chôn lấp được cấp giấy phép môi trường đến khi kết thúc hoạt động chôn lấp;
b) Ngay sau khi nhận ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ bảo vệ môi trường phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tổng số tiền ký quỹ được tính toán; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi bàn giao các công trình bảo vệ môi trường được cải tạo; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có).
4. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ:
a) Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ và lãi suất tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ dự án đầu tư kèm theo hồ sơ đã hoàn thành nội dung xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải;
b) Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ;
c) Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh đôn đốc các tổ chức, cá nhân vận hành và quản lý bãi chôn lấp chất thải thực hiện ký quỹ cải tạo môi trường đúng hạn; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp chậm ký quỹ theo quy định;
d) Trường hợp chủ dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải, phá sản, đóng cửa bãi chôn lấp chất thải, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi phí xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải.
5. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tiến độ tổ chức, cá nhân đã hoàn thành nội dung cải tạo môi trường và được thực hiện như sau:
a) Chủ cơ sở bãi chôn lấp chất thải sau khi hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo bãi chôn lấp chất thải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo môi trường;
b) Thành phần hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo môi trường bao gồm 01 đơn đề nghị nghiệm thu hoàn thành và 01 báo cáo hoàn thành (từng phần hoặc toàn bộ) phương án cải tạo môi trường;
c) Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo môi trường là 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo môi trường như sau:
Cơ quan kiểm tra, xác nhận thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo môi trường gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu đến từng thành viên đoàn kiểm tra;
Đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo môi trường tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở chôn lấp chất thải. Sau khi kết thúc kiểm tra, trường hợp việc cải tạo môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan kiểm tra, xác nhận cấp giấy xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo môi trường theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trường hợp chưa đủ điều kiện xác nhận, cơ quan kiểm tra, xác nhận thông báo cho chủ cơ sở bãi chôn lấp chất thải và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo môi trường, nơi nhận tiền ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ cho tổ chức, cá nhân;
e) Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có giấy xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo môi trường;
g) Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ được thực hiện sau khi có giấy xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo môi trường.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép đầu tư, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải chuyển nhượng quyền hoặc mua bán, đổi tên, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ về cải tạo môi trường và ký quỹ cải tạo môi trường.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải.
Section 1. GENERAL PROVSIONS ON WASTE MANAGEMENT
Article 56. General requirements for solid waste management
The prevention, minimization, classification, collection, transport, reuse, recycling and treatment of solid waste shall comply with the requirements specified in clause 1 Article 72 of the LEP and the following specific regulations:
1. Discarded products and solid waste must be managed to minimize the exploitation and use of natural resources and adverse impacts on the environment according to the circular economy criteria specified in Article 138 of this Decree.
2. Waste generated shall be minimized by applying measures to improve the efficiency in production or in using products.
3. The use of discarded products and solid waste generated from production, business operation, service provision and consumption must comply with the principle of making full use of value of discarded products and solid waste by adopting measures in the following order of priority:
a) Recycle discarded products;
b) Repair, maintain or upgrade defective and old products to extend their useful life;
c) Make use of parts of discarded products;
d) Recycle solid waste to recover raw materials, fuels and materials in service of manufacturing activities as prescribed by law;
dd) Treat solid waste in combination with recovering energy as prescribed by law;
e) Bury solid waste as prescribed by law.
4. It is advisable to apply digital transformation, develop and apply platform-based business models to promote the minimization of waste generated, reuse, classification, collection, transport, recycling and treatment of solid waste.
5. The collection and transport of solid waste generated from activities of non-tariff zones, export-processing zones and export processing enterprises inland shall comply with regulations of this Decree on collection and transport of waste outside the non-tariff zones, export processing zones and export processing enterprises.
Article 57. General requirements for wastewater management
The prevention, minimization, collection, transport, reuse, recycling and treatment of wastewater shall comply with the requirements specified in clause 2 Article 72 of the LEP and the following specific regulations:
1. Wastewater must be managed to minimize the extraction and improve the efficiency in use of water resources and reduce adverse impacts on the environment.
2. Make full use of value of wastewater generated from production, business operation, service provision and domestic activities by adopting measures in the following order of priority:
a) Treat and reuse wastewater directly in production, business operation and service provision as prescribed by law;
b) Treat and transfer wastewater to reuse wastewater in production, business operation and other services as prescribed by law;
c) Transfer wastewater to another unit for treatment and reuse as prescribed by law;
d) Treat and discharge wastewater in accordance with environmental technical regulations.
3. Works and equipment for environmental emergency prevention and response with respect to wastewater which serves as part of the wastewater treatment system to ensure that untreated wastewater is not discharged into the environment in case the wastewater treatment system is involved in an emergency. An environmental emergency prevention and response work must be solid, waterproof and resistant to wastewater leakage according to design standards and regulations on construction or product and goods quality standards; have the ability to store or re-treat wastewater in a scale suitable for environmental emergency prevention and response plan of the investment project, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster. It is not allowed to use the same environmental emergency prevention and response work or equipment for wastewater from the work for rain water collection, storage and drainage or work for ire fighting water storage.
Environmental emergency prevention and response equipment for wastewater means equipment which is readily available according to the emergency prevention and response plan for the purposes of prevention, warning and timely response if the wastewater treatment system is involved in an emergency. The environmental emergency prevention and response equipment for wastewater must conform to design standards and regulations on design or product and goods quality standards.
4. The collection and transport of wastewater and liquid waste generated from activities of non-tariff zones, export-processing zones and export processing enterprises inland shall comply with regulations of this Decree on collection and transport of wastewater and liquid waste outside the non-tariff zones, export processing zones and export processing enterprises.
Section 2. DOMESTIC SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 58. Management of domestic solid waste of authorities, organizations, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters
1. Authorities, organizations, businesses, investors in construction and commercial operation of infrastructure of dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters which generate waste from their domestic and office activities with a total weight of less than 300 kg per day are entitled to manage domestic solid waste as prescribed in Article 75 of this the LEP or managed under clause 2 of this Article.
2. Any authority, organization, business or investor in construction and commercial operation of infrastructure of a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster which generates domestic solid waste, except for the case mentioned in clause 1 of this Article must transfer their domestic solid waste to:
a) A transport and collection service provider selected by the local authority as prescribed in clause 1 Article 77 of the LEP;
b) A transport and collection service provider which is not the one specified in point a of this clause but signs a contract for transferring domestic solid waste to a transport service provider selected by the local authority as prescribed in clause 1 Article 77 of the LEP;
c) A transport and collection service provider which is not the one specified in point a of this clause but signs a transfer contract with a domestic solid waste reusing, recycling and treatment service provider prescribed in point d of this clause;
d) A waste transport, collection and transport service provider other than that specified in clause 2 Article 78 of the LEP;
dd) A treatment facility selected by the local authority as specified in clause 2 Article 78 of the LEP. The transport of domestic solid waste in this case shall be carried out using a transport vehicle which satisfies environmental protection requirements in accordance with MONRE’s regulations.
e) An establishment that produces animal and aqua feeds or produces fertilizers suitable for food waste.
3. The authority, organization, business or investor in construction and commercial operation of infrastructure of a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster specified in clause 2 of this Article shall sign treatment, transport and collection contracts; pay for services under the service contracts and specific regulations imposed by the local authorities.
4. Every transport and collection service provider prescribed in point a clause 2 of this Article shall:
a) sign a treatment, transport and collection contract with an authority, organization, business, investor in construction and commercial operation of infrastructure of a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster which generates domestic solid waste;
b) collect and transport domestic solid waste to a treatment facility selected by the local authority as prescribed in clause 2 Article 78 of the LEP;
c) pay costs of domestic solid waste treatment in accordance with regulations of the local authority, except for the reusable and recyclable waste classified as prescribed in clause 1 Article 75 of the LEP.
5. The transport and collection service provider prescribed in point b clause 2 of this Article shall:
a) sign a treatment, transport and collection contract with an authority, organization, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster which generates domestic solid waste;
b) collect and transport domestic solid waste to aggregation points and transfer stations using the vehicles and equipment that satisfy technical requirements for environmental protection as prescribed by law;
c) pay costs of domestic solid waste transport and treatment in accordance with regulations of the local authority, except for the reusable and recyclable solid waste classified as prescribed in clause 1 Article 75 of the LEP.
6. The provincial People’s Committee shall impose specific charges for the domestic solid waste treatment, transport and collection services specified in clause 3 of this Article; treatment costs and collection methods in the cases mentioned in clauses 4 and 5 of this Article following the principle that the domestic solid waste treatment costs are calculated correctly and sufficiently for a unit of weight of domestic solid waste for the treatment purpose.
Article 59. Selection of investors and treaters of domestic solid waste
1. The selection of an investor in a domestic solid waste treatment facility shall comply with regulations of law on investment, public investment, PPP investment, construction and bidding. If the domestic solid waste treatment facility is not funded by the budget, the investor shall directly manage and operate the domestic solid waste treatment facility invested in by such investor or hire other another organization or individual to work as a domestic solid waste treater as stipulated by law.
2. Any entity investing in and providing services of domestic solid waste treatment shall comply with the following environmental protection requirements:
a) Operate the domestic solid waste treatment facility in accordance with Vietnam’s environmental technical regulations; adhere to the signed treatment contracts and commitments to the local government;
b) Be the owner of technology or sign a transfer contract as prescribed. In case of using a treatment technology originated from an European country or another industrial country which is different from the technical requirements specified in Vietnam's environmental technical regulations on waste management, then emissions and wastewater must meet the respective standards of such country and Vietnam's environmental technical regulations on emissions and wastewater;
c) Return premises and be responsible for all construction costs, work dismantlement costs and other relevant costs in case of failure to satisfy environmental protection requirements during operation of the domestic solid waste treatment work under the contract signed with the local authority.
3. The selection of a domestic solid waste treater for management and operation of a domestic solid waste treatment facility funded by the state budget shall comply with regulations of law on provision of products and public services funded by state budget from recurrent expenditure.
Article 60. Roadmap for restricting treatment of domestic solid waste using direct landfill disposal technology
1. Direct landfill disposal technology means the direct disposal of waste in a landfill in accordance with regulations without undergoing any treatment using another method.
2. Provinces and central-affiliated cities when investing in or putting into operation domestic solid waste treatment facilities shall give priority to investment in modern and eco-friendly technologies; ensure that the ratio of domestic solid waste treated using direct landfill disposal technology is gradually decreased achieving the objective for general management of solid waste as prescribed by the Prime Minister from time to time.
Article 61. Responsibilities of domestic solid waste transport and collection service providers
1. Fulfill the responsibilities specified in clauses 3 and 4 Article 77 of the LEP, clauses 4 and 5 Article 58 of this Decree.
2. Provide adequate personnel, specialized vehicles and equipment for collecting and transporting all domestic solid waste at designated places.
3. Collect and transport domestic solid waste to aggregation points, transfer stations or treatment facilities using the vehicles and equipment that satisfy technical requirements for environmental protection as prescribed; provide vehicles and equipment for collecting and storing leachate at transfer stations for treatment in accordance with technical standards or transferring it together with domestic solid waste to treatment facilities.
4. Do not drop domestic solid waste, cause dust, odor or water leakage adversely affecting the environment during its collection and transport.
5. Provide professional training and personal protective equipment to workers in charge of collecting and transporting domestic solid waste.
Article 62. Rights and responsibilities of domestic solid waste treatment facilities
1. Every domestic solid waste treatment facility shall:
a) comply with all environmental protection requirements as prescribed by law;
b) fulfill responsibilities of hazardous waste generators as prescribed for hazardous waste from domestic solid waste or from domestic solid waste treatment facilities, fulfill responsibilities of hazardous waste generators as prescribed;
c) operate domestic solid waste treatment facilities in accordance with environmental technical regulations and ensure domestic solid waste received under the signed contract is completely treated.
2. Domestic solid waste treatment facilities shall be paid properly and sufficiently the domestic solid waste treatment service charges under the signed contracts.
Article 63. Responsibilities of People’s Committees at all levels for domestic solid waste management
1. Provincial People’s Committees shall:
a) Fulfill the responsibilities specified in clauses 2 and 6 Article 75, clause 2 Article 76, clause 1 Article 77, clauses 2 and 6 Article 78, clause 6 Article 79, Clause 5 Article 80 of the LEP;
b) Manage domestic solid waste within provinces; delegate responsibility for management to the specialized environmental protection authority and delegate authority to manage domestic solid waste to inferior People’s Committees as prescribed;
c) Introduce measures to implement incentive and assistance mechanisms and policies in order to encourage organizations and individuals to participate in investing in and providing collection and transport services and investing in domestic solid waste treatment facilities in a manner that suits local socio-economic development conditions;
d) Direct the performance of domestic solid waste management tasks specified in relevant planning within their power; prepare an annual plan for domestic solid waste collection, transport and treatment and provide funding for implementation thereof in conformity with the local socio-economic development plan;
dd) Organize dissemination of information, provision of education and refresher training in laws on management of domestic solid waste; direct the inspection and imposition of penalties for violations against regulations of law on management of domestic solid waste within their provinces.
2. District-level People’s Committees shall:
a) Promulgate regulations, programs and plans for domestic solid waste management within their power;
b) Organize implementation of strategies, programs, plans and tasks related to domestic solid waste management;
c) Organize the classification of domestic solid waste at source as prescribed.
3. Communal People’s Committees shall:
a) Fulfill the responsibilities specified in clause 7 Article 77 of the LEP;
b) Formulate a plan, scheme or content for domestic solid waste management within their communes;
c) Organize the classification of domestic solid waste at source as prescribed.
Article 64. Roadmap for restricting production and import of single-use plastic products, non-biodegradable plastic packaging and products and goods containing microplastics
1. As of January 01, 2026, it is not permitted to produce and import non-biodegradable plastic bags with dimensions less than 50 cm x 50 cm and a wall thickness of less than 50 µm, except where they are produced for export or produced or imported to package products and goods sold on the market.
2. Producers and importers of single-use plastic products and non-biodegradable plastic packaging shall fulfill the responsibility for recycling and treatment as specified in this Decree.
3. The production and import of single-use plastic products, non-biodegradable plastic packaging and products and goods containing microplastics shall be gradually reduced. After December 31, 2030, terminate the production and import of single-use plastic products (except for the Vietnam Ecolabel certified products), non-biodegradable plastic packaging (including non-biodegradable plastic bags, styrofoam containers for packaging and containing food) and products and goods containing microplastics, except for production for import and production and import of non-biodegradable plastic bags for packaging of products and goods sold on the market.
4. Provincial People’s Committees shall promulgate regulations on and organize management of plastic waste; make sure that after 2025, single-use plastic products and non-biodegradable plastic packaging (including non-biodegradable plastic bags, styrofoam containers for packaging and containing food) will not be sold and used at shopping malls, supermarkets, hotels and tourism areas, except for the products and goods containing non-biodegradable plastic packaging; organize inspections at establishments producing single-use plastic products and non-biodegradable plastic packaging within their provinces.
Section 3. NORMAL INDUSTRIAL SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 65. Reuse, direct use and treatment of normal industrial solid waste
1. Normal industrial solid waste which is recovered, classified and selected to be reused and directly used as raw materials, fuels and materials for production shall be managed as products and goods.
2. Ash, slag and gypsum identified as normal industrial solid waste and other normal industrial solid waste complying with standards, technical regulations and technical guidance on using them as raw materials for production of building materials and leveling promulgated by competent authorities shall be managed as products and goods of building materials. Where a standard, technical regulation or technical guidance is not available, the standard of one of the countries in the group of developed countries shall apply.
3. Businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision, industrial clusters, authorities and organizations which generate normal industrial solid waste specified in clause 2 of this Article shall perform their management as prescribed in Article 82 of the LEP.
4. MONRE shall:
a) specify the waste specified in clause 1 of this Article in the list of normal industrial solid waste; review, update and supplement the list according to the socio-economic development and environmental protection from time to time;
b) promulgate technical regulations and technical guidance on management and use of ash, slag, gypsum and other normal industrial solid waste in order to reconstitute areas where mineral mining is terminated in compliance with regulations of law on minerals and environmental protection requirements; Where a technical regulation or technical guidance is not available, the standard of one of the countries in the group of developed countries shall apply;
c) elaborate on disposal of agrochemical packaging generated from agricultural activities.
5. The Ministry of Construction shall promulgate technical regulations and technical guidance on use of normal industrial solid waste as raw materials for production of building materials and leveling, and in construction works; promulgate national standards for use of normal industrial solid waste as raw materials for production of building materials and leveling, and in construction works, and send them to the Ministry of Science and Technology for publishing. Where a standard, technical regulation or technical guidance is yet to be promulgated, the standard of one of the countries in the group of developed countries shall apply.
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) promulgate technical regulations and technical guidance or regulations when using sewage sludge as fertilizers for plants; use of normal industrial solid waste as raw materials and materials in hydraulic structures;
b) elaborate on collection of agrochemical packaging generated from agricultural activities.
7. The Ministry of Transport and other Ministries and ministerial agencies shall promulgate technical regulations, technical guidance or regulations on use of normal industrial solid waste as raw materials and materials in traffic works and other works in conformity with environmental technical regulations.
Article 66. Responsibilities of normal industrial solid waste generators
1. Classify normal industrial solid waste as prescribed in clause 1 Article 81 of the LEP; possess equipment, tools and areas for storage of normal industrial solid waste in accordance with regulations of MONRE.
2. Transfer normal industrial solid waste as prescribed in clause 1 Article 81 of the LEP; be permitted to transfer normal industrial solid waste as prescribed in clause 1 Article 65 of this Decree after classifying it in accordance with regulations at the request of organizations and individuals.
3. Make a record on transfer of normal industrial solid waste by using the form promulgated by MONRE upon transferring the group of normal industrial solid waste subject to mandatory treatment as prescribed in point c clause 1 Article 81 of the LEP.
Article 67. Responsibilities of normal industrial solid waste collectors and transporters
1. Be only entitled to sign contracts for collection and transport of group of normal industrial solid waste subject to mandatory treatment as prescribed in point c clause 1 Article 81 of the LEP with waste generators after signing contracts for transfer thereof to the entities mentioned in points b and c clause 1 Article 82 of the LEP.
2. Make a record on transfer of normal industrial solid waste by using the form promulgated by MONRE upon transferring the group of normal industrial solid waste subject to mandatory treatment as prescribed in point c clause 1 Article 81 of the LEP.
3. Ensure that vehicles for transport, equipment for storage, transfer stations and areas for temporary storage of normal industrial solid waste satisfy the technical requirements prescribed by MONRE.
Section 4. HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 68. Identification and classification of hazardous waste
1. Hazardous waste shall be identified according to hazardous waste codes, list and thresholds.
2. Hazardous waste shall be classified according to its codes to store it in appropriate packaging or containers. It is permitted to use the same packaging or container for hazardous waste codes which have the same nature, fail to react and interact with each other and are capable of being treated adopting the same method.
3. Hazardous wastewater which is treated in accordance with environmental technical regulations at the facility generating it shall be managed according to regulations on wastewater management.
4. Hazardous waste shall be classified from the date on which it is stored or when it is transported for treatment in the case where it is not stored.
Article 69. Collection, storage and transport of hazardous waste
1. Hazardous waste shall be transported as follows:
a) The organizations and individuals specified in clause 4 Article 83 of the LEP shall transport hazardous waste;
b) The organizations and individuals that collect products and packaging from households, individuals, offices of regulatory bodies, schools and public places on the list of products and packaging specified in the Appendix XXII enclosed herewith and list of hazardous waste promulgated by MONRE so as to fulfill the recycling responsibility specified in Section 1 Chapter VI of this Decree are not required to obtain an environmental license that covers hazardous waste management but are required to fulfill responsibilities of hazardous waste generators as prescribed in Article 71 of this Decree.
2. Vehicles and equipment for collecting, storing and transporting hazardous waste shall satisfy environmental protection requirements prescribed by the MONRE.
3. In the case of complying with the regulations specified in point a clause 4 Article 83 of the LEP, the hazardous waste generator is only entitled to transport hazardous waste generated from facilities by vehicles under registered ownership, except for the case specified in clause 5 of this Article. Waste generators shall install tracking devices for vehicles transporting hazardous waste and provide an account to the provincial specialized environmental protection authority for the purposes of supervision and management.
4. In the case of complying with the regulations specified in point b clause 4 Article 83 of the LEP, holders of environmental licenses that cover hazardous waste management shall perform the following tasks:
a) Install tracking devices for vehicles transporting hazardous waste and provide an account to MONRE for the purposes of supervision and management;
b) In case of wishing to hire a vehicle to transport hazardous waste, sign a transport hiring contract and take responsibility for activities of transport vehicles during the hiring period and do not sublet such vehicle.
5. If the organizations and individuals specified in clause 4 Article 83 of the LEP hire public means of transport such as railway vehicles, inland waterways or seaway to transport hazardous waste, they shall report the licensing authority in writing prior to hiring.
Article 70. Hazardous waste treatment
1. Every hazardous waste treatment service provider shall obtain an environmental license that covers hazardous waste treatment services as prescribed or component environmental license which is the license to treat hazardous waste prescribed in point d clause 2 Article 42 of the LEP, except for the case specified in clause 19 Article 168 of this Decree.
2. Any organization or individual that generates hazardous waste within the facility which generates waste when satisfying the following requirements:
a) Treat hazardous waste using technologies and works for environmental protection and production technologies available within the facility generating waste in compliance with environmental protection requirements as prescribed;
b) Conform to the decision on approval of EIAR appraisal result, environmental license or component environmental license specified in clause 1 of this Article;
c) Do not construct new incinerators and landfills so as to treat hazardous waste, except where solid waste management contents specified in relevant planning are conformed to.
3. Any health facility that generates hazardous medial waste shall treat hazardous medical waste itself within its facility when satisfying the requirements laid down in clause 2 of this Article.
4. Any health facility that has its hazardous medical waste treatment work located within the facility to treat hazardous medical waste itself and treat hazardous medical waste from health facilities in its vicinity (cluster model) according to regulations of the provincial People’s Committee shall not be treated as a hazardous waste treatment service provider. The transport of hazardous medical waste from health facilities in its vicinity for the purposes of treating it according to the cluster model shall be carried out as prescribed in clause 4 Article 83 of the LEP or regulations of the provincial People’s Committee.
5. MONRE shall promulgate technical regulations and technical regulations on treatment, use and reuse of hazardous waste. Where a technical regulation or technical guidance is yet to be promulgated, the standard of one of the countries in the group of developed countries shall apply.
Article 71. Responsibilities of hazardous waste generators
Primary responsibilities of a hazardous waste generator are specified in clause 1 Article 83 of the LEP. Several responsibilities are elaborated as follows:
1. Identify, classify and store hazardous waste:
a) Be accountable for identifying, classifying and determining the amount of hazardous waste to be declared and managed;
b) Designate an area for temporary storage of hazardous waste; store hazardous waste in packaging or containers which satisfy environmental protection requirements prescribed by the MONRE;
c) Be only entitled to store hazardous waste within 01 year from the date on which it is generated. In case where such hazardous waste is stored exceeding the aforementioned time limit, due to unavailability of a feasible transport/treatment plan or having not found an appropriate hazardous waste treatment service provider, submit an annual report on hazardous waste storage at the facility generating it to the provincial environmental protection authority as a separate document or an inclusion in the periodic environmental report.
2. For an investment project or business in group II, group II or group III specified in the Appendices III, IV and V enclosed herewith which generates hazardous waste with a total quantity of at least 1,200 kg per year or at least 100 kg per month during its operation, it is required to prepare an application for issuance of environmental license as prescribed in Article 39 of the LEP.
3. Treat hazardous waste itself at the facility generating such hazardous waste or sign a contract for transfer of such hazardous waste to an appropriate hazardous waste treatment service provider.
4. Cooperate with the owner of the hazardous waste treatment service provider in preparing a hazardous waste manifest upon transferring hazardous waste in accordance with MONRE’s regulations. 06 months after the transfer date, if the 02 final copies of the hazardous waste manifest fails to be received without written acceptable explanation from the transferee, the hazardous waste generator shall send a report to the provincial specialized environmental protection authority or MONRE for actions as prescribed by law. If hazardous medical waste is transferred for management according to the cluster model, use the transfer record instead of the hazardous waste manifest.
Article 72. Responsibilities of owners of hazardous waste treatment service providers
Primary responsibilities of an owner of the hazardous waste treatment service provider are specified in Article 85 of the LEP. Several responsibilities are elaborated as follows:
1. Sign a contract for collection, transport and treatment of hazardous waste with hazardous waste generators within operating areas in conformity with the issued environmental license or component environmental license specified in clause 1 Article 70 of this Decree.
2. Collect, transport, receive and treatment the amount and type of waste specified in the issued environmental license or component environmental license specified in clause 1 Article 70 of this Decree and under the contract for collection, transport and treatment of hazardous waste with hazardous waste generators.
3. Be only entitled to receive hazardous waste transported to by the hazardous waste generator or from the hazardous waste treater establishing cooperation as prescribed in Article 73 of this Decree.
4. Notify the hazardous waste generator in writing and report MONRE in case where there is a reason for temporary storage of hazardous waste instead of treating it 06 months after the transfer date written on the hazardous waste manifest.
5. Eliminate environmental pollution, improve and remediate the environment after terminating operation according to MONRE’s technical guidance.
Article 73. Requirements for cooperation in transport, and transfer of hazardous waste specified in environmental license
1. When 02 organizations and individuals have an environmental license or component environmental license specified in clause 1 Article 70 of this Decree wish to establish cooperation where one party only transports hazardous waste and delegates the treatment responsibility to the other party, the transferor or transferee shall submit a written request enclosed with a cooperation contract to the licensing authority for consideration and approval prior to treatment. The time limit for the licensing authority to give a written response is 15 days.
2. The party receiving hazardous waste for treatment under the cooperation contract specified in clause 1 of this Article shall directly treat hazardous waste and shall not transfer hazardous waste to a third party for treatment. The party receiving hazardous waste from the waste generator in the case where a cooperation contract for hazardous waste treatment is signed as prescribed in clause 1 of this Article shall treat at least one type of waste received and obtain written consent from the waste generator or enter into a tripartite contract for cooperation in collection, transport and treatment of hazardous waste.
Section 5. MANAGEMENT OF WASTEWATER, DUSTS AND SPECIFIC EMISSIONS; PAYMENT OF DEPOSITS ON ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 74. Specific cases of wastewater management
1. Establishments and projects mining minerals usable as raw materials for production are not required to build a wastewater collection and treatment system separated from the rainwater drainage system.
2. Non-hazardous liquid waste is any product, solution or material in a liquid state that has expired or is discharged from its usage, production, business operation, service provision, daily life or other activities. If the liquid waste is discharged together with wastewater, it shall be managed under regulations on wastewater management; if it is transferred for treatment, it shall be managed in accordance with regulations applicable to the group of normal industrial solid waste subject to mandatory treatment.
3. The wastewater shall be reused when satisfying the environmental protection requirements, specialized standards and regulations appropriate to intended use of water. The wastewater transferred for reuse must satisfy the requirements set out in clause 4 of this Article. Responsibilities of Ministries and ministerial agencies for prescribing and providing guidance on reuse of wastewater are as follows:
a) Ministry of Agriculture and Rural Development shall promulgate technical regulations, technical guidance or regulations on use of treated wastewater in accordance with environmental protection requirements for plant watering; wastewater from livestock production, treatment of agricultural by-products to be reused for other purposes. Where a standard, technical regulation or technical guidance is yet to be promulgated, the standard of one of the countries in the group of developed countries shall apply;
b) Ministries and ministerial agencies shall promulgate standards, technical regulations, technical guidance or regulations on reuse of wastewater as input water for production, business operation and services under their management after obtaining MONRE’s opinions.
4. Requirements for environmental protection upon wastewater transfer:
a) The wastewater transferred for reuse shall be only transferred to an establishment directly using it as input water for production activities;
b) The wastewater transferor shall satisfy the following requirements: have a plan to transfer wastewater for treatment or reuse which is clearly stated in the EIAR and environmental license; enter into a wastewater transfer contract with the wastewater transferee for treatment or reuse in accordance with the requirements specified in point d of this Clause; provide infrastructure and equipment for temporary storage of wastewater to prevent spill and leakage into the ambient environment;
c) The wastewater transferee shall satisfy the following requirements: have a plan to receive wastewater for treatment or reuse which is clearly stated in the EIAR and environmental license; build a wastewater treatment system with technologies and capacity suitable for treating received wastewater or technology line suitable for received wastewater; have a treated wastewater flow meter; do not transfer received wastewater to a third party;
d) Requirements for transport of wastewater: wastewater shall be transferred using pipes or vehicles. Pipes shall be designed and installed in such a way that satisfies technical regulations, is leak-proof, has valves and flow meters and are clearly stated in the plan to transfer wastewater for treatment or reuse. Vehicles must conform to roadworthiness requirements in accordance with regulations of law on traffic; have storage equipment, holds or compartments which must be airtight and watertight, and prevent leakage or corrosion risks from contact with wastewater.
Article 75. Policies to provide incentives for, assistance in and encourage the use of public transport, and renewable energy, fuel-efficient, low emission or zero emission vehicles; roadmap for converting or removing fossil fuels vehicles and vehicles causing environmental pollution
1. Policies to provide incentives for, assistance in and encourage the use of public transport (except for vehicles using fossil fuels), and renewable energy, fuel-efficient, low emission or zero emission vehicles shall be implemented as prescribed in Article 131 of this Decree and relevant regulations of law.
2. The Ministry of Transport shall take charge and cooperate with MONRE in formulating and submitting to the Prime Minister a plan to implement the roadmap for converting or removing fossil fuels vehicles and vehicles causing environmental pollution in conformity with international commitments and national plan for air quality management.
3. The provincial People’s Committee shall rely on the plan approved by the Prime Minister as specified in clause 2 of this Article to formulate and submit to the provincial People's Council a plan to convert or remove vehicles using fossil fuels and causing environmental pollution and organize implementation thereof. To be specific:
a) Convert fossil fuel vehicles likely to cause air pollution and greenhouse gas emissions;
b) Remove fossil fuel vehicles that fail to satisfy environmental technical regulations on emissions as prescribed; vehicles that have been old and used for years causing environmental pollution;
c) Restrict and move towards the removal of two-wheeled and three-wheeled mopeds using fossil fuels from large cities to reduce air pollution and protect people's health;
d) Divert traffic in urban areas to control and restrict air pollution caused by means of transport;
dd) Build technical infrastructure to facilitate conversion from fossil fuel vehicles to renewable energy, fuel-efficient, low emission or zero emission vehicles;
e) Develop traffic infrastructure for public transport; provide assistance policies to the people using public transport.
Article 76. Payment of environmental protection deposits for waste burial
1. Payment of deposits on environmental protection for waste burial means that an organization or individual constructing a new landfill deposits a sum of money to fulfill the obligation to eliminate pollution and improve the environment after the landfill closure according to the environment improvement plan in the EIAR of which the result of appraisal has been approved by a competent authority.
2. Environmental protection deposits for waste burial:
a) The deposits shall be calculated in such a way that provides adequate funding for environment improvement at the landfill and according to the environment improvement contents approved by the competent authority;
b) Local norms and unit prices available at the time of formulating the environment improvement plan shall apply to calculation of deposits. If a local government does not set any norm or unit price, norm or unit price set by the equivalent ministry or branch shall apply. If the ministry or branch does not set any unit price, the market price shall apply;
c) The total deposit (exclusive of the inflation factor) equals the total funding for work items for renovation and closure of a landfill, costs of pollution elimination, environmental monitoring and operation of a waste treatment work. The methods for calculating and estimating the costs of pollution elimination and environment improvement shall comply with MONRE’s guidance;
d) The annual deposit (exclusive of the inflation factor) equals the total deposit divided equally for the years in which the investment project is executed;
dd) The inflation factor must be taken into account when paying annual deposit, which equals the annual deposit multiplied by annual consumer price index in the previous years beginning from the date on which the plan is approved. The annual consumer price index applied is the one applied in the area where the project is executed as announced by the General Statistics Office or the one announced by a competent authority;
e) The environmental protection deposits shall be paid and refunded in Vietnamese dong from the VEPF or provincial environment protection fund and entitled to the interest as prescribed by law from the date of deposit payment.
3. Time of deposit payment and confirmation of deposit payment:
a) The time of deposit payment begins from the date on which the waste treatment project involving the waste burial issued with an environmental license to the date on which the burial is terminated;
b) After receiving the deposits, the VEPF or provincial environment protection fund shall confirm the deposit payment by the organization or individual constructing the landfill in their written request for deposit payment. The confirmation of deposit payment must fully specify the following information: the total deposit calculated; time limit for refunding deposit after transferring renovated environmental protection works; time limit for account freezing (if any).
4. Management and use of deposits:
a) The VEPF or provincial environment protection fund which received the deposits shall refund the deposits and deposit interest to organizations and individuals constructing landfills after receiving the investment project owner’s written request enclosed with documents about completion of pollution elimination and environment improvement at the landfill;
b) The VEPF or provincial environment protection fund shall manage and use deposits as prescribed by law. Submit to the provincial People’s Committee, MONRE and Ministry of Finance an annual report on management and use of deposits;
c) The VEPF or provincial environment protection fund shall urge organizations and individuals operating and managing landfills to pay deposits on environment improvement on schedule; request a competent authority to impose penalties on any organization or individual that delays deposit payment as prescribed;
d) If the owner of the landfill construction project goes bankrupt or closes the landfill, the deposits shall be used to pay the costs of eliminating pollution and improving environment at the landfill.
5. The deposit refund shall be made depending on the completion of environment improvement by an organization or individual. To be specific:
a) The landfill owner shall, after partially or totally improve the environment at the landfill, prepare an application for inspection of environment improvement and confirmation of the completion of environment improvement plan;
b) An application for inspection of environment improvement and confirmation of the completion of the environment improvement plan is composed of an application for commissioning and 01 report on (partial or total) implementation of the environment improvement plan.
c) The time limit for inspection and confirmation is 30 days from the date on which a valid application is received;
d) Inspection and confirmation procedures are as follows:
The inspecting and confirming authority shall establish an inspection and confirmation delegation including at least 07 members; send the decision on council establishment enclosed with documents to each member of the delegation;
The inspection and confirmation delegation shall carry out a site inspection at the landfill. After the inspection, if the environment improvement satisfies the prescribed requirements, the inspecting and confirming authority shall provide a confirmation of completion of environment improvement (hereinafter referred to as “the confirmation”) according to the form promulgated by MONRE. In case of ineligibility to receive confirmation, the inspecting and confirming authority shall send a notification specifying reasons therefor to the landfill owner;
dd) Within 90 days from the date of receiving the confirmation, the deposit receiving authority shall refund the deposit to the organization or individual;
e) The organization or individual is only entitled to withdraw their interest at one time after receiving the confirmation;
g) Deposits shall be refunded only after the confirmation is obtained.
6. If the organization or individual which is permitted to invest in, construct and operate a landfill enters into an enterprise franchise, sale, renaming, consolidation or merger contract, the transferee or organization or individual that is the new owner of the enterprise shall continue to fulfill the environment improvement obligations and pay environment improvement deposits.
7. The Ministry of Finance shall provide guidelines for management and use of deposits on environment improvement at landfills.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 25. Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 52. Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
Điều 56. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn
Điều 57. Yêu cầu chung về quản lý nước thải
Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 63. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 72. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 79. Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 89. Các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Điều 92. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 99. Quản lý thông tin môi trường
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 106. Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 112. Thông báo thiệt hại đối với môi trường
Điều 113. Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
Điều 119. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 120. Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 121. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
Điều 131. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 133. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
Điều 141. Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
Điều 143. Đối tượng phát triển dịch vụ môi trường
Điều 144. Khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường
Điều 154. Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Điều 162. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
Điều 164. Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 51. Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 76. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 93. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 98. Quan trắc khí thải công nghiệp
Điều 104. Bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 107. Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 125. Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 127. Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
Điều 147. Trình tự, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường