Chương XI Nghị định 08/2022/NĐ-CP : Nguồn lực bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm: điều tra, đánh giá, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, liên vùng; lập danh mục chất thải; xây dựng tiêu chí về công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của trung ương.
2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:
Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác thuộc trách nhiệm xử lý của trung ương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ liên tỉnh.
3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:
a) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, biến đổi khí hậu; hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường của trung ương; mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương theo dự án đầu tư;
b) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương;
c) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực (bao gồm cả vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định).
4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên; hỗ trợ công tác quản lý và bảo vệ môi trường các khu di sản thiên nhiên thuộc trách nhiệm của trung ương;
b) Đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của trung ương;
c) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của trung ương (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học);
d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động, kiểm kê phát thải khí nhà kính, đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành và cơ sở, lập danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực và cơ sở; xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực; xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, lĩnh vực; xây dựng báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực; phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính;
đ) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước;
e) Xây dựng kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp lĩnh vực; xây dựng tiêu chí xác định dự án đầu tư, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp quốc gia, lĩnh vực;
g) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ của trung ương;
h) Đầu tư dự án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc nhiệm vụ của trung ương.
6. Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.
7. Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật;
b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương.
8. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Đóng góp niên liễm và các khoản đóng góp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và cam kết trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam;
c) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.
9. Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; đánh giá quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; đánh giá phương hướng bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;
đ) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí liên tỉnh, liên vùng, xuyên biên giới; điều tra, đánh giá, phân loại, cảnh báo, kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trách nhiệm của trung ương;
e) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường;
g) Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường cấp quốc gia;
h) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường;
i) Xây dựng thí điểm, tổng kết, đánh giá phục vụ việc hướng dẫn các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
k) Hoạt động đánh giá phục vụ việc chứng nhận, xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định;
m) Hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ chức các hội nghị về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
n) Cấp vốn điều lệ, bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam;
o) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc trách nhiệm của trung ương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ môi trường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;
b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;
c) Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;
d) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.
2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:
Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương.
3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:
a) Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, lưu giữ, trạm trung chuyển, khu tập kết, hạ tầng kỹ thuật của khu xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại, hệ thống xử lý nước thải, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn; hệ thống các công trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; đầu tư công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do địa phương quản lý. Đối với các dự án thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quản lý thì kinh phí thực hiện do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chi trả, ngân sách nhà nước không hỗ trợ;
b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, biến đổi khí hậu; hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường của địa phương; mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo dự án đầu tư;
c) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương;
d) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tỉnh (bao gồm cả vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định).
4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:
a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên thuộc nhiệm vụ của địa phương;
b) Đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của địa phương;
c) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của địa phương;
d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh;
đ) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước;
e) Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp tỉnh;
g) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ tại địa bàn;
h) Đầu tư dự án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc nhiệm vụ của địa phương.
6. Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.
7. Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật;
b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của địa phương.
8. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Phối hợp trong việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo đề xuất của cơ quan trung ương có thẩm quyền; ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.
9. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh;
c) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn;
d) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường;
e) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường;
g) Xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
h) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
i) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định;
k) Hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ chức các hội nghị về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
l) Cấp vốn điều lệ, bổ sung vốn điều lệ cho quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
m) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ môi trường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường:
a) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường:
Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại Điều 151 Nghị định này, gồm: khoản 1; khoản 2 bao gồm điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường (không bao gồm dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công); điểm b và điểm c khoản 3; khoản 4; điểm a và điểm c (trừ điểm d và điểm g khoản 3, Điều 73 Luật Đa dạng sinh học), d, đ, e và g khoản 5; điểm a khoản 7; điểm a và điểm c (đối ứng các dự án vốn viện trợ thuộc nguồn sự nghiệp môi trường) khoản 8; các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 9.
Chi thực hiện nhiệm vụ của địa phương quy định tại Điều 152 Nghị định này, gồm: điểm a và điểm b khoản 1; khoản 2 bao gồm điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường (không bao gồm dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công); điểm c và điểm d khoản 3; khoản 4; điểm a và điểm c (trừ điểm d và điểm g khoản 3, Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học), các điểm d, đ, e và g khoản 5; điểm a khoản 7; điểm a và điểm b (đối ứng các dự án vốn viện trợ thuộc nguồn sự nghiệp môi trường) khoản 8; các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 9;
b) Chi các hoạt động kinh tế:
Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại điểm c (điểm d khoản 3, Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học) khoản 5 Điều 151 Nghị định này và nhiệm vụ của địa phương quy định tại điểm c (điểm d khoản 3, Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học) khoản 5 Điều 152 Nghị định này;
c) Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại Điều 151 Nghị định này, gồm: điểm c (điểm g khoản 3, Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học) khoản 5 và điểm c khoản 7.
Chi thực hiện nhiệm vụ của địa phương quy định tại Điều 152 Nghị định này, gồm: điểm c (điểm g khoản 3, Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học) khoản 5 và điểm c khoản 7;
d) Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ:
Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại khoản 6 Điều 151 Nghị định này và nhiệm vụ của địa phương quy định tại khoản 6 Điều 152 Nghị định này;
đ) Chi quản lý hành chính:
Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại Điều 151 Nghị định này, gồm: điểm b khoản 7; điểm b khoản 8 và điểm m khoản 9.
Chi thực hiện nhiệm vụ của địa phương quy định tại Điều 152 Nghị định này, gồm: điểm b khoản 7 và điểm k khoản 9.
2. Ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường:
a) Chi thực hiện nhiệm vụ của trung ương quy định tại Điều 151 Nghị định này, gồm: khoản 2 (theo dự án đầu tư), điểm a khoản 3, điểm b và điểm h khoản 5, điểm c khoản 8 (đối ứng các dự án vốn viện trợ thuộc nguồn đầu tư), điểm c và điểm n khoản 9;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ của địa phương quy định tại Điều 152 Nghị định này, gồm: điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 (theo dự án đầu tư), điểm a và điểm b khoản 3, điểm b và điểm h khoản 5, điểm b khoản 8 (đối ứng các dự án vốn viện trợ thuộc nguồn đầu tư), điểm l khoản 9.
3. Nguồn lực thực hiện quy hoạch quy định tại điểm d khoản 9 Điều 151 Nghị định này do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; các nhiệm vụ quy định tại điểm o khoản 9 Điều 151 và điểm m khoản 9 Điều 152 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường:
a) Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;
b) Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường quy định tại Điều 151 và Điều 152 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan, trừ các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 151, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 152, các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, nhiệm vụ thực hiện cần bảo đảm bí mật nhà nước.
5. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn mức chi, phương pháp lập dự toán đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.
1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 149 hoặc khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Nghị định này được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (sau đây gọi là danh mục phân loại xanh) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
3. Việc xác nhận dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có nhu cầu xác nhận để được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại Nghị định này.
1. Khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên bố trí nguồn vốn để tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:
a) Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ đào tạo, tập huấn cấp tín dụng xanh.
1. Căn cứ nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tập trung, bố trí nguồn vốn phù hợp để cho vay ưu đãi khuyến khích chủ đầu tư thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định này.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
3. Căn cứ cân đối ngân sách nhà nước và thực tế cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ lãi suất đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh sau khi kết thúc hợp đồng vay vốn trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
1. Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại Điều 154 Nghị định này.
2. Việc phát hành trái phiếu xanh thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại Nghị định này.
3. Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được sử dụng để thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định tại khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Căn cứ quy định dự án thuộc danh mục phân loại xanh tại khoản 1 và khoản 2 Điều 154 Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn phân loại dự án thuộc danh mục phân loại xanh để tổng hợp trong danh mục đầu tư công khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm làm căn cứ để Chính phủ, chính quyền địa phương lựa chọn khi phát hành trái phiếu xanh.
5. Chủ thể phát hành trái phiếu xanh có trách nhiệm cung cấp, công bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu và cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
6. Định kỳ hàng năm đến thời gian trái phiếu đáo hạn, chủ thể phát hành trái phiếu xanh thực hiện công bố, cung cấp thông tin đánh giá tác động của dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh đến môi trường như sau:
a) Nội dung cung cấp thông tin bao gồm quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có), giấy phép môi trường (nếu có); thông tin về kết quả đánh giá các lợi ích môi trường của dự án sử dụng vốn trái phiếu xanh quy định tại khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2 Điều 154 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nội dung quy định tại điểm a khoản này;
c) Chủ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành có trách nhiệm cung cấp thông tin theo nội dung quy định tại điểm a khoản này cho Kho bạc Nhà nước (đối với trái phiếu xanh do Chính phủ phát hành), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trái phiếu xanh do chính quyền địa phương phát hành) để công bố trên trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Chế độ công bố thông tin, báo cáo tình hình quản lý, giải ngân nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh thực hiện như sau:
a) Chủ thể phát hành trái phiếu là doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin về tình hình quản lý, giải ngân nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
b) Định kỳ hàng năm, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về tình hình giải ngân cho các dự án thuộc danh mục phân loại xanh sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành trên trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Chủ thể phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi sau:
a) Được hưởng các ưu đãi giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
b) Dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành được ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ các nguồn sau: Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Vốn khác gồm: các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; vốn hoạt động của Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định về tổ chức và hoạt động, cơ chế tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 30 tỷ đồng. Đối với các quỹ đang hoạt động có mức vốn điều lệ thấp hơn 30 tỷ đồng, phải có lộ trình tăng vốn điều lệ trong thời hạn không quá 05 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Vốn điều lệ của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau: Vốn điều lệ đã được ngân sách nhà nước cấp và quỹ đầu tư phát triển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước cấp từ nguồn đầu tư công theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi vốn điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
b) Quỹ đầu tư phát triển;
c) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Vốn khác gồm: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; vốn hoạt động của Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về tổ chức và hoạt động, cơ chế tài chính đối với quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
RESOURCES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 151. Environmental protection activities within jurisdiction of central government
1. Manage waste, assist in treating waste, including investigating, assessing and controlling sources of waste polluting the environment on the inter-provincial and inter-regional scale; make a list of waste; establish criteria concerning waste treatment technology and techniques within the central government’s jurisdiction.
2. Carry out environmental remediation and improvement, including:
Eliminating environmental pollution, improving and remediating environment in areas where environmental pollution caused by a historic event occurs or in the case of failure to identify the entity causing pollution, consisting of areas contaminated with chemical residues during the war; areas contaminated with agrochemical residues; other soil pollution areas within the central government’s treatment jurisdiction; eliminating inter-provincial river and lake surface water pollution.
3. Build technical infrastructure for environmental protection; equipment for environmental protection; environmental monitoring, including:
a) Investment in construction of information technology infrastructure, environment and climate change databases; central government’s technical infrastructure for environmental monitoring; procurement, repair and upgrading of equipment and vehicles for environmental protection within the central government’s jurisdiction according to the investment projects;
b) Procurement of replacement equipment; maintenance and operation of equipment and vehicles for environmental protection within the central government’s jurisdiction;
c) Operation of the environmental monitoring system in accordance with the comprehensive planning for national environmental monitoring and environmental monitoring in service of management of industries and fields (including operation, care, maintenance, repair, calibration and inspection).
4. Carry out inspection and supervision of environmental protection and adaptation to climate change within the central government’s jurisdiction and under decisions of competent authorities.
5. Conserve nature and biodiversity; protect environment of natural heritage site; respond to climate change, including:
a) Carrying out investigation, survey, assessment, management and environmental protection of natural heritage sites; establishing, appraising and recognizing natural heritage sites; assisting in management and environmental protection of natural heritage sites within the central government’s jurisdiction;
b) Investing in conservation and sustainable development of biodiversity as prescribed in clause 2 Article 73 of the Law on Biodiversity within the central government’s jurisdiction;
c) Conserving and sustainably developing biodiversity as prescribed in clause 3 Article 73 of the Law on Biodiversity within the central government’s jurisdiction (except for formulating and appraising the biodiversity conservation planning);
d) Investigating, surveying, aggregating operation figures serving inventory of greenhouse gas (GHG), assessing GHG emissions at the national, sectoral and internal levels, making a list of industries and facilities emitting GHG which are required to inventory GHGs; building and operating systems for measurement, reporting and verification of mitigation of GHG emissions at national, sectoral, industry and internal level; preparing national and industry-level GHG inventory reports; formulating national and industry-level GHG mitigation plans; formulating national consolidated report on GHG emissions mitigation, industry-level report on GHG emissions mitigation; allocation of GHG emissions quotas;
dd) Developing domestic carbon market;
e) Formulating a national climate change adaptation plan; building national and industry-level systems for supervising and assessing climate change adaptation; establishing criteria for determining climate adaptation projects and tasks; establishing criteria for assessing climate risks; preparing national and industry-level reports on assessment of impacts, vulnerabilities, risks, loss and damaged caused by climate change;
g) Investigating, producing statistics on, supervising, assessing and compiling a list of ozone-depleting substances and GHGs within the central government’s jurisdiction;
h) Investing in projects on degraded ecosystem restoration and biodiversity conservation; investing in projects on transformation of technologies for eliminating and minimizing controlled ozone-depleting substances and GHGs, adaptation to climate change and mitigation of GHG emissions under the central government’s duty.
6. Scientific research, development, transfer and application of environmental technology, adaptation to climate change and protection of the ozone layer shall comply with regulations of law on science and technology and law on technology transfer.
7. Communicate information about and raise awareness of environmental protection; provide environmental education; spread knowledge and disseminate the law on environmental protection, including:
a) Communicating, providing training to increase awareness and knowledge of environmental protection; disseminating the law on environmental protection and adaptation to climate change; awarding prizes for environmental protection and climate change adaptation to individuals, organizations and communities in accordance with law;
b) Assessing, reviewing and supervising the compliance with the law on environmental protection;
c) Providing education about environmental protection and adaptation to climate change within the central government’s jurisdiction.
8. Develop international integration and international cooperation in environmental protection, including:
a) Signing and implementing treaties and international agreements on environmental protection, adaptation to climate change and protection of the ozone layer;
b) Paying annual contributions and other contributions (if any) in accordance with Vietnamese law, international law and commitments specified in treaties and international agreements on the environment, adaptation to climate change and protection of the ozone layer in line with Vietnam's international commitments;
c) Reciprocal capital for programs and projects funded by ODA, aid in environmental protection, adaptation to climate change and protection of the ozone layer prescribed by law.
9. Other state management activities in relation to environmental protection under the central government’s duty in accordance with law, including:
a) Formulating and adjusting strategies, plans, technical regulations, processes, technical guidelines, economic-technical norms, programs, schemes and projects on environmental protection and adaptation to climate change;
b) Formulating, appraising, approving and adjusting the comprehensive planning for national environmental monitoring; assessing the national environmental protection planning, national biodiversity conservation planning and comprehensive planning for national environmental monitoring; assessing orientations for environmental protection and biodiversity conservation in the regional planning in accordance with the law on planning;
c) Formulating, appraising, approving, announcing and adjusting the national environmental monitoring and national biodiversity conservation planning in accordance with the law on planning;
d) Implementing the national environmental protection planning, national biodiversity conservation planning and comprehensive planning for national environmental monitoring;
dd) Assessment and prediction of surface water and sediment quality, carrying capacity of surface water environment for inter-provincial rivers and lakes; inventory and assessment of waste sources and degree of inter-provincial river and lake pollution; assessment and prediction of inter-provincial, inter-regional and cross-border air quality; investigating, assessing, classifying, warning and controlling soil pollution areas within the central government’s jurisdiction;
e) Receiving, verifying and handling feedback and recommendations of organizations, individuals and residential communities on environmental protection;
g) Preventing and responding to national environmental emergencies;
h) Managing and disclosing environmental information; operating environmental information systems, environmental databases and climate change adaptation databases (including receiving, processing and exchanging information, maintaining, repairing and replacing information and data storage devices); updating and assessing statistical indicators and making environmental reports and climate change adaptation reports; evaluating and ranking environmental protection results;
i) Piloting, carrying out review and assessment to provide guidance on environmental protection and climate change adaptation models;
k) Carrying out assessment in service of certification and confirmation of environmental protection as prescribed by law;
l) Operations of the Executive Board and the Standing Office for Environmental Protection decided by the competent authority;
m) Operations of the Steering Committee, organization of conferences on environmental protection and adaptation to climate change under decisions of competent authorities and other administrative tasks in support of environmental protection and adaptation to climate change;
n) Providing charter capital and adding charter capital to VEPF;
o) Other frequent expenditure state management activities in relation to environmental protection and adaptation to climate change within the central government’s jurisdiction prescribed by law; other environmental protection activities decided by the Prime Minister.
Article 152. Environmental protection activities within jurisdiction of local government
1. Manage waste and assist in treating waste, including:
a) Investigating, producing statistics on, assessing degree of environmental pollution, monitoring changes in environmental quality, making a list of pollutants, solid waste and pollution sources; assessing and predicting the generation, collection and treatment of domestic solid waste within the local government’s jurisdiction;
b) Assisting in classifying at source, collecting, transporting and treating domestic solid waste and treating other types of waste generated in the localities within the local government’s jurisdiction;
c) Constructing and assisting in the construction of public sanitation facilities, vehicles and equipment for collection, management and treatment of waste in public areas; in situ wastewater treatment works and equipment;
d) Building, repairing and renovating environmental protection infrastructure of craft villages within the local government’s jurisdiction.
2. Carry out environmental remediation and improvement, including:
Eliminating environmental pollution, improving and remediating environment in areas where environmental pollution caused by a historic event occurs or in the case of failure to identify the entity causing pollution, consisting of areas contaminated with chemical residues during the war; areas contaminated with agrochemical residues; other soil pollution areas in the localities within the central government’s treatment jurisdiction; eliminating river and lake surface water pollution in the localities within the central government’s treatment jurisdiction.
3. Build technical infrastructure for environmental protection; equipment for environmental protection; environmental monitoring, including:
a) Investment projects on construction, renovation and upgrading of systems for collection and storage, transfer stations, aggregation areas, technical infrastructure of centralized solid waste and hazardous waste treatment areas, wastewater treatment systems, domestic waste landfills in localities; public works and equipment in service of domestic solid waste management in localities; investment in public sanitation facilities, in situ wastewater treatment works satisfying the environmental protection requirements which are managed by local authorities. For a project under the management of an enterprise, organization or individual, the funding for execution thereof shall be covered by such enterprise, organization or individual instead of being covered by the state budget;
b) Investment in construction of information technology infrastructure, environment and climate change databases; local authorities’ technical infrastructure for environmental monitoring; procurement, repair and upgrading of equipment and vehicles for environmental protection within the local government’s jurisdiction according to the investment projects;
c) Procurement of replacement equipment; maintenance and operation of equipment and vehicles for environmental protection within the local government’s jurisdiction;
d) Operation of the environmental monitoring system in accordance with the provincial planning (including operation, care, maintenance, repair, calibration and inspection).
4. Carry out inspection and supervision of environmental protection and adaptation to climate change within the local government’s jurisdiction and under decisions of competent authorities.
5. Conserve nature and biodiversity; protect environment of natural heritage site; respond to climate change, including:
a) Carrying out investigation, survey, assessment, management and environmental protection of natural heritage sites; establishing, appraising and recognizing natural heritage sites under the local government’s duty;
b) Investing in conservation and sustainable development of biodiversity as prescribed in clause 2 Article 73 of the Law on Biodiversity within the local government’s jurisdiction;
c) Conserving and sustainably developing biodiversity as prescribed in clause 3 Article 73 of the Law on Biodiversity (except for formulating and appraising the biodiversity conservation planning) within the central government’s jurisdiction;
d) Investigating, surveying, aggregating operation figures serving inventory of greenhouse gas at the national and sectoral levels; updating the list of facilities emitting GHG which are required to inventory GHGs; building and operating provincial systems for measurement, reporting and verification of mitigation of GHG emissions;
dd) Developing domestic carbon market;
e) Building provincial systems for supervision and assessment of climate change adaptation; making provincial reports on assessment of impacts, vulnerabilities, risks, loss and damaged caused by climate change;
g) Investigating, producing statistics on, supervising, assessing and compiling a list of ozone-depleting substances and GHGs in localities;
h) Investing in projects on degraded ecosystem restoration and biodiversity conservation; investing in projects on transformation of technologies for eliminating and minimizing controlled ozone-depleting substances and GHGs, climate change adaptation and mitigation of GHG emissions within the local government’s jurisdiction.
6. Scientific research, development, transfer and application of environmental technology, adaptation to climate change and protection of the ozone layer shall comply with regulations of law on science and technology and law on technology transfer.
7. Communicate information about and raise awareness of environmental protection; provide environmental education; spread knowledge and disseminate the law on environmental protection, including:
a) Communicating, providing training to increase awareness and knowledge of environmental protection; disseminating the law on environmental protection and response to climate change; awarding prizes for environmental protection and climate change adaptation to individuals, organizations and communities in accordance with law;
b) Assessing, reviewing and supervising the compliance with the law on environmental protection;
c) Providing education about environmental protection and adaptation to climate change within the central government’s jurisdiction.
8. Develop international integration and international cooperation in environmental protection, including:
a) Cooperating in the signature and implementation of treaties to which Vietnam is a signatory at the request of a competent central authority; signing and implementing international agreements on environmental protection, conservation of nature and biodiversity and adaptation to climate change and protection of the ozone layer;
b) Reciprocal capital for programs and projects funded by ODA, aid in environmental protection, adaptation to climate change and protection of the ozone layer prescribed by law.
9. Other state management activities in relation to environmental protection within the local government’s jurisdiction in accordance with law, including:
a) Formulating and adjusting strategies, plans, technical regulations, processes, technical guidelines, economic-technical norms, programs, schemes and projects on environmental protection and adaptation to climate change;
b) Assessing the implementation of the plan for environmental protection and nature and biodiversity conservation in accordance with the provincial planning;
c) Assessment and prediction of surface water and sediment quality, carrying capacity of surface water environment for local rivers and lakes; inventory and assessment of waste sources and levels of local river and lake pollution; assessment and prediction of local air quality; investigating, assessing, determining and zoning in areas at risk of soil pollution and soil pollution areas in localities;
d) Receiving, verifying and handling feedback and recommendations of organizations, individuals and residential communities on environmental protection; organizing conferences serving environmental protection and adaptation to climate change;
dd) Preventing and responding to national environmental emergencies;
e) Managing and disclosing environmental information; operating environmental information systems, environmental databases and climate change adaptation databases (including receiving, processing and exchanging information, maintaining, repairing and replacing information and data storage devices); updating and assessing statistical indicators and making environmental reports and climate change adaptation reports; evaluating and ranking environmental protection results;
g) Producing environmental protection and climate change adaptation models;
h) Carrying out assessment in service of confirmation of environmental protection as prescribed by law;
i) Operations of the Executive Board and the Standing Office for Environmental Protection decided by the competent authority;
k) Operations of the Steering Committee, organization of conferences on environmental protection and adaptation to climate change under decisions of competent authorities and other administrative tasks in support of environmental protection and adaptation to climate change;
l) Providing charter capital and adding charter capital to the provincial environment protection fund;
m) Other frequent expenditure state management activities in relation to environmental protection and adaptation to climate change within the local government’s jurisdiction prescribed by law; other environmental protection activities decided by the Prime Minister.
The provincial People’s Committee shall request the provincial People’s Council to make a decision on specific expenditures on environmental protection activities to be covered by local government budgets.
Article 153. Resources for performing environmental protection tasks
1. State budget for covering current expenditures on environmental protection:
a) Expenditures on environmental protection:
Expenditures on performing the central government’s tasks specified in Article 151 of this Decree, including: clause 1; clause 2 including investigation, survey and assessment of degree of environmental pollution, environmental elimination (excluding investment projects under the Law on Public Investment); points b and c clause 3; clause 4; points a and c (except for points d and g clause 3, Article 73 of the Law on Biodiversity), d, dd, e and g clause 5; point a clause 7; points a and c (reciprocal capital for environment service projects funded by aid) clause 8; points a, b, dd, e, g, h, i, k and l clause 9.
Expenditures on performing the local government’s tasks specified in Article 152 of this Decree, including: points a and b clause 1; clause 2 including investigation, survey and assessment of degree of environmental pollution, environmental elimination (excluding investment projects under the Law on Public Investment); points b and d clause 3; clause 4; points a and c (except for points d and g clause 3, Article 73 of the Law on Biodiversity), points d, dd, e and g clause 5; point a clause 7; points a and c (reciprocal capital for environment service projects funded by aid) clause 8; points a, b, dd, e, g, h, i, k and l clause 9.
b) Expenditures on economic activities:
Expenditures on performing the central government’s tasks specified in point c (point d clause 3, Article 73 of the Law on Biodiversity) clause 5 Article 151 of this Decree and the local government’s tasks (point d clause 3, Article 73 of the Law on Biodiversity) clause 5 Article 152 of this Decree;
c) Expenditures on education and training:
Expenditures on performing the central government’s tasks specified in Article 151 of this Decree, including point c (point g clause 3, Article 73 of the Law on Biodiversity) clause 5 and point c clause 7.
Expenditures on performing the local government’s tasks specified in Article 152 of this Decree, including point c (point g clause 3, Article 73 of the Law on Biodiversity) clause 5 and point c clause 7;
d) Expenditures on science and technology:
Expenditures on performing the central government’s tasks specified in clause 6 Article 151 of this Decree and the local government’s tasks specified in clause 6 Article 152 of this Decree;
dd) Expenditures on administrative management:
Expenditures on performing the central government’s tasks specified in Article 151 of this Decree, including point b clause 7; point b clause 8 and point m clause 9.
Expenditures on performing the local government’s tasks specified in Article 152 of this Decree, including point b clause 7 and point k clause 9.
2. State budget for covering development investment expenditures on environmental protection:
a) Expenditures on performing the central government’s tasks specified in Article 151 of this Decree, including clause 2 (according to the investment projects), point a clause 3, points b and h clause 5, point c clause 8 (reciprocal capital for investment projects funded by aid), points c and n clause 9;
b) Expenditures on performing the local government’s tasks specified in Article 152 of this Decree, including points c and d clause 1, clause 2 (according to the investment projects), points a and b clause 3, points b and h clause 5, point b clause 8 (reciprocal capital for investment projects funded by aid), point l clause 9.
3. The resources for implementation of the planning specified in point d clause 9 Article 151 of this Decree shall be decided by the competent authority in accordance with regulations of law on public investment and law on state budget; the resources for performance of the tasks specified in point o clause 9 Article 151 and point m clause 9 Article 152 of this Decree shall be decided by the Prime Minister.
4. Private capital for environmental protection:
a) Capital of enterprises, organizations and individuals participating in environmental protection;
b) Contributions, sponsorships and aid from organizations and individuals prescribed by law;
c) Other revenue prescribed by law (if any).
The raising of private capital for performance of the environmental protection tasks specified in Articles 151 and 152 of this Decree shall be subject to regulations of law on environmental protection and other relevant regulations of law, except for the tasks specified in points a, b and c clause 9 Article 151, points a and b clause 9 Article 151, environmental protection tasks in the field of national defense and security, tasks performed in a manner that guards state secrets.
5. The Ministry of Finance shall promulgate or request a competent authority to promulgate guidelines for making state budget estimates and allocating state budget for environmental protection in accordance with regulations of law on state budget and law on environmental protection; provide guidance on specific expenditures and methods for making estimates of expenditures on environmental protection.
Article 154. Projects entitled to be granted green credit and issue green bonds
1. The investment projects involving environmental protection, investment projects offering environmental benefits specified clause 1 Article 149 or clause 2 Article 150 of the LEP and under regulations of this Decree are entitled to be granted green credit and issue green bonds.
2. MONRE shall preside over and cooperate with other Ministries and ministerial agencies concerned in establishing and submitting to the Prime Minister for promulgation of environmental criteria and confirmation of projects entitled to be granted green credit and issue green bonds (hereinafter referred to as “the green list”) before December 31, 2022.
3. The confirmation of whether a project is included in the green list as specified in clause 2 of this Article shall be carried out at the request of the project owner and issuer of green bonds that wishes to seek confirmation to receive the State’s green credit and green bond incentives and assistance according to regulations of this Decree.
Article 155. Mechanisms for encouraging grant of green credit
1. Credit institutions and foreign branch banks in Vietnam are encouraged to prioritize allocation of sources of capital for sponsoring or granting concessional loans to projects in the green list.
2. Credit institutions and foreign branch banks in Vietnam granting green credit shall be entitled to the following encouragement mechanisms:
a) Be entitled to priority when applying for concessional loans from the Government, international organizations and development partners;
b) Be entitled to competent authorities’ assistance in training in grant of green credit.
Article 156. Roadmap for implementation of green credit
1. According to the task in assisting in socio-economic development, the State Bank of Vietnam shall direct and instruct credit institutions and foreign branch banks in Vietnam to provide appropriate capital for granting concessional loans, thereby encouraging project owners to execute projects in the green list specified in clause 2 Article 154 of this Decree.
2. The Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment and State Bank of Vietnam shall, within their jurisdiction, assist credit institutions and foreign branch banks in Vietnam to receive foreign aid and concessional loans in order to sponsor the projects in the green list specified in clause 2 Article 154 of this Decree in accordance with regulations of law on state budget, public investment and other relevant regulations of law.
3. In consideration of available budget and actual credit extension by the banking system to the projects in the green list, the Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with Ministries and ministerial agencies concerned in formulating and submitting to the Prime Minister for decision to provide interest rate subsidies to the projects in the green list after terminating the medium- and long-term loan agreements at the credit institutions and foreign bank branches in Vietnam for implementation from January 01, 2026.
1. Green bonds are bonds issued by the Government, local governments and enterprises to raise capital for the projects in the green list specified in Article 154 of this Decree.
2. The issuance of green bonds shall be subject to regulations of law on issuance of bonds, LEP and regulations of this Decree.
3. Proceeds from issuance of green bonds shall be used to execute the projects in the green list as prescribed in clause 2 Article 150 of the LEP.
4. According to the regulations set out in clauses 1 and 2 Article 154 of this Decree, the Ministry of Planning and Investment shall provide guidelines for classifying projects in the green list to be included in the public investment portfolio when preparing medium-term and annual public investment plans to form a basis for the Government and local governments to make a selection when issuing green bonds.
5. Every green bond issuer shall provide and disclose information in accordance with regulations of law on issuance of bonds and disclose information as prescribed in clauses 6 and 7 of this Article.
6. On an annual basis, on the bond’s maturity date, every green bond issuer shall disclose and provide information on the impact assessment of projects funded by capital from green bonds on the environment as follows:
a) The information to be provided includes decision on approval of EIAR appraisal result (if any), environmental license (if any); results of assessment of environmental benefits offered by projects using green bonds specified in clause 2 Article 150 of the LEP and clause 2 Article 154 of this Decree;
b) Every enterprise issuing green bonds shall disclose information according to regulations of law on issuance of corporate bonds and point a of this clause;
c) Every owner of the investment project using capital from green bonds issued by the Government and local government shall provide the information specified in point a of this clause to the State Treasury (for green bonds issued by the Government) and the provincial People’s Committee (for green bonds issued by the local government) for publishing thereof on the website of the State Treasury and provincial People’s Committee.
7. Regulations on disclosure of information and reporting of management and disbursement of capital raised from issuance of green bonds:
a) The bond issuer which is an enterprise shall comply with regulations on reporting and disclosure of information about management and disbursement of capital raised from issuance of green bonds according to regulations of law on issuance of corporate bonds;
b) On an annual basis, the State Treasury and provincial People’s Committees shall disclose information about disbursement of capital to the projects in the green list using capital raised from issuance of green bonds issued by the Government and local governments on their website.
8. Green bond issuers and investors are entitled to receive the following incentives:
a) Receive incentives for service prices according to regulations of law on prices of securities services and other incentives and assistance as prescribed by law;
b) Regarding investment projects using capital raised from issuance of green bonds issued by the Government and local governments, be entitled to receive sufficient capital according to the project progress in the medium-term and annual investment public plans.
Article 158. Sources of operating capital of VEPF
1. Equity, including:
a) Charter capital which is at least 3,000 billion dong generated from the following sources: funding derived from state budget and development investment fund before the effective date of this Decree; extra funding from the development investment fund; state funding from public investment sources prescribed by law.
The change in charter capital of the VEPF shall be decided by the Prime Minister.
b) Development investment fund;
c) Other capital under the VEPF’s ownership as prescribed by law.
2. Other capital, including domestic and foreign organizations and individuals’ sponsorships, assistance, voluntary contributions and authorized investments for environmental protection and climate change adaptation; VEPF’s operating capital provided by the competent authority before the effective date of this Decree; other sources of capital prescribed by law.
3. The Prime Minister shall decide the organizational structure, operation and financial mechanism of the VEPF.
Article 159. Sources of operating capital of provincial environment protection funds
1. Equity, including:
a) Charter capital which is at least 30 billion dong. For an operating fund whose charter capital is less than 30 billion dong, there must be a roadmap for increasing the charter capital within 05 years from the effective date of this Decree. The charter capital is generated from the following sources: funding derived from state budget and development investment fund before the effective date of this Decree; extra funding from the development investment fund; state funding from public investment sources prescribed by law.
The change in charter capital of a provincial environment protection fund shall be decided by the Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee.
b) Development investment fund;
c) Other capital under the fund’s ownership as prescribed by law.
2. Other capital, including domestic and foreign organizations and individuals’ sponsorships, assistance, voluntary contributions and authorized investments for environmental protection and climate change adaptation; VEPF’s operating capital provided by the competent authority before the effective date of this Decree; other sources of capital prescribed by law.
3. Chairmen/Chairwomen of provincial People’s Committees shall decide the organizational structures, operation and financial mechanisms of the provincial environment protection funds.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực