Chương VIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Hệ thống thông tin,cơ sở dữ liệu môi trường
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung thông tin môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
a) Thông tin về nguồn thải bao gồm: thông tin về chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thông tin về phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn, chất thải nguy hại; thông tin về phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; thông tin về chất thải nguy hại được tiếp nhận xử lý đối với cơ sở dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường khác; thông tin về nguồn phát thải từ hoạt động giao thông, sản xuất nông nghiệp, hoạt động dân sinh;
b) Thông tin về chất thải bao gồm: khối lượng phát sinh, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng đối với từng loại hình chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, bụi, khí thải và các loại chất thải khác theo quy định của pháp luật; các công nghệ, công trình xử lý chất thải, kết quả quan trắc các loại chất thải;
c) Thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường bao gồm thông tin, dữ liệu về hiện trạng, diễn biến và dự báo chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt lục địa, trầm tích, nước dưới đất, nước biển; phân vùng mục đích sử dụng nước, hạn ngạch xả thải vào môi trường nước; các điểm, khu vực bị ô nhiễm môi trường, thông tin về sự cố môi trường, các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu; kế hoạch và các biện pháp khắc phục, xử lý, phục hồi môi trường, giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;
d) Thông tin về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm thông tin về các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; vùng đất ngập nước quan trọng; thông tin về hệ sinh thái tự nhiên, loài sinh vật và nguồn gen; thông tin về áp lực lên đa dạng sinh học; các biện pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; các loại giấy phép trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Quản lý thông tin môi trường bao gồm các hoạt động:
a) Tổ chức thu nhận thông tin môi trường và thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, tạo ra thông tin; thời gian cung cấp, tạo ra thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Tích hợp, lưu giữ thông tin môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường thông qua các nền tảng ứng dụng, dịch vụ dữ liệu số về môi trường và các hệ thống quản lý hồ sơ, tài liệu khác theo quy định;
c) Cung cấp thông tin môi trường, thông tin mô tả về thông tin môi trường cho cơ quan quản lý môi trường theo quy định tại Điều 100 Nghị định này;
d) Cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân và công khai thông tin môi trường theo quy định tại Điều 101 và Điều 102 Nghị định này;
đ) Xử lý, tổng hợp thông tin môi trường phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
1. Thông tin môi trường và các thông tin kèm theo được cung cấp cho cơ quan quản lý môi trường bằng một trong các hình thức sau:
a) Thông qua hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp theo quy định tại Điều 106 Nghị định này;
b) Thông qua các báo cáo theo quy định của pháp luật;
c) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm cung cấp thông tin đối với từng loại thông tin môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường và khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin môi trường phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
1. Việc cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định tại Nghị định này.
2. Việc cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thực hiện như sau:
a) Thông qua dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ dữ liệu số;
b) Theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan quản lý thông tin môi trường;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
3. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân:
a) Trình tự, thủ tục, hồ sơ, mẫu văn bản yêu cầu cung cấp thông tin môi trường theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin. Trường hợp việc cung cấp thông tin môi trường có thu phí, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin phải thực hiện việc nộp phí theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin môi trường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trình tự, thủ tục và thời hạn cung cấp thông tin môi trường được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý thông tin môi trường và tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định, giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
b) Thời điểm công khai chậm nhất là 10 ngày sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo hoặc sau khi được cấp giấy phép môi trường.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục nước thải, bụi, khí thải công nghiệp hoặc quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ thực hiện công khai kết quả quan trắc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai kết quả quan trắc chất thải tự động, liên tục (bao gồm so sánh với giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm đã được cấp phép) trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bảng thông tin điện tử đặt tại cổng dự án, cơ sở. Vị trí đặt bảng thông tin điện tử phải thuận lợi cho người dân theo dõi, giám sát. Thời điểm công khai ngay sau khi có kết quả quan trắc và công khai kết quả liên tục trong thời gian 30 ngày;
b) Công khai phiếu kết quả quan trắc chất thải của kỳ quan trắc gần nhất trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bảng thông tin điện tử đặt tại cổng dự án, cơ sở. Thời điểm công khai chậm nhất là 10 ngày sau khi có kết quả quan trắc chất thải định kỳ cho đến thời điểm công khai kết quả quan trắc định kỳ mới theo quy định.
3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thực hiện công khai thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của chủ cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;
b) Thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi phát hành báo cáo công tác bảo vệ môi trường của năm, liên tục hằng năm trong suốt thời gian cơ sở hoạt động.
4. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan cấp giấy phép môi trường thực hiện công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của mình, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi ban hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường.
5. Cơ quan cấp giấy phép môi trường thực hiện công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định;
b) Thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, cho đến khi giấy phép môi trường được cấp.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất, không khí, nước mặt, nước dưới đất, nước biển, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử hoặc bảng thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc;
b) Đối với quan trắc tự động, liên tục, thời điểm công khai thực hiện ngay sau khi có kết quả quan trắc và công khai kết quả trong thời gian 30 ngày;
c) Đối với quan trắc định kỳ, thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi có báo cáo kết quả quan trắc cho đến thời điểm công khai kết quả quan trắc định kỳ mới theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai thông tin về các nguồn thải vào môi trường nước mặt và các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn về môi trường cấp tỉnh;
b) Thông tin phải được công khai định kỳ hàng năm, thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục các nguồn ô nhiễm hoặc nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường, cho đến khi có văn bản mới cập nhật, thay thế.
8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp thực hiện công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường; thông tin về sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc;
b) Thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi kế hoạch hoặc báo cáo được ban hành cho đến khi có văn bản mới cập nhật, thay thế hoặc đến khi sự cố được khắc phục đối với thông tin về sự cố môi trường.
9. Tổ chức, cá nhân cung ứng và được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thực hiện công khai đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, kèm theo bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới, diện tích khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; danh sách các tổ chức, cá nhân sử dụng và phải trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; danh sách đối tượng được chi trả, số tiền được chi trả, kế hoạch chi trả theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân cung ứng và được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, hoặc niêm yết tại trụ ở Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Thông tin phải được công khai định kỳ hàng quý, hàng năm. Thời điểm công khai chậm nhất là 05 ngày sau khi đề án hoặc hồ sơ danh sách tổ chức, cá nhân được phê duyệt.
10. Thông tin môi trường bắt buộc phải công khai theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì việc công khai được thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư thực hiện các dự án xây dựng, vận hành hệ thống thông tin môi trường như sau:
1. Phát triển các nền tảng dữ liệu số, công nghệ số về môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, hỗ trợ ra quyết định, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và phân tích, dự báo, cảnh báo sớm về môi trường.
2. Thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu, thông tin về môi trường từ các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, kết nối với Cổng dữ liệu quốc gia phục vụ vận hành Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
3. Đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, các thiết bị thông minh nhằm thu nhận, quản lý, phân tích, xử lý, chia sẻ, khai thác, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin, an toàn dữ liệu về môi trường.
4. Chuyển đổi phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp trên môi trường số và công nghệ số.
5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia thu nhận, đóng góp, chia sẻ và khai thác, cung cấp các dịch vụ, giá trị gia tăng, tạo lập thị trường nội dung số về dữ liệu, thông tin về môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí đầu tư, xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định; bảo đảm điều kiện về con người, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn thông tin để hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp hoạt động ổn định, hiệu quả, bảo đảm an toàn thông tin mạng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Nhân lực vận hành và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường được tận dụng từ nguồn nhân lực tại chỗ hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên, khuyến khích đầu tư theo phương thức hợp tác với khu vực tư nhân, các hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, tận dụng nguồn lực của các thành phần kinh tế.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các quy định kỹ thuật, hướng dẫn triển khai xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp; kiểm tra, giám sát quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia quản lý các thông tin môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường ở quy mô quốc gia; liên kết, tích hợp từ các cơ sở dữ liệu môi trường chuyên ngành và cơ sở dữ liệu môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh trên phạm vi toàn quốc; do Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường xây dựng của mình, vận hành và quản lý, đáp ứng yêu cầu của cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
2. Cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh quản lý các thông tin môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường theo địa bàn và phân cấp quản lý; do cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xây dựng, vận hành và quản lý; bảo đảm liên thông và cung cấp, cập nhật thông tin về môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
3. Cơ sở dữ liệu môi trường các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các thông tin môi trường được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường theo phạm vi ngành, lĩnh vực; do các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng, vận hành và quản lý; bảo đảm liên thông và cung cấp, cập nhật thông tin về môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
4. Cơ sở dữ liệu môi trường chuyên ngành là cơ sở dữ liệu về một lĩnh vực môi trường chuyên ngành; được xây dựng, vận hành và quản lý theo yêu cầu quản lý trên thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về môi trường.
5. Cơ sở dữ liệu môi trường các cấp phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh hiện hành; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; sử dụng thống nhất danh mục dữ liệu dùng chung, dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
6. Việc kết nối, chia sẻ, liên thông giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp phải tuân thủ các quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước; các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm cung cấp, cập nhật các thông tin môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh theo phân cấp quản lý và hướng dẫn của cơ quan quản lý thông tin môi trường.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin môi trường thuộc phạm vi quản lý quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin môi trường trên địa bàn và theo phân cấp quản lý vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
4. Hình thức cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu môi trường các cấp được quy định như sau:
a) Thông qua việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp;
b) Khai báo, cập nhập dữ liệu trực tiếp qua các phần mềm ứng dụng; các thiết bị, hệ thống tự động, thông minh;
c) Cung cấp các thông tin, dữ liệu bản điện tử trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cung cấp các hình thức được quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Việc vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường bao gồm các nhiệm vụ như sau:
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Thu nhận, tạo lập, nhập, tích hợp, kết nối dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.
3. Kiểm tra, đánh giá về quản lý chất lượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu môi trường.
4. Phân tích dữ liệu, tổng hợp dữ liệu phục vụ hỗ trợ quản lý nhà nước và công bố, công khai thông tin, dữ liệu môi trường.
5. Ban hành danh mục dữ liệu mở trong lĩnh vực môi trường, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở trong lĩnh vực môi trường trong phạm vi quản lý của mình theo quy định.
6. Vận hành, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho hoạt động của cơ sở dữ liệu môi trường.
7. Xây dựng và thực hiện các giải pháp về sao lưu, dự phòng bảo đảm tính nguyên vẹn, an toàn của dữ liệu. Trong trường hợp dữ liệu bị hư hỏng, bị phá hủy do các hành vi trái phép phải có cơ chế bảo đảm phục hồi được dữ liệu.
ENVIRONMENTAL INFORMATION SYSTEMS AND ENVIRONMENTAL DATABASES
Section 1. ENVIRONMENTAL INFORMATION
Article 99. Management of environmental information
1. Environmental information is specified in clause 1 Article 114 of the LEP. Several pieces of information are elaborated as follows:
a) Information about waste source includes information about owners of investment projects, businesses, investors in construction and commercial operation of infrastructure of dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters; information on generation and receiving bodies of wastewater, emissions, noise, vibration, solid waste and hazardous waste; information on scrap permitted to be imported as raw materials for productions with respect to establishments using imported scrap as raw materials for production; information about hazardous waste received and treated with respect to hazardous waste treatment service providers; technical infrastructure for environmental protection; environmental monitoring and management program; environmental improvement and remediation scheme, biodiversity offsets scheme, environmental emergency prevention and response plan and other environmental protection measures; information about emission sources from traffic, agricultural production and livelihood activities;
b) Information about waste includes volume generated, collected, treated, recycled and reused for each type of domestic solid waste, normal industrial solid waste, hazardous waste, domestic wastewater, industrial wastewater, dust, emissions and other types of waste prescribed by law; waste treatment technologies and works, results of monitoring of various types of waste;
c) Information on the current state of environmental quality includes information and data on the current state, changes and prediction of the quality of air, soil, continental surface water, sediment, groundwater and seawater; zoning of water uses, quotas for discharge of waste into water; contaminated points and sites, information on environmental emergencies, residue-contaminated sites; environmental remediation plans and measures, solutions for protecting surface water and improving surface water quality;
d) Information on nature and biodiversity conservation includes information on natural heritage sites, wildlife sanctuaries and biodiversity conservation facilities; important wetlands; information on ecosystems, organisms and genetic resources; information on pressures on biodiversity; measures to manage and conserve biodiversity; licenses in relation to management and conservation of biodiversity.
2. Management of environmental information includes:
a) Organizing collection of environmental information and information about organizations and individuals providing and creating information; time for providing and creating information as prescribed by law;
b) Incorporating and storing environmental information in environmental databases through application platforms, digital environmental data services and other record and document management systems according to regulations;
c) Providing environmental information and descriptive information about environmental information to environment authorities as prescribed in Article 100 of this Decree;
d) Providing environmental information as requested by organizations and individuals and disclosing environmental information as prescribed in Articles 101 and 102 of this Decree;
dd) Processing and consolidating environmental information in service of state management of environmental protection.
Article 100. Provision of environmental information to environmental information managing authorities
1. Environmental information and enclosed information shall be provided to an environment authority through:
a) environmental information systems and environmental databases at all levels prescribed in Article 106 of this Decree; or
b) reports prescribed by law; or
c) other methods prescribed by law.
2. The time of provision of each type of environmental information shall comply with regulations of law on reporting and updating environmental information systems and environmental databases and depend on request from an environmental protection authority.
3. Environmental information providers shall be held accountable for the adequacy, accuracy and promptness of information.
Article 101. Providing environmental information at organizations and individual’s request
1. Providing environmental information at organizations and individual’s request shall be subject to regulations of law on information access, law on intellectual property and regulations of this Decree.
2. Environmental information shall be provided at the request of an organization or individual:
a) Through online public services or digital data services;
b) Under an agreement between the organization or individual with the environmental information managing authority;
c) By other methods prescribed by regulations of law on information access.
3. Procedures for providing environmental information at the request of an organization or individual:
a) Procedures, applications and form of written request for provision of environmental information specified in points a and c clause 2 of this Article shall comply with regulations of law on information access. If it required to pay a fee for provision of environmental information, the organization or individual requesting information shall pay the fee as prescribed by law;
b) If environmental information is requested to be provided as prescribed in point b clause 2 of this Article, the procedures and time limit for providing such environmental information shall be determined under the agreement between the environmental information managing authority and the organization or individual requesting information.
Article 102. Disclosure of environmental information
1. Every owner of an investment project, business, investor in construction and commercial operation of infrastructure of a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster shall disclose their EIAR for which the appraisal result has been approved and environmental license as prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on their website or at the People’s Committee of the commune where the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster is located;
b) The disclosure shall be made within 10 days after obtaining the decision on approval of EIAR report appraisal result or the environmental license.
2. Every owner of an investment project, business, investor in construction and commercial operation of infrastructure of a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster that is required to carry out automatic and continuous or periodic monitoring of wastewater, dust and industrial emission shall disclose their monitoring results as prescribed by the LEP as follows:
a) Their automatic and continuous waste monitoring results (including the comparison with the permissible limits of licensed pollutants) shall be made on their website or on the electronic bulletin board located at the entrance of the project or business. The location of the electronic bulletin board must facilitate supervision and monitoring by the people. The disclosure shall be made immediately after the monitoring results are available and the monitoring results shall be disclosed continuously for a period of 30 days;
b) The latest waste monitoring result report shall be disclosed on their website or on the electronic bulletin board located at the entrance of the project or business. The disclosure shall be made within 10 days after the periodic waste monitoring result is available until the date on which the new periodic monitoring result is disclosed as prescribed.
3. Every owner of a hazardous waste treatment service provider shall disclose information about types and quantity of collected and treated hazardous waste, treatment method; information about names and addresses of collected and treated hazardous waste generators and other environmental information prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on their website or at the People’s Committee of the commune where the provider operates;
b) The disclosure of such information shall be made within 05 days after the annual environmental protection report is released and repeated every year during its operation period.
4. Every EIAR appraising authority and licensing authority shall disclose its decision on approval of EIAR appraisal result and the environmental license as prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on their website, except for information classified as state secrets or enterprises’ trade secrets as prescribed by law;
b) The disclosure shall be made within 05 days after issuing the decision on approval of EIAR report appraisal result and the environmental license.
5. Every licensing authority shall disclose reports on proposal for issuance of environmental license as prescribed by the LEP as follows:
a) Such reports shall be disclosed on the website of the appraising authority;
b) The disclosure shall be made within 05 days after a valid application is received until the environmental license is issued.
6. MONRE and every provincial People’s Committee shall disclose monitoring results of quality of soil, air, surface water, groundwater, seawater, sediment and aquatic environment of surface water sources as prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on the website or electronic bulletin board of the affiliated specialized environmental protection authority;
b) Regarding automatic and continuous monitoring, the disclosure shall be made immediately after the monitoring result is available and such monitoring result shall be disclosed within 30 days;
c) Regarding periodic monitoring, the disclosure shall be disclosed within 05 days after the monitoring result report is available until the date on which the new periodic monitoring result is disclosed as prescribed.
7. Every provincial People’s Committee shall disclose information about sources of waste discharged into surface water and sources potentially causing environmental emergencies within its province as prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on the website of the provincial specialized environmental protection authority;
b) Information shall be annually disclosed and the disclosure shall be made within 05 days after obtaining the competent authority’s written approval for list of sources of pollution or sources potentially causing environmental emergencies until an updated or replacing document is available.
8. Environmental protection authorities at all levels shall disclose their environmental emergency response plans; information about environmental emergencies as prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on the website of the affiliated specialized environmental protection authority;
b) The disclosure shall be made within 05 days after the plan or report is promulgated and an updated or replacing document is available or until the emergency is completely handled in the case of information about environmental emergency.
9. Any organization or individual that provides and receives payments for ecosystem services (PES) shall disclose its PES scheme enclosed with a map showing boundaries, boundary markers, area of the site providing ecosystem services; list of organizations and individuals using and paying for ecosystem services; list of beneficiaries, amounts to be received, payment plan as prescribed by the LEP as follows:
a) The disclosure shall be made on the website of the organization or individual that provides and receives payments for ecosystem services or website of the provincial environmental protection authority or at the communal People’s Committee;
b) The disclosure shall be made on a quarterly and annual basis. The disclosure shall be made within 05 days after the scheme or the list of organizations and individuals is approved.
10. Regarding the environmental information subject to mandatory disclosure as prescribed by other relevant laws, the disclosure thereof shall be made in accordance with such laws.
Section 2. ENVIRONMENTAL INFORMATION SYSTEMS AND ENVIRONMENTAL DATABASES
Article 103. Policies for investment in building and use of environmental information systems and environmental databases
The State shall formulate a policy to prioritize investment in execution of projects on building and operation of the environmental information system as follows:
1. Develop digital data and environmental digital technology platforms in support of state management, policy making, decision support, inspection and monitoring of environmental protection activities and environmental analysis, forecasting and early warning.
2. Connect environmental data and information from ministries, ministerial agencies and local governments, establish connection with the national data portal serving e-Government operation and development of digital Government, digital economy, digital society and smart cities.
3. Innovate, invent and apply new technologies and smart devices to acquire, manage, analyze, process, share, exploit and use environmental information and data and ensure their security.
4. Change the working style of regulatory bodies in which regulatory bodies can interact with people or enterprises digitally.
5. Encourage organizations, individuals and communities to participate in receiving, contributing, sharing, exploiting and providing services, value added, create digital content market in terms of environmental information and data.
Article 104. Maintaining operation of environmental information systems and environmental databases at all levels
1. MONRE, other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees shall provide funding for investment in, construction, management and operation of environmental information systems and environmental databases as prescribed; satisfy the conditions concerning human resources, information technology infrastructure and information security so as for the environmental information systems and environmental databases at all levels to operate in a stable and efficient manner that ensures cyberinformation security and compliance with regulations of law.
2. Personnel operating and managing environmental information systems and environmental databases shall be taken from local personnel or through information technology services or other methods as per the law.
3. Private-sector investment, hiring of information technology services, utilization of sources of economic sectors are prioritized and encouraged.
4. MONRE shall formulate technical regulations and provide guidance on building, management and operation of environmental information systems and environmental databases at all levels; inspect and supervision the process of connection and sharing of data with environmental databases as prescribed by law.
Article 105. Requirements for environmental databases at all levels
1. The national environmental database manages the environmental information specified in the specified in clause 1 Article 114 of the Law LEP on the national scale; connects and incorporates information from specialized environmental databases and environmental databases of Ministries, ministerial-level agencies and provinces nationwide; is built, operated and managed by the specialized environmental protection authority affiliated to MONRE to meet the requirements of the national database as prescribed.
2. Every provincial environmental database manages the environmental information specified in the specified in clause 1 Article 114 of the Law LEP within its province and under its jurisdiction; is built, operated and managed by the specialized environmental protection authority; connects, provides and updates environmental information to the national environmental database.
3. Every environmental database of a Ministry or ministerial agency manages the environmental information specified in points d and dd clause 1 Article 114 of the LEP within the scope of industries and fields; is built, operated and managed by the Ministry or ministerial agency; connects, provides and updates environmental information to the national environmental database.
4. The specialized environmental database is a database of one specialized field of environment; is built, operated and managed according to actual managerial requirements imposed by the environmental protection authority; provides information and data to the national environmental database.
5. Environmental databases at all levels shall comply with relevant regulations of law; Vietnam’s e-Government architecture framework and ministerial e-Government architecture framework or provincial e-Government architecture framework; satisfy standards and technical regulations as prescribed; uses the same shared data catalog and master data included in the national environmental database.
6. The connection and sharing between environmental databases at all levels shall comply with the Government’s regulations on management, connection and sharing of digital data within regulatory bodies; regulations laid down by the Ministry of Information and Communications and MONRE.
Article 106. Providing and updating information and data to environmental databases
1. Investment project and business owners shall provide and update the environmental information specified in points a, b and c clause 1 Article 114 of the LEP and other relevant regulations of law to the national and provincial environmental databases under their jurisdiction and according to the guidelines provided by the environmental information managing authority.
2. Ministries and ministerial agencies shall provide and update the environmental information under their management specified in points d and dd clause 1 Article 114 of the LEP and other relevant regulations of law to the national environmental database.
3. Provincial People’s Committees shall provide and update the environmental information within their provinces and under their jurisdiction to the national environmental database.
4. Methods for providing and updating information and data to environmental databases at all levels are as follows:
a) Through connection and sharing of data between environmental databases at all levels;
b) Declaring and updating data directly via application software; automatic and smart devices and systems;
c) Providing electronic information and data in case the environmental protection authority is yet to deploy the methods mentioned in points a and b of this clause.
Article 107. Building, operation and management of environmental databases
The operation and management of environmental databases cover the following tasks:
1. Build environmental databases by following MONRE’s guidance.
2. Collect, create, enter, integrate and connect data to databases.
3. Inspect and assess the management of quality of data in environmental databases.
4. Analyze and aggregate data in support of state management and disclose environmental information and data.
5. Introduce the environmental open data catalog in the field of environment, organize formulation of plans and publish environmental open data under management as prescribed
6. Operate, provide information technology infrastructure and ensure information security and cybersecurity for operation of environmental databases.
7. Develop and adopt backup solutions so as to ensure data integrity and safety. If data is corrupted or destroyed as a result of illegal acts, there must be a data recovery mechanism
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 25. Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 52. Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
Điều 56. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn
Điều 57. Yêu cầu chung về quản lý nước thải
Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 63. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 72. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 79. Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 89. Các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Điều 92. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 99. Quản lý thông tin môi trường
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 106. Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 112. Thông báo thiệt hại đối với môi trường
Điều 113. Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
Điều 119. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 120. Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 121. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
Điều 131. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 133. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
Điều 141. Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
Điều 143. Đối tượng phát triển dịch vụ môi trường
Điều 144. Khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường
Điều 154. Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Điều 162. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
Điều 164. Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 51. Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 76. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 93. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 98. Quan trắc khí thải công nghiệp
Điều 104. Bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 107. Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 125. Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 127. Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
Điều 147. Trình tự, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường