Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
Số hiệu: | 80/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/08/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 20/08/2014 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới về thu phí thoát nước thải sinh hoạt
Ngày 06/08 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung, theo đó:
Từ ngày 01/01/2015, hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước theo Nghị định này thì sẽ không phải trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Đối với địa phương đang thực hiện thu phí thoát nước có lộ trình điều chỉnh theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP thì sẽ tiếp tục thực hiện đến lần điều chỉnh tiếp theo sẽ thực hiện theo quy định tại NĐ này.
Ngoài ra để khuyến khích phát triển, các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được hỗ trợ:
- Ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách địa phương;
- Ưu đãi, hỗ trợ khác.
Nội dung này được quy định trong Nghị định 80/2014/NĐ-CP và thay thế Nghị định 88.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Hoạt động thoát nước và xử lý nước thải là các hoạt động về quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là dịch vụ thoát nước) là các hoạt động về quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải theo các quy định của pháp luật.
3. Chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là chi phí dịch vụ thoát nước) là các chi phí để thực hiện các nhiệm vụ thu gom, tiêu thoát nước mưa và thu gom, xử lý nước thải tại khu vực có dịch vụ thoát nước.
4. Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là giá dịch vụ thoát nước) là toàn bộ chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ và mức lợi nhuận hợp lý cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải.
5. Đơn vị thoát nước là tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành.
6. Hộ thoát nước là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...
9. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.
10. Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
11. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
12. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, giếng tách dòng, đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả,... và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.
13. Cống bao là tuyến cống chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
14. Hồ điều hòa là các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo có chức năng tiếp nhận nước mưa và điều hòa tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước.
15. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.
16. Điểm xả là nơi xả nước từ hệ thống thoát nước ra nguồn tiếp nhận.
17. Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom vào mạng lưới thoát nước chuyển tải về nhà máy xử lý nước thải hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.
18. Nguồn tiếp nhận là cáo nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất.
19. Quy hoạch chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là quy hoạch thoát nước) là việc xác định các lưu vực thoát nước (nước mưa, nước thải), phân vùng thoát nước thải; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định nguồn tiếp nhận; xác định vị trí, quy mô của mạng lưới thoát nước, các công trình đầu mối thoát nước và xử lý nước thải (như trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả).
20. COD (Viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
21. Bùn thải là bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải.
1. Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm phát triển bền vững.
2. Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước.
3. Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
4. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải ngay hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng. Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Thoát nước và xử lý nước thải phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
6. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước có liên quan đến kết cấu hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ và hoàn trả nguyên trạng hoặc khôi phục lại nếu làm hư hỏng công trình giao thông.
7. Các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến hệ thống thoát nước phải có phương án bảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định hệ thống thoát nước.
8. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp.
3. Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương.
4. Nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị.
5. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
6. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi.
1. Quy hoạch thoát nước đô thị là một nội dung của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch chuyên ngành được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đô thị tỉnh lỵ (từ loại 3 trở lên) nếu quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt chưa đủ điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và kêu gọi đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước để làm cơ sở triển khai thực hiện. Nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành thoát nước phải làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.
2. Quy hoạch thoát nước khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu công nghiệp bao gồm: Đánh giá tổng hợp hiện trạng thoát nước mưa, thu gom thoát nước thải trong công nghiệp; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước, nguồn tiếp nhận, mức độ ô nhiễm môi trường, vị trí, quy mô nhà máy xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải phù hợp với đặc thù của khu công nghiệp.
3. Quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung là một nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung bao gồm: Dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước; xác định vị trí, quy mô trạm bơm, trạm xử lý nước thải, các dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch.
4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, quy hoạch thoát nước tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan.
1. Quản lý cao độ nền đô thị:
a) Cao độ nền đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm quản lý và cung cấp các thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền đô thị đã được cung cấp;
d) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa cao độ thiết kế công trình xây dựng và cao độ nền đô thị.
2. Quản lý cao độ của hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:
a) Xác định và quản lý cao độ mực nước các hồ điều hòa, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa, chống úng ngập và bảo vệ môi trường;
b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa;
c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh mương có liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp vơi đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về thoát nước, chống ngập úng đô thị.
1. Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý thoát nước và xử lý nước thải đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.
2. Nội dung cơ bản của quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương bao gồm:
a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;
b) Hệ thống thoát nước của địa phương;
c) Xác định chủ sở hữu;
d) Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ, quy định về đấu nối và miễn trừ đấu nối; trách nhiệm và quyền của chủ đầu tư, của hộ thoát nước; nghĩa vụ tài chính liên quan đến công tác đấu nối, các chính sách hỗ trợ của địa phương về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước;
đ) Quy định về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải áp dụng;
e) Quy định về quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước; bùn thải từ bể tự hoại;
g) Quy định về xử lý nước thải tập trung, phi tập trung;
h) Quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
i) Quy định về hợp đồng quản lý, vận hành;
k) Quy định về trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn;
l) Quy định trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động thoát nước, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
m) Quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương.
1. Thực hiện chức năng giám sát về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc đấu nối vào hệ thống thoát nước theo quy định.
3. Phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoát nước trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.
2. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp Luật về thoát nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu hoặc ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã là chủ sở hữu đối với hệ thống thoát nước:
a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới;
c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp là chủ sở hữu hệ thống thoát nước thuộc khu đô thị mới, khu công nghiệp do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư hoặc đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý hoặc đơn vị thoát nước được giao là chủ đầu tư xây dựng các công trình thoát nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn do mình quản lý.
2. Chủ đầu tư hệ thống thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là Ban quản lý xây dựng nông thôn xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban quản lý xây dựng nông thôn xã không đủ năng lực thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
3. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư.
5. Công trình thoát nước do cộng đồng đóng góp, đại diện chủ đầu tư do cộng đồng quyết định.
1. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm tiêu thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, nâng cao độ bao phủ dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt và có sự phối hợp với các địa phương liên quan.
3. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước:
a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hệ thống thoát nước các đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
2. Tùy theo đặc điểm, quy mô dự án, tổ chức tư vấn khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị phải thực hiện:
a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí dịch vụ thoát nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
b) Việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phải được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải thực hiện đồng bộ từ xây dựng nhà máy xử lý nước thải, mạng lưới thu gom, chuyển tải nước thải đến hộp đấu nối trên toàn bộ phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước.
Các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng được hỗ trợ:
1. Được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
2. Được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương.
3. Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành.
1. Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
2. Tiết kiệm đất xây dựng.
3. Quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.
4. Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
5. Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
6. An toàn và thân thiện với môi trường
7. Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.
8. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.
9. Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.
10. Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.
1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thoát nước do mình đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
3. Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh theo các quy định, được thanh toán đúng và đủ chi phí dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;
c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch thoát nước trên địa bàn;
d) Được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
c) Xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước và xử lý nước thải;
d) Thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước theo quy định;
đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu;
g) Bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định;
h) Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
i) Báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và Trung ương;
k) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng theo quy định pháp luật;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Các chủ thể của hợp đồng;
b) Đối tượng hợp đồng;
c) Hồ sơ tài sản (danh mục tài sản, giá trị tài sản) mà chủ sở hữu bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành;
d) Phạm vi, nội dung công việc;
đ) Hồ sơ quản lý mạng lưới, các công trình thoát nước, quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và các yêu cầu kỹ thuật;
e) Tiêu chuẩn dịch vụ;
g) Giá trị hợp đồng; điều chỉnh giá trị hợp đồng;
h) Nội dung thanh toán, phương thức thanh toán;
i) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan.
3. Thời hạn hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm. Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng, trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết.
4. Chấm dứt hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng;
b) Khi hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng;
c) Những trường hợp bất khả kháng hoặc các lý do khác được quy định trong hợp đồng;
d) Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán chi phí định kỳ theo thỏa thuận;
b) Phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận;
c) Trong trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày so với thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thì đơn vị thoát nước được hưởng lãi suất cao nhất của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch tại thời điểm thanh toán đối với so tiền chậm thanh toán;
d) Chủ sở hữu công trình thoát nước chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
đ) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán từ nguồn thu tiền dịch vụ thoát nước, ngân sách hàng năm của chủ sở hữu công trình thoát nước và từ các nguồn khác.
6. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba khi có sự thỏa thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.
7. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
1. Quản lý hệ thống thoát nước mưa:
a) Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hòa và các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết, các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường;
b) Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa;
c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới thoát nước theo lưu vực.
2. Quy định tái sử dụng nước mưa:
a) Khuyến khích việc tái sử dụng nước mưa phục vụ cho các nhu cầu, góp phần giảm ngập úng, tiết kiệm tài nguyên nước, giảm thiểu việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước mưa được hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
c) Việc tái sử dụng nước mưa cho các mục đích khác nhau phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước phù hợp.
1. Quản lý hệ thống hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước nhằm lưu trữ nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch.
2. Việc sử dụng, khai thác hồ điều hòa vào mục đích vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch và dịch vụ khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép; việc xây dựng, khai thác, sử dụng hồ điều hòa phải được kiểm tra giám sát theo các quy định của pháp luật.
3. Các hành vi xả nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác vào hồ điều hòa phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
4. Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, đảm bảo tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa.
5. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ.
6. Lập quy trình quản lý và các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.
1. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bao gồm các nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, tuyến cống áp lực, công trình đầu mối, điểm đấu nối, tuyến cống thu gom, chuyển tải đến nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả... phải tuân thủ các quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt.
2. Nội dung quản lý, vận hành thoát nước thải bao gồm:
a) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước;
b) Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực.
3. Trong trường hợp hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung thì việc quản lý hệ thống thoát nước được thực hiện như quy định tại Điều 20 và Khoản 1 Điều này.
1. Giải pháp xử lý nước thải phi tập trung được áp dụng đối với các khu hoặc cụm dân cư, khu đô thị mới, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ, trường học, khu nghỉ dưỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình... không có khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung.
2. Việc áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải đạt được hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, hạn chế được nguồn nước thải gây ô nhiễm và giảm thiểu các tác động trực tiếp của nước thải với môi trường.
3. Khi áp dụng giải pháp xử lý phi tập trung phải tính đến khả năng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý xử lý nước thải phi tập trung.
1. Sử dụng nước thải sau xử lý thải phải đảm bảo yêu cầu:
a) Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường;
b) Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý.
1. Bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
2. Bùn thải được phân loại như sau:
a) Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;
b) Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;
c) Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
3. Căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải:
a) Xử lý tập trung, phân tán hoặc tại chỗ;
b) Khối lượng bùn phát sinh;
c) Các đặc tính của bùn;
d) Sự ổn định của công nghệ xử lý;
đ) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế - kỹ thuật;
e) Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng;
g) Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt.
4. Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước:
a) Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý theo quy hoạch hoặc các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; không được phép xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trong trường hợp bùn thải có các thành phần nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
b) Việc xử lý và tái sử dụng bùn thải phải tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng bùn thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về bảo vệ môi trường;
c) Khi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải có các giải pháp thu gom và xử lý bùn thải phù hợp.
5. Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại:
a) Bùn thải từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thông hút định kỳ;
b) Việc thông hút, vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Bùn thải bể tự hoại được thu gom, lưu giữ phải được vận chuyển tới các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý. Nghiêm cấm xả thẳng bùn thải bể tự hoại vào hệ thống thoát nước cũng như môi trường xung quanh;
d) Việc xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải bể tự hoại phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường;
đ) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập, quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước và bể tự hoại.
1. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ảnh hưởng của ngập úng đô thị.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp, quản lý thống nhất các điểm xả; giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước trên địa bàn tỉnh xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận; phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Điểm đấu nối;
c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
d) Chất lượng dịch vụ;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;
g) Xử lý vi phạm hợp đồng;
h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước.
1. Đối với hộ gia đình vi phạm các quy định quản lý về thoát nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp được quy định trong hợp đồng quản lý, vận hành.
2. Đối với các hộ thoát nước khác vi phạm các quy định về thoát nước, đơn vị thoát nước thông báo bằng văn bản về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Nếu hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước thực hiện việc ngừng dịch vụ thoát nước theo các điều, khoản được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Dịch vụ thoát nước được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.
4. Trường hợp ngừng dịch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước; đồng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các hộ thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;
c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước;
d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của Hợp đồng dịch vụ thoát nước;
đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước hoặc các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;
b) Xả nước thải vào hệ thống thoát nước đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị thoát nước khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với hệ thống thoát nước;
d) Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thống thoát nước chung đúng các quy định của thỏa thuận đấu nối;
đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật.
1. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo:
a) Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;
b) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.
2. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải là đối tượng phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 35 Nghị định này.
3. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định đấu nối của hệ thống thoát nước.
1. Hộp đấu nối được xác định nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước, tại vị trí điểm đấu nối và đặt trên phần đất công sát ranh giới giữa phần đất công và đất tư của mỗi hộ thoát nước.
2. Tất cả các hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của mình và đấu nối vào hộp đầu nối.
3. Việc đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống thoát nước trong khuôn viên công trình, nhà ở của hộ thoát nước phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các yêu cầu trong các nội dung về quy định đấu nối và thỏa thuận đấu nối.
4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến cống cấp 3, cấp 2 và cấp 1.
1. Đối với nước thải sinh hoạt: Các hộ thoát nước được phép xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước tại điểm đấu nối.
2. Đối với các loại nước thải khác: Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào điểm đấu nối và theo các quy định về đấu nối và thỏa thuận đấu nối.
1. Quy định đấu nối nhằm bảo đảm việc đấu nối được thực hiện khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới hoặc mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ thoát nước hiện có.
2. Nội dung quy định đấu nối bao gồm:
a) Các quy định về điểm đấu nối;
b) Các yêu cầu về cao độ của điểm đấu nối;
c) Các quy định về hộp đấu nối;
d) Thời điểm đấu nối;
đ) Chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối;
e) Kinh phí đấu nối, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đấu nối;
g) Nghĩa vụ tài chính đấu nối của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và hộ thoát nước;
h) Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế phối hợp.
3. Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho cộng đồng dân cư thuộc phạm vi khu vực biết.
4. Quy định đấu nối là một nội dung trong quy định thoát nước địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
1. Hỗ trợ đấu nối nhằm thúc đẩy việc đấu nối nước thải từ hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước; đảm bảo nước thải được thu gom triệt để, nhà máy xử lý nước thải hoạt động theo đúng công suất thiết kế; bảo đảm hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
2. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình có công, gia đình nghèo theo các tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định; các hộ gia đình chấp hành và thực hiện đấu nối ngay khi được yêu cầu đấu nối. Việc xác định các hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí lắp đặt từ hộp đấu nối đến vị trí đường ống thoát nước trong phạm vi khuôn viên phần đất tư của hộ gia đình;
b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ các dự án đầu tư hoặc từ nguồn vốn của đơn vị thoát nước.
4. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, chủ sở hữu quyết định phương thức và mức hỗ trợ đấu nối cho các đối tượng cụ thể.
1. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước về vị trí đấu nối, các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối, thời điểm đấu nối, chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối.
2. Các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước như sau:
a) Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.
1. Chi phí dịch vụ thoát nước là cơ sở để định giá dịch vụ thoát nước và là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng quản lý, vận hành được ký kết giữa đơn vị thoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.
2. Chi phí dịch vụ thoát nước là các chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải tại khu vực được cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Chi phí vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước;
b) Chi phí khấu hao xe, máy, thiết bị, nhà xưởng, công trình được đầu tư để phục vụ công tác thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
c) Các chi phí, thuế và phí khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
2. Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định cho từng loại hệ thống thoát nước bao gồm:
a) Hệ thống thoát nước chung;
b) Hệ thống thoát nước riêng;
c) Hệ thống thoát nước nửa riêng.
1. Giá dịch vụ thoát nước gắn với chất lượng cung cấp dịch vụ thoát nước và không phân biệt đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong hay ngoài nước, phù hợp với các chế độ, chính sách của Nhà nước.
2. Trong trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng, tính đủ các chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải và mức lợi nhuận hợp lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp bù từ ngân sách địa phương để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị thoát nước.
3. Việc định giá dịch vụ thoát nước phải căn cứ vào khối lượng nước thải và hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước.
1. Đối với nước thải sinh hoạt:
a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;
b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứ theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Đối với các loại nước thải khác:
a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;
b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 27 Nghị định này để thống nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.
1. Hàm lượng chất gây ô nhiễm đối với nước thải khác (không phải là nước thải sinh hoạt) được xác định theo chỉ tiêu COD trung bình của từng loại nước thải, căn cứ theo tính chất sử dụng hoặc loại hình hoạt động phát sinh ra nước thải hoặc theo từng đối tượng riêng biệt. Hàm lượng COD được xác định căn cứ theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
2. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định hàm lượng COD của nước thải (trừ nước thải hộ gia đình) làm căn cứ xác định giá dịch vụ thoát nước, định kỳ 06 tháng kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất để xác định hàm lượng COD này khi cần thiết. Trường hợp, hộ thoát nước không chấp thuận chỉ số hàm lượng COD theo cách tính của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước, hộ thoát nước có quyền hợp đồng với một phòng thí nghiệm khác thực hiện việc lấy mẫu, xác định chỉ số COD làm đối chứng; chi phí cho việc lấy mẫu, phân tích do hộ thoát nước chi trả.
1. Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác: Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Đối với khu công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về mức giá. Trước khi quyết định phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước và cơ quan quản lý giá tại địa phương.
1. Giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
b) Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;
c) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
2. Thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
3. Đối với khu vực đô thị hệ thống thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ODA, giá sử dụng dịch vụ thoát nước và lộ trình điều chỉnh giá sử dụng dịch vụ thoát nước tuân thủ theo hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
1. Đối với hộ thoát nước:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ đi thu;
b) Đơn vị thoát nước trực tiếp thu tiền dịch vụ thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung;
c) Hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
2. Đối với đơn vị thoát nước:
Chủ sở hữu hệ thống thoát nước thanh toán giá hợp đồng theo hợp đồng quản lý vận hành được ký kết giữa đơn vị thoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.
1. Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước do chủ sở hữu hệ thống thoát nước quản lý và được sử dụng cho mục đích:
a) Chi trả cho dịch vụ đi thu, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải xác định hàm lượng COD;
b) Chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;
c) Đầu tư để duy trì và phát triển hệ thống thoát nước;
d) Các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước.
1. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông, kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực thoát nước, xả nước thải ra môi trường trên phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ, ngành quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn do mình quản lý;
2. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn do mình quản lý.
3. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý hoạt động thoát nước địa phương; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích đầu tư về thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
4. Tổ chức chỉ đạo lập quy hoạch, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước địa phương và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
5. Tổ chức hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thoát nước và xử lý nước thải.
6. Tổ chức chỉ đạo việc lập báo cáo về tình hình, thoát nước tại địa phương bao gồm: Thực trạng về xây dựng phát triển; tình hình lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch và triển khai quy hoạch; tình hình đầu tư xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng; quản lý giá dịch vụ thoát nước.
7. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn.
1. Đối với các quy hoạch thoát nước đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế và đang tổ chức lập quy hoạch trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì việc thẩm định, phê duyệt tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Các quy hoạch thoát nước chưa phê duyệt nhiệm vụ thiết kế thì tổ chức thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
2. Đối với các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh đang tổ chức thực hiện thu phí thoát nước có lộ trình điều chỉnh phí thoát nước quy định tại Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp thì tiếp tục thực hiện đến lần điều chỉnh phí thoát nước tiếp theo. Việc điều chỉnh phí thoát nước lần sau thực hiện theo quy định về giá dịch vụ thoát nước của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành Liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 80/2014/ND-CP |
Hanoi, August 06th, 2014 |
ON THE DRAINAGE AND TREATMENT OF WASTEWATER
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Law on Urban Planning dated June 17, 2009;
Pursuant to the Law on Environment protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Water Resources dated June 21, 2012;
At the proposal of the Minister of Construction,
The Government promulgates the Decree with regard to the drainage and treatment of wastewater.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree regulates the drainage and treatment of wastewater in the urban areas, industrial zones, economic zones, processing and exporting zones, hi-tech zones (hereinafter referred to as industrial zones) and rural residential areas; rights and obligations of organizations, individuals and households having activities related to the drainage and treatment of wastewater within Vietnam’s territory.
2. This Decree applies to organizations, individuals and households in Vietnam; foreign organizations and individuals having activities involved to the drainage and treatment of wastewater within Vietnam’s territory.
Article 2. Interpretation of terms
1. The drainage and treatment of wastewater is the activities of planning, designing and investing in construction, management and operation of drainage systems.
2. The wastewater treatment and drainage services (hereinafter referred to as drainage service) are the activities of management and operation of drainage systems in order to meet the demands for rainwater, wastewater drainage and wastewater treatment according to the regulations of the Law.
3. The cost of the drainage service is the costs for collecting, draining rainwater and wastewater in the covered area.
4. The price of drainage service is the price for drainage service on 1m3 of wastewater after considering all the costs and a reasonable profit.
5. A drainage unit is an organization that is paid to manage and operate the drainage system under a management and operation contract.
6. Discharging entities are the Vietnamese or foreign organizations, individuals and households within Vietnam’s territory who discharge wastewater into drainage systems.
7. Wastewater is water of which characteristics changed after use and discharged into drainage systems or the environment.
8. Domestic wastewater is the wastewater discharged during human daily life activities i.e. dining, bathing, washing etc.
9. Other wastewater is water after use other than domestic wastewater.
10. Drainage system includes drainage networks (pipelines, canals, channels, culverts, controlling wells etc.), pump stations for rainwater and/or wastewater , wastewater treatment structures and other auxiliary structures supporting collecting, carrying and draining rainwater and/or wastewater, avoiding flooding and treating wastewater. Types of drainage systems:
- A combined drainage system is a drainage system in which rainwater and wastewater are collected and carried in the same network.
- A separate drainage system is a drainage system in which rainwater and wastewater are collected and carried separately.
- A semi-separate drainage system is a combined drainage system with a combined sewer overflow and sewer to carry wastewater to the treatment facility.
11. A rainwater drainage system includes network of sewer and channels for collecting and carrying rainwater, detention basins, pump stations, catch basins, rainwater inlets and outlets and other auxiliary structures for collecting and draining rainwater.
12. A wastewater drainage system includes network of sewer, combined sewer overflows, sewers for collecting and carrying wastewater, pump stations, wastewater treatment plants, discharge outlets etc. and other auxiliary structures for collecting, draining and treating wastewater.
13. A separate sewer is the sewer carrying wastewater or a part of combined wastewater (in wet weather) from combined sewer overflows to pump station or wastewater treatment plant.
14. A detention basin is a natural or excavated basin used for storing rainwater and managing water quantity for a drainage system.
15. Connection points are the locations through where the discharging entities discharge wastewater into drainage systems.
16. Discharge points are the locations where wastewater from drainage systems is discharged into receiving waters.
17. A drainage area is a specific area that rainwater or wastewater is collected into a drainage system and carried to wastewater treatment plants or discharged into receiving waters.
18. Receiving waters are the permanent or seasonal water sources i.e. rivers, streams, canals, channels, lakes, ponds, lagoons, sea or groundwaters.
19. Specialized planning for the drainage and treatment of wastewater(hereinafter referred to as drainage planning) is planning for drainage areas (rainwater and/or wastewater), wastewater divisions; estimating a total volume of rainwater and/or wastewater; proposing receiving waters; locating and sizing sewer networks, sewer junctions and wastewater treatment (i.e. pump stations, wastewater treatment plants, discharge outlets).
20. COD (standing for Chemical Oxygen Demand) is the volume of oxygen needed for oxidation of inorganic and organic chemical compounds in the wastewater.
21. Waste sludge are inorganic or organic sludge collected from septic tanks, collecting and carrying networks, detention basins, canals, channels, catch basins, rainwater inlets, rainwater pump stations, wastewater, discharge outlet and wastewater treatment plants.
Article 3. Rules of the drainage and treatment of wastewater
1. Water drainage for urban and rural residential areas is a public service which is encouraged and given priority by the Government in order to meet the demand for the drainage and treatment of wastewater for ensuring sustainable development.
2. Polluters must pay for pollution treatment; the income from drainage service must step by step cover the cost of drainage service.
3. The collection of rainwater and wastewater and the treatment of wastewater must comply with technical regulations.
4. Hazardous wastewater must be managed in accordance with regulations on hazardous wastes and other relevant regulations of the Law.
5. Drainage system must be consistently constructed, maintained and repaired Wastewater treatment technology which is environmentally friendly and suitable for the local socio-economic conditions shall be preferred. The drainage and treatment of wastewater must ensure the safety according to current technical regulations and standards.
6. Investment projects for drainage system constructions that may cause impact on road traffic infrastructure must ensure safety for traffic and the infrastructure, and repairing any road traffic works that are damaged.
7. Investment projects for technical infrastructural constructions that may cause impact on drainage systems must ensure the normal operation of the drainage systems.
8. It is necessary to encourage the community involvement in investing, managing and operating the drainage systems.
Article 4. Regulations on wastewater technical standards
1. Wastewater discharged from drainage systems of urban areas, industrial zones and rural residential areas into receiving waters must reach the environmental technical standards issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The discharge of wastewater from factories in an industrial zone into the combined drainage system of the industrial zone must comply with current provisions on environmental management for industrial zones and drainage system management office of the industrial zones.
3. The discharge of wastewater from rural residential areas into drainage system in the areas must comply with current provisions on environmental protection for rural residential areas and local regulations on drainage system management.
4. Wastewater discharged from discharging entities and industrial zones into urban drainage system must reach the technical standards applied to wastewater discharged into drainage system regulated by competent State agencies. The Ministry of Construction shall issue technical standards applied to wastewater discharged into urban drainage system.
5. In case the wastewater is treated separately, depending on the receiving capacity and purpose of the receiving waters, the Ministry of Natural Resources and Environment shall issue technical standards applied to separate wastewater discharged into the receiving waters which is suitable for treating wastewater in small scale with simple technology that ensures the treatment quality, supports the management, operation and maintenance of drainage systems.
6. Wastewater discharged from urban drainage system, industrial zones, rural residential areas into irrigation system must reach the technical standards applied to wastewater discharged into irrigation system regulated by competent State agencies. The Ministry of Construction shall issue technical standards applied to wastewater discharged into urban drainage system.
1. Urban drainage planning is part of the overall urban planning, detailed urban planning and urban zoning. With regard to centrally-affiliated cities, drainage planning is a separate project, which elaborates the drainage system of an overall urban planning approved by a competent authority With regard to provincially-affiliated cities (class 3 and over), if the drainage planning in the approved urban planning is ineligible for setting up a construction project to be called for investment, the provincial People’s Committees shall consider making a specialized drainage planning. The specialized drainage planning must contain: scope and divisions; indexes of economy – technology, applied technical standards; drainage areas and divisions; selected receiving waters, estimating total volume of wastewater; network, location and size of drainage works.
2. Drainage planning for industrial zones is part of the overall planning for industrial zone construction. Drainage planning for industrial zones must contain: assessments of rainwater drainage and wastewater collection in the zone; estimating total volume of rainwater and wastewater; selected receiving waters, the environmental solution, location and size of wastewater treatment plant, wastewater treatment technology that suitable for the zone condition.
3. Drainage planning for rural residential areas is part of the rural development planning. Drainage planning for rural residential areas must contain: estimating total volume of rainwater and wastewater; sewer networks; location and size of pump stations and wastewater treatment stations; priority projects and investment distribution stages.
4. The formulation, assessment and approval of drainage planning must comply with the regulation of the Law on Urban Planning, Law on Construction and other relevant regulations.
Article 6. Management of altitudes pertaining to drainage
1. Managing the urban ground altitude
a) The urban ground level in compared to the National Coordination System in a construction planning scheme must ensure the drainage of rainwater and wastewater and be approved by a competent authority.
b) The decentralized management offices of construction planning are responsible for providing the information on urban ground level upon requests of entities.
c) The entities who invest in construction must apply the provided altitude of urban ground.
d) The offices appointed to assess fundamental designs and issue construction permits are responsible for checking the conformity between the altitudes of the designs and the urban ground.
2. Drainage altitude management
A drainage unit is responsible for:
a) Determining and managing the water levels in the detention basins and sewers in order to optimize the drainage of rainwater, avoid flood and protect the environment.
b) Managing the altitudes of the main sewers and collecting sewers of rainwater and wastewater;
c) Providing altitudes of drainage systems for entities upon request.
3. The agencies which are appointed to manage rivers, lakes, canals and/or channels related to urban drainage are responsible for cooperating with drainage units in ensuring the requirements for urban drainage.
Article 7. Regulations on local drainage management
1. Regulations on local drainage management must be conformable with current provisions on the drainage and treatment of wastewater and suitable for the local conditions.
2. Regulations on local drainage management must contain the followings:
a) Scope and regulated entities;
b) The local drainage system
c) Determination of owners;
d) Standards on drainage service, connection and disconnection; tasks and powers of investors, discharging entity; financial obligations with regard to connection, local support policy for investment in construction, management and operation of the drainage system;
dd) Technical conditions and standards applied to wastewater discharge;
e) The management of waste sludge in drainage system and septic tanks;
g) The treatment of combined or separate wastewater;
h) The investment, construction, management and operation of drainage system;
i) The contracts of management and operation of drainage systems (hereinafter referred to as operation contracts);
k) The responsibility for formulation, management and use of the database of the local drainage system.
l) Responsibility of making report on the drainage and investment projects of the drainage and treatment of wastewater
m) Rights and obligations of relevant parties.
3. Provincial People’s Committees shall formulate and approve regulations on local drainage management.
Article 8. The community involvement
1. Supervise the construction, management and operation of drainage systems according to the regulations of the Law.
2. Establish connections to drainage systems according to the regulations.
3. Detect, prevent and report violations against regulations on drainage to competent agencies.
Article 9. Propagation of regulations on drainage
1. The Ministry, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees, drainage units shall cooperate with mass media agencies, organizations and schools to propagate and give guidance on the protection of drainage works and compliance with the regulations on drainage.
2. Political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations shall cooperate with drainage authorities to run propagation and encourage people to comply the regulations on drainage.
Article 10. Drainage system owners
1. Provincial People’s Committees are the owners or shall appoint People’s Committees of districts and communes as owners of the drainage systems that are:
a) Funded by the State budget;
b) Transferred by investors in new urban areas;
c) Transferred by entities that invest in drainage systems and operate them for a limited period of time.
2. The investors in new urban areas or industrial zones are the owners of the drainage systems therein until they are transferred according to the regulations.
3. The entities investing in drainage systems are their owners until they are transferred provincial People’s Committees.
Article 11. Investors in drainage system
1. A competent People’s Committee or a drainage unit shall be designated as an investor to construct drainage system with support from the State budget of the administrative division.
2. The investor in a drainage system of a rural residential area funded by the State budget is the rural development board/council of a commune appointed by the ward People’s Committee. If the project requires high technologies or professional expertise beyond the capability of the management board of rural development of the commune, the district People’s Committee shall appoint a capable unit together with the People’s Committee of the commune as the investor.
3. The unit appointed as an investor in infrastructure of an industrial zone or new urban area shall be the investor in the drainage system in the same administrative division.
4. Investors in drainage systems are their owners.
5. The investor of a drainage system invested by a community shall be a representative designated by the community.
Article 12. Plan for drainage development
1. The plan for drainage development shall include investment plans and specific tasks for ensuring the drainage of rainwater, the collection and treatment of wastewater, widening the range and improving the quality of the drainage service.
2. Plan for drainage development must be in conformity with the approve construction planning and drainage planning, and supported by related administrative divisions.
3. Procedure for making, assessing and approving the plan for drainage development:
a) The Department of Construction shall take charge and cooperate with relevant agencies to make the plan for local drainage development;
b) The Department of Planning and Investment shall take charge and cooperate with the Department of Finance to assess the plan for local drainage development and request the provincial People’s Committee to consider approving the plan.
The drainage systems of urban areas, industrial zones and rural residential areas shall be invested by the State budget and other legal fund. The Government encourages and facilitates the investment of economic sectors in a part or the whole drainage system in accordance with the construction planning and drainage planning approved by competent authorities.
Article 14. investment projects of drainage construction
1. The formulation, assessment, approval and commencement of drainage projects must comply with the regulations of this Decree and other regulations of the Law on construction investment.
2. Depending on characteristics of the project, advisory organizations when making investment project of drainage construction for fundamentally settling the drainage issues must:
a) Make sociological surveys to assess the living standards, financial capability and readiness of connecting to drainage system and paying the drainage service price; Disseminate the information on the project and service quality when the project finishes, participate in the decision consideration and supervise the operation;
b) The selection of technology and capacity, the determination of total investment fund the project must be considered the conformity with the expenses of management and operation in order to ensure the economic efficiency of the project.
c) Investment project of drainage construction must be carried out in conformity between wastewater treatment plants, sewer network for collecting and carrying wastewater and junction boxes in the whole service range of the drainage system.
Article 15. Incentive policy for investment
The drainage projects of urban areas and rural residential areas invested by entities shall be supported as follows:
1. Have incentives to land levy and land rents according to the regulations of the Law.
2. Receive support from local state budget for investing in infrastructural constructions outside of the premises.
3. Receive other incentives according to the regulations.
Article 16. The criteria for technology selection
1. Efficiency of the technology: ensure the quality of wastewater treatment, with due account taken of the self-purification of the receiving waters.
2. Land saving.
3. The conformity of the management, operation and maintenance to the capability of the local users.
4. Reasonable expenditures, with due account taken of the dependence on imported technology.
5. The suitability for the local natural characteristics i.e. climate, topography, hydrogeology and the receiving capacity of the receiving waters.
6. Safety and environmental friendliness.
7. Capability of improvement in capacity or efficiency of treatment in future.
8. Sustainable operation when there are irregular changes of the input wastewater, weather and climate.
9. The amount and treatment of waste sludge.
10. Capability of energy saving and recycling wastewater and waste sludge.
Depending on specific cases, provincial People’s Committees shall decide which criteria to be applied.
MANAGEMENT AND OPERATION OF DRAINAGE SYSTEM
Article 17. Selection of drainage unit
1. With regard to the drainage systems of urban areas and rural residential areas which are invested by the State budget, the selection of drainage unit must comply with the regulations on public service provision.
2. An organization constructing a new urban area or an industrial zone shall manage and operate the drainage system in which it is invested until it is transferred to the provincial People’s Committee according to the regulation.
3. A drainage unit must have adequate personnel, equipment and means for managing and operating the rainwater and wastewater drainage system.
4. The owner of a drainage system shall select a drainage unit in the same administrative division.
Article 18. Rights and Obligations of drainage units
1. A drainage unit has the following rights:
a) Run business in accordance with the regulations, collect payment for drainage service price in compliance with the clauses of the signed operation contract;
b) Request competent State agencies to consider amending legislative documents, technical standards and/or economic and technical norms related to the drainage and treatment of wastewater;
c) Offer opinions with regard to making drainage planning for the administrative division.
d) Receive compensation from causers according to the regulations of the Law;
e) Have other rights in accordance with the regulations of the Law.
2. A drainage unit has the following obligations:
a) Manage the assets invested by the owner of the drainage system in compliance with the clauses of the signed operation contract.
b) Make and follow a procedure for managing and operating the drainage system;
c) Solve problems and recover the drainage and treatment of wastewater;
d) Create a database for managing discharging entities connected to the drainage system under its management; collect payment for drainage service according to the regulations directly or in cooperation with a water supplier;
dd) Comply the regulations on environmental protection;
e) Provide information on connection agreements on request;
g) Ensure the safety and efficiency of the management and operation the system according to the regulations.
h) Ensure the stable operation of the drainage service provision according to the regulations;
i) Periodically report the drainage in the administrative division to the owner and State management agencies;
k) Pay compensation for any damage caused by the unit to users according to the regulations of the Law;
l) Discharge other obligations in accordance with the regulations of the Law.
Article 19. An operation contract
1. An operation contract is a legal agreement signed by the owner and the unit appointed to manage and operate the system.
2. Contents of an operation contract:
a) The subjects of the contract;
b) The objects of the contract;
c) List of assets (and value thereof) to be transferred to the unit by the owner;
d) Scope and Works;
dd) Documents of the network of works of the drainage system, the procedure for management and operation of the drainage system and technical requirements;
e) Service standards;
g) Contract value; contract value adjustment;
h) Payments and payment method;
i) Rights and obligations of the parties.
3. Validity period of an operation contract:
An operation contract is valid for 05 years at least and 10 years at most. If the parties want to extend the contract, at least 01 years prior to the expiry date of the contract, the parties shall negotiate and sign the extension operation contract.
4. The operation contract shall be terminated in the following cases:
a) Either party breaches the contract;
b) The contract expires and neither party wishes to extend it;
c) Force majeure events or other events prescribed in the contract occur;
d) Other cases in which the contract is terminated prescribed by applicable regulations of law.
5. Inspection and payment under an operation contract:
a) The operation contract shall be paid for periodically in compliance with the clauses in the contract;
b) The payment method shall comply with the clauses in the contract
c) If the payment is made after 15 days from the contractual deadline, the drainage unit shall receive an interest on the overdue payment at the highest rate announced by the bank at which the demand account is opened.
d) The owner of the system is responsible for inspecting and paying the drainage unit in accordance with the clauses in the operation contract;
dd) The payment for the operation contract shall be collected from the drainage service charges, annual budget of the owner of the system, and other sources;
6. Transfer of the operation contract:
The drainage unit may transfer part of or all of its rights and obligations in the operation contract to a third party with the approval of the owner of the system.
7. The Ministry of Construction shall issue a sample operation contract.
Article 20. Management of rainwater drainage systems and use of rainwater
1. The management of rainwater drainage system:
a) The management of drainage of rainwater is managing the works i.e. catch basins, sewers, main drainage channels, detention basins, pump stations, control gates, tidal dam (if any) and discharge outlet;
b) The networks of sewers, channels, manholes must be dredged, repaired and maintained periodically for ensuring the design flow. Manhole covers and rainwater inlet & outlet must be regularly maintained. The sewers and other works in the drainage network must be periodically checked and timely planned for reparation;
c) A procedure for managing the rainwater drainage system must be made in order to satisfy the technical requirements for management and operation according to the regulations.
d) Plans for the development of the drainage network at various drainage areas should be made.
2. Regulations on the use of rainwater:
a) The use of rainwater is encouraged in order to contribute to flooding reduction, save water resources and minimize the extraction of groundwater and surface waters.
b) The entities investing in equipment and technology of treatment and use of rainwater shall be granted preferential loans and other incentives prescribed by Law;
c) The rainwater used for various purposes must comply with technical regulations and standards applied to water quality.
Article 21. The management of detention basins
1. The management of detention basins in drainage system is in order to store rainwater in cooperation with creating ecological landscape for activities of leisure, aquaculture and/or tourism.
2. The use of detention basins for activities of leisure, aquaculture, tourism and/or other services must be approved by competent authorities; the construction and use of detention basins must be supervised according to the regulations of the Law;
3. The discharge of wastewater generated from manufacture, commerce, domestic activities or other activities into detention basins must be strictly controlled according to the regulations.
4. A stable level of the water in detention basins shall be maintained in order to ensure the rainwater control.
5. The basins must be periodically dredged, cleaned the water and the sides
6. A procedure for management and regulations on using detention basins must be made.
Article 22. Management and operation of a wastewater drainage system
1. The management and operation of a wastewater drainage system which includes wastewater treatment plants, pump stations, pressure sewer system, junctions, connection points, sewer networks for collecting and carrying wastewater to wastewater treatment plants, discharge points etc. must comply with the approved procedure for management and operation of the system
2. The management and operation of a wastewater drainage system:
a) Periodically check the quality of the junctions and other works on the sewer network; the tightness and sludge at the connection points, manholes and sewer network in order to ensure the stable operation of the system. Propose plans for reparation, replacement, dredge, maintenance and development of the drainage system;
e) Periodically check the quality of the wastewater in the drainage system in compliance with the regulations on environmental protection;
c) Make a procedure for management and operation of the drainage system in order to meet technical requirements according to the regulations;
d) Propose plans for the development of the drainage network at various drainage areas.
3. If the drainage system is a combined drainage system, the management and operation of the system shall comply with Article 20 and Clause 1 of this Article.
Article 23. Regulations on the separate wastewater treatment;
1. The solution of separate wastewater treatment is applied for residential areas, new urban areas, households, handicraft enterprises, villages, markets, schools, resorts or the areas restricted by land and/or topography etc. which cannot connect to the drainage system.
2. The appliance of separate wastewater treatment must ensure the economic efficiency, environmental protection, limitation of pollution sources and minimization of direct impacts of wastewater on the environment.
3. When deciding on the separate wastewater treatment, the possibility of connecting to the drainage system in future and the conformity with the planning approved by competent authorities must be taken into consideration.
4. The Ministry of Construction shall provide guidance on the separated wastewater treatment;
Article 24. Management and use of treated wastewater
1. The use of treated wastewater:
a) The quality of treated wastewater must comply with technical regulations and standards that are suitable for each purpose and environmental hygiene, safe for human health.
b) The treated wastewater for use must be distributed to consumption points of a separate system, must enter or affect the clean water supply in the administrative division and/or the area.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies to promulgate technical regulations and standards on using treated wastewater.
Article 25. Management of waste sludge
1. Waste sludge must be classified in order to manage and select suitable technologies that reduce the costs of transportation and treatment, facilitate the management and operation of the burial sites.
2. Waste sludge is classified as follows:
a) According to origin: waste sludge generated from drainage systems (sewer network and wastewater treatment plants) and waste sludge generated in septic tanks;
b) According to pollution standard of each waste sludge;
c) According to hazardous standard of waste sludge generated in wastewater treatment process and according to other relevant regulations.
3. Criteria for the selection of technology of waste sludge treatment:
a) Centralized, decentralized or on-site treatment;
b) The volume of waste sludge generated;
c) The characteristics of waste sludge;
d) The stability of the technology;
dd) The requirements for environmental protection; economic and technical efficiency;
e) The requirements for operation and maintenance;
g) Preference of technologies which is environmentally friendly, energy saving and used for recycling waste sludge and heat recovery.
4. Collection, carry and treatment of waste sludge in drainage systems:
a) Waste sludge shall be collected, stored and carried to the planned treatment points or the locations approved by competent agencies for treatment in order to ensure the environmental hygiene; untreated waste sludge are prohibited to discharge into the environment. If a waste sludge contains hazardous elements, it must be managed according to the regulations on managing hazardous wastes;
b) The treatment and reuse of waste sludge must comply with the regulations on management and use of waste sludge promulgated by competent State agencies and other regulations on environmental protection;
c) When investing in constructing wastewater treatment plant, a suitable solution for collecting and treating waste sludge must be decided.
5. Pump, carry and treatment of waste sludge in septic tanks:
a) Waste sludge generated from households, offices, manufacture factories must be pumped out periodically;
b) The pump and carry waste sludge in septic tanks must be carried out by specialized equipment in order to meet the requirements for technique and environmental protection;
a) Waste sludge in septic tanks shall be collected, stored and carried to the locations approved by competent agencies for treatment. Waste sludge in septic tank is prohibited to directly discharge into drainage system and the environment;
d) Treating and recycling waste sludge must comply with the regulations on environmental protection;
dd) The cost of pump, carry and treatment of waste sludge in septic tanks shall be paid by households, offices and manufacture factories in compliance with the clauses in the contracts signed with the service providers.
6. The Ministry of Construction shall provide guidance on calculating and managing the costs of collection, carry and treatment of waste sludge in drainage systems and septic tanks:
Article 26. Management of discharge points
1. The discharge of wastewater into receiving waters must comply with the regulations of the Law on environmental protection, water resource protection, exploit and protection of irrigation structures and other relevant Law provisions.
2. The design and construction of discharge points must ensure no reverse penetration from the receiving waters and avoid impacts of urban flooding.
3. The discharge of wastewater into the receiving waters must be managed for each drainage area. Provincial People’s Committees shall regulate the decentralization and management of discharge points; supervise the quality of the wastewater in the drainage system and from discharging entities who discharge directly into receiving waters within the administrative division; cooperate with the authorities of related divisions to manage the discharge points and the quality of the wastewater to be discharged into receiving waters within the discharge area according to the regulations of the Law on water resources, environmental protection and other relevant Law provisions.
Article 27. Contracts for drainage service provision
1. A contract for drainage service provision is a legal agreement signed by the drainage unit and the discharging entity (except households) discharging wastewater into the drainage system.
2. Contents of a contract for drainage service provision
a) The subjects of the contract;
b) Connection points;
c) Volume and quality of wastewater to be discharged into the system;
d) service quality
dd) Rights and obligations of the parties.
e) Price of drainage service and payment method;
g) Penalties for violating the contract;
h) Other contents agreed by the parties.
3. The Ministry of Construction shall issue a template of the contract for drainage service provision.
Article 28. Suspension of drainage service provision
1. If a domestic household violates the regulations on drainage management, it shall be punished according the regulations of the Law. The drainage unit must not stop the drainage service provision in any case, except the cases regulated in the clauses in the operation contract.
2. If one of the other discharging entities violates the regulations on drainage, the drainage unit shall send a written notification of the violation and request the discharging entity to rectify. If the discharging entity does not comply, the drainage unit shall suspend the drainage service provision according to the clauses in the contract for drainage service provision and other relevant law provisions.
3. The drainage service provision shall be recovered after the discharging entity rectify the violation, compensate for any damage caused from the violation and fulfill other obligations according to the regulations.
4. In case the drainage service provision need to be temporarily stopped for reparation and upgrade the drainage system, the drainage unit must notify the relevant discharging entities about the reason and time of the temporary stop; at the same time, the drainage unit must provide a temporary drainage method in order not to cause impact on manufacture, business and domestic activities of the discharging entities and to minimize the environmental pollution.
Article 29. Rights and obligations of the entities using drainage service
1. The entities using drainage service have the following rights:
a) Receive drainage service according to regulations of the Law.
b) Request the drainage unit to repair any problem that arises;
c) Receive information on drainage activities;
d) Receive compensation for any damage caused by the drainage unit according to the clauses in the contract for drainage service provision;
dd) Report violations of the Law on drainage of the drainage unit or other relevant parties;
e) Have other rights in accordance with the regulations of the Law.
2. The entities using drainage service have the following obligations:
a) Pay sufficiently and punctually for the drainage service;
b) Discharge wastewater into the drainage in accordance with the technical regulations and standards of regulatory agencies.
c) Inform timely the drainage unit of any detected irregular phenomenon which may cause problem to the drainage system;
d) Connect the separate drainage systems of the entities to the common drainage system according to the connection agreement;
dd) Pay compensation for any caused damage to related parties according to the regulations of the Law;
e) Discharge other obligations in accordance with the regulations of the Law.
CONNECTION TO DRAINAGE SYSTEMS
Article 30. Connection to a drainage system
1. The connection work must ensure the followings:
a) Wastewater is collected and treated in order to achieve technical regulations and standards before being discharged into the environment;
b) The infiltration of wastewater into ground or other receiving waters is minimized.
2. All the discharging entities in the range of the sewer network of collection of rainwater and wastewater must connect to the drainage system except the cases exempted from connecting according to Article 35 of this Decree.
3. A rural residential area or an industrial zone connecting its own drainage system to the urban drainage system is considered to be a discharging entity that is using the urban drainage service and responsible for complying with the regulations of the drainage system on connection.
Article 31. Requirements for connection to a drainage system
1. A connection box must be located on the collecting network of the drainage system, at the connection point and on the public land which close to the border between the public land and private land of each discharging entities.
2. All the discharging entities must invest in the drainage systems within their private lands and connect to the connection boxes.
3. The investment in drainage system within a private land of a factory or a house of a discharging entity must comply with the technical standards and requirements for connection and connection agreement.
4. Every owner of a drainage system is responsible for investing in development of the drainage system which includes the sewer network for collecting and carrying from the connection boxes to sewer grade 3, grade 2 and grade 1.
Article 32. Regulations on wastewater discharge at the connection points
1. Discharging entities are allowed to discharge domestic wastewater into the drainage system through connection points.
2. Other kinds of wastewater must be collected and treated with local treatment systems that meet technical standard before being discharged into the drainage system through the connection points in accordance with the regulations on connection and connection agreement.
Article 33. Regulations on connection
1. The regulations on connection is to ensure the conduct of connection when investing in a new drainage system or expanding the range of the existing drainage service.
2. Contents of the regulations on connection
a) Specifications of connection points;
b) Required altitudes of connection points;
c) Specifications of connection boxes;
d) Time of connection;
dd) Quality and volume of wastewater to be discharged through a connection point;
e) Cost of connection and policy for supporting and encouraging the connection;
g) Financial obligations of the owner of the drainage system and discharging entities.
h) Rights and obligations of relevant parties and their mechanism of cooperation.
3. The regulations on connection to a drainage system must be notified to the residential areas in the range of the system.
4. The regulations on connections are part of the local regulations on drainage issued by the provincial People’s Committees.
Article 34. Support for connection to a drainage system
1. The support for connection is to encourage the discharging entities to connect their drainage system to the collecting network of the common drainage system; ensure the wastewater is collected thoroughly and the wastewater treatment plants are operated at the design capacity; ensure the efficiency of the investment in drainage system.
2. The entities for the support: meritorious and poor households at the standard regulated by the Prime Minister; the households do the connection as soon as the connection is required. The determination of households entitled for the support shall be decided by the provincial People’s Committees.
3. Forms of support:
a) Support a part or the whole cost of the installation from the connection box to the drainage pipe in the private land of the households.
b) The support fund is taken from the local state budget, investments or the capital of the drainage unit.
4. Depending on actual conditions of the administrative division, the owner shall decide the form of support for each entity.
Article 35. Connection agreement and exemption
1. Connection agreement is a written agreement between the drainage unit and the discharging entity about the connection location, specifications of the connection point, time of connection, quality and volume of wastewater to be discharged through the connection point.
2. The cases of exemption from connecting to the drainage system are as follows:
a) The discharging entity is close to receiving waters and the quality of wastewater reaches standards of environmental hygiene and the connection to the common drainage system may cause unreasonable expenditures for the discharging entity according to the regulations of the provincial People’s Committee.
b) There is no drainage system in the administrative division.
Article 36. The cost of drainage service
1. The cost of drainage service is the basis for deciding the drainage service price and the value of an operation contract between a drainage unit and an owner of the drainage system.
2. The cost of drainage service is the exact production costs of the provision of drainage service for each cube meter (1m3) of wastewater in the service range, which includes:
a) Costs of operating and maintaining the drainage system;
b) The depreciation costs of vehicles, machines, equipment, factories and structures which are invested for providing drainage service in accordance with current technical regulations and standards.
e) other costs, taxes and fees according to the regulations of the Law.
Article 37. Determination of the cost of drainage service
1. The cost of drainage service shall be determined according to the exact costs arising in the drainage process in order to meet the current technical regulations and standards.
2. The cost of drainage service is determined for each type of drainage system as follows:
a) Combined drainage system
a) Separate drainage system
a) Semi-separate drainage system
Article 38. Pricing drainage service
1. The drainage service price must be associated with the quality of the provision of drainage service regardless of foreign or domestic entities and in accordance with the policies of the Government.
2. In case the drainage service price has been decided by the provincial People’s Committee which is lower than the price with due account taken of the cost of drainage service and a reasonable profit, the provincial People’s Committee must pay the compensation for the shortfall from the local state budget in order to ensure the lawful rights and interests of the drainage unit.
3. Pricing of drainage service must depending on the volume of the wastewater and the pollutant content in the wastewater.
4. The Ministry of Construction shall provide guidance on pricing the drainage service.
Article 39. Determination of volume of wastewater
1. Domestic wastewater:
a) In case the discharging entities use water from the common water supply system, the volume of wastewater shall be the volume of consumed water in the water bills;
b) In case the discharging entities do not use water from the common water supply system, the volume of wastewater shall be calculated depend on the average volume of water consumed per capita by the provincial People’s Committee in the administrative division decided.
2. Other wastewater:
a) In case the discharging entities use water from the common water supply system, the volume of wastewater shall be counted 80% of the volume of consumed water in the water bills;
a) In case the discharging entities do not use water from the common water supply system, the volume of wastewater shall be determined according to the indicator on the water meters; If the water meter cannot be installed, the drainage unit and the discharging entity shall depend on the contract for drainage service provision prescribed in Article 27 of this Decree in order to reach an agreement on an appropriate volume of wastewater.
Article 40. Determination of pollutant content of wastewater
1. The pollutant content in other wastewater (not domestic wastewater) is determined according to the average COD indicator of each wastewater depending on the use of water or activities generating wastewater or according to each separate entity. The COD indicator is determined according to analysis results in a qualified laboratory.
2. The drainage unit must check the COD indicator in the wastewater (except domestic wastewater) in order to price the drainage service. The check should be taken every 06 months or irregularly as needed. In case the discharging entity disagree with the COD indicator in wastewater determined by the drainage unit, the discharging entity has right to contract with another laboratory for acquiring another COD indicator and then compare with the one of the drainage unit; the costs of taking sample and analyzing shall be paid by the discharging entity.
Article 41. Formulating, assessing and approving the price of drainage service
1. With regard to drainage systems invested by the State budget, the Departments of Construction shall take charge and cooperate with relevant agencies to formulate plans for pricing the drainage service, the Services of Finance shall assess the plan and submit it to the provincial People’s Committees for consideration.
2. With regard to drainage systems invested by other sources, the owners of the drainage system shall formulate plans for pricing the drainage service, the Services of Finance shall take charge and cooperate with the Departments of Construction to assess the plan and submit it to the provincial People’s Committees for consideration.
3. With regard to the industrial zones: the price of drainage service shall be agreed among the investor constructing the industrial zones and the investors in the industrial zones. In order to be decided, the price must be agreed by State management agencies specialized in drainage and price management agencies in the administrative division.
Article 42. Adjustment of the price of drainage service
1. The price of drainage service is adjusted when:
a) There is an investment in changing the technology of wastewater treatment and/or the service quality;
b) There is a change in policy of the Government and/or economic and technical norms;
c) There is a change in the socio-economic development of the country or the region and people’s income.
2. The entities entitled to adjust drainage service prices are specified in Article 41 of this Decree.
3. With regard to the urban drainage system invested from ODA capital, the price of drainage service and the process of price adjustment must comply with the agreement signed between the supporter and Vietnamese Government.
Article 43. Payment method for drainage service
1. Discharging entities:
a) The entities providing the water supply service shall collect payment for drainage service according to the water bill from the discharging entities that use water from the common water supply system, and receive payment for collection service;
a) The drainage units shall directly collect payment for drainage service from the discharging entities that do not use water from the common water supply system;
c) The discharging entities that paid for drainage service are exempt from the fee for environmental protection according to current regulations on fee for environmental protection on wastewater.
2. Drainage units:
d) The owner of the drainage system is responsible for paying the drainage unit in accordance with the clauses in the operation contract;
Article 44. Management and use of income from provision of drainage service
1. The income from provision of drainage service shall be managed and used by the owner of the drainage system for the following purposes:
a) Pay for collecting service, charge of sample taking and testing for determining COD indicator;
b) Pay for the cost of drainage service;
c) Invest in maintenance and development the drainage system;
d) Pay for other valid expenditures according to the regulations.
2. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Construction to provide guidance on management and use of income from provision of drainage service.
STATE MANAGEMENT OF THE DRAINAGE AND TREATMENT OF WASTEWATER
Article 45. Rights and Obligations of Ministries and agencies
1. The Ministry of Construction is responsible for implementing State management of the drainage and treatment of wastewater in the urban areas, rural residential areas and industrial zones on the whole country.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for implementing State management of environmental protection, water resources, river basins, pollution control in drainage, wastewater discharge on the whole country; cooperate with Ministries and agencies to manage wastes according to the regulations of the Law.
3. the Ministry of Agriculture and Rural development is responsible for implementing State management of wastewater discharge into irrigation systems.
4. The Ministries, ministerial-level agencies within scope of duties and powers must cooperate with the Ministry of Construction, the Ministry of Agriculture and Rural development and the Ministry of Natural Resources and Environment to implement State management of the drainage and treatment of wastewater in the urban areas, industrial zones and rural residential areas.
Article 46. Obligations of provincial People’s Committees
1. Within scope of duties and powers, implement State management of the drainage and treatment of wastewater in the administrative division under the management;
2. Appoint the specialized agencies and People’s Committees at lower levels to manage the drainage and treatment of wastewater in the administrative division under the management;
3. Issue regulations on the management of local drainage systems; incentive policies for promoting investment in the drainage and treatment of wastewater which are suitable for the local socio–economic conditions.
4. Direct the formulation and approval of planning for investment in development of local drainage and distribute fund for carrying out the planning in accordance with programs and plans for socio-economic development.
5. Provide guidance on establish database of drainage and treatment of wastewater.
6. Direct the compilation of report on the local drainage including the construction conditions; status of making, assessing and carrying out planning’s; investment and deployment of investment projects; price management of drainage service.
7. Direct the inspection and punishment of violations of regulations on the drainage and treatment of wastewater in the administrative division.
1. With regard to the drainage plannings approved for formulation which are being formulating before this Decree takes effect, the assessment and approval of such plannings shall be entitled to the Decree no. 88/2007/NĐ-CP dated May 28th 2007 of the Government on urban drainage and industrial zones. The drainage planning which are not approved shall be entitled to the regulations of this Decree.
2. If the provincial People’s Committee is applying the procedure for price adjustment of drainage service according to the Decree no. 88/2007/NĐ-CP dated May 28th 2007 of the Government on urban drainage and industrial zones, it shall keep going until the next adjustment. The next adjustment of the price of drainage service shall comply with the regulations on the price of drainage service in this of this Decree.
This Decree takes effect on January 01st 2015 and replaces the Decree no. 88/2007/NĐ-CP dated May 28th 2007 of the Government on urban drainage and industrial zones in Vietnam.
1. the Minister of Construction shall cooperate with the related Ministries and agencies to provide guidance on the implementation of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces and relevant entities are responsible for implementing this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |