Chương III Nghị định 80/2014/NĐ-CP: Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
Số hiệu: | 80/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/08/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 20/08/2014 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới về thu phí thoát nước thải sinh hoạt
Ngày 06/08 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung, theo đó:
Từ ngày 01/01/2015, hộ thoát nước đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước theo Nghị định này thì sẽ không phải trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Đối với địa phương đang thực hiện thu phí thoát nước có lộ trình điều chỉnh theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP thì sẽ tiếp tục thực hiện đến lần điều chỉnh tiếp theo sẽ thực hiện theo quy định tại NĐ này.
Ngoài ra để khuyến khích phát triển, các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được hỗ trợ:
- Ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách địa phương;
- Ưu đãi, hỗ trợ khác.
Nội dung này được quy định trong Nghị định 80/2014/NĐ-CP và thay thế Nghị định 88.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thoát nước do mình đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
3. Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
4. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh theo các quy định, được thanh toán đúng và đủ chi phí dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải;
c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch thoát nước trên địa bàn;
d) Được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu công trình thoát nước và xử lý nước thải theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã ký kết;
b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
c) Xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước và xử lý nước thải;
d) Thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước theo quy định;
đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu;
g) Bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy định;
h) Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
i) Báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và Trung ương;
k) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng theo quy định pháp luật;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Các chủ thể của hợp đồng;
b) Đối tượng hợp đồng;
c) Hồ sơ tài sản (danh mục tài sản, giá trị tài sản) mà chủ sở hữu bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành;
d) Phạm vi, nội dung công việc;
đ) Hồ sơ quản lý mạng lưới, các công trình thoát nước, quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và các yêu cầu kỹ thuật;
e) Tiêu chuẩn dịch vụ;
g) Giá trị hợp đồng; điều chỉnh giá trị hợp đồng;
h) Nội dung thanh toán, phương thức thanh toán;
i) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan.
3. Thời hạn hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm. Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng, trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất là 01 năm thì các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành thương thảo việc kéo dài hợp đồng quản lý, vận hành và đi đến ký kết.
4. Chấm dứt hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng;
b) Khi hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng;
c) Những trường hợp bất khả kháng hoặc các lý do khác được quy định trong hợp đồng;
d) Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
a) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán chi phí định kỳ theo thỏa thuận;
b) Phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận;
c) Trong trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày so với thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thì đơn vị thoát nước được hưởng lãi suất cao nhất của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch tại thời điểm thanh toán đối với so tiền chậm thanh toán;
d) Chủ sở hữu công trình thoát nước chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
đ) Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước được thanh toán từ nguồn thu tiền dịch vụ thoát nước, ngân sách hàng năm của chủ sở hữu công trình thoát nước và từ các nguồn khác.
6. Chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước cho bên thứ ba khi có sự thỏa thuận của chủ sở hữu công trình thoát nước.
7. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
1. Quản lý hệ thống thoát nước mưa:
a) Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hòa và các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết, các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường;
b) Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa;
c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới thoát nước theo lưu vực.
2. Quy định tái sử dụng nước mưa:
a) Khuyến khích việc tái sử dụng nước mưa phục vụ cho các nhu cầu, góp phần giảm ngập úng, tiết kiệm tài nguyên nước, giảm thiểu việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước mưa được hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
c) Việc tái sử dụng nước mưa cho các mục đích khác nhau phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước phù hợp.
1. Quản lý hệ thống hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước nhằm lưu trữ nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch.
2. Việc sử dụng, khai thác hồ điều hòa vào mục đích vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản, du lịch và dịch vụ khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép; việc xây dựng, khai thác, sử dụng hồ điều hòa phải được kiểm tra giám sát theo các quy định của pháp luật.
3. Các hành vi xả nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác vào hồ điều hòa phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
4. Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, đảm bảo tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa.
5. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ.
6. Lập quy trình quản lý và các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.
1. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bao gồm các nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, tuyến cống áp lực, công trình đầu mối, điểm đấu nối, tuyến cống thu gom, chuyển tải đến nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả... phải tuân thủ các quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt.
2. Nội dung quản lý, vận hành thoát nước thải bao gồm:
a) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước;
b) Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực.
3. Trong trường hợp hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung thì việc quản lý hệ thống thoát nước được thực hiện như quy định tại Điều 20 và Khoản 1 Điều này.
1. Giải pháp xử lý nước thải phi tập trung được áp dụng đối với các khu hoặc cụm dân cư, khu đô thị mới, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ, trường học, khu nghỉ dưỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình... không có khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung.
2. Việc áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải đạt được hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, hạn chế được nguồn nước thải gây ô nhiễm và giảm thiểu các tác động trực tiếp của nước thải với môi trường.
3. Khi áp dụng giải pháp xử lý phi tập trung phải tính đến khả năng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý xử lý nước thải phi tập trung.
1. Sử dụng nước thải sau xử lý thải phải đảm bảo yêu cầu:
a) Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường;
b) Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý.
1. Bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
2. Bùn thải được phân loại như sau:
a) Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;
b) Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;
c) Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
3. Căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải:
a) Xử lý tập trung, phân tán hoặc tại chỗ;
b) Khối lượng bùn phát sinh;
c) Các đặc tính của bùn;
d) Sự ổn định của công nghệ xử lý;
đ) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế - kỹ thuật;
e) Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng;
g) Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt.
4. Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước:
a) Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý theo quy hoạch hoặc các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; không được phép xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trong trường hợp bùn thải có các thành phần nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
b) Việc xử lý và tái sử dụng bùn thải phải tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng bùn thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về bảo vệ môi trường;
c) Khi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải có các giải pháp thu gom và xử lý bùn thải phù hợp.
5. Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại:
a) Bùn thải từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thông hút định kỳ;
b) Việc thông hút, vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Bùn thải bể tự hoại được thu gom, lưu giữ phải được vận chuyển tới các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý. Nghiêm cấm xả thẳng bùn thải bể tự hoại vào hệ thống thoát nước cũng như môi trường xung quanh;
d) Việc xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải bể tự hoại phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường;
đ) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập, quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước và bể tự hoại.
1. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ảnh hưởng của ngập úng đô thị.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp, quản lý thống nhất các điểm xả; giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước trên địa bàn tỉnh xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận; phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Điểm đấu nối;
c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
d) Chất lượng dịch vụ;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá dịch vụ thoát nước, phương thức thanh toán;
g) Xử lý vi phạm hợp đồng;
h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước.
1. Đối với hộ gia đình vi phạm các quy định quản lý về thoát nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ các trường hợp được quy định trong hợp đồng quản lý, vận hành.
2. Đối với các hộ thoát nước khác vi phạm các quy định về thoát nước, đơn vị thoát nước thông báo bằng văn bản về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Nếu hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước thực hiện việc ngừng dịch vụ thoát nước theo các điều, khoản được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Dịch vụ thoát nước được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.
4. Trường hợp ngừng dịch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước; đồng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các hộ thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;
c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước;
d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của Hợp đồng dịch vụ thoát nước;
đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước hoặc các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng dịch vụ thoát nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền dịch vụ thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;
b) Xả nước thải vào hệ thống thoát nước đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị thoát nước khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với hệ thống thoát nước;
d) Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thống thoát nước chung đúng các quy định của thỏa thuận đấu nối;
đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp Luật.
MANAGEMENT AND OPERATION OF DRAINAGE SYSTEM
Article 17. Selection of drainage unit
1. With regard to the drainage systems of urban areas and rural residential areas which are invested by the State budget, the selection of drainage unit must comply with the regulations on public service provision.
2. An organization constructing a new urban area or an industrial zone shall manage and operate the drainage system in which it is invested until it is transferred to the provincial People’s Committee according to the regulation.
3. A drainage unit must have adequate personnel, equipment and means for managing and operating the rainwater and wastewater drainage system.
4. The owner of a drainage system shall select a drainage unit in the same administrative division.
Article 18. Rights and Obligations of drainage units
1. A drainage unit has the following rights:
a) Run business in accordance with the regulations, collect payment for drainage service price in compliance with the clauses of the signed operation contract;
b) Request competent State agencies to consider amending legislative documents, technical standards and/or economic and technical norms related to the drainage and treatment of wastewater;
c) Offer opinions with regard to making drainage planning for the administrative division.
d) Receive compensation from causers according to the regulations of the Law;
e) Have other rights in accordance with the regulations of the Law.
2. A drainage unit has the following obligations:
a) Manage the assets invested by the owner of the drainage system in compliance with the clauses of the signed operation contract.
b) Make and follow a procedure for managing and operating the drainage system;
c) Solve problems and recover the drainage and treatment of wastewater;
d) Create a database for managing discharging entities connected to the drainage system under its management; collect payment for drainage service according to the regulations directly or in cooperation with a water supplier;
dd) Comply the regulations on environmental protection;
e) Provide information on connection agreements on request;
g) Ensure the safety and efficiency of the management and operation the system according to the regulations.
h) Ensure the stable operation of the drainage service provision according to the regulations;
i) Periodically report the drainage in the administrative division to the owner and State management agencies;
k) Pay compensation for any damage caused by the unit to users according to the regulations of the Law;
l) Discharge other obligations in accordance with the regulations of the Law.
Article 19. An operation contract
1. An operation contract is a legal agreement signed by the owner and the unit appointed to manage and operate the system.
2. Contents of an operation contract:
a) The subjects of the contract;
b) The objects of the contract;
c) List of assets (and value thereof) to be transferred to the unit by the owner;
d) Scope and Works;
dd) Documents of the network of works of the drainage system, the procedure for management and operation of the drainage system and technical requirements;
e) Service standards;
g) Contract value; contract value adjustment;
h) Payments and payment method;
i) Rights and obligations of the parties.
3. Validity period of an operation contract:
An operation contract is valid for 05 years at least and 10 years at most. If the parties want to extend the contract, at least 01 years prior to the expiry date of the contract, the parties shall negotiate and sign the extension operation contract.
4. The operation contract shall be terminated in the following cases:
a) Either party breaches the contract;
b) The contract expires and neither party wishes to extend it;
c) Force majeure events or other events prescribed in the contract occur;
d) Other cases in which the contract is terminated prescribed by applicable regulations of law.
5. Inspection and payment under an operation contract:
a) The operation contract shall be paid for periodically in compliance with the clauses in the contract;
b) The payment method shall comply with the clauses in the contract
c) If the payment is made after 15 days from the contractual deadline, the drainage unit shall receive an interest on the overdue payment at the highest rate announced by the bank at which the demand account is opened.
d) The owner of the system is responsible for inspecting and paying the drainage unit in accordance with the clauses in the operation contract;
dd) The payment for the operation contract shall be collected from the drainage service charges, annual budget of the owner of the system, and other sources;
6. Transfer of the operation contract:
The drainage unit may transfer part of or all of its rights and obligations in the operation contract to a third party with the approval of the owner of the system.
7. The Ministry of Construction shall issue a sample operation contract.
Article 20. Management of rainwater drainage systems and use of rainwater
1. The management of rainwater drainage system:
a) The management of drainage of rainwater is managing the works i.e. catch basins, sewers, main drainage channels, detention basins, pump stations, control gates, tidal dam (if any) and discharge outlet;
b) The networks of sewers, channels, manholes must be dredged, repaired and maintained periodically for ensuring the design flow. Manhole covers and rainwater inlet & outlet must be regularly maintained. The sewers and other works in the drainage network must be periodically checked and timely planned for reparation;
c) A procedure for managing the rainwater drainage system must be made in order to satisfy the technical requirements for management and operation according to the regulations.
d) Plans for the development of the drainage network at various drainage areas should be made.
2. Regulations on the use of rainwater:
a) The use of rainwater is encouraged in order to contribute to flooding reduction, save water resources and minimize the extraction of groundwater and surface waters.
b) The entities investing in equipment and technology of treatment and use of rainwater shall be granted preferential loans and other incentives prescribed by Law;
c) The rainwater used for various purposes must comply with technical regulations and standards applied to water quality.
Article 21. The management of detention basins
1. The management of detention basins in drainage system is in order to store rainwater in cooperation with creating ecological landscape for activities of leisure, aquaculture and/or tourism.
2. The use of detention basins for activities of leisure, aquaculture, tourism and/or other services must be approved by competent authorities; the construction and use of detention basins must be supervised according to the regulations of the Law;
3. The discharge of wastewater generated from manufacture, commerce, domestic activities or other activities into detention basins must be strictly controlled according to the regulations.
4. A stable level of the water in detention basins shall be maintained in order to ensure the rainwater control.
5. The basins must be periodically dredged, cleaned the water and the sides
6. A procedure for management and regulations on using detention basins must be made.
Article 22. Management and operation of a wastewater drainage system
1. The management and operation of a wastewater drainage system which includes wastewater treatment plants, pump stations, pressure sewer system, junctions, connection points, sewer networks for collecting and carrying wastewater to wastewater treatment plants, discharge points etc. must comply with the approved procedure for management and operation of the system
2. The management and operation of a wastewater drainage system:
a) Periodically check the quality of the junctions and other works on the sewer network; the tightness and sludge at the connection points, manholes and sewer network in order to ensure the stable operation of the system. Propose plans for reparation, replacement, dredge, maintenance and development of the drainage system;
e) Periodically check the quality of the wastewater in the drainage system in compliance with the regulations on environmental protection;
c) Make a procedure for management and operation of the drainage system in order to meet technical requirements according to the regulations;
d) Propose plans for the development of the drainage network at various drainage areas.
3. If the drainage system is a combined drainage system, the management and operation of the system shall comply with Article 20 and Clause 1 of this Article.
Article 23. Regulations on the separate wastewater treatment;
1. The solution of separate wastewater treatment is applied for residential areas, new urban areas, households, handicraft enterprises, villages, markets, schools, resorts or the areas restricted by land and/or topography etc. which cannot connect to the drainage system.
2. The appliance of separate wastewater treatment must ensure the economic efficiency, environmental protection, limitation of pollution sources and minimization of direct impacts of wastewater on the environment.
3. When deciding on the separate wastewater treatment, the possibility of connecting to the drainage system in future and the conformity with the planning approved by competent authorities must be taken into consideration.
4. The Ministry of Construction shall provide guidance on the separated wastewater treatment;
Article 24. Management and use of treated wastewater
1. The use of treated wastewater:
a) The quality of treated wastewater must comply with technical regulations and standards that are suitable for each purpose and environmental hygiene, safe for human health.
b) The treated wastewater for use must be distributed to consumption points of a separate system, must enter or affect the clean water supply in the administrative division and/or the area.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies to promulgate technical regulations and standards on using treated wastewater.
Article 25. Management of waste sludge
1. Waste sludge must be classified in order to manage and select suitable technologies that reduce the costs of transportation and treatment, facilitate the management and operation of the burial sites.
2. Waste sludge is classified as follows:
a) According to origin: waste sludge generated from drainage systems (sewer network and wastewater treatment plants) and waste sludge generated in septic tanks;
b) According to pollution standard of each waste sludge;
c) According to hazardous standard of waste sludge generated in wastewater treatment process and according to other relevant regulations.
3. Criteria for the selection of technology of waste sludge treatment:
a) Centralized, decentralized or on-site treatment;
b) The volume of waste sludge generated;
c) The characteristics of waste sludge;
d) The stability of the technology;
dd) The requirements for environmental protection; economic and technical efficiency;
e) The requirements for operation and maintenance;
g) Preference of technologies which is environmentally friendly, energy saving and used for recycling waste sludge and heat recovery.
4. Collection, carry and treatment of waste sludge in drainage systems:
a) Waste sludge shall be collected, stored and carried to the planned treatment points or the locations approved by competent agencies for treatment in order to ensure the environmental hygiene; untreated waste sludge are prohibited to discharge into the environment. If a waste sludge contains hazardous elements, it must be managed according to the regulations on managing hazardous wastes;
b) The treatment and reuse of waste sludge must comply with the regulations on management and use of waste sludge promulgated by competent State agencies and other regulations on environmental protection;
c) When investing in constructing wastewater treatment plant, a suitable solution for collecting and treating waste sludge must be decided.
5. Pump, carry and treatment of waste sludge in septic tanks:
a) Waste sludge generated from households, offices, manufacture factories must be pumped out periodically;
b) The pump and carry waste sludge in septic tanks must be carried out by specialized equipment in order to meet the requirements for technique and environmental protection;
a) Waste sludge in septic tanks shall be collected, stored and carried to the locations approved by competent agencies for treatment. Waste sludge in septic tank is prohibited to directly discharge into drainage system and the environment;
d) Treating and recycling waste sludge must comply with the regulations on environmental protection;
dd) The cost of pump, carry and treatment of waste sludge in septic tanks shall be paid by households, offices and manufacture factories in compliance with the clauses in the contracts signed with the service providers.
6. The Ministry of Construction shall provide guidance on calculating and managing the costs of collection, carry and treatment of waste sludge in drainage systems and septic tanks:
Article 26. Management of discharge points
1. The discharge of wastewater into receiving waters must comply with the regulations of the Law on environmental protection, water resource protection, exploit and protection of irrigation structures and other relevant Law provisions.
2. The design and construction of discharge points must ensure no reverse penetration from the receiving waters and avoid impacts of urban flooding.
3. The discharge of wastewater into the receiving waters must be managed for each drainage area. Provincial People’s Committees shall regulate the decentralization and management of discharge points; supervise the quality of the wastewater in the drainage system and from discharging entities who discharge directly into receiving waters within the administrative division; cooperate with the authorities of related divisions to manage the discharge points and the quality of the wastewater to be discharged into receiving waters within the discharge area according to the regulations of the Law on water resources, environmental protection and other relevant Law provisions.
Article 27. Contracts for drainage service provision
1. A contract for drainage service provision is a legal agreement signed by the drainage unit and the discharging entity (except households) discharging wastewater into the drainage system.
2. Contents of a contract for drainage service provision
a) The subjects of the contract;
b) Connection points;
c) Volume and quality of wastewater to be discharged into the system;
d) service quality
dd) Rights and obligations of the parties.
e) Price of drainage service and payment method;
g) Penalties for violating the contract;
h) Other contents agreed by the parties.
3. The Ministry of Construction shall issue a template of the contract for drainage service provision.
Article 28. Suspension of drainage service provision
1. If a domestic household violates the regulations on drainage management, it shall be punished according the regulations of the Law. The drainage unit must not stop the drainage service provision in any case, except the cases regulated in the clauses in the operation contract.
2. If one of the other discharging entities violates the regulations on drainage, the drainage unit shall send a written notification of the violation and request the discharging entity to rectify. If the discharging entity does not comply, the drainage unit shall suspend the drainage service provision according to the clauses in the contract for drainage service provision and other relevant law provisions.
3. The drainage service provision shall be recovered after the discharging entity rectify the violation, compensate for any damage caused from the violation and fulfill other obligations according to the regulations.
4. In case the drainage service provision need to be temporarily stopped for reparation and upgrade the drainage system, the drainage unit must notify the relevant discharging entities about the reason and time of the temporary stop; at the same time, the drainage unit must provide a temporary drainage method in order not to cause impact on manufacture, business and domestic activities of the discharging entities and to minimize the environmental pollution.
Article 29. Rights and obligations of the entities using drainage service
1. The entities using drainage service have the following rights:
a) Receive drainage service according to regulations of the Law.
b) Request the drainage unit to repair any problem that arises;
c) Receive information on drainage activities;
d) Receive compensation for any damage caused by the drainage unit according to the clauses in the contract for drainage service provision;
dd) Report violations of the Law on drainage of the drainage unit or other relevant parties;
e) Have other rights in accordance with the regulations of the Law.
2. The entities using drainage service have the following obligations:
a) Pay sufficiently and punctually for the drainage service;
b) Discharge wastewater into the drainage in accordance with the technical regulations and standards of regulatory agencies.
c) Inform timely the drainage unit of any detected irregular phenomenon which may cause problem to the drainage system;
d) Connect the separate drainage systems of the entities to the common drainage system according to the connection agreement;
dd) Pay compensation for any caused damage to related parties according to the regulations of the Law;
e) Discharge other obligations in accordance with the regulations of the Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực