Nghị định 88/2007/NĐ-CP thoát nước đô thị khu công nghiệp
Số hiệu: | 88/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 08/07/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ: 88/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007 |
VỀ THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 01 tháng 6 năm 1998;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các khu dân cư tập trung nông thôn có điều kiện xây dựng hệ thống thoát nước tập trung thì khuyến khích áp dụng Nghị định này.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Hoạt động thoát nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực thoát nước, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước.
2. Dịch vụ thoát nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật.
3. Phí thoát nước là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng cho khu vực đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thoát nước tập trung; phí thoát nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm từng bước bảo đảm duy trì và phát triển dịch vụ thoát nước trên địa bàn.
4. Đơn vị thoát nước là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
5. Hộ thoát nước bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước.
6. Hộ thoát nước đơn lẻ là hộ thoát nước xả nước mưa, nước thải trực tiếp ra môi trường.
7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
9. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.
10. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
a) Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.
b) Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
c) Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
11. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
12. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.
13. Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hoà trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
14. Hệ thống hồ điều hoà bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận nước, điều hoà khả năng tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước.
15. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.
16. Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của hệ thống thoát nước hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ.
17. Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận.
18. Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương, nước ngầm, biển.
19. COD là nhu cầu ô xy cần thiết để ô xy hoá các chất hoá học có trong nước.
1. Dịch vụ thoát nước là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ bảo đảm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển, quản lý hoạt động thoát nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước ở cấp quốc gia.
2. Bộ Xây dựng: chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước tại đô thị và các khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về thoát nước trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước ở cấp quốc gia;
c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về thoát nước;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động thoát nước trên phạm vi toàn quốc
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tu trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình thoát nước;
c) Làm đầu mối vận động nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển thoát nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm cân đối vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nghiên cúu, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển thoát nước;
b) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước;
c) Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng phí thoát nước trên phạm vi toàn quốc.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các co quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn.
9. Ủy ban nhân dân các đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và tổ chức thực hiện các dịch vụ thoát nước trên địa bàn quản lý phù hợp với sự phát triển của cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về thoát nước, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành, ký kết hợp đồng và tổ chức giám sát thực hiện.
1. Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, thủy lợi,...) phải bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp có liên quan và được cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương xem xét, thống nhất bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khi cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình giao thông có liên quan đến hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp thì chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi hoặc xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình thoát nước có liên quan theo quy hoạch.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tại địa phương, đơn vị thoát nước được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có quyền và nghĩa vụ tham gia giám sát quá trình xây dựng các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan. Đơn vị thoát nước có quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước nếu chất lượng xây dựng không bảo đảm theo quy định.
1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận.
2. Nước thải từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp phải bảo đảm các quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
1. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ngập úng đô thị.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp, đầu mối quản lý thống nhất các điểm xả, giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước đơn lẻ trên địa bàn tỉnh theo từng lưu vực nguồn tiếp nhận và phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực có phạm vi vùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Quản lý cao độ nền đô thị:
a) Cao độ nền đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm quản lý và cung cấp các thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền đô thị đã được cung cấp;
d) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng các cấp có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa cao độ thiết kế công trình xây dựng và cao độ nền đô thị.
2. Quản lý cao độ của hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:
a) Xác định và quản lý cao độ mực nước các hồ điều hoà, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hoà nước mưa, chống úng ngập và bảo vệ môi trường;
b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa;
c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh mương có liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ nhằm thoát nước, chống ngập úng đô thị.
1. Thực hiện chức năng giám sát về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoát nước trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.
2. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước.
1. Phá hoại các công trình của hệ thống thoát nước.
2. Vi phạm các quy định về bảo vệ hệ thống thoát nước.
3. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động thoát nước.
4. Không tuân thủ các quy định về cao độ nền xây dựng khi tiến hành xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng trong đô thị.
5. Xả nước mưa, nước thải không bảo đảm quy chuẩn chất lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận.
6. Xả thải các chất không phải là nước thải, nước mưa vào hệ thống thoát nước.
7. Pha loãng nước thải để đạt các quy chuẩn chất lượng nước thải hoặc chuyển tải lượng ô nhiễm sang môi trường khác như không khí và đất.
8. Đấu nối tuỳ tiện hoặc không theo đúng thoả thuận với hệ thống thoát nước.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thoát nước.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thoát nước.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về thoát nước.
1. Quy hoạch thoát nước được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động thoát nước tiếp theo. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thoát nước phải tuân theo quy hoạch thoát nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch thoát nước như một bộ phận không tách rời của đồ án quy hoạch xây dựng và tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
3. Đối với các khu công nghiệp, đô thị mới hình thành phải quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng. Đối với các đô thị đã có hệ thống thoát nước, khu đô thị mới thì tuỳ điều kiện cụ thể của từng đô thị để nghiên cứu tổ chức quy hoạch hệ thống thoát nước chung, riêng hoặc nửa riêng.
4. Trong trường hợp sau đây quy hoạch thoát nước phải được tổ chức lập như một đồ án quy hoạch riêng:
a) Quy hoạch thoát nước vùng: cho một nhóm các đô thị, khu công nghiệp trong một tỉnh hoặc liên tỉnh có vị trí địa lý gần nhau, điều kiện tự nhiên thuận lợi về địa hình và nguồn tiếp nhận có khả năng xây dựng các công trình thoát nước chung mà chưa hoặc không tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng cho nhóm các đô thị, khu công nghiệp đó;
b) Quy hoạch thoát nước đô thị: cho các đô thị loại 2 trở lên (các đô thị khác nếu xét thấy cần thiết) nhằm cụ thể hoá các định hướng thoát nước đã được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị.
5. Quy hoạch thoát nước được lập như một đồ án quy hoạch riêng nêu tại khoản 4 Điều này phải tuân thủ các quy định từ Điều 13 đến Điều 20 Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi phí lập quy hoạch thoát nước.
1. Quy hoạch thoát nước được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 10 năm, giai đoạn dài hạn là 20 năm và dài hơn.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch thoát nước vùng không quá 18 tháng, quy hoạch thoát nước đô thị, khu công nghiệp không quá 12 tháng, kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch thoát nước:
a) Đánh giá, dự báo phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển và bố trí dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu quy hoạch.
b) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, dự báo diễn biến môi trường và khả năng tiêu thoát nước của các sông, hồ có liên quan;
c) Nhu cầu thoát nước bề mặt, thu gom, xử lý nước thải và tổ chức hệ thống thoát nước của khu vực nghiên cứu quy hoạch.
d) Bản vẽ sơ đồ, vị trí ranh giới, quy mô và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/100.000 - 1/500.000 đối với quy hoạch thoát nước vùng và 1/25.000 - 1/100.000 đối với quy hoạch thoát nước đô thị.
2. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch thoát nước không quá 03 tháng đối với quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh, 02 tháng đối với quy hoạch thoát nước vùng trong một tỉnh và quy hoạch thoát nước đô thị kể từ ngày chính thức được giao nhiệm vụ.
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành liên quan (nếu có).
2. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và các định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Các kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu có liên quan.
4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước.
5. Nhiệm vụ quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt.
Tuỳ theo đặc điểm, quy mô của khu vực nghiên cứu, quy hoạch thoát nước có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực lập quy hoạch.
2. Điều tra, khảo sát và đánh giá diễn biến môi trường nước, khả năng tiêu thoát nước mưa, nước thải của các sông hồ có liên quan.
3. Xác định các lưu vực thoát nước của khu vực lập quy hoạch.
4. Xác định các chỉ tiêu, thông số cơ bản cho thoát nước bao gồm điều kiện khí tượng, thuỷ văn, hệ số thấm, quy chuẩn thoát nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ...
5. Xác định lưu lượng thoát nước mưa, nước thải.
6. Xác định các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận nước mưa, nước thải.
7. Lựa chọn hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.
8. Xác định chất lượng nước thải tại điểm đấu nối.
9. Xác định hướng, vị trí, kích thước các tuyến thoát nước chính.
10. Xác định các điểm xả, cao độ mức nước, lưu lượng xả tối đa, chất lượng nước thải tại các điểm xả.
11. Xác định vị trí, quy mô các trạm bơm nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải.
12. Đề xuất các biện pháp bảo tồn, tôn tạo hệ thống kênh mương, hồ có chức năng thoát nước, điều hoà và xử lý nước thải.
13. Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn, khu vực; xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, đề xuất nguồn vốn, các dự án ưu tiên.
14. Đánh giá tác động môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
15. Đề xuất phương án tổ chức quản lý hệ thống thoát nước.
Tuỳ theo đặc điểm, quy mô của khu vực nghiên cứu, hồ sơ đồ án quy hoạch thoát nước bao gồm:
1. Bản vẽ:
a) Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng:
- Đối với quy hoạch thoát nước vùng: tỷ lệ 1/100.000 - l/500.000;
- Đối với quy hoạch thoát nước đô thị: tỷ lệ 1/25.000 - 1/100.000.
b) Bản đồ địa hình:
- Đối với quy hoạch thoát nước vùng: tỷ lệ 1/25.000 đến l/250.000;
- Đối với quy hoạch thoát nước đô thị: tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.
c) Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật quy định như điểm b khoản này;
d) Bản đồ phân chia lưu vực thoát nước, tỷ lệ như điểm b khoản này;
đ) Bản đồ vị trí các trạm bơm, nhà máy xử lý, các tuyến truyền dẫn chính, tỷ lệ như điểm b khoản này.
2. Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản có giá trị pháp lý liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch thoát nước.
1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước:
a) Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng, quy hoạch thoát nước đô thị trong địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước:
a) Đối với quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh, quy hoạch thoát nước đô thị loại đặc biệt:
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh, quy hoạch thoát nước đô thị loại đặc biệt trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng liên tỉnh, quy hoạch thoát nước đô thị loại đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chỉnh phủ trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Đối với quy hoạch thoát nước vùng trong một tỉnh, quy hoạch thoát nước đô thị thuộc tỉnh:
Ủy ban chân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng trong một tỉnh, quy hoạch thoát nước đô thị (trừ đô thị loại đặc biệt) thuộc địa giới hành chính do mình quản lý trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định và ý kiến thoả thuận của Bộ Xây dựng.
Sở Xây dựng các tỉnh, Sở Giao thông Công chính các thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước vùng, quy hoạch thoát nước đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên cơ sở nội dung bản vẽ, thuyết minh của đồ án quy hoạch thoát nước, các kiến nghị, giải pháp thực hiện quy hoạch thoát nước, người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch thoát nước ban hành Quy định về quản lý quy hoạch thoát nước. Nội dung Quy định bao gồm:
1. Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình thoát nước.
2. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình thoát nước.
3. Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch thoát nước.
4. Các quy định khác.
1. Quy hoạch thoát nước được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành có liên quan;
b) Có biến động lớn về điều kiện tự nhiên ngoài dự báo.
2. Thời hạn xem xét điều chỉnh quy hoạch thoát nước theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch thoát nước.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch thoát nước phải dựa trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện đồ án quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt trước đó, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quy hoạch, phải bảo đảm tính kế thừa và chỉ điều chỉnh những nội dung thay đổi.
4. Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch thoát nước phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch thoát nước.
1. Ủy ban nhân dân các đô thị trong vùng phục vụ thoát nước của công trình thoát nước có tính chất vùng cùng tham gia sở hữu công trình thoát nước theo tỷ lệ góp vốn hoặc phân bổ vốn đầu tư thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu và cử người tham gia.
2. Ủy ban nhân dân các đô thị là chủ sở hữu công trình thoát nước:
a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới;
c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
3. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
4. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân các đô thị (nếu có quy định trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư).
5. Ủy ban nhân dân các cấp là chủ sở hữu các công trình thoát nước khu công nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách do mình quản lý.
1. Chủ đầu tư công trình thoát nước có tính chất vùng được giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân của các đô thị là chủ đầu tư xây dựng công trình thoát nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn do mình quản lý và giao cho đơn vị thoát nước quản lý thực hiện dự án; trường hợp đơn vị thoát nước không có đủ điều kiện năng lực quản lý dự án thì đơn vị thoát nước cử người tham gia Ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập hoặc tư vấn quản lý dự án được thuê thành lập.
3. Đơn vị, doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư.
5. Công trình thoát nước do cộng đồng đóng góp, đại diện chủ đầu tư do cộng đồng quyết định.
1. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm tiêu thoát nước, nâng cao độ bao phủ dịch vụ, cải thiện chất lượng dịch vụ trong vùng thoát nước.
2. Kế hoạch phát triển thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt và có sự phối hợp với các địa phương liên quan.
3. Đơn vị thoát nước tổ chức lập, trình chủ sở hữu công trình thoát nước phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trên địa bàn được giao quản lý.
1. Hệ thống thoát nước các đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước phù hợp với Quy hoạch thoát nước dưới mọi hình thức đầu tư. Các nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Hệ thống thoát nước của các khu công nghiệp, khu đô thị mới được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hỗ trợ, vốn tự có, vốn huy động hợp pháp khác của đơn vị được giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới.
1. Việc đầu tư phát triển mạng cống thoát nước được xác định theo yêu cầu phát triển đô thị và đón đầu theo dự báo quy hoạch không quá 05 năm, kể từ khi dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trừ các tuyến cống được đầu tư đồng bộ cùng với các công trình giao thông.
2. Quy mô công suất các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý...) được lựa chọn đón đầu theo dự báo quy hoạch không quá 05 năm, kể từ khi dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng.
3. Kích thước mương, cống thoát nước chính được lựa chọn theo dự báo nhu cầu cho giai đoạn dài hạn của quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước được phê duyệt.
Điều 26. Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
2. Tuỳ theo đặc điểm, quy mô tổ chức tư vấn khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị phải thực hiện:
a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng nhằm đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả phí thoát nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
b) Việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phái được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án;
c) Nghiên cứu, đề xuất phương án phí thoát nước, lộ trình tăng phí thoát nước, xác định khả năng chi trả chi phí quản lý, vận hành và hoàn trả vốn vay (nếu có) từ nguồn thu phí thoát nước và ngân sách địa phương để bảo đảm tính bền vững của công trình thoát nước được đầu tư;
d) Dự thảo nội dung Hợp đồng quản lý, vận hành hoặc các nội sung bổ sung, điều chỉnh của Hợp đồng quản lý, vận hành đã có được ký kết giữa chủ sở hữu công trình thoát nước và đơn vị thoát nước.
3. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị loại 4 trở lên phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Đối với địa bàn đã có tổ chức, cá nhân đang thực hiện dịch vụ thoát nước thì tổ chức, cá nhân đó được ưu tiên chỉ định để thực hiện hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn.
2. Đối với địa bàn chưa có đơn vị thoát nước thì việc lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thành lập mới nếu đấu thầu không thành công.
3. Một đơn vị thoát nước có thể được lựa chọn để quản lý một hoặc nhiều lưu vục thoát nước khác nhau, mỗi lưu vực thoát nước chỉ do một đơn vị thoát nước được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành.
4. Thẩm quyền lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước: chủ sở hữu tổ chức lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn do mình quản lý.
1. Hợp đồng quản lý, vận hành là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Hợp đồng quản lý, vận hành bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
a) Các chủ thể hợp đồng;
b) Đối tượng hợp đồng;
c) Phạm vi, nội dung công việc;
d) Các yêu cầu kỹ thuật;
đ) Giá hợp đồng, nguyên tắc điều chỉnh giá;
e) Thanh toán, phương thức thanh toán;
g) Nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan.
Giá dự toán hợp đồng quản lý, vận hành được xác định để làm cơ sở lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành.
1. Nguyên tắc tính giá dự toán hợp đồng:
a) Giá dự toán hợp đồng được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý bảo đảm việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đáp ứng các quy chuẩn, quy trình quản lý, vận hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;
b) Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, đơn vị thoát nước và cộng đồng.
2. Căn cứ xác định giá dự toán hợp đồng:
a) Phạm vi, khối lượng công việc;
b) Quy chuẩn, quy trình quản lý, vận hành;
c) Định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Lập, trình và phê duyệt giá dự toán hợp đồng:
Chủ sở hữu công trình thoát nước tổ chức lập giá dự toán hợp đồng (sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc thuê tư vấn) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Thẩm quyền phê duyệt giá dự toán hợp đồng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá dự toán hợp đồng đối với các công trình thoát nước thành phố, thị xã thuộc quyền quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt giá dự toán hợp đồng đối với các công trình thoát nước thị trấn thuộc quyền quản lý.
1. Giá hợp đồng quản lý, vận hành được điều chỉnh trong những trường hợp sau đây:
a) Có sự đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống thoát nước;
b) Có biến động lớn về thị trường;
c) Có thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước.
2. Đơn vị thoát nước lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh giá hợp đồng sau khi đã thoả thuận với chủ sở hữu công trình thoát nước. Người có thẩm quyền phê duyệt giá dự toán hợp đồng phê duyệt điều chỉnh giá hợp đồng.
Hợp đồng quản lý, vận hành được chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
1. Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng.
2. Khi hết thời hạn hợp đồng mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng.
3. Những trường hợp bất khả kháng hoặc các lý do khác được quy định trong hợp đồng.
1. Hợp đồng quản lý, vận hành được thanh toán chi phí định kỳ theo thoả thuận.
2. Phương thức thanh toán do hai bên thoả thuận.
3. Trong trường hợp chậm thanh toán quá 15 ngày so với thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng thì đơn vị thoát nước được hưởng lãi suất cao nhất của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch tại thời điểm thanh toán đối với số tiền chậm thanh toán.
4. Chủ sở hữu công trình thoát nước chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu và thanh toán cho đơn vị thoát nước theo hợp đồng.
5. Hợp đồng quản lý, vận hành được thanh toán từ nguồn thu phí thoát nước, kế hoạch ngân sách hàng năm của chủ sở hữu công trình thoát nước.
1. Quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hoà nước mưa, chống úng ngập, các trạm bơm... các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường.
2. Các tuyến cống, mương, hố ga phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu nước mưa. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa.
3. Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định.
4. Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.
1. Quản lý hệ thống thoát nước thải bao gồm quản lý các điểm đấu nối, các tuyến cống thu gom, truyền dẫn đến nhà máy xử lý nước thải và từ nhà máy xử lý nước thải đến các điểm xả ra môi trường. Nội dung quản lý thoát nước bao gồm:
a) Định kỳ kiểm tra độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới;
b) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới;
c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định;
d) Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.
2. Trong trường hợp mạng lưới thoát nước chung thì việc quản lý hệ thống thoát nước được thực hiện như quy định tại Điều 36 và khoản 1 Điều 37 Nghị định này.
1. Quản lý hệ thống hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước nhằm điều hòa nước mưa, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui chơi giải trí, nuôi trồng thủy sản.
2. Kiểm soát các hành vi xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa.
3. Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hoà vào các mục đích khác nhau được cấp có thẩm quyền cho phép (vui chơi giải trí, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch...) tuân thủ theo các quy định để bảo đảm chức năng điều hoà nước mưa và môi trường.
4. Duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, bảo đảm tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa và các yêu cầu khác.
5. Định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ và bờ hồ.
6. Lập quy trình quản lý, các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa.
1. Vận hành các trạm bơm, các tuyến ống áp lực, nhà máy xử lý nước thải, các điểm xả ra môi trường tuân thủ các quy trình vận hành, bảo trì đã được phê duyệt.
2. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa và kế hoạch phát triển.
Đơn vị thoát nước được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có trách nhiệm quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu:
1. Lập danh mục tài sản được giao quản lý.
2. Tổ chức bảo vệ tài sản được giao quản lý.
3. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản.
4. Lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế và mua sắm trang thiết bị mới.
1. Đơn vị thoát nước phải thiết lập các điểm đấu nối cho hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom nước của hệ thống thoát nước. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong khu vực có dịch vụ thoát nước được yêu cầu và có nghĩa vụ đấu nối vào mạng lưới thu gom nước của hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định tại Điều 45 Nghị định này.
2. Vị trí điểm đấu nối được xác định nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước. Cao độ và các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối do đơn vị thoát nước quy định.
3. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom đến điểm đấu nối. Hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước và công trình xử lý sơ bộ đến điểm đấu nối; hoàn trả nguyên trạng các mặt bằng công cộng đã sử dựng để thi công; có nghĩa vụ thông báo thời điểm thi công đấu nối để đơn vị thoát nước kiểm tra bảo đảm đấu nối đúng quy định.
1. Đối với nước thải sinh hoạt:
a) Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng mới có hệ thống thu gom, công trình xử lý nước thải tập trung thì nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước được phép xả thẳng vào hệ thống thu gom nước thải;
b) Đối với các đô thị đã có hệ thống thoát nước chung hoặc nửa riêng thì nước thải sinh hoạt phải được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi xả vào điểm đấu nối. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn thiết kế xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ tại các hộ thoát nước. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm và được quyền giám sát việc xây dựng công trình thu gom và xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của các hộ thoát nước để bảo đảm việc xây dựng các công trình này là đúng quy định.
2. Đối với các loại nước thải khác:
a) Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn cho phép trước khi xả vào điểm đấu nối;
b) Các hộ thoát nước có trách nhiệm ký hợp đồng với một phòng thí nghiệm hợp chuẩn tiến hành định kỳ lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải trước khi xả vào điểm đấu nối hai tháng một lần. Kết quả xét nghiệm phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước.
3. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc xả nước thải của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do mình quản lý bảo đảm các quy chuẩn quy định, tự tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm khi thấy cần thiết.
Công trình được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước trong các trường hợp sau đây:
1. Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước.
2. Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.
1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị thoát nước với hộ thoát nước (trừ hộ gia đình) xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
2. Hợp đồng dịch vụ thoát nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Điểm đấu nối;
c) Khối lượng, chất lượng nước thải xả vào hệ thống;
d) Chất lượng dịch vụ;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Phí thoát nước, phương thức thanh toán;
g) Xử lý vi phạm hợp đồng;
h) Các nội dung khác do hai bên thoả thuận.
1. Đối với hộ gia đình: đơn vị thoát nước không được ngừng cung cấp dịch vụ thoát nước trong mọi trường hợp, trừ trường hợp được quy định cụ thể trong Hợp đồng quản lý, vận hành. Việc các hộ thoát nước không thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí thoát nước hoặc tự ý thay đổi, sửa chữa hệ thống thoát nước, vi phạm các quy định về thoát nước sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật; đồng thời, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ ngừng cung cấp nước sạch theo yêu cầu của đơn vị thoát nước.
2. Đối với các hộ thoát nước khác:
a) Vi phạm các quy định về thoát nước mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đơn vị thoát nước có văn bản thông báo về việc vi phạm và yêu cầu hộ thoát nước khắc phục. Sau 15 ngày mà hộ thoát nước không chấp hành thì đơn vị thoát nước ra thông báo lần hai, nếu sau 15 ngày tiếp theo mà hộ thoát nước vẫn không chấp hành thì đơn vị thoát nước được phép ngừng dịch vụ thoát nước theo thoả thuận đã được quy định trong Hợp đồng dịch vụ thoát nước và các quy định của pháp luật về thoát nước; đồng thời, đơn vị cung cấp nước sạch có nghĩa vụ ngừng cưng cấp nước sạch theo yêu cầu của đơn vị thoát nước;
b) Vi phạm các quy định về thoát nước có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đơn vị thoát nước tiến hành lập biên bản và yêu cầu hộ thoát nước phải khắc phục ngay. Nếu hộ thoát nước không chấp hành, đơn vị thoát nước được quyền ngừng dịch vụ thoát nước và yêu cầu đơn vị cấp nước ngừng cung cấp nước sạch; đồng thời, hộ thoát nước bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ thoát nước và cung cấp nước sạch được khôi phục sau khi hộ thoát nước đã khắc phục hoàn toàn hậu quả do các hành vi vi phạm gây ra, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định.
4. Trường hợp ngừng địch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, đơn vị thoát nước phải có văn bản thông báo cho các hộ thoát nước có liên quan biết lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước, đồng thời, đơn vị thoát nước phải có biện pháp thoát nước tạm thời để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các hộ thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1. Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước có nghĩa vụ trả phí thoát nước theo quy định của Nghị định này.
2. Tất cả các hộ thoát nước xả nước thải trực tiếp ra môi trường có nghĩa vụ trả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP .
1. Phương án phí thoát nước được xác định trên nguyên tắc hướng tới thu hồi chi phí để duy trì dịch vụ thoát nước bao gồm cả nước mưa và nước thải.
2. Phí thoát nước được quyết định phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; phù hợp với mức đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, có lộ trình tăng dần và hướng tới mục tiêu đủ chi trả cho chi phí quản lý, vận hành và đóng góp một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình thoát nước.
3. Ngân sách địa phương phải bảo đảm bù đủ chi phí quản lý, vận hành, duy trì dịch vụ thoát nước trên địa bàn trong trường hợp nguồn thu từ phí thoát nước được quyết định thấp hơn chi phí thực tế.
1. Đối với nước thải sinh hoạt, mức thu phí thoát nước được tính theo khối lượng nước thải.
2. Đối với các loại nước thải khác, mức thu phí thoát nước được tính theo khối lượng nước thải và hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải.
1. Đối với nước thải sinh hoạt:
a) Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;
b) Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 4m3/người/tháng.
2. Đối với các loại nước thải khác:
a) Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải tính thu phí được lấy bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước. Đơn vị thoát nước hoặc hộ thoát nước có thể lắp đặt đồng hồ để xác định chính xác lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước;
b) Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải tính thu phí được xác định thông qua đồng hồ. Hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư lắp đặt đồng hồ và các thiết bị bảo vệ phụ trợ khác.
1. Hàm lượng chất gây ô nhiễm thu phí đối với nước thải khác (không phải sinh hoạt) được xác định theo chỉ tiêu COD (mg/l).
2. Hàm lượng COD được xác định theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định này.
Mức thu phí thoát nước đối với các hộ thoát nước được xác định theo công thức sau:
F = f x V x K
Trong đó:
f là phí thoát nước được xác định theo tỷ lệ % và không thấp hơn 10% giá tiêu thụ nước sạch áp dụng cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau.
V là khối lượng nước thải thu phí được xác định theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
K là hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm xác định theo quy định tại Điều 52 Nghị định này; đối với nước thải sinh hoạt, lấy hệ số K = 1.
Hệ số K được xác định như sau:
STT |
Hàm lượng COD (mg/l) |
Hệ số K |
1 |
≤ 100 |
1 |
2 |
101 - 200 |
1,5 |
3 |
201 - 300 |
2 |
4 |
301 - 400 |
2,5 |
5 |
401 - 600 |
3,5 |
6 |
> 600 |
4,5 |
1. Nguyên tắc, phương pháp xác định phí thoát nước.
2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vục và thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.
3. Các chi phí quản lý, vận hành và lợi nhuận hợp lý của đơn vị thoát nước.
1. Chủ sở hữu công trình thoát nước chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập và trình phương án phí thoát nước.
2. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án phí thoát nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phí thoát nước cho từng đô thị trên địa bàn quản lý sau khi đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Phí thoát nước trong khu công nghiệp do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp tự quyết định và thoả thuận với các chủ công trình trong khu công nghiệp.
1. Phí thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
b) Thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước;
c) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
2. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh phí thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước có trách nhiệm tổ chức thu phí thoát nước thông qua hóa đơn tiền nước đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và được hưởng chi phí dịch vụ thu phí.
2. Định kỳ hàng tháng, đơn vị thoát nước phải cung cấp thông tin về chất lượng nước thải (không phải nước thải sinh hoạt) của các hộ thoát nước để làm cơ sở xác định phí thoát nước đến tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn. Thời điểm cung cấp thông tin do hai bên thoả thuận.
3. Đơn vị thoát nước trực tiếp thu phí thoát nước đối với các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.
Phí thoát nước thu được do chủ sở hữu công trình thoát nước quản lý và được sử dụng cho các mục đích:
1. Chi trả cho hợp đồng quản lý, vận hành.
2. Chi trả cho dịch vụ thu phí thoát nước.
3. Đầu tư để duy trì và phát triển thoát nước.
1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh theo các quy định, được thanh toán đúng và đủ chi phí dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo Hợp đồng đã ký kết;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyển xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thoát nước;
c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch thoát nước trên địa bàn;
d) Được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu công trình thoát nước theo Hợp đồng đã ký kết;
b) Tuân thủ các quy trình, quy phạm về vận hành hệ thống thoát nước;
c) Xử lý sự cố, khôi phục việc thoát nước;
d) Lập và trình phương án phí thoát nước để các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
đ) Thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do mình quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu phí thoát nước theo quy định;
e) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Cung cấp thông tin thoả thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu;
h) Bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước theo quy định;
i) Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước theo quy định;
k) Báo cáo định kỳ theo quy định tới chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương và Trung ương;
l) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng theo quy định của pháp luật;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người sử dụng dịch vụ thoát nước có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp dịch vụ thoát nước theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị thoát nước kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra;
c) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động thoát nước;
d) Được bồi thường thiệt hại do đơn vị thoát nước gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước của đơn vị thoát nước hoặc các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán phí thoát nước đầy đủ, đúng thời hạn;
b) Xả nước thải vào hệ thống đúng quy định, quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
c) Thông báo kịp thời cho đơn vị thoát nước khi thấy các hiện tượng bất thường có thể gây sự cố đối với hệ thống thoát nước;
d) Đấu nối hệ thống thoát nước của công trình vào hệ thống thoát nước chung đúng các quy định của thoả thuận đấu nối;
đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thanh tra chuyên ngành xây dựng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
2. Thanh tra chuyên ngành môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động thoát nước.
3. Nội dung: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thoát nước; phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thoát nước; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về thoát nước và bảo vệ môi trường.
4. Việc thanh tra hoạt động thoát nước thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thoát nước. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động thoát nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động thoát nước được quy định tại Điều 11 Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 88/2007/ND-CP |
Hanoi, May 28, 2007 |
ON URBAN AND INDUSTRIAL-PARK WATER DRAINAGE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the June 1, 1998 Law on Water Resources;
At the proposal of the Construction Minister,
DECREES:
Article 1.- Governing scope and subjects of application
1. This Decree provides for water drainage activities in urban centers and industrial parks, economic zones, export processing zones, hi-tech parks (below referred to as industrial parks for short); rights and obligations of organizations, individuals and households involved in water drainage activities in the Vietnamese territory. For rural population quarters where conditions permit the construction of concentrated water drainage systems, the application of this Decree is encouraged.
2. This Decree applies to Vietnamese organizations, individuals and households, and foreign organizations and individuals that are involved in water drainage activities in the Vietnamese territory.
3. Where treaties to which Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Decree, the provisions of those treaties prevail.
Article 2.- Interpretations of terms
1. Water drainage activities are those related to water drainage, including planning, designing consultancy, construction investment, management, operation, exploitation and use of water drainage systems.
2. Water drainage service means activities of managing and operating according to law water drainage systems in order to satisfy the rain water and wastewater drainage and wastewater-treatment requirements of those that have demands for water drainage.
3. Water drainage charges means environmental protection charges for waste water applicable to urban centers and industrial parks with concentrated water drainage systems. Water drainage charges are set by People’s Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees for short) after they are submitted to People’s Councils of the same level for passage with a view to incrementally maintaining and developing water drainage services in localities.
4. Water drainage units mean organizations or individuals that provide water drainage services under contracts on management and operation of water drainage systems.
5. Water drainage households cover households, non-business administrative units, establishments providing services on discharge of rain water or wastewater into a water drainage system.
6. Individual water drainage households mean those that discharge rain water and waste water directly into the environment.
7. Wastewater means water whose characters and nature have altered due to the use thereof or to human activities discharged into a water drainage system or the environment.
8. Daily-life waste water means water discharged from humans’ daily-life activities such as eating and drinking, bathing and washing, personal hygiene.
9. Other wastewater means used water other than daily-life wastewater.
10. Water drainage systems include networks of culverts, water-collecting and -conducting canals, regulating lakes, key works (pump stations, treatment plants, and sluice gates) and other support facilities, aiming to collect, conduct and drain rain water, waste water and treat waste water. Water drainage systems are classified into the following types:
a/ Common water drainage systems, which are systems assorted wastewater and rain water are collected into the same systems;
b/ Separate water drainage systems, which are separate systems for rain water drainage or waste-water drainage;
c/ Semi-separate water drainage systems, which are common water drainage systems with surrounding culvert lines for separation and carriage of wastewater to treatment plants.
11. Rain water drainage systems include networks of culverts, rain water-collecting and -conducting, regulating lakes, key works (pump stations, sluice gates...) and other support facilities for rain water collection and drainage.
12. Wastewater drainage systems include networks of culverts, wastewater-collecting and -conducting, regulating lakes, key works (pump stations, treatment plants, sluice gates,...) and other support facilities for collection, drainage and treatment of waste water.
13. Surrounding culverts mean main culvert lines with wastewater-separating wells to gather the entire wastewater, when there is no rain, and part of wastewater which is mixed, when there is rain, in common water drainage systems from different basins and carried to pump stations or waste water treatment plants.
14. Systems of regulating lakes include natural or artificial lakes to receive water and regulate water drainage for water drainage systems.
15. Connection points mean water discharge points of households for draining water into a water drainage system.
16. Discharge, points mean places of a water drainage system or individual water drainage households where water is discharged into the environment.
17. Water drainage basins mean certain areas where rain water or waste water is collected and carried to one or a number of points for discharge into receiving sources.
18. Receiving sources means parts of the environment, including sources of constantly or periodically flowing water such as ponds, lakes, rivers, streams, canals, groundwater, sea.
19. COD means the chemical oxygen demand for oxidization of chemicals existing in water.
Article 3.- Policies on investment in development of water drainage
1. Water drainage service is categorized as public-utility activity which is given attention and investment priority by the State in order to increasingly raise its efficiency and service quality, ensure sustainable development and meet socio-economic development demands.
2. All economic sectors and social communities are encouraged to participate in investment development and management of water drainage activities.
Article 4.- Responsibility for state management of water drainage activities
1. The State performs the unified state management of water drainage activities in the Vietnamese territory; promulgates, and directs the implementation of, strategies and orientations on water drainage development at the national level.
2. The Ministry of Construction is responsible for performing the state management of water drainage in urban centers and industrial parks nationwide:
a/ To study and formulate water drainage mechanisms and policies and submit them to the Prime Minister for promulgation or promulgate them according to competence;
b/ To formulate and submit to the Prime Minister for promulgation and organize the implementation of, national programs and plans on water drainage development;
c/ To promulgate regulations, standards and techno-economic norms on water drainage;
d/ To guide, direct and inspect water drainage activities nationwide.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for performing the state management of environmental protection and pollution control in water drainage activities.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for performing state management of exploitation and protection of irrigation works; grants and revokes permits for wastewater discharge into irrigation works.
5. The Ministry of Planning and Investment:
a/ To balance the demands for investment capital from state budget sources under water drainage development programs and plans already approved by the Prime Minister;
b/ To study and formulate mechanisms and policies to encourage and mobilize domestic and foreign capital sources for investment in water drainage works;
c/ To act as a coordinator in mobilizing ODA capital sources for investment in water drainage development according to the priority order already approved by the Prime Minister.
6. The Ministry of Finance:
a/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in balancing investment capital from state budget sources and to study and formulate mechanisms and financial policies to encourage and mobilize sources of domestic and foreign capital for investment in water drainage development;
b/ To perform the unified financial management of ODA capital sources for investment in water drainage development;
c/ To coordinate with the Construction Ministry in guiding, inspecting and supervising the collection and use of water drainage charges nationwide.
7. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Construction Ministry in performing the state management of urban and industrial-park water drainage.
8. Provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the state management of water drainage activities in areas under their management; define the functions and tasks of, and decentralize the management of water drainage activities to, professional agencies and People’s Committees at lower levels Construction Services of provinces and Transport and Public Works Services of centrally run cities shall act as professional bodies to advise and assist provincial-level People’s Committees in performing the state management of water drainage in their localities.
9. People’s Committees of urban centers shall organize the formulation of plannings on, and investment in, construction of water drainage systems and organize the provision of water drainage services in areas under their management suitable to the community development and participate in regional plannings on water drainage, select units for management and operation thereof, conclude contracts and supervise the performance thereof.
Article 5.- Principles of combining water drainage works with other technical infrastructure works
1. The planning blueprints and investment projects on other technical infrastructure works (traffic, irrigation,..) must ensure their synchronism with the related urban and industrial-park water drainage systems and be considered and consented in writing by local water drainage management bodies before they are submitted to competent authorities for approval.
2. When renovating, expanding or building technical infrastructure works, especially traffic works related to urban and industrial-park water drainage systems, investors shall formulate schemes to ensure normal water drainage and renovate, restore or build synchronous related water drainage items according to planning.
3. Local water drainage state management bodies and water drainage units assigned to manage and operate water drainage systems have the rights and obligations to participate in overseeing the process of building water drainage items of investment projects on construction of relevant technical infrastructure works. Water drainage units may refuse to accept water drainage works if their construction quality fails to reach prescribed standards.
Article 6.- Provisions on wastewater standards
1. Wastewater discharged from urban and industrial-park water drainage systems and individual water drainage households into receiving sources must meet the environmental standards set by competent state bodies. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate standards of waste water discharged into receiving sources.
2. Wastewater discharged from water drainage households into urban and industrial-park water drainage systems must meet the standards of wastewater discharged into water drainage systems, which are set by competent state bodies. The Construction Ministry shall promulgate standards of wastewater discharged into urban and industrial-park water drainage systems.
Article 7.- Management of systems of points where wastewater is discharged into the environment
1. The discharge of wastewater into receiving sources must comply with the provisions of law on protection of the environment and water resources, exploitation and protection of irrigation works and relevant legal documents.
2. The design and construction of discharge points must ensure anti-reinfiltration from receiving sources and urban flooding.
3. The discharge of wastewater into receiving sources is uniformly managed according to domains. Provincial-level People's Committees shall define the decentralization of, and key bodies for, the unified management of discharge points, supervise the wastewater quality of water drainage systems and individual water drainage households in their provinces according to receiving source basins and coordinate with relevant localities in organizing the management of discharge points, quality of wastewater discharged into regional basin-based receiving sources according to the provisions of law on environmental protection.
Article 8.- Management of water drainage-related elevations
1. Management of urban foundation elevations
a/ Urban foundation elevations are determined in construction planning blueprints according to the national standard elevation system and must meet the requirements of rain water and waste water drainage requirements and approved by competent authorities;
b/ Construction planning management agencies according to decentralization shall manage and supply information on urban foundation elevations to organizations and individuals at their request;
c/ Organizations and individuals investing in the construction of works must abide by the supplied urban foundation elevations;
d/ Agencies competent to appraise base designs or grant construction permits at all levels shall examine the compatibility between designed construction elevations and urban foundation elevations.
2. Management of elevations of water drainage systems:
Water drainage units have the responsibilities:
a/ To determine and manage the water levels of regulating lakes, water drainage canals with a view to ensure the maximum capacity to drain and regulate rain water, combat flooding and protect the environment;
b/ To manage the elevations of main culverts and waste water and rain water collection culverts;
c/ To supply elevations of water drainage systems for organizations and individuals at their request.
3. Agencies or units assigned to manage rivers, lakes or canals related to urban water drainage shall coordinate with water drainage units in meeting the elevation requirements in order to drain water and combat urban floods.
Article 9.- Participation of communities
1. To oversee the construction investment, management and operation of water drainage systems.
2. To detect, prevent and propose competent bodies to handle law violations in water drainage activities.
Article 10.- Propagation, dissemination and education of the law on water drainage
1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People’s Committees at all levels and water drainage units shall, within the ambit of their responsibilities, coordinate with mass media agencies, associations, mass organizations and schools ill popularizing, educating and guiding people to protect water drainage works and abide by legal provisions on water drainage.
2. Political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations shall, within the ambit of their responsibilities, coordinate with state management agencies in charge of water drainage in propagating and mobilizing people to strictly abide by legal provisions on water drainage.
1. Destroying works of water drainage systems.
2. Violating regulations on protection of water drainage systems.
3. Obstructing the examination and inspection of water drainage activities.
4. Declining to comply with regulations on construction foundation elevations when building, renovating or upgrading urban works.
5. Discharging rain water, wastewater which is not up to the quality standards of waste water discharged into water drainage systems or receiving sources.
6. Discharging substances other than wastewater, rain water into water drainage systems.
7. Diluting waste water to achieve wastewater quality standards or transferring pollution volume to other environments such as air and soil.
8. Making connections with water drainage systems without permission or in contravention of agreement
9. Supplying untruthful information, thus affecting the lawful rights and interests of other organizations or individuals in water drainage activities.
10. Abusing positions and powers to cause troubles to or harass for bribes other organizations or individuals in water drainage activities.
11. Other acts against the law on water drainage.
Article 12.- General provisions on water drainage planning
1. A water drainage planning is formulated and approved for use as a basis for subsequent water drainage activities. All organizations and individuals participating in water drainage activities shall comply with the water drainage planning approved by competent state bodies.
2. Upon formulation of a construction planning, a water drainage planning must be studied and formulated as an inseparable part of the construction planning blueprint and comply with the provisions of this Decree and the law on construction planning.
3. For newly built industrial parks and urban centers, rain water drainage and wastewater drainage systems must be separately planned and built. For urban centers where water drainage systems already exist and new urban centers, common, separate or semi-separate water systems must be studied and planned, depending on the specific conditions of each urban center.
4. In the following cases, a water drainage planning must be formulated as a separate planning blueprint:
a/ Regional water drainage planning: For a group of urban centers, industrial parks in a province or many provinces, which are geographically close together and have advantageous conditions ill terms of terrain and receiving sources with the possibility for construction of common water drainage facilities and for which a regional construction planning was not or has not yet been formulated;
b/ Urban water drainage planning: For urban centers of grade 2 or higher (for other urban centers if it deems necessary), aiming to detail the water drainage orientations already identified in the urban construction general planning.
5. The water drainage planning formulated as a separate planning blueprint as stated in Clause 4 of this Article must comply with the provisions of Articles 13 thru 20 of this Decree and other relevant provisions of law on construction planning.
6. The Construction Ministry shall guide the cost of water drainage planning formulation.
Article 13.- Water drainage planning formulation period and time
1. A water drainage planning may be formulated for a short-term period of 10 years, a long-term period of 20 years and longer terms.
2. The time for formulation of a regional water drainage planning does not exceed 18 months and for an urban or industrial park water drainage planning does not exceed 12 months from the date the planning tasks are approved by competent authorities.
Article 14.- Water drainage planning formulation tasks
1. Water drainage planning formulation tasks include:
a/ Assessing and forecasting socio-economic development, development and distribution of population, industries, services and infrastructure of the area under planning study;
b/ Evaluating the natural conditions, present conditions of infrastructure, forecasting environmental development and water drainage capacities of relevant rivers and lakes;
c/ Evaluating the demands for surface water drainage, wastewater gathering and treatment and organization of water drainage systems of the area under planning study;
d/ Drawings of diagrams, boundary positions, scale and regional links, 1/100,000 - 1/500,000 scale for a regional water drainage planning and 1/25,000 - 1/100,000 a urban water drainage planning.
2. The time for formulation of water drainage planning tasks does not exceed 3 months for an inter- provincial water drainage planning, 2 months for a provincial water drainage planning and an urban water drainage planning from the date the tasks are officially assigned.
Article 15.- Grounds for formulation of water drainage planning
1. The general planning on socio-economic development; construction planning, relevant branch development planning (if any).
2. General planning orientations for development of urban systems and orientations for development of national infrastructure systems already approved by the Prime Minister.
3. Investigation and survey results and relevant data and documents.
4. Water drainage norms and standards.
5. The approved water drainage planning tasks.
Article 16.- Water drainage planning contents
Depending on the characteristics and sizes of areas under study, a water drainage planning has the following principal contents:
1. Investigations, surveys and assessment of the actual socio-economic situation, natural conditions and technical infrastructure system of the planned area.
2. Investigations, surveys and assessment of water environment development, related rivers and lakes’ capacity to drain rain water, wastewater.
3. Identification of water drainage basins of the planned area.
4. Determination of basic water drainage norms and parameters, including climatic and hydrological conditions, infiltration coefficient, daily-life water drainage standards, industry, services...
5. Determination of rain water, wastewater drainage volumes.
6: Identification of receiving sources and their capacities to receive rain water, wastewater.
7. Selection of systems for rain water drainage, wastewater collection and treatment
8. Determination of wastewater quality at connection points.
9. Determination of the direction, positions and sizes of principal water drainage lines.
10. Identification of discharge points, water level, maximum discharge volume, wastewater quality at discharge points.
11. Determination of the positions and sizes of rain water, wastewater pump stations, wastewater treatment plants.
12. Proposed measures for conservation and renovation of systems of canals and lakes functioning to drain water, regulate and treat wastewater.
13. Phasing of investment according to stages and regions initial determination of total investment, proposed capital sources and priority projects.
14. Assessment of environmental impacts, proposed measures for environmental protection.
15. Proposed schemes for organization of management of water drainage systems.
Article 17.- Dossiers of water drainage planning blueprints
Depending on the characteristics and sizes of the area under study, the dossier of a water drainage planning blueprint comprises:
1. Drawings:
a/ Maps on positions and regional relations:
- For regional water drainage planning: 1/100,000 - 1/500,000 scale;
- For urban water drainage planning: 1/25,000 - 1/100,000 scale.
b/ Topographical maps:
- For regional water drainage planning: 1/25,000 - 1/250,000 scale;
- For urban water drainage planning: 1/5,000 - 1/25,000 scale.
c/ Maps on the current technical infrastructure situation under the provisions of Point b of this Clause;
d/ Maps on division of water drainage basins under the provisions of Point b of this Clause;
e/ Maps on positions of pump stations, treatment plants, and principal conduct lines under the provisions of Point b of this Clause.
2. A general report covers explanations, relevant documents of legal validity, written approval of the water drainage planning blueprint.
Article 18.- Responsibility to formulate, competence to appraise and approve water drainage planning tasks and blueprints
1. Responsibility to formulate water drainage planning tasks and blueprints:
a/ The Construction Ministry shall organize the formulation of regional water drainage planning tasks and blueprints;
b/ Provincial-level People’s Committees shall organize the formulation of regional and urban water drainage tasks and blueprints within their respective administrative boundaries.
2. Competence to appraise and approve water drainage planning tasks and blueprints:
a/ For inter-provincial water drainage plannings, water drainage plannings of special-grade urban centers:
The Prime Minister shall approve or authorize the Construction Ministry to approve inter-provincial and special-grade urban center water drainage planning tasks and blueprints within 25 working days after complete and valid dossiers are submitted.
The Construction Ministry shall assume the prime responsibility for appraising inter-provincial or special-grade urban center water drainage planning tasks and blueprints which fall under the
Prime Minister’s approving competence, within 20 working days after the receipt of complete and valid dossiers.
b/ For regional water drainage plannings and urban water drainage plannings within a province:
Provincial-level People’s Committees shall approve regional water drainage plannings within their respective provinces and urban water drainage plannings (excluding special-grade urban centers) in their respective administrative boundaries within 15 working days after the receipt of complete and valid dossiers of the appraising bodies and the consent of the Construction Ministry.
Construction Services of provinces and the Transport and Public Works of centrally run cities shall assume the prime responsibility for appraising the regional or urban water drainage planning tasks and blueprints which fall under the approving competence of provincial-level People’s Committees within 20 working days after the receipt of complete and valid dossiers.
Article 19.- Provisions on water drainage planning management
On the basis of the contents of drawings, explanations of water drainage planning blueprints, proposals, solutions to realization of water drainage plannings, persons competent to approve water drainage planning blueprints shall promulgate Regulations on management of water drainage plannings. The Regulations have the following contents:
1. Provisions on positions, roles, functions and sizes of water drainage works.
2. Provisions on protection scope and safety corridor for water drainage works.
3. Division of, and provisions on, responsibilities for water drainage planning management.
4. Other provisions.
Article 20.- Adjustment of water drainage plannings
1. A water drainage planning may be adjusted in one of the following cases:
a/ Adjustments have been made to the general planning on socio-economic development, construction planning or a relevant branch development planning;
b/ There appear big changes in natural conditions, which are beyond forecast.
2. The time limit for consideration of adjustment of a water drainage planning complies with the request of persons competent to approve water drainage planning blueprints.
3. The contents of water drainage planning adjustment must be based on assessment of the implementation of the previously approved water drainage planning blueprints, identify elements affecting the planning adjustment and ensure continuity and only the altered contents are adjusted.
4. Persons competent to approve water drainage planning blueprints shall approve the adjusted water drainage planning blueprints.
WATER DRAINAGE DEVELOPMENT INVESTMENT
Article 21.- Water drainage work owners
1. People’s Committees of urban centers in areas of water drainage services provided by regional water drainage works jointly own water drainage works according the portions of contributed capital or allocated investment capital for setting up agencies representing owners and nominate their officials to participate therein.
2. People’s Committees of urban centers acting as water drainage work owners:
a/ May make investment from state budget sources;
b/ Will be handed over water drainage works from organizations dealing in and developing new urban centers;
c/ Will be handed over water drainage works from organizations or individuals investing in the commercial exploitation of water drainage works for given periods.
3. Organizations dealing ill and developing new urban centers may own, manage and operate water drainage systems in areas under their management until they are handed over according to regulations.
4. Organizations and individuals are owners of the water drainage works in which they have invested their capital until they are handed over to urban People’s Committees (if so provided in investment licenses, investment certificates).
5. People’s Committees of different levels are owners of water drainage works in industrial parks, which are invested with state budget sources under their respective management.
Article 22.- Water drainage work investors
1. Owner-representing agencies set up under provisions of Clause 1, Article 21 of this Decree are assigned to act as investors of regional water drainage works.
2. People’s Committees of urban cities are investors in the construction of state budget-financed water drainage works in areas under their management and water drainage units are assigned to manage the project implementation; where water drainage units are incapable of managing the projects, they shall nominate their officials to join the Project Management Units set up by investors or hired project management consultants.
3. Units or enterprises assigned to act as investors in dealing in and developing infrastructures of industrial parks or new urban centers are investors ill water drainage works in areas assigned to them for management.
4. Organizations and individuals are owners of water drainage works invested with their own capital.
5. For water drainage works built with community contributions, the investors’ representatives are decided by communities.
Article 23.- Water drainage development investment plans
1. A water drainage development investment plan covers investment solutions and plans, specific tasks to ensure water drainage, raise the service coverage and improve service quality in the water drainage zone.
2. A water drainage development plan must be in line with the construction planning and water drainage planning, which have been, approved, and secure coordination with relevant localities.
3. Water drainage units shall formulate and submit to water drainage work owners for approval plans on water drainage development investment in areas under their respective management.
Article 24.- Investment capital sources
1. Investments in urban water drainage systems come from state budget sources and other lawful capital sources. The State encourages and creates conditions for various economic sectors to invest in any form in the construction of parts or whole of water drainage systems in line with the water drainage planning. Investors are entitled to policies on investment incentives and supports as provided for by law.
2. Investments in water drainage systems of industrial parks, new urban centers come from the sources of budget supports, own capital and other lawfully mobilized capital of units assigned to be investors in dealing in and developing infrastructures of industrial parks or new urban centers.
Article 25.- Investment phasing
1. Investment in the development of water drainage culvert networks is determined according to urban development requirements and anticipation under planning forecasts for not more than 5 years, counting from the time of their projected completion and use, excluding culvert lines invested synchronously together with traffic works.
2. The capacities of key works (pump stations, treatment plants,...) are selected with anticipation under planning forecasts for not more than 5 years, counting from the time of projected completion and use of such works.
3. The sizes of principal water drainage canals and culverts are selected under demand forecasts for long-term periods of the approved construction planning and water drainage planning.
Article 26.- Investment projects on construction of water drainage works
1. The formulation, appraisal, approval and implementation of investment projects on construction of water drainage works must comply with the provisions of this Decree and oilier relevant provisions of law on investment in construction of works.
2. Depending on the characteristics and scale of consultancy organization when conducting study to formulate investment projects on construction of concentrated water drainage works, which basically settle the questions of rain water drainage and waste water collection and treatment in urban centers, the following tasks must be performed:
a/ Conducting sociological investigations and surveys and community counseling in order to assess the actual living standards, capability and readiness to connect and perform the obligations to pay water drainage charges of the people in the project areas; at the same time disclosing to people information on the projects and service quality they will enjoy when the projects are completed, and letting them participate in the process of making decisions and supervising the implementation;
b/ The selection of technical solutions, technologies and capacity sizes and the determination of total investment of the projects must be considered together with the management and operation costs in order to ensure the overall economic efficiency of the projects;
c/ Studying and proposing plans on water drainage charges, the roadmap to increase water drainage charges, determining the capability to pay management and operation expenses and repay the borrowed capital (if any) from collected water drainage charges and local budget in order to ensure the sustainability of the invested water drainage works;
d/ Drafting the contents of management and operation contracts or supplemented and adjusted contents of management and operation contracts concluded between water drainage work, owners and water drainage units.
3. Investment projects on construction of concentrated water drainage works, which basically settle the questions of rain water drainage, waste water collection and treatment of urban centers of grade 4 or higher must be consented in writing by the Construction Ministry before they are submitted to competent authorities for approval.
MANAGEMENT AND OPERATION OF WATER DRAINAGE SYSTEMS
Article 27.- Selection of management and operation units
1. For areas where organizations or individuals are providing water drainage services, such organizations or individuals shall be appointed with priority to perform contracts on management and operation of water drainage systems in the areas.
2. For areas where water drainage units are not available, the selection of units for management and operation of water drainage systems complies with the provisions of law on bidding or new units shall be set up if the bidding fails.
3. A water drainage unit may be selected to manage one or many different water drainage basins and each water drainage basin will be assigned only to one water drainage unit for management and operation.
4. Competence to select units for management and operation of water drainage systems; Owners shall organize the selection of units for management and operation of water drainage systems in areas under their respective management.
Article 28.- Management and operation contracts
1. Management and operation contracts are legal documents concluded between owners and units assigned to manage and operate water drainage systems.
2. A management and operation contract covers the following principal contents:
a/ The contracting parties;
b/ The contacting objects;
c/ Scope and contents of jobs;
d/ Technical requirements;
e/ Contractual prices and principles for price adjustment;
f/ Payment and mode of payment;
g/ Obligations and rights of the involved parties.
Article 29.- Assignment of management and operation contracts
Water drainage units may assign part or whole of their obligations and rights in the management and operation contracts to a third party upon the agreement of water drainage work owners.
Article 30.- Determination of estimated prices of management and operation contracts
The estimated prices of management and operation contracts are determined for use as a basis for selection of management and operation units.
1. Principles for calculation of estimated contractual prices:
a/ The estimated contractual prices must be calculated accurately and fully with all elements of reasonable expenses for management and operation of water drainage systems in accordance with the management and operation standards and process promulgated or approved by competent state agencies;
b/ Harmonizing the interests of the State, the water drainage units and the communities.
2. Grounds for determination of estimated contractual prices:
a/ Scope and volume of work;
b/ Management and operation standards and process;
c/ Techno-economic norms promulgated by competent state agencies;
d/ Specific conditions of the localities.
3. Formulation, submission and approval of estimated contractual prices:
Water drainage work owners shall organize the formulation of estimated contractual prices (employing their attached professional bodies or hiring consultants) and submit them to competent authorities for approval.
4. Competence to approve estimated contractual prices:
a/ Provincial-level People’s Committees shall approve estimated contractual prices for water drainage works of cities, provincial towns under their respective management;
b/ District-level People’s Committees shall approve estimated contractual prices for water drainage works of districts under their respective management.
Article 31.- Prices of management and operation contracts
Prices of management and operation contracts are the prices agreed upon after negotiations between owners and the selected units managing and operating water drainage works and must not exceed the estimated prices approved by competent authorities.
Article 32.- Adjustment of management and operation contract prices
1. Management and operation contract prices are adjusted in the following cases:
a/ Investment is made in the expansion and upgrading of water drainage systems;
b/ There appear big market developments;
c/ There appear changes in the State’s policy mechanism.
2. Water drainage units shall formulate and submit to competent agencies for approval the adjustment of contractual prices after reaching agreement with water drainage work owners. Persons competent to approve estimated contractual prices will approve the adjustment of estimated contractual prices.
Article 33.- Contractual terms
A management and operation contract has a minimum term of 5 years and a maximum term of 10 years. Where the contracting parties wish to extend their contracts, at least one year before the termination of the contracts, they shall negotiate the extension of the management and operation contracts.
Article 34.- Termination of contract
A management and operation contract is terminated in the following cases:
1. One of the contracting parties breaches the terms committed in the contract.
2. When the contract expires but either party does not wish to extend the contract.
3. There appear force majeure circumstances or other reasons prescribed in the contracts.
Article 35.- Acceptance, payment under contracts
1. Management and operation contracts will receive periodical payments as agreed upon.
2. The payment mode is agreed upon by the two parties.
3. Where the payment is made 15 days later than the schedule agreed upon in the contract, the water drainage unit may enjoy the highest interest rate of the bank where transaction accounts are opened at the time of payment for the late paid sum;
4. Water drainage work owners shall organize the supervision, acceptance and payment for water drainage units under contract.
5. Management and operation contracts receive payment from the sources of collected water drainage charges, annual budget plans of water drainage work owners.
Article 36.- Contents of management of rain water drainage systems
1. The management of rain water drainage systems covers management of works from rain water-collecting gates, regional rain water-conducting culverts, main water drainage canals, rain water-regulating and anti-logging lakes, pump stations... tidal wave-preventing valves (if any) to points of discharge into the environment
2. Culverts, canals and soakage pits must be periodically dredged and maintained In order to ensure the designed flows. Soakage pit lids and rain water-collecting gates must be regularly checked and maintained. The quality of culverts and works within the networks must be periodically inspected and assessed to propose plans for replacement or repair.
3. Establishing a process of rain water drainage system management which satisfies the technical requirements of management and operation according to regulations.
4. Proposing plans on network development according to basins.
Article 37.- Contents of management of waste water drainage systems
1. The management of waste water drainage systems covers management of connection points, culverts collecting and conducting waste water to treatment plants and from treatment plants to points of discharge into the environment. Water drainage management covers:
a/ Periodically checking the tightness, sediments at connection points, soakage pits and culverts in order to work out plans for dredging, repairing and maintaining culverts and works in the networks.
b/ Periodically inspecting and assessing the quality of works, proposing measures to replace, repair water drainage networks and works in the networks
c/ Establishing a process of waste water drainage system management which satisfies the technical requirements of management and operation according to regulations;
d/ Proposing plans for development of networks according to basins.
2. In case of common water drainage networks, water drainage system management complies with the provisions of Article 36 and cause 1 of Article 37 of this Decree.
Article 38.- Contents of management of regulating lakes systems
1. Management of regulating lakes in water drainage systems aims to regulate rain water and concurrently create eco-environment beauty spots cum places for entertainment and recreation as well as aquaculture.
2. Controlling acts of discharging daily-life and industrial waste water in the process of production, business and service provision directly into regulating lakes.
3. Inspecting and supervising the exploitation and use of regulating lakes for other purposes (entertainment and recreation, aquaculture, tourism...), which are permitted by competent authorities, to see if they comply with regulations in order to ensure the functions of regulating rain water and environment.
4. Stabilizing the water levels of regulating lakes, well performing tile task of regulating rain water and meeting other requirements.
5. Periodically dredging lakes, cleaning lake beds and banks.
6. Formulating the management process and regulations on exploitation and use of regulating lakes.
Article 39.- Contents of management of key works
1. Operating pump stations, pressure pipelines, waste water treatment plants and points of discharge into the environment in compliance with the approved operation and maintenance process.
2. Periodically inspecting and assessing the quality of key works, ensuring the capability of continuous operation of the systems, proposing replacement and repair measures and development plans.
Article 40.- Property management
Water drainage units assigned to manage and operate water drainage systems shall manage the properties invested from owners’ capital sources:
1. Making lists of properties assigned for management.
2. Organizing the protection of properties assigned for management.
3. Periodically inspecting and assessing the quality of properties.
4. Formulating plans for work maintenance, replacement and procurement of equipment
Article 41.- Connection points
1. Water drainage units shall establish connection points for households to drain water into water- collecting networks of the water drainage systems. All water drainage households in water drainage service areas shall be requested and obliged to make connections into water-collecting networks of water drainage systems, except for cases defined in Article 45 of this Decree.
2. Connection point positions are determined as lying on water-gathering lines of water drainage systems. The elevation and technical requirements of connection points shall be provided by water drainage units.
3. Water drainage system owners shall invest in the construction of water-collecting networks to connection points. Water drainage households shall invest water drainage pipelines and preliminary treatment facilities to connection points; restore the original state of public grounds used for construction; have the obligation to notify the time for construction of connections so that water drainage units check to ensure the connections in strict accordance with regulations.
Article 42.- Provisions on wastewater discharge at connection points
1. For daily-life wastewater:
a/ For water drainage systems newly built with collecting networks and concentrated waste water treatment facilities, the daily-life wastewater from water drainage households is permitted for discharge directly into wastewater-gathering networks;
b/ For urban centers where already exist common or semi-separate water drainage systems, the daily- life wastewater shall be collected and preliminarily treated before being discharged into connection points.
The Construction Ministry shall promulgate standards on design, construction and operation of works for preliminary treatment of daily-life wastewater at water drainage households. Water drainage units have the responsibility and competence to supervise the construction of works for collection and preliminary treatment of daily-life wastewater of water drainage households to ensure that the construction of these works comply with regulations.
2. For other types of wastewater:
a/ Water drainage households must have systems to collect and preliminarily treat wastewater to ensure its permitted standards before discharging it into connection points;
b/ Water drainage households shall sign contracts with standard laboratories for periodically sampling and analyzing the quality of wastewater once every two months before discharging it into connection points. Testing results must be sent to water drainage state management bodies in localities, water drainage units and households.
3. Water drainage units shall inspect the discharge of wastewater by water drainage households into water drainage systems under their management to ensure the prescribed standards, organize samplings and tests by themselves when necessary.
Article 43.- Connecting industrial park water drainage systems to urban water drainage system
When water drainage systems of industrial parks are connected to urban water drainage systems, such industrial parks are regarded as households using urban water drainage services and they shall comply with regulations of urban water drainage systems.
Article 44.- Connection agreement
Connection agreement means a written agreement between a water drainage unit and a water drainage household on the connection position, technical requirements of the connection point, connection time, quality and volume of water discharged into the connection point.
Article 45.- Connection exemption
Works are exempt from connection to water drainage systems in the following cases:
1. It is near the receiving sources and the wastewater quality satisfies the environmental hygiene requirements and the connection to a common water drainage system may result in unreasonable economic burdens for water drainage households.
2. In the areas, there is no collecting network of the concentrated water drainage system.
Article 46.- Water drainage service contracts
1. Water drainage service contracts are legal documents concluded between water drainage units and water drainage households (excluding family households) for discharge of waste water into water drainage system.
2. A water drainage service contract has the following principal contents:
a/ The contracting parties;
b/ The connection point;
c/ Volume and quality of waste water discharged into the system;
d/ Service quality;
e/ Rights and obligations of the contracting parties;
f/ Water drainage charges, mode of payment;
g/ Handling of contractual breaches;
h/ Other contents agreed upon by the two parties.
Article 47.- Termination of water drainage services
1. For households: Water drainage units may not stop providing water drainage services in any circumstance, unless it is specified in management and operation contracts. Water drainage households that fail to perform the obligation to pay water drainage changes or arbitrarily alter or repair water drainage systems or violate regulations on water drainage shall be handled according to law; and clean water supply units are obliged to stop supplying clean water at the request of water drainage units.
2. For other water drainage households:
a/ If they violate water drainage regulations but do not cause adverse impacts on the environment, water drainage units shall send written notices on the violations and request the water drainage households to redress the situation. If within 15 days, the water drainage households fail to abide by such requests, the water drainage units shall issue the second notices. If within subsequent 15 days, the water drainage households still fail to abide by the requests, the water drainage units may stop providing water drainage services as agreed upon ill the water drainage service contracts and provided for by the law on water drainage; at the same time, the clean water supply units are obliged to stop supplying clean water at the request of water drainage units.
b/ If they violate water drainage regulations and cause adverse impacts on the environment, water drainage units shall make written records thereof and request the water drainage households to immediately redress the situation. If they fail to abide by such requests, the water drainage units may stop providing water drainage services and request water supply units to stop supplying clean water; at the same time, the water drainage households shall be handled according to law.
3. Water drainage services and clean water supply will be restored after water drainage households address the consequences of their violations and fulfill the obligations according to regulations
4. In case of cessation of water drainage services for repair, renovation or upgrading of water drainage systems, water drainage units shall notify in writing related water drainage households of the reasons therefor, the cessation duration, and at the same time, the water drainage units shall apply temporary water drainage measures to limit the impacts on production and daily-life activities of water drainage households and minimize environmental pollution.
Article 48.- Subjects liable to collection of water drainage charges
1. All water drainage households discharging waste water into water drainage systems are obliged to pay water drainage charges under the provisions of this Decree.
2. All water drainage households discharging waste water directly into the environment are obliged to pay environmental protection charges for wastewater under the Government’s Decree No. 67/2003/ND-CP of June 13, 2003, on environmental protection charges for wastewater, and Decree No. 04/2007/ND-CP of January 8, 2007, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 67/2003/ND-CP.
Article 49.- Principles for determination of water drainage charges
1. Schemes on water drainage charges are determined on the principle of future recovery of expenses to maintain services on drainage of water, including rain water and waste water.
2. Water drainage charges are decided in accordance with the socio-economic development in each period; with investment levels to raise service quality, with roadmaps for gradual increase and the objective of full recovery of management and operation costs and partial contribution to investment in the construction of water drainage works.
3. Local budgets must offset to fully cover expenses for management and operation and maintenance of water drainage services in localities if the collected water drainage charges are lower than actual expenses.
Article 50.- Methods of determining water drainage charge rates
1. For daily-life wastewater, water drainage charge rates are calculated according to waste water volumes.
2. For other types of wastewater, water drainage charge rates are calculated according to wastewater volumes and pollutant content in wastewater.
Article 51.- Determination of charged wastewater volumes
1. For daily-life wastewater:
a/ In case of using clean water from a concentrated water supply system, the charged wastewater volumes are equal to 100% of the consumed clean water volumes stated in the water supply bills;
b/ In case of not using clean water from a concentrated water supply system, the charged wastewater volumes are calculated at the level of 4m3/person/month.
2. For other types of wastewater:
a/ In case of using clean water from a concentrated water supply system, the charged wastewater volumes are calculated as equal to 80% of the consumed clean water volumes stated in water supply bills. Water drainage units or water drainage households may install meters to accurately determine the wastewater volumes discharged into the water drainage system;
b/ In case of not using clean water from a concentrated water supply system, the charged wastewater volumes are determined through meters. Water drainage households shall invest in the installation of meters and other auxiliary protection support equipment.
Article 52.- Determination of contents of charged pollutants
1. The contents of charged pollutants for other types of wastewater (other than daily-life wastewater) are determined according to the COD norm (mg/l).
2. The COD content is determined according the analysis results of standard laboratories prescribed at Point b, Clause 2, Article 42 of this Decree.
Article 53.- Determination of water drainage charge levels
The water drainage charge levels for water drainage households are determined according to the following formula:
F = f x V x K
Of which:
f is the water drainage charge determined in percentage and is not lower than the clean water prices applicable to different water-using subjects.
V is the charged wastewater volume determined under the provisions of Article 51 of this Decree.
K is the adjustment coefficient depending on the pollutant content determined under the provisions of Article 52 of this Decree; for daily-life wastewater, coefficient K - 1
Coefficient K is determined as follows:
Ordinal number |
COD content (mg/l) |
Coefficient K |
1 |
≤100 |
1 |
2 |
101 - 200 |
1.5 |
3 |
201 - 300 |
2 |
4 |
301 - 400 |
2.5 |
5 |
401 - 600 |
3.5 |
6 |
> 600 |
4.5 |
Article 54.- Grounds for formulation of water drainage charge schemes
1. Water drainage charge-determining principles and methods.
2. Socio-economic development conditions of each region and people’s income in each period.
3. Management and operation costs and reasonable profits of water drainage units.
Article 55.- Responsibility to formulate, competence to appraise and decide on water drainage charges
1. Water drainage work owners shall direct water drainage units to organize the formulation and submission of water drainage charge schemes.
2. Construction Services of provinces and Transport and Public Works Services of centrally run cities shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial/municipal Finance Services in, appraising water drainage charge schemes.
3. Provincial-level People’s Committees shall decide on water drainage charges for each urban center in areas under their respective management after submitting them to People’s Councils of the same level.
4. Water drainage charges in industrial parks shall be decided by investors dealing in and developing industrial park infrastructures and agreed upon by owners of works in industrial parks.
Article 56.- Adjustment of water drainage charges
1. Water drainage charges are adjusted in the following cases:
a/ When investment is made in substantial changes in waste water treatment technologies and service quality;
b/ There appears changes in state mechanisms and policies;
c/ The conditions on national and regional socio-economic development and people’s income have changed.
2. The process, procedures and competence for adjustment of water drainage charges comply with the provisions of Article 55 of this Decree.
Article 57.- Modes of water drainage charge collection and payment
1. Organizations and individuals providing water drainage services shall organize the collection of water drainage charges through water supply bills for water drainage households using clean water from concentrated water supply systems, and enjoy charge collection service expenses.
2. Monthly, water drainage units must supply information on the quality of wastewater (other than daily-life wastewater) of water drainage households, which serves as a basis for determining water drainage charges, to water supply service-providing organizations and individuals in the areas. The time for supply of information is agreed upon by the two parties.
3. Water drainage units shall directly collect water drainage charges from water drainage households not using clean water from concentrated water supply systems.
Article 58.- Management and use of water drainage charges
Collected water drainage charges shall be managed and used for the following purposes by water drainage work owners:
1. Payment for management and operation contacts.
2. Payment for water drainage charge collection services.
3. Investment ill water drainage maintenance and development
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE INVOLVED PARTIES
Article 59.- Rights and obligations of water drainage units
1. Water drainage units have the following rights:
a/ To conduct business activities according to regulations, to be properly and fully paid the service charges for management and operation of water drainage systems under signed contracts;
b/ To request competent state agencies to consider amendment and supplementation of regulations, standards and techno-economic norms related to water drainage activities;
c/ To contribute opinions to the formulation of planning on water drainage in their areas;
d/ To be compensated for damage caused by relevant parties under provisions of law;
e/ Other rights prescribed by law.
2. Water drainage units have the following obligations:
a/ To manage properties invested from capital sources of water drainage work owners under signed contracts;
b/ To comply with procedures and regulations on operation of water drainage systems;
c/ To handle incidents and restore the water drainage;
d/ To formulate and submit water drainage charge schemes to competent authorities for approval according to regulations,
e/ To establish databases on management of water drainage households into the water drainage systems under their management; to coordinate with water supply units in collecting or directly organize the collection of water drainage charges according to regulations;
f/ To comply with legal provisions on environmental protection;
g/ To supply information on the connection agreement to interested parties at their request;
h/ To protect the safely of water drainage systems according to regulations;
i/ To maintain stable water drainage services according to regulations;
j/ To send periodical reports according to regulations to owners and local and central state management bodies in charge of water drainage;
k/ To pay compensations for damage caused to users according to law;
l/ Other obligations prescribed by law.
Article 60.- Rights and obligations of water drainage service users
1. Water drainage service users have the following rights:
a/ To be provided with water drainage services according to law;
b/ To request water drainage units to promptly address incidents upon their occurrence;
c/ To be supplied with or recommended for information on water drainage activities;
d/ To be compensated for damage caused by water drainage units according to law;
e/ To complain about or denounce violations of the law on water drainage by water drainage units or involved parties;
f/ Other rights prescribed by law.
2. Water drainage service users have the following obligations:
a/ To pay water drainage charges fully and on time;
b/ To discharge waste water into systems according to regulations and standards promulgated by competent state bodies;
c/ To notify in time water drainage units of abnormal phenomena which may cause incidents to water drainage systems when discovering them;
d/ To connect the water drainage systems of construction works to common water drainage systems in strict accordance with the connection agreements;
e/ To pay compensations for damage caused to relevant parties according to law;
f/ Other obligations prescribed by law.
INSPECTION, EXAMINATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 61.- Inspection, examination
1. The specialized construction inspectorate shall perform the specialized inspection of urban and industrial park water drainage.
2. The specialized environment inspectorate shall perform the specialized inspection of environmental protection in water drainage activities.
3. Contents: Inspecting and examining the observance of legal provisions on water drainage; detecting, preventing and handling according to its competence or proposing competent bodies to handle violations of the law on water drainage; proposing measures to ensure the enforcement of the law on water drainage and environmental protection.
4. The inspection of water drainage activities complies with the law on inspection.
Article 62.- Settlement of complaints and denunciations
1. Organizations and individuals may complain about or denounce law violations in water drainage activities.
2. Complaints and denunciations about law violations in water drainage activities shall be settled under the provisions of law on complaints and denunciations.
3. While making complaints, denunciations or lawsuits, organizations and individuals shall still execute administrative decisions of competent state management bodies in charge of water drainage. Upon the issue of decisions on settlement of complaints and denunciations about water drainage activities by competent state management bodies or effective court decisions, they shall comply witìi such decisions.
Article 63.- Handling of violations
1. Organizations and individuals have the responsibility to detect, prevent and propose to promptly handle law violations in water drainage activities.
2. Organizations and individuals that break the prohibitions in water drainage activities prescribed in Article 11 of this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability in accordance with law.
3. If law violations in water drainage activities cause damage to the interests of the State, legitimate rights and interests of organizations or individuals, the violators shall pay damages.
Article 64.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
Article 65.- Organization of implementation
1. The Construction Minister shall coordinate with relevant ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government attached agencies, presidents of provincial/municipal People’s Committees, and relevant organizations and individuals shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực