Chương 1 Nghị định 88/2007/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 88/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 08/07/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các khu dân cư tập trung nông thôn có điều kiện xây dựng hệ thống thoát nước tập trung thì khuyến khích áp dụng Nghị định này.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Hoạt động thoát nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực thoát nước, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước.
2. Dịch vụ thoát nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật.
3. Phí thoát nước là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng cho khu vực đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thoát nước tập trung; phí thoát nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm từng bước bảo đảm duy trì và phát triển dịch vụ thoát nước trên địa bàn.
4. Đơn vị thoát nước là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
5. Hộ thoát nước bao gồm các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ xả nước mưa, nước thải vào hệ thống thoát nước.
6. Hộ thoát nước đơn lẻ là hộ thoát nước xả nước mưa, nước thải trực tiếp ra môi trường.
7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
9. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.
10. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
a) Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.
b) Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
c) Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
11. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
12. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả...) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.
13. Cống bao là tuyến cống chính có các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hoà trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
14. Hệ thống hồ điều hoà bao gồm các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo để tiếp nhận nước, điều hoà khả năng tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước.
15. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.
16. Điểm xả là nơi xả nước ra môi trường của hệ thống thoát nước hoặc các hộ thoát nước đơn lẻ.
17. Lưu vực thoát nước là một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom, vận chuyển đưa về một hoặc một số điểm xả ra nguồn tiếp nhận.
18. Nguồn tiếp nhận là một bộ phận của môi trường bao gồm: các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như ao, hồ, sông, suối, kênh mương, nước ngầm, biển.
19. COD là nhu cầu ô xy cần thiết để ô xy hoá các chất hoá học có trong nước.
1. Dịch vụ thoát nước là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ bảo đảm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển, quản lý hoạt động thoát nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước ở cấp quốc gia.
2. Bộ Xây dựng: chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước tại đô thị và các khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
a) Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về thoát nước trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước ở cấp quốc gia;
c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về thoát nước;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động thoát nước trên phạm vi toàn quốc
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tu trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình thoát nước;
c) Làm đầu mối vận động nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển thoát nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm cân đối vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nghiên cúu, xây dựng cơ chế, chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển thoát nước;
b) Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước;
c) Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng phí thoát nước trên phạm vi toàn quốc.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các co quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn.
9. Ủy ban nhân dân các đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và tổ chức thực hiện các dịch vụ thoát nước trên địa bàn quản lý phù hợp với sự phát triển của cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về thoát nước, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành, ký kết hợp đồng và tổ chức giám sát thực hiện.
1. Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, thủy lợi,...) phải bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp có liên quan và được cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước ở địa phương xem xét, thống nhất bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khi cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình giao thông có liên quan đến hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp thì chủ đầu tư phải có phương án bảo đảm thoát nước bình thường và có nghĩa vụ cải tạo, phục hồi hoặc xây dựng mới đồng bộ các hạng mục công trình thoát nước có liên quan theo quy hoạch.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tại địa phương, đơn vị thoát nước được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có quyền và nghĩa vụ tham gia giám sát quá trình xây dựng các hạng mục công trình thoát nước của các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan. Đơn vị thoát nước có quyền từ chối nhận bàn giao công trình thoát nước nếu chất lượng xây dựng không bảo đảm theo quy định.
1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận.
2. Nước thải từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp phải bảo đảm các quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
1. Việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ngập úng đô thị.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp, đầu mối quản lý thống nhất các điểm xả, giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước đơn lẻ trên địa bàn tỉnh theo từng lưu vực nguồn tiếp nhận và phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực có phạm vi vùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Quản lý cao độ nền đô thị:
a) Cao độ nền đô thị được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phải bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm quản lý và cung cấp các thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
c) Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ cao độ nền đô thị đã được cung cấp;
d) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng các cấp có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa cao độ thiết kế công trình xây dựng và cao độ nền đô thị.
2. Quản lý cao độ của hệ thống thoát nước:
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm:
a) Xác định và quản lý cao độ mực nước các hồ điều hoà, kênh mương thoát nước nhằm bảo đảm tối đa khả năng tiêu thoát, điều hoà nước mưa, chống úng ngập và bảo vệ môi trường;
b) Quản lý cao độ các tuyến cống chính và cống thu gom nước thải, nước mưa;
c) Cung cấp cao độ của hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các sông, hồ, kênh mương có liên quan đến việc thoát nước đô thị có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ nhằm thoát nước, chống ngập úng đô thị.
1. Thực hiện chức năng giám sát về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thoát nước.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoát nước trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.
2. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước.
1. Phá hoại các công trình của hệ thống thoát nước.
2. Vi phạm các quy định về bảo vệ hệ thống thoát nước.
3. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động thoát nước.
4. Không tuân thủ các quy định về cao độ nền xây dựng khi tiến hành xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng trong đô thị.
5. Xả nước mưa, nước thải không bảo đảm quy chuẩn chất lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận.
6. Xả thải các chất không phải là nước thải, nước mưa vào hệ thống thoát nước.
7. Pha loãng nước thải để đạt các quy chuẩn chất lượng nước thải hoặc chuyển tải lượng ô nhiễm sang môi trường khác như không khí và đất.
8. Đấu nối tuỳ tiện hoặc không theo đúng thoả thuận với hệ thống thoát nước.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thoát nước.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thoát nước.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về thoát nước.
Article 1.- Governing scope and subjects of application
1. This Decree provides for water drainage activities in urban centers and industrial parks, economic zones, export processing zones, hi-tech parks (below referred to as industrial parks for short); rights and obligations of organizations, individuals and households involved in water drainage activities in the Vietnamese territory. For rural population quarters where conditions permit the construction of concentrated water drainage systems, the application of this Decree is encouraged.
2. This Decree applies to Vietnamese organizations, individuals and households, and foreign organizations and individuals that are involved in water drainage activities in the Vietnamese territory.
3. Where treaties to which Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Decree, the provisions of those treaties prevail.
Article 2.- Interpretations of terms
1. Water drainage activities are those related to water drainage, including planning, designing consultancy, construction investment, management, operation, exploitation and use of water drainage systems.
2. Water drainage service means activities of managing and operating according to law water drainage systems in order to satisfy the rain water and wastewater drainage and wastewater-treatment requirements of those that have demands for water drainage.
3. Water drainage charges means environmental protection charges for waste water applicable to urban centers and industrial parks with concentrated water drainage systems. Water drainage charges are set by People’s Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees for short) after they are submitted to People’s Councils of the same level for passage with a view to incrementally maintaining and developing water drainage services in localities.
4. Water drainage units mean organizations or individuals that provide water drainage services under contracts on management and operation of water drainage systems.
5. Water drainage households cover households, non-business administrative units, establishments providing services on discharge of rain water or wastewater into a water drainage system.
6. Individual water drainage households mean those that discharge rain water and waste water directly into the environment.
7. Wastewater means water whose characters and nature have altered due to the use thereof or to human activities discharged into a water drainage system or the environment.
8. Daily-life waste water means water discharged from humans’ daily-life activities such as eating and drinking, bathing and washing, personal hygiene.
9. Other wastewater means used water other than daily-life wastewater.
10. Water drainage systems include networks of culverts, water-collecting and -conducting canals, regulating lakes, key works (pump stations, treatment plants, and sluice gates) and other support facilities, aiming to collect, conduct and drain rain water, waste water and treat waste water. Water drainage systems are classified into the following types:
a/ Common water drainage systems, which are systems assorted wastewater and rain water are collected into the same systems;
b/ Separate water drainage systems, which are separate systems for rain water drainage or waste-water drainage;
c/ Semi-separate water drainage systems, which are common water drainage systems with surrounding culvert lines for separation and carriage of wastewater to treatment plants.
11. Rain water drainage systems include networks of culverts, rain water-collecting and -conducting, regulating lakes, key works (pump stations, sluice gates...) and other support facilities for rain water collection and drainage.
12. Wastewater drainage systems include networks of culverts, wastewater-collecting and -conducting, regulating lakes, key works (pump stations, treatment plants, sluice gates,...) and other support facilities for collection, drainage and treatment of waste water.
13. Surrounding culverts mean main culvert lines with wastewater-separating wells to gather the entire wastewater, when there is no rain, and part of wastewater which is mixed, when there is rain, in common water drainage systems from different basins and carried to pump stations or waste water treatment plants.
14. Systems of regulating lakes include natural or artificial lakes to receive water and regulate water drainage for water drainage systems.
15. Connection points mean water discharge points of households for draining water into a water drainage system.
16. Discharge, points mean places of a water drainage system or individual water drainage households where water is discharged into the environment.
17. Water drainage basins mean certain areas where rain water or waste water is collected and carried to one or a number of points for discharge into receiving sources.
18. Receiving sources means parts of the environment, including sources of constantly or periodically flowing water such as ponds, lakes, rivers, streams, canals, groundwater, sea.
19. COD means the chemical oxygen demand for oxidization of chemicals existing in water.
Article 3.- Policies on investment in development of water drainage
1. Water drainage service is categorized as public-utility activity which is given attention and investment priority by the State in order to increasingly raise its efficiency and service quality, ensure sustainable development and meet socio-economic development demands.
2. All economic sectors and social communities are encouraged to participate in investment development and management of water drainage activities.
Article 4.- Responsibility for state management of water drainage activities
1. The State performs the unified state management of water drainage activities in the Vietnamese territory; promulgates, and directs the implementation of, strategies and orientations on water drainage development at the national level.
2. The Ministry of Construction is responsible for performing the state management of water drainage in urban centers and industrial parks nationwide:
a/ To study and formulate water drainage mechanisms and policies and submit them to the Prime Minister for promulgation or promulgate them according to competence;
b/ To formulate and submit to the Prime Minister for promulgation and organize the implementation of, national programs and plans on water drainage development;
c/ To promulgate regulations, standards and techno-economic norms on water drainage;
d/ To guide, direct and inspect water drainage activities nationwide.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for performing the state management of environmental protection and pollution control in water drainage activities.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for performing state management of exploitation and protection of irrigation works; grants and revokes permits for wastewater discharge into irrigation works.
5. The Ministry of Planning and Investment:
a/ To balance the demands for investment capital from state budget sources under water drainage development programs and plans already approved by the Prime Minister;
b/ To study and formulate mechanisms and policies to encourage and mobilize domestic and foreign capital sources for investment in water drainage works;
c/ To act as a coordinator in mobilizing ODA capital sources for investment in water drainage development according to the priority order already approved by the Prime Minister.
6. The Ministry of Finance:
a/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in balancing investment capital from state budget sources and to study and formulate mechanisms and financial policies to encourage and mobilize sources of domestic and foreign capital for investment in water drainage development;
b/ To perform the unified financial management of ODA capital sources for investment in water drainage development;
c/ To coordinate with the Construction Ministry in guiding, inspecting and supervising the collection and use of water drainage charges nationwide.
7. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Construction Ministry in performing the state management of urban and industrial-park water drainage.
8. Provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the state management of water drainage activities in areas under their management; define the functions and tasks of, and decentralize the management of water drainage activities to, professional agencies and People’s Committees at lower levels Construction Services of provinces and Transport and Public Works Services of centrally run cities shall act as professional bodies to advise and assist provincial-level People’s Committees in performing the state management of water drainage in their localities.
9. People’s Committees of urban centers shall organize the formulation of plannings on, and investment in, construction of water drainage systems and organize the provision of water drainage services in areas under their management suitable to the community development and participate in regional plannings on water drainage, select units for management and operation thereof, conclude contracts and supervise the performance thereof.
Article 5.- Principles of combining water drainage works with other technical infrastructure works
1. The planning blueprints and investment projects on other technical infrastructure works (traffic, irrigation,..) must ensure their synchronism with the related urban and industrial-park water drainage systems and be considered and consented in writing by local water drainage management bodies before they are submitted to competent authorities for approval.
2. When renovating, expanding or building technical infrastructure works, especially traffic works related to urban and industrial-park water drainage systems, investors shall formulate schemes to ensure normal water drainage and renovate, restore or build synchronous related water drainage items according to planning.
3. Local water drainage state management bodies and water drainage units assigned to manage and operate water drainage systems have the rights and obligations to participate in overseeing the process of building water drainage items of investment projects on construction of relevant technical infrastructure works. Water drainage units may refuse to accept water drainage works if their construction quality fails to reach prescribed standards.
Article 6.- Provisions on wastewater standards
1. Wastewater discharged from urban and industrial-park water drainage systems and individual water drainage households into receiving sources must meet the environmental standards set by competent state bodies. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate standards of waste water discharged into receiving sources.
2. Wastewater discharged from water drainage households into urban and industrial-park water drainage systems must meet the standards of wastewater discharged into water drainage systems, which are set by competent state bodies. The Construction Ministry shall promulgate standards of wastewater discharged into urban and industrial-park water drainage systems.
Article 7.- Management of systems of points where wastewater is discharged into the environment
1. The discharge of wastewater into receiving sources must comply with the provisions of law on protection of the environment and water resources, exploitation and protection of irrigation works and relevant legal documents.
2. The design and construction of discharge points must ensure anti-reinfiltration from receiving sources and urban flooding.
3. The discharge of wastewater into receiving sources is uniformly managed according to domains. Provincial-level People's Committees shall define the decentralization of, and key bodies for, the unified management of discharge points, supervise the wastewater quality of water drainage systems and individual water drainage households in their provinces according to receiving source basins and coordinate with relevant localities in organizing the management of discharge points, quality of wastewater discharged into regional basin-based receiving sources according to the provisions of law on environmental protection.
Article 8.- Management of water drainage-related elevations
1. Management of urban foundation elevations
a/ Urban foundation elevations are determined in construction planning blueprints according to the national standard elevation system and must meet the requirements of rain water and waste water drainage requirements and approved by competent authorities;
b/ Construction planning management agencies according to decentralization shall manage and supply information on urban foundation elevations to organizations and individuals at their request;
c/ Organizations and individuals investing in the construction of works must abide by the supplied urban foundation elevations;
d/ Agencies competent to appraise base designs or grant construction permits at all levels shall examine the compatibility between designed construction elevations and urban foundation elevations.
2. Management of elevations of water drainage systems:
Water drainage units have the responsibilities:
a/ To determine and manage the water levels of regulating lakes, water drainage canals with a view to ensure the maximum capacity to drain and regulate rain water, combat flooding and protect the environment;
b/ To manage the elevations of main culverts and waste water and rain water collection culverts;
c/ To supply elevations of water drainage systems for organizations and individuals at their request.
3. Agencies or units assigned to manage rivers, lakes or canals related to urban water drainage shall coordinate with water drainage units in meeting the elevation requirements in order to drain water and combat urban floods.
Article 9.- Participation of communities
1. To oversee the construction investment, management and operation of water drainage systems.
2. To detect, prevent and propose competent bodies to handle law violations in water drainage activities.
Article 10.- Propagation, dissemination and education of the law on water drainage
1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People’s Committees at all levels and water drainage units shall, within the ambit of their responsibilities, coordinate with mass media agencies, associations, mass organizations and schools ill popularizing, educating and guiding people to protect water drainage works and abide by legal provisions on water drainage.
2. Political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations shall, within the ambit of their responsibilities, coordinate with state management agencies in charge of water drainage in propagating and mobilizing people to strictly abide by legal provisions on water drainage.
1. Destroying works of water drainage systems.
2. Violating regulations on protection of water drainage systems.
3. Obstructing the examination and inspection of water drainage activities.
4. Declining to comply with regulations on construction foundation elevations when building, renovating or upgrading urban works.
5. Discharging rain water, wastewater which is not up to the quality standards of waste water discharged into water drainage systems or receiving sources.
6. Discharging substances other than wastewater, rain water into water drainage systems.
7. Diluting waste water to achieve wastewater quality standards or transferring pollution volume to other environments such as air and soil.
8. Making connections with water drainage systems without permission or in contravention of agreement
9. Supplying untruthful information, thus affecting the lawful rights and interests of other organizations or individuals in water drainage activities.
10. Abusing positions and powers to cause troubles to or harass for bribes other organizations or individuals in water drainage activities.
11. Other acts against the law on water drainage.