Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
Số hiệu: | 30/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rà soát định kỳ quy hoạch chung tối thiểu 05 năm/lần
Ngày 17/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12.
Theo đó, Quy hoạch đô thị sẽ được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, tính từ ngày quy hoạch được phê duyệt. Ủy ban nhân dân các cấp được giao trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và báo cáo lại kết quả với cơ quan có thẩm quyền.
Thông thường, quy hoạch đô thị có thể được điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… Mặt khác, khi hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị; xảy ra biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn hoặc khi quy hoạch không thể thực hiện được… thì cũng có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
Việc điều chỉnh lại quy hoạch đô thị phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện và tuân theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong vòng 30 ngày sau khi được phê duyệt quy hoạch đô thị cũng phải được công khai thông qua các hình thức: trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; in thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
2. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.
3. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
4. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
5. Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị.
6. Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.
7. Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
8. Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung.
9. Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
10. Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị.
11. Thời hạn hiệu lực của quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được tính từ khi đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt đến khi có quyết định điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.
12. Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
13. Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
14. Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
15. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
16. Chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
17. Giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
18. Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật.
19. Không gian ngầm là không gian dưới mặt đất được quy hoạch để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.
1. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V theo các tiêu chí cơ bản sau đây:
a) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị;
b) Quy mô dân số;
c) Mật độ dân số;
d) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;
đ) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
2. Việc xác định cấp quản lý hành chính đô thị được quy định như sau:
a) Thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I;
b) Thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III;
c) Thị xã phải là đô thị loại III hoặc loại IV;
d) Thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại V.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc phân loại và cấp quản lý hành chính đô thị phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
1. Cụ thể hoá Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và các quy hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
2. Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.
3. Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.
4. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
5. Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.
6. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.
7. Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị phải theo trình tự sau đây:
1. Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
2. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị;
3. Lập đồ án quy hoạch đô thị;
4. Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước có quyền tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong hoạt động quy hoạch đô thị.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong hoạt động quy hoạch đô thị phải tạo điều kiện cho việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị.
4. Ý kiến của tổ chức, cá nhân về hoạt động quy hoạch đô thị phải được tổng hợp, nghiên cứu và công khai.
1. Hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Cơ quan quản lý về quy hoạch đô thị, cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị và cung cấp tài liệu về đồ án quy hoạch đô thị cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị phải có tư cách pháp nhân; đủ điều kiện về số lượng, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị, năng lực quản lý và các điều kiện kỹ thuật phù hợp với công việc đảm nhận.
2. Cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và có năng lực phù hợp với công việc được đảm nhận.
3. Tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị; thẩm quyền, trình tự cấp chứng chỉ hành nghề.
1. Việc lập quy hoạch đô thị phải do tổ chức tư vấn thực hiện. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được lựa chọn thông qua hình thức chỉ định hoặc thi tuyển.
2. Chính phủ quy định cụ thể hình thức chỉ định, thi tuyển để lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị.
1. Kinh phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị bao gồm:
a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước được sử dụng để lập và tổ chức thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh;
b) Kinh phí của tổ chức, cá nhân được sử dụng để lập quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ kinh phí để lập quy hoạch đô thị.
3. Kinh phí từ ngân sách nhà nước phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị được sử dụng cho các công việc sau đây:
a) Khảo sát địa hình, địa chất phục vụ lập quy hoạch đô thị;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị;
c) Quản lý nghiệp vụ lập quy hoạch đô thị;
d) Công bố, công khai quy hoạch đô thị;
đ) Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị ngoài thực địa;
e) Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
g) Các công việc khác liên quan đến công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị.
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
4. Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị.
6. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị.
7. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị.
8. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
1. Thanh tra xây dựng thực hiện chức năng thanh tra quy hoạch đô thị.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Không thực hiện trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị.
2. Chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị không đủ điều kiện năng lực.
3. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị không đúng quy định của Luật này.
4. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động quy hoạch đô thị.
5. Cấp giấy phép quy hoạch trái với quy định của Luật này.
6. Cấp chứng chỉ quy hoạch tại các khu vực chưa có quy hoạch đô thị được phê duyệt.
7. Từ chối cung cấp thông tin, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cung cấp sai thông tin về quy hoạch đô thị.
8. Cố ý vi phạm quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
9. Phá hoại không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
10. Cắm mốc giới sai lệch; phá hoại, làm sai lệch mốc giới quy hoạch đô thị.
11. Cản trở, gây khó khăn cho việc lập và thực hiện quy hoạch đô thị.
1. Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia được lập nhằm xác định mạng lưới đô thị cả nước làm cơ sở lập quy hoạch đô thị.
2. Bộ Xây dựng căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tổ chức lập Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây:
a) Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã , thị trấn và đô thị mới;
b) Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;
c) Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.
2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
3. Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng, trừ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân quận tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
6. Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.
7. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư.
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này trong việc lấy ý kiến.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch đô thị.
4. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.
1. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
2. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
1. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị phải xác định quan điểm và mục tiêu phát triển phù hợp với yêu cầu của từng đô thị, của từng khu vực lập quy hoạch để làm cơ sở cho việc nghiên cứu lập đồ án quy hoạch đô thị.
2. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này.
1. Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị phải xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
2. Nhiệm vụ quy hoạch phân khu phải xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
3. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
4. Trường hợp quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch phát triển cân bằng, ổn định, giữ gìn được không gian kiến trúc và nét đặc trưng của đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân.
5. Trường hợp quy hoạch đô thị mới, khu đô thị mới, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và kết nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị, có không gian kiến trúc và môi trường sống hiện đại.
1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị cấp trên đã được phê duyệt.
2. Quy hoạch ngành đã được phê duyệt.
3. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
4. Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn ngành.
5. Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập.
6. Tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội của địa phương và ngành có liên quan.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị; mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; định hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh giá môi trường chiến lược; chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phân khu trong đô thị.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dưới đất; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã từ 20 đến 25 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị; tổ chức không gian đô thị, quy hoạch công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thị trấn được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thị trấn từ 10 đến 15 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thị trấn đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới.
1. Nội dung đồ án quy hoạch phân khu bao gồm việc xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/2.000.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch phân khu được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
4. Đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị và lập quy hoạch chi tiết.
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
3. Thời hạn quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư.
4. Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
1. Khi lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố về văn hoá - xã hội, môi trường của đô thị, của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp bổ sung, điều chỉnh hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm yêu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; giữ gìn, phát huy được bản sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị.
2. Khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu vực phát triển mới và đô thị hiện có; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; hài hòa giữa các khu vực phát triển mới với các khu vực dân cư hiện có; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc của các khu vực.
3. Việc lập quy hoạch chi tiết trục đường mới trong đô thị phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 50 mét mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến;
b) Khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường; nghiên cứu không gian kiến trúc, hình khối công trình, khoảng lùi của các công trình cụ thể, bảo đảm tăng cường tính chỉnh thể và tính đặc trưng của khu vực.
1. Thiết kế đô thị là một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 33 của Luật này.
2. Trường hợp khu vực đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng của các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị riêng để làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng. Nội dung đồ án thiết kế đô thị riêng được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật này.
3. Việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đồ án thiết kế đô thị riêng được thực hiện theo quy định đối với đồ án quy hoạch chi tiết tại các điều 19, 20, 21, 41, 42, 43, 44 và 45 của Luật này.
1. Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung bao gồm việc xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị; đề xuất tổ chức không gian trong các khu trung tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước và điểm nhấn trong đô thị.
2. Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch phân khu bao gồm việc xác định chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng ô phố cho khu vực thiết kế.
3. Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm việc xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn, tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và cho toàn khu vực; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc; hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường.
4. Nội dung thiết kế đô thị của đồ án thiết kế đô thị riêng bao gồm việc xác định tầng cao xây dựng cho từng công trình; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các vật thể kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước.
1. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị là các quy định về chỉ tiêu sử dụng đất tại từng khu vực hoặc lô đất, các thông số kỹ thuật của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch đô thị.
2. Trên cơ sở nội dung bản vẽ, thuyết minh của đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, các kiến nghị và giải pháp thực hiện quy hoạch, tổ chức tư vấn lập đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị có trách nhiệm lập Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị trình cơ quan phê duyệt quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị.
3. Cơ quan phê duyệt quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị có trách nhiệm ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị.
1. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối thiểu của công trình trong từng khu chức năng đô thị;
b) Việc kiểm soát không gian, kiến trúc các khu vực trong đô thị;
c) Chỉ giới đường đỏ của các tuyến phố chính, cốt xây dựng khống chế của đô thị;
d) Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm;
đ) Khu vực cấm xây dựng; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật; biện pháp bảo vệ môi trường;
e) Khu vực bảo tồn, tôn tạo công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan trong đô thị.
2. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ranh giới, phạm vi, tính chất khu vực quy hoạch;
b) Vị trí, ranh giới, tính chất, quy mô các khu chức năng trong khu vực quy hoạch; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối thiểu, cốt xây dựng đối với từng ô phố; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật;
c) Các trục không gian chính, các điểm nhấn của đô thị;
d) Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm;
đ) Khu vực bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ranh giới, phạm vi khu vực quy hoạch;
b) Vị trí, ranh giới, chức năng, quy mô các lô đất trong khu vực quy hoạch; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chiều cao, cốt sàn và trần tầng một, hình thức kiến trúc và hàng rào công trình, vật liệu xây dựng của các công trình; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đường, ngõ phố; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật;
c) Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm;
d) Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường.
4. Quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ranh giới, phạm vi khu vực lập thiết kế đô thị;
b) Chức năng, mật độ xây dựng, cốt xây dựng đối với từng lô đất; tầng cao, hình thức kiến trúc công trình và hàng rào công trình, vật liệu xây dựng, cốt sàn và trần tầng một, khoảng lùi công trình;
c) Công trình công cộng, công trình kiến trúc nhỏ; kiến trúc bao che các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
d) Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường.
1. Quy hoạch giao thông đô thị bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông.
2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm việc xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị; xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
3. Quy hoạch cấp nước đô thị bao gồm việc xác định nhu cầu và lựa chọn nguồn nước; xác định vị trí, quy mô công trình cấp nước gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm làm sạch, phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ công trình cấp nước;
4. Quy hoạch thoát nước thải đô thị bao gồm việc xác định tổng lượng nước thải, vị trí và quy mô công trình thoát nước gồm mạng lưới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử lý nước thải, khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ công trình thoát nước thải đô thị.
5. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị bao gồm việc xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, nguồn cung cấp, yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô công trình đầu mối, mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối; hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ công trình; giải pháp tổng thể về chiếu sáng đô thị.
6. Quy hoạch thông tin liên lạc bao gồm việc xác định tuyến truyền dẫn thông tin, vị trí, quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và công trình phụ trợ kèm theo.
7. Quy hoạch xử lý chất thải rắn bao gồm việc xác định tổng lượng chất thải, vị trí, quy mô trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn, công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của cơ sở xử lý chất thải rắn.
8. Quy hoạch nghĩa trang bao gồm việc xác định nhu cầu an táng, vị trí, quy mô và ranh giới nghĩa trang, phân khu chức năng, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật và khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang.
1. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này được lập cho từng đối tượng hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi toàn đô thị.
2. Nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm các quy định tại Điều 37 và Điều 39 của Luật này và phù hợp với đồ án quy hoạch chung của thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo thời hạn đồ án quy hoạch chung.
4. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị.
1. Đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của đồ án quy hoạch đô thị bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu; các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hoá và di sản để làm cơ sở đưa ra các giải pháp quy hoạch đô thị;
b) Dự báo diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị;
c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát môi trường.
3. Chính phủ quy định cụ thể nội dung đánh giá môi trường chiến lược của đồ án quy hoạch đô thị.
1. Việc thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện trong quá trình thẩm định đồ án quy hoạch đô thị.
2. Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược.
1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp, trừ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các khu vực thuộc dự án đầu tư xây dựng được cấp giấy phép quy hoạch.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp, trừ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết các khu vực thuộc dự án đầu tư xây dựng được cấp giấy phép quy hoạch.
1. Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy hoạch đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử, được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập.
2. Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên quan.
1. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị bao gồm:
a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch đô thị cấp trên;
b) Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch đô thị được quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch đô thị bao gồm:
a) Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị theo quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Sự phù hợp của đồ án quy hoạch đô thị với nhiệm vụ và yêu cầu quy hoạch đô thị quy định tại Điều 6 của Luật này và các yêu cầu về nội dung đối với từng loại đồ án quy định tại các mục 3, 4 và 5 Chương II của Luật này.
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên;
b) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt;
c) Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử, của quốc gia theo quy định của Chính phủ;
d) Các quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với đồ án quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
b) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, trừ các quy hoạch quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
c) Quy hoạch phân khu thuộc đô thị loại đặc biệt và loại I; quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực trong đô thị có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của 2 quận, huyện trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực trong đô thị mới, trừ quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 và nhiệm vụ quy hoạch quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1, khoản 2 và nhiệm vụ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 5 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1, khoản 2 và nhiệm vụ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 5 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh.
5. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu vực đã được cấp giấy phép quy hoạch.
6. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn trong việc báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị của thành phố, thị xã, thị trấn.
7. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
1. Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
3. Kết quả rà soát quy hoạch đô thị phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị.
4. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đô thị, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị quyết định việc điều chỉnh quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
1. Có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị cấp trên và địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô của đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch;
2. Hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị;
3. Quy hoạch đô thị không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa được xác định thông qua việc rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch đô thị và ý kiến cộng đồng;
4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn;
5. Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.
1. Tập trung vào nội dung cần điều chỉnh, nội dung không điều chỉnh của đồ án đã phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
2. Việc điều chỉnh phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị được quy định như sau:
a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của đô thị, của khu vực lập quy hoạch chi tiết thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết;
b) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị phải bảo đảm đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của đô thị trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị; bảo đảm tính kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc phải điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh; các giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch.
1. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị để xin chấp thuận về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị.
2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận về chủ trương, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch đô thị, công bố quy hoạch đô thị đã được điều chỉnh thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 35, 37, 39, 41, 42, 43, 44, 48, 53 và 54 của Luật này.
1. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị xem xét.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch đô thị phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
1. Trong trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Quy chuẩn về quy hoạch đô thị;, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu vực, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để quyết định việc điều chỉnh thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
2. Việc điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của lô đất phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến tính chất, không gian kiến trúc, cảnh quan, môi trường và khả năng cung cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị và khu vực.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch đô thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch đô thị, trung tâm triển lãm và thông tin về quy hoạch đô thị và tại khu vực được lập quy hoạch;
b) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
2. Nội dung công bố công khai gồm các nội dung cơ bản của đồ án và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành, trừ những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền công bố công khai kịp thời cho các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn công bố công khai đồ án quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương;, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
2. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thức giải thích trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại chúng và cấp chứng chỉ quy hoạch.
3. Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành.
4. Cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu do mình cung cấp.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị được duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành để cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
2. Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác.
3. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ quy hoạch theo thời hạn hiệu lực của đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
1. Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị gồm cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
2. Sau khi đồ án quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt;
b) Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt.
3. Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện.
4. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
5. Khi quy hoạch đô thị được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch đã được điều chỉnh.
6. Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
7. Bộ Xây dựng quy định cụ thể việc cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
1. Chủ sở hữu các vật thể kiến trúc có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải có trách nhiệm bảo vệ, duy trì trong quá trình khai thác, sử dụng bảo đảm mỹ quan, an toàn, hài hoà với không gian xung quanh.
2. Việc xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa và phá bỏ vật thể kiến trúc, cây xanh trong khu vực công cộng, khuôn viên công trình và nhà ở có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình có quy mô lớn, có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong đô thị phải thi tuyển thiết kế kiến trúc.
4. Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị giúp Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho toàn bộ đô thị do mình quản lý.
2. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phải phù hợp với đồ án quy hoạch đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành và điều kiện thực tế của đô thị.
3. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Quy định việc tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị; đối với các khu vực đã có quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và các khu vực khác trong đô thị;
b) Quy định quản lý kiến trúc, không gian đô thị và các biện pháp khuyến khích, hạn chế;
c) Các quy định đặc thù về quản lý và kiểm soát phát triển đô thị;
d) Quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị.
1. Các loại đất trong đô thị phải được sử dụng đúng mục đích, chức năng được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
2. Việc quản lý đất đô thị phải tuân thủ các quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng đối với khu vực đã được xác định trong quy hoạch dành cho việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng để thực hiện quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và công bố.
2. Việc thu hồi quỹ đất và bồi thường cho người có đất bị thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thu hồi quỹ đất, người sử dụng đất được bồi thường các tài sản đã tạo lập hợp pháp trước khi công bố công khai quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm cho nhà đầu tư thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch đầu tư.
4. Khi triển khai dự án phát triển các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đường theo quy hoạch, tổ chức đấu giá hoặc đầu thầu để lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Phạm vi dự án đầu tư xây dựng phải được xác định trên cơ sở bảo đảm phù hợp với thực trạng sử dụng đất, đáp ứng hài hoà mục tiêu dự án và việc chỉnh trang đô thị, tránh phát sinh những diện tích đất không đáp ứng được yêu cầu về xây dựng hoặc ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan đô thị.
6. Trong trường hợp dự án đầu tư chỉ sử dụng một phần của thửa đất, nếu diện tích còn lại quá nhỏ không đáp ứng yêu cầu về sử dụng hoặc ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định của Chính phủ thì Nhà nước thu hồi và bồi thường cho người sử dụng đất.
7. Sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt và công bố, nếu Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch được phép tiếp tục khai thác sử dụng, cải tạo, sửa chữa và xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm đất để xây dựng công trình đầu mối, tuyến hoặc mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; đất trong phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn.
2. Quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật được xác định trong quy hoạch đô thị phải được sử dụng đúng mục đích, không được lấn chiếm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1. Ủy ban nhân dân các cấp phải có kế hoạch xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật để thực hiện hạ ngầm các công trình đường dây kỹ thuật.
2. Khi tiến hành đầu tư xây dựng đường phố mới, cải tạo mở rộng các đường phố cũ trong đô thị phải đồng thời thực hiện việc xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống ngầm.
1. Việc xây dựng đường giao thông theo quy hoạch phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật.
2. Công trình đường dây, đường ống kỹ thuật phải được bố trí, lắp đặt trong tuy nen, hào kỹ thuật.
3. Việc đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm đồng bộ theo quy hoạch và tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển đô thị.
1. Việc khai thác, sử dụng không gian ngầm để xây dựng các công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch đô thị được duyệt.
2. Việc quản lý xây dựng các công trình trên mặt đất phải bảo đảm không ảnh hưởng đến không gian ngầm được xác định trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
1. Việc xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch không gian ngầm được xác định trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; Quy chuẩn về xây dựng công trình ngầm do Bộ Xây dựng ban hành, Giấy phép quy hoạch, Giấy phép xây dựng.
2. Việc xây dựng công trình ngầm không được làm ảnh hưởng đến các công trình trên mặt đất, công trình ngầm và không gian ngầm đã có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị.
3. Việc xây dựng tuyến giao thông và hệ thống công trình công cộng ngầm phải bảo đảm an toàn, phù hợp với việc tổ chức, khai thác sử dụng không gian ngầm và trên mặt đất; bảo đảm kết nối thuận tiện với các công trình giao thông ngầm và trên mặt đất.
4. Việc xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc sử dụng không gian trên mặt đất; an toàn trong khai thác, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý không gian ngầm.
1. Công viên, vườn hoa, cây xanh trong đô thị có giá trị về văn hoá, lịch sử, cảnh quan tự nhiên, cảnh quan đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào danh mục quản lý hoặc được xác định trong quy hoạch phải được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý.
2. Việc xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh theo quy hoạch đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn, môi trường đô thị; không làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, trên không, dưới mặt đất.
3. Không được lấn chiếm hồ, mặt nước tự nhiên hoặc thay đổi các đặc điểm địa hình khác, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước và các khu vực tự nhiên khác trong đô thị. Việc chặt, phá, di dời cây xanh trong danh mục quản lý; san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.
3. Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu.
2. Địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng phải bảo đảm tuân thủ đúng quy hoạch đô thị, phù hợp với quy mô, tính chất đầu tư, tiết kiệm đất đô thị; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và môi trường của đô thị.
1. Những trường hợp sau đây phải có Giấy phép quy hoạch:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc chưa có thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
2. Giấy phép quy hoạch là cơ sở để chủ đầu tư dự án tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc lập dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ trong đô thị; là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng.
3. Việc cấp giấy phép quy hoạch phải căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển thực tế của đô thị, Quy chuẩn về quy hoạch đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
4. Nội dung Giấy phép quy hoạch bao gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch đô thị, chỉ tiêu sử dụng đất cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực chủ đầu tư được giao đầu tư, thời hạn của Giấy phép quy hoạch.
5. Thẩm quyền cấp Giấy phép quy hoạch được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy phép quy hoạch cho dự án trong các đô thị tỉnh lỵ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c và các dự án trong các đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy phép quy hoạch cho các dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
6. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép quy hoạch phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
7. Chính phủ quy định cụ thể về Giấy phép quy hoạch.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý phát triển theo quy hoạch các đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm quản lý phát triển theo quy hoạch các khu đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Việc đầu tư xây dựng đô thị mới, khu đô thị mới phải bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và kế hoạch thực hiện.
3. Quy mô dự án khu đô thị mới phải được xác định trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế của đô thị, mục đích đầu tư, khả năng tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và hiệu quả xã hội.
4. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án khu đô thị mới để đảm bảo sự kết nối, lưu thông thuận tiện giữa khu đô thị mới với khu vực xung quanh và với các khu chức năng khác trong đô thị.
5. Khi thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư, khu nhà ở, Ủy ban nhân dân các cấp và chủ đầu tư dự án được xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền phải dành quỹ đất thích hợp để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Chủ đầu tư dự án được xác định trong quyết định đầu tư có trách nhiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian, kiến trúc theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án, trừ trường hợp việc quản lý được bàn giao cho Ủy ban nhân dân.
Khi thực hiện cải tạo hoặc xây dựng lại một khu vực trong đô thị phải bảo đảm tiết kiệm đất đai, ưu tiên đáp ứng nhu cầu tái định cư tại chỗ cho những người dân trong khu vực; cải thiện điều kiện kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị; xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng trên cơ sở cân đối hài hoà với các khu vực xung quanh; bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, bản sắc truyền thống của đô thị và khu vực.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các quy định của Luật xây dựng về quy hoạch xây dựng các đô thị và các khu vực trong đô thị được thay thế bằng các quy định của Luật này.
Quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực không phải lập, thẩm định, phê duyệt lại; việc tổ chức thực hiện, quản lý phát triển và điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 30/2009/QH12 |
Hanoi, June 17, 2009 |
(No. 30/2009/QH12)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Urban Planning.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides urban planning activities including elaborating, evaluating, approving and adjusting urban planning; organizing the implementation of urban planning and managing urban development according to approved urban planning.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to domestic and foreign organizations and individuals directly involved in or related to urban planning activities in Vietnamese territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are construed as follows:
1. Urban center is an area with a dense population mainly engaged in non-agricultural economic activities, which is a political, administrative, economic, cultural or specialized center playing the role of promoting the socioeconomic development of a country, a territorial region or a locality, and consists of inner city and suburbs, for a city; inner town and outskirts, for a town; and townships.
2. New urban center is an urban center expected to be formed in the future in line with the orientation of the master plan on the national system of urban centers, which is invested and constructed to step by step reach the criteria of urban centers as prescribed by law.
3. New urban quarter is an area within an urban center which is newly built with complete technical and social infrastructure and houses.
4. Urban planning is the organization of the space, architecture, urban landscape and system of technical and social infrastructure facilities and houses in order to create an appropriate living environment for people living in an urban center, which is expressed on an urban plan.
5. Planning tasks are requirements on study and organization of implementation approved by competent authorities as a basis for making an urban plan.
6. Urban plan is a document reflecting the contents of urban planning, including drawings, mock-ups, explanations and regulations on management according to urban planning.
7. General planning is the organization of the space and system of technical and social infrastructure facilities and houses for an urban center suitable to its socio-economic development, ensuring defense, security and sustainable development.
8. Zoning planning is the division and determination of functions and norms on the use of planned urban land of land areas, networks of social and technical infrastructure facilities within an urban area in order to concretize a general plan.
9. Detailed planning is the division and determination of norms on the use of planned urban land, requirements on management of architecture and landscape of each lot of land: arrangement of technical and social infrastnicture facilities in order to concretize a zoning plan or general plan.
10. Urban planning period is a specified period used as a basis for forecasting and calculating econo-technical norms for the making of an urban plan.
11. Validity period of urban planning is a specified period counting from the time when an urban plan is approved to the time it is adjusted or cancelled under a decision.
12. Urban architecture is a combination of objects in an urban center, including architectural, technical, art and advertisement works whose existence, image and shape dominate or directly affect urban landscape.
13. Urban space is a space covering urban architectural objects, trees and water surface in an urban center directly affecting urban landscape.
14. Urban landscape is a specific space with various observation directions in an urban center, such as the space in front of an architectural complex, a square, a street, a pavement, a footpath, a park, a greenery, a tree garden, a flower garden, a hill, a mountain, a hillock, an island, an islet, a natural land slope, a coastal strip, lake surface, river surface, a canal or a trench in an urban center and public-utility space in an urban center.
15. Norms on the use of planned urban land are norms for spatial and architectural development management which are specified for an area or a lot of land, including construction density, land use co-efficient and maximum and minimum construction heights of works.
16. Planning certificate is a document granted by a competent agency certifying the data and information relating to an area or a lot of land according to the approved urban plan.
17. Planning license is a document granted by a competent agency to an investor for use as a basis for making detailed planning or formulating work construction investment projects.
18. Framework technical infrastructure is a system of main technical infrastructure facilities of an urban center, including trunk roads, energy transmission lines, water supply lines, water drainage lines, information and telecommunications lines and key technical works.
19. Underground space is a space under the ground planned for the construction of urban underground works.
Article 4. Classification and levels of administration of urban centers
1. Urban centers are classified into 6 grades, including special grade and grades I, II, III, IV and V, according to the following basic criteria:
a/ Location, function, role, structure and socio-economic development level of urban center;
b/ Population size;
c/ Population density;
d/ Non-agricultural labor proportion;
e/ Infrastructure development level.
2. The determination of urban administrative management levels is prescribed as follows:
a/ A city directly under the central government (centrally run city) must be an urban center of special grade or grade I;
b/ Provincial city must be an urban center of grade I. II or III;
c/ Town must be an urban center or grade III or IV;
d/ Township must be an urban center of grade IV or V.
3. The Government shall specify the classification and administrative management levels of urban centers as suitable to each period of socio-economic development.
Article 5. Principle of compliance with urban planning
Organizations and individuals shall comply with approved urban planning and the regulation on management of urban planning and architecture when implementing programs and plans on investment in urban construction and development, specialized plans within urban centers, urban land use plans, managing the implementation of construction investment projects in urban centers, managing urban space, architecture and landscape or carrying out other activities related to urban planning.
Article 6. Requirements on urban planning
1. To concretize the orientation of the master plan on the national system of urban centers and related regional plans; to comply with the objectives of the strategy and master plan on socio-economic development, defense and security; to ensure consistency with branch development plans within urban centers; to ensure publicity and transparency and harmonious combination of the interests of the nation, communities and individuals.
2. To make scientific forecasts, meet practical requirements and be in line with the urban development trend; to observe urban planning regulations and other related ones.
3. To protect the environment, prevent catastrophes affecting the community, improve landscape, conserve cultural and historical relics and local traits through strategic environmental assessment in the course of urban planning.
4. To rationally exploit and utilize natural resources, restrict the use of agricultural land, economically and efficiently use urban land in order to create resources for urban development, economic growth, assurance of social welfare, defense and security and sustainable development.
5. To ensure synchronism in architectural space, system of urban social and technical infrastructure and underground space; to harmoniously develop different areas in urban centers.
6. To meet the needs for houses, health, educational, cultural, sports and trade facilities, parks, trees, water surface and other social infrastructure facilities.
7. To meet the needs for technical infrastructure including systems of roads, energy supply, public lighting, water supply and drainage, waste treatment, information and communication, and other technical infrastructure facilities; ensure smooth connection of technical infrastructure systems within urban centers and compatibility with regional, national and international technical infrastructure facilities.
Article 7. Order of elaboration, evaluation and approval of urban planning
The elaboration, evaluation and approval of urban planning must follow the following order:
1. Elaboration of urban planning tasks;
2. Evaluation and approval of urban planning tasks;
3. Formulation of urban plans;
4. Evaluation and approval of urban plans.
Article 8. Rights and responsibilities of agencies, organizations and individuals in commenting on and supervising urban planning activities
1. Domestic organizations and individuals have the right to comment on and supervise urban planning activities.
2. Organizations and individuals have the duty to comment on issues related to their operations in urban planning activities.
3. Agencies and organizations responsible for urban planning activities shall create conditions for commenting on and supervising urban planning activities.
4. Comments of organizations and individuals on urban planning activities must be summed up, studied and publicized.
Article 9. Archive and preservation of urban plan dossiers
1. Approved urban plan dossiers shall be archived under the archive law.
2. Urban planning management agencies and land management agencies at all levels shall preserve urban plan dossiers and supply documents of urban plan dossiers to agencies, organizations and individuals in accordance with law.
Article 10. Conditions on consultancy organizations and individuals involved in urban planning
1. Urban planning consultancy organizations must have the legal person status; and meet all conditions on quantity and professional capacity of individuals involved in urban planning, management capacity and technical conditions relevant to performed jobs.
2. Individuals involved in urban planning must possess practicing certificates granted by competent agencies or organizations and capabilities relevant to performed jobs.
3. Foreign consultancy organizations and individuals involved in urban planning in Vietnam must, in addition to fully meeting the conditions stated in Clauses 1 and 2 of this Article, be accredited by competent Vietnamese agencies.
4. The Government shall specify conditions and capabilities of consultancy organizations and individuals involved in urban planning; and the competence and order for the grant of practicing certificates.
Article 11. Selection of consultancy organizations for urban planning
1. Urban planning must be conducted by consultancy organizations, which shall be selected through designation or competition.
2. The Government shall specify the forms of designation and competition to select urban planning consultancy organizations.
Article 12. Funds for urban planning and realization of urban planning
1. The funds for urban planning and realization of urban planning include:
a/ State budget fund for the elaboration and realization of general planning, zoning planning and detailed planning not belonging to investment projects on the construction of works for business purposes;
b/ Funds of organizations and individuals for urban planning under investment projects on the construction of works for business purposes.
2. The State encourages domestic and foreign organizations and individuals to finance urban planning.
3. State budget funds for urban planning and realization of urban planning shall be used for the following jobs:
a/ Conducting topographical and geological surveys to serve urban planning;
b/ Elaborating, evaluating and approving urban planning;
c/ Managing urban planning operations;
d/ Publishing and disclosing urban planning;
e/ Placing boundary markers on the field according to urban planning;
f/ Elaborating regulations on management of urban planning and architecture;
g/ Other jobs related to urban planning and realization of urban planning.
4. The Government shall specify the use of funds for urban planning and realization of urban planning.
Article 13. Contents of state management of urban planning
1. Formulating, and directing the materialization of, urban development orientations and strategies.
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on management of urban planning activities.
3. Issuing regulations and standards on urban planning, and regulations on management of urban planning and architecture.
4. Managing urban planning activities.
5. Propagating, disseminating and educating in the law and information on urban planning.
6. Organizing and managing the training and retraining of human resources, research and application of sciences and technologies in urban planning activities.
7. Conducting international cooperation in urban planning activities.
8. Examining, inspecting and settling complaints and denunciations and handling violations in urban planning activities.
Article 14. State management responsibilities for urban planning
1. The Government shall perform the unified state management of urban planning nationwide.
2. The Ministry of Construction shall take responsibility to the Government for performing the state management of urban planning; assume the prime responsibility for, and coordinate with state agencies in, performing the state management of urban planning.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers and according to the assignment of the Government, coordinate with the Ministry of Construction in performing the state management of urban planning.
4. The People's Committees at all levels shall perform the state management of urban planning in localities as decentralized by the Government.
Article 15. Inspection of urban planning
1. The construction inspectorate shall perform the function of inspecting urban planning.
2. The urban planning inspectorate has tasks and powers under the inspection law.
1. Failing to perform the responsibility to organize urban planning.
2. Selecting incapable consultancy organizations for urban planning.
3. Elaborating, evaluating, approving and adjusting urban planning in violation of this Law.
4. Illegally intervening in urban planning activities.
5. Granting planning licenses in violation of this Law,
6. Granting planning certificates in areas without approved urban planning.
7. Refusing to provide information, except for information classified as state secret; providing wrong information on urban planning.
8. Deliberately violating approved urban planning.
9. Destroying urban space, architecture and landscape.
10. Place boundary markers in wrong places; destroying and displacing urban planning boudary markers.
11. Obstructing and causing difficulties to urban planning and the realization of urban planning.
Section 1. ORGANIZATION OF URBAN PLANNING
Article 17. Orientations of the master plan on the national system of urban centers
1. Orientations of the master plan on the national system of urban centers are formulated to determine the national network of urban centers as a basis for urban planning.
2. The Ministry of Construction shall base itself on the strategy and master plan on socioeconomic development, defense and security to formulate orientations of the master plan on the national system of urban centers and submit them to the Prime Minister for approval.
Article 18. Types of urban planning
1. Urban planning is of the following types:
a/ General planning, which is made for centrally run cities, provincial cities, towns, townships and new urban centers;
b/ Zoning planning, which is made for areas within cities, towns and new urban centers;
c/ Detailed planning, which is made for areas to meet urban development and management requirements or construction investment needs.
2. Technical infrastructure planning constitutes part of general planning, zoning planning or detailed planning; particularly for centrally run cities, technical infrastructure planning is made separately as specialized technical infrastructure planning.
3. The Ministry of Construction shall prescribe dossiers for each type of urban planning.
Article 19. Urban planning responsibilities
1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People's Committees of provinces and centrally run cities in, organizing general planning for new urban centers of a planning scope related to the administrative boundaries of two or more provinces and centrally run cities, general planning for new urban centers with a projected population equal to that of urban centers of grade III or higher, and other planning assigned by the Prime Minister.
2. The People's Committees of provinces and centrally run cities shall organize general planning for centrally run cities, general planning for new urban centers, specialized technical infrastructure planning for centrally run cities, zoning planning and detailed planning for zones of a scope related to the administrative boundaries of two or more rural and/or urban districts, areas in new urban centers and areas of importance, excluding urban planning stated in Clause 1 and Clause 7 of this Article.
3. The People's Committees of provincial cities and towns shall organize general planning for provincial cities and towns, zoning planning and detailed planning within the administrative boundaries under their management, excluding urban planning stated in Clauses 1, 2 and 7 of this Article.
4. The People's Committees of urban districts shall organize zoning planning and detailed planning within the administrative boundaries under their management, excluding urban planning stated in Clauses 1, 2 and 7 of this Article.
5. The People's Committees of rural districts of a centrally run city shall organize general planning and detailed planning for townships, zoning planning and detailed planning within the administrative boundaries under their management, excluding urban planning stated in Clauses 1, 2 and 7 of this Article.
6. The People's Committees of rural districts of a province shall organize general planning and detailed planning for townships, excluding urban planning stated in Clauses 1, 2 and 7 of this Article.
7. Investors of construction investment projects shall organize detailed planning for areas assigned to them for investment.
Section 2. COLLECTION OF COMMENTS ON URBAN PLANNING
Article 20. Responsibility to collect comments on urban planning
1. Agencies organizing urban planning and investors of construction investment projects specified in Clause 7, Article 19 of this Law shall collect comments of concerned agencies, organizations, individuals and communities on urban planning tasks and urban plans.
Concerned People's Committees and planning consultancy organizations shall coordinate with agencies organizing urban planning or investors of construction investment projects specified in Clause 7, Article 19 of this Law in collecting comments.
2. For urban planning tasks and urban plans under the approving competence of the Prime Minister, the Ministry of Construction shall collect comments of other concerned ministries, agencies and organizations at the central level; concerned People's Committees shall collect comments under Clause 1 of this Article.
3. Planning consultancy organizations shall collect comments of concerned agencies, organizations, individuals and communities on urban plans.
4. Contributed comments must be fully synthesized, explained, assimilated and reported to competent authorities for consideration before approval of urban planning.
Article 21. Forms and time of collecting comments
1. Concerned agencies, organizations and individuals shall be consulted in the form of sending dossiers and documents or holding conferences or workshops. Consulted agencies and organizations shall give written replies.
2. The collection of comments of population communities on general planning tasks and plans shall be conducted by consulting their representative in the form of distributing survey cards and questionnaires. Population community representatives shall synthesize comments of their communities in accordance with the law on grassroots democracy.
3. The collection of comments of population communities on zoning planning and detailed planning tasks and plans shall be conducted by opinion polls through public display or introduction of planning options on the mass media.
4. The time limit for giving comments is at least 15 days for agencies, and 30 days for organizations, individuals and communities.
Section 3. URBAN PLANNING TASKS
Article 22. Requirements on urban planning tasks
1. Urban planning tasks must determine development viewpoints and objectives in response to the requirements of each urban center and each planned area as a basis for conducting studies to make urban plans.
2. Urban planning tasks must be approved by competent agencies under Articles 44 and 45 of this Law.
Article 23. Contents of urban planning tasks
1. General urban planning tasks must determine the nature and role of urban centers, basic requirements on studies to exploit the deve-lopment potential, driving force and orientations, urban expansion, arrangement of the systems of urban social and technical infrastructure facilities in inner areas and suburbs: and requirements on strategic environmental assessment.
2. Zoning planning tasks must determine the boundary, area and nature of the planned area, the expected norms on population, land use and social and technical infrastructure; requirements and basic principles of zoning to ensure conformity in terms of architectural space and connection of technical infrastructure with the approved general planning and suitability with adjacent areas; and requirements on strategic environmental assessment.
3. Detailed planning tasks must determine the limits of land use and population: requirements and principles of organization of architectural space, social and technical infrastructure in the planned area, ensuring conformity with approved general planning and zoning planning and suitability with adjacent areas; requirements on strategic environmental assessment.
4. In case of planning the renovation and refurbishment of urban centers, planning tasks must identify requirements on studies to assure balanced and stable development of urban centers or planned areas, preserve architectural space and characteristics of urban centers and improve the people's living conditions.
5. In case of planning new urban centers or urban quarters, planning tasks must identify requirements on studies to ensure synchronism and completeness of the systems of social and technical infrastructure facilities in urban centers and connection with technical infrastructure outside urban centers, and modern architectural space and living environment.
Section 4. MAKING OF URBAN PLANS
Article 24. Bases for making urban plans
1. Strategies and master plans on socioeconomic development, defense and security, orientations of the master plan on the national system of urban centers, regional construction planning and higher-level urban planning already approved.
2. Approved sector planning.
3. Approved urban planning tasks.
4. Urban planning standards and sectoral standards.
5. Topographic maps made by specialized survey and measurement agencies.
6. Socio-economic documents and data on related localities and sectors.
Article 25. General plans of centrally run cities
1. A general plan of a centrally run city must indicate the development objectives and driving force, population size, land area and basic norms on social and technical infrastructure of the city; development model, development structure of the space of the inner area and suburbs, including underground space; orientation of the system of framework technical infrastructure facilities; strategic environmental assessment; priority investment programs and resources for implementation.
2. Drawings of a general plan of a centrally run city shall be made on a 1:25,000 or 1:50,000 scale. The plan must clearly indicate the inner area and areas planned for development.
3. The period of a general plan of a centrally run city is between 20-25 years, with a vision for 50 years.
4. The approved general plan of a centrally run city serves as a basis for conducting specialized urban technical infrastructure planning and zoning planning for the city.
Article 26. General plans of provincial cities, towns
1. A general plan of a provincial city or town must indicate the development objectives and driving force, population size, land area and basic norms on social and technical infrastructure; development model, development orientation of the space of the inner area and suburbs, political-administrative, service, trade, cultural, education, training and health centers, green parks, physical training and sports facilities in the city or town; planning on the system of framework technical infrastructure facilities on the ground, overhead and underground; strategic environmental assessment; priority investment plans and resources for implementation.
2. Drawings of a general plan of a city or town shall be made on a 1:10.000 or 1:25,000 scale. The dossier must clearly indicate the inner area and areas planned for development.
3. The period of a general plan of a provincial city or town is between 20-25 years.
4. The approved general plan of a city or town serves as a basis for conducting zoning planning and detailed planning for areas and making investment projects on the construction of framework technical infrastructure in the city.
Article 27. General plans of townships
1. A general plan of a township must indicate the development objectives and driving force, population size, land area and norms on social and technical infrastructure in the township; organization of urban space, planning on social infrastructure facilities and the system of technical infrastructure facilities; strategic environmental assessment; priority investment plans and resources for implementation.
2. Drawings of a general plan of a township shall be made on a 1:5,000 or 1:10,000 scale.
3. The period of a general plan of a township is between 10-15 years.
4. The approved general plan of a township serves as a basis for conducting detailed planning for areas and making investment projects on the construction of technical infrastructure in the township.
Article 28. General plans of new urban centers
1. A general plan of a new urban center contains an analysis and clarification of bases for the formation and development of the urban center; studies on the model of development of the space, architecture and environment suitable to the nature and functions of the urban center; identifies development stages, implementation plans and projects to create a driving force for forming and developing the new urban center and a model of urban development management; and strategic environmental assessment.
2. Drawings of a general plan of a new urban center shall be made on a 1:10.000 or 1:25.000 scale.
3. The period of a general plan of a new urban center is between 20-25 years.
4. The approved general plan of a new urban center serves as a basis for conducting zoning planning and detailed planning for areas and making investment projects on framework technical infrastructure in the new urban center.
1. A zoning plan must indicate the use functions for each lot of land; principles of organization of space, architecture and landscape for the entire planned area; norms on population, land use and technical infrastructure for each street block; arrangement of social infrastructure facilities in response to their use needs; arrangement of the network of technical infrastructure facilities in each street suitable to each development period of the urban center; and strategic environmental assessment.
2. Drawings of a zoning plan shall be made on a 1:5.000 or 1:2.000 scale.
3. The period of a zoning plan shall be determined on the basis of the period of the general planning and urban management and development requirements.
4. The approved zoning plan serves as a basis for identifying construction investment projects in the urban center and conducting detailed planning.
1. A detailed plan must indicate the norms on population, social and technical infrastructure and requirements on organization of space and architecture for the entire planned area; arrangement of social infrastructure facilities in response to their use needs; norms on land use and requirements on work architecture for each lot of land; arrangement of the network of technical infrastructure facilities up to the boundary of each lot of land; and strategic environmental assessment.
2. Drawings of a detailed plan shall be made on a 1:500 scale.
3. The period of a detailed plan shall be determined on the basis of the period of the zoning planning and urban management and development requirements.
4. The approved detailed plan serves as a basis for granting construction permits and formulating construction investment projects.
Article 31. Planning for renovation and refurbishment of urban centers; development of new urban quarters and new trunk roads in urban centers
1. When planning renovation and refurbishment of an urban center, it is necessary to evaluate the current use of land, social and technical infrastructure facilities, cultural, social and environmental factors of the urban center and the planned area in order to come up with appropriate supplementation and adjustment solutions to economically and efficiently exploit and use urban land, ensure the needs for using social and technical infrastructure; preserve and promote the identity, space, architecture and landscape of the urban center.
2. When planning a new urban quarter, it is necessary to abide by the principles of economical and efficient use of land, effective utilization of existing infrastructure systems, close connection between to be-developed areas and existing urban center; ensure the synchronous and complete system of social and technical infrastructure facilities and services in the urban center and harmony between to be-developed areas and existing residential areas; protect natural resources and preserve the identity of the areas.
3. Detailed planning for new trunk roads in an urban center must ensure the following requirements:
a/ The planned area must be at least 50 m outward from the red-line boundary of a planned road;
b/ To effectively exploit the land fund along both sides of a road; to study the space, architecture and shape of construction works and the setback of each specific work, ensuring the integrity and peculiarities of the area.
1. Urban design is part of an urban plan, which is made under Clauses 1, 2 and 3, Article 33 of this Law.
2. In case an urban quarter has land lots with basically stable use functions, an urban plan is not required to be made but a separate urban design plan must be made as a basis for managing construction investment and granting construction permits. The details of a separate urban design plan are provided in Clause 4, Article 33 of this Law.
3. The elaboration, evaluation and approval of separate urban design plans comply with Articles 19, 20, 21, 41, 42, 43, 44 and 45 of this Law applicable to detailed plans.
Article 33. Details of an urban design
1. The urban design in a general plan must indicate architectural and landscape areas in an urban center; proposed organization of space in central areas and gateways, main spatial axis, big squares, greenery space, water surface and prominent points in the urban center.
2. The urban design in a zoning plan must indicate control limits of norms on setback and urban landscape along trunk roads and in central areas; areas with open space, prominent works and street blocks in the designed area.
3. The urban design in a detailed plan must indicate prominent works in the planned area, visions and construction heights of works in each lot of land and the whole area; setback of works along each street and crossroad; dominant shapes, colors and forms of architecture of architectural works; systems of trees, water surface and squares.
4. The urban design of a separate urban design plan must indicate the construction height for each work; setback of works along each street and crossroad: colors, materials, forms and details of architecture of works and other architectural objects; organization of public trees, garden yards, street trees and water surface.
Article 34. Regulation on management according to urban plan or urban design
1. A regulation on management according to urban plan or urban design is a regulation on norms on land use in each area or lot of land, technical parameters of the system of technical infrastructure, organization of space, architecture and landscape in the planned urban area.
2. On the basis of drawings and explanations of urban plans, urban designs, recommendations and measures to realizing urban planning, consultancy organizations compiling urban plans or urban designs shall elaborate regulations on management according to urban plan or urban design and submit them to agencies approving urban plans or urban designs.
3. Agencies approving urban plans or urban designs shall issue regulations on management according to urban plan or urban design.
Article 35. Contents of a regulation on management according to urban plan or urban design plan
1. A regulation on management according to the general plan contains the following principal contents:
a/ Norms on area and density of construction, land use coefficient and maximum and minimum heights of works in each functional quarter in an urban center;
b/ Control of space and architecture in areas in an urban center;
c/ Red-line boundary markers of main streets and the control construction ground floor level in an urban center;
d/ Locations and scope of protection and safety corridors of underground works;
e/ No-construction areas; scope of protection and safety corridors of technical infrastructure facilities; environmental protection measures;
f/ Areas of conservation and embellishment of architectural works, historical and cultural relics, spots of beauty and scenic places and landscape areas in an urban center.
2. A regulation on management according to the zoning plan contains the following principal contents:
a/ Boundary, scope and nature of the planned area;
b/ Locations, boundaries, nature and scopes of functional quarters in the planned area; norms on density of construction, land use coefficients and maximum and minimum heights and standard construction ground floor level of each street; red-line boundary markers, construction ground floor level and specific technical requirements of each road; and scope of protection and safety corridors of technical infrastructure facilities;
c/ Major spatial axes, prominent points in an urban center;
d/ Locations and scopes of protection and safety corridors of underground works;
e/ Areas of conservation, renovation and embellishment of historical and cultural relics, spots of beauty, scenic places and landscape areas and environmental protection.
3. A regulation on management according to the detailed plan contains the following principal contents:
a/ Boundary and scope of the planned area; b/ Locations, boundaries, functions and sizes of land lots in the planned area: norms on density of construction, land use coefficients and standard construction ground floor level of each lot of land; heights, floor and ceiling levels of the ground storey; forms of architecture and fences of works, building materials of works; red-line boundary markers, construction markers, and specific technical requirements of each road, street and lane; and scope of protection and safety corridors of technical infrastructure facilities;
c/ Locations and scope of protection and safety corridors of underground works;
d/ Conservation, renovation and embellishment of architectural works, historical and cultural relics, spots of beauty, scenic places and landscape areas and environmental protection.
4. A regulation on management according to the urban design plan contains the following principal contents:
a/ Boundary and scope of the designed urban area;
b/ Functions, density of construction, standard construction ground floor level of each lot of land; heights, forms of architecture and fences of works, building materials of works; floor and ceiling levels of the ground storey, and setback of works;
c/ Public works, small architectural works; architecture covering urban technical infrastructure facilities;
d/ Conservation, renovation and embellishment of architectural works, historical and cultural relics, spots of beauty, scenic places and landscape areas and environmental protection.
Section 5. URBAN TECHNICAL INFRASTRUCTURE PLANNING
Article 36. Objects of urban technical infrastructure planning
Urban technical infrastructure planning shall be conducted for the following objects:
1. Urban transport:
2. Urban base heights and surface water drainage;
3. Urban water supply;
4. Urban wastewater drainage;
5. Energy supply and urban lighting;
6. Information and communication;
7. Cemeteries and solid waste treatment.
Article 37. Contents of urban technical infrastructure planning
1. Urban transport planning must indicate land funds reserved for transport construction and development, locations and sizes of key works; organization of the urban transport system on the ground, overhead and underground; and the scope of protection and corridors for traffic safety.
2. Base height and urban surface water drainage planning must indicate areas favorable for construction in each area and urban center: main basins for water drainage, and areas where construction is banned and restricted; standard construction ground floor level, network of surface water drainage and key works; and measures of preventing and mitigating damage caused by natural disasters.
3. Urban water supply planning must indicate the need for and selection of water sources; locations and sizes of water supply works, including the networks of transmission and distribution, water plants, cleaning stations, scope of protection of water sources and protection corridors of water supply facilities;
4. Urban wastewater drainage planning must indicate the total volume of wastewater, locations and sizes of water drainage works, including networks of drainage pipelines, wastewater drainage plants and stations, sanitation distance from and corridors of protection of urban wastewater drainage works.
5. Energy supply and lighting planning must indicate energy use needs, supply sources, requirements of locations and size of key works, transmission and distribution networks: safety corridors and scopes of protection of works: and comprehensive solutions for urban lighting.
6. Information and communications planning must indicate information transmission routes, locations and sizes of satellite stations, switchboards and auxiliary works.
7. Solid waste treatment planning must indicate the total volume of solid waste, locations and sizes of transfer depots, solid waste treatment facilities, auxiliary works and sanitation distance from solid waste treatment facilities.
8. Cemetery planning must indicate burial needs, locations, sizes and boundaries of cemeteries, functional sub-zones, arrangement of technical infrastructure works and sanitation distance from cemeteries.
Article 38. Specialized technical infrastructure plans
1. A specialized technical infrastructure plan stated in Clause 2. Article 18 of this Law shall be made for each technical infrastructure object in the whole urban center.
2. A specialized technical infrastructure plan must comply with Articles 37 and 39 of this Law and the approved general plan of the centrally run city concerned.
3. The period of specialized technical infrastructure planning coincides with that of the general plan.
4. An approved specialized technical infrastructure plan serves as a basis for formulating an investment project on the construction of a framework system of urban technical infrastructure.
Section 6. STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT IN URBAN PLANNING
Article 39. Content of strategic environmental assessment
1. Strategic environmental assessment is part of a general plan, zoning plan, detailed plan and specialized technical infrastructure plan.
2. The content of strategic environmental assessment of an urban plan covers:
a/ Assessment of the present situation of the urban environment regarding hydro-meteorological conditions: quality of water, air and ecosystem, geology; soil erosion; solid wastes, wastewater and noise: exploitation and utilization of natural resources; climate change; social issues, landscape, culture and heritage sites, as a basis for putting forward urban planning solutions:
b/ Forecasts about environmental development in the course of realizing urban planning:
c/ Comprehensive solutions to preventing, reducing and remedying environmental impacts and making environmental monitoring plans.
3. The Government shall specify the content of strategic environmental assessment of an urban plan.
Article 40. Evaluation of the content of strategic environmental assessment
1. The evaluation of the content of strategic environmental assessment shall be conducted in the course of evaluating an urban plan.
2. The agency evaluating urban planning shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the environment state management agency in evaluating its content of strategic environmental assessment.
EVALUATION AND APPROVAL OF URBAN PLANNING
Article 41. Agencies evaluating urban planning tasks and urban plans
1. The Ministry of Construction shall evaluate urban planning tasks and urban plans falling under the approving competence of the Prime Minister.
2. Provincial-level urban planning management agencies shall evaluate urban planning tasks and urban plans falling under the approving competence of provincial-level People's Committees, except detailed planning tasks of areas under construction investment projects with planning licenses.
3. District-level urban planning management agencies shall evaluate urban planning tasks and urban plans falling under the approving competence of district-level People's Committees, except detailed planning tasks of areas under construction investment projects with planning licenses.
Article 42. Evaluation councils
1. The Ministry of Construction shall decide to establish an evaluation council in the following cases:
a/ Urban planning under the approving competence of the Prime Minister:
b/ Urban planning of special political, socioeconomic, cultural and historical importance which is assigned by the Prime Minister to the Ministry of Construction.
2. People's Committees competent to approve urban planning shall decide to set up evaluation councils, except cases stated in Clause 1 of this Article.
3. An evaluation council is composed of representatives of concerned state management agencies and socio-professional organizations.
Article 43. Contents of evaluation of urban planning tasks and urban plans
1. Evaluation of urban planning tasks covers:
a/ Compliance of urban planning tasks with socio-economic development, defense and security requirements and higher-level urban planning;
b/ Content requirements for each type of urban planning tasks specified in Article 23 of this Law;
2. Evaluation of an urban plan covers:
a/ Eligibility of urban planning consultancy organizations as prescribed in Article 10 of this Law;
b/ Grounds for making urban plans prescribed in Article 24 of this Law;
c/ Compliance of urban plans with urban planning tasks and requirements prescribed in Article 6 of this Law and content requirements for each type of plan prescribed in Sections 3, 4 and 5, Chapter II of this Law.
Article 44. Competence to approve urban planning tasks and urban plans
1. The Prime Minister shall approve the following urban planning tasks and urban plans:
a/ General planning of centrally run cities, general planning of provincial cities which are grade-I urban centers, general planning of new urban centers with a forecast population equivalent to that of grade-Ill urban centers and new urban centers with a planning scope related to the administrative boundaries of two or more provinces;
b/ Specialized technical infrastructure planning of centrally run cities which are special-grade urban centers;
c/ General planning, zoning planning and detailed planning of areas of special national political, socio-economic, cultural, historical importance;
d/ Other types of planning assigned by the Prime Minister to the Ministry of Construction.
2. The People's Committees of provinces and centrally run cities shall approve the following urban planning tasks and urban plans:
a/ General planning of provincial cities, towns, townships and new urban centers, except those specified at Point a. Clause 1 of this Article: for general plans of grade-II. grade-Ill and grade-IV urban centers and new urban centers, written agreement of the Ministry of Construction is required before approval;
b/ Specialized technical infrastructure planning of centrally run cities, excluding planning specified at Point b. Clause 1 of this Article, after obtaining written agreement of the Ministry of Construction;
c/ Zoning planning of special-grade and grade-I urban centers; zoning planning and detailed planning of areas in urban centers which are related to the administrative boundaries of two or more rural or urban districts, areas of important significance, and areas within new urban centers, excluding planning specified at Point c. Clause 1 and planning tasks specified in Clause 5 of this Article.
3. People's Committees of provincial cities, towns, urban districts and People's Committees of rural districts of centrally run cities shall approve zoning planning and detailed planning tasks and zoning plans and detailed plans within the administrative boundaries under their respective management, excluding types of urban planning specified in Clauses 1 and 2 and urban planning tasks specified in Clause 5 of this Article, after obtaining written agreement of provincial-level urban planning management agencies.
4. People's Committees of rural districts of provinces shall approve detailed planning tasks and detailed plans of townships, excluding types of urban planning specified in Clauses 1 and 2 and urban planning tasks specified in Clause 5 of this Article, after obtaining written agreement of provincial-level urban planning management agencies.
5. Investors of construction investment projects shall approve detailed planning tasks of areas with planning licenses.
6. People's Committees of cities, towns and townships shall report to the People's Councils of the same level on general urban planning before such planning is approved by competent state agencies.
Urban planning agencies shall coordinate with People's Committees of cities, towns and townships in reporting to the People's Councils of the same level on general urban planning of cities, towns and townships.
7. The Government shall specify the order and procedures for approving urban planning tasks and urban plans.
Article 45. Forms and contents of approving urban planning tasks and urban plans
1. Urban planning tasks and urban plans shall be approved in writing.
2. A document approving an urban plan must contain the major details of the plan specified in Articles 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 37 and 39 of this Law and attached list of approved drawings.
Article 46. Review of urban planning
1. Urban planning shall be periodically reviewed and evaluated in the course of implementation so as to be promptly adjusted in response to the socio-economic development situation in each period.
General planning and zoning planning shall be reviewed once every five years and detailed planning once every 3 years, counting from the date they are approved.
2. People's Committees at all levels shall review approved urban planning.
3. Urban planning review results shall be reported in writing to agencies with urban planning-approving competence.
4. Based on the socio-economic development and factors affecting the urban development process, agencies with urban planning-approving competence shall decide to adjust urban planning.
Article 47. Conditions on adjustment of urban planning
An urban planning may be adjusted in any of the following cases:
1. There is an adjustment to the strategy or master plan on socio-economic development, defense and security, orientations of the master plan on the national system of urban centers, regional construction planning, higher-level urban planning and administrative boundaries greatly affecting the nature, function and size of the urban center or planned area;
2. A key project of national importance is formed, which greatly affects urban land use, environment and spatial and architectural layout;
3. The urban planning cannot be realized or its realization is adversely affecting the socioeconomic development, defense, security, social welfare, ecological environment, historical or cultural relics according to review or evaluation results and community opinions;
4. There is a change in climate, geological or hydrological conditions;
5. Serving national and community interests.
Article 48. Principles of adjustment of urban planning
1. Focusing on contents to be adjusted while other contents already approved continue to be legally valid.
2. Making adjustment based on analysis and assessment of the current conditions, clearly indicating urban renovation and refurbishment requirements and proposing adjusted norms on land use, solutions to organization of space, architecture and landscape in each area; and solutions to renovating the network of technical and social infrastructure facilities in response to development requirements.
Article 49. Types of adjustment of urban planning
1. Overall adjustment of urban planning is prescribed as follows:
a/ Overall adjustment of urban planning is made when the nature, functions and scope of an urban center or an area with detailed planning are changed or the expected adjustment would change the general structure and development orientation of an urban center; the nature, function, scope and major planning solutions of an area with zoning and detailed planning:
b/ Overall adjustment of an urban plan must meet practical requirements, comply with the socio-economic development trend and urban development orientation in the future, improve the quality of the living environment, infrastructure and landscape of the urban center; ensure continuity and not greatly affect ongoing investment projects.
2. Partial adjustment of urban planning is prescribed as follows:
a/ Partial adjustment of urban planning is made when the expected adjustment will not greatly affect the nature, boundary and general development orientation of an urban center; the nature, function, scope and major planning solutions of an area with zoning and detailed planning;
b/ Partial adjustment must clearly identify the scope, extent and content of adjustment, ensure continuity and uniformity of the existing general planning, zoning planning or detailed planning of an urban center on the basis of analysis and clarification of reasons for adjustment, socioeconomic benefits of the adjustment; and solutions to problems caused by the adjustment.
Article 50. Order of overall adjustment of urban planning
1. Agencies responsible for urban planning shall report proposals for overall adjustment of urban planning to agencies with urban planning-approving competence for approval.
2. After obtaining approval of agencies with urban planning-approving competence, the elaboration, evaluation and approval of overall adjustment tasks and plans and publication of adjusted urban planning comply with Articles 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 35, 37, 39, 41, 42, 43, 44, 48, 53 and 54 of this Law.
Article 51. Order of partial adjustment of urban planning
1. Agencies responsible for urban planning shall report on contents and plans on partial adjustment of urban planning and organize meetings to collect opinions of population communities in areas with planning to be adjusted and in adjacent areas to be directly affected, then submit them to agencies with urban planning-approving competence for consideration.
2. Agencies with urban planning-approving competence shall consider and decide on partial adjustment in writing on the basis of opinions of urban planning-evaluating agencies.
3. Urban planning agencies shall update and reflect adjusted contents in planning dossiers. Adjusted contents of urban planning shall be publicized under Article 53 of this Law.
Article 52. Adjustment of a lot of land in the planned area
1. When it is necessary to adjust the boundary or some norms on planned urban land use for implementing investment projects to build concentrated or individual works in an area with approved detailed planning, competent agencies shall base themselves on urban planning standards, technical and social infrastructure conditions of urban centers or areas and the regulations on management of urban planning and architecture to decide on the adjustment through granting planning licenses under Article 71 of this Law.
2. The adjustment of the boundary or some norms of planned urban land use of a lot of land must not affect the nature, architectural space, landscape, the environment and the technical and social infrastructure-providing capacity of the urban center and area.
ORGANIZATION OF REALIZATION OF, AND MANAGEMENT OF URBAN DEVELOPMENT ACCORDING TO, URBAN PLANNING
Section I. ORGANIZATION OF REALIZATION OF URBAN PLANNING
Article 53. Publicization of urban planning
1. Within 30 days after being approved, urban plans shall be publicized in the following forms:
a/ Constant display of drawings and mock-ups at offices of urban planning-related state management agencies at all levels, urban planning exhibition and information centers and planned areas;
b/ Information on the mass media;
c/ Printing of publications for wide dissemination.
2. Contents to be publicized include basic details of the plan and the promulgated regulations on management according to urban plans and urban designs, excluding contents related to defense, security and national secrets.
3. Urban planning management agencies shall fully update the implementation of approved urban plans for timely publicization by competent agencies to organizations and individuals for information and supervision.
Article 54. Responsibility for publicizing urban planning
1. People's Committees of cities, towns and townships shall publicize general plans made for their cities, towns and townships.
2. People's Committees of urban districts and rural districts of centrally run cities. People's Committees of provincial cities, towns and townships shall publicize zoning plans and detailed plans made for areas within the administrative boundaries under their management.
Article 55. Provision of information on urban planning
1. Urban planning management agencies at all levels shall provide information on approved urban planning for organizations and individuals upon request.
2. The provision of information on urban planning shall be conducted in the forms of direct explanation, on the mass media and grant of planning certificates.
3. Provided information must be based on approved urban plans and urban designs and promulgated regulations on management according to urban plan and urban design.
4. Agencies providing information on urban planning shall take responsibility for the accuracy of documents and data provided by them.
Article 56. Grant of planning certificates
1. Urban planning management agencies at all levels shall base themselves on approved urban plans and promulgated regulations on management according to urban plan and urban designs to grant planning certificates to organizations and individuals upon request.
2. A planning certificate contains information on the boundary of the lot of land, land use function, area, red-line boundary and construction markers, construction densify, land use co-efficient, standard construction ground floor level and maximum and minimum heights of works; information on architecture, technical infrastructure system, environmental protection and other regulations.
3. The validity duration of a planning certificate is the same as that of the approved urban plan.
Article 57. Placement of markers according to urban planning
1. Placement of markers under urban planning includes placement of markers of red-line boundaries, standard construction ground floor levels and boundaries of no-construction areas in the field according to approved marker placement dossiers.
2. After urban plans are approved by competent agencies. People's Committees at all levels shall:
a/ Organize the compilation and approval of marker placement dossiers according to approved urban plans within 30 days from the date of approval of urban plans;
b/ Organize the placement of markers in the field according to approved marker placement dossiers within 45 days from the date of approval of marker placement dossiers.
3. Marker placement dossiers shall be prepared by specialized units.
4. Urban planning management agencies at all levels shall preserve approved marker placement dossiers and provide marker-related documents to organizations and individuals upon request.
5. When urban planning is adjusted, markers shall be also adjusted according to adjusted urban planning.
6. Markers must be durable, easily noticeable, and safe for passing persons and vehicles and suitable to the terrain and geomorphology of the marked areas.
7. The Ministry of Construction shall specify the placement and management of markers according to urban planning.
Section 2. MANAGEMENT OF URBAN SPACE, ARCHITECTURE AND LANDSCAPE
Article 58. Principles of management of urban space, architecture and landscape
1. Owners of architectural objects affecting urban space, architecture and landscape shall protect and maintain their objects in the course of exploitation and use to ensure their beauty, safety and harmony with surrounding space.
2. The building, renovation, refurbishment, repair and dismantling of architectural objects and trees in public areas and premises of works and houses which affect urban space, architecture and landscape are subject to permission of competent management agencies.
3. Before formulating investment projects on the construction of big works of important significance and status in urban centers, architectural designs must be selected through contests.
4. The Government shall specify the management of urban space, architecture and landscape.
Article 59. Responsibility for management of urban space, architecture and landscape
1. The People's Committees of cities, towns and townships shall comprehensively manage urban space, architecture and landscape within the administrative boundaries under their management.
2. Urban planning management agencies shall assist the People's Committees of cities, towns and townships in managing urban space, architecture and landscape.
Article 60. Regulations on management of urban planning and architecture
1. The People's Committees of cities, towns and townships shall promulgate regulations on management of urban planning and architecture applicable to all urban centers under their management.
2. Regulations on management of urban planning and architecture must conform with promulgated urban plans, regulations on management according to urban plan and urban design as well as practical conditions of urban centers.
3. Regulations on management of urban planning and architecture must contain the following principal contents:
a/ Regulations on organization of realization of urban planning and management of urban development, for areas with approved urban planning and urban designs and other areas in urban centers;
b/ Regulations on management of urban architecture and space and encouraging and restricting measures;
c/ Specific regulations on management and control of urban development;
d/ Regulations on responsibilities of state agencies, organizations and individuals in organizing the realization of urban planning and managing urban development.
Section 3. MANAGEMENT AND USE OF URBAN LAND ACCORDING TO PLANNING
Article 61. Principles of management and use of urban land
1. Land of all categories in urban centers must be used for proper purposes and functions indicated in approved urban plans.
2. Urban land management must comply with this Law, the land law and other relevant laws.
Article 62. Preparation of land funds for urban development according to planning
1. People's Committees of competent levels shall organize ground clearance for areas already planned for the construction of technical and social infrastructure facilities to serve public-interests in line with approved and publicized detailed planning.
2. The recovery of land funds and compensation for people whose land is recovered comply with the land law. When land funds are recovered, land users are entitled to compensation for their property lawfully created before approved detailed planning is publicized.
3. People's Committees at all levels shall create favorable conditions for investors to properly implement investment planning and plans.
4. When implementing projects to develop roads under approved planning, competent state agencies shall concurrently organize recovery of land along both sides of roads according to planning and hold auctions or bidding to select investors under law.
5. The scope of construction investment projects must be determined to ensure suitability with the present status of land use and harmony between their objectives and urban refurbishment, preventing the emergence of land areas failing to meet construction requirements or affecting urban architecture and landscape.
6. In case an investment project uses only part of a lot of land, if the remaining area is too small to meet use needs or affects urban architecture and landscape according to the Government's regulations, the State shall recover it and pay compensation to its user.
7. After the detailed planning is approved and publicized, pending the recovery by the State, organizations and individuals in the planned area may continue using it and conducting renovation, repair and temporary construction under the construction law.
Section 4. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION OF SYSTEMS OF URBAN INFRASTRUCTRE FACILITIES AND UNDERGROUND SPACE ACCORDING TO PLANNING
Article 63. Management of land reserved for the construction of systems of urban technical infrastructure facilities
1. Land reserved for the construction of the system of urban technical infrastructure facilities includes land for the construction of key works, lines or networks of technical infrastructure and land within the scope of protection and safety corridors.
2. Land funds reserved for the construction of the system of technical infrastructure facilities already indicated in urban planning shall be used for proper purposes and may neither be encroached upon nor have their use purpose changed.
3. People's Committees at all levels shall manage land funds reserved for the construction of the system of urban technical infrastructure facilities.
Article 64. Management of the construction of systems of urban technical infrastructure facilities in old and renovated urban centers
1. People's Committees at all levels shall make plans to build technical tunnels and trenches for laying underground technical wire lines.
2. When investing in building new streets, renovating and expanding old streets in urban centers, it is necessary to concurrently build technical tunnels and trenches for installing underground wire lines and pipelines.
Article 65. Management of construction of urban technical infrastructure systems in new urban centers and urban quarters
1. The construction of roads under planning shall be carried out at the same time with building technical tunnels and trenches.
2. Wire line works and technical pipelines shall be arranged and installed in technical tunnels and trenches.
3. Investment in the construction of the system of technical infrastructure facilities must ensure synchronism under planning and the schedule of implementing urban development projects.
Article 66. Management of underground space
1. The exploitation and use of underground space for the construction of underground works must comply with approved urban planning.
2. The management of the construction of works on the ground must not affect underground space already determined in approved urban planning.
Article 67. Management of construction of underground works
1. The construction of underground works must comply with underground space planning determined in approved urban planning; standards on underground works promulgated by the Ministry of Construction, planning licenses and construction permits.
2. The construction of underground works-must not affect works on the ground and underground works and space already existing or determined in urban planning.
3. The construction of transport routes and the system of public underground works must ensure safety and suitability with the exploitation and use of underground space and the ground; ensure convenient connection with traffic works underground and on the ground.
4. The construction of technical tunnels and trenches must not affect the use of space on the ground and must ensure safe exploitation, operation, repair and maintenance.
5. The Government shall specify the management of underground space.
Article 68. Management of trees, parks, natural landscape and water surface
1. Parks, flower gardens and trees in urban centers which are of cultural, historical, natural landscape and urban landscape value and have been included in management lists or indicated in urban planning must be assigned to organizations or individuals for management.
2. The building of parks and flower gardens and planting of trees under urban planning must meet requirements on utility, beauty, safety and urban environment; and must not damage infrastructure facilities on the ground, overhead and underground.
3. Lakes and natural water surface must not be encroached upon or other terrain characteristics must not be altered to prevent bad impacts on urban natural conditions and landscape.
4. Organizations and individuals shall protect parks, flower gardens, trees, water surface and other natural areas in urban centers. The felling, destruction and relocation of trees on management lists and the leveling and change of terrains in natural areas are subject to permission of competent management agencies.
Section 5. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION ACCORDING TO URBAN PLANNING
Article 69. Principles of management of construction according to urban planning
1. Organizations and individuals investing in the construction, renovation and repair of architectural works, technical and social infrastructure works and houses shall comply with approved detailed urban planning and the construction law.
2. Existing construction works which are architecturally inappropriate but comply with urban planning are allowed to exist in their original conditions; in case of renovation, upgrading or repair, architectural requirements must be ensured under law.
3. Existing construction works which are no longer in line with urban planning shall be relocated according to the plan and schedule of realizing urban planning. Pending relocation, if their owners wish to renovate, upgrade and repair them, competent state agencies shalI consider and grant temporary construction permits under the construction law.
Article 70. Introduction of sites
1. Urban planning management agencies shall introduce construction investment sites to investors upon request.
2. Sites recommended for construction investment must be in line with urban planning and suitable to the scope and nature of investment and save urban land, without affecting urban development and environment.
1. Planning license is required in the following cases:
a/ Cases specified in Clause 1. Article 52 of this Law;
b/ Investment projects on the construction of concentrated works in urban areas without zoning and detailed planning:
c/ Investment projects on the construction of individual works in urban areas without detailed planning or urban design, except houses.
2. Planning license serves as a basis for investors to prepare detailed planning tasks and detailed plans for investment projects on the construction of concentrated works or formulate investment projects for the construction of individual works in urban centers: and serves as a basis for competent state agencies to approve detailed planning and construction investment projects.
3. The grant of planning licenses must be based on actual development control and management requirements of urban centers, standards on urban planning and regulations on management of urban planning and architecture.
4. A planning license indicates the scope of the planned urban area, permitted norms on land use. requirements on land use exploitation and use. organization of architectural space, urban social and technical infrastructure on the ground and underground, protection of landscape and environment in the area in which the investor is assigned to invest, and its validity term.
5. The licensing competence is prescribed as follows:
a/ People's Committees of provinces and centrally run cities shall grant planning licenses to projects in provincial urban centers in the cases stated at Points a and c and projects in urban centers stated at Point b. Clause 1 of this Article:
b/ People's Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities shall grant planning licenses to projects not stated at Point a of this Clause.
6. Organizations and individuals shall pay fees for the grant of planning licenses in accordance with the law on charges and fees.
7. The Government shall specify planning licenses.
Article 72. Management of development of new urban centers and urban quarters
1. People's Committees of provinces and centrally run cities shall manage according to planning the development of new urban centers within the administrative boundaries under their management.
People's Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities shall manage according to planning the development of new urban centers within the administrative boundaries under their management.
2. The investment in constructing new urban centers and new urban quarters must ensure synchrony in social and technical infrastructure and public services and suit each period of development and implementation plans.
3. The scope of a new urban center must be determined on the principles of meeting actual urban development requirements, investment purposes, investor's capability of organizing project implementation and social benefits.
4. People's Committees of cities and towns shall organize the investment in the construction of technical infrastructure facilities outside the fences of new urban quarter projects to ensure convenient connection and transportation between new urban quarters and surrounding areas and other functional zones within urban centers.
5. When implementing projects to construct new urban quarters, residential quarters and housing quarters, People's Committees at all levels and investors stated in investment decisions of competent authorities shall reserve appropriate land funds for developing social houses in accordance with law.
6. Project investors identified in investment decisions shall manage technical infrastructure systems, space and architecture according to approved urban planning within the boundaries of their projects, except for cases in which such management is transferred to People's Committees.
Article 73. Management of renovation or urban centers according to planning
When renovating or re-constructing an area within an urban center, it is necessary to save land, give priority to meeting on-spot resettlement needs of locals in the area; improve urban architectural, landscape and environmental conditions; comprehensively build and improve the quality of social and technical infrastructure systems and public services on the basis of balance and harmony with surrounding areas; protect cultural heritage, historical relics and traditional traits of urban centers and areas.
1. This Law takes effect on January 1, 2010.
2. From the effective date of this Law, the provisions of the Construction Law on planning the construction of urban centers and areas within urban centers are replaced with the provisions of this Law.
Article 75. Transitional provisions
Urban construction planning already approved before the effective date of this Law are not required to be re-elaborated, re-evaluated and re-approved; the organization of realization, development management and adjustment of such planning comply with this Law.
Article 76. Detailing and guidance of implementation
The Government shall detail and guide the implementation of articles and clauses as assigned in the Law; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 17, 2009, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 53. Công bố công khai quy hoạch đô thị
Điều 55. Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị
Điều 56. Cấp chứng chỉ quy hoạch
Điều 67. Quản lý xây dựng công trình ngầm
Điều 47. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị
Điều 49. Các loại điều chỉnh quy hoạch đô thị
Điều 51. Trình tự tiến hành điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
Điều 52. Điều chỉnh đối với một lô đất trong khu vực quy hoạch
Điều 6. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị
Điều 41. Cơ quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 43. Nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 44. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 17. Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia
Điều 72. Quản lý phát triển đô thị mới, khu đô thị mới
Điều 73. Quản lý cải tạo đô thị theo quy hoạch
Điều 11. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
Điều 12. Kinh phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị
Điều 44. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 24. Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị
Điều 25. Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
Điều 26. Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
Điều 27. Đồ án quy hoạch chung thị trấn
Điều 28. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới
Điều 29. Đồ án quy hoạch phân khu