Nghị định 39/2010/NĐ-CP quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
Số hiệu: | 39/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2010 |
Ngày công báo: | 21/04/2010 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về quản lý không gian xây dựng ngầm tại các đô thị ở Việt Nam.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động có liên quan đến không gian xây dựng ngầm tại các đô thị ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Không gian xây dựng ngầm đô thị” là không gian dưới mặt đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị.
2. “Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị” bao gồm việc quy hoạch không gian xây dựng ngầm và các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình ngầm đô thị.
3. “Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị” là việc tổ chức không gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm.
4. “Công trình ngầm đô thị” là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
5. “Công trình công cộng ngầm” là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.
6. “Công trình giao thông ngầm” là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).
7. “Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm” là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.
8. “Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm” là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.
9. “Phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất” là tầng hầm (nếu có) và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.
10. “Tuy nen kỹ thuật” là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật.
11. “Hào kỹ thuật” là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.
12. “Cống, bể kỹ thuật” là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm thông tin, viễn thông, cáp truyền dẫn tín hiệu, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu sáng.
1. Chính phủ thống nhất quản lý trên cơ sở giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý.
2. Không gian xây dựng ngầm đô thị phải được quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng. Quy hoạch, phát triển không gian đô thị trên mặt đất phải kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm.
3. Việc sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
4. Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi.
5. Việc xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định sau:
a) Quy hoạch đô thị, quy chuẩn về xây dựng ngầm, giấy phép xây dựng;
b) Không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi có nhu cầu xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất đã được xác định (trừ phần đấu nối kỹ thuật của hệ thống đường dây, đường ống ngầm) thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Bảo đảm an toàn cho cộng đồng, cho bản thân công trình và các công trình lân cận; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch đô thị.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng ngầm tuân thủ theo quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1. Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cho tổ chức trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị theo quy định.
3. Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị (không bao gồm phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất) thực hiện theo quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được nhà nước cho thuê đất phải trả tiền thuê đất đối với trường hợp xây dựng công trình ngầm đô thị nhằm mục đích kinh doanh;
b) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được nhà nước cho thuê đất được xem xét miễn hoặc giảm tiền thuê đất đối với trường hợp xây dựng công trình ngầm đô thị không nhằm mục đích kinh doanh.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia quy hoạch không gian xây dựng công trình ngầm; đầu tư xây dựng các công trình ngầm theo các hình thức đầu tư thích hợp.
2. Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm:
a) Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm;
b) Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm;
c) Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật.
3. Các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình ngầm được quy định tại khoản 2 Điều này được hỗ trợ và ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện các quy định tại khoản 3 của Điều này.
1. Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch không gian xây dựng ngầm và xây dựng công trình ngầm có trách nhiệm tuân thủ quy định của các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Bộ Xây dựng, các Bộ có xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật có liên quan về xây dựng công trình ngầm theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao.
3. Việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng ngầm của nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
1. Cơ sở dữ liệu về công trình ngầm đô thị bao gồm:
a) Dữ liệu về hiện trạng các công trình ngầm đô thị;
b) Dữ liệu về quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị;
c) Các dữ liệu khác có liên quan đến quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
2. Hồ sơ về hiện trạng công trình ngầm, quy hoạch không gian xây dựng ngầm được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Khuyến khích cơ quan quản lý các cấp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về công trình ngầm đô thị.
3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc lập cơ sở dữ liệu về công trình ngầm đô thị.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình ngầm đô thị trên địa bàn mình quản lý.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương có trách nhiệm triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu; lưu trữ hồ sơ và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có công trình xây dựng ngầm tại đô thị có trách nhiệm cung cấp dữ liệu về công trình ngầm do mình quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình xây dựng ngầm đô thị.
1. Xây dựng công trình ngầm đô thị sai quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm; sai giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng.
2. Vi phạm hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ công trình ngầm.
3. Tham gia hoạt động xây dựng mà không đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Vi phạm các quy định về quản lý, khai thác sử dụng, bảo trì công trình ngầm.
5. Các hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và pháp luật có liên quan.
1. Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị là một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị. Nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị trong đồ án quy hoạch đô thị tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
2. Đối với các đô thị đã có quy hoạch đô thị được phê duyệt hoặc trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình ngầm nhưng chưa được xác định trong đồ án quy hoạch được duyệt, việc tiến hành lập quy hoạch chung hoặc quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
3. Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm được lập cho đô thị; quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm được lập cho khu vực đô thị hoặc được lập để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm. Nội dung lập quy hoạch tuân thủ theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.
4. Việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Quy hoạch không gian xây dựng ngầm phải bảo đảm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; kết nối tương thích và đồng bộ các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm, an toàn các công trình ngầm và phần ngầm của các công trình trên mặt đất.
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn; hiện trạng về xây dựng các công trình trên mặt đất và ngầm đô thị.
2. Phân tích, đánh giá về quy hoạch chung đô thị và tình hình xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
3. Trên cơ sở định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật của đô thị đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung đô thị:
a) Dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị;
b) Phân vùng chức năng sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm;
c) Xác định các khu vực hạn chế, khu vực cấm xây dựng công trình ngầm;
d) Xác định hệ thống giao thông ngầm bao gồm: hướng tuyến, vị trí và quy mô nhà ga tầu điện ngầm (nếu có); vị trí, quy mô hầm đường ô tô và khu vực dự kiến xây dựng bãi đỗ xe ngầm;
đ) Xác định hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật, cống, bể kỹ thuật trên các tuyến phố chính đến cấp khu vực;
e) Xác định đường ống cấp nước, thoát nước cấp 1, 2, tuyến truyền tải điện từ 22 KV trở lên;
g) Xác định các khu vực xây dựng công trình công cộng ngầm, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm;
h) Dự kiến đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian;
i) Đánh giá môi trường chiến lược;
k) Dự kiến các hạng mục ưu tiên và các nguồn lực để thực hiện.
4. Hồ sơ quy hoạch bao gồm: thuyết minh và các văn bản pháp lý có liên quan; bản đồ hiện trạng hệ thống công trình ngầm và quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị.
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn; hiện trạng về xây dựng công trình trên mặt đất và công trình ngầm; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
2. Xác định phạm vi, ranh giới, tính chất, chức năng sử dụng không gian để xây dựng các công trình ngầm.
3. Xác định cụ thể vị trí, quy mô và phạm vi sử dụng đất của công trình xây dựng ngầm.
4. Xác định chi tiết vị trí đấu nối kỹ thuật, đấu nối không gian các công trình.
5. Đánh giá môi trường chiến lược.
6. Hồ sơ quy hoạch bao gồm: thuyết minh và các văn bản pháp lý có liên quan; bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm và các bản vẽ mô tả mặt cắt sử dụng không gian ngầm trong đó có thể hiện chi tiết bố trí các công trình ngầm theo chiều đứng.
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ các quy định có liên quan tại các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các quy định của Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Một trong các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình;
c) Thỏa thuận về hướng tuyến với cơ quan quản lý quy hoạch địa phương nếu công trình đó chưa được xác định trong quy hoạch đô thị được phê duyệt;
d) Bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật cấp I, II;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật còn lại.
3. Đơn đề nghị cấp phép và giấy phép xây dựng được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Khi cấp giấy phép xây dựng công trình trên mặt đất có phần ngầm, trong giấy phép xây dựng phải quy định phạm vi phần ngầm công trình, số tầng hầm, tổng độ sâu các tầng hầm và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.
2. Việc xây dựng phần ngầm công trình phải tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định khác có liên quan của Nghị định này.
1. Yêu cầu đối với khảo sát:
a) Công tác khảo sát phải thể hiện hiện trạng địa hình, địa chất, thủy văn và các công trình ngầm, trên mặt đất để phục vụ cho công tác thiết kế, xây dựng;
b) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về khảo sát được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật cho mỗi loại công trình.
2. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng:
a) Tuân thủ quy hoạch đô thị, không gian xây dựng ngầm đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp chưa có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý quy hoạch địa phương;
b) Tuân thủ các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại công trình;
c) Việc thiết kế xây dựng phải bảo đảm bố trí đồng bộ đường ống, đường dây, cáp dẫn đến thuê bao, phụ tải, phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị và phải có quy trình vận hành, sử dụng, quy định bảo trì công trình phù hợp;
d) Tư vấn thiết kế phải tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng đường dây, đường ống kỹ thuật để xác định quy mô hào kỹ thuật hoặc cống bể phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị.
1. Yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng:
a) Cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và công trình trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận;
b) Dự báo các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm;
c) Bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.
2. Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng:
a) Phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;
b) Phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp về bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có);
c) Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình (nếu có) phải đáp ứng công năng sử dụng và bền vững và bảo đảm yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình;
d) Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Bảo đảm các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực;
e) Bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố;
g) Có quy trình vận hành sử dụng, quy định bảo trì công trình và phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kỹ thuật.
1. Trước khi thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư công trình đường dây, đường ống ngầm, hào kỹ thuật phải thông báo việc khởi công công trình đến Ủy ban nhân dân phường, thị trấn sở tại khu vực có công trình xây dựng ngầm để phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình thi công.
2. Nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công bảo đảm an toàn cho hoạt động bình thường của các tuyến đường dây, cáp, các công trình ngầm, nổi khác và bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
3. Nhà thầu xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống bể kỹ thuật phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ thi công công trình.
1. Trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.
3. Bảo đảm an toàn cho người và công trình, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất đô thị.
4. Có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.
5. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công. Khi gặp các sự cố bất thường nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư và các bên có liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp.
1. Công trình xây dựng ngầm đô thị trước khi đưa vào khai thác sử dụng phải được nghiệm thu theo quy định.
2. Việc tổ chức nghiệm thu, nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực công trình xây dựng ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng không phân biệt loại và cấp được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu.
1. Tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian xây dựng ngầm, kế hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.
3. Nhà nước khuyến khích việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị. Các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị được hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Việc thiết kế, xây dựng, cải tạo sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp nổi trên đường phố phải đáp ứng các yêu cầu:
a) Bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và an toàn chung cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan;
b) Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị;
c) Kết hợp sử dụng chung trong cống, bể kỹ thuật; hào hoặc tuy nen để tiết kiệm sử dụng không gian ngầm.
5. Đối với các đường phố đã xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật thì không được bố trí các đường cống nổi trên mặt đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật trên địa bàn mình quản lý.
1. Việc hạ ngầm đường dây đường cáp nổi trên các tuyến phố có thể sử dụng một trong các hình thức sau: cống, bể kỹ thuật; hào và tuynen kỹ thuật.
2. Nhà thầu xây dựng thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường dây, cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.
4. Các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn đô thị có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh phí để thực hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc hạ ngầm các đường dây, đường cáp đi nổi trên địa bàn do mình quản lý.
1. Đấu nối kỹ thuật là việc kết nối giữa các công trình đường dây, đường cáp, đường ống kỹ thuật ngầm; hào và tuy nen kỹ thuật với nhau.
2. Yêu cầu đối với đấu nối kỹ thuật:
a) Phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng công trình;
c) Bảo đảm yêu cầu đồng bộ;
d) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật quy định đối với từng loại công trình.
1. Đấu nối không gian là việc tạo ra khoảng không gian để kết nối giữa công trình xây dựng ngầm với các công trình lân cận bảo đảm cho sự hoạt động của con người và máy móc thiết bị.
2. Yêu cầu đối với đấu nối không gian.
a) Phải phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp chưa có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý quy hoạch địa phương;
b) Bảo đảm an toàn cho người và công trình, công trình lân cận;
c) Bảo đảm thuận lợi khi sử dụng, khai thác và thoát hiểm khi cần thiết.
Khi thiết kế xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư xây dựng công trình ngầm phải có thỏa thuận với các đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình được đấu nối không gian (nếu có).
Trước khi thi công đấu nối công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo về kế hoạch và tiến độ thi công đấu nối công trình đến cơ quan, đơn vị thỏa thuận đấu nối để giám sát và phối hợp thực hiện.
1. Công trình giao thông ngầm, công cộng ngầm, tuy nen và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm phải được thực hiện công tác quan trắc địa kỹ thuật.
2. Yêu cầu đối với công tác quan trắc địa kỹ thuật:
a) Quan trắc địa kỹ thuật phải được thực hiện theo quy định trong suốt quá trình thi công và khai thác, sử dụng công trình ngầm;
b) Quan trắc địa kỹ thuật bao gồm các quan trắc trên bản thân công trình ngầm, môi trường địa chất, các công trình lân cận;
c) Công tác quan trắc địa kỹ thuật thực hiện theo đúng phương án quan trắc đã được chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng phê duyệt;
d) Khi quan trắc thấy có yếu tố bất thường thì nhà thầu xây dựng phải thông báo cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng và cơ quan thiết kế để có các biện pháp xử lý kịp thời.
1. Các công trình xây dựng ngầm phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Công trình giao thông ngầm; công trình công cộng ngầm; tuy nen, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm phải thực hiện chế độ bảo trì (thường xuyên và định kỳ).
3. Các công trình đường dây, đường ống và hào kỹ thuật ngầm phải thực hiện chế độ bảo trì định kỳ.
4. Khi thực hiện công tác bảo trì, phải chú ý kiểm tra nghiêm ngặt hệ thống đấu nối công trình; các thiết bị kiểm soát thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường (nếu có).
1. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện bảo trì công trình ngầm;
b) Thực hiện bảo trì công trình ngầm theo chỉ dẫn và quy định của nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;
d) Báo cáo định kỳ về công tác bảo trì và tình hình hoạt động của công trình ngầm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện công tác bảo trì của chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình ngầm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2010.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật)
Kính gửi: …………………………………......................
1. Tên chủ đầu tư: ................................................................................................................
- Người đại diện: .......................................................... Chức vụ:...........................................
- Địa chỉ liên hệ: ....................................................................................................................
- Số điện thoại liên hệ: ...........................................................................................................
2. Tên công trình: ..................................................................................................................
3. Địa điểm xây dựng: .................................................. ........................................................
- Vị trí xây dựng:....................................................................................................................
+ Điểm đầu công trình: ..........................................................................................................
+ Điểm cuối công trình: .........................................................................................................
4. Nội dung đề nghị cấp phép: ................................................................................................
- Loại công trình: .......................................................... Cấp công trình: .................................
- Quy mô công trình: .............................................................................................................
- Tổng chiều dài công trình: ....................................................................................................
- Chiều rộng công trình: từ: ………............ m, đến: .................................................... m.
- Chiều sâu công trình: từ: …...........……..m, đến: .................................................... m.
- Khoảng cách nhỏ nhất đến nhà dân: ............................ /.......................................................
5. Đơn vị hoặc người thiết kế: ................................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Điện thoại: ..........................................................................................................................
6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: .................... tháng.
7. Cam kết đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và hoàn trả mặt bằng và tuân thủ đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
……., ngày…. tháng …. năm …… |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ)
(Trang 1)
UBND tỉnh, |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ................ |
……., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Số: /GPXD-CTN
(Sử dụng cho công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật)
1. Cấp cho: .............................................................................................................................
- Địa chỉ: .................................................................................................................................
2. Được phép xây dựng công trình theo những nội dung sau: ......................................................
- Tên công trình: .......................................................................................................................
- Vị trí xây dựng: ......................................................................................................................
+ Điểm đầu công trình: .............................................................................................................
+ Điểm cuối công trình: ............................................................................................................
- Quy mô công trình: ................................................................................................................
- Tổng chiều dài công trình: ................................................................................................. m
- Chiều rộng công trình: từ: ………............ m, đến: .................................................... m.
- Chiều sâu công trình: từ: …...........……..m, đến: .................................................... m.
- Khoảng cách nhỏ nhất đến nhà dân: .....................................................................................
3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải đề nghị cấp mới giấy phép.
Nơi nhận: |
……., ngày…. tháng …. năm …… |
(Trang 2)
CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:
1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để mất an toàn, hư hỏng cây xanh, các công trình ngầm, nổi liền kề hoặc xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.
2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.
3. Sau khi xây dựng xong công trình phải hoàn trả mặt bằng nguyên trạng, bảo đảm chất lượng và cao độ để bảo đảm an toàn giao thông.
4. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng, đơn vị có liên quan đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và xử lý giao cắt với công trình khác.
5. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.
6. Khi cần thay đổi thiết kế hoặc vướng các công trình ngầm khác thì phải thông báo cho các bên liên quan, báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
7. Nếu có sử dụng hè, đường hoặc không gian công cộng thì phải thỏa thuận với cơ quan quản lý có liên quan về vị trí, thời gian sử dụng và các phương án bảo đảm về an toàn, vệ sinh môi trường, giao thông thông suốt trong quá trình thi công./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 39/2010/ND-CP |
Hanoi, April 07, 2010 |
ON MANAGEMENT OF URBAN UNDERGROUND CONSTRUCTION SPACE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;
Pursuant to the June 17, 2009 Law on Urban Planning;
At the proposal of the Minister of Construction,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree provides for the management of underground construction space in urban centers in Vietnam.
2. Domestic and foreign organizations and individuals engaged in activities related to underground construction space in urban centers in Vietnam shall abide by the provisions of this Decree and other relevant provisions of law.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. Urban underground construction space means the subterranean space used for the construction of urban underground works.
2. Management of urban underground construction space covers the underground construction space planning and activities related to the construction of urban underground works
3. Urban underground construction space planning means the organization of subterranean construction space for the construction of underground works.
4. Urban underground works means those built underground in urban centers, including underground public facilities, underground traffic works, underground key technical works and underground sections of works built on the ground, underground wires, cables and technical pipes and technical trenches and tunnels.
5. Underground public facilities means works built underground to serve public activities.
6. Underground traffic works means underground railway works, underground railway terminals, road tunnels, pedestrians' tunnels and connected support facilities (including road sections connecting underground portions with the ground surface).
7. Underground technical key works means underground technical infrastructure facilities including water supply stations, wastewater treatment stations, transformer stations and gas stations, which are built underground.
8. Underground wire, cable and technical pipeline works means underground water or energy supply pipelines, water drainage works: power transmission lines and communications lines which are built underground.
9. Underground sections of works built on the ground means ground floors (if any) and underground sections of works.
10. Technical tunnels mean underground works running in lines which are of sizes big enough for humans to install, repair and maintain of underground equipment and pipelines.
11. Technical trenches means underground works running in lines which are of small sizes for installation of wires, cables and technical pipelines.
12. Technical culverts, tanks means the systems of pipes and cable tanks for the installation of underground communications, telecommunications wires and cables signal transmission cables, television, power supply and lighting cables.
Article 3. Principles on management of urban underground construction space
1. The Government shall perform the unified management on the basis of assigning provincial-level People's Committees to manage urban underground construction space in areas under their respective management.
2. Urban underground construction space must be planned, built, managed and used. On-ground urban development and planning must be closely associated with the safe and efficient use of underground space.
3. The use of underground space for the construction of underground works must ensure thrifty land use, environmental protection and security as well as defense requirements.
4. Investors in new urban centers, new residential quarters and newly built, renovated or expanded thoroughfares shall invest in the construction of technical culverts and tanks or technical trenches and tunnels for the installation of technical wires and pipes under approved planning. For old or renovated urban centers, provincial-level People's Committees shall work out plans for investment in the construction of technical culverts and tanks or technical trenches and tunnels for incrementally laying underground overhead wires and cables.
5. The construction of urban underground works must comply with the following regulations:
a/ Urban plannings, regulations on underground construction and construction permission;
b/ The construction must not go beyond the construction boundaries or land areas, determined in land allocation or land lease decisions of competent state agencies. In case the construction needs to go beyond the construction boundaries or land areas as determined (excluding sections for technical connections of the wire system or underground pipelines), permission of competent state agencies is required;
c/ To ensure safety for communities, works themselves and adjacent works: not to affect the use. exploitation and operation of adjacent works as well as works already existing or identified in urban planning.
Article 4. Ownership of underground construction works
The grant of certificates of underground construction work ownership complies with legal provisions on the grant of certificates of land use rights and house and land-attached asset ownership.
Article 5. Land use for construction of urban underground works
1. The use of land for the construction of urban underground works must conform to urban planning and land use planning approved by competent authorities.
2. Provincial-level People's Committees shall decide to permit domestic organizations or foreign organizations and individuals to use land for the construction of urban underground works according to regulations.
3. The use of land for construction of urban underground works (excluding underground sections of works built on the ground surface) complies with the following provisions:
a/ Domestic and foreign organizations and individuals that are leased land by the State shall pay land rents for cases of construction of urban underground works for business purposes;
b/ Domestic and foreign organizations and individuals that arc leased land by the State will be considered for land rent exemption or reduction, for cases of construction of urban underground works for non-business purposes.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in. formulating mechanisms for management and use of land for the construction of urban underground works, and submit them to the Prime Minister for decision.
Article 6. Supports and preferences for construction of urban underground works
1. The State encourages organizations and individuals to participate in planning underground work construction space; to invest in the construction of underground works in appropriate investment forms.
2. Types of urban underground works to be encouraged for construction investment include:
a/ Underground traffic works and underground car parks;
b/ Key underground technical works;
c/ Technical culverts and tanks, technical trenches and tunnels.
3. Organizations and individuals investing in the construction of underground works defined in Clause 2 of this Article are entitled to investment supports and preferences under current provisions of law.
4. The Ministries of Finance; Natural Resources and Environment; and Planning and Investment shall base on their respective functions and tasks to guide the implementation of Clause 3 of this Article.
Article 7. Urban underground construction regulations and standards
1. Organizations and individuals operating in the fields of underground construction space planning and construction of underground works shall comply with relevant technical regulations promulgated by competent state agencies.
2. The Ministry of Construction and ministries with specialized construction shall organize the formulation of national construction standards; promulgate technical regulations on construction of underground works according to their respective functions and tasks assigned by the Government.
3. The application of foreign underground construction standards must comply with legal provisions on application of foreign construction standards in construction activities in Vietnam.
Article 8. Establishment of databases and archive of files on urban underground construction works
1. The database on urban underground works covers:
a/ Data on the current state of urban underground works;
b/ Data on urban underground construction space planning;
c/ Other data related to the management of urban underground construction space.
2. Files on the current state of underground works and underground construction space planning will be archived in accordance with the law on archive. Management agencies at all levels are encouraged to apply advanced technologies to the management of databases and supply of information on urban underground works.
3. The Ministry of Construction shall guide the establishment of the database on urban underground works.
4. Provincial-level People's Committees shall direct the establishment of databases to serve the management of. planning on. investment in. and construction of. urban underground works in areas under their respective management.
5. State management agencies in charge of construction in localities shall establish databases; archive files and provide information to requesting organizations and individuals under law.
6. Domestic and foreign owners of urban underground works shall supply data on underground works under their management to local state agencies in charge of construction for the establishment of databases on urban underground construction works.
1. Building urban underground works in violation of urban planning or underground construction space planning; in violation of construction permits or without construction permits.
2. Infringing upon safety corridors and the scope of protection of underground works.
3. Participating in construction activities but failing to fully meet the capability conditions as prescribed by the law on construction.
4. Breaching regulations on management, exploitation, use and maintenance of underground works.
5. Other acts in violation of laws on
construction, urban planning and of relevant law.
URBAN UNDERGROUND CONSTRUCTION SPACE PLANNING
Article 10. Provisions on urban underground construction space planning
1. Urban underground construction space planning constitutes a content of an urban plan. The contents of urban underground construction space planning in an urban plan comply with the law on urban planning.
2. For urban centers with approved urban plannings or in which underground works, need to be constructed but have not yet been identified in the approved plans, the formulation of general plannings or detailed plannings on underground construction space shall be considered and decided by provincial-level People's Committees.
3. General plannings on underground construction space shall be formulated for urban centers; detailed plannings on underground construction space shall be formulated for urban zones or for use as a basis for the formulation of investment projects on construct of underground works. The planning contents comply with the provisions of Articles 12 and 13 of this Decree.
4. The appraisal and approval of general plannings and detailed plannings on urban underground space shall comply with the law on urban planning.
Article 11. Requirements on urban underground construction space planning
Underground construction space planning must ensure rational, thrifty and efficient use of land and compatible and synchronous connections of underground works and between underground works and ground works; satisfy the requirements on protection of the environment and ground water sources and safety of underground works and underground sections of on-ground works.
Article 12. Contents of urban underground construction space planning
1. Analyzing and assessing the natural, geological and hydrological conditions of works; the current state of construction of urban on-ground and underground works.
2. Analyzing and assessing the general urban planning and the state of construction under the approved planning.
3. On the basis of urban space and technical infrastructure development orientations already identified in general urban plans:
a/ Forecasting urban underground space development and use demands;
b/ Zoning of functional underground space for the construction of underground works;
c/ Identifying areas where construction of underground works is restricted or banned;
d/ Identifying underground traffic systems, including route directions, locations and sizes of underground railway stations (if any); positions and sizes of automobile tunnels and areas projected for the construction of underground car parks;
e/ Identifying systems of technical tunnels and trenches, technical culverts and tanks on principal thoroughfares up to zone level;
f/ Identifying water supply or drainage pipelines of grades 1 and 2, power transmission lines of 22 kV or higher;
g/ Identifying areas for the construction of underground works and underground key technical infrastructure works;
h/Projected technical connections and spatial connections;
i/ Strategically evaluating the environment;
j/ Projected priority construction items and resources for implementation.
4. A planning file includes explanations and
relevant legal documents; maps of current
underground work systems and the urban underground construction space general planning.
Article 13. Contents of detailed underground construction space planning
1. Analyzing and assessing the natural, geological and hydrological conditions of works: the current state of construction of on-ground and underground works; the provisions of the general planning and zoning planning related to the planned zone.
2. Determining the scope, boundaries, nature and use functions of space for the construction of underground works.
3. Determining specific locations, sizes and land use scopes of underground construction works.
4. Determining detailed locations of technical connections and spatial connections of works.
5. Strategically assessing the environment.
6. A planning file includes explanations and relevant legal documents; maps of the current state, maps of detailed planning on underground construction space and drawings describing the cross-sections of used underground space, which show a detailed vertical arrangement of underground works.
CONSTRUCTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
SECTION I. PERMITS FOR CONSTRUCTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
Article 14. Genera! provisions
1. Before starting the construction of underground works, investors shall obtain construction permits, except cases of construction permit exemption under the law on construction.
2. The grant of permits for construction of underground works complies with relevant documents guiding the Construction Law. the Urban Planning Law and this Decree.
Article 15. Permits for construction of underground wire lines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks
1. A dossier of application for a work construction permit comprise:
a/ An application for a construction permit:
b/ Any of the papers permitting the investment in work construction;
c/The route direction agreement with the local planning management agency if such work is not yet identified in the approved urban planning;
d/The design drawing showing the location, ground, cross-section and depth of the work; the plan of technical connections.
2. Competence to grant permits:
a/ Provincial-level People's Committees shall grant construction permits for underground wire lines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks of grades I and II;
b/Provincial-level People's Committees shall provide for the grant of permits for the construction of the remaining underground wirelines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks.
3. The application for a construction permit and the construction permit are provided in Appendices I and II to this Decree (not printed
herein).
Article 16. Permits for the construction of underground traffic works, underground public facilities, tunnels and underground key technical infrastructure works
Permits for the construction of underground traffic works, underground public facilities, tunnels and underground key technical infrastructure works comply with the law on construction.
Article 17. Underground sections of on-ground construction works
1. Upon grant of permits for the construction of on-ground works with underground sections, such a construction permit must specify the scope of underground sections, the number of ground floors, the total depth of the ground floors and subteranean sections of works.
2. The construction of underground sections must comply with construction permits and relevant provisions of this Decree.
SECTION 2. URBAN UNDERGROUND WORK SURVEY AND DESIGN
Article 18. For wirelines, pipelines and technical trenches
1. Survey requirements:
a/ Surveys must express the current topographical, geological and hydrological conditions and underground as well as on-ground works in order to serve designing and construction activities;
b/ The technical requirements on surveys prescribed in the technical regulations for each type of works must be met.
2. Construction designing requirements:
a/ To comply with urban and urban underground construction space planning approved by competent authorities. If the urban planning or urban underground construction space planning is not yet available, agreement of local planning management agency is required:
b/ To comply with technical regulations applicable to each type of works;
c/ Construction designing must ensure the synchronous arrangement of pipelines, wire and cable lines to subscribers, and load, suitable to the common technical infrastructure system of the urban center and describe appropriate processes of operation, use and maintenance of works;
d/ Designing cousultancy must take into account and forecast the demands for use of wirelines, technical pipelines in order to determine the sizes of technical trenches or culverts and tanks suitable to urban development planning and plans.
Article 19. For underground traffic works, underground public facilities, tunnels and underground key technical infrastructure works
1. Construction survey requirements:
a/ To adequately supply data, documents and technical parameters on underground works and existing on-ground works, geological and hydrological conditions of works, the possibility of existence of assorted poisonous gases in construction sites, which serve as grounds for determining the scope and depth of works, the selection of appropriate construction technologies with a view to ensuring safety for humans, works and adjacent works;
b/ To forecast abnormalities of geological and hydrological conditions of works in order to work out appropriate handling measures in the designing and construction of underground works;
c/ To ensure environmental sanitation and restore the ground to its original state upon completion of surveys.
2. Construction designing requirements:
a/ To conform to geological and hydrological conditions of works;
b/ To be synchronous, connections conformable to adjacent and on-ground works, to urban common technical infrastructure systems: to ensure safety, not affecting adjacent construction works; to combine with security and defense requirements when necessary; at the same time, to propose solutions to the preservation of trees and the protection of historical and cultural relics in construction sites (if any);
c/The design of architectural space inside the works (if any) must satisfy the requirements on utility, durability and beauty, suitable to cultural and historical characters of the locality where works are constructed:
d/ The design of lighting, air-conditioning, ventilating, water supply and drainage, power supply, fire-protection, emergency exit and operation control systems in works must take into account types and grades of works as prescribed by the law on construction;
e/To meet anti-permeation, anti-corrosion and anti-erosion requirements;
f/ To ensure the convenient use by disabled persons, ensure safe and quick exit upon occurrence of incidents;
g/ To work out processes of work operation and maintenance and to set tasks of geo-technical observation.
SECTION 3. CONSTRUCTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
Article 20. For underground wirelines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks
1. Prior to the construction of these works, investors shall notify the construction commencement to ward/township People's Committees of localities where underground works are constructed for coordinated inspection and supervision of the construction process.
2. Construction contractors shall work out construction measures to ensure safety for normal operation of wire and cable lines, underground works, other connections and ensure traffic safety and environmental sanitation.
3. Contractors to construct wirelines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks must ensure the safety, quality and construction progress of works.
Article 21. For underground traffic works, public facilities, tunnels and key technical infrastructure works
1. Priorto the construction of works, investors shall determine the current conditions of existing underground works in construction zones in order to work out appropriate handling measures.
2. Construction contractors shall work out construction measures for approval by investors or their representatives.
3. To ensure safety for humans and works, minimally affecting routine activities of the urban center, adjacent and on-ground works; to work out measures to ensure environmental sanitation, especially against the pollution of ground water and the urban geological environment.
4. To work out plans and options to overcome possible incidents in the course of construction such as weak soil layer, water-containing layer, poisonous gas. fire and explosion, landslides, raisings and cracks in order to ensure safety for humans, construction equipment and works.
5. To strictly observe the work process and order and regularly inspect safety conditions in the course of construction. Upon occurrence of abnormal incidents, construction contractors shall notify them to investors and concerned parties for appropriate handling measures.
Article 22. Test for acceptance, certification of force-bearing safety and certification of quality conformity of urban underground construction works
1. Urban underground construction works, before being put to use. must be tested for acceptance according to regulations.
2. The prior-acceptance test, acceptance and issue of certificates of force-bearing safety of urban underground construction works shall comply with the law on construction.
3. Construction works or work items, regardless of their types and grades, must be certified for quality standard conformity when so requested by local state management agencies in charge of construction or investors or owners.
SECTION 4. UNDERGROUND LAYING OF OVERHEAD WIRES AND CABLES
Article 23. Principles for laying underground overhead wires and cables
1. To comply with urban planning, underground construction space planning, underground laying plans and design files approved by competent authorities.
2. To comply with technical regulations of related sectors.
3. The State encourages the underground laying of overhead wires and cables in urban centers. Organizations and individuals participating in the underground laying of overhead wires and cables in urban centers are entitled to investment supports and preferences under current laws.
4. The designing, construction, re-arrangement and underground laying of overhead wires and cables along streets must satisfy the following requirements:
a/ To ensure safety for humans, works, adjacent works and general safety for related technical infrastructure systems;
b/ To ensure their connections with the common urban wire and cables systems;
c/ To ensure common use in technical culverts, tanks, trenches or tunnels for thrifty use of underground space.
5. For streets already built with technical culverts, tanks or technical trenches and tunnels, on-ground culverts must not be built. Provincial-level People's Committees shall promulgate regulations on the common use of systems of technical culverts, tanks, trenches or tunnels in areas under their respective management.
Article 24. Underground laying of overhead wires and cables
1. The underground laying of overhead cables along streets can be carried out in any of the following forms: technical culverts and tanks; technical trenches and tunnels.
2. Constractors for underground laying of overhead wires and cables must ensure work safety, quality and construction schedule.
3. Investors shall coordinate with owners of overhead wire or cable systems in recovering unused posts, overhead wires and cables. Local construction management agencies shall inspect the recovery thereof.
4. Organizations and individuals exploiting or using overhead wire or cable lines in urban centers shall coordinate, participate in. and contribute funds to. the underground laying of overhead wires and cables under the general plans of provincial-level People's Committees.
5. Provincial-level People's Committees shall organize and direct the formulation and implementation of plans on underground laying of overhead wires and cables in areas under their respective management.
ORGANIZATION OF CONNECTION. GEO-TECHNICAL OBSERVATION AND MAINTENANCE OF UNDERGROUND WORKS
SECTION I. CONNECTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
Article 25. Technical connection
1. Technical connection means the connection between underground wirelines, cable lines, technical pipelines; technical trenches and tunnels.
2. Requirements on technical connection:
a/ To conform to approved urban planning or urban underground construction space planning;
b/ To conform to each work's use demand;
c/ To ensure synchronism;
d/ To ensure the technical requirements prescribed for each type of works.
Article 26. Spatial connection
1. Spatial connection means the creation of a space for connection between underground construction works and adjacent works, ensuring activities of people and machinery.
2. Requirements on spatial connection
a/ To conform to approved urban planning or urban underground construction space planning. In case the urban planning or urban underground construction space planning is not yet available, approval of the local planning management agencies is required;
b/ To ensure safety for people and works themselves and adjacent works;
c/To ensure convenience for use. exploitation and emergency exit when necessary.
Article 27. Connection agreement
Upon designing the construction of underground works, investors shall reach agreement with units managing the operation of urban technical infrastructure works or work owners or users for spatial connection (if any).
Article 28. Implementation of connection
Prior to work connection, investors shall notify connection plans and schedules to agencies and units agreeing with the connection for supervision and coordinated implementation.
SECTION 2. GEO-TECHNICAL OBSERVATION AND MAINTENANCE OF UNDERGROUND WORKS
Article 29. Geo-technical observation of underground works
1. Underground traffic works, public facilities, tunnels and key technical infrastructure works must be subject to geo-technical observation.
2. Requirements on geo-technical observation:
a/ Ggeo-technical observation shall be carried out according to regulations throughout the process of construction, exploitation and use of underground works:
b/ Geo-technical observation covers the observation of underground works themselves, the geological environment and adjacent works:
c/ Geo-technical observation shall be carried out strictly according to observation plans already approved by investors or use managers;
d/ When observing abnormalities, construction contractors shall notify them to investors or use managers and designing agencies for timely handling measures.
Article 30. Requirements on underground work maintenance
1. Underground construction works must be maintained under the law on construction.
2. Underground traffic works; underground public facilities; tunnels and key technical infrastructure works must be maintained according to regulations (regular and periodical maintenance).
3. Underground wirelines, pipelines and technical trenches must be periodically maintained.
4. Upon carrying out maintenance, attention must be paid to close examination of work connection systems; air-ventilation control, lighting, explosion- and fire-protection and environmental protection equipment (if any).
Article 31. Responsibilities of related agencies in the maintenance of underground works
1. Work owners or use managers shall:
a/ Organize the maintenance of underground works;
b/ Maintain underground works under the instructions and regulations of designing contractors, materials, technological equipment and work equipment supply contractors and observe relevant regulations and standards;
c/ Be held responsible before law for the quality of construction works if they are degenerated due to non-compliance with the prescribed work maintenance process;
d/ Periodically report on the maintenance and operation of underground works to local construction state management agencies.
2. Local construction state management agencies shall organize periodical and extraordinary inspections of work maintenance activities of owners or use managers of underground works.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Decree takes on May 25. 2010.
2. This Decree replaces the Government's Decree No. 41/2007/ND-CP of March 22. 2007. on urban underground construction.
Article 33. Organization of implementation
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, organize the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in. guiding, monitoring and inspecting the implementation of this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |