Chương 3 Nghị định 39/2010/NĐ-CP: Xây dựng công trình ngầm đô thị
Số hiệu: | 39/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2010 |
Ngày công báo: | 21/04/2010 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ các quy định có liên quan tại các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các quy định của Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng công trình bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Một trong các giấy tờ về cho phép đầu tư xây dựng công trình;
c) Thỏa thuận về hướng tuyến với cơ quan quản lý quy hoạch địa phương nếu công trình đó chưa được xác định trong quy hoạch đô thị được phê duyệt;
d) Bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí, mặt bằng, mặt cắt; chiều sâu công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật cấp I, II;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng đường dây, đường ống ngầm, hào và cống, bể kỹ thuật còn lại.
3. Đơn đề nghị cấp phép và giấy phép xây dựng được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Khi cấp giấy phép xây dựng công trình trên mặt đất có phần ngầm, trong giấy phép xây dựng phải quy định phạm vi phần ngầm công trình, số tầng hầm, tổng độ sâu các tầng hầm và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.
2. Việc xây dựng phần ngầm công trình phải tuân thủ giấy phép xây dựng và các quy định khác có liên quan của Nghị định này.
1. Yêu cầu đối với khảo sát:
a) Công tác khảo sát phải thể hiện hiện trạng địa hình, địa chất, thủy văn và các công trình ngầm, trên mặt đất để phục vụ cho công tác thiết kế, xây dựng;
b) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về khảo sát được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật cho mỗi loại công trình.
2. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng:
a) Tuân thủ quy hoạch đô thị, không gian xây dựng ngầm đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp chưa có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý quy hoạch địa phương;
b) Tuân thủ các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại công trình;
c) Việc thiết kế xây dựng phải bảo đảm bố trí đồng bộ đường ống, đường dây, cáp dẫn đến thuê bao, phụ tải, phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị và phải có quy trình vận hành, sử dụng, quy định bảo trì công trình phù hợp;
d) Tư vấn thiết kế phải tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng đường dây, đường ống kỹ thuật để xác định quy mô hào kỹ thuật hoặc cống bể phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển đô thị.
1. Yêu cầu đối với công tác khảo sát xây dựng:
a) Cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu, thông số kỹ thuật về các công trình ngầm và công trình trên mặt đất hiện có, các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khả năng tồn tại các loại khí độc hại của khu vực xây dựng để làm cơ sở xác định phạm vi, độ sâu công trình, lựa chọn công nghệ thi công thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình và công trình lân cận;
b) Dự báo các bất thường về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn để có biện pháp xử lý thích hợp phục vụ công tác thiết kế thi công xây dựng công trình ngầm;
c) Bảo đảm vệ sinh môi trường và phải hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát.
2. Yêu cầu đối với công tác thiết kế xây dựng:
a) Phải phù hợp với điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;
b) Phải đồng bộ, kết nối phù hợp với quần thể kiến trúc của các công trình liền kề, trên mặt đất, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; bảo đảm an toàn không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng lân cận; kết hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng khi cần thiết; đồng thời phải có giải pháp về bảo tồn cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa tại khu vực xây dựng (nếu có);
c) Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình (nếu có) phải đáp ứng công năng sử dụng và bền vững và bảo đảm yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình;
d) Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Bảo đảm các yêu cầu về chống thấm, chống ăn mòn và xâm thực;
e) Bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố;
g) Có quy trình vận hành sử dụng, quy định bảo trì công trình và phải đề xuất nhiệm vụ của công tác quan trắc địa kỹ thuật.
1. Trước khi thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư công trình đường dây, đường ống ngầm, hào kỹ thuật phải thông báo việc khởi công công trình đến Ủy ban nhân dân phường, thị trấn sở tại khu vực có công trình xây dựng ngầm để phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình thi công.
2. Nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công bảo đảm an toàn cho hoạt động bình thường của các tuyến đường dây, cáp, các công trình ngầm, nổi khác và bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
3. Nhà thầu xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống bể kỹ thuật phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ thi công công trình.
1. Trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.
3. Bảo đảm an toàn cho người và công trình, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất đô thị.
4. Có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình.
5. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự công việc và có chế độ thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn khi thi công. Khi gặp các sự cố bất thường nhà thầu xây dựng phải có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư và các bên có liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp.
1. Công trình xây dựng ngầm đô thị trước khi đưa vào khai thác sử dụng phải được nghiệm thu theo quy định.
2. Việc tổ chức nghiệm thu, nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực công trình xây dựng ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng không phân biệt loại và cấp được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu.
1. Tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian xây dựng ngầm, kế hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.
3. Nhà nước khuyến khích việc hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị. Các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi tại các đô thị được hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Việc thiết kế, xây dựng, cải tạo sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp nổi trên đường phố phải đáp ứng các yêu cầu:
a) Bảo đảm an toàn cho người, công trình, công trình lân cận và an toàn chung cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan;
b) Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị;
c) Kết hợp sử dụng chung trong cống, bể kỹ thuật; hào hoặc tuy nen để tiết kiệm sử dụng không gian ngầm.
5. Đối với các đường phố đã xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật thì không được bố trí các đường cống nổi trên mặt đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật trên địa bàn mình quản lý.
1. Việc hạ ngầm đường dây đường cáp nổi trên các tuyến phố có thể sử dụng một trong các hình thức sau: cống, bể kỹ thuật; hào và tuynen kỹ thuật.
2. Nhà thầu xây dựng thực hiện hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ của công trình.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng chủ sở hữu của hệ thống đường dây, cáp đi nổi tiến hành thu hồi các cột, đường dây, cáp đi nổi không sử dụng. Cơ quan quản lý về xây dựng tại địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thu hồi này.
4. Các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn đô thị có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh phí để thực hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc hạ ngầm các đường dây, đường cáp đi nổi trên địa bàn do mình quản lý.
CONSTRUCTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
SECTION I. PERMITS FOR CONSTRUCTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
Article 14. Genera! provisions
1. Before starting the construction of underground works, investors shall obtain construction permits, except cases of construction permit exemption under the law on construction.
2. The grant of permits for construction of underground works complies with relevant documents guiding the Construction Law. the Urban Planning Law and this Decree.
Article 15. Permits for construction of underground wire lines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks
1. A dossier of application for a work construction permit comprise:
a/ An application for a construction permit:
b/ Any of the papers permitting the investment in work construction;
c/The route direction agreement with the local planning management agency if such work is not yet identified in the approved urban planning;
d/The design drawing showing the location, ground, cross-section and depth of the work; the plan of technical connections.
2. Competence to grant permits:
a/ Provincial-level People's Committees shall grant construction permits for underground wire lines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks of grades I and II;
b/Provincial-level People's Committees shall provide for the grant of permits for the construction of the remaining underground wirelines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks.
3. The application for a construction permit and the construction permit are provided in Appendices I and II to this Decree (not printed
herein).
Article 16. Permits for the construction of underground traffic works, underground public facilities, tunnels and underground key technical infrastructure works
Permits for the construction of underground traffic works, underground public facilities, tunnels and underground key technical infrastructure works comply with the law on construction.
Article 17. Underground sections of on-ground construction works
1. Upon grant of permits for the construction of on-ground works with underground sections, such a construction permit must specify the scope of underground sections, the number of ground floors, the total depth of the ground floors and subteranean sections of works.
2. The construction of underground sections must comply with construction permits and relevant provisions of this Decree.
SECTION 2. URBAN UNDERGROUND WORK SURVEY AND DESIGN
Article 18. For wirelines, pipelines and technical trenches
1. Survey requirements:
a/ Surveys must express the current topographical, geological and hydrological conditions and underground as well as on-ground works in order to serve designing and construction activities;
b/ The technical requirements on surveys prescribed in the technical regulations for each type of works must be met.
2. Construction designing requirements:
a/ To comply with urban and urban underground construction space planning approved by competent authorities. If the urban planning or urban underground construction space planning is not yet available, agreement of local planning management agency is required:
b/ To comply with technical regulations applicable to each type of works;
c/ Construction designing must ensure the synchronous arrangement of pipelines, wire and cable lines to subscribers, and load, suitable to the common technical infrastructure system of the urban center and describe appropriate processes of operation, use and maintenance of works;
d/ Designing cousultancy must take into account and forecast the demands for use of wirelines, technical pipelines in order to determine the sizes of technical trenches or culverts and tanks suitable to urban development planning and plans.
Article 19. For underground traffic works, underground public facilities, tunnels and underground key technical infrastructure works
1. Construction survey requirements:
a/ To adequately supply data, documents and technical parameters on underground works and existing on-ground works, geological and hydrological conditions of works, the possibility of existence of assorted poisonous gases in construction sites, which serve as grounds for determining the scope and depth of works, the selection of appropriate construction technologies with a view to ensuring safety for humans, works and adjacent works;
b/ To forecast abnormalities of geological and hydrological conditions of works in order to work out appropriate handling measures in the designing and construction of underground works;
c/ To ensure environmental sanitation and restore the ground to its original state upon completion of surveys.
2. Construction designing requirements:
a/ To conform to geological and hydrological conditions of works;
b/ To be synchronous, connections conformable to adjacent and on-ground works, to urban common technical infrastructure systems: to ensure safety, not affecting adjacent construction works; to combine with security and defense requirements when necessary; at the same time, to propose solutions to the preservation of trees and the protection of historical and cultural relics in construction sites (if any);
c/The design of architectural space inside the works (if any) must satisfy the requirements on utility, durability and beauty, suitable to cultural and historical characters of the locality where works are constructed:
d/ The design of lighting, air-conditioning, ventilating, water supply and drainage, power supply, fire-protection, emergency exit and operation control systems in works must take into account types and grades of works as prescribed by the law on construction;
e/To meet anti-permeation, anti-corrosion and anti-erosion requirements;
f/ To ensure the convenient use by disabled persons, ensure safe and quick exit upon occurrence of incidents;
g/ To work out processes of work operation and maintenance and to set tasks of geo-technical observation.
SECTION 3. CONSTRUCTION OF URBAN UNDERGROUND WORKS
Article 20. For underground wirelines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks
1. Prior to the construction of these works, investors shall notify the construction commencement to ward/township People's Committees of localities where underground works are constructed for coordinated inspection and supervision of the construction process.
2. Construction contractors shall work out construction measures to ensure safety for normal operation of wire and cable lines, underground works, other connections and ensure traffic safety and environmental sanitation.
3. Contractors to construct wirelines, pipelines, technical trenches, culverts and tanks must ensure the safety, quality and construction progress of works.
Article 21. For underground traffic works, public facilities, tunnels and key technical infrastructure works
1. Priorto the construction of works, investors shall determine the current conditions of existing underground works in construction zones in order to work out appropriate handling measures.
2. Construction contractors shall work out construction measures for approval by investors or their representatives.
3. To ensure safety for humans and works, minimally affecting routine activities of the urban center, adjacent and on-ground works; to work out measures to ensure environmental sanitation, especially against the pollution of ground water and the urban geological environment.
4. To work out plans and options to overcome possible incidents in the course of construction such as weak soil layer, water-containing layer, poisonous gas. fire and explosion, landslides, raisings and cracks in order to ensure safety for humans, construction equipment and works.
5. To strictly observe the work process and order and regularly inspect safety conditions in the course of construction. Upon occurrence of abnormal incidents, construction contractors shall notify them to investors and concerned parties for appropriate handling measures.
Article 22. Test for acceptance, certification of force-bearing safety and certification of quality conformity of urban underground construction works
1. Urban underground construction works, before being put to use. must be tested for acceptance according to regulations.
2. The prior-acceptance test, acceptance and issue of certificates of force-bearing safety of urban underground construction works shall comply with the law on construction.
3. Construction works or work items, regardless of their types and grades, must be certified for quality standard conformity when so requested by local state management agencies in charge of construction or investors or owners.
SECTION 4. UNDERGROUND LAYING OF OVERHEAD WIRES AND CABLES
Article 23. Principles for laying underground overhead wires and cables
1. To comply with urban planning, underground construction space planning, underground laying plans and design files approved by competent authorities.
2. To comply with technical regulations of related sectors.
3. The State encourages the underground laying of overhead wires and cables in urban centers. Organizations and individuals participating in the underground laying of overhead wires and cables in urban centers are entitled to investment supports and preferences under current laws.
4. The designing, construction, re-arrangement and underground laying of overhead wires and cables along streets must satisfy the following requirements:
a/ To ensure safety for humans, works, adjacent works and general safety for related technical infrastructure systems;
b/ To ensure their connections with the common urban wire and cables systems;
c/ To ensure common use in technical culverts, tanks, trenches or tunnels for thrifty use of underground space.
5. For streets already built with technical culverts, tanks or technical trenches and tunnels, on-ground culverts must not be built. Provincial-level People's Committees shall promulgate regulations on the common use of systems of technical culverts, tanks, trenches or tunnels in areas under their respective management.
Article 24. Underground laying of overhead wires and cables
1. The underground laying of overhead cables along streets can be carried out in any of the following forms: technical culverts and tanks; technical trenches and tunnels.
2. Constractors for underground laying of overhead wires and cables must ensure work safety, quality and construction schedule.
3. Investors shall coordinate with owners of overhead wire or cable systems in recovering unused posts, overhead wires and cables. Local construction management agencies shall inspect the recovery thereof.
4. Organizations and individuals exploiting or using overhead wire or cable lines in urban centers shall coordinate, participate in. and contribute funds to. the underground laying of overhead wires and cables under the general plans of provincial-level People's Committees.
5. Provincial-level People's Committees shall organize and direct the formulation and implementation of plans on underground laying of overhead wires and cables in areas under their respective management.