Luật Xây dựng 2003 số 16/2003/QH11
Số hiệu: | 16/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 02/01/2004 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Xây dựng - Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 gồm 09 chương, 123 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004. Theo đó, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, riêng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
UBND cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch... Tùy theo tính chất, quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng công trình, giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai...
Việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt, bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình chung quanh, bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của luật pháp...
Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình chung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ...
Luật này hiện đã được thay thế bởi Luật xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2003/QH11 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003 |
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động xây dựng.
Luật này quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
2. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
3. Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
4. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.
5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.
7. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
8. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
9. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
10. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
11. Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình.
13. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn.
14. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
15. Thiết kế đô thị là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.
16. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
17. Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
18. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
19. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
20. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
21. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
22. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
23. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
24. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
25. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
26. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
27. Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
28. Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
29. Sự cố công trình xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
2. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
3. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
4. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;
5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.
1. Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình.
2. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
3. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng.
4. Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình xây dựng.
1. Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụng thống nhất trong hoạt động xây dựng.
2. Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.
3. Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng để ban hành hoặc công nhận.
1. Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng.
2. Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình.
3. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
5. Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân phù hợp với loại, cấp công trình.
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.
Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;
2. Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;
3. Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;
4. Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
5. Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng;
6. Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;
7. Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình trong đấu thầu;
8. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;
9. Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng.
1. Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt.
2. Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình.
4. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện.
5. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Quy hoạch xây dựng được phân thành ba loại sau đây:
a) Quy hoạch xây dựng vùng;
b) Quy hoạch xây dựng đô thị, bao gồm quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Chính phủ quy định trình tự lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loại bản đồ, đơn giá lập đối với từng loại quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội;
2. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển;
3. Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc;
4. Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.
1. Tổ chức thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế chuyên ngành thuộc đồ án quy hoạch xây dựng phải có năng lực hành nghề xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Có đăng ký hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với những vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm:
a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn năm năm, mười năm và dài hơn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng.
Quy hoạch xây dựng vùng phải bảo đảm các nội dung chính sau đây:
1. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chức năng khác;
2. Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệ môi trường;
3. Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành;
4. Xác định đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu phát triển; sử dụng đất có hiệu quả.
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiến lược quốc phòng, an ninh;
b) Có thay đổi về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội.
2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh theo đề nghị của Bộ Xây dựng sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
c) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:
a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm;
b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải toả, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị.
2. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 trong phạm vi tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Để thu hút đầu tư các nguồn vốn xây dựng đô thị và các mục tiêu khác không làm thay đổi lớn đến định hướng phát triển đô thị;
c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị thì phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị căn cứ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý xây dựng, yêu cầu của các chủ đầu tư xây dựng công trình và ý kiến của nhân dân trong khu vực quy hoạch, nhưng không được trái với quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm:
a) Yêu cầu diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, thiết kế đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực thiết kế;
b) Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo cho những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo;
c) Những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải bảo đảm các nội dung chính sau đây:
a) Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
b) Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
d) Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu vực.
2. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa hình và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 đến 1/2000 tuỳ theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 và loại 5.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh;
b) Cần khuyến khích, thu hút đầu tư.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.
3. Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng và không được làm thay đổi lớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng.
1. Thiết kế đô thị bao gồm những nội dung sau đây:
a) Trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể hiện được không gian kiến trúc công trình, cảnh quan của từng khu phố, của toàn bộ đô thị, xác định được giới hạn chiều cao công trình của từng khu vực và của toàn bộ đô thị;
b) Trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể hiện được cốt xây dựng của mặt đường, vỉa hè, nền công trình và các tầng của công trình, chiều cao công trình, kiến trúc mặt đứng, hình thức kiến trúc mái, màu sắc công trình trên từng tuyến phố;
c) Thiết kế đô thị phải thể hiện được sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiết kế; tận dụng các yếu tố mặt nước, cây xanh; bảo vệ di sản văn hoá, công trình di tích lịch sử - văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quy định về quản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng theo thiết kế đô thị được duyệt.
3. Chính phủ quy định cụ thể về thiết kế đô thị.
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
a) Dự báo quy mô tăng dân số điểm dân cư nông thôn theo từng giai đoạn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trong điểm dân cư nông thôn;
c) Định hướng phát triển các điểm dân cư.
1. Xác định các khu chức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triển cho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán cho từng vùng để hướng dẫn nhân dân xây dựng.
2. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã phải xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và các công trình khác.
3. Đối với những điểm dân cư nông thôn đang tồn tại ổn định lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựng thì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
1. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được điều chỉnh;
b) Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh;
c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
1. Trong quá trình lập quy hoạch chi tiết xây dựng phải lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan theo nhiệm vụ của từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, Uỷ ban nhân dân các cấp phải công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý để tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết, kiểm tra và thực hiện. Đối với việc công bố quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định về nội dung công bố.
3. Căn cứ quy hoạch xây dựng được duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện:
a) Cắm mốc chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên thực địa;
b) Xác định trên thực địa khu vực cấm xây dựng.
4. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm việc công bố quy hoạch gây thiệt hại về kinh tế khi phải giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng công trình.
5. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, trong thời hạn ba năm kể từ ngày công bố mà chưa thực hiện hoặc thực hiện không đạt yêu cầu của quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết. Trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng không thể thực hiện được thì phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố lại theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý.
2. Việc cung cấp thông tin được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Công khai đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm: sơ đồ, mô hình, bản vẽ quy hoạch xây dựng;
b) Giải thích quy hoạch xây dựng;
c) Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng.
3. Chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm các thông tin về sử dụng đất; các quy định về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, về kiến trúc, về an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường và các quy định khác theo quy hoạch chi tiết xây dựng.
1. Quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;
b) Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;
c) Quản lý các mốc giới ngoài thực địa;
d) Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
đ) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng.
2. Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý được giao và phải bồi thường thiệt hại do các quyết định không kịp thời, trái với thẩm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân.
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
3. Những công trình xây dựng sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
5. Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 62 của Luật này.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này việc xác định chi phí xây dựng phải phù hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo đảm kịp thời vốn đối ứng.
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường;
2. Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình.
1. Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Có người đủ năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình để đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dự án; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Cá nhân hành nghề độc lập lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình của cá nhân hành nghề độc lập.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình trước khi quyết định đầu tư phải được thẩm định theo quy định của Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình còn lại.
3. Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.
2. Nội dung điều chỉnh của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được người quyết định đầu tư cho phép và phải được thẩm định lại. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng;
c) Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn lập dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện;
b) Xác định nội dung nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
đ) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
e) Lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình;
g) Bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình;
b) Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập;
d) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền;
đ) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quả của dự án.
2. Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn khác, chủ đầu tư và nhà thầu có thể tham khảo các quy định tại khoản 2 Điều này để ký kết hợp đồng.
1. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Không phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khi không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả;
b) Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết;
c) Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
2. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao.
4. Chính phủ quy định cụ thể về nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
2. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt.
Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;
2. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế;
3. Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
4. Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài các yêu cầu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này còn phải xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng;
5. Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
1. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát;
b) Phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát;
c) Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể nội dung báo cáo khảo sát xây dựng.
1. Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng;
b) Có đủ năng lực khảo sát xây dựng;
c) Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao;
d) Máy móc, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
2. Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng;
c) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát theo yêu cầu hợp lý của nhà thiết kế;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do nhà thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng để tự thực hiện;
c) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
d) Xác định phạm vi khảo sát và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện hợp đồng;
đ) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
e) Tổ chức nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát;
g) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, xác định sai nhiệm vụ khảo sát và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến nhiệm vụ khảo sát;
b) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ khảo sát;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được ký kết hợp đồng thực hiện các công việc khảo sát phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Thực hiện đúng nhiệm vụ khảo sát được giao, bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát;
c) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
d) Bảo vệ môi trường trong khu vực khảo sát;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
e) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do việc khảo sát sai thực tế, sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ;
c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;
d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý;
đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;
e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan.
2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương;
b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;
d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng.
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phương án công nghệ;
2. Công năng sử dụng;
3. Phương án kiến trúc;
4. Tuổi thọ công trình;
5. Phương án kết cấu, kỹ thuật;
6. Phương án phòng, chống cháy, nổ;
7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;
8. Giải pháp bảo vệ môi trường;
9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp.
3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế.
1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với các công trình xây dựng.
2. Các công trình sau đây trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc:
a) Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;
b) Các công trình văn hoá, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn;
c) Các công trình khác có kiến trúc đặc thù.
3. Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng.
4. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã được lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi đủ điều kiện năng lực thiết kế xây dựng.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình.
1. Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động hành nghề thiết kế xây dựng công trình của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình.
3. Đối với việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ:
a) Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện;
b) Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình;
b) Đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế;
c) Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế;
đ) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp để tự thực hiện;
b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế;
d) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
đ) Thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật này;
e) Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế;
g) Lưu trữ hồ sơ thiết kế;
h) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin, tài liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế;
b) Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế;
c) Quyền tác giả đối với thiết kế công trình;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình;
b) Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận;
d) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng;
đ) Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế;
e) Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình;
g) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
h) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thiết kế cơ sở phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các bước thiết kế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt, nhưng không được trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.
3. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
1. Thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt chỉ được thay đổi trong trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu phải thay đổi thiết kế hoặc trong các trường hợp cần thiết khác.
2. Người có thẩm quyền quyết định thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thay đổi thiết kế xây dựng công trình.
1. Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng phải được lưu trữ. Thời hạn lưu trữ theo tuổi thọ công trình.
2. Đối với công trình xây dựng có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh thì hồ sơ thiết kế công trình phải được lưu trữ quốc gia, thời hạn lưu trữ vĩnh viễn.
3. Chính phủ quy định cụ thể về lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng.
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
d) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt;
đ) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.
3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
1. Tuỳ theo tính chất, quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình;
c) Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này thì trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công trình xây dựng còn phải có giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.
1. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình;
b) Loại, cấp công trình;
c) Cốt xây dựng công trình;
d) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
đ) Bảo vệ môi trường và an toàn công trình;
e) Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong đô thị ngoài các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này còn phải có nội dung về diện tích xây dựng công trình, chiều cao từng tầng, chiều cao tối đa toàn công trình, màu sắc công trình;
g) Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình;
h) Hiệu lực của giấy phép.
2. Chính phủ quy định cụ thể về việc cấp giấy phép xây dựng công trình.
Việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt;
2. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;
3. Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;
4. Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
5. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;
6. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;
7. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm;
8. Đối với công trình xây dựng tạm, việc cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và khoản 2 Điều 63 của Luật này.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
1. Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép xây dựng.
2. Cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá hai mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn nêu trên không quá mười lăm ngày.
3. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm.
4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định.
5. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác đối với những công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng.
1. Người xin cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;
c) Được khởi công xây dựng công trình nếu sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này mà cơ quan cấp giấy phép không có ý kiến trả lời bằng văn bản khi đã đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 72 của Luật này.
2. Người xin cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
b) Chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;
c) Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Việc giải phóng mặt bằng xây dựng phải được lập thành phương án. Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
2. Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng;
3. Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
4. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.
1. Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa các bên liên quan.
2. Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
3. Trong trường hợp đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải phóng mặt bằng phải bảo đảm vừa xây dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được các công trình mặt phố theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; bảo đảm Nhà nước điều tiết được giá trị chênh lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình.
4. Không đền bù trong các trường hợp sau đây:
a) Đất lấn chiếm;
b) Công trình xây dựng trái phép, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặc phát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau thời điểm công bố quy hoạch xây dựng;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng.
2. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt mà chưa có dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do mình thành lập, hoặc giao cho doanh nghiệp chuyên về giải phóng mặt bằng đảm nhận;
b) Kinh phí để giải phóng mặt bằng lấy từ ngân sách hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trình có dự án trên mặt bằng đã được giải phóng;
c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quyết định của người có thẩm quyền.
3. Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng công trình thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư có mục đích kinh doanh thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng; đối với dự án đầu tư xây dựng công trình không có mục đích kinh doanh, phục vụ cho cộng đồng thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giải phóng mặt bằng;
b) Kinh phí giải phóng mặt bằng được lấy trực tiếp từ dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thời gian giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng tiến độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.
4. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp và khung giá đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng làm cơ sở cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá đền bù của địa phương mình.
5. Tổ chức, cá nhân có tài sản trong phạm vi mặt bằng xây dựng đã được giải quyết đền bù theo đúng quy định mà không thực hiện thì bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn chi phí cho việc cưỡng chế.
6. Người nào cố ý làm sai quy định về đền bù tài sản khi giải phóng mặt bằng xây dựng để vụ lợi hoặc gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận;
2. Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68 của Luật này;
3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;
4. Có hợp đồng xây dựng;
5. Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;
6. Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
7. Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.
1. Nhà thầu khi hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thi công xây dựng công trình;
b) Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình;
c) Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp;
d) Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình.
2. Cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.
Tất cả các công trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm:
1. Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;
2. Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường;
3. Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế;
4. Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình;
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp;
b) Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật;
d) Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Không thanh toán giá trị khối lượng không bảo đảm chất lượng hoặc khối lượng phát sinh không hợp lý;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp để thi công xây dựng công trình;
b) Tham gia với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình;
c) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét và quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình;
h) Tôn trọng quyền tác giả thiết kế công trình;
i) Mua bảo hiểm công trình;
k) Lưu trữ hồ sơ công trình;
l) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
b) Đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng và hiệu quả công trình;
c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựng công trình gây ra;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;
c) Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng;
đ) Quản lý công nhân xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
g) Bảo hành công trình;
h) Mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;
i) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
k) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này;
b) Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo đúng thiết kế;
c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế.
2. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này;
b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả theo quy định; người được nhà thầu thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết kế;
đ) Phát hiện và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng công trình và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng;
2. Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
3. Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường;
2. Bồi thường thiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình gây ra trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển vật liệu xây dựng;
3. Tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình;
b) Nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo;
c) Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;
d) Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Việc bàn giao công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình.
4. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng.
1. Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công việc được nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày công trình được bàn giao đưa vào sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người có trách nhiệm thanh toán, quyết toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc của mình và phải bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc thanh toán, quyết toán chậm hoặc sai so với quy định.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng.
1. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình; nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình.
2. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.
3. Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình.
4. Chính phủ quy định cụ thể thời gian bảo hành công trình.
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình, máy móc, trang thiết bị công trình.
2. Việc bảo trì công trình, trang thiết bị công trình phải được thực hiện theo chỉ dẫn và quy định của nhà thiết kế, nhà sản xuất.
3. Việc bảo trì công trình được xác định theo loại và cấp công trình.
4. Chính phủ quy định cụ thể về bảo trì công trình.
1. Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành hoặc khai thác, sử dụng công trình nếu sự cố công trình xảy ra thì nhà thầu thi công xây dựng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Ngừng thi công, vận hành hoặc khai thác, sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp kịp thời để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra đối với công trình và thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, có liên quan;
c) Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại.
2. Khi nhận được thông báo về sự cố công trình, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng có trách nhiệm chỉ định tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình.
3. Người có lỗi gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các chi phí có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Việc di dời công trình từ vị trí này tới vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm giữ nguyên kiến trúc và chất lượng của công trình.
2. Trước khi di dời công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải xin giấy phép. Giấy phép di dời công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
3. Nhà thầu thực hiện việc di dời công trình phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảm vệ sinh môi trường.
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới; công trình xây dựng tạm được quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật này;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép;
đ) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Công tác phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Việc phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc phá dỡ công trình phải thực hiện theo giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
3. Trách nhiệm của các bên tham gia phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Người đang sở hữu hoặc sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế phá dỡ và chịu mọi chi phí cho công tác phá dỡ;
c) Người có trách nhiệm quyết định phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ra quyết định, quyết định không kịp thời, quyết định trái với quy định của pháp luật.
1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.
Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
4. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ.
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện;
b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng;
đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát;
e) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng;
g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;
g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các công trình xây dựng đặc thù bao gồm:
1. Công trình bí mật nhà nước;
2. Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp;
3. Công trình tạm.
1. Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu phải bảo đảm bí mật trong các hoạt động xây dựng, thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác.
2. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình đến giai đoạn nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
3. Chính phủ quyết định việc xây dựng từng công trình bí mật nhà nước khi có yêu cầu xây dựng.
1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp, chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng công trình này, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.
1. Công trình tạm được xây dựng và chỉ được phép tồn tại trong một khoảng thời gian xác định.
2. Công trình tạm bao gồm:
a) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
b) Công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn nằm trong quy hoạch nhưng chưa giải phóng mặt bằng xây dựng.
3. Đối với công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính, chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chính được đưa vào sử dụng, chủ công trình xây dựng tạm phải tự phá dỡ, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính là công trình, khu dân cư có quy mô lớn phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn khi hết thời hạn theo quy định của giấy phép xây dựng tạm thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ; nếu không tự giác dỡ bỏ thì bị cưỡng chế, chủ công trình xây dựng chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế và không được đền bù.
1. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.
2. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình.
3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác.
4. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theo các quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
1. Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
2. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây:
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;
2. Chỉ định thầu;
3. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
1. Đấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhằm bảo đảm tính cạnh tranh.
2. Đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện công việc.
3. Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để bảo đảm tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.
5. Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
6. Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình.
1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu.
3. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu.
4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu.
1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm;
b) Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;
c) Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ;
d) Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá;
đ) Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
2. Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng.
3. Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh, minh bạch.
1. Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện đối với các công trình xây dựng quy định tại Điều 55 của Luật này.
2. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
1. Tuỳ theo quy mô, tính chất, loại, cấp công trình và những điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định các hình thức lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng sau đây:
a) Tổng thầu thiết kế thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình;
b) Tổng thầu thi công thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình;
c) Tổng thầu thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và thi công xây dựng công trình;
d) Tổng thầu thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình;
đ) Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình.
2. Nhà thầu độc lập hoặc liên danh dự thầu trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo quy định của Luật này.
3. Trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu quy định tại khoản 1 Điều này thì tổng thầu phải cử người có đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng để điều phối toàn bộ công việc của tổng thầu.
1. Bên mời thầu có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu;
b) Lựa chọn nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mời thầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu phù hợp với nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
b) Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng và tình trạng tài chính của bên dự thầu được lựa chọn;
c) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn để thực hiện công việc theo tiến độ;
d) Thông báo những yêu cầu cần thiết cho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nội dung đã thông báo;
đ) Công bố công khai đơn vị trúng thầu và giá trúng thầu đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn nhà nước sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Mua bảo hiểm công trình;
g) Bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiết lộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng với nhà thầu và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Bên dự thầu có các quyền sau đây:
a) Tham gia dự thầu độc lập hoặc liên danh với các nhà thầu khác để dự thầu;
b) Yêu cầu cung cấp thông tin, khảo sát hiện trường để lập hồ sơ dự thầu;
c) Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên dự thầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập hồ sơ dự thầu trung thực, chính xác, bảo đảm các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 98 của Luật này;
c) Bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến kéo dài đấu thầu hoặc đấu thầu lại;
d) Thực hiện bảo lãnh dự thầu theo quy định;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra, xử lý các vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lựa chọn nhà thầu.
2. Đình chỉ việc lựa chọn nhà thầu, huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu khi phát hiện có những vi phạm trong lựa chọn nhà thầu.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại do các quyết định của mình gây ra.
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.
2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung công việc phải thực hiện;
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;
3. Thời gian và tiến độ thực hiện;
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao;
5. Giá cả, phương thức thanh toán;
6. Thời hạn bảo hành;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng;
9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng chỉ được điều chỉnh khi được người quyết định đầu tư cho phép trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan;
c) Các trường hợp bất khả kháng.
2. Người cho phép điều chỉnh hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc quyết định gây ra.
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.
3. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sau đây:
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng;
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng;
3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xây dựng.
1. Thanh tra xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết;
b) Yêu cầu giám định những nội dung có liên quan đến chất lượng công trình trong trường hợp cần thiết;
c) áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật;
d) Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định;
b) Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng được thanh tra. Việc thanh tra phải được lập thành biên bản;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình và bồi thường thiệt hại do kết luận sai gây ra;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanh tra giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;
b) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh tra viên.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
b) Cung cấp tài liệu, giải trình các nội dung cần thiết và chấp hành kết luận của thanh tra xây dựng.
1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo; tổ chức có quyền khiếu nại về những hành vi vi phạm quy định của Luật này với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết.
1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, hoạt động xây dựng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép hoặc sai với giấy phép xây dựng được cấp đối với công trình xây dựng theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thì phải bị phá dỡ toàn bộ hoặc phần vi phạm theo quy định.
Công trình xây dựng trước khi Luật xây dựng có hiệu lực không phù hợp các quy định của Luật này được xử lý như sau:
1. Công trình xây dựng đang tồn tại phù hợp với quy hoạch nhưng chưa phù hợp về kiến trúc được phép tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải tuân theo quy định của Luật này.
2. Công trình xây dựng đang tồn tại nhưng không phù hợp với quy hoạch thì được xử lý như sau:
a) Chủ công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn phù hợp với thời gian thực hiện quy hoạch khi có nhu cầu cải tạo, nâng cấp, sửa chữa;
b) Công trình được chuyển về khu vực đã được quy hoạch thì chủ công trình được đền bù, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
3. Công trình được phép xây dựng tạm có thời hạn nếu có yêu cầu phải di chuyển trước thời hạn thực hiện quy hoạch hoặc trước thời hạn được ghi trong giấy phép xây dựng tạm thì được đền bù theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 16/2003/QH11 |
Hanoi, November 26, 2003 |
CONSTRUCTION
(No. 16/2003/QH11 of November 26, 2003)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the 10th session of the Xth National Assembly;
This Law prescribes construction activities.
Article 1.- Scope of regulation
This Law prescribes construction activities; and rights and obligations of organizations and individuals that invest in the construction of works and conduct construction activities.
Article 2.- Objects of application
This Law shall apply to Vietnamese organizations and individuals; as well as foreign organizations and individuals, that invest in the construction of works and conduct construction activities in the Vietnamese territory. In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaty shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Construction activities include the elaboration of construction plannings, formulation of projects on investment in work construction, construction surveys, construction work designing, execution of work construction, supervision of work construction, management of projects on investment in work construction, selection of contractors in construction activities and other activities related to work construction.
2. Construction works mean products created by human labor and with building materials and equipment installed therein, affixed to land, which may include underground and ground components, underwater and on-water-surface components and are constructed according to designs. Construction works include public-utility works, dwelling houses, industrial works, traffic works, irrigations works, energy works and other types of works.
3. Equipment installed in works includes work equipment and technological equipment. Work equipment means those installed in construction works according to construction designs. Technological equipment means those included in technological chains installed in construction works according to technological designs.
4. Execution of work construction means the construction, and installation of equipment for newly built, repaired, renovated, relocated, embellished or restored works; dismantlement of works; warranty and maintenance of works.
5. Technical infrastructures system includes traffic, information and communication, energy supply, public lighting, water supply and drainage, waste treatment facilities and other works.
6. Social infrastructures system includes healthcare, cultural, educational, sport, commercial and public service works, greenery, parks, water surface and other works.
7. Red-line demarcation means a boundary line drawn on the planning map and on the field, for purpose of demarcating between land plots permitted for work construction and land plots reserved for traffic roads or other technical infrastructures and public spaces.
8. Construction demarcation means a border line of a work permitted to be constructed on a land plot.
9. Construction planning means the organization of urban space and rural population quarters, and systems of technical and social infrastructures, in order to establish a living environment suitable to people residing in territorial areas, and ensure the harmony between national interest and community interest, meet the socio-economic development, defense, security and environmental protection objectives. A construction planning is demonstrated through a construction planning scheme, consisting of charts, drawings, layouts and explanations.
10. Regional construction planning means the organization of system of population quarters, systems of technical and social infrastructures within the administrative boundaries of a province or several provinces in conformity with requirements of the socio-economic development in each period.
11. Urban construction general planning means the organization of urban space and urban technical and social infrastructures in line with the socio-economic development overall planning, branch development planning, ensuring defense and security of each region and the whole country in each period.
12. Urban construction detailed planning means the concretization of the urban construction general planning's contents, serving as a legal basis for management of the work construction, supply of information, licensing of work construction, land assignment and land lease for execution of projects on investment in work construction.
13. Rural population quarter construction planning means the organization of space and system of technical and social infrastructures of a rural population quarter.
14. Rural population quarter means an area where many households reside and are bound together in their production, daily life and other social activities within boundaries of a specific zone, i.e. a commune center, village, hamlet, buon, phum or soc (hereinafter collectively called village for short) formed on the basis of natural conditions, socio-economic conditions, culture, customs and other factors.
15. Urban designing means the concretization of the contents of the urban construction general planning and detailed planning on architecture of works in urban areas, landscape for each functional quarter or street and other public spaces in urban areas.
16. Work construction investment report means a dossier of intended work construction investment submitted to competent authority(ies) for investment licensing.
17. Work construction investment project means a collection of proposals concerning the contribution of capital for new construction, expansion or renovation of construction works, with a view to developing, maintaining and raising the quality of works, products or services within a given duration. A work construction investment project comprises the explanation and the basic design.
18. Economic-technical report on work construction means a concise work construction investment project which sets forth only basic requirements according to regulations.
19. Construction rules mean regulations to be compulsorily applied to construction activities, promulgated by the State management agencies in charge of construction.
20. Construction standards mean regulations on technical standards, economic-technical norms, order for performing technical jobs, targets, technical indexes and natural indexes, promulgated or recognized by competent agencies or organizations for application in construction activities. Construction standards include compulsory standards and standards encouraged to be applied.
21. Work construction investor means capital owner or person assigned to manage and use capital for investment in work construction.
22. Contractors in construction activities mean organizations and individuals that are fully capable of conducting construction activities or practicing construction when participating in contractual relations in construction activities.
23. Construction general contractor means a contractor signing contracts directly with a work construction investor to undertake completely a type of job or all jobs of a work construction investment project. Construction general contractor takes the following principal forms: engineering general contractor; work construction general contractor; work engineering and construction general contractor; engineering, technological equipment supply and construction general contractor; general contractor for formulation of work construction investment project, work engineering, technological equipment supply and construction.
24. Principal contractor in construction activities means a contractor signing a contract directly with a work construction investor to perform the principal part of a kind of job in a work construction investment project.
25. Sub-contractor in construction activities means a contractor signing a contract with a principal contractor or a construction general contractor to perform a part of job of the principal contractor or general contractor.
26. Separate dwelling house means a work constructed within a residential land area under the use right of a household or an individual according to law provisions.
27. Basic design means a set of documents comprising explanations and drawings demonstrating the principal designing solution, which fully meets the conditions for estimation of total investment capital and serves as basis for deployment of subsequent designing steps.
28. Author's supervision means the designer's supervising activities in the course of work construction in order to ensure that the construction strictly comply with the design.
29. Construction work incidents mean impairments beyond the permitted safety limits, thus putting the construction work in danger of collapse, having caused the collapse of part of the work or the entire work, or rendering it impossible to use the work according to the design.
Article 4.- Basic principles in construction activities
Organizations and individuals engaged in construction activities must comply with the following basic principles:
1. Ensuring the compliance of the work construction with the planning and designs; the artistic appearance of works, the protection of the environment and overall landscape; the suitability with natural conditions and socio-cultural characteristics of each locality; combining socio-economic development with national defense and security;
2. Complying with the construction rules and standards;
3. Guaranteeing quality, progress and safety of works, human life, asset, fire and explosion prevention and fighting, environmental sanitation;
4. Ensuring the synchronous construction in each work, synchronous construction of technical infrastructures;
5. Ensuring thrift and efficiency, combating wastefulness, unreasonable loss and other negative phenomena in construction activities.
Article 5.- Types and grades of construction works
1. Construction works are divided by type and grade.
2. Types of construction works are determined according to their utility. Each type of construction works is divided into five grades, including special grade, grades I, II, III and IV.
3. Grades of construction works are determined according to types of construction works and based on their sizes, technical requirements, construction materials and lifetime.
4. The Government prescribes the classification of types and grades of construction works.
Article 6.- Construction rules and construction standards
1. The system of construction rules and construction standards must be promulgated or recognized by the competent State management agency in charge of construction for uniform application in construction activities.
2. Construction activities must comply with the construction rules and construction standards. In cases where foreign construction standards are applied, the consents of the competent State management agency in charge of construction must be obtained.
3. Organizations and individuals may study and propose construction rules and/or construction standards to the competent State management agency in charge of construction for promulgation or recognition.
Article 7.- Construction practicing capability, construction operation capability
1. The construction practicing capability is prescribed for individuals engaged in construction activities. The construction operation capability is prescribed for organizations engaged in construction activities.
2. The construction practicing capability of individuals is determined in grades on the basis of their professional qualifications certified by a lawful specialized training organization, experience and professional ethics. Individuals engaged in construction engineering and planning, construction survey, work designing and/or supervision of work construction, when independently conducting such activities, must have appropriate practice certificates and bear personal responsibility for their work.
3. The construction activity operation of organizations is determined in grades on the basis of construction practicing capability of individuals in such organizations, experience in construction activities, financial status, equipment and managerial capacity of such organizations .
4. Foreign organizations and individuals engaged in construction activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam must meet all the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article and be granted operation licenses by the competent State management agency in charge of construction.
5. The Government prescribes the construction operation capability of organizations, the construction practicing capability of individuals and the granting of construction practice certificates to individuals suitable to different types and grades of works.
Article 8.- Supervision of the observance of the construction legislation
1. The National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationalities Council, the Committees of the National Assembly, the delegations of National Assembly deputies, the National Assembly deputies, the People's Councils, the Standing Boards of the People's Councils, the Boards of the People's Councils, deputies to the People's Councils of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to supervise the observance of the construction legislation.
2. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to propagate and mobilize people to observe and supervise the observance of the construction legislation.
Article 9.- Encouragement policies in construction activities
The State adopts policies to encourage and create conditions for organizations and individuals to research into and apply advanced construction sciences and technologies, use new construction materials, economically use natural resources and protect the environment; create conditions for organizations and individuals to join in construction activities under plannings in deep-lying and remote regions, regions meeting with exceptional difficulties and flood-prone regions.
Article 10.- Acts strictly prohibited in construction activities
In construction activities, the following acts are strictly prohibited:
1. Constructing works in areas where construction is banned; constructing works in encroachment of the protection corridors of traffic or irrigation works, dikes, energy works, zones of historical-cultural relics and protection zones of other works prescribed by law; constructing works in areas prone to landslides or sweeping floods, except for work constructed to combat these calamities;
2. Constructing works in contravention of the planning, in encroachments of demarcation boundaries or construction landmarks; construction works without construction permits, for works which require construction permits under regulations, or constructing works at variance with the granted construction permits;
3. Contractors conduct construction activities beyond the conditions on construction practicing capability or construction operation capability they meet; selecting contractors who fail to satisfy the condition on construction practicing capability or construction operation capability to perform jobs;
4. Constructing works not in compliance with the construction rules or construction standards;
5. Violating the regulations on safety of human life, asset and environmental sanitation in construction;
6. Building annexes or lean-tos, thus encroaching upon public spaces and places, passages and other yards and grounds already included in the approved and publicized construction plannings;
7. Giving and taking bribes in construction activities; pre-fixing bidding results for self-seeking purposes, selling and purchasing bids, conniving with each other in bidding, making bids lower than the work construction costs in biddings;
8. Abusing positions and powers to violate the construction legislation; tolerating and covering up acts of violating the construction legislation;
9. Obstructing lawful construction activities;
10. Other acts of violation of the construction legislation.
Article 11.- Construction plannings
1. Construction plannings must be elaborated and approved to serve as basis for subsequent construction activities. Construction plannings shall be elaborated for five years, ten years and long-term development orientation. Construction plannings must be periodically revised and adjusted to be compatible with the socio-economic development situation in each period. The adjustment of the construction plannings must ensure the successiveness of the construction plannings previously elaborated and approved.
2. The State allocates the State budget capital and adopts a policy to mobilize other capital sources for the elaboration of construction plannings. The State budget capital shall be incorporated in annual plans for elaborating regional construction plannings, urban construction general plannings and rural population quarter construction plannings, detailed planning on functional zones not under investment projects on the construction of concentrated works in business form.
3. The People's Committees of all levels shall have to organize the elaboration of construction plannings within the administrative boundaries under their respective management according to decentralization and use such construction plannings as basis for managing construction activities, executing construction investment projects and deploying work construction.
4. Where the People's Committees of all levels are incapable of performing the tasks of elaborating, adjusting and approving construction plannings, they may invite experts or hire consultants to perform such tasks.
5. All organizations and individuals must abide by the construction plannings already approved by the competent State agencies.
Article 12.- Categorization of construction plannings
1. Construction plannings are categorized into the following three types:
a/ Regional construction plannings;
b/ Urban construction plannings, including urban construction general plannings and urban construction detailed plannings;
c/ Rural population quarter construction plannings.
2. The Government prescribes the order for elaborating construction plannings, dossiers and scales of assorted maps, and the cost of elaboration of each type of construction planning.
Article 13.- General requirements on construction plannings
Construction plannings must meet the following general requirements:
1. Being in line with the socio-economic development overall plannings, development plannings of other branches and land-use plannings; construction detailed plannings must be in line with the construction general planning; ensure national defense and security and create a motive force for socio-economic development;
2. Organizing and arranging territorial space on the basis of rationally exploiting and using the natural resources, land and other resources in compatibility with the natural conditions, historical and socio-economic characteristics, scientific and technological advances of the country in each development period;
3. Establishing a comfortable, safe and sustainable living environment; satisfying higher and higher material and spiritual demands of people; protecting the environment and cultural heritage, conserving historical-cultural relics, natural landscapes, preserving and developing the national cultural identity;
4. Laying the foundation for the work of planning, investment management and construction investment attraction; management, exploitation and use of construction works in urban areas and rural population quarters.
Article 14.- Conditions on organizations and individuals designing construction plannings
1. Organizations designing construction plannings must meet the following conditions:
a/ Having registered the construction planning designing activities;
b/ Having adequate and appropriate capability for construction planning designing activities;
c/ Individuals who take up the post of construction planning scheme manager or assume the prime responsibility for specialized designs of construction planning blue prints must have the construction practicing capability and practice certificates suitable to each type of construction planning.
2. Individuals independently practicing the construction planning designing profession must meet the following conditions:
a/ Having the practice capability and certificates for practicing the construction planning designing profession;
b/ Having registered the construction planning designing activities.
The Government prescribes the scope of construction planning designing activities of individuals independently practicing the construction planning designing profession.
Section 2. REGIONAL CONSTRUCTION PLANNINGS
Article 15.- Regional construction planning tasks
1. Responsibility to devise regional construction planning tasks is prescribed as follows:
a/ The Construction Ministry shall devise the tasks of regional construction planning for key regions and inter-provincial regions and submit them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and provincial People's Committees;
b/ The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial-level People's Committees) shall devise the tasks of regional construction plannings within the administrative boundaries under their management and submit them to the People's Councils of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial-level People's Councils) for decision.
2. Contents of regional construction planning tasks include:
a/ Forecasts of urban or rural population size in compatibility with the socio-economic development of the regions and the population distribution strategy of the nation for five-year, ten-year or longer periods;
b/ Spatial organization of main industrial establishments, systems of technical and social infrastructures within the region in each period in compatibility with the potentials and the regional general socio-economic development plannings;
c/ Spatial organization of the system of urban areas and population quarters in compatibility with the geographical and natural conditions of each region, ensuring national defense and security as well as the rational exploitation of natural resources of the entire region.
Article 16.- Contents of regional construction plannings
A regional construction planning must have the following principal contents:
1. Determination of a system of urban areas and population quarters in service of industry, agriculture, forestry, tourism, as well as environmental protection zones, natural resource zones and other functional zones;
2. Arrangement of a system of technical infrastructures, spaces and environmental protection measures;
3. Orientation for development of specialized works;
4. Identification of reserve land in service of development demands; efficient use of land.
Article 17.- Competence to elaborate, evaluate and approve regional construction plannings
1. The Construction Ministry organizes the elaboration and evaluation of construction plannings of key regions and inter-provincial regions, then submits them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or People's Committees.
2. The provincial-level People's Committees shall have to approve construction plannings of regions within administrative boundaries under their respective management after they are decided by the People's Councils of the same level.
Article 18.- Adjustment of regional construction plannings
1. A regional construction planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ Where the general planning on socio-economic development of the region, the branch development planning of the region; or the defense and security strategy is adjusted;
b/ Where the geographical, natural, population and socio-economic conditions change.
2. The competence to approve the adjusted tasks and adjusted regional construction plannings is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister approves the adjusted tasks and adjusted regional construction plannings of the key regions and inter-provincial regions at the requests of the Construction Ministry after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or People's Committees;
b/ The provincial-level People's Committees devise the adjusted tasks and adjusted construction plannings of regions within the administrative boundaries under their respective management, then submit them to the People's Councils for decision.
Section 3. URBAN CONSTRUCTION PLANNINGS
Article 19.- Urban construction general planning tasks
1. Responsibility to devise urban construction general planning tasks is prescribed as follows:
a/ The Construction Ministry devises the tasks of elaborating general plannings on construction of inter-provincial new urban areas, hi-tech parks and special economic zones, then submits them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or provincial-level People's Committees;
b/ The provincial-level People's Committees devise the tasks of elaborating general plannings on construction of special-type, grade-1 or grade-2 urban areas, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption. The Construction Ministry organizes the evaluation and submission thereof to the Prime Minister for approval. For grade-3 urban areas, the provincial-level People's Committees devise the construction general planning tasks, then submit them to the People's Councils of the same level for decision.
c/ The People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial cities (hereinafter collectively referred to as the district-level People's Committees) devise the tasks of elaborating general plannings on construction of grade-4 and grade-5 urban areas within the administrative boundaries under their respective management, then submit them to the People's Councils of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial cities (hereinafter collectively referred to as the district-level People's Councils) for adoption and submission to the provincial-level People's Committees for approval.
2. Contents of urban construction general planning tasks include:
a/ Determination of characteristics, population sizes, spatial development orientation of urban areas and technical and social infrastructure works for each five-year or ten-year period, and forecast of development orientation of urban areas for a twenty-year period;
b/ Urban construction and renovation general plannings, besides the contents prescribed at Point a, Clause 2 of this Article, must also identify areas subject to ground clearance, areas to be maintained for embellishment, areas to be protected and other specific requirements according to the characteristics of each urban area.
Article 20.- Contents of urban construction general planning
1. An urban construction general planning must ensure the determination of the total urban land use ground area according to the population size in each planning period; urban functional zones; population density, land use coefficient and other economic-technical norms of each functional zone and the urban area; the general arrangement of urban technical infrastructures, the determination of construction demarcation and red-line demarcation boundaries of urban main traffic routes, as well as controlled construction landmarks of each zone and the entire urban area.
2. Urban construction general plannings must be designed according to the construction rules and standards, make full use of the terrain, greenery, water surface and natural conditions of the planned places, and preserve the national cultural identity.
3. For urban construction and renovation general plannings, solutions to maintain the existing works and landscapes compatible with the set tasks must be proposed.
Article 21.- Competence to elaborate and approve urban construction general planning
1. The Construction Ministry organizes the elaboration of general plannings on construction of new inter-provincial urban areas, hi-tech parks and special economic zones, then submits them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or provincial People's Committees.
2. The provincial-level People's Committees organize the elaboration of construction general plannings of special, grade-1 and grade-2 urban areas within their respective localities, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption. The Construction Ministry shall evaluate and submit them to the Prime Minister for approval. For grade-3 urban areas, the provincial-level People's Committees organize the elaboration of construction general plannings and submit them to the People's Councils of the same level for decision.
3. The district-level People's Committees organize the elaboration of construction general plannings of grade-4 and grade-5 urban areas, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption and submission to the provincial-level People's Committees for approval.
Article 22.- Adjustment of urban construction general plannings
1. An urban construction general planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ The socio-economic development orientation changes;
b/ For purpose of attracting capital sources for investment in urban construction and other objectives, which do not substantially change the urban development orientation;
c/ Geographical and natural conditions change.
2. Persons competent to approve the planning tasks and urban construction general plannings shall approve the planning-adjusting tasks and adjusted urban construction general plannings.
Article 23.- Tasks of elaborating urban construction detailed plannings
1. The district-level People's Committees shall have to devise the tasks of urban construction detailed planning on the basis of the socio-economic development requirements, construction management requirements, requests of work construction investors and opinions of people in the planned zones, which, however, must not be contrary to the approved urban construction general plannings.
2. Contents of urban construction detailed planning tasks include:
a/ Requirements on land use area, scale and scope of detailed planning, urban designing and synchronous designing of technical and social infrastructures in the designed zones;
b/ List of proposed measures to renovate works which should be maintained in the zones planned for renovation;
c/ Other requirements on each designed zone.
Article 24.- Contents of urban construction detailed plannings
1. An urban construction detailed planning must have the following principal contents:
a/ Determination of ground plan and land area for construction of assorted works in the zone under the urban construction detailed planning;
b/ Determination of red-line demarcation and construction demarcation boundaries, construction landmarks of technical infrastructures in the zone under the urban construction detailed planning;
c/ Solutions to design the system of urban technical infrastructures, measures to protect landscapes, ecological environment and relevant economic-technical norms;
d/ The urban renovation detailed plannings must propose schemes to renovate the existing works in compliance with the set tasks and in line with the zone construction general planning.
2. Urban construction detailed plannings shall be elaborated on topographic maps and cadastral maps of a scale of between 1/500 and 1/2000, depending on the set planning tasks.
Article 25.- Competence to approve urban construction detailed plannings
1. The provincial-level People's Committees approve the detailed plannings on the construction of special, grade-1, grade-2 and grade-3 urban areas.
2. The district-level People's Committees approve the detailed plannings on the construction of grade-4 and grade-5 urban areas.
Article 26.- Adjustment of urban construction detailed plannings
1. An urban construction detailed planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ The urban construction general planning is adjusted;
b/ There is a need to encourage or attract investment.
2. Persons competent to approve urban construction detailed plannings shall approve the already adjusted urban construction detailed plannings.
3. The adjustment of urban construction detailed plannings prescribed at Point b, Clause 1 of this Article must obtain opinions of people in the zones under the construction detailed plannings and must not substantially change the construction general planning structure.
1. Urban designing includes the following contents:
a/ In an urban construction general planning, the urban designing must prescribe and demonstrate architectural spaces of works, landscape of each street section or the entire urban area, determine the limit height of works in each zone and the entire urban area;
b/ In an urban construction detailed planning, the urban designing must prescribe and demonstrate the construction landmarks of road surface, pavement, work base and floors of works, height, facade architecture, roof architectural features and colors of works in each street section;
c/ The urban designing must express its compatibility with local natural conditions, harmony with natural and artificial landscapes in designing zones; make full use of such factors as water surface and greenery; protect cultural heritage, historical-cultural relics, and preserve national cultural identity.
2. The provincial-level People's Committees promulgate regulations on architectural management in order to manage the construction according to the approved urban designs.
3. The Government specifies the urban designing.
Section 4. PLANNINGS ON CONSTRUCTION OF RURAL POPULATION QUARTERS
Article 28.- Tasks of elaborating plannings on construction of rural population quarters
1. The commune-level People's Committees devise the tasks of elaborating plannings on construction of rural population quarters, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption and submission to the district-level People's Committees for approval.
2. Contents of tasks of planning on rural population quarter construction include:
a/ Forecast of population size increase of rural population quarters in each period;
b/ Spatial organization of production establishments, cottage industries and handicraft and traditional craft villages in rural population quarters;
c/ Development orientation of rural population quarters.
Article 29.- Contents of plannings on the construction of rural population quarters
1. Determination of functional zones, systems of technical and social infrastructures, development orientation for each population quarter, designing of dwelling house models suitable to natural conditions, customs and traditions of each region, so as to guide people in the construction thereof.
2. Detailed plannings on construction of commune centers must determine construction positions and areas of works; working offices of agencies, organizations, educational, healthcare, cultural, physical training and sport, commercial and service works and other works.
3. For rural population quarters which tend to exist stably for a long term, when their construction plannings are executed, designs for renovation and embellishment of functional zones, technical and social infrastructure works.
Article 30.- Competence to elaborate and approve plannings on the construction of rural population quarters
The commune-level People's Committees organize the elaboration of plannings on the construction of rural population quarters within the administrative boundaries under their respective management, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption and submission to the district-level People's Committees for approval.
Article 31.- Adjustment of plannings on the construction of rural population quarters
1. A rural population quarter construction planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ The local socio-economic development strategy is adjusted;
b/ The regional construction planning is adjusted;
c/ Geographical and natural conditions change.
2. The district-level People's Committees approve the adjusted tasks and the adjusted plannings on the construction of rural population quarters within administrative boundaries under their management.
Section 5. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION PLANNINGS
Article 32.- Publicization of construction plannings
1. In the course of elaboration of construction detailed plannings, opinions of concerned organizations and individuals thereon must be gathered according to the tasks of each type of construction planning.
2. Within thirty working days after the construction plannings are approved by the competent State agencies, the People's Committees of all levels shall have to publicize construction detailed plannings within the administrative boundaries under their respective management, for organizations and individuals in the planned areas to know, examine and implement them. For the publicization of the regional construction plannings and construction general plannings, the persons competent to approve them shall decide on the publicized contents.
3. Basing themselves on the approved construction plannings, the provincial-level People's Committees shall have to direct the performance of the following tasks:
a/ Placing construction demarcation markers and construction landmarks on the field;
b/ Determining on the field areas banned from construction.
4. Persons responsible to publicize construction plannings shall be held responsible before law for their failure to publicize, or delayed publicization of, such plannings, thus causing economic damage upon the ground clearance for investment in work construction.
5. For the approved construction detailed plannings, if past three years after they are publicized, they still remain unexecuted or the execution is not up to their requirements, the persons competent to approve construction detailed plannings shall have to apply remedies and notify such to the organizations and individuals in the planning areas. Where a construction detailed planning cannot be executed, it must be adjusted or cancelled and subsequently re-publicized according to the provisions of Clause 2 of this Article.
Article 33.- Supply of information on construction plannings
1. Construction management agencies of all levels shall have to supply information on, and grant certificates of, construction plannings to work construction investors when there appear demand for investment in construction within their scope of assigned management responsibilities.
2. The supply of information shall take the following forms:
a/ Publicization of the construction planning blueprints, including: charts, layouts and drawings of the construction planning;
b/ Explanation of the construction planning;
c/ Supply of construction planning certificates.
3. Construction planning certificates contain information on land use; regulations on system of technical infrastructures, architecture, safety in fire and explosion prevention and fighting; environmental protection and other regulations according to the construction detailed planning.
Article 34.- Contents of management of construction plannings
1. The management of construction plannings covers the following principal contents:
a/ Promulgation of regulations on plannings, architecture and policies for attracting construction investment according to the manager's competence;
b/ Management of construction of works under the construction plannings;
c/ Management of landmarks on the field;
d/ Management of synchronous construction of urban technical infrastructures;
dd/ Suspension of the construction, imposition of administrative sanctions and coercion of the dismantlement of works illegally constructed, constructed in contravention of construction permits, or constructed not in compliance with construction plannings.
2. Persons competent to manage construction plannings according to decentralization shall be held responsible before law for their assigned management jobs and have to compensate for damage caused to the State or people by their late decisions or decisions issued ultra vires.
WORK CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECTS
Article 35.- Work construction investment projects
1. When investing in work construction, investors shall have to formulate projects for the examination and assessment of their socio-economic efficiency, except for the cases prescribed in Clauses 3 and 5 of this Article. The formulation of work construction investment projects must comply with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
2. Work construction investment projects are categorized according to their sizes, natures and investment capital sources. Contents of work construction investment projects shall be elaborated in compatibility with requirements of each type of project.
3. For the following construction works, only economic-technical reports must be elaborated:
a/ Works used for religious purposes;
b/ Small-sized construction works and other works prescribed by the Government.
4. An economic-technical report of a construction work defined in Clause 3 of this Article shall present the necessity of the investment, objectives of the work construction; construction location; size, capacity and grade of the work; funding source(s) for construction of the work; the construction duration; the work efficiency; fire and explosion prevention and fighting; construction designing drawings and work cost estimation.
5. When investing in construction of separate dwelling houses, the work construction investors shall not have to formulate the work construction investment projects and economic-technical reports but shall only have to compile the dossier of application for construction permits, except for works defined at Point d, Clause 1, Article 62 of this Law.
Article 36.- Requirements on work construction investment projects
1. A work construction investment project must satisfy the following principal requirements:
a/ Being in line with the socio-economic development planning, the branch development planning and the construction planning;
b/ Having appropriate designing scheme and technological scheme;
c/ Ensuring safety in the construction, operation, exploitation and use of the work, safety in fire and explosion prevention and fighting and environmental protection;
d/ Ensuring the socio-economic efficiency of the project.
2. For large-sized construction works, before formulating projects, the work construction investors shall have to compile and submit reports on work construction investment to the competent authorities for investment licenses.
The principal contents of a work construction investment report include the necessity of investment, projected investment scale and investment form; analysis and preliminary selection of technologies, preliminary determination of total investment capital, plans for mobilizing capital sources, capability to retrieve invested capital and repay loans; preliminary calculation of the project's investment efficiency in the socio-economic respect.
3. For work construction investment projects funded with the State capital, apart from satisfying the requirements prescribed in Clause 1 of this Article, the determination of construction costs must conform with the economic-technical norms and targets promulgated and guided for implementation by the competent State management agency in charge of construction. For work construction investment projects funded with the official development assistance (ODA) capital, the reciprocal capital must be allocated in time.
Article 37.- Contents of work construction investment projects
Contents of a work construction investment project include:
1. The explanation, which shall be elaborated depending on the type of work construction investment project and include the following principal contents: objectives, location, size, capacity, technology, economic-technical solutions, capital source(s) and total investment capital, investor and project management form, investment form, duration, efficiency, fire and explosion prevention and fighting and environmental impact assessment;
2. The basic design, which shall be made to suit each specific work construction investment project and include the explanation and drawings demonstrating the architectural solutions; size, main structure; site plan, elevation and cross section of the work; technical solutions and construction solutions; technology, equipment and facilities of the work, main category of construction materials used in work construction.
Article 38.- Conditions to be met by organizations and individuals formulating work construction investment projects
1. Organizations which formulate work construction investment projects must meet the following conditions:
a/ Having registered the operation of formulating work construction investment projects;
b/ Having the construction operation capability suitable to the work of formulating work construction investment projects;
c/ Having persons fully capable of practicing the profession of formulating work construction investment projects suitable to the requirements of the work construction investment projects, who can take up the post of project formulation manager; individuals taking part in the project formulation must have practicing capability suitable to each type of work construction investment project.
2. Individuals who independently practice the profession of formulating work construction investment projects must meet the following conditions:
a/ Having registered activities of formulating work construction investment projects;
b/ Having capability to practice the profession of formulating work construction investment projects.
The Government prescribes the scope of activities of formulating work construction investment projects of independent practicing individuals.
Article 39.- Evaluation of, and decision on, investment in work construction investment projects
1. Work construction investment projects, before being decided for investment, must be evaluated according to the Government's regulations.
2. The Prime Minister decides on the investment in projects on construction of national important works after the National Assembly adopts the investment undertaking. The Government prescribes the competence to decide on investment in other work construction investment projects.
3. Organizations and individuals evaluating work construction investment projects shall be held responsible before law for their evaluation results. Persons deciding on investment in work construction shall be held responsible before law for their decisions.
Article 40.- Adjustment of work construction investment projects
1. The already approved work construction investment projects shall be adjusted in one of the following cases:
a/ Natural calamities, enemy sabotage or force majeure circumstances occur;
b/ There appear factors which may bring about higher efficiency;
c/ The construction planning changes.
2. Adjusted contents of work construction investment projects must be permitted by the investment deciders and must be re-evaluated. Persons deciding on adjustment of work construction investment projects shall be held responsible before law for their decisions.
Article 41.- Rights and obligations of work construction investors in the formulation of work construction investment projects
1. Work construction investors shall have the following rights in the formulation of work construction investment projects:
a/ To formulate work construction investment projects by themselves when they satisfy the conditions for doing so;
b/ To negotiate, sign and supervise the performance of contracts;
c/ To request the concerned organizations to supply information and documents in service of the formulation of work construction investment projects;
d/ To suspend the performance of, or terminate contracts when the contractors for project formulation consultancy breach the contracts;
dd/ Other rights provided for by law.
2. Work construction investors shall have the following obligations in the formulation of work construction investment projects:
a/ To hire consultants to formulate projects in cases where they fail to fully satisfy the conditions on capability to formulate work construction investment projects by themselves;
b/ To determine contents of tasks of work construction investment projects;
c/ To supply information and documents related to work construction investment projects to work construction investment project formulation consultants.
d/ To organize the pre-acceptance test, evaluation and approval of work construction investment projects according to their competence or submit them to the competent authorities for evaluation and approval;
dd/ To properly perform the already signed contracts;
e/ To archive dossiers of work construction investment projects;
g/ To make compensations for damage caused by the use of consultants unsuitable to the capability to formulate work construction investment projects or supply of untruthful information; evaluation and pre-acceptance test not in compliance with the regulations and other acts of violation causing damage due to their faults.
h/ Other obligations provided for by law.
Article 42.- Rights and obligations of contractors providing work construction investment project formulation consultancy
1. Contractors providing work construction investment project formulation consultancy shall have the following rights:
a/ To request investors to supply information and documents related to the formulation of work construction investment projects;
b/ To reject unlawful requests of investors;
c/ Other rights provided for by law.
2. Contractors providing work construction investment project formulation consultancy shall have the following obligations:
a/ To undertake to formulate only work construction investment projects suitable to their own construction operation capability;
b/ To perform the jobs strictly according to the signed contracts;
c/ To bear responsibility for the quality of the formulated work construction investment projects;
d/ Not to disclose information and documents related to the formulation of work construction investment projects they have undertaken without permission of the hiring party or the competent persons;
dd/ To make compensations for damage caused by the use of inappropriate information, documents, construction rules and standards, technical solutions and other acts of violation causing damage due to their faults;
e/ Other obligations provided for by law.
Article 43.- Management of expenses for work construction investment projects
1. Expenses for work construction investment projects must be calculated and managed to ensure the efficiency of projects.
2. The management of expenses for work construction investment projects funded with the State capital source must be based on the economic-technical norms and other relevant regulations promulgated by competent State agencies.
3. For work construction investment projects funded with other capital sources, investors and contractors may refer to the provisions of Clause 2 of this Article to sign contracts.
Article 44.- Rights and obligations of persons deciding on the work construction investment
1. Persons deciding on the work construction investment have the following rights:
a/ Not to approve work construction investment projects when the conditions on objectives and efficiency are not met;
b/ To suspend the execution of work construction investment projects which have already been approved or are being executed when they deem it necessary;
c/ To change or adjust objectives and/or contents of work construction investment projects;
d/ Other rights provided for by law.
2. Persons deciding on the work construction investment have the following obligations:
a/ To organize the evaluation and approval of work construction investment projects;
b/ To inspect the execution of work construction investment projects;
c/ To be held responsible before law for contents of their decisions approving work construction investment projects, decisions suspending the execution of work construction investment projects and other decisions issued according to their competence;
d/ Other obligations provided for by law.
Article 45.- Contents and modes of management of work construction investment projects
1. Contents of management of work construction investment projects include the management of quality, volume, progress, labor safety and construction environment.
2. Basing themselves on capability conditions of organizations and individuals, investment deciders and work construction investors shall decide to choose one of the following modes of management of work construction investment projects:
a/ Work construction investors hire organizations to provide consultancy on management of work construction investment projects;
b/ Work construction investors directly manage work construction investment projects.
3. When the mode of direct management of work construction investment projects by the investors mentioned at Point b, Clause 2 of this Article is applied, if the work construction investors set up the project management boards, such boards shall be held responsible before law and answerable to the work construction investors for the performance of their assigned tasks and powers.
4. The Government specifies the contents and modes of management of work construction investment projects, conditions on capability of organizations and individuals managing work construction investment projects.
CONSTRUCTION SURVEY AND DESIGNING
Section 1. CONSTRUCTION SURVEY
Article 46.- Construction surveys
1. Construction surveys include topographic survey, engineering geological survey, hydrogeological survey, survey of actual state of works and other surveying activities in service of construction activities.
2. Construction surveys shall only be conducted according to the already approved surveying tasks.
Article 47.- Requirements on construction survey
Construction surveys must satisfy the following requirements:
1. Surveying tasks must conform with requirements of each type of job or each designing step;
2. The truthfulness, objectivity and fidelity to realities must be ensured;
3. Volume, content and technical requirements of construction surveys must conform with the surveying tasks, construction rules and standards;
4. For engineering geological surveys, apart from the requirements in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the seasonal erosiveness and fluctuation degree of underground water level must also be determined to propose appropriate preventing and combating measures. For large-sized works and important works, observation surveys of environmental impacts thereon in the course of construction and use must also be conducted.
5. Survey results must be appraised and tested before acceptance according to law provisions.
Article 48.- Contents of reports on construction survey results
1. A report on construction survey results has the following principal contents:
a/ Survey bases, process and methods;
b/ Analysis of data, assessment and survey results;
c/ Conclusions on survey results, proposals.
2. The Construction Ministry specifies the contents of construction survey reports.
Article 49.- Conditions on organizations conducting construction surveys
1. Organizations conducting construction surveys must meet the following conditions:
a/ Having registration of construction survey activities;
b/ Having full capability to conduct construction surveys;
c/ Each construction survey task must be performed by a construction survey manager fully capable of practicing construction profession and having valid practice certificate. Construction survey managers shall be designated by the construction survey contractors. Individuals engaged in each construction survey job must have professional qualifications suitable to their assigned tasks;
d/ Machinery and equipment in service of construction surveys must meet the quality requirements, ensure safety for the surveying work and protect the environment.
2. Laboratories in service of construction surveys must satisfy all the prescribed standards and be recognized by the competent State management agency in charge of construction.
Article 50.- Rights and obligations of work construction investors in the construction survey
1. Work construction investors shall have the following rights in the construction survey:
a/ To perform construction surveys by themselves when they fully satisfy the capability conditions therefor;
b/ To negotiate, sign and supervise the performance of contracts;
c/ To adjust surveying tasks at reasonable requests of designers;
d/ To suspend the performance of, or terminate contracts according to law provisions;
dd/ Other rights provided for by law.
2. Work construction investors shall have the following obligations in the construction survey:
a/ To approve the surveying tasks devised by the designers or the survey contractors, and assign them to the survey contractors;
b/ To choose construction survey contractors in cases where they fail to fully satisfy the conditions on capability to conduct construction surveys by themselves;
c/ To supply information and documents related to the construction survey to the construction survey contractors;
d/ To determine the survey scope and ensure conditions for the construction survey contractors to perform the contracts;
dd/ To properly perform the signed contracts;
e/ To organize the pre-acceptance test and archival of survey results;
g/ To make compensations for damage caused by the supply of inappropriate information and documents, wrongful determination of surveying tasks and other acts of violation causing damage due to their fault;
h/ Other obligations provided for by law.
Article 51.- Rights and obligations of construction survey contractors
1. Construction survey contractors have the following rights:
a/ To request the investors to supply data and information related to the surveying tasks;
b/ To reject requests beyond the surveying tasks;
c/ Other rights provided for by law.
2. Construction survey contractors have the following obligations:
a/ To sign contracts only for the performance of surveying jobs suitable to their operation capability, and properly perform the signed contracts;
b/ To properly perform the assigned surveying tasks, ensure quality and take responsibility for survey results;
c/ To propose and add surveying tasks when detecting factors which may directly affect the designing solutions;
d/ To protect the environment in the surveyed zones;
dd/ To purchase insurance for professional liability;
e/ To make compensations for damage caused by improper performance of the surveying tasks, which gives rise to extra volumes due to impractical surveys, improper use of information, documents, construction rules and standards, and other acts of violation causing damage due to their fault;
g/ Other obligations provided for by law.
Section 2. WORK CONSTRUCTION DESIGNS
Article 52.- Requirements on work construction designs
1. Work construction designs must satisfy the following general requirements:
a/ Being in line with the construction planning, suitable to landscapes, natural conditions and regulations on architecture; as well as compatible with the approved work construction investment projects;
b/ Being compatible with technological designs in cases where work construction investment projects contain technological designs;
c/ Work foundations must be firm, and must neither sink, split nor deform beyond the permitted limit, thus affecting the lifetime of works and adjacent works;
d/ Contents of work construction designs must conform with requirements of each designing step, satisfy the utility requirement; ensure the artistic appearance and reasonable prices;
dd/ Safety, thrift and conformity with the applied construction rules and standards; standards on fire and explosion prevention and fighting, environmental protection and relevant standards; public-utility works must be designed according to the standards for the disabled;
e/ Ensuring synchronism in each work, meeting the requirements on operation and use of works; being harmonious with relevant works.
2. For civil works and industrial works, apart from the requirements prescribed in Clause 1 of this Article, the following requirements must also be satisfied:
a/ Work architecture must be suitable to traditions, customs, socio-cultural conditions of each region or locality;
b/ Human safety upon occurrence of incidents; conditions for safe, convenient and effective fire-fighting and rescuing activities; proper distances between works, use of fire-fighting materials, equipment and facilities to limit impacts of fire on adjacent works and surrounding environment;
c/ Comfortable, sanitary and health conditions for users;
d/ Maximization of natural advantages and minimization of natural disadvantages for purpose of economical use of energy.
Article 53.- Contents of work construction designs
A work construction design includes the following principal contents:
1. Technological plans;
2. Utility;
3. Architectural plans;
4. Lifetime of the work;
5. Structure and technical plans;
6. Fire and explosion prevention and fighting plans;
7. Plans on energy use with high efficiency;
8. Environmental protection solutions;
9. Total cost estimates and construction cost estimates compatible with each construction designing step.
Article 54.- Work construction designing steps
1. The work construction designing consists of the following steps: basic design, technical design and construction drawing design.
2. Depending on the nature and size of each type of work, a work construction design may be made through one step, two steps or three steps as follows:
a/ One-step designing means construction drawing design applicable to works for which only economic-technical report is to be made;
b/ Two-step designing consists of basic design step and construction drawing design step, applicable to works for which work construction investment projects must be formulated;
c/ Three-step designing consists of basic design step, technical design step and construction drawing design step, applicable to large-sized and complicated works for which work construction investment projects must be formulated.
3. For works subject to two-step or three-step designing, subsequent design steps shall commence only when earlier design steps are approved.
The Government specifies design steps for each type of works and contents of design steps.
Article 55.- Contests for selecting construction work architecture designs
1. Contests for selecting architecture designs of construction works are encouraged.
2. For the following works, before construction investment projects are formulated, contests for selecting architecture designs must be held:
a/ Offices of State agencies of district or higher levels;
b/ Large-sized cultural, sport and public-utility works;
c/ Other works with special architecture.
3. Expenses for selection contests shall be calculated into total investment capital of construction works.
4. Authors of selected architecture design plans shall have their copyright protected, and be given priority to perform the subsequent designing steps if they fully satisfy the conditions on capability for construction designing.
5. The Government specifies the contest for selecting work construction architecture designs.
Article 56.- Conditions on organizations and individuals performing the work construction designing
1. Organizations performing the work construction designing must meet the following conditions:
a/ Having registered the work construction designing operation;
b/ Fully satisfying the conditions on capability for work construction designing operation;
c/ Individuals taking up the post of designing manager or designing responsible person must have the capability to practice the profession of construction designing and practice certificates suitable to requirements of each type and grade of work.
2. Individuals independently practicing the profession of work construction designing must meet the following conditions:
a/ Having the capability and certificates for practicing construction designing profession;
b/ Having registered the work construction designing profession practice.
The Government prescribes the scope of work construction designing profession practice by individuals independently practicing the work construction designing profession.
3. For the construction designing of separate dwelling houses:
a/ For separate dwelling houses having a total construction floor area of over 250 m2 each, with three stories or more and being located in cultural heritage zones or historical-cultural relics, the designing must be conducted by organizations and/or individuals having full capability for construction designing operation or construction designing practice;
b/ For separate dwelling houses which are smaller than those mentioned at Point a of this Clause, individuals and households may organize the designing by themselves, provided that it conforms with the approved construction planning, and they shall be responsible before law for designing quality and impacts of such works on the environment and safety of adjacent works.
Article 57.- Rights and obligations of work construction investors in the work construction designing
1. Work construction investors have the following rights in the work construction designing:
a/ To conduct the work construction designing by themselves if they fully satisfy the conditions on capability for work construction designing operation or practice suitable to each work type or grade;
b/ To negotiate, sign and supervise the performance of designing contracts;
c/ To request the designing contractors to properly perform the signed contracts;
d/ To request amendments and/or supplements to the designs;
dd/ To suspend the performance of, or terminate the contracts on work construction designing according to law provisions;
e/ Other rights provided for by law.
2. Work construction investors have the following obligations in the work construction designing:
a/ To select work construction designing contractors in cases where they fail to fully satisfy the conditions on capability for work construction designing operation or practice to conduct the designing by themselves;
b/ To determine the work construction designing tasks;
c/ To supply adequate information and documents to designing contractors;
d/ To properly perform the signed contracts;
dd/ To evaluate and approve or submit to the competent agencies for evaluation and approval designs according to the provisions of this Law;
e/ To organize the pre-acceptance test of designing dossiers;
g/ To archive designing dossiers;
h/ To make compensations for damage caused by the elaboration of designing tasks, supply of information and documents and pre-acceptance test of designing dossiers in contravention of regulations and other acts of violation causing damage due to their faults;
i/ Other obligations provided for by law.
Article 58.- Rights and obligations of work construction designing contractors
1. Work construction designing contractors have the following rights:
a/ To reject requests beyond the designing tasks;
b/ To request the supply of information and documents in service of the designing work;
c/ To have copyright over work designs;
d/ Other rights provided for by law.
2. Work construction designing contractors have the following obligations:
a/ To undertake contracts only for work construction designing suitable to their capability for work construction designing operation or work construction designing practice;
b/ To properly perform the designing tasks, ensuring the set progress and quality;
c/ To bear responsibility for quality of designs they undertake;
d/ To exert the author's supervision in the course of construction;
dd/ To elaborate construction survey tasks in service of the designing work and suitable to requirements of each designing step;
e/ Not to designate manufacturers of work construction materials, supplies and equipment;
g/ To purchase professional liability insurance;
h/ To make compensations for damage caused by the elaboration of inappropriate surveying tasks, or the use of inappropriate information, documents, construction rules and standards, technical or technological solutions which affect the work quality, and other acts of violation causing damage due to their faults;
i/ Other obligations provided for by law.
Article 59.- Evaluation and approval of work construction designs
1. Basic designs must be evaluated by the competent State management agency in charge of construction upon approving work construction investment projects.
2. Subsequent designing steps shall be evaluated and approved by the investors but must not be contrary to the already approved basic designs.
3. Persons who evaluate and approve designs shall be held responsible before law for their evaluation and approval results.
4. The Government prescribes the competence for, and contents of the evaluation and approval of work construction designs.
Article 60.- Changes in work construction designs
1. The already approved work construction designs shall be changed only in cases where the adjustment of work construction investment projects requires changes in designs or in other necessary cases.
2. Persons competent to decide on changes in designs shall be held responsible before law for their own decisions.
3. The Government specifies the changes in work construction designs.
Article 61.- Archival of construction work designing dossiers
1. Construction work designing dossiers must be archived. Archival duration shall correspond to lifetime of works.
2. For construction works of important historical, political, economic, cultural, scientific and technical, defense and security significances, the work designing dossiers must be perpetually kept in the national archives.
3. The Government specifies the archival of construction work designing dossiers.
Section 1. CONSTRUCTION PERMITS
Article 62.- Construction permits
1. Before starting the construction of works, the investors must obtain construction permits, except for the construction of the following works:
a/ Works involving the State secrets, works constructed under emergency orders, makeshift works in service of the construction of principal works;
b/ Works constructed along the routes not running through urban areas but in line with the construction planning and with construction investment projects already approved by competent State agencies;
c/ Small-sized technical infrastructures in deep-lying and remote communes;
d/ Separate dwelling houses in deep-lying and remote areas not in urban areas, densely populated quarters or rural population quarters for which no construction planning has been approved;
dd/ Works undergoing repair, renovation or installation of interior equipment, which does not alter the architecture, force-bearing structure and safety of works.
2. For separate dwelling houses in rural areas, regulations on construction permits must conform with actual situation of such localities. The district-level People's Committees shall specify the densely populated quarters in geographical areas where construction permits are required.
3. For the construction of works and separate dwelling houses in regions under the construction plannings which have already been approved and publicized but not yet implemented, only temporary construction permits with definite durations corresponding to the planning implementation durations shall be granted.
Article 63.- Dossiers of application for construction permits
1. Depending on the nature and size of works, a dossier of application for construction permit comprises the following principal documents:
a/ An application for construction permit;
b/ Work construction designing drawings;
c/ Papers on the land use right according to the land legislation.
2. For works and separate dwelling houses specified in Clause 3, Article 62 of this Law, the dossiers of application for work construction permits must, apart from documents prescribed in Clause 1 of this Article, also included written commitments of the construction work owners to dismantle their works when the State implements the construction planning.
Article 64.- Contents of construction permits
1. Principal contents of a construction permit include:
a/ Location and position for the work construction, the work construction line;
b/ Work type and grade;
c/ Work construction landmarks;
d/ Red-line demarcation and construction demarcation boundaries;
dd/ Environmental and work safety protection;
e/ For civil works and industrial works in urban areas, apart from the contents specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1 of this Article, there must be contents on ground area for work construction, height of each story, maximum height of the entire work, colors of the work.
g/ Other contents prescribed for each type of work;
h/ Validity of the permit.
2. The Government specifies the granting of work construction permits.
Article 65.- Conditions for granting permits for construction of urban works
The granting of permits for construction of urban works must meet the following conditions:
1. Being in line with the approved construction detailed planning;
2. Observing the regulations on red-line demarcation and construction demarcation boundaries; urban designing; meeting the requirements on safety of adjacent works; ensuring the corridor for protection of traffic works, irrigation works, dikes, energy works, cultural heritage zones, historical-cultural relics and zones for protection of other works according to law provisions;
3. Construction works and separate dwelling houses in cultural heritage conservation zones and historical-cultural relics must ensure rational construction density, land areas for greenery, parking places and must not affect landscapes and the environment;
4. Works repair or renovation must not affect the structure of the adjacent works, must ensure the prescribed distances to neighboring works, water supply and drainage, air ventilation, lighting, environmental sanitation, fire and explosion prevention and fighting;
5. Ensuring the prescribed distances, for sanitaries, toxic chemical depots and other works which may cause environmental pollution, so as not to affect users of adjacent or neighboring works;
6. When street thoroughfares are constructed or renovated, the systems of underground tunnels must be built for installation of synchronous systems of technical infrastructures; road-surface construction landmarks must comply with the construction landmarks of the construction planning and urban designs;
7. For high-rises of special grade or grade I, there must be designs of basements, except for other cases requiring separate basement designing;
8. For make-shift construction works, the granting of construction permits must comply with the provisions of Clause 3, Article 62 and Clause 2, Article 63 of this Law.
Article 66.- Competence to grant construction permits
1. The provincial-level People's Committees grant construction permits for large-sized construction works, works with particular architecture, religious works and other construction works within the administrative boundaries under their respective management according to the Government's regulations.
2. The district-level People's Committees grant construction permits for construction works in urban areas and centers of commune clusters within the administrative boundaries under their respective management, except for construction works defined in Clause 1 of this Article.
3. The commune-level People's Committees grant construction permits for separate dwelling houses in rural population quarters under the already approved construction plannings and population quarters which, according to the regulations of the district-level People's Committees, require construction permits, within the administrative boundaries under their respective management.
Article 67.- Responsibilities of the agencies granting construction permits
1. To publicly post up and guide the regulations on granting of construction permits.
2. To grant construction permits within no more than 20 working days after receiving complete and valid dossiers; for separate dwelling houses, the above-said time limit shall not exceed 15 days.
3. To inspect the execution of construction according to permits, suspend the construction and/or withdraw construction permits when the work construction investors commit violations.
4. Persons competent to grant construction permits shall be held responsible before law and make compensations for damage caused by their wrong granting or delayed granting of construction permits.
5. To notify the competent agencies not to provide electricity; water, business and other services for works constructed not under planning, constructed without permits or constructed not in compliance with the granted construction permits.
6. To settle complaints and denunciations about the granting of construction permits.
Article 68.- Rights and obligations of construction permit applicants
1. Construction permit applicants have the following rights:
a/ To request the construction permit-granting agencies to explain, guide and implement strictly the regulations on construction permit granting;
b/ To lodge complaints and denunciations against law-breaking acts in the construction permit granting;
c/ To start the construction of works if after the time limit prescribed in Clause 2, Article 67 of this Law the permit-granting agencies give no written reply and the conditions prescribed in Clauses 1, 3, 4, 5, 6 and 7, Article 72 of this Law are fully met.
2. Construction permit applicants have the following obligations:
a/ To submit complete construction permit application dossiers and pay fully the permit-granting fee;
b/ To bear responsibility for the truthfulness of construction permit application dossiers;
c/ To notify in writing the construction starting date to the People's Committees of communes where works are to be constructed within seven working days before starting the work construction;
d/ To observe strictly the contents of the construction permits; to obtain approval of the construction permit-granting agencies when making adjustments or changes in the designs.
Section 2. GROUND CLEARANCE FOR WORK CONSTRUCTION
Article 69.- Requirements on ground clearance for work construction
The ground clearance for work construction must satisfy the following requirements:
1. The construction ground clearance must be planned. Plans on construction ground clearance shall be expressed in work construction investment projects and approved simultaneously with such work construction investment projects;
2. For projects requiring the resettlement, the plans or projects on resettlement must be worked out and executed before the ground clearance;
3. The scope of construction ground clearance must conform with the construction detailed planning and the approved construction investment projects;
4. The time limit for construction ground clearance must comply with the requirements on the progress of executing the approved projects or the competent persons' decisions.
Article 70.- Principles for property compensation for work construction ground clearance
1. The property compensation for construction ground clearance must ensure the State's interests, legitimate rights and interests of the concerned organizations and individuals. For dwelling houses of organizations and individuals, there must be stable new places of residence with conditions equal to or better than the old places, supports in job creation and life stabilization for persons subject to re-settlement, except for cases where the concerned parties otherwise agree upon.
2. The property compensation for construction ground clearance shall be made in one or a combination of forms, i.e. in money, with land use right or dwelling house ownership right and must ensure the fairness, publicity, transparency and legality.
3. For case of property compensation for ground clearance for construction of technical infrastructures in urban areas, the construction ground clearance plans must ensure both the construction of new works and the embellishment of existing roadside works according to the approved construction detailed planning; and ensure that the State can regulate the land value difference after the ground clearance and work construction investment.
4. The compensation shall not be made in the following cases:
a/ Illegally encroached land;
b/ Construction works built in contravention of permits, architectures, trees, cash crops and other assets appearing or arising within the planned construction ground after the construction plannings are publicized;
c/ Other cases prescribed by the land legislation.
Article 71.- Organization of the work construction ground clearance
1. When organizing the work construction ground clearance, construction ground clearance compensation councils must be set up.
2. For case of construction ground clearance under the approved construction plannings while no work construction investment projects are available, the construction ground clearance compensation shall be made as follows:
a/ The competent People's Committees shall organize the ground clearance through the construction ground clearance compensation councils set up by themselves or assign the enterprises specialized in ground clearance to perform such task;
b/ Funding for ground clearance is allocated from the State budget or mobilized and retrieved upon the assignment or lease of land to work construction investors having projects on the cleared ground;
c/ Duration for construction ground clearance shall comply with the local socio-economic development requirements and the competent persons' decisions.
3. For case of construction ground clearance according to work construction investment projects, the construction ground clearance compensation shall be made as follows:
a/ For investment projects for business purposes, the construction ground clearance compensation councils set up principally by the work construction investors in coordination with the competent People's Committees shall organize the ground clearance; for work construction investment projects not for business purposes but in service of the community, the construction ground clearance compensation councils set up principally by the competent People's Committees in coordination with the work construction investors shall organize the ground clearance;
b/ Funding for ground clearance shall be taken directly from the work construction investment projects;
c/ The duration for construction ground clearance must satisfy the execution progress of the approved work construction investment projects.
4. The Government prescribes the principles, methods and brackets of property compensation rates applicable to the construction ground clearance, which shall serve as basis for the provincial-level People's Committees to determine compensation rates in their respective localities.
5. Organizations and individuals having assets within the construction grounds, for which the compensation has been made in strict compliance with regulations, but failing to abide by the ground clearance decisions, shall be coerced to do so and bear all expenses for the coercion.
6. Those who intentionally act in contravention of the regulations on property compensation for construction ground clearance for self-seeking purposes or cause damage to assets of the State, organizations and/or individuals shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability, or if causing damage, they shall have to make compensations therefor according to law provisions.
Section 3. CONSTRUCTION OF WORKS
Article 72.- Conditions for starting the work construction
Construction works shall be started only when they meet the following conditions:
1. Having construction grounds for hand-over in whole or in part according to the construction progress, as agreed upon by the work construction investors and the construction contractors;
2. Having construction permits, for works requiring construction permits as prescribed, except for the cases prescribed at Point c, Clause 1, Article 68 of this Law;
3. Having the approved construction drawing designs of items or works;
4. Having construction contracts;
5. Having adequate capital sources to ensure the work construction progress according to the progress already approved in the work construction investment projects;
6. Having measures to ensure the safety and environmental sanitation in the construction course;
7. For new urban areas, depending on their characteristics and sizes, the technical infrastructures must be partially or wholly constructed before the work construction is started.
Article 73.- Conditions for carrying out the work construction
1. Contractors, when carrying out the work construction, must meet the following conditions:
a/ Having registered the work construction operation;
b/ Having full capability for work construction operation corresponding to work types or grades;
c/ Having construction-site commanders with appropriate capability for practicing the work construction profession;
d/ Having construction equipment up to the work safety and quality requirements.
2. Individuals who organize by themselves the construction of separate dwelling houses with the total construction floor area of under 250 m2 each or less than three stories must have capability for practicing the work construction profession and bear responsibility for quality, safety and environmental sanitation.
Article 74.- Requirements on construction sites
Signboards must be put up on all construction works at the construction sites. The contents of signboards include:
1. Names of work construction investors, total investment capital, data of construction commencement and date of construction completion;
2. Names of constructing units, names of construction-site commanders;
3. Names of designing units, names of designing managers;
4. Names of organizations or persons supervising the work construction;
5. Work construction investors, construction-site commanders, designing managers, organizations or persons supervising the work construction, apart from clearly inscribing their names and titles, must also inscribe their contact addresses and telephone numbers.
Article 75.- Rights and obligations of work construction investors in the work construction
1. Work construction investors have the following rights in the work construction:
a/ To carry out the work construction themselves if they have full and appropriate capability for work construction activities;
b/ To negotiate, sign and supervise the performance of, contracts;
c/ To suspend the performance of, or terminate, contracts with construction contractors according to law provisions;
d/ To stop the work construction and request remedies for consequences caused by violations of the regulations on work quality, safety and environmental sanitation committed by the work construction contractors;
dd/ To request the concerned organizations and individuals to coordinate in performing jobs in the course of work construction;
e/ Not to pay for the value of low-quality or unreasonably arising construction volumes;
g/ Other rights provided for by law.
2. Work construction investors have the following obligations in the work construction:
a/ To select contractors having full and appropriate capability for work construction to carry out work construction activities;
b/ To join the competent People's Committees or assume the prime responsibility for, and coordinate with the competent People's Committees in, clearing and handing over the construction grounds to the work construction contractors;
c/ To organize the supervision of work construction;
d/ To examine the measures to ensure the safety and environmental sanitation;
dd/ To organize the pre-acceptance test, payment and settlement of works;
e/ To hire consultancy organizations having full construction operation capability to test the quality of works when necessary;
g/ To examine and decide on contractors' proposals related to designs in the course of work construction;
h/ To respect the work design copyright;
i/ To purchase the insurance for works;
k/ To keep dossiers of works;
l/ To make compensations for damage caused by contract breaches to the work construction contractors, pre-acceptance tests with untruthful results on work quality and other acts of violation causing damage due to their faults;
m/ To bear responsibility for their own decisions; to be responsible for ensuring the set work construction progress, quality and efficiency;
n/ Other obligations provided for by law.
Article 76.- Rights and obligations of work construction contractors
1. Work construction contractors have the following rights:
a/ To reject unlawful requests;
b/ To propose design modifications to make designs more suitable to realities, thus ensuring quality and efficiency of works;
c/ To request the payment for value of completed construction volumes strictly according to the contracts;
d/ To stop the work construction if the employers fail to strictly perform their commitments in the signed contracts, thus causing obstacles and damage to contractors;
dd/ To request compensations for damage caused due to faults of the work construction hirers;
e/ Other rights provided for by law.
2. Work construction contractors have the following obligations:
a/ To properly perform the signed contracts;
b/ To carry out the construction strictly according to the designs, construction standards, ensuring quality, progress, safety and environmental sanitation;
c/ To compile work construction diaries;
d/ To test construction materials and products;
dd/ To manage construction workers in the construction sites, ensure security and order, without affecting the surrounding population quarters;
e/ To make construction completion drawings and take part in the pre-acceptance test of works;
g/ To provide work warranty;
h/ To purchase assorted insurance according to the provisions of the insurance legislation;
i/ To make compensations for damage caused by breaches of contracts, use of construction materials of wrong categories or construction activities which are not up to the standards or cause environmental pollution, and other acts of violation causing damage due to their faults;
k/ To bear responsibility for the quality of construction works they are in charge of;
l/ Other obligations provided for by law.
Article 77.- Rights and obligations of designing contractors in the work construction
1. Designing contractors have the following rights in the work construction:
a/ The rights provided for in Clause 1, Article 58 of this Law;
b/ To request the work construction investors and work construction contractors to strictly comply with their designs;
c/ To reject requests for unreasonable design changes of the work construction investors;
d/ To refuse to make pre-acceptance test of works or work items if they are constructed not according to the designs.
2. Designing contractors have the following obligations in the work construction:
a/ The obligations provided for in Clause 2, Article 58 of this Law;
b/ To appoint fully capable persons to exert the author's supervision according to regulations; persons appointed by the designing contractors to perform the task of author's supervision shall be held responsible before law for their acts of violations in the course of performing the obligation of author's supervision and have to compensate for damage caused due to their faults;
c/ To take part in the pre-acceptance test of works at requests of the work construction investors;
d/ To consider and solve irrationalities in the designs at requests of the work construction investors;
dd/ To detect and promptly notify to the work construction investors of the work construction contractors' construction not in accordance with the approved designs and propose handling measures.
Article 78.- Safety in the work construction
In the course of work construction, the work construction contractors shall have to:
1. Apply measures to ensure safety for people, machines, equipment, assets and works under construction, underground works and adjacent works; machines and equipment in service of construction must go through safety tests before being used;
2. Apply separate technical safety measures to work items or jobs with stringent safety requirements;
3. Apply necessary measures to minimize human and material losses when any unsafe circumstance occurs in the construction.
Article 79.- Assurance of environmental sanitation in the work construction
In the course of work construction, the work construction contractors shall have to:
1. Apply measures to ensure the environmental sanitation in the course of work construction, including requirements on air environment, water environment, solid waste, noise and other requirements on environmental sanitation;
2. Make compensations for damage caused by environmental sanitation-related violations they commit in the course of construction and transport of construction materials;
3. Comply with other provisions of the legislation on environmental protection.
Article 80.- Pre-acceptance test and hand-over of construction works
1. The pre-acceptance test of construction works must comply with the following regulations:
a/ Regulations on management of quality of construction works;
b/ Pre-acceptance test shall be made upon each job, each part, each stage and each work item and pre-acceptance test for putting works into use. Particularly for hidden parts of works, the pre-acceptance test and construction completion drawings must be made before the subsequent jobs are carried out;
c/ Pre-acceptance test shall be made only when the to be-tested objects are completed and the dossiers thereon are complete;
d/ Works shall be put into pre-acceptance test for use only when they satisfy the design requirements, ensure the quality and are up to the prescribed standards.
2. The hand-over of construction works must comply with the following regulations:
a/ Satisfying the requirements on principles, contents and order for handing over completed construction works for being put into use according to the provisions of construction legislation;
b/ Ensuring safety in the operation and exploitation when the works are put into use.
3. The work construction contractors shall have to finish the construction, clear the construction sites, make construction completion drawings and prepare documents in service of the pre-acceptance test and hand-over of the works.
4. The work construction investors shall have to organize the pre-acceptance test and reception of works. Persons taking part in the pre-acceptance test and hand-over of works shall bear personal responsibility for products certified by them in the course of work construction and work hand-over.
Article 81.- Payment and settlement in construction activities
1. The contractors shall have to compile dossiers on payment or settlement of already performed work volumes. The work construction investors shall have to make payment to the contractors according to the pre-acceptance tested volumes.
2. The work construction investors shall make the settlement of work investment capital within 12 months after the works are handed over and put into use, except otherwise provided for by law.
3. Persons responsible for payment and/or settlement shall be held responsible before law for their jobs and shall have to make compensations for damage incurred due to their late or improper payment and settlement.
4. The Government specifies the payment and settlement in construction activities.
Article 82.- Warranty for construction works
1. The work construction contractors shall have to provide warranty for works; the work equipment supply contractors shall have to provide warranty for work equipment.
2. Contents of warranty for works include: repair and replacement of damaged or faulty equipment, correction of abnormal operation of works caused due to the contractors' faults.
3. The work warranty duration shall be determined according to work types and grades.
4. The Government specifies the work warranty duration.
Article 83.- Regular maintenance of construction works
1. Owners or use-managers of works shall have to regularly maintain works, machines and work equipment.
2. The regular maintenance of works, work facilities and equipment must be conducted according to the instructions and regulations of the designers and manufacturers.
3. The regular maintenance of works shall be determined according to work types and grades.
4. The Government specifies the regular maintenance of works.
Article 84.- Construction work incidents
1. In the course of construction, operation, exploitation or use of works, if work incidents occur, the work construction contractors, owners or use-managers shall have to:
a/ Stop the construction, operation, exploitation or use of works, and apply prompt measures to ensure safety for people and assets;
b/ Apply necessary measures to limit and prevent further possible dangers to the works and promptly notify such to the competent and concerned organizations and individuals;
c/ Protect incident scenes, except for cases where the incidents must be urgently remedied to limit damage.
2. Upon receiving notices on work incidents, the competent organizations and individuals shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to:
a/ Promptly apply urgent measures to remedy the incidents;
b/ The competent State management agencies in charge of construction shall have to designate organizations with full expertising capability to identify causes of work incidents and clarify liabilities of subjects causing such work incidents.
3. Persons at fault causing work incidents shall have to make compensations for damage and related expenses or shall be examined for penal liability.
Article 85.- Relocation of works
1. The relocation of a work must comply with the approved construction planning and ensure its architectural and quality intactness.
2. Before relocating works, the work construction investors must apply for permits. Relocation permits shall be granted by the provincial-level People's Committees.
3. Contractors that conduct the work relocation shall have to apply measures to ensure the labor safety and safety for relocated works and adjacent works, as well as the environmental sanitation.
Article 86.- Dismantlement of construction works
1. The dismantlement of construction works shall be conducted in the following cases:
a/ For clearance of grounds for construction of new works; or dismantlement of make-shifts defined in Clause 2, Article 94 of this Law;
b/ Works are in danger of collapse, which may affect the community and adjacent works;
c/ Works are constructed in the areas banned from construction defined in Clause 1, Article 10 of this Law;
d/ Works are constructed not in accordance with the construction plannings, works constructed without permits as prescribed, or works constructed at variance with the contents prescribed in the permits;
dd/ Other cases prescribed by law.
2. The dismantlement of construction works must satisfy the following requirements::
a/ The dismantlement of works shall only be conducted under decisions of competent State agencies;
b/ The dismantlement of works must be conducted according to the already approved dismantlement solutions, ensuring safety and environmental sanitation.
3. Responsibilities of parties involved in the dismantlement of construction works are prescribed as follows:
a/ Persons who are assigned to organize the work dismantlement shall have to implement the provisions in Clause 2 of this Article; shall be held responsible before law and have to compensate for damage caused due to their faults;
b/ Persons who currently own or use works subject to the dismantlement according to the provisions in Clause 1 of this Article shall have to abide by decisions of competent State agencies. Those who fail to abide by such decisions shall be subject to forced dismantlement of their works and bear all expenses for the dismantlement;
c/ Persons with responsibility to decide on the work dismantlement shall be held responsible before law for consequences of their failure to issue decisions, untimely decisions or illegal decisions.
Section 4. SUPERVISION OF WORK CONSTRUCTION
Article 87.- Supervision of work construction
1. All construction works must be subject to the supervision regime in the course of construction.
2. The supervision of work construction must be conducted to monitor and inspect the quality, volumes, progress, labor safety and environmental sanitation in the work construction.
3. The work construction investors must hire supervision consultants or conduct the supervision by themselves when they fully satisfy the conditions on capability for construction supervision activities.
Persons conducting the construction supervision must have certificates for practicing the construction supervision profession compatible with jobs, work types and grades.
4. The application of the supervision regime to the construction of separate dwelling houses is encouraged.
Article 88.- Requirements on the work construction supervision
The work construction supervision must satisfy the following requirements:
1. Being conducted upon the commencement of the work construction;
2. Being regular and constant in the course of construction;
3. Being based on the approved designs, the applied construction rules and standards;
4. Being truthful, objective and non-self-seeking.
Aricle 89.- Rights and obligations of work construction investors in the work construction supervision
1. Work construction investors have the following rights in the work construction supervision:
a/ To conduct the supervision by themselves when they have full capability for construction supervision;
b/ To negotiate and sign contracts, monitor and supervise the performance of contracts;
c/ To change or request the consultancy organizations to change supervisors in cases where the supervisors fail to strictly comply with the regulations;
d/ To suspend the performance of, or terminate contracts on work construction supervision according to law provisions;
dd/ Other rights provided for by law.
2. Work construction investors have the following obligations in the work construction supervision:
a/ To hire supervision consultants in cases where they fail to fully satisfy the capability conditions to conduct the supervision by themselves;
b/ To notify the concerned parties of the rights and obligations of supervision consultants;
c/ To handle promptly suggestions of supervisors;
d/ To fully perform the obligations already agreed upon in the construction supervision contracts;
dd/ Not to act in collusion or exert their influences to falsify the supervision results;
e/ To keep the construction supervision results;
g/ To make compensations for damage caused by selection of supervision consultants who fail to satisfy the conditions on capability for construction supervision, inaccurate pre-acceptance volume test, construction not in accordance with designs and other acts of violation causing damage due to their fault;
h/ Other obligations provided for by law.
Article 90.- Rights and obligations of work construction supervision contractors
1. Work construction supervision contractors have the following rights:
a/ To conduct pre-acceptance test and certification when works are constructed in accordance with the designs, the construction rules and standards and ensure the quality;
b/ To request the construction contractors to properly perform the contracts;
c/ To reserve their opinions on supervision jobs they undertake;
d/ To reject unreasonable requests of the concerned parties;
dd/ Other rights provided for by law.
2. Work construction supervision contractors have the following obligations:
a/ To perform the supervision job strictly according to the signed contracts;
b/ Not to accept the volumes not up to the prescribed quality and technical standards required by the work designs;
c/ To refuse to conduct the pre-acceptance test of works if they fail to meet the quality requirements;
d/ To propose the work construction investors the designing irrationalities for timely modification;
dd/ To purchase professional liability insurance;
e/ Not to act in collusion with the construction contractors and/or the work construction investors, and commit other acts of violation to falsify supervision results;
g/ To make compensations for damage caused by the falsification of supervision results on construction volumes implemented not in accordance with the designs, not in compliance with the construction rules and standards, which have not been reported by the supervisors to the work construction investors or competent persons for handling, and other damage-causing acts of violation committed due to their faults;
h/ Other obligations provided for by law.
Section 5. CONSTRUCTION OF SPECIAL-TYPE WORKS
Article 91.- Special-type construction works
Special-type construction works include:
1. State-secret works;
2. Works constructed under urgent orders;
3. Make-shift works.
Article 92.- Construction of State-secret works
1. State-secret works shall be constructed with requirements to protect the secrets in construction activities, in the defense, security, economic, scientific and technological and other domains.
2. Persons assigned to manage and construct State-secret works shall have the right to decide on and be responsible for constructing and organizing the construction of works from the stages of project formulation, survey, designing, construction and construction supervision of works to the stage of pre-acceptance test and putting of works into use.
3. The Government shall decide on the construction of each State-secret work whenever there appears the demand therefor.
Article 93.- Construction of works under urgent orders
1. Works constructed under urgent orders shall be constructed to promptly meet the requirements of the natural calamity and enemy sabotage prevention and combat, and other urgent requirements according to the regulations of the Government.
2. Persons assigned to manage the construction of works under urgent orders may decide by themselves the order of survey, designing and construction, suitable to the requirements of emergency circumstances, and shall be responsible for constructing and organizing the construction of such works, in order to minimize the possible human and material losses.
Article 94.- Construction of make-shift works
1. Make-shift works shall be constructed and allowed to exist only for a given duration.
2. Make-shift works include:
a/ Make-shift works in service of the construction of main works;
b/ Works and separate dwelling houses permitted to be constructed for a definite duration under the planning, for which construction grounds have not yet been cleared.
3. For make-shift construction works in service of main construction works, within thirty days after the main construction works are put into use, the owners of make-shift construction works shall have to dismantle such works by themselves, except for cases where make-shift works in service of main construction works are large-sized works or population quarters which conform with the approved construction plannings. For works and separate dwelling houses permitted to be constructed for a definite duration, when the duration inscribed in make-shift construction permits expires, the owners of such works shall have to dismantle their works by themselves. If they fail to voluntarily dismantle their works, they shall be forced to do so and have to bear all expenses for the forced dismantlement and are not entitled to compensation.
SELECTION OF CONSTRUCTION CONTRACTORS AND CONTRACTS
Section 1. SELECTION OF CONSTRUCTION CONTRACTORS
Article 95.- Selection of contractors in construction activities
1. Selection of contractors in construction activities shall be made for jobs, groups of jobs or all jobs of formulation of construction detailed plannings, formulation of work construction investment projects, survey, designing, construction, supervision and other construction activities.
2. The selection of contractors aims to find contractors, general contractors and sub-contractors having full capability for construction operation or construction profession practice compatible with work types and grades.
3. Principal contractors or general contractors may assign part of contractual jobs to sub-contractors. Sub-contractors must have corresponding adequate capability for construction operation or construction profession practice and be accepted by the work construction investors; sub-contractors must not assign the whole job or principal job under contracts to other contractors.
4. The selection of contractors in construction activities must comply with the provisions of this Law and the legislation on bidding.
Article 96.- Requirements on the selection of contractors in construction activities
1. The selection of contractors must satisfy the following requirements:
a/ Achieving the efficiency of work construction investment projects;
b/ Choosing contractors who fully meet the conditions on appropriate capability for construction operation or construction profession practice, and offer reasonable contracting prices;
c/ Objectivity, publicity, fairness and transparency.
2. Investment deciders and work construction investors may decide on modes of contractor selection.
Article 97.- Modes of selection of contractors in construction activities
Depending on the size, characteristics and capital sources for construction of works, investment deciders or work construction investors may select contractors by the following modes:
1. Unlimited bidding, limited bidding;
2. Contractor appointment;
3. Selection of contractors for construction work architecture designing.
Article 98.- Requirements on bidding in construction activities
1. Bidding in construction activities aims to select appropriate contractors, thus ensuring the competitiveness.
2. Bidding shall be held only when capital sources for work execution are determined.
3. The bidding duration must not be prolonged in order to ensure the set progress and efficiency of work construction investment projects.
4. Bid-winning parties must have optimal technical and technological schemes and reasonable tender prices.
5. Domestic contractors participating in international biddings in Vietnam shall enjoy the preferential regimes provided for by the Government.
6. It is prohibited to use the legal person status of other organizations to participate in biddings; pre-fix, purchase and sell bids; exert one's influence to falsify bidding results or offer tender prices lower than construction costs of works.
Article 99.- Unlimited biddings in construction activities
1. Unlimited biddings shall be held to select work construction contractors with unlimited number of participating contractors.
2. Bid inviters must publicize on the mass media the conditions and time limit for submitting the bidding dossiers.
3. Bidders shall be allowed to participate in biddings only when they fully satisfy the conditions on capability for construction operation or construction profession practice compatible with work types and grades according to the conditions notified by the bid inviters.
4. Bid inviters shall have to announce on the mass media the bid evaluation results and bid-winning prices.
Article 100.- Limited bidding in construction activities
1. Limited bidding shall be held to select construction consultancy contractors and work construction contractors for construction works with high technical requirements from a limited number of contractors fully satisfying the conditions on capability for construction operation or construction profession practice invited to participate in biddings.
2. For work construction investment projects or works financed with the State capital, two or more enterprises of the same corporation, a corporation and a member company, a parent company and an affiliated company, a joint-venture enterprise and a capital contributor thereto shall not be allowed to participate together in bidding in a bidding package.
Article 101.- Contractor appointment in construction activities
1. Investment deciders or work construction investors may directly appoint an organization or individual fully satisfying the conditions on capability for construction operation or construction profession practice to perform jobs or construct a work at reasonable prices in the following cases:
a/ State-secret works, work constructed under urgent orders, make-shift works;
b/ Works of research or experimental nature;
c/ Small-sized and simple jobs, construction works or work items, as provided for by the Government;
d/ Renovation, embellishment and restoration of cultural heritage works, historical-cultural relics;
dd/ Other special cases permitted by the persons competent to decide investment.
2. Persons competent to appoint contractors shall be held responsible before law for the selection of contractors with full capability for construction operation or construction profession practice.
3. Organizations and individuals appointed as contractors must have full capability for construction operation or construction profession practice compatible with jobs, work types and grades; and have a healthy and transparent financial status.
Article 102.- Selection of construction work architecture designing contractors
1. The selection of construction work architecture designing contractors shall apply to the construction works defined in Article 55 of this Law.
2. Authors of selected architecture designing plans are given priority to perform the subsequent designing steps if they have full capability for construction designing operation or work construction designing practice.
Article 103.- Selection of general contractors in construction activities
1. Depending on the size, nature, type and grade of works and specific conditions of work construction investment projects, the investment deciders or the work construction investors shall decide on the following forms of selection of general contractors in construction activities:
a/ Designing general contractors for performing all jobs of work construction designing;
b/ Construction general contractors for performing all jobs of work construction;
c/ General contractors for performing all jobs of designing and construction of works;
d/ General contractors for performing all jobs of designing, supply of materials and equipment and construction of works;
dd/ Turn-key general contractors for performing jobs in package from project formulation to designing, supply of materials and equipment and construction of works.
2. Independent contractors or partnerships participating in bidding in construction activities must fully satisfy the conditions on capability for construction operation compatible with work type and grade according to the provisions of this Law.
3. For cases where the form of general contractors defined in Clause 1 of this Article is applied, the general contractors must appoint persons fully satisfying the conditions on capability for construction profession practice to coordinate all jobs of the general contractors.
Article 104.- Rights and obligations of bid inviters
1. Bid inviters have the following rights:
a/ To request bidders to supply necessary information in service of the selection of contractors;
b/ To select bid-winning contractors or cancel results of the selection of contractors according to the provisions of bidding legislation;
c/ Other rights provided for by law.
2. Bid inviters have the following obligations:
a/ To compile bidding dossiers and bidding plans compatible with contents of the approved work construction investment projects;
b/ To examine the declaration of the capability for construction operation or capability for construction profession practice and financial status of the chosen bidders;
c/ To supply in full and on time capital sources for performing jobs according to schedule;
d/ To notify necessary requirements to the bidders and strictly observe the notified contents;
dd/ To publicize bid-winning units and bid-winning prices for construction works funded with the State capital after contractor selection results are obtained;
e/ To purchase insurance for works;
g/ To make compensations for damage incurred due to their faults by contractors participating in bidding;
h/ To be held responsible before law for acts of pre-fixing, purchasing and/or selling bids, disclosing information upon the bid consideration or conniving with contractors and other acts of violation of the bidding legislation.
i/ Other obligations provided for by law.
Article 105.- Rights and obligations of bidders
1. Bidders have the following rights:
a/ To participate in bidding as independent contractors or in partnership with other contractors;
b/ To request the supply of information or survey sites in order to compile bid dossiers;
c/ To lodge complaints or denunciations when detecting acts of violating the regulations on selection of contractors;
d/ Other rights provided for by law.
2. Bidders have the following obligations:
a/ To compile bid dossiers in a truthful and accurate manner, ensuring the requirements on bidding invitation dossiers;
b/ To be held responsible before law for their acts of violating the provisions in Clause 6, Article 98 of this Law;
c/ To compensate for damage caused by their acts of violation, which lead to prolongation of bidding or re-bidding;
d/ To underwrite bids according to regulations;
dd/ Other obligations according to provisions of law.
Article 106.- Responsibilities of work construction investment deciders in the contractor selection
1. To inspect and handle violations and settle complaints and denunciations in the contractor selection.
2. To suspend the contractor selection, cancel the contractor selection results when detecting violations in the contractor selection.
3. To be held responsible before law for and make compensations for damage caused by their decisions.
Section 2. CONTRACTS IN CONSTRUCTION ACTIVITIES
Article 107.- Contracts in construction activities
1. Contracts in construction activities are established for jobs of elaboration of construction plannings, formulation of work construction investment projects, construction surveys, work designing, supervision and construction of works, management of work construction projects and other jobs in construction activities.
2. Contracts in construction activities are established in writing in compliance with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
3. Depending on the sizes and characteristics of works, types of jobs, relations between parties, contracts in construction activities may have many types with different contents.
Article 108.- Principal contents of contracts in construction activities
A contract in construction activities includes the following principal contents:
1. Content of the job to be performed;
2. Quality and other technical requirements of the job;
3. Performance duration and schedule;
4. Conditions for pre-acceptance test and hand-over;
5. Price and payment mode;
6. Warranty duration;
7. Liability for contract breaches;
8. Other agreements according to each type of contract;
9. Language used in the contract.
Article 109.- Adjustment of contracts in construction activities
1. Contracts in construction activities shall be adjusted only when the investment deciders so permit in the following cases:
a/ When work construction investment projects change;
b/ When the State changes the relevant policies;
c/ Force majeure circumstances.
2. Persons who permit the adjustment of contracts shall be held responsible before law for their decisions and have to make compensations for damage caused by such decisions.
Article 110.- Contractual rewards, fines for contractual breaches and settlement of contractual disputes in construction activities
1. The contractual rewards or fines for contractual breaches must be inscribed in the contracts.
2. For works constructed with the State capital source, the reward level must not exceed 12% of the value of the profitable contract part and the fine level must not exceed 12% of the value of the breached contract part. Reward funding source shall be deducted from the profits brought about by the early use or exploitation of quality works or rational savings of expenses for the performance of contracts.
3. In cases where contractual disputes arise in construction activities, the disputing parties shall have to negotiate and settle them by themselves. In cases where the parties fail to reach an agreement, the settlement of disputes shall be made through conciliation, arbitration or court proceedings according to law provisions.
THE STATE MANAGEMENT OVER CONSTRUCTION
Article 111.- Contents of the State management over construction
1. Elaborating, and directing the implementation of, strategies and plans on development of construction activities.
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on construction.
3. Promulgating the construction rules and standards.
4. Managing quality and archiving construction work dossiers.
5. Granting and withdrawing assorted permits in construction activities.
6. Guiding, examining, inspecting and settling complaints and denunciations, and handling violations in construction activities.
7. Organizing scientific and technological research in construction activities.
8. Training human resources for construction activities.
9. Entering into international cooperation in construction activities.
Article 112.- Agencies performing the State management over construction
1. The Government performs the uniform State management over construction throughout the country.
2. The Ministry of Construction is answerable to the Government for the performance of uniform State management over construction.
3. The ministries and ministerial-level agencies, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Construction in performing the State management over construction.
4. The People's Committees of all levels shall have to perform the State management over construction in their respective localities according to the Government's decentralization.
Article 113.- The Construction Inspectorate
1. The Construction Inspectorate is the specialized inspectorate in charge of construction.
2. The organization and operation of the Construction Inspectorate are prescribed by the Government.
Article 114.- Tasks of the Construction Inspectorate
The Construction Inspectorate has the following tasks:
1. To inspect the observance of the construction legislation;
2. To detect, prevent and handle according to its competence or propose the competent State agencies to handle violations of the construction legislation;
3. To verify and propose the competent State agencies to settle construction-related complaints and denunciations.
Article 115.- Rights and responsibilities of the Construction Inspectorate
1. The Construction Inspectorate has the following rights:
a/ To request concerned organizations and individuals to supply documents and explain necessary matters;
b/ To request the examination of contents related to the quality of works in case of necessity;
c/ To apply deterrent measures according to law provisions;
d/ To make written records on inspection and handle violations according to its competence or propose the competent State management agencies to take handling measures;
dd/ Other rights according to the provisions of law.
2. The Construction Inspectorate has the following responsibilities:
a/ To perform the inspection functions, tasks, order and procedures as prescribed;
b/ To produce inspection decisions, inspector's cards to inspected subjects. The inspection must be recorded in writing;
c/ To be held responsible before law for their conclusions and make compensations for damage caused by wrong conclusions;
d/ To perform other responsibilities prescribed by law.
Article 116.- Rights and obligations of organizations and individuals subject to inspection
1. Organizations and individuals subject to inspection have the following rights:
a/ To request inspectors or inspection teams to clearly explain the inspection requirements;
b/ To lodge complaints and denunciations against law-breaking acts in inspection activities of inspectors.
2. Organizations and individuals subject to inspection have the following obligations:
a/ To create conditions for inspectors and inspection teams to perform their tasks;
b/ To supply documents, explain necessary contents and abide by conclusions of the Construction Inspectorate.
Article 117.- Right to lodge complaints and denunciations and responsibilities to settle them
1. Individuals have the right to lodge complaints and denunciations; organizations have the right to lodge complaints about acts of violating the provisions of this Law to competent State management agencies in charge of construction or initiate lawsuits at courts according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
2. The competent State management agencies in charge of construction of all levels shall have to settle complaints and denunciations of organizations and individuals under their management. In cases where they receive complaints and denunciations beyond their competence, they shall have to forward them to the competent agencies and organizations for settlement and notify such in writing to the complainants and denouncers.
Article 118.- Complaints and denunciations and the settlement thereof
1. The complaints and denunciations and the settlement thereof shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
2. In the duration of complaints, denunciations or lawsuits, organizations and individuals shall still have to execute administrative decisions of the competent State management agencies in charge of construction. When decisions on settling complaints or denunciations are issued by the competent State management agencies in charge of construction or decisions or judgments of courts take legal effect, they have to abide by such decisions or judgments.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals that record achievements in the construction management or construction activities shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 120.- Handling of violations
1. Persons who commit acts of violating the construction legislation and other relevant law provisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability. In cases where their violations of the construction legislation cause damage to the State's interests, rights and legitimate interests of organizations and individuals, they shall have to make compensations therefor.
2. Works constructed at variance with plannings, works constructed without construction permits or not in compliance with granted construction permits, for works requiring the construction permits as prescribed, shall be entirely dismantled or have their violating parts dismantled.
Article 121.- Handling of works constructed before the Construction Law takes effect and not in compliance with the provisions of this Law
The works constructed before the Construction Law takes effect and not in compliance with the provisions of this Law shall be handled as follows:
1. Construction works currently existing in conformity with the plannings but with inappropriate architecture shall be allowed to exist in their current state. The renovation, upgrading or repair of such works must comply with the provisions of this Law.
2. Construction works currently existing not in conformity with the plannings shall have handled as follows:
a/ Work owners shall be considered by the competent State agencies for being granted temporary construction permits with definite terms consistent with the implementation duration of the plannings when they wish to renovate, upgrade or repair their works;
b/ For works being relocated to the already planned areas, work owners shall enjoy compensations and supports according to law provisions.
3. For works permitted to be temporarily constructed for definite durations, if there appear demands to relocate them before the implementation duration of the planning or before the duration inscribed in temporary construction permits, compensations therefor shall be made according to law provisions.
Article 122.- Implementation effect
This Law shall take effect as from July 1, 2004.
Article 123.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 26, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực