Chương I Luật Xây dựng 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 16/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 02/01/2004 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Xây dựng - Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 gồm 09 chương, 123 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004. Theo đó, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, riêng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
UBND cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch... Tùy theo tính chất, quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng công trình, giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai...
Việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt, bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình chung quanh, bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của luật pháp...
Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình chung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ...
Luật này hiện đã được thay thế bởi Luật xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
2. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
3. Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
4. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.
5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.
7. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
8. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
9. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
10. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
11. Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.
12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình.
13. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn.
14. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
15. Thiết kế đô thị là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.
16. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
17. Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
18. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
19. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
20. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
21. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
22. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
23. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
24. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
25. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
26. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
27. Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
28. Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
29. Sự cố công trình xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
2. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
3. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
4. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;
5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.
1. Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình.
2. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
3. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng.
4. Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình xây dựng.
1. Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụng thống nhất trong hoạt động xây dựng.
2. Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.
3. Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng để ban hành hoặc công nhận.
1. Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng.
2. Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình.
3. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
5. Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân phù hợp với loại, cấp công trình.
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.
Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;
2. Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;
3. Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;
4. Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
5. Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng;
6. Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;
7. Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình trong đấu thầu;
8. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;
9. Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng.
Article 1.- Scope of regulation
This Law prescribes construction activities; and rights and obligations of organizations and individuals that invest in the construction of works and conduct construction activities.
Article 2.- Objects of application
This Law shall apply to Vietnamese organizations and individuals; as well as foreign organizations and individuals, that invest in the construction of works and conduct construction activities in the Vietnamese territory. In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaty shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Construction activities include the elaboration of construction plannings, formulation of projects on investment in work construction, construction surveys, construction work designing, execution of work construction, supervision of work construction, management of projects on investment in work construction, selection of contractors in construction activities and other activities related to work construction.
2. Construction works mean products created by human labor and with building materials and equipment installed therein, affixed to land, which may include underground and ground components, underwater and on-water-surface components and are constructed according to designs. Construction works include public-utility works, dwelling houses, industrial works, traffic works, irrigations works, energy works and other types of works.
3. Equipment installed in works includes work equipment and technological equipment. Work equipment means those installed in construction works according to construction designs. Technological equipment means those included in technological chains installed in construction works according to technological designs.
4. Execution of work construction means the construction, and installation of equipment for newly built, repaired, renovated, relocated, embellished or restored works; dismantlement of works; warranty and maintenance of works.
5. Technical infrastructures system includes traffic, information and communication, energy supply, public lighting, water supply and drainage, waste treatment facilities and other works.
6. Social infrastructures system includes healthcare, cultural, educational, sport, commercial and public service works, greenery, parks, water surface and other works.
7. Red-line demarcation means a boundary line drawn on the planning map and on the field, for purpose of demarcating between land plots permitted for work construction and land plots reserved for traffic roads or other technical infrastructures and public spaces.
8. Construction demarcation means a border line of a work permitted to be constructed on a land plot.
9. Construction planning means the organization of urban space and rural population quarters, and systems of technical and social infrastructures, in order to establish a living environment suitable to people residing in territorial areas, and ensure the harmony between national interest and community interest, meet the socio-economic development, defense, security and environmental protection objectives. A construction planning is demonstrated through a construction planning scheme, consisting of charts, drawings, layouts and explanations.
10. Regional construction planning means the organization of system of population quarters, systems of technical and social infrastructures within the administrative boundaries of a province or several provinces in conformity with requirements of the socio-economic development in each period.
11. Urban construction general planning means the organization of urban space and urban technical and social infrastructures in line with the socio-economic development overall planning, branch development planning, ensuring defense and security of each region and the whole country in each period.
12. Urban construction detailed planning means the concretization of the urban construction general planning's contents, serving as a legal basis for management of the work construction, supply of information, licensing of work construction, land assignment and land lease for execution of projects on investment in work construction.
13. Rural population quarter construction planning means the organization of space and system of technical and social infrastructures of a rural population quarter.
14. Rural population quarter means an area where many households reside and are bound together in their production, daily life and other social activities within boundaries of a specific zone, i.e. a commune center, village, hamlet, buon, phum or soc (hereinafter collectively called village for short) formed on the basis of natural conditions, socio-economic conditions, culture, customs and other factors.
15. Urban designing means the concretization of the contents of the urban construction general planning and detailed planning on architecture of works in urban areas, landscape for each functional quarter or street and other public spaces in urban areas.
16. Work construction investment report means a dossier of intended work construction investment submitted to competent authority(ies) for investment licensing.
17. Work construction investment project means a collection of proposals concerning the contribution of capital for new construction, expansion or renovation of construction works, with a view to developing, maintaining and raising the quality of works, products or services within a given duration. A work construction investment project comprises the explanation and the basic design.
18. Economic-technical report on work construction means a concise work construction investment project which sets forth only basic requirements according to regulations.
19. Construction rules mean regulations to be compulsorily applied to construction activities, promulgated by the State management agencies in charge of construction.
20. Construction standards mean regulations on technical standards, economic-technical norms, order for performing technical jobs, targets, technical indexes and natural indexes, promulgated or recognized by competent agencies or organizations for application in construction activities. Construction standards include compulsory standards and standards encouraged to be applied.
21. Work construction investor means capital owner or person assigned to manage and use capital for investment in work construction.
22. Contractors in construction activities mean organizations and individuals that are fully capable of conducting construction activities or practicing construction when participating in contractual relations in construction activities.
23. Construction general contractor means a contractor signing contracts directly with a work construction investor to undertake completely a type of job or all jobs of a work construction investment project. Construction general contractor takes the following principal forms: engineering general contractor; work construction general contractor; work engineering and construction general contractor; engineering, technological equipment supply and construction general contractor; general contractor for formulation of work construction investment project, work engineering, technological equipment supply and construction.
24. Principal contractor in construction activities means a contractor signing a contract directly with a work construction investor to perform the principal part of a kind of job in a work construction investment project.
25. Sub-contractor in construction activities means a contractor signing a contract with a principal contractor or a construction general contractor to perform a part of job of the principal contractor or general contractor.
26. Separate dwelling house means a work constructed within a residential land area under the use right of a household or an individual according to law provisions.
27. Basic design means a set of documents comprising explanations and drawings demonstrating the principal designing solution, which fully meets the conditions for estimation of total investment capital and serves as basis for deployment of subsequent designing steps.
28. Author's supervision means the designer's supervising activities in the course of work construction in order to ensure that the construction strictly comply with the design.
29. Construction work incidents mean impairments beyond the permitted safety limits, thus putting the construction work in danger of collapse, having caused the collapse of part of the work or the entire work, or rendering it impossible to use the work according to the design.
Article 4.- Basic principles in construction activities
Organizations and individuals engaged in construction activities must comply with the following basic principles:
1. Ensuring the compliance of the work construction with the planning and designs; the artistic appearance of works, the protection of the environment and overall landscape; the suitability with natural conditions and socio-cultural characteristics of each locality; combining socio-economic development with national defense and security;
2. Complying with the construction rules and standards;
3. Guaranteeing quality, progress and safety of works, human life, asset, fire and explosion prevention and fighting, environmental sanitation;
4. Ensuring the synchronous construction in each work, synchronous construction of technical infrastructures;
5. Ensuring thrift and efficiency, combating wastefulness, unreasonable loss and other negative phenomena in construction activities.
Article 5.- Types and grades of construction works
1. Construction works are divided by type and grade.
2. Types of construction works are determined according to their utility. Each type of construction works is divided into five grades, including special grade, grades I, II, III and IV.
3. Grades of construction works are determined according to types of construction works and based on their sizes, technical requirements, construction materials and lifetime.
4. The Government prescribes the classification of types and grades of construction works.
Article 6.- Construction rules and construction standards
1. The system of construction rules and construction standards must be promulgated or recognized by the competent State management agency in charge of construction for uniform application in construction activities.
2. Construction activities must comply with the construction rules and construction standards. In cases where foreign construction standards are applied, the consents of the competent State management agency in charge of construction must be obtained.
3. Organizations and individuals may study and propose construction rules and/or construction standards to the competent State management agency in charge of construction for promulgation or recognition.
Article 7.- Construction practicing capability, construction operation capability
1. The construction practicing capability is prescribed for individuals engaged in construction activities. The construction operation capability is prescribed for organizations engaged in construction activities.
2. The construction practicing capability of individuals is determined in grades on the basis of their professional qualifications certified by a lawful specialized training organization, experience and professional ethics. Individuals engaged in construction engineering and planning, construction survey, work designing and/or supervision of work construction, when independently conducting such activities, must have appropriate practice certificates and bear personal responsibility for their work.
3. The construction activity operation of organizations is determined in grades on the basis of construction practicing capability of individuals in such organizations, experience in construction activities, financial status, equipment and managerial capacity of such organizations .
4. Foreign organizations and individuals engaged in construction activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam must meet all the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article and be granted operation licenses by the competent State management agency in charge of construction.
5. The Government prescribes the construction operation capability of organizations, the construction practicing capability of individuals and the granting of construction practice certificates to individuals suitable to different types and grades of works.
Article 8.- Supervision of the observance of the construction legislation
1. The National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationalities Council, the Committees of the National Assembly, the delegations of National Assembly deputies, the National Assembly deputies, the People's Councils, the Standing Boards of the People's Councils, the Boards of the People's Councils, deputies to the People's Councils of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to supervise the observance of the construction legislation.
2. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to propagate and mobilize people to observe and supervise the observance of the construction legislation.
Article 9.- Encouragement policies in construction activities
The State adopts policies to encourage and create conditions for organizations and individuals to research into and apply advanced construction sciences and technologies, use new construction materials, economically use natural resources and protect the environment; create conditions for organizations and individuals to join in construction activities under plannings in deep-lying and remote regions, regions meeting with exceptional difficulties and flood-prone regions.
Article 10.- Acts strictly prohibited in construction activities
In construction activities, the following acts are strictly prohibited:
1. Constructing works in areas where construction is banned; constructing works in encroachment of the protection corridors of traffic or irrigation works, dikes, energy works, zones of historical-cultural relics and protection zones of other works prescribed by law; constructing works in areas prone to landslides or sweeping floods, except for work constructed to combat these calamities;
2. Constructing works in contravention of the planning, in encroachments of demarcation boundaries or construction landmarks; construction works without construction permits, for works which require construction permits under regulations, or constructing works at variance with the granted construction permits;
3. Contractors conduct construction activities beyond the conditions on construction practicing capability or construction operation capability they meet; selecting contractors who fail to satisfy the condition on construction practicing capability or construction operation capability to perform jobs;
4. Constructing works not in compliance with the construction rules or construction standards;
5. Violating the regulations on safety of human life, asset and environmental sanitation in construction;
6. Building annexes or lean-tos, thus encroaching upon public spaces and places, passages and other yards and grounds already included in the approved and publicized construction plannings;
7. Giving and taking bribes in construction activities; pre-fixing bidding results for self-seeking purposes, selling and purchasing bids, conniving with each other in bidding, making bids lower than the work construction costs in biddings;
8. Abusing positions and powers to violate the construction legislation; tolerating and covering up acts of violating the construction legislation;
9. Obstructing lawful construction activities;
10. Other acts of violation of the construction legislation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực