Chương II Luật Xây dựng 2003: Quy hoạch xây dựng
Số hiệu: | 16/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 02/01/2004 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Xây dựng - Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 gồm 09 chương, 123 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004. Theo đó, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, riêng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
UBND cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch... Tùy theo tính chất, quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng công trình, giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai...
Việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt, bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình chung quanh, bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của luật pháp...
Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình chung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ...
Luật này hiện đã được thay thế bởi Luật xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt.
2. Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình.
4. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện.
5. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Quy hoạch xây dựng được phân thành ba loại sau đây:
a) Quy hoạch xây dựng vùng;
b) Quy hoạch xây dựng đô thị, bao gồm quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Chính phủ quy định trình tự lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loại bản đồ, đơn giá lập đối với từng loại quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội;
2. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển;
3. Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc;
4. Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.
1. Tổ chức thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế chuyên ngành thuộc đồ án quy hoạch xây dựng phải có năng lực hành nghề xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Có đăng ký hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với những vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm:
a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn năm năm, mười năm và dài hơn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng.
Quy hoạch xây dựng vùng phải bảo đảm các nội dung chính sau đây:
1. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chức năng khác;
2. Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệ môi trường;
3. Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành;
4. Xác định đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu phát triển; sử dụng đất có hiệu quả.
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiến lược quốc phòng, an ninh;
b) Có thay đổi về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội.
2. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh theo đề nghị của Bộ Xây dựng sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
c) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:
a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm;
b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải toả, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị.
2. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 trong phạm vi tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Để thu hút đầu tư các nguồn vốn xây dựng đô thị và các mục tiêu khác không làm thay đổi lớn đến định hướng phát triển đô thị;
c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị thì phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị căn cứ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý xây dựng, yêu cầu của các chủ đầu tư xây dựng công trình và ý kiến của nhân dân trong khu vực quy hoạch, nhưng không được trái với quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm:
a) Yêu cầu diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, thiết kế đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực thiết kế;
b) Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo cho những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo;
c) Những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải bảo đảm các nội dung chính sau đây:
a) Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
b) Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
d) Đối với các quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu vực.
2. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa hình và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 đến 1/2000 tuỳ theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 và loại 5.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh;
b) Cần khuyến khích, thu hút đầu tư.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.
3. Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng và không được làm thay đổi lớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng.
1. Thiết kế đô thị bao gồm những nội dung sau đây:
a) Trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể hiện được không gian kiến trúc công trình, cảnh quan của từng khu phố, của toàn bộ đô thị, xác định được giới hạn chiều cao công trình của từng khu vực và của toàn bộ đô thị;
b) Trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể hiện được cốt xây dựng của mặt đường, vỉa hè, nền công trình và các tầng của công trình, chiều cao công trình, kiến trúc mặt đứng, hình thức kiến trúc mái, màu sắc công trình trên từng tuyến phố;
c) Thiết kế đô thị phải thể hiện được sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiết kế; tận dụng các yếu tố mặt nước, cây xanh; bảo vệ di sản văn hoá, công trình di tích lịch sử - văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quy định về quản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng theo thiết kế đô thị được duyệt.
3. Chính phủ quy định cụ thể về thiết kế đô thị.
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
a) Dự báo quy mô tăng dân số điểm dân cư nông thôn theo từng giai đoạn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trong điểm dân cư nông thôn;
c) Định hướng phát triển các điểm dân cư.
1. Xác định các khu chức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triển cho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán cho từng vùng để hướng dẫn nhân dân xây dựng.
2. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã phải xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và các công trình khác.
3. Đối với những điểm dân cư nông thôn đang tồn tại ổn định lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựng thì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
1. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được điều chỉnh;
b) Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh;
c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
1. Trong quá trình lập quy hoạch chi tiết xây dựng phải lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan theo nhiệm vụ của từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, Uỷ ban nhân dân các cấp phải công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý để tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết, kiểm tra và thực hiện. Đối với việc công bố quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định về nội dung công bố.
3. Căn cứ quy hoạch xây dựng được duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện:
a) Cắm mốc chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên thực địa;
b) Xác định trên thực địa khu vực cấm xây dựng.
4. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm việc công bố quy hoạch gây thiệt hại về kinh tế khi phải giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng công trình.
5. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, trong thời hạn ba năm kể từ ngày công bố mà chưa thực hiện hoặc thực hiện không đạt yêu cầu của quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết. Trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng không thể thực hiện được thì phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố lại theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý.
2. Việc cung cấp thông tin được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Công khai đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm: sơ đồ, mô hình, bản vẽ quy hoạch xây dựng;
b) Giải thích quy hoạch xây dựng;
c) Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng.
3. Chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm các thông tin về sử dụng đất; các quy định về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, về kiến trúc, về an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường và các quy định khác theo quy hoạch chi tiết xây dựng.
1. Quản lý quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;
b) Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;
c) Quản lý các mốc giới ngoài thực địa;
d) Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
đ) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng.
2. Người có thẩm quyền quản lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc quản lý được giao và phải bồi thường thiệt hại do các quyết định không kịp thời, trái với thẩm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân.
Article 11.- Construction plannings
1. Construction plannings must be elaborated and approved to serve as basis for subsequent construction activities. Construction plannings shall be elaborated for five years, ten years and long-term development orientation. Construction plannings must be periodically revised and adjusted to be compatible with the socio-economic development situation in each period. The adjustment of the construction plannings must ensure the successiveness of the construction plannings previously elaborated and approved.
2. The State allocates the State budget capital and adopts a policy to mobilize other capital sources for the elaboration of construction plannings. The State budget capital shall be incorporated in annual plans for elaborating regional construction plannings, urban construction general plannings and rural population quarter construction plannings, detailed planning on functional zones not under investment projects on the construction of concentrated works in business form.
3. The People's Committees of all levels shall have to organize the elaboration of construction plannings within the administrative boundaries under their respective management according to decentralization and use such construction plannings as basis for managing construction activities, executing construction investment projects and deploying work construction.
4. Where the People's Committees of all levels are incapable of performing the tasks of elaborating, adjusting and approving construction plannings, they may invite experts or hire consultants to perform such tasks.
5. All organizations and individuals must abide by the construction plannings already approved by the competent State agencies.
Article 12.- Categorization of construction plannings
1. Construction plannings are categorized into the following three types:
a/ Regional construction plannings;
b/ Urban construction plannings, including urban construction general plannings and urban construction detailed plannings;
c/ Rural population quarter construction plannings.
2. The Government prescribes the order for elaborating construction plannings, dossiers and scales of assorted maps, and the cost of elaboration of each type of construction planning.
Article 13.- General requirements on construction plannings
Construction plannings must meet the following general requirements:
1. Being in line with the socio-economic development overall plannings, development plannings of other branches and land-use plannings; construction detailed plannings must be in line with the construction general planning; ensure national defense and security and create a motive force for socio-economic development;
2. Organizing and arranging territorial space on the basis of rationally exploiting and using the natural resources, land and other resources in compatibility with the natural conditions, historical and socio-economic characteristics, scientific and technological advances of the country in each development period;
3. Establishing a comfortable, safe and sustainable living environment; satisfying higher and higher material and spiritual demands of people; protecting the environment and cultural heritage, conserving historical-cultural relics, natural landscapes, preserving and developing the national cultural identity;
4. Laying the foundation for the work of planning, investment management and construction investment attraction; management, exploitation and use of construction works in urban areas and rural population quarters.
Article 14.- Conditions on organizations and individuals designing construction plannings
1. Organizations designing construction plannings must meet the following conditions:
a/ Having registered the construction planning designing activities;
b/ Having adequate and appropriate capability for construction planning designing activities;
c/ Individuals who take up the post of construction planning scheme manager or assume the prime responsibility for specialized designs of construction planning blue prints must have the construction practicing capability and practice certificates suitable to each type of construction planning.
2. Individuals independently practicing the construction planning designing profession must meet the following conditions:
a/ Having the practice capability and certificates for practicing the construction planning designing profession;
b/ Having registered the construction planning designing activities.
The Government prescribes the scope of construction planning designing activities of individuals independently practicing the construction planning designing profession.
Section 2. REGIONAL CONSTRUCTION PLANNINGS
Article 15.- Regional construction planning tasks
1. Responsibility to devise regional construction planning tasks is prescribed as follows:
a/ The Construction Ministry shall devise the tasks of regional construction planning for key regions and inter-provincial regions and submit them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and provincial People's Committees;
b/ The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial-level People's Committees) shall devise the tasks of regional construction plannings within the administrative boundaries under their management and submit them to the People's Councils of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial-level People's Councils) for decision.
2. Contents of regional construction planning tasks include:
a/ Forecasts of urban or rural population size in compatibility with the socio-economic development of the regions and the population distribution strategy of the nation for five-year, ten-year or longer periods;
b/ Spatial organization of main industrial establishments, systems of technical and social infrastructures within the region in each period in compatibility with the potentials and the regional general socio-economic development plannings;
c/ Spatial organization of the system of urban areas and population quarters in compatibility with the geographical and natural conditions of each region, ensuring national defense and security as well as the rational exploitation of natural resources of the entire region.
Article 16.- Contents of regional construction plannings
A regional construction planning must have the following principal contents:
1. Determination of a system of urban areas and population quarters in service of industry, agriculture, forestry, tourism, as well as environmental protection zones, natural resource zones and other functional zones;
2. Arrangement of a system of technical infrastructures, spaces and environmental protection measures;
3. Orientation for development of specialized works;
4. Identification of reserve land in service of development demands; efficient use of land.
Article 17.- Competence to elaborate, evaluate and approve regional construction plannings
1. The Construction Ministry organizes the elaboration and evaluation of construction plannings of key regions and inter-provincial regions, then submits them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or People's Committees.
2. The provincial-level People's Committees shall have to approve construction plannings of regions within administrative boundaries under their respective management after they are decided by the People's Councils of the same level.
Article 18.- Adjustment of regional construction plannings
1. A regional construction planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ Where the general planning on socio-economic development of the region, the branch development planning of the region; or the defense and security strategy is adjusted;
b/ Where the geographical, natural, population and socio-economic conditions change.
2. The competence to approve the adjusted tasks and adjusted regional construction plannings is prescribed as follows:
a/ The Prime Minister approves the adjusted tasks and adjusted regional construction plannings of the key regions and inter-provincial regions at the requests of the Construction Ministry after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or People's Committees;
b/ The provincial-level People's Committees devise the adjusted tasks and adjusted construction plannings of regions within the administrative boundaries under their respective management, then submit them to the People's Councils for decision.
Section 3. URBAN CONSTRUCTION PLANNINGS
Article 19.- Urban construction general planning tasks
1. Responsibility to devise urban construction general planning tasks is prescribed as follows:
a/ The Construction Ministry devises the tasks of elaborating general plannings on construction of inter-provincial new urban areas, hi-tech parks and special economic zones, then submits them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or provincial-level People's Committees;
b/ The provincial-level People's Committees devise the tasks of elaborating general plannings on construction of special-type, grade-1 or grade-2 urban areas, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption. The Construction Ministry organizes the evaluation and submission thereof to the Prime Minister for approval. For grade-3 urban areas, the provincial-level People's Committees devise the construction general planning tasks, then submit them to the People's Councils of the same level for decision.
c/ The People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial cities (hereinafter collectively referred to as the district-level People's Committees) devise the tasks of elaborating general plannings on construction of grade-4 and grade-5 urban areas within the administrative boundaries under their respective management, then submit them to the People's Councils of urban districts, rural districts, provincial capitals or provincial cities (hereinafter collectively referred to as the district-level People's Councils) for adoption and submission to the provincial-level People's Committees for approval.
2. Contents of urban construction general planning tasks include:
a/ Determination of characteristics, population sizes, spatial development orientation of urban areas and technical and social infrastructure works for each five-year or ten-year period, and forecast of development orientation of urban areas for a twenty-year period;
b/ Urban construction and renovation general plannings, besides the contents prescribed at Point a, Clause 2 of this Article, must also identify areas subject to ground clearance, areas to be maintained for embellishment, areas to be protected and other specific requirements according to the characteristics of each urban area.
Article 20.- Contents of urban construction general planning
1. An urban construction general planning must ensure the determination of the total urban land use ground area according to the population size in each planning period; urban functional zones; population density, land use coefficient and other economic-technical norms of each functional zone and the urban area; the general arrangement of urban technical infrastructures, the determination of construction demarcation and red-line demarcation boundaries of urban main traffic routes, as well as controlled construction landmarks of each zone and the entire urban area.
2. Urban construction general plannings must be designed according to the construction rules and standards, make full use of the terrain, greenery, water surface and natural conditions of the planned places, and preserve the national cultural identity.
3. For urban construction and renovation general plannings, solutions to maintain the existing works and landscapes compatible with the set tasks must be proposed.
Article 21.- Competence to elaborate and approve urban construction general planning
1. The Construction Ministry organizes the elaboration of general plannings on construction of new inter-provincial urban areas, hi-tech parks and special economic zones, then submits them to the Prime Minister for approval after obtaining opinions of the concerned ministries, branches and/or provincial People's Committees.
2. The provincial-level People's Committees organize the elaboration of construction general plannings of special, grade-1 and grade-2 urban areas within their respective localities, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption. The Construction Ministry shall evaluate and submit them to the Prime Minister for approval. For grade-3 urban areas, the provincial-level People's Committees organize the elaboration of construction general plannings and submit them to the People's Councils of the same level for decision.
3. The district-level People's Committees organize the elaboration of construction general plannings of grade-4 and grade-5 urban areas, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption and submission to the provincial-level People's Committees for approval.
Article 22.- Adjustment of urban construction general plannings
1. An urban construction general planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ The socio-economic development orientation changes;
b/ For purpose of attracting capital sources for investment in urban construction and other objectives, which do not substantially change the urban development orientation;
c/ Geographical and natural conditions change.
2. Persons competent to approve the planning tasks and urban construction general plannings shall approve the planning-adjusting tasks and adjusted urban construction general plannings.
Article 23.- Tasks of elaborating urban construction detailed plannings
1. The district-level People's Committees shall have to devise the tasks of urban construction detailed planning on the basis of the socio-economic development requirements, construction management requirements, requests of work construction investors and opinions of people in the planned zones, which, however, must not be contrary to the approved urban construction general plannings.
2. Contents of urban construction detailed planning tasks include:
a/ Requirements on land use area, scale and scope of detailed planning, urban designing and synchronous designing of technical and social infrastructures in the designed zones;
b/ List of proposed measures to renovate works which should be maintained in the zones planned for renovation;
c/ Other requirements on each designed zone.
Article 24.- Contents of urban construction detailed plannings
1. An urban construction detailed planning must have the following principal contents:
a/ Determination of ground plan and land area for construction of assorted works in the zone under the urban construction detailed planning;
b/ Determination of red-line demarcation and construction demarcation boundaries, construction landmarks of technical infrastructures in the zone under the urban construction detailed planning;
c/ Solutions to design the system of urban technical infrastructures, measures to protect landscapes, ecological environment and relevant economic-technical norms;
d/ The urban renovation detailed plannings must propose schemes to renovate the existing works in compliance with the set tasks and in line with the zone construction general planning.
2. Urban construction detailed plannings shall be elaborated on topographic maps and cadastral maps of a scale of between 1/500 and 1/2000, depending on the set planning tasks.
Article 25.- Competence to approve urban construction detailed plannings
1. The provincial-level People's Committees approve the detailed plannings on the construction of special, grade-1, grade-2 and grade-3 urban areas.
2. The district-level People's Committees approve the detailed plannings on the construction of grade-4 and grade-5 urban areas.
Article 26.- Adjustment of urban construction detailed plannings
1. An urban construction detailed planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ The urban construction general planning is adjusted;
b/ There is a need to encourage or attract investment.
2. Persons competent to approve urban construction detailed plannings shall approve the already adjusted urban construction detailed plannings.
3. The adjustment of urban construction detailed plannings prescribed at Point b, Clause 1 of this Article must obtain opinions of people in the zones under the construction detailed plannings and must not substantially change the construction general planning structure.
1. Urban designing includes the following contents:
a/ In an urban construction general planning, the urban designing must prescribe and demonstrate architectural spaces of works, landscape of each street section or the entire urban area, determine the limit height of works in each zone and the entire urban area;
b/ In an urban construction detailed planning, the urban designing must prescribe and demonstrate the construction landmarks of road surface, pavement, work base and floors of works, height, facade architecture, roof architectural features and colors of works in each street section;
c/ The urban designing must express its compatibility with local natural conditions, harmony with natural and artificial landscapes in designing zones; make full use of such factors as water surface and greenery; protect cultural heritage, historical-cultural relics, and preserve national cultural identity.
2. The provincial-level People's Committees promulgate regulations on architectural management in order to manage the construction according to the approved urban designs.
3. The Government specifies the urban designing.
Section 4. PLANNINGS ON CONSTRUCTION OF RURAL POPULATION QUARTERS
Article 28.- Tasks of elaborating plannings on construction of rural population quarters
1. The commune-level People's Committees devise the tasks of elaborating plannings on construction of rural population quarters, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption and submission to the district-level People's Committees for approval.
2. Contents of tasks of planning on rural population quarter construction include:
a/ Forecast of population size increase of rural population quarters in each period;
b/ Spatial organization of production establishments, cottage industries and handicraft and traditional craft villages in rural population quarters;
c/ Development orientation of rural population quarters.
Article 29.- Contents of plannings on the construction of rural population quarters
1. Determination of functional zones, systems of technical and social infrastructures, development orientation for each population quarter, designing of dwelling house models suitable to natural conditions, customs and traditions of each region, so as to guide people in the construction thereof.
2. Detailed plannings on construction of commune centers must determine construction positions and areas of works; working offices of agencies, organizations, educational, healthcare, cultural, physical training and sport, commercial and service works and other works.
3. For rural population quarters which tend to exist stably for a long term, when their construction plannings are executed, designs for renovation and embellishment of functional zones, technical and social infrastructure works.
Article 30.- Competence to elaborate and approve plannings on the construction of rural population quarters
The commune-level People's Committees organize the elaboration of plannings on the construction of rural population quarters within the administrative boundaries under their respective management, then submit them to the People's Councils of the same level for adoption and submission to the district-level People's Committees for approval.
Article 31.- Adjustment of plannings on the construction of rural population quarters
1. A rural population quarter construction planning shall be adjusted in one of the following cases:
a/ The local socio-economic development strategy is adjusted;
b/ The regional construction planning is adjusted;
c/ Geographical and natural conditions change.
2. The district-level People's Committees approve the adjusted tasks and the adjusted plannings on the construction of rural population quarters within administrative boundaries under their management.
Section 5. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION PLANNINGS
Article 32.- Publicization of construction plannings
1. In the course of elaboration of construction detailed plannings, opinions of concerned organizations and individuals thereon must be gathered according to the tasks of each type of construction planning.
2. Within thirty working days after the construction plannings are approved by the competent State agencies, the People's Committees of all levels shall have to publicize construction detailed plannings within the administrative boundaries under their respective management, for organizations and individuals in the planned areas to know, examine and implement them. For the publicization of the regional construction plannings and construction general plannings, the persons competent to approve them shall decide on the publicized contents.
3. Basing themselves on the approved construction plannings, the provincial-level People's Committees shall have to direct the performance of the following tasks:
a/ Placing construction demarcation markers and construction landmarks on the field;
b/ Determining on the field areas banned from construction.
4. Persons responsible to publicize construction plannings shall be held responsible before law for their failure to publicize, or delayed publicization of, such plannings, thus causing economic damage upon the ground clearance for investment in work construction.
5. For the approved construction detailed plannings, if past three years after they are publicized, they still remain unexecuted or the execution is not up to their requirements, the persons competent to approve construction detailed plannings shall have to apply remedies and notify such to the organizations and individuals in the planning areas. Where a construction detailed planning cannot be executed, it must be adjusted or cancelled and subsequently re-publicized according to the provisions of Clause 2 of this Article.
Article 33.- Supply of information on construction plannings
1. Construction management agencies of all levels shall have to supply information on, and grant certificates of, construction plannings to work construction investors when there appear demand for investment in construction within their scope of assigned management responsibilities.
2. The supply of information shall take the following forms:
a/ Publicization of the construction planning blueprints, including: charts, layouts and drawings of the construction planning;
b/ Explanation of the construction planning;
c/ Supply of construction planning certificates.
3. Construction planning certificates contain information on land use; regulations on system of technical infrastructures, architecture, safety in fire and explosion prevention and fighting; environmental protection and other regulations according to the construction detailed planning.
Article 34.- Contents of management of construction plannings
1. The management of construction plannings covers the following principal contents:
a/ Promulgation of regulations on plannings, architecture and policies for attracting construction investment according to the manager's competence;
b/ Management of construction of works under the construction plannings;
c/ Management of landmarks on the field;
d/ Management of synchronous construction of urban technical infrastructures;
dd/ Suspension of the construction, imposition of administrative sanctions and coercion of the dismantlement of works illegally constructed, constructed in contravention of construction permits, or constructed not in compliance with construction plannings.
2. Persons competent to manage construction plannings according to decentralization shall be held responsible before law for their assigned management jobs and have to compensate for damage caused to the State or people by their late decisions or decisions issued ultra vires.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực