Chương VII Luật Xây dựng 2003: Quản lý nhà nước về xây dựng
Số hiệu: | 16/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 02/01/2004 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sau đây:
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng;
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng;
3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xây dựng.
1. Thanh tra xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết;
b) Yêu cầu giám định những nội dung có liên quan đến chất lượng công trình trong trường hợp cần thiết;
c) áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật;
d) Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định;
b) Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng được thanh tra. Việc thanh tra phải được lập thành biên bản;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình và bồi thường thiệt hại do kết luận sai gây ra;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanh tra giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra;
b) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh tra viên.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
b) Cung cấp tài liệu, giải trình các nội dung cần thiết và chấp hành kết luận của thanh tra xây dựng.
1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo; tổ chức có quyền khiếu nại về những hành vi vi phạm quy định của Luật này với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết.
1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hoặc quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo các quyết định, bản án đó.
THE STATE MANAGEMENT OVER CONSTRUCTION
Article 111.- Contents of the State management over construction
1. Elaborating, and directing the implementation of, strategies and plans on development of construction activities.
2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on construction.
3. Promulgating the construction rules and standards.
4. Managing quality and archiving construction work dossiers.
5. Granting and withdrawing assorted permits in construction activities.
6. Guiding, examining, inspecting and settling complaints and denunciations, and handling violations in construction activities.
7. Organizing scientific and technological research in construction activities.
8. Training human resources for construction activities.
9. Entering into international cooperation in construction activities.
Article 112.- Agencies performing the State management over construction
1. The Government performs the uniform State management over construction throughout the country.
2. The Ministry of Construction is answerable to the Government for the performance of uniform State management over construction.
3. The ministries and ministerial-level agencies, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Construction in performing the State management over construction.
4. The People's Committees of all levels shall have to perform the State management over construction in their respective localities according to the Government's decentralization.
Article 113.- The Construction Inspectorate
1. The Construction Inspectorate is the specialized inspectorate in charge of construction.
2. The organization and operation of the Construction Inspectorate are prescribed by the Government.
Article 114.- Tasks of the Construction Inspectorate
The Construction Inspectorate has the following tasks:
1. To inspect the observance of the construction legislation;
2. To detect, prevent and handle according to its competence or propose the competent State agencies to handle violations of the construction legislation;
3. To verify and propose the competent State agencies to settle construction-related complaints and denunciations.
Article 115.- Rights and responsibilities of the Construction Inspectorate
1. The Construction Inspectorate has the following rights:
a/ To request concerned organizations and individuals to supply documents and explain necessary matters;
b/ To request the examination of contents related to the quality of works in case of necessity;
c/ To apply deterrent measures according to law provisions;
d/ To make written records on inspection and handle violations according to its competence or propose the competent State management agencies to take handling measures;
dd/ Other rights according to the provisions of law.
2. The Construction Inspectorate has the following responsibilities:
a/ To perform the inspection functions, tasks, order and procedures as prescribed;
b/ To produce inspection decisions, inspector's cards to inspected subjects. The inspection must be recorded in writing;
c/ To be held responsible before law for their conclusions and make compensations for damage caused by wrong conclusions;
d/ To perform other responsibilities prescribed by law.
Article 116.- Rights and obligations of organizations and individuals subject to inspection
1. Organizations and individuals subject to inspection have the following rights:
a/ To request inspectors or inspection teams to clearly explain the inspection requirements;
b/ To lodge complaints and denunciations against law-breaking acts in inspection activities of inspectors.
2. Organizations and individuals subject to inspection have the following obligations:
a/ To create conditions for inspectors and inspection teams to perform their tasks;
b/ To supply documents, explain necessary contents and abide by conclusions of the Construction Inspectorate.
Article 117.- Right to lodge complaints and denunciations and responsibilities to settle them
1. Individuals have the right to lodge complaints and denunciations; organizations have the right to lodge complaints about acts of violating the provisions of this Law to competent State management agencies in charge of construction or initiate lawsuits at courts according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
2. The competent State management agencies in charge of construction of all levels shall have to settle complaints and denunciations of organizations and individuals under their management. In cases where they receive complaints and denunciations beyond their competence, they shall have to forward them to the competent agencies and organizations for settlement and notify such in writing to the complainants and denouncers.
Article 118.- Complaints and denunciations and the settlement thereof
1. The complaints and denunciations and the settlement thereof shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
2. In the duration of complaints, denunciations or lawsuits, organizations and individuals shall still have to execute administrative decisions of the competent State management agencies in charge of construction. When decisions on settling complaints or denunciations are issued by the competent State management agencies in charge of construction or decisions or judgments of courts take legal effect, they have to abide by such decisions or judgments.