Chương V Luật Quy hoạch đô thị 2009: Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch
Số hiệu: | 30/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rà soát định kỳ quy hoạch chung tối thiểu 05 năm/lần
Ngày 17/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12.
Theo đó, Quy hoạch đô thị sẽ được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, tính từ ngày quy hoạch được phê duyệt. Ủy ban nhân dân các cấp được giao trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và báo cáo lại kết quả với cơ quan có thẩm quyền.
Thông thường, quy hoạch đô thị có thể được điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… Mặt khác, khi hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị; xảy ra biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn hoặc khi quy hoạch không thể thực hiện được… thì cũng có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
Việc điều chỉnh lại quy hoạch đô thị phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện và tuân theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong vòng 30 ngày sau khi được phê duyệt quy hoạch đô thị cũng phải được công khai thông qua các hình thức: trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; in thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch đô thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch đô thị, trung tâm triển lãm và thông tin về quy hoạch đô thị và tại khu vực được lập quy hoạch;
b) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
2. Nội dung công bố công khai gồm các nội dung cơ bản của đồ án và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành, trừ những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền công bố công khai kịp thời cho các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn công bố công khai đồ án quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương;, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
2. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thức giải thích trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại chúng và cấp chứng chỉ quy hoạch.
3. Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành.
4. Cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu do mình cung cấp.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị được duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành để cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
2. Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác.
3. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ quy hoạch theo thời hạn hiệu lực của đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
1. Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị gồm cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
2. Sau khi đồ án quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt;
b) Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt.
3. Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện.
4. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
5. Khi quy hoạch đô thị được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch đã được điều chỉnh.
6. Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
7. Bộ Xây dựng quy định cụ thể việc cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
1. Chủ sở hữu các vật thể kiến trúc có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải có trách nhiệm bảo vệ, duy trì trong quá trình khai thác, sử dụng bảo đảm mỹ quan, an toàn, hài hoà với không gian xung quanh.
2. Việc xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa và phá bỏ vật thể kiến trúc, cây xanh trong khu vực công cộng, khuôn viên công trình và nhà ở có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình có quy mô lớn, có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong đô thị phải thi tuyển thiết kế kiến trúc.
4. Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị giúp Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho toàn bộ đô thị do mình quản lý.
2. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phải phù hợp với đồ án quy hoạch đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành và điều kiện thực tế của đô thị.
3. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Quy định việc tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị; đối với các khu vực đã có quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và các khu vực khác trong đô thị;
b) Quy định quản lý kiến trúc, không gian đô thị và các biện pháp khuyến khích, hạn chế;
c) Các quy định đặc thù về quản lý và kiểm soát phát triển đô thị;
d) Quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị.
1. Các loại đất trong đô thị phải được sử dụng đúng mục đích, chức năng được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
2. Việc quản lý đất đô thị phải tuân thủ các quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng đối với khu vực đã được xác định trong quy hoạch dành cho việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng để thực hiện quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và công bố.
2. Việc thu hồi quỹ đất và bồi thường cho người có đất bị thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thu hồi quỹ đất, người sử dụng đất được bồi thường các tài sản đã tạo lập hợp pháp trước khi công bố công khai quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm cho nhà đầu tư thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch đầu tư.
4. Khi triển khai dự án phát triển các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đường theo quy hoạch, tổ chức đấu giá hoặc đầu thầu để lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Phạm vi dự án đầu tư xây dựng phải được xác định trên cơ sở bảo đảm phù hợp với thực trạng sử dụng đất, đáp ứng hài hoà mục tiêu dự án và việc chỉnh trang đô thị, tránh phát sinh những diện tích đất không đáp ứng được yêu cầu về xây dựng hoặc ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan đô thị.
6. Trong trường hợp dự án đầu tư chỉ sử dụng một phần của thửa đất, nếu diện tích còn lại quá nhỏ không đáp ứng yêu cầu về sử dụng hoặc ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định của Chính phủ thì Nhà nước thu hồi và bồi thường cho người sử dụng đất.
7. Sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt và công bố, nếu Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch được phép tiếp tục khai thác sử dụng, cải tạo, sửa chữa và xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm đất để xây dựng công trình đầu mối, tuyến hoặc mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; đất trong phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn.
2. Quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật được xác định trong quy hoạch đô thị phải được sử dụng đúng mục đích, không được lấn chiếm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1. Ủy ban nhân dân các cấp phải có kế hoạch xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật để thực hiện hạ ngầm các công trình đường dây kỹ thuật.
2. Khi tiến hành đầu tư xây dựng đường phố mới, cải tạo mở rộng các đường phố cũ trong đô thị phải đồng thời thực hiện việc xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống ngầm.
1. Việc xây dựng đường giao thông theo quy hoạch phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật.
2. Công trình đường dây, đường ống kỹ thuật phải được bố trí, lắp đặt trong tuy nen, hào kỹ thuật.
3. Việc đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm đồng bộ theo quy hoạch và tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển đô thị.
1. Việc khai thác, sử dụng không gian ngầm để xây dựng các công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch đô thị được duyệt.
2. Việc quản lý xây dựng các công trình trên mặt đất phải bảo đảm không ảnh hưởng đến không gian ngầm được xác định trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
1. Việc xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ quy hoạch không gian ngầm được xác định trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; Quy chuẩn về xây dựng công trình ngầm do Bộ Xây dựng ban hành, Giấy phép quy hoạch, Giấy phép xây dựng.
2. Việc xây dựng công trình ngầm không được làm ảnh hưởng đến các công trình trên mặt đất, công trình ngầm và không gian ngầm đã có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị.
3. Việc xây dựng tuyến giao thông và hệ thống công trình công cộng ngầm phải bảo đảm an toàn, phù hợp với việc tổ chức, khai thác sử dụng không gian ngầm và trên mặt đất; bảo đảm kết nối thuận tiện với các công trình giao thông ngầm và trên mặt đất.
4. Việc xây dựng tuy nen, hào kỹ thuật phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc sử dụng không gian trên mặt đất; an toàn trong khai thác, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý không gian ngầm.
1. Công viên, vườn hoa, cây xanh trong đô thị có giá trị về văn hoá, lịch sử, cảnh quan tự nhiên, cảnh quan đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào danh mục quản lý hoặc được xác định trong quy hoạch phải được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý.
2. Việc xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh theo quy hoạch đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn, môi trường đô thị; không làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, trên không, dưới mặt đất.
3. Không được lấn chiếm hồ, mặt nước tự nhiên hoặc thay đổi các đặc điểm địa hình khác, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước và các khu vực tự nhiên khác trong đô thị. Việc chặt, phá, di dời cây xanh trong danh mục quản lý; san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.
3. Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu.
2. Địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng phải bảo đảm tuân thủ đúng quy hoạch đô thị, phù hợp với quy mô, tính chất đầu tư, tiết kiệm đất đô thị; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và môi trường của đô thị.
1. Những trường hợp sau đây phải có Giấy phép quy hoạch:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc chưa có thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
2. Giấy phép quy hoạch là cơ sở để chủ đầu tư dự án tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc lập dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ trong đô thị; là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng.
3. Việc cấp giấy phép quy hoạch phải căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển thực tế của đô thị, Quy chuẩn về quy hoạch đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
4. Nội dung Giấy phép quy hoạch bao gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch đô thị, chỉ tiêu sử dụng đất cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực chủ đầu tư được giao đầu tư, thời hạn của Giấy phép quy hoạch.
5. Thẩm quyền cấp Giấy phép quy hoạch được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy phép quy hoạch cho dự án trong các đô thị tỉnh lỵ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c và các dự án trong các đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy phép quy hoạch cho các dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
6. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép quy hoạch phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
7. Chính phủ quy định cụ thể về Giấy phép quy hoạch.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý phát triển theo quy hoạch các đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm quản lý phát triển theo quy hoạch các khu đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Việc đầu tư xây dựng đô thị mới, khu đô thị mới phải bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và kế hoạch thực hiện.
3. Quy mô dự án khu đô thị mới phải được xác định trên nguyên tắc bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế của đô thị, mục đích đầu tư, khả năng tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và hiệu quả xã hội.
4. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án khu đô thị mới để đảm bảo sự kết nối, lưu thông thuận tiện giữa khu đô thị mới với khu vực xung quanh và với các khu chức năng khác trong đô thị.
5. Khi thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư, khu nhà ở, Ủy ban nhân dân các cấp và chủ đầu tư dự án được xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền phải dành quỹ đất thích hợp để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Chủ đầu tư dự án được xác định trong quyết định đầu tư có trách nhiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian, kiến trúc theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án, trừ trường hợp việc quản lý được bàn giao cho Ủy ban nhân dân.
Khi thực hiện cải tạo hoặc xây dựng lại một khu vực trong đô thị phải bảo đảm tiết kiệm đất đai, ưu tiên đáp ứng nhu cầu tái định cư tại chỗ cho những người dân trong khu vực; cải thiện điều kiện kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị; xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng trên cơ sở cân đối hài hoà với các khu vực xung quanh; bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, bản sắc truyền thống của đô thị và khu vực.
ORGANIZATION OF REALIZATION OF, AND MANAGEMENT OF URBAN DEVELOPMENT ACCORDING TO, URBAN PLANNING
Section I. ORGANIZATION OF REALIZATION OF URBAN PLANNING
Article 53. Publicization of urban planning
1. Within 30 days after being approved, urban plans shall be publicized in the following forms:
a/ Constant display of drawings and mock-ups at offices of urban planning-related state management agencies at all levels, urban planning exhibition and information centers and planned areas;
b/ Information on the mass media;
c/ Printing of publications for wide dissemination.
2. Contents to be publicized include basic details of the plan and the promulgated regulations on management according to urban plans and urban designs, excluding contents related to defense, security and national secrets.
3. Urban planning management agencies shall fully update the implementation of approved urban plans for timely publicization by competent agencies to organizations and individuals for information and supervision.
Article 54. Responsibility for publicizing urban planning
1. People's Committees of cities, towns and townships shall publicize general plans made for their cities, towns and townships.
2. People's Committees of urban districts and rural districts of centrally run cities. People's Committees of provincial cities, towns and townships shall publicize zoning plans and detailed plans made for areas within the administrative boundaries under their management.
Article 55. Provision of information on urban planning
1. Urban planning management agencies at all levels shall provide information on approved urban planning for organizations and individuals upon request.
2. The provision of information on urban planning shall be conducted in the forms of direct explanation, on the mass media and grant of planning certificates.
3. Provided information must be based on approved urban plans and urban designs and promulgated regulations on management according to urban plan and urban design.
4. Agencies providing information on urban planning shall take responsibility for the accuracy of documents and data provided by them.
Article 56. Grant of planning certificates
1. Urban planning management agencies at all levels shall base themselves on approved urban plans and promulgated regulations on management according to urban plan and urban designs to grant planning certificates to organizations and individuals upon request.
2. A planning certificate contains information on the boundary of the lot of land, land use function, area, red-line boundary and construction markers, construction densify, land use co-efficient, standard construction ground floor level and maximum and minimum heights of works; information on architecture, technical infrastructure system, environmental protection and other regulations.
3. The validity duration of a planning certificate is the same as that of the approved urban plan.
Article 57. Placement of markers according to urban planning
1. Placement of markers under urban planning includes placement of markers of red-line boundaries, standard construction ground floor levels and boundaries of no-construction areas in the field according to approved marker placement dossiers.
2. After urban plans are approved by competent agencies. People's Committees at all levels shall:
a/ Organize the compilation and approval of marker placement dossiers according to approved urban plans within 30 days from the date of approval of urban plans;
b/ Organize the placement of markers in the field according to approved marker placement dossiers within 45 days from the date of approval of marker placement dossiers.
3. Marker placement dossiers shall be prepared by specialized units.
4. Urban planning management agencies at all levels shall preserve approved marker placement dossiers and provide marker-related documents to organizations and individuals upon request.
5. When urban planning is adjusted, markers shall be also adjusted according to adjusted urban planning.
6. Markers must be durable, easily noticeable, and safe for passing persons and vehicles and suitable to the terrain and geomorphology of the marked areas.
7. The Ministry of Construction shall specify the placement and management of markers according to urban planning.
Section 2. MANAGEMENT OF URBAN SPACE, ARCHITECTURE AND LANDSCAPE
Article 58. Principles of management of urban space, architecture and landscape
1. Owners of architectural objects affecting urban space, architecture and landscape shall protect and maintain their objects in the course of exploitation and use to ensure their beauty, safety and harmony with surrounding space.
2. The building, renovation, refurbishment, repair and dismantling of architectural objects and trees in public areas and premises of works and houses which affect urban space, architecture and landscape are subject to permission of competent management agencies.
3. Before formulating investment projects on the construction of big works of important significance and status in urban centers, architectural designs must be selected through contests.
4. The Government shall specify the management of urban space, architecture and landscape.
Article 59. Responsibility for management of urban space, architecture and landscape
1. The People's Committees of cities, towns and townships shall comprehensively manage urban space, architecture and landscape within the administrative boundaries under their management.
2. Urban planning management agencies shall assist the People's Committees of cities, towns and townships in managing urban space, architecture and landscape.
Article 60. Regulations on management of urban planning and architecture
1. The People's Committees of cities, towns and townships shall promulgate regulations on management of urban planning and architecture applicable to all urban centers under their management.
2. Regulations on management of urban planning and architecture must conform with promulgated urban plans, regulations on management according to urban plan and urban design as well as practical conditions of urban centers.
3. Regulations on management of urban planning and architecture must contain the following principal contents:
a/ Regulations on organization of realization of urban planning and management of urban development, for areas with approved urban planning and urban designs and other areas in urban centers;
b/ Regulations on management of urban architecture and space and encouraging and restricting measures;
c/ Specific regulations on management and control of urban development;
d/ Regulations on responsibilities of state agencies, organizations and individuals in organizing the realization of urban planning and managing urban development.
Section 3. MANAGEMENT AND USE OF URBAN LAND ACCORDING TO PLANNING
Article 61. Principles of management and use of urban land
1. Land of all categories in urban centers must be used for proper purposes and functions indicated in approved urban plans.
2. Urban land management must comply with this Law, the land law and other relevant laws.
Article 62. Preparation of land funds for urban development according to planning
1. People's Committees of competent levels shall organize ground clearance for areas already planned for the construction of technical and social infrastructure facilities to serve public-interests in line with approved and publicized detailed planning.
2. The recovery of land funds and compensation for people whose land is recovered comply with the land law. When land funds are recovered, land users are entitled to compensation for their property lawfully created before approved detailed planning is publicized.
3. People's Committees at all levels shall create favorable conditions for investors to properly implement investment planning and plans.
4. When implementing projects to develop roads under approved planning, competent state agencies shall concurrently organize recovery of land along both sides of roads according to planning and hold auctions or bidding to select investors under law.
5. The scope of construction investment projects must be determined to ensure suitability with the present status of land use and harmony between their objectives and urban refurbishment, preventing the emergence of land areas failing to meet construction requirements or affecting urban architecture and landscape.
6. In case an investment project uses only part of a lot of land, if the remaining area is too small to meet use needs or affects urban architecture and landscape according to the Government's regulations, the State shall recover it and pay compensation to its user.
7. After the detailed planning is approved and publicized, pending the recovery by the State, organizations and individuals in the planned area may continue using it and conducting renovation, repair and temporary construction under the construction law.
Section 4. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION OF SYSTEMS OF URBAN INFRASTRUCTRE FACILITIES AND UNDERGROUND SPACE ACCORDING TO PLANNING
Article 63. Management of land reserved for the construction of systems of urban technical infrastructure facilities
1. Land reserved for the construction of the system of urban technical infrastructure facilities includes land for the construction of key works, lines or networks of technical infrastructure and land within the scope of protection and safety corridors.
2. Land funds reserved for the construction of the system of technical infrastructure facilities already indicated in urban planning shall be used for proper purposes and may neither be encroached upon nor have their use purpose changed.
3. People's Committees at all levels shall manage land funds reserved for the construction of the system of urban technical infrastructure facilities.
Article 64. Management of the construction of systems of urban technical infrastructure facilities in old and renovated urban centers
1. People's Committees at all levels shall make plans to build technical tunnels and trenches for laying underground technical wire lines.
2. When investing in building new streets, renovating and expanding old streets in urban centers, it is necessary to concurrently build technical tunnels and trenches for installing underground wire lines and pipelines.
Article 65. Management of construction of urban technical infrastructure systems in new urban centers and urban quarters
1. The construction of roads under planning shall be carried out at the same time with building technical tunnels and trenches.
2. Wire line works and technical pipelines shall be arranged and installed in technical tunnels and trenches.
3. Investment in the construction of the system of technical infrastructure facilities must ensure synchronism under planning and the schedule of implementing urban development projects.
Article 66. Management of underground space
1. The exploitation and use of underground space for the construction of underground works must comply with approved urban planning.
2. The management of the construction of works on the ground must not affect underground space already determined in approved urban planning.
Article 67. Management of construction of underground works
1. The construction of underground works must comply with underground space planning determined in approved urban planning; standards on underground works promulgated by the Ministry of Construction, planning licenses and construction permits.
2. The construction of underground works-must not affect works on the ground and underground works and space already existing or determined in urban planning.
3. The construction of transport routes and the system of public underground works must ensure safety and suitability with the exploitation and use of underground space and the ground; ensure convenient connection with traffic works underground and on the ground.
4. The construction of technical tunnels and trenches must not affect the use of space on the ground and must ensure safe exploitation, operation, repair and maintenance.
5. The Government shall specify the management of underground space.
Article 68. Management of trees, parks, natural landscape and water surface
1. Parks, flower gardens and trees in urban centers which are of cultural, historical, natural landscape and urban landscape value and have been included in management lists or indicated in urban planning must be assigned to organizations or individuals for management.
2. The building of parks and flower gardens and planting of trees under urban planning must meet requirements on utility, beauty, safety and urban environment; and must not damage infrastructure facilities on the ground, overhead and underground.
3. Lakes and natural water surface must not be encroached upon or other terrain characteristics must not be altered to prevent bad impacts on urban natural conditions and landscape.
4. Organizations and individuals shall protect parks, flower gardens, trees, water surface and other natural areas in urban centers. The felling, destruction and relocation of trees on management lists and the leveling and change of terrains in natural areas are subject to permission of competent management agencies.
Section 5. MANAGEMENT OF CONSTRUCTION ACCORDING TO URBAN PLANNING
Article 69. Principles of management of construction according to urban planning
1. Organizations and individuals investing in the construction, renovation and repair of architectural works, technical and social infrastructure works and houses shall comply with approved detailed urban planning and the construction law.
2. Existing construction works which are architecturally inappropriate but comply with urban planning are allowed to exist in their original conditions; in case of renovation, upgrading or repair, architectural requirements must be ensured under law.
3. Existing construction works which are no longer in line with urban planning shall be relocated according to the plan and schedule of realizing urban planning. Pending relocation, if their owners wish to renovate, upgrade and repair them, competent state agencies shalI consider and grant temporary construction permits under the construction law.
Article 70. Introduction of sites
1. Urban planning management agencies shall introduce construction investment sites to investors upon request.
2. Sites recommended for construction investment must be in line with urban planning and suitable to the scope and nature of investment and save urban land, without affecting urban development and environment.
1. Planning license is required in the following cases:
a/ Cases specified in Clause 1. Article 52 of this Law;
b/ Investment projects on the construction of concentrated works in urban areas without zoning and detailed planning:
c/ Investment projects on the construction of individual works in urban areas without detailed planning or urban design, except houses.
2. Planning license serves as a basis for investors to prepare detailed planning tasks and detailed plans for investment projects on the construction of concentrated works or formulate investment projects for the construction of individual works in urban centers: and serves as a basis for competent state agencies to approve detailed planning and construction investment projects.
3. The grant of planning licenses must be based on actual development control and management requirements of urban centers, standards on urban planning and regulations on management of urban planning and architecture.
4. A planning license indicates the scope of the planned urban area, permitted norms on land use. requirements on land use exploitation and use. organization of architectural space, urban social and technical infrastructure on the ground and underground, protection of landscape and environment in the area in which the investor is assigned to invest, and its validity term.
5. The licensing competence is prescribed as follows:
a/ People's Committees of provinces and centrally run cities shall grant planning licenses to projects in provincial urban centers in the cases stated at Points a and c and projects in urban centers stated at Point b. Clause 1 of this Article:
b/ People's Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities shall grant planning licenses to projects not stated at Point a of this Clause.
6. Organizations and individuals shall pay fees for the grant of planning licenses in accordance with the law on charges and fees.
7. The Government shall specify planning licenses.
Article 72. Management of development of new urban centers and urban quarters
1. People's Committees of provinces and centrally run cities shall manage according to planning the development of new urban centers within the administrative boundaries under their management.
People's Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities shall manage according to planning the development of new urban centers within the administrative boundaries under their management.
2. The investment in constructing new urban centers and new urban quarters must ensure synchrony in social and technical infrastructure and public services and suit each period of development and implementation plans.
3. The scope of a new urban center must be determined on the principles of meeting actual urban development requirements, investment purposes, investor's capability of organizing project implementation and social benefits.
4. People's Committees of cities and towns shall organize the investment in the construction of technical infrastructure facilities outside the fences of new urban quarter projects to ensure convenient connection and transportation between new urban quarters and surrounding areas and other functional zones within urban centers.
5. When implementing projects to construct new urban quarters, residential quarters and housing quarters, People's Committees at all levels and investors stated in investment decisions of competent authorities shall reserve appropriate land funds for developing social houses in accordance with law.
6. Project investors identified in investment decisions shall manage technical infrastructure systems, space and architecture according to approved urban planning within the boundaries of their projects, except for cases in which such management is transferred to People's Committees.
Article 73. Management of renovation or urban centers according to planning
When renovating or re-constructing an area within an urban center, it is necessary to save land, give priority to meeting on-spot resettlement needs of locals in the area; improve urban architectural, landscape and environmental conditions; comprehensively build and improve the quality of social and technical infrastructure systems and public services on the basis of balance and harmony with surrounding areas; protect cultural heritage, historical relics and traditional traits of urban centers and areas.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 53. Công bố công khai quy hoạch đô thị
Điều 55. Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị
Điều 56. Cấp chứng chỉ quy hoạch
Điều 67. Quản lý xây dựng công trình ngầm
Điều 47. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị
Điều 49. Các loại điều chỉnh quy hoạch đô thị
Điều 51. Trình tự tiến hành điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
Điều 52. Điều chỉnh đối với một lô đất trong khu vực quy hoạch
Điều 6. Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị
Điều 41. Cơ quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 43. Nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 44. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 17. Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia
Điều 72. Quản lý phát triển đô thị mới, khu đô thị mới
Điều 73. Quản lý cải tạo đô thị theo quy hoạch
Điều 11. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị
Điều 12. Kinh phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị
Điều 44. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Điều 24. Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị
Điều 25. Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương
Điều 26. Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
Điều 27. Đồ án quy hoạch chung thị trấn
Điều 28. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới
Điều 29. Đồ án quy hoạch phân khu