Chương IV Luật Quy hoạch đô thị 2009: Điều chỉnh quy hoạch đô thị
Số hiệu: | 30/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rà soát định kỳ quy hoạch chung tối thiểu 05 năm/lần
Ngày 17/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12.
Theo đó, Quy hoạch đô thị sẽ được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, tính từ ngày quy hoạch được phê duyệt. Ủy ban nhân dân các cấp được giao trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và báo cáo lại kết quả với cơ quan có thẩm quyền.
Thông thường, quy hoạch đô thị có thể được điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… Mặt khác, khi hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị; xảy ra biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn hoặc khi quy hoạch không thể thực hiện được… thì cũng có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
Việc điều chỉnh lại quy hoạch đô thị phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện và tuân theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong vòng 30 ngày sau khi được phê duyệt quy hoạch đô thị cũng phải được công khai thông qua các hình thức: trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; in thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
3. Kết quả rà soát quy hoạch đô thị phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị.
4. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đô thị, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị quyết định việc điều chỉnh quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
1. Có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị cấp trên và địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô của đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch;
2. Hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị;
3. Quy hoạch đô thị không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa được xác định thông qua việc rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch đô thị và ý kiến cộng đồng;
4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn;
5. Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.
1. Tập trung vào nội dung cần điều chỉnh, nội dung không điều chỉnh của đồ án đã phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
2. Việc điều chỉnh phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị được quy định như sau:
a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của đô thị, của khu vực lập quy hoạch chi tiết thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết;
b) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị phải bảo đảm đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của đô thị trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị; bảo đảm tính kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc phải điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh; các giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch.
1. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị để xin chấp thuận về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị.
2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận về chủ trương, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch đô thị, công bố quy hoạch đô thị đã được điều chỉnh thực hiện theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 35, 37, 39, 41, 42, 43, 44, 48, 53 và 54 của Luật này.
1. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị lập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị xem xét.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch đô thị phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
1. Trong trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Quy chuẩn về quy hoạch đô thị;, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu vực, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để quyết định việc điều chỉnh thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
2. Việc điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của lô đất phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến tính chất, không gian kiến trúc, cảnh quan, môi trường và khả năng cung cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị và khu vực.
Article 46. Review of urban planning
1. Urban planning shall be periodically reviewed and evaluated in the course of implementation so as to be promptly adjusted in response to the socio-economic development situation in each period.
General planning and zoning planning shall be reviewed once every five years and detailed planning once every 3 years, counting from the date they are approved.
2. People's Committees at all levels shall review approved urban planning.
3. Urban planning review results shall be reported in writing to agencies with urban planning-approving competence.
4. Based on the socio-economic development and factors affecting the urban development process, agencies with urban planning-approving competence shall decide to adjust urban planning.
Article 47. Conditions on adjustment of urban planning
An urban planning may be adjusted in any of the following cases:
1. There is an adjustment to the strategy or master plan on socio-economic development, defense and security, orientations of the master plan on the national system of urban centers, regional construction planning, higher-level urban planning and administrative boundaries greatly affecting the nature, function and size of the urban center or planned area;
2. A key project of national importance is formed, which greatly affects urban land use, environment and spatial and architectural layout;
3. The urban planning cannot be realized or its realization is adversely affecting the socioeconomic development, defense, security, social welfare, ecological environment, historical or cultural relics according to review or evaluation results and community opinions;
4. There is a change in climate, geological or hydrological conditions;
5. Serving national and community interests.
Article 48. Principles of adjustment of urban planning
1. Focusing on contents to be adjusted while other contents already approved continue to be legally valid.
2. Making adjustment based on analysis and assessment of the current conditions, clearly indicating urban renovation and refurbishment requirements and proposing adjusted norms on land use, solutions to organization of space, architecture and landscape in each area; and solutions to renovating the network of technical and social infrastructure facilities in response to development requirements.
Article 49. Types of adjustment of urban planning
1. Overall adjustment of urban planning is prescribed as follows:
a/ Overall adjustment of urban planning is made when the nature, functions and scope of an urban center or an area with detailed planning are changed or the expected adjustment would change the general structure and development orientation of an urban center; the nature, function, scope and major planning solutions of an area with zoning and detailed planning:
b/ Overall adjustment of an urban plan must meet practical requirements, comply with the socio-economic development trend and urban development orientation in the future, improve the quality of the living environment, infrastructure and landscape of the urban center; ensure continuity and not greatly affect ongoing investment projects.
2. Partial adjustment of urban planning is prescribed as follows:
a/ Partial adjustment of urban planning is made when the expected adjustment will not greatly affect the nature, boundary and general development orientation of an urban center; the nature, function, scope and major planning solutions of an area with zoning and detailed planning;
b/ Partial adjustment must clearly identify the scope, extent and content of adjustment, ensure continuity and uniformity of the existing general planning, zoning planning or detailed planning of an urban center on the basis of analysis and clarification of reasons for adjustment, socioeconomic benefits of the adjustment; and solutions to problems caused by the adjustment.
Article 50. Order of overall adjustment of urban planning
1. Agencies responsible for urban planning shall report proposals for overall adjustment of urban planning to agencies with urban planning-approving competence for approval.
2. After obtaining approval of agencies with urban planning-approving competence, the elaboration, evaluation and approval of overall adjustment tasks and plans and publication of adjusted urban planning comply with Articles 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 35, 37, 39, 41, 42, 43, 44, 48, 53 and 54 of this Law.
Article 51. Order of partial adjustment of urban planning
1. Agencies responsible for urban planning shall report on contents and plans on partial adjustment of urban planning and organize meetings to collect opinions of population communities in areas with planning to be adjusted and in adjacent areas to be directly affected, then submit them to agencies with urban planning-approving competence for consideration.
2. Agencies with urban planning-approving competence shall consider and decide on partial adjustment in writing on the basis of opinions of urban planning-evaluating agencies.
3. Urban planning agencies shall update and reflect adjusted contents in planning dossiers. Adjusted contents of urban planning shall be publicized under Article 53 of this Law.
Article 52. Adjustment of a lot of land in the planned area
1. When it is necessary to adjust the boundary or some norms on planned urban land use for implementing investment projects to build concentrated or individual works in an area with approved detailed planning, competent agencies shall base themselves on urban planning standards, technical and social infrastructure conditions of urban centers or areas and the regulations on management of urban planning and architecture to decide on the adjustment through granting planning licenses under Article 71 of this Law.
2. The adjustment of the boundary or some norms of planned urban land use of a lot of land must not affect the nature, architectural space, landscape, the environment and the technical and social infrastructure-providing capacity of the urban center and area.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực